Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn thể dục cho học sinh lớp 1a trường tiểu học lương ngoại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.14 KB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN BÁ THƯỚC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
"BIỆN

PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY
MÔN THỂ DỤC CHO HỌC SINH LỚP 1A
TRƯỜNG TIỂU HỌC LƯƠNG NGOẠI "

Người thực hiện : Trần Xuân Minh
Chức vụ:
Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Lương Ngoại
SKKN thuộc lĩnh vực:
Thể dục

THANH HÓA NĂM 2019
1


MỤC LỤC
TT

NỘI DUNG

1
2
3
4
5


6
7
8

I. MỞ ĐẦU

9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19

1. Lý do chọn đề tài:
2. Mục đích nghiên cứu:
3. Đối tượng nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu

II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm
3. Các biện pháp thực hiện:
3.1. Biện pháp thứ nhất: Tạo ra môi trường, điều kiện động
viên giúp đỡ các em trong học tập:

3.2. Biện pháp thứ hai: Tạo môi trường giao tiếp bằng tiếng
phổ thông cho học sinh
3.3. Biện pháp thứ ba:Tổ chức hiệu quả việc đổi mới
phương pháp giảng dạy và tập luyện.
3.4. Biện pháp thứ tư: Tăng cường các hoạt động ứng dụng,
trải nghiệm, sáng tạo.
4.Hiệu quả của sáng kiến
III: KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ
1 . Kết luận
2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC SKKN ĐƯỢC XẾP GIẢI

TRANG

1
2
2
2
2
2
3
5
5
6
6
12
14
15
15

15

I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:

2


Chúng ta biết rằng thể dục có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, bởi vì nó
đảm bảo cho con người sự phát triển và hoàn thiện hơn về mặt thể chất, chuẩn
bị cho người học bước vào cuộc sống học tập, lao động và bảo vệ Tổ quốc với
hiệu quả cao. Thể dục góp phần nâng cao sức khoẻ, phát triển thể lực rèn luyện
cơ thể, hình thành các kĩ năng cần thiết cho đời sống con người. Hồ Chí Minh đã
dạy : “Con người là vốn quý nhất của xã hội, bảo vệ và tăng cường sức khoẻ cho
con người là nhiệm vụ trọng tâm, nhiệm vụ hàng đầu của ngành thể dục thể
thao” ( trong đó có thể dục ).
Dạy thể dục là một hoạt động mang tính chất giáo dục sâu sắc, bởi nó hình
thành vốn kĩ năng, kĩ xảo phong phú, rèn luyện các phẩm chất, ý chí, đạo đức,
nếp sống lành mạnh, ý thức tổ chức kỉ luật, tính tập thể, bồi dưỡng tư thế đúng,
đẹp, óc thẩm mĩ tinh tế, nâng cao sức khoẻ. Vì vậy môn thể dục đã được đưa vào
chương trình giảng dạy chính thức ở tất cả các trường học, từ mẫu giáo. Và từ
nhiều năm nay, để đáp ứng nhu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh ngày càng
cao, thuật ngữ “Môn học phụ” “Môn học chính” ở các cấp học đã bị bác bỏ.
Riêng cấp tiểu học bắt buộc phải dạy đủ 9 môn. Trong đó các môn dạy ít tiết như
thể dục, mỹ thuật, hát nhạc không những đã được xem xét bình đẳng như các
môn dạy nhiều tiết, mà còn được cắt cử giáo viên chuyên trách, được đào tạo
chính quy trực tiếp giảng dạy để đạt chất lượng dạy - học các môn học này ngày
càng cao hơn.
Trong nhiều năm nay, tôi được phân công công tác tại Trường tiểu học
Lương Ngoại trực tiếp dạy môn thể dục từ khối 1đến khối 5. Đây là nhiệm vụ

khó khăn đối với bản thân tôi. Bởi một lúc tôi phải làm quen và giảng dạy với
nhiều lứa tuổi của học sinh tiểu học, nhất là học sinh lớp 1. Các em còn rất bé,
các em mới hết tuổi mẫu giáo bước vào lớp 1, nên sợ giao tiếp và tiếp cận còn sợ
sệt. Xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay đang đặt ra cho giáo viên giáo dục thể
chất ở trường tiểu học đòi hỏi phải làm sao để dạy tốt môn Thể dục nói chung và
môn Thể dục lớp 1 nói riêng, là nền tảng cho các lớp học trên. Điều đó làm biết
bao giáo viên dạy Thể dục nhiều năm nay trăn trở nhưng vẫn chưa tìm ra được
biện pháp hữu hiệu .
Là giáo viên dạy môn giáo dục thể chất ở trường tiểu học tôi nhận thấy
muốn dạy tốt chương trình đổi mới ở bậc Tiểu học nói chung và chương trình
Thể dục lớp 1 nói riêng không những người giáo viên phải nắm vững nội dung
chương trình mà còn phải năng động, sáng tạo để vận dung linh hoạt những
phương pháp dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao hiệu
quả dạy học. Từ những quan điểm trên nên tôi đã chọn đề tài : “ Biện pháp
nâng cao chất lượng giảng dạy môn Thể dục cho học sinh lớp 1A trường tiểu
học Lương Ngoại”.
3


2. Mục đích nghiên cứu:
- Giúp học sinh lớp 1A Trường TH Lương Ngoại học tốt môn Thể dục.
- Giúp giáo viên dạy Thể dục có kinh nghiệm khi hướng dẫn học sinh học
môn Thể dục .
- Giúp bản thân tự học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn.

3. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài tập trung nghiên cứu: Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy
Thể dục cho học sinh lớp 1A trường tiểu học Lương Ngoại

4. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau :
- Đọc sách giáo viên, các loại sách tham khảo .
- Dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp về nội dung chương trình môn Thể dục
lớp 1.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập các thông tin, thống kê số liệu
và xử lý số liệu.
- Tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học.
- Tổ chức và tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi của đề
tài.

