Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN một số biện pháp giúp giáo viên dạy tốt học sinh học tốt kiểu câu ai thế nà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.02 KB, 19 trang )

1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong chiến lược phát triển đất nước, Đảng và nhà nước ta rất quan tâm đầu
tư cho giáo dục, coi giáo dục là quốc sách. Từ Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ X đã xác định việc đầu tư cho giáo dục cũng có nghĩa là đầu tư cho sự phát
triển bền vững, là đầu tư cho nguồn nhân lực có chất lượng cao nhằm đưa nước ta
thành một nước công nghiệp vào năm 2020.
Vậy để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, thì giáo dục không ngừng
được đổi mới và lần đổi mới này, tôi nghĩ là bước tiến quan trọng trong cải cách
giáo dục. Trong dạy học việc truyền thụ được kiến thức giúp cho học sinh lĩnh hội
được kiến thức một cách linh hoạt, sáng tạo, thì người giáo viên cũng phải tìm tòi,
khám phá ra mọi kỹ năng nhằm giúp cho việc dạy học đạt kết quả cao.
Mô hình trường học mới Việt Nam: Coi quá trình tự học của học sinh là
trung tâm hoạt động giáo dục, giáo viên là người hướng dẫn, đồng hành với học
sinh, giúp học sinh tự tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức. Tuy nhiên, đã 5 năm thí điểm
thực hiện mô hình này thì nhiều phụ huynh băn khoăn không biết mô hình này có
phù hợp với lứa tuổi của các em học sinh Tiểu học? Các em có tiếp thu được kiến
thức đầy đủ và hiệu quả hơn cách dạy và học truyền thống của Việt Nam.
Trong các môn học ở bậc Tiểu học thì môn Tiếng Việt giữ một vai trò vô
cùng quan trọng, cần thiết không thể thiếu được. Đây là môn học khai thác mọi
mặt của thế giới khách quan, một cách có hệ thống, gắn liền với thực tế cuộc sống
sinh hoạt.
Ở bậc Tiểu học, học theo mô hình VNEN, Tiếng Việt là môn học chính, nó
bao gồm nhiều phân môn như: Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập
làm văn, Kể chuyện. Mỗi phân môn được lồng theo kiểu tích hợp lòng ghép vào
các bài đều có mục đích, nhiệm vụ và phương pháp giảng dạy riêng, đặc biệt là
phần Luyện từ và câu là một phần quan trọng không thể thiếu được vì nó là công
cụ để học sinh khám phá thế giới xung quanh. Nó cung cấp cho học sinh vốn hiểu
biết, vốn từ, câu phục vụ quá trình giao tiếp, phát triển khả năng tư duy, phát triển
trí tưởng tượng phong phú, bồi dưỡng năng khiếu thẩm mỹ, lòng tự hào, yêu quý
tôn trọng tiếng mẹ đẻ...


Từ đó giúp các em hình thành được thói quen dùng lời hay, ý đẹp, tế nhị
trong giao tiếp, giúp học sinh hiểu biết cơ bản về cách dùng từ đặt câu, để viết câu
văn hay, đoạn văn có hình ảnh, học tốt các môn học khác.
Đối với việc dạy và học Tiếng Việt cụ thể là phân Luyện từ và câu theo mô
hình VNEN thì việc nắm chắc kiểu câu, cấu trúc câu, mục đích sử dụng của câu là
rất quan trọng.
Qua thực tế giảng dạy, nghiên cứu, kiểm tra môn Tiếng Việt phần Luyện từ
và câu tôi thấy các bài tập về kiểu câu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào? có vai trò
rất quan trọng. Trong việc học tập, tiếp nhận kiến thức các phân môn, môn học
khác cũng như trong giao tiếp các em sử dụng rất nhiều đến kiểu câu Ai là gì?, Ai
làm gì?, Ai thế nào? vì đó là những kiểu câu cơ bản nhất.

1


Cùng với kiểu câu Ai là gì?, Ai làm gì? thì kiểu câu Ai thế nào? được sử dụng
thường xuyên, nó có thể xuất hiện trong bất cứ văn bản nào, trong bất cứ cuộc giao
tiếp đối thoại nào đặc biệt là trong các bài văn tả cảnh. Vì vậy việc nắm chắc cấu
trúc, mục đích sử dụng câu kiểu Ai thế nào? là điều rất cần thiết. Nhưng khi dạy
đến kiểu câu Ai thế nào? trong chương trình lớp 2, mặc dù là những tiết ôn tập về
kiểu câu Ai thế nào? Bản thân chúng tôi dạy và học sinh còn lúng túng, có lúc mơ
hồ chưa phân biệt rõ, chưa nhận biết chính xác về kiểu câu Ai thế nào?, có khi còn
nhầm lẫn giữa câu kiểu Ai thế nào? với câu kiểu Ai làm gì?, có rất nhiều câu làm
cho học sinh khó xác định nó là kiểu câu gì.?
Có câu không phải theo mẫu Ai thế nào?nhưng học sinh vẫn cho rằng nó là
câu kiểu Ai thế nào?, một số câu là kiểu câu Ai thế nào? thì các em lại cho rằng nó
là câu kiểu Ai làm gì? hoặc xác định sai bộ phận trả lời câu hỏi Ai ? thế nào ? ...
Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này ?
Để bản thân giáo viên như tôi dạy tốt, học sinh học tốt, làm tốt các bài tập về
câu kiểu Ai thế nào? Đó là vấn đề mà tôi băn khoăn trăn trở tìm phương pháp

giảng dạy tốt nhất đó là: Giúp học sinh lớp 2 làm tốt bài tập về kiểu câu Ai Thế
nào?.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Kinh nghiệm này nghiên cứu áp dụng giúp học sinh lớp hai hiểu và làm tốt
bài tập về kiểu câu Ai Thế nào? cụ thể:
- Giúp học sinh nắm chắc câu kiểu Ai thế nào? là câu như thế nào?
- Giúp học sinh xác định chính xác từng bộ phận của câu Ai thế nào ?
- Giúp học sinh hiểu đúng câu kiểu Ai thế nào ? dùng để làm gì ?
- Qua đây đưa ra một số đề xuất về việc ứng dụng một số phương pháp dạy học
vào việc hình thành những hiểu biết ban đầu và rèn luyện kĩ năng làm các bài
thuộc kiểu câu Ai thế nào? - Tổ chức dạy thử nghiệm để kiểm tra tính hiệu quả và
tính khả thi của những đề xuất trên.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Tài liệu HĐH lớp 2 đến khối 5
- Học sinh khối 2 đến khối 5
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để việc dạy học môn Tiếng Việt theo mô hình VNEN có hiệu quả, cần sử
dụng các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của HS. Các
phương pháp đặc trưng của môn học: phương pháp hỏi đáp, phương pháp rèn
luyện theo mẫu, phương pháp phân tích ngôn ngữ, phương pháp trò chơi học tập
môn Tiếng Việt, phương pháp thảo luận nhóm,... các phương pháp dạy học khác
như: diễn giải, thảo luận, ... vẫn được vận dụng phối kết hợp với các phương pháp
đã được nêu trên một cách hợp lí để dạy phần Luyện từ và câu. Dưới đây là một số
phương pháp dạy học mà tôi cho rằng sẽ có tác dụng rất tích cực trong quá trình dạy
học phân môn Luyện từ và câu. Câu hỏi dẫn dắt, gợi ý.
*Phương pháp thảo luận nhóm

