Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

SKKN một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm tốt bài văn tả người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.7 KB, 15 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ THANH HÓA
************************

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5
LÀM TÔT BÀI VĂN TẢ NGƯỜI

Người thực hiện: Lê Thị Ngoan
Chức vụ
: Giáo viên
Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Minh Khai I
Sáng kiến kinh nghiệm thuộc lĩnh vực môn Tiếng Việt

THANH HÓA, NĂM HỌC 2016


I. MỞ ĐẦU:
1. Lí do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết phân môn Tập làm văn là nhiệm vụ then chốt của
môn Tiếng Việt. Nó có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho
học sinh. Việc dạy Tập làm văn ở Tiểu học là góp phần rèn luyện cho học sinh
năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện cho các em giao tiếp trong cuộc
sống hàng ngày và học tốt các môn học khác. Thế nhưng đa số học sinh gặp rất
nhiều khó khăn khi làm văn miêu tả, đặc biệt là văn tả người.
Qua nhiều năm giảng dạy phân môn tập làm văn lớp 5, tôi nhận thấy khi
làm kiểu bài tả người, học sinh còn nhiều lúng túng, máy móc, khuôn mẫu, thấy
gì tả nấy, chưa biết lựa chọn các chi tiết nổi bật, các đặc điểm riêng của từng
người để miêu tả. Ví dụ với đề bài tả cô giáo hầu như bài làm nào của các em
cũng tả cô giáo có dáng người thon thả, mái tóc óng mượt luôn xõa ngang vai.
Làn da trắng hồng như bôi một lớp phấn mỏng. Giọng cô ấm áp. Môi luôn tươi


cười… Khi chấm bài hầu hết chúng ta thường gặp những cô giáo có hình dáng,
tính tình giống nhau. Hoặc với đề bài tả mẹ, tôi thường nói đùa với học sinh sao
mẹ của các bạn giống nhau đến thế, giống từ ngoại hình đến tính cách – đều có
nước da trắng hồng, đôi môi luôn nở nụ cười tươi tắn, đôi mắt bồ câu long
lanh...
Do đó, ngay từ đầu năm học tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp
học sinh lớp 5 làm tốt bài văn tả người”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Hình thành cho học sinh kỹ năng viết văn tả người tốt, tạo cho các em
hứng thú khi học phân môn tập làm văn. Đây là việc làm cần thiết đối với mỗi
giáo viên làm công tác giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 5A trường Tiểu học Minh Khai 1- Thành phố Thanh Hóa.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Ph¬ng ph¸p quan s¸t
- Ph¬ng ph¸p pháng vÊn
- Ph¬ng ph¸p ph©n tÝch tæng hîp
- Ph¬ng ph¸p tr¾c nghiÖm
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2


A. Cơ sở lý luận:
Văn tả người không phải là đưa ra những lời nhận xét chung chung,
những đánh giá trừu tượng về con người... Mà miêu tả là dùng ngôn ngữ, lời văn
sống động để giúp người đọc nhìn rõ chúng tưởng như làm hiện lên trước mắt
người đọc một con người bằng xương, bằng thịt, gợi cho người đọc cảm nhận,
suy nghĩ như mình. Tuy nhiên hình ảnh một con người không phải là một bức
ảnh chụp lại, sao chép vụng về. Nó là kết quả của những nhận xét tinh tế, những
rung động sâu sắc mà người viết đã thu được khi quan sát.

B. Thực trạng của vấn đề:
Trong văn miêu tả nói chung, kiểu văn tả người vừa quan trọng vừa khó.
Quan trọng vì nó giúp học sinh quan sát, khắc họa và đánh giá một con người
mà các em tiếp xúc trong cuộc sống; đánh giá chung tỏ thái độ yêu ghét đúng
mức tức là tự bồi dưỡng được những tình cảm đạo đức tốt đẹp của con người
mới. Tả người khó vì phải biết chọn lọc những chi tiết thật nổi bật, cho biết
người đó ở lứa tuổi nào, làm nghề gì và tính nết ra sao… Hơn thế nữa, bài văn tả
người thành công nhất là ở chỗ nó tô đậm một vài nét đặc sắc làm cho người ta
phân biệt rõ người được tả với những người khác. Kiểu bài văn tả người trong
chương trình lớp 5 bắt đầu từ tuần 12. Sau khi tiến hành khảo sát bài đầu tiên :
Tả lại cô giáo hoặc thầy giáo đã dạy em trong những năm học trước.Tôi nhận
thấy học sinh làm bài có những điểm chung như sau:
- Các em thường tả cô giáo là một người trẻ, đẹp ăn mặc thời trang, tính
nết dịu hiền, không bao giờ mắng mỏ học sinh. Như vậy là các em đã thần hóa
đối tượng miêu tả. Có em đã tả cô giáo mình theo khuôn mẫu tả mẹ hay một
diễn viên, một ca sĩ mà em yêu thích: Đó là người có cặp mắt bồ câu long lanh,
lông mày lá liễu, nước da trắng hồng, mái tóc dài, đen nhánh… trong con mắt
của các em thầy, cô giáo người một người hoàn mĩ. Điều đó cũng thật dễ hiểu.
Nhưng trong thực tế, thầy, cô giáo cũng chỉ là một người bình thường như bao
người bình thường khác: tức là cũng
giản dị, cũng vất vả, dậy sớm thức khuya…
- Vì là học sinh lớp 5 nên cách làm bài của các em ít nhiều cũng mang tính
nghệ thuật. Có nghĩa là các em đã biết sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh, các biện
pháp nghệ thuật tu từ song nhiều chi tiết còn thiếu tính chân thực, ngôn từ chưa
được gọt giũa, hình ảnh so sánh khập khiễng, cách dung từ vụng về.
3


