MỤC LỤC
NỘI DUNG
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến .
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Biện pháp 1: Dạy Tập làm văn qua các môn học khác.
Biện pháp 2: Rèn kĩ năng sử dụng văn tham khảo trong dạy học tập làm văn.
Biện pháp 3: Rèn kĩ năng lập dàn bài chi tiết.
Biện pháp 4: Rèn luyện thao tác kĩ năng làm một bài văn.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
- Kết luận.
- Kiến nghị.
TRANG
01
01
02
02
02
02
03
03
03
04
04
13
15
17
19
20
20
20
1. MỞ ĐẦU:
1.1. Lí do chọn chọn sáng kiến kinh nghiệm:
Tập làm văn là phân môn rất quan trọng trong chương trình dạy học Tiểu học,
nó không chỉ giúp cho học sinh hình thành các kĩ năng: Nghe , nói, đọc, viết mà
còn rèn cho học sinh khả năng giao tiếp, quan sát, phân tích tổng hợp và đặc biệt
còn hình thành cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp của con người mới hiện
đại và năng động. Dạy Tập làm văn là dạy học sinh cách nhìn nhận cuộc sống
xung quanh trong thực tế vốn có của nó với cảm xúc thực của các em. Đồng thời
cũng dạy các em cách ghi lại sự nhìn nhận ấy qua các văn bản còn gọi là đoạn
văn, bài văn một cách chính xác về đối tượng, về ngữ pháp Tiếng Việt.
Tập làm văn lớp 5 gồm nhiều nội dung, một trong những nội dung chính của
chương trình tập làm văn 5 là văn miêu tả nó có hệ thống xây dựng lí thuyết
riêng cho từng thể loại như: Tả người, tả cảnh vật, tả đồ vật, tả cây cối, tả con
vật... và ở từng thể loại đòi hỏi giáo viên phải có những cách rèn khác nhau để
đạt được những kĩ năng cần thiết. Một bài văn hay, có giá trị không phải chỉ ở
chỗ trình bày mạch lạc, dễ hiểu mà quan trọng hơn đó là sức truyền cảm. Để viết
được bài văn hay các em cần rèn luyện năng lực quan sát, năng lực thu thập
thông tin, năng lực tưởng tượng, năng lực phân tích tổng hợp và các khả năng
biểu đạt, bố cục, tạo phong cách. Làm thế nào để cho học sinh làm văn hay và
có hiệu quả là cả một vấn đề rất khó khăn, cần phải suy nghĩ và dày công nghiên
cứu của những người làm công tác giáo dục.
Trong thực tế giảng dạy tập làm văn phần Tả người, bản thân người giáo viên
là người hướng dẫn đôi khi cũng cảm thấy còn lúng túng, bí từ và không biết
phải hướng dẫn thế nào để học sinh có thể viết được bài hay, có hình ảnh, có
cảm xúc. Một số tài liệu như sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế thì
hướng dẫn chung chung, còn một số sách khác như văn mẫu lại chỉ có các bài
văn đã viết sẵn mà không có một sự hướng dẫn nào để định hướng cho giáo viên
cũng như học sinh. Do vậy tôi luôn luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để cho
học sinh thích làm văn, viết văn chân thật, có cảm xúc và sinh động. Để nâng
cao chất lượng bài dạy và giúp các em rèn luyện kĩ năng sản sinh văn bản, tạo
điều kiện cho học sinh tự tìm và tự thể hiện những ý kiến, suy nghĩ của mình
một cách độc lập, chủ động không máy móc, rập khuôn. Để bạn bè và đồng
nghiệp cùng tham khảo và suy nghĩ, tôi mạnh dạn đề xuất: “Một số biện pháp
2
giúp học sinh lớp 5 làm tốt bài văn Tả người", để bạn bè đồng nghiệp cùng
tham khảo và suy nghĩ.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu những ưu điểm và hạn chế trong quá trình dạy và học của giáo viên
và học sinh.
- Đưa ra một số biện pháp để phát huy các ưu điểm đó và đặc biệt là đề ra
biện pháp khắc phục những hạn chế khi dạy và học văn miêu tả.
- Giúp học sinh có hứng thú với phân môn Tập làm văn và văn Tả người nói
riêng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp rèn kĩ năng làm bài văn tả người cho học sinh lớp 5B
trường Tiểu học Thiệu Dương thành phố Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp hỏi đáp.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
- Tìm hiểu những ưu điểm và hạn chế trong quá trình dạy và học của giáo viên
và học sinh.
- Đưa ra một số biện pháp để phát huy các ưu điểm đó và đặc biệt là đề ra
biện pháp khắc phục những hạn chế khi dạy và học văn miêu tả.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1. Cơ sở lí luận:
3
Tập làm văn là một phân môn mang tính tổng hợp và sáng tạo cao. Hệ thống
các kiến thức, kĩ năng từ các phân Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và
câu,... là tiền đề để giúp học sinh viết được một bài Tập làm văn hiệu quả.
Theo quan điểm tích hợp, các phân môn được tập hợp lại xung quanh trục chủ
điểm và các bài đọc. Nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng gắn bó
chặt chẽ với nhau. Như vậy, muốn dạy- học có hiệu quả Tập làm văn miêu tả (tả
cảnh, tả người) nhất thiết người giáo viên phải dạy tốt Tập đọc, Kể chuyện,
Chính tả, Luyện từ và câu.Vì trong các bài đọc, trong câu chuyện, trong các bài
tập luyện từ- câu thường xuất hiện các đoạn văn, khổ thơ có nội dung miêu tả rất
rõ về cảnh vật, thiên nhiên, con người,...
Bài Tập làm văn nếu không sáng tạo sẽ trở thành một bài văn khô cứng, góp
nhặt của người khác, nội dung bài văn sẽ không hồn nhiên, trong sáng, mới mẻ
như tâm hồn của các tác giả nhỏ tuổi.
Chất lượng Tập làm văn là chất lượng của cảm thụ văn học, của các kĩ năng
nghe, nói, đọc, viết tiếng mẹ đẻ. Cho nên, thầy và trò phải soạn giảng và học tập
tích cực, nghiêm túc, hiệu quả, mới mong nâng cao một cách bền vững chất
lượng môn Tiếng Việt ở lớp cuối cấp Tiểu học.
