Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN một số kinh nghiệm để thực hiện tốt công tác XHH giáo dục ở trường tiểu học quảng nhân, quảng xương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.72 KB, 21 trang )

1. Mở đầu
1.1. Lý do chon đề tài
Tại hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành TW Đảng khoá 8 đã khẳng định:
"Giáo dục và Đào tạo là Quốc sách hàng đầu, đầu tư cho Giáo dục là đầu tư cho
sự phát triển" [1]; Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của đảng tiếp
tục xác định: “Phát triển GD là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, của nhà nước
và mỗi cộng đồng, của từng gia đình và mỗi công dân. Kết hợp tốt GD học
đường và GD gia đình, GDXH, xây dựng môi trường GD lành mạnh, người lớn
làm gương cho trẻ noi theo. Mỗi người phải không ngừng nâng cao trình độ học
vấn chuyên môn nghiệp vụ; tiếp tục đa dạng hoá các hình thức GD và các loại
hình trường lớp phù hợp với yêu cầu mới của XH”. [2]
“XHHGD là con đường để thực hiện dân chủ hoá GD, làm cho mọi người
dân trong cộng đồng nắm được những thông tin về GD và tham gia ý kiến đóng
góp công sức, tiền của cho GD”. [3]
“XHHGD còn nhằm mục đích “mở cửa” nhà trường với XH bên ngoài, tạo
điều kiện xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa nhà trường và nhân dân, làm cho
nhân dân có thể thực hiện được quyền làm chủ của mình đối với GD không
những đóng góp xây dựng nhà trường mà còn giám sát kiểm tra nhà trường
trong việc thực hiện mục tiêu GD” [3].
Trong điều kiện đất nước ta còn nghèo, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm
và không ngừng đầu tư ngân sách cho GD nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu
cầu của thời kỳ đổi mới. Cho nên phải tăng cường phát huy nội lực, huy động
nhiều nguồn đầu tư khác từ các lực lượng XH, cá nhân cho GD. Thực hiện
phương châm: nhà nước và nhân dân cùng làm để phát triển GD. Trong công
cuộc cách mạng mới của đất nước thì GD trong nhà trường giữ vai trò chính
nhất là công tác XHHGD. Nhà trường phải thể hiện đầy đủ tính chủ động sáng
tạo, giữ vai trò trọng tâm và nòng cốt trong XH hoá công tác GD. Có như vậy
mới lôi cuốn, thu hút và tổ chức sự tham gia của các lực lượng XH vào công tác
GD. Sao cho toàn XH chăm lo GD, GD phải được: “Dân biết, dân bàn, dân làm,
dân kiểm tra” (Hồ Chí Minh) nhưng chất lượng và hiệu quả cuối cùng lại tuỳ
thuộc vào phần quan trọng ở nhà trường; mà người đứng đầu để chỉ đạo tổ chức


mọi hoạt động cho GV và HS trong nhà trường là Hiệu trưởng.
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi toàn ngành giáo dục đang triển khai
thực hiện Nghị quyết 29 của BCH TW Đảng vể “Đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo” [4] thì việc làm tốt công tác XHHGD là góp phần thực
hiện tốt mục tiêu GD theo tinh thần Nghị quyết 29 của TW Đảng.
Để hướng dẫn toàn ngành Giáo dục thực hiện tốt công tác XHHGD, từ
BGD&ĐT đến SGD&ĐT, PGD&ĐT cùng các địa phương đã có rất nhiều văn
bản chỉ đạo thực hiện về chần chỉnh tình trạng lạm thu, quy định tài trợ, viện trợ
trong các cơ sở giáo dục[5], đây chính là những văn bản mới được cập nhật.
Người làm công tác quản lý trường học nói chung và Hiệu trưởng nói riêng
phải là người có nhận thức và hành động đúng, phải thường xuyên nghiên cứu kĩ


các văn bản, học hỏi kinh nghiệm các đơn vị bạn về XH hóa công tác GD để góp
phần thực hiện tốt mục tiêu GD. Đó chính là lý do để tôi chọn đề tài: “Một số
kinh nghiệm để thực hiện tốt công tác XHH Giáo dục ở trường Tiểu học
Quảng Nhân- huyện Quảng Xương- tỉnh Thanh Hoá” làm đề tài nghiên cứu.
1.2. Mục đích của đề tài:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về bản chất của XHHGD bao gồm khái
niệm, nội dung và vai trò của XHHGD đồng thời tìm hiểu, điều tra thực trạng về
công tác XHHGD ở trường tiểu học nơi tôi công tác. Từ đó để đề xuất các giải
pháp nhằm thực hiện tốt công tác XH hoá GD ở trường tiểu học Quảng Nhân
huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hoá nói riêng và các nhà trường phổ thông hiện
nay nói chung
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Các biện pháp cơ bản nhằm nhằm thực hiện tốt công tác XH hoá GD ở
trường tiểu học Quảng Nhân huyện Quảng Xương
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận
- Khảo sát, điều tra, phỏng vấn thực trạng.

1.5. Những điểm mới của SKKN
Thứ nhất: Đây là đề tài tôi đã làm cách đây 8 năm ở đơn vị cũ (Trường
TH Quảng Lợi), bây giờ tôi áp dụng ở đơn vị mới (trường TH Quảng Nhân) nên
thực trạng nghiên cứu, điều kiện thực tế địa phương mới hoàn toàn khác nhau.
Thứ 2: Thời điểm thực hiện cách đây 8 năm so với thời điểm hiện nay thì
tính thời sự, cơ chế chính sách, các quan điểm văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà
nước và của ngành về công tác XHHGD nhằm huy động các nguồn lực phục vụ
cho công tác giáo dục cũng khác.
Thứ 3: Từ thực trạng mới cho đến cơ chế chính sách, quan điểm chỉ đạo
của Đảng, Nhà nước và ngành GD trong giai đoan mới thì giải pháp tôi đưa ra
để tổ chức thực hiện cũng khác.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Cở sở lý luận bản chất của XHHGD
2.1.1. Khái niệm về XHH công tác GD
XHHGD là “huy động toàn XH làm GD động viên các tầng lớp nhân dân
góp sức xây dựng nền GD quốc dân dưới sự quản lý của nhà nước” [6]
“Bản chất của XHHGD là biến việc GD từ của một số người thành việc
GD của mọi người, là tạo ra thời cơ để mọi tầng lớp nhân dân tham gia trực tiếp
vào việc GD đạo đức cho HS trong một hệ thống điều hành chiến lược” [3]
2.1.2. Nội dung XHHGD
2.1.2.1. Huy động XH tham gia xây dựng môi trường thuận lợi cho GD.
Trước hết cần huy động các lực lượng XH để xây dựng môi trường, cảnh
quan sư phạm và cơ sở hạ tầng cho nhà trường. Xây dựng nề nếp kỷ cương,
quan hệ trong sáng giữa thầy và thầy, thầy với trò, thầy với nhân dân với PHHS.

2


Nghĩa là nhà trường phải giữ vai trò chủ động tích cực trong việc cùng với gia
đình và XH tạo ra môi trường thuận lợi trên.

2.1.2.2. Huy động XH tham gia vào quá trình GD.
Các lực lượng XH có thể tham gia vào việc xây dựng kế hoạch GD của cả
nước và của từng địa phương; góp ý kiến vào nội dung và phương pháp GD
quản lý, đánh giá kết quả GD; giúp đỡ nhà trường trong việc tổ chức các hoạt
động nội khoá, ngoại khoá; sưu tầm tư liệu giảng dạy, làm đồ dùng dạy học…
vậy đây là yêu cầu cao của cuộc vận động XHHGD và đây cũng là nội dung khó
thực hiện nhất của cuộc vận động này. Nó đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ giữa
nhà trường, các cơ quan QL và các tổ chức kinh tế, chính trị, XH
2.1.2.3. Huy động XH đầu tư các nguồn lực cho GD.
Các lực lượng XH có thể góp nhân lực, vật lực, tài lực để xây dựng trường
lớp, tăng cường trang thiết bị GD cho nhà trường, giúp đỡ HS nghèo, HS con em
các gia đình chính sác khó khăn; khuyến khích khen thưởng HS năng khiếu,
phát hiện và bồi dưỡng tài năng góp phần chăm lo đời sống vật chất và tinh thần
cho GV. Nhân lực luôn luôn là tài sản quý giá nhất, đúng như quan điểm lớn của
Đảng ta coi con người là động lực và mục tiêu của mọi sự phát triển. Cho nên
huy động nguồn nhân lực cho GD là lôi cuốn các lực lượng XH và cá nhân trong
cộng đồng, mang hết tâm huyết và tài năng của mình tham gia vào mọi hoạt
động GD.
2.1.3. Vai trò XHHGD
2.1.3.1. XHHGD góp phần nâng cao chất lượng GD.
XHHCTGD là một phương thức tích cực góp phần nâng cao chất lượng
đào tạo, nó góp phần hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức quá trình
GD của nhà trường để làm nên chất lượng. Ngoài ra, XHHGD còn góp phần tạo
nên những điều kiện vật chất thúc đẩy quá trình GD đạt hiệu quả cao
2.1.3.2. XHHGD tạo ra “một XH học tập” góp phần nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
XHHCTGD là khai thác sự đóng góp của các lực lượng XH để làm GD,
vận động toàn XH tham gia vào việc học tập để biết hoặc nâng cao trình độ nhận
thức của mình. XHHCTGD là tạo lập phong trào học tập sâu rộng trong toàn
XH góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Dân

trí thể hiện trình độ học vấn, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn ngang tầm
với thời đại. Hơn thế dân trí được nâng cao nó thể hiện trong toàn bộ lối sống
của một con người, một cộng động, một dân tộc.
2.1.3.3. XHHGD góp phần phục vụ đắc lực sự phát triển kinh tế - XH
của địa phương.
- Muốn vậy cần phải có cương lĩnh hành động, chương trình dự án kế
hoạch GD, quán triệt phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế - XH địa
phương. Khai thác và huy động được tiềm năng của các lực lượng XH địa
phương. Biết tổ chức các lực lượng, các sức mạnh của địa phương tạo thành một
tổng hợp lực lượng thống nhất, năng động và sáng tạo vì mục tiêu GD con

