Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN sử dụng di sản trong dạy học âm nhạc ở trường THCS hoằng anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 23 trang )

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nước Việt Nam có nền văn hóa lâu đời, phong phú, đa dạng và giàu
bản sắc của hơn 54 dân tộc.
Di sản văn hóa Việt Nam là những giá trị kết tinh từ sự sáng tạo văn
hóa của cộng đồng các dân tộc, trải qua một quá trình lịch sử lâu đời, được
trao truyền, kế thừa và tái tạo từ nhiều thế hệ cho tới ngày nay. Di sản văn hóa
Việt nam là bức tranh văn hóa đa dạng, là tài sản quý giá của dân tộc Việt
Nam, là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự
nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta.
Di sản văn hóa Việt Nam là những giá trị sáng tạo từ việc học hỏi, giao
lưu và kế thừa từ các nền văn minh nhân loại. Những giá trị đó là sự kết hợp
nhuần nhuyễn giữa văn hóa và văn minh của nhân loại, với nền văn hóa bản
địa lâu đời của các dân tộc Việt Nam.
Di sản văn hóa Việt Nam, đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể, là sản
phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, có sức sống mạnh mẽ, thể
hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và phát huy trong đời
sống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Việc sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông nói chung, và bộ
môn Âm nhạc ở trường THCS nói riêng, đã giúp cho quá trình học tập của
học sinh trở nên hấp dẫn hơn, học sinh hứng thú học tập và hiểu bài sâu sắc
hơn, phát triển tư duy độc lập sáng tạo, giáo dục tư tưởng, đạo đức cho các em
Cũng như một số môn học khác, Âm nhạc là môn học có khả năng sử
dụng di sản trong dạy học rất phong phú. Với môn Âm nhạc, di sản văn hóa
dưới dạng vật thể hay phi vật thể đều có thể sử dụng tốt trong quá trình dạy
học. Tuy nhiên, trong âm nhạc di sản phi vật thể được sử dụng nhiều hơn và
đậm nét hơn.
Thông qua việc sử dụng di sản trong dạy học nhằm để gìn giữ và phát
huy vốn văn hóa của nhân loại nói chung và của dân tộc Việt Nam nói riêng
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Các giải pháp khi sử dụng kiến thức về di sản văn hóa thông qua môn


Âm nhạc ở trường THCS đang được ngành giáo dục quan tâm, cũng là đối
tượng tôi lựa chọn để đi sâu về nghiên cứu trong đề tài này.
4. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Để xây dựng
được cơ sở lí thuyết phải trải qua quá trình thu thập và nghiên cứu tài liệu, xử
lí và tóm tắt tài liệu có liên quan đến ý tưởng, đề tài nghiên cứu từ các nguồn
cung cấp tài liệu chính yếu như: Tạp chí khoa học chuyên ngành, tài liệu hội
thảo chuyên đề, sách tham khảo,...
1


- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Trực tiếp quan sát, khảo sát
thực tế bằng những dạng câu hỏi như:
+ Câu hỏi về hành vi và sự kiện: hỏi về những việc mà người trả lời đã
làm, những việc đã xảy ra và theo nguyên tắc có thể quan sát bên ngoài.
+ Câu hỏi về đo kiến thức: đo nhận thức của người trả lời về một chủ đề
quan tâm hoặc kỹ năng nhận thức của họ. Trong khảo sát câu hỏi này thường
đi cùng với câu hỏi thái độ và hành vi.
+ Câu hỏi đánh giá tâm lý và thái độ: bởi thái độ hay hành vi chỉ nằm
trong ý thức của người trả lời.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Tổng hợp và xử lí thông tin
Từ thực tiễn giảng dạy cũng như việc học của học sinh, trong gần một
năm qua, bản thân tôi nhận thấy việc sử dụng di sản trong dạy học, góp một
phần không nhỏ giúp cho học sinh có những hiểu biết về những giá trị của các
di sản. Qua đó, giáo dục học sinh ý thức gìn giữ, bảo vệ các di sản đó, đồng
thời góp phần thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên.
Vì vậy, đó là nguồn động lực thôi thúc tôi đi sâu nghiên cứu đề tài :
“Sử dụng di sản trong dạy học Âm nhạc ở trường THCS Hoằng Anh
Thành phố Thanh Hóa - Năm học 2018-2019.”


Xuất phát từ mục tiêu giáo dục phổ thông, mục tiêu từng cấp học nói
chung và mục tiêu sử dụng di sản trong dạy học Âm nhạc nói riêng, tác động
đến tư tưởng, tình cảm của học sinh. Sau khi được tìm hiểu học tập, học sinh
nhận thức được giá trị của những di sản văn hóa xung quanh, thấy yêu quí
trân trọng và tự hào hơn về quê hương mình, từ đó có thái độ và hành vi đúng
đắn, có ý thức gìn giữ, bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa của quê
hương.
Việc sử dụng di sản trong dạy học Âm nhạc góp phần đẩy mạnh, hướng
dẫn hoạt động nhận thức, kích thích hứng thú, giúp học sinh phát triển kỹ
năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức.
Sử dụng di sản trong dạy học Âm nhạc ở trường phổ thông không phải
là dạy học về di sản, cũng không phải là dạy học thông qua di sản mà xem di
sản như là một phương tiện trực quan, phục vụ có hiệu quả cho việc dạy học,
mang lại những kết quả tích cực, vừa có giá trị giáo dục kiến thức phổ thông
theo quy định của chương trình, vừa nâng cao nhận thức và trách nhiệm của
học sinh đối với di sản.
Di sản văn hóa, dù dưới dạng vật thể hay phi vật thể đều có thể sử dụng
trong quá trình dạy học dưới hình thức tạo môi trường, công cụ hoặc là nguồn
cung cấp chất liệu để xây dựng nội dung bài học. Khi đưa di sản với vai trò là
2


một phương tiện trực quan trong giảng dạy. Điều này sẽ làm bài giảng sinh
động, tạo hứng thú trong học tập, giúp học sinh hiểu bài sâu sắc, phát triển tư
duy độc lập, sáng tạo, liên hệ thực tiễn, phát triển kỹ năng học tập, phát triển
trí tuệ và kỹ năng sống.
Mặt khác, sử dụng di sản trong dạy học giúp cho giáo viên rèn luyện
tính tích cực chủ động, sáng tạo, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.
Thực hiện đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học, góp phần nâng cao chất
lượng hiệu quả giáo dục, phát hiện, bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho học

