Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SÁNG KIẾN Kinh nghiệm: Một Số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lờivăn cho HS lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.6 KB, 16 trang )

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Chương trình toán của tiểu học có vị trí và tầm quan trọng rất lớn. Toán học
góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển
nhân cách học sinh. Trên cơ sở cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về số
học. Các số tự nhiên, các số thập phân, các đại lượng cơ bản giải toán có lời văn
ứng dụng thiết thực trong đời sống và một số yếu tố hình học đơn giản.
Trong dạy-học toán ở tiểu học, việc giải toán có lời văn chiếm một vị trí quan
trọng. Có thể coi viêc dạy-học và giải toán là “lửa thử vàng” của dạy-học toán.
Trong giải toán, học sinh phải tư duy một cách tích cực và linh hoạt, huy động tích
cực các kiến thức và khả năng đã có vào tình huống khác nhau, trong nhiều trường
hợp phải biết phát hiện những dữ kiện hay điều kiện chưa được nêu ra một cách
tường minh. Và trong chừng mực nào đó biết suy nghĩ năng động sáng tạo. Vì vậy
có thể coi giải toán có lời văn là một trong những biểu hiện năng động nhất của
hoạt động trí tuệ của học sinh.
Ở học sinh lớp 5, kiến thức toán đối với các em không còn là mới lạ, khả
năng nhận thức của các em đã được hình thành và phát triển ở các lớp trước, tư duy
đã bắt đầu có chiều hướng bền vững và đa dạng và đang ở giai đoạn phát triển vốn
sống vốn hiểu biết thực tế bước đầu đã có những hiểu biết nhất định. Học sinh tiểu
học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng, việc học toán và giải toán có lời văn rất
quan trọng và rất cần thiết. Để thực hiện tốt mục tiêu đó, giáo viên càn phải nghiên
cứu, tìm biện pháp giảng dạy thích hợp, giúp các em giải bài toán một cách vững
vàng. Từ những căn cứ đó tôi đã chọn đề tài
2. Tên sáng kiến: “Một Số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời
văn cho HS lớp 5”.
3. Tác giả: - Họ và tên: Dương Thị Khuê
Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Kha Sơn – Huyện Phú
Bình


4. Chủ đầu tư: - Dương Thị Khuê


Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Kha Sơn – Huyện Phú Bình
5. Lĩnh vực áp dụng của sáng kiến kinh nghiệm:
Sáng kiến “Một Số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho HS lớp
5” thuộc lĩnh vực chuyên môn Tiểu học (Môn Toán – giải toán có lời văn).
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Ngày 23 tháng 8 năm 2015
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1 Nội dung sáng kiến:
7.1.1 Cơ sở khoa học:
Giải toán là một thành phần quan trọng trong chương trình giảng dạy môn toán ở
bạc tiểu học. Nội dung của việc giải toán gắn chặt một cách hữu cơ với nội dung
của số học và số học tự nhiên, các số thập phân, các đại lượng cơ bản và các yếu tố
đại số , hình học có trong chương trình.
Vì vậy, việc giải toán có lời văn có một vị trí quan trọng thể hiện ở các điểm sau:
a) Các khái niệm và các qui tắc về toán trong sách giáo khoa, nói chung đều
được giảng dạy thông qua việc giải toán. Việc giải toán giúp học sinh củng cố vận
dụng các kiến thức, rèn luyện các kĩ năng tính toán. Các bài toán liên hệ với cuộc
sống một cách thích hợp giúp học sinh hình thành và rèn luyện những kĩ năng thực
hành càn thiết trong đời sống hằng ngày giúp các em biết vận dụng những kĩ năng
đó trong cuộc sống.
b) việc giải toán góp phần quan trong việc xây dựng cho học sinh những cơ sở
ban đầu của lòng yêu nước, tinh thần quốc tế vô sản, thế giới quan duy vật biện
chứng.Việc giải toán có thể giúp các em thấy được nhiều khái niệm toán học. Ví
dụ: các số, các phép tính, các đại lượng... đều có nguồn gốc trong cuộc sống hiện
thực, trong thực tiễn hoạt động của con người, thấy được các mối quan hệ biện
chứng giữa các dữ kiện, giữa cái đã cho và cái phải tìm...
c) Việc giải toán góp phần quan trọng vào rèn luyện cho học sinh năng lực tư
duy và những đức tính tốt của con người lao động mới. Khi giải một bài toán, tư


