Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh khó khăn khuyết tật học tập tại trường tiểu học lam sơn 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.77 KB, 18 trang )

I. MỞ ĐẦU
1.
Lý do chọn đề tài.
Để xây dựng đất nước Việt Nam thành một quốc gia dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh theo hướng chủ nghĩa xã hội thì
nhân tố “con người” là vô cùng quan trọng. Nó tạo nên động lực cho sự phát
triển kinh tế xã hội, là nhân tố trung tâm có tác dụng quyết định đối với toàn bộ
hệ thống khác tạo nên đà phát triển chung.
Hiện nay, với nhịp độ phát triển của cuộc sống mới, bên cạnh sự phát
triển nhiều mặt của xã hội, nhiều hiện tượng xã hội nảy sinh ảnh hưởng rất lớn
đến sự phát triển, đến quá trình học tập của trẻ em. Trẻ em chậm phát triển về
trí tuệ, thể lực cũng là một trong các vấn đề được xã hội đặc biệt quan tâm. Đối
với gia đình: con cái thành đạt là hạnh phúc của cha mẹ. Đối với nhà trường, để
có được 100% học sinh đi học chuyên cần, hoàn thành nội dung môn học, hoàn
thành nhiệm vụ của người học sinh là một trong chỉ tiêu lớn mà kế hoạch năm
học đã đề ra. Với học sinh có khó khăn về học tập, cha mẹ đôi khi không biết
mình phải làm gì, làm như thế nào, lúng túng và có các biện pháp dạy con
không phù hợp. Với nhà trường, sự khó khăn càng nhiều hơn bởi các em học
hòa nhập với cả một tập thể, nếu không có các giải pháp phù hợp dẫn đến kết
quả giáo dục các em không đạt mà hiệu quả hoạt động của cả một tập thể cũng
không cao.
Hiện nay, học sinh khó khăn về học tập được quan tâm ở nhiều khía cạnh
và mức độ khác nhau. Sự quan tâm đó thể hiện sự công bằng, tính nhân văn của
Đảng và nhà nước ta. Về mặt lí thuyết, đã nhiều công trình nghiên cứu về đối
tượng học sinh này. Các nhà giáo dục học cũng viết nhiều tài liệu đề ra các giải
pháp để giáo dục học sinh khó khăn trong học tập. Tuy nhiên trên thực tế, mỗi
học sinh khó khăn có một cách giáo dục khác nhau bởi sự khác nhau tâm lí, về
hoàn cảnh, về thể lực đòi hỏi các bậc làm cha mẹ, các thầy cô giáo phải có hình
thức giáo dục phù hợp.
Trong những năm qua, chất lượng giáo dục ở trường tiểu học Lam Sơn 3
luôn đứng đầu trong các trường Tiểu học của thị xã. Số lượng học sinh ngày


một tăng, không có học sinh lưu ban, bỏ học. Tuy chất lượng giáo dục đại trà
được duy trì song số học sinh gặp khó khăn về học tập có phần tăng lên.Tình
trạng trên do có nhiều nguyên nhân.
Vậy, những nguyên nhân nào dẫn đến học sinh gặp khó khăn về học tập, có
thể khắc phục nguyên nhân đó đến đâu để giúp các em học tập hiệu quả hơn.
Đó cũng chính là lí do để tôi chọn đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao
hiệu giáo dục học sinh khó khăn, khuyết tật về học tập tại trường Tiểu học Lam
Sơn 3- Thị xã Bỉm Sơn” làm đề tài Sáng kiến kinh nghiệm của mình.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài nhằm tìm ra nguyên nhân dẫn đến học sinh gặp khó
khăn, khuyết tật trong học tập.
1


Nghiên cứu để tìm ra các giải pháp chỉ đạo giáo viên dạy học sinh khó
khăn, khuyết tật về học tập học hiệu quả.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh khó khăn, khuyết tật học tập tại trường Tiểu học Lam Sơn 3.
Phương pháp giáo dục học sinh khó khăn, khuyết tật.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu, thu thập, xử lí thông tin: Tìm hiểu các
tài liệu liên quan đến đề tài làm cơ sở lí luận, có hiểu biết sâu về vấn đề đang
nghiên cứu; thu thập, phân tích thông tin từ đó có cơ sở thực tế nhằm khẳng
định lí do chọn đề tài là đúng đắn, cần thiết để giải quyết vấn đề.
Phương pháp phân tích, đàm thoại, thảo luận: Kịp thời tiếp thu ý kiến,
kinh nghiệm của giáo viên và các nhà quản lí để có giải pháp cụ thể dạy học cho
từng đối tượng học sinh khó khăn;
Phương pháp thực nghiệm: Qua quá trình chỉ đạo; Từ thực tế giờ dạy, hồ
sơ của giáo viên, bài kiểm tra, kết quả đánh giá định kì; hồ sơ học tập của học
sinh khó khăn khuyết tật để có sự kiểm chứng hiệu quả của các giải pháp.


2


II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN
1. Cơ sở lý luận của đề tài:
Muôn đời nay người ta thường tiếp xúc với trẻ em nhưng mãi thế kỷ XX
tâm lý học mới phát hiện ra “Trẻ em”. Đến những năm 20 của thế kỷ này, tâm
lý học lần đầu tiên lấy trẻ em bình thường làm đối tượng nghiên cứu. Và sau 40
năm của bước ngoặt này, tâm lý học sư phạm bắt đầu lấy trẻ em đang học ở
trường phổ thông làm đối tượng nghiên cứu theo cung cách trong “phòng thí
nghiệm”.
1.1 Khái niệm về khó khăn, khuyết tật học tập.
- Khuyết tật học tập là thuật ngữ dùng để chỉ các trường hợp có khó khăn
đặc thù trong các kĩ năng học đường với biểu hiện chung như: không chậm
phát triển trí tuệ nhưng việc lĩnh hội và vận dụng một hoặc một số kỹ năng học
tập cơ bản (nghe, nói, đọc, viết, tính toán và suy luận) có hạn chế, khó khăn,
kém hoặc chậm phát triển so với yêu cầu phát triển của độ tuổi và không thể
khắc phục bằng các phương pháp hướng dẫn thông thường.
- Khó khăn học tập: là năng lực học tập nào đó trong các năng lực nghe,
nói, đọc, viết, tính toán, suy luận gặp hạn chế, dẫn tới việc tiếp thu các nội dung
kiến thức, kĩ năng liên quan kém hoặc chậm trễ. Việc khó khăn nắm nội dung
kiến thức và kĩ năng của các kĩ năng học đường được quy định trong chương
trình giáo dục phổ thông cụ thể cho từng giai đoạn và khối lớp.
1.2 Nguyên nhân gây khó khăn học tập:
Có thể phân loại các nguyên nhân gây ra khó khăn học tập thành 2 nhóm:
khó khăn học tập có nguyên nhân từ trẻ và khó khăn học tập có nguyên nhân
môi trường xung quanh trẻ như gia đình và nhà trường. Trên thực tế, hầu hết
các trường hợp có khó khăn học tập đều là kết quả của sự tác động của 2 nhóm
nguyên nhân nói trên.

