Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SKKN biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh hoàn thành tốt môn TV lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.68 KB, 24 trang )

1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Theo "chiến lược con người" của Đảng và Nhà nước ta đã chỉ rõ với mục
tiêu: "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài" đã được cụ thể
hoá trong nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt trong xu thế hội nhập
quốc tế, mục tiêu "Bồi dưỡng nhân tài" càng được Đảng và Nhà nước quan tâm
lớn "Hiền tài là nguyên khí quốc gia".
Hiện nay,chúng ta đang trong xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế, gia
nhập WTO thì nhân tài là một trong những yếu tố để chúng ta có thể tiếp cận với
sự tiến bộ của khoa học công nghệ của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Thực hiện mục tiêu đó, nhà trường của chúng ta đang cố gắng hướng đến sự
phát triển tối đa những năng lực tiềm tàng trong mỗi học sinh.Tiếng Việt là một
môn học quan trọng đối với bậc Tiểu học. Qua môn học này giúp học sinh biết
đọc thông viết thạo, biết sử dụng từ ngữ một cách chuẩn xác và có kĩ năng giao
tiếp trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Những kiến thức của môn học Tiếng
Việt là tiền đề, là cơ sở cho học sinh tiếp cận với các môn học khác. Việc dạy và
học Tiếng Việt trong nhà trường luôn được chú trọng ngay từ lớp đầu cấp. Trong
thời đại hiện nay - thời đại của sự bùng nổ công nghệ thông tin, đất nước ta đang
trên đà hội nhập và phát triển thì việc dạy và học môn học này càng trở nên cần
thiết. Học tốt môn Tiếng Việt sẽ bồi dưỡng cho các em học sinh tình yêu quê
hương đất nước,có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt và bản sắc văn
hoá dân tộc..
Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, trong quá trình sử dụng tiếng Việt, học sinh
tiểu học còn mắc rất nhiều lỗi sai, cụ thể: Lỗi viết sai chính tả; lỗi đánh dấu
thanh sai vị trí; lỗi viết hoa; lỗi thiếu nét; lỗi viết sai cỡ chữ, khoảng cách chữ. Lỗi khi sử dụng từ: so sánh sai, kết hợp sai, sai nghĩa, vừa sai nghĩa vừa sai kết
hợp, dung cụm từ cố định sai. - Lỗi viết câu: lỗi trong câu (sai cấu tạo ngữ pháp;
lỗi về nghĩa; lỗi khi sử dụng dấu câu); lỗi ngoài câu (lỗi câu lạc chủ đề, mâu
thuẫn với nhau về ý, dùng sai phương tiện liên kết, lỗi câu trùng lặp về ý (từ)).
Từ những vấn đề nghiên cứu, từ những thực trạng chỉ đạo việc nâng cao
chất lượng học sinh hoàn thành tốt môn tiếng việc lớp 5, qua việc dự giờ thăm
lớp của đồng nghiệp và một số kinh nghiệm của bản thân trong quá trình quản lý


chỉ đạo, tôi tôi thấy việc chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng bồi dưỡng học
sinh hoàn thành tốt môn tiếng việt lớp 5 là điều cần thiết. Đó là lý do để tôi lựa

1


chọn đề tài nghien cứu: “Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng bồi dưỡng
học sinh hoàn thành tốt môn tiếng việt lớp 5”
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Đề xuất một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh hoàn
thành tốt môn tiếng Việt lớp 5 ở trường Tiểu học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài sẽ nghiên cứu và tổng kết về các biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhà
trường nâng cao chất lượng dạy – học môn Tiếng Việt lớp 5.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết:
Tôi nghiên cứu các nghị quyết của đảng về chiến lược giáo dục, các văn bản chỉ
đạo của ngành cũng như thực trạng dạy – học môn Tiếng Việt lớp 5 tại nhà
trường để làm cơ sở của việc quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu.
* Phương pháp thu thập tài liệu, thông tin:
Tôi phải thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau như: sách, báo, tạp chí, thu
thập tài liệu trên mạng để phục vụ cho việc lựa chọn các biện pháp chỉ đạo việc
dạy và học trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt, đặc biệt
là môn Tiếng Việt lớp 5.
* Phương pháp phân tích:
Từ các nguồn tài liệu đã thu thập được, với mỗi phân môn, bài giảng cụ thể tôi
sẽ phải phân tích, lựa chọn những thông tin cần thiết, thích hợp.
* Phương pháp thực nghiệm:
Từ những Kế hoạch bài học cụ thể với những giải pháp khác nhau đưa vào bài
giảng thực tế đối với đối tượng cụ thể là học sinh lớp 5.

*Phương pháp điều tra đánh giá, thống kê:
Đối chiếu với kết quả giảng dạy sau khi dạy thực nghiệm với kết quả
trước khi thực nghiệm để thấy vai trò và hiệu quả của việc chỉ đạo nâng cao chất
lượng bồi dưỡng học sinh hoàn thành tốt môn tiếng việt lớp 5.
Tham khảo kinh nghiệm của đồng nghiệp và ý kiến của học sinh lớp 5.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN.
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:

2


Tiếng Việt là một môn học quan trọng đối với bậc Tiểu học. Qua môn
học này giúp học sinh biết đọc thông viết thạo, biết sử dụng từ ngữ một cách
chuẩn xác và có kĩ năng giao tiếp trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Những
kiến thức của môn học Tiếng Việt là tiền đề, là cơ sở cho học sinh tiếp cận với
các môn học khác. Việc dạy và học Tiếng Việt trong nhà trường luôn được chú
trọng ngay từ lớp đầu cấp. Đặc biệt là công tác phát hiện và bồi dưỡng những
mầm non năng khiếu Tiếng Việt đã và đang được các nhà trường rất quan tâm.
Trong thời đại hiện nay - thời đại của sự bùng nổ công nghệ thông tin, đất nước
ta đang trên đà hội nhập và phát triển thì việc dạy và học môn học này càng trở
nên cần thiết. Học tốt môn Tiếng Việt sẽ bồi dưỡng cho các em học sinh tình yêu
quê hương đất nước, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt và bản sắc
văn hoá dân tộc. Tuy nhiên theo chỉ thị 5105/CT-BGDĐT, ngày 03/11/2014 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm đối
với giáo dục Tiểu học, nhà trường và giáo viên cấp Tiểu học không được tổ chức
dạy thêm và học thêm dưới bất cứ hình thức nào. Như vậy có nghĩa là nhà
trường và giáo viên cấp Tiểu học sẽ không được tổ chức những buổi bồi dưỡng
tập trung môn Tiếng Việt dành cho học Tiểu học mà giáo viên phái có kế hoạch,
biện pháp giúp đỡ học sinh ngay trong từng buổi học, tiết học.
Trong trường Tiểu học, học sinh được học tiếng mẹ đẻ một cách trực tiếp

