Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN sử dụng điện thoại smart phone thay cho máy chiếu vật thể, đồng thời tích hợp kính hiển vi điện tử trong dạy học tương tác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.56 MB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GD&ĐT HOẰNG HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI SMART PHONE
THAY THẾ CHO MÁY CHIẾU VẬT THỂ, ĐỒNG THỜI
TÍCH HỢP KÍNH HIỂN VI ĐIỆN TỬ TRONG
DẠY HỌC TƯƠNG TÁC

Người thực hiện: Nguyễn Bá Bình
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Hoằng Trường
SKKN thuộc lĩnh vực: Khoa học kĩ thuật

MỤC LỤC
THANH HOÁ, NĂM 2019
Nôi dung

Trang
1


Phần I. Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu

02


02
02
03
03

Phần II. Nội dung
1. Cơ sở lí luận
2.Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
3.1. Quy trình thực hiện

04
04
05
05
06

3.2. Cấu tạo của máy chiếu

06

3.3. Cài đặt phần mềm điều khiển cho máy vi tính và điện thoại
smart phone
3.4. Nguyễn lý làm việc

08

3.4.1. Nguyên lý làm việc chung

08

08

3.4.2. Nguyên lý làm việc của từng chức năng máy chiếu

09

4. Hiệu quả thu được qua việc ứng dụng vào thực tiễn
4.1. Kết quả nghiên cứu
4.2. Kết quả thu được qua việc ứng dụng vào thực tiễn
giảng dạy
4.3. Một số hình ảnh trong dạy học tương tác của GV và HS

11
11
14

Phần III. Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận
2. Kiến nghị

17
17
17

11

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thiết bị dạy học là điều kiện không thể thiếu được cho việc triển khai
chương trình, sách giáo khoa nói chung và đặc biệt cho việc triển khai đổi mới

phương pháp dạy học hướng vào hoạt động tích cực, chủ động của học sinh. Đáp
ứng yêu cầu này phương tiện thiết bị dạy học phải tạo điều kiện thuận lợi cho học
sinh thực hiện các hoạt động độc lập hoặc các hoạt động nhóm.
Hiện nay, cơ sở vật chất của các nhà trường đã được trang bị khá đầy đủ nên
2


hỗ trợ đắc lực cho việc tổ chức dạy học được dễ dàng, linh hoạt, phù hợp với dạy
học cá thể, dạy học hợp tác. Đặc biệt, trong năm học 2006-2007 và 2007-2008 ,
ngành giáo dục đã trang bị nhiều phương tiện dạy học hiện đại như máy vi tính,
máy chiếu projector . . . tạo điều kiện cho giáo viên giảng dạy bài giảng điện tử một
cách sinh động .
Trong quá trình dạy học, từ thực tế việc tổ chức hoạt động nhóm học sinh
trong học tập của giáo viên, tôi thấy việc sử dụng bảng phụ để học sinh làm bài và
trình bày kết quả, để giáo viên đưa đề bài tập, hình vẽ, nhận xét . . . là hết sức quan
trọng giúp học sinh hoạt động tích cực tìm kiếm kiến thức nhưng bên cạnh đó cũng
gây cho giáo viên nhiều khó khăn như : Tốn kém về kinh tế, mất nhiều thời gian
chuẩn bị viết, vẽ phóng to, mất nhiều thời gian treo lên , lấy xuống . . . Hay trong
các tiết thực hành ở các môn học như vật lí, hóa học, sinh học…việc quan sát để
tiếp thu đầy đủ kiến thức là rất khó khăn. Đặc biệt trong các giờ thực hành sinh học
để quan sát những mẫu vật rất nhỏ học sinh phải dùng kính hiển vi, trong khi đó
phòng thực hành được trang bị rất ít, hoặc bị hỏng hoặc không có thiết bị để sử
dụng do chi phí cao, mặt khác số lượng học sinh lại nhiều 40 – 45 học sinh/lớp, dẫn
tới học sinh ít được tiếp xúc nhiều với kính hiển vi nên việc tiếp thu đầy đủ kiến
thức đạt được không cao.
Vì vậy, với mong muốn giúp cho nhiều bạn học sinh quan sát và tiếp thu đầy
đủ kiến thức nhất trong những tiết học, tôi đã có sáng kiến và sáng tạo và lắp ghép
thành công “Máy chiếu vật thể đa năng, đồng thời tích hợp kính hiển vi điện tử
sử dụng điện thoại Smart phone trong dạy học tương tác” từ những vật liệu tận
dụng, kết hợp sử dụng cùng với máy tính và máy chiếu đã giúp cho việc giảng dạy,

