Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

SKKN một số biện pháp nâng cao chất lượng bài văn miêu tả cho HS lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.47 MB, 28 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GD&ĐT CẨM THỦY

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LÀM
BÀI VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 5

Người thực hiện: Đặng Thị Huế
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Cẩm Châu
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Tiếng Việt

THANH HÓA NĂM 2019


STT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11


12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32

MỤC LỤC
Đề mục

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.................................................................
1.2. Mục đích nghiên cứu...........................................................
1.3. Đối tượng nghiên cứu..........................................................
1.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Khái niệm văn miêu
tả.......................................................
2.1.2. Đặc điểm và yêu cầu văn miêu tả......................................
2.1.3. Những năng lực cần có khi viết văn miêu tả.....................
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm
2.2.1. Thực trạng về tình hình trường lớp, cơ sở vật chất và
điều kiện hoàn cảnh học sinh.
2.2.2. Về phía giáo viên...............................................................
2.2.3. Thực trạng về việc học văn miêu tả của học sinh..............
2.2.4. Khảo sát chất lượng học sinh:...........................................
2.2.5. Nguyên
nhân......................................................................
2.3. Các giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề
2.3.1. Giúp học sinh biết cách QS và tưởng tượng để viết văn
2.3.2. Giúp các em cảm nhận cách quan sát của các nhà văn
2.3.3. Giúp học sinh phát huy khả năng liên tưởng và tưởng
tượng
2.3.4. Giúp học sinh biết cách sử dụng từ ngữ và các biện pháp
tu từ
2.3.5. Giúp học sinh biết cách thể hiện tình cảm, cảm xúc
2.3.6. Giúp học sinh học tập cách miêu tả của học sinh những
năm trước
2.3.7. Giúp học sinh trải nghiệm sáng tạo qua các trò chơi
2.3.8. Áp dụng kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy phân môn
Tập làm văn
2.3.9. Giúp học sinh biết cách thực hành, thể hiện sản phẩm
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

2.4.1. Đối với giáo viên..............................................................
2.4.2. Đối với học sinh................................................................
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị

Trang

1
2
2
2
3
3
3

4
4
4
5
6
7
7
11
11
12
14
15
15
17

18
19
19
19
20
20

2


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong chương trình Tiểu học, Tiếng Việt là môn học quan trọng. Với tính
chất là một môn học công cụ, Tiếng Việt hình thành cho các em tất cả những kĩ
năng cơ bản qua nhiều phân môn như Tập đọc, Tập viết, Luyện từ và câu, Kể
chuyện, Tập làm văn. Các phân môn này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau nhằm
hỗ trợ và phát triển được bốn kỹ năng cơ bản: Nghe - nói - đọc - viết để học tập
và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.
Ngoài ra, tầm quan trọng của môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học còn hướng
đến việc hình thành các kĩ năng sống cho học sinh: Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự
nhận thức, kĩ năng suy nghĩ sáng tạo, kĩ năng ra quyết định,... Thông qua các kĩ
năng này sẽ giúp trẻ nhận biết được những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống. Tiếng
Việt sẽ dạy trẻ biết cách giao tiếp, ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ với
người thân, với cộng đồng và với môi trường tự nhiên.
Môn Tiếng Việt ở Tiểu học bao gồm nhiều phân môn như vậy nhưng phân
môn Tập làm văn luôn chiếm một vị thế rất quan trọng. Nó tích hợp nhiều mảng
kiến thức một cách toàn diện về văn học, khoa học xã hội và vốn sống, vốn hiểu
biết của người học. Khi học sinh không còn học trong mái trường nữa thì phân
môn Tập làm văn vẫn luôn theo và là hành trang đi vào đời cho các em.
Vậy có thể nói phân môn Tập làm văn có tầm ảnh hưởng rất lớn trong cả

một thế hệ con người. Khi học các tiết Tập làm văn, học sinh cũng có điều kiện
tiếp cận với vẻ đẹp của thiên nhiên, của con người thông qua các bài văn, đoạn
văn hay. Tạo cơ hội cho trẻ nảy nở tình yêu thiên nhiên, gắn bó với cảnh vật và
con người xung quanh, làm cho tâm hồn, tình cảm của các em thêm phong phú.
Góp phần hình thành nhân cách tốt cho trẻ, giúp trẻ hoàn thiện để trở thành con
người phát triển toàn diện.
Như chúng ta đã biết, chương trình Tập làm văn ở Tiểu học là một chuỗi
kiến thức được xây dựng theo hình xoáy ốc hay vòng tròn đồng tâm. Các mạch
kiến thức được nâng dần theo từng giai đoạn nhưng chủ yếu vẫn là văn miêu tả.
Càng lên cao thì dạng văn càng phong phú và yêu cầu càng cao hơn. Giai đoạn 1
(Lớp 1,2,3): Từ lớp 2, 3 các em đã bắt đầu được làm quen với văn miêu tả qua
các bài quan sát và trả lời câu hỏi. Giai đoạn 2 (Lớp 4,5): Ở lớp 4 các em được
tiếp cận khá đa dạng và phong phú về các thể loại văn miêu tả như dạng bài tả
đồ vật, con vật, cây cối nhưng chỉ miêu tả ở một phạm vi nhỏ hẹp. Lên lớp 5 các
em được học văn miêu tả ở phạm vi rộng hơn ngoài ra còn học văn tả người, tả
cảnh sinh hoạt. Song, số học sinh viết được một bài văn miêu tả hay mà chân
thực, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc thì vẫn còn rất ít.
Qua thực tế trực tiếp giảng dạy tại lớp 5C, trường Tiểu học Cẩm Châu, tôi
nhận thấy việc dạy Tiếng Việt nói chung và dạy Tập làm văn nói riêng theo tinh
thần đổi mới phương pháp chỉ gợi mở để học sinh tìm từ ngữ, sắp xếp ý, viết
câu, lập dàn bài, hoàn thiện bài văn. Như vậy, kết quả bài làm của học sinh chưa
3


cao. Bên cạnh đó, học sinh nhà trường chủ yếu là học sinh dân tộc thiểu số (dân
tộc Mường và Dao), kĩ năng giao tiếp của các em còn nhiều hạn chế, các em còn
gặp khó khăn khi sử dụng ngôn ngữ nói và viết để diễn đạt nên việc giúp các em
đạt được những yêu cầu của phân môn này chưa đạt kết quả như mong muốn.
Từ những nguyên nhân trên, tôi suy nghĩ rất nhiều về cách dạy phân môn Tập
làm văn, đặc biệt là văn miêu tả. Làm thế nào để giúp các em có kĩ năng viết văn

