Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN kinh nghiệm dạy học sinh tháo gỡ một số bài khó về dạng bài nói, viết về một chủ đề trong phân môn tập làm văn ở lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 20 trang )

1. Mở đầu.
1.1. Lí do chọn đề tài:
Mục tiêu cơ bản của phân môn Tiếng Việt trong Trường Tiểu học đó là:
phát triển kĩ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh trên cơ sở những tri thức căn
bản, nhằm từng bước giúp các em làm chủ được ngôn ngữ để học tập, giao tiếp
một cách đúng đắn. Góp phần bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói
quen giữ gìn sự trong sáng giàu đẹp của Tiếng Việt.
Hiện nay dạy học tiếng Việt nói chung và dạy học phân môn Tập làm văn
nói riêng luôn được sự quan tâm của các thầy cô giáo song cũng còn không ít
những khó khăn vướng mắc ở tất cả các khối lớp từ lớp 2 đến lớp 5. Bởi phân
môn Tập làm văn yêu cầu người học có sự tích hợp sáng tạo. Vì một bài văn là
sự suy nghĩ, tư duy của một cá nhân không có sự lặp lại. Do đó đòi hòi cả giáo
viên và học sinh phải say mê nghiên cứu, tìm hiểu tiếp thu kiến thức cả bằng trí
óc lẫn tâm hồn thì mới dạy và học tốt được. Mỗi bài Tập làm văn là sự tổng hợp
kiến thức của các phân môn như Tập đọc, Luyện từ, câu, Chính tả, vốn hiểu biết,
vốn sống của các em và còn phải có kĩ năng diễn đạt trọn ý thành câu. Ở lớp 3,
học sinh tiếp tục được trang bị một số hiểu biết về kĩ năng phục vụ học tập và
đời sống hàng ngày. Tiếp tục rèn luyện kĩ năng kể chuyện và miêu tả, nghe ghi
nhớ thông qua các bài tập nghe kể. Học sinh được rèn luyện thông qua các kiểu
bài tập đó là: Bài tập nghe kể, bài tập nói, bài tập viết . Trong 3 kiểu bài tập thì
bài tập viết học sinh còn vướng mắc, hạn chế rất nhiều. Do vốn ngôn ngữ còn
hạn chế, viết câu còn rời rạc, chưa đủ ý, chưa có hình ảnh, từ ngữ dùng chưa
chính xác, diễn đạt ý còn lủng củng rườm rà, tính sáng tạo chưa cao. Một bộ
phận giáo viên chưa biết cách hướng dẫn các em biết tiếp cận với yêu cầu của
bài học nên kết quả bài làm của học sinh còn gượng ép, khô khan, nghèo hình
ảnh.
Xuất phát từ lí do trên tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “ Kinh nghiệm dạy
học sinh tháo gỡ một số bài khó về dạng bài: Nói, viết về một chủ đề trong
phân môn Tập làm văn ở lớp 3” làm đề tài nghiên cứu trong quá trình dạy học
của mình. Nếu đề tài áp dụng được tốt sẽ giúp tôi trong quá trình dạy học được
tốt hơn đồng thời cũng góp phần vào việc nâng cao dạy học Tiếng Việt trong nhà


trường .
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Giúp học sinh phát hiện ra dạng bài. Tích hợp nội dung các phân môn
như : Luyện từ câu, tập đọc, chính tả, kĩ năng sống trong khi làm bài.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh lớp 3A2 - Trường Tiểu học Kiên Thọ 1- Ngọc lặc -Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
1.4.1. Nhóm nghiên cứu lí luận
- Nghiên cứu các văn kiện, các công văn, văn bản hướng dẫn giảng dạy
môn Tiếng Việt, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo.
1.4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Tìm hiểu, khảo sát, thu thập các dữ liệu thực tiễn có liên quan.
- Phân tích, tổng hợp, đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu.
1


2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận:
2.1.1. Mục tiêu môn học Tiếng Việt ở Tiểu học bao gồm:
a) Về kĩ năng:
Hình thành và phát triển ở học sinh tiểu học các kĩ năng sử dụng tiếng
Việt ( đọc nghe, nói, viết) đẻ học tập và giao tiếp trong các môi trường học tập
của lứa tuổi.
Thông qua việc dạy học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện cho học sinh các
thao tác tư duy cơ bản (phân tích tổng hợp, khái quát, hệ thống) và góp phần
nâng cao phẩm chất tư duy, năng lực nhận thức.
b) Về kiến thức:
Cung cấp cho học sinh kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và tri thức sử dụng
Tiếng Việt trong giao tiếp.
Cung cấp cho học sinh các hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con

người, về văn hóa, văn học Việt Nam và nước ngoài.
c) Về thái độ:
Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong
sáng của Tiếng Việt. qua đó hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội
chủ nghĩa.
Ở lớp 3 Mục tiêu trên được cụ thể hóa thành các yêu cầu đối với học
sinh về kiến thức kĩ năng là:
* Kĩ năng nghe:
+ Nghe và hiểu được nội dung chính trong lời nói của người đối thoại,
những ý kiến thảo luận trong các buổi sinh hoạt lớp, tổ nhóm sinh hoạt đội,..
+ Nghe và hiểu được nội dung chính của các tin tức, các lời quảng cáo,
giới thiệu, các bài phổ biến kiến thức khoa học thường thức.
+ Nghe hiểu và kể được các câu chuyện ngắn, biết nhận xét các nhân vật
và bước đầu biết rút ra ý nghĩa của các câu chuyện đó.
* Kĩ năng nói:
+ Biết dùng lời nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp trong gia đình, trong
các buổi họp tổ, họp lớp, họp đội ở nhà trước, những giao tiếp hàng ngày ngoài
xã hội.
+ Biết dùng lời nói phù hợp để giới thiệu với người khác về các thành
viên trong tổ và các hoạt động của tổ của lớp.
+ Biết kể lại một câu chuyện ngắn đã nghe kể hoặc đọc.
* Kĩ năng đọc:
+ Đọc đúng chữ, đọc rõ ràng, mạch lạc các đoạn đối thoại, các bài báo,
các văn bản hành chính.
+ Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn lớp 2.
+ Nắm được ý chính của một đoạn văn và biết đặt đầu đề cho một đoạn
văn, biết nhận xét một số hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc.
+ Học thuộc lòng một số bài văn, thơ nêu trong sách giáo khoa.
* Kĩ năng viết:
+ Viết đúng và nhanh các kiểu chữ thường và chữ hoa cỡ nhỏ.