học tập thuận lợi hơn, đỡ tốn thời gian và còn hỗ trợ cho thầy cô chuẩn bị nhiều
việc khác. Qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm học sinh và tạo điều kiện cho
học sinh thảo luận và lĩnh hội kiến thức, tức là hoạt động tương tác giữa thầy và trò,
giữa trò và trò được cải thiện thông qua phương tiện dạy học hiện đại.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Cải tiến kỹ thuật sử dụng các phương tiện dạy học để nâng cao hiệu quả đổi
mới phương pháp dạy học.
- Thay thế các phương tiện dạy học đắt tiền bằng các thiết bị rẻ tiền, dễ sử
dụng và có nhiều tính năng sử dụng hơn.
- Nâng cao kỹ năng sử dụng CNTT của đội ngũ giáo viên.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về trình điều khiển thiết bị ngoại vi kết nối qua
mạng Wifi của máy tính, trong đó tập trung vào điện thoại Smart phone.
- Tìm hiểu thực trạng sử dụng máy chiếu vật thể trong dạy học trình chiếu
tương tác của các đơn vị và tham khảo ý kiến của một số trường THCS khác về
những thuận lợi và khó khăn, hạn chế khi sử dụng máy chiếu vật thể. Thử nghiệm
giải pháp sử dụng điện thoại Smart phone thay thế, rút ra những kinh nghiệm về sử
3


dụng phần mềm, cài đặt ứng dụng, ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng điện thoại
Smart phone thay thế camera vật thể.
- Đưa vào sử dụng rộng rãi trong các đơn vị, phổ biến kinh nghiệm với một
số thầy cô giáo ở trường khác có quan tâm về vấn đề này.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
3.1. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Thử nghiệm giải pháp sử dụng điện thoại Smart phone thay
thế camera vật thể đồng thời tích hợp kính hiển vi điện tử, từ thiết đặt phần cứng,
sử dụng phần mềm, công dụng và tính năng ưu việt.

- Về không gian, thời gian:
+ Không gian: Tại trường THCS Hoằng Yến và trường THCS Hoằng
Trường, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
+ Thời gian: từ năm học 2017 - 2018 đến hết năm học 2018 – 2019 .
3.2. Phạm vi áp dụng
Đề tài nghiên cứu áp dụng trong dạy học tương tác có sử dụng CNTT như
máy vi tính, máy chiếu đa năng (projector), đặc biệt là ở các tiết dạy khi cần xử lý
kết quả học tập của học sinh thông qua hoạt động nhóm hoặc tiết thực hành ở nhiều
môn học khác nhau.
Ứng dụng có hiệu quả ở tất cả các lớp từ lớp 6 đến lớp 9, kể cả ở bậc học tiểu
học hoặc cấp trung học phổ thông.
3.3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Phương tiện dạy học đặc thù, hiện đại trong giai
đoạn hiện nay được áp dụng trong kĩ thuật dạy học tương tác.
- Khách thể nghiên cứu: Giải pháp kĩ thuật, ứng dụng vào thực tế, hiệu quả
so sánh với loại phương tiện khác đã có trước đó. Từ đó thúc đẩy và nâng cao chất
lượng dạy học và giáo dục trong đơn vị trường THCS.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Lý thuyết về điều khiển thiết bị ngoại vi kết nối qua mạng
Wifi của máy tính, trong đó tập trung vào lý thuyết điều khiển điện thoại Smart
phone.
- Phương pháp nghiên cứu: Đọc sách báo, trao đổi, thực nghiệm. Thực hành
thiết kế và lắp đặt thiết bị, cài đặt phần mềm điều khiển, so sánh đối chứng với thiết
bị khác đã sử dụng trước đó để rút ra kinh nghiệm và bài học trong quá trình sử
dụng vào hoạt động dạy học.
PHẦN II: NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Máy chiếu đa vật thể là thiết bị
số được kết nối với máy vi tính, có khả
năng thu hình ảnh của các vật thể đặt

trước ống kính, truyền hình ảnh vào
máy tính, cho phép người dùng có thể
4
Một số dạng máy chiếu đa vật thể thường có trên thị trường
(giá khoảng 8.000.000đ đến 15.000.000đ, thông tin từ Internet)