duy của học sinh phải hoạt động một cách tích cực vì các em cần phân biệt cái gì dã

cho và cái gì cần tìm, thiết lập mối quan hệ giữa các giữ kiện của bài toán giữa cái
đã cho và cái phải tìm. Suy luận, nêu lên những phán đoán, rút ra những kết luận
thực hiện phép tính cần thiết để giải quyết các vấn đề đặt ra...
7.1.2.Cơ sở thực tiễn
7.1.2.1Thực trạng của việc dạy và học:
Năm học 2015 – 2016 tôi được phân công giảng dạy lớp 5A. Ngay từ đầu năm, khi
lựa chọn sáng kiến này, để nắm bắt được tình trạng chất lượng học toán và đặc biệt
là giải toán có lời văn của học sinh lớp 5A, tôi đã lập kế hoạch và bắt tay vào điều
tra thực trạng chất lượng học sinh bằng cách kiểm tra khảo sát ngẫu nhiên 27 em
học sinh trong lớp.
* Bài toán :
Một bếp ăn dự trữ gạo đủ cho 120 người ăn trong 20 ngày, thực tế đã có 150
người ăn. Hỏi số gạo dự trữ đó đủ ăn trong bao nhiêu ngày? ( Mức ăn của mỗi
người như nhau).
- Kết quả thu được như sau:

Số

HS

HS

làm

điều

bài

tra


tốt

HS
Tỉ lệ

làm
bài

Tỉ lệ

HS

HS

làm

làm

bài
đạt

Tỉ lệ

yêu

khá

bài
khôn


Tỉ lệ

g đạt

cầu

27

5

18,5%

7

25,9%

6

22,2%

9

33,3%


Bảng thống kê số lỗi học sinh mắc phải trong khi giải toán:
Các lỗi sai

Số học sinh mắc lỗi


Tỉ lệ

Sai câu lời giải:

13

48,1%

- Sai phép tính giải:

7

25,9%

- Sai về trình bày bài giải:

3

11,1%

- Sai về cách thực hiện các phép tính trong

5

18,5%

bài giải:

5


18,5%

- Sai về cách ghi các danh số đơn vị trong
bài giải:
* Ngoài ra để nắm bắt được thực trạng giải toán có lời văn của học sinh, tôi còn
trao đổi với các giáo viên trực tiếp giảng dạy ở các lớp 5 trong trường, gặp phụ
huynh học sinh để tìm hiểu tình hình học ở nhà của các em. Đồng thời thăm lớp, dự
giờ để bổ sung thêm những lỗi khi giải toán và kinh nghiệm dạy học. Qua kết quả 2
bài khảo sát trên, qua thực tế giảng dạy trong chương trình toán 5 và chuyện trò
chao đổi, dự giờ thăm lớp của học sinh lớp tôi cũng như các lớp khác trong khối 5
tôi nhận thấy các lỗi mà các em thường mắc trong khi giải toán có lời văn cụ thể
như sau:
* Những sai lầm học sinh thường mắc khi giải toán có lời văn:
+ Học sinh chưa nghiên cứu kỹ đầu bài toán nên xác định không đúng dạng bài tập
dẫn đến giải sai bài tập.
+ Không biết thiết lập mối quan hệ giữa các số đã cho và diễn đạt bằng ngôn ngữ
hoắc tóm tắt hay minh họa bằng sơ đồ hình vẽ…
+ Lập kế hoạch giải bài toán sai không đúng yêu cầu bài tập.
+ Thực hiện các phép tính chưa đúng theo kế hoạch giải bài toán
+ Câu lời giải chưa đúng với phép tính giải.


