Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.25 KB, 27 trang )

Đề tài :Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp1

ĐỀ TÀI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SƠ YẾU LÝ LỊCH
Họ và tên : LÊ THỊ KIM ANH
Ngày tháng năm sinh : 30 -6-1973
Năm vào ngành : 2005
Chức vụ, Đơn vị công tác : Giáo viên Trường tiểu học Hồng Dương
Trình độ chuyên môn : Cao đẳng tiểu học
Khen thưởng : Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở
T¸c gi¶: Lª ThÞ Kim Anh 1
Đề tài :Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tên đề tài :
Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn cho học
sinh lớp 1
2. Lý do chọn đề tài :
a. Cơ sở khoa học:
Xuất phát từ mục đích yêu cầu của chương trình phát triển giáo dục phổ thông là
phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Đào tạo
ra những con người có kiến thức văn hoá, khoa học, lao động tự chủ, sáng tạo. Có kỷ
luật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, thiết tha gắn bó với lý tưởng
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, làm chủ tri thức khoa học với công nghệ hiện đại.
Có tính tổ chức kỷ luật, có kĩ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp. Đáp ứng
nhu cầu phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá.
Trong giáo dục phổ thông, giáo dục tiểu học đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đây
là nền móng vững chắc để làm tiền đề cho các cấp tiếp theo. Giáo dục tiểu học nhằm
hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu về nhân cách con người. Chuẩn bị cho các
em những hành trang về mặt đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất…Giúp cho các em chủ
động, tích cực linh hoạt, sáng tạo, phát triển tư duy…Để giúp các em tiếp tục học tốt các


lớp trên hoặc đi vào cuộc sống lao động, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước.
b. Cơ sở thực tế:
Xuất phát từ chương trình, môn toán của lớp 1 là một bộ phận của chương trình môn
toán ở tiểu học, có vị chí mở đầu cho chương trình môn toán ở các lớp tiếp theo ở bậc
tiểu học. Chương trình này có ý nghĩa, vai trò quan trọng là đã kế thừa và phát triển
những thành tựu về dạy học toán lớp 1 ở nước ta. Đã mở đầu cho việc thực hiện những
đổi mới về giáo dục toán ở tiểu học, đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ thông
Xuất phát từ đặc điểm của học sinh tiểu học. Đặc biệt là học sinh lớp 1. Các em còn
nhỏ, ham chơi. Hoạt động của các em là hoạt động chưa có ý thức. Các em vừa chuyển
từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập… Do vậy việc nắm bắt các kiến thức đối
với các em là hoàn toàn mới mẻ và hạn chế. Vào lớp 1 các em vừa mới tiếp cận với môn
T¸c gi¶: Lª ThÞ Kim Anh 2
Đề tài :Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp1
học vần, việc đọc của các em còn rất khó khăn vậy mà các em còn phải học toán. Đặc
biệt là học toán giải có lời văn. Mà giải toán có lời văn ở lớp 1 có vị chí mở đầu cho
chương trình giải toán có lời văn của các lớp tiếp theo ở bậc tiểu học. Muốn giải được
các bài toán có lời văn thì các em phải đọc, viết thành thạo, biết tính toán, biết phân tích
vấn đề… Do vậy đây quả là khó khăn rất lớn đối với học sinh lớp 1.
Qua thực tế khi dạy giải toán có lời văn ở lớp 1 trường tiểu học Hồng Dương tôi thấy:
Nhiều em còn lúng túng, gặp nhiều khó khăn trong khi giải toán như : Đọc yếu, đọc
chưa hiểu nội dung của đề, chưa biết phân tích đề, chưa biết cách giải và trả lời, làm tính
còn sai .Nhiều khi làm bài chưa biết phán đoán ,suy luận do vậy kết quả học tập rất thấp.
Trước những đặc điểm tính hình trên. Để giúp các em giải toán được tốt hơn, góp
phần vào việc nâng cao chất lượng học tập ngay từ lớp 1 mà còn cho các lớp tiếp theo,
tránh cho học sinh khỏi ngồi nhầm chỗ. Tôi đã tập trung đi sâu vào nghiên cứu và thực
hiện đề tài : “Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn cho học
sinh lớp 1”
3. Mục đích nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm :
- Dạy cho học sinh nhận biết về cấu tạo của bài toán có lời văn .
- Đọc hiểu, phân tích ,tóm tắt bài toán.

- Dạy giải toán đơn về thêm, bớt bằng 1phép tính cộng hoặc trừ.
- Cách trình bày bài giải: câu trả lời, phép tính, đáp số.
- Tìm lời giải phù hợp cho bài toán bằng nhiều cách khác nhau
4. Đối tượng nghiên cứu khaỏ sát thực nghiệm:
35 em học sinh lớp 1A2 trường tiểu học Hồng Dương
5. Phương pháp nghiên cứu:
* Để nghiên cứu và thực nghiệm đề tài này tôi căn cứ vào các tài liệu:
- Chuẩn kiến thức kỹ năng toán tiểu học.
- Phương pháp dạy học các môn hoc ở lớp 1.
- Mục tiêu dạy học môn toán 1( sách giáo viên).
- Sách giáo khoa toán 1.
- Hỏi đáp về dạy học toán 1.
- Một số tài liệu khác.
* Sử dụng các phương pháp cơ bản sau:
- Tổng hợp thông qua các tài liệu, sách giáo khoa.
- Kiểm tra, đánh giá.
- Đúc rút những kinh nghiệm qua thực tiễn giảng dạy.
6. Phạm vi và kế hoạch
T¸c gi¶: Lª ThÞ Kim Anh 3
Đề tài :Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp1
- Phạm vi: Giải toán có lời văn về thêm, bớt trong chương trình toán lớp 1
- Kế hoạch: Từ tháng 12/2012 đến tháng 20/3/2013
T¸c gi¶: Lª ThÞ Kim Anh 4
ti :Mt s kinh nghim nõng cao cht lng dy gii toỏn cú li vn cho hc sinh lp1
II. NI DUNG CA SNG KIN
1 . Thc trng ca vn :
Trong quỏ trỡnh ging dy tiu hc ,c bit dy lp 1 ,tụi nhn thy hu nh
giỏo viờn no cng cm thy khú khn khi dy n phn gii toỏn cú li vn lp 1.
Hc sinh c kộm ,c xong thỡ chng hiu gỡ c .Hc sinh rt lỳng tỳng khi nờu v
vit cõu li gii ,thm chớ vit sai cõu li gii ,vit sai phộp tớnh v ỏp s.Nhng tit