Liên quan đến nhóm khó khăn học tập có nguyên nhân từ trẻ, khiếm
khuyết học tập là một trong những nguyên nhân cần chú ý. Khiếm khuyết học
tập là một rối loạn về tiến trình tâm lý liên quan đến việc hiểu và sử dụng ngôn
ngữ làm cho trẻ bị hạn chế về nghe, suy nghĩ, nói, đọc, viết, đánh vần và làm
toán. Khiếm khuyết học tập được biểu hiện bằng sự không đồng nhất giữa khả
năng (thường được đo bằng chỉ số thông minh) và thành quả học tập. Bên cạnh
đó, các nguyên nhân khác cũng thường được nhắc đến là:
- Giảm tập trung: biểu hiện thường gặp là Hội chứng tăng động kém tập
trung.
- Chậm phát triển tâm thần.
- Giảm các giác quan, đặc biệt là tình trạng giảm hoặc mất thính lực.
- Rối loạn cảm xúc.
3


- Bệnh mãn tính cũng ảnh hưởng đến khả năng học của trẻ qua sự mệt mỏi,
đau mãn tính, tác dụng phụ của thuốc, nghỉ học để đi khám hoặc trong đợt bệnh
cấp tính, rối loạn cảm xúc do tình trạng bệnh kéo dài, trí thông minh thấp (ở
những bệnh liên quan đến thần kinh), tình trạng chuyển lớp học và áp lực từ sự
mong đợi của cha mẹ và thầy cô.
- Tính khí bất thường.
Nhóm khó khăn học tập có nguyên nhân từ môi trường xung quanh trẻ
bao gồm các vấn đề về gia đình, xã hội và trường học. Các vấn đề về gia đình
và xã hội thường gặp bao gồm cha mẹ ly thân hoặc ly dị, trẻ bị lạm dụng hoặc
bị bỏ bê, tình trạng bệnh hoặc chết của người thân trong gia đình, cha (mẹ) có
vấn đề về tâm thần (hoặc tâm lý), cha mẹ lập gia đình sớm, sử dụng chất gây
nghiện và kinh tế kém. Ngoài ra, các tiến trình trong trường học cũng có thể ảnh
hưởng đến khả năng học tập của trẻ. Lượng kiến thức được giảng dạy, số lượng
bài tập về nhà, cách giảng dạy của giáo viên, những hướng dẫn, những hình
thức thưởng phạt là những nguyên nhân quan trọng tác động đến khả năng học

tập của học sinh.[1]
1.3 Một số biểu hiện của học sinh gặp khó khăn, khuyết tật học tập:
Các biểu hiện dễ sao lãng, dễ quên (mất tập trung chú ý), kiềm chế cảm
xúc kém, hay có hành vi bột phát, dễ bị kích thích (tăng động). Các biểu hiện
khó khăn trong việc hình thành mối quan hệ với người khác: từ nhỏ đã không
quan tâm tới mẹ và những người xung quanh, ở trường lớp, không chơi với các
bạn, ít quan tâm tới bạn và cô, chơi một mình, ngôn ngữ có những hạn chế khi
hay lặp lại từ ngữ, dùng sai ngữ cảnh, sở thích hạn chế, lặp đi lặp lại một số
hành vi, hoạt động. Các biểu hiện về cảm giác bản thể kém, khả năng phối kết
hợp các vận động cơ thể hạn chế, vận động tinh và vận động thô kém.
Tuy các em có những khiếm khuyết nhưng trong các em vẫn có những nét
tích cực tiềm ẩn mà các nhà giáo dục, cha mẹ học sinh phải có trách nhiệm khơi
dậy, kích thích nó lên. Đúng như Ma-ka-ren-cô đã nói: “Không có những đứa
trẻ không thể sửa chữa được mà chỉ có sự giáo dục tổ chức không đúng đắn,
những thầy giáo thờ ơ, những bậc cha mẹ vô trách nhiệm”.
2. Thực trạng học sinh khó khăn học tập
2.1 Tình hình chung
Trong những năm gần đây, số học sinh gặp khó khăn nhiều về học tập
liên quan đến biểu hiện khuyết tật học tập có phần gia tăng. Năm học 20162017, trường TH Lam Sơn 3 có 632 học sinh(254 học sinh nữ); Số lớp có học
sinh gặp khó khăn học tập là 11 lớp/15 lớp; Số học sinh toàn trường có các biểu
hiện trên khoảng 22 em. Cụ thể thường gặp ở những học sinh như:
Học sinh tăng động, giảm chú ý: 2 em.
Học sinh khó khăn về nhìn- đọc: 4 em
Học sinh khó khăn về nghe-viết: 2 em
Học sinh dễ quên, mất tập trung chú ý: 12 em
4


Học sinh khó khăn trong giao tiếp: 2 em
Bảng 1: Bảng thống kê số học sinh chưa hoàn thành, chưa đạt theo các

nội dung đánh giá giữa học kì 1(2016-2017):
Số lượng
Môn
Tỉ lệ
(Chưa HT, chưa đạt)
Môn Toán
12/22
54%
Tiếng Việt
8/22
36%
1.Tự phục vụ, tự quản 13
Năng lực 2.Hợp tác
10
3.Tự học, GQVĐ
22
1.Chăm học, chăm làm 15
2.Tự tin, trách nhiệm
20
Phẩm chất 3.Trung thực, kỉ luật
4
4.Đoàn
kết,
yêu 2
thương

Trong số 22 em được tìm hiểu thì tỷ lệ xếp loại về kiến thức chưa hoàn
thành nội dung một trong số các môn học là 20/22 em; có 10 em xếp loại năng
lực chưa đạt ở tất cả các chỉ số; có 2 em xếp loại phẩm chất chưa đạt ở tất cả
các chỉ số.

