1
A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
1. Mở đầu
Là một môn thi đối kháng trực tiếp, thời gian thi đấu cũng tương
đối dài, điều đó đòi hỏi vận động viên phải có một trình độ thể lực nhất
định, có thể duy trì suốt thời gian thi đấu và cả giải đấu. Các tố chất thể
lực đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng nền tảng vững chắc cho
mỗi vận động viên, thể lực được phát triển thì các yếu tố kỹ thuật, chiến
thuật, tâm lý tập luyện và thi đấu cũng dần được nâng cao.
Trong huấn luyện Taekwondo ở nước ta đã có một số công trình
nghiên cứu về các mặt: thể lực, kỹ thuật, tâm lý và tuyển chọn VĐV
như các tác giả: Nguyễn Thy Ngọc nghiên cứu về một số thành phần
của trình độ tập luyện ở VĐV Taekwondo 14-16 tuổi; Vũ Xuân Thành
nghiên cứu về hệ thống bài tập phát triển sức mạnh tố độ cho nam VĐV
Taekwondo trẻ tại Việt Nam, tác giả Lê Nguyệt Nga và cộng sự nghiên
cứu về đặc điểm tâm lý VĐV Taekwondo, Trương Ngọc Để và cộng sự
nghiên cứu về vấn đề tuyển chọn VĐV Taekwondo ở các tuyến, các tác
giả trên đã nghiên cứu các bài tập phát triển các tố chất thể lực, kỹ
thuật, tâm lý cũng như các khả năng vận động cho các lứa tuổi khác
nhau. Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu về thể lực chuyên môn thì rất ít tác
giả nghiên cứu đến, đặc biệt đối tượng là các nữ VĐV ở lứa tuổi 12-14 tại
TP.HCM vẫn chưa ai đề cập đến.
Đặc thù của môn Taekwondo là môn thi đấu cá nhân có tính đối
kháng cao, mang tính biến hóa, đa dạng và tốc độ ra đòn chính xác, đòi
hỏi mỗi vận động viên phải có trình độ kỹ thuật, thể lực chuyên môn cơ
bản vững chắc. Để nâng cao thành tích tập luyện và thi đấu của VĐV,
cần phải nghiên cứu tổng hợp nhiều vấn đề kết hợp giữa huấn luyện với
khoa học công nghệ và y học thể thao. Trong đó vấn đề đánh giá thể lực
chuyên môn trong huấn luyện thi đấu là vấn đề cấp thiết cần sớm được
nghiên cứu. Từ đó lựa chọn hệ thống bài tập nhằm phát triển thể lực
chuyên môn trong tập luyện và thi đấu. Xuất phát từ những suy nghĩ đó,
chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập phát
triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14
tuổi Thành phố Hồ Chí Minh”.
2
Mục đích nghiên cứu: Lựa chọn hệ thống bài tập huấn luyện thể
lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành
phố Hồ Chí Minh phù hợp với thực tiễn hiện nay.
Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn của nữ vận
động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh.
Mục tiêu 2: Lựa chọn và ứng dụng hệ thống bài tập phát triển thể
lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành
phố Hồ Chí Minh.
Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả ứng dụng hệ thống bài tập thể lực
chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố
Hồ Chí Minh sau 1 chu kỳ huấn luyện năm.
2. Những đóng góp mới của luận án
Luận án đã lựa chọn được 05 test sư phạm đánh giá thể lực chuyên
môn bao gồm: Đá vòng cầu 1 chân tại chỗ 10s (lần); Đá vòng cầu 2
chân tại chỗ 10s (lần); Đá lướt vòng cầu 1 chân tại chỗ 10s (lần); Đá
chẻ 1 chân trước tại chỗ 10s (lần); Lướt đá ngang 1 chân tại chỗ trong
10s (lần) và 9 thông số đánh giá thể lực chuyên môn của 2 test lướt đá
vòng cầu trước và Đá chẻ chân trước bao gồm: t(ms); T(ms); P (Kgms);
F(Kg); SQ (đơn vị); Vmax (m/s); Góccẳng - đùi (độ); Góc 2 đùi (độ); Vgóc (o/s)
cho nữ VĐV Taekwondo 12 – 14 tuổi
Xây dựng được 03 bảng phân loại và 02 bảng điểm tổng hợp cho
từng test đánh giá thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên
Taekwondo 12 – 14 tuổi thành phố Hồ Chí Minh.
Đánh giá được thực trạng thể lực chuyên môn của khách thể nghiên
cứu qua 5 test sư phạm và thực trạng thể lực chuyên môn qua 9 thông
số.
Luận án đã lựa chọn được 46 bài tập phát triển thể lực chuyên môn
gồm sức nhanh: 16 bài; sức mạnh: 4 bài; sức bền: 7 bài; mềm dẻo: 5
bài; phối hợp vận động: 14 bài - toàn diện các tố chất.
Luận án đã tiến hành thực nghiệm hệ thống các bài tập phát triển
thể lực chuyên môn phù hợp trong giai đoạn chuẩn bị chung và chuyên
3
môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí
Minh.
Luận án đánh giá được nhịp độ tăng trưởng của 5 test thể lực
chuyên môn từ 8.86% tới 16.40% và các thông số đánh giá thể lực
chuyên môn từ 7.85% tới 41.98% trong đó sức mạnh tổng hợp tăng
41.98% (đá lước vòng cầu chân trước) và 33.05% (đá chẻ chân trước)
của khách thể nghiên cứu khẳng định hiệu quả các bài tập luận án đã lựa
chọn và quá trình tổ chức thực nghiệm sư phạm là phù hợp.
3. Cấu trúc của luận án
Luận án được trình bày trong 128 trang A4 bao gồm: Mở đầu (04
trang); Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu (37 trang); Chương
2: Đối tượng, phương pháp và tổ chức nghiên cứu (17 trang); Chương
3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận (68 trang); phần kết luận và kiến
nghị (02 trang). Trong luận án có 29 bảng, 16 biểu đồ, 52 tài liệu tham
khảo, trong đó có 49 tài liệu bằng tiếng Việt, 03 tài liệu bằng Tiếng Anh
và phần phụ lục.
B. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Khái niệm huấn luyện thể lực chuyên môn cơ sở
1.1.2. Khái niệm huấn luyện thể lực chuyên môn cơ bản
1.1.3. Khái niệm về bài tập và hệ thống bài tập thể lực
1.1.4. Xu thế sử dụng các bài tập phát triển tố chất thể lực đối
với vận động viên Taekwondo
1.2. Một số đặc điểm cơ bản của môn Taekwondo
1.2.1. Đặc điểm chung
1.2.2. Đặc điểm về thể lực của môn Taekwondo
1.2.3. Đặc điểm về kỹ - chiến thuật của môn Taekwondo
1.3. Đặc điểm tâm – sinh lý nữ 12 - 14 tuổi
1.3.1. Đặc điểm sinh lý nữ 12 - 14 tuổi
1.3.2. Đặc điểm tâm lý nữ 12 - 14 tuổi
1.3.3. Đặc điểm thời kỳ dậy thì của nữ 12 – 14 tuổi
4
1.4. Đặc điểm huấn luyện vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi
1.5. Công tác đào tạo vận động viên Taekwondo của TP.HCM
1.6. Các công trình nghiên cứu có liên quan
Thông qua các nội dung trên, luận án rút ra những cơ sở lý luận và
khoa học để tiến hành nghiên cứu sau:
Taekwondo là một môn võ đối kháng cá nhân trực tiếp theo các
hạng cân, các kỹ thuật động tác được sử dụng trong tấn công có đặc
trưng nhanh, mạnh, khéo léo, linh hoạt và chuẩn xác mà bản chất là thể
lực chyên môn gắn liền với sự điêu luyện của kỹ thuật. Các kỹ thuật
được sử dụng nhiều nhất trong tập luyện và thi đấu của VĐV
Taekwondo nữ 12 – 14 tuổi TP.HCM là: lướt đá vòng cầu chân trước và
đá chẻ chân trước.
Thể lực chuyên môn của Taekwondo là các năng lực hoạt động thể
lực được xác định thông qua trình độ về các năng lực sức nhanh, sức
mạnh, sức bền, mềm dẻo, khéo léo và các phẩm chất tâm lý đặc trưng
thích ứng với từng loại năng lực trong hoạt động của môn Taekwondo.
Trong đó, sức nhanh, sức mạnh và khả năng linh hoạt là những năng lực
nổi trội nhất trong hoạt động thi đấu đối kháng của Taekwondo.
Các giai đoạn lứa tuổi trong quá trình sinh trưởng và phát dục của
thiếu niên có đặc điểm rất khác nhau. Các môn thể thao khác nhau có
yêu cầu đối với cơ thể cũng khác nhau. Do vậy thời điểm nào phát triển
các tố chất thể lực cho VĐV thiếu niên vào một môn thể thao nào là
một trong những vấn đề quan trọng.
Việc lập kế hoạch trong huấn luyện thể hiện một quy trình có tổ
chức, có phương pháp và khoa học giúp VĐV đạt trình độ cao nhất
trong tập luyện và thi đấu. Vì vậy, lập kế hoạch là công cụ quan trọng
nhất của HLV trong quá trình điều khiển chương trình HL một cách
khoa học. (Bompa,1996) [55]. Chương trình thực nghiệm cần sắp xếp
phù hợp với các giai đoạn của kế hoạch huấn luyện năm. Đây là cơ sở
để ứng dụng các chương trình thực nghiệm vào các giai đoạn chuẩn bị
chung và chuyên môn theo kế hoạch huấn luyện năm của đội tuyển
Taekwondo TP.HCM.
Qua phân tích và tổng hợp các tài liệu liên quan đến môn
5
Taekwondo cho thấy: Hầu hết các tác giả chưa tập trung tới các khách
thể là VĐV phong trào và năng khiếu, phần lớn tập trung vào các khách
thể VĐV đỉnh cao - VĐV đội tuyển quốc gia và chưa tác giả nào đề cập
tới nữ VĐV Taekwondo 12 – 14 tuyển tuyến năng khiếu trong điểm
TPHCM. Chưa có công trình nghiên cứu một cách khoa học về nghiên
cứu các bài tập nhẳm phát triển thể lực chuyên môn cho nữ VĐV
Taekwondo 12 - 14 tuổi TPHCM, từ đó khẳng định luận án không trùng
lắp với các công trình nghiên cứu đã được công bố.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: Lựa chọn hệ thống bài tập phát
triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi
Thành phố Hồ Chí Minh.
2.1.2. Khách thể nghiên cứu: Gồm 16 nữ vận động viên
Taekwondo lứa tuổi 12 – 14 thuộc tuyến năng khiếu trọng điểm Thành
phố Hồ Chí Minh từ 29kg đến 47kg thuộc 2 nhóm hạng cân (dưới 41kg
và trên 41kg đến 47kg), là đối tượng được sử dụng trong thực nghiệm
sư phạm nhằm xác định hiệu quả hệ thống bài tập phát triển thể lực
chuyên môn đã được lựa chọn.