hay, câu văn giàu hình ảnh và chân thực? Đó là câu hỏi tôi luôn băn khoăn và cũng
chính là lý do tôi chọn đề tài: "Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm bài văn
miêu tả cho học sinh lớp 5".
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu thực trạng dạy văn miêu tả của học sinh lớp 5C, trường Tiểu
học Cẩm Châu nhằm đổi mới phương pháp dạy của thầy góp phần đổi mới cách
học của trò. Phát huy khả năng tự phát hiện của học sinh thông qua học và viết
văn miêu tả.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Quá trình dạy học môn Tiếng việt nói chung và phân môn Tập làm văn
lớp 5 nói riêng bằng các phương pháp.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
1.4.1. Phương pháp trực quan:
- Tìm hiểu nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên,…
- Trao đổi với đồng nghiệp và học sinh để tìm hiểu thực trạng dạy và học
phân môn Tập làm văn lớp 5.
1.4.2. Phương pháp điều tra:
- Nhằm mục đích để tìm hiểu các phương pháp dạy học của giáo viên; tìm
hiểu khả năng nhận thức của học sinh.
1.4.3. Phương pháp thực nghiệm:
- Dạy thực nghiệm tại lớp 5C để đối chiếu kiểm nghiệm với lớp 5B, thông
qua đó đánh giá hiệu quả của quá trình nghiên cứu.
1.4.4. Nghiên cứu tài liệu:
- Đọc, phân tích, nghiên cứu tài liệu tham khảo.
1.4.5. Phương pháp thực hành:
- Thông qua bài thực hành của học sinh để nhận xét, đánh giá và rút ra bài
học kinh nghiệm cho công tác giảng dạy.

4



2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
2.1.1. Khái niệm văn miêu tả:
Văn miêu tả là loại văn giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc
điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,…. làm
cho đối tượng miêu tả như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. Cũng có
thể hiểu văn miêu tả chính là tái tạo lại hình ảnh của đối tượng thông qua những
cảm nhận chủ quan thông qua những năng lực quan sát, liên tưởng so sánh,...
( Theo cuốn Lý luận văn học Việt Nam)
2.1.2. Đặc điểm và yêu cầu của văn miêu tả:
Văn miêu tả là loại văn mang tính thông báo thẩm mĩ. Đó là sự miêu tả
thể hiện được cái mới mẻ, cái riêng trong cách quan sát, cách cảm nhận của
người viết.
Trong văn miêu tả, cái mới, cái riêng phải gắn với cái chân thật.
Ngôn ngữ trong văn miêu tả giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu,
âm thanh.
Muốn miêu tả được trước hết phải biết quan sát, rồi từ đó nhận xét, liên
tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh,... để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu
biểu của sự vật.
( Theo cuốn Lý luận văn học Việt Nam)
2.1.3. Những năng lực cần có khi viết văn miêu tả:
- Quan sát: Nhìn nhận, xem xét sự vật.
- Nhận xét, liên tưởng, hình dung sự vật trong mối quan hệ tương quan
với các sự vật xung quanh.
- Ví von, so sánh: Thể hiện sự liên tưởng riêng, độc đáo của người viết khi
cảm nhận về sự vật hiện tượng miêu tả.
Chúng ta đã biết văn miêu tả phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi học
sinh Tiểu học “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng”. Văn miêu tả còn
góp phần quan trọng trong việc gắn kết giữa con người với thiên nhiên, nuôi

dưỡng mối quan hệ giữa con người với thế giới xung quanh. Từ đó giáo dục
được cho các em có tình cảm thuần khiết trong sáng, có thẩm mĩ, có lòng yêu
cái đẹp, lòng vị tha. Nhưng quan trọng nhất là nó tạo điều kiện để tạo sự thống
nhất giữa tư duy và tình cảm, ngôn ngữ và cuộc sống, sự dung hòa giữa con
người với thiên nhiên, với xã hội để gợi ra những tình cảm, cảm xúc, ý nghĩa
cao thượng và đẹp đẽ.
( Theo cuốn Lý luận văn học Việt Nam)
Chính vì điều đó, tìm hiểu để đưa ra các giải pháp để giúp học sinh có
hứng thú và làm tốt dạng bài văn miêu tả ở lớp 5 là việc làm vô cùng quan trọng
của mỗi giáo viên Tiểu học.
5


2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.2.1. Thực trạng về tình hình trường lớp, cơ sở vật chất và điều kiện
hoàn cảnh học sinh:
* Thuận lợi:
Trường Tiểu học Cẩm Châu là một trường có cơ sở vật chất khang trang,
lại chỉ có một điểm trường duy nhất nên rất thuận lợi cho việc dạy học 2 buổi/
ngày. Các lớp học được trang trí đẹp và sáng tạo theo mô hình trường học thân
thiện học sinh tích cực. Ban giám hiệu và các ban ngành đoàn thể luôn quan tâm
và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học. Đội ngũ giáo viên luôn luôn
nhiệt tình trong công tác và tích cực tham gia đổi mới phương pháp dạy học.
Phần lớn học sinh có ý thức trong học tập, chuẩn bị bài và đồ dùng học tập đầy
đủ trước khi đến lớp.
* Khó khăn:
Địa bàn dân cư khá rộng với nhiều thôn bản ở cách xa trường đến 4-5 km.
Đời sống của một bộ phận nhân dân còn khó khăn. Phần lớn các em là con em
dân tộc thiểu số, cha mẹ đi làm ăn xa không có thời gian quan tâm đến con cái.
Một số phụ huynh chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học tập của

con em mình. Chính vì vậy mà "Trăm sự nhờ cô" và hầu như "khoán trắng" việc
dạy dỗ con em mình cho giáo viên trên lớp. Trình độ phụ huynh không đồng
đều. Một bộ phận nhỏ phụ huynh có trình độ song chưa biết cách hướng dẫn các
em làm văn đúng phương pháp.
Học sinh là người dân tộc thiểu số chiếm phần đa (Chiếm 96,7% học sinh
cả lớp). Học sinh có thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ, vì vậy khả năng phát triển
ngôn ngữ của các em còn kém do ảnh hưởng của lối sống, sinh hoạt, giao tiếp
của gia đình.
2.2.2. Về phía giáo viên:
* Ưu điểm:
Nhiều giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình trong công
tác, hết lòng vì học sinh thân yêu. Không ngừng học tập, vận dụng phương pháp
mới vào giảng dạy.
* Hạn chế:
Bên cạnh đó, một bộ phận nhỏ giáo viên có trình độ chuyên môn còn hạn
chế. Việc áp dụng phương pháp mới vào giảng dạy chưa đạt hiệu quả cao. Chưa
nghiên cứu, chuẩn bị bài kĩ trước khi đến lớp. Kinh nghiệm giảng dạy chưa cao,
chưa lôi cuốn học sinh tham gia vào học tập. Vì vậy chưa phát huy khả năng
sáng tạo khi viết văn của học sinh.
2.2.3. Thực trạng về việc học văn miêu tả của học sinh:

6


Phần lớn học sinh sa vào kể những gì quan sát được theo kiểu "Thấy gì tả
nấy" nên dễ sa vào tả những cảnh thứ yếu.
Bài viết của học sinh thường mang tính liệt kê, kể lần lượt từng phần chứ
không tả được nét đặc sắc của cảnh.
Học sinh chưa biết bộc lộ cảm xúc và sử dụng các biện pháp nghệ thuật
khiến bài văn thiếu hình ảnh, khô khan.

Trong quá trình viết văn các em không nắm được trình tự miêu tả, sắp xếp
ý lộn xộn, diễn đạt còn lặp ý, lặp từ, không biết cách liên kết đoạn văn cho nội
dung thiếu logic, thiếu chặt chẽ. Trình tự bài văn không hợp lý, lắp ghép câu từ
không mạch lạc.
Các em chưa biết sử dụng từ ngữ miêu tả nên nội dung còn nghèo nàn.
Học sinh thường viết câu không trọn ý hoặc quá dài dòng.
- Học sinh dùng từ sai khi không hiểu đúng nghĩa.
Ví dụ: Học sinh tả sân trường "rộng mênh mông" bằng từ "To mênh
mông".
- Học sinh dùng những từ kết nối bằng quan hệ từ chưa phù hợp.
Ví dụ: Ngôi trường đã gắn bó với tôi bao kỉ niệm nhưng tôi chẳng muốn
rời xa. (Đúng ra phải là "Ngôi trường đã gắn bó với tôi bao kỉ niệm nên tôi
chẳng muốn rời xa").
- Học sinh dùng từ hay hình ảnh so sánh không hợp lý.
Ví dụ: Đôi mắtt bà em to, tròn xoe như hai hạt nhãn.
2.2.4. Khảo sát chất lượng học sinh:
Trong quá trình giảng dạy học môn Tiếng Việt, tôi tiến hành khảo sát chất
lượng học sinh để kiểm tra lại việc vận dụng kiến thức đã học vào việc viết một
bài văn miêu tả lớp 5C (Lớp dạy thực nghiệm), lớp 5B (Lớp đối chứng).
Đề bài: "Em hãy tả một cảnh đẹp mà em yêu thích"
Kết quả như sau:

Lớp

TSHS

Số HS viết văn tốt

Số HS mới biết
viết văn


Số HS chưa biết
viết văn

SL

TL

SL

TL

SL

TL

5C

24

3

12,5%

10

41,7%

11


45,8%

5B

24

3

12,5%

12

50%

9

37,5%

Từ bảng kết quả trên cho thấy: Mặc dù đề bài này mang tính tổng hợp và
là đề mở, học sinh thoải mái lựa chọn cảnh đẹp để miêu tả. Nhưng số học sinh
nắm được cách viết bài văn miêu tả và viết văn tốt còn hạn chế. Những học sinh

7


có đam mê viết văn, có sáng tạo và dùng các câu, từ có hình ảnh khi viết văn còn
rất ít.
Số học sinh trong lớp nắm được cách viết bài văn miêu tả nhưng viết văn
chỉ mang tính chất đúng thể loại, đúng yêu cầu và chưa có sáng tạo trong bài
viết hoặc chưa biết cách dùng từ đặt câu cho phù hợp còn nhiều.

Số học sinh chưa biết viết văn chiếm tỉ lệ cao, các em viết lan man không
đúng trọng tâm, quan sát được gì thì viết cái đó không thành một bài văn miêu
tả.
Từ những thực trạng trên đây, việc sử dụng phương pháp phù hợp để giúp
học sinh biết viết văn miêu tả và có hứng thú trong việc học môn Tiếng Việt nói
chung và phân môn Tập làm văn nói riêng là một việc làm vô cùng cần thiết
giúp cho các em say mê học văn, hứng thú trong làm văn, hướng tới giúp các em
vận dụng vốn từ, vốn văn vào thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng hơn.
2.2.5. Nguyên nhân:
Từ thực tiễn dạy học ở Tiểu học trong những năm qua, tôi nhận thấy: Khi
thực hiện bài văn miêu tả ở lớp 5, học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn, chất
lượng bài làm chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu là:
- Do vốn sống, vốn hiểu biết của các em chưa phong phú. Kinh nghiệm
viết văn của học sinh còn hạn chế.
- Học sinh chưa có kĩ năng quan sát thực tế cảnh vật. Khả năng quan sát
còn hời hợt, thiếu định hướng. Khả năng tưởng tượng, tư duy của các em
chưa tốt.
- Các em chưa có kĩ năng lập dàn ý phát triển ý xây dựng đoạn văn. Học
sinh chưa biết liên kết đoạn văn thành bài.
- Vốn từ của các em còn nghèo nàn, lại chưa biết chắt lọc, không hiểu
nghĩa của từ nên còn dùng sai từ đồng nghĩa.
- Nhiều em còn chưa nắm vững cách làm các kiểu bài văn miêu tả, phân
biệt được kể khác với tả, còn hạn chế trong kĩ năng xây dựng bố cục, chọn ý và
sắp xếp ý, trong dùng từ, diễn đạt. Từ đó, bài văn của các em thường mang tính
kể lể, khô khan, thiếu hình ảnh, thiếu cảm xúc.
- Học sinh chưa biết bộc lộ cảm xúc trong quá trình miêu tả, chưa biết sử
dụng biện pháp tu từ đã học để vận dụng vào bài văn nên bài văn thiếu hình ảnh
sinh động.