2.2 Những biểu hiện khó khăn về học tập của học sinh.
Các em có nhiều biểu hiện khó khăn trong học tập tuy nhiên ở nhiều mức
độ khác nhau. Nhiều học sinh có những biểu hiện thường xuyên, lặp lại nhiều
lần, khó rèn luyện sửa chữa, ảnh hưởng đến kết quả học tập. Cụ thể:
Khó khăn về đọc: Một số học sinh không biết đọc trơn, phải đọc đánh
vần, tốc độ đọc chậm, độ chính xác kém, không theo dõi được bạn đọc, đọc
thường thêm hoặc bỏ hoặc thay từ, đảo từ, bỏ dòng, lặp lại dòng( Em An -1B;
Dương-3C; Đạt- 4A). Học sinh đọc hiểu kém( khoảng 9/22 em khó khăn học
tập được khảo sát).
Khó khăn về viết: Một số học sinh không nghe-viết được, chỉ nhìn
chép(Dương 2C; Đạt - 4A); một số nghe viết được nhưng chữ viết khó đọc,
không đọc được( Nhi 2C); một số viết nhảy dòng, viết cách quãng; tốc độ viết
chậm; không biết viết câu văn, đoạn hoặc bài văn. Thông thường những học
sinh khó khăn về đọc thường gặp khó khăn về viết( Dương 2C; Đạt 4A).
Khó khăn về tính toán: Trong số 22 em có những khó khăn về học tập có
12 em có những khó khăn về tính toán. Các em thường ghi nhớ kém, không biết
đếm, đọc viết số; không thực hiện được phép tính đặc biệt các pháp tính cộng
trừ nhân chia có nhớ, các qui tắc về dấu phẩy…, không biết giải thích suy
luận( Toán giải có nhiều phép tính, tính giá trị biểu thức); không biết về hình
học.
Khó khăn trong giao tiếp: Học sinh khó khăn học tập thường có tâm lí
chán học, học không tập trung, không thích giao tiếp hoặc không hợp tác(Dúng
5


4A; Ly-2B). … Việc không có hứng thú học tập của các học sinh này làm cho
kết quả học tập của các em ngày càng bị hạn chế.
2.3 Một số nguyên nhân dẫn đến học sinh gặp khó khăn, khuyết tật học
tập:
Qua quá trình theo dõi thường xuyên kết quả học tập trên lớp, kết quả

đánh giá chỉ số về năng lực phẩm chất học sinh cho thấy học sinh khó khăn học
tập tại trường tiểu học Lam Sơn 3 có một số nguyên nhân sau:
Khó khăn về đọc: Do phải sử dụng nhiều giác quan để phân tích, tổng
hợp âm, vần; do khả năng xử lí thông tin yếu dẫn đến học sinh không phân tích
kịp. Kết quả học sinh đọc chậm. Một số học sinh có khả năng suy luận phán
đoán nhưng không theo kĩ năng suy luận cơ bản dẫn đến học sinh bỏ hoặc nhảy
cóc từ, câu do gặp phải từ khó.
Khó khăn về viết: Những học sinh này có trí nhớ rất kém: không nhớ
hình dạng chữ, vị trí chữ trong vở viết, không nhớ cấu trúc từ, câu nên thường
viết sai cấu trúc từ, câu, sai chính tả.
Khó khăn về tính toán: Khả năng ghi nhớ của các em kém, năng lực suy
luận yếu, nhận thức không gian tưởng tượng kém, không nhận biết được các
mối quan hệ vị trí phải trái trước sau…
Khó khăn trong giao tiếp: Các em không tự bộc lộ bản thân, chỉ thích
chơi với một, hai người, có tâm lí sợ sai, sợ cái mới, bị động. Những em này
thường được người lớn quá quan tâm che chở.
Nguyên nhân tâm lí từ hoàn cảnh gia đình: Những học sinh này thường
gặp khó khăn học tập tại một thời điểm do bị sang chấn tâm lí từ hoàn cảnh
khách quan, các kiến thức cơ bản dần bị mất di không đáp ứng được yêu cầu
học ngày càng cao ở các lớp trên dẫn đến kết quả học tập thấp.[2]
2.4 Kết quả của thực trạng học sinh khó khăn, khuyết tật học tập.
Đối với nhà trường, nhiều học sinh khó khăn, khuyết tật học tập sẽ đồng
nghĩa với việc chưa hoàn thành nhiệm vụ giáo dục. Số học sinh chưa hoàn
thành nội dung môn toán là 12 em, môn Tiếng việt là 6 em trong đó đa số các
em có liên quan đến khuyết tật học tập; số học sinh gặp khó khăn liên quan đến
yếu tố hoàn cảnh gia đình thấp.
Đối với học sinh: Việc thiếu hụt tri thức, phẩm chất năng lực kém sẽ dẫn
tới lạc hậu, không đáp ứng với thời đại, từ đó sẽ gây ra chán nản bi quan, hình
thành ở trẻ sự phát triển lệch lạc, một gánh nặng cho gia đình và cả xã hội.
Đối với nhà trường: Học sinh khó khăn khuyết tật học tập không phải là

học sinh khuyết tật được học hòa đồng, do đó giáo viên, nhà trường phải có các
giải pháp để giúp các em khắc phục hạn chế, khiếm khuyết, được đánh giá với
tất cả các học sinh khác.
Đối với gia đình: Học sinh khuyết tật học tập không có biểu hiện khuyết
tật bên ngoài, chỉ bộc lộ trong quá trình học tập. Chính vì vậy, phụ huynh có
tâm lí e ngại khi đưa con đi khám bác sĩ, làm hồ sơ theo dõi cho con vì sợ ảnh
6


