SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI PHONG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỒNG BÀNG
-------***--------
Sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài:
Một số biện pháp nâng cao chất lượng
làm quen với toán cho trẻ lớp mẫu giáo lớn
Xếp loại A – cấp thành phố
Năm học 2003 - 2004
Cô giáo: Nguyễn Kim Tuyến
SKKN – Làm quen với toán
NguyÔn Kim TuyÕn
I. Đặt vấn đề
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói:
"Nghề giáo là nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo,
bởi nó tạo ra những con người sáng tạo".
Câu nói đó có một sức mạnh lạ kỳ thôi thúc, cuốn hút và dẫn bước tôi đi
theo con đường sư phạm. Vào nghề rồi, câu nói đó lại luôn thổi đầy niềm say
mê, hứng thú, khích lệ tôi vươn tới mục đích: "Phải tạo ra những con người
sáng tạo". Để làm được điều đó, tôi luôn cố gắng chịu khó học hỏi, nghiên cứu,
tìm tòi, tích luỹ kinh nghiệm, đưa ra các biện pháp giúp trẻ hoạt động tích cực,
sáng tạo và nhất là các hoạt động cho trẻ em với toán. Bởi vì tôi nhận thấy: Với
trẻ mầm non, các hoạt động làm quen với toán mới chỉ là bước đầu hình thành
cho trẻ những biểu tượng toán sơ đẳng, tuy kiến thức đơn giản, song vai trò của
nói lại hết sức quan trọng; vì đây là một trong những cơ sở tiền đề, một nền
móng vững chắc để xây dựng và phát triển nhận thức cho trẻ.
Qua các hoạt động làm quen với toán làm nẩy sinh, phát triển ở trẻ sự chú ý,
quan sát có mục đích, ghi nhớ, so sánh, phân tích, tổng hợp, ... làm thoả mãn tính tò
mò, thích hoạt động, muốn khám phá, thử nghiệm, tạo hành trang cho trẻ tự tin,
mạnh dạn bước vào các bậc học tiếp theo và hoà nhập với cuộc sống xã hội.
Nhiều năm qua, trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ, qua chương trình
dạy trẻ làm quen với toán của Bộ Giáo dục - Đào tạo, cùng với những trăn trở,
suy tư của riêng mình, tôi đã tìm tòi, đúc rút cho bản thân một số kinh nghiệm
nho nhỏ để nâng cao chất lượng làm quen với toán cho trẻ, mà cụ thể là trẻ lớp
mẫu giáo lớn.
Trong quá trình thực hiện, tôi thấy nổi lên một số khó khăn và thuận lợi sau:
II. Những thuận lợi và khó khăn
1. Những thuận lợi:
- Trẻ ở lớp mẫu giáo lớn, hầu hết các cháu đã học qua các lớp 3, 4 tuổi nên
đã biết nhau, quen thân nhau, học tập có nề nếp, thích hoạt động.
N¨m häc 2003 - 2004
1
SKKN – Làm quen với toán
NguyÔn Kim TuyÕn
- Sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của các cấp lãnh đạo mà trực tiếp là
Ban giám hiệu nhà trường; cùng với sự tương trợ của các đồng nghiệp.
- Sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh.
- Và một yếu tố quan trọng đó là lòng yêu trẻ và niềm say mê nghề nghiệp,
cùng với sự nỗ lực của bản thân.
2. Những khó khăn:
- ở trường mầm non trẻ em được làm quen với tiền đề của nhiều lĩnh vực
khoa học. Nhưng tôi nhận thấy, làm quen với toán là hoạt động khó, trìu tượng
và có phần cứng nhắc nên trẻ khó tiếp thu, dễ chán.
- Mặt khác, mỗi trẻ là một cá thể riêng biệt, nên cá tính, nhận thức của trẻ
khác nhau, không đồng đều và trẻ chưa học theo chương trình đổi mới hình thức
giáo dục ở lớp 3, 4 tuổi. Nên gây khó khăn trong quá trình tổ chức các hoạt động.