II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
Như chúng ta đã biết cấu trúc chương trình môn Thể dục cấp Tiểu học
được thiết kế theo kiểu đồng tâm vừa kế thừa, nâng cao, vừa bổ sung nội dung
mới, gồm có : Đội hình đội ngũ, Bài thể dục phát triển chung, Bài tập rèn luyện
tư thế và kĩ năng vận động cơ bản. Trò chơi vận động. Từ lớp 4 – 5 có thêm môn
tự chọn.
Nội dung chương trình môn Thể dục lớp 1 gồm 4 nội dung :
- Đội hình đội ngũ :
+ Tập hợp hàng dọc
+ Dóng hàng dọc
+ Tư thế đứng nghiêm
+ Tư thế đứng nghỉ
+ Quay phải, quay trái
+ Dàn hàng, dồn hàng
+ Điểm số từ 1 đến hết
+ Đi thường theo nhịp( 1- 4 hàng dọc)
- Thể dục rèn luyện tư thế cơ bản
4



+ Tư thế đứng cơ bản
+ Đứng đưa tay ra trước
+ Đứng đưa hai tay dang ngang
+ Đứng đưa hai tay lên cao chếch chữ V
+ Đứng đưa hai tay lên cao thẳng hướng
+ Đứng kiễng gót, hai tay chống hông
+ Đứng đưa một chân ra trước, hai tay chống hông
+ Đứng đưa một chân ra sau , hai tay giơ cao thẳng hướng
+ Đứng đưa một chân sang ngang, hai tay chống hông
+ Đứng hai chân rộng bằng vai, hai tay đưa về trước dang ngang, lên
cao chếch chữ V
- Bài thể dục phát triển chung
- Trò chơi vận động
Học sinh lớp 1 là lứa tuổi đang có nhiều chuyển biến về tâm sinh lí và tư
duy. Hành động của các em chuyển dần từ thụ động, đơn giản sang trạng thái
tương đối chủ động và linh hoạt hơn. Lứa tuổi này bước đầu các em đã có khả
năng phân tích tổng hợp đơn giản, biết tự điều chỉnh những hoạt động của bản
thân nhưng ở mức độ không cao. Học sinh đã có ý thức và khả năng tự quản
tương đối tốt, biết phối hợp và giúp đỡ nhau trong học tập và rèn luyện. Đây là
nền tảng để học sinh học các lớp học trên. Vậy việc rèn kỹ năng học Thể dục
cho học sinh lớp 1 là rất quan trọng.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Qua quá trình giảng dạy các khối lớp trong trường, qua tham khảo các tài
liệu và trao đổi với một số giáo viên trong trường và trường bạn tôi nhận thấy :
2.1. Về phía giáo viên:
Trong giờ dạy thể dục một số giáo viên còn dạy theo phương pháp truyền
thống chỉ chú ý đến phần nội dung, chưa chú ý đến việc sửa sai kĩ thuật cho học
sinh. Giáo viên chưa phát huy hết vai trò của cán sự lớp. Trong quá trình dạy
giáo viên sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học còn rất đơn

điệu, chưa linh hoạt.
2.2. Về phía học sinh:
Qua tìm hiểu thực tế việc học Thể dục của học sinh lớp 1 trường tiểu học
Lương Ngoại, các em thường mắc phải một số lỗi sau:
- Về Đội hình đội ngũ:
+ Học sinh chưa nhận biết được vị trí đứng của mình trong hàng và
cách xác định được khoảng cách với người đứng trước.
+ Chưa biết cách dóng cho thẳng hàng dọc, hàng ngang.
+ Xô đẩy nhau khi tập hợp hoặc dàn hàng, dồn hàng.
5


+ Tư thế đứng nghiêm, nghỉ bị khom người.
+ Khi quay phải, trái vung tay, mất thăng bằng.
- Về nội dung Thể dục rèn luyện tư thế cơ bản:
+ Tư thế của hai tay khi thực hiện động tác đưa về trước hoặc giang
ngang thường không đúng phương hướng, biên độ( tay cao hoặc thấp quá).
+ Tư thế thân người khi thực hiện các động tác thường không được
ngay ngắn hoặc quá gò bó, căng thẳng.
+ Khi thực hiện các động tác đứng, đưa một chân ra trước hoặc sang
ngang, thường để mất thăng bằng.
- Học bài thể dục phát triển chung:
+ Động tác vươn thở : quên không hít thở sâu.
+ Động tác tay: hai tay khi đưa dang ngang bị chếch lên hoặc xuống.
+ Động tác chân: khi hạ thấp trọng tâm hay cong lưng.
+ Động tác vặn mình: Khi vặn mình bị xoay bàn chân hoặc co gối.
+ Động tác bụng: Khi cúi bị co gối.
+ Động tác phối hợp: Không dồn trọng tâm vào chân trước và cong
lưng.
Trong năm học 2018– 2019, để kiểm nghiệm cách làm của mình, tôi tiến

hành thực nghiệm với lớp 1A và đối chứng kết quả với lớp 1B. Ngay từ đầu năm
học, tôi đã tiến hành kiểm tra chất lượng của hai lớp như sau:
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Lớp Sĩ số
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL %
STT
23
2
8.7
16
69.6
5
21.7
1A
1
2