2.1.3. Phạm vi nghiên cứu:
Luận án nhận thấy, khách thể tham gia thực nghiệm sư phạm
tuy còn hạn chế về số lượng, do đặc thù của môn thể thao - là môn thi
đấu đối kháng cá nhân, trình độ của họ tương đối đồng đều, không
chênh lệch lớn, đây cũng là một lý do khách quan, những VĐV được
đưa lên đội tuyển hầu hết là những VĐV đã có thành tích thi đấu trong
nước, hầu hết là những VĐV đã đạt đẳng cấp 1 và kiện tướng (Đã đạt
thành tích cao tại các giải Giải Trẻ khu vực miền nam Giải Trẻ Toàn
Quốc, Giải Hội Khỏe Phù Đổng, Giải Cadet thế giới, Giải Cadet Châu
Á). Do vậy, nếu luận án tiến hành nghiên cứu ở các nhóm VĐV ở các
địa phương làm đối chứng thì sẽ không có sự đồng nhất: về điều kiện
tập luyện, huấn luyện, dinh dưỡng và các điều kiện khác… hơn nữa
6
trình độ không có sự đồng đều đáng kể, do đó không có tính tin cậy
trong việc so sánh giữa các đối tượng.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn
2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm
2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm
2.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
2.2.6. Phương pháp phân tích sinh cơ học
2.2.7. Phương pháp toán học thống kê
2.3. Tổ chức nghiên cứu
2.3.1. Thời gian nghiên cứu: Từ 12/2013 đến 12/2019
2.3.2. Địa điểm nghiên cứu: Trường Đại học TDTT TPHCM;
Viện NCKH&CN Thể Thao Trường Đại học TDTT TPHCM; Trung tâm
Huấn luyện và thi đấu TDTT TP.HCM; Viện KH&CN TDTT Trường
Đại học TDTT Bắc Ninh.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn của nữ vận động viên
Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh
Luận án đã đánh giá được thực trạng thể lực chuyên môn của nữ
vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh thông
qua tổng hợp, phân tích, phỏng vấn chuyên gia, huấn luyện viên, trọng
tài, cán bộ quản lý,… đã xác định được 05 test sư phạm, 09 thông số
đảm bảo độ tin cậy và tính thông báo để đánh giá thể lực chuyên môn
cho khách thể nghiên cứu bao gồm:
- Các Test đánh giá thể lực chuyên môn gồm 05 test: Đá vòng cầu 1
chân tại chỗ 10s (lần), Đá vòng cầu 2 chân tại chỗ 10s (lần), Đá lướt
vòng cầu 1 chân tại chỗ 10s (lần), Đá chẻ 1 chân trước tại chỗ 10s (lần),
Lướt đá ngang 1 chân tại chỗ trong 10s (lần).
- Các thông số đánh giá thể lực chuyên môn: F(Kg); t(ms); T(ms); P
(Kgms); F(Kg); SQ (đơn vị); Vmax (m/s); Góccẳng - đùi (0); Góc2 đùi (0); Vgóc
(0/s)
7
- Đã xây dựng được 02 bảng phân loại (bảng 3.5, 3.11) và 02 bảng
điểm tổng hợp (3.4, 3.10) cho từng test và thông số đánh giá thể lực
chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi thành phố
Hồ Chí Minh.
- Thực trạng thể lực chuyên môn của khách thể nghiên cứu theo tiêu
chuẩn đánh giá và xếp loại tổng hợp đã được xây dựng cho thấy số
VĐV xếp loại trung bình chiếm tỷ lệ cao đến 50% (8 VĐV), loại yếu
tương đối cao chiếm tỷ lệ 37.5% (6 VĐV), loại khá tương đối thấp chỉ
chiếm tỷ lệ 12.5% (2 VĐV), trong khi đó tỷ lệ VĐV tốt và kém thì
không có VĐV nào.
- Thực trạng thể lực chuyên môn của khách thể nghiên cứu bằng
công nghệ 3D và hệ thống đo xung lực thông qua các thông số cho thấy
các VĐV xếp loại trung bình chiếm tỷ lệ cao đến 87.5% (14 VĐV), loại
yếu chiếm tỷ lệ 12.5% (2 VĐV), loại tốt, khá và kém không có VĐV
nào.
3.2. Lựa chọn và ứng dụng hệ thống bài tập phát triển thể lực
chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành
phố Hồ Chí Minh
3.2.1. Lựa chọn, hệ thống bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho
nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh
Qua nghiên cứu tài liệu và các công trình nghiên cứu của các tác giả
trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu [3], [16], [17],
[19], [33], [36], [37], luận án đã lựa chọn và hệ thống hóa được 78 bài
tập thể lực chuyên môn (được chia thành 05 nhóm bài tập nhanh, mạnh,
bền, mềm dẻo, khéo léo). Để xác định cơ sở thực tiễn của việc lựa chọn
các bài tập ứng dụng trong huấn luyện phát triển thể lực chuyên môn
cho khách thể nghiên cứu, luận án tiến hành phỏng vấn 20 huấn luyện
viên, chuyên gia, cán bộ quản lý, trọng tài đang làm công tác giảng dạy
và huấn luyện môn Taekwondo trên phạm vi toàn quốc. Tỷ lệ thành
phần khách thể phỏng vấn được thể hiện ở biểu đồ 3.6
8
Nội dung phỏng vấn là xác định múc độ ưu tiên của các bài tập ở 3
mức:
- Mức 1: Rất phù hợp.
- Mức 2: Phù hợp.
- Mức 3: Không phù hợp.
Ngoài ra, luận án căn cứ vào kết quả phỏng vấn để tìm và lựa chọn
ra được những bài tập đặc trưng tiêu biểu của từng tố chất vận động cho
khách thể nghiên cứu. Trong tổng số 78 bài tập mà luận án đưa ra phỏng
vấn đều được các huấn luyện viên sử dụng trong huấn luyện phát triển
thể lực chuyên môn cho nữ VĐV Taekwondo 12 - 14 tuổi. Tuy nhiên
để đảm bảo độ tin cậy trong nghiên cứu, luận án chỉ sử dụng những bài
tập được các huấn luyện viên sử dụng ở mức 1 (Rất phù hợp) có tỷ lệ từ
70% trở lên số người lựa chọn để đưa vào thực nghiệm nhằm phát triển
thể lực chuyên môn cho nữ VĐV Taekwondo 12 - 14 tuổi Thành phố
Hồ Chí Minh. Theo đó luận án đã lựa chọn được 46/78 bài tập bài tập
phát triển thể lực chuyên môn đảm bảo được yêu cầu trên, gồm các
nhóm bài tập sau: Nhóm bài tập sức nhanh gồm 16 bài; Nhóm bài tập
sức mạnh gồm 04 bài; Nhóm bài tập sức bền gồm 07 bài tập; Nhóm bài
tập mềm dẻo gồm 05 bài; Nhóm bài tập khéo léo (phối hợp vận động)
gồm 14 bài.