+ Danh số đơn vị chưa đúng còn nhầm lẫn.
+ Trình bày bài giải chưa đúng yêu cầu.
Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chất lượng học toán của học sinh không
đạt yêu cầu cao? Qua quá trình giảng dạy lớp 5 tôi nhận thấy học sinh học yếu môn
toán là do nhiều nguyên nhân.
7.1.2.2 Nguyên nhân của thực trạng
Qua quá trình giảng dạy và điều tra thực trạng của giáo viên và học sinh lớp 5
trường tiểu học Kha Sơn Tôi nhận thấy có những nguyên nhân cơ bản sau dẫn đến

thực trạng các em học sinh lớp 5 giải toán có lời văn lại gặp nhiều khó khăn như
vậy:
a, Nguyên nhân khách quan
- Đa số học sinh con gia đình làm nông nghiệp, điều kiện và thời gian học tập có
hạn
- Phụ huynh ít quan tâm tới việc học tập của học sinh
- Các cấp các nghành ở địa phương còn nghèo, chưa thực sự quan tâm động viên
các em kịp thời
-Tại tệ nạn xã hội dẫn đến nhiều em ham chơi không chịu học.
b, Nguyên nhân chủ quan

*Giáo viên:
Chất lượng giải toán có lời văn của học sinh tiểu học chưa cao cũng một phần
thuộc về trách nhiệm của giáo viên, mảng kiến thức toán có lời văn là một dạng bài
tập mang tính tổng hợp và sáng tạo, nhưng lâu nay giáo viên chưa tìm ra cách phát
huy tối đa năng lực học tập của học sinh, chưa bồi dưỡng cho các em ý thức ham
mê học toán và giải bài toán giải đạt yêu cầu.
Giáo viên nhiều khi chưa nghiên cứu kỹ nội dung chương trình, không nắm
chắc mục tiêu của bài dạy, chưa đầu tư nhiều vào công tác chuẩn bị cho tiết dạy,


còn thiếu tính tự giác trong vấn đề bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Nhiều giáo
viên phải dạy 2 buổi/ ngày gây ảnh hưởng đến chất lượng dạy học.
*Học sinh:
+ Học sinh chưa nghiên cứu kỹ đầu bài toán nên xác định không đúng dạng bài tập
dẫn đến giải sai bài tập.
+ Không biết thiết lập mối quan hệ giữa các số đã cho và diễn đạt bằng ngôn ngữ
hoắc tóm tắt hay minh họa bằng sơ đồ hình vẽ…
+ Lập kế hoạch giải toán: Học sinh chưa biết suy nghĩ xem để trả lời câu hỏi của
bài toán cần thực hiện phép tính gì? Suy nghĩ xem từ số đã cho và điều kiện của bài

toán có thể biết gì? Có thể làm phép tính gì? Phép tính đó có thể giúp trả lời câu hỏi
của bài toán không? Trên các cơ sở đó, suy nghĩ để thiết lập trình tự giải toán.
+ Thực hiện phép tính không theo trình tự kế hoạch đã thiết lập để tìm đáp số. Mỗi
khi thực hiện phép tính chưa kiểm tra xem đã tính đúng chưa? Phép tính được thực
hiện có dựa trên cơ sở đúng đắn không?
+ Vốn từ ngữ của các em còn nghèo nàn lại không biết sắp xếp như thế nào để lời
giải ngắn gọn chính xác.
* Bên cạnh các nguyên nhân chủ quan trên thì còn có một số những nguyên nhân
khác ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng môn toán của học sinh.
- Do một số gia đình chưa thật sự quan tâm và chú trọng đến việc rèn cho học
sinh, những kỹ năng cơ bản cho việc học toán.
- Do giáo viên chưa có phương pháp tốt, phù hợp với từng bài dạy, chưa thật
sự chú ý đến việc sửa sai cho học sinh ở mọi lúc, mọi nơi, chưa hướng dẫn tỉ mỉ, cụ
thể để các em tự phát hiện lỗi sai và sửa chữa. Việc động viên uốn nắn chưa kịp
thời dẫn đến các em còn mắc nhiều lỗi khi làm toán.
* Từ những lí do trên, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy các em, tôi suy nghĩ
làm sao tìm ra biện pháp giảng dạy phù hợp để giúp học sinh học tập làm văn tốt
hơn.