u tiờn ca gii toỏn cú li vn lp tôi ch cú khong 20 % s hc sinh bit nờu cõu
li gii,vit ỳng phộp tớnh v ỏp s.Sú cũn li rt m h cỏc em ch nờu theo quỏn tớnh
hoc nờu ming thỡ c nhng khi vit li rt lỳng tỳng,lm sai ,mt s em lm ỳng
nhng khi cụ hi li khụng bit tr li.Chng t cỏc em cha nm c mt cỏch
chc chn cỏch gii bi toỏn cú li vn.
2. S liu iu tra trc khi thc hin:
* c im tỡnh hỡnh
Lp 1A2 cú tng s 35 em trong ú cú 18 n v 17 nam. Tt c cỏc em u thụn
Ngc ỡnh xó Hng Dng:
5 em cú hon cnh kinh t khú khn
3 em sng vi ụng b, b m i lm n xa
2 em khụng ra lp mu giỏo
3 em trớ tu chm phỏt trin
12 em khụng bit ht mt ch v s
23 em thuc cỏc ch cỏi v s
Tt c cỏc em u ngoan ngoón. õy l 1 lp cú t l hc sinh ụng
* Cht lng kho sỏt.
Tác giả: Lê Thị Kim Anh 5
Đề tài :Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp1
Vào đầu tháng 12 tôi cho học sinh lớp 1A2 khảo sát chất lượng môn toán và môn
tiếng việt với đề tài như sau:
Bài 1: Tính:
3 +4 = 6 – 3 + 4 =
9 – 5 = 5 + 4 – 0 =
Bài 2: An có 5 hòn bi. Hà có 4 hòn bi. Hỏi cả hai bạn có tất cả mấy hòn bi?
* Với để bài trên kết quả đạt được như sau :
a. Về tiếng việt : ( đọc đề )
- Đọc đúng, rõ ràng, hiểu đề bài viết: 3 em
- Đọc chậm ( đánh vần ), không hiểu: 17 em
- Đọc chậm ( còn sai ): 15 em

* Tổng hợp
Tổng số H/S H/S biết đọc Đọc chưa rõ Đọc còn sai
35 Số lượng % Số lượng % Số lượng %
4 11 16 48 15 41
* Qua khảo sát tiếng việt tôi nhận thấy:
Do các em còn nhỏ, các em còn đang học vần, tập đọc. Do vậy kĩ năng đọc còn yếu,
các em nhận mặt chữ rất chậm. Một số em đọc chưa đúng tiếng và còn phải đánh vần rất
lâu. Đọc xong thì không hiểu được nội dung của câu, bài viết gì ?
b . Về môn toán :
16 em làm đúng kết quả các phép tính.
8 em viết được phép tính của bài toán .
3 em viết được câu trả lời của bài toán.
4 em biết viết đáp số.
2 em biết trình bày bài giải đủ ba bước.
Tổng số H/S
Số học sinh
đạt điểm giỏi
Số học sinh
đạt điểm khá
Số học sinh
đạt điểm
trung bình
Số học sinh
đạtđiểm yếu
T¸c gi¶: Lª ThÞ Kim Anh 6
Đề tài :Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp1
35
SL
%
SL % SL % SL %

0 0 5 14 20 57 10 29
* Tổng hợp
- Cụ thể những em giải toán yếu và hay làm sai như: Dương, Hùng, Thực,
Minh
Qua khảo sát chất lượng môn toán tôi thấy: Hầu hết các em chưa đọc rõ nên
chưa hiểu kĩ được đề bài dẫn đến chưa biết cách làm và làm con sai. Từ chưa hiểu
nội dung bài do vậy đã không biết cách trả lời. Một số em viết lại cả câu hỏi của bài
toán. Khi trình bày bài còn đảo lộn thứ tự giữa phép tính, câu lời giải và đáp số.
Nhiều em còn tính kết quả sai do ẩu. Chính vì vậy kết quả học tập của các em rất
thấp. Chất lượng đại trà của lớp giảm.
Từ những nguyên nhân trên đã thôi thúc tôi nghiên cứu tìm tòi phương pháp dạy học
nhằm gây hứng thú và lòng say mê học toán. Đặc biệt là trong dạy giải toán có lời văn
cho học sinh lớp 1.
Trong dạy học có rất nhiều biện pháp truyền thống và hiện đại, nhưng không có
biên pháp nào là ưu việt. Mỗi biện pháp có những ưu, khuyết điểm khác nhau, có thể
những khuyết điểm của biện pháp này là lại bổ sung cho ưu điểm của biện pháp kia.
Vì vậy, khi dạy học chúng ta cần phải biết kết hợp các biện pháp khác nhau. Nhưng
bên cạnh đó mỗi phương pháp dạy học còn phải phụ thuộc vào nội dung từng bài, từng
môn, để làm sao cho tiết học đạt hiệu quả cao hơn. Chính vì vậy để giúp các em tháo gỡ
những khó khăn trên, và để tiến hành đề tài này, tôi đã tiến hành kết hợp dùng các biện
pháp sau:
3.Các biện pháp thực hiện :
a. Biện pháp 1: Dạy tập đọc kết hợp dạy hiểu nghĩa của từ có liên quan đến toán
Ngay sau khi khảo sát chất lượng và nắm được nguyên nhân học sinh không giải
được bài toán, phần lớn là do các em đọc còn yếu, trình độ nhận thức còn thấp nên
không hiểu được đề bài, chưa nắm được cách làm bài dẫn đến không làm được bài.
T¸c gi¶: Lª ThÞ Kim Anh 7
Đề tài :Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp1
Chính vì vậy việc đầu tiên cần làm là giáo viên phải dạy cho học sinh tập đọc tốt ở các
giờ tập đọc và dạy tốt cho học sinh cách hiểu nội dung từng câu, mối quan hệ giữa các