Dạy Tập làm văn lớp 5 phải đảm bảo mục tiêu yêu cầu cần đạt về kiến thức,
kĩ năng của Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học theo Chuẩn kiến
thức, kĩ năng của từng môn học và phù hợp trình độ của từng học sinh trong lớp.
Tôi tin rằng nội dung này nếu được áp dụng và vận dụng hợp lý sẽ đem lại
hiệu quả cao cho việc dạy phân môn Tập làm văn, góp phần nâng cao chất lượng
môn Tiếng Việt lớp 5.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến:
a. Thực trạng:
Năm 2016 – 2017, tôi được phân công phụ trách lớp 5B với 32 học sinh. Hầu
hết 32 học sinh của lớp 5B tôi chủ nhiệm còn rất hạn chế khi làm bài Tập làm
văn nhất là văn tả người. Học sinh lớp 5 dù khá quen với văn miêu tả song bây
giờ các em mới bắt đầu thực hiện làm bài văn tả người. Trong quá trình giảng
dạy thực tế của học sinh lớp 5B, tôi nhận thấy hầu hết các bài văn tả người của
4
các em còn viết lan man, chưa tập trung tả những nét đặc trưng của nhân vật.
Lời văn của các em còn nghèo nàn, thiếu hình ảnh, sử dụng các từ ngữ miêu tả
chưa phù hợp với đặc điểm hình dáng và tính cách của nhân vật, làm cho nhân
vật trở nên méo mó, thiếu tính chân thật trong bài viết của các em. Phần đông
các em viết mở bài theo kiểu trực tiếp nêu chưa hấp dẫn người đọc và phần kết
bài các em thường viết theo kiểu không mở rộng nêu chưa thể hiện hết cảm xúc
của người viết đối với nhân vật được miêu tả. Giáo viên giảng dạy thường chú
trọng lý thuyết coi nhẹ kỹ năng thực hành. Vì vậy các em ít được khai thác
và tính sáng tạo trong bài viết. Dẫn đến kết quả làm bài của các em chưa
cao.
b. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên:
Qua thực tế khảo sát (tuần 16 năm học 2016 - 2017 với đề bài văn "tả người"
ở lớp 5B do tôi chủ nhiệm và giảng dạy. Kết quả đạt mức như sau:
Số HS
32 em
Hoàn thành tốt
Số lượng
Tỉ lệ
Hoàn thành
Số lượng
Tỉ lệ
Chưa hoàn thành
Số lượng
Tỉ lệ
3em
9,4 %
19 em
59,4%
10 em
31,2%
Để khắc phục thực trạng trên, đòi hỏi cá nhân giáo viên và học sinh đều
phải nỗ lực và kì công, phải nắm chắc được các phương pháp viết của từng bài
dạy. Từ kinh nghiệm dạy học của mình, tôi xin đưa ra một số biện pháp để giải
quyết các vấn đề được nêu ở trên để học sinh làm tốt bài văn tả người như sau:
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Biện pháp 1: Dạy Tập làm văn qua các phân môn khác.
Tập làm văn mang tính tích hợp cao. Nó góp phần quan trọng trong việc thực
hiện mục đích của môn Tiếng việt, phản ánh kết quả giảng dạy và học tập của
các phân môn khác và được xây dựng trên cơ sở kết quả nghiên cứu của nhiều
môn học. Tập làm văn có tính chất tổng hợp, có quan hệ chặt chẽ với việc dạy
học Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu và cả Chính tả. Đây là nơi tiếp nhận
và đây cũng là nơi luyện tập ngày càng nhuần nhuyễn các kĩ năng và kiến thức
của các phân môn trên. Bài Tập làm văn trở thành sản phẩm tổng hợp, là nơi
5
trình bày kết quả đích thực nhất của việc học Tập làm văn. Do vậy khi dạy các
phân môn của Tiếng việt, giáo viên cần khơi dạy Tập làm văn cho học sinh.
a. Dạy Tập làm văn qua phân môn Luyện từ và câu:
Nếu ở giờ tập đọc, giáo viên đưa ra các ngữ liệu để dạy cho học sinh thấy
được cái hay, cái đẹp trong cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, các biện pháp tu từ
và bước đầu vận dụng nó thì ở tiết luyện từ và câu, giáo viên giúp các em hiểu
biết thêm về sự phong phú của từ vựng trong cách tạo từ các lớp theo trật tự
hoặc trong mối quan hệ về âm, về ngữ nghĩa. Từ đó các em được củng cố những
hiểu biết trong cách dùng từ có chọn lọc vừa đảm bảo tính chính xác, vừa có tác
dụng biểu cảm nhằm giúp các em có nhiều vốn từ để vận dụng trong khi làm bài
văn Tả người như sau:
a.1. Loại bài tập tìm từ theo chủ đề, đề tài.
Dạng 1: Yêu cầu học sinh tìm từ theo chủ đề mở rộng vốn từ:
- Các từ ngữ trong chương trình được sắp xếp theo chủ đề. Khi dạy các bài này,
giáo viên giúp học sinh hệ thống lại các từ ngữ đó và có thể tăng cường mở
rộng thêm.
Ví dụ: Các em đã được học bài mở rộng vốn từ : Nhân hậu – Đoàn kết Tuần 3,
lớp 4, do vậy khi dạy bài Tổng kết vốn từ: Bài 1/Tiết 31/ Tuần 16, tôi đưa ra bài
tập:
Tìm những từ nói lên lòng nhân hậu và đoàn kết của con người?
( yêu quý, hòa thuận, đầm ấm, gắn bó, thương yêu, đùm bọc, che chở, ...)
- Hay trong tiết luyện của tuần này tôi đưa thêm cho các em bài tập:
Tìm các từ miêu tả tính tình vui vẻ của một người?
( Vui vẻ,vui sướng, vui thích, vui tính, vui tươi, vui nhộn...)
Từ đó, tôi đã giúp các em có vốn từ ngữ về miêu tả đặc điểm tính cách
của người, giúp các em vận dụng vào viết văn. Các em dễ dàng viết được
như sau:
Bạn Phương là một người vui vẻ, sống chan hòa với mọi người. Phương sẵn
6
sàng giúp đỡ bạn bè lúc khó khăn. Ở nhà, đối với ông bà, cha mẹ Phương là
người cháu rất hiếu thảo, đối với em Phương là người chị dịu dàng, luôn nhường
nhịn các em.
