Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

SKKN một số kinh nghiệm bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn địa lý 9 phần lý thuyết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.1 KB, 42 trang )

MỤC LỤC
Nội dung
A. PHẦN MỞ ĐẦU……………………...…………………….............
I. Lý do chọn đề tài:………………………………………………..........
II. Mục đích nghiên cứu:…………………………………………….......
III. Đối tượng nghiên cứu:........................................................................
VI. Phương pháp nghiên cứu:…………………………………………...
B. PHẦN NÔI DUNG……….......................……………......................
I. Cơ sở lí luận………………………………………………………......
II. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.............................
1. Những thuận lợi, khó khăn khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:…….
1.1. Thuận lợi:…………………………………………………………...
1.2. Khó khăn:…………………………………………………………...
2. Thực trạng về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Địa lí 9
trước khi thực hiện các giải pháp của sáng kiến kinh nghiệm:………….
III. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:..................................
1. Giáo viên phải không ngừng học hỏi, đổi mới phương pháp giảng
dạy, nâng cao trình độ chuyên môn, nhiệt tình, tâm huyết với nghề
nghiệp:…………………………………………………………………...
2. 2. Phát hiện những học sinh có khả năng về môn Địa lí và tiến hành
tuyển chọn đội tuyển học sinh giỏi:..........................................................
3. 3. Xây dựng kế hoạch và chương trình bồi dưỡng:...................................
4. Sưu tầm, biên soạn tài liệu bồi dưỡng:.................................................
5. Phương pháp bồi dưỡng:.......................................................................
5.1: Hướng dẫn học sinh khai thác các kiến thức lí thuyết cơ bản:..........
5.2: Hướng dẫn học sinh khai thác các kiến thức lí thuyết nâng cao:.......
6. Hướng dẫn học sinh nhận dạng câu hỏi:...............................................
6.1.
Đối
với
dạng


câu
hỏi
trình
bày:..........................................................
6.2. Đối với dạng câu hỏi chứng minh:.....................................................
6.3. Đối với dạng câu hỏi giải thích:.........................................................
6.4. Đối với dạng câu hỏi so sánh:............................................................
7. Thường xuyên kiểm tra kiến thức của chuyên đề mới ôn luyện...........
8. Rèn kĩ năng luyện các dạng đề tổng hợp (bao gồm cả kiến thức lí
thuyết và bài tập):......................................................................................
9. Gặp gỡ, nhắc nhở và động viên học sinh trước khi đi thi.....................
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm………………………………..
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………...
I. Kết luận……………………………………………………………….
II. Kiến nghị …………………………………………………………….
PHỤ LỤC ……………………………………………………………….

Trang
2
2
3
3
3
3
3
4
4
4
5
5

6
6
7
7
9
10
10
11
11
12
12
13
14
14
15
16
16
17
17
18
19

1


A. MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong điều kiện đất nước đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa và
hội nhập quốc tế thì việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực được coi là một trong ba
khâu đột phá của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đồng thời phát

triển nguồn nhân lực trở thành nền tảng phát triển bền vững và tăng lợi thế cạnh
tranh quốc gia. Một trong các mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát phát triển đất nước 5
năm, giai đoạn 2016 - 2020 thể hiện trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng
là: Thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nguồn nhân lực,
nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Trong
đó, Giáo dục và Đào tạo là một trong những yếu tố quyết định chất lượng nguồn
nhân lực, là nền tảng của chiến lược phát triển con người.
Nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu trên, ngành Giáo dục trong những năm
qua đang tích cực từng bước đổi mới nội dung chương trình, đổi mới phương pháp
dạy học, đổi mới công tác quản lý giáo dục, nâng cao chất lượng bồi dưỡng học
sinh giỏi hoàn thành mục tiêu: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân
tài”.
Hiện nay trong các trường phổ thông đang đẩy mạnh các hoạt động phát
hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi. Đây chính là bồi dưỡng nhân tài cho quê hương, đất
nước trong tương lai, là một trong những nhiệm vụ chuyên môn quan trọng của nhà
trường. Vì vậy, trong những năm qua công tác bồi dưỡng học sinh giỏi luôn nhận
được sự chỉ đạo, quan tâm của các cấp, các ngành. Các nhà trường đã có nhiều giải
pháp mang tình bền vững trong công tác bồi bưỡng học sinh giỏi như: Lựa chọn đội
ngũ Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, có nhiều kinh nghiệm trong
công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, tích lũy tài liệu qua nhiều năm; tăng cường đầu tư
xây dựng cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị dạy học được tăng cường giúp
cho việc dạy và học đạt kết quả tốt; có cơ chế khen thưởng, động viên giáo viên,
học sinh,... Đa số giáo viên nhận thức được trách nhiệm, tâm huyết đầu tư nhiều
thời gian cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
Tuy nhiên, trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi vẫn còn những tồn tại, khó
khăn nhất định. Chất lượng đội ngũ giáo viên trong các nhà trường chưa có sự đồng
đều ở các bộ môn, giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh giỏi vừa phải bảo đảm chất
lượng đại trà, khối lượng công việc nhiều, nên việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng
học sinh giỏi có phần bị hạn chế; chất lượng học tập của các khối lớp, các đội tuyển
chưa đồng đều; một số học sinh và phụ huynh không có nhu cầu ôn luyên những

môn được coi là môn phụ (trong đó có bộ môn Địa lí).
Là cán bộ quảnh lí phụ trách chuyên môn nhà trường, đồng thời cũng là một
giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Địa lí, tôi xác định ngoài các nhiệm vụ
chuyên môn khác thì việc bồi dưỡng học sinh giỏi cũng là một trong những nhiệm
vụ cần hết sức được quan tâm, đầu tư. Bởi vì đối với các nhà trường, chất lượng
2


học sinh giỏi các bộ môn phản ánh một cách chính xác hơn năng lực dạy học của
giáo viên, đặc biệt là năng lực chuyên sâu bộ môn của giáo viên giảng dạy.
Với mong muốn công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả tốt hơn, góp
phần nâng cao về số lượng cũng như chất lượng của đội tuyển học sinh giỏi môn
mình phụ trách. Tôi đã chọn và mạnh dạn trình bày sáng kiến kinh nghiêm: “Một
số kinh nghiệm bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí lớp 9 phần lí
thuyết” chia sẻ một số kinh nghiệm đúc rút được trong qua trình giảng dạy thời
gian vừa qua.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở khảo sát thực trạng công tác bồi dưỡng và chất lượng học sinh
giỏi môn Địa lí của trường THCS Vân Du, giáo viên rút ra những thuận lợi và khó
khăn trong công tác bồi dượng học sinh tại đơn vị. Tìm ra các giải pháp hiệu quả
nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp.
Với mục đích chính là chia sẻ một vài kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng
học sinh giỏi, thông qua đó đưa ra một số giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng
công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Địa lí 9, góp một phần nhỏ vào việc nâng
cao chất lượng giảng dạy bộ môn Địa lí.
Thông qua việc giáo viên hướng dẫn học sinh nắm bắt kiến thưc bộ môn giúp
các em có cách nắm bắt kiến thức một cách nhanh chóng và hiệu quả, tạo được
hứng thú học tập đối với bộ môn Địa lí.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Sáng kiến kinh nghiệm tập trung nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao

chất lượng bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí 9 phần kiến thức lí thuyết.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình thực hiện sáng kiến, tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Phương pháp tổng hợp đánh giá.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
Phương pháp thực nghiệm.
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Ngày nay, khi thế giới bước sang giai đoạn toàn cầu hóa, kinh tế tri thức
ngày càng giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của một quốc gia thì vai trò của
những nhân tài đất nước càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Vì vậy không có
đất nước nào lại không chăm lo đến việc phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài.
Tuy nhiên, mỗi quốc gia lại có những quan niệm và cách thức phát hiện, bồi dưỡng
nhân tài khác nhau.
Ở Việt Nam, ngay từ xa xưa ông cha ta đã luôn chú trọng đến việc tìm kiếm,
bồi dưỡng người tài và đúc rút thành kinh nghiệm quí báu "Hiền tài là nguyên khí
quốc gia". Kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, ngày nay Đảng và
Nhà nước ta luôn coi trọng sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo, quan tâm đến nhân tố
3


con người và bồi dưỡng nhân tài. Các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc những
nhiệm kì gần đây đều khẳng định: Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu
nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; đầu tư cho Giáo dục
và Đào tạo là đầu tư phát triển. Song song với nhiệm vụ nâng cao chất lượng đại
trà, thì đầu tư chất lượng mũi nhọn là một việc làm thiết thực của các cấp quản lý
giáo dục nói chung, các cơ sở giáo dục nói riêng. Thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ
trên, có nghĩa là ngành giáo dục đang góp phần đáng kể vào công cuộc đẩy mạnh

“Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa” đất nước.
Bồi dưỡng học sinh giỏi là quá trình trang bị thêm kiến thức, kĩ năng nhằm
mục đích nâng cao và hoàn thiện năng lực trong các lĩnh vực cụ thể. Bồi dưỡng học
sinh giỏi là chủ động tạo ra môi trường và những điều kiện thích hợp cho người học
phát huy cao độ nội lực của mình đi đôi với việc tiếp nhận một cách thông minh
hiệu quả ngoại lực (Người thầy có vai trò quan trọng hàng đầu). Cốt lõi trong công
tác bồi dưỡng học sinh giỏi là giúp người học về phương pháp, biết cách học, cách
nghiên cứu, cách tư duy cách tự đánh giá, tận dụng phương tiện hiện đại nhất để
tìm kiếm, thu thập, để xử lí thông tin để tự học.
Môn Địa lí là môn học giúp học sinh có những hiểu biết về Trái Đất – môi
trường sống của con người; về thiên nhiên và hoạt động kinh tế của con người trên
thế giới, các khu vực trên thế giới; về đặc điểm tự nhiên, dân cư, tình hình phát
triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, các vùng, địa phương học sinh đang sinh sống.
Từ đó, các em biết vận dụng các kiến thức Địa lí để giảỉ thích bản chất các sự vật,
hiện tượng Địa lí và bước đầu tham gia giải quyết những vấn đề của cuộc sống phù
hợp với năng lực của học sinh. Vì vậy, việc bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Địa lí
sẽ giúp các em chủ động lĩnh hội kiến thức, tự học, tự sáng tạo và vận dụng vào
thực tế khi giải quyết các tình huống, hoàn cảnh cụ thể.
Việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí là quá trình cung cấp cho học sinh
những kiến thức và kĩ năng Địa lí, từ đó giúp các em biết vận dụng vào để giải
quyết từng vấn đề cụ thể. Trong khi đó, khối lượng kiến thức trong môn Địa lí
tương đối nhiều và khó học. Vì vậy, việc hướng dẫn học sinh nắm bắt kiến thức lí
thuyết trong môn Địa lí có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định đến kết quả làm
bài của học sinh. Học sinh có nắm chắc và hiểu được kiến thức lí thuyết thì mới
biết vận dụng vào giải quyết từng vấn đề cụ thể, thực tốt các kĩ năng trong môn Địa
lí.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM
1. Những thuận lợi, khó khăn khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
1.1. Thuận lợi:

Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của lãnh đạo Huyện uỷ, UBND
huyện và đặc biệt là Phòng GD&ĐT Thạch Thành. Từ năm học 2009 - 2010 trường
THCS Vân Du (đơn vị tôi đang công tác) đã được chủ tịch UBND huyện phê duyệt
Kế hoạch xây dựng nhà trường là một trong hai Trung tâm giáo dục chất lượng cao
của huyện nhà. Nhà trường đã được tăng cường đội ngũ cán bộ, giáo viên có chất
4


lượng chuyên môn, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được đầu tư khá hoàn
chỉnh. Chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực. Tập thể cán bộ, giáo
viên nhiệt tình tâm huyết với nghề nghiệp, đoàn kết thống nhất trong nhiệm vụ
chung, có tinh thần xây dựng, giúp đỡ học hỏi, rèn luyện nâng cao tay nghề, tích
cực năng nổ trong các hoạt động chuyên môn của nhà trường. Đây chính là môi
trường thuận lợi cho bản thân tôi thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi.
Phần lớn học sinh trường THCS Vân Du ngoan, ý thức học tập tốt. Chất
lượng của học sinh đạt học lực khá, giỏi cao. Nhiều học sinh có năng khiếu học tập
môn Địa lí.
Bản thân là giáo viên trẻ, nhiệt tình, được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ
năng nghề nghiệp, có khả năng tiếp cận tốt với công nghệ thông tin. Tích cực trao
đổi, học hỏi bạn bè đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường để học hỏi và rút ra
được những kinh nghiệm cần thiết áp dụng vào công tác. Nhiều năm bồi dưỡng học
sinh giỏi, tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi cho huyện Thạch Thành dự thi cấp tỉnh
nên có những kinh nghiệm nhất định và có cơ hội trau rồi kiến thức.
1.2. Khó khăn:
Số lượng học sinh trong địa bàn Thị trấn Vân Du ít, lại không thu hút được
học sinh tại các xã lân cận (tổng số học sinh toàn trường những năm gần đây chỉ
trên, dưới 200 học sinh, học sinh khối 9 chỉ có dưới 50 em) nên chất lượng giáo dục
mũi nhọn của nhà trường chưa ổn định, không đồng đều ở các khối lớp, các bộ môn
và nên việc duy trì số học sinh giỏi các môn gặp nhiều khó khăn, việc lựa chọn
nguồn học sinh giỏi không nhiều.