câu.
Qua việc rèn đọc giúp các em đọc lưu loát, rõ ràng rành mạch. Quá trình dạy đọc bài
tôi không chỉ dạy cho các em đọc tốt mà còn phải dạy cho các em cách đọc như thế nào
cho đúng. Cách đọc để thể hiện nội dung từng ý, từng câu, từng đoạn của bài và nhấn
mạnh ở những từ ngữ nào để toát lên nội dung của ý, câu đó. Khi đạy các em đọc bài,
tôi luôn lồng ghép đưa các nội dung của toán vào bài đọc. Chẳng hạn như khi kiểm tra
bài cũ của môn tập đọc, tôi đưa ra câu văn có nội dung toán cho các em đọc. Như vậy
không những rèn kĩ năng đọc cho các em mà còn giúp các em tập làm quen với các
thuật ngữ trong toán học,hiểu được nội dung của câu văn trong toán học.
*Ví dụ: (SGK toán – trang145)
Dạy các em cách đọc và hiểu nội dung câu văn sau:
An có 10 viên bi. An cho Bình 5 viên bi.
- Khi cho học sinh đọc 2 câu văn trên tôi cho các em đọc rõ ràng,rành mạch từng câu, và
cho các em hiểu được nội dung từng câu đã viết gì, nói lên điều gì.(Bạn An có 10 viên
bi và bạn An đã cho Bình 5 viên bi). Và đặc biệt là phải nhấn mạnh để học sinh nắm
chắc nội dung câu An cho Bình 5 viên bi nghĩa là An đã mất đi 5 viên bi, Bình được
thêm 5 viên bi.
- Ngoài ra trong quá trình dạy học sinh đọc bài, việc giúp các em nắm chắc các khái
niệm, từ ngữ, thuật ngữ : Là việc làm vô cùng quan trọng. Nó không những giúp học
sinh hiểu được nội dung câu văn mà còn liên quan đến quyết định lựa chọn các phép
tính trong bài toán. Các em còn nhỏ vốn từ ngữ còn rất hạn chế do vậy khi dạy các em
đọc bài tôi luôn phân tích giúp các em nắm chắc 1 số khái niệm về thêm bớt. Đặc biệt là
1 số các từ ngữ thông thường như: Cho, biếu, tặng, thưởng, bán, còn lại, có tất cả…
Để giúp các em hiểu và làm bài tốt trong quá trình giải toán.
* Ví dụ: SGK Toán 1 - trang 56
Bình có 10 quyển vở. Cô thưởng cho Bình 5 quyển hỏi Bình có tất cả bao nhiêu
quyển vở ?
Khi đọc bài này tôi không những cho học sinh hiểu về nội dung bài mà còn phải
phân tích cho học sinh hiểu:
- Từ “thưởng” ở đây nghĩa là gì? (Tức cho thêm)

T¸c gi¶: Lª ThÞ Kim Anh 8
Đề tài :Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp1
- “Cô thưởng cho Bình thêm 3 quyển vở” Nghĩa là cô đã cho Bình thêm 3 quyển vở.
Vậy là Bình đã có thêm 3 quyển vở
- “Tất cả” ở đây chính là số vở Bình có và số vở cô cho Bình.
* Hoặc ví dụ: SGK Toán 1- trang 60
Đàn gà nhà em có 15 con gà. Trong đó có 5 con gà trống. Hỏi có mấy con gà mái?
- Khi đọc bài này giáo viên cần làm rõ cho học sinh hiểu.
+ “đàn gà” tức là tất cả số gà cả gà trống và gà mái gồm 15 con.
+ Trong đó có 5 con gà trống. Tức là trong số gà cả đàn(15 con) đó có 5 con gà trống.
Từ việc phân tích đó giúp các em hiểu ra: Nếu muốn tìm số gà mái thì chỉ việc lấy số gà
của cả đàn trừ đi số gà trống(15-5=10 gà mái)
Như vậy qua việc dạy các em đọc bài, phân tích đề hiểu nghĩa 1 số từ ngữ, thuật
ngữ, nội dung của 1 câu văn trong toán học. Giúp các em nắm vững được nội dung của
bài, nắm vững được 1 số khái niệm thông thường, một số thuật ngữ thường dùng trong
bài toán, ý nghĩa của các từ ngữ cũng như mối quan hệ của chúng liên quan đến phép
tính của bài. Giúp các em ghi nhớ, phân biệt tránh sự nhầm lẫn trong giải toán.
Trong quá trình thực hiện biện pháp này tôi cho các em kiểm tra với đề bài sau :
* Nhà An nuôi 9 con gà. Mẹ đem bán 3 con gà. Hỏi nhà An còn lại mấy con gà ?
Kết quả đạt được như sau :
23 em đã biết đọc và hiểu được nội dung. Đạt 67%.
15 em đã làm được phép tính đúng. Đạt 43%.
* Tổng hợp:
Tổng hợp
Giỏi Khá TB Yếu
SL % SL % SL % SL %
35 2 6 6 17 17 49 10 28
Qua đợt kiểm tra tôi thấy việc đọc bài của các em được nâng lên rõ rệt, các em đọc
to, rõ ràng, rành mạch và đặc biệt là các em đã hiểu được 1 số khái niệm, nội dung,
thuật ngữ đơn giản và việc rèn kỹ năng đọc còn giúp học sinh biết cách đọc và hiểu nội

dung bài. Đồng thời giúp HS được rèn luyện và trau dồi vốn từ ngữ để dùng vào việc
viết câu lời giải sau này.
Tuy nhiên tồn tại của biện pháp trên là giáo viên cần phải làm tỉ mỉ và cung cấp
đúng nội dung của thuật ngữ toán học của giáo viên cho học sinh một cách chính xác.
T¸c gi¶: Lª ThÞ Kim Anh 9
Đề tài :Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp1
Nếu không các em sẽ hiểu sai vấn đề dẫn đến trả lời và làm phép tính sau và kết quả
học tập không cao, khi làm bài các em còn tính kết quả bị sai. Để giúp các em khắc
phục yếu điểm đó, tôi đã kết hợp tiến hành biện pháp 2.
b. Biện pháp 2: Dạy tốt các kiến thức về số, phép tính và nâng cao:
Với mỗi bài toán lời văn, kết quả của phép tính bao giờ cũng chứng minh cho việc
quyết định bài toán đúng hay sai. Nếu khi ta đã viết được phép tính đúng rồi nhưng kết
quả lại sai thì bài toán đó lại trở nên vô nghĩa. Chính vì vậy để giúp học sinh nắm vững
các kiến thức, giúp cho quá trình giải toán được tốt, tránh tình trang các em làm còn
nhầm và sai, theo tôi cần phái dạy cho các em nắm vững các kiến thức về số, phép tính
như :
-Nhận biết cấu tạo, đọc, viết, đếm, so sánh các số đến 100.
-Nhận biết quan hệ số lượng ( nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau ).
-Đặc biệt nắm chắc khái niệm ban đầu về phép cộng, phép trừ.
-Mối quan hệ giữa phép cộng, phép trừ, tính chất phép cộng…
-Biết cộng trừ thành thạo các số trong phạm vi 100 (không nhớ)v.v…
Quá trình dạy học toán, giáo viên phải dần dần giúp học sinh cách thức (con đường,
phương pháp) phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới.
Từ tình huống có thực trong đời sống ( thể hiện trong tranh, hình vẽ, mô hình hoặc
mô tả bằng lời) nếu được vấn đề cần giải quyết (dưới dạng câu hỏi của bài toán). Giải
quyết vấn đề đó sẽ tìm ra kiến thức mới (số mới hoặc công thức tính mới).
Xây dựng rồi ghi nhớ và vận dụng kiến thức mới vào các tình huống khác nhau
trong thực hành, học sinh sẽ tự chiếm lĩnh được kiến thức mới. Từ đó giúp cho các em
khắc sâu được kiến thức hơn
Ví dụ: Khi học sinh thực hiện phép cộng 3 + 1 = 4 ( Bài phép cộng trong phạm vi 4.