sinh. Phát huy năng lực tổ chức hoạt động dạy học môn Âm nhạc trong nhà
trường, cũng như việc nâng cao sự hiểu biết về Di sản văn hóa Việt nam.
Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện việc "Sử dụng di sản
trong dạy học môn Âm nhạc ở trườngTHCS Hoằng Anh - Thành phố
Thanh Hóa”.
2.1.Thuận lợi:
Trường THCS Hoằng Anh là một trường chuẩn Quốc gia. Trong thực
tế các hoạt động tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích
lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương lâu nay đã được triển khai ở các
hoạt động ngoại khóa, tham quan, khám phá thông qua phong trào "Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực" của nhà trường.
Để đáp ứng việc sử dụng di sản trong dạy học và ứng dụng công nghệ
thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học, nhà trường có lắp máy chiếu
Projector và hệ thống máy vi tính được nối mạng Internet thuận lợi cho việc
tìm kiếm thông tin phục vụ giảng dạy. Có phòng học nhạc riêng tách biệt với
các lớp học môn văn hóa.
Bản thân giáo viên bộ môn đã được tham gia lớp tập huấn "Sử dụng di
sản trong dạy học ở trường phổ thông", vốn ham hiểu biết về di sản văn hóa,
có chuyên môn vững vàng, nhiệt tình, sáng tạo, ham học hỏi, tích cực tìm tòi,
nghiên cứu những phương pháp mới, phù hợp để vận dụng trong quá trình
giảng dạy.
Học sinh chăm ngoan, đa số các em say mê và hứng thú học tập môn
Âm nhạc, đặc biệt là những tiết học có sử dụng di sản văn hóa.
2.2. Khó khăn:
Môn Âm nhạc còn không ít phụ huynh học sinh xem là môn học phụ,
nên việc chú trọng cho môn học của phụ huynh học sinh còn ít nhiều hạn chế.
Việc xây dựng và thiết kế một bài giảng có sử dụng Di sản văn hóa đòi
hỏi người giáo viên phải đầu tư nhiều hơn về mặt thời gian và các điều kiện
khác phục vụ cho tiết dạy, để tiến trình tiết học diễn ra theo dự kiến về mặt
thời gian và nội dung kiến thức.

Giờ học còn bị chi phối và phụ thuộc vào các điều kiện như: tư liệu,
hiện vật, nguồn điện, các đồ dùng dạy học cần thiết khác...
3


Các địa danh gắn liền với di sản đưa vào bài học thì không thuộc địa
bàn nơi trường học và còn ở rất xa, nên việc tổ chức dạy học cho học sinh tại
địa điểm có di sản là điều chưa thể thực hiện được trong thời gian qua.
Từ thực tế giảng dạy âm nhạc trong gần một năm qua, với việc sử dụng
Di sản văn hóa vào dạy học, giáo viên là người hướng dẫn điều khiển, học
sinh tự chủ động chiếm lĩnh kiến thức,việc tạo hứng thú học tập cho các em là
một điều đáng để giáo viên lưu tâm trong việc nâng cao hiệu quả chất lượng
dạy học .
Từ những lý do nói trên, bản thân tôi nhận thấy việc sử dụng Di sản
văn hóa vào dạy học âm nhạc là một trong những nhiệm vụ, nhằm tạo hứng
thú trong học tập cho học sinh giúp các em hiểu bài sâu sắc, phát triển kỹ
năng học tập, có ý thức gìn giữ, bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa của
quê hương đất nước mình. Vì vậy nó là động lực giúp tôi đi sâu vào nghiên
cứu và đúc rút kinh nghiệm này.
3.1 Xác định giá trị các di sản được sử dụng trong dạy học môn Âm nhạc
ở trường THCS Hoằng Anh.
Đất nước Việt Nam hiện có 2 di sản thiên nhiên thế giới là Vịnh Hạ
Long và Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, cùng với 5 di sản văn hóa thế
giới là: Quần thể di tích Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn,
Hoàng thành Thăng Long và Thành Nhà Hồ. Ngoài ra, Việt Nam còn được
Unesco công nhận một số di tích khác cũng được xếp vào di sản thế giới đó
là: Cao nguyên đá Đồng Văn, Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa
cồng chiêng Tây Nguyên, Dân ca quan họ Bắc Ninh - Bắc Giang, Ca trù, Hội
Gióng và Đền Sóc, Mộc bản triều Nguyễn, Bia tiến sĩ Văn Miếu Thăng Long,
Hát xoan và Tục thờ cúng Hùng Vương.

Trong đó có đến 7 di sản thế giới tại Việt Nam gắn liền và được sử
dụng trong dạy học âm nhạc ở trường THCS đó là: Nhã nhạc cung đình Huế,
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Dân ca quan họ Bắc Ninh Bắc Giang, Ca trù và Hát xoan ở Phú Thọ.Dân ca Ví Giặm, Đờn ca tài tử.
Bên cạnh đó, di sản văn hóa địa phương như: Hò sông Mã, Tổ khúc múa
đèn...(Dân ca Thanh Hóa ) cũng được giáo viên đưa vào sử dụng.
3.1.1 Nhã nhạc cung đình Huế
Nhã nhạc cung đình Huế là di sản văn hóa phi vật thể đầu tiên của Việt
Nam được thế giới công nhận. Trong phần nhận định về nhã nhạc, Tổ chức
Unesco đánh giá Nhã nhạc Việt Nam mang ý nghĩa "âm nhạc tao nhã". .Nhã
nhạc đã đề cập đến âm nhạc cung đình Việt Nam, được trình diễn tại các lễ
thường niên bao gồm các lễ kỉ niệm và những ngày lễ tôn giáo, cũng như các
sự kiện đặc biệt như lễ đăng quang, lễ tang hay những dịp đón tiếp chính thức.
Nhã nhạc là loại hình âm nhạc có lời lẽ tao nhã, điệu thức cao sang, quý phái.
Nó biểu tượng cho vương quyền về sự trường tồn, hưng thịnh của triều đại.
4


Nhạc cung đình Huế xưa kia bao gồm nhiều thể loại như: Giao nhạc dùng
trong lễ Tế giao, Ngũ tự nhạc dùng trong các cuộc tế lễ Thần Nông, Thành
Hoàng. Đại triều nhạc dùng trong những dịp lễ lớn, Thường triều nhạc dùng
trong các lễ thường triều,Cung nhạc phục vụ trong nội cung...