2



Thảo luận nhóm là một cách học tạo điều kiện cho HS luyện tập khả năng
mạnh dạn đưa ra các cách làm bài. Giúp học sinh rèn kĩ năng phân tích bài tập và tìm
câu trả lời đúng.
Qua thảo luận, ngôn ngữ và năng lực tư duy của HS trở nên linh hoạt. Nó có
tác dụng thay đổi vị thế của HS trong lớp từ vị thế thụ động, tiếp thu thông tin một
chiều trở thành vị thế chủ động tiếp thu thông tin đa chiều.
Phương pháp thảo luận nhóm rất phù hợp với các bài dạy thuộc kiểu câu Ai
thế nào? . Phương pháp này tạo không khí học tập sôi nổi, tạo môi trường thuận lợi
cho việc vận dụng kĩ năng sử sự ghi nhớ thông tin mà giáo viên đã truyền đạt của
HS. Mỗi một bài tập yêu cầu khác nhau và sự biến đổi công thức đòi hỏi phải có sự
hiểu biết kiến thức. Chính vì vậy, cần sự vận dụng một cách khéo léo và linh hoạt.
Phương pháp thảo luận nhóm sẽ giúp các em tìm ra được câu trả lời tốt nhất, sinh
động nhất thông qua trí tuệ tập thể. Điều này, vừa giúp các em củng cố được kiến
thức vừa kích thích hứng thú học tập của các em.
Phương pháp thảo luận nhóm rất phù hợp với cho HS. Có thể sử dụng
phương pháp này để dạy cả 2 loại bài tập cơ bản trên.
*Phương pháp trò chơi học tập phần Luyện từ và câu:
Là phương pháp trò chơi sư phạm trong dạy học môn Tiếng Việt. Được hiểu
là hình thức học tập môn Tiếng Việt theo hứng thú vui chơi, dựa trên những bài tập
trắc nghiệm. Việc giải quyết vấn đề bài tập đặt ra nhằm để HS lĩnh hội, củng cố,
vận dụng kiến thức, kĩ năng sử dụng các cách làm bài hay đã được học, những kinh
nghiệm sống đã được tích luỹ vào các bài tập một cách tự giác, tích cực, độc lập,
sáng tạo.
* Yêu cầu khi xây dựng trò chơi học tập
- Về mục đích: Trò chơi phải hướng vào việc củng cố kiến thức về kiểu câu Ai thế
nào?, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức trong cuộc sống thực tế.
- Về nội dung: Trò chơi phải chứa nội dung về kiến thức về kiểu câu Ai thế nào?.
Thực chất, đây là những bài tập vui và nhẹ nhàng.
- Hình thức chơi: Các trò chơi thường được tiến hành thi theo nhóm hay cả lớp tuỳ
vào nội dung trò chơi. Trò chơi có thể do GV hướng dẫn hoặc do HS tự tổ chức,

góp phần rèn luyện tinh thần tập thể và sự hỗ trợ lẫn nhau trong học tập.
- Về cách chơi: Cách chơi đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện.Tuỳ hoàn cảnh và điều
kiện cụ thể, GV có thể tổ chức cho HS thực hiện trò chơi đơn giản (không cần
chuẩn bị công phu) hay trò chơi có phần phức tạp (phải chuẩn bị trước) song phải
đạt đựơc cái đích cuối cùng là củng cố kiến thức và tăng hứng thú học tập.
Trên đây, là một số phương pháp đặc thù cho việc dạy phân môn Luyện từ
và câu nói chung và bài tập về kiểu câu Ai thế nào? nói riêng ở tiểu học đã được
tôi lựa chọn vào để giúp giáo viên dạy và thấy đạt hiệu quả rất cao. Tuy nhiên,
trong thực tế dạy học, các phương pháp này không hoàn toàn tách biệt nhau. Mỗi
phương pháp có những ưu điểm và yếu điểm riêng của nó, người giáo viên cần
phải vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo mới có thể thu được hiệu quả mong
muốn.

3


2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1.Cơ sở lí luận
*Cơ sở tâm lí học.
Do nhận thức của các em thường là nhận thức trực quan. Và quan trọng hơn
đó là đối với học sinh lớp 2 ngôn ngữ nói và viết của các em còn rất hạn chế. Nên
học sinh chưa có khả năng phân tích cấu tạo câu và có thể đặt câu hỏi cho các bộ
phận chính của câu nên dẫn đến việc xác định sai kiểu câu.
* Cơ sở phương pháp dạy học:
Để khắc phục tình trạng trên ngoài việc truyền đạt kiến thức cho học sinh
làm các bài tập trong tài liệu hướng dẫn dạy học. Tôi luôn luôn cố gắng trao đổi,
học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, bạn bè. từ đó rút ra những phương pháp hay
tạo cho các em hứng thú học tập .
Nội dung các dạng bài tập thuộc kiểu câu Ai thế nào?
Vì lượng bài tập trong tài liệu hướng dẫn dạy học còn ít nên tôi sưu tầm, tự nghĩ

đưa ra một số bài tập từ dễ đến khó như sau:
Dạng 1: Đặt câu theo mẫu Ai thế nào?
Dạng 2: Tìm các bộ phận của câu.
Dạng 3: Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu.
Dạng 4: Điền bộ phận còn thiếu thích hợp vào chỗ trống để được kiểu câu Ai thế
nào?
Dạng 5: Nhận biết kiểu câu Ai thế nào?
Dạng 6: Sử dụng câu kiểu Ai thế nào?để viết một đoạn văn.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
a.Đối với giáo viên
Phải cố gắng nghiên cứu kĩ nội dung chương trình TLHDHTiếngViệt 2.
Ngoài ra tôi đọc sách nâng cao, bồi dưỡng học sinh giỏi, các báo, tạp chí…nhằm
tìm ra phương pháp mới, dạy phù hợp với bài với đối tượng học sinh. Từ đó tìm ra
những kiến thức, dạng bài, rồi hệ thống lại kiến thức từ đơn giản đến phức tạp, lựa
chọn phương pháp tối ưu nhất để truyền đạt kiến thức cho các em giúp các em dễ
hiểu, dễ nhớ. Mặt khác tôi đi sâu nghiên cứu kết hợp giữa gia đình, nhà trường,
tạo điều kiện cho các em có đầy đủ đồ dùng học tập, sách vở nâng cao, tạo mọi
điều kiện cho các em có thời gian học tập.
Thường xuyên trao đổi thảo luận với các cô giáo trong nhà trường giúp giáo
viên tìm ra những phương pháp hữu hiệu nhất, tạo cho các em có nề nếp học ngay
từ đầu năm học, thành lập các đôi bạn cùng tiến, nhóm bạn giúp đỡ nhau trong học
tập trong cuộc sống. Phân loại từng đối tượng học sinh để bồi dưỡng các em học
còn yếu.
Tiến hành tổ chức dạy thực nghiệm khảo sát, đánh giá để biết được kết quả
học tập của các em.Từ đó rút ra nguyên nhân dẫn đến kết quả đó và tìm cách tháo
gỡ khó khăn gặp phải đó là:
- Học sinh chưa được vận dụng thực hành có hệ thống các bài tập. Vì vậy không
nắm vững được kiến thức cơ bản, trọng tâm