III. Một số biện pháp
1. Tạo hứng thú, kích thích tính tò mò của trẻ:
* ở tuổi mẫu giáo lớn, hoạt động nhận thức của trẻ vẫn mang tính tự
nguyện, trẻ thích thì hoạt động, không thích thì ì ra. Nhưng ở lứa tuổi này trẻ lại
rất tò mò, ham hiểu biết. Do đó, theo tôi việc quan trọng đầu tiên là phải tạo
được hứng thú, kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ, lôi cuốn trẻ vào các
hoạt động.
Để làm được điều đó, tôi thường trẻ vào thế giới những câu chuyện cổ tích
(Điều này rất phù hợp với tâm sinh lý của trẻ), hay tổ chức những giờ hoạt động
chung thành những chuyến tham quan du lịch. Với tuỳ từng nội dung, kiến thức
cần cung cấp, củng cố cho trẻ, tôi chọn những câu chuyện phù hợp để làm chủ
đề xuyên suốt giờ hoạt động chung.
Ví dụ: + Với bài ôn thêm bớt trong phạm vi 7 và lập số 8, tôi chọn câu
chuyện: "Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn".
+ Với bài cho trẻ đo một đối tượng bằng nhiều đơn vị đo khác nhau, tôi
chọn chủ đề với chuyến du lịch về thăm quê ngoại.
N¨m häc 2003 - 2004
2
SKKN – Làm quen với toán
NguyÔn Kim TuyÕn
+ Với bài ôn tập nhận biết, phân biệt các khối cầu, khối trụ, khối vuông,
khối chữ nhật, tôi chọn cho trẻ vui chơi trong vườn cổ tích với câu chuyện:
"Nàng công chúa Hiếu Học", ...
- Trong các giờ hoạt động chung, tôi luôn quan tâm đến hứng thú của trẻ,
luôn tạo cho trẻ sự thích thú, nhu cầu tham gia hoạt động. Do đó, trẻ luôn được
hoạt động một cách tích cực thoải mái, hứng thú.
Ví dụ: Khi cho trẻ ôn thêm bớt trong phạm vi 7, tôi cho trẻ đoán câu chuyện
có 7 nhân vật gần giống nhau, trẻ đoán được ngay đó là câu chuyện: "Nàng
Bạch tuyết và bảy chú lùn".
+ Mỗi lần về nhà, các chú lùn phải gõ cửa 7 tiếng thì cửa mới mở ra. Sau
đó, cô gõ cửa, trẻ đếm và gõ tiếp cho đủ 7 tiếng.
+ Cho trẻ đi chợ mua đồ dùng cho các chú lùn, sao cho mỗi chú lùn có một
đồ dùng ...
Với những câu chuyện hấp dẫn đó, trẻ như hoá thân vào các nhân vật và
được sống trong câu chuyện, trẻ rất thích thú, hoạt động rất say sưa, tích cực.
2. Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các trò chơi:
Như chúng ta đã biết, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu
giáo, trẻ học bằng chơi, chơi mà học. Nên khi tổ chức các giờ hoạt động chung, tôi
thường nghiên cứu và đưa các hoạt động nhận thức vào các trò chơi, nhất là các trò
chơi dân gian, các trò chơi vận động, tạo cho trẻ cảm giác đang được vui chơi.
Ví dụ: Với bài nhận biết, phân biệt khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật, tôi
đưa các hoạt động nhận thức của trẻ vào một loại các trò chơi. Như:
- Trò chơi "Chuyển khối": Mỗi trẻ cầm một khối tuỳ ý, ngồi vòng tròn vừa
hát, vừa chuyển khối cho nhau, hát hết câu trẻ đọc to khối mình có.
- Trò chơi "Kết bạn"
+ Kết nhóm bốn bạn có khối khác nhau: Trẻ chạy tìm nhau tạo thành những
nhóm bốn bạn có khối khác nhau (Khối cầu, trụ, vuông, chữ nhật).
N¨m häc 2003 - 2004
3
SKKN – Làm quen với toán
NguyÔn Kim TuyÕn
+ Kết nhóm các bạn có khối giống nhau: Trẻ chạy tìm nhau tạo thành
những nhóm các bạn có khối giống nhau (cựng khối cầu, trụ, vuông, chữ nhật).
- Trò chơi "Chồng khối và lăn khối":
+ Thi xem nhóm nào có khối chồng được (Nhóm khối vuông, khối trụ, khối
chữ nhật).