1B

22

2


9.0

15

68.3

5

22.7

Qua bài kiểm tra trên tôi thấy chất lượng học tập vẫn còn thấp. Đây
không phải là một bộ phận nhỏ. Vì vậy với số học sinh này, với người dạy
chúng ta phải tìm ra nguyên nhân để khắc phục, tháo gỡ .
2.2.3. Nguyên nhân của thực trạng:
Theo tôi có các nguyên nhân sau:
-Thực tế học sinh lớp 1 trường Tiểu học Lương Ngoại gặp rất nhiều khó
khăn trong khi giao tiếp bằng tiếng phổ thông, bởi vì các em đa số là học sinh
dân tộc thiểu số, giao tiếp hằng ngày ở gia đình và giờ ra chơi thậm chí ngay cả
giờ học ở lớp các em đều nói bằng tiếng dân tộc, rất nhiều em chưa hiểu lời
giảng của giáo viên bằng tiếng phổ thông dẫn đến việc tiếp thu bài của học sinh
còn hạn chế .
6


- Do sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học chưa phù
hợp với đối tượng học sinh.
- Giáo viên phụ thuộc vào sách giáo khoa mà chưa linh hoạt trong dạy
cho đúng đối tượng học sinh, chưa tìm cách để đưa kiến thức đến mọi đối tượng
học sinh một cách nhẹ nhàng, phù hợp.
- Đa số các em được sinh ra trong gia đình nông thôn có hoàn cảnh kính

tế khó khăn nên về thể lực và trí tuệ của các em phát triển thấp nên việc tiếp thu
bài rất hạn chế .
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện lời giải thích của giáo viên chưa
rõ ràng, khẩu lệnh hô chưa rứt khoát .
- Khi đánh giá kết quả của học sinh giáo viên chỉ nhận xét đúng và sai,
học sinh chưa hiểu rõ nguyên nhân chỗ sai của mình để khắc phục .
3. Các biện pháp thực hiện:
+ Qua việc điều tra thực trạng và tìm hiểu nguyên nhân như trên, bước
vào năm học 2018- 2019, tôi bắt đầu áp dụng một số biện pháp mới bằng các
cách làm cụ thể của tôi như sau:
3.1. Biện pháp thứ nhất: Tạo ra môi trường, điều kiện động viên giúp
đỡ các em trong học tập:
- Ngay từ đầu năm học, tôi đã tìm hiểu hoàn cảnh và phân loại đối tượng
học sinh theo hoàn cảnh gia đình để giúp đỡ các em. Cụ thể:
+ Trong các lớp có 3 em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ( mỗi em trong
một tổ). Tôi đã cho các lớp phân công mỗi tổ giúp 1 bạn.
+ Phát động phong trào tặng bạn nghèo như: Trong tổ mỗi bạn tặng bạn
một đồ dùng học tập: sách, vở, bút, mực, thước kẻ… ( bạn nào có cái gì thì tặng
bạn cái đó)
- Để tạo môi trường thuận lợi cho học sinh trong quá trình học tập, tôi đã
phối hợp các tổ chức Đội, Hội,... trong nhà trường để phát động phong trào “Đôi
bạn cùng tiến”
- Ngoài ra tôi thường xuyên quan tâm, chăm lo, mua sách vở hay trang
phục thể dục (như giày) cho 3 em học sinh khó khăn, không để các em thiếu bất
kì đồ dùng học tâp nào. Ngày tết, tôi lại mua quà tết cho các em.
Từ những việc làm thiết thực trên thì 3 em có hoàn cảnh khó khăn đã có
một môi trường, một điều kiện học tập tốt, giúp các em tự tin bước tới trường
cùng các bạn trong lớp.
3.2. Biện pháp thứ hai: Tạo môi trường giao tiếp bằng tiếng phổ thông
cho học sinh

Để khắc phục tình trạng học sinh gặp khó khăn trong giao tiếp bằng tiếng
phổ thông tôi đã tạo môi trường giao tiếp bằng tiếng phổ thông cho các em trong
7


giờ học, giờ ra chơi, giữa thầy và trò, giữa trò và trò. Khi học sinh hỏi giáo viên
bằng tiếng dân tộc, giáo viên yêu cầu các em hỏi bằng tiếng phổ thông. Nếu học
sinh gặp khó khăn khi nói giáo viên có thể nói câu học sinh hỏi bằng tiếng phổ
thông cho học sinh nghe và nói lại. Ban đầu tuy có khó khăn và chiếm nhiều
thời gian nhưng cứ làm như thế các em sẽ quen dần và sẽ sử dụng tiếng phổ
thông nhiều hơn. Trong trường hợp giáo viên giảng bài có nhiều học sinh không
hiểu, giáo viên nói bằng tiếng dân tộc lại cho các em hiểu. Tuy nhiên trường hợp
này giáo viên hạn chế sử dụng tới mức tối thiểu .
3.3. Biện pháp thứ ba:Tổ chức hiệu quả việc đổi mới phương pháp
giảng dạy và tập luyện.
Bước vào đầu năm học, tôi phân loại đối tượng học sinh của lớp xem cụ thể
khi học sinh thực hiện thấy các em yếu chỗ nào từ đó nghiên cứu kĩ nội dung bài
và lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học phù hợp vì trong dạy học không có
phương pháp dạy học nào là vạn năng mà tùy thuộc vào đối tượng học sinh và
nội dung bài học để GV lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp thì mới đạt hiệu
quả cao .
* .Để học sinh dễ nắm bắt động tác, tôi hướng dẫn học sinh như sau:
- Làm quen với khẩu lệnh: Ví dụ : Khi bắt đầu giảng dạy động tác quay phải,
quay trái, tôi cho học sinh làm quen với khẩu lệnh. Tôi giới thiệu khẩu lệnh:
“Bên phải – quay”, “Bên trái – quay” và hướng dẫn cho học sinh biết: “Bên
phải” hoặc “Bên trái” đó chính là dự lệnh, nhằm báo cho người tập biết hướng
thực hiện động tác. “Quay” chính là động lệnh, dứt động lệnh người tập mới
thực hiện động tác, làm mẫu toàn bộ động tác cho học sinh quan sát.
- Để học sinh quan sát động tác kỹ hơn, tôi cho các em xem tranh và giải
thích động tác trên tranh.