xử lý, chỉnh sửa, lưu giữ … hình ảnh tùy ý. Bên cạnh nhu cầu máy chiếu văn phòng
để trình chiếu trong các buổi họp của các doanh nghiệp, hay trong những buổi
thuyết trình ở trường học thì nhu cầu một máy chiếu vật thể để trình diễn quá trình
thí nghiệm, minh họa vật mẫu hoặc hướng dẫn thao tác trực quan cũng đang ngày
càng tăng cao. Tuy nhiên máy chiếu đa vật thể hiện có giá rất đắt, khó có thể đáp
ứng nhu cầu trang bị cho tất cả các trường học, làm ảnh hưởng chất lượng dạy học
và tiến trình ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
Như chúng ta đã biết, điện thoại Smart phone là một vật dụng quen thuộc của
mỗi người dân nói chung và của các thầy cô giáo nói riêng trong thời buổi công
nghệ 4.0 hiện nay. Smart phone là một thiết bị kết nối với máy vi tính dùng để thu
hình ảnh, video,.. Các tín hiệu hình ảnh video này sẽ được xử lý và lưu trữ trên máy
vi tính hay truyền sang máy vi tính khác thông qua các chương trình kết nối mạng
Internet không dây.
Smart phone được sử dụng rộng rãi không chỉ trong công việc như: đàm
thoại, hội thảo trực tuyến, giám sát,... mà còn dùng để giải trí, truyền hình trực tiếp
các buổi họp mặt gia đình, bạn bè... Trong phạm vi bài viết này thì Smart phone
được sử dụng thay cho camera vật thể để chiếu, chụp kết quả làm việc của cá nhân
học sinh (nhóm học sinh) trên phiếu học tập thông qua màn hình máy chiếu đa
năng (projector), đồng thời Smart phone được dụng làm kính hiển vi điện tử để
quan sát những vật nhỏ bé mà mắt thường khó nhìn thấy được thông qua kết nối
không dây và mạng Internet mà nhiều người cùng quan sát. Bên cạnh đó Smart
phone dùng làm máy chấm bài kiểm tra, bài thi trắc nghiệm cho giáo viên và học
sinh. Đây là giải pháp khá hữu hiệu thay thế cho việc sử dụng camera vật thể với

các ưu điểm nổi bật như: Smart phone có kích thước nhỏ, gọn, dễ lắp đặt và sử
dụng thuận tiện, độ sắc nét tương đương với camera vật thể mà có thể di chuyển tự
do đa năng hơn so với máy chiếu vật thể. Đây cũng chính là điều mà tôi đã viết
sáng kiến kinh nghiệm này nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục.
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Hiện nay các đồ dùng, thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học bộ môn khá
đầy đủ nên hỗ trợ cho việc tổ chức dạy học dễ dàng, linh hoạt, phù hợp với việc
dạy học cá thể, dạy học hợp tác. Đặc biệt trong những năm học gần đây ngành giáo
dục đã trang bị nhiều phương tiện dạy học hiện đại như máy tính, máy chiếu…. tạo
điều kiện cho các thầy cô giảng dạy bài giảng điện tử một cách sinh động.
Trường THCS chúng tôi đóng trên địa bàn một xã ven biển đặc biệt khó khăn
của huyện chính vì thế các trang thiết bị, cơ sở vật chất…phục vụ cho quá trình dạy
và học của giáo viên còn rất nhiều hạn chế. Nhiều tiết học như: Toán, vật lí, hóa
học, sinh học… các thầy cô cần đến máy chiếu vật thể để quan sát, nhận xét chữa
bài của học sinh, xem các vật thể. Hay trong môn sinh học cần kính hiển vi để quan
sát các vật rất nhỏ nhưng nhà trường không có để sử dụng hoặc nếu có thì số lượng
học sinh khá đông không thể quan sát hết, việc sử dụng các các trang thiết bị đó
5


không tiện ích, không có kết nối thông minh với máy chiếu, không sinh động trong
các tiết dạy không tạo hứng thú cho học sinh học tập, giá thành cao. Đặc biệt trong
quá trình tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh việc sử dụng bảng phụ hoặc giấy
Ao để ghi lại kết quả làm việc nhóm sau đó treo lên bảng để đánh giá kết quả làm
việc của nhóm gây ra sự rất tốn kém, lãng phí, cồng kềnh và mất nhiều thời gian
thời gian .
Việc chấm bài thi, kiểm tra của thầy cô và đặc biệt là chấm trắc nghiệm có
rất nhiều câu hỏi và nhiều đáp án, nhiều thầy cô mất rất nhiều thời gian đôi khi hiệu
quả chấm lại không cao và không còn thời gian để làm nhiều công việc khác.
Do đó với mong muốn giúp cho nhiều bạn học sinh quan sát và tiếp thu đầy

đủ kiến thức nhất trong những tiết học, hỗ trợ cho các thầy cô thuận lợi hơn trong
giảng dạy, chấm bài, tiết kiệm thời gian, kinh tế và việc học tập của chúng em trở
nên thích thú hăng say và có nhiều sáng tạo hơn tôi đã đưa ra ý tưởng sáng tạo “ Sử
dụng điện thoại Smart phone thay thế cho máy chiếu vật thể, đồng thời tích
hợp kính hiển vi điện tử trong dạy học tương tác”
Công dụng của máy chiếu vật thể đa năng là để chiếu bài tập, phiếu học tập
trước và sau khi HS làm để nhận xét, đánh giá kết quả học tập mà không cần bảng
phụ, bảng nhóm. Để tiết kiệm hơn, máy còn tích hợp thêm các tính năng như di
chuyển đi xa, đến từng vị trí chỗ ngồi của học sinh hay chiếu các hình vẽ, biểu đồ
trong sách, các vật thể có kích thước nhỏ cần phóng to lên màn hình để HS quan sát
rõ nét; quay clip minh họa quá trình thí nghiệm; soi mẫu vật nhỏ mà máy thường
không thể nhìn thấy được... Đặc biệt, máy chiếu đa năng còn tích hợp thêm phần
mềm chấm bài thi, bài kiểm tra trắc nghiệm của tất cả các môn học mà máy chiếu
đa vật thể trên thị trường không thể có được.
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
3.1. Quy trình thực hiện
hoàiện
sản
phẩử