Điều kiện kinh tế, đời sống, trình độ dân trí của địa phương chưa cao; việc
đầu tư học tập của con em của nhiều bậc phụ huynh còn hạn chế.
Các em lớp 9 đã được tiếp cận với các nội dung sinh hoạt hướng nghiệp, đa
số phụ huynh học sinh đã bước đầu định hướng nghề nghiệp và định hướng thi khối
cho con em mình. Việc thi chất lượng đầu vào lớp 10 không có môn Địa lí, do vậy
thường các em chỉ lựa chọn các môn học mang tính thực dụng cao như Văn, Toán,
Tiếng Anh … Nhiều em học tốt môn Địa lí nhưng lại không tham gia vào đội tuyển
do sự định hướng của gia đình.
2. Thực trạng về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Địa lí 9 trước
khi thực hiện các giải pháp của sáng kiến kinh nghiệm.
Trong những năm qua, trường THCS Vân Du chúng tôi ngoài nhiệm vụ đảm
bảo chất lượng giáo dục đại trà thì nhiệm vụ nâng cao chất lượng mũi nhọn, đặc
biệt là công tác bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi các các môn văn hóa là một trong
những nhiệm vụ trọng tâm, luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Ban Giám
hiệu, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. Nhờ sự nổ lực cố gắng không ngừng
của tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh mà nhà trường luôn là đơn vị đứng trong
tốp đầu của huyện về kết quả dự thi học sinh giỏi các cấp. Tuy vậy số lượng cũng
như chất lượng của các đội tuyển học sinh giỏi nói chung cũng như môn Địa lí nói
riêng còn chưa ổn định, chưa đạt được nhiều giải cao trong các kì thi học sinh giỏi
cấp huyện, tỉnh.
5


Đối với bộ môn Địa lí, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cũng gặp phải
không ít khó khăn. Hiện nay, phần lớn học sinh đều cho rằng môn Địa lí là môn
phụ, thời gian học tập dành cho môn Địa lí khá ít, chủ yếu các em tập trung vào
việc học tập các môn học theo định hướng của phụ huynh, chính vì vậy nhiều học
sinh không có nhu cầu tham gia ôn đội tuyển học sinh giỏi Địa lí. Xuất phát từ
điều này mà việc chọn lọc học sinh tham gia đội tuyển cũng gặp rất nhiều khó
khăn. Những học sinh giỏi thường không tham gia thi môn Địa lí, mà chủ yếu là

các em học sinh tốp sau, chất lượng “đầu vào” đội tuyển không cao nên nhiều học
sinh khả năng nhận thức chậm, kỹ năng tính toán còn hạn chế. Mặt khác ở trường
THCS Vân Du trong những năm gần đây số lượng học sinh mỗi khối ít nên việc
lựa chọn nguồn cho đội tuyển Địa lí càng trở nên khó khăn hơn. Cố gắng sắp xếp
hợp lí thì mỗi môn cũng chỉ có 1 đến 2 học sinh “cứng” thuộc bộ môn của mình.
Thống kê kết quả thi học sinh giỏi môn Địa lí trong những năm đầu bồi
dưỡng tại trường tôi nhận thấy: số lượng học sinh tham ôn luyện đội tuyển học sinh
giỏi khá ít, kết quả chưa cao, chưa có tính bền vững, có năm số giải cấp huyện rất
thấp và không có học sinh dự thi cấp tỉnh.
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Muốn bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi đạt kết quả cao, theo tôi cần có
nhiều yếu tố: đó là sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời, sát sao của các cấp ngành, đoàn
thể, sự quan tâm của BGH, chuyên môn nhà trường; sự ủng hộ, tạo điều kiện của
gia đình học sinh,… nhưng quan trọng nhất vẫn là 2 yếu tố, đó là giáo viên đứng
lớp và học sinh.
Tùy thuộc vào đặc trưng của từng bộ môn học và điều kiện cụ thể từng nhà
trường và địa phương mà giáo viên có các giải pháp phù hợp, hiệu quả cho công tác
bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhưng trong khuôn khổ của sáng kiến cũng như điều kiện
cụ thể áp dụng tại trường THCS Vân Du, tôi chỉ xin tập trung vào một số giải pháp
mà bản thân tôi đã, đang làm và bước đầu đạt kết quả.
1. Giáo viên phải không ngừng học hỏi, đổi mới phương pháp giảng dạy,
nâng cao trình độ chuyên môn, nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp.
Xuất phát từ quan niệm coi môn Địa lí là môn học phụ, môn không quan
trọng của học sinh và phụ huynh, việc thi tuyển vào lớp 10 chỉ thực hiện ở 3 môn,
trong đó không có môn Địa lí. Mặt khác, do đặc trưng bộ môn khá khô khan, nội
dung kiến thức nhiều, bao gồm cả những kiến thức khoa học xã hội và khoa học tự
nhiên nên đã khiến cho nhiều em không tha thiết với bộ môn Địa lí. Đứng trước
thực tế đó, nếu giáo viên chỉ lên lớp cho hết trách nhiệm, kém nhiệt tình, tâm huyết
… thì sẽ vô tình đẩy xa các em hơn đối với bộ môn Địa lí. Vì vậy, muốn cho học
sinh yêu thích môn Địa lí, thì người giáo viên phải không ngừng trau dồi kiến thức,

luôn giữ được ngọn lửa đam mê của tình yêu nghề nghiệp và lan truyền ngọn lửa ấy
đến với các em học sinh. Cố gắng tiếp cận và thực hiện đổi mới phương pháp dạy
học, sáng tạo trong mỗi bài dạy.
Trong dạy học, mỗi môn học đều có giá trị riêng của nó, người giáo viên
phải thực sự nhiệt tình, xem việc giảng dạy bộ môn của mình là trách nhiệm, là sứ
6


mệnh cao cả và là vinh quang nghề nghiệp. Bởi vì việc thầy cô có yêu nghề, yêu
thích bộ môn của mình giảng dạy thì mới tạo được tiền đề tốt nhất để động viên,
khơi gợi niềm đam mê học tập bộ môn của các em học sinh. Đây cũng chính là
động lực để tôi luôn cố gắng tìm tòi, suy ngẫm, tìm ra những phương pháp hợp lí,
phù hợp nhất đối với từng đối tượng học sinh để giảng dạy có hiệu quả. Từ đó giúp
các em có niềm tin, sự đam mê và hứng thú tìm tòi kiến thức trong bộ môn Địa lí.
Đối với bản thân tôi, từ sự đam mê, tâm huyết nghề nghiệp và ý thức cầu
tiến, đã từng bước trưởng thành hơn trong lĩnh vực chuyên môn, dần tạo được uy
tín trước bạn bè, đồng nghiệp, với phụ huynh học sinh và đặc biệt là đã lôi cuốn
được các em học sinh đến với môn học của mình. Trong những năm gần đây số
lượng học sinh tự nguyện đăng kí tham gia đội tuyển môn Địa lí đã tăng lên, các
em thực sự say mê môn học, tự tin với lựa chọn của mình.
2. Phát hiện những học sinh có khả năng về môn Địa lí và tiến hành
tuyển chọn đội tuyển học sinh giỏi:
Đây là khâu rất quan trọng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp.
Do khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh có sự khác nhau, nên người giáo viên
cần phát hiện chính xác năng lực của từng đối tượng học sinh để có phương pháp
giảng dạy phù hợp. Nếu giáo viên xác định đối tượng học sinh không chính xác thì
kết quả bồi dưỡng sẽ không cao. Vì vậy, giáo viên tuyển chọn đội tuyển học sinh
giỏi môn Địa lí 9 cần lưu ý một số điểm sau:
Việc phát hiện học sinh phải được theo dõi ngay từ năm học lớp 8. Trước hết
đó phải là các em yêu thích môn Địa lí; chịu khó tìm đọc tư liệu và ham học hỏi,