2


+ Viết đúng chính tả, chữ rõ ràng và đều nét những đoạn văn ngắn theo
các hình thức nghe - viết và nhớ - viết; biết phát hiện và sửa một số lỗi chính tả.
+ Biết viết một lá đơn, một tờ khai thông thường theo mẫu, viết một bức
thư ngắn để báo tin hoặc thăm hỏi người thân hoặc bè bạn, biết trình bày một
phong bì thư, biết kể lại nội dung một bức tranh đã xem, một văn bản đã học.
2.1.2. Nhiệm vụ của phân môn Tập Làm Văn ở Tiểu học.
- Rèn luyện các kĩ năng tạo lập văn bản (văn bản nói, và văn bản viết) phù
hợp với mục đích giao tiếp, hoàn cảnh, điều kiện giao tiếp theo nhiều loại phong
cách văn bản khác nhau. góp phần cùng các môn học khác phát triển ngôn ngữ,
mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy lô gích, tư duy trừu tượng cho học sinh.
Trau dồi thái độ ứng xử có văn hóa, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mỹ và
hình thành nhân cách cho học sinh. Tô đậm thêm tình cảm yêu mến, gắn bó với
tự nhiên, con người, xã hội làm cho tâm hồn, tình cảm các em thêm phong phú.
2.2. Thực trang vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1 Một số khó khăn khi dạy Tập làm văn ở lớp 3:
Ở lớp 3 mỗi tuần học các em có một tiết Tập làm văn. Trong giờ Tập làm
văn các em sẽ tập nghe, nói, viết để có các kĩ năng nói - viết phục vụ cho cuộc
sống hàng ngày, kể những câu chuyện đã nghe, làm quen với các miêu tả ngắn.
Qua nhiều năm thực dạy ở lớp 3, và quan sát đồng nghiệp tôi nhận thấy
học sinh và cả giáo viên gặp nhiều khó khăn khi dạy- học trong tiết Tập làm văn,
đặc biệt là đối với những bài văn kể. Nhiều nội dung, yêu cầu chưa gắn với thực
tiễn đời sống của từng học sinh, từng khu vực Mặc dù chương trình cũng đã có
điều chỉnh như thay đề bài cho phù hợp song các em chưa một lần được nghe,
được biết, được quan sát những hoạt động đó thì khó có thể hình dung, tưởng
tượng ra khi thực hành.
Việc dựa vào câu hỏi gợi ý, có nhiều mặt tích cực song cũng bộc lộ hạn
chế ở chỗ các em thường quan tập trả lời câu hỏi. chưa đưa mình vào hoàn cảnh

và hoạt động cụ thể theo tranh, theo yêu cầu. Do đó học sinh không bộc lộ, lồng
ghép được tình cảm, suy nghĩ của bản thân vào trong hoạt động đó. Có khi còn
sợ sai yêu cầu khi không trả lời trực tiếp vào câu hỏi.
Đa số học sinh đều dựa vào phần gợi ý để làm bài một cách thụ động mà
chưa phát huy năng lực tuy duy cá nhân.
Một bộ phận học sinh do đọc chưa lưu loát, cảm nhận về bài đọc chưa tốt
nên chưa nắm vững yêu cầu của bài học dẫn đến không biết bắt đầu như thế nào,
viết câu ra sao, lựa chọn ngôn ngữ hình ảnh như thế nào cho phù hợp.
Một số học sinh kĩ năng viết chậm dẫn đến không trình bày kịp thời gian.
2.2.2. Thực trạng dạy nội dung phân môn Tập làm văn lớp 3 ở Trường Tiểu
học Kiên Thọ 1.
Ở lớp 3 ngoài những dạng văn ứng dụng như: “ Viết đơn, điền vào tờ giấy
in sẵn, tập tổ chức cuộc họp, tập viết thư và phong bì thư, giới thiệu hoạt
động ...” thì học sinh chủ yếu tập viết văn nói viết về một chủ đề như: Kể về gia
đình, kể về hàng xóm; kể về ngày đầu tiên đi học; kể lại một buổi biểu diễn nghệ
thuật; kể về lễ hội kể về một ngày hội; kể về một trận thi đấu thể thao.
Mục đích của SGK là giúp học nhớ lại những gì đã chứng kiến để kể lại,
tả lại thành đoạn văn ngắn có tính chân thực.
3


Đã có nhiều bài văn kể của học sinh rất hay xong quan sát chúng tôi nhận
thấy giáo viên rất vất vả trong quá trình dạy học sinh viết văn kể, nói viết về chủ
đề. Một trong những vất vả đó là học sinh thiếu kinh nghiệm thực tế, thiếu trải
nghiệm để làm bài theo yêu cầu. Còn quá nhiều học sinh chưa bao giờ được
tham dự một ngày hội, một lễ hội nào nên thay vì kể lại cảm xúc của mình, học
sinh thường lắp ghép các câu văn, đoạn văn theo sự tưởng tượng không thực tế
của mình.
Một bộ phận giáo viên còn chưa linh hoạt trong việc truyền tải nội dung,
gợi ý cho học sinh cách viết câu, sử dụng hình ảnh cho phù hợp. Chưa chuẩn bị

đồ dùng chu đáo khi lên lớp (Ở đây là cả đồ dùng dạy học như tranh ảnh minh
họa, máy chiếu, vật thật và cả ngôn ngữ của giáo viên nữa, bởi giáo viên có
chuẩn bị ngôn ngữ thì khi gợi ý, hướng dẫn hoặc đọc một câu văn mẫu cho học
sinh sẽ hay hơn gần gũi dễ hiểu hơn đối với các em).
Khi tổ chức các hoạt động giáo viên chưa phân định hoạt động nào là
trọng tâm. Hình thức tổ chức dạy học còn nghèo nàn, chưa có sự lồng ghép tích
hợp của các môn học.
Việc tổ chức các giờ dạy trong phân môn Tập làm văn mẫu trong nhà
trường ít nên giáo viên ít có cơ hội học tập kinh nghiệm lẫn nhau.
Học sinh phần lớn là người dân tộc Mường, giao tiếp chủ yếu của các em
là tiếng Mường do đó ngôn ngữ còn hạn chế, tư duy lô gích chưa cao, chưa nắm
vững cách viết câu cho hoàn chỉnh, câu có hình ảnh, sắp xếp câu cho hợp lí,
không mô tả được những gì đã quan sát được từ thực tế thành đoạn văn.
Bên cạnh đó, phân môn Tập làm văn cũng là một phân môn khó. Đặc
điểm tâm sinh lý của các em là ngại viết, chưa có kĩ năng quan sát và ghi chép.
Các em còn rất ham chơi, ít em có sự chuẩn bị bài vở ở nhà trước khi đến lớp.
Chính vì thế, khi dạy tiết Tập làm văn ở lớp 3A2, tôi gặp khó khăn là học ít
phát biểu, các em chỉ trả lời câu hỏi mà không nói được thành đoạn, đoạn văn
của các em viết còn lủng củng, chưa có câu mở đoạn, một số em viết lạc đề,....
Tôi nhận thấy các em ngại học Tập làm văn.
2.2.3. Kết quả khảo sát:
Đây là một trong những bài làm của học sinh đầu năm hoc