4



- Hoạt động dạy và học còn chưa phong phú để kích thích tính tò mò, khám phá
kiến thức của học sinh.
b, Với học sinh:
- HS làm đầy đủ các bài tập trong TLHDH.
*Trong quá trình vận dụng làm các bài tập:
- Nhìn chung các em học sinh lớp hai chưa có sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo cá
nhân khi áp dụng kiến thức để làm các bài tập kiểu câu Ai thế nào?. Các em
thường làm bài theo “lối mòn” áp dụng các dạng bài tương tự để làm bài. Do đó
khi gặp phải các bài tập khác với những bài mà thầy cô đã cho là các em thường bỏ
không làm.
2.3 Các giải pháp đã xử dụng để giải quyết vấn đề
Để giảng dạy tốt phần Luyện từ và câu nói chung và bài tập về kiểu câu Ai
thế nào ? nói riêng đạt hiệu quả cao, học sinh hứng thú học tập để lĩnh hội kiến
thức tốt, tôi đã nghiên cứu nội dung chương trình Tài liệu hướng dẫn dạy họcTiếng
Việt 2. Nhằm tìm ra phương pháp dạy phù hợp với từng bài dạy, từng đối tượng
học sinh, tìm ra cách để học sinh ghi nhớ kiến thức, căn cứ để học sinh làm bài
đúng, chủ động hơn, tìm ra những câu văn phong phú từ dễ đến khó thuộc kiểu câu
Ai thế nào? để học sinh, làm quen, tìm hiểu, ứng dụng…
Thực nghiệm dạy, khảo sát chất lượng, so sánh, rút kinh nghiệm… Để đảm
bảo tất cả các đối tượng học sinh đều nắm được kiến thức về câu kiểu Ai thế nào ?
giáo viên cần lựa chọn phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh và nhấn
mạnh, khắc sâu những kiến thức cơ bản hay đưa ra những căn cứ, lưu ý cụ thể dễ
nhớ cho học sinh. Đó là:
- Giúp học sinh nắm chắc câu kiểu Ai thế nào ? là câu như thế nào?
- Giúp học sinh xác định chính xác từng bộ phận của câu Ai thế nào?
- Giúp học sinh hiểu đúng câu kiểu Ai thế nào? dùng để làm gì?
* Các dạng bài tập cơ bản
Vì lượng bài tập trong TLHDH còn ít nên tôi sưu tầm, tự nghĩ đưa ra một số

bài tập từ dễ đến khó như sau:
Dạng 1: Đặt câu theo mẫu Ai thế nào?
Dạng 2: Tìm các bộ phận của câu.
Dạng 3: Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu.
Dạng 4: Điền bộ phận cón thiếu thích hợp vào chỗ trống để được kiểu câu Ai thế
nào?
Dạng 5: Nhận biết kiểu câu Ai thế nào?
Dạng 6: Sử dụng câu kiểu Ai thế nào? để viết một đoạn văn.
- Hướng dẫn các em cách trình bày.
- Đưa ra các phương pháp giải cụ thể cho từng dạng bài.
Qua đó tôi đã tìm ra được hướng tiến hành như sau :
*.Hướng giải quyết
Với những vấn đề nêu trên, để giáo viên dạy tốt - các em làm tốt các bài tập
thuộc kiểu câu Ai thế nào? tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp sau:
2.3.1. Dạy đúng quy trình theo 10 bước hoc tập :

5


Trong chương trình Tiếng Việt ở tiểu học, nội dung dạy học về kiểu câu Ai
thế nào? được trình bày qua hệ thống bài tập. Bài tập được chia làm 2 loại: bài tập
nhận diện và bài tập vận dụng. Nhìn chung, cách dạy hai loại bài tập này đều được
thực hiện theo các bước sau:
- GV hỗ trợ giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập.
- GV hỗ trợ giúp HS chữa một phần của bài tập để làm mẫu.
- GV tổ chức cho HS làm bài theo lệnh.
- GV tổ chức cho HS trao đổi, nhận xét về kết quả, rút ra những điểm lưu ý khi làm
các bài tập dạng này và báo cáo trước lớp.
*.Quy trình dạy học dạng bài tập Kiểu câu Ai thế nào?:
Quy trình dạy học dạng bài Kiểu câu Ai thế nào?được thực hiện theo trình tự sau:

Bước 1: Đọc và xác định yêu cầu bài tập.
GV cho HS đọc và thực hiện theo lô gô đã điều chỉnh với từng bài (từng hoạt
động). Nhằm giúp HS nắm vững yêu cầu bài tập, GV có thể sử dụng lệnh và câu
hỏi. Ví dụ:
+ Một em đọc yêu cầu và nội dung bài tập 1. Cả nhóm đọc thầm theo.
+ Bài tập 1 yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV cũng có thể giúp HS nắm yêu cầu bài tập bằng lời giải thích.
Bước 2: Hướng dẫn HS giải một phần bài tập để làm mẫu.
Ở bước này, GV có thể gọi một em đứng tại chỗ hoặc lên bảng để giải một
phần của bài tập sau đó phân tích để các em còn lại hiểu và nắm chắc yêu cách làm
bài. Nếu HS lúng túng, GV có thể gợi ý bằng câu hỏi.
Bước 3: HS làm bài tập vào vở hoặc bảng con theo nhóm, cá nhân.
HS thực hiện các nhiệm vụ của mình theo yêu cầu đề ra. Ở bước này, HS
phải tự giác, tích cực, chủ động làm bài tập. Phương pháp chính trong bước này là
thảo luận nhóm theo bàn, theo tổ... rồi viết câu trả lời ra giấy và đọc kết quả các
nhóm khác nhận xét, bổ sung, sữa chữa. GV tổng kết rồi lựa chọn bài làm chính
xác nhất.
Bước 4: Tổ chức cho HS trao đổi, nhận xét về bài làm, rút ra những điểm cần ghi
nhớ khi áp dụng làm các bài tập dạng này.
Bước này nhằm giúp HS có kĩ năng ghi nhớ các cách làm bài dạng này tốt
hơn. Khi thực hiện bước này, GV định hướng cho HS nội dung cần nhận xét: Đã
thực hiện đúng yêu cầu bài tập chưa? Bài đã làm có đúng không? GV hướng dẫn
HS điều chỉnh, sữa chữa từng trường hợp để tìm ra những bài làm đúng nhất. Từ
đó, rút ra những kiến thức cần ghi nhớ. Cách thực hiện bước này là tuỳ thuộc vào
nội dung bài GV có thể dùng câu hỏi để HS rút ra kết luận hoặc GV có thể thông
báo những nội dung cần ghi nhớ.
* Quy trình dạy học dạng bài tập vận dụng kiến thức.
Cũng giống như ở dạng bài tập nhận diện, quy trình dạy học dạng bài tập
vận dụng cũng phải trải qua các bước:
- Đọc và xác định yêu cầu bài tập.