Lập kế hoạch
Lập
hoạch
xây kế
dựng
dựng
ýxây
tưởng
ý tưởng


Thử nghiệm
Thửsửa
nghiệm
chỉnh
hoàn
chỉnh
sửa
hoàn
thành sản phẩm
thành sản phẩm

Tìm hiểu các tính năng
tínhhiển
năng
của Tìm
thấuhiểu
kính,các
kính
vi
của
thấu
kính,
kínhphone
hiển vi

điện
thoại
smart
và điện thoại smart phone


Lắp ráp
Lắp
sản ráp
sản
phẩm
phẩm

Chuẩn bị
Chuẩn bị
phụ kiện
phụ kiện

Vẽ sơ đồ
Vẽ sơ đồ
Các thiết bị
Các thiết bị

Hình ảnh sản phẩm

3.2. Cấu tạo của máy chiếu
 01 Kẹp điện thoại được gắn với một giá thí nghiệm có thể xoay 1800
6


 01 chiếc hộp gỗ nhỏ dùng làm bàn chiếu đặt giấy A4 hoặc vật thể…
 01 thấu kính nhỏ có tiêu cự 2mm, lấy từ đèn chiếu tia laze của đồ chơi trẻ con hay từ mắt
đọc của đầu đía CD đã hỏng (có thể thay đổi loại tiêu cự khác nhau) được gắn trên 1 tấm
kính có thể quay 3600 hoặc chuyển động tịnh tiến lên xuống để điều chỉnh tiêu cự của
thấu kính cho phù hợp và rõ nét.
 01 cơ cấu truyền và biến đổi chuyển động có gắn tấm kính hoặc tấm Mica trong suốt

(Biến đổi chuyển động quay tròn thành chuyển động tịnh tiến của tấm kinh bên trên có
gắn thấu kính, nhằm điều chỉnh tiêu cự của thấu kính sao cho rõ nét)
 02 đèn chiếu sáng điều khiển độc lập bằng 2 công tắc, sử dụng nguồn USB.
- Một đèn đặt trên bàn chiếu để chiếu sáng khi môi trường thiếu ánh sáng và có
thể xoay đèn 3600.
- Một đèn đặt dưới bàn chiếu có ánh sáng vàng để lấy ánh sáng khi quan sát vật
thể ở chế độ kính hiển vi điện tử. (các đèn này có thể tận dụng từ những đèn pin
đã hư hỏng)
 Cáp nối, máy tính có tích hợp sẵn phần mềm chiếu màn hình điện thoại lên PC.
 Điện thoại Smart phone (của người dùng)

Hình ảnh của máy chiếu vật thể đa năng

7


Cấu tạo của máy chiếu vật thể đa năng
sử dụng Smart phone

8


3.3. Cài đặt phần mềm điều khiển cho máy vi tính và điện thoại smart phone
3.3.1. Cài đặt phần mềm cho máy vi tính PC
- Trong đề tài nghiên cứu này, tôi sử dụng máy vi tính với cấu hình tầm trung bình
như sau:
+ Mainboard: Gigabyte G31
+ CPU: Intel (R) T5750 2.00GHz.
+ DDRAM: 2.0 GB.
+ Hệ điều hành: Microsoft Windows XP Professional Version 2002 Service