4


Qua khảo sát chất lượng đầu năm, năm học 2018 - 2019 ở phân mônTập
làm văn ở lớp 3A2 cho thấy:
Thời điểm
Tháng

10/ 2018

Hoàn thành tốt
Tổng
Số HS Số HS
Tỉ lệ
32

4

12,5%

Hoàn thành
Số HS
17

Tỉ lệ
56,3%

chưa hoàn thành
Số HS
10

Tỉ lệ
31.2%

2.2.4. Nguyên nhân của những thực trạng trên:
- Kĩ năng đọc hiểu thông qua các bài tập đọc, kĩ năng vận dụng của học
sinh còn hạn chế.
- Sử dụng ngôn ngữ khô khan, không có hình ảnh, sắp xếp câu chưa phù

hợp, câu văn còn cụt, què, không có cảm xúc.
- Giáo viên còn hạn chế trong cách diễn đạt, ngôn ngữ chưa trau chuốt,
còn “ bí từ khi giảng bài cho học sinh, thụ động vào SGV.
- Giáo viên chưa có kế hoạch nghiên cứu bài học xuyên suốt trong năm
học. Chưa có những bước đệm chuẩn bị cho những bài khó ở các tuần trước đó.
Với nguyên nhân và kết quả như trên tôi nhận thấy rằng hoàn cảnh, điều
kiện cũng như đặc điểm ngôn ngôn ngữ của học sinh đã ảnh hưởng không nhỏ
đến chất lượng dạy học. Bên cạnh đó chương trình Sách giáo khoa không phân
biệt vùng miền đòi hỏi người giáo viên trong công tác dạy học phải có biện pháp
tháo gỡ giúp học sinh đạt được mục tiêu của chương trình và quan trọng hơn
giúp học sinh viết được những điều các em nghĩ, quan sát, nghe, nhìn thấy một
cách có bài bản, sâu sắc.
2.3. Các biện pháp thực hiện dạy học một số bài văn nói, kể trong phân môn
Tập làm văn lớp 3.
Biện pháp1: Bồi dưỡng vốn sống, hứng thú học tâp cho học sinh.
- Mục đích nội dung của các bài tập thuộc dạng bài: Nói, viết về một chủ
đề nhằm rèn cho HS kĩ năng diễn đạt bằng lời nói, viết. Xem xét cách triển khai
câu hỏi gợi ý ở mỗi chủ đề chúng ta thấy dạng chủ đề này hầu như là sự kết hợp
của nhiều thể loại: miêu tả, tường thuật, thuyết minh, phát biểu cảm nghĩ. Theo
tôi để giúp các em có vốn hiểu biết cũng như trau rồi từ ngữ, biết chắt lọc và
gom từ cho bản thân thì giáo cần phải có các biện pháp:
- Ngay từ đầu năm học, trong từng bài học giáo viên cần hướng dẫn học
sinh cảm nhận vẻ đẹp cảm xúc trong văn học qua từng bài Tập đọc, Chính tả,
Luyện từ & Câu, Tập làm văn. Luôn xác định phần hướng dẫn cho học sinh là
rất quan trọng. Hướng dẫn quan sát ngữ liệu, vẻ đẹp, trọng tâm của bài, rèn cách
sử dụng ngôn ngữ cho học sinh.
- Giáo viên cần có chủ định trước nhiều tuần khi học đến dạng bài văn kể
để nhắc các em quan sát và ghi nhớ bởi các hoạt động lễ hội, biểu diễn nghệ
thuật có thể các em được chứng kiến trước đó rất lâu, đã từng được chứng kiến
từng xem trực tiếp hoặc qua các kênh truyền hình nhưng chỉ xem với niềm thích

thú, say mê mà không để ý tới, trình tự, nội dung của lễ hội hay buổi biểu diễn
nghệ thuật, trận thi đấu thể thao đó. Do đó giáo viên cần phải quan sát sinh hoạt
5


của các em để nhắc nhở các em, giúp các em có vốn tư liệu khi vào bài đỡ bỡ
ngỡ. Bởi vì tư duy của học sinh lớp 3 chưa nhanh, suy nghĩ để tìm ra các từ ngữ
phục vụ cho bài học chưa nhiều chưa chính xác nên giáo viên có kế hoạch giáo
dục ngay từ đầu năm học sẽ giúp các em củng cố thêm về ngôn ngữ, tư duy và
cách diễn đạt mạch lạc hơn.
Xây dựng tủ sách của lớp và hướng dẫn các em cách đọc sách, đọc không
chỉ để giải trí mà đọc phải có suy nghĩ, liên hệ, rút ra những bài học bổ ích. Tôi
đã tổ chức cho HS của mình đọc sách vào 2 buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ
trong mỗi tuần và dành một thời lượng nhất định vào các buổi sinh hoạt CLB em
yêu tiếng Việt. Sau khi học sinh đọc xong, tôi đã tổ chức cho HS trao đổi về
cuốn sách, các thông tin đã đọc được.
Biện pháp2: Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình dạy học
Khi dạy dạng bài Kể hay nói về một chủ đề thì việc ứng dụng công nghệ
thông tin vào trong giảng dạy là rất cần thiết.
Được áp dụng công nghệ thông tin như vậy sẽ tích cực hóa được hoạt
động nhận thức của học sinh, thu hút được sự chú ý xây dựng bài, dễ dàng lĩnh
hội tri thức mới. Lúc này, học sinh thật sự là chủ thể hóa của hoạt động nhận
thức. Học sinh được mở rộng hiểu biết. Từ đó các em nắm bắt được kiến thức
mới. Không những thế, một giờ học có ứng dụng công nghệ thông tin sẽ tăng
cường việc học tập và lĩnh hội tri thức theo từng cá thể, phối hợp với học tập
tương tác nhóm và giúp hoàn thiện tốt hơn kỹ năng làm văn của học sinh.
Tuy nhiên, để mang lại cho học sinh một tiết học như vậy, giáo viên phải
nỗ lực rất nhiều trong việc chuẩn bị bài soạn, việc thiết kế các bài lên lớp sao
cho phong phú, sinh động, lôgic, sáng tạo, tận dụng được tối đa các trang thiết bị
hiện đại mà nhà trường sẵn có.