hưởng đến sự phát triển tâm lí sau này của các em cũng như sự đánh giá của
cộng đồng đối với những học sinh này.
3. Giải pháp giải quyết vấn đề.
Qua việc nghiên cứu thực trạng học sinh khó khăn, khuyết tật học tập, từ
những nguyên nhân trên tôi đã có những biện pháp chỉ đạo giáo viên giáo dục
giúp đỡ học sinh khó khăn, khuyết tật học tập. Cụ thể:
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm của tập thể giáo viên, đặc biệt là giáo
viên chủ nhiệm. Thực hiện tốt chỉ đạo chuyên môn như chuyên đề chuyên sâu,
sinh hoạt chuyên môn tổ khối.
- Chỉ đạo dạy học theo hướng đổi mới phương pháp, dạy học phù hợp với
đối tượng học sinh.
- Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp.
- Chỉ đạo tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại
khóa.
- Chỉ đạo giáo viên phối hợp với gia đình, các đoàn thể để có phương pháp
giáo dục phù hợp.
3.1 Phát huy tinh thần trách nhiệm trong việc phát hiện giúp đỡ học sinh
khó khăn khuyết tật học tập.
Các khó khăn trong học tập của học sinh thường được bộc lộ ngay từ năm
học lớp 1. Giáo viên cùng với gia đình có thể phát hiện thông qua các hoạt động
học tập trên lớp, tại gia đình, dưới hình thức cá nhân, trong hoạt động nhóm, tập

thể. Sau một thời gian nhận lớp, giáo viên cần báo cáo thực trạng học sinh khó
khăn khuyết tật với ban giám hiệu nhà trường. Với những thông tin cần thiết,
ban giám hiệu cùng với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên bộ môn và gia đình
cần có những đánh giá, tổng hợp những đặc điểm của khó khăn khuyết tật học
tập, từ đó ban giám hiệu xây dựng kế hoạch hỗ trợ và chỉ đạo giáo viên xây
dựng kế hoạch giáo dục cá nhân học sinh để thường xuyên theo dõi và điều
chỉnh phương pháp giáo dục phù hợp.
3.2 Chỉ đạo dạy học theo hướng tích cực hóa phù hợp với đối tượng học
sinh.
Giúp học sinh học nội dung và học kỹ năng học tập phù hợp là một
nhiệm vụ quan trọng của giáo viên đối với học sinh khó khăn khuyết tật học
tập. Khi chương trình học tập ở mỗi khối lớp, giai đoạn càng ngày càng nâng
cao, việc điều chỉnh mục tiêu học tập là cần thiết, phương pháp dạy học đối với
các em này mang tính chất cá nhân, xây dựng mục đích học tập cần chú ý phù
hợp với mức độ phát triển của từng em trên cơ sở đối chiếu với yêu cầu của
chương trình học tập. Khi dạy kỹ năng, cần phải chú ý đến đặc trưng trong
phong cách học tập của học sinh vốn được quy định bởi đặc trưng trong năng
lực nhận thức, hoạt động xử lí thông tin, giúp học sinh làm chủ kĩ năng học tập,
biết cách học tập phù hợp với khả năng của bản thân là điều rất quan trọng và ý
nghĩa.
7


Ví dụ: Nếu kĩ năng đọc của học sinh mới ở mức nhận biết mặt chữ - đọc
âm của con chữ, cần tiếp tục phát triển đến cấp độ nhận biết vần – âm, sau đó
ghép vần, đọc đánh vần. Nếu học sinh đọc bỏ từ bỏ câu , đọc lặp lại cần khoanh
hoặc gạch chân dưới từ, cụm từ, câu cần đọc tiếp theo, nếu học sinh không biết
ngắt nghỉ cần khoanh hoặc gạch chéo ranh giới ý của câu…Do dạy hòa đồng nên
mỗi giáo viên cần tạo điều kiện thời gian dành cho những học sinh này nhiều hơn
hoặc phân công học sinh đọc tốt ngồi cạnh và giúp đỡ các em theo hướng trên.

Trong lĩnh vực viết, nếu kĩ năng viết của học sinh chỉ đạt mức viết được nét,
cần xác định nội dung giúp đỡ các em về con chữ, sau đó nâng cao dần cấp độ
âm, vần, cấp độ viết từ, câu, đoạn và bài văn. Với học sinh khó khăn về tính
toán, cần dùng đồ dùng trực quan kết hợp với giải thích, sơ đồ hóa…
Đối với học sinh khó khăn, khuyết tật, những giờ học thuyết trình một
chiều làm chúng trở nên chán nản, mệt mỏi.Vì vậy giáo viên cần đổi mới
phương pháp, cần tổ chức những tiết học đa dạng về hình thức, thực hành và
trải nghiệm, khám phá, giải quyết vấn đề, làm việc cá nhân, làm việc nhóm,.. là
việc làm hết sức cần thiết, nhằm thu hút sự tập trung chú ý của học sinh , đa
dạng yêu cầu hoạt động: quan sát, nghe, nói, viết cũng giúp học sinh này tăng
khă năng chú ý. Khi giáo viên hướng dẫn cả lớp, những học sinh này có thể
không ý thức rằng cô cũng đang nói với mình. Hơn thế, có những em không
ngừng nói chuyện, có những em tiếp tục chú ý vào những âm thanh bên ngoài
lớp. Cần khởi động tiết học để tạo hứng thú cho các em, thể hiện sự quan tâm
đến đối tượng học sinh này qua những cử chỉ thân mật như đặt tay lên vai, tươi
cười khi nói với các em… tạo sự thân thiện cởi mở và giúp các em cảm thấy
yên tâm khi học.
Với học sinh khó khăn khuyết tật, các em thường ghi nhớ kém, khó hình
dung những công việc cần làm trong tiết học, quên giữa chừng, không nhớ việc
cần làm tiếp, học sinh có thể có biểu hiện xao lãng, mất tập trung chú ý, dễ có
tâm lí chán nản, lảng tránh thực hiện hoạt động mặc dù bản thân rất muốn
làm.Việc duy trì ghi nhớ thông qua hướng dẫn trình tự công việc giúp các em có
trách nhiệm học tập hơn. Cũng cần cho các em này thao tác và làm nhiều lần để
các em ghi nhớ. Thu hút sự chú ý của đối tượng học sinh này trên lớp cũng là
một việc quan trọng. Vì vậy, khi muốn hướng dẫn, giải thích trình tự hoạt động,
trước tiên giáo viên phải thu hút sự chú ý của học sinh.
Ở những học sinh khó khăn, khuyết tật học tập có trí nhớ công việc hạn
chế, chúng không thể thu giữ các thông tin phức tạp được truyền tải đến cùng
một lúc. Vì thế cần hướng dẫn chúng thật đơn giản, ngắn gọn, có trọng tâm, có
thể hướng dẫn riêng bằng cách viết ra giấy, gạch chân, tô màu nội dung thật cụ

thể …để tăng sự chú ý và ghi nhớ cho các em.