Dạng 2: Yêu cầu học sinh mở rộng vốn từ dựa trên kiến thức từ loại.
Khi dạy về từ loại, đối với các bài tập: Danh từ - Động từ - Tính từ giáo
viên có thể đưa ra các bài tập để phục vụ trực tiếp cho bài Tập làm văn của
các em.
Ví dụ:
* Tìm những từ chỉ hoạt động:
- Hoạt động của thầy cô giáo: giảng bài, soạn bài, hướng dẫn, dạy bảo,...
- Hoạt động học tập của học sinh: học bài, viết bài, đọc bài, nghe giảng,...
- Hoạt động nấu ăn của mẹ: Sửa soạn, cặm cụi, tất bật xào, nấu,...
* Tìm những từ chỉ hoạt động về:
- Tính tình của một bạn học sinh ngoan: ngoan ngoãn, dịu dàng thân thiện,...
- Hình dáng của một em bé: hồn nhiên, ngây thơ, nhí nhảnh, mũm mĩm,...
Ngoài các yêu cầu tìm danh từ, động từ, tính từ giáo viên cũng cần chú ý dạy
học sinh bài tập thay thế các danh từ bằng các đại từ chỉ ngôi thích hợp để câu
văn không bị lặp từ. Việc dạy học sinh xác định cách dùng từ đúng với từ loại,
tiểu loại của chúng bằng cách xây dựng các bài tập dựa trên ngữ liệu là các lỗi
dùng từ sai của học sinh và để học sinh tự sửa, giúp các em rút ra được cách
dùng từ thế nào cho đúng.
Ví dụ: Sửa đoạn văn sau bằng cách dùng đại từ thay thế.
Bàn tay mềm mại của cô giáo viết ra những dòng chữ thật đều và đẹp. Viết
xong, cô giáo ngắm nhìn bài viết của mình rồi ngắm nhìn chúng em mỉm cười.
Cô giáo như muốn khuyến khích chúng em hãy viết đẹp giống như mình.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại đoạn văn nhiều lần.
- Tìm các từ bị lặp lại trong đoạn văn: cô giáo, chúng em.
- Hãy tìm các đại từ chỉ người hoặc các từ đồng nghĩa với các từ đó để thay thế
*Học sinh đã tìm và sửa lại như sau:
7
Dạng 3: Yêu cầu học sinh mở rộng vốn từ dựa trên kiến thức cấu tạo từ.
Ví dụ: Khi dạy bài tiết luyện tập làm bài văn Tả người tuần 17, tôi đưa loại bài
tập dựa trên kiến thức từ loại mà các em đã học ở lớp 4. Cụ thể là các bài tập
sau:
1)Tìm những tiếng ghép với tiếng hiền để tạo thành từ ghép chỉ tính nết của
người? (hiền lành, hiền hậu, hiền từ, hiền thục...)
2)Tìm những từ chứa tiếng"xinh” để tả hình dáng của người?
(xinh xinh, xinh xắn, nhỏ xinh...)
3). Tìm nghững từ ghép, từ láy chỉ các hoạt động của người?
(nhanh nhẹn, hoạt bát, cần mẫn, chăm chỉ, thức khuya, dậy sớm, xốc vác...)
a.2. Loại bài tập củng cố. Kiểm tra về nghĩa của từ.
Khi được luyện tập trên những bài này, học sinh nắm chắc được nghĩa của
từ và hiểu rằng trong nhiều trường hợp, để diễn đạt một điều gì đó thì không
phải chỉ có duy nhất một từ mà còn bao nhiêu từ khác gần nghĩa, đồng nghĩa
có thể thay thế cho nó. Từ đó mà bài văn của các em có cách diễn đạt phong
phú hơn.
Bài 1. Cho các từ sau:
Cao lớn, trung thực, lười nhác, giả dối, nhỏ bé, chăm chỉ, sần sùi, trắng trẻo,
mịn màng, lực lưỡng, mảnh khảnh, đen đủi, mập mạp, còm nhom, gian giảo,
nhút nhát, bạo dạn, chất phác, nhu nhược, hèn yếu, anh dũng, siêng năng,...
- Hãy chia các từ trên thành hai nhóm và đặt tên cho mỗi nhóm.
- Tìm những cặp từ trái nghĩa trong cùng nhóm.
Ở bài tập này giúp học sinh có khả năng lựa chọn một từ trong nhóm từ
cùng nghĩa - gần nghĩa - trái nghĩa để diễn đạt chính xác nội dung của một
8
câu văn, đoạn văn mà mình định viết. Ngoài ra, loại bài tập này không chỉ
giúp các em diễn đạt một cách tinh tế nội dung tư tưởng của mình mà còn
cung cấp thêm vốn từ tránh những trường hợp sử dụng từ nhầm lẫn (về
nghĩa và sắc thái biểu cảm).
Bài 2: Hãy gạch chân dưới những từ dùng chưa phù hợp rồi sửa lại cho đúng
- Cô giáo em có nước da đen sì. Giọng nói của cô oang oang.
- Hùng chạy đuổi nhau trên sân trường thở hồng hộc.
- Bạn Hiếu là người có tấm lòng bác ái.
- Bố mẹ em rất được ông bà trọng vọng.
Với dạng bài tập này, tôi đã tiến hành làm như sau:
a. Phát hiện từ dùng sai.
b. Sửa lại cho đúng.
Để giải quyết yêu cầu 1, tôi dẫn dắt để học sinh thấy được đối tượng miêu tả
là ai, thái độ của người viết đối với người định tả thế nào, từ dùng ở hoàn cảnh
đó đúng chưa?
Dựa vào định hướng của cô, học sinh đã xác định được những từ dùng chưa
phù hợp như sau:
- Cô giáo em có nước da đen sì. Giọng nói của cô oang oang.
- Hùng chạy đuổi nhau trên sân trường thở hồng hộc.
- Bạn Hiếu là người có tấm lòng bác ái.
- Bố mẹ em rất được ông bà trọng vọng
Để giải quyết yêu cầu 2, giáo viên cần giúp học sinh nhận ra được các từ gạch
chân ở trên dùng chưa thích hợp với đối tượng và văn cảnh tả
- Đối tượng được tả trong câu văn trên là ai ? (Cô giáo, bạn bè, người thân)
- Họ có mối quan hệ với em ra sao? (là thầy cô dạy mình, là bạn bè, là người
thân,...)