+ Thi xem nhóm nào có khối lăn được (Nhóm khối cầu, khối trụ).
Ngoài ra, còn rất nhiều trò chơi khác như:
+ Ai nhanh hơn: "Chn khối theo yêu cầu"
+ Ai thông minh hơn: "Nêu đặc điểm, so sánh khối"
+ Ai khéo hơn: "Trẻ xếp các hình theo ý thích từ các khối đã học và từ các
đồ dùng, đồ chơi có dạng gần giống khối đã học".
Với các trò chơi hấp dẫn, sinh động nêu trên tôi tạo cho trẻ tâm lý mình
đang vui chơi, chứ không phải đang học thuộc những kiến thức khô khan, cứng
nhắc. Qua các trò chơi nêu trên, trẻ được vận động, được trao đổi, được tìm tòi,
khám phá những vấn đề, những kiến thức mà tôi muốn cung cấp cho trẻ. Trẻ rất
hứng thú, tự hào với chính mình vì đã phát hiện ra những điều thú vị. Trẻ sẽ ghi
nhớ những kiến thức đó trong vốn hiểu biết của mình và nhớ rất lâu. Trong quá
trình tổ chức các trò chơi cho trẻ, tôi luôn đan xen các trò chơi động và các trò
chơi tĩnh giúp trẻ thay đổi trạng thái, đỡ mệt mỏi, căng thẳng.
Ví dụ: + Trò chơi "Chuyển khối" là trò chơi tĩnh
+ Trò chơi "Kết bạn" là trò chơi động
+ Trò chơi "Chồng khối và lăn khối" là trò chơi tĩnh, ...
Qua các trò chơi nêu trên, trẻ được chơi với các khối, được chơi với các bạn,
trẻ tự khám phá những khối nào chồng được, những khối nào lăn được, tại sao? ...
Những biểu tượng đó trở thành ấn tượng khó quên trong đầu trẻ, làm phong phú
thêm vốn hiểu biét của trẻ về những cơ sở tiền đề của toán học.
3. Tạo tình huống có vấn đề:
N¨m häc 2003 - 2004
4
SKKN – Làm quen với toán
NguyÔn Kim TuyÕn
* Tạo tình huống có vấn đề là cách thức ta đặt ra trước trẻ những tình
huống bất ngờ ngoài dự kiến của trẻ buộc trẻ phải suy nghĩ tìm hướng giải
quyết. Đây là biện pháp hữu hiệu, giúp trẻ phát triển tư duy, phản xạ và khả năng
ứng xử.
Trong giờ học, tôi thường tạo ra trước trẻ những tình huống buộc trẻ phải
suy nghĩ, vận dụng mọi hiểu biết của mình để xử lý tình huống theo cách riêng
của trẻ.
Ví dụ: Khi cho trẻ chơi trò chơi "Kết bạn với số lượng là 8".
Khi trẻ chạy về nhóm không có đủ số bạn là 8, tôi nói: "Hãy tìm đồ vật
thay thế cho đủ số lượng là 8". Trẻ đã suy nghĩ và chạy tới góc gia đình, bế hai
em búp bê chạy về nhóm mình đang có 6 bạn để thành nhóm 8 bạn; có trẻ khác
lại chạy ra cửa bê thêm một chiếc ghế chạy về nhóm mình đang có 7 bạn để
thành nhóm 8 bạn, ...
- Khi đưa ra các tình huống, tôi không chọn các tình huống vượt xa tầm
nhận thức của trẻ, trẻ không xử lý được sẽ chán nản, thiếu tự tin, dẫn tới ngại
hoạt động.
Những tình huống tôi đưa ra thường ngang tầm hoặc vượt lên một chút
nhận thức của trẻ để xử lý được, tạo cho trẻ sự thích thú, tự tin bước vào các
hoạt động. Như vậy, còn kích thích tính ham hiểu biết của trẻ, làm cho trẻ có
nhu cầu mong muốn được xử các tình huống tiếp theo, tạo cho trẻ tâm thế chủ
động trong mọi hoạt động.
Ví dụ: Khi cho trẻ đếm đến 8, tôi cố tình nhặt thêm một bông hoa, trẻ phát
hiện ra và nêu ý kiến: "Thưa cô có chín bông hoa, thừa một bông hoa".