- Giúp HS chữa một phần bài tập làm mẫu.
- GV tổ chức cho HS làm bài.
- GV tổ chức cho HS trao đổi, nhận xét về kết quả, rút ra những điểm ghi
nhớ về tri thức.
Cụ thể như sau:
6


*Bước 1: Đọc và xác định yêu cầu bài tập. Các thao tác thực hiện ở bước này
gồm:
- Đọc nội dung bài tập.
- Xác định dữ liệu đã cho.
- Xác định yêu cầu của bài tập.
Để giúp HS nắm vững yêu cầu bài tập, GV cần gợi ý thông qua các câu hỏi như:
- Đọc nội dung bài tập.
- Bài tập cho ta biết những gì?
- Yêu cầu của bài tập là gì?
Bằng các câu hỏi gợi dẫn, HS sẽ xác định đúng yêu cầu bài tập và có định hướng
để làm bài.
*Bước 2: GV giúp HS phân tích đề bài và giải một phần bài tập để làm mẫu. Các
thao tác thực hiện ở bước này gồm:
- Học sinh thực hiện theo lô gô, sau đó giao nhiệm vụ.
- Cả lớp làm bài tập vào nháp.
- GV đến từng nhóm hỗ trợ, giúp đỡ từng HS làm trong vở nháp hoặc trong bảng
nhóm.
-Các nhóm báo cáo GV tổng kết, tìm ra bài làm đúng (có tính chất làm mẫu cho
HS).
*Bước 3: HS làm bài tập vào vở(thường thường ở phần này tôi tổ chức cho học
sinh hoạt động cá nhân.
*Bước 4: GV tổ chức cho HS trao đổi, nhận xét về kết quả, rút ra những điểm

cần ghi nhớ về tri thức.
Thông qua quá trình HS thực hiện yêu cầu bài tập và nhận xét, đánh giá kết
quả của nhau, GV gợi ý để HS rút ra những điều cần ghi nhớ khi rèn luyện kĩ năng
vẽ hình phân tích bài tập. Như vậy, đối với dạng bài tập này, SGK đã cung cấp sẵn
nội dung kiến thức qua các bài tập. HS chỉ cần xác định đúng yêu cầu của đề bài
và thực hiện theo yêu cầu.
Dạng 1: Đặt câu theo mẫu Ai thế nào?
1. Đặt câu theo mô hình
Bài tập: Đặt 3 câu kiểu Ai thế nào? theo mô hình sau:
Ai ( cái gì, con gì)
thế nào?
Anh Kim Đồng
rất nhanh trí và dũng cảm .
..................................................
....................................................
Tôi hướng dẫn học sinh làm bài này như sau:
- Phân tích yêu cầu: Bài tập yêu cầu gì ? Mô hình cho có mấy cột?
Nội dung cột thứ nhất ghi gì? Nội dung cột thứ 2 ghi gì?
- Sau đó hướng dẫn học sinh làm câu mẫu: Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng
cảm .
- Khẳng định cho học sinh đây là một câu kiểu câu Ai thế nào?
Có bộ phận trả lời câu hỏi Ai? là Anh Kim Đồng(chỉ từ sự vật)
Có bộ phận trả lời câu hỏi thế nào? là rất nhanh trí và dũng cảm(có từ chính nhanh
trí, dũng cảm là từ chỉ đặc điểm)

7


Vì vậy ta đưa luôn vào mô hình bộ phận trả lời câu hỏi Ai? là: Anh Kim Đồng;
bộ phận trả lời câu hỏi thế nào? là rất nhanh trí và dũng cảm.

Tương tự như vậy các câu sau các em có thể đặt câu Ai thế nào? với bộ phận
trả lời câu hỏi Ai? ghi cột thứ 1, bộ phận trả lời câu hỏi thế nào? ghi cột thứ 2.
Lưu ý học sinh dựa vào cấu trúc câu để làm bài.
VD: Học sinh có thể làm:
Ai (cái gì, con gì )
Cô giáo em
Các bạn lớp 2A
Quyển truyện này

thế nào ?
hiền như cô Tấm .
thật ngoan ngoãn.
rất hay.

Khi chữa bài cần phải khắc sâu bài làm của các em đúng hay sai, vì sao và
giải thích cụ thể. Bên cạnh đó tôi luôn lưu ý học sinh cách trình bày, đầu câu viết
hoa, cuối câu ghi dấu chấm.
2. Dùng một số từ cho sẵn đặt câu theo mẫu Ai thế nào?
Bài tập 1: Dùng mỗi từ sau để đặt câu theo mẫu Ai thế nào? bác nông dân,… ,
những khóm hoa, bãi biển .
Với bài tập này hướng dẫn học sinh như sau:
- Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu của đầu bài là gì?
(?) Những từ đã cho là những từ chỉ đặc điểm tính chất hay những từ chỉ sự vật?
( những từ chỉ sự vật)? Vậy nó có thể là bộ phận nào trong câu? (bộ phận trả lời
câu hỏi Ai?) và bộ phận các em phải thêm vào là những từ chỉ đặc điểm, tính chất
hoặc trạng thái của người và những sự vật trên.
Hay là các em sẽ phải trả lời câu hỏi thế nào? tương ứng với các từ chỉ sự
vật trên.
VD: Bác nông dân thế nào? (Bác nông dân rất chăm chỉ hoặc Bác nông dân rất
chịu khó.)