- Khi muốn nói về người tốt hoặc người thân, bạn bè, nói về tình cảm của bề
trên với bề dưới mà chúng ta dùng các từ gạch chân như văn cảnh trên đã thể
hiện được sự kính trọng hay tôn trọng chưa? (chưa được).
9
- Vậy ta phải thay thế chúng như thế nào ? (Tìm các từ có cùng nghĩa, trái
nghĩa,... để thay thế)
Giáo viên cho học sinh thi đua tìm từ thay thế và tự sửa lại cho phù hợp văn
cảnh.
Nếu học sinh yếu không tìm được thì giáo viên có thể cung cấp nhóm từ cho
học sinh lựa chọn như:
- Đen sì: đen nhẻm, da nâu, da bánh mật, da dám nắng,...
- Oang oang: vang vang, ông ổng, thánh thót, trầm ấm, trong trẻo,...
- Hồng hộc: hổn hển, phì phò,...
- Bác ái: nhân hậu, nhân ái, thương người,...
(Giáo viên lưu ý khi học sinh lựa chọn từ bác ái, nhân ái là: dùng từ này không
sai nhưng chỉ nên dùng khi nói về một người quan trọng, một vĩ nhân còn nói về
người bình thường như chúng ta trong cuộc sống hằng ngày thì không nên).
- Trọng vọng: tin yêu, tin tưởng, đề cao, đánh giá cao,...
Qua đó học sinh đã sửa được câu như sau:
- Cô giáo em có nước da bánh mật. Giọng nói của cô trầm ấm (thánh
thót).
- Hùng vừa thi chạy xong thở hổn hển.
- Bạn Hiếu có tấm lòng nhân hậu (thương người)
- Bố mẹ em rất được ông bà tin tưởng (tin yêu).
Vậy bài tập này nhằm giúp học sinh nhận biết được lỗi dùng từ sai, biết tìm từ
khác để thay thế, sửa chữa khi dùng từ chưa chính xác. Ngoài ra bài tập còn
cung cấp và làm giàu vốn từ cho học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho các em lựa
chọn khi miêu tả hình dáng, tính nết của một người.
a.3. Loại bài tập về từ láy:
Ví dụ: Khi dạy tiết 30 (tuần 15). Bài 3: Tìm các từ ngữ miêu tả hình dáng người
như mái tóc, đôi mắt, khuôn mặt, làn da, vóc người,... Tôi còn yêu cầu các em là
tìm thêm các từ láy tả hình dáng, giọng nói của người.
Tôi thường yêu cầu các em như: Hãy tìm các từ láy miêu tả người ?
- Tả mái tóc: mượt mà, lơ thơ, dày dặn, xơ xác, lưa thưa, óng ả,...
10
- Tả đôi mắt: lay láy, mơ màng, sâu thăm thẳm, đỏ đọc,...
Đối với làn da, thân hình , dáng đi,...cách làm tương tự.
Sau khi học sinh tìm xong các từ theo yêu cầu, tôi giúp các em thấy được tầm
quan trọng của những từ láy, nhất là các từ gợi hình ảnh, gợi âm thanh đều có
sức gợi tả, gợi cảm cao. Nếu sử dụng nó trong văn miêu tả nói chung và văn tả
người nói riêng sẽ tăng giá trị biểu đạt cho câu văn, bài văn, làm cho câu văn,
bài văn giàu hình ảnh và sinh động hơn.
a.4. Loại bài tập về thành ngữ, quán ngữ, tục ngữ:
Ngoài việc cung cấp, làm giàu thêm vốn từ cho các em thì giáo viên cũng cần
quan tâm đến việc dạy thành ngữ, quán ngữ và tục ngữ thông dụng nhằm giúp
cho cách diễn đạt của các em trong sáng, nhuần nhuyễn và sinh động, ngôn ngữ
phong phú mang đậm bản sắc dân tộc. Sau khi học sinh học xong bài 2 tiết 30
tuần 15 tôi cho thi đố vui trong mục hoạt động tập thể của tiết sinh hoạt lớp hoặc
những giờ luyện Tiếng Việt, tiết mở rộng vốn từ theo chủ đề nếu thấy thích hợp.
Sau đó tôi cho học sinh liên hệ sử dụng một số thành ngữ, tục ngữ, quán ngữ
trong văn miêu tả, giúp các em nhận biết là sử dụng trong trường hợp nào để tả
người. Làm cho bài văn có ngôn từ đa dạng, xúc tích, phong phú hơn.
Dạy Tập làm văn qua đơn vị câu, dấu câu:
Một thực trạng khá phổ biến ở các bài văn của học sinh hiện nay là học sinh
thường viết những câu " què”, câu " cụt” và bài viết không có dấu ngắt câu. Có
khi trong cả bài viết các em chỉ ngắt câu để phân biệt ba phần: Mở bài, thân bài,
kết bài. Vì vậy, trước hết giờ học về câu cần rèn cho học sinh kĩ năng viết câu
đúng. Có thể thực hiện điều này qua việc cho các em làm các bài tập thực hành
về câu, sửa các viết sai câu và dùng sai dấu trong tiết Trả bài Tập làm văn. Một
số bài học sinh viết như sau:
Bài 1: "Mẹ em đẹp lắm mẹ có dáng người nhỏ nhắn nước da trắng hồng đôi bàn
tay dịu dàng của mẹ làm không biết bao nhiêu là việc cho em và gia đình mẹ đẹp
người và cũng đẹp cả nết...”
Bài này học sinh chỉ sai là không chấm câu còn ý và nội dung thì đảm bảo.
Vậy tôi yêu cầu học sinh đọc và xác định:
11
Đoạn văn trên tác giả tả đến đặc điểm nào của mẹ ?
Mỗi đặc điểm đó có tương tương với một ý không ?
Mỗi ý diễn đạt trọn vẹn có tương đương với một câu không?
Hãy ngắt đoạn văn trên thành các câu tương đương với mỗi ý vừa xác định
được: đặt dấu chấm và viết hoa câu cho đúng.