Nhã nhạc cung đình Huế
Năm 2003, Nhã nhạc cung đình Huế đã được Unesco công nhận là "Di
sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại".
3.1.2 Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon
Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn
hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc Tây Nguyên: Bana, Xêđăng, Mnông,
Cơho, Rơmăm, Êđê, Giarai... Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của

người Tây Nguyên, là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tả
niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày
của họ. Cồng chiêng còn là tài sản quý giá, biểu tượng cho quyền lực và sự
giàu có. Vào những ngày hội, hình ảnh những vòng người nhảy múa quanh
ngọn lửa thiêng, bên những vò rượu cần trong tiếng cồng chiêng vang vọng
núi rừng, tạo cho Tây Nguyên một không gian lãng mạn và huyền ảo.
Văn hóa cồng chiêng là loại hình nghệ thuật gắn với lịch sử văn hóa
của các dân tộc thiểu số sống dọc Trường Sơn - Tây Nguyên, cồng chiêng
được sử dụng vào các dịp lễ hội, chào đón năm mới...Trải qua bao năm tháng,
cồng chiêng đã trở thành nét văn hóa đặc trưng, đầy sức quyến rũ và hấp dẫn
góp phần tạo nên những sử thi, những áng thơ ca đậm chất văn hóa Tây
Nguyên vừa lãng mạn, vừa hùng tráng.

5


Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Năm 2005, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã chính thức
được Unesco công nhận là "Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân
loại".
3.1.3 Dân ca quan họ Bắc Ninh - Bắc Giang
Dân ca quan họ Bắc Ninh - Bắc Giang hay dân ca quan họ Kinh Bắc là
những làn điệu dân ca của vùng Đồng bằng Bắc Bộ - Việt Nam, chủ yếu phát
triển ở vùng ven sông Cầu, một ranh giới tự nhiên của hai tỉnh Bắc Ninh và
Bắc Giang hiện nay. Văn hoá quan họ có cách ứng xử thật khéo léo, tế nhị,
kín đáo và mang đầy ý nghĩa như các làn điệu mời nước, mời trầu thật chân
tình, nồng thắm mỗi khi có khách đến chơi nhà "đôi tay nâng chén rượu đào,
đổ đi thì tiếc, uống vào thì say". Quan họ uống chén rượu mừng xuân, mừng
hội, vui bầu, vui bạn… rồi ca xướng cho tan canh mãn võ, cho tàn đêm rạng
ngày, rồi các làn điệu chia tay giã bạn đầy quyến luyến trong câu hát "Người

ơi người ở đừng về" tàn canh, giã hội rồi mà quan họ vẫn còn ngậm ngùi tiếc
nhớ "Người về tôi vẫn ngậm ngùi, để thương, để nhớ cho tôi thế này... Người
về tôi chẳng dám nài, áo trong người mặc, áo ngoài người để làm tin"… Và
để rồi kết thúc bằng những lời hứa hẹn tha thiết "Đến hẹn lại lên"… trong
mùa hội tới. Quan họ là "ứng xử" của người dân Kinh Bắc, "mỗi khi khách
đến chơi nhà", không chỉ "rót nước pha trà" mời khách, mà cùng với đó là
những câu hát thắm đượm nghĩa tình: "Mỗi khi khách đến chơi nhà/ đốt than
quạt nước pha trà mời người xơi/ trà này quý lắm người ơi/ Mỗi người một
chén cho tôi vui lòng".
Ngày 30 tháng 9 năm 2009, tại kỳ họp lần thứ 4 của Ủy ban liên chính
phủ Công ước Unesco Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, quan họ đã được
công nhận là "Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại".
6


Dân ca quan họ Bắc Ninh - Bắc Giang đa dạng và độc đáo
3.1.4 Ca trù
Hát Ca trù hay (hát "ả đào", hát "cô đầu") là bộ môn nghệ thuật truyền
thống của miền Bắc Việt nam, rất phổ biến trong đời sống sinh hoạt văn hó ở
khu vực này từ thế kỷ XV. Ca trù sử dụng ba nhạc khí đặc biệt là Đàn Đáy,
Phách và Trống chầu. Về mặt văn học, Ca trù làm nảy sinh một thể loại văn
học độc đáo là hát nói.
Hội đồng chuyên môn Unesco đánh giá: Ca trù đã trải qua một quá
trình phát triển ít nhất từ đầu thế kỷ XV đến nay, được biểu diễn trong không
gian văn hóa đa dạng gắn liền ở nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. Ca trù thể
hiện một ý thức về bản sắc và sự kế tục trong nghệ thuật biểu diễn, có tính
sáng tạo, được chuyển giao từ thế hệ này, sang thế hệ khác thông qua các tổ
chức giáo phường. Mặc dù trải qua nhiều biến động lịch sử, xã hội. Nhưng Ca
trù vẫn có một sức sống riêng bởi giá trị của nghệ thuật đối với nền văn hóa
Việt Nam.

Ngày 1 tháng 10 năm 2009, Ca trù của Việt Nam được Unesco ghi vào
danh sách "Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại".

7


3.1.5 Hát xoan ở Phú Thọ
Hát xoan là loại hình dân ca nghi lễ phong tục hát thờ thần, thành
hoàng với hình thức nghệ thuật đa yếu tố: có nhạc, hát, múa; thường được
biểu diễn vào dịp đầu xuân, phổ biến ở vùng đất Tổ Hùng Vương - Phú Thọ,
một tỉnh thuộc trung du Việt Nam.
Hát xoan là một di sản văn hóa phi vật thể quý giá của vùng đất Tổ
Hùng Vương. Nguồn gốc của Hát xoan gắn với những giai thoại của thời đại
vua Hùng dựng nước, Hát xoan còn bảo lưu nhiều yếu tố văn hóa cổ của thời
đại bình minh dựng nước...Hát xoan là tiếng hát dâng thần linh, cầu chúc khấn
nguyện thần linh ban phúc cho dân làng.

Ngày 24 tháng 1 năm 2011, tại Hội nghị lần thứ 6 của Ủy ban liên
chính phủ về Bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể của Unesco tổ chức tại Bali.
Hồ sơ Hát xoan - Phú Thọ của Việt Nam được công nhận là " Di sản văn hóa
phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp đại diện của nhân
3.1.6 Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh

Điệu ví giặm

Dân ca ví, giặm là phương tiện làm vơi bớt nỗi mệt nhọc, phương tiện
vui chơi giải trí, nơi thổ lộ tâm tình của người dân xứ Nghệ.
Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa
8



phi vật thể đại diện của nhân loại trong phiên họp ngày 27/11/2014 tại Paris,
Pháp. Ví, Giặm là hai lối hát dân ca không nhạc đệm được cộng đồng người
Nghệ Tĩnh sáng tạo ra từ hàng trăm năm nay. Ví, Giặm được thực hành trong
lao động và đời sống thường nhật: Lúc ru con, khi làm ruộng, chèo thuyền,
lúc quay tơ, dệt vải, đi củi, trèo non. Dân ca Ví, Giặm không chỉ chiếm vị trí
quan trong trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Nghệ Tĩnh mà còn là
phương tiện nghệ thuật đặc trưng xứ Nghệ để biểu đạt tư tưởng, tình cảm,
tăng cường giao lưu, gắn kết cộng đồng.
3.1.7 Đàn ca tài tử Nam Bộ
Tháng 12/2013, tại phiên họp lần thứ 8 của UNESCO về bảo vệ di sản
văn hóa phi vật thể diễn ra tại Baku (Azecbaijan), Di sản Đàn ca tài tử Nam
Bộ đã được ghi tên vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của
nhân loại.