- Tự thực hiện động tác (tự khám phá): Sau khi hướng dẫn xong kỹ thuật
động tác, tôi tiến hành cho học sinh tự khám phá động tác để xem khả năng tiếp
thu động tác của các em. Từ đó tôi đưa ra các phương pháp giảng dạy phù hợp.
Khi hướng dẫn học sinh tôi dùng lời giải thích rõ ràng, khẩu lệnh hô rứt
khoát.
Khi đánh giá kết quả học tập của học sinh tôi đánh giá đúng, sai và chỉ rõ
cho học sinh thấy được chỗ sai và nguyên nhân dẫn đến sự sai sót đó để học
sinh hiểu được và từ đó sẽ thực hiện được tốt hơn .Cụ thể:
3.3.1. Đội hình đội ngũ :
Về đội hình đội ngũ : là một nội dung rất quan trọng và thiết thực đối với
môn thể dục tiểu học nói chung và lớp 1 nói riêng, nó ứng dụng được rất nhiều
vào thực tiễn. Nếu không có nội dung này, giáo viên không thể nào tổ chức có
hiệu quả một giờ dạy và học Thể dục. Vì vậy trong quá trình dạy cho học sinh,
8


giáo viên kết hợp rèn luyện một số nền nếp kỉ luật, tác phong và tư thế cơ bản
đúng cho học sinh .
Khi dạy nội dung này, tôi thực hiện theo các bước sau:
- Khi giảng dạy giáo viên cho học sinh làm quen với khẩu lệnh ( bằng cách
hô khẩu lệnh sau đó giải thích và làm mẫu ).
- Cho học sinh tập làm quen với tốc độ chậm dưới hình thức bắt chước ( giáo
viên hô khẩu lệnh sau đó làm mẫu kết hợp chỉ dẫn bằng lời cho học sinh tập theo
- Giáo viên hô khẩu lệnh và làm mẫu với tốc độ chậm ( không giải thích ) để
học sinh tập theo.
- Giáo viên hô khẩu lệnh để học sinh tập( không làm mẫu, không giải thích).
- Xen kẽ giữa các lần tập giáo viên nhận xét, sửa chữa động tác sai ( chỉ rõ
nguyên nhân )
- Cho một số học sinh thực hiện đúng động tác lên làm mẫu theo khẩu lệnh
của giáo viên .

- Chia tổ để học sinh tập luyện.
- Các tổ trình diễn và báo cáo kết quả tập luyện .
- Giáo viên cùng học sinh đánh giá, xếp loại kết quả học tập của từng tổ .
Yêu cầu học sinh biết cách tập hợp hàng dọc theo tổ của mình ở mức độ
tương đối nhanh nhẹn, không chen lấn xô đẩy. Biết dóng hàng và điểm số từ 1
đến hết sĩ số của lớp. Đây cũng là một hình thức luyện tập đếm số. Do đó chưa
yêu cầu điểm số nhanh và đúng 100%. Riêng cách điểm số 1-2, 1-2..đến hết chỉ
học sinh có tính chất làm quen khi phải chơi các trò chơi có liên quan nên giáo
viên không nên giành nhiều thời gian cho nội dung này .
Ví dụ : Khi dạy nội dung quay phải, quay trái, tôi đã tiến hành như sau:
*Hướng dẫn học sinh xác định hướng quay:
Để học sinh xác định hướng quay một cách dễ dàng, ngay từ tiết học đầu
tiên tôi cho các em phân biệt tay phải, tay trái, chân phải, chân trái, lặp đi lặp lại
nhiều lần để học sinh nhớ.
Tôi cho các em đeo hoa vào tay phải, để phân biệt tay phải, tay trái. Hỏi
học sinh “Tay phải đâu?” các em giơ tay đeo hoa lên, “Tay trái đâu?” các em giơ
tay không đeo hoa lên. Giáo viên kết hợp vừa hỏi vừa làm mẫu theo phương
pháp soi gương, giơ tay phải, tay trái thực hiện cùng chiều với học sinh để các
em cùng làm. Sau một vài lần, khi học sinh đã quen và xác định được tay phải,
tay trái, giáo viên chỉ hỏi học sinh và không làm mẫu, để các em tự phân biệt tay
phải, tay trái. Việc đưa các đạo cụ vào trong giờ học giúp học sinh thích thú và
phấn khởi tập luyện hơn, giờ học trở nên sinh động. Khi học sinh đã phân biệt
được tay phải, tay trái, giáo viên cho học sinh tháo hoa ra và lại hỏi “Tay phải
9


đâu?”, “Tay trái đâu?” để các em nhớ và phân biệt được tốt hơn. Nếu như lúc
này vẫn có em giơ sai tay, tôi có thể cho lớp dừng tập và hướng dẫn lại.
Để học sinh nhận biết hướng nhanh hơn, tôi nâng dần độ khó, hô với tốc độ
nhanh hơn, yêu cầu các em phải phản xạ nhanh. Quy định cho các em, khi hô