* Lưu ý đặt câu phải phù hợp về ngữ nghĩa và phải dùng các từ đã cho. Sau đó
cho học sinh làm bài, chữa bài dựa vào các căn cứ đã biết và lưu ý câu phải đúng
cấu trúc và phù hợp về nghĩa.
Học sinh có thể làm như sau:
Các câu theo mẫu Ai thế nào? là:
- Bác nông dân rất chăm chỉ.
- Những khóm hoa trông thật bắt mắt.
- Bãi biển trải dài tới tận chân trời xa .
Bài tập 2: Dùng mỗi từ sau để đặt câu theo mẫu Ai thế nào?: thơm mát, nhanh
nhẹn, cao lênh khênh, vàng ươm.
Với bài tập này tôi hướng dẫn học sinh như sau:
- Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu của đầu bài là gì?
(?) Những từ đã cho là những từ chỉ đặc điểm tính chất hay sự vật? ( những từ chỉ
đặc điểm, tính chất)

8


(?) Vậy nó có thể là bộ phận nào trong câu? (bộ phận trả lời câu hỏi thế nào? và bộ
phận các em phải thêm vào là những từ chỉ sự vật có những đặc điểm tính chất
trên. Hay là các em sẽ phải trả lời câu hỏi Ai (cái gì, con gì)? tương ứng với các từ
chỉ đặc điểm tính chất trên.
VD: Ai nhanh nhẹn? (Em gái tôi rất nhanh nhẹn; Cu Bi rất nhanh nhẹn.)
Cái gì cao lênh khênh?
* Lưu ý đặt câu phải phù hợp về ngữ nghĩa và phải dùng các từ đã cho và phải
thêm vào bộ phận trả lời câu hỏi Ai (cái gì, con gì)?. Sau đó cho học sinh làm bài,
chữa bài dựa vào các căn cứ đã biết và lưu ý câu phải đúng cấu trúc và phù hợp về
nghĩa, đầu câu viết hoa, cuối câu ghi dấu chấm.
Học sinh có thể làm như sau:
Các câu theo mẫu Ai thế nào? là:

Cu Bi rất nhanh nhẹn.
Những bông hoa nhài thơm mát.
Cây sào cao lênh khênh.
Cánh đồng lúa đã vàng ươm.
3. Đặt câu theo mẫu Ai thế nào ?
Bài tập : Đặt 3 câu theo mẫu Ai thế nào ?
Với bài này phạm vi làm bài tập được mở rộng hơn không bắt buộc câu đó phải
miêu tả đặc điểm, tính chất hay trạng thái của con người hay vật hay cây cối nên
học sinh có thể làm tự do chỉ cần, hợp nghĩa, đảm bảo cấu trúc câu Ai thế nào ?
Tôi hướng dẫn học sinh dựa vào kiến thức đã học, các căn cứ đã được cung cấp
để làm bài.
Học sinh có thể làm như sau: Các câu theo mẫu Ai thế nào ?là:
Quyển sách TLHDHTiếng Việt 2 có rất nhiều hình vẽ đẹp.
Những hạt sương sớm long lanh như thuỷ tinh.
Khi cho học sinh chữa bài tôi luôn lưu ý cách trình bày khoa học, đầu câu
viết hoa, cuối câu có dấu câu và câu đó đảm bảo cấu trúc câu kiểu Ai thế nào ? và
hợp lí về ngữ nghĩa là được.
Một số bài luyện tập:
Bài 1. Đặt 5 câu theo mẫu Ai thế nào?
Bài 2. Dùng mỗi từ sau đặt câu theo mẫu Ai thế nào?
Hoa mai vàng, sân trường, ánh nắng, cánh đồng lúa, học sinh, thơm thoang
thoảng, nhút nhát, rực rỡ, cần cù và dũng cảm, xanh rờn
Bài 3. Đặt câu theo mẫu Ai thế nào ? để miêu tả :
a. Một bạn học sinh.
b. Một buổi sớm mùa đông.
c. Một bác thợ mộc.
d. Một con vật mà em yêu thích.
e. Mặt trời mới mọc.
Cho học sinh làm bài, chữa bài khắc sâu kiến thức để các em nhớ thực hành cho
tốt. Với bài 3 lưu ý học sinh ngoài yêu cầu đặt được câu theo mẫu Ai thế nào?, đầu


9


câu phải viết hoa, cuối câu phải ghi dấu chấm nhưng thêm một yêu cầu nữa phải
theo đúng chủ đề yêu cầu
VD: miêu tả một bạn học sinh có thể đặt câu sau:
Bạn Lan lớp em rất chăm chỉ và chịu khó.
Bạn Ngọc Linh thông minh và nhanh trí.
Bạn Đức lớp em chưa chăm chỉ học hành.
* Lưu ý: khi làm bài học sinh cần dùng phương pháp thử chọn, hiểu được cấu tạo
của câu kiểu Ai thế nào? Và câu phải hợp nghĩa với chủ thể ở cột A để chọn từ ngữ
ở cột B cho phù hợp…
Dạng 2: Tìm bộ phận của câu
Bài 1: Gạch chân bộ phận trả lời câu hỏi Ai( cái gì, con gì)?
Gạch chân bộ phận trả lời câu hỏi thế nào?
VD. Cá heo ở biển Trường Sa rất thông minh.
Ở bài này tôi hướng dẫn học sinh xác định kĩ 2 yêu cầu của bài, dựa vào các căn cứ
đã biết và lưu ý để làm bài. Khi làm bài các em phải xét kĩ từng câu.
a. Cá heo ở biển Trường Sa rất thông minh.
Từ chỉ sự vật đứng đầu câu trả lời cho câu hỏi Ai(cái gì, con gì)? là: Cá heo ở biển
Trường Sa.
Từ chỉ đặc điểm của cá heo là (rất) thông minh
Nên bộ phận trả lời câu hỏi thế nào? sẽ là phần rất thông minh Để kiểm tra lại thì
đặt câu hỏi: Cá heo ở biển Trường Sa thế nào? (rất thông minh)
Con gì rất thông minh? (Cá heo )
Tôi hướng dẫn học sinh dựa vào các căn cứ đã biết và lưu ý để làm bài.
Với câu này tôi luôn yêu cầu học sinh đặt câu hỏi cho các bộ phận câu để kiểm
tra lại.
Từ đó các em có thể làm tốt câu này như sau:

* Cá heo ở biển Trường Sa rất thông minh.
Bài 2: Tìm các bộ phận của câu
- Trả lời câu hỏi “ Ai (cái gì, con gì)?”
- Trả lời câu hỏi “Thế nào?”
a) Trời vào đông se lạnh.
b) Chiều, nước biển xanh nhạt.
c) Cánh đồng ngô rộng bát ngát, xanh mướt một màu.
Tôi hướng dẫn kĩ từng câu
a) Trời vào đông se lạnh.
Từ chỉ sự vật đứng đầu câu là từ nào? (Trời) có bộ phận trả lời câu hỏi Ai? là Trời
vào đông
Đặc điểm của trời vào đông là gì? ( se lạnh) Ta đặt câu hỏi: Trời vào đông thế nào?
( se lạn
Cái gì se lạnh? (trời vào đông)
Vậy: + bộ phận trả lời câu hỏi Ai? là: Trời vào đông
+ Bộ phận trả lời câu hỏi thế nào? là: se lạnh

10


* Các câu b, c, d, tôi hướng dẫn học sinh dựa vào các căn cứtương tự như câu a để
xác định các bộ phận câu, rồi đặt câu hỏi để khẳng định lại.
Học sinh đã nắm chắc kiến thức tôi hướng dẫn học sinh cách trình bày. Các em có
thể làm theo 1 trong 3 cách sau:
Cách 1: Trả lời bằng lời
a) Bộ phận trả lời câu hỏi Ai ? là: Trời vào đông
Bộ phận trả lời câu hỏi Thế nào ? là: se lạnh
b)Bộ phận trả lời câu hỏi Ai ? là: nước biển
Bộ phận trả lời câu hỏi thế nào ? là: xanh nhạt
c) Bộ phận trả lời câu hỏi Ai ? là: cánh đồng ngô