3


người. Phải thể chế hoá mọi hoạt động XHHCTGD để đạt hiệu quả ngày càng
cao, thiết thực.
2.1.3.4. XHHGD là một con đường để thực hiện dân chủ hoá GD
Dân chủ hoá GD là xóa bỏ tính khép kín của hệ thống GD và trường học,
để mọi người có cơ hội được học tập theo nhu cầu chính đáng của mình, đồng
thời có điều kiện để mọi người thực hiện quyền làm chủ của mình đối với sự
nghiệp GD. GD là hoạt động mang tính XH cao, chỉ riêng nhà trường, riêng
ngành GD không thể làm tốt công tác GD. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
nói: “GD trong nhà trường chỉ là một phần, cần có sự GD ngoài XH và trong
gia đình để giúp cho việc GD trong nhà trường được tốt hơn. GD trong nhà
trường dù tốt đến mấy nhưng thiếu GD trong gia đình và XH thì kết quả cũng
không hoàn toàn”. [7]
2.1.3.5. Vai trò của nhà trường trong XHHGD
Nhà trường phải xuất phát từ nhu cầu của mình và của địa phương mà chủ
động đề xuất ra nội dung cần thiết XHHGD, tiến hành việc thu thập thông tin,
thăm dò dư luận gợi ý sự tham gia của những lực lượng cần thiết chuẩn bị các

phương án, các chương trình. Trên cơ sở đó chủ động tham mưu với các cấp
lãnh đạo địa phương về phương hướng, chủ trương, mục đích, yêu cầu, nội
dung, cách thực thực hiện những nhu cầu XHHGD mà nhà trường đã chuẩn bị.
Sau khi có chủ trương, nhà trường đóng vai trò nòng cốt thực hiện các hoạt động
XHHGD, là trung tâm lôi cuốn, động viên, huy động và tổ chức sự tham gia của
các lực lượng XH, thực hiện các chủ trương đã được “ hợp thức hoá” từ cơ quan
Đảng và chính quyền địa phương, là trung tâm thông tin hai chiều, trung tâm tư
vấn chỉ đạo các hoạt động XHHGD.. Nhưng muốn tận dụng được tiềm năng của
các lực lượng XH, liên kết phối hợp các lực lượng XH cùng làm GD, nhà trường
phải đạt được niềm tin, đem lại lợi ích thực sự cho XH. Muốn vậy nhà trường
phải thực sự tốt về nhiều mặt. Chỉ có chất lượng và hiệu quả GD mới tạo nên
động lực thúc đẩy sự tham gia của các lực lượng XH.
2.2. Thực trạng công tác XHHGD ở trường tiểu học Quảng Nhân –
huyện Quảng Xương – tỉnh Thanh Hóa
2.2.1. Đặc điểm tình hình địa phương và nhà trường
* Địa phương: Quảng Nhân là một xã thuần nông của huyện
Quảng
2
Xương với tổng diện tích tự nhiên khoảng 3,2 km . Dân số khoảng 7200 người.
Thành phần dân cư chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Trong những năm gần đây,
nhân dân trong xã đã có những nhìn nhận đúng đắn về việc học hành của con em
mình, bên cạnh đó lại được sự quan tâm của cấp uỷ Đảng và chính quyền nên
chất lượng dạy và học ngày một tốt hơn. Phần lớn các bậc PH đều quan tâm đến
công tác GD và đặc biệt là nhờ làm tốt XHHCTGD mà trong nhiều năm qua.
Cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương, các đoàn thể, ban ngành trong xã đã
quan tâm đến sự phát triển sự nghiệp GD của xã nhà.
* Vài nét về tình hình nhà trường
Năm học 2018-2019. Trường Tiểu học Quảng Nhân có:
+ Tổng số lớp: 18 lớp.
+ Tổng số HS: 608 em.

4


+ Tổng số cán bộ, GV, CNV của trường: 27 đồng chí.
Trong đó:
Ban giám hiệu: 02. GV: 23.
Hành chính: 2.
- Về trình độ chuyên môn: 100% CBGV đạt trình độ trên chuẩn
Thạc sĩ:
2;
Đại học SP: 21
ĐHVTLT: 1
Cao đẳng: 2;
ĐH kế toán: 1
2.2.2. Thực trạng công tác XHHGD ở trường chúng tôi.
2.2.2.1 Về CSVC, cảnh quan khuôn viên sư phạm.
Có thể nói, hai năm trước đây, việc nhận thức của chính quyền địa phương,
các tổ chức đoàn thể và nhân dân địa phương về GD và đầu tư cho GD còn hạn
chế, việc đầu tư xây dựng CSVC cho các nhà trường còn mang tính bắt buộc nếu
không có sự chỉ đạo của lãnh đạo cấp trên.
Cụ thể về CSVC Cả 3 cấp học thì trường Mầm non học ở nhà cấp 4 dột nát,
trường THCS chưa có đủ phòng học, thiếu các phòng chức năng, trường tiểu học
có 2 khu nhà tầng 16 phòng, chưa đủ các phòng chức năng mặc dù đã được công
nhận chuẩn Quốc gia từ tháng 11/2011 nhưng một số hạng mục còn nợ đến nay
như nhà trường mới trả được như thiếu tường rào, nhà thường trực, lấp 2 ao lớn
phía trước trường với diện tích cần lấp lên đến gần 2000 m 2, bàn ghế thiếu
nhiều, trường chưa có nhà xe và khu vệ sinh cho GV, Không những thế, trang
thiết bị dạy học, sách báo tạp chí tài liệu tham khảo quá thiếu thốn v.v .., thực
trạng CSVC khó có thể đáp ứng theo các tiêu chí trường đạt chuẩn Quốc gia.
Về khuôn viên nhà trường còn nền đất và chưa có quy hoạch, hệ thống cấp

thoát nước chưa có, sân chơi bãi tập chưa quy hoạch; đường đi lối lại còn là nền
đất bẩn và thấp, thiếu tường rào bao quanh
2.2.2.2. Về công tác huy động XH hóa GD.
Công tác XHHGD còn nhiều hạn chế, công tác tuyên truyền, quán triệt chủ
trương XHH chưa được thực hiện đúng mức dẫn tới một bộ phận không nhỏ
quần chúng nhân dân, cán bộ Đảng viên chưa nhận thức đúng đắn quan điểm
của Đảng, Nhà nước về XHHGD. Các văn bản liên quan đến công tác GD chậm
được ban hành. Đây là công việc hết sức khó khăn, Đảng ủy, chính quyền địa
phương chưa có những văn bản cụ thể về việc phát triển GD, sức lan tỏa yếu. Vì
vậy, các đoàn thể, các mạnh thường quân, các đơn vị đóng trên địa bàn chưa có
nhiều đóng góp cho việc xây dựng và phát triển nhà trường. Một phần do sự chỉ
đạo từ trên xuống chưa được nhất quán. Mặt khác, sự phối hợp giữa các ban
ngành đoàn thể chưa đồng bộ, công tác GD chủ yếu các nhà trường tự thân vận
động. Gần 10 năm liền địa phương chưa tổ chức được đại hội GD cấp cơ sở.
2.2.2.3 Về uy tín nhà trường
Mặc dù là ngôi trường ra đời khá lâu, nhân dân trong địa phương có
truyền thống hiếu học, nhiều PH có tâm huyết mong muốn được đầu tư cho GD
nhưng do nhiều năm liền CSVC, cảnh quan sư phạm nhà trường chậm phát
triển, công tác phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường chưa chặt chẽ, chưa tạo
được sự đồng thuận trong nhân dân. Chất lượng nhà trường thấp, kể từ khi đạt
chuẩn Quốc gia năm 2011 đến 2016 không được cấp trên khen bất kì thành tích
nào. Đội ngũ CBGV thiếu ổn định. Nhà trường chưa xây dựng được kế hoạch
5


chiến lược phát triển nhà trường trong từng giai đoạn theo thực tế địa phương
dẫn đến uy tín bị giảm sút.
2.3. Những giải pháp cụ thể về triển khai phương thứcXHH công tác giáo dục
ở trường tiểu học Quảng Nhân
2.3.1. Giải pháp 1: Tổ chức tốt công tác tuyên truyền.