“Phải” các em giơ tay phải, khi hô “Trái” các em giơ tay trái. Giáo viên có thể
hỏi: trái, phải, trái hoặc: phải, phải, trái. Sau đó tổ chức thi đua giữa các tổ, tổ
nào ít bạn giơ sai tay nhất sẽ được tuyên dương, tổ nào nhiều bạn giơ sai tay
nhất sẽ phải múa một bài do tổ thắng hát. Thông qua biện pháp thi đua, học sinh
hào hứng và phân biệt được bên phải, bên trái rất nhanh.
Kết hợp việc xác định hướng quay trên sân trường, tôi nhắc học sinh tay
cầm bút là tay phải, vì tất cả các em viết bằng tay phải, tay còn lại là tay trái.
*Hướng dẫn học sinh xác định góc quay:
Trước khi hô khẩu lệnh, tôi hỏi học sinh “Tay phải (tay trái) đâu?” rồi yêu
cầu các em mở cổ tay đó sang ngang, để xác định góc quay. Sau đó hạ bàn tay
đó xuống về tư thế đứng nghiêm. Tôi hướng dẫn học sinh, khi nghe thấy khẩu
lệnh “Bên phải (bên trái) – quay” thì các em quay về hướng tay vừa chỉ.
*.Hướng dẫn học sinh thực hiện động tác quay phải, quay trái theo
hai cử động.
Giáo viên làm mẫu toàn bộ động tác quay, sau đó hướng dẫn chậm động
tác chân. Tiếp đó giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện động tác quay phải,
quay trái theo hai cử động.
– Đối với với động tác quay phải:
+ Cử động 1: Lấy gót chân phải và nửa trước bàn chân trái làm trụ,
quay người sang bên phải.
+ Cử động 2: Thu chân trái về sát chân phải thành tư thế đứng nghiêm.
– Đối với động tác quay trái
+ Cử động 1: Lấy gót chân trái và nửa trước bàn chân phải làm trụ, quay
người sang bên trái.
+ Cử động 2: Thu chân phải về sát chân trái thành tư thế đứng nghiêm.
Sau đó tôi cho học sinh tập với 2 cử động này.
Lưu ý : Đối với học sinh lớp 1thì chưa yêu cầu về kỹ thuật, mà chỉ nhận biết
đúng hướng và xoay người theo khẩu lệnh
• Dạy phối hợp hoàn chỉnh động tác.
Khi các em đã nhận biết đúng hướng và biết xoay người theo hướng

khẩu lệnh, tôi cho học sinh tập phối hợp hoàn chỉnh động tác quay trái, quay
phải.

10


– Động tác: Từ tư thế đứng nghiêm giáo viên hô khẩu lệnh: “Bên phải (bên
trái) – quay” đối với học sinh lớp 1 chỉ yêu cầu quay đúng hướng.
– Tư thế chuẩn bị: Đứng nghiêm
– Khẩu lệnh: “ Bên phải (bên trái) – quay”
- Khi quay hai tay áp nhẹ vào đùi, quay đúng hướng, không để mất thăng
bằng.
- Chú ý: Giáo viên làm mẫu chậm kết hợp với giải thích ngắn gọn, rõ
ràng để học sinh quan sát và làm theo. Khi hô khẩu lệnh, giữa động lệnh và dự
lệnh giáo viên nên hô chậm để học sinh có thời gian xác định hướng quay và
góc quay.
*.Tổ chức cho học sinh tập luyện.
- Sau khi giáo viên hướng dẫn xong kỹ thuật động tác, bắt đầu tiến hành
cho cả lớp tập luyện, giáo viên quan sát, sửa sai cho học sinh.
- Một động lực rất quan trọng giúp các em chủ động, tích cực tập luyện
hơn, đó là tổ chức trình diễn kết quả tập luyện giữa các tổ nhóm. Bởi khi có sự
thi đua các em tập luyện sẽ tích cực hơn rất nhiều.
* Để nâng cao hứng thú tập luyện, giáo viên thường xuyên thay đổi các
đội hình tập luyện như đội hình vòng tròn, hàng ngang, hàng dọc…
- Khi học sinh đã định hướng tốt, tôi nâng cao phản xạ và nâng dần độ
khó của động tác quay phải, quay trái để tạo hứng thú tập luyện cho các em.
3.3.2.Thể dục rèn luyện tư thế cơ bản gồm có :
- Tư thế cơ bản
- Đứng đưa hai tay ra trước (sang ngang, lên cao)song song hoặc chếch
chữ V.

- Đứng kiễng gót hai tay chống hông ( sang ngang ).
- Đứng đưa một chân ra trước (sang ngang, ra sau ).
- Đứng hai chân rộng bằng vai, hai chân song song, hai tay đưa về trước
song song - chếch chữ V.
- Đứng khuỵu gối, đưa hai tay về trước song song, sang ngang.
Khi dạy nội dung này tôi thực hiện theo các bước :
+ Nêu tên động tác .
+ Làm mẫu kết hợp với giải thích động tác .
+ Cho học sinh tập theo kiểu bắt chước từng thao tác lẻ, toàn thể động
tác
+ Xen kẽ giữa các lần tập hoặc sau một số lần tập, tôi nhận xét, có thể
giải thích thêm, sau đó cho học sinh tiếp tục luyện tập.
+ Chọn một số học sinh thực hiện động tác đúng và chưa đúng lên thực
hiện động tác cho học sinh và giáo viên xem .
11


+ Học sinh cùng giáo viên nhận xét, đánh giá .
+ Sau khi nêu tên động tác tôi có hiệu lệnh “ Bắt đầu” để học sinh thực
hiện đồng loạt.
Ví dụ : Tư thế đứng cơ bản …bắt đầu!” hoặc “ Đứng đưa hai tay ra
trước… bắt đầu!”. Tiếp theo, tôi sửa chữa động tác sai cho học sinh, rồi hô “ thôi
!” để học sinh về tư thế bình thường. Cũng có thể giáo viên hô theo nhịp điều
khiển của các em tương tự như khi học sinh tập bài thể dục .
Ví dụ : “ Chuẩn bị …”, “ 1,2” vv. Cũng có thể giáo viên vừa hô nhịp,
vừa kêt hợp giải thích động tác …
Ví dụ : Động tác đứng đưa hai tay ra trước, hai tay song song, lòng bàn
tay úp, chuẩn bị… bắt đầu ! .Tiếp theo giáo viên kiểm tra động tác của học sinh
và uốn nắn, sửa chữa cho các em rồi hô: “ về tư thế chuẩn bị” để học sinh đứng
về tư thế cơ bản. Như vậy cách hô để dạy các động tác thể dục rèn luyện tư thế