8


3.3 Tổ chức chuyên đề chuyên sâu hướng dẫn giáo viên theo dõi đánh giá
sự tiến bộ của học sinh
Ngoài tổ chức chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, quản lí chuyên
môn cần tổ chức buổi chuyên đề riêng nhằm chỉ đạo hướng dẫn giáo viên giúp
đỡ học sinh khó khăn, khuyết tật học tập như: Cung cấp tới giáo viên các văn
bản hướng dẫn của các ngành các câp liên quan đến đối tượng trên; Tổng hợp ý
kiến của tất cả giáo viên dạy học sinh có biểu hiện khó khăn khuyết tật, giúp
giáo viên chủ nhiệm thống kê những khó khăn của học sinh khi học tập rèn
luyện, lập hồ sơ theo dõi sự tiến bộ của học sinh; Hướng dẫn giáo viên làm hồ
sơ cho đối tượng học sinh trên( phụ lục 2); hướng dẫn cách đánh giá học sinh
(trên yêu cầu vì tiến bộ của học sinh). Các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ khối,
nhà trường cần đưa nội dung này trở thành một trong các nội dung thảo luận.
3.4 Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp.
Bên cạnh việc tác động trực tiếp lên năng lực nhận thức của học sinh khó
khăn khuyết tật học tập cần có những thay đổi, điều chỉnh, thiết lập những
điều kiện môi trường trong lớp hòa nhập đảm bảo phù hợp với đặc điểm của
học sinh, giúp các em khắc phục khó khăn. Sắp xếp vị trí ngồi gần bảng,
gần bàn giáo viên sẽ giúp các em nghe rõ lời giáo viên, ngược lại, giáo viên
cũng dễ kiểm tra vở viết của các em. Để học sinh không trở nên căng thẳng
khi ngồi ở một vị trí nào đó trong thời gian dài, thỉnh thoảng giáo viên nên
thay đổi chỗ ngồi cho các em, cũng như nên thay đổi thành viên hoạt động
nhóm.
Có nhiều học sinh khuyết tật học tập có thể tính hậu đậu, hay đánh rơi,
đánh đổ các vật dụng, đồ dùng, quên không đặt đồ dùng về vị trí cũ. Nguyên
nhân có thể là do nhận thức vị trí, không gian kém khiến các em không nhớ vị

trí đồ vật. giáo viên nên hướng dẫn học sinh cách sắp xếp đồ vật. Nếu học sinh
kém phân biệt đồ vật của mình và bạn bè, giáo viên nên hướng dẫn các em dán
hoặc đánh dấu biểu tượng vào đồ dùng của mình.
Điều chỉnh cách trách phạt, khen thưởng, động viên cũng là một hình thức
giúp đối tượng này học tập hứng thú hơn. Không nên trách phạt, thay vào đó là
thưởng ít, thưởng nhiều hoặc không thưởng khiến các em hào hứng và tăng cảm
giác thành công.
Mạnh dạn cử các em có khó khăn học tập làm một chức vụ nào đó trong
tổ nhóm để các em thấy mình cũng rất quan trọng đối với tập thể lớp từ đó tạo
hứng thú học tập và niềm vui cho các em tới trường.
Giáo viên chủ nhiệm cần động viên, khuyến khích học sinh trong lớp
giúp đỡ bạn bằng nhiều cách khác nhau: phân công những em học sinh học tốt,
nhiệt tình giúp đỡ các bạn, phát động phong trào thi đua: “Đôi bạn cùng tiến”,
“ Sao chăm ngoan” để các em phấn đấu, phối kết hợp với đội thiếu niên Tiền
9


Phong tổ chức các hoạt động theo chủ điểm của từng tháng nhằm tạo cho các
em sự vui vẻ, thoải mái và thích đến trường, coi mỗi ngày đến trường là một
ngày vui. Với đối tượng học sinh này, giáo viên cần nắm vững tâm lí trẻ, tránh
gò bó, áp đặt, mệnh lệnh, căng thẳng, ức chế tâm lí trẻ. Giáo viên nên vỗ về, tạo
tâm thế thoải mái cho các em. Do trẻ có những khó khăn trong học tập nên khả
năng nhận thức, diễn đạt suy nghĩ, tình cảm, mong muốn hạn chế, do sang chấn
tâm lí không muốn bộc lộ, bộc bạch với ai nên giáo viên cần quan tâm trò
chuyện giúp đỡ mọi lúc mọi nơi, cần kiên trì nhẫn nại.
3.5 Chỉ đạo tổ chức tốt hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại
khóa.
Đối với mục đích hình thành khả năng ứng dụng cho học sinh khó khăn
khuyết tật học tập, không chỉ giúp học sinh biết vận dụng những điều đã học mà
còn phải biết cách giải quyết các vấn đề phức hợp, mới phát sinh, không chỉ

