Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy học về phép công số thập phân cho học sinh lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.1 KB, 21 trang )

STT

A
I
II
III
IV
B
I
II
III
1
2
3
4
5
6
IV
C
I
II

]

MỤC LỤC
Nội dung
Mục lục
Mở đầu
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu


Phương pháp nghiên cứu
Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
Cơ sở lí luận của SKKN
Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Tìm hiểu những sai lầm của học sinh khi thực hiện
phép cộng hai số thập phân và nguyên nhân dẫn đến
sai lầm đó.
Giúp học sinh nắm vững mạch kiến thức có liên quan.
Xây dựng kế hoạch bài dạy theo hướng phát huy tính
tích cực của học sinh
Tổ chức các hoạt động dạy – học trên lớp học theo
phương pháp dạy – học mới.
Kịp thời phát hiện sai lầm của cá nhân học sinh - giúp
các em khắc phục sai lầm đó.
Kiểm tra đối chứng
Hiệu quả của SKKN
Kết luận, kiến nghị
Kết luận
Kiến nghị

Trang
1
1
1
2
2
2
2
2

3
4
4
5
7
12
14
15
16
17
17
19


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Bậc học Tiểu học là nền tảng, là cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát
triển toàn diện nhân cách của con người, là nền móng vững chắc cho giáo dục
phổ thông và toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân.
Mục tiêu của Giáo dục Tiểu học là nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện cho học sinh. Bậc học Tiểu học là cái nôi cung cấp cho học sinh những tri
thức khoa học, kỹ năng, kỹ xảo cần thiết. Mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần
vào việc hình thành và phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm
mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên Trung học cơ sở.
Trong các môn học ở Tiểu học thì môn Toán là một trong những môn
chiếm một vị trí rất quan trọng. Môn Toán có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh
những tri thức khoa học ban đầu, những nhận thức về thế giới xung quanh nhằm
phát triển năng lực nhận thức, hoạt động tư duy và hình thành nhân cách tốt đẹp
cho con người lao động trong thời đại mới. Nó cung cấp những kiến thức cơ bản
về số, những phép tính, những đại lượng và khái niệm cơ bản về hình học. Bên

cạnh đó, môn Toán còn giúp các em làm quen với với những yếu tố đại số. Môn
toán ở tiểu học là một môn học thống nhất không phân chia thành các phân môn
khác nhau. Khối lượng học của môn toán nhiều hơn so với các môn khác (Trừ
môn Tiếng Việt). Môn Toán góp phần vào việc phát triển tư duy, phát triển khả
năng suy luận, trau dồi trí nhớ, kích thích học sinh ham thích tìm hiểu, khám phá
và góp phần vào việc hình thành nhân cách trẻ tiểu học. Môn Toán ở Tiểu học
gồm 5 mạch kiến thức được bố trí xen kẽ nhau ở mỗi lớp, trong đó phần “Số
thập phân” là một trong những phần trọng tâm của số học trong chương trình
Toán Tiểu học và được đưa vào giữa học kì I của lớp 5.
Để giúp học sinh lớp 5 hoàn thành tốt được nội dung kiến thức phần Số
thập phân thì bên cạnh việc cung cấp cho HS hiểu rõ được khái niệm số thập
phân, các phần - hàng của số thập phân thì việc rèn cho học sinh kĩ năng thực
hiện các phép tính với số thập phân cũng cực kì quan trọng. Nó là cơ sở và là
yếu tố quyết định để các em có thể hoàn thành được các dạng toán có lời văn,
các bài toán về tỉ số phần trăm….Trong bốn phép tính với số thập phân thì phép
cộng là một phép tính có thể xem là dễ nhất, nhưng thực tế trong khi dạy- học về
phép tính này ở những năm học trước thì vẫn có rất nhiều học sinh thực hiện
phép tính cộng chưa chính xác. Còn hay mắc phải sai lầm dẫn đến kết quả phép
tính sai. Để khắc phục tình trạng học sinh mắc sai lầm khi thực hiện phép cộng
số thập phân, năm học 2018- 2019 tôi đã chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm
nâng cao chất lượng dạy học về Phép cộng số thập phân cho học sinh lớp 5”
làm đề tài nghiên cứu của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Đưa ra các biện pháp dạy tốt về cộng số thập phân ở chương trình Toán Lớp 5.
- Giúp học sinh học tốt về cộng số thập phân ở chương trình Toán Lớp 5.
- Nâng dần chất lượng môn Toán.
- Giúp học sinh yêu thích học Toán.
2



1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Các bài tập dạng cộng các số thập phân cho học sinh lớp 5.
- Học sinh lớp 5 trường tiểu học Xuân Lập.
- Phương pháp giảng dạy phần số thập phân của giáo viên trường tiểu học Xuân
Lập.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp tìm hiểu tư liệu.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp củng cố hoàn thiện kiến thức.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp thuyết trình.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận
Như chúng ta đã biết học sinh lớp 4, 5 phải học 9 môn bắt buộc. Trong đó,
mỗi môn học góp phần rèn luyện cho học sinh những đức tính cần thiết, quan
trọng của con người Việt Nam. Nếu như môn Tiếng Việt rèn cho học sinh 4 kĩ
năng: nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp thì môn Toán cũng có vị trí hết
sức quan trọng bởi vì: nó rèn cho học sinh kĩ năng tính toán, suy nghĩ độc lập và
khả năng giải quyết vấn đề nảy sinh trong học tập và cuộc sống, nhờ đó mà hình
thành và phát triển cho học sinh các phẩm chất cần thiết và quan trọng của người
lao động mới.
Ở bậc Tiểu học năng lực tư duy và trình độ của học sinh ở từng lớp luôn
có sự khác nhau. Ở lớp 1.2.3 các em chỉ mới nhận thức được các sự vật hiện
tượng bằng tư duy trực quan hình ảnh. Nhưng từ lớp 4, 5 các em đã bắt đầu phát
triển tư duy trừu tượng. Muốn nhận thức được một sự vật hiện tượng thì các em
phải biết đánh giá, nhận xét và nghiên cứu sự vật, hiện tượng đó. Môn Toán ở
Tiểu học là môn học thường nảy sinh ra nhiều tình huống có vấn đề nhiều nhất.
Các em muốn giải quyết được tình huống đó thì bắt buộc các em phải có một

năng lực tư duy nhất định. Nhưng thông thường trình độ của các em phát triển
không đồng đều dù các em học chung một lớp, một giáo viên giảng dạy, có em
nắm bắt kiến thức và xử lí rất nhanh nhưng cũng có nhiều em xử lí rất chậm làm
cho giáo viên vô cùng bối rối. Trong những năm qua có không ít thầy cô giáo nổ
lực giảng dạy và luôn tìm kiếm những biện pháp hữu hiệu nhằm giúp học sinh
có kĩ năng thực hiện 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân. Mặc dù học
sinh được quan tâm đúng mức nhưng vẫn còn nhiều học sinh chưa biết cách tính
và chưa thành thạo trong việc làm tính, điều đó cho thấy việc hướng dẫn học
sinh tính toán và hướng dẫn cách làm toán đạt hiệu quả chưa cao. Với mục đích
của đề tài này bản thân mong muốn giúp học sinh thực hiện tốt phép tính cộng
các số thập phân để giúp học sinh khắc phục những hạn chế vừa nêu và giúp các
em biết cách tính toán và tính toán một cách chính xác.