cơ bản khác với cách hô khi dạy bài thể dục.
Trong chương trình thể dục lớp 1 nói riêng và thể dục tiểu học nói
chung ,phần thể dục rèn luyện tư thế cơ bản rất quan trọng nên giáo viên cấc tập
trung nhiều công sức và thời gian để dạy cho học sinh.Tuy rất quan trọng nhưng
đặc điểm của bài tập này rất đơn điệu, dễ chán. Do đó giáo viên cần tổ chức
dưới dạng thi đua có kết hợp trình diễn ( cho một vài học sinh thực hiện động
tác đẹp lên trình diễn ) để đánh giá và biểu dương để giờ học sinh động và hấp
dẫn .
3.3.3 .Bài thể dục phát triển chung :
Bài thể dục phát triển chung gồm 6 động tác có sự phối hợp cử động ở
mức độ đơn giản :Vươn thở - tay - chân - vặn mình - gập thân và phối hợp .
Khi dạy bài dạy thể dục này, tôi đã thực hiện như sau:
- Giáo viên gọi tên động tác đồng thời cho học sinh bắt chước tập theo
luôn ở một số lần đầu. ở các lần tiếp theo, giáo viên gọi tên động tác sau đấy có
thể vừa làm mẫu vừa giải thích động tác hoặc không, nhưng phải dùng khẩu lệnh
để điều hành. Chẳng hạn : “ chuẩn bị ..Bắt đầu !” rồi hô nhịp động tác cho học
sinh tập. Nhịp hô từ chậm đến nhanh dần .
- Đối với một số động tác có vài cử động phức tạp, tôi cho học sinh tập
riêng ở cử động đó một số lần kết hợp với toàn bộ các cử động (nhịp ) của động
tác (Ví dụ ở cử động hít vào -thở ra của động tác vươn thở, cử động vặn mình
của động tác vặn mình, cử động cúi của động tác gập thân )
- Trước khi tập động tác mới tôi cho học sinh ôn lại một số động tác hoặc
toàn bộ động tác cũ.

12


( Ví dụ : Trước khi học động tác 2 tôi cho học sinh ôn lại động tác 1 sau đó
tập liên tục 2 động tác hoặc trước khi học động tác 6 nên ôn lại hai động tác 4,5
hoặc 3,4,5.)

- Xen kẽ khi học sinh tập, giáo viên cần chú ý giải thích, sửa chữa uốn nắn
động tác, kết hợp các động tác thi đua dưới dạng trò chơi như thi xem tổ nào
hoặc cá nhân nào tập tốt, hoặc mỗi tổ cử một người lên thi đấu xem tổ nào nhất
- Chỉ dẫn học sinh cách tự luyện tập ở nhà theo hình thức cá nhân hoặc
theo nhóm ngẫu nhiên.
- Dạy bài thể dục sau khi dạy phần thể dục rèn luyện tư thế sẽ thuận lợi
hơn.
Sau khi áp dụng cách dạy trên tôi thấy hầu hết học sinh đã tập đúng, đều
động tác, không mắc phải các lỗi sai như đã nêu trong thực trạng.
*. Trò chơi vận động.
Trò chơi vận động dạy cho học sinh lớp 1 gồm có : “Kéo cưa lừa xẻ” ,
“Làm theo hiệu lệnh”, “Nhanh lên bạn ơi”, “Vòng tròn”, “Chạy đuổi”, “Chuyền
bóng”và “đi qua đường lội”. Đây là những trò chơi quy định trong chương trình
nhằm phát triển các tố chất thể lực và kỹ năng vận động. Sau khi dạy hết 7 trò
chơi quy định giáo viên có thể chọn thêm các trò chơi dân gian hoặc trò chơi ưa
thích ở địa phương mình để dạy cho học sinh. Tuy nhiên các trò chơi đó phải có
tính giáo dục, không nguy hiểm, mất vệ sinh, có tác dụng rèn luyện thể lực .
Khi dạy các trò chơi cho học sinh lớp 1, tôi đã lưu ý :
- Chuẩn bị kĩ địa điểm, phương tiện sẽ tổ chức cho các em chơi trò chơi .
- Tổ chức đội hình chơi hợp lý, hiệu quả .
- Giới thiệu và giải thích trò chơi như gọi tên trò chơi, luật lệ và cách thực
hiện; yêu cầu về tổ chức kỷ luật, cách thắng thua và một số điểm cần lưu ý khác.
Thông thường khâu này cần thực hiện ngắn gọn - nhất là đối với những trò chơi
học sinh đã biết. Đối với trò chơi mới, giáo viên cần giải thích cụ thể kèm theo
những chỉ dẫn, làm mẫu .
- ĐIều khiển trò chơi sao cho sinh động, hấp dẫn, an toàn. Có thể dùng
tiếng vỗ tay, tiếng reo hò để tăng nhịp điệu của trò chơi. Chú ý thay đổi phạm vi
hoạt động của trò chơi (Tăng hoặc giảm cự ly tăng hoặc giảm thời gian chơi)
,Đặt ra các yêu cầu về tổ chức, kỷ luật như một điều kiện quan trọng trong khi
chơi để đảm bảo an toàn cho học sinh.