8



2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Để giúp học sinh từng bước khắc phục những hạn chế nói trên và nâng
cao chất lượng khi làm văn miêu tả, trước tiên giáo viên phải xác định rõ mục
đích của dạy học phân môn Tập làm văn nói chung và văn miêu tả nói riêng. Từ
đó, giáo viên cần lưu ý một số biện pháp sau:
2.3.1 . Giúp học sinh biết cách quan sát và tưởng tượng để viết văn:
Quan sát là một kĩ năng quan trọng trong làm văn miêu tả. Thông qua
quan sát giúp học sinh cách nhìn nhận sự vật, hiện tượng một cách chi tiết và có
phân tích. Bởi vì, dù khả năng tưởng tượng của các em có phong phú như thế
nào thì tưởng tượng cũng chỉ là “gia vị” làm cho bài văn sinh động hơn chứ
không phải là “món chính”. Để các hình ảnh được miêu tả có tính chân thực thì
phải bắt đầu bằng sự quan sát. Muốn quan sát đạt kết quả thì giáo viên phải
hướng dẫn cho học sinh biết cách quan sát thông qua các câu hỏi định hướng.
Bên cạnh đó, học sinh phải biết chọn góc nhìn hợp lý tùy thuộc vào cảm hứng
của mỗi em. Qua đó sẽ đem lại cho mỗi em những hình ảnh quan sát khác nhau.
Cách nhìn sự vật xung quanh của mỗi người, mỗi lứa tuổi khác nhau.
Cách nhìn còn phụ thuộc vào quan điểm và môi trường sống của người quan sát.
Góc nhìn của trẻ thơ khác với người lớn, của trẻ nông thôn khác với trẻ thành
thị. Do đó cần phải hướng học sinh thể hiện nó bằng nhãn quan thẩm mĩ, kết hợp
với nhiều giác quan cùng với sự tư duy và tưởng tượng.
a. Văn tả cảnh:
* Ví dụ 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, lập dàn ý cho đề bài: “Tả cảnh
cánh đồng trên quê hương em”. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát bằng
các giác quan thông qua các câu hỏi định hướng:
+ Định hướng cho HS quan sát bằng thị giác: Bầu trời, bãi ngô, ruộng lúa,
những đứa trẻ chăn trâu, nô đùa, cây cối hai bên đường, ruộng bậc thang, hoạt
động của những người nông dân, ngọn núi phía xa,…
+ Định hướng cho HS tri giác bằng khứu giác: Mùi thơm của cỏ non, của

hương lúa, của bắp ngô non,…
+ Định hướng cho HS tri giác bằng thính giác: Tiếng gió thổi, tiếng người
đang nói chuyện, tiêng xào xạc của bãi ngô,…
* Gợi ý quan sát:
- Cánh đồng em tả là ở vùng nào?
- Em quan sát cánh đồng đó vào buổi nào? Và vào mùa nào?
- Cánh đồng đó có rộng hay không? Chạy từ đâu đến đâu?
- Cánh đồng đang trồng lúa vào vụ nào và những loại hoa màu nào?

9


- Lúa đang ở thời kì nào? Từng thửa ruộng lớn hay nhỏ?
- Vùng trồng hoa màu ở cao hay thấp? Trồng những loại hoa màu gì?
Từng loại hoa màu tươi tốt ra sao? Loại nào mới trồng? Loại nào sắp thu hoạch?
- Có người làm việc ở ngoài đồng không ? Họ đang làm gì ?
- Cảm nghĩ của em về cảnh vật và cuộc sống nơi đồng quê ?

Cảnh cánh đồng lúa vùng đồng bằng

Cảnh cánh đồng lúa vùng núi

Cánh đồng ngô
* Ví dụ 2: Tả vườn rau hoặc vườn hoa mà em thích.

10


Vườn rau cải


Khu vườn hoa trước ban công
+ Định hướng cho HS quan sát bằng thị giác: Ánh nắng ban mai, sương
sớm, bầu trời, cây cối trong khu vườn (rau, hoa…), màu sắc những bông hoa,
những cánh bướm, những cây rau...
+ Định hướng cho HS tri giác bằng khứu giác: Mùi thơm của những bông
hoa, của lá rau non,…
+ Định hướng cho HS tri giác bằng thính giác: Tiếng chim hót, tiếng gió
thổi,…

11


* Gợi ý quan sát:
- Đó là vườn rau hay vườn hoa? Ở đâu? (Hoa trồng ở vườn trước nhà hay
trên ban công?)
- Em quan sát khu vườn đó trong hoàn cảnh nào? Buổi nào và mùa nào?
- Khu vườn đó rộng hay hẹp?
- Khu vườn có những loại rau hay loại hoa nào?
- Các loại hoa khoe sắc ra sao? (Hoặc các loại rau tươi tốt ra sao?)...
- Cảm nghĩ của em về cảnh vật đó ?
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh xác định một trình tự phù hợp với cảnh
được tả. Tả từ trên xuống hay từ dưới lên, tả từ phải sang trái hay từ ngoài vào
trong,… một phần phụ thuộc vào được đặc điểm của mỗi cảnh.
b. Văn tả người
Trong chương trình Tiểu học, những bài văn tả người thường lấy đối
tượng miêu tả là những người thân quen, gần gũi, thân thuộc và để lại nhiều ấn
tượng đối với các em: Tả một người thân của em; Tả một em bé đang ở tuổi tập
đi, tập nói; Tả một bạn học của em; Tả một người đang làm việc; Tả thầy (cô)
giáo),....
Để tả người, trước hết học sinh phải tập trung quan sát trực tiếp người

định tả. Tìm ra những nét đặc trưng về ngoại hình và tính cách của người đó.
Khi viết bài, học sinh phải nhớ lại những gì đã quan sát được về người đó. Khi
quan sát, phải hình thành những nhận xét về người định tả. Quan sát phải tìm ý
gắn với tìm lời để diễn tả điều quan sát được.
Quan sát trực tiếp là điều quan trọng nhất nhưng cũng có khi ta cần phải
dùng cách quan sát gián tiếp, thông qua sự liên tưởng và tưởng tượng dựa vào trí
nhớ của mình về người đó, cũng có thể thông qua nhận xét của những người
xung quanh về người đó để có thể tả về tính cách một cách chân thực và khách
quan nhất.
Ví dụ : Tả một em bé đang tập đi, tập nói.
Khi quan sát, giáo viên cùng học sinh hệ thống một số câu hỏi:
- Em bé em định tả là ai? bao nhiêu tuổi, tầm vóc ra sao, khuôn mặt, mái
tóc, đôi mắt, mũi, miệng, làn da …?
- Quần áo thường ngày mặc như thế nào?
- Dáng đi đứng, giọng nói, có gì đặc biệt?... (Lưu ý là bé đang tập đi và tập nói)
- Hoạt động thường ngày của em bé như thế nào? (Chủ yếu quan tâm đến các
bước đi chập chững và giọng nói bi bô của bé)
- Em bé gây cho em ấn tượng gì sâu sắc? Tình cảm của em với bé như thế nào?...