Trang 47 SGK Toán 1).
Tôi chỉ là người nêu ra vấn đề còn học sinh thực hiện thao tác trên que tính ( lấy 3
que rồi lại lấy thêm 1 que sau đó đếm tất cả số que tính và nêu ra kết quả là (4)). Như
vậy giáo viên giúp học sinh tự hình thành được phép cộng 3 + 1 và kết quả bằng 4.
T¸c gi¶: Lª ThÞ Kim Anh 10
Đề tài :Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp1
Hoặc thông qua các bài tập tính nhẩm, giáo viên rèn cho học sinh kỹ năng tính toán.
Đầu tiên cho các em có thể tính bằng que tính trên cơ sở học sinh tự làm, từ đó giúp các
em hình thành và rèn luyện kỹ năng tính nhẩm.
Để giúp các em dần dần chiếm lĩnh các kiến thức thông qua các bài tập về số, tôi
thường đưa ra cho các em những hình ảnh thật đơn giản, cụ thể, dễ hiểu, có khi chỉ là 1
phép tính hoặc 1 bức tranh để cho các em nhận biết, hình thành các kỹ năng, kiến thức
về số, phép tính dưới sự dẫn dắt của giáo viên.
Ví dụ : (SGK Toán 1. Trang 58) Có phép cộng 7 + 3 = ?
Từ việc các em nắm vững các kiến thức về số và hực hiện được phép cộng:
7 + 3 = 10
- Quá trình học sinh nắm vững được kiến thức đó rồi tôi nâng cao về mặt ngôn từ để
học sinh dần dần định hình được dạng toán có lời văn.
Ví dụ : 7 bi + 3 bi = ……bi
- Sau đó nâng dần thành bài toán.
Ví dụ : Bài toán Lan có 7 hòn bi đỏ và 3 hòn bi xanh. Hỏi Lan có tất cảbao nhiêu
hòn bi.
Từ ví dụ, trên cơ sở các em đã nắm vững và hình thành được bài toán thông qua từ
một phép tính cộng ( hoặc trừ ). Tôi lại cho lật ngược vấn đề rồi thay đổi các dữ kiện…
giúp cho học sinh được tìm hiểu thêm các bài toán khác nhau về thêm bớt :
* Ví dụ : Lan có 10 hòn bi. Trong đó có 7 hòn bi đỏ. Hỏi Lan có mấy hòn bi xanh ?
Trong khi thực hiện biện pháp này tôi đã tiến hành cho học sinh khảo sát môn toán
với đề bài sau :
Bài 1 : Tính : 6 + 4 = ? 5 + 2 = ?
10 – 6 = ? 10 – 3 = ?

T¸c gi¶: Lª ThÞ Kim Anh 11
Đề tài :Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp1
Bài 2 : An hái được 12 bông hoa. Hà hái được 6 bông hoa. Hỏi hai bạn hái được tất
cả bao nhiêu bông hoa?
* Kết quả đạt được như sau :
- Có 28 em làm đúng về phép tính và kết quả của bài toán.
- 12 em biết trả lời đúng.
* Tổng hợp:
Tổng số học
Sinh
Giỏi Khá Trung bình Yếu
SL % SL % SL % SL %
35 7 20 10 29 13 37 5 14
Qua quá trình khảo sát tôi thấy chất lượng học tập của các em đã được nâng lên. Các
em không những làm tốt các phép tính về số, không bị nhầm, bị sai và đặc biệt hiểu và
hình thành được bài toán cũng như cách giải được nâng lên rõ rệt. Xong quá trình giải
toán có lời văn là một vấn đề vô cùng quan trọng. Nhất là đối với các em ở lớp 1. Đặc
biệt là kỹ năng làm bài. Qua thực tế ở lớp, tôi thấy các em còn gặp rất nhiều khó khăn
trong khi giải toán như viết câu lời giải, cách trình bày…Để khắc phục những yếu điểm
đó theo tôi cần phái cho các em nắm chắc kỹ năng giải toán.
c. Biện pháp 3 : Dạy kỹ năng giải toán và trình bài bài giải
Để giải được 1 bài toán có lời văn theo tôi học sinh phải hiểu được mục đích của
việc mình làm. Từ đó tìm ra được một giải pháp hay nhất, đạt hiệu quả nhất. Để làm
được điều đó yêu cầu, các em phải nắm được quy trình giải một bài toán có lời văn.
Đọc kỹ đề, phân tích và lên kế hoạch giải là các bước quan trọng và cần thiết khi
giải một bài toán. Bởi vì chỉ có đọc kỹ đề, phân tích tìm hiểu đề bài thì mới tìm ra mối
quan hệ giữa các dữ liệu đã biết và cái phải tìm.
Chính vì vậy, khi giảng dạy, tôi thường dùng các phương pháp đàm thoại, dẫn dắt,
gợi mở và trọng tâm, cần khắc sâu kiến thức nhưng phải dễ hiểu. Sắp xếp các câu hỏi
theo hệ thống đi từ dễ đến khó. Trong quá trình dẫn dắt học sinh làm bài, tôi chỉ là