- Đánh giá kết quả cuộc chơi phải rõ ràng, công bằng.
- Đối với trò chơi có lời hát lời đồng dao có vần điệu, giáo viên cần cho
học sinh nắm được cách chơi, sau đó giới thiệu cho học sinh lời hát, lời đồng
dao,tiếp theo mới đưa ra các lời có vần điệu đó vào trò chơi .
13


- Cuối giờ học chỉ cần dẫn cho học sinh cách tự chơi, tự học cá nhân hoặc
theo nhóm ngẫu nhiên .
3.4. Biện pháp thứ tư: Tăng cường các hoạt động ứng dụng, trải
nghiệm, sáng tạo.
Những năm học gần đây Bộ giáo dục và đào tạo rất chú trọng đến việc dạy
học gắn với hoạt động “Ứng dụng, trải nghiệm, sáng tạo”. Chính vì vậy tôi rất
chú trọng áp dụng những kiến thức mà học sinh đã được học vào trong thực tế.
Ví dụ: Khi học sinh đã thực hiện được động tác quay phải, quay trái, tôi
cho các em trải nghiệm ngay trong tiết học. Tôi cho các em tập luyện theo các
đội hình khác nhau, tập luyện theo tổ, nhóm dưới sự điều khiển luân phiên các
bạn trong tổ để các em uốn nắn chỉnh sửa động tác cho nhau.
- Khi tổ chức trò chơi, tôi khéo léo lồng ghép những kiến thức các em đã
được học, để trải nghiệm vào giải quyết các tình huống trong thực tế trò chơi
như xác định hướng bên phải để rẽ phải, xác định hướng bên trái để rẽ trái, trò
chơi đi theo sơ đồ, an toàn giao thông…
- Ngoài ra tổ chức cho các em trải nghiệm trước và sau tiết học.
Ví dụ: Trên đường dẫn học sinh lên lớp, tôi hỏi các em bên trái cầu thang
là những lớp nào? Học sinh trả lời lớp 1A, 1B. Vậy lớp em ở bên trái hay bên
phải cầu thang? Giáo viên giải thích thêm cho học sinh hiểu khi các em đi xuống
cầu thang thì hướng trái, phải sẽ đổi ngược lại.
- Giáo viên có thể giao việc cho học sinh: Về nhà khi ngồi vào bàn học em
quan sát và kể tên những đồ vật được đặt bên trái bàn học và những đồ vật được
đặt ở bên phải bàn học. Giờ học sau các em cùng kể cho nhau nghe.

- Để giúp các em học sinh khắc sâu kiến thức cũng như định hướng vị trí một
cách chính xác, có vốn sống thực tế, tôi tổ chức cho các em đi tham quan.
Ví dụ: Tôi cho học sinh tham quan vườn thuốc nam. Gắn các tấm biển
ghi số 1,2,3 vào các luống cây. Tôi yêu cầu học sinh xác định luống cây bên
phải, bên trái. Sau đó các em tự đố nhau về vị trí các luống cây.
Khi áp dụng biện pháp này tôi thấy học sinh rất hào hứng học và hiệu quả
của tiết dạy rất cao.
4. Minh hoạ một tiết dạy thể dục cho học sinh lớp 1:
Bài 21: BÀI THỂ DỤC-ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ
I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh

- Ôn 3 động tác TD đã học.Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức tương
đối chính xác.
-Học động tác vặn mình.Yêu cầu thực hiện được ở mức cơ bản đúng.
- Ôn điểm số hàng dọc theo tổ.Yêu cầu điểm đúng số,rõ ràng.
II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN:
14


- Địa điểm : Sân trường , 1 còi, tranh thể dục
III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
NỘI DUNG
I/ MỞ ĐẦU

GV: Nhận lớp phổ biến nội dung yêu
cầu giờ học
HS đứng tại chỗ vổ tay và hát
HS chạy một vòng quanh sân tập
Thành vòng tròn,đi thường….bước
Thôi

Trò chơi:Đi ngược chiều theo tín hiệu.
Kiểm tra bài cũ : 4 hs
Nhận xét
II/ CƠ BẢN:

a.Ôn phối hợp 3 động tác
Mỗi động tác HS thực hiện 2x8 nhịp
Nhận xét
b.Học động tác vặn mình

ĐỊNH
LƯỢNG

4phút

PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC

Đội Hình
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
GV

26phút
5 phút
1-2 lần
5 phút
3-2 lần
Đội hình tập luyện
* * * * *
* * * * *


Giáo viên hướng dẫn và tổ chức học
sinh luyện tập
Nhận xét
*Ôn 4 động tác thể dục đã học
Mỗi động tác thực hiện 2x8 nhịp
Nhận xét
c.Ôn tập hợp hàng dọc,dóng
hàng,điểm số

Giáo viên hướng dẫn và tổ chức học
sinh thực hiện
Nhận xét
c.Trò chơi:Nhảy ô tiếp sức.

*
*

GV
5Phút
1-2 lần
7 phút

5 phút

15


Giáo viên hướng dẫn và tổ chức học
sinh chơi

Nhận xét
III/ KẾT THÚC:
- HS vừa đi vừa hát
- Hệ thống lại bài học và nhận xét giờ
học
- Về nhà ôn lại 4 động tác thể dục

Đội Hình xuống lớp
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
GV

5 phút

4.Hiệu quả của sáng kiến
Sau một thời gian nghiên cứu đề tài, áp dụng trực tiếp vào lớp 1A- trường
Tiểu học Lương Ngoại, tôi nhận thấy các em bắt đầu có hứng thú và đam mê với
phân môn Thể dục. Giờ học diễn ra nhẹ nhàng và sinh động hơn. Các em đã chủ
động, tự giác trong việc tập luyện và tôi đã tiến hành kiểm tra tính khả thi của đề
tài như sau:
Kết quả đánh giá chất lượng học Thể dục của hai lớp 1A và 1B sau khi
áp dụng sáng kiến.
Lớp