Theo tôi nghĩ, tuyên truyền ở đây không phải sự dụng panô, áp phích treo
đầy đường, hay phát thanh rầm rộ trên thông tin đại chúng mà đối tượng đầu tiên
phải tuyên truyền đó là tập thể cán bộ, GV, công nhân viên trong nhà trường.
Trước mắt, phải phân tích cho: ‘Người trong nhà hiểu trước” sau đó người nhà
thống nhất ủng hộ thì người ngoài mới ủng hộ. Phải làm sao để họ thấy được nơi
đây là ngôi nhà chung của tập thể sư phạm, khi tập thể sư phạm nhà trường thấy
kế hoạch của hiệu trưởng là đúng đắn họ sẵn sàng ra sức ủng hộ không ngại khó
khăn. Từ đó, hiệu quả công tác cao hơn, uy tín nhà trường nhờ đó mà được nhân
lên và sẽ được cả cộng đồng đồng tình thống nhất giúp đỡ.
Việc tuyên truyền phải làm sao để mọi người hiểu ra rằng: “Nếu toàn XH và
các gia đình quan tâm với công tác XHH thì con em họ được hưởng môi trường
GD tốt hơn”. Việc tuyên truyền phải là một chủ trương đúng đắn với mục đích
dành những gì đẹp nhất cho trẻ, cải thiện điều kiện học tập của trẻ, đổi mới cách
dạy của thầy và cách học của trò.v.v…
Cách tôi đã làm: - Đối với CBGV, công nhân viên trong nhà trường:
Thông qua các buổi họp hội đồng, sinh hoạt chuyên môn nhà trường, tôi
thông báo rõ chủ trương mục đích huy động XHH, xây dựng nội dung cụ thể
chi tiết cho GV khi triển khai tới từng PHHS thông qua các buổi họp định kỳ
trong năm, GV lắng nghe phản hồi của PHHS tổng hợp những ý kiến chung nhất
để xây dựng kế hoạch thực hiện sau đó thông báo lại cho ban đại diện các lớp để
tạo được sự đồng thuận cao nhất. Tôi cho công khai kịp thời các kế hoạch thực
hiện nhiệm vụ GD của nhà trường từng giai đoạn theo quy định tại TT36 của
BGD&ĐT [8] để tất cả tập thể sư phạm trong nhà trường đều được tham gia,
góp ý và hiến kế hay cho nhà trường.
- Đối với lãnh đạo, nhân dân địa phương, các đơn vị, các mạnh thường
quân trên địa bàn:
- Tôi cố gắng tạo mối quan hệ thật tốt với lãnh đạo địa phương, tham mưu
với địa phương tổ chức tốt đại hội GD cấp cơ sở đúng định kỳ, xây dựng Nghị
quyết thực hiện cụ thể cho từng giai đoạn phát triển của nhà trường nói riêng và
sự nghiệp GD xã nhà nói chung, thu thập ý kiến đóng góp của mọi lực lượng

XH. Tôi thiết nghĩ, việc tham mưu với địa phương tổ chức đại hội GD là trách
nhiệm của Hiệu trưởng, không thể khoanh tay ngồi chờ hay đổ lỗi cho người
khác. Tôi chủ động trong việc xây dựng kế hoạch cho cả nhiệm kỳ 5 năm về kế
hoạch phát triển GD nhà trường nói riêng và địa phương nói chung. Từ kế hoạch
đó, tôi mới xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp với thực tế đơn vị, mới được
địa phương hỗ trợ. Chính vì vậy, công tác huy động XHHGD nhà trường chúng
tôi mới trở thành Nghị quyết của Đảng, chính quyền, đoàn thể địa phương. Từ
Nghị quyết đó nhà trường mới có cơ sở để xây dựng kế hoạch hành động. Và
cũng từ Nghị quyết đó mới huy động được sức mạnh tổng hợp của các ban
6


ngành đoàn thể như Mặt trận Tổ Quốc, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ… đặc biệt
là sự đồng thuận ủng hộ của từng PHHS.
Với các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm, các đơn vị kinh tế đóng trên
địa bàn như công ty Hải Quan, công ty Frut, con em địa phương thành đạt ở các
nơi, tôi đã thông qua địa phương, đại diện CMHS nhà trường và tìm hiểu qua
nhân dân để nắm bắt được những người có điều kiện, có tâm huyết … tôi đã xin
số điện thoại từng người, từng công ty để làm quen, xin cuộc hẹn trực tiếp nếu ở
gần. Những người ở xa tôi nắm bắt lịch họ về quê để đến gặp trực tiếp trao đổi,
xin tư vấn, giúp đỡ. Cách tốt nhất là mời họ đến trường tham quan, qua đó xin ý
kiến tự vấn, lồng ghép khó khăn của trường về kinh phí thực hiện. Từ đó, có
người sẽ chủ động tài trợ, có người mình khéo léo đặt vấn đề để họ ủng hộ mình.
Lưu ý, trong quá trình trao đổi phải thể hiện sự gần gũi, chân thành, tôn trọng
đối tác và đặc biệt phải công khai minh bạch, dự toán phải sát thực tế, không vụ
lợi…Chính những việc làm đó mà trong những năm qua, tôi đã xin tài trợ của
các tổ chức, cá nhân về hiện vật, công trình trị giá hảng tỉ đồng.
Thông qua phương tiện thông tin đại chúng như hệ thống loa truyền thanh
của xã tôi thường xuyên cho CBGV viết bài tuyên dương kịp thời những điển
hình tiên tiến, những doanh nghiệp cá nhân đã ủng hộ, tài trợ cho nhà trường;

thông qua các đợt sơ kết, tổng kết đoàn thể, thôn xóm, chi bộ các tổ chức đoàn
thể trong toàn xã vv.….tôi tham gia phân tích cặn kẽ các chủ trương huy động
của nhà trường để gây dựng và nhân rộng phong trào.
Ngoài ra, với những cá nhân, tổ chức đã tài trợ, tôi lập sổ vàng để lưu giữ số
hiện vật, công trình, kinh phí mà họ đã tài trợ cho trường cùng với chữ kí của
họ, sổ vàng sẽ được lưu giữ tại nhà truyền thống của trường. Đồng thời, với mỗi
nhà tài trợ, tôi đều có giấy chứng nhận được trang trí đạt trong khung gỗ trang
trọng, nhân dịp ngày lễ nào đó trong năm như 20/11; khai giảng năm học mới,
tôi mời đại diện chính quyền địa phương lên trao giấy chứng nhận cho nhà tài
trợ trước sự chứng kiến của các đại biểu cấp trên, địa phương, hội CMHS nhà
trường, CBGV, HS. Làm như vậy để tôn vinh, trân trọng tình cảm họ giành cho
nhà trường và thực tế cho thấy các nhà tài trợ rất phấn khởi, vui vẻ và còn hứa sẽ
tạo điều kiện giúp đỡ cho trường trong thời gian tiếp theo. Tiêu biểu cho hoạt
động này là công ty Hải Quan Quảng Ninh- Quảng Xương đã tài trợ san lấp bê
tông đường đi lối lại, cải tạo bồn hoa, cây cảnh. Công ty fruts của Mỹ đóng tại
Quảng Lợi- Quảng Xương tài trợ lắp đặt hệ thống điện sáng, quạt các phòng học
và trang bị toàn bộ phòng y tế nhà trường; đoàn tình nguyện Hàn Quốc làm việc
tại trường hơn 1 tuần tài trợ toàn bộ phòng thư viện nhà trường đồng thời dạy
các kĩ năng sống cho học sinh như vẽ tranh, làm đồ mộc, dạy võ, dạy các môn
thể thao,… anh Sử thôn 6 Quảng Nhân đang ở Sài Gòn tài trợ dàn âm thanh; anh
Huy thôn 4 Quảng Nhân tài trợ ghế đá; anh Anh Thủy Thôn 1 Quảng Nhân, anh
Hà thôn 3 Quảng Nhân tài trợ cây cảnh; …
2.3.2. Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch phân phối các nguồn nhân lực.
Theo tôi, Hiệu trưởng nhà trường mà năng động, sáng tạo trong QL, điều
hành, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nâng cao chất lượng GD, uy tín nhà
trường sẽ được khẳng định.
7


Trước tiên phải phân phối nguồn lực hay sử dụng nguồn lực được tốt thì

chất lượng sẽ tốt. Muốn vậy, trước hết phải phân công đúng người đúng việc,
chẳng hạn việc phân công GVCN làm sao để chất lượng HS ngày một tốt hơn,
PHHS yên tâm hơn khi giao tương lai con em họ cho nhà trường, HS yêu
trường hơn là một điều cần đặc biệt lưu tâm.
Ngay từ đầu năm học, dựa vào kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn
năm trước, dựa vào độ tin cậy của PH với từng GV của từng khối lớp, tôi cho
tiến hành đánh giá xếp loại từng CBGV thông qua họp các tổ chức đoàn thể,
BGH mở rộng và cuối cùng là họp hội đồng để xếp loại năng lực khả năng của
từng CBGV trong trường từ cao xuống thấp. Trên cơ sở đó, nhà trường lựa
chọn, sàng lọc đội ngũ GVCN tận tâm, tận lực với HS để phân công giáo viên
đứng lớp cho phù hợp làm cho PHHS tin tưởng nhà trường hơn. Ngoài ra, tôi đã
kết hợp cho phân loại trình độ, năng lực, điều kiện của GV để phân công
theo từng khối lớp phù hợp, tạo được thế mạnh cho GV trong việc phát huy sở
trường, năng lực chuyên môn vừa có lợi cho họ, vừa có lợi cho công việc chung.
Trong mỗi khối phải có một GV cốt cán để cầm trịch chuyên môn trong khối và
là nòng cốt trong công tác tự bồi dưỡng, cải tiến giảng dạy, phát huy sáng kiến
kinh nghiệm của đồng nghiệp mình.
Tiếp theo, Ban giám hiệu chúng tôi thường xuyên dự giờ, thăm lớp để hỗ
trợ sư phạm cho GV tạo điều kiện cho GV làm tốt các hoạt động GD.
Ngoài việc bố trí nhân sự, tôi cho kiện toàn lại các tổ chức đoàn thể theo
tinh thần “đúng người đúng việc”, hướng hoạt động của các đoàn thể nhà trường
đi vào thực chất, có hiệu quả. Mỗi tổ chức đoàn thể ngay từ đầu năm phải xây
dựng được quy chế làm việc và phối hợp với các tổ chức đoàn thể rõ ràng. Qua
đó, để việc thực hiện nề nếp, ngày giờ công mới thực sự có hiệu quả, chất lượng
GD của GV cũng như nề nếp sinh hoạt, học tập của HS, của GV mới thực sự
nghiêm túc, để HS có kỹ cương ngay từ ban đầu…Một khi hoạt động của nhà
trường đã đi vào nề nếp, trở thành một guồng máy thống nhất thì sẽ tạo nên một
động lực to lớn góp phần nâng cao hiệu quả công tác.
Mặt khác, nhà trường tập trung quan tâm vào mũi nhọn GV giỏi, HS năng
khiếu, không để HS bỏ học lưu ban nhằm khẳng định uy tín nhà trường đây là