Qua gợi ý học sinh đã sửa được như sau:
Qua các bài tập câu, dấu câu, giáo viên giúp các em rèn luyện kĩ năng sử dụng
dấu câu, đặt câu. Từ đó giúp các em làm quen với các kiểu câu khi diễn đạt và
cấu trúc của một câu đúng, câu đủ thành phần, có thói quen và ý thức viết đúng
câu, sử dụng đúng dấu câu. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc viết đoạn, viết bài
tốt hơn.
a.5. Loại bài tập viết đoạn văn ngắn theo chủ đề, đề tài:
Ở những bài tập này, giáo viên gợi ý hướng làm bài cho các em bằng một số
câu hỏi nhằm viết một đoạn văn mạch lạc, đúng chủ đề cho trước ( hoặc vấn đề
do học sinh tự chọn theo yêu cầu của đề bài ).
Ví dụ: (Bài tập 2 tiết 28. Ôn tập về từ loại trang 143 Tiếng Việt 5 tập 1) đã yêu
cầu học sinh dựa vào khổ thơ 2 của bài Hạt gạo làng ta để viết một đoạn văn
ngắn tả mẹ đi cấy giữa trưa tháng sáu.
Hay (bài tập 4 tiết 30. Bài tổng kết vốn từ trang 151 Tiếng Việt lớp 5 tập
1). Yêu cầu của bài là dùng một số từ (khoảng 5 từ ngữ) ở bài 3 để đặt câu
viết một đoạn văn ngắn tả về hình dáng của một người thân hoặc một người
em quen biết.
- Sau khi cho học sinh đọc sách giáo khoa, xác định yêu cầu bài tập, giáo viên
gợi ý bằng một số câu hỏi sau:
12
Người em định tả là ai? (bà, bố, mẹ, cô giáo).
Đề bài yêu cầu tả chân dung hay hoạt động của người?
Người đó có hình dáng hay hoạt động gì nổi bật?
(mái tóc, khuôn mặt, dáng đi, tư thế, tác phong, hành động trong lúc làm việc).
- Ngoài việc giúp học sinh nắm vững bài học, hiểu yêu cầu bài tập, giáo viên còn
phải lưu ý thêm: để viết được đoạn văn ngắn theo yêu cầu thì phải xác định được
nội dung và tìm ý, sắp xếp các ý rồi tìm cách diễn đạt sao cho phù hợp với nội
dung đó.
b. Dạy Tập làm văn qua phân môn Kể chuyện và Tập đọc.
Qua việc dạy các bài kể chuyện, Tập đọc, giáo viên cung cấp cho học sinh
nhiều vốn sống một cách gián tiếp, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm cho các em.
Chính những tình cảm cao đẹp đó kết hợp với vốn sống trực tiếp giúp các em có
thêm hểu biết và cảm xúc để làm các bài văn miêu tả đặc biệt là tả người.
Ví dụ: Khi dạy bài kể chuyện ” Pa-xtơ và em bé”
Sau khi hướng dẫn các em kể tìm hiểu về nhân vật Pa-xtơ như sau:
Để tiêm vác xin cứu em bé, Pa-xtơ đã phải trăn trở như thế nào?
(Ông phải day dứt nhiều đêm).
Hành động và việc làm của ông đã cho ta biết ông là người như thế nào?
(Là thầy thuốc có trách nhiệm, nhiệt tình cứu chữa bệnh nhân, giàu lòng nhân
hậu).
Em có tình cảm gì đối với nhân vật Pa-xtơ ?
(Yêu quý, kính trọng, khâm phục tài năng của ông).
GV: Vậy khi miêu tả tính cách của một con người ta không nhất thiết phải nói
trực tiếp là người đó tốt hay xấu mà có thể đi sâu vào miêu tả cử chỉ hành động
của nhân vật kết hợp với nêu cảm xúc của người viết, từ đó giúp cho người đọc
hiểu và hình dung ra được nhân vật đó như thế nào, tính cách của nhân vật đó ra
sao.
- Khi dạy các bài Tập đọc, ngoài việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung và
hình thức nghệ thuật của bài, giáo viên còn có nhiệm vụ giúp học sinh tích lũy
được kinh nghiệm để làm văn.
13
Ví dụ: Khi dạy bài tập đọc:" Một chuyên gia máy xúc” có những chi tiết
sau:
"Tôi nhìn thấy một người ngoại quốc cao lớn, mái tóc vàng óng ửng lên như
một mảng nắng...Bộ quần áo xanh màu công nhân, thân hình chắc và khỏe,
khuôn mật...Đôi mắt sâu và xanh...Đôi tay to và chắc”.
Ngoài việc hướng dẫn cho học sinh hiểu được nội dung của câu chuyện, tôi
còn hướng dẫn cho các em nhận biết được các yếu tố có liên quan đến văn tả
người như sau:
Bài tập đọc thuộc thể loại văn gì? (Kể chuyện).
Nội dung là kể chuyện song tác giả đã xen lồng văn tả người các em ạ. Vậy
tác giả đi sâu vào tả đặc điểm gì của anh A-lếch-xây? (Tả dáng vẻ).
GV: Vậy khi tả chân dung của một người, ta có thể đi sâu vào tả ngoại hình của
nhân vật đó có những nét nổi bật về hình dáng. Ở bài này tác giả đã rất tinh tế
khi lựa chọn đặc điểm nổi bật về hình dáng để tả anh A-lếch-xây vì anh là người
ngoại quốc có hình dáng khác hẳn hình dáng của người Việt Nam ta. Các em nên
học tập cách tả ngoại hình này của nhà văn Hồng Thủy khi các em học thể loại
văn tả người trong những tuần tới.
* Tóm lại: Việc dạy học sinh Tập làm văn Tả người không nên chỉ chờ đến giờ
Tập làm văn mà cần kết hợp dạy nó trong khi dạy các phân môn khác, làm được
điều này sẽ khiến cho việc giảng dạy cũng như học Tập làm văn của giáo viên
và học sinh nhẹ nhàng và có chất lượng hơn.
Biện pháp 2 : Rèn kĩ năng sử dụng văn tham khảo trong dạy học tập làm
văn.