Bộ phận trả lời câu hỏi thế nào? là: rộng bát ngát, xanh mướt một màu.
Cách 2: Kẻ khung
Ai (cái gì, con gì )
Thế nào ?
a) Trời vào đông
se lạnh.
b)Nước biển
xanh nhạt.
c) Cánh đồng ngô
rộng bát ngát, xanh mướt một màu.
Cách 3: Gạch chân các bộ phận câu
a) Trời vào đông se lạnh.
b) Chiều, nước biển xanh nhạt.
c) Cánh đồng ngô rộng bát ngát, xanh mướt một màu.
theo từng câu của bài…
Ở dạng bài này tôi khắc sâu căn cứ 2, lưu ý 3, 4, học sinh cần đặt câu hỏi tìm
từng bộ phận trả lời câu hỏi Ai? Con gì? Cái gì? Thế nào? Các em tìm chính xác
Dạng 3: Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu.
Bài 1. Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm.
* Bài tập minh hoạ: Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm sau:
a. Cây cau thẳng, cao vút.
b. Cô giáo em rất hiền và dịu dàng.
c. Quả chanh này rất chua.
d. Con mèo nhà em rất đáng yêu.
Tôi hướng dẫn học sinh xác định bộ phận in đậm là từ chỉ gì (chỉ sự vật hay
chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật)?
Dựa vào căn cứ để đặt câu hỏi:
Những từ chỉ sự vật là bộ phận trả lời câu hỏi Ai?.
Những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật là bộ phận trả lời câu hỏi thế
nào?

Khi đặt câu hỏi ta có thể thay từ chỉ sự vật bằng Ai (con gì, cái gì) và có thể
thay những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật bằng thế nào? Phần còn lại ta giữ
nguyên.
a) Cây cau- từ chỉ sự vật (cây cối) - thay bằng Cây gì
Ta có câu hỏi Cây gì thẳng, cao vút ?
Sau đó cho học sinh làm các câu còn lại tương tự.

11


Học sinh có thể làm như sau:
b. Ai rất hiền và dịu dàng?
c. Quả chanh này thế nào?
d. Con gì rất đáng yêu?
Bài tập luyện thêm:
Đặt câu hỏi cho các bộ phận in đậm trong các câu sau:
a.Bác nông dân rất vui vẻ khi ôm từng bó lúa vừa gặt lên bờ.
b.Bầu trời ngày càng thêm xanh.
c.Nắng vàng ngày càng rực rỡ.
d.Vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy.
Bài 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai?
* Bài tập minh hoạ: Hãy đặt câu hỏi cho bộ phận trả lời câu hỏi Ai? trong các câu
sau:
a) Cây bưởi nhà em rất sai quả.
b) Năm nay, lớp 2A rất tiến bộ.
c) Cáo già gian ác.
d) Sau cơn mưa, trời lại sáng.
Với bài tập này tôi cũng hướng dẫn học sinh đọc kĩ yêu cầu của bài, dựa vào
kiến thức đã học xác định bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai? là những từ chỉ sự
vật cụ thể là những từ nào để thay thế nó bằng: Ai, phần còn lại giữ nguyên.

Lưu ý : Cáo già - là từ chỉ sự vật cụ thể là con vật nên - thay bằng con gì
Trời - là đồ vật nên thay bằng: cái gì
Cây bưởi (nhà em) là từ chỉ cây cối nên thay bằng cây gì
Từ đó học sinh có thể làm bài và chữa bài như sau:
a) Cây gì rất sai quả?
b) Năm nay, Ai rất tiến bộ?
c) Con gì gian ác?
d) Sau cơn mưa, cái gì lại sáng?
Ở dạng bài tập tôi luôn hướng dẫn học sinh đọc kĩ đề trước khi làm bài, xác
định bộ phận trả lời câu hỏi Ai? đó là những từ chỉ sự vật nào?
Nếu là từ:
- chỉ người thì thay bằng ai
- chỉ con vật thay bằng con gì
- chỉ đồ vật thay bằng cái gì
Bộ phận còn lại giữ nguyên.
• Lưu ý đầu câu viết hoa, cuối câu ghi dấu hỏi chấm.
• Bài tập luyện thêm: Yêu cầu như bài tập trên
a. Hoa bưởi nồng nàn.
b. Những thím chích chòe nhanh nhảu.
c. Những anh chào mào đỏm dáng.
d. Hương Lan có dáng người loắt choắt.
Bài 3: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu trả lời câu hỏi Thế nào?

12


* Bài tập minh hoạ: Hãy đặt câu hỏi cho bộ phận trả lời câu hỏi Thế nào? trong các
câu sau:
a. Bình minh mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển.
b. Cánh đồng Nam Bộ rộng cánh cò bay.

c. Hà nội tưng bừng chào đón nghìn năm Thăng Long.
d. Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay.
Với bài tập này tôi cũng hướng dẫn học sinh đọc kĩ yêu cầu của bài, dựa vào
kiến thức đã học xác định bộ phận câu trả lời câu hỏi Thế nào? là những từ chỉ đặc
điểm, tính chất, trạng thái cụ thể là những từ nào để thay thế nó bằng: Thế nào,
phần còn lại giữ nguyên.
Từ đó học sinh có thể làm bài và chữa bài như sau:
a. Bình minh mặt trời thế nào?
b. Cánh đồng Nam Bộ thế nào?
c. Hà nội thế nào?
d. Cảnh rừng Việt Bắc thế nào?
* Lưu ý đầu câu viết hoa, cuối câu ghi dấu chấm hỏi, các em đọc kỹ yêu cầu đầu
bài, dựa vào những căn cứ đã cung cấp để làm bài tập tốt.
Dạng 4: Điền bộ phận còn thiếu thích hợp vào chỗ chấm để được câu kiểu Ai
thế nào ?
Ở dạng này tôi sẽ hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét xem bộ phận đã cho
là bộ phận trả lời câu hỏi nào? Bộ phận cần điền là bộ phận trả lời câu hỏi nào? sau
đó áp dụng căn cứ 2, 3 để làm bài.
- Bộ phận trả lời câu hỏi Ai? là những từ chỉ sự vật.
- Bộ phận trả lời câu hỏi thế nào? là những từ chỉ đặc điểm, tính chất, trạng thái
của sự vật đó. Từ đó học sinh có thể lựa chọn thêm vào phần còn thiếu bộ phận
phù hợp để có một câu kiểu Ai thế nào? phù hợp về ngữ nghĩa và đúng cấu trúc
câu.
Bài tập cụ thể: Điền bộ phận còn thiếu thích hợp vào chỗ chấm để được câu
kiểu Ai thế nào ?
a) Học sinh trường Tiêủ học Thị trấn Lam sơn……….
b) Chiều nay,....................lặng sóng .
c) Tiếng suối..............................................
d).................................nặng trĩu bông.
a)Học sinh trường Tiểu học Thị trấn Lam Sơn…………..