ứng dụng các kĩ năng liên quan đến môn học mà cả các kĩ năng học tập, kĩ năng
sống đã được trang bị. Giáo viên khi tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp
cần quan tâm đến đặc điểm khó khăn của mỗi em để có hình thức tổ chức phù
hợp. Với đối tượng tăng động, cần cho các em tham gia các hoạt động vui, sôi
nổi, không đòi hỏi thực hiện nhiều hoạt động phức tạp cùng một lúc.Với học
sinh có khó khăn về tâm lí, cần tổ chức cho các em hoạt động theo nhóm. Ví dụ:
Khi tổ chức trò chơi, không để học sinh tăng động đứng theo dõi mà cần cho
các em cùng tham gia ở một khâu của hoạt động nào đó và được các bạn cổ vũ
khích lệ. Với học sinh hạn chế về giao tiếp cần phân công vào nhóm học sinh
năng động, cần tạo cho các em ở vị trí trung tâm của các hoạt động để các em
làm quen với sự chú ý của nhiều người…
3.6 Chỉ đạo làm tốt công tác phối hợp giữa nhà trường - gia đình và xã
hội.
Nhà trường có trách nhiệm động viên các bậc phụ huynh hiểu được mục
tiêu cấp học, chia sẻ trách nhiệm với nhà trường, đặc biệt chú trọng bồi dưỡng
những kiến thức tâm lý giáo dục và kỹ năng sư phạm để các bậc phụ huynh
giáo dục con em mình có hiệu quả hơn.
Trẻ tiểu học tin tưởng tuyệt đối vào giáo viên. Vì vậy giáo viên bậc tiểu
học có vai trò đặc biệt quan trọng trong qúa trình giáo dục trẻ, “vừa là cô vừa là
mẹ”. Mặt khác, đi học là bứơc ngoặt trong đời sống tâm lý trẻ. Trong giao tiếp,
dạy dỗ ngay từ khi trẻ bước vào những bài học đầu tiên, giáo viên cần quy định
những yêu cầu đòi hỏi học sinh về nề nếp, nhiệm vụ học tập, phương pháp học
tập. Bên cạnh đó giáo viên phải hiểu trẻ, động viên, khuyến khích các em kịp
thời, tránh trừng phạt và trách mắng trẻ hoặc thành kiến đối với trẻ.Cần phối
hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh thông qua sổ liên lạc, thăm hỏi gia đình học
sinh hoặc họp phụ huynh. Từ đó giúp cha mẹ học sinh nắm được yêu cầu giáo
dục, đặc điểm tâm lý của trẻ. Đặc biệt nâng cao sự quan tâm của cha mẹ về nội
10



dung chương trình con em họ đang học. Trên cơ sở đó giúp họ có điều kiện dạy
dỗ con. Cần quan tâm, giúp đỡ động viên chia sẻ với những gia đình học sinh
có khó khăn về kinh tế.
Với gia đình học sinh, giáo viên cần giúp cha mẹ các em thấy được
những biểu hiện khó khăn trong học tập, hành vi, suy nghĩ.... để giúp các em
khắc phục kịp thời, tránh nuông chiều, khắt khe hoặc qúa thờ ơ, lãnh đạm. Phải
thay đổi nhận thức cũ kỹ, lạc hậu của phụ huynh và giúp họ thấy rằng: Giáo dục
là sự nghiệp của toàn dân, không chỉ nhà trường mà gia đình, xã hội đều phải có
trách nhiệm trong sự nghiệp gíao dục chung. Cần quan tâm, chăm sóc, giành
khoảng thời gian nhất định để tạo điều kiện cho các em học tập. Quan tâm, mua
sắm đầy đủ đồ dùng học tập cho con cái, dành cho các em không gian học tập
tốt.
Hướng dẫn chỉ đạo giáo viên tìm hiểu về hoàn cảnh học sinh khó khăn,
khuyết tật học tập, nắm diễn biến tâm lí của các em để cùng với gia đình có sự
cởi mở, gần gũi, thân mật trao đổi giúp các em có tâm lí an tâm học tập. Về
hình thức bên ngoài, học sinh khó khăn học tập không có những khuyết tật có
thể nhìn thấy được. Vì vậy khi các em học không tốt, phụ huynh thường có tâm
lí cho rằng đó là do các em không chăm học. Thực tế không phải như vậy và
giáo viên có nhiệm vụ giúp phụ huynh hiểu rõ vấn đề để có hình thức động viên
giúp đỡ các em cải thiện tình hình học tập. Trường hợp nghi ngờ trẻ có khó
khăn học tập, giáo viên cần trao đổi để phụ huynh đưa trẻ đến khám tại các
bệnh viện để có thể được đánh giá một cách đầy đủ và chính xác.
Hướng dẫn giáo viên tham mưu với các cấp lãnh đạo tạo điều kiện hỗ trợ
về vất chất nhằm giúp gia đình các em bớt đi gánh nặng để các em được vui vẻ ,
vô tư đến trường như bao trẻ khác. Giáo viên cần phải phối hợp với hội khuyến
học, hội chữ thập đỏ, hội phụ nữ... đến gia đình các em thăm hỏi, động viên,
giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Từ đó tạo không khí vui vẻ,
đầm ấm trong gia đình để các em thấy mình vẫn được mọi người quan tâm
chăm sóc.
4. Hiệu quả của sáng kiến.

Tìm hiểu về học sinh khó khăn khuyết tật học tập tại trường Tiểu học Lam
Sơn 3 trong 2 năm học( 2015-2016; 2016-2017), qua quá trình chỉ đạo giáo viên
thực hiện giáo dục giúp đỡ học sinh khó khăn khuyết tật học tập, đến nay đã có
những hiệu quả tương đối tốt. Trong số 22 em khó khăn khuyết tật học tập được
khảo sát, học sinh chưa hoàn thành nội dung môn học giữa học kì 2(20162017) đã giảm, một số năng lực của học sinh tăng lên, đạt được một số yêu cầu
về chuẩn kiến thức kĩ năng môn học. Cụ thể:
Bảng 2: Thống kê học sinh chưa hoàn thành nội dung môn học, chưa đạt
PC-NL giữa kì 2- Năm học 2016-2017
Môn
Số lượng
Tỉ lệ
(Chưa HT, chưa đạt)
11


Môn Toán
Tiếng Việt
Năng lực
Phẩm chất

5/22
4/22
1.Tự phục vụ, tự quản
2.Hợp tác
3.Tự học, GQVĐ
1.Chăm học, chăm làm
2.Tự tin, trách nhiệm
3.Trung thực, kỉ luật
4.Đoàn kết, yêu thương