Park 2. Bộ công cụ ứng dụng văn phòng Microsoft Office 2003.
- Để sử dụng điện thoại Smart phone kết nối với máy vi tính thông qua mạng
Internet Wifi thì máy tính và Smart phone đều phải có phần mềm “iVcam hoặc
Droicam”.
+ Đối với điện thoại Smart phone dùng hệ điều hành IOS
thì dùng phần mềm iVcam (Ví dụ như các loại điện thoại
iphone)
+ Đối với điện thoại Smart phone dung hệ điều hành
android thì dùng phần mềm Droicam (Ví dụ như các loại điện
thoại Samsung, Oppo...)
Phần mềm iVcam
- Đầu tiên chúng ta download phần mềm Droicam đối với
smartphone dùng hệ điều hành android hoặc iVcam đối với
smartphone dùng hệ điều hành IOS. Sau đó tiến hành cài đặt trên
PC bình thường như mọi phần mềm khác bằng cách “Clik” vào
biểu tượng sau đó chọn “Run”/chọn “Yes”, tiếp theo chọn “Next”
cho đến khi hoàn thành.
- Đối với phòng học không có mạng wifi, cài đặt MirroGo cho
máy tính và điện thoại.
Phần mềm Droicam
3.3.2. Cài đặt phần mềm cho điện thoại Smart phone.
- Đối với điện thoại Smart phone dùng hệ điều hành IOS thì chúng ta download
phần mềm iVcam và cài đặt chương trình trên điện thoại đó.
- Đối với điện thoại Smart phone dùng hệ điều hành android thì chúng ta download
phần mềm Droicam và cài đặt chương trình trên điện thoại đó.
3.4. Nguyên lí làm việc:
Đầu tiên khởi động máy vi tính và điện thoại smartphone đã đươc cài đặt sẵn
các phần mềm Droicam đối với smartphone dùng hệ điều hành android hoặc
iVcam đối với smartphone dùng hệ điều hành IOS. Sau đó khởi động các chương
trình phần mềm trên PC và trên điện thoại Smart phone sao cho tương thích.

Chú ý: Trên máy vi tính PC và điện thoại Smart phone phải cùng dùng chung
một mạng Wifi tương thích.
3.4.1. Nguyên lý hoạt động chung
- Sơ đồ khối nguyên lý hoạt động chung

9


Đặt mô hình vật thể, bài thi, phiếu học tập
Đặt mô hình vật thể, bài thi, phiếu học tập
trên bàn chiếu hoặc tiêu bản
trên bàn chiếu hoặc tiêu bản

Điều chỉnh khoảng cánh thấu kính
Điều chỉnh khoảng cánh thấu kính
và vật thể để thay đổi độ lớn, độ nét
và vật thể để thay đổi độ lớn, độ nét
của ảnh theo ý muốn
của ảnh theo ý muốn

Hình ảnh, vật hể được smart phone ghi lại
Hình ảnh, vật hể được smart phone ghi lại
dưới dạng ảnh hoặc video được truyền qua
dưới dạng ảnh hoặc video được truyền qua
máy tính lên màn chiếu để HS quan sát
máy tính lên màn chiếu để HS quan sát

HS quan sát, phân tích, đánh giá
HS quan sát, phân tích, đánh giá
hình ảnh, tiếp thu kiến thức

hình ảnh, tiếp thu kiến thức

3.4.2. Nguyên lý làm việc của từng chức năng máy chiếu
3.4.2.1. Chức năng máy chiếu vật thể:
Đặt điện thoại smartphone lên giá đỡ kẹp điện thoại. Bật
đèn hỗ trợ nếu môi trường thiếu sáng, sử dụng camera điện
thoại để chụp, chiếu bài, phiếu học tập, hay các thí nghiệm, bài
làm của học sinh, thí nghiệm của thầy cô. Lúc này máy tính sẽ
tiếp nhận và cho hình ảnh lên màn chiếu.
3.4.2.2. Đối với chức năng kính hiển vi:
Đặt điện thoại lên trên thấu kính sao cho camera của điện
thoại trùng với thấu kính, bật đèn chiếu sáng phía dưới bàn
chiếu để lấy ánh sáng. Quan sát vật có kích thước nhỏ ví dụ
như giọt nước, gân lá cây… điều chỉnh tiêu cực phù hợp sao
cho rõ nét và tiến hành cho học sinh quan sát trên màn chiếu.
3.4.2.3. Đối với chức năng máy chấm trắc nghiệm:
Để chấm bài trắc nghiệm, ta tiến hành download phần
mềm TNMaker hoặc ZingGrade về điện thoại Smart phone và
cài đặt chương trình.(đã có sẵn trên điện thoại Smart phone)
Tiến hành khởi động phần mềm TNMaker hoặc
ZingGrade đã được cài sẵn trên điện thoại, nhập mã đề và đáp
án từng mã đề. Sử dụng giá kẹp điện thoại làm giá đỡ, điều
chỉnh cự ly bằng cách kéo thả gập sao cho 4 ô vuông màu đen
trên phiếu TLTN nằm vào 4 ô vuông sáng trên điện thoại, cho
tập phiếu TLTN cùng mã vào, sau đó ta rút từng phiếu sau khi
đã chấm xong và ghi lại kết quả. Các phiếu trả lời trắc nghiệm
có thể làm trên giấy A5 để đỡ tốn giấy tiết kiệm tài chính.
10