3


2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN:
2.2.1.Thực trạng.
Trong dạy học môn Toán hiện nay ở Tiểu học thì mục tiêu mới và quan
trọng nhất đó là: Giúp học sinh tích cực ứng dụng các kiến thức và kĩ năng về
môn Toán để giải quyết những tình huống thường gặp trong đời sống hàng ngày.
Để đạt được mục tiêu đó, bản thân người giáo viên trước hết phải là người có
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, phải là người luôn có ý thức tự bồi
dưỡng về phương pháp để có thể bắt kịp với sự thay đổi nội dung của sách giáo
khoa cũng như mục tiêu giáo dục đào tạo, đồng thời cũng để phù hợp với đối
tượng học sinh.
Qua thực tế giảng dạy của bản thân tôi cũng như quá trình đi dự giờ của các
đồng nghiệp thì tôi nhận thấy rằng việc dạy phép cộng số thập phân cho học sinh
lớp 5 có một số thuận lợi và khó khăn sau:
*. Thuận lợi: Đội ngũ giáo viên của trường được đào tạo cơ bản, có trình

độ, có sức khoẻ, trẻ trung, có tinh thần nỗ lực vượt khó.
Học sinh ngoan ngoãn, lễ độ, nghe lời thầy cô, chăm chỉ.
Phép cộng là có thể coi là một phép tính mà được học sinh thích học nhất
trong bốn phép tính cộng trừ, nhân, chia.
*. Khó nhăn: Phép cộng là phép tính mà học sinh xem là dễ nên nhiều em
chủ quan, khi giáo viên dạy và lưu ý về cách đặt tính nhiều em không chịu tập
trung chú ý dẫn đến không nắm vững được cách đặt tính, khi thực hành làm bài
tập gặp phải những phép tính khó là đặt tính sai và tất nhiên kết quả tính cũng
sai.
Địa bàn học sinh rải rác, xa trường, xa trung tâm. Đời sống còn thấp,
100% học sinh là con gia đình làm nông nghiệp. Ngoài giờ học, học sinh phải
lao động vất vả để phụ giúp gia đình nên thời gian dành cho việc học còn ít.
Phần đa phụ huynh học sinh có trình độ rất hạn chế do vậy những kiến
thức học sinh có được chủ yếu là dựa vào việc giảng dạy của thầy cô giáo ở trên
lớp. Về nhà các em phải tự học, đôi khi gặp phải vướng mắc gì về kiến thức thì
không có được sự hỗ trợ từ phụ huynh.
2.2.2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên.
Năm học 2017- 2018 được sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường tôi
được chủ nhiệm lớp 5A với sĩ số là 32 em, trong đó có 18 nam và 14 nữ. Để
chuẩn bị cho quá trình nghiên cứu của mình, Tôi đã điều tra cách thực hiện phép
cộng hai số thập phân của học sinh năm học 2017-2018, sau khi dạy xong về
phép cộng số thập phân, tôi đã cho học sinh làm bài kiểm tra nhanh. Đề bài như
sau
Đề bài:
Câu 1. Đặt tính rồi tính
a. 42,28 + 35,21
b. 62,7 + 4,35
c. 715 + 24,53
Câu 2. Một cửa hàng ngày thứ nhất bán được 68,2m vải, ngày thứ hai bán được
hơn ngày đầu 8,5m. Hỏi cả hai ngày cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải?

* Thang điểm như sau:
4


Câu 1. 6 điểm. Mỗi phép tính đúng cho 2 điểm
Câu 2. 4 điểm. Mỗi lời giải đúng cho 0,5 điểm
Mỗi phép tính đúng cho 1,25 điểm
Đáp số đúng cho 0,5 điểm.
Khi chấm bài ở bài 1, hầu như tôi thấy không có học sinh nào làm sai phép
tính ở bài a, ở bài b, c có rất nhiều học sinh đặt tính sai, dẫn đến kết quả sai. Ở
bài 2 thì đa số các em viết lời giải và phép tính đúng nhưng kết quả của phép
tính cũng có nhiều em sai.
Kết quả cụ thể như sau: Bảng 1.
Điểm 9 - 10
Điểm 7 - 8
Điểm 5 - 6
Điểm dưới 5
Sĩ số
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
32
5
15,6
7

21,9
15
46,9
5
15,6
Qua bài kiểm tra này, tôi thấy học sinh không sai hoặc rất ít sai đối với
những phép tính mà hai số hạng có số chữ số ở phần nguyên, phần thập phân
bằng nhau. Học sinh rất hay đặt tính sai đối với những trường hợp hai số hạng
có số chữ số ở phần nguyên hoặc phần thập phân không bằng nhau. Nguyên
nhân chính dẫn đến mắc các lỗi sai đó là do các em đặt tính sai; tính và nhớ sai
hoặc xử lí dấu phẩy sai.
Từ thực tế trên, tôi thấy cần phải giúp học sinh có được kĩ năng cơ bản
khi thực hiện phép cộng hai số thập phân, từ đó làm cơ sở để các em học tốt
phép trừ, nhân, chia số thập phân và các dạng toán khác về số thập phân, góp
phần thực hiện tốt mục tiêu của môn Toán nói riêng và mục tiêu giáo dục bậc
tiểu học nói chung.
2.3. Các giải pháp thực hiện:
Để thực hiện tốt việc giảng dạy nội dung cộng hai số thập phân cho học sinh
lớp 5 thì trước hết giáo viên phải nắm được những mạch kiến thức liên quan như
cộng hai số tự nhiên, cấu tạo của số thập phân, hàng của số thập phân, … để
giúp các em củng cố kiến thức cũ, từ đó tiếp cận kiến thức mới.
Bên cạnh việc giáo viên nắm được mạch nội dung kiến thức thì việc
chuẩn bị bài, xây dựng kế hoạch bài dạy theo phương pháp dạy học mới và thực
hiện kế hoạch bài dạy trên lớp là một khâu quan trọng quyết định kết quả của
tiết dạy.
Sau khi tìm hiểu thực tế và qua việc giảng dạy trực tiếp trên lớp, tôi đã
vận dụng một số giải pháp sau:
2.3.1. Tìm hiểu những sai lầm của học sinh khi thực hiện phép cộng hai số
thập phân và nguyên nhân dẫn đến sai lầm đó.
Để có thể giúp học sinh có kĩ năng thực hiện phép cộng hai số thập phân,

thì giáo viên chúng ta phải nắm được những sai lầm mà học sinh hay mắc phải
khi thực hiện phép cộng hai số thập phân. Bởi chúng ta có biết học sinh hay sai
ở đâu thì chúng ta mới có biện pháp giúp học sinh khắc phục được những sai
lầm đó. Từ thực tế giảng dạy, tôi đã nắm được một số sai lầm mà học sinh hay

5


mắc phải khi thực hiện phép cộng hai số thập phân là: Đặt tính sai; tính và nhớ
sai; đặt dấu phẩy ở tổng sai.
Sai lầm cơ bản nhất của học sinh khi thực hiện phép cộng hai số thập
phân là bước đặt tính. Nếu số chữ số ở phần nguyên và phần thập phân của hai
số hạng mà bằng nhau (Ví dụ: 27,345 + 42,538) thì các em ít sai nhưng nếu số
chữ số ở phần nguyên và phần thập phân không bằng nhau (ví dụ: 34,5+ 4,56)
hoặc cộng số thập phân với số tự nhiên thì nhiều em đặt tính sai và đặt dấu phẩy
tùy tiện ở tổng.
Ví dụ. Với phép tính 34,5 + 4,56 thì nhiều em đã đặt như sau:
+