12


Em bé đang tập đi, tập nói
2.3.2. Giúp các em cảm nhận cách quan sát của các nhà văn:
Giáo viên hướng dẫn các em học cách quan sát của các nhà văn, từ những
hình ảnh thân quen hằng ngày, cách quan sát từ bên ngoài và bên trong để đoạn
văn miêu tả thêm sinh động, gợi cảm, gây được sự chú ý, cuốn hút người nghe.
- Quan sát phải gắn liền với sự so sánh liên tưởng: Phải tìm ra được những
nét tương đồng, độc đáo của các sự vật hiện tượng gắn liền với tình yêu và thái
độ của người quan sát.

Ví dụ: “Những bông hoa đủ màu sắc, cánh hoa mỏng manh như những
cánh bướm đang dập dờn trước gió ”.

- Điều đặc biệt quan trọng và cần lưu ý là trong quá trình quan sát học
sinh phải có sự lựa chọn, không nên thấy cái gì tả cái đó mà phải tìm ra được nét
đặc trưng của sự vật, hiện tượng, tránh liệt kê, kể lể một cách vô hồn, khô khan.
2.3.3. Giúp học sinh phát huy khả năng liên tưởng và tưởng tượng:

13


Bên cạnh việc quan sát thực tế bằng các giác quan thì việc tưởng tượng
đóng vai trò hết sức quan trọng. Nhờ có tưởng tượng mà những hình ảnh, âm
thanh, màu sắc đều được thể hiện sống động hơn. Người viết có thể tạo nên
những hình ảnh lung linh, rực rỡ hơn.
Đây là một yêu cầu tương đối khó đối với học sinh, vì học sinh phải tư
duy ở mức độ cao.
Vì vậy, muốn phát triển được trí tưởng tượng, khả năng liên tưởng cho
học sinh, giáo viên cần phải hướng cho học sinh nắm được thực tế, biết thể hiện
cá tính và cách nhìn của riêng mỗi cá thể. Để phát huy được khả năng này với
học sinh, giáo viên cần giúp cho học sinh tiếp cận dần dần, thực hiện từng bước
từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
Giáo viên cần cho học sinh tham khảo nhiều ví dụ các bài văn, bài tập đọc
để học sinh thấy rõ về cách tưởng tượng. Đặc biệt là với học sinh vùng núi, cảnh
biển thật xa vời với các em. Các em muốn miêu tả được bằng cách tưởng tượng
lại những lần được đi biển. Còn với những em chưa được tận mắt nhìn thấy biển
thì việc quan sát chủ yếu bằng tranh ảnh và tham khảo các bài văn viết về biển.
Ví dụ 1: "Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm,
biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển
mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm

giông gió, biển đục ngầu, giận giữ... ".
Theo Vũ Tú Nam - (Tài liệu hướng dẫn học Tiếng Việt 5, tập 1A).
Ví dụ 2: " Một buổi có những đám mây bay về. Những đám mây lớn,
nặng và đặc xịt lổm ngổm đầy trời. Mây tản ra từng nắm nhỏ rồi san đều trên
một nền trời đen xám xịt. Gió nam thổi giật mãi. Gió bỗng đổi mát lạnh, nhuốm
hơi nước. Từ phía nam bỗn nổi lên một hồi khua động dạt dào. Mưa đã xuống
bên kia sông: gió càng thêm mạnh, mặc sức điên đảo trên cành cây".
Theo Tô Hoài (Trích "Mưa rào" - Tài liệu hướng dẫn học Tiếng Việt 5, tập 1A).

Cảnh biển buổi sáng

Mưa rào

Thông qua việc tham khảo các cách tưởng tượng, liên tưởng trong các bài
văn đã học, học sinh học theo cách tưởng tượng đó một cách sáng tạo và có
14


chọn lọc để biến thành của mình, viết được đoạn văn hay bài văn theo yêu cầu
của giáo viên. Giáo viên định hướng, giúp đỡ học sinh thực hành và vận dụng
có hiệu quả.
2.3.4. Giúp học sinh biết cách sử dụng từ ngữ và các biện pháp tu từ:
Nếu học kiểu bài kể chuyện, học sinh chỉ tái hiện lại nội dung câu chuyện
đã nghe, đã học là đã đạt yêu cầu cơ bản của đề bài thì kiểu bài miêu tả lại đòi
hỏi phải có một vốn từ phong phú.
Như chúng ta đã biết, vốn từ của các em chưa phong phú nên việc cung
cấp và hướng dẫn các em cách sử dụng từ ngữ để miêu tả là yếu tố hết sức quan
trọng. Vì vậy, thông qua môn Tiếng Việt, với vốn từ được cung cấp, giáo viên
cần giúp học sinh:
Làm giàu vốn từ cho học sinh là giúp cung cấp cho học sinh một số từ

ngữ thường dùng trong miêu tả, sử dụng các lớp từ: Tính từ, từ láy, từ tượng
thanh, từ tượng hình,... Ví dụ: Từ một màu xanh, màu tím, màu vàng,...đều có
thể thể hiện bằng nhiều cách khác nhau (xanh biếc, tim tím, vàng hoe,...) để tạo
nên các gam màu được thể hiện qua các cung bậc khác nhau giúp hình ảnh miêu
tả thêm phong phú và mang đậm chất văn. Giáo viên cũng có thể cho học sinh
quan sát tranh ảnh hoặc vật thật. Từ đó, các em biết chắt lọc từ ngữ để viết sao
cho câu văn vân thanh thoát, giàu hình ảnh và cảm xúc nhưng vẫn không thiếu
đi sự chân thực.
Ví dụ: "Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Trong vườn, lắc lư những
chùm quả xoan vàng lịm không thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề
treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ. chiếc lá sắn héo lại mở năm
cánh vàng tươi"...
Trích "Quang cảnh làng mạc ngày mùa" - SGK Tiếng Việt lớp 5, tập 1.