3.4.2.4. Đối với chức năng quan sát hoạt động nhóm kết nối không dây:
Bênh cạnh những tính năng trên máy chiếu vật thể đa năng có thể cầm di
chuyển smartphone đến từng vị trí của học sinh, hay nhóm học sinh để kiểm tra bài,
kết quả của từng em… Ngoài ra máy còn lưu lại bài, hình ảnh hay lưu lại 1 đoạn
video thí nghiệm, thực hành trong 1 tiết học…
Tất cả những vật dụng liên quan được lắp ráp mang tính cơ động, có thể dễ
dàng tháo lắp, và được đựng trong một hộp, dễ dàng mang đi, giá thành rẻ so với
camera vật thể trên thị trường… nhưng lợi ích mang lại rất lớn. Đặc biệt khi sử
dụng máy chiếu đa năng, tích hợp kính hiển vi điện tử sử dụng Smart phone trên, sẽ
tiết kiệm được thời gian chuẩn bị, kinh tế, hiệu quả, lợi ích thiết thực của thầy cô so
với cách giảng dạy truyền thống thông thường.
GIỚI THIỆU VỀ CÁC CHỨC NĂNG CỦA MÁY CHIẾU VẬT THỂ ĐA NĂNG

Các
chức
năng

11


4. Hiệu quả thu được qua việc ứng dụng vào thực tiễn
4.1. Kết quả nghiên cứu
Sau khi lắp đặt hoàn chỉnh phần cứng và thử nghiệm thành công một số phần
mềm điều khiển như đã trình bày trên, tôi thấy hiệu quả sử dụng so sánh với
camera vật thể là hơn hẳn, thể hiện ở các tiêu chí sau:
Máy chiếu vật thể đa năng,
Máy chiếu vật thể
Tiêu chí
tích hợp kính hiển vi điện
trên thị trường

tử sử dụng smartphone
Giá thành
200.000 VNĐ
Trên 15.000.000 VNĐ
Hình ảnh quan sát
Quan sát rõ nét, sinh động
Rõ nét
Có thể kết hợp được nhiều
Chức năng thông minh
Hạn chế
chức năng khác nhau.
Có thể kết hợp với nhiều đồ
Kết hợp với đồ dùng khác
Khó sử dụng
dùng khác nhau.
An toàn
Tuyệt đối an toàn
An toàn
Ngoài ra Máy chiếu vật thể đa năng, tích hợp kính hiển vi điện tử sử dụng
smartphone có một số ưu điểm sau:
+ Lắp ráp, kết nối với máy vi tính đơn giản hơn nhiều so với lắp đặt và kết
nối Camera vật thể.
+ Điều khiển smartphone trực tiếp và song song với phần mềm trình chiếu
bài giảng PowerPoint trên máy vi tính, có thể chuyển đổi qua lại giữa hai giao diện
nhanh chóng, không cần thiết bị điều khiển riêng (remote) như của camera vật thể.
+ Thao tác chuyển đổi giữa các cửa số giao diện khi đang thực hiện bài giảng
trình chiếu PowerPoint và kết hợp chiếu giới thiệu bài làm của học sinh qua hệ
thống phím tắt Alt+Tab cực kì đơn giản.
+ Tính cơ động cao: vận chuyển đơn giản gọn nhẹ hơn nhiều và là thiết bị
hàng ngày của mỗi người và của giáo viên.

+ Giáo viên tích cực sử dụng CNTT trong hoạt động dạy học hơn, do lắp đặt
đơn giản và dễ sử dụng. Từ đó góp phần nâng cao năng lực sử dụng và ứng dụng
CNTT vào hoạt động giáo dục trong nhà trường.
+ Ở cự ly gần, smartphone có thể dùng để chụp ảnh khá sắc nét, thu âm,
quay đoạn video clip hoạt động học tập, vui chơi giải trí của học sinh hoặc nhóm
học sinh để phục vụ cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hoặc sinh hoạt tập
thể. Tức là phạm vi sử dụng smartphone khá linh hoạt và đa năng.
4.2. Kết quả thu được qua việc ứng dụng vào thực tiễn giảng
dạy
Qua việc áp dụng sáng kiến “ Sử dụng điện thoại Smart phone thay thế
cho máy chiếu vật thể, đồng thời tích hợp kính hiển vi điện tử trong dạy học
tương tác” trong dạy học ở các môn học trong nhà trường bản thân nhận thấy có
kết quả như sau:
12


Kết quả

Trước khi áp dụng

Sau khi áp dụng

Thái độ

Sự tập trung chú ý vào bài
học chưa cao

Sự tập trung chú ý vào bài học
được nâng cao rõ rệt


Một số học sinh yếu chưa
chủ động tham gia xây
dựng bài, chỉ dựa vào số
học sinh khá, giỏi