Tôi hỏi phải làm gì để còn 8 và nhờ trẻ giúp tôi làm điều đó. Thường là trẻ
làm được và rất sung sướng tự hào vì đã phát hiện và xử lý giúp cô được một vấn
đề.
4. Dậy trẻ trong nhóm bạn:
N¨m häc 2003 - 2004
5
SKKN – Làm quen với toán
NguyÔn Kim TuyÕn
* Vì mỗi trẻ là một cá thể riêng biệt nên nhận thức của trẻ thường khác
nhau, không đồng đều. Do đó, với cùng một hoạt động, cùng một nội dung bài
dạy, có trẻ nắm được 90%, có trẻ nắm được 70%, cũng có trẻ chỉ nắm được 30%
đến 40%.
Chính vì vậy mà trong các hoạt động khác hay ở mọi lúc, mọi nơi tôi
thường cho trẻ chơi theo nhóm, để bổ sung cho nhau. Có trẻ nhút nhát khi ở
trước cô và đông các bạn, trẻ thường mất bình tĩnh, thu mình nên hoạt động và
nhận thức có phần hạn chết. Nhưng khi ở trong một nhóm bạn, nhất là có những
bạn gần gũi, thân thiết, trẻ hoạt động rất thoải mái, hoạt động tích cực hết mình,
không một chút e ngại.
Ví dụ: ở lớp, tôi có một số cháu có phần nhút nhát, thiếu tự tin. Tôi cho các
cháu chơi lại các trò chơi, các hoạt động trong giờ học, cũng có khi tôi để các
cháu tự chơi theo cách riêng của mình.
Ví dụ: Khi dạy trẻ phân biệt các khối cầu, khối trụ, khối vuông. Trong giờ
đón, trả trẻ, các giờ hoạt động ngoài giờ, sinh hoạt chiều tối tôi để các rổ khối
cho trẻ chơi chuyển khối, chồng khối, lăn khối, xếp hình từ các khối và cho trẻ
chơi theo ý thích của trẻ.
- Mỗi nhóm chơi tôi thường chọn một cháu nắm chắc kiến thức, nhanh
nhẹn làm nhóm trưởng, những bạn còn lại trong nhóm thường là những bạn hay
chơi với nhau.
Theo tôi, đây là một biện pháp để củng cố, ôn luyện kiến thức đã học hoặc
cho trẻ làm quen với các kiến thức mới rất hiệu quả.
5. Thiết lập mối quan hệ giữa toán và thực tiễn xã hội:
* Để khắc sâu và làm phong phú thêm các biểu tượng về toán, tôi luôn định
hướng cho trẻ thiết lập mối quan hệ giữa các biểu tượng về toán với thực tế xã
hội. Trẻ biết đưa các biểu tượng toán đã được học ở lớp gắn với các đồ vật, sự vật
của xã hội. Đi đến đâu và làm việc gì trẻ cũng nhận ra các biểu tượng toán có ở
đó.
N¨m häc 2003 - 2004
6
NguyÔn Kim TuyÕn
SKKN – Làm quen với toán
Ví dụ: Cầm chiếc khăn tay, trẻ nhìn thấy ngay nó giống hình vuông, nếu
gấp phẳng thì giống hình chữ nhật, gấp theo đường chéo thì giống hình tam giác.
- Về nhà trẻ nhìn chiếc tủ lạnh thấy giống khối chữ nhật, các hộp nước ngọt
giống khối trụ, ra đường trẻ nhìn các bóng đèn tròn giống khối cầu, những cột
điện cao áp cao hơn cái cây, cái nhà này to hơn cái nhà kia ...
- Cầm chiếc bánh, trẻ biết giống hình tròn, hình vuông ... khi cầm khúc mía
trẻ biết giống khối trụ, nhìn vào gia đình này trẻ biết có 4 người, sang gia đình
khác trẻ biết có 3 người và biết so sánh gia đình nào ít hơn, gia đình nào đông
hơn, đông hơn là mấy ...
- Qua đó, trẻ thấy biểu tượng toán có ở khắp nơi xung quanh mình, rất gần
gũi, thân quen, vô cùng sinh động và đa dạng, giúp trẻ thêm yêu các biểu tượng
toán và thích tham gia các hoạt động làm quen với toán.