27%
17%
6
4
10
10
10
3
1

Bảng theo dõi kết quả trên cho thấy:
- Có 3 học sinh lớp 1( năm học 2015-2016) chưa biết đọc trơn, chưa biết
viết chính tả nghe-đọc đến nay đã đọc thông viết thạo, hiểu được văn bản đọc
và theo kịp các bạn trong lớp 2. Một số học sinh đọc còn chậm nhưng không
còn bỏ từ, bỏ câu hoặc đọc cách quãng.
- Có 7/12 em khả năng tập trung chú ý đã tăng lên tương đối tốt biểu hiện:
viết và làm kịp bài tập tối thiểu trên lớp, hiểu và trả lời tương đối đúng câu hỏi
của cô; tham gia hoạt động nhóm và có kết quả, các bài kiểm tra đạt điểm 5 trở
lên, các chỉ số tham chiếu về nội dung môn toán và Tiếng Việt đạt yêu cầu.
- Có 5 em trong đầu năm học 2016-2017( lớp 3, 4) không có kĩ năng viết
từ, câu, đoạn văn đến nay đã viết được các câu văn đơn giản đúng ngữ pháp,
biết ráp nối các câu văn để được đoạn văn logic diễn tả đúng nội dung theo yêu
cầu.
- Có 7 em đã tiến bộ về toán ở các mức độ khác nhau như: 2 em lớp 1 biết
đếm số( đếm thêm) và so sánh số; có 3 học sinh lớp 2, 3 biết đặt tính và giải
toán bằng những phép tính và lời giải đơn giản, nhận biết được hình ở 2 vị
trí( ngang và thẳng đứng). Có 2 em lớp 4 biết thực hiện dãy tính có 2 phép tính,
biết tư duy để thực hiện phép chia đơn giản theo mẫu; biết đổi đơn vị đo theo
từng bước vạch sẵn như qui tắc, biết làm toán hình có 3 bước tính đơn giản, xác
định được vị trí hình và tưởng tượng được các yếu tố có liên quan.

- Có 4 em được cải thiện kĩ năng giao tiếp biểu hiện như: trả lời câu hỏi
đầy đủ câu; có bộc lộ ý kiến cá nhân khi được hỏi; nói to hơn, biết trả lời có/
không thay vì gật đầu…
Một số học sinh khác có tâm lí thoải mái hơn, không né tránh khi được hỏi
về bản thân, gia đình. Phụ huynh cũng cởi mở hơn khi nói chuyện với thầy cô.
Có 2 phụ huynh đưa con đi khám thường xuyên tại các bệnh viện để có kết quả
cụ thể về dạng khuyết tật não bộ của trẻ ảnh hưởng đến học tập, đã làm hồ sơ
khuyết tật học tập cho các em. Trong đợt tổ chức đi dã ngoại có 7 em dạng khó
khăn khuyết tật học tập tham gia, những trải nghiệm giúp các em có khoảnh
khắc vui và đáng nhớ, ý thức kỉ luật của các em cao hơn. Sau buổi dã ngoại các
em có tập trung học tập hơn, vui vẻ chan hòa với bạn hơn.
Hiện nay trường vẫn còn có 1 em dạng tự kỉ tăng động( Hiếu 2C) cũng đã
có tiến bộ nhiều trong giao tiếp, biết đọc viết nhưng việc tăng chú ý và duy trì
12


thời gian ngồi học lâu cho em chưa đạt hiệu quả cao; có 1 học sinh( Dũng- 4A)
rất hạn chế về nói, còn 2 học sinh lớp 5( Dũng-5B; Cường 4C) khả năng ghi
nhớ về toán còn nhiều hạn chế. Những em này vẫn đang được quan tâm đặc
biệt, có chuyển biến nhưng chậm hơn.
Đặc biệt có một số phụ huynh đã có những thay đổi nhận thức rõ rệt về
tình trạng khó khăn trong học tập của con em mình: Phụ huynh cùng các em
tham gia trải nghiệm kĩ năng sống để các em được cảm thấy tự tin cùng với các
bạn của mình(em Hiếu 2C; em Ly-2B; em Hiếu 4B…); một số phụ hunh đã đưa
con đi khám bệnh để được hướng dẫn chăm sóc giúp đỡ các em (em An-1B; em
Đạt-4A). Hiện nay vẫn còn một vài học sinh có những khiếm khuyết học tập ở
rất nhiều tiêu chí đánh giá( Đọc-Viết; làm toán tính; khả năng ghi nhớ rất kém),
tuy nhiên phụ huynh có sự phối hợp nhưng chưa tích cực với nhà trường để
giúp các em có sự chuyển biến được tốt hơn.


13


III. KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Hiện tượng học sinh khó khăn, khuyết tật học tập là một hiện tượng phổ
biến trong tất cả các nhà trường, biểu hiện rõ nhất là ở cấp tiểu học; tuy nhiên
trên thực tế không phải ai cũng có những hiểu biết đầy đủ về học sinh khó khăn,
khuyết tật học tập. Nếu trẻ bị khó khăn khuyết tật học tập không được phát hiện
sớm, không được quan tâm giáo dục hòa nhập trong môi trường bình thường
thì khả năng phát triển kém, có thể sẽ mất đi cơ hội hòa nhập với xã hội, với
cộng đồng. Xác định nguyên nhân gây khó khăn về học tập của học sinh để có
giải pháp giúp đỡ đúng đắn là nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên. Chính
vì vậy, các nhà quản lí chuyên môn cần quan tâm bồi dưỡng nâng cao ý thức
trách nhiệm cho giáo viên trong công tác giáo dục giúp đỡ trẻ khó khăn khuyết
tật học tập. Tích cực đổi mới phương pháp, dạy học phù hợp với đối tượng và
tâm lí lứa tuổi, kiên trì nhẫn nại với mọi đối tượng học sinh đặc biệt là học sinh
khó khăn khuyết tật là một trong các yêu cầu đánh giá chuẩn giáo viên. Bên
cạnh đó, xây dựng môi trường học tập thân thiện giúp trẻ mạnh dạn tự tin khi
đến trường cũng là một giải pháp quan trọng. Ở đó, học sinh được giáo dục kĩ
năng sống, lòng nhân ái, được sự quan tâm của mọi người, trẻ sẽ được phát
triển đầy đủ về trí tuệ, thể chất, tinh thần, giúp các em trở thành người có ích
cho xã hội.
2. Kiến nghị
Hiện nay nhà nước đã có chính sách hỗ trợ giáo viên dạy trẻ khuyết
tật( khuyết tật vận động; khuyết tật các giác quan, trẻ tự kỉ…), tuy nhiên đối
tượng học sinh khó khăn, khuyết tật học tập có những biểu hiện bên ngoài
không rõ ràng( chỉ bộc lộ trong quá trình học tập, tiếp thu kiến thức) chưa được
sự quan tâm đúng mức. Vì vậy đề nghị các cấp cần có chế độ chính sách mở
rộng cho giáo viên dạy các đối tượng này.