Tổng
số HS

Thời
điểm


2

8.7

16

69.6

5

23

Trước khi
thực hiện
Sau khi
thực hiện

8

34,8

15

65.2

0

So sánh
đối
chứng


Tăng
6 em

26.1

Trước
khi thực
hiện
Sau khi
thực hiện

2

9.0

15

4

18.0

16

1A
Lớp thực
nghiệm

1B
Lớp đối

chứng

22

So
sánh đối
chứng

Hoàn thành tốt
SL
TL%

Tăng 2
em

12.5

Hoàn thành
SL
TL%

Chưa hoàn thành
SL
TL%

21.7

Giảm
5 em


21.7

68.3

5

22.7

73.0

2

9.0

Giảm 3
em

12.5

Từ thực tế kết quả luyện tập của học sinh, tôi nhận thấy học sinh tập luyện
chủ động, không mắc phải những sai sót như trên thực trạng đã nêu. Cụ thể: Số
16


em hoàn thành tốt tăng lên 6 em, số em chưa hoàn thành giảm 5 em (chiếm
21,7%. So với kết quả lớp 1B thì kết quả của lớp 1A cao hơn nhiều. Đặc biệt là
số em mắc lỗi được giảm rõ nét. Nói chung, chất lượng học Thể dục của học
sinh đã được nâng lên rõ rệt. Số em đạt hoàn thành tốt được nâng lên, số em
chưa hoàn thành giảm đi. Điều đáng mừng là không còn em nào chưa hoàn
thành. Điều đó chứng tỏ những biện pháp mà tôi áp dụng đã thực sự góp phần

"Nâng cao chất lượng học môn Thể dục của học sinh lớp 1 trường Tiểu học
Lương Ngoại".
III: KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trong quá trình giảng dạy môn Thể dục Tiểu học nói chung, môn Thể dục
lớp 1 nói riêng, mỗi giáo viên cần phải luôn luôn nghiên cứu, sáng tạo, tìm ra
những giải pháp hữu hiệu nhất để giảng dạy cho học sinh. Bằng những kinh
nghiệm của bản thân trong quá trình giảng dạy, sau khi áp dụng các biện pháp
trên, tôi đã rút ra bài học sau:
.Trước khi giảng dạy, giáo viên phải nghiên cứu kỹ và nắm vững nội dung,
chương trình trong từng giai đoạn, từng đối tượng học sinh cụ thể.Thực hiện tốt
nội dung, mục tiêu của từng bài dạy theo chuẩn kiến thức, kỹ năng.
Khi giảng dạy giáo viên phải thực hiện nghiêm túc giờ dạy chính khóa, đi
từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Để giờ học không bị nhàm chán, tạo
hứng thú trong tập luyện của học sinh, giáo viên tăng dần yêu cầu và nâng dần
độ khó. Trong quá trình giảng dạy giáo viên tránh phân tích dài dòng, dành
nhiều thời gian cho học sinh tập luyện, cho học sinh học tốt giúp đỡ các học sinh
làm chưa đúng.
Để giờ học thể dục đạt hiệu quả cao, khi giảng dạy giáo viên phải linh hoạt
sử dụng phương pháp dạy học, tập trung vào việc phát huy tính tích cực của học
sinh, thường xuyên sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù của môn học giúp
học sinh nhanh chóng chiếm lĩnh được kiến thức và kỹ năng cơ bản, hướng dẫn
học sinh biết tự quản và tự sửa chữa động tác sai cho nhau.
Phối hợp các phương pháp giảng dạy đặc thù của môn học như trực quan
Tập bắt chước, tập đồng loạt, sửa sai, tập luyện liên hoàn, phối hợp, ưu tiên
sử dụng phương pháp tập luyện theo tổ, nhóm và chú ý chiếu cố đặc điểm cá
nhân. Đặc biệt phải có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán sự lớp ngay từ đầu năm
học.
2. Kiến nghị
*.Đối với giáo viên :

17


- Đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 1 là đang chuyển dần từ hoạt động chủ
định là vui chơi sang hoạt động chủ định là học tập nên rất háo hức học tập và
cũng dễ chán .Giáo viên dạy lớp 1, nhất là giáo viên dạy thể dục phải hiểu được
điều đó, thay đổi các hình thức giảng dạy để gây hứng thú học tập cho học sinh,
giờ dạy phải nhẹ nhàng, tránh căng thẳng và nhất là phải đảm bảo tính vừa sức,
luôn khích lệ, giúp đỡ các em học tập .
- Ngoài khả năng sư phạm, người giáo viên dạy thể dục cần phải nhiệt
tình ,có tâm huyết với học sinh và môn mình giảng dạy .
- Giáo viên phải phân loại đối tượng học sinh để lựa chọn các phương pháp
và hình thức tổ chức dạy học phù hợp thì chất lượng giờ dạy đạt hiệu quả cao
hơn .
*. Đối với nhà trường :
Trang bị thêm đồ dùng dạy học để học sinh có thêm phương tiện để học
tập
* Do năng lực và thời gian có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót
về hiểu biết cũng như cách diễn đạt .Rất mong được sự góp ý chân tình của các
đọc giả .
Tôi xin chân thành cảm ơn.

XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG

HIỆU TRƯỞNG

Bùi Đình Trọng

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của

người khác
Bá Thước, tháng 3 năm 2019
NGƯỜI VIẾT

Trần Xuân Minh

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO

STT
1
2
3
4

Tên tài liệu tham khảo
Sách giáo viên Thể dục lớp 1
Giáo trình giảng dạy thể dục
Tạp chí giáo dục Tiểu học
Sáng kiến kinh nghiệm của bản thân năm trước.

DANH MỤC
19


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Trần Xuân Minh
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường TH Lương Ngoại
Kết quả
Cấp đánh giá
đánh giá
xếp loại
TT
Tên đề tài SKKN
(Ngành GD cấp
xếp loại
1.

(A, B, hoặc C)

Cấp tỉnh

B

Một số kinh nghiệm nâng cao
chất lượng giảng dạy môn

2.

huyện/tỉnh; Tỉnh...)

Năm học
đánh giá
xếp loại

2011-2012


Thể dục lớp 2”.
Một số biện pháp giúp học
sinh lớp 5 học tốt bài thể dục

2014-2015
Cấp huyện

C

phát triển chung

20



×