- Ví dụ một học sinh tả cô giáo: “Miệng bằng cục tẩy và đỏ, đôi hàm răng
trắng muốt của cô như lông chim bồ câu trắng…” hoặc “Đôi mắt cô tròn như hai

hòn bi ve…khuôn mặt cô hồng hào vẻ vang. Cô ăn mặc rất tự nhiên như ở nhà.
Cô luôn đi thon thả và nhẹ nhàng…”
- Lại có em tả thực như sau: “Cô năm nay 34 tuổi cùng tuổi với bố em.
Chồng cô là phó bí thư Đảng ủy phường. Cô có hai con: chị học lớp 6 hơn em
một tuổi và một em học lớp mẫu giáo…”
- Vốn từ ngữ của các em còn hạn chế nên bài làm còn mang tính liệt kê, hô
khẩu hiệu như: “Bạn ấy rất khiêm tốn. Giọng của bạn ấy rất hay. Bạn cũng rất
hiền từ”.
- Lại có em đưa vào bài làm của mình những chi tiết chưa chắt lọc, thiếu
tính giáo dục. Ví dụ với đề bài “ Tả người bạn thân nhất của em”, có em viết: “
Bạn Hùng rất tốt với em, bạn ấy thường mua quà cho em ăn sau buổi tan học…”
Tóm lại, cái hạn chế lớn nhất của các em trong làm bài văn miêu tả nói
chung và kiểu bài văn tả người nói riêng là bệnh công thức, khuôn sáo, máy
móc, thiếu tính chân thực và cả nghệ thuật nữa. Nói cụ thể là các em thường phụ
thuộc vào bài mẫu, không kể đề bài quy định như thế nào. Với cách làm bài ấy,
các em không cần biết đến đối tượng miêu tả, không quan sát và không có cảm
xúc gì về đối tượng. Điểm nữa đó là sự miêu tả hời hợt, chung chung không có
một sắc thái riêng biệt cụ thể nào của đối tượng được tả. Nguyên nhân chủ yếu
vì các em không biết quan sát nên không có nhận xét gì cụ thể, không biết lựa
chọn chi tiết nổi bật.
C. Giải pháp và tổ chức thực hiện
Để giúp học sinh làm được một bài văn tả người đạt được những yêu cầu
như vừa mang tính chân thực, vừa mang tính mang tính nghệ thuật và mỗi bài
văn là một sản phẩm sáng tạo tôi đã hướng dẫn các em làm như sau:
1. Rèn học sinh thực hiện tốt khâu chuẩn bị bài mới :
- Do thời gian dành cho tiết tập làm văn trên lớp chỉ từ 35 đến 40 phút, vì
thế các em cần phải có sự đầu tư từ trước, nếu không chuẩn bị bài thì việc học
tập trên lớp của các em gặp nhiều khó khăn và kém hiệu quả. Tuy nhiên, việc
phải chuẩn bị gì và chuẩn bị như thế nào còn phụ thuộc vào sự định hướng của
giáo viên. Do đó, tôi thường định hướng cho các em chuẩn bị bài một cách rõ