Đàn ca tài tử Nam Bộ.

3.1.8 Di sản văn hóa địa phương - Tổ khúc hò sông Mã
Thanh Hóa là một tỉnh có bề dày lịch sử của truyền thống văn hoá. Tổ khúc
hò sông Mã, trò Xuân Phả, Tổ khúc Múa đèn Đông Anh là di sản văn hóa quý
giá của quê hương xứ thanh. Ngoài việc thực hiện dạy học ở trường, ở lớp
trên tiết dạy, bản thân là Tổng phụ trách nên tôi đã chủ động lập kế hoạch
tham mưu với lãnh đạo nhà trường tổ chức hoạt động ngoại khóa tại di tích
lịch sử Hàm Rồng - một địa danh lân cận với xã Hoằng Anh. Giới thiệu về Tổ
khúc Hò sông Mã và lồng ghép trong tiết 11 Âm nhạc 6 (nội dung : Sơ lược
về dân ca Việt Nam); Tiết 11 Âm nhạc 8 ( Học hát Hò ba lí)
Đến với vùng quê xứ Thanh, hẳn ai cũng được đắm mình trong những
làn điệu dân ca mượt mà của tổ khúc hò sông Mã - từng được coi như “đặc
sản” không đâu có của người xứ Thanh. Dòng sông này đã chứng kiến bao
trận đánh ác liệt của nhân dân ta chống giặc ngoại xâm, bao gian lao vất vả

của những người dân yêu nước, yêu lao động sản xuất và yêu nghệ thuật dân
tộc. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, điệu hò này đã
được dân công hoả tuyến, bộ đội, thanh niên xung phong vận dụng để hò cổ
vũ khi đào hầm hào, khi hành quân và những buổi sinh hoạt văn nghệ ở hậu
9


phương, điệu hò này còn cổ vũ bà con khi xuống đồng gặt hái, lao động sản
xuất phục vụ cho tiền phương. Hò sông Mã là những câu vừa hò vừa nói của
các chàng trai chèo đò đưa các lái buôn xuôi dòng sông Mã. Họ vừa sáng tác,
vừa hò, vừa làm điệu bộ để trấn an tinh thần khách và cổ vũ bản thân. Vì thế,
âm điệu hò khỏe khoắn, sinh động, hấp dẫn..."Trông lên phố chợ cao cao/
Miệng khoan tay bắt lái vào cho mau/Dô ta dô tà dô ta oa oa oa dô ta dô ta
dô tà". Trải qua bao biến cố thăng trầm cùng lịch sử dân tộc, khúc hát ấy vẫn
mãi mãi trường tồn cùng thời gian và khẳng định sức sống lâu bền với những
giá trị nhân văn sâu sắc.

Điệu hò trên sông Mã

3.2 Khai thác, sử dụng tài liệu về di sản để tiến hành bài học
Bài học có một vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình dạy học, nó là
hình thức cơ bản của việc tổ chức quá trình thống nhất giữa giảng dạy và học
tập của giáo viên và học sinh. Song bài học có để lại những dấu ấn sâu đậm
trong tâm hồn học sinh hay không, có làm cho học sinh yêu thích những vấn
đề đã học và biết vận dụng chúng một cách năng động, sáng tạo vào thực tế
cuộc sống hay không, là tùy thuộc vào phương pháp của giáo viên.
Bởi vậy, tiến hành bài học bằng cách sử dụng sáng tạo, đa dạng, nhuần
nhuyễn các phương pháp dạy học của giáo viên sẽ có tác dụng rất lớn trong
việc bồi dưỡng, khắc sâu kiến thức, giáo dục đạo đức, tư tưởng tình cảm và
rèn luyện các năng lực nhận thức, năng lực thực hành bộ môn cho học sinh.

Một trong những giải pháp quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy học
bộ môn Âm nhạc là khai thác, sử dụng tài liệu về di sản văn hóa khi tiến hành
bài học trên lớp.
Tài liệu về di sản văn hóa đóng vai trò là một nguồn kiến thức góp
phần bổ sung, cụ thể hóa, làm phong phú nội dung bài học, làm cho những
kiến thức trong bài học không chỉ đơn thuần khô cứng mà sinh động hơn,
giúp học sinh tái hiện được kiến thức, hiểu bài nhanh hơn và nhớ lâu hơn.
Do các địa danh gắn liền với di sản đưa vào bài học thì không thuộc địa
bàn của trường học và còn ở những nơi rất xa, nên việc tổ chức dạy học cho
10


học sinh tại địa điểm có di sản là điều chưa thể thực hiện được trong thời gian
qua. Vì vậy, việc sử dụng tài liệu về di sản trong tiến hành bài học trên lớp là
phương án mà tôi sử dụng. Để bài giảng sinh động, hấp dẫn hơn, gây hứng
thứ cho học sinh, giáo viên đã sử dụng các phương tiện trực quan trong bài
giảng. Ngoài các kênh hình có trong sách giáo khoa thì việc sưu tầm tài liệu
về di sản vào dạy học là cần thiết.
Tuy nhiên, để khai thác tài liệu về di sản phục vụ cho bài học, giáo viên
tuân thủ những yêu cầu sau:
+ Tiến hành chọn lọc kĩ và xác minh tính chân thực của các tài liệu về
di sản.
+ Tài liệu về di sản có nhiều nhưng do thời gian của một tiết trên lớp có
hạn, phần nội dung cần sử dụng di sản hỗ trợ chỉ là một phần trong nội dung
của bài học. Nên giáo viên phải biết chọn lọc những tài liệu điển hình nhất,
sắp xếp những tài liệu đó thành hệ thống phù hợp với tiến trình bài học, kết
hợp với các phương tiện trực quan, phương tiện kĩ thuật hiện đại, nguồn kiến
thức, do đó cần kết hợp chặt chẽ giữa trình bày miệng và các phương pháp
khác làm cho bài học sinh động hơn. Ví dụ, giáo viên có thể sử dụng tranh
ảnh về di sản kết hợp với những mẩu chuyện nhằm cụ thể hóa kiến thức, hay