7.1.2.3 Các biện pháp đã áp dụng để rèn kỹ năng giải toán cho học sinh lớp 5A
Biện pháp 1. Tạo hứng thú học tập cho học sinh
Có nhiều hình thức để giúp học sinh say mê hứng thú trong học tập. Vì vậy tôi
luôn tìm tòi các hình thức để thay đổi trong mỗi giờ học toán, tạo cho học sinh
những cảm hứng bất ngờ từ đó học sinh hứng thú hơn và kích thích tư duy của học
sinh.
Toán có lời văn thực chất là những bài toán thực tế. Nội dung bài toán được
thông qua nhữmg câu nói về những quan hệ, tương quan và phụ thuộc, có liên quan
đến cuộc sống thường sảy ra hàng ngày. Cái khó của bài toán có lời văn là phải
lược bỏ những yếu tố về lời văn đã che đậy bản chất toán học của bài toán, hay nói

cách khác là chỉ ra mối quan hệ giữa các yếu tố toán học chứa đựng trong bài toán
và nêu ra phép tính thích hợp để từ đó tìm được đáp số bài toán.
* Chẳng hạn bài toán:
Một con chim sâu cân nặng 60g. Một con đà điểu cân nặng 120kg. Hỏi con
đà điểu cân nặng gấp bao nhiêu lần con chim sâu?
- Khi giải bài toán này học sinh cảm thấy thú vị với một phép so sánh không tương
xứng giữa hai con vật có trọng lượng quá chênh lệch. Qua bài tập này học sinh
được giáo dục tình yêu thiên nhiên.
* Hay như bài toán:
“ Một máy bay bay với vận tốc 860km/giờ được quãng đường 2150km. Hỏi
máy bay đến nơi lúc mấy giờ, nếu nó khởi hành lúc 8 giờ 45 phút?”
- Gặp bài toán này các em thấy thắc mắc về vận tốc cực nhanh của máy bay so với
các phương tiện giao thông vận tải khác.
Biện pháp 2. Rèn kỹ năng giải toán cho học sinh.
* Xác định yêu cầu trọng tâm của đề bài:


- Bước đầu tiên khi giải bài toán có lời văn giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc
và nghiên cứu kỹ xem đề văn yêu cầu gì và xác định đúng dạng toán nào đã học và
giải như thế nào? Cái gì đã cho? Và phải tìm những dữ kiện nào?...
a) Đề bài của bài toán có lời văn bao giờ cũng có hai phần:
- Phần đã cho hay còn gọi là giả thiết của bài toán.
- Phần phải tìm hay còn gọi là kết luận của bài toán.
-

Ngoài ra trong đề toán có nêu mối quan hệ giữa phần đã cho và

phần phải tìm hay thực chất là các mối quan hệ tương quan phụ thuộc vào giả thiết
và kết luận của bài toán.
b) Quy trình giải toán có lời văn thường thông qua các bước sau:

- Nghiên cứu kĩ đầu bài: Trước hết cần đọc cẩn thận bài toán, suy nghĩ về ý
nghĩa của bài toán, nội dung bài toán, đặc biệt là chú ý đến câu hỏi của bài toán.
Chớ vội tính toán khi chưa đọc kĩ đề toán.
- Thiết lập mối quan hệ giữa các số đã cho và diễn đat nội dung bài toán bàng
ngôn ngữ hoặc tóm tắt điều kiện bài toán, hoặc minh hoạ bằng sơ đồ hình vẽ.
* Lập kế hoạch giải toán:
Sau khi học đã nắm rõ yêu cầu của đề toán và xác định được dạng bài tập
giáo viên cần hướng dẫn các em lập được kế hoạch giải toán theo yêu cầu của bài
toán. Học sinh phải suy nghĩ xem để trả lời câu hỏi của bài toán cần thực hiện phép
tính gì? Suy nghĩ xem từ số đã cho và điều kiện của bài toán có thể biết gì? Có thể
làm phép tính gì? Phép tính đó có thể giúp trả lời câu hỏi của bài toán không? Trên
các cơ sở đó, suy nghĩ để thiết lập trình tự giải toán.
* Thiết lập trình tự giải:
Kế hoạch giải bài tập đã lập song giáo viên lưu ý hướng dẫn học sinh trình
bày bài giải, thực hiện phép tính theo trình tự kế hoạch đã thiết lập để tìm đáp số.
Mỗi khi thực hiện phép tính cần kiểm tra xem đã tính đúng chưa? Phép tính được
thực hiện có dựa trên cơ sở đúng đắn không? Câu trả lời có phù hợp với phép tính
giải và đúng yêu cầu chưa? Đáp số đúng hay sai?.


*Ví dụ 1: Thùng to có 26 lít dầu, thùng bé có 18 lít dầu. Dầu được chứa vào
các chai như nhau, mỗi chai có 0,8 lít. Hỏi có tất cả bao nhiêu chai dầu?
Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện bài toán trên bằng cách dùng
phương pháp vấn đáp, kết hợp với minh hoạ bằng tóm tắt đề toán.
+Phân tích nội dung đề toán: Giáo viên dùng hai câu hỏi: Bài toán cho biết
gì? Bài toán hỏi gì? Để học sinh hiểu nội dung bài:
- Thùng to có 26 lít dầu.
- Thùng bé có 18 lít dầu.
- Mỗi chai chứa 0,8 lít dầu.
- Hỏi có tất cả có bao nhiêu chai dầu?

+Tóm tắt bài toán : Theo những câu trả lời của học sinh, giáo viên hướng
dẫn học sinh tóm tắt như sau:
Thùng to: 26 l
Thùng bé:18 l
Có:...... chai dầu?
- Tóm tắt trên chính là chỗ dựa cho học sinh tự tìm ra lời và phép tính tương ứng.
+Thiết lập trình tự giải: Giáo viên đạt câu hỏi “Muốn biết có bao nhiêu
chai dầu, ta phải làm thế nào? ” Học sinh trả lời: “Trước hết ta phải tìm tổng số lít
dầu có ở hai thùng, sau đó mới tìm tổng số chai đựng dầu”.
Bài giải
Tổng số lít dầu ở hai thùng là:
26 + 18 =44 (l)
Số chai đựng dầu là:
44 : 0,8 = 55 (chai )
Đáp số: 55 chai
Biện pháp 3. Đặc điểm của từng dạng bài toán:
Trong một bài toán, câu hỏi có một chức năng quan trọng vì việc lựa
chọn phép tính thích hợp được quy định không chỉ bởi các dữ kiện mà còn bởi các


câu hỏi. Với cùng các dữ kiện như nhau có thể dặt các câu hỏi khác nhau, do đó
việc lựa chọn phép tính cũng khác nhau. Việc thấu hiểu câu hỏi của bài toán là điều
kiện căn bản để giải đúng các bài toán đó. Những trẻ em trong giai đoạn đầu khi
mới giải toán chưa nhận thức được đầy đủ chức năng của câu hỏi trong bài toán. Để
rèn luyện cho các em suy luận đúng, cần giúp các em nhận thức được chức năng
quan trọng của câu hỏi trong bài toán. Câu hỏi của bài toán, đôi khi nêu cho các em
bài toán vui không giải được.
* Chẳng hạn: “Trên cành cây có 10 con chim. Người thợ săn bắn rơi 2 con
chim. Hỏi trong lồng còn mấy con chim?”. Có em sẽ nhầm và trả lời là 8 con chim.
Lúc đó giáo viên sẽ giải thích để học sinh nhận ra cái sai trong câu hỏi của bài toán.