3.2.2. Xây dựng kế hoạch và thực nghiệm hệ thống bài tập phát
triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14
tuổi Thành phố Hồ Chí Minh
3.2.2.1. Xây dựng kế hoạch huấn luyện thể lực chuyên môn cho
khách thể thực nghiệm trên cơ sở hệ thống bài tập đã lựa chọn
9
Cơ sở lý luận: Phương pháp để xây dựng kế hoạch huấn luyện thể
lực chuyên môn cho VĐV môn Taekwondo dựa trên các cơ sở lý luận,
các điều kiện ưu tiên tối đa cho công tác huấn luyện và quỹ thời gian sử
dụng để thực hiện. Trong quá trình huấn luyện tiến hành xác định những
thành phần khác nhau nhằm chuẩn bị toàn diện cho đội chuẩn bị sẵn
sàng cho các giải đấu. Tiến hành huấn luyện liên tục, tạo điều kiện cho
các vận động viên bồi dưỡng đầy đủ các mặt như: thể lực, kỹ thuật,
chiến thuật cũng như tâm lý. Xây dựng kế hoạch huấn luyện dựa trên
các nguyên tắc sau:
- Xây dựng kế hoạch huấn luyện dựa trên những cơ sở chung của
quy luật phát triển nhân cách và phát triển năng lực thể thao.
+ Huấn luyện thể thao là một quá trình liên tục nhẳm hoàn thiện
năng lực thể thao và phát triển nhân cách vận động viên. Do vậy, khi
xây dựng kế hoạch huấn luyện cần phải hiểu rõ các quy luật về tâm lý,
sinh lý, các nguyên tắc sư phạm có liên quan cùng các quy luật chung
về tổ chức quá trình giáo dục, sắp xếp lượng vận động tập luyện, dạy
học động tác, truyền trụ kiến thức…
+ Trong quá trình xây dựng kế hoạch huấn luyện cần tuân thủ chặt
chẽ nguyên tắc tăng dần lượng vận động. Các bài tập hoạt động vận
động phải được thực hiện từ dễ đến khó, từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản
đến phức tạp. Cường độ vận động cũng phải tăng tiến theo khối lượng
và trình độ tập luyện của người tập nhằm đảm bảo sự phát triển một
cách cơ bản và bền vững ở mỗi vận động viên.
- Xây dựng kế hoạch huấn luyện phải căn cứ vào kế hoạch tổ chức
giải trong năm.
- Xây dựng kế hoạch huấn luyện phải đảm bảo sự thống nhất giữa
huấn luyện thể lực, kỹ thuật, chiến thuật và tâm lý.
- Xây dựng kế hoạch huấn luyện phải đảm bảo đầy đủ các nội dung
cơ bản của công tác soạn thảo kế hoạch huấn luyện bao gồm các vấn đề
sau:
+ Xác định đối tượng và thời hạn của kế hoạch huấn luyện
+ Xác định mục đích của kế hoạch huấn luyện
+ Xác định thời gian cho kế hoạch huấn luyện
10
+ Xác định số lượng buổi tập trong kế hoạch huấn luyện
Mỗi kế hoạch huấn luyện cần phải xuất phát từ việc phân tích một
cách toàn diện và chính xác quá trình tập luyện, sự phát triển và trình độ
tập luyện của vận động viên. Kế hoạch cần phải thường xuyên kiểm tra
đánh giá và phân tích đối chiếu các chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch và thực
tế đạt được.
Cơ sở thực tiễn: Để có thể xây dựng được kế hoạch huấn luyện thể
lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành
phố Hồ Chí Minh, luận án tiến hành phỏng vấn 20 huấn luyện viên,
chuyên gia, cán bộ quản lý, trọng tài đang làm công tác giảng dạy và
huấn luyện môn Taekwondo về nội dung xây dựng kế hoạch huấn
luyện. Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 3.17.
Bảng 3.17: Kết quả phỏng vấn nội dung xây dựng kế hoạch huấn
luyện thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo
12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh (n=20)
Kết quả ở bảng 3.17 cho thấy:
Tổng số buổi tập trong tuần là 3 buổi chiếm tỷ lệ 75%
Thời gian dành cho huấn luyện thể lực chuyên môn trong buổi tập
là 30 – 40 phút chiếm tỷ lệ 70%
Số bài tập trong buổi là 3 – 5 bài chiếm tỷ lệ 70%
11
Nghỉ giữa bài tập (s) là 30s – 60s chiếm tỷ lệ 85%
Số tổ (vòng) trong buổi là 1 – 2 tổ chiếm tỷ lệ 75%
Số lần lặp lại các bài tập trong buổi là 1 – 2 lần chiếm tỷ lệ 80%
Nghỉ giữa tổ (s) là 90s – 120s chiếm tỷ lệ 70%
Để đảm bảo độ tin cậy trong phỏng vấn, luận án chỉ lựa chọn
phương án có số phiếu đồng ý chiếm tỷ lệ từ 70% trở lên để đưa vào
thực nghiệm.
Căn thứ theo lịch thi đấu năm 2016 và kế hoạch huấn luyện chung
của đội năng khiếu trọng điểm Taekwondo năm 2016. Đội sẽ tham gia
thi đấu 3 giải chính trong năm: Giải Trẻ khu vực miền nam từ ngày 26 31/3 tại Trung tâm huấn luyện thề thao Quốc gia TPHCM, Giải Trẻ toàn
quốc từ ngày 05 - 13/7 tại Cần Thơ, Giải Hội Khỏe Phù Đổng toàn quốc
từ ngày 01 - 11/8 tại Nghệ An. Ở các chu kỳ luận án tiến hành thực
nghiệm do có 2 giải thi đấu chính cách nhau 4 tuần, không đủ thời gian
để phân chia thành 2 chu kỳ riêng biệt cho 2 giải thi đấu, vì vậy Ban
huấn luyện xây dựng kế hoạch năm 2 chu kỳ, trong đó thời kỳ thi đấu sẽ
bao gồm cả 2 giải thi đấu. Giữa 2 giải thi đấu là các điều chỉnh về
chuyên môn và duy trì trình độ thể lực, kỹ chiến thuật và tâm lý đã đạt
được trước đó.