IV. kết quả
Qua việc vận dụng các phương pháp trên vào việc dạy trẻ lớp mẫu giáo lớn
làm quen với toán, theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tôi đã thu
được một số kết quả sau:
1. Về hứng thú:
- Sau khi học 100% trẻ rất thích tham gia các hoạt động làm quen với toán,
mà trước khi học tỷ lệ này là 23%, tăng 77%.
2. Về kỹ năng:
Trước khi học chỉ có 20% trẻ biết sử dụng các đồ dùng, đồ chơi, đồ vật có
ở xung quanh mình làm đồ dùng học toán, sau khi học 100% trẻ biết làm điều
này, tăng hơn trước 80%.
Có 85% trẻ thao tác nhanh, sử dụng linh hoạt, sáng tạo các đồ dùng, đồ
chơi, phản xạ nhanh, xử lý tốt trước các tình huống xảy ra.
3. Về chất lượng:
Xếp loại
Trước khi học
Sau khi học
Chỉ số so sánh
Tốt
30%
70%
Tăng 40%
Khá
25%
18%
Giảm 7%
N¨m häc 2003 - 2004
7
NguyÔn Kim TuyÕn
SKKN – Làm quen với toán
Trung bình
35%
12%
Giảm 23%
Yếu
10%
0%
Giảm 10%
V. Bài học kinh nghiệm
Có rất nhiều biện pháp cho trẻ mầm non làm quen với toán. Nhưng qua
thực tế áp dụng các biện pháp trong quá trình thực hiện chương trình cho trẻ làm
quen với toán của Bộ Giáo dục - Đào tạo, tôi đã đúc rút cho mình một số kinh
nghiệm quý báu, cần thiết để nâng cao chất lượng làm quen với toán cho trẻ ở
lớp mẫu giáo lớn như sau:
1. ở tuổi mẫu giáo lớn, hoạt động của trẻ vẫn mang tính tự nguyện, nhưng
trẻ lại rất tò mò, ham hiểu biết. Do đó, tạo hứng thú, kích thích tính tò mò, cuốn
hút trẻ tham gia vào các hoạt động là một biện pháp quan trọng không thể thiếu
trong mỗi hoạt động, nhất là hoạt động cho trẻ làm quen với toán.
2. Với trẻ ở lứa tuổi mầm non hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo. Trẻ
học bằng chơi, chơi mà học, nên giáo viên cần tìm tòi, sáng tạo, vận dụng linh
hoạt các trò chơi, biến giờ học thành giờ chơi có mục đích để kích thích trẻ hoạt
động một cách tích cực, thoải mái, đạt hiệu quả cao.
3. Trong các hoạt động, người giáo viên cần tạo ra các tình huống có vấn
đề, để trẻ suy nghĩ, vận dụng mọi hiểu biết của mình, xử lý tình huống theo cách
riêng của trẻ. Như vậy sẽ giúp trẻ phát triển tư duy, khả năng ứng xử và các phản
xạ nhanh nhạy. Qua đó kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo và chủ động
trong mọi hoạt động.
4. Kết hợp dạy trẻ trong nhóm bạn ở mọi lúc, mọi nơi để trẻ tác động, hỗ
trợ, bổ sung kiến thức cho nhau một cách thoải mái, tự tin nhất.
5. Thiết lập mối quan hệ giữa toán với thực tiễn xã hội để khắc sâu và làm
phong phú, sinh động các biểu tượng toán giúp trẻ thêm yêu các biểu tượng
toán, thích thú với hoạt động làm quen với toán.
N¨m häc 2003 - 2004
8
NguyÔn Kim TuyÕn
SKKN – Làm quen với toán
Trên đây là những kinh nghiệm nho nhỏ mà tôi nghiên cứu, đúc rút được
trong quá trình thực hiện chương trình của Bộ Giáo dục - Đào tạo dạy trẻ lớp
mẫu giáo lớn làm quen với toán.
Rất mong nhận được sự góp ý, giúp đỡ của các cấp lãnh đạo và các đồng nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hải Phòng, ngày 02 tháng 4 năm 2004
Người viết
Nguyễn Kim Tuyến
N¨m häc 2003 - 2004
9