có khả năng tư duy tốt, có tố chất để có thể đáp ứng được yêu cầu của kiến thức
thuộc chương trình Địa lí lớp 9 (kinh nghiệm của tôi là chọn những em học tốt các
môn tự nhiên như Toán, Vật lý, Hóa học … thì sẽ học tốt môn Địa lí). Từ cuối năm
học lớp 8, tiến hành phổ biến chủ trương thành lập đội tuyển để các em đăng kí và
lập danh sách đội tuyển.
Tham mưu với BGH nhà trường, tổ chuyên môn, hội ý với giáo viên chủ
nhiệm và các giáo viên bộ môn khác để thống nhất danh sách đội tuyển. Trường
hợp một em có nhiều giáo viên ở đội tuyển khác lựa chọn thì phải có các ý kiến để
phân tích, đánh giá khả năng của học sinh phù hợp với đội tuyển nào. Đối với
trường THCS Vân Du thường thì ngoài căn cứ vào nguyện vọng lựa chọn đội tuyển
của bản thân các em học sinh, còn có sự can thiệp của chuyên môn nhà trường, sự
thống nhất của các giáo viên bộ môn dạy lớp 9 trong việc chọn và phân chia đội
tuyển để đảm bảo mỗi đội tuyển đều có nhân tố tốt nhất ở bộ môn của mình.
Việc lựa chọn đội tuyển nên lập danh sách số học sinh nhiều hơn số học sinh
thuộc đội tuyển chính thức, điều này giúp giáo viên không bỏ sót những học sinh
có tố chất thuộc môn học của mình. Hơn nữa, trong quá trình bồi dưỡng, kiểm tra
và khảo sát có thể loại bớt học sinh không đáp ứng được yêu cầu của bộ môn, việc
này vừa thúc đẩy và tạo động lực để các em còn lại học tốt hơn vừa tạo sự cạnh
tranh lành mạnh để các em cùng phấn đấu.
3. Xây dựng kế hoạch và chương trình bồi dưỡng
7


Thông qua bước này giúp giáo viên chủ động được thời gian ôn luyện, tạo
tiền đề để triển khai cụ thể nội dung từng chủ đề, đồng thời giúp học sinh có thời
gian biểu cụ thể cho việc ôn luyện, chủ động nắm bắt kiến thức.
Khi lập kế hoạch bồi dưỡng tôi căn cứ vào nhiều yếu tố: Trước hết, phải căn
cứ vào thời gian tổ chức kì thi học sinh giỏi cấp huyện của Phòng giáo dục, cấu trúc
đề thi học sinh giỏi do Phòng, Sở Giáo dục ban hành. Từ đó xác định thời gian cụ
thể, nội dung và giới hạn kiến thức cần ôn luyện. Căn cứ vào kế hoạch ôn luyện

chung của nhà trường, lịch học thêm buổi chiều của học sinh trong đội tuyển,… để
tránh tình trạng công việc chồng chéo và không thực hiện được kế hoạch.
Trong kế hoạch bồi dưỡng đội tuyển, phải thể hiện được các chuyên đề thuộc
nội dung bồi dưỡng, thời gian bồi dưỡng, phương tiên dạy học, phần điều chỉnh kế
hoạch (nếu có). Lưu ý, trong kế hoach phải thể hiện đầy đủ cả nội dung ôn lí thuyết
và phần thực hành; phải dành một khoảng thời gian nhất định – khoảng ¼ thời gian
ôn luyện để các em luyện các dạng đề tổng hợp.
Sau đây tôi xin trình bày mẫu kế hoạch bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi
môn Địa lí mà tôi vẫn thường thiết kế:
KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI
MÔN ĐỊA LÍ 9 – NĂM HỌC 2018 - 2019
1. Đặc điểm tình hình chung:
a. Thuận lợi:
b. Khó khăn:
2. Mục tiêu phấn đấu:
3. Biện pháp thực hiện kế hoạch:
4. Danh sách theo dõi kết quả khảo sát học sinh giỏi:
TT
Họ và tên
Kết quả các lần khảo sát
Ghi
chú
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4
….
Lần n
1
2
5. Kế hoạch cụ thể:
5.1 Chuyên đề I: Trái Đất (lớp 6)
Ngày bồi

Số
Phương tiện dạy
Buổi
Nội dung bồi dưỡng
dưỡng
tiết
học
Sự chuyển động của Trái Đất
Quả Địa Cầu
quanh trục:
2
- Đặc điểm sự vận động tự quay
1
27/08/2018
quanh trục của Trái đất.
- Hệ quả sự chuyển động của Trái 2
Đất quanh trục
2
29/08/2018 Sự chuyển động của Trái Đất
Quả Địa Cầu
quanh trục:
4
Hệ quả sự chuyển động của Trái
8


3

4


5

6

Đất quanh trục
Sự chuyển động của Trái Đất
quanh Mặt Trời:
- Đặc điểm chuyển động của Trái
10/09/2018
Đất quanh Mặt Trời.
- Hệ quả của Trái Đất quanh Mặt
Trời
Sự chuyển động của Trái Đất
quanh Mặt Trời:
15/09/2018 - Hệ quả của Trái Đất quanh Mặt
Trời.
Sự chuyển động của Trái Đất
quanh Mặt Trời:
17/09/2018 - Hệ quả của Trái Đất quanh Mặt
Trời

2
2

4

4

Hình Sự vận động
của Trái Đất quanh

Mặt Trời và các
mùa ở Bán Cầu
Bắc.
Hình: Sự vận động
của Trái Đất quanh
Mặt Trời và các
mùa ở Bán Cầu
Bắc.
Hình: Vị trí của Trái
Đất trên quỹ đạo
quanh Mặt Trời vào
các ngày hạ chí và
đông chí.
Hình: Các khu vực
giờ trên Trái Đất.

- Hướng dẫn và luyện giải các 4
22/09/2018 dạng bài tập về cách tính khu vực
giờ, giờ, đổi ngày.
5.2. Chuyên đề II: Địa lí tự nhiên Việt Nam; Địa lí tự nhiên địa phương (lớp

8)

(Chuyên đề này và các chuyên đề còn lại cũng lập kế hoạch bồi dưỡng tương
tự như chuyên đề 1 theo cấu trúc đề thi của Phòng và Sở Giáo dục)
4. Sưu tầm, biên soạn tài liệu bồi dưỡng:
Có thể nói, việc sưu tầm, sử dụng tài liệu bồi dưỡng có ý nghĩa vô cùng quan
trọng đối với kết quả bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi. Đó chính là cẩm nang để
giúp các em tiếp cận gần nhất với các nội dung kiến thức cần ôn luyện, mở rộng
được kiến thức của mình.