Kế hoạch huấn luyện năm được xây dựng theo 2 chu kỳ. Trong đó
chia thành các thời kỳ, giai đoạn sau:
Bảng 3.18: Kế hoạch huấn luyện năm 2016
12
3.2.2.2. Tổ chức thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm là quá trình ứng dụng các bài tập mà luận án
đã lựa chọn để phát triển thể lực chuyên môn cho 16 nữ vận động viên
Taekwondo 12 – 14 tuổi thuộc tuyến năng khiếu trọng điểm Thành phố
Hồ Chí Minh, đây là quá trình tác động có định hướng nhằm phát triển
thể lực chuyên môn cho khách thể nghiên cứu thông qua hệ thống bài
tập đã xác định và được tiến hành từ tháng 02/2016 đến tháng 08/2016
(trước khi đội tham gia thi đấu giải Trẻ khu vực miền nam, giải Trẻ toàn
quốc và giải Hội Khỏe Phù Đổng toàn quốc).
Căn cứ cơ sở lý luận và thực tiễn luận án tiến hành xây dựng tiến
trình thực nghiệm được trình bày tại bảng 3.19.
3.3. Đánh giá hiệu quả ứng dụng hệ thống bài tập phát triển thể lực
chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành
phố Hồ Chí Minh
3.3.1. Đánh giá hiệu quả ứng dụng hệ thống bài tập thể lực chuyên
môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ
Chí Minh thông qua các test sư phạm sau thực nghiệm
Để đánh giá sự phát triển thể lực chuyên môn của nữ vận động viên
Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh, luận án tiến hành
kiểm tra sau khi thực nghiệm sư phạm qua 2 chu kỳ huấn luyện vào
cuối chu kỳ 2 của quá trình huấn luyện (tháng 8/2016); Sau đây là kết
quả của tiến trình thực nghiệm. Sau thời gian thực nghiệm (06 tháng),
chúng tôi tiến hành kiểm tra đánh giá sự phát triển thể lực chuyên môn
của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh
thông qua các test đã lựa chọn. Kết quả thu được như trình bày ở bảng
3.20.
13
Kết quả các số liệu tại bảng 3.20 cho thấy, sau 06 tháng thực
nghiệm giá trị trung bình thành tích của tất cả các test đánh giá thể lực
chuyên môn của khách thể nghiên cứu đều tăng trưởng, cụ thể như sau:
Nhịp tăng trưởng trung bình thành tích Đá vòng cầu 1 chân tại chỗ
10s (lần) của nữ VĐV Taekwondo 12 – 14 tuổi thành phố Hồ Chí Minh
sau 06 tháng thực nghiệm là W % = 11.51%, sự tăng trưởng này có ý
nghĩa thống kê ở ngưỡng xác xuất P < 0.001 vì có
ttính=10.93>t0.001=4.073.
Nhịp tăng trưởng trung bình thành tích Đá vòng cầu 2 chân tại chỗ
10s (lần) của nữ VĐV Taekwondo 12 – 14 tuổi thành phố Hồ Chí Minh
sau 06 tháng thực nghiệm là W % = 8.68%, sự tăng trưởng này có ý
nghĩa thống kê ở ngưỡng xác xuất P < 0.001 vì có t tính = 6.61 > t0.001 =
4.073.
Nhịp tăng trưởng trung bình thành tích Đá lướt vòng cầu 1 chân tại
chỗ 10s (lần) của nữ VĐV Taekwondo 12 – 14 tuổi thành phố Hồ Chí
Minh sau 06 tháng thực nghiệm là W % = 11.19%, sự tăng trưởng này
có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác xuất P < 0.001 vì có
ttính=9.66>t0.001=4.073.
Nhịp tăng trưởng trung bình thành tích Đá chẻ 1 chân trước tại chỗ
10s (lần) của nữ VĐV Taekwondo 12 – 14 tuổi thành phố Hồ Chí Minh
sau 06 tháng thực nghiệm là W % = 14.06%, sự tăng trưởng này có ý
nghĩa thống kê ở ngưỡng xác xuất P < 0.001 vì có
ttính=11.66>t0.001=4.073.
Nhịp tăng trưởng trung bình thành tích Lướt đá ngang 1 chân tại
chỗ trong 10s (lần) của nữ VĐV Taekwondo 12 – 14 tuổi thành phố Hồ
Chí Minh sau 06 tháng thực nghiệm là W % = 16.40%, sự tăng trưởng
này có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác xuất P < 0.001 vì có t tính = 19.36
> t0.001 = 4.073.
Để có sự nhìn nhận tổng quát về sự tăng trưởng thể lực chuyên môn
của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi thành phố Hồ Chí Minh
trong quá trình thực nghiệm biểu đồ 3.7 dưới đây thể hiện rõ quá trình
này.
14
Biểu đồ 3.7 cho thấy: Khi so sánh bằng phương pháp tự đối chiếu
thành tích các test thể lực chuyên môn của nữ vận động viên
Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành Phố Hồ Chí Minh có sự tăng trưởng rõ
rệt ở tất cả các test với nhịp tăng trưởng trung bình là W % = 12.4% và
ttính > tbảng ở ngưỡng xác suất P < 0.001. Trong đó thành tích test Lướt đá
ngang 1 chân tại chỗ trong 10s (lần) có nhịp tăng trưởng cao nhất (
W % =16.40%) và ngược lại thành tích test Đá vòng cầu 2 chân tại chỗ
10s (lần) tăng trưởng thấp nhất ( W % = 8.68%). Điều này thể hiện sự
nỗ lực và tập trung cao độ của các VĐV khi chuẩn bị bước vào kỳ thi
đấu trọng điểm, đó là giải Hội Khỏe Phù Đổng tháng 8/2016. Hay nói
một cách khác, việc ứng dụng các bài tập mà luận án lựa chọn bước đầu
đã mang lại tính hiệu quả trong việc phát triển thể lực chuyên môn cho
nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh. Từ
kết quả này cho thấy việc ứng dụng các phương tiện huấn luyện và hệ
thống các bài tập mà luận án lựa chọn đã tỏ rõ hiệu quả trong phát triển
thể lực chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi
Thành phố Hồ Chí Minh.