Trước hết, cần phải xác định những "bài văn mẫu” ở đây không phải là những
sản phẩm mang tính chuẩn mực mà nó chỉ là những tài liệu có chọn lọc đưa ra
để tham khảo và học tập. Như vậy, việc giáo viên giúp học sinh vận dụng linh
hoạt hợp lí các "bài văn mẫu” là rất quan trọng. Để giúp học sinh sử dụng văn
tham khảo tốt hơn tôi thường làm như sau:
a. Chọn tài liệu tham khảo:
14
Như chúng ta đều biết trên thị trường có nhiều loại sách tham khảo cả chính
thống và không chính thống. Do vậy việc lựa chọn tài liệu tham khảo là rất khó
khăn đối với trình độ của học sinh. Vì vậy tôi đã trực tiếp tìm đọc và lựa chọn
cho các em những quyển sách tham khảo sau:
- Tuyển tập 150 bài văn hay cấp Tiểu học.
Tác giả: Thái Quang Vinh, Trần Đức Niềm. Nhà Xuất bản Đại học sư phạm.
- Những bài văn đạt giải cấp quốc gia.
Tác giả: Tạ Thanh Sơn, Nguyễn Trung Kiên. Nhà Xuất bản Đại học sư phạm.
- 40 Bộ đề ôn thi Tiếng Việt cuối cấp Tiểu học.
Tác giả: Lê Phương Nga, Lê Hữu Thỉnh, Nguyễn Trí.Nhà Xuất bản Giáo dục
Việt Nam.
b. Chọn và phân tích bài:
Sau khi học sinh có trong tay một trong những quyển sách tham khảo trên,
trước khi học bài trên lớp tôi hướng dẫn các em tiếp cận với bài văn tham khảo
như sau:
Ví dụ: Tiết 21/ tuần 12: Tả người thân trong gia đình em, tôi yêu cầu các em
làm như sau:
- Tìm trong sách tham khảo các bài văn có liên quan tới nội dung của bài ngày
mai (tả người).
- Đọc nhiều lần các bài văn đó.
- Lựa chọn bài tiêu biểu nhất (Bố cục, nội dung, hình ảnh, nghệ thuật,...)
- Cuối giờ học hôm sau báo cáo kết quả lựa chọn của mình trước lớp.
Nhờ vào yêu cầu đó hầu hết các em đều chọn được một bài mà mình ưng ý và
báo cáo được kết quả như sau:
- Em chọn bài văn tả bà (Tuyển tập 150 bài văn hay cấp Tiểu học). Vì bài đó có
đoạn tả hình dáng bà rất hay.
- Em chọn bài văn tả em bé (40 Bộ đề ôn thi Tiếng Việt cuối cấp Tiểu học). Vì
đoạn tả hình dáng của em bé rất ngộ nghĩnh, đáng yêu.
- Em chọn bài văn tả ông (Những bài văn đạt giải cấp quốc gia). Vì nó có bố cục
rõ, dễ hiểu và có câu văn hay.
15
- Em chọn bài văn tả mẹ. (Những bài văn đạt giải cấp quốc gia). Vì bài tả tình
cảm của người mẹ dành cho con rất xúc động.
Qua bước này, tôi đã giúp các em tiếp cận được với nhiều đối tượng tả.
Trong quá trình đọc bài các em phần nào hình dung ra cách tả một người như
thế nào, bài văn có bố cục ra sao, có mấy phần, mấy ý lớn, từ đó các em có
khả năng định hình cho ý tưởng tả, sắp xếp các phần, các ý cho bài viết của
mình sau này.
c. Chọn lọc câu, từ hay, hình ảnh đẹp:
Khi học sinh thực hiện xong bước chọn bài và phân tích bài, tôi hướng dẫn học
sinh cách chọn từ ngữ, câu văn hay, hình ảnh đẹp thông qua các câu hỏi gợi ý
sau:
Trong bài em vừa chọn có những từ ngữ, câu văn nào hay?
Hình ảnh gây ấn tượng nhất cho em là gì?
Có biện pháp nghệ thuật nào em cần phải học tập?
Làm kĩ bước này giáo viên góp phần cung cấp cho các em một số câu văn, từ
ngữ hay, hình ảnh đẹp, làm giàu vốn từ, giúp các em có thể học tập áp dụng vào
bài viết của mình.
d. Áp dụng để viết đoạn, bài:
Giáo viên cần lưu ý cho học sinh khi áp dụng văn tham khảo như sau:
- Đọc nhiều sách tham khảo, càng đọc nhiều càng tốt nhưng cũng cần phải có sự
chọn và ghi nhớ những câu, từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.
- Tự cảm nhận ý nghĩa, nội dung về các chi tiết mà mình lựa chọn.
- Thông qua cảm nhận của riêng mình hãy biến các chi tiết vừa lựa chọn đó
thành ngôn ngữ diễn đạt của cá nhân mình.
- Xác định được các chi tiết lựa chọn đó dùng khi nào, lúc nào cho phù hợp với
văn cảnh.
- Có thể chọn ngữ liệu tham khảo tả đối tượng này để áp dụng tả cho đối tượng
khác nhưng phải cùng một thể loại.
- Tạo ra sản phẩm thực sự là của mình chứ không phải ghi nhớ, học thuộc để sao
chép lại.
16
Vậy qua việc sử dụng văn tham khảo giúp học sinh học tập cách dùng từ, đặt
câu, sử dụng các biện pháp nghệ thuật, cách bố cục, cấu trúc của một bài văn để
vận dụng vào bài làm của mình khi viết văn tả người.
Biện pháp 3: Rèn kĩ năng lập dàn bài chi tiết.
Việc lập dàn bài là bước định hướng cụ thể cho bài làm văn của các em. Mỗi
dàn bài Tập làm văn được coi như một bản kế hoạch, chỉ cần nhìn vào đó, ta có
thể hình dung được nội dung bài văn sẽ được triển khai như thế nào. Nếu như
làm được việc này, học sinh sẽ có điều kiện để chuẩn bị kĩ hơn khi viết thành
văn trong tiết tập làm văn viết. Do đó, công việc của người giáo viên là phải
chuẩn bị cho mình dàn bài để có thể cung cấp một số kiến thức có liên quan đến
đề văn cho các em.