Xác định học sinh khó khăn khuyết tật học tập gặp nhiều khó khăn, vì
vậy các cấp cần có văn bản hướng dẫn cụ thể các tiêu chí xác định để giáo viên
lập hồ sơ theo dõi và gia đình có cơ sở đi khám bệnh( cả về sinh lí hoặc tâm lí).

14


Tìm tòi các biện pháp nhằm chỉ đạo giáo viên giúp đỡ trẻ khó khăn
khuyết tật học tập hiệu quả có ý nghĩa rất lớn trong nhà trường. Hiện nay học
sinh khó khăn khuyết tật học tập đều có ở tất cả các trường Tiểu học. Nhận thức
đúng đắn về mức độ khó khăn của học sinh để có giải pháp giáo dục phù hợp
tránh bệnh thành tích là yêu cầu cần thiết đối với các nhà trường. Đề tài này có
thể vận dụng cho các trường tiểu học ở các mức độ khác nhau và có thể phát
triển đề tài ở mức cao hơn. Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm nhỏ của bản
thân tôi đã áp dụng và mang lại hiệu quả thiết thực, được đội ngũ giáo viên ủng
hộ và thực hiện theo chỉ đạo nghiêm túc. Do điều kiện và khả năng có hạn nên
đề tài còn nhiều điều chưa chỉ ra được và không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi
rất mong được sự góp ý, xây dựng của đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo để sáng
kiến của tôi được hoàn thiện và đạt được hiệu quả cao hơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết

Trương Thị Trang

15



MỤC LỤC
Mục
I
1
2
3
4
II
1
2
3
4
III

Nội dung
Phần mở đầu
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung
Cơ sở lí luận
Thực trạng vấn đề
Giải quyết vấn đề
Hiệu quả sáng kiến
Kết luận

16


Trang
1
1
1
2
2
3
3
4
6
11
13


TRƯỜNG TIỂU HỌC LAM SƠN 3

TT

DANH SÁCH
HỌC SINH GẶP KHÓ KHĂN VÀ KHUYẾT TẬT HỌC TẬP
NĂM HỌC 2016-2017
( Tháng 10 năm 2017)
Họ tên
Lớp
Biểu hiện khó khăn trong học tập

1
2
3

4

Lê Mạnh Cường
Lí Hoàng Anh
Lê Quang Hà
Mai Đăng Dương

1A
1B
2A
2C

5

Lê Trung Hiếu

2C

6
7
8

Nguyễn Phương Nhi
Nguyến Đức Anh
Nguyễn Phạm Li La

2C
2C
3A


9

3A

10

Nguyễn Ngọc Bảo
Ngân
Tống Thị Ly

11

Hoàng Thị Hồng Ngọc

3C

12

Hoàng Trung Hiếu

3C

13

Dương Hải Đạt

4A

14


Phạm Ngọc Dũng

4A

15

Phạm Ngọc Cường

4C

16
17
18

Nguyễn Minh Anh
Nguyễn Thị Hảo Hảo
Lê Ngọc Dũng

4C
4C
5B

2B

Đọc đánh vần, ghi nhớ âm vần kém.
Đọc đánh vần, ghi nhớ âm vần kém.
Không làm được toán giải, viết câu văn
Không ghi nhớ vần khó; Chưa đọc thông
viết thạo, hay quên.
Không viết lời giải; câu văn, diễn đạt

không rõ ý.
Viết sai chính tả, không viết được câu.
Kĩ năng hiểu kém, không nhớ lâu.
Không biết cộng trừ có nhớ, nhân chia
không tốt.
Không biết cộng trừ có nhớ, nhân chia
không tốt
Khả năng diễn đạt kém, kĩ năng đọc hiểu
hạn chế.
Làm tính kém, không ghi nhớ các qui
tắc, bảng tính
Tư duy toán kém, không tập trung.
Chưa đọc thông viết thạo, hay quên; Chỉ
nhìn chép, không nghe- viết.
Văn viết kém; Không giao tiếp trên lớp
Đọc chậm, tính toán kém, không tập
trung
Dễ quên , đặc biệt môn Toán.
Dễ quên , đặc biệt môn Toán
Thực hiện nhân chia và đọc hiểu kém.

17

Ghi chú

Ghi nhớ kém
KN đọc-viết kém
KN viết- tư duy kém
KT trí tuệ
Tự kỉ(tăng động giảm

chú ý).
Kĩ năng viết kém
Giảm tập trung chú ý.
Trí nhớ kém
Trí nhớ kém
Nhút nhát, không
giao tiếp.
Ghi nhớ kém, không
bền.
Ghi nhớ kém, không
bền.
KT trí tuệ
Tâm lí căng thẳng,
không tự tin.
Ghi nhớ không bền
Ghi nhớ không bền
Ghi nhớ kém
Chú ý kém


19
20
21
22

Nguyễn Quang Trưởng
Lê Trọng Hùng
Nguyễn Hữu Thắng
Trịnh Linh Nhi


5B
5C
5C
5C

Tính chậm, toán giải kém
Tư duy suy luận kém , trí nhớ kém
Tư duy suy luận kém , trí nhớ kém
Tư duy suy luận kém , trí nhớ kém

Tư duy kém
Tư duy kém
Tư duy kém
Tư duy kém

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Học sinh khuyết tật học hòa nhập cấp Tiểu học- Tác giả: Nguyễn Thị
Cẩm Hường- NXBGD- 2015.
2. Nhận biết, phân biệt học sinh khuyết tật học tập và khuyết tật trí tuệ- Tác
giả: Ths. Nguyễn Văn Hưng- Viện Khoa học giáo dục Việt Nam- Tài liệu thư
viện điện tử.
3. Tài liệu BDTX chu kì 2013-2018- TH11: Tổ chức giáo dục hòa nhập cho
trẻ có hoàn cảnh khó khăn về học, về vận động.-Tác giả: Lê Văn Tạc- Tài liệu
thư viện điện tử.
4. SKKN: Một số kinh nghiệm về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong
trường Mầm non- Tác giả: Nguyễn Thị Yến Loan- Năm 2014-2015.

18




×