ràng, cụ thể:
4


a. Trước hết phải tập quan sát, phải có công quan sát để tìm ra những nét
nổi bật, độc đáo của đối tượng quan sát. Có thể ghi nhớ trong đầu, có thể ghi
chép lại vào vở. Có thể ghi dáng vẻ bên ngoài, rồi qua dáng vẻ bên ngoài mà ghi
tâm trạng bên trong. Có thể quan sát trực tiếp hoặc hồi tưởng lại bằng trí nhớ bởi
hầu như những đối tượng tả các em đã từng gặp hằng ngày.
b. Cung cấp cho học sinh những điều cần lưu ý khi quan sát và miêu tả
người:
- Hình dáng, tính tình, hành động của con người phụ thuộc vào tuổi tác,
giới tính, hoàn cảnh sống, điều kiện sống.
Trước hết chúng ta cần lưu ý đến tuổi tác. Mỗi lứa tuổi khác nhau có sự
phát triển riêng về cơ thể, sẽ có những nét tâm lý riêng biệt và có những hành
động tương ứng. Ví dụ em bé bụ bẫm, lẫm chẫm tập đi, còn cụ già tóc bạc, da
nhăn nheo, đi đứng với dáng vẻ lọm khọm…
Giới tính cũng có ảnh hưởng lớn. Các em hãy quan sát ngay chính lớp mình
xem thói quen sinh hoạt và ý thích của các bạn nam khác các bạn nữ như thế
nào?
Hoàn cảnh sống, điều kiện sống sẽ tạo cho con người thói quen, tính tình,
cử chỉ riêng biệt. Nếu em là con một em sẽ nhõng nhẽo, khảnh ăn nhưng nếu là
nhà đông con lại khác.
Ở tuổi trưởng thành, nghề nghiệp sẽ để lại nhiều dấu ấn ngay từ hình dáng
đến tính tình, cử chỉ của mỗi người. Một trí thức hay phải tiếp xúc với sách vở
tất nhiên dễ bị cận hơn một nông dân. Một dân chài thường có nước da đen sạm
và khỏe mạnh, vạm vỡ khác một nhà nghiên cứu khoa
học…
Như vậy, tuổi tác, giới tính, hoàn cảnh sống và điều kiện sống, nghề nghiệp
sẽ tạo ra những điểm khác nhau ở từng tầng lớp người và mỗi người. Tuy nhiên

chúng ta cần phải lưu ý: Mỗi con người tự thân còn mang nhiều nét riêng biệt
không thể trộn lẫn. Tìm cho được hai khuôn mặt giống nhau đâu phải dễ! Và dẫu
hình dáng có giống nhau đến mấy nhưng tính tình vẫn khác biệt. Tại sao một
người nào đó, tuy ta chưa nhìn rõ mặt nhưng chỉ cần nghe giọng nói, tiếng bước
chân đi đã nhận ra ngay?
Khi quan sát cần tập trung ghi lại những cái chung, cái riêng của người
được miêu tả.
5


- Khi quan sát các em có thể dùng bằng mắt nhìn, tai nghe… và điều cần
thiết là phải tiếp xúc, trò chuyện, trao đổi ý kiến… nhìn khuôn mặt, dáng đi,
nghe giọng nói, xem xét cách nói, cử chỉ, cách cư xử, những việc làm… và ghi
nhớ những điều nổi bật.
Quan sát trực tiếp là điều quan trọng nhất nhưng cũng có khi ta dùng cách
quan sát gián tiếp, thông qua trí nhớ của mình, cũng có thể thông qua nhận xét
của một người khác về người đó. Ngay một lúc, ta đâu có hiểu hết về một người,
kể cả hình dáng cũng vậy. Ví dụ đôi mắt lúc bình thường ra sao, khi vui thế nào
còn khi buồn thì sao?...
Các em có thể bộc lộ tình cảm trực tiếp của mình đối với người được tả
bằng những lời khen, chê nhưng thông thường bộc lộ gián tiếp qua cách tả thì
hay hơn.
* Ví dụ 1: Tả một người bạn thân của em ở trường .
Tôi gợi ý cho học sinh quan sát một bạn học sinh mà các em chọn tả : Quan
sát từ xa đến gần : Từ xa thấy bạn ấy có hình dáng thế nào ? Cao hay thấp ? Mập
hay gầy ? Đó chính là phần tả bao quát hình dáng của bạn đó. Đến gần, em thấy
bạn ấy có dáng người, mái tóc, mặt, mũi, miệng, dáng đi, giọng nói, ánh mắt, nụ
cười…như thế nào. Để giúp cho bài văn của các em sinh động hơn, có hồn hơn
tôi còn nhắc nhở các em quan sát một cách tinh tế, tỉ mỉ để phát hiện những nét
riêng biệt, nổi bật của đối tượng mình tả và tả bằng chính những cảm nhận đó