Biện pháp 3: Đề xuất cách dạy một số bài trong phân môn Tập làm văn.
2.1 Một số ví dụ về cách tháo gỡ các bài Tập làm văn kể bằng một đoạn văn
ngắn về người thân, lễ hội, hoạt động nghệ thuật, thể dục thể thao.
Bài 1 : Kể về người lao động trí óc ( Tuần 22).
a) Nội dung dạy học bao gồm hai vấn đề:
- Kể về một người lao động trí óc mà em biết.
- Viết lại những điều em vừa kể thành một đoạn văn từ 7 -10 câu.
b) Khó khăn:
- Khi làm bài Tập làm văn kể về người lao động trí óc thì một số học sinh
không xác định được người làm công việc gì thì gọi là người lao động trí óc,
một số khác chỉ biết được cô giáo, bác sĩ là người lao động trí óc, không biết
nhiều về nghề lao động trí óc.
- HS chủ yếu dựa vào gợi ý trong SGK và làm bài theo hình thức chỉ trả
lời câu hỏi gợi ý, không biết sắp xếp, lựa chọn thêm từ ngữ vào các câu đó để
tạo thành một đoạn văn. Do vậy đoạn văn các em kể đều không lô gíc, câu văn
cụt không diễn đạt được nội dung.
- Một số học sinh nêu miệng trôi chảy nhưng không diễn đạt và viết được
thành đoạn văn hoàn chỉnh.
c) Cách tháo gỡ:
6


Bài tập 1:
Bước 1: GV cần cho HS xác định rõ những người làm nghề gì thì được gọi là
lao động trí óc. Người đó có thể biết qua các bài đã học, qua sách báo, ti vi,
cũng có thể biết qua thực tế cuộc sống, là người thân của mình, họ hàng mình,
hàng xóm láng giềng. Chẳng hạn: Giáo viên, bác sĩ, kĩ sư , kiến trúc sư, nhà văn,
nhà thơ,..

Giáo viên


Kĩ sư

Bác sĩ
Nhà thơ Trần Đăng Khoa
Học sinh có thể quan sát nghề nghiệp của từng người qua tranh ảnh minh
họa hoặc một đoạn vidio ngắn (do giáo viên chuẩn bị) để các em có tư liệu cho
bài làm của mình.Tiếp đó, giáo viên hướng cho học sinh lựa chọn đối tượng sẽ
kể là ai? Có thể chọn kể về một người lao động trí óc em đã học hoặc được biết
qua báo chí, ti vi.. hoặc người đó ở chính gia đình mình,... miễn sao học sinh
phải ấn tượng sâu sắc về người đó, thấy thích thú khi kể về người đó.
Bước 2:
HS thảo luận trong nhóm về câu hỏi gợi ý (nên thảo luận nhóm đôi). Chủ
động đưa vào hệ thống câu hỏi gợi ý một số câu hỏi khác, trong mỗi câu hỏi đều
yêu cầu học sinh trả lời đủ ý, diễn tả đúng hành động, việc làm của nhân vật đó.
Cần đưa ra được thái độ của em và mọi người xung quanh đối với người định
kể. Chẳng hạn: giáo viên có thể cho học sinh thảo luận hệ thống câu hỏi sau:
+Người đó tên là gì? Làm nghề gì?
+ Người đó ở đâu, có quan hệ với em như thế nào?
+ Công việc hàng ngày của người đó là gì?
+ Công việc ấy quan trọng và cần thiết như thế nào? Mức độ cần cù thông
minh sáng tạo của người đó?
+ Kết quả của những công việc đã làm?
+ Em có thích làm công việc như người đó không?
7


+ Em có tình cảm như thế nào với người đó và công việc của họ?
- GV quan sát từng nhóm về nội dung thảo luận của các em và điều chỉnh,
sửa lỗi chung cho cả lớp cùng nghe (chú ý từng câu trả lời sao cho gọn ý. Mỗi

câu hỏi có thể nói từ một, hai câu tùy theo cách kể của các em).
Bước 3:
Mặc dù chưa yêu cầu các em viết thành một bài văn có bố cục chặt chẽ
song giáo viên cần lưu ý học sinh: Dựa vào những câu hỏi ngắn chi tiết, các em
hãy liên kết thành một đoạn văn liền mạch, rõ ràng về ý. Các câu văn phải gắn
kết với nhau, có cảm xúc, có hình ảnh. Câu văn viết phải đúng ngữ pháp, tránh
tình trạng liệt kê kiểu trả lời từng câu hỏi SGK.
Trình bày đoạn văn phải đúng quy định. Chữ đầu đoạn văn phải lùi vào
một ô, viết hoa chữ cái đầu.
Đối với học sinh nắm bài quá chậm giáo viên có thể gợi dẫn cho học sinh
một vài câu mẫu để các em biết chuyển từ văn miệng sang viết.
- Hoàn thành bài cần đọc lại để kiểm tra chính tả, dấu câu cho chính xác.
- Viết bài văn hoàn chỉnh.
d) Kết quả:
Với sự hướng dẫn từng bước như trên, tôi đã giúp các em có thói quen
đọc kĩ yêu cầu đề bài. Biết lựa chọn ngôn ngữ phù hợp, biết tìm hình ảnh đẹp,
sắp xếp câu hợp lí. Nhiều em đã viết được những câu văn đẹp như: " Với cô em
mãi là đứa học trò thơ ngây ngày nào.."; " Bác Lan là người thầy thuốc của nhân
dân..."; " Dù còn trẻ nhưng anh Sơn là vị cứu tinh của bà con nông dân trong
việc nghiên cứu thuốc trừ sâu cho lúa nếp nương..."; " Cô chính là người mẹ
hiền thứ hai của chúng em ở trường...." và đây là một trong những bài văn hay
được các em viết như sau:

8


Bài 2: Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em đã được xem ( Tuần 23).
(Có thể thay đề bài cho phù hợp với đối tượng học sinh).
a) Nội dung dạy học bao gồm hai vấn đề:
- Rèn luyện kĩ năng nói: Biết kể lại rõ ràng, tự nhiên, có thứ tự một buổi

biểu diễn nghệ thuật.
- Rèn luyện kĩ năng viết: Dựa vào những điều vừa kể, viết được một đoạn
văn khoảng 7 – 10 câu kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật.
b) Khó khăn:
- Một bộ phận các em chưa bao giờ được đi xem một buổi biểu diễn nghệ
thuật nên không hình dung được để kể.
- HS chỉ biết liệt kê các tiết mục trong buổi biểu diễn mà không biết chú
trong vào tiết mục đặc sắc.
- Chưa biết cách kể theo đúng trình tự của buổi biểu diễn.
- Ngôn ngữ dùng để kể lại còn hạn chế.
- Nếu thay đề bài bằng một nội dung cụ thể như buổi văn nghệ trong nhà
trường, trong làng, xã, thì một bộ phận học sinh lại muốn được kể những buổi
biểu diễn khác mà các em được tham dự cùng với gia đình hoặc xem trên vi ti,
còn nếu để đề bài mở thì một số em không xác định rõ được như thế nào là buổi
biểu diễn nghệ thuật.
c) Cách tháo gỡ:
- Trước hết giáo viên cần giúp cho học sinh hiểu: các môn nghệ thuật gắn
liền với sân khấu có kịch nói, ca kịch, chèo, tuồng, cải lương, múa rối cạn, múa
rối nước, xiếc, múa, hát,.. Sân khấu có thể có quy mô như một nhà hát lớn, một
rạp hát, rạp múa rối; có thể là một nhà hát hay một nơi nào đó, dùng bục, phông,
màn - để dựng nên. Người biểu diễn có thể là những diễn viên, những nghệ sĩ
chuyên nghiệp, có thể là lực lượng nghiệp dư, văn nghệ quần chúng.

Múa rối nước
Xiếc
- Giáo viên cần định hướng cho học sinh kể lại một buổi nghệ thuật cụ thể
và gợi cho các em nhớ lại xem mình đã đi xem buổi biểu diễn nghệ thuật nào
chưa? (Thi văn nghệ ở trường cũng là một buổi biểu diễn nghệ thuật).
- HS cùng kể về một buổi biểu diễn giống nhau theo gợi ý:
9



+ Đó là buổi biểu diễn nghệ thuật gì? ở đâu? em được xem trực tiếp hay
xem qua ti vi?
+ Em đi xem cùng với ai? Quang cảnh của nơi biểu diễn? Buổi biểu diễn
gồm những tiết mục gì, thái độ của khán giả khi xem?
+ Em thích tiết mục nào nhất? ( nêu lí do mình thích)? Cảm nhận của em
sau khi xem buổi biểu diễn?
- Giáo viên cần chú ý đoạn hội thoại thảo luận của học sinh để chỉnh sửa
cả cách trả lời, cách lựa chọn chi tiết (tiết mục) nổi bật nhất, cách dùng từ cho
phù hợp với yêu cầu.(Chẳng hạn nếu là buổi biểu diễn xiếc thì các em cần sử
dụng những từ gợi tả như: nhào, lộn, nín thở, thót tim, vỡ òa, dẻo, khéo léo, ...
Kể về buổi biểu diễn văn nghệ thì cần sử dụng các từ như: giọng hát ngọt ngào,
trầm, cao, ấm, vỗ tay, sôi động, sâu lắng,...). Đôi khi sự góp ý của giáo viên chỉ
là rất nhanh khi lướt qua bài nháp của học trò hay là phần nêu miệng của các
em, mà góp ý nào cô cũng nêu chung cho cả lớp cùng nghe để sửa bài của mình.
- Khi trình bày bài viết cần nhắc các em nên nhớ lại những điều mình vừa
thảo luận với bạn và viết câu phải rõ ràng, đủ ý. Sắp xếp câu cho hợp lí sau đó
mới viết vào bài.
d) Kết quả:
Kể lại một biểu diễn nghệ thuật là một đề bài khó cho học sinh. Tuy nhiên
với sự gợi mở, hướng dẫn theo các bước trên các em đã hoàn thành tốt các bài
văn theo yêu cầu. Nhiều câu văn thể hiện sự quan sát tinh tế như: "Sau tiết mục
mở màn của lớp 5A, cả sân khấu như vỡ tung bởi những tràng pháo tay.."; "
Những ngón tay đan trên những sợi dây đàn từng tiếng, từng tiếng thánh thót,
khán giả lặng đi vì xúc động..". Và đây là một trong những bài văn xuất sắc của
các em:
Bài 3: Kể về lễ hội ( Tuần 25).
a) Nội dung dạy học bao gồm:
+ Dựa vào việc quan sát hai bức ảnh chụp cảnh lễ hội (chơi đu và đua

thuyền), HS lựa chọn một trong hai ảnh để tả lại quang cảnh và hoạt động của
những người tham gia lễ hội. Khi tả phải dựng lại đúng và sinh động quang cảnh
và những hoạt động ấy.
B) Khó khăn:
+ 2 bức ảnh quá nhỏ, khó quan sát.
+ Không có hệ thống câu hỏi gợi dẫn học sinh.
+ Khả năng quan sát và mô tả lại bằng lời những điều các em quan sát
được còn hạn chế rất nhiều.
+ Chưa xác định được cảnh chính trong tranh mà mình định mô tả.
+ Chưa biết tả cảnh lồng với tả người để đoạn văn tả sinh động.
+ Hoạt động lễ hội đó không có ở địa phương nên có một số em không
xác định được đó gọi là lễ hội gì?
+ Ngôn ngữ diễn đạt nghèo nàn. Thiếu tự tin khi trình bày trước lớp.
+ Không sắp xếp được từ ngữ để nêu miệng thành ý .
c) Cách tháo gỡ:
Bước 1:
Chuẩn bị:
10


*Giáo viên cần sưu tầm tranh hoặc ảnh về 2 lễ hội như sách giáo khoa,
nếu tranh động càng tốt để học sinh có thể được quan sát trực tiếp trên máy
chiếu, giúp các em có hứng thú và tập trung hơn khi quan sát tranh. Chuẩn bị hệ
thống câu hỏi gợi mở giúp học sinh quan sát tốt hơn.
* Tuy học sinh đã được làm quen với việc quan sát tranh, ảnh để kể và tả (
Tuần 12) Nhưng giáo viên cũng cần lưu ý để có định hướng cụ thể khi hướng
dẫn học sinh:
+ Tả cảnh sinh hoạt là dựng lại một bức tranh bằng lời có hình ảnh, màu
sắc, âm thanh về cuộc sống, sự hoạt động của con người trong một thời gian
nhất định ở một địa điểm nào đó. Sinh hoạt là những hoạt động diễn ra trong

đời sống của con người.
+ Xác định rõ phạm vi không gian, thời gian của cảnh được miêu tả và nội
dung chủ yếu cần làm toát lên từ cảnh đó.
+ Phải xác định đúng vị trí quan sát và miêu tả.
+ Phải lưu ý xem mọi hình ảnh, màu sắc, âm thanh, hoạt động hòa quyện
với nhau như thế nào.
+ Phải biết lựa chọn các chi tiết tiêu biểu để tả.
+ Khi miêu tả việc quan sát rất quan trong do đó học sinh cần quan sát kĩ
từng chi tiết nhỏ trong mỗi tranh.
Bước 2:
- GV hướng dẫn học quan sát từng bức ảnh ( nên sử dụng máy chiếu để đạt kết
quả cao hơn).