3.3.2. Đánh giá hiệu quả ứng dụng hệ thống bài tập thể lực chuyên
môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ
Chí Minh bằng công nghệ 3D và hệ thống đo xung lực sau thực
nghiệm
15
Để đánh giá được thể lực chuyên môn của nữ vận động viên
Taekwondo 12 – 14 Thành phố Hồ Chí Minh qua 06 tháng thực nghiệm
các bài tập (46 bài tập) đã lựa chọn, luận án tiến hành đánh giá qua việc
so sánh kết quả kiểm tra các thông số kỹ thuật trên khách thể nghiên
cứu. Kết quả thu được trình bày từ bảng 3.21 và biểu đồ 3.8.
Kết quả các số liệu tại bảng 3.21 cho thấy, sau 06 tháng thực
nghiệm giá trị trung bình thành tích của tất cả các thông số đánh giá thể
lực chuyên môn của khách thể nghiên cứu đều tăng trưởng, cụ thể như
sau:
Test Lướt đá vòng cầu chân trước
Nhịp tăng trưởng trung bình thông số đỉnh lực (F) của nữ VĐV
Taekwondo 12 – 14 tuổi thành phố Hồ Chí Minh sau 06 tháng thực
nghiệm là W % = 26.35%, sự tăng trưởng này có ý nghĩa thống kê ở
ngưỡng xác xuất P < 0.001 vì có ttính = 8.82 > t0.001 = 4.073.
Nhịp tăng trưởng trung bình thông số thời gian va chạm (t) của nữ
VĐV Taekwondo 12 – 14 tuổi thành phố Hồ Chí Minh sau 06 tháng
thực nghiệm là W % = 18.62%, sự tăng trưởng này có ý nghĩa thống kê
ở ngưỡng xác xuất P < 0.001 vì có ttính = 10.32 > t0.001 = 4.073.
Nhịp tăng trưởng trung bình thông số thời gian phản ứng (T) của nữ
VĐV Taekwondo 12 – 14 tuổi thành phố Hồ Chí Minh sau 06 tháng
thực nghiệm là W % = 8.74%, sự tăng trưởng này có ý nghĩa thống kê ở
ngưỡng xác xuất P < 0.001 vì có ttính = 5.32 > t0.001 = 4.073.
Nhịp tăng trưởng trung bình thông số xung lực (P) của nữ VĐV
Taekwondo 12 – 14 tuổi thành phố Hồ Chí Minh sau 06 tháng thực
nghiệm là W % = 7.85%, sự tăng trưởng này không có ý nghĩa thống kê
ở ngưỡng xác xuất P > 0.001 vì có ttính = 2.51 < t0.001 = 4.073.
Nhịp tăng trưởng trung bình thông số sức mạnh tổng hợp SQ (Chỉ
số hiệu quả của đòn đánh) của nữ VĐV Taekwondo 12 – 14 tuổi thành
phố Hồ Chí Minh sau 06 tháng thực nghiệm là W % = 41.98%, sự tăng
trưởng này có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác xuất P < 0.001 vì có
ttính=5.41 > t0.001 = 4.073.
16
Nhịp tăng trưởng trung bình thông số vận tốc tức thời khi va chạm
mục tiêu (Vmax) của nữ VĐV Taekwondo 12 – 14 tuổi thành phố Hồ Chí
Minh sau 06 tháng thực nghiệm là W % = 13.68%, sự tăng trưởng này
có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác xuất P < 0.001 vì có t tính = 10.35 >
t0.001 = 4.073.
Nhịp tăng trưởng trung bình thông số Góccẳng-đùi của nữ VĐV
Taekwondo 12 – 14 tuổi thành phố Hồ Chí Minh sau 06 tháng thực
nghiệm là W % = 1.05%, sự tăng trưởng này có ý nghĩa thống kê ở
ngưỡng xác xuất P < 0.001 vì có ttính = 5.01 > t0.001 = 4.073.
Nhịp tăng trưởng trung bình thông số Góc 2 đùi của nữ VĐV
Taekwondo 12 – 14 tuổi thành phố Hồ Chí Minh sau 06 tháng thực
nghiệm là W % = 18.26%, sự tăng trưởng này có ý nghĩa thống kê ở
ngưỡng xác xuất P < 0.001 vì có ttính = 9.53 > t0.001 = 4.073.
Nhịp tăng trưởng trung bình thông số vận tốc góc (V góc) của nữ
VĐV Taekwondo 12 – 14 tuổi thành phố Hồ Chí Minh sau 06 tháng
thực nghiệm là W % = 10.18%, sự tăng trưởng này có ý nghĩa thống kê
ở ngưỡng xác xuất P < 0.001 vì có ttính = 8.44 > t0.001 = 4.073.
Test Đá chẻ chân trước
Nhịp tăng trưởng trung bình thông số đỉnh lực (F) của nữ VĐV
Taekwondo 12 – 14 tuổi thành phố Hồ Chí Minh sau 06 tháng thực
nghiệm là W % = 22.61%, sự tăng trưởng này có ý nghĩa thống kê ở
ngưỡng xác xuất P < 0.001 vì có ttính = 8.17 > t0.001 = 4.073.
Nhịp tăng trưởng trung bình thông số thời gian va chạm (t) của nữ
VĐV Taekwondo 12 – 14 tuổi thành phố Hồ Chí Minh sau 06 tháng
thực nghiệm là W % = 21.09%, sự tăng trưởng này có ý nghĩa thống kê
ở ngưỡng xác xuất P < 0.001 vì có ttính = 7.72 > t0.001 = 4.073.