một cách chân thật nhất. Ví dụ : Các em quan sát ánh mắt của bạn ấy ở những
thời điểm khác nhau như : trong học tập, lúc vui chơi hay khi tham gia các hoạt
động sinh hoạt tập thể hoặc những lúc bạn thuộc bài, được cô khen thì ánh mắt
của bạn ấy thế nào ? Và khi có ai đó gây lỗi với bạn như vô ý giẫm lên chân bạn
thì ánh mắt biểu hiện của bạn ra sao? Khi bạn ấy phạm lỗi thì thái độ bạn ấy lúc
nhận lỗi thế nào?...
* Ví dụ 2 : Tả một người thân của em trong gia đình.
Nếu các em chọn tả mẹ của em, các em thấy mẹ là người gần gũi thương yêu
chúng ta hàng ngày, vậy khi quan sát em thấy ánh mắt mẹ ra sao ? (đôi mắt dịu
hiền, ánh lên vẻ trìu mến). Cũng đôi mắt ấy, khi các em bị cô giáo phê bình vì
không thuộc bài thì ánh mắt thế nào (ánh mắt buồn bã, lo âu). Tôi còn dùng hệ
thống câu hỏi để kích thích sự tưởng tượng khêu gợi óc tò mò, dựng lại hình ảnh

6


sự vật mà các em quan sát trước, phát huy khả năng tư duy sáng tạo của các em.
Từ đó, học sinh có hứng thú chuẩn bị bài đầy đủ và tỉ mỉ để lên lớp học tốt.
+ Động viên học sinh phải thuộc ghi nhớ vì đó là những kiến thức cô đọng
nhất để hình thành kĩ năng thực hành. Mục ghi nhớ trọng tâm là dàn bài đại
cương, các em sẽ dựa vào đây để lập dàn bài chi tiết. Qua dàn bài chi tiết, học
sinh sẽ nói và viết văn tương đối thuận lợi, đi đúng yêu cầu trọng tâm và bố cục
đầy đủ, rõ ràng. Vì tôi nhận thấy ở đa số các em chưa phân biệt được rõ ràng bố
cục của bài văn, các em còn lơ mơ khi đi vào viết bài văn hoàn chỉnh mà chưa
thật sự nắm chắc cách bố cục của thể loại văn mình đang học.
Sự chuẩn bị bài đầy đủ, tỉ mỉ giúp các em học tập, làm văn hiệu quả hơn, viết
đúng với yêu cầu của đề bài hơn.
2. Hướng dẫn kĩ thuật viết văn cho học sinh :
Nhắc nhở học sinh không tả dài dòng mà cần tìm hiểu và quan sát thật kỹ
để nắm bắt cho được cái thần, cái hồn, cái dáng vẻ đặc biệt của người được tả

rồi bằng ngôn ngữ làm hiện lên trước mắt người đọc một con người bằng xương,
bằng thịt, gợi cho người đọc cảm nhận, suy nghĩ như mình. Nói ít gợi nhiều
không có nghĩa là các em chỉ viết vài câu rồi chấm hết một bài văn, mà khi tả
người không nên viết lan man, đặc điểm nào cũng tả, cần phải biết chọn lọc
những đặc điểm nổi bật của con người ấy. Khi tả người không nhất thiết phải tả
hết cả mặt mũi, chân tay, quần áo, giày dép. Rồi tả cái mặt thì không có nghĩa là
phải tả hết mắt, mũi, miệng, cằm, lông mi, lông mày,… mà chủ yếu là phải tả
được cái gì tạo nên con người ấy, cái gì là cái thần, cái hồn của con người ấy.
- Lưu ý học sinh khi tả người cần chú ý ba mặt: Hình dáng, tính tình và hoạt
động. Nếu tả riêng từng mặt thì bài văn sẽ khô cứng đơn điệu. Thông thường
qua hoạt động làm toát lên hình dáng, tính tình hoặc qua hình dáng bộc lộ tâm
trạng, tính cách của người đó.
a. Tả hình dáng (ngoại hình) của một người cần chú ý đến tầm vóc, khuôn
mặt, mái tóc, làn da, cặp mắt… cách ăn mặc, đi đứng, nói cười… song cần biết
lướt qua (hoặc lược bỏ) những nét không nổi bật để tập trung vào những đặc
điểm tiêu biểu, gây ấn tượng mạnh cho người đọc, có liên quan đến hoạt động,
tính tình của người được tả. Thông thường dựa vào tuổi tác, nghề nghiệp, hoàn
cảnh sống của mỗi người, ta có thể chọn tả những nét phù hợp và nổi bật.
Ví dụ:
7