trao đổi đàm thoại giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn những kiến thức cơ bản của
bài học. Bên cạnh đó tùy theo mục đích, nội dung bài học mà giáo viên khai
thác những tài liệu khác nhau phù hợp với trình độ và nhận thức của học sinh.
Việc khai thác và sử dụng di sản sao cho hiệu quả và các tài liệu về di
sản như: Hình ảnh, âm thanh, thông tin, hiện vật về các di sản gắn liền với
sinh hoạt văn hóa âm nhạc được giáo viên khai thác như sau:
* Nhã nhạc cung đình Huế
+ Hình ảnh về kinh đô Huế, dàn nhã nhạc cung đình Huế, các loại nhạc
cụ dùng trong dàn nhã nhạc.
+ Đĩa nhạc, video về nhạc cung đình Huế
+ Bài viết, xuất sứ về nhã nhạc cung đình Huế
* Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
+ Hình ảnh về không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên: lễ hội,
cồng chiêng, nhà Rông...
+ Đĩa nhạc, video về không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
+ Bài viết, xuất sứ về không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
*Dân ca quan họ Bắc Ninh - Bắc Giang
+ Hình ảnh về hát quan họ Bắc Ninh - Bắc Giang : hội lim, trang phục,
hình thức hát quan họ, các liền anh liền chị...
+ Đĩa nhạc, video về hát quan họ Bắc Ninh - Bắc Giang
+ Bài viết, câu chuyện hoặc lịch sử về quan họ Bắc Ninh - Bắc Giang
+ Hiện vật Bản nhạc quan họ, trang phục quan họ.
*Ca trù
+ Hình ảnh về hát ca trù : nhạc cụ, trang phục, các nghệ nhân
+ Đĩa nhạc, video về hát ca trù
11


+ Bài viết, câu chuyện hoặc thông tin về hát ca trù
+ Hiện vật Đàn đáy, Phách, Trống chầu.

*Hát xoan
+ Hình ảnh về hát xoan ở Phú Thọ: trang phục, hát múa...
+ Đĩa nhạc, video về hát xoan
+ Bài viết, câu chuyện hoặc truyền thuyết về hát xoan.
+ Lời ca của bài hát xoan, trang phục biểu diễn
* Tổ khúc Múa đèn Đông Anh - Thanh Hóa
+ Hình ảnh các hoạt động trong Tổ khúc Múa đèn
+ Video: "Về Đông Sơn, Thanh Hóa thưởng thức điệu Múa đèn"
+ Bài viết về Tổ khúc Mùa đèn
+ Bản nhạc các bài dân ca, trang phục biểu diễn
3 .3 Kết hợp các phương pháp truyền thống và phương tiện dạy học hiện
đại trong dạy học .
3.3.1 Các phương pháp truyền thống
Việc sử dụng di sản trong dạy học môn Âm nhạc ở trường THCS được
thông qua các phương pháp truyền thống theo tinh thần đổi mới và phù hợp.
* Phương pháp trình bày miệng:
Trong dạy học nói chung, trình bày miệng có ý nghĩa quan trọng, bởi
vì lời nói giữ vai trò chủ đạo đối với việc giảng dạy của giáo viên và học tập
của học sinh.Việc trình bày miệng không chỉ giúp cho học sinh khôi phục
hình ảnh về nội dung bài học đang nghiên cứu mà còn giúp các em nhận
thức sâu sắc kiến thức, trình bày những suy nghĩ, hiểu biết của mình.Có nhiều
cách trình bày miệng như miêu tả, kể chuyện, giải thích... giáo viên căn cứ
vào nội dung của từng bài để sử dụng cách trình bày miệng của mình cho phù
hợp và đảm bảo yêu cầu phát huy tính tích cực cho học sinh.
* Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan:
Trực quan là một trong những nguyên tắc cơ bản của lý luận dạy học,
nhằm tạo cho học sinh những biểu tượng và hình thành các khái niệm trên cơ
sở trực tiếp quan sát hiện vật đang học hay đồ dùng trực quan minh họa hiện
vật.Các loại đồ dùng trực quan có thể sử dụng như:
+ Đồ dùng trực quan hiện vật như cồng, chiêng, các nhạc cụ trong dàn

Nhã nhac cung đình...là loại tài liệu gốc có giá trị, có ý nghĩa to lớn về nhận
thức, giáo dục và phát triển học sinh.
+ Đồ dùng trực quan tạo hình bao gồm mô hình, các loại đồ phục chế
khác, hình vẽ, tranh ảnh ...như bản nhạc quan họ
+ Loại đồ dùng trực quan quy ước như: Bản nhạc quan họ, lời ca của
bài hát xoan, trang phục biểu diễn.
* Phương pháp trao đổi đàm thoại:
Đây là cách mà giáo viên nêu ra các câu hỏi để học sinh trả lời, đồng
thời các em có thể trao đổi với nhau, dưới sự chỉ đạo của thầy, qua đó đạt
12


được mục đích học tập đề ra, tùy theo nội dung của từng bài có thể vận dụng
các dạng trao đổi như tái hiện tài liệu, trao đổi phân tích và khái quát hóa ,
trao đổi ôn tập...Trong trao đổi đàm thoại giáo viên đặt câu hỏi và tổ chức cho
học sinh trả lời, hoặc trao đổi với nhau để tìm ra ý kiến đúng, thậm trí trong
quá trình trao đổi học sinh có thể tự đặt câu hỏi và trả lời, Song vấn đề quan
trọng khi vận dụng phương pháp này là chất lượng của câu hỏi. Câu hỏi đưa
ra cho học sinh trao đổi phải đảm bảo các yêu cầu sư phạm mà lí luận dạy học
môn Âm nhạc quy định.
3.3.2 Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Hiện nay, trong dạy học Âm nhạc ở trường THCS để đảm bảo yêu cầu
nghe nhìn của học sinh, bên cạnh các đồ dùng trực quan truyền thống. Việc sử
dụng máy vi tính với các phần mềm thông dụng và phổ biến hiện nay như
phần mềm Microsoft Power Point được đa số giáo viên lựa chọn. Ứng dụng
công nghệ thông tin vào trong dạy học Âm nhạc ở trường THCS, có tác dụng
thiết thực trong việc tạo hứng thú học tập và tích cực hóa hoạt động của các
em. để góp phần đạt được mục tiêu giáo dục và phát triển toàn diện cho học
sinh. Đây là một biện pháp tích cực góp phần vào đổi mới phương pháp dạy
học hiện nay. Song khi sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học bộ môn Âm