Hiện nay có rất nhiều sách nâng cao và các tài liệu tham khảo, mạng
Internet,... song để tìm được nội dung phù hợp là vấn đề không đơn giản. Không có
một tài liệu nào là đáp ứng được tối ưu cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi nhưng nếu
giáo viên sử dụng quá nhiều tài liệu sẽ gây rối hoặc nhiễu kiến thức, khó tập trung
vào các vấn đề trọng tâm, nhưng nếu sử dụng ít tài liệu hoặc chỉ tập trung vào một
cuốn nào đó thì cũng sẽ khó có kết quả cao được.
Vì thế cần tham khảo ý kiến từ đồng nghiệp, bạn bè, những đồng chí là cốt
cán bộ môn của huyện - những người có kinh nghiệm trong bồi dưỡng học sinh giỏi
các cấp để lựa chọn tài liệu phù hợp.
Một nguồn tài liệu nữa cũng hết sức phong phú và hữu ích đó là các chuyên
đề bồi dưỡng học sinh giỏi của đồng nghiệp đăng trên thư viện giáo án điện tử
9


violet, hệ thống đề thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh trong cả nước được đăng
tải trên thư viện đề thi và kiểm tra của thư viện trực tuyến violet. Nguồn đề thi này
rất đa dạng và phong phú, tuy nhiên không phải đề thi nào cũng phù hợp và chính
xác, tùy chỉ đạo chuyên môn của từng sở Giáo dục mà kiến thức trong chương trình
thi cũng có sự khác nhau. Do vậy trong việc tham khảo nguồn đề thi này cũng cần
có những lưu ý và chọn lọc kỹ càng.
Việc sưu tầm và biên soạn tài liệu được tôi tiến hành trong nhiều năm học,
mỗi năm học đều được tôi bố sung điều chỉnh cho phù hợp với nội dung cấu trúc
của đề thi. Tài liệu ôn lí thuyết được tôi sưu tầm và biên soạn theo các chủ đề với
các mức độ kiến thức kết hợp với kiến thức phần liên hệ Địa phương và được biên
soạn thành câu hỏi cụ thể, bao gồm:
Phần I: Kiến thức cơ bản: Bao gồm những nội dung chính, cơ bản nhất và trả
lời các câu hỏi trong Sách giáo khoa được vạch ra thành từng ý từ lớn đến nhỏ.
Phần II: Kiến thức Nâng cao: Bao gồm hệ thống các dạng câu hỏi nội dung
giải thích, so sánh, các dạng câu hỏi tổng hợp, liên hệ.
Phần III: Rèn luyện kĩ năng Atlat Địa lí Việt Nam: Bao gồm các nội dung

liên quan đến nội dung khai thác kiến thức và rèn luyện kĩ năng từ Atlat Địa lí Việt
Nam theo từng chủ đề.
Phần IV: Liên hệ địa phương: Bao gồm những câu hỏi có nội dung liên quan
đến Địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa. Phần này trong tài liệu
được tôi sưu tầm và thiết kế những nội dung cơ bản về Địa lí Thanh Hóa, gắn chặt
với kiến thức chung tại các chủ đề.
Với cách làm như trên, tôi đã xây dựng và biên soạn được bộ tài liệu phù hợp
và rất hữu ích phục vụ cho công tác bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi. Việc biên
soạn tài liệu ban đầu khá mất nhiều thời gian và công sức, đòi hỏi phải có sự đầu
tư, chăm chút và tính kiên trì. Nhưng khi đã có được nguồn tài liệu rồi thì có thể
phục vụ lâu dài và rất thiết thực, giúp giáo viên và học sinh có được cẩm nang hữu
ích trong mỗi buổi bồi dưỡng học sinh giỏi.
Tài liệu này chỉ được sử dụng sau khi giáo viên và học sinh đã khai thác đầy
đủ các kiến thức cơ bản, cũng như kiến thức nâng cao ở mỗi chủ đề. Kết thúc mỗi
chuyên đề, tôi in và photo tài liệu và phát cho từng học sinh và hướng dẫn cụ thể
các khai thác kiến thức trong tài liệu.
(Nội dung tài liệu minh họa trình bày ở phần phụ lục I)
5. Phương pháp bồi dưỡng
Việc bồi dưỡng đội tuyển được thực hiện theo từng chuyên đề, thường mỗi
chuyên đề lớn có thể được chia thành nhiều nội dung nhỏ. Với mỗi chuyên đề tôi
tiến hành theo thứ tự các bước như sau:
5.1. Hướng dẫn học sinh khai thác các kiến thức lí thuyết cơ bản:
Đây là bước rất quan trọng ảnh hưởng đến kết quả ôn luyện của cả chuyên
đề. Bởi vì học sinh có nắm chắc được kiến thức cơ bản, hiểu được nội dung chính ở
mỗi chuyên đề thì việc tiếp cận kiến thức nâng cao và giải các câu hỏi và bài tập
vận dụng mới dễ dàng.
10


Nội dung phần kiến thức cơ bản trong môn Địa lí khá nhiều và đa dạng, do

vậy đòi hỏi học sinh cần phải chăm chỉ học tập tích cực nắm bắt nội dung kiến
thức. Đối với từng nội dung giáo viên cần giảng chi tiết, khắc sâu kiến thức cho học
sinh, lấy các ví dụ cụ thể, liên hệ với thực tế để giúp học sinh hiểu được bản chất
của vấn đề và nhớ kiến thức lâu dài.
5.2. Hướng dẫn học sinh khai thác các kiến thức lí thuyết nâng cao:
Để học sinh nắm bắt được những kiến thức lí thuyết nâng cao thì trước tiên
giáo viên cần hướng dẫn học sinh nắm bắt vững vàng những kiến thức cơ bản, trên
cơ sở đó hướng dẫn các kiến thức nâng cao. Đối với môn Địa lí kiến thức nâng cao
là những nội dung liên quan đến việc giải thích, so sánh các sự vật hiện tượng, các
đối tượng Địa lí với nhau; những nội dung mang tình chất liên hệ giữa các chủ đề
khác nhau hay những nội dung mang tính chất liên hệ với thực địa. Vì vậy việc
hướng dẫn khai thác kiến thức phần này đòi hỏi học sinh phải có tư duy Địa lí, biết
xâu chuỗi các nội dung khác lại với nhau để giải quyết vấn đề. Mặt khác, trong quá
trình hướng dẫn học sinh, giáo viên cần liên hệ các sự vật hiện tượng Địa lí với bên
ngoài thực tế, lấy dẫn chứng minh họa bài học ở thực tiễn gần gũi xung quanh. Yêu
cầu học sinh vận dụng kiến thức để giải thích cho hiện tượng nhìn thấy trong thực
tế.
* Một số lưu ý trong quá trình hướng dẫn học sinh nắm bắt kiến thức:
Trong quá trình hướng dẫn học sinh nắm bắt kiến thức giáo viên cần sử dụng
triệt để các phương tiện dạy học trong các chủ đề cụ thể, đặc biệt là hệ thồng các
biểu đồ, lược đồ, bản đồ treo tường và trong Atlat Địa lí Việt Nam. Thông qua đó
hướng dẫn lồng ghép việc khai thác và nắm bắt kiến thức trong Atlat cho học sinh.
Song song với việc hướng dẫn học sinh nắm bắt kiết thức chung ở mỗi chủ
đề, thì cần lồng ghép các kiến thức phần Địa lí địa phương.
Ngoài việc giáo viên cung cập các kiến thức mới và khó cho học sinh thì
giáo viên cần hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, tự tìm tòi khám phá kiến
thức, chủ động lĩnh hội kiến thức. Hưỡng dẫn cho học sinh thấy vai trò cũng như
tầm quan trọng của việc tự đặt câu hỏi và tự trả lời, khuyến khích học sinh đưa ra
những thắc mắc và sẵn sàng đồi thoại tranh luận giải đáp thắc mắc cùng học sinh.
6. Hướng dẫn học sinh kĩ năng nhận dạng và trả lời câu hỏi:

Bước này được tiến hành sau khi học sinh đã nắm bắt được đầy đủ các kiến
thức của bộ môn. Đây là bước rất quanh trọng, quyết định đến kết quả bài làm của
học sinh. Qua thực tế bồi dượng học sinh giỏi tôi nhận thấy: nhiều học sinh tuy
thuộc kiến thức tốt nhưng kết quả bài làm thường không cao điểm. Một trong
những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng này là do học sinh còn lúng túng
trong việc nhận dạng câu hỏi và cách làm bài thi. Đặc biệt khi gặp các dạng bài khó
như dạng câu hỏi chứng minh, giải thích, so sánh thì nhiều em đều không biết phải
đưa kiến thức gì để làm rõ yêu cầu của đề bài nên cứ thuộc kiến thức gì liên quan là
viết vào bài làm, thậm chí các em còn bị lạc đề. Để khắc phục hạn chế trên tôi đã
tiến hành hướng dẫn học sinh theo các bước sau:
11


Việc hướng dẫn học sinh nhận dạng câu hỏi cần bám sát vào các động từ
được sử dụng trong câu hỏi và nội hàm của câu hỏi. Trên cơ sở học sinh đã nắm bắt
được kiến thức, kết hợp với việc sử dụng tài liệu do tôi sưu tầm và biên soạn, từng
bước hướng dẫn học sinh phân loại và nhận dạng từng loại câu hỏi cụ thể:
6.1. Đối với dạng câu hỏi trình bày:
Đây là dạng câu hỏi dễ nhất trong hệ thống câu hỏi lí thuyết, chỉ cần học sinh
hiểu và nắm vững kiến thức cơ bản của bài học là có thể trình bày đầy đủ nội dung
câu hỏi.
Có thể nhận biết dạng câu hỏi trình bày qua các động từ được sử dụng trong
câu hỏi như: “nêu”; “trình bày”; “phân tích” hoặc “như thế nào?”; “thế nào?”;...
Mặc dù là dạng câu hỏi dễ nhưng giáo viên cần lưu ý học sinh không được
chủ quan, cần sắp xếp các ý theo trình tự với đầy đủ các luận điểm và các luận cứ
đảm bảo câu trả lời rõ dàng, mạch lạc đầy đủ ý.
Trong dạng câu hỏi này còn có dạng: ngoài yêu cầu về kiến thức cơ bản, câu
hỏi còn đòi hỏi ít nhiều phải tổng hợp, lựa chọn kiến thức thì giáo viên phải hướng
dẫn học sinh tổng hợp, lựa chọn các nội dung phù hợp đưa vào bài làm.
Ví dụ: Trình bày những biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

thông qua sông ngòi ở nước ta? Trong trường hợp này giáo viên yêu cầu học sinh
phải khái quát lại các đặc điểm của sông ngòi nước ta, sau đó phải có sự lựa chọn
đặc điểm sông ngòi nào là phù hợp với tình chất nhiệt đới ẩm gió mùa,...
6.2. Đối với dạng câu hỏi chứng minh:
Là dạng câu hỏi yêu cầu học sinh làm rõ về một vấn đề, một đối tượng Địa lí
nào đó, mà cần sử dụng hàng loạt các dẫn chứng để khẳng định, để làn sáng tỏ vấn
đề cần chứng minh. Khi làm bài học sinh cần trình bày theo trình tự từ ý khái quát
đến ý cụ thể và bắt buộc phải có dẫn chứng.
Nhận dạng câu hỏi này học sinh có thể dựa vào các từ và cụm từ được cho
trong đề như: “chứng minh rằng”; “chứng minh”; “lấy ví dụ để chứng minh”; “tại
sao nói”...
Để có thể trả lời dạng câu hỏi này học sinh phải nắm vững kiến thức cơ
bản, nhớ các số liệu liên quan đến yêu cầu của câu hỏi (có những số liệu bắt buộc
phải nhớ nhưng cũng có những số liệu được khai thác trong Atlat). Sau đó, hướng
dẫn học sinh biết sàng lọc, lựa chọn kiến thức, số liệu cần thiết để đưa ra những
luận điểm chứng minh nhận định.
Dạng câu hỏi chứng minh có thể chia thành hai loại: loại câu hỏi chứng
minh hiện trạng, loại câu hỏi chứng minh tiềm năng. Mỗi dạng câu hỏi yêu cầu một
khối lượng kiến thức khác nhau, nên đỏi hỏi giáo viên phải phân biệt và có cách
hướng dẫn khác nhau cho học sinh:
Đối với dạng câu hỏi chứng minh hiện trạng: Yêu cầu chứng minh hiện
trạng của các hiện tượng Địa lí tự nhiên, kinh tế - xã hội (gồm kiến thức Địa lí dân
cư, Địa lí kinh tế, Sự phân hóa lãnh thổ). Để hướng dẫn học sinh trả lời dạng câu
hỏi này tôi yêu cầu học sinh thực hiện theo các bước sau:
12


Cần đọc kỹ câu hỏi, chú ý xem câu hỏi yêu cầu cần phải chứng minh điều gì
để chọn lọc cách giải phù hợp. Từ đó học sinh có định hướng và lựa chọn cách giải
phù hợp.