T¸c gi¶: Lª ThÞ Kim Anh 12
Đề tài :Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp1
người đưa ra vấn đề để học sinh tự tìm hiểu, tự phát hiện, tự nêu vấn đề và tìm cách
giải quyết vấn đề để học sinh tự tìm tòi, tự phát huy trí tuệ và năng lực sáng tạo. Chính
điều đó đã tạo dựng cho các em có kỹ năng tự tìm hiểu đề bài, tự phân tích các tìm cách
giải quyết. Trên cơ sở đó giúp các em nắm được phương pháp giải toán
Để giải được bài toán có lời văn theo tôi học sinh phái nắm được quy trình theo 5
bước sau :
Ví dụ : (SGK Toán 1. Trang 92)
Trong bến có 32 ô tô đỗ. Sau đó có 12 ô tô rời khỏi bến. Hỏi trong bến còn lại bao
nhiêu ô tô?
* Bước 1 : Đọc kỹ đề.
Đọc kỹ đề bài thì mới hiểu được nội dung, Do vậy khi đọc bài toán tôi cho các em
đọc nhiều lần gần như là học thuộc lòng. Khi đọc các em cần đọc to, rõ ràng từng câu,
cách ngắt câu để thể hiện ý, và cần nhấn mạnh ở 1 số thuật ngữ quan trọng chẳng hạn
với bài toán trên : Cần phải nhấn mạnh ở các từ ngữ; các ý; “có 32 ô tô”, “12 ô tô rời
khỏi bến”, “còn” .
Như vậy qua việc đọc bài đã hình thành cho học sinh được cách làm.
* Bước 2 : Phân tích đề.
Phân tích đề là xác định được 3 thành phần của bài toán : dữ liệu, điều kiện và ẩn số.
Phát hiện ra cái đã biết và cái phải tìm, mối quan hệ giữa cái đã biết và cái phải tìm để
tìm ra mấu chốt của bài toán và tìm cách tháo gỡ. Với bài toán trên tôi hướng dẫn học
sinh phân tích như sau :
- Bài toán cho biết gì ? (Trong bến có 32 ô tô đỗ, sau đó có 12 ô tô rời bến).
Giáo viên giúp học sinh hiểu “rời bến” ở đây có nghĩa là “đi ra khỏi bến”
- Bài toán hỏi gì ? ( Còn bao nhiêu ô tô ở trong bến ?)
- Qua việc phân tích các em thấy được cái đã biết ở đây là : Số ô tô trong bến lúc
đầu (32) và số ô tô rời khỏi bên (12). Vậy cái phải tìm ở đây là số ô tô còn lại
trong bến. Trên cơ sở đó muốn tìm số ô tô còn lại thì chỉ việc lấy số ô tô trên sân
lúc đầu (32) trừ đi số ô tô rời bến (12).

* Bước 3 : Tãm tắt bài toán
T¸c gi¶: Lª ThÞ Kim Anh 13
Đề tài :Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp1
Từ việc phân tích giúp các em hiểu và giải bài toán một cách chắc chắn. Giáo viên
cho các em dựa vào những hiểu biết qua việc đọc bài và phân tích giúp các em có thể
tóm tắt lại được bài toán bằng sơ đồ hoặc bằng lời…
Cụ thể bài toán trên tóm tắt như sau :
Có : : 32 ô tô
Rời bến : : 12 ô tô
Còn : … ô tô?
* Bước 4 : Giải bài toán và trình bài bài giải
Vấn đề giải bài toán lµ hết sức phức tạp. Giải bài toán để tìm điều chưa biết trong
câu hỏi. Để giải được bài toán các em phải biết được : Cần làm những gì, và mục đích
của bài toán yêu cầu chúng ta làm gì? Từ đó tìm hiểu phân tích giải các bước trung gian
( nếu có ) và lập trình tự giải toán ( câu lời giải, phép tính, đáp số).
Khi thực hiện giải toán cần lưu ý cho các em tính cẩn thận, nắm chắc thuật tính. Với
mỗi phép tính cần có câu trả lời đầy đủ, chặt chẽ.
Ở lớp 1 các em bắt đầu tập làm quen với dạng toán có lời văn. Chính vì vậy trong
quá trình giải toán, giáo viên không những dạy cho các em biết cách phân tích, cách
làm bài, mà còn phải dạy tốt cho các em biết cách trình bày 1 bài giải sao cho khoa học,
Do vậy khi dạy tôi luôn hướng dẫn cách viết và trình bày 1 bài giải như sau :
+ Viết chữ : “ Bài giải” ở giữa dòng đầu tiên bên dưới của phần tóm tắt. Tiếng
“Bài” phải viết hoa chữ “B”.
+ Viết câu lời giải: Tôi luôn hướng dẫn học sinh dựa vào câu hỏi của bài toán để trả
lời và viết “câu lời giải”. Khi viết câu lời giải phải viết ở bên dưới dòng “Bài giải” chữ
đầu của câu cách dòng kẻ lề 2 ô, và phải viết hoa chữ cái đầu câu. Cuối mỗi câu lời giải
bao giờ cũng có chữ “là” và dấu hai chấm(:).
+ Viết phép tính: Phép tính được viết ở dưới dòng ghi câu lời giải. Phép tính được
viết ở giữa dòng, cách dòng kẻ lề khoảng 3 ô. Còn c¸c số trong phép tính đều được viết
T¸c gi¶: Lª ThÞ Kim Anh 14

Đề tài :Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp1
ở độ cao 1 đơn vị chữ (2 li). Khi viết kết quả của phép tính tên đơn vị phải được đặt
trong dấu ngoặc đơn ().
+ Viết đáp số: Đáp số phải được viết ở dưới dòng phép tính và phải dịch sang bên
phải của phép tính(th¼ng dÊu b»ng). Viết “Đáp số” sau đó viết dấu “:” và viết kết quả
của phép tính.
Bài giải :
Trong bến còn lại số ô tô là:
32 – 12 = 20 (ô tô)
Đáp số : 20 ô tô
*Bước 5 : Kiểm tra kết quả thử lại :
Sau mỗi bài giải tôi luôn hướng dẫn các em kiểm tra lại kết quả của bài toán bắng
cách thử lại, đưa kết quả tìm được vào bài toán. Để các học sinh kiểm tra kết quả đó đã
đúng với yêu cầu của bài cho chưa. Nếu chưa đúng thì các em xem xét lại bài làm của
mình.
Với bài toán trên cần thử lại: 20 + 12 = 32 (ô tô)
Sau khi thực hiện biện pháp này tôi đã áp dụng cho học sinh làm bài khảo sát với
đề bài sau : Lan và Hà hài được 68 bông hoa. Riêng Hà hái được 34 bông hoa. Hỏi Lan
hái được bao nhiêu bông hoa ?
* Kết quả đạt được như sau :
31 em biết phân tích đề : đạt 88%
30 em biết tóm tắt : đạt 85%
29 em viết câu trả lời đúng đủ : đạt 82%
30 em viết đúng phép tính : đạt 85%
T¸c gi¶: Lª ThÞ Kim Anh 15
Đề tài :Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp1
30 em viết đúng đáp số : đạt 85%
29 em viết trình bày bài sạch đẹp : đạt 82%
Sau khi thực hiện biên pháp 3 và một số biện pháp bổ trợ trên tôi thấy : Chất lượng
học giải toán có lời văn của các em được nâng lên rõ rệt. Phần lớn các em đã biết cách