34,5
4,56

hoặc với phép tính 25 + 32,64 thì các em lại đặt: +

25
32,64

Nguyên nhân dẫn đến sai lầm trong bước đặt tính là do các em không biết
xác định chữ số nào ở số hạng thứ hai cùng hàng với chữ số nào của ví dụ thứ
nhất, các em cứ theo thói quen khi cộng hai số tự nhiên mà đặt, không biết là

đúng hay sai.
Một số ít học sinh lại có cách nhớ sai. Khi cộng ở hàng phần mười mà có nhớ,
các em không nhớ sang hàng đơn vị mà các em lại viết luôn sang bên cạnh, dẫn
đến kết quả bị sai. Ví dụ khi thực hiện phép cộng 23,94 + 42,35 có em thực hiện
như sau:
+

24,94
48,35

72,129

Nguyên nhân dẫn đến sai lầm này là do các em chưa nắm vững được về
cấu tạo của số thập phân, các em cho rằng phần nguyên và phần thập phân là hai
phần tách biệt, vì vậy khi cộng hàng phần mười có nhớ các em không nhớ sang
hàng đơn vị mà viết như ở ví dụ trên.
Để khắc phục được hai sai lầm trên tôi đã chú ý giúp học sinh nắm vững
được về cấu tạo của số thập phân, các hàng của số thập phân, mối quan hệ của
các hàng trong số thập phân.
Còn một sai lầm mà một số học sinh cũng hay mắc phải là sau khi tính
xong các em quên không viết dấu phẩy ở tổng. Sai lầm này chỉ hay xảy ra ở một
số em không nắm vững quy tắc hoặc một số em cẩu thả trong khi làm bài, do
thói quen khi thực hiện phép cộng hai số tự nhiên nên khi thực hiện bước cộng
xong các em cho là đã thực hiện xong và không viết dấu phẩy vào tổng. Để khắc
phục được sai lầm này tôi đã giúp học sinh hiểu và yêu cầu các em nhớ được các
bước thực hiện trong quy tắc, cho các em luyện tập nhiều với các phép tính.
2.3.2. Giúp học sinh nắm vững mạch kiến thức có liên quan.
a. Về cấu tạo số thập phân, hàng của số thập phân.
- Như tôi vừa phân tích ở trên, trong các bước thực hiện phép cộng hai số
thập phân thì bước đặt tính là bước học sinh dễ mắc sai lầm nhất, mà nguyên

nhân dẫn đến sai lầm đó là do các em không nắm vững được về cấu tạo số thập
phân, các hàng của số thập phân. Trong ghi nhớ về các bước để thực hiện phép
cộng hai số thập phân có bước 1 là: Viết số hạng nọ dưới số hạng kia sao cho
6


các chữ số ở cùng một hàng thẳng cột với nhau. Nhưng thực tế, nhiều học sinh
còn thiếu chính xác khi xác định các hàng của số thập phân. Đối với số tự nhiên
thì việc xác định các hàng của nó dễ hơn nhiều. Hầu hết các em đều biết lấy chữ
số cuối cùng bên phải (Chữ số hàng đơn vị) của số đó làm căn cứ để xác định
các chữ số còn lại. Khi thực hiện phép cộng hai số tự nhiên các em rất ít sai ở
bước đặt tính. Kể cả những em học kém cũng có một cái mẹo cho mình là đặt
làm sao mà chữ số cuối cùng thẳng cột với nhau, tiếp đó là các chữ số tương ứng
tiếp theo. Từ thói quen này mà dẫn đến các em dễ sai lầm ở bước đặt tính trong
phép cộng hai số thập phân, nhiều em cũng cứ lấy chữ số cuối cùng của hai số
hạng làm căn cứ để đặt tính. Chính vì vậy, để học sinh có được kĩ năng thực hiện
phép cộng hai số thập phân thì khi dạy các bài về khái niệm số thập phân, hàng
của số thập phân tôi đã giúp học sinh nắm chắc được cấu tạo của số thập phân,
các em phải có kĩ năng xác định các hàng của số thập phân, đặc biệt là các hàng
ở phần thập phân. Để làm được điều đó, khi dạy các bài phần này tôi đã cho học
sinh được thực hành làm miệng nhiều qua các bài tập xác định các hàng của số
thập phân. Đặc biệt để các em tránh được nhầm lẫn tôi còn cho các em xác định
các hàng của hai số (một số tự nhiên và một số thập phân) có số chữ số giống
nhau và các chữ số trong số đó cũng giống nhau.
Ví dụ: Xác định các chữ số của hai số sau xem nó thuộc hàng nào? a. 3246;
b.32,46.
Đối với học sinh hoàn thành tốt mục tiêu môn học thì không sai lầm khi nêu,
nhưng đối với học sinh chưa hoàn thành các em thường xác định sai ở số thập
phân. Ví dụ chữ số 6 trong số 32,46 ở hàng đơn vị, chữ số 4 ở hàng chục…Từ
cái sai của học sinh tôi đã phân tích, giúp học sinh hiểu được chữ số 4 và 6 của

số 32,46 ở phần thập phân, vì thế chữ số 4 ở hàng phần mười, và chữ số 6 ở
hàng phần trăm…Cứ như thế, qua nhiều lần được thực hành, học sinh sẽ nắm
chắc được về các hàng của số thập phân.
Mặt khác trước khi học phép cộng hai số thập phân, tôi cho các em ôn lại
cấu trúc số thập phân. Tôi cho học sinh nêu một loạt các ví dụ về số thập phân.
Sau đó lựa chọn các số thập phân ở dạng đặc trưng theo nhóm.
Ví dụ:
42,75
Có đủ phần nguyên và phần thập phân
106,215
0,817
Chỉ có phần thập phân hoặc chỉ có phần nguyên
275
Tôi lập bảng, giúp học sinh chỉ ra được cấu trúc số thập phân:
Phần nguyên
Phần thập phân
Đơn
Số
, Phần Phần Phần
Trăm Chục
vị
mười Trăm nghìn
42,75
4
2
,
7
5
106,215
1

0
6
,
2
1
5
0,817
0
,
8
1
7
7


279
2
7
9
Học sinh nêu cách đọc, cách viết số thập phân, phát hiện trong những số
trên số nào là số thập phân đặc biệt? Đặc biệt như thế nào?
Số 0,817 : Phần nguyên bằng 0.
Số 279 : Chỉ có phần nguyên không có phần thập phân (số tự nhiên)
Tôi hướng dẫn cho học sinh cách biến một số tự nhiên thành số thập phân
sau khi đã cho học sinh tự tìm cách làm: Đánh dấu phẩy vào bên phải chữ số ở
hàng cuối cùng (hàng đơn vị), sau đó thêm các chữ số 0 vào bên phải dấu phẩy
mà giá trị của số thập phân đó không đổi. Bằng cách làm đó, học sinh có thể tiến
hành cộng số thập phân ở những dạng đặc biệt mà kết quả vẫn chính xác, trên cơ
sở đã thấu hiểu bản chất và giá trị của số thập phân.
b. Về kĩ thuật cộng hai số tự nhiên.