Chơi đu

Đua thuyền

Bước 3:
- Giáo viên chuẩn bị một số câu hỏi gợi ý giúp các em quan sát tốt hơn.
+ Ví dụ về bức ảnh chơi đu:
- Nhìn mái đình, cây đu, em có thể biết được đay là cảnh gì, diễn ra ở
đâu, vào thời điểm nào?
- Trước cổng đình treo gì? Ngang cổng đình có dòng chữ gì? Người tụ tập
có đông không? ăn mặc ra sao?
- Cây đu được làm bằng gì? Có cao không? trang trí cái gì?
- Có mấy người đang đu? động tác của từng người thế nào?
11


- Cảnh gợi cho em cảm nghĩ gì?

+ Ví dụ về cảnh đua thuyền:
- Nhìn dòng sông và những con thuyền em có thể biết được đây là cảnh
gì, diễn ra ở đâu?
- Có mấy con thuyền? Thuyền có dài không? Trên mỗi thuyền có đông
người không? Từng nhóm người ở những tư thế hoạt động nào? Phía xa có
những cảnh vật gì?
- Cảnh đông vui không? Em có thích không khí lễ hội này không?
Bước 4: - HS thảo luận tả lại những gì mình quan sát được theo (nhóm đôi).
Bước 5: - HS trình bày trước lớp. Giáo viên cùng học sinh nhận xét. cần chú ý
nhận xét kĩ về cách học sinh mô tả, cách sử dụng từ ngữ, cách liên kết câu cho
mạch lạc. Trình bày rõ ràng để làm bước đệm cho bài viết tuần 26.
d) Kết quả:
Kể về một lễ hội là một trong những đề bài khó, các em ít được tham
gia.Các em chưa biết phân biệt được đâu là tả cảnh chính. Chưa biết kết hợp tả
cảnh với tả người. Song với sự hướng dẫn và gợi mở của giáo viên thì học sinh
đã mạnh dạn nêu trước lớp. Ngon ngữ phù hợp với nội dung bức tranh. Nhiều
học sinh đã nêu được thành đoạn với liên kết câu từ chặt chẽ. Với kết quả như
vậy các em sẽ hoàn thành tốt các bài học tiếp theo.
Bài 4: Kể về một ngày hội ( Tuần 26).
( có thể thay đề bài cho phù hợp)
a) Nội dung dạy học bao gồm hai vấn đề:
- Kể về một ngày hội theo các gợi ý đã nêu trong Sách giáo khoa. Viết
một đoạn văn ngắn (5 câu) về những trò vui trong ngày hội mà em vừa kể.
b) Khó khăn:
- Nếu để dạng đề bài mở sẽ điểm mạnh giúp học sinh làm tập làm văn tốt
đồng thời biết thêm nhiều tri thức do chính các bạn mình cung cấp nhưng lại là
sự khó khăn của giáo viên khi muốn giúp học sinh viết bài hay hơn vì sẽ có rất
nhiều lễ hội, ngày hội mà học trò tham gia mà giáo viên không biết hoặc chưa
dự bao giờ để có vốn kiến thức thực tế giúp học sinh viết bài hay hơn. Còn nếu
giáo viên thay đề bài để yêu cầu học sinh kể về một một ngày hội cụ thể như:

Hội bắn nỏ, hội đi khêu,...thì không phải học sinh nào cũng muốn kể mà các em
lại muốn kể những ngày hội khác mà các em đã từng được tham dự cùng với gia
đình.
- Khả năng quan sát ghi nhớ của học sinh còn hạn chế nên trên thực tế các
em đã từng được tham gia một ngày hội nào đó nhưng không biết xâu chuỗi và
gọi tên được đó là ngày hội gì? trong ngày hội đó những hoạt động gì diễn ra?
- Không nhớ được chi tiết một trò chơi hoặc một hoạt động nào trong
ngày hội một cách đầy đủ.
- Khả năng diễn đạt hạn chế do vốn ngôn ngữ
- Giáo viên tách bạch 2 hoạt động nói và viết ở 2 bài tập dẫn đến học sinh
không liên kết được bài tập nói và viết.
C) Cách tháo gỡ:
Để giải quyết một số khó khăn vướng mắc tôi xin đưa ra một số đề xuất sau:
12


+ Bắt đầu vào chủ điểm Lễ hội giáo viên luôn định hướng cho học sinh
viết văn thông qua phân tích dữ liệu ( Bài Hội Vật: Chỉ kể về đấu vật, nếu kể về
một lễ hội trong phần lễ cần kể những nghi lễ truyền thống, còn trong phần hội
các con chú ý kể chung các trò chơi với cảm xúc riêng của mình.
+ Tổ chức cho học trò xem vidio mô tả hoạt động trong một ngày hội
thông qua buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp hoặc trong buổi sinh hoạt lớp ở các
tuần trước.
+ Giáo viên cần cung cấp cho học sinh tên một số ngày hội mà các em đã
được tham gia, chứng kiến ở địa phương như: Đêm hội trăng rằm, Hội Đền
Trung túc vương Lê Lai, Hội khỏe Phù Đổng,..Bởi việc lựa chọn ngày hội phải
gắn với sự hiểu biết của học sinh thì mới có thể kể đúng, có thể viết hay được.