Nhịp tăng trưởng trung bình thông số thời gian phản ứng (T) của nữ
VĐV Taekwondo 12 – 14 tuổi thành phố Hồ Chí Minh sau 06 tháng
thực nghiệm là W % = 9.48%, sự tăng trưởng này có ý nghĩa thống kê ở
ngưỡng xác xuất P < 0.001 vì có ttính = 4.17 > t0.001 = 4.073.
Nhịp tăng trưởng trung bình thông số xung lực (P) của nữ VĐV
Taekwondo 12 – 14 tuổi thành phố Hồ Chí Minh sau 06 tháng thực
17
nghiệm là W % = 1.51%, sự tăng trưởng này không có ý nghĩa thống kê
ở ngưỡng xác xuất P > 0.001 vì có ttính = 0.26 < t0.001 = 4.073.
Nhịp tăng trưởng trung bình thông số sức mạnh tổng hợp (Chỉ số
hiệu quả của đòn đánh) (SQ) của nữ VĐV Taekwondo 12 – 14 tuổi
thành phố Hồ Chí Minh sau 06 tháng thực nghiệm là W % = 33.05%, sự
tăng trưởng này có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác xuất P < 0.001 vì có
ttính = 4.60 > t0.001 = 4.073.
Nhịp tăng trưởng trung bình thông số vận tốc tức thời khi va chạm
mục tiêu (Vmax) của nữ VĐV Taekwondo 12 – 14 tuổi thành phố Hồ Chí
Minh sau 06 tháng thực nghiệm là W % = 20.09%, sự tăng trưởng này
có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác xuất P < 0.001 vì có t tính = 15.86 >
t0.001 = 4.073.
Nhịp tăng trưởng trung bình thông số Góc cẳng-đùi của nữ VĐV
Taekwondo 12 – 14 tuổi thành phố Hồ Chí Minh sau 06 tháng thực
nghiệm là W % = 17.58%, sự tăng trưởng này có ý nghĩa thống kê ở
ngưỡng xác xuất P < 0.001 vì có ttính = 8.00 > t0.001 = 4.073.
Nhịp tăng trưởng trung bình thông số Góc2 đùi của nữ VĐV
Taekwondo 12 – 14 tuổi thành phố Hồ Chí Minh sau 06 tháng thực
nghiệm là W % = 17.31%, sự tăng trưởng này có ý nghĩa thống kê ở
ngưỡng xác xuất P < 0.001 vì có ttính = 7.15 > t0.001 = 4.073.
Nhịp tăng trưởng trung bình thông số vận tốc góc (V góc) của nữ
VĐV Taekwondo 12 – 14 tuổi thành phố Hồ Chí Minh sau 06 tháng
thực nghiệm là W % = 18.65%, sự tăng trưởng này có ý nghĩa thống kê
ở ngưỡng xác xuất P < 0.001 vì có ttính = 5.00 > t0.001 = 4.073.
18
Để có sự nhìn nhận tổng quát về sự tăng trưởng thể lực chuyên môn
của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành Phố Hồ Chí Minh
trong quá trình thực nghiệm biểu đồ 3.8 dưới đây thể hiện rõ quá trình
này.
Từ bảng 3.21 và biểu đồ 3.8 cho thấy: Dưới tác động của hệ thống
các bài tập phát triển thể lực chuyên môn của nữ vận động viên
Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh có sự chuyển biến tốt
về các thông số động học quan trọng trong test đá vòng cầu chân trước
và đá chẻ chân trước, sự biến chuyển và tăng trưởng về mặt cơ học (như
về góc độ, vận tốc và đỉnh lực), sự tăng trưởng này không cao nhưng đã
có sự khác biệt mang tính thống kê. Cụ thể:
Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm so với trước thực nghiệm có
những nhận xét sau:
Các thông số đánh giá thể lực chuyên môn sau 06 tháng thực
nghiệm cho thấy, hầu hết đều có sự tăng trưởng rõ rệt ở cả 2 test với
nhịp tăng trưởng các thông số trung bình của test Lước đá vòng cầu
chân trước là W % = 16.3%, test Đá chẻ chân trước là W % = 17.93%
và ttính > tbảng ở ngưỡng xác suất P < 0.001. Trong đó các thông của cả 2
test Lước đá vòng cầu chân trước và đá chẻ chân trước: về Đỉnh lực (F)
tăng từ 22.61% - 26.35%; Thời gian phản ứng (t) tăng từ 18.62% 21.09%; Thời gian va chạm (T) tăng từ 8.74% - 9.48%; V max(m/s) tăng
13.68% - 20.09%; Góccẳng đùi(0) tăng 1.05% - 17.58%; Góc2 đùi(0) tăng
17.31% - 18.26%; Vgóc(0/s) tăng 10.18% - 18.65%; đặc biệt thông số
hiệu quả (SQ) có sự tăng trưởng vượt bậc từ 33.05% đến 41.98%, điều
này thể hiện độ thấm sâu của đòn đánh cũng tăng trưởng, sự tăng trưởng
của các thông số trên có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P < 0.001
vì ttính > t0.001 = 4.073, ngoại trừ thông số Xung lực (P) có sự tăng trưởng
từ 1.51% - 7.85% nhưng không có ý thống kê ở ngưỡng xác suất
P>0.001, vì ttính < t0.001 = 4.073, điều này thể hiện sự ổn định về lực của
các khách thể nghiên cứu, thể hiện trình độ đồng đều của VĐV.
19
Để kiểm nghiệm hiệu quả của hệ thống bài tập trong đánh giá thể
lực chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành
phố Hồ Chí Minh, luận án tiến hành hành tính nhịp độ tăng trưởng của
từng vận động viên theo từng test kết quả được trình bày tại bảng 3.22
Tại bảng 3.22 cho thấy sau 6 tháng thực nghiệm thành tích các test
đánh giá về thể lực chuyên môn trên từng nữ vận động viên Taekwondo
12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh có sự tăng trưởng cụ thể như sau:
Số liệu tại bảng 3.22 cho thấy, sau 6 tháng thực nghiệm thành tích
tất cả các test đánh giá về thể lực chuyên môn trên từng nữ vận động
viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh đều tăng trưởng.