Huy động các kiến thức, dữ liệu (đặc biệt là các số liệu) có liên quan đến
câu hỏi, trong đó đặc biệt chú ý khai thác các số liệu từ hệ thống các biểu đồ, lược
đồ, bản đồ trong Atlat.
Dùng kiến thức cơ bản và số liệu đã chọn lọc để chứng minh theo yêu cầu
câu hỏi đặt ra tìm ra những bằng chứng có tính thuyết phục cao, phù hợp với yêu
cầu của câu hỏi.
Đối với dạng câu hỏi chứng minh tiềm năng: loại câu hỏi dạng này thường
liên quan đến tiềm năng (thế mạnh hay hạn chế) của một ngành hay một vùng lãnh
thổ nào đó. Việc hướng dẫn được thực hiện tương tự như trên, giáo viên cần khắc
sâu cho học sinh các kiến thức thuộc về tiền năng bao gồm các yếu tố: Vị trí địa lý;
điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (địa hình, đất đai, khí hậu, thủy văn,
sinh vật, khoáng sản); điều kiện kinh tế - xã hội (dân cư và lao động, kết cấu hạ
tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật, đường lối chính sách, thị trường và các nhân tố
khác). Từ việc xác định đầy đủ các yếu tố trên, giáo viên cần hướng dẫn học sinh
lựa chọn đơn vị kiến thức phù hợp với nội dung của câu hỏi.
6.3. Đối với dạng câu hỏi giải thích:
Đây là dạng câu hỏi khó đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức tổng
hợp các chủ đề đồng thời biết vận dụng chúng để giải thích một hiện tượng địa lí
(tự nhiên hoặc kinh tế- xã hội). Thông qua dạng câu hỏi này nhằm đánh giá năng
lực tư duy ở mức độ cao của học sinh.
Để nhận dạng loại câu hỏi này, giáo viên hướng dẫn học sinh phải dựa vào
yêu cầu đề bài. Trong đề bài xuất hiện các từ và cụm từ như: “hãy giải thích”; “tại
sao”; “vì sao”; “giải thích vì sao”; “giải thích nguyên nhân”.
Muốn trả lời được dạng câu hỏi này, học sinh phải nắm vững kiến thức cơ
bản trong các chủ đề, ghi nhớ chủ động, tìm mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức
với nhau, nắm vững được bản chất của kiến thức đó. Biết cách khái quát các kiến
thức liên quan đến câu hỏi và mối liên hệ của chúng để tìm ra nguyên nhân.
Do là dạng câu hỏi tổng hợp với nhiều cách thức trả lời khác nhau, nên
trong quá trình hướng dẫn học sinh trả lời, giáo viên cần giúp các em nhận dạng và
hướng trả lời cho từng dạng câu hỏi:

Đối với loại câu giải thích căn cứ vào nguồn lực:
Để trả lời, cần phải dựa vào những kiến thức đã có về nguồn lực (Vị trí địa lí;
nguồn lực tự nhiên (bao gồm: Địa hình; Đất, Khí hậu, Thuỷ văn, Sinh vật, Khoáng
sản); nguồn lực kinh tế - xã hội ( bao gồm: Dân cư, lao động, Cơ sở hạ tầng, cơ sở
vật chất - kĩ thuật,Thị trường, Đường lối, chính sách, Các nguồn lực khác (vốn đầu
tư, lịch sử khai thác lãnh thổ...) để giải thích về vấn đề mà câu hỏi đặt ra.
Trên cơ sở các nhóm nguồn lực nêu trên giáo viên cần hướng dẫn học sinh
lựa chọn những nguồn lực có liên quan đến câu hỏi, ưu tiên cho những nguồn lực
13


quan trọng. Có những dạng câu hỏi không nhất thiết phải trình bày hết các nguồn
lực, những điều kiện thuận lợi, khó khăn.
Đối với dạng câu giải thích căn cứ vào khái niệm:
Giáo viên cần yêu cầu học sinh nắm được khái niệm các vấn đề, sự vật, hiện
tượng Địa lí để giải thích đầy đủ, tránh trùng lặp, trong quá trình nêu từng luận
điểm cần nêu các dẫn chứng chứng minh cho nhận định.
Đối với dạng câu giải thích mang tính chất tổng hợp nhiều đơn vị kiết thức:
Đây là dạng câu hỏi tương đối khó, yêu cầu học sinh phải nắm bắt và hiểu
được nhiều nội dung kiến thức khác nhau nên trong quá trình hướng dẫn học sinh
giáo viên cần lưu ý học sinh: cần đọc kỹ câu hỏi để xác định hướng trả lời; tái hiện
kiến thức có liên quan đến câu hỏi, sắp xếp và tổng hợp các ý lớn để giải thích.
Các câu hỏi thuộc dạng giải thích rất dễ nhận biết. Việc phân loại và nhận
dạng các câu hỏi chỉ mang tính chất tương đối nhằm giúp học sinh nhanh chóng
nhận dạng câu hỏi để từ đó chọn cách giải phù hợp. Điều quan trọng của cách giải
dạng câu hỏi này là học sinh cần hiểu được nội hàm của câu hỏi.
6.4. Đối với dạng câu hỏi so sánh:
Đây là dạng câu hỏi tương đối khó đỏi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức
cơ bản; hệ thống hóa, phân loại, sắp xếp kiến thức theo từng nhóm riêng biệt để so
sánh; khái quát hóa kiến thức đã có để tìm ra các tiêu chí giống và khác nhau. Trên

cơ sở đó tìm ra các tiêu chí so sánh phù hợp với yêu cầu câu hỏi.
Để hướng dẫn học sinh trả lời dạng câu hỏi này tôi đã tiến hành theo các
bước như sau:
Xác định rõ yêu cầu của đề thuộc dạng so sánh (giống và khác nhau), hay tìm
sự giống nhau (hoặc sự khác biệt) của các đối tượng để lựa chon câu trả lời thích
hợp, đúng với trọng tâm câu trả lời.
Xác định các tiêu chí để so sánh, đây là bước có ý nghĩa quyết định đến chất
lượng câu trả lời, giúp cho bài làm được mạch lạc hơn, giảm thiểu sót ý. Để xác
định chính xác các tiêu chí, giáo viên cần hướng dẫn học sinh hệ thống và khái quát
hóa kiến thức đã học trên cơ sở đó chọn lọc những tiêu chí nổi bật để so sánh tránh
những ý vụn vặt, thiếu trọng tâm (điều này còn phụ thuộc vào yêu cầu của đề).
Tiếp theo hướng dẫn học sinh so sánh theo các tiêu chí cụ thể: việc này được
tiến hành bằng cách học sinh chọn lọc các kiến thức cơ bản lần lượt trong các tiêu
chí. Trong quá trình bày cần thể hiện tách biệt các điểm giống và khác nhau, sắp
xếp các tiêu chí theo mạch kiến thức tránh bỏ sót ý bài làm.
Do đặc trương dạng câu hỏi này mang tình khái quát cao, liên quan đến
nhiều đơn vị kiến thức ở các chủ đề khác nhau, nên trong quá trình hướng dẫn dạng
câu này thường được tôi tiến hành sau khi kết thúc các chuyên đề lớn nhằm giúp
học sinh có đầy đủ kiến thức để so sánh.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân trong việc hướng dẫn học sinh
phân loại và nhận dạng câu hỏi. Việc nhận dạng này có những câu hỏi chỉ mang
tính chất tương đối, điều quan trong nhất là viên phải hướng dẫn học sinh nắm bắt
14


kiến thức một cách tự giác, hiểu được bản chất của vấn đề, hiểu được nội hàm của
câu hỏi. Từ đó bài làm của học sinh mới có chất lượng.
7. Thường xuyên kiểm tra kiến thức của chuyên đề mới ôn luyện.
Kết thúc mỗi chuyên đề lớn, giáo viên phải dành thời gian để kiểm tra, đánh
giá lại kết quả ôn luyện của học sinh sau chuyên đề đó. Việc kiểm tra kiến thức của