- Quan sát một chàng trai Hmông đang cày ruộng, nhà văn Ma Văn Kháng
đã ghi lại các chi tiết gây ấn tượng mạnh như: “Mười tám tuổi, ngực nở vòng
cung, bắp tay, bắp chân chắc như trắc, gụ. Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng
như cái cột đá trời trồng…”. (Hạng A Cháng - Sách Tiếng Việt L5 tập một). Đó
chính là vẻ đẹp của một thanh niên dân tộc khỏe khắn, lực lưỡng, thẳng thắn,
trung thực. Một vẻ đẹp của núi rừng, của thiên nhiên hoang dã…
- Trong bài “Bà tôi”, tác giả Mác-xim Go-rơ-ki đã ghi lại đặc điểm của bà
mình như sau: “Bà tôi ngồi cạnh tôi chải đầu. Tóc bà đen và dày kỳ lạ, phủ kín

cả hai vai, xõa xuống ngực, xuống đầu gối. Một tay khẽ nâng mớ tóc lên và ướm
trên tay, tay bà đưa một cách khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗ vào mớ tóc
dày… Khi bà mỉm cười hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả,
đôi mắt ánh lên những tia nắng ấm áp, tươi vui. Mặc dù trên đôi má ngăm ngăm
đã có nhiều nếp nhăn, khuôn mặt của bà tôi hình như vẫn tươi trẻ…” (Sách TV5
– trang 122 – Tập 1).
Ta thấy tác giả miêu tả ngắn gọn, chân thực, sinh động hình ảnh của một
người bà đồng thời bộc lộ được tình yêu của người cháu đối với bà.
- Hoặc khi tả một chú bé vùng biển rắn rỏi, nhanh nhẹn, chăm lao động, tác
giả Trần Vân đã viết như sau: “Nó cởi trần phơi nước da rám đỏ khỏe mạnh của
những đứa trẻ lớn lên với nắng, nước mặn và gió biển. Thân hình nó rắn chắc,
nở nang: cổ mập, vai rộng, ngực nở căng, bụng thon hằn rõ những múi, hai cánh
tay gân guốc như hai cái bai chèo, cặp đùi dế to, chắc nịch. Thắng có cặp mắt to
và sáng. Miệng tươi hay cười, cái trán hơi dô ra, trông có vẻ là một tay bướng
bỉnh, gan dạ”. (Sách TV5 – trang 130 – Tập 1).
Ở những nét nổi bật về hình dáng nói trên, người đọc dễ dàng nhận thấy cả
tinh thần, tình cảm hay tính cách của người được tả: A Cháng ngay thẳng, tốt
bụng, bà tôi hiền lành, bao dung, chú bé vùng biển hồn nhiên, bướng bỉnh và rất
đáng yêu...
b.Tả hoạt động của người cũng cần tập trung vào những biểu hiện chính
với từng dáng điệu, cử chỉ, lời nói làm sao cho rõ được tính tình hay phẩm chất
tư cách của người đó.
Đọc đoạn văn sau đây ta thấy A Cháng là một thanh niên Hmông chăm
chỉ yêu thích việc cày ruộng: “Hai tay Cháng nắm đốc cày, mắt nhìn thế ruộng,
mắt nhìn đường cày, thân hình nhoài thành một đường cong mềm mại, khi đi
8


bên trái, lúc tạt qua phải theo đường cày uốn vòng theo hình bậc thang giống
như một mảnh trăng lưỡi liềm. Lại có lúc được sá cày thẳng, người anh như rạp