và khoa học qua môn Tiếng Việt. Môn Tiếng Việt ở Tiểu học bao gồm các phân
môn: Tập đọc có nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu hình thành và phát triển năng lực
đọc cho học sinh. - Chính tả dạy cho học sinh tri thức và kĩ năng chính tả, phát
triển năng lực sử dụng ngôn ngữ ở dạng viết trong hoạt động giao tiếp. - Dạy
học Luyện từ và câu nhằm mở rộng, hệ thống hoá làm phong phú vốn từ của học
sinh, cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ giản về từ và câu, rèn cho học
sinh kĩ năng dung từ đặt câu và sử dụng các kiểu câu để diễn đạt tư tưởng, tình
cảm của mình, đồng thời có khả năng hiểu người khác nói gì. - Kể chuyện giúp
học sinh phát triển ngôn ngữ, đặc biệt là kĩ năng nghe nói. - Phân môn Tập làm
văn nối tiếp tự nhiên các bài học của môn Tiếng Việt nhằm giúp học sinh tạo ra
năng lực mới: năng lực sản sinh ngôn bản nói hoặc viết. Tập làm văn có khả
năng hang đầu trong việc rèn cho học sinh nói và viết đúng tiếng Việt, có tác
dụng lớn trong việc củng cố nhận thức cho học sinh. Tuy rằng mỗi một phân
môn Tiếng Việt lại có một vị trí, nhiệm vụ riêng nhưng tất cả đều có quan hệ
biện chứng, thống nhất với nhau, bổ sung hỗ trợ cho nhau để đạt được mục tiêu
3


cao nhất của môn Tiếng Việt đó là: hình thành 4 kĩ năng: Nghe – nói – đọc – viết
cho học sinh; từ đó học sinh có thể sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ, phục vụ vào
công việc và trong cuộc sống.
2.2. THỰC TRẠNG.
Bản thân nhận thức được tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng học sinh
hoàn thành tốt môn tiếng việt, tôi đã luôn bám sát, tìm tòi, phỏng vấn, thực
nghiệm giảng dạy đặc biệt là môn Tiếng việt tại khối 5 của nhà trường. Trên cơ
sở nghiên cứu đó tôi nhận thấy: Mục tiêu bồi dưỡng học sinh hoàn thành tốt
môn Tiếng việt cho học sinh lớp 5 không phải là để tạo ra những nhà văn, nhà
ngôn ngữ học mặc dù trên thực tế trong số học sinh này sẽ có những em có khả
năng trở thành những tài năng văn chương, ngôn ngữ học, mà mục tiêu chính
của công tác này là: bồi dưỡng lẽ sống, tâm hồn, khả năng tư duy và năng lực

ngôn ngữ, năng lực cảm thụ văn chương đặc biệt là giữ gìn sự trong sáng của
Tiếng việt. Trên cơ sở đó góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam
hiện đại vừa giữ được những tinh hoa văn hoá dân tộc vừa tiếp thu tốt những giá
trị văn hoá tiên tiến trên thế giới. Qua phỏng vấn, khảo sát tôi nhận thấy những
vấn đề sau:
* Thuận lợi:
- Công tác dạy - học hiện nay của nhà trường luôn được chính quyền địa
phương, phụ huynh học sinh quan tâm. Bên cạnh đó nhà trường tạo mọi điều
kiện cần thiết đảm bảo cho công tác dạy và học đạt hiệu quả như: phòng học,
bàn ghế đảm bảo, đồ dùng dạy học đầy đủ, đảm bảo 1 máy chiếu/1 lớp.
- Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên
môn thường xuyên hội ý, rút kinh nghiệm trong từng giai đoạn, thường xuyên
tổ chức các buổi chuyên đề để bồi dưỡng GV, Hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo,
kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh.
- Đời sống kinh tế của nhân dân được nâng cao, dân trí được phát triển vì vậy
nhận thức của phụ huynh học sinh về việc chăm lo cho con em cũng được sát
sao hơn.
* Khó khăn:
- Trên thực tế hiện nay, trong quá trình sử dụng tiếng Việt, học sinh tiểu học còn
mắc rất nhiều lỗi sai: lỗi phát âm, lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, lỗi dùng từ… khiến

4


cho việc diễn đạt suy nghĩ, tư tưởng, tình cảm của các em còn hạn chế, gây
nhiều khó khăn trong hoạt động học tập, lao động hay trong sinh hoạt đời sống.
- Một số ít học sinh ngại học môn Tiếng Việt, thích học Toán hơn Tiếng Việt.
2. 3. CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ..
Từ những vấn đề đặt ra, tôi xin đề xuất một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất
lượng bồi dưỡng học sinh hoàn thành tốt môn tiếng Việt lớp 5 ở trường Tiểu học

đáp ứng với yêu cầu thời đại và mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục tiểu học đó
là:
2.3.1. Giúp GV nắm vững các phương pháp dạy học Tiếng việt:
Ngay từ đầu năm học tôi đã tổ chức cho GV sinh hoạt chuyên môn, giúp GV nắm
vững các phương pháp dạy học Tiếng Việt:
* Khái niệm: Phương pháp dạy học Tiếng việt là cách thức làm việc của thầy giáo
và học sinh nhằm làm cho học sinh nắm vững kiến thức và kỹ năng Tiếng việt.
* Các phương pháp dạy học Tiếng việt thường dùng ở Tiểu học.
- Phương pháp phân tích ngôn ngữ: Đây là phương pháp được sử dụng một cách có
hệ thống trong việc xem xét các mặt của ngôn ngữ. Ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, cấu
tạo từ... với mục đích làm rõ cấu trúc các kiểu đơn vị ngôn ngữ, hình thức phát triển
cách thức cấu tạo, ý nghĩa của iệc sử dụng chúng trong nói năng. Các bước phân
tích ngôn ngữ: quan sát ngữ liệu phân tích các ngữ liệu nhằm tìm ra điểm giống và
khác nhau sắp xếp chúng theo một trật tự nhất định.
- Phương pháp luyện tập theo mẫu: Là phương pháp mà học sinh tạo ra các đơn vị
ngôn ngữ, lời nói bằng cách mô phỏng mẫu mà giáo viên đưa ra, hoặc mẫu có trong
sgk. Các bước đầy đủ của phương pháp luyện tập theo mẫu bao gồm:
+ Lựa chọn và giới thiệu mẫu.
+ Hướng dẫn học sinh quan sát, phân tích cấu tạo mẫu, có thể là quy trình tạo ra
mẫu, đặc điểm của mẫu.
+ Học sinh áp dụng tạo ra các sản phẩm theo mẫu.
+ Kiểm tra kết quả sản phẩm làm theo mẫu, đánh giá, nhận xét xem mức độ sáng
tạo của mỗi sản phẩm trong sự so ánh với mẫu. Nhắc nhở những sản phẩm lời nói
mô phỏng máy móc theo mẫu, khuyến khích những sản phẩm có sự sáng tạo.
5