yếu tố cực kỳ quan trọng để công tác XHHGD được triển khai có hiệu quả.
2.3.3. Giải pháp 3: Tạo uy tín với PH, các cấp ủy Đảng, chính quyền và
cộng đồng địa phương thông qua việc khẳng định uy tín chất lượng nhà
trường.
Chúng tôi đã xác định sự tạo lập uy tín phải bằng chính nội lực của nhà
trường, sự phấn đấu của mỗi thầy, của mỗi HS. Phấn đấu làm sao mỗi ngày đến
trường HS được học, được vui chơi một cách thoải mái, hiệu quả. Mỗi GV phải
coi HS như chính con em ruột thịt của mình, giảng dạy bằng cả tình thương,
lương tâm và trách nhiệm để HS thấy tự tin hơn khi được sống trong ngôi nhà
chung ấm áp cùng các bạn. Mỗi CBGV phải coi đây là phương châm hành động
của mình để góp phần tạo dựng uy tín cho trường. Trong mỗi buổi họp, buổi
chào cờ đầu tuần, BGH thường xuyên lồng ghép các nội dung này để cho GV,

8


HS hiểu và phải xác định PHHS sẵn sàng đóng góp công sức và tiền của cho sự
nghiệp GD, miễn là con em họ được học hành chu đáo, đến nơi đến chốn.
Để lấy lại và tạo được uy tín cao với PHHS và lãnh đạo địa phương, nhà
trường đã tạo điều kiện cho GV đi học, xây dựng các tiết dạy chuyên đề, thường
xuyên thăm lớp dự giờ… để xây dựng đội ngũ GV vững về chuyên môn, gương
mẫu trong đạo đức nghề nghiệp, tập thể sư phạm đoàn kết, xây dựng hệ thống
chính trị trong nhà trường vững mạnh.
Chúng tôi đã xây dựng trang web để quảng bá hình ảnh nhà trường, Tham
quan học hỏi kinh nghiệm, trao đổi thông tin với các đơn vị bạn trong và ngoài
tỉnh để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.…như Đà nẵng, Ninh Bình, Hà Nội
Tôi cho GVCN thông báo kịp thời kết quả học tập của HS đến từng thôn,
từng PHHS sau mỗi học kỳ, mỗi đợt kiểm tra đặc biệt những thành tích nổi trội
đến ban đại diện cha mẹ HS, lãnh đạo địa phương. Không tiếc lời khen, khen
những HS có nhiều tiến bộ. Đồng thời cũng thông báo kịp thời những HS có

những biểu hiện chây lười trong học tập cho PHHS.
Nâng cao chất lượng GD và tạo ra chất lượng GD thực thông qua việc tổ
chức kiểm tra khảo sát, nghiệm thu chất lương HS theo tháng. Trong quá trình
coi chấm bài kiểm tra, tôi cho đổi chéo GV để đảm bảo sự công bằng, khách
quan, gắn trách nhiệm của mỗi GV với chất lượng của lớp mình dạy nhằm để
tạo niềm tin cho PHHS. Niềm tin ấy chính là cơ sở quan trọng để cấp ủy chính
quyền địa phương ủng hộ.
Tôi đã cùng với ban đại diện CMHS, xây dựng kế hoạch sử dụng hợp lý và
có ích các nguồn huy động từ XHH, tạo được nét thay đổi, nổi bật cho nhà
trường. Tôi cho công khai minh bạch theo đúng điều lệ các khoản huy động
thông qua họp PHHS của lớp, của trường không để cho PHHS hiểu lầm, Nhà
trường và mỗi GV sẵn sàng nhận lỗi trước PH khi cần, không xử lý một chiều,
thành tâm lắng nghe ý kiến của PHHS, lãnh đạo địa phương, tạo được sự đồng
thuận trong toàn hội viên PHHS, sự quan tâm của lãnh đạo, đoàn thể địa phương
2.3.4. Giải pháp 4: Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm.
GVCN có vai trò quan trọng trong sự kết hợp giữa PHHS và nhà trường, là
cầu nối giữa nhà trường với gia đình và XH. Vì vậy, việc bố trí GV làm tốt công
tác chủ nhiệm tạo uy tín cao đối với PH HS là điều kiện tốt để PH ủng hộ và
tham gia xây dựng nhà trường.
Chúng tôi chú trọng việc thường xuyên liên lạc giữa GVCN với PHHS
thông qua sổ báo bài hàng ngày, sổ liên lạc điện tử sau một đợt kiểm tra. Tìm
hiểu nguyện vọng PH, chia sẽ với họ về nỗi lo lắng về sự chậm tiến của trẻ, nêu
rõ những cố gắng của GV đã giúp đỡ trẻ nhưng chưa có kết quả vì thiếu sự phối
hợp của gia đình.
Sau mỗi lần nghe phản ánh của PHHS, mỗi GVCN tổng hợp ý kiến của PH
lớp mình để báo cáo cho BGH biết và cùng bàn bạc đưa ra những biện pháp cụ
thể đề nghị gia đình và nhà trường cùng quan tâm đồng bộ thực hiện đem lại sự
tiến bộ của trẻ. Tuyệt đối không làm “mất mặt” khi nói về con em họ, tạo được
niềm tin cho họ để gia đình tin tưởng vào GVCN hơn. Nếu chúng ta chỉ phân
tích những hành vi xấu của con trẻ thì PHHS không cần đến ta nữa.

9


Yêu cầu PH chọn lựa được ban đại diên cha mẹ HS từ các lớp là những
người có thể chung lưng đấu cật để cùng xây dựng nhà trường, là những người
phối kết hợp tốt nhất trong việc thực hiện thông tin hai chiều giữa gia đình và
nhà trường để cùng GD HS một cách tốt nhất.
2.3.5. Giải pháp 5: Tận dụng những kinh nghiệm và trí thức của phụ
huynh, các đồng nghiệp đi trước
Đầu mỗi năm học, tôi cho họp các tổ chức đoàn thể, BGH, họp hội đồng
trường để xác định kỹ nguyên nhân của thực trạng những năm trước, thăm dò,
tìm hiểu qua đồng nghiệp đi trước, PHHS tìm ra lý do của sự chậm phát triển
của nhà trường, nguyên nhân vì sao PH và cộng đồng không ủng hộ, sàng lọc
đúc rút những ý kiến thiết thực bổ ích vào nhật ký công tác, tổng hợp thành quan
điểm chung nhất để rút ra bài học cho công tác QL của mình.
Là CBQL, tôi xác định rõ, khi có một PHHS hay một người nào đó trực
tiếp đến gặp Hiệu trưởng để góp ý phê bình nhà trường về một điều gì đó chứng
tỏ họ rất quan tâm đến nhà trường, chứng tỏ phong trào XHH ở địa phương phát
triển tốt nên tôi rất tôn trọng họ, đó chính là một lực lượng tư vấn GD ngoài nhà
trường đắc lực cho mình.
Khi có việc nào đó không thành, tôi thường cho tìm ra bằng được những
nguyên nhân thất bại chẳng hạn:
- Công tác tuyên truyền của nhà trường chưa tốt.
- Nhà trường chưa tạo được uy tín với PHHS và lãnh đạo địa phương bằng
chính sự phát huy nội lực của mình, chưa tạo được thương hiệu của nhà trường.
- Việc thực hiện công tác dân chủ hóa trong nhà trường còn mang tính hình
thức, công tác phối kết hợp giữa PHHS và nhà trường chưa tạo được tiếng nói
chung, chưa có sự đồng thuận cao.
- Việc sử dụng các nguồn huy động chưa hiệu quả, công tác xây dựng cảnh
quan sư phạm, CSVC chậm đổi mới.