hẳn xuống, đôi chân xoải dài hoặc băm những bước ngắn gấp gấp…”
Ta thấy tác giả quan sát rất kỹ và miêu tả sinh động làm nổi bật được hình
một chàng trai miền núi khỏe mạnh, say mê làm việc.
Hoặc khi tả tâm trạng nào cần lựa chọn hoạt động nổi bật làm toát lên tâm
trạng ấy. Ví dụ khi tả một bạn học sinh buồn vì bị điểm kém tác giả đã khéo léo
gợi tả một tâm trạng thật buồn mà không hề sử dụng một chữ “buồn” nào trong
bài: “Em bê quyển vở có điểm 2 to tướng như một con ngỗng cố gắng bước đi.
Quyển vở nặng quá làm trĩu tay em xuống và kéo ghì bước chân em lại.”
Tóm lại, trình tự ở bài văn tả người dựa vào tâm lý hay cảm xúc của
người viết. Không bắt buộc học sinh phải vận dụng một cách máy móc, gượng
ép. Tuy vậy, những đề bài tả người đầu tiên thường tách rõ hai mặt là nhằm nhấn
mạnh cho các em chú ý cả hai mặt đó. Hình dáng được nói đến trước là những
đặc điểm cụ thể dễ nhìn thấy. Còn tính tình nói đến sau vì thường ẩn kín phải
qua một thời gian tiếp xúc khá lâu mới nhận rõ được. Thứ tự tả trước sau như
vậy là thông thường. Nhưng nếu học sinh chọn một thứ tự trình bày khác cũng
được miễn là hợp lý. Ví dụ tính tình của một người có nét nổi bật khá rõ, đáng
chú ý ngay khi mới gặp thì có thể tả tính tình trước rồi mới tả đến hình dáng,
hoặc có thể tả kết hợp từng nét hình dáng với tính tình. Trình bày thứ tự nào cuối
cùng cũng phải tả được rõ ràng những đặc điểm của người được tả về cả hai mặt
trên. Tùy theo yêu cầu đề bài tả kỹ mặt nào thì tập trung làm rõ mặt đó. Tuy
nhiên vẫn có sự kết hợp đan cài khi kết hợp miêu tả các mặt nêu ở dàn bài dưới
đây:
1. Mở bài: Giới thiệu người được tả.
(Tả ai? Gặp gỡ tiếp xúc ở đâu? Trong hoàn cảnh nào?...)
2. Thân bài: (nêu đủ 3 mặt)
- Hình dáng: Tả bao quát về tuổi tác, nghề nghiệp, tầm vóc, cách ăn mặc,
dáng điệu… Tả những nét nổi bật đáng chú ý về khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt,
nụ cười…
- Tính tình: Chú ý nêu rõ lời nói, cử chỉ, thái độ cư xử hay việc làm của
người được tả nhằm biểu lộ phẩm chất đạo đức, tình cảm, thói quen của người

đó (tránh liệt kê tính nết một cách khô khan, rời rạc).
9


- Hoạt động: Tả kỹ và có thứ tự các cử chỉ, động tác, lời nói để thấy được
cách làm việc (có thể kết hợp bộc lộ ý nghĩ, cảm xúc của người được tả hoặc
xen tả ngoại cảnh để bộc lộ tâm trạng…)
3. Kết luận: Nêu thái độ cảm nghĩ của bản thân đối với người được tả (có
ấn tượng gì sâu sắc? có ảnh hưởng gì đối với bản thân?).
Lưu ý ở bài văn tả người, ngoài yêu cầu dùng ngôn ngữ miêu tả nói chung
để tả hoạt động, ý nghĩ, tình cảm của nhân vật và bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc riêng
của người viết còn có ngôn ngữ riêng của nhân vật (người được tả) với những
lời đối thoại (tự bộc lộ ý nghĩ, tình cảm). Do vậy người viết phải biết diễn tả sao
cho phù hợp với tính cách nhân vật, đúng trọng tâm đề bài, đúng thể loại miêu
tả, tránh sa vào kể hay tường thuật lan man.
Tóm lại, để giúp học sinh có kỹ năng làm kiểu bài văn tả người, giáo viên
cần hướng dẫn học sinh theo trình tự sau:
+ Phân tích ngữ liệu.
+ Hướng dẫn học sinh tập quan sát, ghi chép lại những cái tiêu biểu của
đối tượng.
+ Chọn lọc, sắp xếp ý theo trình tự hợp lý.
+ Cuối cùng là cách diễn đạt, thổi hồn cho đối tượng tả thành con người
bằng xương, bằng thịt hiện ra trước mắt người đọc.
*Ngoài ra, trong suốt quá trình dạy tập làm văn cho học sinh, bên cạnh việc
hướng dẫn, nhắc nhở học sinh khi đặt câu phải có đủ hai bộ phận chính đó là chủ
ngữ và vị ngữ, tôi còn luôn động viên, khuyến khích các em cần thêm những
thành phần phụ như trạng ngữ, bổ ngữ, định ngữ…Để câu văn tránh được sự
khô khan, cứng nhắc và trở nên mượt mà, sinh động hơn, dễ đi vào lòng người
hơn. Tôi còn chú tâm đến việc tạo cho học sinh một bầu không khí học tập vui
tươi, tích cực và sáng tạo thông qua các hình thức : Thi đua, trò chơi, làm bài tập

trắc nghiệm… Nhằm kích thích học sinh hứng thú, ham thích học phân môn Tập
làm văn. Việc rèn cho học sinh biết viết những câu văn hay để hình thành những
đoạn văn, bài văn sinh động, giàu hình ảnh.
Tôi đưa ra những câu văn bình thường có đủ hai bộ phận chính : Chủ ngữ và
vị ngữ rồi yêu cầu các em tự suy nghĩ, cùng thi đua bổ sung thêm những từ ngữ,
hình ảnh, sau đó tôi giúp các em điều chỉnh để có những câu văn hay giàu hình
ảnh và hấp dẫn hơn.
10