* Phương pháp giao tiếp: Cơ sở của phương pháp giao tiếp là chức năng giao tiếp
của ngôn ngữ, dạy theo hướng giao tiếp coi trọng sự phát triển lời nói, mọi kiến
thức lý thuyết đều được nghiên cứu trên cơ sở phân tích các hiện tượng ngôn ngữ

trong giao tiếp sinh động, phương pháp giao tiếp coi trọng sự phát triển lời nói của
từng cá nhân học sinh. Vì thế để thực hiện phương pháp giao tiếp phải tạo ra cho
học sinh nhu cầu giao tiếp, nội dung giao tiếp, môi trường giao tiếp, các phương
tiện ngôn ngữ và các thao tác giao tiếp.Việc tách ra từng phương pháp là để giải
thích rõ nội dung và cách thức thực hiện của từng phương pháp đó, còn trong thực
tế dạy học các phương pháp thường được sử dụng phối hợp không có phương pháp
nào độc tôn mà tuỳ từng nội dung, tuỳ từng bước lên lớp mà một phương pháp nào
đó nổi lên chủ đạo.
Một nguyên tắc dạy học Tiếng việt hiện nay đang được chú ý ở tiểu học.
Nguyên tắc rèn luyện song song cả dạy nói và dạy viết. Nói và viết là 2 dạng của
hoạt động giao tiếp có những đặc điểm khác biệt nhau bởi vì: mỗi dạng sử dụng
một loại chất liệu. Giọng nói sử dụng chất liệu là âm thanh, âm thanh chỉ tồn tại
trong một khoảng thời gian, không gian nhất định vì thế dạy nói thường được dùng
trong giao tiếp trực tiếp.
Dạy nói đòi hỏi phải được người nói thực hiện một cách tự nhiên sinh động,
khi nói phải hướng tới người nghe. Chú ý tín hiệu phản hồi từ phía người nghe để
kịp thời điều chỉnh, sửa chữa.Có thể sửa chữa theo hướng mà người nghe mong
muốn bằng cách điều chỉnh nọi dung.Cũng có thể điều chỉnh cách diễn đạt mà vẫn
giữ nguyên nội dung, phải điều chỉnh âm sắc, giọng nói. Chú ý phát âm chuẩn, chú
ý sử dụng ngữ điệu một cách thích hợp. Vì dạy nói được sử dụng trong giao tiếp
trực tiếp cho nên không có điều kiện gọt dũa, vì vậy người nói cần nói với tốc độ
vừa phải để người nói kịp nghĩ, người nghe kịp theo dõi. Để tạo sự tự nhiên, hào
hứng trong giao tiếp dạy nói, người nói cần biết sử dụng phối hợp với điệu bộ, cử
chỉ thích hợp. Khi nói được phép lặp lại có thể dùng yếu tố chêm xen, đưa đẩy,
được phép sử dụng các câu tỉnh lược
Quan trọng là rèn cho học sinh kỹ năng giao tiếp trực tiếp với những đòi hỏi
cụ thể về cách phát âm, về cách sử dụng từ, ngữ, câu, cách diễn đạt và thái độ khi
nói.
Dạy viết: Sử dụng chất liệu là chữ viết và hệ thống dấu câu và thường được sử
dụng trong hoàn cảnh giao tiếp gián tiếp.Vì thế có điều kiện sửa chữa, gọt giũa

6


mang tính chặt chẽ, hàm súc, cô đọng. Đặc điểm này phù hợp với điều kiện của
người tiếp nhận là có thể đọc đi, đọc lại văn bản viết nhiều lần. Dạng viết đòi hỏi
văn viết phải chặt chẽ, chỉ sử dụng phép lặp với mục đích tu từ.

Tổ chức sinh hoạt chuyên đề cấp trường
2.3.2. Giúp GV nắm vững các nguyên tắc dạy học Tiếng việt:
Khi dạy Tiếng việt cho học sinh tiểu học, đặc biệt là đối tượng học sinh lớp 5,
Giáo viên cần đảm bảo các nguyên tắc dạy học Tiếng việt:
Nguyên tắc 1: Nguyên tắc phát triển lời nói (nguyên tắc giao tiếp, nguyên tắc
thực hành). Nguyên tắc này đòi hỏi khi dạy học Tiếng việt phải bảo đảm các yêu
cầu sau:
+ Phải xem xét các đơn vị cần nghiên cứu trong dạy, hoạt động chức năng tức là
đưa chúng vào đơn vị lớp hơn như là âm, vần trong tiếng, trong từ. Từ hoạt động
trong âm như thế nào? Câu ở trong đoạn, trong bài ra sao?
+ Việc lựa chọn những sắp xếp nội dung dạy học phải lấy hoạt động giao tiếp
làm mục đích tức là hướng vào việc hình thành các kỹ năng nghe, nói, đọc viết
cho học sinh.

7


+ Phải tổ chức hoạt động nói năng của học sinh tốt trong dạy học Tiếng việt
nghĩa là phải sử dụng giao tiếp như là một phương pháp dạy học chủ đạo.
Nguyên tắc 2: Nguyên tắc phát triển tư duy:
+ Phải tạo điều kiện tối đa cho học sinh rèn luyện các thao tác và phẩm chất tư
duy trong giờ dạy học Tiếng việt : phân tích, so sánh, tổng hợp...
+ Phải làm cho học sinh hiểu ý nghĩa của đơn vị ngôn ngữ.