Trước khi học phép cộng hai số thập phân, chúng ta cần cho học sinh nêu
lại cách thực hiện phép cộng hai số tự nhiên. Khi dạy bài Cộng hai số thập phân,
ở phần kiểm tra bài cũ, tôi yêu cầu học sinh đặt tính và tính:
a. 3465 + 4678 ; b. 567 + 2753
Cả lớp làm vào nháp, 1HS làm trên bảng. Sau đó gọi HS nhận xét bài của
bạn. Giáo viên yêu cầu học sinh làm trên bảng nêu cách làm - từ cách đặt tính
đến cách tính...Từ bài tập phần kiểm tra bài cũ, giáo viên đã giúp học sinh củng
cố lại cách cộng hai số tự nhiên.
2.3.3. Xây dựng kế hoạch bài dạy theo hướng phát huy tính tích cực của học
sinh
Để có được một giờ dạy tốt, việc chuẩn bị bài của giáo viên đóng vai trò
rất quan trọng. Chuẩn bị bài của giáo viên không chỉ là chuẩn bị về đồ dùng dạy
học mà giáo viên còn phải chuẩn bị về cả nội dung, phương pháp dạy học để từ
đó xác rõ cho mình là: Dạy cái gì? Dạy ai? Dạy nội dung này để làm gì? Dạy
như thế nào? Sau khi đã trả lời được các câu hỏi này thì người giáo viên sẽ xây
dựng kế hoạch bài dạy một cách khoa học nhằm thực hiện được mục tiêu của
tiết dạy.
Để xây dựng được một tiết dạy có hiệu quả thì giáo viên cần phải nắm
vững mục tiêu của bài học và trên cơ sở đó xác định trọng tâm của bài. Đây là
một vấn đề cực kì quan trọng, nó giúp giáo viên tự tin, làm chủ được tiết dạy,
biết khai thác bài một cách có chiều sâu và đạt hiệu quả cao.
Khi đã xác định rõ mục tiêu tiết dạy, nắm rõ đối tượng học sinh lớp mình,
tôi bắt đầu công việc xây dựng kế hoạch bài dạy. Kế hoạch bài dạy của giáo viên
không quan trọng là dài hay ngắn, không phải chép lại những gì có trong sách
giáo khoa mà thực chất là kế hoạch tổ chức các hoạt động cho học sinh, đó là
những hoạt động mà học sinh cần và có thể thực hiện được trong tiết học.
Những hoạt động này phát huy được vốn kinh nghiệm, vốn kiến thức sẵn có của
các em, các em tham gia hoạt động một cách nhẹ nhàng, tự nhiên và hứng thú.
Khi đó học sinh là nhân vật trung tâm, học sinh phải được hoạt động, tự tìm tòi,
phát hiện, hình thành kiến thức, giáo viên chỉ là người hướng dẫn các hoạt động


8


học tập cho học sinh. Khi xây dựng kế hoạch bài dạy, giáo viên cần chú ý đến
việc lựa chọn những hình thức dạy học để tiết học có hiệu quả cao.
Sau đây là ví dụ về một kế hoạch bài dạy phần Phép cộng số thập phân.
Ví dụ: Kế hoạch bài dạy: Cộng hai số thập phân
I. Mục tiêu. Giúp học sinh:
- Biết thực hiện cộng hai số thập phân.
- Biết giải bài toán có liên quan đến phép cộng hai số thập phân.
II. Các hoạt động dạy học.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

A. Kiểm tra bài cũ. (4’)
GV ghi bảng bài tập: Đặt tính rồi
tính:
a. 3465 + 4678 ; b. 567 + 2753
- GV gọi 2 HS lên bảng làm, mỗi em
làm 1 phép tính, học sinh dưới lớp
làm vào nháp.
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

- 2HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp
vào vở.
Ơ

HS1: +


3465
4673

HS2

8138

+

567
2723

3290

- HS nhận xét, đối chiếu với kết quả
của mình.
- HS nêu các bước thực hiện.
- HS chú ý

- GV nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài. (1’) Từ bài cũ,
giáo viên chuyển giới thiệu bài mới.
Nêu mục tiêu tiết học.
2. HĐ1. Hình thành cách cộng hai
số thập phân (15’)
* Ví dụ 1.
- GV nêu ví dụ 1 trong sách giáo - HS nêu lại bài toán
khoa rồi gọi 1 học sinh khác nêu lại.

- GV vẽ đường gấp khúc lên bảng.
A
c
1,84m
B

2,45m

? Để biết đường gấp khúc này dài bao
nhiêu mét, ta cần thực hiện phép tính
gì?
- GV khẳng định đúng và viết bảng:
Ta phải thực hiện phép cộng:
1,84 + 2,45 = ? (m)
Hỏi: Em có nhận xét gì về hai số
hạng của phép cộng này?

- … ta cần thực hiện phép tính cộng:
lấy 1,84m + 2,45m

- Hai số hạng của phép cộng này là số
thập phân.
9


- GV nhận xét, nhấn mạnh: Đây là
phép cộng hai số thập phân.
- Em hãy tìm cách để tính được kết
quả của phép tính này.
- Gọi 1học sinh cách làm.


- GV khẳng định cách làm đúng và
ghi bảng:
Ta có: 1,84m = 184cm
2,45m = 245cm
+

- HS chú ý
- HS tìm cách tính kết quả của phép
cộng.
-HS nêu cách làm: đổi 1,84m = 184cm
và 2,45m = 245cm. Thực hiện phép
cộng: 184cm + 245cm được 429cm.
Sau đó đổi 429cm thành 4,29m.

184
245

429(cm)
Đổi 429cm =4,29m
Vậy 1,84 + 2,45 bằng bao nhiêu mét? - 1,84 + 2,45 = 4,29 (m)
GV ghi bảng: Vậy: 1,84 + 2,45 =
4,29(m)
GV: Trong ví dụ trên, để tính tổng - HS chú ý.
của 1,84m và 2,45m các em phải đổi
ra đơn vị xăng- ti- mét rồi tính, sau
đó lại đổi kết quả về đơn vị đo mét,
làm như vậy rất mất thời gian. Vì vậy
thông thường người ta sử dụng cách
đặt tính như sau:

GV ghi bảng cách đặt tính:

+

1,84
2,45

Ghi song song với cùng phép tính
+

184
.
245

? Em có nhận xét gì về cách đặt tính - HS nêu: đặt số hạng 2,45 dưới số
đối với phép cộng hai số thập phân hạng 1,84 sao cho các chữ số cùng
một hàng thẳng cột với nhau, các dấu
này?
phẩy thẳng cột với nhau
- GV: Các em hãy cộng hai số này - HS thực hiện
như cộng đối với hai số tự nhiên.
- GV gọi 1HS nêu miệng cách cộng, - 1HS đứng tại chỗ nêu cách cộng.
đồng thời GV ghi bảng kết quả.
+

1,84
2,45

4,29 (m)


- Đặt dấu phẩy ở tổng thẳng với dấu
10


- Em có nhận xét gì về cách đặt dấu
phẩy ở tổng?
- GV tổng hợp hai ý đúng và ghi
bảng như sách giáo khoa:
+ Cộng như cộng hai số tự nhiên
+ Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột với
các dấu phẩy của các số hạng.
- Yêu cầu 1HS nhắc lại.
- GV yêu cầu HS nhận xét về sự
giống nhau và khác nhau giữa 2 phép
cộng

phẩy của hai số hạng ở trên.

* Ví dụ 2.
- GV giới thiệu và viết lên bảng phép
tính: 15,9 + 8,75= ?
- Em có nhận xét gì về số chữ số ở
phần nguyên cũng như ở phần thập
phân của hai số hạng này?

- HS nêu lại phép tính.

- 1HS nhắc lại.
- Giống ở cách đặt tính, cách thực
hiện; khác nhau: Ở phép cộng hai số

thập phân, sau khi tính ta còn phải viết
dấu phẩy ở tổng.