Sau đây tôi xin đưa ra cách hướng dẫn học sinh lập dàn ý chi tiết cho bài văn
tả người theo các bước sau:
Ví dụ: Hãy lập dàn ý cho bài văn tả người thân trong gia đình em ? (Tiết 21 tuần
12).
a. Bước phân tích đề:
Phân tích đề rất quan trọng. Nếu bỏ qua thì học sinh có khả năng lớn là sẽ làm
lạc đề hoặc bài viết sẽ không trọng tâm. Vậy tôi đã dùng câu hỏi gợi mở để giúp
học sinh phân tích đề như sau:
Bài văn thuộc thể loại gì? (Văn miêu tả).
Đối tượng miêu tả là ai? (Tả người thân).
Nội dung miêu tả là gì? (Tả hình dáng tính tình).
Lời văn cần bộc lộ thái độ, tình cảm như thế nào? (Kính trọng, yêu thương).
Kĩ năng này có tác dụng giúp học sinh xác định đúng thể loại văn và yêu cầu
của đề bài, tạo điều kiện cho học sinh tả đúng đối tượng.
b. Bước lập dàn ý:
Dựa vào cấu tạo của bài văn tả người, bằng hệ thống câu hỏi, bằng các hình
thức tổ chức dạy học, tôi giúp các em lập dàn ý như sau:
* Mở bài: Giới thiệu người định tả
Mở bài yêu cầu các em phải làm gì? (Giới thiệu người được tả).
17
Giới thiệu như thế nào? (Người đó là ai, có quan hệ với em như thế nào, tình
cảm của em với người được tả?)
* Thân bài:
Tả hình dáng:
- Tả bao quát:
Người đó bao nhiêu tuổi? (bảy mươi, bảy mươi lăm tuổi, bốn mươi tuổi,...)
Có vóc dáng như thế nào? (dong dỏng cao, cao cao, nhỏ nhắn, thon thả,...)
- Tả chi tiết:
Nêu đặc điểm râu tóc? (bạc phơ, trắng như cước,...)
Miêu tả da dẻ của người định tả qua những từ ngữ nào? (hồng hào, nhăn
nheo,...)
Gương mặt (khuôn mặt) của người định tả thế nào? (phúc hậu, nhân từ,...)
Ta có thể dùng những từ ngữ nào để miêu tả mắt (ánh mắt) của người định tả?
(hiền từ, ấm áp, tin cậy, tươi vui,...)
Dáng đi của người định tả thế nào? (nhanh nhẹn, chậm chạp, khoan thai,...)
Người đó có những thói quen gì?(mặc quần áo rộng, áo sờn bạc,...)
Sở thích của người đó là gì? (nghe đài, chăm sóc cây, thích làm việc,...)
Người đó đối xử với mọi người trong gia đình hoặc hàng xóm ra sao?
(cởi mở, chan hòa, tình nghĩa với bạn bè, hàng xóm, giúp đỡ,...)
* Kết luận:
Phần kết luận em phải làm gì? (Nêu cảm nghĩ hoặc nhận xét của em).
Cảm nghĩ của em thế nào? (yêu mến, kính trọng, mong ông (bà) sống lâu,...)
Vậy qua việc lập dàn bài này, giáo viên đã giúp học sinh xác định đúng yêu
cầu của đề, nắm vững thể loại, xây dựng được tiến trình tả, hình thành được cấu
trúc bài văn Từ đó khi viết văn các em sẽ tránh được các lỗi thường mắc như ý
lộn xộn, không rõ chủ đề, bố cục,...
Biện pháp 4: Rèn luyện thao tác kĩ năng làm một bài văn cho học sinh.
a. Bài tập viết đoạn:
Có thể nói nhóm bài viết đoạn là nhóm bài tập khó nhất đòi hỏi học sinh phải
vận dụng một cách tổng hợp sự hiểu biết, cảm xúc về cuộc sống, về các đối
18
tượng được tả và các kĩ năng ngôn ngữ đã được hình thành trước đó để tạo lập
được đoạn. Do đó, giáo viên phải luyện cho học sinh diễn đạt đúng những điều
muốn nói, muốn viết. Tiếp đó, một ý có thể diễn tả thành những lời khác nhau.
Học sinh phải biết chọn lựa cách diễn đạt nào có hiệu quả nhất. Các đoạn văn
được luyện viết thường là đoạn mở bài, đoạn thân bài, đoạn kết bài.
* Đối với đoạn mở bài:
Mở bài giống như một lời giới thiệu mời chào. Nếu lời chào mời mà hay và ấn
tượng sẽ có tác dụng rất lớn là gây chí tò mò, thúc giục người đọc đọc tiếp phần
sau:
- Phân biệt lại 2 cách mở bài cho học sinh, nêu các ví dụ cụ thể.
+ Cách vào bài trực tiếp : Bà ngoại là người em yêu quý nhất.
+ Cách vào bài gián tiếp : Tuổi thơ của em được nhiều người quan tâm, chăm
sóc. Mẹ dạy em tập nói, tập đi, cô giáo dạy em học hành tiến bộ... tất cả em đều
biết ơn và yêu quý. Nhưng bà ngoại là người em biết ơn và yêu quý suốt đời.
- Học sinh đọc ví dụ nhận biết hướng viết, so sánh đối chiếu để nhận biết được
cách nào vào bài hay nhất.
- Yêu cầu học sinh áp dụng viết, sau đó đọc trước lớp để giáo viên cùng lớp
nhận xét (biểu dương những em có bài hay để lớp học tập).
*Đối với đoạn thân bài:
Thân bài là phần diễn tả nội dung của bài văn. Nó chứa đựng ý tưởng, chủ đề
của cả bài văn. Nó giúp người đọc hiểu được nội dung của chủ đề cũng như tư
tưởng, tình cảm của người viết ở trong đó, giúp người đọc biết buồn, vui, yêu
ghét, giận hờn khi đọc bài văn. Vậy phần này tôi thực hiện như sau:
- Hướng dẫn học sinh xác định nội dung chính của bài (bài viết gồm mấy
đoạn).
Ví dụ: Tả người mà em thường gặp. (Luyện tập tả người/ Tiết 25 tuần 13)
Phần thân bài em định viết mấy đoạn? (Hai đoạn).
Đó là những đoạn nào? (Đoạn 1 tả hình dáng ; Đoạn 2 tả tính tình)
*Đối với đoạn kết bài:
19
Kết bài là phần khép lại bài viết. Ở phần này, người viết một lần nữa bày tỏ quan
điểm, tình cảm đối với người được tả. Có cái kết bài mà như không kết nó mở ra
một cái nhìn mới tùy thuộc vào nhận thức của người viết và người đọc. Vậy tôi
lưu ý cho các em 2 cách kết bài như sau:
- Cách kết bài không mở rộng : Bà là người tuyệt vời nhất đối với em. Em rất
kính yêu bà.