+ Giúp học sinh nắm được nội dung các vấn đề cần nói và viết (định hướng giao
tiếp, gợi ý cho học sinh quan sát tìm ý...) và biết thể hiện nội dung này bằng các
phương tiện ngôn ngữ.
Nguyên tắc 3: Nguyên tắc chú ý đến trình độ tiếng mẹ đẻ của học sinh (nguyên
tắc chú ý đến khả năng sử dụng ngôn ngữ của người bản ngữ).
Trước khi đến trường học sinh đã có một vốn Tiếng việt nhất định và song
song với quá trình học Tiếng việt trong nhà trường là quá trình tích luỹ, học hỏi
Tiếng việt thông qua môi trường gia đình, xã hội do đó các em đã có một vốn từ
và quy tắc ngữ pháp nhất định. Vì vậy cần điều tra, nắm vững vốn Tiếng việt của
học sinh theo từng vùng, từng lớp khác nhau để xác định nội dung, kế hoạch và
phương pháp dạy học đồng thời phải tận dụng và phát huy tối đa vốn Tiếng việt
của học sinh bằng cách phát huy tính tích cực chủ động của các em mặt khác
giáo viên cần chú ý khắc phục lỗi lệch chuẩn khi nói tiếng phổ thông cho học
sinh.
2.3.3. Chỉ đạo cho GV và học sinh Viết chuẩn, nói chuẩn tiếng phổ
thông.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố Thanh Hóa lần
thứ XX nhiệm kỳ 2015-2020; thực hiện kế hoạch số: 650/KH-PGD&ĐT ngày 7
tháng 10 năm 2015 của Phòng GD&ĐT THành phố Thanh Hóa về việc thực
hiện chuyên đề Viết chuẩn, nói chuẩn tiếng phổ thông” trong các nhà trường trên
địa bàn Thành phố Thanh Hóa, chuyên môn nhà trường đã tổ chức chuyên đề tại
nhà trường cho cán bộ giáo viên. Chuyên đề cũng thường xuyên được áp dụng
trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, nội dung chương trình bồi dưỡng thường
xuyên GV và thực hiện ngay trong từng buổi học, tiết học.
Giáo viên cần xác định: Đây vừa là đòi hỏi của nghề dạy học vừa là yêu cầu
của ĐH Đảng bộ TP, cũng là yêu cầu của hội nhập toàn quốc, hội nhập Quốc tế.
Mỗi thầy cô phải là tấm gương sáng về trau dồi ngôn ngữ cũng như mọi phẩm
chất cao đẹp của người thầy cho thế hệ trẻ noi theo nên muốn hay không, dễ hay
8



khó mỗi người đều phải thay đổi để đi về phía của sự chuẩn mực, văn minh, hiện
đại.
* Tiếng Việt phổ thông: Là ngôn ngữ của người Việt (Kinh) và được hiến pháp
của nhà nước quy định là ngôn ngữ chính thức của quốc gia. ( Ngôn ngữ toàn
dân).
* Nói viết theo chuẩn Tiếng Việt phổ thông:
Nói theo giọng Hà Nội(Bắc bộ) +3 phụ âm quặt lưỡi r, s, tr(Trung bộ) = đúng,
đủ hệ thống âm, vần, thanh điệu được cố định trên chữ viết.
* Ưu thế của TV:
+ Nói thế nào thì viết thế ấy.
+ Có thể ghi lại những tư tưởng, suy nghĩ, tình cảm của con người thông qua
nói, viết.
+ TV giàu đẹp, sức sống bất diệt và ngày càng phong phú, trở thành Quốc hồn,
quốc túy của dân tộc.
* Thổ âm, thổ ngữ Thanh Hóa: ( Tiếng Thanh Hóa): Là giọng nói và lời nói
mang tính địa phương của người Việt cư trú ở tỉnh Thanh Hóa.
Phương ngữ Thanh Hóa có nét bản sắc riêng rất đáng trân trọng, nếu được
khai thác sử dụng đúng chỗ sẽ đem lại hiệu quả.Nhưng sự lệch chuẩn khá nặng
nề, nhiều khi làm cho câu nói bị sai nghĩa, tối nghĩa, gây cười. Ít nhất nó làm
giảm sự chuẩn mực và thanh lịch của người nói. Ra tỉnh ngoài đôi khi còn bị kỳ
thị.
Giao tiếp trong nhà trường là giao tiếp thuộc phong cách khoa học GD và
phong cách hành chính công cụ. Vì vậy nếu dùng ngôn từ và giọng điệu địa
phương thì bị sai lạc về phong cách, không tuân thủ chuẩn mực ngôn ngữ văn
hóa.
*Tiêu chuẩn cơ bản của một lời nói tốt: Sử dụng đúng các phương tiện ngôn
ngữ: chuẩn ngữ âm – ngữ pháp – từ vựng, đúng phong cách và đúng ý định
người.
* GV thống kê lỗi lệch chuẩn và tiếng địa phương của học sinh trong khối,

lớp.
Lệch chuẩn về từ ngữ:
- Nhóm từ chỉ định, từ để hỏi:
+ đâu/mô, bao nhiêu/ mấy …
+ này / ni; kia / tê; kia kìa / tê tề; ấy, nọ/ nứ, nớ.
+ làm sao, như thế nào/ răng, mằn răng ; như thế này/ ở ri, ri…
- Nhóm từ nhân xưng: mi, tau, choa, bọn choa, quân choa, bay, nhà va…
- Nhóm từ đệm hoặc từ để hỏi đặt cuối câu của riêng Thanh Hóa ( vùng nông
thôn) nhé/nhá; đó / đá; nhỉ / nhờ, nhà…
- Nhóm các động từ, danh từ, tính từ của riêng Thanh Hóa.
+ cắt / bứt; ngã / bổ; trông, xem/ coi;
+ nhiều, nhiều lắm/ mê, mê ra, mê man; gắt to/ gắt ỏm tỏi; lười / nhác…
- Nhóm từ do cách biến âm quá xa so với âm gốc thành từ địa phương: vả / bả ;
bẹo / véo; cấu / bấu; vào / vô; làm / mằn; bảo / biểu; bồng bế / bỏng …
9