Màu vàng của lúa chín

Màu vàng của gà con

15


Màu vàng của quả xoan

Màu vàng của lá mít

Các biện pháp nghệ thuật tu từ như: nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, so
sánh,...được vận dụng linh hoạt và phù hợp khi viết văn miêu tả góp phần tạo
nên sự hòa đồng, vừa giàu cảm xúc gợi cảm, vừa gợi tả, vừa gần gũi.
Ví dụ: Cái hoa thập thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non. Nó càng to
thêm, nặng thêm, khiến cây chuối nghiêng hẳn về một phía.... Để làm ra buồng,

ra nải, cây mẹ phải đưa hoa chúc xuôi sang một phía. Lẽ nào nó đành để mặc cái
hoa to bằng cái chày giã cua hoặc buồng quả to bằng cái rọ lợn đè dập một hay
hai đứa con đứng sát nách nó?”
( Trích “Cây chuối mẹ” - Tài liệu hướng dẫn học Tiếng Việt 5, tập 2A)
Dù được cung cấp, được bắt chước như thế, nhưng đối với học sinh Tiểu
học, trước khi làm bài giáo viên cần phải hướng dẫn các em biết thể hiện đúng
cái nhìn của trẻ thơ: hồn nhiên, vô tư, yêu đời, ngây thơ, ngộ nghĩnh và yêu sự
vật.
Mỗi em có hoàn cảnh riêng, điều kiện cuộc sống khác nhau nên cách cảm
nhận và thể hiện cũng khác nhau. Vì vậy, cách dùng từ, chọn biện pháp tu từ để
diễn đạt cũng phải theo cách nghĩ, cách nhìn của chính các em, tránh gò ép,
khuôn mẫu và tránh theo một mô tuýp nhất định.
2.3.5. Giúp học sinh biết cách thể hiện tình cảm, cảm xúc khi viết văn:
Một bài văn hay không chỉ đơn giản là tả (hay là kể, liệt kê) những hình
ảnh mà các em quan sát được. Vì vậy, đê thổi hồn vào bài văn thì khi làm bài
văn miêu tả, người viết cần lồng ghép những câu văn bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
Nhờ có cái hồn nên hình ảnh miêu tả trở nên sinh động, đi sâu vào lòng người
đọc. Tuy nhiên, tình cảm, cảm xúc đó phải chân thành, không sáo rỗng, thì mới
thuyết phục và chiếm được tình cảm của người đọc.
Để làm được điều đó, giáo viên cần giúp học sinh thấy được:
Các bài văn miêu tả giàu tình cảm, cảm xúc giúp học sinh có thể cảm
nhận được sự vật hiện tượng quanh ta một cách tinh tế, sâu sắc hơn, làm cho tâm
hồn, trí tuệ của các em thêm phong phú.

16


Những bài văn miêu tả có tác dụng to lớn như vậy không thể thiếu được
sự có mặt của các câu văn có sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi cảm và các biện pháp tu
từ nghệ thuật.

Bên cạnh những câu văn mộc mạc, gần gũi phù hợp với góc nhìn của trẻ
thơ là những hình ảnh được tô điểm bởi các câu văn gợi tả, gợi cảm - nó như
một thứ gia vị tô điểm cho cuộc sống, cũng là một chút hương vị tô điểm cho bài
văn thêm phong phú, sinh động, giúp người đọc, người nghe cảm nhận được vẻ
đẹp trong bài văn miêu tả.
Ví dụ: "Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyện hương thảo quả đi, rải
theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm
Chin San. Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người đi từ rừng thảo quả về,
hương thơm đậm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn".
Trích “Mùa thảo quả” - Tài liệu hướng dẫn học Tiếng Việt 5, tập 1B.

Mùa thảo quả
2.3.6. Giúp học sinh học tập cách miêu tả của học sinh những năm
trước:
Bên cạnh việc học tập cách miêu tả của các nhà văn, các bài văn trong
Sách giáo khoa, trong văn hay, qua mạng Internet,... thì việc hướng dẫn các em
tham khảo các bài văn hay của các em học sinh lớp 5 các năm trước là một điều
rất bổ ích. Ngoài những câu văn sắc xảo của các nhà văn thì ở đây các em được
học tập những câu văn chân thực, giàu cảm xúc với góc nhìn của học sinh lớp 5
để lại. Đây là những hình ảnh thân thiện, gần gũi và dễ "bắt chước". Qua đó dễ
dàng giúp học sinh "biến của người khác thành của mình" một cách khoa học và
có chọn lọc.

17


Trích: Triệu Thị Hoa - Lớp 5A (2015-2016)

Trích: Bàn Hải Yến - Lớp 5C (2015-2016)


Trích: Triệu Bình An - Lớp 5A (2017-2018)

Trích: Bùi Thị Lan - Lớp 5B (2017-2018)

Học sinh tham khảo những bài văn hay vào giờ ra chơi ở góc học tập lớp.
2.3.7. Giúp học sinh trải nghiệm sáng tạo qua các trò chơi:
Như chúng ta đã biết, tâm lí trẻ Tiểu học là “Học mà chơi, chơi mà học”.
Chính vì vậy việc đưa phương pháp “Trải nghiệm sáng tạo qua các trò chơi”
vào dạy học phân môn Tập làm văn cũng là một trong các phương pháp giúp
học sinh nâng cao được chất lượng học Tập làm văn, đặc biệt là văn miêu tả.
Ví dụ 1: Trò chơi “Ai nhanh mắt
nhanh tay”
- Đồ dùng: Một bức ảnh chụp một
cô gái.
- Cách chơi: + GV treo bức ảnh
trước lớp. Cho HS quan sát trong thời gian
2 phút và suy nghĩ tìm ra những đặc điểm
nổi bật để viết ra câu văn hay, tương ứng
với hình ảnh.
+ HS trình bày trước lớp câu văn
mà mình nghĩ ra.
+ Lớp nhận xét, bình chọn bạn có
câu văn hay, phù hợp và có sáng tạo. Bạn
nào có câu hay nhất thì thắng cuộc.
- HS tiến hành chơi.

18


- GV tổng kết trò chơi. Tuyên

dương và khuyến khích bạn có những câu văn miêu tả chân thực, có hình ảnh so
sánh, nhân hóa và sáng tạo.
Ví dụ 2: Trò chơi “Ai thông minh hơn”
- Đồ dùng: Ba bức tranh phong cảnh.