Các bước để giải một bài toán có lời văn ở tiểu học nói chung và lớp 5 nói
riêng đã được đề cập ở một số cách về phương pháp giải toán ở bậc tiểu học. Ở đây
tôi rút ra một số kinh nghiệm hướng dẫn: Phần dạy toán có lời văn ở lớp 5.
Ở lớp 5, việc học phân số, học số thập phân, học về các đơn vị đo đại
lượng...Cũng được kết hợp học các phép tính, học giải toán được kết hợp một cách
hữu cơ để có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau. Việc dạy cho học sinh nắm được các phương
pháp chung để giải toán được chú trọng ngay từ khi các em giải bài toán đầu tiên ở
bậc tiểu học và sau này vẫn được thường xuyên quan tâm.
Sau đây là một số ví dụ về các dạng toán có lời văn ở lớp 5:
Ví dụ 1: Bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận.
Một ô tô cứ một 100 km thì hết 12,5 l xăng. Hỏi ô tô đi quãng đường dài 120
km thì cần bao nhiêu lít xăng?
Bài giải
Số lít xăng cần để đi 1 km là:
12,5 : 100 = 0,125 (l)
Số lít ô tô cần để đi quãng đường 60 km là:
0,125 x 120 = 15 (l)
Đáp số : 15 lít xăng


Ví dụ 2: Toán chuyển động đều.
Một người đi hết quãng đường dài 11,52 km với vận tốc 4,5 km/giờ. Hỏi
người đó đã đi hết bao nhiêu giờ và bao nhiêu phút?
Bài giải
Thời gian ô tô đi hết quãng đường là:
11,52 : 4,5 = 2,5 (giờ)
= 2 giờ 30 phút.
Đáp số: 2 giờ 30 phút.
Ví dụ 3: Bài toán về chu vi diện tích:
Một khu vườn hình chữ nhật có chiều dài 27,18 m, chiều rộng 9,4 m. Tính

chu vi và diện tích khu vườn đó?
Tóm tắt:
Chiều dài: 27,18 m
Chiều rộng: 9,4 m
Chu vi: ? m; diện tích: ? m2
Bài giải
Chu vi của khu vườn là:
(27,18 + 9,4) x 2 = 72,96 (m)
Diện tích khu vườn là:
27,18 x 9,4 = 255,492 (m2)
Đáp số: Chu vi: 72,96 m
Diện tích: 255,492 m2
Ví dụ 4: Bài toán về tỉ số phần trăm.
Ngày thường mua 5 quả bóng bay hết 10.000 đồng . Cũng với số tền đó trong
ngày lễ chỉ mua được 4 quả bóng bay như thế. Hỏi so với ngày thường thì giá bóng
bay trong ngày lễ tăng hay giảm bao nhiêu phần trăm?
Bài giải
Giá tiền 1 quả bóng bay ngày thường là:


10000 : 5 = 2000 (đồng)
Giá tiền 1 quả bóng bay trong ngày lễ là:
10000 : 4 = 2500 (đồng)
Tỉ số phần trăm của giá bóng bay trong ngày lễ so với ngày thường là:
2500 : 2000 = 1,25 = 125%
Coi giá bóng bay trong ngày thường là 100% thì giá bóng bay trong ngày lễ
hơn ngày thường là:
125% – 100% = 25%
Đáp số: 25%
*** Đối với các bài toán có lời văn như trên, giáo viên nên khuyến khích học