Đa số học sinh hăng hái nhiệt
tình tham gia góp ý xây dựng
Hành vi
bài. Học sinh có học lực yếu
đã mạnh dạn tham gia ý kiến
của mình cùng các bạn khác.
-Tỉ lệ học sinh tiếp thu kiến -Tỉ lệ học sinh tiếp thu kiến
thức bài học ngay trên lớp thức bài học ngay trên lớp đạt
Nhận thức
đạt trên 30%.
80% - 95%
-Thực hành vận dụng kiến -Thực hành vận dụng kiến thức
thức vào thực tiễn 40%
vào thực tiễn 85% - 95%
• Kết quả cụ thể:
Qua quá trình khảo sát dựa trên việc đánh giá nhận thức, tiếp thu bài trên lớp
cũng như các bài kiểm tra định kỳ trong quá trình dạy “ Sử dụng điện thoại Smart
phone thay thế cho máy chiếu vật thể, đồng thời tích hợp kính hiển vi điện tử
trong dạy học tương tác” ở 4 khối lớp đạt kết quả bước đầu như sau:
Tại trường THCS Hoằng Yến : Năm học 2017 – 2018

Khối
Lớp

Giỏi


Khá

Trung bình

Yếu - Kém

%
21.3
%

SL

%
12.7
%

SL

%

0

0

8

32%

2


8%

0

0

8

19.5
%

3

7.3%

0

0

6

15%

3

7.5%

0


0

Tổng
số HS

SL

%

SL

6

47

31

66%

10

7

25

15

60%

8


41

30

9

40

31

73.2
%
77.5
%

6

13


Tại trường THCS Hoằng Trường : Năm học 2018 – 2019

Khối
Lớp

Giỏi

Khá


Trung bình

Yếu - Kém

%

SL

%

SL

%

42

18%

16

7%

0

0

35

16%


21

9.5%

0

0

13

7.6%

0

0

19

11.8
%

0

0

Tổng
số HS

SL


%

SL

6

233

175

75%

7

220

164

8

171

132

9

161

115


74.5
%
77.2
%
71.4
%

26
27

15.2
%
16.8
%

Tại các đơn vị nơi tôi làm việc, tất cả giáo viên đều tích cực hưởng ứng giải
pháp sử dụng điện thoại Smart phone thay thế camera vật thể. Trong công tác hội
giảng, các thầy cô đã sử dụng khá thành thạo máy vi tính kết nối Smart phone,
projector phục vụ cho hoạt động dạy học tương tác giữa thầy với trò, giữa trò với
trò. Điều đó đã góp phần quan trọng vào sự thành công của công tác giáo dục ở
nhiều địa phương.

14


4.3. Một số hình ảnh trong dạy học tương tác “Sử dụng điện thoại Smart phone
thay thế cho máy chiếu vật thể, đồng thời tích hợp kính hiển vi điện tử trong
dạy học tương tác”
4.3.1. Hoạt động học tập tương tác của học sinh:


15


4.3.2. Hoạt động dạy học tương tác của giáo viên

4.3.3. Hoạt động dạy học nhóm kết nối không dây

16


4.3.4. Hoạt động chấm bài kiểm tra trắc nghiệm
- Phiếu trả lời bài kiểm tra, bài thi trắc nghiệm : Có thể lựa chọn phiếu 20 câu ; 40
câu ; 60 câu ; 80 câu ; 100 câu. Các phiếu trả lời trắc nghiệm có thể làm trên giấy
A5 để đỡ tốn giấy giảm kinh tế.

PHÒNG GD&ĐT HOẰNG HÓA
TRƯỜNG THCS HOẰNG TRƯỜNG

Hộp đựng phiếu trả lời trắc nghiệm

17


PHẦN III. KẾT LUẬN
1. Kết luận
Máy chiếu vật thể đa năng, tích hợp kính hiển vi điện tử sử dụng Smart
Phone đã tích hợp được nhiều tính năng ưu việt hỗ trợ giúp các thầy cô giáo sử
dụng có hiệu quả trong quá trình dạy học, máy có 4 tính năng chủ yếu: Máy chiếu
vật thể (dùng để chiếu các vật thể, các kết quả học tập của học sinh lên màn chiếu
cho học sinh cả lớp quan sát), kính hiển vi điện tử (dùng để quan sát các vật rất