Lệch chuẩn về ngữ âm
- Nghiêm trọng nhất là sai thanh điệu: lẫn lộn thanh hỏi / thanh ngã.
hỏi → ngã; ngã → hỏi; lẫn lộn cả 2 chiều hỏi ↔ ngã
VD: ngã ngửa
Lệch chuẩn ở phụ âm đầu
- Phát âm sai các phụ âm quặt lưỡi, không phân biệt các cặp phụ âm ( giống Bắc
bộ) s – x; r – d – gi; tr – ch.
- Sai phần vần (sự sai còn đa dạng hơn).
Sai các vần có có nguyên âm đôi.
Nguyên nhân sai: Triệt tiêu 1 nguyên âm hoặc bị biến thành nguyên âm khác:
VD: iê – mất ê còn i;
uô – mất ô còn u;
ươ – biến thành ưư

ươ – bị lệch thành i hoặc iê.(ốc bươu/biu; rượu/ riệu, rịu).
ươc – biến thành ac/ang ( ngọt như nác đàng)
Lệch chuẩn ở phần vần:
Ơi → i : Trứng chọi ví đá.
â → ă : cầm tay/ cằm tay; lỗi lầm/ lỗi lằm
i ↔ ây, êi: chị / chậy
ôi → ui, un
chổi/ chủn, chủi; tối/ tún
ư → i : mưu cầu / miu cầu
ui→un :
củi/ củn
e → ia : nhà xe / nhà xia
im, in → inh: phim / phinh ăn xin / ăn xinh
e→ê:
mẹ/ mệ
o → ua: lo/ lua lắng, con tôi bị ho
ê→a:
mệnh lệnh / mạnh lạnh
ô↔u:
chục/ chộc; thối / thún
ai → ây: cái / cấy
ư→a:
bực mình / bậc mềnh
oa →o: cái quạt / cấy cọt
âu → u: con trâu / con tru
o→ô:
thỏi son / thổi sôn
ưa → a:
lửa / lả
â → a, ư: đầu / đàu; chân / chưn

Từ những thống kê trên, GV tự lập kế hoạch khắc phục lỗi lệch chuẩn cho
học sinh vì viết / nói đúng chuẩn, thân thiện chính là xây dựng văn hóa trong
giao tiếp là xây dựng nét mô phạm và thanh lịch cho mỗi con người.
2.3.4. Tạo hứng thú học tập cho học sinh.
“ Hứng thú” có vai trò quan trọng trong học tập và làm việc. Không có việc
gì người ta không làm được dưới ảnh hưởng của hứng thú. M.goocki có nói :
“thiên tài nảy nở từ tình yêu đối với công việc”.Vì vậy bồi dưỡng hứng thú học
tập rất quan trọng, không có con đường nào khác là giúp các em thấy được vẻ
đẹp và khả năng kì diệu của tiếng việt- Văn học trong mỗi hoạt động của mỗi
tiết tiếng việt, giáo viên đều hướng đến hình thành, duy trì hứng thú cho học
sinh qua cách giới thiệu bài.
Cả những bài về từ ngữ hay ngữ pháp khô khan cũng đều gây được hứng
thú nếu giáo viên nắm được bản chất vấn đề và biết dùng phương pháp nêu vấn
đề. Cho trẻ tiếp xúc trực tiếp càng nhiều càng tốt với những tác phẩm văn
10


chương, những mẫu hình sử dụng ngôn ngữ mẫu mực vì “không làm thân vói
văn thơ thì không nghe thấy được tiếng lòng chân thật của nó” (Lê Trí Viễn );
Hứng thú Tiếng Việt- văn chương còn được tạo ra bằng cách kể cho các em nghe
về cuộc đời riêng của các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng, tổ chức nói chuyện thơ
văn, ngoại khóa Tiếng việt.....
2.3.5. Bồi dưỡng vốn sống cho học sinh.
Hiện nay, nhiều giáo viên khi dạy làm văn cho HS thường thiên về dạy kĩ
thuật làm mà ít cung cấp các chất liệu sống - cái tạo nên nội dung bài viết. Khi
một em học sinh ngồi trước một đề văn 15 - 20 phút vẫn chưa viết được, giáo
viên thường cho rằng các em không nắm được lí thuyết thể văn mà không hiểu
rằng nguyên nhân đầu tiên làm các em không có húng thú viết là các em không
tạo được một quan hệ thân thiết giữa mình với đề tài - đối tượng kể hoặc tả,
nghĩa là các em không có nội dung, không có gì để nói để viết. Nguyên nhân đó

là việc thiếu hụt về vốn sống, vốn cảm xúc của mình.
Từ đó tôi rút ra phương pháp bồi dưỡng vốn sống cho các em đó là:
- Bồi dưỡng về vốn sống trực tiếp: cho các em quan sát, trải nghiệm những gì
các em sẽ phải viết,cần làm cho vốn sống thực này không cản trở trí tưởng
tượng của các em, trí tưởng tượng dù có bay bổng đến mấy vẫn phải có cơ sở
bắt đầu từ thực tiễn; giáo viên đóng vai trò dẫn dắt, gợi mở, tạo nguồn cảm hứng
khơi dậy suy nghĩ trong các em.
- Cần xây dựng cho HS hứng thú và thói quen đọc sách. Đọc sách,các em không
chỉ được thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động tình cảm, nảy nở những ước
mơ tốt đẹp, khơi dậy năng lực hành động, bồi dưỡng tâm hồn.
- Một vấn đề không thể thiếu được đó là các em được trực tiếp tham quan học
tập,tìm hiểu ở một số di tích lịch sử , các di tích lịch sử như : tượng đài ở xã em,
biển Sầm Sơn ….Qua đó các em được chứng kiến về những gì các em được tận
mắt quan sát thấy,nhìn thấy giúp các em càng yêu quê hương đất nước mình hơn
và vốn sống của các em sẽ phong phú hơn.
2.3.6. Bồi dưỡng kiến thức kĩ năng Tiếng Việt cho HS
* Bồi dưỡng lí thuyết về từ:
Nội dung không vượt ra ngoài 12 bài lí thuyết về từ, từ đơn, từ ghép, từ
láy, từ ghép tổng hợp, từ ghép phân loại, các kiểu từ láy, các dạng từ láy, nghĩa
của từ láy, từ nhiều nghĩa, từ cùng nghĩa, từ trái nghĩa, từ cùng âm khác nghĩa.
* Phân loại nhận diện từ theo cấu tạo:

11


Dựa vào số lượng tiếng của từ chia ra từ đơn và từ đa âm.Phân loại nhóm từ
đa âm phải dựa vào mối quan hệ giữa các tiếng trong từ: có mối quan hệ về mắt
nghĩa là từ ghép, có mối quan hệ vầ âm là từ láy.
Ở Tiểu học, những từ thuần Việt như tắc kè, bồ hóng, bồ kết, ... hay những từ
vay mượn: mì chính, xà phòng, mít tinh, ... là những từ mà cả hai tiếng đều

không có quan hệ về nghĩa lẫn về âm, vì vậy những từ này không được dùng
làm ngữ liệu để ra bài tập. Nếu HS chủ động đưa ra để hỏi thì giáo viên trả lời
đó là một từ ghép đặc biệt: từ ghép ngẫu hợp các từ hai tiếng có sự giống nhau
nào đó về âm: bâng khuâng, thình lình, chạng vạng, dằng dặc, lê thê, chèo bẻo,
chôm chôm, thằn lằn, ba ba, ngày ngày, gật gật... những từ này chỉ định danh sự
vật, nội dung ý nghĩa hoàn toàn không có giá trị biểu trưng sắc thái hóa do cơ
chế hóa phối hợp ngữ âm tạo ra (định nghĩa giáo trình cấp trên cho rằng, các từ
đó không phải là từ láy).Tuy nhiên, chúng có hình thức ngữ âm giống nhau, so
với định nghĩa sách giáo khoa tiểu học chỉ dựa trên căn cứ làm hình thức ngữ
âm. Phối tiếng và tính đến mức độ nhận thức học sinh tiểu học nên xem đây là
các từ láy.
+ Các kiểu từ như : ồn ào, ầm ĩ, ọc ạch, ỏn ẻn ... đều được xem là từ láy và được
giải thích nó giống nhau ở chỗ cùng vắng khuyết phụ âm đầu.
+ Những từ như: cong queo, cuống quýt, king coong... cũng là từ láy có phụ âm
đầu viết dưới dạng hình thức các con chữ khác nhau.
+ Về phân biệt từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại: từ ghép tổng hợp giữa các
tiếng có quan hệ đẳng lập, mang tính tổng hợp, khái quát: từ ghép phân loại có
yếu tố cụ thể hóa, cá thể hóa nghĩa cho yếu tố kia.
+ Một số từ, tùy từng ngữ cảnh mà xếp khi là từ ghép tổng hợp, khi là từ ghép
phân loại: từ “sáng trong” trong câu : “Một tấm lòng sáng trong như ngọc” là từ
ghép tổng hợp: có thể đổi thành “Trong sáng” Nhưng trong câu “Nhớ mua bóng
đèn sáng trong đừng mua bóng đèn sáng đục”thì “sáng trong”ở đây là từ ghép
phân loại.
* Làm giàu vốn từ,luyện kĩ năng nắm nghĩa từ và sử dụng từ cho học sinh:
Dạng 1: Yêu cầu học sinh giải nghĩa từ ngữ hay thành ngữ.
Ví dụ : Em hiểu tục ngữ “Đói cho sạch ,rách cho thơm” nghĩa là thế nào?
Trong các câu thơ dưới đây của Bác Hồ Nghĩa của từ “xuân” có gì khác nhau?
- Xuân này kháng chiến đã năm xuân.
- Sáu mươi tuổi hãy còn xuân chán
- Mùa xuân là tết trồng cây làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

12


Dạng 2: Cho những từ có cùng yếu tố cấu tạo :
Ví dụ: Phân biệt nghĩa của các từ : Mẹ đẻ, mẹ nuôi, mẹ kế, mẹ ghẻ...
Dạng 3: yêu cầu học sinh kể ra các từ theo chủ đề:
Ví dụ: Tìm 7 từ có tiếng học:
Học tập,học hỏi,học nói,học hành, học múa,học hát, học đòi.
Dạng 4: Yêu cầu phân loại từ theo cấu tạo và đặt tên cho nhóm.
Ví dụ : Cho một số từ sau: Yêu thương,châm chọc,nóng nảy,chậm chạp,cửa
sổ,nhỏ nhẹ,êm ấm,óng ả, nóng nực, phương hướng,vương vấn,tươi tốt,tươi tắn,
xe máy,phố phường.Hãy dựa vào nghĩa xếp các từ trên vào 3 nhóm và đặt tên
cho từng nhóm.
Dạng 5: Dạng đề sửa lỗi dùng từ sai:
Ví dụ: Chỉ ra chỗ sai của mỗi câu dưới đây và sửa lại cho đúng ngữ pháp tiếng
việt bằng cách thay đổi vị trí từ ngữ hoặc thêm hay bớt,một ,hai từ:
a. Rất nhiều cố gắng,nhất là trong học kì 2,bạn An có tiến bộ vượt bậc.
b.Tàu của Hải quân ta trên bán đảo Sinh Tồn giữa mịt mù sóng gió.
Dạng 6: Đặt câu, viết đoạn văn với từ cho sẵn :
Ví dụ : Cho các từ sau: cánh đồng,dòng sông, con thuyền, kỉ niệm.
Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng từ 5 đến 7 câu có sử dụng các từ trên .
Dạng 7 : Điền từ vào chỗ trống:
Ví dụ : Chọn từ tượng thanh hay từ tượng hình thích hợp điền vào chỗ trống để
câu văn diễn đạt cụ thể, sinh động:
A.Trên vòm cây,bầy chim hót……………
b. Đàn cò bay…………………….trên cánh đồng rộng……………….
c. Ngọn núi cao…………………………nổi bật giữa bầu trời xanh……………..
2.3.7. Bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng ngữ pháp:
* Khái niệm câu và bản chất của câu: Học sinh thường nhầm trạng ngữ là câu,
nhầm ngữ danh từ là câu, đặt câu thiếu thành phần.Vì vậy cần tập trung vào các

dạng bài tập: Trong các ví dụ sau, ví dụ nào đã thành câu? Ví dụ nào chưa thành
câu? Vì sao? Hãy chữa lại cho đúng.
*.Cấu tạo ngữ pháp của câu,các thành phần câu:
Đó là các dạng bài tập: Yêu cầu học sinh chỉ ra các thành phần của câu cho
sẵn; Tìm bộ phận chính, bộ phận phụ của câu; kết hợp các thành phần câu.
Ví dụ: Tìm bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ có trong câu sau:

13


“Mỗi lần đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ rải trên các lề phố Hà
Nội,lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sỹ tạo hình của
nhân dân”.
Dạng mở rộng nòng cốt câu bằng cách thêm các thành phận phụ.
Ví dụ: Thêm bộ phận trạng ngữ và các thành phần phụ vào mỗi câu dưới đây để
ý diễn đạt thêm cụ thể,sinh động hơn.
- Gió thổi
Mở rộng: Ngoài thềm, gió thổi vi vu.
- Biển đẹp
Mở rộng : Buổi sớm biển Sầm Sơn đẹp như một bức tranh.
* Kiến thức về dấu câu và kĩ năng sử dụng dấu câu:
- Dạng cho một đoạn văn không có dấu câu yêu cầu học sinh tự đánh dấu câu
vào chỗ thích hợp.
Ví dụ: Ngất đoạn văn sau thành những câu đứng ngữ pháp và đặt dấu chấm vào
cuối mỗi câu,viết hoa chữ cái đầu câu:
“Sông uốn khúc giữa làng rồi chạy dài bất tận những hàng tre xanh chạy dọc
theo bờ sông chiều chiều ,khi ánh hoàng hôn buông xuống em lại ra sông hóng
mát trong sự yên lành của dòng sông,em nghe rõ cả tiếng thì thào của hàng tre
xanh và lòng em trở nên thảnh thơi, trong sáng vô cùng”.
- Dạng chữa lại những chỗ đã đặt dấu câu không đúng .

Ví dụ: Dấu phẩy nào trong đoạn văn sau đã đặt sai?
Khu vườn nhà Loan không rộng lắm. Nó chỉ bằng một cái sân nhỏ nhưng có
bao nhiêu là cây.Mỗi cây có một đời sống riêng,một tiếng nói riêng.Cây lan,cây
huệ,cây hồng nói chuyện bằng hương bằng hoa.Cây mơ,cây cải nói chuyện
bằng lá.Cây bầu, cây bí, nói chuyện bằng quả. Cây khoai lang, câydong nói
chuyện bằng củ, bằng rễ.
* Kiến thức về từ loại, kĩ năng xác định từ loại:
Dạng yêu cầu học sinh tìm danh từ, động từ, tính từ trong câu, đoạn văn, đoạn
thơ…
Ví dụ : Tìm danh từ, động từ, tính từ trong đoạn thơ sau:
“Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm.
Thương nhau tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người”.

14


Tiết học Tiếng Việt phát huy tính tích cực của học sinh.
2.3.8. Bồi dưỡng kĩ năng viết văn.
Viết văn là yêu cầu, thử thách, rèn cho học sinh các kĩ năng Tiếng Việt,
giúp các em tích lũy vốn sống,vốn văn học, năng lực cảm thụ văn học một cách
tổng hợp. Từ đó học sinh phải thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của mình bằng ngôn
ngữ nói và viết; rèn cách nghĩ, cách cảm chân thật, sáng tạo, luyện cách diễn tả
chính xác, sinh động, hồn nhiên, tiến tới có nét riêng độc đáo của cá nhân.
Để luyện tập kĩ năng viết văn cho học sinh cần có những bài viết tốt, giáo
viên biết lựa chọn đề, biết tự ra đề, đề bài gần gũi thân thiết quen thuộc với các
em nhưng không lặp lại, gò bó, nhàm chán.
Rèn luyện cho học sinh kĩ năng tìm hiểu, phân tích đề, quan sát tìm ý,
những kĩ năng diễn đạt, viết đoạn văn và hoàn thiện bài viết. Trong tiết luyện

làm văn, khâu đánh giá, sửa chữa rất quan trọng. Giáo viên cần chữa bài cho
từng em thật kĩ để khi trả bài giúp học sinh thấy được những ưu khuyết điểm của
bài viết của mình, tự rút ra kinh nghiệm và sửa chữa và nên tạo không khí trao
đổi, tranh luận khi trả bài.
Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và thực hiện đề tài này, tôi nhận thấy
tuy đây mới chỉ là bước đầu vừa làm vừa rút kinh nghiệm nhưng số lượng học
sinh hoàn thành tốt môn tiếng việt lớp 5 trường tôi có nhiều bước chuyển biến
mới : Về kiến thức từ ngữ,ngữ pháp các em nắm rất chắc và đã quen thuộc với

15


các dạng bài; khả năng cảm thụ văn học và làm văn của các em đã có một sự
tiến bộ vượt bậc so với đầu năm học.
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Chất lượng học sinh hoàn thành tốt môn tiếng việt lớp 5 của trường Tiểu học
Quảng Phú đạt được kết quả cao là nhờ hội tụ nhiều yếu tố như: Sự chỉ đạo sâu sát
của Ban giám hiệu nhà trường, sự tận tâm của giáo viên trong công tác giảng dạy
cộng với bản thân học sinh, sự quan tâm của phụ huynh đối với học sinh... Qua thực
tế giảng dạy và quản lí, tôi đã áp dụng : “Một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng học
sinh hoàn thành tốt môn Tiếng Việt lớp 5” vào công tác dạy và học ở nhà trường và
bước đầu đã nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt ở học sinh về các mặt: Luyện từ và câu, tập
làm văn, tập đọc.
Mức độ HT

Trước khi thực nghiệm
( 113 học sinh)

Sau khi thực nghiệm
( 113 học sinh)


SL

TL

SL

TL

Hoàn thành tốt

20

17,7 %

73

64,6 %

Hoàn thành

88

77,9 %

40

35,4 %

Chưa hoàn

thành

5

4,4 %

0

0%

Qua bảng số liệu trên ta thấy được công tác bồi dưỡng học sinh hoàn thành tốt
môn tiếng việt lớp 5 là cực kì quan trọng đối với học sinh cuối cấp tiểu học, nó sẽ là
tiền đề để các em có đủ tự tin học tiếp lên cấp THCS.
Đề tài triển khai nghiên cứu ở Trường tiểu học và được tập thể cán bộ giáo viên
tán thành. Đề tài chỉ có tác dụng trả lời câu hỏi làm thế nào để nâng cao hiệu quả
bồi dưỡng học sinh hoàn thành tốt môn Tiếng việt lớp 5. Hy vọng các biện pháp đề
ra sẽ có thể áp dụng tốt ở các trường tiểu học có điều kiện tương tự.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Qua quá trình nghiên cứu tôi xin rút ra một số kết luận để bồi dưỡng học sinh
hoàn thành tốt môn Tiếng việt lớp 5 cần:
Hiệu quả trước hết phải có những giáo viên vững về kiến thức, kỹ năng
thực hành Tiếng việt, có vốn sống, vốn cảm xúc phong phú.
16