Hội trăng rằm
Hội khỏe Phù Đổng

+ Yêu cầu học sinh nhớ lại các bài tập đọc đã học đã nghe có nội dung kể
về một ngày hội để bổ sung vốn từ cho các em đồng thời các em cũng hình dung
được trong ngày hội như thế có rất nhiều trò chơi nhưng cần tả chi tiết nổi bật
một trong số những trò chơi trong ngày hội đó.
+ Khi học sinh kể miệng dựa vào câu hỏi gợi ý giáo viên cần giúp học
sinh sửa câu cho trọn vẹn đủ ý có hình ảnh để khi viết các em đỡ bỡ ngỡ và viết
câu cụt. Chẳng hạn ở câu gợi ý (Mọi người đi xem hội như thế nào?) Có thể gợi
mở cho các em (Mọi người đi xem hội đông vui, phấn khởi như thế nào? Không
khí của ngày hội ra sao?).
+ Khi học sinh thực hành viết đoạn văn giáo viên cần lưu ý học sinh, nêu
được không khí quang cảnh của ngày hội, chọn lọc những trò chơi nổi bật để
viết (tránh liệt kê tên tất cả các trò chơi trong ngày hội mà không có sự mô tả
một trò chơi nào) cho đoạn văn thêm sinh động, nổi bật yêu cầu bài.
d) Kết quả:
Sau khi tiến hành các bước tháo gỡ khó khăn ở trên, tôi đã giúp học sinh
dựa vào nhưng câu hỏi ngắn và liên kết viết các đoạn văn thì học sinh đã viết
được một bài văn hoàn chỉnh và đây là một trong những bài văn sau mà lớp tôi
đã đạt được các yêu cầu mà bài văn viết đã đề ra:
Bài 5: Kể về một trân thi đấu thể thao ( Tuần 28).
( Có thể thay đề bài cho phù hợp)
a) Nội dung dạy học:
13


- Rèn luyện kĩ năng viết cho học sinh. Dựa vào bài làm miệng tuần 28, HS
viết một đoạn văn ngắn từ 5 – 7 câu kể lại một trân thi đấu thể thao.
- Bài viết đủ ý, diễn đạt rõ ràng, thành câu, giúp người đọc hình dung
được trận đấu.
b) Khó khăn:
- HS chưa có những hiểu biết sơ giản về môn thể thao (Cách chơi, luật)

- Ngôn ngữ diễn đạt cho phù hợp với bộ môn định tả hạn chế, nhiều em
không biết dùng từ, câu như thế nào cho phù hợp với từng môn thể thao mặc dù
đã được xem rất nhiều lần (VD:bóng đá, cầu lông, bóng chuyền, cờ vua, chạy,...)
- Chưa chắt lọc được những chi tiết chính, nổi bật để viết nên viết dài, mà
nội dung vẫn chẳng có gì.
c) Cách tháo gỡ:
- Căn cứ vào thực tế của lớp giáo viên có thể vẫn để dạng đề bài mở để
học sinh có nhiều cơ hội lựa chọn nội dung cho phù hợp.
- Từ bài học tuần 28 giáo viên có thể định hướng cho học sinh kể lại
những trận thể thao mà mình đã được chứng kiến nhiều lần, cảm thấy thích thú
nhất mỗi khi tham dự.
- GV cần tham khảo những môn thể thao mà các em có thể kể (dựa vào
bài miệng tuần 28) để tìm hiểu sâu hơn về đặc điểm , luật thi đấu, cách chơi của
từng môn thể thao đó, từ đó có định hướng, hướng dẫn học sinh lựa chọ từ ngữ
cho phù hợp với bài kể (Chẳng hạn kể về trận thi đấu bóng đá thì các em cần
phải sử dụng được các từ như: sút bóng, rê bóng, gót bóng, dẫn bóng,ném bóng,
bắt bóng, sôi động, va chạm, hào hứng, hiệp 1, hiệp 2, hiệp phụ....; kể về trận thi
đấu bóng chuyền: phát bóng, chắn bóng, đập bóng, đỡ bóng, chuyền bóng .....)
viết câu cho đúng, sử dụng từ ngữ cho hợp lí.
- Phần bài cũ giáo viên nên đăng tải trình chiếu một số môn thể thao mà
các em đã được xem: bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn, cờ vua,... nhằm
giúp các em nhớ lại hồi tưởng lại trận thi đấu mà mình đã có dịp xem ( Cả hình
ảnh lẫn thuyết minh của trận thi đấu).

Đá bóng
Cờ vua
- Sau khi xác định được yêu cầu của bài để làm tốt yêu cầu học sinh cần
thực hiện trình tự theo các bước sau:
* Hồi tưởng lại trận thi đấu đó:
14



+ Thi đấu môn gì? Ở đâu, vào lúc nào?
+ Diễn biến của trận đấu
+ Kết quả của trận đấu.
+ Cảm nhận của em về trận đấu.
* Dùng lời của mình kể lại trận đấu theo trình tự trên và viết vào vở.
- Giáo viên quan sát học sinh viết bài, nhắc nhở các em cách trình bày.
- Chọn một số bài đọc trước lớp để cả lớp cùng nhận xét, học tập và rút
kinh nghiệm.
d) Kết quả:
Với sự hướng dẫn từng bước như trên, tôi đã giúp học sinh biết lựa chọn
những câu văn giàu hình ảnh; ngôn ngữ trong sáng để viết được các câu văn hay.
Biết dùng các biện pháp nghệ thuật để viết văn và đây là một trong bài văn hay
đó:
- Trên đây là năm bài được tôi đưa ra từ thực tế trong quá trình dạy học.
Từ việc tìm hiểu và dạy học trực tiếp HS trong năm học qua, tôi đã nghiên cứu
kĩ các bài về: "Nói, viết về một chủ đề trong phân môn Tập làm văn ở lớp 3".
Tìm ra được một số khó khăn, cách tháo gỡ trong khi dạy các bài này mà HS đã
gặp phải. Với sự vận dụng chuẩn kiến thức kĩ năng dạy học của chương trình,
luôn bám sát mục tiêu và đối tượng HS của lớp mình. Vận dụng linh hoạt tích
hợp các phân môn nhằm giúp cho học sinh có vốn từ phong phú, biết dùng hình
ảnh đẹp, câu văn trong sáng. Tôi đã đưa ra cách tháo gỡ khó khăn cho từng bài,
nhằm tạo cơ sở cho việc dạy học phân mônTập làm văn lớp 3 đạt hiệu quả cao
hơn.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
- Sau khi tìm ra những khó khăn và cách tháo gỡ và cho HS làm bài tập kết
hợp với kinh nghiệm dạy một số bài đã nêu ở trên tôi đã dạy thử ở lớp 3A2.
Thời gian làm bài :20 phút
Đề bài: Em hãy kể về ngày hội trăng rằm mà em yêu thích.