* Ví dụ : Kiểu bài tả người.
a) Ông em già rồi nhưng vẫn khoẻ.
Học sinh :
- Ông em già rồi nhưng vẫn khoẻ vì ông thường xuyên tập thể dục.
- Ông em già rồi nhưng vẫn còn khoẻ nên hàng ngày ông vẫn chăm vườn,
nhổ cỏ, tưới cây.
b) Bé Lan đang tập đi.
Học sinh :
- Bé Lan đang chập chững tập đi.
- Ngoài sân, bé Lan đang chập chững tập đi.
- Ngoài kia, bé Lan đang chập chững tập đi trông dễ thương quá!
- Ô kìa ! Bé Lan đang lẫm chẫm bước đi trông thật đáng yêu…
c, Tả cô giáo:
- Cô rất thương chúng em.
- Cô luôn dành tình thương yêu cho chúng em.
- Cô thương chúng em như những đứa con ruột của mình, bảo bọc, che
chở, bao dung.
- Cô có má lúm đồng tiền.
- Khi cô cười, một lúm đồng tiền hiện lên má trái rất có duyên.
Ở hình thức thi đua này, học sinh đã được học tập trong một môi trường

rất tích cực. Tâm lý các em rất thích được khen và nhất là khen trước tập thể lớp.
Em nào cũng muốn được cô và các bạn biết đến câu văn của mình. Em nào cũng
muốn thể hiện tài năng của mình trước sự chứng kiến của cả lớp. Vì thế, các em
đã đem hết khả năng và vốn từ ngữ ra thi thố với các bạn. Từ đó các em không
chỉ phát triển được khả năng tư duy ngôn ngữ, trí thông minh và óc sáng tạo mà
càc em còn được rèn luyện về kĩ năng dùng từ đặt câu, biết lựa chọn và sử dụng
những hình ảnh, biện pháp so sánh, liên tưởng để đạt được những câu văn sinh
động hấp dẫn.
D. Hiệu quả:
Bằng phương pháp cụ thể như vừa nêu trên, tôi nhận thấy kỹ năng làm bài
văn tả người của các em dần hình thành. Các em đã biết phối hợp miêu tả vừa
đảm bào tính chân thực, vừa mang tính nghệ thuật. Bài viết của các em đã sinh
động và giàu hình ảnh hơn. Đọc bài viết của các em người đọc đã hình dung
11


được một con người cụ thể có tâm hồn, có tình cảm. Các em đã biết bỏ cách viết
theo công thức, khuôn mẫu. Mỗi bài văn tả người của các em đã thể hiện được
chân dung một con người với cảm xúc riêng của mỗi em. Chất lượng môn tập
làm văn nói chung và kiểu bài văn tả người nói riêng đã được nâng lên rõ rệt.
Xin được dẫn chứng bằng một vài đoạn văn tả người mà các em đã viết để
thầy cô cùng đọc và nhận xét:
- Đề tả hình dáng một người bạn, một học sinh đã viết:
“Lan Anh cao hơn em một cái đầu, gương mặt thanh tú, nước da trắng
hồng mịn màng. Đôi mắt đen láy như biết cười biết nói thật đáng yêu. Những
ngón tay búp măng giở từng trang vở của em, nheo mắt cười và nói: “Chữ cậu
viết đẹp quá!”
- Đề tả tính tình của cô giáo, một học sinh viết:
“Em vẫn nhớ như in ngày đầu tiên bước vào lớp Một. Cô tươi cười đón
em ngoài cửa lớp. Ánh mắt cô dịu dàng, trìu mến đã làm em yên tâm rời khỏi

vòng tay mẹ. Em chào mẹ rồi theo cô vào lớp. Bàn tay mềm mại của cô nắm
chặt tay em và đưa vào tận chỗ ngồi. Cô nhẹ nhàng bẻ lại cổ áo cho em rồi âu
yếm hỏi: “Con tên gì?”.
- Đề tả hình dáng của mẹ, một học sinh đã viết:
“Mẹ em không đẹp như những người phụ nữ khác, vì mẹ không có đôi
mắt bồ câu đen láy, cũng không có nước da trắng hồng nhưng mẹ đẹp bởi tâm
hồn, trí tuệ”.
Hoặc có một học sinh khác lại viết: “Mẹ của em phải làm lụng vất vả, các
ngón tay của mẹ gầy gầy, xương xương, mái tóc đã điểm bạc và làn da đã có
nhiều nếp nhăn.”
Sau mỗi tiết dạy Tập làm văn, tôi cảm thấy lòng mình thanh thản và tự tin
khi học sinh học tập tích cực chủ động, sáng tạo, ngày càng tiến bộ. Bản thân
không còn cảm thấy ái ngại và khó khăn mỗi khi dạy phân môn tập làm văn.
Việc dạy tốt phân môn này là động lực để tôi dạy tốt những môn học khác.
III. Kết luận:
- Để thực hiện những biện pháp như trên, giáo viên cần phải chú trọng phần
chuẩn bị cho bài mới. Chuẩn bị tốt sẽ dạy tốt và học tốt, đặc biệt, khâu học sinh
chuẩn bị ở nhà, giáo viên cần định hướng cho học sinh quan sát một cách cụ thể,