sinh tự nêu ra các giả thiết đã biết, cái cần phải tìm cách tóm tắt bài toán và tìm
cách giải. Các phép tính giải chỉ là khâu thứ yếu mang tính kĩ thuật.
Biện pháp 4. Một số biện pháp khác
-Ngoài ra để nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh trong mỗi
giờ dạy tôi gây hứng thú cho học sinh bằng những trò chơi học tập, những hình
thức thi đua cá nhân, nhóm tổ. Trong các tiết học, tôi luôn cố gắng tạo điều kiện
cho tất cả học sinh đều được tham gia đánh giá nhận xét và trình bày suy nghĩ và
giải bài tập của mình giúp các em nhận thấy cái sai mà mình mắc phải để khắc phục
và làm bài tốt hơn, với nhiều hình thức như: chữa bài theo nhóm,…để học sinh
tham gia hoạt động học tập một cách sôi nổi, hào hứng. Bên cạnh đó tôi tổ chức
phong trào thi đua đôi bạn cùng tiến để các em giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, cuối mỗi
đợt có nhận xét, tuyên dương rõ ràng, khuyến khích , động viên kịp thời để các em
cố gắng hơn.
- Gặp gỡ, trao đổi, nắm bắt tình hình học tập của học sinh ở nhà. Phân tích cho
phụ huynh học sinh thấy sự cần thiết của việc học toán để hỗ trợ và tạo đà cho học
sinh học tốt các môn học khác. Từ đó phụ huynh sẽ nhận thức đúng và coi trọng
việc rèn đọc cho học sinh cả khi ở nhà.


- Đối với mỗi bài dạy tôi luôn nghiên cứu, tìm tòi,lựa chọn phương pháp tối
ưu, phù hợp nhất để hướng dẫn các em tìm ra cách giải tối ưu nhất đưa học sinh
đến cái "đích " của bài học. Trong mỗi tiết dạy tôi luôn chú trọng đến việc sửa sai
mọi lỗi mà học sinh mắc phải khi làm bài tập, dù đó là lỗi rất nhỏ.
7.1.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm :
- Trong quá trình làm đề tài tôi đã áp dụng những biện pháp đã nêu trên với học
sinh lớp 5A do tôi phụ trách và thấy được sau mỗi biện pháp áp dụng vào thực tế
giảng dạy, các em tiếp thu bài nhanh hơn. Số lượng các bài toán có lời văn đã được
các em giải đúng và chính xác đã được nâng lên rõ rệt. Số lỗi mà các em hay mắc
đã giảm rất nhiều và có bài hầu như không còn mắc lỗi nào nữa. Qua một thời gian
nghiên cứu đề ra một số biện pháp giải toán có lời văn ở lớp 5 về cách tổ chức giải

toán có lời văn cho học sinh lớp 5A của tôi, trong năm học: 2015 - 2016.qua bài
kiểm tra. Kết quả đạt được cụ thể như sau:
* Bài toán
Một ô tô đi từ Hà Nội lúc 6 giờ 15 phút và đến Hải Phòng lúc 8 giờ 56 phút.
Giữa đường ôtô nghỉ 25 phút. Vận tốc của ôtô là 45 km/giờ. Tính quãng đường từ
Hà Nội đến Hải Phòng.
- Kết quả thu được như sau:

Số HS
điều
tra
27

HS làm
bài tốt

11

HS làm

HS
Tỉ lệ

làm bài

HS làm
Tỉ lệ

40,8


9

bài đạt
yêu cầu

khá

bài không
Tỉ

đạt

Tỉ lệ

lệ
33,3

7

25,9

0

Như vậy so với khi chưa áp dụng biện pháp rèn kỹ năng giải toán cho học
sinh tôi thấy chất lượng giải toán của học sinh lớp tôi được nâng lên một cách rõ


rệt, kết quả đó được thể hiện rất rõ ở các bảng thống kê số lỗi ở mỗi bài toán và kết
quả thi khảo sát cuối kì 2. Đa số các em giải toán tốt. Từ thực trạng học sinh giải
toán chậm và mắc nhiều lỗi sai đến bài cuối cùng thì chỉ các em giải toán không

còn mắc lỗi.
* Kết quả kiểm tra cuối năm đạt như sau:
Điểm 9&10
Điểm 7&8
L
TL
SL
TL
27
14 51,9%
7 25,9%
Từ những kết quả thống kê nêu trên, tôi
TSHS

Điểm 5&6
SL
TL
6 22,2%
thấy dạy giải toán

Điểm dưới 5
SL TL
0
0
có lời văn ở lớp 5

không chỉ những giúp cho học sinh củng cố, vận dụng các kiến thức đã học, mà còn
giúp cho các em phát triển năng lực tư duy, óc sáng tạo, tính kiên trì trong học toán
và vận dụng thực hành vào thực tiễn trong cuộc sống.
7.2 Khả năng áp dụng của sáng kiến