Tôi đặt câu hỏi cho học sinh:
Học sinh trường Tiểu học Thị trấn Lam Sơn là từ chỉ gì ? là từ chỉ người - là từ chỉ
sự vật, nên nó là bộ phận trả lời câu hỏi ai ? - bộ phận còn thiếu là bộ phận trả lời
câu hỏi gì ?(thế nào)
(?) Học sinh trường Tiểu học Thị trấn Lam Sơn thế nào ? - bộ phận có thể thêm là
những từ chỉ đặc điểm, trạng thái của Học sinh trường Tiểu học Thị trấn Lam Sơn.
Học sinh trường Tiểu học Thị trấn Lam Sơn chăm ngoan.
Học sinh trường Tiểu học Thị trấn lam Sơn chăm chỉ.

13


b) Chiều nay,....................lặng sóng .
Với cách làm như trên ta có: Chiều nay là phần phụ chỉ thời gian.
Bộ phận đã cho trả lời câu hỏi thế nào?
Bộ phận còn thiếu cần thêm trả lời câu hỏi Ai ?
(?) Sóng thường có ở đâu?( biển, hồ, sông)
Đặc điểm lặng sóng có thể là đặc điểm của người, con vật không? ( không)
- Vậy học sinh có thể điền:
Chiều nay, biển lặng sóng.
Chiều nay, hồ lặng sóng.
• Lưu ý: học sinh thường hay mắc điền từ chưa phù hợp nghĩa nên tôi hướng
dẫn các em thử một vài từ rồi đọc để xem nghĩa của câu đã phù hợp chưa ,so
sánh các câu để chọn từ cần điền phù hợp với yêu cầu…
Dạng 5: Nhận biết kiểu câu Ai thế nào ?
1. Cho một số câu văn để học sinh nhận biết câu Ai thế nào ?
Bài tập 1: Gạch trước câu kiểu Ai thế nào ?
a) Nam là một học sinh ngoan.
b) Mẹ em làm bánh rất ngon.
c) Mặt trời xanh ngắt.

Với bài tập này tôi hướng dẫn học sinh đọc kĩ yêu cầu của bài. Sau đó xét
từng câu một theo các phần trên và những lưu ý ở phần giải quyết vấn đề.
VD: Câu a. Nam là học sinh ngoan.
Giáo viên hướng dẫn học sinh: xét thấy từ là trong câu ngay sau bộ phận trả
lời câu hỏi ai? và câu này dùng để giới thiệu về một người. ( đây là câu kiểu Ai là
gì ?), hoặc câu này không có bộ phận trả lời câu hỏi thế nào ?
không phải câu
Ai thế nào ?
- Xét câu b : Mẹ em làm bánh rất ngon.
Mẹ em là từ chỉ sự vật (mẹ em là bộ phận trả lời câu hỏi ai ?)
Làm bánh ( rất ngon) là hoạt động chính của mẹ em
Theo ở lưu ý câu này là câu kiểu Ai làm gì? có bộ phận trả lời câu hỏi như thế
nào? chứ không phải câu kiểu Ai thế nào?
- Xét câu c: Mặt trời xanh ngắt.
Tôi hướng dẫn học sinh dựa vào các căn cứ đã biết thì câu này đúng cấu trúc
câu kiểu Ai thế nào? nhưng về nghĩa thì hoàn toàn sai. Mặt trời không bao giờ có
màu xanh. Vậy câu Mặt trời xanh ngát không được chấp nhận
Từ đó học sinh có thể trình bày bài như sau:
a) Nam là một học sinh ngoan .
b) Mẹ em làm bánh rất ngon.
c) Mặt trời xanh ngắt.
2. Cho học sinh nhận biết câu kiểu Ai thế nào? trong một đoạn văn.
Bài tập: Tìm những câu viết theo mẫu Ai thế nào? trong đoạn văn sau:
Mùa xuân đến, bầu trời ngày thêm xanh. Nắng vàng ngày càng rực rỡ. Vườn cây
lại đâm chồi, nảy lộc. Rồi vườn cây ra hoa. Hoa bưởi nồng nàn. Hoa nhãn ngọt.

14


Hoa cau thoảng qua. Vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy.

Những thím chích choè nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào
mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm.
Tôi hướng dẫn học sinh xác định rõ yêu cầu của bài là tìm câu theo mẫu Ai thế
nào ? nên ta sẽ xét lần lượt từng câu
VD: Xét câu 1: Mùa xuân đến, bầu trời ngày thêm xanh. Ta có: Mùa xuân đến là
phần phụ. Bầu trời là từ chỉ sự vật- Trả lời câu hỏi Ai ?
Bộ phận “ngày thêm xanh” - trả lời câu hỏi thế nào ? vì nó là đặc điểm của bầu
trời.
- Để kiểm tra lại tôi hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi: Bầu trời thế nào? (ngày thêm
xanh)
Cái gì ngày thêm xanh? (Bầu trời)
Từ đó suy ra câu “Mùa xuân đến, bầu trời ngày thêm xanh” là câu kiểu Ai
thế nào?
Hướng dẫn tương tự với các câu còn lại - học sinh có thể làm tốt bài tập này
cho ra kết quả như sau:
Các câu theo kiểu Ai thế nào? trong đoạn văn trên là:
Mùa xuân đến, bầu trời ngày thêm xanh. Nắng vàng ngày càng rực rỡ. Hoa
bưởi nồng nàn.Hoa nhãn ngọt. Hoa cau thoảng qua. Vườn cây lại đầy tiếng chim
và bóng chim bay nhảy.Những thím chích choè nhanh nhảu. Những chú khướu lắm
điều. Những anh chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm.
*Vậy khi hướng dẫn học sinh làm bài tập dạng này tôi lưu ý các em đọc kĩ từng
câu văn, đối chiếu với mô hình câu Ai? thế nào?, các căn cứ đã biết và các lưu ý để
làm bài.
Dạng 6. Sử dụng câu kiểu Ai thế nào ? để viết một đoạn văn
Bài : Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) nói về một con vật mà em yêu
thích trong đó có sử dụng câu kiểu Ai thế nào?
Tôi hướng dẫn học sinh xác định khi miêu tả con vật em yêu thích các em
phải xác định đó là con gì? Có những đặc điểm nào nổi bật? Hình dáng nó thế nào?
Tính tình nó ra sao?. Khi các em miêu tả những đặc điểm đó ta sẽ được những câu
kiểu Ai thế nào? hay ta dùng câu theo mẫu Ai thế nào? để miêu tả con vật đó.