- …Số chữ số ở phần nguyên của hai
số hạng không bằng nhau, số chữ số
phần thập phân của hai số hạng cũng
không bằng nhau.
- HS thảo luận nhóm đôi, làm vào
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tìm nháp
cách đặt tính rồi tính vào nháp
- HS lên bảng làm theo yêu cầu của
- GV gọi HS lên bảng đặt tính và tính GV.
+

15,90
8,75

24,65

- GV yêu cầu HS vừa lên bảng làm
nêu cách đặt tính và tính, GV kết
hợp vừa ghi bảng vừa lưu ý HS cách
đặt tính trong các trường hợp hai số
hạng có số chữ số ở phần thập phân
không bằng nhau.
+

- HS nêu: Đặt số hạng thứ hai 8,75
dưới số hạng 15,9 sao cho chữ số hàng
đơn vị của số 8,75 là chữ số 8 phải

thẳng cột với chữ số 5 ở hàng đơn vị
của số 15,9, chữ số 7 ở hàng phần
mười phải thẳng cột với chữ số 9..

15,90
8,75

24,65

- 1HS nêu lại cách tính.
- Yêu cầu 1HS nhắc lại cách tính,
GV ghi bảng:
+ Thực hiện phép cộng như cộng
các số tự nhiên.
+ Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột với
các dấu phẩy của các số hạng.
Bước 3. Rút ra ghi nhớ.
- HS phát biểu ghi nhớ:
? Qua hai ví dụ trên, em hãy cho Muốn cộng hai số thập phân ta làm
11


biết, muốn cộng hai số thập phân ta như sau:
làm như thế nào?
+ Viết số hạng nọ dưới số hạng kia
sao cho các chữ số ở cùng một hàng
thẳng cột với nhau.
+Cộng như cộng các số tự nhiên.
+ Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột với
các dấu phẩy của các số hạng.

- GV nhận xét, chốt lại các bước thực
hiện đồng thời gắn bảng phụ ghi Ghi
nhớ lên bảng
- Gọi HS nêu ghi nhớ (3 em)
* Hoạt động 2. Luyện tập- thực
hành (15’)
- GV nêu yêu cầu phần luyện tập:
Làm bài tập 1a,b; bài 2a,b và bài 3.
Bài 1. Tính.
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS làm cá nhân vào vở.
- Gọi 2HS lên bảng làm, mỗi HS làm
1 phép tính.

- HS nêu ghi nhớ (3 em)
- HS chú ý.
- 1 HS nêu yêu cầu của bài tập
- HS làm cá nhân vào vở
- 2HS lên bảng làm bài:
HS1: +

58,2
24,3

HS2: +

82,5

19,36
4,08


23,44

- HS đổi vở kiểm tra kết quả của nhau.

- Yêu cầu HS ở dưới lớp từng cặp đổi
vở kiểm tra kết quả của nhau.
- HS nhận xét
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- 1 HS nêu lại cách làm bài b.

- GV nhận xét, đánh giá, lưu ý HS
trường hợp cộng hai số thập phân có
chữ số ở phần nguyên và phần thập
phân không bằng nhau.
- HS nêu cách cộng hai số thập phân.
*. Củng cố: Muốn cộng hai số thập
phân ta làm thế nào?
- HS nêu yêu cầu bài tập
Bài 2. Đặt tính rồi tính.
- HS làm cá nhân vào vở rồi chữa bài.
7,8
34,82
- Tiến hành tương tự bài 1.
a. +
b.
9,6

9,75


17,4

44,57

- HS làm trên bảng.
- HS nhận xét, nêu cách làm câu b.
- HS nêu cách đặt tính.
- GV nhận xét, lưu ý cách đặt tính ở
câu b (Số chữ số ở các phần không
bằng nhau)
12


*.Củng cố: Nêu cách đặt tính của
phép cộng hai số thập phân.
- 1HS nêu bài toán
Bài 3. Gọi HS nêu bài toán.
- Bài toán cho biết Nam cân nặng
- Bài toán cho biết gì?
32,6kg, Tiến cân nặng hơn Nam 4,8kg
- Bài toán yêu cầu tìm số đo cân nặng
- Bài toán yêu cầu làm gì?
của Tiến.
- HS tự làm bài cá nhân. 1HS làm bài
- Yêu cầu HS tự làm cá nhân vào vở. trên bảng.
Gọi 1HS lên bảng làm bài.
- HS nêu miệng bài giải của mình, HS
- GV bao quát lớp, giúp đỡ những HS khác nhận xét.
tiếp thu bài chậm.
- Gọi một vài HS nêu miệng bài giải - Nhận xét bài trên bảng

của mình, và yêu cầu HS khác nhận
Bài giải:
xét.
Tiến cân nặng là:
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.
32,6 + 4,8 = 37,4 ( kg)
Đáp số: 37,4kg
- HS trả lời: Giải toán có lời văn liên
*. Củng cố: ? Bài toán thuộc dạng quan đến cộng hai số thập phân.
toán gì? Muốn cộng hai số thập phân
ta làm thế nào?
- HS chú ý GV hướng dẫn.
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên
dương.
* Củng cố- dặn dò (5’)
- Tổ chức trò chơi: Ai nhanh, ai đúng.
+ GV ghi bảng Đặt tính rồi tính:
23,5 + 4,54. Sau đó phổ biến cách
chơi: Mỗi dãy bàn chọn một HS tham
gia chơi. Khi có hiệu lệnh “Bắt đầu”
của GV thì người trực tiếp tham gia
trò chơi bắt đầu làm, ai làm đúng và
nhanh nhất sẽ là người thắng cuộc.
- 3HS tham gia chơi, HS lớp cổ vũ.
+ GV chọn 3HS tham gia chơi, yêu
cầu HS dưới lớp cổ vũ.
- HS tham gia nhận xét, đánh giá, nêu
+ Tổng kết trò chơi, công bố người người thắng cuộc
thắng cuộc.
- 1HS nêu lại cách đặt tính.

+ Yêu cầu HS nêu lại cách đặt tính và
tính
- HS chú ý.
+ GV củng cố và nhấn mạnh cách đặt
tính trong phép cộng này.
- HS chú ý
- Nhận xét tiết học.
- HS nhận nhiệm vụ.
- Dặn HS phải ghi nhớ cách cộng hai
số thập phân. (Học thuộc ghi nhớ)

13


2.3.4. Tổ chức các hoạt động dạy – học trên lớp học theo phương pháp dạy –
học mới. (Tổ chức dạy thực nghiệm tại lớp 5A do tôi chủ nhiệm)
Khi tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp, để tiết dạy có hiệu quả, bản
thân người giáo viên phải biết vận dụng linh hoạt các hình thức học tập theo
hướng đổi mới. Phần hình thành kiến thức mới, giáo viên không áp đặt, thông
báo kiến thức sẵn có mà tổ chức hướng dẫn học sinh tự tìm tòi, phát hiện, tự
chiếm lĩnh kiến thức. Giáo viên cần tổ chức cho mọi học sinh đều tham gia hoạt
động học, sao cho học sinh thấy tự mình phát hiện, tìm ra kiến thức chứ không
cần nhìn vào sách giáo khoa hay nghe giáo viên thông báo kết quả có sẵn trong
sách giáo khoa. Giáo viên hướng dẫn để học sinh sử dụng vốn hiểu biết của
mình để hình thành kiến thức một cách nhẹ nhàng, động viên học sinh tập suy
nghĩ, tập diễn đạt, thực hiện hoạt động theo cách riêng của mình.
Ví dụ: Khi dạy bài Cộng hai số thập phân, ở ví dụ 1, sau khi học sinh đã tính
được kết quả của phép tính 1,84 + 2,45= …m bằng cách đưa phép cộng hai số
thập phân thành phép cộng hai số tự nhiên theo đơn vị xăng – ti mét rồi đổi kết
quả về số thập phân theo đơn vị mét như yêu cầu của bài toán, thì giáo viên viết