Từ những đóng góp chân tình của các anh chị đồng nghiệp đi trước, của
PHHS bản thân về những nguyên nhân thất bại đã có được bài học vô cùng quí
báu, từ những thất bại của những thế hệ đi trước bản thân nhanh chóng xây
dựng ngay kế hoạch thực hiện dựa trên những cái vừa bị phê bình mà mình tập
trung xây dựng kế hoạch chiến lược đột phá giải quyết nhanh chóng những tồn
tại trước mắt bằng nội lực, tạo nét mới sau đó kêu gọi PHHS ủng hộ.
2.3.6. Giải pháp 6: Làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo địa
phương.
Ban giám hiệu nhà trường chúng tôi đã tích cực tham mưu tốt với các cấp
lãnh đạo địa phương, tham mưu với mặt trận Tổ quốc xã và Hội đồng GD xã tổ
chức được 1 kỳ đại hội. Hội đồng GD xã hoạt động tích cực, có hiệu quả.
Tổ chức đại hội GD là tổng kết thực trạng GD và xây dựng phát triển GD
với những bước đi cụ thể, phù hợp. Sau đại hội, Hội đồng GD giao trách nhiệm
cho các tổ chức thành viên, quy định rõ thời gian hoàn thành từng phần. Việc
xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết, xác định rõ mốc
thời gian sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm.
10


- Tôi chủ động tham mưu với lãnh đạo các cấp. Tất nhiên, việc tham mưu
phải có kế hoạch chuẩn bị, không tham mưu lặt vặt theo vụ việc, mỗi lần được
bố trí làm việc phải chuẩn bị kỹ nội dung để trình bày một cách toàn diện, trọng
tâm. Sau khi được lãnh đạo chấp thuận, thực hiện xong phải báo cáo lại ngay
- Tôi đã tạo được nhiều cơ hội để cấp ủy, chính quyền địa phương đến thăm
CSVC, gặp gỡ GV nhà trường như các ngày lễ hoặc nhân một việc vui của
trường như gặp mặt dâu rể, trao giải thưởng cho HS, GV đạt giải, tổ chức các
hội thi…. Định kỳ làm việc với cấp ủy và chính quyền địa phương để kịp thời
báo cáo được diễn biến của nhà trường và xin ý kiến chỉ đạo hỗ trợ những vấn
đế ngoài tầm tay của Hiệu trưởng. Tôi luôn chủ động trong công tác tham mưu,
không ngồi chờ và đổ lỗi cho sự quan tâm ấy khi nhà trường gặp khó khăn.

- Mỗi lần đề xuất một chủ trương gì về GD ở địa phương tôi đều phải tham
mưu cụ thể các biện pháp thực hiện. Chúng ta nên chọn thời điểm thích hợp,
không nên báo cáo gặp gỡ lãnh đạo các cấp vào lúc họ đang phải tập trung lo
những việc lớn.
- Trong tham mưu chúng ta phải kiên trì, một lần chưa được hãy lặp lại
nhiều lần. Trình bày với một đồng chí chủ chốt chưa xong, tìm gặp nhiều đồng
chí trong cấp ủy, chính quyền để được tập thể địa phương ủng hộ, đồng tình với
đề xuất của nhà trường. Thường xuyên và kịp thời cung cấp những thông tin về
GD(các chủ trương của ngành, các hoạt động của các đơn vị tiên tiến…) đến các
cán bộ chủ chốt trong cấp ủy, chính quyền địa phương. Chúng ta phải làm sao để
việc tham mưu phải trở thành ý Đảng lòng dân và được thể hiện bằng các NQ
của cấp ủy, văn bản chỉ thị địa phương mới được toàn cộng đồng ủng hộ.
2.3.7. Giải pháp7: Xây dựng các cơ chế liên kết giữa nhà trường, gia
đình, lực lượng XH.
BGH đã phối hợp với MTTQ về công tác chống mù chữ, PCGDTH.
Phối hợp với Đoàn xã về việc củng cố xây dựng Đoàn và công tác Đội
TNTP Hồ Chí Minh vững mạnh. Phối hợp với phụ nữ vận động hội viên tạo
điều kiện cho trẻ trong độ tuổi đến trường và không để trẻ em thất học, bỏ học.
Hội khuyến khích động viên các thành viên, thế hệ trẻ và toàn XH đi học, tham
gia các hình thức học tập, đào tạo, rèn luyện. Công việc quan trọng nhất là tập
hợp quần chúng, tạo nên những phong trào quần chúng làm GD
Phối hợp với Hội Cựu chiến binh tư vấn cho cộng đồng về công tác GD thế
hệ trẻ, tham gia GD truyền thông (truyền thống lịch sử cách mạng, kháng chiến
bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước, GD đạo đức, lối sống, kỷ luật, trật tự ngăn
nắp…). Hợp đồng với trung tâm y tế, trạm y tế xã trong công tác chăm sóc sức
khoẻ HS. Đấu mối thường xuyên với công an xã, nhất là công an nằm vùng để
giữ nghiêm trật tự học đường, ngăn chặn kịp thời các tệ nạn XH không cho
chúng xâm nhập vào nhà trường. Và một lực lượng không kém phần quan trọng
đối với công tác XHHGD là Hội cha mẹ HS, vì Hội Cha mẹ HS nằm ngay trong
lòng nhà trường, có vai trò và trách nhiệm rất lớn đối với sự phát triển nhân cách

của các em và hiệu quả GD của nhà trường.
Nhà trường luôn quan tâm đến nguyên tắc lợi ích trong việc huy động cộng
đồng, biết tận dụng thời cơ và biết làm cho cộng động những việc làm có ích
11


dưới nhiều hình thức. Chủ động tham gia các hoạt động của địa phương khi
được yêu cầu đặc biệt là trong các dịp lễ, tết, vừa tạo được không khí sôi động
trong các hoạt động văn hóa văn nghệ của đơn vị, vừa tạo được mối quan hệ
mật thiết với đoàn thể, chính quyền địa phương, vừa tạo cho HS thêm gắn bó với
quê hương làng xóm.
Mặt khác, nhà trường đã tổ chức tốt các hoạt động với các đơn vị đóng trên
địa bàn như công ty Hải Quan, công ty Fruts của Mĩ, … nhờ đó mà nhận được
sự hỗ trợ đắc lực cả vật chất và tinh thần từ lãnh đạo các đơn vị này.
2.3.8. Giải pháp 8: Xây dựng nhà trường thực sự trở thành trung tâm
văn hoá, môi trường GD lành mạnh
Thành lập đội văn nghệ bài bản, duy trì tốt công tác tập luyện với nhiều nội
dung phong phú, đặc biệt dành nhiều nội dung cho những tiết mục mang làn
điệu dân ca, dân gian. Tổ chức cho các em biểu diễn nhân dịp các ngày lễ lớn.
Tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp, thể dục giữa giờ, múa sân
trường để tạo không khí vui tươi, nhộn nhịp trong nhà trường. Đoàn đội mỗi
tháng 1 lần tổ chức 1 hoạt động theo từng chủ điểm để tất cả HS được tham gia.
Chúng tôi chú trọng GD kĩ năng sống cho HS như trồng chăm sóc hoa, rau, cây
cảnh trong trường, vệ sinh trường lớp khu vệ sinh. Định kì mỗi thứ 2 đầu tháng
Tổng phụ trách đội sẽ hướng dẫn HS 1 kĩ năng phòng trách tai nạn thương tích
như điện giật, đuối nước, an toàn giao thông, sơ cứu khi bị thương…
Chúng tôi đã tổ chức thi đấu giao lưu đá cầu, bóng đá với các đơn vị lân
cận như Quảng Nnh, Quảng Giao, câu lạc bộ bóng đá Hải Quan trong khi địa
phương chưa có nhà thiếu nhi, nơi cho tuổi trẻ tham gia các hoạt động văn hóa,
văn nghệ TDTT, thì nhu cầu của tuổi trẻ tại địa phương lại rất lớn. Ngoài

trường học ra các em không có chỗ nào để vui chơi. Vì vậy, phải làm sao để nơi
đây thực sự trở thành trung tâm văn hóa, môi trường GD lành mạnh cho các em.
Nhà trường sẵn sàng cho HS đến trường vui chơi, tập luyện trong những ngày
nghỉ để sân trường lúc nào đông vui.
Chú trọng đầu tư xây dựng sân chơi, bãi tập, để các em có chỗ vui chơi.
Chăm lo xây dựng bồn hoa, cây cảnh, vườn trường, chú trọng công tác vệ sinh
để nhà trường thực sự sạch đẹp như công viên. Từng bước hoàn thành các tiêu
chí của trường học thân thiện- HS tích cực với đúng nghĩa làm cho HS “Mỗi
ngày đến trường là một ngày vui”.Nhờ đó mới thu hút được sự chú ý của nhiều
người và mới được nhiều người ủng hộ. Xây dựng lớp học thân thiện, sưu tầm
tranh ảnh, trang trí lớp học duy trì theo chủ đề hàng tháng các nội dung theo chủ
điểm chuyên môn để các em khắc sâu thêm vốn kiến thức về con người, tự
nhiên, XH, về lịch sử quê hương đất nước.
2.3.9. Giải pháp 9: Quan tâm thực sự đến HS nghèo, HS khuyết tật và
con em gia đình chính sách.
Ngay từ đầu năm học, nhà trường giao cho GVCN điều tra thật kỹ hoàn
cảnh HS, nhờ đó mới có thể tìm được phương pháp GD thích hợp. Gần gũi chia
sẽ hoàn cảnh của các em có hoàn cảnh khó khăn nhất là các em mồ côi cha mẹ,
trẻ khuyết tật, con em gia đình chính sách, HS đồng bào dân tộc thiểu số.
12