Tuy nhiên cũng phải nêu được tình cảm của mình đối với con vật mình yêu quý.
Sau đó tôi cho học sinh làm bài, gạch chân dưới các câu kiểu Ai thế nào? và chữa
bài.Ở dạng bài này học sinh có thể viết các đoạn văn khác nhau, không có một đáp
án chung nên giáo viên phải lựa chọn một số bài điển hình để nhận xét cho các em.
VD: Học sinh có thể viết đoạn văn như sau:
Con mèo nhà em có bộ lông rất đẹp: màu vàng sậm lẫn với trắng tinh và đen
tuyền. Vì thế mọi người gọi nó là mèo tam thể. Đầu nó tròn. Hai tai dựng đứng để
nghe ngóng. Hai mắt nó long lanh xanh biếc như hai hòn bi ve. Chiếc mũi nó đo
đỏ, đẹp như cặp môi son hồng. Hai bên mép lơ phơ mấy sợi râu trắng cong cong.
Bốn chân nhỏ có vuốt nhọn và sắc. Cái đuôi dài ngoe nguẩy. Em rất yêu quý nó.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục

15


Trong thời gian vừa qua, tôi đã thực hiện hướng dẫn học sinh thực hiện theo một
số biện pháp như trên cùng với các phương pháp dạy học phù hợp như: hoạt động
cá nhân, hoạt động cặp đôi, hoạt động nhóm.

Với cách dạy như trên tôi thấy học sinh đã hiểu và làm tốt bài tập về kiểu
câu Ai Thế nào ? Số lượng học sinh làm bài tập dạng bài trên đã đạt được kết quả
tốt hơn. Các em đã biết vận dụng làm các bài tập trong cuộc sống thực tế.
*Kết quả thu được.
Sau khi áp dụng thực nghiệm theo kinh nghiệmư, biện pháp như trên tôi đã thu
được kết quả như sau:
Phương pháp

SL

Trước khi dạy

thực nghiệm

34

Sau khi dạy
thực nghiệm

34

Hoàn Hoàn thành Chưa hoàn thành
thành tốt
12
17
5
(34%)
(40%)
(14,7%)
24
(71%)

10
(29%)

0

HS thích học
15
(44%)
26
(76%)


Như vậy qua một thời gian dạy thực nghiệm theo các biên pháp như trên đã
thu được kết quả đáng khích lệ, tôi thấy chất lượng học tập của các em đã tiến bộ
rõ rệt. Các em hứng thú say mê học tập, yêu thích môn học, tập trung cao, phát huy
được khả năng tư duy, trí tưởng tượng phong phú. Kỹ năng, kỹ xảo của các em
được hình thành từ đơn giản đến thành thạo. Qua đó góp phần rèn luyện các em
phương pháp học tập, làm việc khoa học, linh hoạt, sáng tạo.Tỉ lệ học sinh hứng
thú học tăng thêm 32%, chất lượng học sinh đạt mưc hoàn thành tốt tăng rõ rệt,
không còn học sinh ở mức chưa hoàn thành. Từ đó bản thân tôi thấy phấn khởi,
nhiệt tình hơn, tích cực tìm tòi để đổi mới phương pháp giảng dạy nâng cao chất
lượng dạy hơn.
3. KẾT LUẬN
- Nhận định chung.
Dạy học tích cực hoá các hoạt động của mọi đối tượng học sinh theo hướng
học sinh tự phát hiện và giải quyết vấn đề là cách dạy học hoàn toàn phù hợp với
quan điểm về đổi mới PPDH của giáo dục nước ta theo mô hình VNEN. Cách dạy
học đó giúp học sinh tích cực học tập tư duy sáng tạo để tìm ra kiến thức mới và
thực hành để củng cố kiến thức. Giáo viên chỉ đóng vai trò là người tổ chức, định
hướng các hoạt động của học sinh. Điều quan trọng là học sinh nào cũng được làm
việc để đạt được yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng. Học sinh khá, giỏi được
mở rộng và nâng cao kiến thức. Tính ưu việt của cách dạy học này đã được chứng

16


minh qua việc dạy học loạt bài về kiểu câu Ai thế nào? như đã trình bày ở trên.
Cách khác, giả thuyết khoa học đã được chứng minh : Qua việc chứng kiến quá
trình nghiên cứu và thực nghiệm SKKN, tất cả các đồng nghiệp của tôi khẳng định
hiệu quả của việc dạy học theo đề tài này .
Trên đây là toàn bộ nội dung SKKN Giúp học sinh lớp 2 hiểu và làm tốt

bài tập về kiểu câu Ai Thế nào? theo hướng tích cực hoá mọi đối tượng học sinh
áp dụng SKKN này tôi tin chắc, học sinh sẽ hứng thú và nhanh chóng đạt kĩ năng
kĩ xảo theo yêu cầu của loạt bài về kiểu câu Ai thế nào? với cách dạy học như vậy,
học sinh thấy phần học Luyện từ và câu thật lý thú hơn. Từ đó giúp học sinh hiểu
các dạng bài tập thuộc kiểu câu Ai thế nào? Và cách làm các dạng bài tập đó. Vận
dụng kiến thức vào thực tế trong cuộc sống.
Tạo điều kiện đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học và các hình thức dạy
học trên cơ sở tổ chức các hoạt động phát huy tính tích cực, chủ động, khả năng tự
học của học sinh. Tăng khả năng thực hành, vận dụng, tích hợp được hoạt động
phát triển ngôn ngữ của học sinh thông qua các hoạt động học tập
- Kiến nghị:
Để hoạt động hướng dẫn dạy và học có chất lượng, mang lại hiệu quả cao
cho công tác dạy học nâng cao chất lượng giáo dục. Cụm chuyên môn và các
trường thường xuyên tổ chức các chuyên đề theo từng môn và các hoạt động giáo
dục cho giáo viên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.
Bên cạnh đó, cấp trên cần tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá
thực tế và khuyến khích động viên kịp thời, đúng người, đúng việc để nhận được
nhiều điển hình cho phong trào dạy học theo mô hình VNEN. Bởi đây là một mô
hình mang tính giáo dục toàn diện nhất, phù hợp nhất để trau dồi và hướng tới
"Chân - Thiện - Mỹ" có tính khả thi nhất.
Tôi xin cam đoan bản sáng kiến kinh nghiệm nhỏ này là do bản thân tự viết,
không copi của người khác. Nếu sai tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Lam sơn, ngày 16 tháng 5 năm 2017
Người viết
Xác nhận của Hiệu trưởng nhà trường
Mai Thị Phương

17



TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Tài liệu HDDH Môn Tiếng việt 2
2. Tài liệu tham khảo bồi dưỡng học sinh giỏi. Sách nâng cao lớp 2
của nhà xuất bản giáo dục
3. Tạp chí, báo giáo dục thời đại

MỤC LỤC

Trang

1. MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn Đề tài

1

1.2. Mục đích nghiên cứu

2

1.3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu.

2

1.4. Các phương pháp nghiên cứu.

2

2. NỘI DUNG


2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

4

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

4

2.3 Các giải pháp để sử dụng giải quyết vấn đề

5

18


2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với các hoạt động giáo

16

dục
3. KẾT LUẬN,KIẾN NGHỊ

17

4. TÀI LIỆU THAM KHẢO

19




×