cách đặt tính phép cộng 1,84 + 2,45 bên cạnh cách đặt tính của phép cộng 184 +
245, yêu cầu học sinh tự phát hiện ra cách đặt tính. Nhiều học sinh sẽ tự phát
hiện ra được cách đặt tính (viết số hạng 2,45 dưới số hạng 1,84 sao cho các chữ
số cùng một hàng thẳng cột với nhau), sau đó cho học sinh tự cộng rồi nêu kết
quả. Cuối cùng cho học sinh nhận xét về cách viết dấu phẩy ở tổng (viết thẳng
với dấu phẩy của hai số hạng). Sang đến ví dụ hai, sau khi cho học sinh nhận xét
về số chữ số của phần nguyên cũng như phần thập phân của hai số hạng, giáo
viên cho các em tự thảo luận nhóm đôi để tìm cách đặt tính và tính, sau đó gọi
một học sinh trình bày trên bảng và nói trước lớp về cách đặt tính và cách tính.
Khi đó, giáo viên mới chốt và lưu ý cách đặt tính và tính trong trường hợp ở ví
dụ thứ hai. Như vậy, qua hai ví dụ, học sinh đã tự mình phát hiện ra được cách
đặt tính và tính trong phép cộng hai số thập phân mà giáo viên chỉ là người tổ
chức hướng dẫn cho các em thực hiện.
Khi tổ chức các hoạt động dạy – học, chúng ta cần thực hiện bài dạy theo
đúng tiến trình mà chúng ta đã xây dựng trong kế hoạch bài dạy. Mặt khác,
cũng phải đặc biệt chú ý đến ngôn ngữ diễn đạt của mình bởi lời giảng của giáo
viên rất quan trọng trong việc học sinh tiếp nhận kiến thức. Lời giảng của viên
phải rõ ràng, gãy gọn, chặt chẽ và phải thể hiện được những điểm nhấn, điểm
trọng tâm của bài giảng, tránh lời giảng đều đều không có điểm nhấn dẫn đến
học sinh mơ hồ trong việc tiếp nhận tri thức mới
Học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng rất thích khen và
không thích bị chê. Vì vậy khi lên lớp, bản thân tôi luôn chú ý không hạn chế
những lời khen đối với học sinh. Khi các em có tiến bộ, dù chỉ là những tiến bộ
rất nhỏ tôi đã chú ý động viên, khuyến khích các em học tập. Đặc biệt tôi luôn
cố gắng không chê học sinh cho dù các em có làm sai hoặc không chịu làm bài.
Khi đó chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra những biện pháp hỗ trợ kịp
thời để giúp các em có thể hoàn thành được bài học.
14



Song song với việc hướng dẫn các bước thực hiện, tôi thường xuyên trình
bày bài mẫu trên bảng và yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét về cách trình bày
để từ đó học sinh quen nhiều với cách trình bày. Bên cạnh đó, tôi còn thường
xuyên chấm bài và sửa lỗi cho những học sinh trình bày chưa đẹp; tuyên dương
trước lớp những học sinh làm đúng, trình bày sạch đẹp, cho các em đó lên bảng
trình bày lại bài làm của mình để các bạn cùng học tập…
Bên cạnh việc hướng dẫn cách trình bày như trên, tôi cũng luôn luôn nhắc
nhở, rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết chữ - viết số đúng mẫu - đẹp. Việc kết
hợp giữa chữ viết đẹp và cách trình bày đúng cũng là một yếu tố góp phần tạo
nên sự thành công trong vấn đề giải toán có lời văn của các em.
2.3.5. Kịp thời phát hiện sai lầm của cá nhân học sinh - giúp các em khắc
phục sai lầm đó.
Trong quá trình học sinh thực hành, bản thân tôi luôn quan tâm đến việc
bao quát lớp, chú ý đến mọi đối tượng học sinh để nhanh chóng phát hiện được
sai lầm của các em, Nếu là sai lầm phổ biến (tức là nhiều em cùng mắc một lỗi)
thì tôi đưa lỗi đó lên bảng lớp rồi phân tích hướng dẫn chữa chung cho cả lớp.
Còn nếu là sai lầm do cá nhân chưa hiểu được bài thì tôi trực tiếp đến bên những
em học sinh đó, phân tích, hướng dẫn để giúp các em tự phát hiện được chỗ sai
của mình, tự làm lại cho đúng.
- Đối với những em hay sai lầm trong cách đặt tính.
+ Trường hợp sai lầm trong phép cộng hai số thập phân mà hai số hạng có số
chữ số ở phần nguyên hoặc phần thập phân không bằng nhau
Ví dụ: Khi thực hiện phép cộng: 8,25 + 45,2, có em đặt như sau: +

8,25
. Khi sửa
45,2

bài cho những em mắc lỗi này, tôi yêu cầu các em nêu lại cách đặt tính, sau đó
yêu cầu các em nêu chữ số 8, chữ số 2... của số hạng thứ nhất thuộc hàng gì, chữ

số 4 của số hạng thứ hai thuộc hàng gì. Sau khi giúp học sinh xác định được chữ
số nào ở hàng nào, chúng ta hỏi tiếp: em đặt chữ số hàng chục của số hạng thứ
hai thẳng với chữ số hàng đơn vị của số hạng thứ nhất như thế là sai hay đúng?
vậy em cần đặt như thế nào cho đúng...?. Sau khi giúp các em đặt tính và tính
đúng rồi, chúng ta nên giao thêm cho em một hai phép tính tương tự để các em
làm cho thạo và ghi nhớ được cách làm.
+ Trường hợp sai lầm trong phép cộng một số tự nhiên với một số thập phân
hoặc ngược lại. Ví dụ. Khi thực hiện phép cộng: 45+3,25 thì có em đặt tính như
sau:
+

45
. Trước hết, chúng ta cũng phải giúp các em hiểu 45 cũng là số thập phân
3,25

nhưng có phần thập phân bằng 0, rồi hướng dẫn các em cách viết số 45 thành số
thập phân (viết dấu phẩy vào bên phải tận cùng của số 45 rồi viết thêm chữ số 0
vào sau dấu phẩy, chẳng hạn: 45,00) sau đó yêu cầu các em đặt tính như cộng
hai số thập phân bình thường...

15


+ Trường hợp sai trong cách tính. Nếu là tính sai do nhầm lẫn thì chúng ta
nhắc nhở em đó tính lại cho đúng, còn nếu em nào đó mà tính đúng nhưng lại có
cách nhớ sai như trường hợp sau: +

32,64
45,53


77,117

tức là khi cộng hàng phần mười có nhớ, các em không nhớ sang hàng đơn vị mà
viết 1 sang bên cạnh luôn. Trường hợp này, chúng ta cần giải thích cho em đó
hiểu, hàng phần mười và hàng đơn vị là hai hàng liên tiếp trong số thập phân,
nên khi cộng hàng phần mười nếu qua 10 thì vẫn phải nhớ sang hàng đơn vị, khi
cộng em không cần chú ý đến dấu phẩy, cứ cộng bình thường như cộng hai số tự
nhiên, cộng xong em mới viết dấu phẩy...
+ Trường hợp học sinh quên không viết dấu phẩy ở tổng. Ví dụ:

+

42,5
35,7

782
thì tôi yêu cầu học sinh đó nêu lại quy tắc Cộng hai số thập phân, sau đó hỏi:
Sau khi cộng xong em còn phải làm gì? Sau đó yêu cầu em tự sửa kết quả cho
đúng. Còn nếu em nào đó viết dấu phẩy ở tổng sai, ví dụ: +