- Cách chơi: + GV chia lớp thành 3 đội chơi. GV phát cho mỗi đội một
bức tranh phong cảnh. HS quan sát tranh, thảo luận và thi viết một đoạn văn 3-5
câu (trong thời gian 5 phút) vào bảng nhóm.
+ Cá đội trình bày kết quả của nhóm mình.
+ Lớp nhận xét, bình chọn nhóm có đoạn văn hay, giàu hình ảnh, sáng tạo
và phù hợp với nội dung bức tranh đó. Nhóm nào có đoạn văn hay nhất thì thắng
cuộc.
- HS tiến hành chơi.
- GV tổng kết trò chơi.
* Thông qua việc trải nghiệm sáng tạo qua các trò chơi, HS có hứng thú
hơn trong học tập. Các em phát huy được sự tự tin, khả năng sáng tạo khi viết
văn. Đồng thời, qua phần nhận xét của các bạn và của GV, các em học tập được
những câu văn hay của các nhóm bạn. Góp phần nâng cao chất lượng làm bài
văn miêu tả cho HS.
2.3.8. Áp dụng kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy phân môn Tập làm
văn:
Bên cạnh việc vận dụng các phương pháp dạy học thì việc áp dụng các kĩ
thuật dạy học tích cực vào các môn học nói chung và phân môn Tập làm văn
nói riêng có vai trò vô cùng quan trọng. Do đó, tùy thuộc vào nội dung từng bài
mà giáo viên lựa chọn các kỹ thuật dạy học sao cho phù hợp.
Để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học Tập làm văn, tôi
thường sử dụng kỹ thuật “Trình bày một phút”. Đây là kĩ thuật tạo cơ hội cho
học sinh tổng kết lại kiến thức đã học và đặt câu hỏi về những điều còn băn
khoăn, thắc mắc bằng các bài trình bày ngắn gọn với các bạn cùng lớp.
Kĩ thuật này có thể tiến hành như sau:


19


- Cuối tiết học (có thể giữa tiết học hoặc sau một hoạt động), GV yêu cầu
HS suy nghĩ, trả lời các câu hỏi sau:
Điều quan trọng nhất các em học đuợc sau khi được học lí thuyết về cách
làm văn miêu tả hoặc sau khi thực hành viết bài văn miêu tả là gì?
Theo các em, vấn đề gì là quan trọng nhất mà chưa được giải đáp sau khi
làm bài văn miêu tả?...
- HS suy nghĩ và viết ra giấy. Mỗi HS trình bày trước lớp trong thời gian 1
phút về những điều các em đã học được và những câu hỏi các em muốn được
giải đáp hay những vấn đề các em muốn được tiếp tục tìm hiểu thêm sau khi tìm
hiểu và thực hành làm văn miêu tả.
- Sau khi học sinh trình bày xong, giáo viên cho học sinh góp ý phần trình
bày hoặc chia sẻ những câu hỏi học sinh đặt ra. Giáo viên có thể đưa ra thêm
một số câu hỏi như: Em cho rằng đâu là vấn đề cốt lõi? Em có thể cho một ví dụ
không? Em có thể nói thêm về điểm này không?
* Một số lưu ý khi sử dụng kỹ thuật “Trình bày một phút”:
- Khi vận dụng kỹ thuật này câu hỏi của GV không nên đề cập đến nhiều
vấn đề, tránh việc trình bày của HS bị phân tán, dài dòng, thiếu tập trung.
- Khi học sinh trình bày GV cần khích lệ để HS tự tin, hứng thú. Định
hướng HS lắng nghe và chia sẻ sản phẩm của bạn về cả nội dung và cách thức
trình bày.
- Mỗi HS chỉ trình bày trong thời gian một phút. Mỗi một nội dung chỉ
cho 1 HS trình bày để tránh mất thời gian cho những hoạt động khác.

Học sinh tham gia phát biểu ý kiến "Trình bày một phút"
2.3.9. Giúp học sinh biết cách thực hành, thể hiện sản phẩm:
Thực hành và thể hiện sản phẩm là “công đoạn” cuối cùng của mỗi bài

Tập làm văn. Từ những kiến thức giáo viên cung cấp, bằng những ví dụ cụ thể
trong các bài tập đọc của nhà văn hay các bài văn hay của học sinh những năm
20


trước, giáo viên giúp học sinh tổng hợp lại, vận dụng viết câu, sử dụng ngôn từ
để liên kết các câu thành ý cho bài văn.
Muốn có một đoạn văn hay thì phải có các câu văn hay. Trước hết các em
phải viết được những câu văn đúng ngữ pháp, có nghĩa là câu phải diễn đạt được
một ý trọn vẹn. Muốn viết được câu văn hay, ngoài việc dùng từ chính xác, câu
văn cần phải có hình ảnh kết hợp với việc sử dụng các biện pháp tu từ nghệ
thuật phù hợp và sáng tạo để tạo được đặc điểm, sắc thái riêng của đối tượng
được miêu tả.
Học sinh phải biết diễn đạt câu, từ, biết sử dụng dấu chấm, dấu phẩy phù
hợp để ngắt câu đúng giúp người đọc dễ dàng tiếp nhận thông tin.
Lưu ý học sinh phân biệt chủ ngữ với trạng ngữ để viết câu văn có đủ các
bộ phận chính.
Từ các bước trên, giáo viên giúp học sinh khái quát, tổng hợp, vận dụng
một cách linh hoạt, sáng tạo, kết hợp nhiều hình thức tư duy nhưng vẫn đảm bảo
đặc điểm nhận thức tư duy của trẻ “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu
tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn khách quan sinh động”: Từ quan sát,
tri giác, tưởng tượng đến tư duy để lựa chọn, sắp xếp các câu, từ, hình ảnh, suy
nghĩ để đặt câu thích hợp, kết hợp với việc sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ
nghệ thuật.
Cuối cùng, các câu văn được sắp xếp thành một chuỗi câu trọn vẹn, có sự
chắt lọc và logic để tạo thành một bài văn hoàn chỉnh và đạt yêu cầu.
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.4.1. Đối với giáo viên:
Bằng việc mạnh dạn đưa những biện pháp mà bản thân đã trình bày ở trên
vào thực tế giảng dạy ở lớp 5C, trường Tiểu học Cẩm Châu, cùng với sự chỉ đạo

kịp thời của Ban giám hiệu, sự chia sẻ kinh nghiệm của các động nghiệp trong
khối mà chất lượng các giờ tập làm văn, nhất là kết quả các bài văn miêu tả của
lớp tôi được nâng lên rõ rệt so với đầu năm học.
2.4.2. Đối với học sinh:
Sau khi được hướng dẫn một số phương pháp khi học văn miêu tả, tôi
nhận thấy học sinh không còn cảm thấy ngại hay "nhăn nhó" mỗi khi làm một đề
Tập làm văn nữa. Thay vào đó các em còn tỏ ra hào hứng, hứng thú khi làm văn.
Sau khi học xong phần văn tả cảnh tôi ra một đề tập làm văn cho học sinh
lớp 5C (lớp thực nghiệm) và lớp 5B (lớp đối chứng), trường Tiểu học Cẩm
Châu, huyện Cẩm Thủy để kiểm tra lại việc vận dụng kiến thức đã học vào việc
viết một bài văn miêu tả. Tôi đã cho học sinh làm một đề bài văn như sau:
Đề bài: Tả quang cảnh trường em giờ ra chơi.
Kết quả như sau:

21


Lớp

TSHS

Số HS viết văn tốt
SL

TL

Số HS mới biết
viết văn
SL


TL

Số HS chưa biết
viết văn
SL

TL

5C

24

17

70,8%

5

20,8%

2

8,4%

5B

24

8


33,3%

10

41,7%

6

25%

Bảng kết quả trên cho thấy: Số học sinh nắm được cách viết bài văn miêu
tả và có đam mê viết văn, có sáng tạo và dùng các câu, từ có hình ảnh khi viết
văn đã có tiến bộ rõ rệt.
Số học sinh trong lớp nắm được cách viết bài văn miêu tả nhưng viết văn
chỉ mang tính chất đúng thể loại, đúng yêu cầu và chưa có sáng tạo trong bài
viết hoặc chưa biết cách dùng từ đặt câu cho phù hợp còn lại rất ít. Những học
sinh này do chưa có đam mê học Văn và khả năng quan sát, tưởng tượng và tư
duy còn hạn chế.

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Từ thực tế giảng dạy, áp dụng những biện pháp nâng cao chất lượng dạy
học phân môn Tập làm văn ở lớp 5C trường Tiểu học Cẩm Châu, tôi rút ra một
số bài học kinh nghiệm :
Phương pháp giảng dạy của giáo viên có vai trò rất lớn đến chất lượng bài
văn nói chung và văn miêu tả nói riêng của học sinh. Bởi vậy, để có những giờ
học Tập làm văn sôi nổi và có những bài văn đạt hiệu quả thì giáo viên phải
khéo léo sử dụng phối kết hợp các phương pháp dạy học linh hoạt và phù hợp,
khơi gợi cho các em niềm đam mê học tập cũng như truyền cảm hứng để giúp
các em cảm nhận những nét đẹp trong cuộc sống hàng ngày - Những thứ tưởng

chừng như đơn giản nhưng lại là những thứ đẹp đẽ, sinh động nếu chúng ta biết
quan sát, tưởng tượng và cảm thụ đúng cách. Qua đó giúp các em biết được
những giá trị đẹp trong cuộc sống đời thường.
Giáo viên phải luôn xác định mục tiêu dạy học phù hợp đối tượng, phải
nắm vững về đối tượng học sinh trong lớp phù hợp với tâm sinh lý của học sinh
Tiểu học. Khi dạy Tập làm văn, giáo viên cần chú trọng đến việc rèn luyện kỹ
năng viết câu văn sinh động, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc và chân thật. Giáo
22


viên cần tổ chức các hoạt động học tập tích cực, lấy học sinh làm trung tâm,
dưới sự hướng dẫn của thầy, học sinh hoàn toàn chủ động, sáng tạo trong việc
chiếm lĩnh tri trức.
3.2. Kiến nghị:
* Đối với giáo viên:
Mỗi giáo viên cần tâm huyết với nghề, luôn nhiệt tình và sáng tạo trong
công tác giảng dạy. Không ngừng học tập và bồi dưỡng để nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ của bản thân.
Nhận thức đúng vai trò, nhiệm vụ và yêu cầu của phân môn Tập làm văn.
Từ đó có biện pháp vận dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy vào từng bài
cụ thể phù hợp.
* Đối với Nhà trường:
Cần bổ sung thêm một số sách, tài liệu để giáo viên và học sinh tham
khảo nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
Trên đây chỉ là một số biện pháp cơ bản được rút ra từ thực tiễn quá trình
giảng dạy của cá nhân tôi ở Trường Tiểu học Cẩm Châu. Với những kết quả ban
đầu thu được như trên, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp;
Ban giám hiệu nhà trường để tôi tiếp tục hoàn thiện đề tài này góp phần nâng
cao hơn nữa chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn nói riêng, chất lượng
học tập môn Tiếng Việt nói chung.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT
1

2

3

4
5

Tên tài liệu tham khảo
Tài liệu hướng dẫn học Tiếng việt lớp 5
theo mô hình VNEN
Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu
học

Nhà xuất bản
NXB Giáo dục
NXB Đại học
Sư phạm

Luyện tập về cảm thụ văn học ở Tiểu NXB Giáo dục
học
30 đề ôn luyện Tiếng Việt cuối cấp Tiểu NXB Giáo dục
học
Luyện viết văn miêu tả

NXB Giáo dục


Năm xuất bản
2016

2008

2007

2012
2008

23


6

Sách giáo viên Tiếng Việt 5 - Tập 1

NXB Giáo dục

2006

7

Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 - Tập 1

NXB Giáo dục

2008


8

Một số tài tiệu khác.

DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Đặng Thị Huế.
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên, trường Tiểu học Cẩm Châu

STT

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá
xếp loại
( Phòng, Sở, Tỉnh)

1

2

Rèn kĩ năng tổ chức sinh
hoạt sao theo chủ điểm
cho học sinh
Một số kinh nghiệm tạo
hứng thú cho học sinh
tham gia chơi các trò
chơi dân gian ở trường


Phòng GD&ĐT
Cẩm Thủy
Phòng GD&ĐT
Cẩm Thủy

Kết quả
đánh giá
xếp loại

Năm học
đánh giá
xếp loại

Loại B

Năm học
2011-2012

Loại A

Năm học
2015-2016

24


Tiểu học.
3


Một số kinh nghiệm tạo
hứng thú cho học sinh
tham gia chơi các trò
chơi dân gian ở trường
Tiểu học.

Sở GD&ĐT
Thanh Hóa

Năm học
Loại C

2015-2016

Phần đánh giá, xếp loại SKKN của Hội đồng khoa học
Trường Tiểu học Cẩm Châu
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
25



×