Qua tổng hợp trường có 13 em khuyết tật. Trong đó, thiểu năng trí tuệ: 7
em; về vận động tay chân: 3 em; về tai mắt: 3 em. 23 học sinh hộ nghèo có hoàn
cảnh khó khăn: Mồ côi bố: 3 em; mồ côi mẹ: 2 em; bố mẹ ly hôn ở với ông bà: 8
em; HS hộ cận nghèo: 5 em. Tranh thủ mọi sự hỗ trợ của cấp trên để tạo điều
kiện cho các em có chỗ dựa vững chắc khi đến trường như quỹ học bổng Doãn
Tới: 3 em; quỹ KH huyện: 2 em; công ty Viethel: 5 em; mỗi suất học bổng từ
500.000đ- 1.000.000đ ; CLB từ thiện Thanh Hóa tài trợ: 8 xe đạp…. Tổ chức
thật tốt phong trào:“Giúp bạn đến trường”, “đôi bạn cùng tiến” để giúp đỡ các

em trong học tập.
Tổ chức tuần lễ tình thương hay hội diễn văn nghệ kêu gọi ủng hộ gây
quỹ để mua quà cho các em khi mỗi dịp tết đến, xuân về. Cụ thể trong năm,
nhà trường đã miễn toàn bộ đóng góp cho các em, vận động quyên góp đầy đủ
sách giáo khoa, vở ghi và 20 bộ quần áo cho các em, nhân dịp tết đến nhà trường
huy động CBGV và đặc biệt công ty Hải Quan được 50 suất quà (Mỗi suất
200.000đ-500.000đ) mỗi năm để tặng cho các em. (Có hình ảnh phần phụ lục)
Một mặt chăm lo cho các em có hoàn cảnh khó khăn, mặt khác GD tinh
thần tương thân tương ái cho các em qua những hoạt động thiết thực. Đồng thời
qua đó để kêu gọi mọi người chăm lo cho các cháu cùng nhà trường. Có như
vậy ngôi nhà chung mới thật sự ấm cúng. PHHS lại càng phấn khởi với những
hoạt động mà nhà trường làm được, họ sẵn sàng ủng hộ.
2.3.10. Giải pháp 10: Đúc rút kinh nghiệm sau từng giai đoan thực
hiện
Là người lãnh đạo phải hiểu sâu sắc đặc điểm của cá nhân và tập thể trong
cộng đồng để thuyết phục, thiết lập quan hệ, biết tổ chức hội họp, toạ đàm, gặp
gỡ riêng, thăm hỏi, chúc mừng, biết sử dụng các phương tiện quảng cáo, thông
tin như công văn, thư, thông báo…
Mọi sự đóng góp của các cấp lãnh đạo, của các đồng nghiệp đi trước dù
đúng, dù sai trước mắt sẵn sàng tiếp thu. Bởi mọi góp ý của họ không ngoài mục
đích giúp đỡ cho nhà trường. Lắng nghe, tiếp thu sự góp ý của đống nghiệp đi
trước, của lãnh đạo địa phương, của PHHS để xây dựng kế hoạch giai đoạn tiếp
theo được tốt hơn. Tổng hợp sàng lọc kinh nghiệm của mọi người thành kinh
nghiệm riêng của mình: đây là một trong những bí quyết để giúp chúng ta tự
hoàn thiện mình, từ đó vững vàng hơn trong công tác quản lý.
Tổ chức hội thảo đánh giá lại công tác XHHGD sau mỗi đợt, điểm gì chưa
được thì tìm biện pháp khắc phục, điểm gì đã làm tốt thì phát huy. Thông báo
kịp thời kết quả thực hiện sau mỗi giai đoạn cho PHHS, lãnh đạođịa phương biết
Trân trọng cảm ơn những đóng góp của các nhà hảo tâm, các đơn vị, các
đoàn thể, nhân dân địa phương bằng thư cảm ơn trên các phương tiện thông tin

đại chúng của địa phương để họ thấy sự đóng góp của họ không uổng công tạo
điều kiện thuận lợi cho những lần thực hiện kế hoạch huy động tiếp theo.
Xây dựng cá nhân điển hình, ghi vào sổ vàng của nhà trường lưu giữ qua
nhiều thế hệ, cập nhật tổng hợp đề nghị lãnh đạo địa phương tuyên dương khen
thưởng cho những tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp cho GD nhân ngày 20
tháng 11 hàng năm.
13


Phải xác định việc xây dựng kế hoạch chỉ là tiền đề, đúc rút kinh nghiệm,
tổng kết công tác, phong trào đã làm là việc làm quan trọng. Có như vậy, việc
huy động cộng đồng tham gia xây dựng XHHGD mới được bền lâu và duy trì
được thường xuyên. Kết quả khi tôi đã sử dụng các giải pháp trên như sau:
2.4. Kết quả của đề tài SKKN
2.4.1. Kết quả.
2.4.1.1 - Nhờ làm tốt công tác tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền nên
lãnh đạo địa phương đã nắm vững tình hình GD, coi công tác GD là trách nhiệm
của mình, từ đó có những chủ trương, biện pháp chỉ đạo thiết thực.
2.4.1.2. Với nguồn đầu tư của ngân sách xã, sự đóng góp của nhân dân,
sức lao động của thầy và trò trường Tiểu học Quảng Nhân đã thực hiện khá tốt
chương trình tăng cường CSVC và kỷ luật trường học.
Khi tôi mới chuyển về trường CSVC nhà trường hết sức thiếu thốn.
Sau 3 năm thực hiện từ năm học 2016-2017 đến nay trường đã thực sự thay
da đổi thịt. Cụ thể: đã cải tạo khu văn phòng lợp tôn chống nóng, đóng trần,
toàn bộ hệ thống cửa sổ 18 bộ, cửa chính 10 bộ ở khu văn phòng đã được thay
thế bằng cửa gỗ do UBND huyện thanh lý và tôi đã xin để tái sử dụng, nền
phòng đã được tu sửa lát gạch hoa sạch sẽ, có hệ thống điện, quạt đầy đủ (Riêng
hệ thống điện do công ty fruts của Mỹ tài trợ gần 50 triệu đồng). Tất cả các
phòng học và phòng chức năng đều có rèm cửa và trang trí theo chuẩn quy định.
Xây mới được 1 nhà trực, 1 nhà xe GV, HS; 1 khu vệ sịnh cho GV, xây tường

rào bao quanh trường trị giá 1,3 tỉ đồng. Toàn bộ sân trường được lát gạch đỏ,
đường đi lối lại đều được đổ bê tông, xây mới 2 bồn hoa và được trồng cây, toàn
bộ gốc cây đều được ốp gạch thẻ, làm mới thêm 1 sân cầu lồng, 1 sân bóng đá
bằng việc lấp 2 ao trước trường… trị giá gần 600 triệu đồng (Riêng phần đổ bê
tông, làm bồn hoa do công ty Hải Quan và một số mạnh thường quân tài trợ
bằng công trình trị giá gần 70 triệu đồng) đóng mới 80 bộ bàn ghế 2 chỗ ngồi và
sửa lại 200 ghế rời HS theo chuẩn quy định kinh phí do CMHS hỗ trợ, mua sắm
mới được bàn tròn văn phòng, ghế tựa dùng cho GV, 3 bảng chống loá mới, 20
bộ bàn ghế học sinh, 3 tủ lớp, 1 tủ văn phòng trị giá 65 triệu đồng do kinh phí sự
nghiệp của PGD&ĐT hỗ trợ.
Trường đã có tường rào, cổng sắt, có nguồn nước sạch hợp vệ sinh, có cây
xanh đang trên đà phát triển, có phòng đồ dùng học tập và thư viện phục vụ cho
GV và HS trong quá trình giảng dạy. Thư viện có đủ ba loại sách: 1.552 cuốn.
- Sách dùng chung: 1.105 cuốn.
- Sách nghiệp vụ: 252 cuốn;
- Sách tham khảo: 195 cuốn.
Riêng thư viện nhà trường được đoàn tình nguyện Hàn Quốc hỗ trợ hơn
110 triệu đồng bằng hiện vật.
2.4.1.3. Huy động trẻ 6 tuổi, trẻ thất học ra lớp đạt 100%, đạt chuẩn quốc
gia về phổ cập GD Tiểu học và phổ cập đúng độ tuổi mức độ 3
2.4.1.4. Chất lượng GD
* HS: Chất lượng HS đại trà tăng so với các năm học trước (hạnh kiểm
và học lực) tham gia đầy đủ và có kết quả các hội thi do ngành tổ chức.
14


Riêng năm học 2018-2019 trường đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
- HS giỏi tỉnh: 3 em (2 giải nhì, 1 KK), giỏi huyện 51 em vợt 19 em so với
năm học trước và so với kế hoạch đầu năm. Cha mẹ HS đã vận động được quỹ
khuyến học để khen thưởng cho GV và HS trị giá 25 triệu đồng từ 1 số cá nhân

và các mạnh thường quân.
Năm học

Tỷ lệ huy động trẻ Tỷ lệ HS lên lớp thẳng
ra lớp

Tỷ lệ HS bỏ học

2015-2016

98,3%

95,3%

0.4

2016-2017

99,6%

99,1%

0%

2017-2018

100%

100%


0%

2018-2019

100%

100% (HK1)