52,7
42,18

948,8

thì tôi yêu cầu em đó nhắc lại cách viết dấu phẩy (viết dấu phẩy thẳng cột với
dấu phẩy của các số hạng), giúp em tự nhận ra cách viết dấu phẩy của mình là
sai rồi yêu cầu em tự sửa cách viết dấu phẩy cho đúng: +

52,7

42,18

94,88

Từ việc chúng ta đến bên cạnh từng em mắc sai lầm, hướng dẫn cho các
em biết mình sai ở đâu và giúp các em tự sửa sai và giúp các em hiểu rõ về bản
chất về phép cộng số thập phân, ghi nhớ được quy tắc, từ đó các em sẽ không
mắc lại những sai lầm đó nữa.
2.3.6. Kiểm tra đối chứng.
Để có thể kiểm tra được kết quả của việc nghiên cứu của mình, trước khi
học phép về cộng số thập phân, tôi đã kiểm tra kĩ năng thực hiện phép cộng hai
số tự nhiên của cả ba lớp 5A, 5B, và 5C bằng một bài kiểm tra nhanh. (Ở lớp 5A
do tôi trực tiếp giảng dạy và thực nghiệm quá trình nghiên cứu của mình thì tôi
tự tổ chức kiểm tra, còn ở lớp 5B và 5C, tôi nhờ giáo viên dạy hai lớp đó tổ chức
kiểm tra hộ). Với bài kiểm tra này tôi sẽ đánh giá được kĩ năng thực hiện phép
cộng các số tự nhiên của học sinh cả ba lớp. Đây sẽ là cơ sở để kiểm tra đối
chứng về kĩ năng thực hiện phép cộng các số thập phân của học sinh ba lớp sau
khi học xong về phép cộng các số thập phân. Từ đó sẽ đánh giá được kết quả
nghiên cứu về dạy học Phép cộng số thập phân cho học sinh của mình. Bài
kiểm tra được tôi in sẵn vào phiếu, học sinh chỉ cần trình bày bài làm. Nội dung
phiếu kiểm tra như sau:
Trường Tiểu học Xuân Lập
Họ và tên: ………………………………………………….. Lớp:……….
16


Bài kiểm tra môn: Toán
(Thời gian: 15 phút)
Câu 1. Đặt tính rồi tính
a. 3756 + 4162

b. 7364 + 4636
c. 389 + 64565
Câu 2. Một cửa hàng bán gạo, buổi sáng cửa hàng bán được 536kg gạo, buổi
chiều bán được nhiều hơn buổi sáng 48kg. Hỏi cả hai buổi cửa hàng bán được
bao nhiêu ki- lô- gam gạo?
Khi chấm bài, tôi thấy, với hai phép tính đầu của bài 1, không có học sinh
nào của ba lớp đặt tính sai mà chỉ có một số học sinh tính hoặc nhớ sai. Còn với
phép tính cuối của bài 1 thì ở lớp 5A, lớp 5B – mỗi lớp có 2 em đặt tính sai, còn
lớp 5C có 3 em đặt tính sai dẫn đến kết quả sai. Với bài 2, đa số học sinh của cả
ba lớp đều biết cách làm, biết nêu lời giải và phép tính đúng. Mỗi lớp chỉ có một
đến hai em không biết cách giải bài toán này. Những học sinh không làm đúng
được bài này cũng là những học sinh không thực hiện đúng được phép tính 3 của
bài 1. Như vậy sau khi chấm bài, tôi có thể khẳng định: Học sinh của ba lớp 5A,
5B, 5C có kĩ năng thực hiện phép cộng hai số tự nhiên tương đương nhau, trình
độ của ba lớp là như nhau, mỗi lớp chỉ có 3-5% số học sinh trong lớp là chưa
hoàn thành được nội dung kiến thức về cộng các số tự nhiên.
Kết quả cụ thể của bài kiểm tra được tôi tổng hợp qua bảng sau:
Bảng 2.

STT Lớp

1
2
3

5A
5B
5C



số
33
33
34

Kết quả toàn bài (Đánh giá theo thông tư 22 của Bộ Giáo dục)
Hoàn thành
Chưa hoàn
Hoàn thành Hoàn thành
Hoàn thành
thành (ứng
mức tốt (ứng mức khá (ứng
mức TB (ứng
với điểm
với điểm 9- với điểm 7-8)
với điểm 5dưới 5)
10)
6)
10 = 30,3
12 = 36,4
11 = 33,3
0
9 = 27,3
13 =39,4
11 = 33,3
0
9 = 26,5
15 = 44,1
10 = 29,4
0


2.4. Hiệu quả của sáng kiến:
Sau khi dạy thực nghiệm phần phép cộng số thập phân ở lớp 5A do tôi
chủ nhiệm, tôi lại cho học sinh ba lớp làm bài kiểm tra. Bài kiểm tra cũng được
tôi in sẵn vào phiếu, học sinh chỉ cần trình bày bài làm. Nội dung phiếu kiểm tra
như sau:
Trường Tiểu học Xuân Lập
Họ và tên: …………………………………………… Lớp: ……………
Bài kiểm tra môn: Toán
(Thời gian: 15 phút)
Câu 1. Đặt tính rồi tính
a. 47,8 + 36,1
b. 52,3 + 4,85
c. 38 + 6,45

17


Câu 2. Một cửa hàng bán gạo, buổi sáng cửa hàng bán được 63,4kg gạo, buổi
chiều bán được nhiều hơn buổi sáng 8,5kg. Hỏi cả hai buổi cửa hàng bán được
bao nhiêu ki- lô- gam gạo?
Qua việc chấm bài của cả ba lớp, tôi đã nhận thấy được những gì mà bản
thân đã vận dụng vào việc giảng dạy ở lớp mình là rất khả quan. Số học sinh đặt
tính sai ở lớp tôi không còn, trong khi đó số học sinh đặt tính sai của lớp 5B và
5C khá nhiều, đặc biệt là ở phép tính cuối của bài 1: cộng một số tự nhiên với số
thập phân ; mỗi lớp có tới 10 em đặt tính sai. Riêng bài 2, tỉ lệ học sinh biết cách
làm và viết phép tính đúng của cả ba lớp là tương đương nhau nhưng kết quả
cuối cùng của phép tính thì hai lớp B và C còn tới 5 em làm sai. Kết quả chung
được tôi tổng hợp qua bảng sau:
Bảng 3. (Kết quả thực nghiệm)


STT Lớp

1
2
3

5A
5B
5C


số

33
33
34

Kết quả toàn bài (Đánh giá theo thông tư 22 của Bộ Giáo
dục)
Hoàn thành
Chưa hoàn
Hoàn thành Hoàn thành
Hoàn thành
thành (ứng
mức tốt (ứng mức khá (ứng mức TB
với điểm dưới
với điểm 9- với điểm 7-8) (ứng với
5)
10)

điểm 5- 6)
10 = 30,3%
12 = 36,4%
11 = 33,3%
0=0%
6 = 18,2%
10 = 30.3%
12 = 36,4%
5 = 15,1%
6 = 17,7%
10 = 29,4%
13 = 38,2%
5 = 14,7%