Sau khi áp dụng các biện pháp đã nêu ở trên trong việc hướng dẫn học sinh học
tốt môn toán, vận dụng thực hành cho học sinh lớp 5A có hiệu quả. Tôi đã mạnh
dạn chia sẻ cùng các bạn đồng nghiệp trong tổ 4 + 5 khi họp tổ chuyên môn để
cùng thảo luận và đều được các đồng chí trong tổ ủng hộ đồng thời cùng triển khai
áp dụng đối với các lớp trong khối 5 và đều có kết quả tốt. Bởi vậy các đồng nghiệp
trong khối đều đánh giá rằng: Sáng kiến kinh nghiệm của tôi rất phù hợp và sát
thực tế, có biện pháp phù hợp đối với mọi đối tượng học sinh và vận dụng tốt vào
giảng dạy..
8. Những thông tin cần bảo mật: Không có
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
* Về phía giáo viên :
- Chuẩn bị đầy đủ giáo án, xem trước bài khi đến lớp.
- Dạy học bằng nhiều phương pháp, hình thức phong phú, tạo không khí thoải
mái, gây hứng thú cho học sinh. Phối hợp với phụ huynh học sinh cùng tham gia
đôn đốc nhắc nhở, giáo dục các em.
* Về phía học sinh :


- Chuẩn bị đầy đủ sách vở, thường xuyên rèn kĩ năng tính toán, giải toán.
* Về phía phụ huynh :
- Luôn quan tâm sát sao các em, tạo điều kiện để các em học tập thật tốt.
* Về phía nhà trường :
- Có đầy đủ cơ sở vật chất tạo điều kiện cho các em học tập được tốt hơn
10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến :
Trong năm học qua, từ những biện pháp này, tôi đã giúp khá nhiều học sinh
giải toán chậm có nhiều tiến bộ rõ rệt. Các em từ chỗ sợ học toán, ngại giải toán
đến chỗ các em đã không còn sợ và ngại giải toán nữa.
10.1. Đầu năm học lớp tôi có một số em tính toán và giải toán chậm đến nay đã
tiến bộ. Các em có được khả năng phân tích tổng hợp để tìm ra cách giải. Ngoài
sự tiến bộ của các em đó thì tỉ lệ học sinh giải toán nhanh và chính xác, tìm tòi

được cách giải sáng tạo cũng tăng lên đáng kể. Bảng thống kê kết quả khảo sát
chất lượng môn toán đầu năm và cuối năm đã chứng minh điều đó:
Biết nêu, tóm

Kĩ năng tính Viết sai câu Không biết
Tổng tắt đề và giải
LỚP
toán chậm
lời giải
giải toán
số
toán
5A
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
27
25
92,6
2
7,4
0
0
0
0

Những con số thống kê này đã thể hiện được phần nào thành công bước đầu của tôi
qua gần một năm áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được theo ý kiến tổ chức, cá nhân.
Tôi đã đưa sáng kiến của mình trong buổi họp chuyên môn của tổ, của trường, các
đồng chí trong tổ, trong trường đều hưởng ứng và dự kiến sẽ áp dụng sáng kiến của
tôi trong những năm học tiếp theo và áp dụng với tất cả các đối tượng học sinh để
nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh.
11. Danh sách tổ chức/ cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến:
*** Tập thể lớp 5A – Trường Tiểu học Kha Sơn – Huyện Phú Bình


Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi đã dày công nghiên cứu và áp dụng tại lớp
5A trường Tiểu học Kha Sơn. Rất mong các đồng nghiệp, các đồng chí lãnh đạo
đóng góp ý kiến để những năm sau sáng kiến của tối áp dụng đạt kết quả tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Kha Sơn, ngày 29 tháng 5 năm 2016
Thủ trưởng đơn vị

Tác giả sáng kiến

Dương Thị Khuê



×