Đây là bài làm của học sinh trong khi tìm ra khó khăn và cách tháo gỡ đã
nêu ở trên:
Kết quả khảo sát như sau:
Sĩ số
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
TL
SL
TL
SL
TL
32 em
18 em
56,3 % 14 em
43,7 %
0
0
- Qua thực dạy trên lớp tôi nhận thấy:
+ Học sinh xác định đúng trong tâm, yêu cầu của bài.
+ Vốn ngôn ngữ của các em đã được cải thiện. các em đã xác định được
yêu cầu bài học biết vận dụng những kiến thức đã học cùng với sự tích hợp của
các môn học khác, vốn sống thực tế của mình để hoàn thành bài.
+ Khả năng sử dụng ngôn ngữ, viết câu, sắp xếp ý đã liền mạnh biết sử
dụng hình ảnh thân thực sinh động, ngôn ngữ trong sáng, giản dị.

15



+ Không những viết văn hay, chữ viết của các em cũng có nhiều tiến bộ.
Các em biết viết đúng chính tả, trình bày bài sạch đẹp. Trong giờ học, học sinh
hứng thú học hơn nhiều. Chất lượng được nâng lên theo từng giai đoạn của năm
học.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận:
Trong quá trình dạy học nói chung và dạy phân môn Tập làm văn nói
riêng, việc tìm hiểu những khó khăn của học sinh và tìm ra được hướng khắc
phục những khó khăn vướng mắc khi lĩnh hội kiến thức mới cho học sinh là điều
không thể thiếu đối với thầy cô giáo.
Giáo viên cần phải xác định trọng tâm kiến thức của môn học, từng phân
môn để có kế học dạy học, bồi dưỡng cho học sinh ngay từ đầu năm học, giúp
các em khắc sâu kiến thức vận dụng kiến thức, vốn hiểu biết thực tế áp dụng
vào bài học cho những bài học sau. Khi rèn kĩ năng nói, viết cần tạo ra cho học
sinh những tình huống giao tiếp, để các em phát huy khả năng trình bày, mạnh
dạn nêu ý kiến, trình bày ý kiến của cá nhân. Lựa chọn ngôn ngữ phù hợp với
từng dạng bài khi nói và viết.
Qua quá trình nghiên cứu và phân tích chương trình nội dung, SGK,
phương pháp dạy học phân môn Tập làm văn ở lớp 3 Trường Tiểu học Kiên
Thọ 1- Ngọc Lặc - Thanh Hóa. Tôi nhận thấy: Giáo viên tích cực tìm hiểu
nghiên cứu tài liệu, dự giờ rút kinh nghiệm, không ngừng thay đổi phương
phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh. Đánh giá kết
quả học sinh thường xuyên, chất lượng học sinh đã tiến bộ rõ rệt. Học sinh rất
mạnh dạn khi tham gia ý kiến. Ngôn ngữ được bồi dưỡng. Biết quan sát môi
trường xung quanh và ghi nhớ tốt. Số lượng học sinh đạt yêu cầu trong các tiết
học cao. Đây chính là căn cứ để tôi đề xuất cách dạy một số bài văn nói, viết
trong phân môn Tập làm văn lớp 3 đã minh chứng quá trình nghiên cứu tích lũy
kinh nghiệm của tôi có hiệu quả.
3.2. Kiến nghị
- Ban giám hiệu nhà trường cần tăng cường thêm đồ dùng dạy học như

máy chiếu để học sinh thường xuyên tiếp cận với đồ dùng dạy học hiện đại. Tổ
chức trao đổi chuyên môn giữa các trường với nhau để trao đổi học hỏi kinh
nghiệm.
- Tổ chuyên môn cần có kế hoạch ngay từ đầu năm học để giúp giáo viên
biết lập kế hoạch dạy học cho đối tượng học sinh lớp mình. Thường xuyên kiến
tập những tiết dạy có nội dung khó để tổ chuyên môn góp ý xây dựng.
- Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường thường xuyên tổ chức những
chuyên đề ngoại khóa giúp các em mở vốn vốn sống, bổ sung thêm ngôn ngữ,
cách giao tiếp của học sinh.
- Hội cha mẹ học sinh cần tạo điều kiện thời gian, phương tiện học tập
cho con em mình được ôn tập bài tốt hơn khi ở nhà. Thường xuyên cho con
được tham gia những hoạt động vui chơi, trải nghiệm để bổ sung vốn sống, vốn
ngôn ngữ cho các em. Đối với các gia đình là người dân tộc thiểu số nên thường
xuyên giao tiếp bằng ngôn ngữ Tiếng Việt để giúp các em sử dụng Tiếng Việt tốt
hơn.
16


Sau một năm tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện tôi đã hoàn thành sáng
kiến kinh nghiệm “ Kinh nghiệm dạy học sinh tháo gỡ một số bài tập khó về
dạng bài: Nói viết về một chủ đề trong phân môn Tập làm văn ở lớp 3” và đã đạt
được những kết quả nhất định, tuy nhiên do năng lực còn hạn chế, tài liệu tham
khảo chưa đầy đủ, chắc chắn sáng kiến này còn nhiều vấn đề chưa giải quyết hết
các nhiệm vụ nghiên cứu. Tôi hi vọng được sự đóng góp của các đồng nghiệp,
các cấp quản lý để tôi tiếp tục nghiên cứu về những vấn đề có liên quan trong
quá trình giảng dạy, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học trong những năm tiếp
theo trong Trường Tiểu học.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ


Kiên Thọ, ngày 10 tháng 4 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết, không sao chép nội dung
của người khác
Người viết
Lê Thị Nga

17


Môc lôc
TT

1

2

3

Nội dung
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3.. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2.Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm.

2.3. Các biện pháp thực hiện.
2.4 . Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.

3.Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị

Trang
1
1
1
1

2
3
5
17

18
18

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. SGK và SGV môn Tiếng Việt lớp 3.
2. Từ điển Tiếng Việt trường Tiểu học
3. Phương pháp dạy Tập làn văn ở Tiểu học
4, Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học ở Tiểu học Lớp 3
5. Hưỡng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học các môn học cấp tiểu học.


19


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGỌC LẶC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

KINH NGHIỆM DẠY HỌC SINH THÁO GỠ MỘT SỐ BÀI
KHÓ VỀ DẠNG BÀI: NÓI,VIẾT VỀ MỘT CHỦ ĐỀ TRONG
PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 3

Người thực hiện: Lê Thị Nga
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Kiên Thọ 1
SKKN thuộc lĩnh vực môn: Tiếng Việt

NGỌC LẶC. NĂM 2019

20



×