So sánh bảng 2 và bảng 3, ta thấy chất lượng học về phép cộng các số thập
phân của lớp 5A cao hơn hẳn lớp 5B và 5C. Ở bảng 2 đã cho chúng ta biết, kĩ
năng thực hiện phép cộng hai số tự nhiên của ba lớp là như nhau, tại sao sang
phép cộng hai số thập phân lại có sự chênh lệch này, điều này chứng tỏ rằng học
sinh lớp 5A do tôi giảng dạy đã nắm chắc được kĩ năng đặt tính cộng các số thập
phân, còn kĩ năng đặt tính của học sinh hai lớp 5B và 5C chưa vững. Vì thế, khi
gặp các trường hợp mà hai số hạng có số chữ số ở phần thập phân không bằng
nhau (hoặc cộng một số tự nhiên với một số thập phân) là các em rất hay đặt tính
sai và dẫn đến kết quả sai.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Như tôi đã nêu ở phần thực trạng, năm học 2018- 2019, sau khi học xong
về phép cộng số thập phân thì học sinh lớp tôi dạy vẫn còn nhiều em thực hiện
phép cộng hai số thập phân không chính xác. Trong năm học này, sau khi áp
dụng những biện pháp mà tôi đã nêu ở phần II thì học sinh lớp tôi đã có được
những kĩ năng rất tốt khi thực hiện phép cộng các số thập phân. Từ bước đặt tính

đến bước tính rồi cách viết dấu phẩy ở tổng các em đều nắm rất vững. Nếu như
học sinh của tôi ở năm học trước hay sai ở phép cộng mà các số hạng có số chữ
số ở phần thập phân không bằng nhau hoặc phép cộng một số tự nhiên với một
18


số thập phân thì học sinh của tôi ở năm học này đã thực hiện tương đối tốt. Khi
làm bài tập thực hành trong các tiết học cũng có một vài em sai lầm trong cách
đặt tính hay cách tính, nhưng tôi đã kịp thời phát hiện và đã trực tiếp phân tích,
giúp các em sửa sai và luyện tập thêm qua các phép tính khác, vì thế các em
cũng đã nắm vững được cách cộng hai số thập phân. Từ kĩ năng này mà học sinh
đã hoàn thành tốt được các bài tập tính giá trị biểu thức hay giải các bài toán có
lời văn liên quan đến phép cộng số thập phân.
Như vậy qua quá trình nghiên cứu, áp dụng các phương pháp dạy học tích
cực tôi đã giúp các em nắm vững được kĩ năng thực hiện phép cộng số thập
phân, góp phần nâng cao chất lượng môn Toán của lớp. Kết quả bài kiểm tra
cuối kì I đã chứng minh điều đó.
Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy để học sinh có được kĩ năng khi thực hiện
phép cộng số thập phân thì trước hết giáo viên chúng ta phải giúp các em nắm
vững được phần cấu tạo số thập phân, các hàng của số thập phân. Trước khi học
phần phép cộng số thập phân nên cho các em ôn lại cấu trúc của số thập phân để
các em nắm vững cách xác định các chữ số thuộc hàng nào. Có như thế các em
mới có thể thực hiện đúng được bước đặt tính khi cộng hai số thập phân.
Trước khi học phép cộng số thập phân, chúng ta cũng cần cho các em
củng cố lại cách thực hiện phép cộng hai số tự nhiên, từ cách đặt tính đến cách
tính.
Mặt khác, khi xây dựng kế hoạch bài dạy các bài phần phép cộng các số
thập phân cũng như các bài học khác trong chương trình, giáo viên cần phải chú
ý đến kế hoạch tổ chức các hoạt động trên lớp cho học sinh. Những hoạt động
này phải phát huy được vốn kinh nghiệm, vốn kiến thức sẵn có của các em để từ

đó các em có thể tự tìm tòi, hình thành kiến thức mới cho mình.
Khi tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp, chúng ta không được áp đặt,
thông báo kiến thức sẵn có trong sách giáo khoa mà phải tổ chức hướng dẫn các
em tự phát hiện ra quy tắc cộng hai số thập phân hay nhiều số thập phân. Khi
các em đã nêu được quy tắc thì giáo viên phải giúp các em ghi nhớ quy tắc một
cách khoa học, không ghi nhớ kiểu học vẹt mà ghi nhớ qua các bài tập thực
hành.
Khi tổ chức hoạt động luyện tập, thực hành cho học sinh, chúng ta cần
phải biết bao quát lớp, kịp thời phát hiện những học sinh mắc sai lầm khi thực
hiện phép tính cộng, sau đó giúp các em tự tìm chỗ sai và tìm cách làm lại cho
đúng. Qua nhiều ví dụ tương tự, học sinh sẽ nắm chắc được cách cộng hai số
thập phân và sẽ không sai lầm nữa.
Trong từng tiết học, người giáo viên cũng cần tìm ra nhiều biện pháp,
nhiều hình thức hoạt động học tập như: Làm việc chung với lớp, làm việc cá
nhân, làm việc theo nhóm… và tập trung chú ý tới tất cả các đối tượng học sinh
để giúp các em học tốt hơn.
Người giáo viên cần phải luôn luôn có ý thức học hỏi và trau dồi kiến thức
để đáp ứng với yêu cầu ngày một đổi mới của xã hội. Muốn thế, người giáo viên
phải giành nhiều thời gian để nghiên cứu, tự tìm tòi trong các tài liệu có liên
19


quan, tham gia tích cực vào các lớp nghiệp vụ do ngành, trường tổ chức. Điều
quan trọng nhất trong dạy học là: Lòng yêu nghề và trình độ chuyên môn của
mỗi giáo viên.
Nếu được thực hiện đồng bộ, đúng lúc, kịp thời các biện pháp trên, tôi tin
rằng chất lượng môn toán nói chung và phần thực hiện phép cộng số thập phân
nói chung nói riêng của các em lớp 5 sẽ có kết quả nhất định và là nền móng
vững chắc để các em học tốt hơn ở các lớp trên.
3.2. Kiến nghị:

* Đối với giáo viên:
- Cần phải nghiên cứu kĩ nội dung, chương trình, nội dung bài dạy, soạn bài
chu đáo trước khi lên lớp. Không ngừng nâng cao tay nghề, tự bồi dưỡng để
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
* Đối với nhà trường:
- Tạo điều kiện về trang thiết bị dạy học Toán. Thường xuyên tổ chức hội
thảo về đổi mới phương pháp dạy- học toán.
* Đối với cấp trên:
- Thường xuyên mở lớp bồi dưỡng phương pháp dạy học mới cho giáo viên,
tổ chức hội thảo, công bố các SKKN đạt giải để giáo viên học tập kinh nghiệm
trong giảng dạy nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
- Thường xuyên tổ chức các cuộc thi giáo viên giỏi, thi sử dụng đồ dùng dạy
học…để giáo viên được trau dồi phương pháp dạy - học mới.
Mặc dù khi nghiên cứu, bản thân tôi đã có những cố gắng để hoàn thiện
song do thời gian, khả năng và kinh nghiệm còn hạn chế nên ở đây tôi chỉ mới
nêu được một số kinh nghiệm nhỏ trong việc dạy phép cộng số thập phân cho
học sinh lớp 5 góp phần đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, nâng cao
hiệu quả giờ dạy. Kinh nghiệm trên đây đã triển khai thực hiện có hiệu quả ở
trường nơi tôi đang công tác.
Do năng lực còn hạn chế nên bài viết chắc chắn còn nhiều những khiếm
khuyết. Rất mong được sự góp ý của hội đồng khoa học các cấp để sáng kiến
của tôi không ngừng hoàn thiện trên con đường vận dụng.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Hiệu trưởng

Thanh Hóa, ngày 28 tháng 5 năm 2019
Tôi xin xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép nội

dung của người khác.
Người viết

Lê Thị Nhung
Lê Thị Dinh

20


21



×