phân tích, tóm tắt và biết cách giải, cũng như cách trình bày một bài toán sao cho khoa
học. Tuy nhiên vẫn còn 1 số em nhận thức châm, điều đó cũng thật dễ hiểu vì : Các em
còn nhỏ, tầm nhận thức còn hạn chế, lại vừa mới tiếp cận với dạng toán có lời văn, cho
nên trong quá trình giải các em còn chưa biết cách lập luận để tìm yếu tố ẩn, chưa biết
cách mở rộng, viết lời giải còn gặp nhiều khó khăn gần như là dập theo một khuôn
mẫu. Chính vậy bản thân tôi luôn suy nghĩ, tìm toi, cải tiến để tìm ra được một giải
pháp, giúp các em tiếp thu bài một cách chủ động, theo ý hiểu của mình, một cách chắc
chắn.
d. Biện pháp 4 : Gợi mở phát huy trí lực cho học sinh.
Trong quá trình dạy học, người giáo viên phải biết vận dụng nội dung, phương pháp
và hình thức tổ chức dạy học. Dạy học phải vừa sức, phù hợp. Quan tâm đến trình độ
phát triển chung của học sinh, đồng thời lại phải quan tâm đến phát triển trình độ riêng
của từng loại đối tượng học sinh, thậm chí của từng học sinh trong lớp, để phù hợp với
năng lực nhận thức của học sinh, giúp học sinh khá giỏi phát triển lên trình độ cao hơn,
đồng thời vẫn giúp học sinh yếu luôn đạt được trình độ chung theo yêu cầu của chương
trình.
Khi dạy các em giỏi toán tôi luôn dùng các câu hỏi gợi mở đi từ dễ đến khó, từ đơn
giản đến phức tạp, để các em tự độc lập suy nghĩ, tự phát hiện ra ván đề cần giải quyết.
Đặc biệt các câu hỏi đưa ra phải thu hút được sự chú ý và kích thích hoạt động chung
của cả lớp. Có thể đặt thêm những câu hỏi phụ để dẫn dắt, gợi ý cho học sinh trả lời câu
hỏi chính. Tôi luôn động viên các em mạnh dạn trả lời ý kiến của bản thân để từ đó uốn
nắn, bổ sung những điều cần thiết.
Với mỗi bài toán tôi luôn hướng dẫn cho các em tìm nhiều cách giải (nếu có) và
cách trả lời. Tạo cho học sinh mong muốn tìm được giải pháp tốt nhất cho bài làm của
T¸c gi¶: Lª ThÞ Kim Anh 16
Đề tài :Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp1
mình. Từ đó mỗi em sẽ lựa chọn cho mình một cách làm, cách trả lời phù hợp với năng
lực.
Ví dụ : SGK Toán 1 trang 99.
An có 20 viên bi. Bình có 18 viên bi. Hỏi cả hai bạn có tất cả bao nhiêu viên bi ?

* Để giúp học sinh cách giải bài toán trên tôi hỏi :
- Bài toán cho biết gì ? (An có 20 viên bi. Bình có 18 viên bi)
- Bài toán hỏi gì ? ( Cả 2 bạn có tất cả bao nhiêu viên bi?)
- “Cả hai bạn” ở đây là ai? (An và Bình)
- Vậy muốn biết cả hai bạn (An và Bình) có tất cả bao nhiêu viên bi thì ta làm thế
nào ?
(Giáo viên gợi ý để giúp học sinh nêu ra : Lấy số bi của An cộng với số bi của Bình
(20+18), hoặc lấy số bi của Bình cộng với số bi của An (18+20)
* Để giúp các em trả lời được bài toán trên. Tôi hướng dẫn các em nắm chắc
cách trả lời thông thường, dễ hiểu, đơn giản đó là đưa vào nội dung câu hỏi để trả
lời :
Cụ thể :Hỏi cả 2 bạn có tất cảbao nhiêu số viên bi ?
Tức : + Bỏ từ “Hỏi”.
+ Bỏ từ “bao nhiêu” hoặc “mấy” thay vào đó là từ “Số”.
+ Bỏ dấu “?” thay vào đó là từ “là” và dấu “:”.
Tức câu trả lời sẽ là: Cả hai bạn có số viên bi là:
Sau khi các em nắm chắc được cách trả lời thông thường rồi. Tôi bắt đầu gợi ý
khuyến khích học sinh tìm cách trả lời khác:
+ Bài toán bảo chúng ta phải tìm tất cả số bi của những ai ( An và Bình ). Vậy
ta phải trả lời như thế nào ? Từ đó gợi cho học sinh tìm được nhiều cách trả lời khác
nhau :
+ An và Bình có số viên bi là :
+ Tất cả số bi của hai bạn là : …v.v…
Như vậy sau mỗi phép tính, mỗi câu lời giải, mỗi bài tôi thường khuyến khích các
em tìm tòi nhiều cách giải, cách trả lời khác nhau. Tập cho các em thói quen cho dù đã
hoàn thành bài làm của mình rồi, nhưng vẫn không thoa mãn với những gì đã đạt được.
Học sinh cần tự kiểm tra, đánh giá và luôn tìm cách hoàn thiện việc đã làm để lựa chọn
T¸c gi¶: Lª ThÞ Kim Anh 17
Đề tài :Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp1
cho mình những cách giải hay, những câu trả lời đầy đủ, chắc chắn phù hợp với khả

năng của mình.
Sau mỗi bài toán với các điều kiện đưa ra, tôi luôn lật ngược lại vấn đề như thay đổi
các điều kiên…. để giúp các em hiểu sâu và nắm bắt kiến thức có logic.
Sau khi kết hợp biên pháp 3 và 4. Tôi cho học sinh áp dụng làm nhiều bài tập và đã
cho đề bài khảo sát sau :
Lớp 1A có 48 học sinh, trong đó có 22 bạn nữ. Hỏi lớp đó có bao nhiêu bạn nam?
* Kết quả đạt được như sau :
15 em trả lời theo cách thông thường : đạt 42%
20 em có câu trả lời hay, ngắn gọn : đạt 58%
35 em viết đúng phép tính và đáp số : đạt 100%
* Tổng hợp
Qua việc thực hiện biện pháp 3 và 4 kết hợp với các biên pháp bổ trợ trên tôi thấy :
Chất lượng của việc giải toán có lời văn được nâng lên rõ rệt. Quá trình giải toán, các
em làm bài rất tốt, trả lời bài giải không những chặt chẽ mà còn trình bày bài giải rất
khoa học, chữ viết sạch đẹp, rõ ràng. Do vậy khi làm bài các em đạt điểm rất cao, kể cả
các em chậm. Xong quá trình làm bài 1 số em khi tính toán vẫn còn sai sót. Chính vì
vậy tôi đã kết hợp biện pháp 5.
e. Biện pháp 5: Rèn luyện kỹ năng tính toán
Qua kinh nghiệm chấm bài của học sinh tôi thấy có những em trả lời bài toán rất
chặt chẽ làm đúng phép tính nhưng khi nhẩm ra kết quả lại sai, do vậy điểm bài làm
của em rất thấp. Chính vì vậy khi các em làm bài tôi thường xuyên nhắc nhở các em
phải tính toán chính xác, trình bày khoa học, rõ ràng. Nếu là các phép tính cộng trừ
trong bảng phải học thuộc và nhẩm chính xác. Nếu là các phép tính cộng trừ ngoài
bảng các em phải đặt tính theo cột dọc làm ra nháp sau đó kiểm tra kết quả cẩn thận,
đúng mới viết kết quả vào bài làm. Cần rèn luyện kỹ năng tính nhẩm, tính viết thành
thạo cho học sinh trong quá trình giải toán để hoàn thiện bài giải.Xong để nâng cao
T¸c gi¶: Lª ThÞ Kim Anh 18
Tổng số học
sinh
Giỏi Khá Trung bình Yếu