- Cách kết bài mở rộng : Em rất kính yêu bà. Bà là tia nắng sưởi ấm tâm hồn em.
Em mong sao tia nắng ấy mãi mãi không bao giờ tắt.
Bài tập viết đoạn này rèn cho học sinh kĩ năng tạo lập được đoạn văn đảm bảo
sự liên kết chặt chẽ về ý. Các đoạn văn được luyện viết là đoạn mở bài (trực
tiếp, gián tiếp), đoạn thân bài, đoạn kết bài (mở rộng, không mở rộng). Các đoạn
phải bảo đảm sao có sự liền mạch về ý (không rời rạc, lộn xộn), các ý trong đoạn
được diễn tả theo một trình tự nhất định nhằm minh họa, cụ thể hóa ý chính ( có
câu mở đầu, câu triển khai và câu kết thúc).
b. Bài tập viết bài văn:
Những bài tập viết bài văn thường được thực hiện trong cả một tiết học. Nó là
công đoạn cuối cùng sâu chuỗi lại các bước đã thực hiện ở trên. Trước khi cho
học sinh viết bài hoàn chỉnh bao giờ tôi cũng gợi ý cho học sinh nhớ lại các yêu
cầu cơ bản của một bài văn như:
Bài văn định tả ai?
Bài văn gồm mấy phần?
Phần thân bài định tả mấy ý? Nội dung chính của các ý là gì?
Qua cách làm trên giáo viên đã giúp học sinh biết cách viết một bài văn hoàn
chỉnh cân đối về cả nội dung, hình thức. Nội dung của bài văn không bị thừa
hoặc thiếu, không lặp lại hoặc rườm rà.Sau khi hướng dẫn học sinh thực hiện các
bước như trên số học sinh làm văn có hình ảnh sinh động tăng lên nhiều. Đây là
một số bài văn mà các em đã thực hiện trong tiết học được giáo viên đánh giá
cao.
20
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nhiệm:
So sánh với kết quả khảo sát lần đầu (tuần 16 năm học 2016 - 2017) và sau
khi vận dụng các giải pháp trên kết quả lớp tôi thu được kết quả như sau:
Số HS
32 em
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
9 em
27,9 %
23 em
72,1 %
0
Tỉ lệ
0
Sau mỗi đề bài tả người tôi nhận thấy học sinh viết văn thể hiện được tính
sáng tạo trong bài viết và thể hiện được hình ảnh, cảm xúc không sao chép,
không vay mượn văn của người khác như trước nữa. Các em viết được mở bài
hay, hấp dẫn và kết bài giàu cảm xúc. Có nhiều học sinh đã có những cảm nhận
tinh tế, các em khi quan sát đã khái quát được những nét tiêu biểu về tuổi tác,
hình dáng, tính nết của từng đối tượng để tả một cách rõ nét và tiêu biểu.
21
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
3.1. Kết luận:
Có thể nói, bước đầu thành công trong việc dạy Tập làm văn tả người cho học
sinh lớp 5B là nguồn động viên rất lớn cho tôi. Tôi sẽ đem kinh nghiệm này tiếp
tục áp dụng để giảng dạy phân môn Tập làm văn ở các năm sau, với mong
muốn lớn nhất của tôi là giúp học sinh nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt cấp
Tiểu học.
Muốn chất lượng của học sinh ngày một nâng cao thì giáo viên cần tích cực
tìm tòi học tập, tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao kiến thức chuyên môn. Tích
cực mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học, dạy đúng phương pháp của bộ
môn, coi trọng người học, coi người học là chủ thể hoạt động, có như vậy tiết
học nhẹ nhàng mà đạt hiệu quả cao hơn.
3.2. Kiến nghị:
- Đối với BGH nhà trường: Cần cho áp dụng đối với các lớp khối 4,5 trong
trường, nhằm rút kinh nghiệm chung đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả
giảng dạy phân môn Tập làm văn nói chung và kiểu bài văn tả người nói riêng.
- Đối với đồng nghiệp dạy lớp 4, 5: Thầy, cô giáo cần phải đầu tư hơn nữa về
phương pháp và biện pháp cho mỗi giờ học phân môn Tập làm văn (từng thể
loại, từng kiểu bài cụ thể) để từng bước giúp các em nắm vững kiến thức, chủ
động nói lên những suy nghĩ hồn nhiên của mình; nói đúng, nói hay, làm giàu
thêm vốn từ ngữ và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị
Thanh Hoá, ngày 25 tháng 3 năm 2018
Tôi cam đoan đây là SKKN của tôi viết
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết:
Lê Thị Hà
22
Tµi liÖu tham kh¶o
1. “Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 tập 1, 2”.
Nhà xuất bản giáo dục. Tái bản lần thứ tư . Năm 2010.
2. “Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 5 tập 1, 2”.
Nhà xuất bản giáo dục. Năm 2006.
3. “Phạm Thị Thu Hà . Thiết kế bài giảng Tiếng Việt lớp 5 tập 1, 2”. Nhà
xuất bản Hà Nội.
4. “Đặng Mạnh Thường. Luyện Tập làm văn 5”. Nhà xuất bản giáo dục.
Năm 2008
5. “Giáo sư tiến sỹ Lê Phương Nga. 35 đề ôn luyện Tiếng Việt cuối cấp tiểu
học”. Nhà xuất bản giáo dục. Năm 2011.
6. “Giáo sư tiến sỹ Lê Phương Nga (chủ biên) Tiếng Việt nâng cao 5”. Nhà
xuất bản giáo dục. Tái bản lần thứ bảy
7. “Trần Mạnh Hưởng. Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt 5”. Nhà xuất bản
Giáo dục.
8. “Giáo sư tiến sỹ Lê Phương Nga. Vở bài tập nâng cao Từ và câu lớp 5”.
Nhà xuất bản Đại học sư phạm. Năm 2012.
9. “Trần Mạnh Hưởng(chủ biên). Một số bài Tập làm văn chọn lọc lớp 5”.
Nhà xuất bản Giáo dục. Năm 2005.
23