0%

* Công tác hoạt động GD:
Hoạt động Đội có nề nếp tốt. Năm học 2016-2017 liên đội được tỉnh đoàn
tặng bằng khen, Năm học 2017-2018 liên đội được liên ngành SGD&ĐT, tỉnh
đoàn, tỉnh hội chữ thập đỏ tặng cờ thi đua đơn vị dẫn đầu công tác đội cấp tỉnh,
CĐ được LĐLĐ tặng khen; chi bộ liên tục đạt TSVM, riêng năm 2018 được
huyện ủy Quảng Xương tặng khen chi bộ 5 năm liền đạt TSVM.
* Về GV: Chất lượng đội ngũ GV được nâng cao. Hiện nay không còn
GV xếp loại đạt yêu cầu, GV giỏi các cấp ngày càng tăng. Trình độ đào tạo và
trình độ chuẩn nghề nghiệp tăng vượt trội. Tất cả GV đã chuyển từ thiết kế bài
dạy theo phương pháp truyền thống sang thiết kế bài dạy theo phương pháp tích
cực hóa hoạt động HS. 100% GV đã soạn giảng bằng máy vi tính. Qua nối
mạng intenet GV đã tích cực trong việc truy cập thông tin phục vụ cho bài
giảng, qua địa chỉ tìm kiếm với google cán bộ nhà trường đã thu được nhiều dữ
liệu và thông tin phục vụ cho các hoạt động của nhà trường tạo được các hình
thức sinh hoạt mới mẻ, phong phú và hấp dẫn HS.
BẢNG SỐ LIỆU MINH CHỨNG VỀ TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN GV
Số lượng
GV

Tỷ lệ GV

trên chuẩn

2016-2017

21

76,2%

76,2%

2017-2018

23

95.6%

78,2%

2018-2019

23

100%

88,2%

Năm học

Tỷ lệ GV giỏi
cấp huyện trở lên


KẾT QUẢ XẾP LOẠI CHI BỘ- NHÀ TRƯỜNG- CÁC ĐOÀN THỂ
NĂM HỌC

CHI BỘ

NHÀ
TRƯỜNG

CÔNG ĐOÀN

LIÊN ĐỘI

2016-2017

TSVM tiêu
biểu

SGD&ĐT
khen

LĐLĐ khen

Giấy khen
HĐĐ tỉnh

15


2017-2018


Tháng 04 20182019

TT Lao động
TSVM tiêu
Xuất sắc,
biểu 5 năm liền UBND tỉnh
tặng khen

LĐLĐ khen

Cờ liên ngành
SGD&ĐT,
HĐĐ tỉnh và
tỉnh hội CTĐ

Hiện chưa có kết quả

Riêng năm học 2017-2018: GV giỏi cấp huyện 2; Bằng khen TW đoàn:
1; Bằng khen TW hội: 1; Đạt CSTĐ cơ sở: 3; Giấy khen của UBND huyện: 2;
giấy khen CTĐ huyện: 1; Giấy khen LĐLĐ huyện: 1; có 6 đồng chí có SKKN
cấp huyện; 3 SKKN đạt cấp tỉnh.
- GV đã từng đạt GVG huyện: 15 đồng chí, GVG tỉnh: 5
Tỉ lệ GV đạt trình độ trên chuẩn: 100%
Năm học 2018-2019; nhà trường có 48 giải HS năng khiếu cấp huyện vượt
19 em so năm học trước; 3 HS năng khiếu cấp tỉnh vượt 2 so với năm trước; GV
thi kiểm tra năng lực cấp huyện đạt 100% trong đó có 1 thủ khoa là thầy giáo:
Nguyễn Xuân Thành với 18,5đ/20điểm. Thi ATGT cấp huyện xếp nhất toàn
đoàn; thi VSCĐ và đồ dùng dạy học tự làm toàn đoàn đứng thứ 2/31 trường
trong huyện. Kết quả kiểm tra hoạt động giáo dục nhà trường của PGD&ĐT

theo 5 tiêu chuẩn của trường chuẩn Quốc gia và KĐCL trường đều xếp loại tốt.
Với những thành tích hiện tại đã đạt được của năm học 2018-2019 vượt trội hơn
nhiều so với những năm trước, nhà trường đang quyết tâm thực hiện tốt những
nhiệm vụ đã đề ra để xứng đáng với lòng tin của đảng, chính quyền, phụ huynh
học sinh và nhân dân địa phương.
2.4.2. Những bài học kinh nghiệm.
Qua nghiên cứu, tìm hiểu thực tế GD ở trường Tiểu học Quảng Nhân, tôi
đã rút ra được các bài học kinh nghiệm sau đây về việc triển khai phương thức
XHHGD đó là: Muốn làm tốt công tác huy động XH hóa GD trước hết phải làm
tốt công tác tuyên truyền bằng chính nội lực của mình, phải tạo uy tín với cộng
đồng bằng việc nâng cao chất lượng GD, sử dụng có hiệu quả nguồn huy động,
công khai minh bạch các nguồn huy động cũng như các hoạt động khác của nhà
trường theo TT 36 của BGD&ĐT, trân trọng sự đóng góp của cộng đồng, quan
tâm chăm lo đến mọi đối tượng HS, đồng thời phải chăm lo đầu tư xây dựng
CSVC, trang thiết bị dạy học tạo được môi trường học tập tốt cho HS. Từ đó
mới được PH và cộng đồng quan tâm ủng hộ, công tác XH hóa GD mới được
lâu bền và liên tục, đặc biệt phải tuân thủ một số nguyên tắc sau:
2.4.2.1. Phải làm rõ được lợi ích của việc huy động:
Mỗi hoạt động hợp tác, phối hợp đều phải xuất phát từ nhu cầu và lợi ích
của cả hai phía: nhà trường và cộng đồng, mỗi bên tham gia đều cần tìm thấy lợi
ích chung của cá nhân, tập thể cũng như của cả cộng đồng. Phải nói rõ huy
động cho ai, để làm gì và đặc biệt chú ý phải đặt lợi ích tập thể lên trên hết. Có
như vậy mới huy động cộng đồng tham gia một cách hiệu quả
2.4.2.2 Phải phân định rõ chức năng nhiệm vụ của mỗi bên:
16


Nhà trường cũng như các lực lượng XH, các tổ chức,... đều có những chức
năng và trách nhiệm riêng. Để khai thác, phát huy, khuyến khích họ tham gia
vào một hoạt động nào đó thì phải phát hiện và nhằm đúng chức năng, trách

nhiệm của đối tác có như vậy họ mới tham gia một cách nhiệt tình.
Thí dụ: Đối với cấp ủy và chính quyền địa phương thì nội dung huy động
phải là chủ trương, văn bản chỉ đạo, hoặc đất xây dựng,...GV thì ra sức học tập
rèn luyện nâng cao tay nghề giảng dạy cho thật tốt, PHHS thì phối hợp với nhà
trường tuyên truyền đến các hội viên xây dựng kế hoạch phối hợp thực hiện....
2.4.2.3. Phải đảm bảo thực hiện tốt công tác dân chủ:
Tạo môi trường công khai, bình đẳng để cộng đồng hiểu đúng về GD và
nhà trường hơn, đồng thời góp phần thực hiện nguyên tắc “PHbiết, PH bàn, PH
làm, PH kiểm tra” các hoạt động XHHGD để mối quan hệ giữa nhà trường, gia
đình và XH phát triển toàn diện và mang lại hiệu quả thiết thực. Nhờ vậy họ
mới tham gia một cách tự giác
2.4.2.4. Huy động phải dựa vào khuôn khổ luật pháp qui định:
XHHGD phải tuân thủ pháp luật Nhà nước, có nghĩa là cần dựa trên cơ sở
pháp lý. Ngược lại, các cơ quan đoàn thể, các tổ chức XH,... cũng cần có những
cơ sở pháp lý để triển khai cũng như để tham gia huy động nguồn lực cho GD.
Có như vậy mới có được sự hỗ trợ một cách mạnh mẽ.
2.4.2.5. Phải biết chọn thời gian không gian phù hợp và thích ứng:
Cán bộ quản lý GD phải biết lựa chọn thời gian thích hợp nhất để đưa ra
chủ trương XHHGD. Tuy nhiên, để thực hiện nguyên tắc này là phải xây dựng
cho được kế hoạch cụ thể và kế hoạch mang tính định hướng.
2.4.2.6. Phải vừa tôn trọng truyền thống để khơi dậy tình cảm:
Đó là sự khơi dậy và phát huy truyền thống hiếu học, tôn trọng đạo lý, đề
cao sự học, đề cao giá trị của học vấn, những thành tựu đi trước, đề cao niềm tự
hào của các thế hệ đi trước vào sự nghiệp phát triển chung của GD, của từng
nhà trường để có thể huy động nhiều nguồn lực khác nhau.
2.4.2.7. Phải biết kết hợp giữa ngành GD, nhà trường với địa phương.
Cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa địa phương và ngành GD, “nhà trường
gắn liền với XH”. Nếu không biết kết hợp tốt thì mọi kết quả chỉ đi theo qui tắc
một chiếu không hiệu quả.
2.4.2.8. Phải thực hiện tốt công tác giao tiếp:

Có hai con đường giao tiếp đó là con đường chính thức (các văn bản, công
văn, đề nghị...) và con đường không chính thức (thông qua nguyên tắc truyền
thống và tình cảm). Vì vậy, khi thực hiện công tác huy động XH hóa một mặt
làm văn bản, mặt khác phải tích cực làm tốt công tác tham mưu đối thoại, có
như vậy mới tạo được sự hỗ trợ đồng bộ từ các cấp, các ngành liên quan.
2.4.2.9. Phải thực hiện tốt chiến lược đột phá
Kinh nghiệm cho thấy, trong nhiều trường hợp đối tượng tham gia XHHGD
tuy ít nhưng lại cho những kết quả bất ngờ nếu như người cán bộ quản lý GD
biết đột phá vào các bước phát triển quan trọng có thể làm thay đổi chất lượng
GD. Ngành GD và đào tạo là lực lượng nòng cốt trong việc triển khai công tác
17