SL % SL % SL % SL %
35 25 65 10 29 2 6 0 0
Đề tài :Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp1
chất lượng học tập bản thân tôi luôn suy nghĩ : Làm thế nào để cho giờ học sinh động
và đạt hiệu quả. Giúp các em nắm bắt kiến thức một cách nhẹ nhàng, thoải mái nhưng
khắc sâu được trọng tâm của bài. Chính vì vậy tôi đã kết hợp tiến hành biện pháp 6 .
g. Biện pháp 6 : Vui học – Học vui
Đối với học sinh tiểu học nói chung và nhất là học sinh lớp 1 nói riêng, các em còn
đang ở độ tuổi ham chơi, hiếu động, thích tìm tòi , khám phá những cái mới lạ. Các em
cảm nhận bằng mắt thấy, tay sờ và được trực tiếp làm. Nếu một giờ học mà kho cứng
thì các em rất mau chán, không muốn tiếp thu, đặc biệt là với một giờ toán. Chính vì
vậy để một tiết học lôi kéo học sinh vào bài dạy, giúp các em nhớ lâu và khắc sâu được
kiến thức trọng tâm thì người giáo viên phải biết tổ chức lồng ghép các hoạt động vui
chơi vào trong bài học. Trò chơi toán học là hoạt động được tổ chức có tính chất vui
chơi giải trí nhưng có nội dung gắn với hoạt động học tập của học sinh. Trò chơi toán
học có tác dụng giúp học sinh :
- Thay đổi động hình chống mệt mỏi .
- Tăng cường khả năng thực hành vận dụng các kiến thức đã học.
- Phát triển hứng thú, tính độc lập, ham hiểu biết và khả năng suy luận
Khi chơi trẻ tưởng tượng, suy ngẫm, thử nghiệm, lập luận để đạt kết quả mà lại
không suy nghĩ mình đang học sự khô khan của giờ học toán sẽ được giảm nhẹ. Quá
trình học tập diễn ra một cách tự nhiên hơn, hấp dẫn hơn. Trò chơi học toán là một
phương tiện có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần thực hiện đổi mới phương pháp
dạy học toán nhằm phát huy tích cực, độc lập sáng tạo của học sinh.
Thông qua trò chơi giúp học sinh phát triển phẩm chất đạo đức như tình đoàn kết,
tinh thần cộng đồng, trách nhiệm, tính thi đua (tổ, nhóm) phát triển trí thông minh sáng
tạo, phát triển phẩm chất vật động (nhanh, manh, bền, khéo) và đặc biệt là các em cảm
thấy thoải mái, dễ chịu , phục hồi sức lực sau những phút học căng thẳng Thông qua
hoạt động vui chơi để phát triển tư duy, đặc biệt là tư duy toán học. Mỗi khi tổ chức trò
T¸c gi¶: Lª ThÞ Kim Anh 19

Đề tài :Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp1
chơi, tôi thường nghiên cứu trong tiết học đó bài nào có thể lồng ghép được trò chơi,
bài đó phù hợp với trò chơi nào hoặc đưa những bài toán vui ở ngoài vào tổ chức cho
các em học và chơi.
Ví dụ : SGK Toán 1 Trang 72:
Khi dạy bài phép trừ trong phạm vi 9. Để củng có phép trừ trong phạm vi 9 tôi đưa
ra ví dụ sau:
Hiền hỏi Hoà :
- Hoà ơi, tuần này bạn được mấy điểm 10?
Hoà đáp :
- Số điểm 10 của tớ bằng số 9 bớt đi 2.
Đố các em bạn Hoà được mấy điểm 10.
Ở ví dụ trên tôi cho các em thảo luận nhóm. Thi xem nhóm nào đưa ra phép tính và
kết quả đúng và nhanh nhất. Yêu cầu các nhóm giải thích.
Sau mỗi trò chơi như vậy tôi thường tuyên dương các tổ, các nhóm, cá nhân, động
viên và khích lệ các em nêu ra cách làm, cách tính nhanh nhất để cho các em khác học
tập.
Qua nghiên cứu và thực hiện biện pháp vui mà học tôi thấy : Giờ học thật nhẹ
nhàng, thoải mái, sinh động và đạt hiệu quả rất cao. Nó không những khắc sâu được
những kiến thức cơ bản mà còn giúp học sinh nắm chắc các kiến thức vận dụng vào bài
học, bài làm của mình. Tuy nhiên nếu đưa ra trò chơi mà kh«ng biÕt cách tổ chức, hoặc
trò chơi không phù hợp… sẽ làm mất thời gian, mang tính hình thức, không phát huy
được hết tác dụng, thì sẽ không đạt được hiệu quả. Chính vì vậy khi đưa ra trò chơi
giáo viên phải nghiên cứu kỹ lưỡng để làm sao phát huyđược hết tác dụng của trò chơi.
4. Kết quả thực hiện
T¸c gi¶: Lª ThÞ Kim Anh 20
ti :Mt s kinh nghim nõng cao cht lng dy gii toỏn cú li vn cho hc sinh lp1
Trờn õy l mt vi suy ngh ca tụi khi dy gii toỏn cú li vn cho hc sinh lp 1.
Vi vic kt hp thc hin 6 bin phỏp trờn tụi thy : Kt qu hc tp ca cỏc em c
nõng lờn rừ rt, khụng nhng cỏc em hc tt mụn Toỏn m cũn c, vit rt tt mụn