12


rõ ràng và khoa học. Ghi đầy đủ những gì đã quan sát được thì việc chuẩn bị của
học sinh mới có kết quả tốt.
- Trong việc tổ chức cho học sinh hoạt động học tập, giáo viên hướng dẫn
học sinh lập dàn bài chi tiết, sau đó trên cơ sở dàn bài đã lập viết thành bài văn
hoàn chỉnh.
- Luôn tạo bầu không khí vui tươi, tự nhiên, thoải mái, kích thích học sinh
hứng thú hoạt động học tập để phát huy khả năng diễn đạt trong văn nói cũng
như trong văn viết.

- Hình thức dạy học phải đa dạng, phong phú tạo cho học sinh môi trường
học tập tích cực, chủ động và sáng tạo. Học sinh có điều kiện được bộc lộ những
khả năng sẵn có, tích luỹ và phát triển vốn từ ngữ, rèn luyện kĩ năng lựa chọn,
sử dụng từ phù hợp, giàu hình ảnh để có những câu văn hay, đoạn văn hay và bài
văn hay.
- Cần khuyến khích học sinh tham khảo những bài văn hay để học cách diễn
đạt, cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh sinh động…thật nghiêm khắc đối với học
sinh chép văn mẫu. Bởi chép văn mẫu, các em sẽ không phải suy nghĩ, không
phải động não. Do đó, các em không phát triển được khả năng tư duy, óc sáng
tạo. dần dần học sinh có thói quen ỷ lại và lười biếng. Tuy nhiên, giáo viên cần
phải giúp học sinh có những kĩ năng thành thạo trong việc hình thành một dàn
bài chi tiết từ dàn bài chung và từ dàn bài chi tiết để viết ra một bài văn hoàn
chỉnh bằng chính khả năng của mình. Giáo viên cũng cần lưu ý chỉ chấm bài,
sửa bài đối với những bài văn thực chất của học sinh, không chấm những bài
văn chép từ văn mẫu. Có như vậy mới giúp các em rèn luyện khả năng tự học, tự
bồi dưỡng cho mình.
Để học sinh có kĩ năng viết văn đúng ngữ pháp, sử dụng hình ảnh sinh
động, từ ngữ phong phú đòi hỏi phải có sự kiên trì, bền bỉ, sự nỗ lực cố gắng của
cả thầy và trò. Cả hai phía đều phải có hứng thú với phân môn này. Tuy nhiên,
sự đam mê hứng thú của học sinh chỉ có được khi người giáo viên thực sự có
tâm huyết trong giảng dạy mà thôi. Bởi tâm huyết của người thầy thể hiện ở
phương pháp dạy học tích cực, sáng tạo, từ đó đem đến cho học sinh lòng say
mê, hứng thú học tập.
Trên đây là kinh nghiệm giúp học sinh làm tốt bài văn tả người đối với
học sinh lớp 5 mà tôi đang trực tiếp giảng dạy và đã được áp dụng có hiệu quả,
13


tôi xin đưa ra để các thầy cô tham khảo. Rất mong nhận được sự trao đổi đóng
góp ý kiến của các thầy cô.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

…………………………………………………
………………………
…………………………………………………
………………………
…………………………………………………
………………………
…………………………………………………
………………………
…………………………………………………
………………………
…………………………………………………
……………………….

14

Thành phố Thanh Hóa,
ngày 23 / 03 / 2016.
Tôi xin cam đoan SKKN
này bản thân tự viết, không
copi của người khác.
Người viết
Lê Thị Ngoan


I. MỞ ĐẦU:

MỤC LỤC


1. Lí do chọn đề tài……………………………………………….trang 1
2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………...trang 1
3. Phương pháp nghiên cứu………………………………………trang 1
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận…………………………………………………….trang 2
2. Thực trạng của vấn đề………………………………………….trang 2
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện………………………………...trang 3
4. Hiệu quả………………………………………………………..trang 11
III. KẾT LUẬN: ………………………………………………...Trang 12

15



×