nhạc nói chung luôn được giáo viên lưu ý:
+Sử dụng công nghệ thông tin nói chung, phần mềm Power Point nói
riêng và dạy học cần đảm bảo mục tiêu giáo dục, mục tiêu môn học được thể
hiện qua từng mục tiêu bài học. Đảm bảo yêu cầu tiến hành dạy học và luôn
chú ý phát huy tính tích cực của học sinh.
+ Sử dụng phần mềm Power Point phải góp phần đảm bảo tính trực
quan trong dạy học. Khả năng trình bày đa phương tiện và tương tác của phần
mềm Power Point phải có tác dụng gây hứng thú học tập của học sinh một
cách tích cực.
+ Không nên lạm dụng việc sử dung công nghệ thông tin vào dạy học,
biến giờ học thành giờ "trình diễn hình ảnh" và học sinh chỉ đóng vai
trò"khám thị" một cách say mê xong, bị động và không có tác dụng nhiều
trong việc tiếp thu kiến thức.
Vì vậy, khi sử dụng di sản trong dạy bộ môn Âm nhạc kết hợp với việc
sử dụng công nghệ thông tin, được đa số giáo viên lựa chọn để khai thác các
tranh, ảnh, hiện vật, các video minh chứng... của di sản xây dựng thành những
phần mềm phục vụ các bài học trên lớp.
3.4 Sử dụng di sản hổ trợ một số nội dung của bài học trong dạy học Âm
nhạc ở trường THCS .
Như đã nói ở trên, Việt nam có nhiều di sản, nhưng trong dạy học Âm
nhạc ở trường THCS, chủ yếu là dùng các di sản gắn liền với sinh hoạt văn
hóa âm nhạc, đó là: Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên, Dân ca quan họ Bắc Ninh - Bắc Giang, Ca trù, Hát xoan
và di sản văn hóa địa phương - Tổ khúc Múa đèn Đông Anh. Việc khai thác
13


và sử dụng di sản sao cho hiệu quả và các tài liệu về di sản như : Hình ảnh,
âm thanh, thông tin, hiện vật về các di sản gắn liền với sinh hoạt văn hóa âm
nhạc. Song cũng tùy thuộc vào từng nội dung của từng bài học mà lựa chọn di

sản phù hợp để hỗ trợ cho nội dung của bài học đó.
3.4.1 Những nội dung của tiết học có sử dụng di sản
* Nội dung : Sơ lược về dân ca Việt nam của tiết 11 lớp 6. Sử dụng di sản Dân
ca quan họ Bắc Ninh - Bắc Giang; Tổ khúc múa đèn Đông Anh Thanh Hóa,
với vai trò là di sản văn hóa địa phương.
* Nội dung: Sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến của tiết 14 lớp 6. Sử
dụng di sản hát ca trù (các nhạc cụ trong hát ca trù :đàn đáy, phách, trống)
* Nội dung: Sơ lược về nhạc hát, nhạc đàn của tiết 26 lóp 6; Sử dụng di sản
Nhã nhạc cung đình Huế và Dân ca Quan họ Bắc Ninh - Bắc Giang.
* Nội dung: Học hát bài Lí cây đa ( dân ca Quan họ Bắc Ninh) tiết 4 lớp 7.
Sử dụng di sản Dân ca Quan họ Bắc Ninh - Bắc Giang.
*Nội dung: Học hát bài Đi cắt lúa ( Dân ca Hrê - Tây Nguyên) tiết 19 lớp 7.
Sử dụng di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
* Nội dung: Một số thể loại bài hát của tiết 21 lớp 7. Sử dụng di sản Không
gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
* Nội dung: Một số nhạc cụ dân tộc của tiết 13 lớp 8. Sử dụng di sản Không
gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
* Nội dung: Sơ lược về một vài thể loại nhạc đàn của tiết 31 lớp 8. Sử dụng di
sản Nhã nhạc cung đình Huế
* Nội dung : Một số ca khúc mang âm hưởng dân ca của tiết 13 lớp 9. Sử
dụng di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
3.4.2 Minh họa các tư liệu về di sản được sử dụng vào nội dung của một
tiết học Âm nhạc ở trường THCS Hoằng Anh
Tiết 22 lớp 6 - Nội dung : Sơ lược về nhạc hát và nhạc đàn
* Giới thiệu về nhạc đàn( Khí nhạc)
Giáo viên chọn các loại tư liệu về di sản Nhã nhạc cung đình Huế để
minh họa cho nội dung này.
+Về âm thanh: Video về Nhã nhạc cung đình Huế.

Lưu Thủy ,Kim Tiền, Xuân Phong, Long Hổ


14


+Về thông tin di sản
Nhã nhạc cung đình Huế là di sản văn hóa phi vật thể đầu tiên của Việt
Nam được thế giới công nhận. Trong phần về nhận định về nhã nhạc,Tổ chức
Unesco đánh giá Nhã nhạc Việt Nam mang ý nghĩa " âm nhạc tao nhã". Nhã
nhạc đã đề cập đến âm nhạc cung đình Việt Nam được trình diễn tại các lễ
thường niên bao gồm các lễ kỉ niệm và những ngày lễ tôn giáo cũng như các
sự kiện đặc biệt như lễ đăng quang, lễ tang hay những dịp đón tiếp chính
thức.Trong các thể loại nhạc cổ truyền Việt Nam chỉ có Nhã nhạc đạt tới tầm
vóc quốc gia. Nhã nhạc Việt Nam đã có từ thế kỷ XI, đến thời Nguyễn thì
Nhã nhạc cung đình Huế đạt đến độ chín muồi và hoàn chỉnh nhất”.
Ngày 7 tháng 11 năm 2003, Nhã nhạc cung đình Huế đã được Unesco
công nhận là Kiệt tác Di sản Văn hóa Phi vật thể và Truyền khẩu của nhân
loại. Giờ đây, Nhã nhạc cung đình Huế không chỉ là vốn quý của dân tộc Việt
Nam mà còn là tài sản vô giá của loài người. Với những giá trị nổi bật, Nhã
nhạc cung đình Huế chắc chắn sẽ tiếp tục được giữ gìn và bảo tồn một cách
hiệu quả, góp phần cùng với các loại hình di sản văn hóa và thiên nhiên thế
giới ở Việt Nam khẳng định vị thế của một dân tộc, một quốc gia giàu truyền
thống văn hóa trong khu vực và thế giới.
+ Về hình ảnh:

Đại nội Huế trầm mặc và tôn nghiêm

Dàn Nhã nhạc cung đình Huế
15



Nhạc cụ được sử dụng trong dàn Nhã nhạc cung đình Huế
Các nhạc khí được dùng trong Nhạc cung đình được chế tạo rất kỹ, tinh
xảo hơn nhạc khí dùng trong dân gian, lại có đr màu âm: Tiếng kim, tiếng thổ,
tiếng trong, tiếng đục, tiếng trầm, tiểng bổng , tiếng tơ tiếng trúc,tiếng da,
tiếng khánh, tiếng đồng. Về cao độ có tiếng trầm của dây đài đàn tỳ bà, tiếng
cao vút vi vu của tiếng sáo. Khi hòa dàn thì không nhạc khí nào có thể át các
nhạc khí khác mà mỗi loại âm thanh đều có thể phân biệt rõ ràng.
*Giới thiệu về nhạc hát:
Giáo viên chọn các loại tư liệu về di sản hát Dân ca quan họ Bắc Ninh Bắc Giang để minh họa cho nội dung này.
+Về âm thanh: Video về hát quan họ Bắc Ninh - Bắc Giang. Nhạc mp3

Giao duyên mời trầu trong dân ca quan họ Bắc Ninh
16


+ Về hình ảnh

Hát Hội trong lễ Hội Lim

Trang phục của liền anh, liền chị

Bản nhạc bài hát quan họ

+Về thông tin:
Dân ca quan họ Bắc Ninh - Bắc Giang hay dân ca quan họ Kinh Bắc là
những làn điệu dân ca của vùng Đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, chủ yếu phát
triển ở vùng ven sông Cầu, một ranh giới tự nhiên của hai tỉnh Bắc Ninh và
Bắc Giang hiện nay.
Quan họ được lưu truyền trong dân gian từ đời này sang đời khác qua
phương thức truyền khẩu. Phương thức này giúp cho Quan họ trở thành một

loại hình dân ca có tới 200 làn điiệu khác nhau. Trong quan họ truyền thống,
17


đôi liền anh đối đáp với đôi liền chị được gọi là hát hội, hát canh; hát cả nhóm
liền anh đối đáp cùng nhóm liền chị gọi là hát chúc, hát mừng. Quan họ ngày
nay, người hát trao đổi tình cảm với khán thính giả mà không chỉ còn là tình
cảm giữa bạn hát với nhau. Quan họ mới không còn nằm ở không gian làng
xã mà đã vươn xa, đến với nhiều thính giả ở các quốc gia trên trên thế giới.
Ngày 30 tháng 9 năm 2009, tại kỳ họp lần thứ 4 của Ủy ban liên chính
phủ Công ước Unesco Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Dân ca quan họ Bắc
Ninh - Bắc Giang đã được công nhận là "Di sản văn hóa phi vật thể đại diện
cho nhân loại".
Chúng ta càng yêu mến, trân trọng và giữ gìn những làn điệu dân ca
như di chúc Bác Hồ dặn lại là: “muốn yêu tổ quốc mình thì phải yêu tha thiết
những khúc hát dân ca”.
Trong thực tế nhà trường các hoạt động tham gia tìm hiểu, chăm sóc và
phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương lâu nay
đã được triển khai thông qua phong trào "Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực", được triển khai rộng rãi vài năm nay gần đây và đã có
những kết quả đáng mừng tại trường THCS Hoằng Anh.
Với cương vị là giáo viên Tổng phụ trách Đội và cũng là giáo viên
giảng dạy môn Âm nhạc, ngoài những việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa
tham quan, khám phá, học tập tại khu di tích lịch sử Hàm Rồng, Đồi
C4...Thời gian qua, sau khi tiếp thu lớp tập huấn về "Sử dụng di sản trong dạy
học ở trường Trung học phổ thông", tôi đã mạnh dạn áp dụng vào một số nội
dung của các tiết học trong bộ môn Âm nhạc ở trường THCS Hoằng Anh, và
thực sự hiệu quả, chỉ trong một thời gian ngắn, học sinh đã thích tìm hiểu về
văn hóa dân tộc, thích được thưởng thức, trải nghiệm các di sản văn hóa của
nhân loại. Các em đã nhận thức đúng về di sản, không phải là cái gì cao xa ở

các khu di sản cụ thể mà di sản ở quanh chúng ta, từ đó củng cố được kiến
thức và hiểu biết về di sản .
Bên cạnh đó, tôi luôn ý thức rõ việc "sử dụng di sản hỗ trợ nội dung
dạy học" và xem di sản là điều kiện, phương tiện dạy học chứ không phải là
"tiết dạy học về di sản". Chính vì vậy, việc giảng dạy bộ môn Âm nhạc của tôi
đã thực sự thu hút được chú ý của học sinh, khi nói về di sản các em đều tỏ ra
rất thích thú, hào hứng và được bộc lộ rõ: Trong mỗi giờ học, các em luôn có
thái độ học tập tích cực bằng việc tham gia trả lời các câu hỏi, bày tỏ ý kiến
của cá nhân, quan sát, lắng nghe, thưởng thức, trao đổi với nhau dưới sự chỉ
đạo của giáo viên... Tạo ra không khí học tập sôi nổi, nhiều em đã bộc lộ rõ
năng khiếu của mình và khả năng cảm thụ cũng như hiểu biết về âm nhạc nói
chung và di sản được sử dụng trong dạy Âm nhạc nói riêng. Để hiểu rõ hơn
về hiệu quả làm việc của mình cũng như hiểu rõ hơn việc học tập, tiếp thu,
lĩnh hội kiến thức của học sinh ra sao, tôi đã sử dụng phiếu điều tra cá nhân.
PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ
Họ và tên: ............................................................ Học sinh lớp:..............
18


1. Đã thu được những gì qua nội dung trên( hình ảnh, thông tin, âm thanh...)
2.Trước khi học bài này em đã được biết về những gì trong nội dung trên?
3.Cảm nhận gì về nội dung vừa học:
4. Em sẽ làm gì sau khi học bài học này?
Sau mỗi giờ học, giáo viên phát phiếu tự đánh giá và hướng dẫn các em
đánh giá. Qua phiếu tự đánh giá của các em, qua chất lượng giờ dạy trên lớp,
qua theo dõi các hoạt động học tập, rèn luyện và trong thực tế các hoạt động
tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa,
cách mạng ở địa phương của học sinh. Cùng với việc sử dụng di sản hổ trợ
một số nội dung của bài học trong dạy học Âm nhạc ở trường THCS Hoằng
Anh đã có được các kết quả như sau:

Trước khi áp việc sử dụng di sản trong dạy học môn Âm nhạc ở trường
THCS Hoằng Anh.
Khối


số

Số HS
Số HS chưa Số HS có ý thức Số HS chưa có ý
hiểu biết hiểu biết về
tôn trọng, giữ
thức tôn trọng,
về di sản
di sản văn gìn, phát huy giá giữ gìn, phát huy
văn hóa
hóa
trị của di sản
giá trị của di sản
SL %
SL
%
SL
%
SL
%
6
33 11 33,3 22 66,7
11
33,3
22

66,7
7
64 22 34,4 42 65,6
24
37,5
40
62,5
8
32 11 33,3 22 66,7
13
30,7
19
59,3
Sau khi áp việc sử dụng di sản trong dạy học môn Âm nhạc ở
trường THCS Hoằng Anh.
Khối


số

6
7
8

33
64
32

Số HS
hiểu biết

về di sản
văn hóa
SL %
33 100
64 100
32 100

Số HS chưa
hiểu biết về
di sản văn
hóa
SL
%
0
0
0
0
0
0

Số HS có ý thức
tôn trọng, giữ
gìn, phát huy giá
trị của di sản
SL
%
32
96,8
64
100

32
100

Số HS chưa có ý
thức tôn trọng,
giữ gìn, phát huy
giá trị của di sản
SL
%
1
3,2
0
0
0
0

Dẫu biết rằng, số liệu ở trên chỉ mang tính tương đối nhưng với kinh
nghiệmgần 20 năm làm công tác giảng dạy Âm nhạc ở trường THCS, tôi cảm
nhận được ở học sinh không chỉ là hứng thú với giờ học mà mỗi giờ học trôi
qua đã hun đúc trong lòng các em ý thức tôn trọng, gìn giữ và phát huy những
giá trị của di sản văn hóa dân tộc.

19


Là giáo viên giảng dạy môn Âm nhạc bản thân tôi đã nhận thức được
rõ về việc sử dụng di sản trong dạy học Âm nhạc là: Góp phần nâng cao nhận
thức, giúp các em phát triển kĩ năng học tập, đồng thời giáo dục nhân cách
cho học sinh. Từ đó các em có những hiểu biết về những giá trị của các di sản
và có ý thức tôn trọng, gìn giữ, bảo vệ và phát huy những giá trị của các di

sản văn hóa dân tộc.
Bên cạnh đó, bản thân tôi cũng rèn luyện được tính chủ động tích cực,
sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học; góp phần nâng cao chất
lượng và hiệu quả giáo dục, trong đó có việc sử dụng di sản vào trong dạy
học Âm nhạc ở trường THCS Hoằng Anh mà tôi đã đề cập đến trong sáng
kiến kinh nghiệm của mình. Trong khuôn khổ của một sáng kiến kinh nghiệm,
tôi cũng mạnh dạn đề cập phần nào đến kinh nghiệm của bản thân tôi đã được
chắt lọc qua thực tế tham gia giảng dạy âm nhạc tại trường THCS Hoằng
Anh. Bằng các giải pháp đó hiệu quả, các tiết dạy âm nhạc đã được nâng lên
rõ rệt, học sinh rất hứng thú học tập và tiếp thu bài một cách chủ động, nhanh
chóng. Các tiết học âm nhạc dần được khẳng định, từng bước vượt ra khỏi
việc dạy và học âm nhạc đơn diệu. Sự hiểu biết về âm nhạc nói chung và các
di sản văn hóa được sử dụng trong dạy Âm nhạc nói riêng, được học sinh tiếp
nhận ở mức độ cao và có thái độ trân trọng.
Tuy nhiên, giảng dạy môn Âm nhạc là cả một nghệ thuật, nên chắc
chắn sáng kiến của tôi còn nhiều thiếu sót cần hoàn chỉnh. Cuối cùng rất
mong được sự góp ý, chỉ dẫn của Hội đồng khoa học các cấp và các bạn đồng
nghiệp, để bản thân tôi ngày càng hoàn thiện hơn những việc tôi đã từng làm
trong quá trình trải nghiệm như đã nêu ở trên, và làm giàu thêm hành trang
phục vụ trong công tác giảng dạy cũng như trong sự nghiệp Giáo dục.
Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán vững vàng về chuyên môn nghiệp
vụ cho môn học.
Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để tạo điều kiện
thuận lợi cho việc dạy học và đổi mới phương pháp dạy học.
Giới thiệu các gương điển hình, tổ chức trao đổi, cung cấp các bài
giảng tốt, những sáng kiến kinh nghiệm hay, những đề kiểm tra có chất lượng
để đồng nghiệp tham khảo và học tập.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Thanh Hóa, ngày 05


tháng 4 năm 2019

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết
không cooppy của người khác.

20


1. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Dạy học tích hợp ở trường Trung học cơ
sở , Trung học phổ thông. Tài liệu tập huấn dành cho cán bộ quản lý, giáo viên
THCS, THPT. NXB ĐHSP, 2015.
2. "Dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát
triển năng lực học sinh", tài liệu tập huấn năm 2014
3. Hiếu Nguyễn 2015, Dạy học tích hợp, liên môn: Để giáo viên tự do
sáng tạo, Báo Giáo dục và thời đại.
4. Tư liệu, hình ảnh lưu giữ trong quá trình dạy học, hoạt động trải
nghiệm năm 2016-2017
5. Sách giáo khoa Âm nhạc 6, 7, 8, 9, Nhà xuất bản Giáo dục
6. " Sử dụng Di sản trong dạy học Âm nhạc ở trường phổ thông”. Tài
liệu tập huấn năm 2014
7. Website Giáo dục âm nhạc ở Việt Nam (music.edu.vn)

1


TT
TIÊU ĐỀ
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1


TRANG
1

1.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
3.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
4. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHÊN CỨU
PHẦN 2:NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. CƠ SỞ LÍ LUÂN CỦA SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆN
2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP
DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3. CÁC GIẢI PHÁP ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI
QUYẾT VẤN ĐỀ

1
1
1
1
2
2

10

3.1 Xác định giá trị các di sản được sử dụng trong
dạy học môn Âm nhạc ở trường THCS Hoằng Anh.

4


11

3.2 Khai thác, sử dụng tài liệu về di sản để tiến
hành bài học

10

12

3.3.Kết hợp các phương pháp truyền thống và
phương tiện dạy học hiện đại trong dạy học .

12

13

3.4 Sử dụng di sản hổ trợ một số nội dung của bài
học trong dạy học Âm nhạc ở trường THCS .

13

2
3
4
5
6
7
8
9


14
15
16
17

4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN
PHẦN 3: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
2. KIẾN NGHỊ

3
4

18
20
20
20

1


1



×