Ting Vit v cỏc mụn khỏc.Cụ thể qua lần thi kiểm tra định kỳ cuối năm học2012-
2013 các em làm bài rất tốt và điểm thi rất cao ,nhất là trong giải toán.
* C thể trong bài thi các em đạt đợc nh sau:
35 hc sinh bit c ỳng. : t100%
32 em bit phõn tớch v túm tt bi ỳng : t 91%
35 em bit vit li gii ỳng : t 100%
35 em bit vit phộp tớnh ỳng : t 100%
35 em bit trỡnh by ỳng, p : t 100%
* Tng hp:
Chớnh vỡ hc tt mụn Toỏn ó gúp phn nõng cao kt qu thi chn hc sinh
gii cp trng. C th trong nm hc 2012 2013 s lng hc sinh gii lp tụi
t c nh sau :
* 7 em t Hc sinh gii Toán +Tiếng việt cp trng:
1em đạt giải nhất , 1em đạt giải nhì.
* 6 em t Hc sinh vit ch p cp trng .
* 4 em t hc sinh gii ch p cp huyn:
1 em t gii nht
1 em t gii nhỡ
2 em t gii khuyn khớch
Sau khi so sỏnh i chng v cú c kt qu trờn, tụi nhn thy: 6 bin phỏp trờn
rt cú hiu qu trong vic ỏp dng dy gii toỏn cú li vn cho hc sinh lp 1. T vic
Tác giả: Lê Thị Kim Anh 21
Cỏc t
Tng s hc
sinh
Gii Khỏ T.Bỡnh Yu
SL % SL % SL % SL %
u nm
(khi cha thc hin
cỏc bin phỏp )

35 0 0 5 14 20 57 10 29
Cui nm
(Sau khi thc hin
cỏc bin phỏp)
35 28 79 5 15 2 6 0 0
Đề tài :Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp1
chưa biết giải, viết còn chưa đúng, nay đã biết cách giải và còn trình bày sạch đẹp, khoa
học. Không những vậy, các em còn biết tìm nhiều cách trả lời và làm theo ý hiểu của
mình một cách chặt chẽ. Không những các em giải được các bài toán trong chương
trình mà còn giải được các bài toán nâng cao góp phần nâng cao chất lượng học toán.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
1. Bài học kinh nghiệm:
A. Đối với giáo viên:
Qua quá trình giảng dạy, bản thân tôi tự nhận thức được : Để đạt được hiệu quả cao
trong giảng dạy, ®òi hỏi người giáo viên cần phải có lòng nhiệt tình, say mê với công
T¸c gi¶: Lª ThÞ Kim Anh 22
Đề tài :Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp1
việc… Chuẩn bị giờ dạy chu đáo, soạn bài kỹ lưỡng trước khi lên lớp. Tăng cường dự
giờ đồng nghiệp, học tập nhiều các chuyên đề, học hỏi đóng góp ý kiến của bạn bè…
Ngoài ra để dạy tốt môn Toán, đặc biết là dạy giải các bài toán có lời văn cho học sinh
lớp 1, tôi đã rút ra 1 số bài học kinh nghiệm sau đây.
-Dạy tốt các giờ tập đọc và cho học sinh hiểu nghĩa của từ. Có đọc tốt thì các em
mới hiểu được nội dung của bài.
-Dạy cho học sinh nắm chắc các kiến thức cơ bản trong chương trình. Như về : Cấu
tạo số, khái niệm ban đầu về phép cộng, phép trừ. Cộng trừ (không nhớ) thành thạo các
số trong phạm vi 100 … Để áp dụng vào việc làm tính…
- Cho học sinh nắm vững quy trình giải một bài toán có lời văn:
+ Đọc kỹ đề
+ Phân tích đề
+ Tóm tắt bài toán

+ Giải toán và trình bày
+ Thử lại
- Để phát huy trí lực của học sinh, giáo viên cần xây dựng hệ thống câu hỏi phải
phù hợp với năng lực nhận thức của học sinh, từng đối tượng…giúp học sinh khá
giỏi phát triển lên trình độ cao hơn đồng thời giúp học sinh yếu kém đạt được trình
độ theo yêu cầu của chương trình. Khi đưa ra bài toán phải gắn liền với đời sống
thực tế của học sinh.
- Giờ học phải tạo được không khí học tập sôi nổi, vui vẻ bằng cách lồng ghép
các hoạt động trò chơi vào bài học. Để cho học sinh có hứng thu trong học tập, giúp
các em khắc sâu được kiến thức, vận dụng vào làm bài.
- Tăng cường dạy theo phương pháp đổi mới lấy học sinh làm trung tâm .Giáo
viên chỉ là người hướng dẫn.Học sinh chiếm lĩnh kiến thức thông qua các hoạt
động.
* Đối với học sinh:
T¸c gi¶: Lª ThÞ Kim Anh 23
Đề tài :Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp1
-Phải rèn đọc, viết ,tính toán thông thạo.
- Chăm chỉ học tập, chú ý theo dõi bài giảng. Tích cực học tập ở lớp cũng như ở
nhà.
-Nắm vững quy trình giải toán có lời văn.
-Thành lập những đôi bạn cùng tiến.
B. Kết luận :
Từ thực tiễn giảng dạy tôi nhận thấy một vài biện pháp trên đã có tác dụng khắc sâu
kiến thức, phát huy trí lực cho học sinh… Từ đó giúp tôi có thêm kinh nghiệm để giảng
dạy tốt hơn. Qua thực tế nhiều năm giảng dạy tôi thấy : việc trau dồi kiến thức cho học
sinh là cả một quá trình công phu đòi hỏi người giáo viên phải nhiệt tình, kiên trì, bền
bỉ, biết phát huy năng lực cho học sinh. Đặc biệt là người thầy phải luôn trau dồi kiến
thức và sự hiểu biết của bản thân… Chịu khó tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học,
theo chương trình mới để có những giờ dạy hay, dễ hiểu, dễ nhớ và gây hứng thú học
tập cho học sinh.

C. Kiến nghị:
- Đề nghị các cấp tăng cường tổ chức cho giáo viên được học tập bồi dưỡng nhiều
các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học.
-Nhà trường kết hợp với các cấp, các ban ngành tăng cường giúp đỡ và tạo mọi điều
kiện cho giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy .
-Gia đình và nhà trường và xã hội cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa để tạo điều kiện tốt
nhất cho học sinh học ở lớp cũng như ở nhà.
Trên đây là một vài suy nghĩ của tôi trong quá trìnhrèn luyệnđể nâng cao chất lượng
dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1. Tuy nhiên với kiến thức và năng lực của
mình vẫn còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi thiếu sót.
Vậy tôi kính mong được sự nhận xét ,đóng góp ý kiến của các,đồng chí, đồng
nghiệp để giúp tôi hoàn thành tốt hơn nữa trọng trách của người giáo viên trong “sự
nghiệp trồng người.”
Tôi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠNVỊ
Hồng Dương, ngày 20 - 3 - 2013
T¸c gi¶: Lª ThÞ Kim Anh 24
Đề tài :Một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp1
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi viết,
không sao chép nội dung của người khác .
Tác giả
Lê Thị Kim Anh
Ý kiến nhận xét đánh giá và xếp loại của
Hội đồng khoa học cấp trường




Chủ tịch hội đồng
(Ký tên,đóng dấu)

T¸c gi¶: Lª ThÞ Kim Anh 25

×