nhỏ và chuyển hình ảnh quan sát được lên màn chiếu để cả lớp quan sát và có thể
lưu hình ảnh quan sát được hoặc video), máy chấm bài trắc nghiệm (dùng để chấm
các bài kiểm tra, bài thi trắc nghiệm nhanh và chính xác), chiếu các kết quả hoạt
động nhóm lên màn chiếu để phân tích, đánh giá, nhận xét kết quả hoạt dộng của
học sinh bằng kết nối không dây rất tiện ích, đỡ tốn kém, mất thời gian trong việc
chuẩn bị bảng phụ hoặc giấy Ao trong hoạt động nhóm.
Sản phẩm đã được rất nhiều thầy cô trong nhà trường và nhiều thầy cô ở các
đơn vị khác hết sức động viên khích lệ và hưởng ứng. Tuy vậy với cách làm thủ
công và các thiết bị sử dụng làm sản phẩm đa phần là tự tìm kiếm và đã qua sử
dụng nên chất lượng sản phẩm còn chưa đẹp mẫu mã vẫn còn hạn chế.
Với giải pháp mà tôi trình bày ở đây tuy chỉ là một vấn đề nhỏ trong thực tế
dạy học và giáo dục đặt ra ở các nhà trường. Mặc dù vậy, tôi tin rằng mỗi thầy cô
giáo có một cải tiến nhỏ, sáng tạo nhỏ thì góp lại sẽ trở thành một nguồn lực to lớn
giúp đổi mới căn bản và toàn diện ngay từ từng cơ sở giáo dục đến cả nền giáo dục
nước nhà trước thời cơ và vận hội mới, khi mà đất nước ta hội nhập ngày càng sâu
rộng vào nền kinh tế thế giới.
2. Một số kiến nghị:
Để đảm bảo hiệu quả sử dụng và nâng cao chất lượng áp dụng đề tài thực
nghiệm này trong đơn vị cũng như các nhà trường khác, tôi xin đề xuất một số kiến
nghị như sau:
2.1 Đối với Sở giáo dục và đào tạo:
- Nghiên cứu, phát hành các tài liệu về các giải pháp, các sáng kiến kinh nghiệm
hay để giáo viên có thể vận dụng vào giảng dạy thực tế.
- Tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm, phương pháp nghiên cứu khoa học kĩ
thuật trong dạy học để giáo viên có thêm kiến thức và có điều kiện giao lưu học hỏi
kinh nghiệm trong giảng dạy.
2.1 Đối với phòng giáo dục và đào tạo:
- Phòng GD&ĐT tổ chức chuyên đề ứng dụng CNTT trong sinh hoạt chuyên môn
hàng kỳ của một số môn cụ thể để các thầy cô giáo được trao đổi, học hỏi nâng cao
kĩ năng sử dụng và áp dụng vào thực tế giảng dạy được tốt hơn.

18


- Tăng cường tổ chức các đợt tập huấn đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao giáo
dục, đặc biệt việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy, sáng tạo tự làm các đồ dùng
phục vụ dạy học. Tổ chức một cách thường xuyên, liên tục, rộng khắp tới tất cả
giáo viên.
- Cần có những chế tài nhằm khích lệ giáo viên, học sinh nghiên cứu khoa học kĩ
thuật ứng dụng trong thực tiễn, góp phần hoàn thiện sản phẩm của giáo dục ở mỗi
đơn vị, tránh chung chung, cào bằng.
- Để tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên giảng dạy bằng giáo án điện tử ngành
giáo dục và đào tạo cần cung cấp thêm hệ thống máy vi tính (laptop) và các đầu
chiếu projecter.
2.3 Đối với nhà trường:
- Tạo điều kiện cho đông đảo giáo viên được tham gia lớp tập huấn sáng tạo KHKT
trong dạy học, khích lệ động viên giáo viên nghiên cứu khoa học và tự làm đồ dùng
dạy học.
- Tổ chức hội thảo, hội thi tổ chuyên môn để giáo viên trao đổi phương pháp vận
dụng trong dạy học.
- Hệ thống máy vi tính, máy chiếu đa năng của đơn vị cần được quan tâm bảo trì
thường xuyên, tốt nhất là lắp cố định tại một phòng thực hành (hoặc phòng học bộ
môn). Nếu có laptop thì càng thuận lợi cho việc lắp đặt và sử dụng. Cao hơn nữa
nếu phòng học bộ môn có sử dụng màn hình LCD loại 80 inch kết nối trực tiếp với
máy vi tính thì không cần đến projector. Đây cũng là trang thiết bị cần thiết trong
tương lai của nhiều trường học.
- Các thầy cô giáo thường xuyên sử dụng phương tiện dạy học hiện đại như máy vi
tính, máy chiếu đa năng để không ngừng nâng cao kĩ năng thực hành. Thiết kế bài
dạy có sự tương tác cao giữa thầy và trò, giữa trò với trò thông qua trình chiếu bài
giảng và kết quả học tập của học sinh. Đặc biệt là kĩ năng nhúng một số file
picture, video, audio, application tiện ích vào phần mềm trình chiếu PowerPoint

hoặc tương đương.
- Đặc biệt nhà trường là một điển hình về sáng tạo KHKT vào trong dạy học và
thực tiễn, tạo niềm đam mê sáng tạo cho cả thầy và trò.
Trong một thời gian tìm tòi với tài liệu còn ít ỏi, với vấn đề còn mới mẻ và
rộng nên chắc chắn việc trình bày để đạt hiệu quả còn hạn chế. Mong được sự đóng
góp ý kiến của các thầy cô giáo và các đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
Hoằng Hóa, ngày 10 tháng 5 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
ĐƠN VỊ
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người thực hiện

19


Nguyễn Bá Bình

20



×