Trong đó VĐV N o 13, N o 15 có nhịp tăng trưởng trung bình cao nhất
W % =16.5, ngược lại VĐV N o 5 có nhịp tăng trưởng trung bình thấp
nhất W % = 7.5. Kết quả so sánh nhịp tăng trưởng trung bình về thể
lực chuyên môn trên từng nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi
Thành phố Hồ Chí Minh sau thực nghiệm được thể hiện qua biểu đồ
3.14
Từ bảng 3.22 và biểu đồ 3.14, cho thấy sau 06 tháng thực nghiệm
ứng dụng hệ thống bài tập vào quá trình huấn luyện nằm nâng cao thể
lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành
phố Hồ Chí Minh có sự tăng trưởng so với trước thực nghiệm, điều này
chúng minh rằng hệ thống bài tập mà luận án lựa chọn có hiệu quả và
phù hợp đối với khách thể nghiên cứu
20
Tại bảng 3.23 cho thấy sau 6 tháng thực nghiệm thành tích các
thông số đánh giá về thể lực chuyên môn trên từng nữ vận động viên
Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh có sự tăng trưởng cụ
thể như sau:
Lướt đá vòng cầu chân trước
Thông số đỉnh lực (F) sau thực nghiệm VĐV N o 12 có nhịp tăng
trưởng cao nhất W= 41.6% và VĐV N o 9 có nhịp tăng trưởng thấp nhất
là W= 16.7%
Thông số thời gian va chạm (t) sau thực nghiệm VĐV N o 11 có nhịp
tăng trưởng cao nhất W= 28.6% và VĐV N o 9 có nhịp tăng trưởng thấp
nhất là W= 6.45%
Thông số thời gian phản ứng (T) sau thực nghiệm VĐV N o 4 có
nhịp tăng trưởng cao nhất W= 20.6% và VĐV N o 6 có nhịp tăng trưởng
thấp nhất là W= 0.33%
Thông số xung lực (P) sau thực nghiệm VĐV N o 12 có nhịp tăng
trưởng cao nhất W= 33.2% và VĐV N o 5 có nhịp tăng trưởng thấp nhất
là W= -9.52%
Thông số sức mạnh tổng hợp SQ (Chỉ số hiệu quả của đòn đánh)
sau thực nghiệm VĐV N o 12 có nhịp tăng trưởng cao nhất W= 85.6% và
VĐV N o 5 có nhịp tăng trưởng thấp nhất là W= -45.6%
Thông số vận tốc tức thời khi va chạm mục tiêu (V max) sau thực
nghiệm VĐV N o 8 có nhịp tăng trưởng cao nhất W= 25.9% và VĐV
N o 11 có nhịp tăng trưởng thấp nhất là W= 6.39%
Thông số Góc2 đùi sau thực nghiệm VĐV N o 16 có nhịp tăng trưởng
cao nhất W= 40.6% và VĐV N o 2 có nhịp tăng trưởng thấp nhất là W=
3.39%
Thông số Góccẳng-đùi sau thực nghiệm VĐV N o 3 có nhịp tăng trưởng
cao nhất W= 2.8 % và VĐV N o 9 có nhịp tăng trưởng thấp nhất là
W=-0.53%
Thông số vận tốc góc (Vgóc) sau thực nghiệm VĐV N o 9 có nhịp
tăng trưởng cao nhất W= 20.4 % và VĐV N o 4 có nhịp tăng trưởng thấp
nhất là W= 2.74%
21
Số liệu tại bảng 3.23 cho thấy, sau 6 tháng thực nghiệm thành tích
hầu hết các thông số đánh giá về thể lực chuyên môn trên từng nữ vận
động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh đều tăng
trưởng. Trong đó VĐV N o 12 có nhịp tăng trưởng trung bình cao nhất
W %= 25.8, ngược lại VĐV N o 5 có nhịp tăng trưởng trung bình thấp
nhất W %= 2.8. Kết quả so sánh nhịp tăng trưởng trung bình về thể lực
chuyên môn trên từng nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành
phố Hồ Chí Minh sau thực nghiệm được thể hiện qua biểu đồ 3.15.
Đá chẻ chân trước
Thông số đỉnh lực (F) sau thực nghiệm VĐV N o 13 có nhịp tăng
trưởng cao nhất W= 43.% và VĐV N o 8 có nhịp tăng trưởng thấp nhất là
W= 8.13%
Thông số thời gian va chạm (t) sau thực nghiệm VĐV N o 7 có nhịp
tăng trưởng cao nhất W= 44.4% và VĐV N o 10 có nhịp tăng trưởng
thấp nhất là W= 6.2%
Thông số thời gian phản ứng (T) sau thực nghiệm VĐV N o 5 có
nhịp tăng trưởng cao nhất W= 37.1% và VĐV N o 7 có nhịp tăng trưởng
thấp nhất là W= 1.66%
Thông số xung lực (P) sau thực nghiệm VĐV N o 13 có nhịp tăng
trưởng cao nhất W= 30.9% và VĐV N o 4 có nhịp tăng trưởng thấp nhất
là W= -22%
Thông số sức mạnh tổng hợp SQ (Chỉ số hiệu quả của đòn đánh)
sau thực nghiệm VĐV N o 13 có nhịp tăng trưởng cao nhất W= 74.4% và
VĐV N o 4 có nhịp tăng trưởng thấp nhất là W= -7.41%
Thông số vận tốc tức thời khi va chạm mục tiêu (V max) sau thực
nghiệm VĐV N o 16 có nhịp tăng trưởng cao nhất W= 33.4% và VĐV
N o 2 có nhịp tăng trưởng thấp nhất là W= 10.7%
Thông số Góc2 đùi sau thực nghiệm VĐV N o 2 có nhịp tăng trưởng
cao nhất W= 40.8% và VĐV N o 10 có nhịp tăng trưởng thấp nhất là
W=4.49%