XHHGD trong đó bản thân nhà trường, cán bộ quản lý GD cùng tập thể sư
phạm, đội ngũ GV giữ vai trò quan trọng trong quá trình giảng dạy và GD trẻ.
Nếu nhà trường chăm lo nâng cao chất lượng giảng dạy, uy tín nhà trường càng
lớn, thương hiệu nhà trường từ đó mà được quảng bá rộng rãi, việc huy động
cộng đồng tham gia cho GD lại càng thuận lợi.
Mặt khác, mỗi nhà giáo có mối quan hệ XH rất rộng bởi vì họ có rất nhiều
cha mẹ HS. Nếu mỗi GVCN làm tốt vai trò trách nhiệm của mình, con HS như
chính con em ruột thit của mình từ đó PHHS lại càng yên tâm, lại càng tin tưởng
khi giao tương lai của con mình cho nhà trường. Nhận thức khéo léo với tinh
thần dân chủ thực sự sẽ tạo được động lực lớn góp phần đưa sự nghiệp GD ngày
càng phát triển.
Chính quyền các cấp với chức năng quản lý Nhà nước của mình không chỉ
huy động, khuyến khích mà còn tạo cơ sở pháp lý cho việc huy động và tổ chức
điều hành sự phối hợp các lực lượng XH tham gia xây dựng và phát triển GD.
Tất cả đó chính là những yếu tố làm nên thắng lợi của công tác huy động cộng
đồng tham gia xây dựng và phát triển nhà trường.
3. Kết luận và kiến nghị.

3.1. Kết luận
XHHGD là vận động và tổ chức thực hiện với sự tham gia rộng rãi của
nhân dân, của toàn XH vào sự phát triển sự nghiệp GD nhằm từng bước nâng
cao mức hưởng thụ về GD và sự phát triển về thể chất và tinh thần của nhân dân.
XHHGD góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT, có thể tạo ra một “ XH
học tập” góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất
nước, góp phần làm cho GD phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế - XH của
địa phương. Là con đường để thực hiện dân chủ hoá GD
Trong quá trình quản lý từ thực tế, tôi thấy việc triển khai phương thức
XHH công tác GD là một vấn đề rất quan trọng. Qua đó, đánh giá được mức độ
thành công hay không của người cán bộ quản lý trường học. Từ kết quả nghiên
cứu kinh nghiệm về triển khai phương thức XHHGD tôi thấy rằng:
3.1.1. Chỉ đạo XHHCTGD cần gắn liền với các nội dung chỉ đạo khác.
3.1.2. Chỉ đạo XHHCTGD ở trường Tiểu học được tốt, người cán bộ quản
lý cần tư duy mềm dẻo, linh hoạt, sáng tạo. Vì vậy, người Hiệu trưởng, Phó hiệu
trưởng cần được bồi dưỡng về phẩm chất, năng lực và nghệ thuật quản lý.
3.1.3. Trong chỉ đạo XHHCTGD ở trường Tiểu học người cán bộ quản lý
cần gắn mục tiêu GD của nhà trường với trách nhiệm của toàn XH.
Từ kết quả đã đạt được ở trên cho thấy: Những tồn tại, khó khăn trong quá
trình chỉ đạo thực hiện công tác XHHGD ở trường tôi cơ bản đã được giải quyết,
CSVC ngày một khang trang hơn, chất lượng học sinh, GV đươc nâng lên, tháng
11 năm 2011, trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và hiện nay
đang tiến tới công nhận mức độ 2, thư viện đã đạt chuẩn quốc gia, chi bộ đạt
trong sạch vững mạnh tiêu biểu cấp huyện 5 năm liền, trường được UBND
huyện, SGD&ĐT, UBND tỉnh tặng khen, các tổ chức đoàn thể đều được khen từ
cấp huyện trở lên, uy tín của nhà trường với Đảng, chính quyền địa phương,
18


CMHS v nhõn dõn ó c khng nh. iu ú chng t nhng bin phỏp m

tụi ó a ra l phự hp.
Tụi mong rng ú s l nhng bi hc thit thc, b ớch, cn thit cho
ngi lm cụng tỏc QLGD cỏc trng TH, THCS v c Mm non hin nay
khụng ch xó tụi, huyn tụi m cú th ỏp dng cho tt c cỏc trng ph thụng
hin nay tựy theo iu kin thc t ca mỡnh m vn dng cho hp lý.
3.2. xut kin ngh.
3.2.1. i vi chớnh quyn a phng: Cn tip tc to iu kin m
rng t ai, to ni vui chi hc tp tt cho cỏc em, h tr v kinh phớ cho nh
trng tip tc cng c, tu sa v nõng cp CSVC nh trng ỏp ng vi
yờu cu ngy cng cao ca XH i vi giỏo dc ỳng theo tinh thn ch o ca
Nh nc ta coi Giỏo dc v o to l quc sỏh hng u.
3.2.2. i vi PGD&T v UBND huyn:
u t cỏc hng mc cn tp trung hn, trỏnh dn tri, nh git. ng thi,
tham mu vi UBND tnh, SGD&T u t mt cỏch cú hiu qu v CSVC
phc v dy v hc, nhm nõng cao cht lng giỏo dc ton din cho HS
Trên đây là một số biện pháp tôi đã nghiên cứu vận dụng
vào thực tiễn công tác QL của mình và đã đạt đợc những kết
quả tốt đẹp. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, đề tài
không tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong đợc sự góp ý
của quý vị và các bạn bè đồng nghiệp để đề tài của tôi ngày
một hoàn thiện hơn.
Xỏc nhn ca Hiu trng
Qung Xng, ngy 20/4/2019
Tụi xin cam oan õy l SKKN ca mỡnh
vit, khụng sao chộp ni dung ca ngi
khỏc
Ngi vit

Nguyn Vn Sn


19


TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1 BGD&DT (2002 ), Ngành GD&ĐT thực hiện Nghị Quyết trung Ương
II (khoá 8) và Nghị Quyết Đại hội Đảng lần thứ 9 – Nhà xuất bản GD, Hà Nội..
2. Đảng Cộng sản Việt Nam : Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII, 1996, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Sách: Tiến tới một XH học tập ở Việt Nam. Tác giả : Nguyễn Ngọc
Phú, Nguyễn Hữu Châu, Đào Thái Lai. Nguồn: H.: ĐHQG Hà Nội, năm 2005.
4. Nghị quyết số: 29-NQ/TW, Hà Nội, ngày 04/11/2013 “Về đổi mới căn
bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa- Hiện đại hóa trong
điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập Quốc tế"
5. Văn bản pháp quy của Bộ GD, Sở GD, PGD&ĐT.
- Quyết định số 04/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 01/3/2000 của BGD&ĐT
ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường
- Thông tư 55/2011/TT-BGD&ĐT ngày 22/11/2011 ban hành điều lệ ban
đại diện cha mẹ học sinh.
- Công văn số 5031/BGD&ĐT-KHTC ngày 27/10/2017 của BGD&ĐT về
việc kiểm tra xử lý dứt điểm tình trạng lạm thu trong các cơ sở giáo dục.
- Thông tư 16/2018/TT-BGD&ĐT của BGD&ĐT ngày 03/8/2018 của bộ
trưởng BGD&ĐT về việc quy định tài trợ cho các cơ sở Giáo dục thuộc hệ
thống giáo dục Quốc dân.
- Chỉ thị số 25/CT-UBND ngày 14/9/2012 của chủ tịch UBND tỉnh về
chấn chỉnh tình trạng lạm thu.
- Công văn số 1771/SGD&ĐT-KHTC ngày 25/7/2018 của SGD&ĐT về
việc triển khai thực hiện các khoản thu năm học 2018-2019.
- Công văn số 19028/SGD&ĐT-KHTC ngày 17/8/2018 của SGD&ĐT
thanh Hóa về việc báo cáo tình hình CSVC chuẩn bị năm học 2018-2019.
- Công văn số 2261/SGD&ĐT-KHTC ngày 19//2018 của SGD&ĐT, CV

1381/UBND-GD ĐT ngày 01/10/2018 của UBND huyện Quảng Xương, CV
563/GD&ĐT-THHC của PGD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện Thông tư
16/2018/TT-BGD&ĐT của BGD&ĐT ngày 03/8/2018 của bộ trưởng BGD&ĐT
về việc quy định tài trợ cho các cơ sở Giáo dục thuộc hệ thống GD Quốc dân.
- QĐ 2868/QĐ-UBND ngày 18/10/2018 của chủ tịch UBND huyện
Quảng Xương về việc thành lập tổ thẩm định KH vận động, tài trợ của các
trường MN, TH, THCS, TTGDTX năm học 2018-2019
- Các CV số 484, 479,534, 571, 604 của PGD&ĐT về việc báo cáo tình
hình CSVC, hướng dẫn triển khai thực hiện các khoản thu; thẩm định các khoản
thu năm học 2018-2019.
6. Văn kiện hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành TW Đảng khóa II, trang 61

20


7. Trích bài nói tại hội nghị cán bộ Đảng trong ngành giáo dục tháng 6
năm 1957 của Bác Hồ.

21



×