GV thực sự yêu nghề, tâm huyết với công việc, với việc rèn giũa học sinh.
GV thường xuyên học hỏi trau dồi kiến thức, đọc sách báo để ngày càng
làm phong phú thêm vốn kiến thức của mình.
Gv phải có phương pháp nghiên cứu bài, lập kế hoạch bài học một cách

khoa học.
Tham khảo nhiều sách báo tài liệu có liên quan, giao lưu học hỏi các bạn
đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm, các trường có bề dày thành tích.
Tạo sự giao tiếp cởi mở, thân thiện với học sinh, mẫu mực trong lời nói,
việc làm, thái độ, cử chỉ, có tâm hồn trong sáng lành mạnh để học sinh noi theo.
Dạy thật kĩ phân môn Tập đọc, khai thác nội dung cụ thể từng bài từ đó
làm cơ sở bồi dưỡng vốn từ,cảm thụ và tập làm văn.
Giáo viên phải khơi dậy niềm say mê, hứng thú của học sinh đối với môn
học Tiếng việt, luôn phối hợp với gia đình để tạo điều kiện tốt nhất cho các em
tham gia học tập. Trong quá trình nghiên cứu, xuất phát từ cơ sở lý luận và thực
trạng công tác bồi dưỡng học sinh hoàn thành tốt môn Tiếng việt ở Trường tiểu
học Đề tài xin mạnh dạn đề xuất một số biện pháp có tính thực tiễn phù hợp với
tình hình bồi dưỡng học sinh hoàn thành tốt môn Tiếng việt hiện nay:
- GV cần nắm vững các phương pháp dạy học Tiếng việt.
- GV cần nắm vững các nguyên tắc dạy học Tiếng việt:
- Chỉ đạo cho GV và học sinh thực hiện Viết chuẩn, nói chuẩn tiếng phổ
thông.
- Tạo hứng thú học tập cho học sinh.
- Bồi dưỡng vốn sống cho học sinh.
- Bồi dưỡng kiến thức kĩ năng Tiếng Việt cho HS
- Bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng ngữ pháp.
- Bồi dưỡng kĩ năng viết văn.
3.2. Kiến nghị:
- Đối với giáo viên:
Thường xuyên tự học tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ sư phạm.
Giáo viên cần nắm chắc nội dung chương trình, phương pháp dạy học của
từng phân môn theo hướng tích cực. Tổ chức cho học sinh hoạt động học tập
bằng nhiều hình thức để phát huy tính sáng tạo, chủ động và tự giác cho các em.


17


Giáo viên phải nhiệt tình trong giảng dạy, nghiên cứu thật kỹ bài dạy để
lựa chọn cách giúp học sinh tiếp cận kiến thức mới bằng con đường tối ưu nhất.
Thực hiện đánh giá học sinh theo thông tư 30 của Bộ giáo dục một cách linh
hoạt, có hiệu quả. Biết động viên khích lệ học sinh, thường xuyên khen ngợi các
em cho dù đó là tiến bộ rất nhỏ.
- Đối với nhà trường:
Chuyên môn nhà trường tiếp tục tổ chức có hiệu quả các buổi sinh hoạt
chuyên môn, xây dựng và tổ chức tốt các chuyên đề nhằm nâng cao chất lượng
giảng dạy.
Nhà trường nên tổ chức các buổi ngoại khoá Tiếng Việt báo cáo kinh
nghiệm, tổ chức sân chơi bộ môn... Tổ chức chương trình phát thanh Măng non,
tạo điều kiện khuyến khích học sinh viết bài, sáng tác văn thơ để các em giao
lưu, mở rộng vốn Tiếng Việt, rèn kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp trước
đám đông...

XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

TP Thanh Hóa,ngày 30 tháng 3 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác
Người thực hiện

Lê Thị Lâm

18



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Văn Huệ - Tâm lý học tiểu học - NXBGD – 1997
2. Lê Bá Miên - Bài giảng Đại cương ngôn ngữ, từ vựng học - Trường
ĐHSPHN2.
3. Lê Phương Nga - Phương pháp dạy học Tiếng việt ở tiểu học NXBĐHQGHN 1999
4. Phạm Thị Hoà - Bài giảng phương pháp dạy học Tiếng việt - Trường
ĐHSPHN2.
5. Bộ sách Tiếng việt tiểu học nâng cao - NXB giáo dục.
6. Thông tư 30/ TTLT – BGDĐT ngày 27/8/2014.
7. Tài liệu bồi dưỡng HS giỏi Tiếng Việt của Bộ GD& ĐT
8. Nghiên cứu lý luận Tiếng Việt – Bộ GD-ĐT 2.1.

19


MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG

1. Mở đầu:

1

1.1.Lý do chọn đề tài

1

1.2.Mục đích nghiên cứu


2

1.3.Đối tượng nghiên cứu.

2

1.4.Phương pháp nghiên cứu

2

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến

2

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

4

2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải
quyết vấn đề
2.3.1. Các phương pháp dạy học Tiếng việt:

5

2.3.2. Các nguyên tắc dạy học Tiếng việt:

5
7
8


2.3.3. Chỉ đạo cho GV và học sinh Viết chuẩn, nói chuẩn tiếng phổ
thông.
2.3.4. Tạo hứng thú học tập cho học sinh.

10

2.3.5. Bồi dưỡng vốn sống cho học sinh.

11

2.3.6. Bồi dưỡng kiến thức kĩ năng Tiếng Việt cho HS

11

2.3.7. Bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng ngữ pháp

13

2.3.8. Bồi dưỡng kĩ năng viết văn.

15

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm .

16

3. Kết luận, kiến nghị

16


3.1. Kết luận.

16

3.2. Kiến nghị.

17

Tài liệu tham khảo

19
20


21


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO QUẢNG XƯƠNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
RÈN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP PHƯƠNG TRÌNH
CHO HỌC SINH LỚP 9
Người thực hiện: Phạm Thị Yến
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Quảng Hùng
SKKN thuộc lĩnh vực: Môn toán


THANH HOÁ,NĂM 2015

22


23


24



×