các em học sinh được tiến hành bằng nhiều hình thức như: Vấn đáp, viết, kết hợp
trong dạy chuyên đề mới,.... Việc làm này hết sức quan trọng bởi vì qua kiểm tra,
giáo viên nắm bắt được những “lỗ hổng” kiến thức, những điểm mạnh, điểm yếu
của từng học sinh để có phương án bổ sung và uốn nắn kịp thời. Việc kiểm tra và
chấm chữa bài nghiêm túc ngay sau mỗi chuyên đề cũng là động lực để các em
phấn đấu và cố gắng hơn, tạo không khí thi đua lành mạnh giữa các thành viên
trong đội tuyển. Qua kết quả kiểm tra các chuyên đề, giáo viên từng bước đánh giá
được khả năng đáp ứng yêu cầu bộ môn của từng em, đây cũng là cơ sở để giúp
giáo viên lập danh sách cho đội tuyển chính thức.
Việc kiểm tra kiến thức được tiến hành từ việc kiểm tra các kiến thức cơ bản
đến kiến thức nâng cao, việc khảo sát, kiểm tra của các chuyên đề sau phải kiểm tra
cả kiến thức của những chuyên đề trước, điều này vừa giúp các em làm quen với
các dạng đề tổng hợp vừa giúp các em ôn lại kiến thức cũ chắc chắn hơn. Giáo viên
cần đa dạng hóa các hình thức kiểm tra kiến thức của học sinh như: kiểm tra viết,
vấn đáp, phỏng vấn,...Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng được tôi tiến
hành với nhiều các thức khác, có thể trực tiếp do giáo viên chấm chữa cho từng học
sinh hoặc do các em học sinh đổi bài cho nhau và chầm chữa cho nhau dưới sự
hướng dẫn của giáo viên.
Thường xuyên giao và chữa bài tập về nhà. Thực tế thời lượng các em được
ôn luyện trong các buổi tập trung lên lớp là chưa đảm bảo, do đó sau mỗi buồi ôn
tập, giáo viên cần giao lượng bài tập phù hợp với thời gian ở nhà để các em tự
luyện. Ở buổi học sau, nhất thiết giáo viên phải kiểm tra việc tự học, tự làm bài tập
về nhà của các em. Đối với những câu hỏi hay bài tập khó mà học sinh còn lúng
túng, giáo viên cần hướng dẫn cụ thể để các em có thể tự làm được. Đối với những
học sinh chưa hoàn thành việc làm bài tập ở nhà giáo viên cũng cần có ý kiến nhắc
nhở để các em tự giác và tích cực hơn.
Khuyến khích học sinh trong việc tự giác lĩnh hội kiến thức, tích cực tìm tòi
tài liệu bổ sung những kiến thức còn thiếu, tăng cường trao đổi kiến thức với thầy
và các bạn. Bồi dưỡng năng lực tự kiểm tra, đánh giá của học sinh.
8. Rèn kĩ năng luyện các dạng đề tổng hợp (bao gồm cả kiến thức lí

thuyết và bài tập).
Việc ôn luyện giải các đề tổng hợp được tiến hành khi học sinh đã hoàn
thành việc ôn luyện kiến thức cho học sinh và được tiến hành trước khi thi từ 2 đến
3 tuần. Giáo viên tiến hành sưu tầm, biên soạn các dạng đề tổng hợp kiến thức theo
cấu trúc của đề thi và tiến hành tổ chức cho học sinh kiểm tra nghiêm túc như thi.
Việc làm này giúp học sinh làm quen với các đề có kiển thức tổng hợp, xác định và
căn chỉnh thời gian làm bài một cách hợp lí, ôn luyện và khắc sâu một lẫn nữa
15


những kiến thức đã được học, đồng thời tạo tâm lí tự tin cho học sinh khi làm bài.
Đặc biệt là các em có thể rèn luyện được kĩ năng làm bài, làm quen với áp lực thời
gian. Việc xây dựng và thiết kế các đề khảo sát cũng cần phải chú ý đến mức độ và
yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thời gian làm bài... phải tương đương với đề của cấp
tổ chức mà học sinh dự thi. Nội dung câu hỏi và bài tập trong các đề không nên
trùng nhau để học sinh có cơ hội được trải nghiệm và thử sức với nhiều kiến thức
mới. Nội dung của câu hỏi và bài tập cũng không nên yêu cầu học sinh phải nhớ
một cách máy móc mà phải hiểu rõ bản chất của vấn đề để vận dụng. Việc chấm,
chữa bài cũng phải được thực hiện một cách nghiêm túc, giáo viên phải có những
điều chỉnh kịp thời về kiến thức và kĩ năng làm bài của học sinh, điều đó giúp các
em kịp thời nhận biết được những hạn chế để khắc phục, phát huy những ưu điểm.
(Một số đề minh họa trình bày ở phần phụ lục II)
9. Gặp gỡ, nhắc nhở và động viên học sinh trước khi đi thi.
Việc này giúp các em học sinh có sự chuẩn bị chu đáo nhất trong quá trình
thi, tạo tâm lí thoải mái để làm bài. Một số lưu ý học sinh trước và trong khi thi:
Trước khi đi thi:
Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, dụng cụ cần thiết như: Atlat, thước kẻ, thước đo
độ, compa, máy tính, bút viết,…
Giữ gìn để đảm bảo sức khỏe, chuẩn bị tinh thần tốt nhất cho kì thi.
Khi vào phòng thi:

Bình tĩnh, tự tin.
Đọc kĩ đề, nhận dạng đúng các dạng câu hỏi, gạch chân dưới các từ, cụm từ
quan trọng trong câu hỏi.
Xác định nội dung trọng tâm của câu hỏi, bài tập tránh làm bài thiếu ý, lạc
đề.
Phân bố thời gian hợp lí cho các dạng câu hỏi khác nhau trong đề thi, ưu tiên
làm những câu dễ, những câu khó để sau.
Phác thảo nội dung cơ bản ra giấy nháp.
Không được bỏ cuộc kể cả khi gặp phải những câu bất ngờ.
Trình bày bài làm đảm bảo sạch, đẹp, khoa học các luận điểm, luận cứ được
thể hiện rõ ràng, mạch lạc…
Sau khi hoàn thành bài làm cần kiểm tra lại một lượt các nội dung của bài
làm.
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Sau thời gian nghiên cứu thực nghiệm (trong 3 năm học: Năm học 2016 –
2017; 2017 – 2018 và 2018 – 2019) với những biện pháp đã nêu trong sáng kiến,
tôi nhận thấy kết quả có sự thay đổi rõ rệt trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi,
ngày càng có nhiều học sinh hứng thú học tập đối với bộ môn Địa lí, nhiều em đã
chủ động, tích cực và hăng hái tham gia đăng kí vào đội tuyển. Trong quá trình ôn
luyện các em rất nỗ lực và cố gắng, thể hiện sự quyết tâm cao và tự tin khi tham gia
dự thi.
16


Chất lượng và số lượng giải tăng lên, đây là niềm động viên, khích lệ vô
cùng to lớn đối với bản thân tôi và cũng là động lực để tôi cố gắng và nỗ lực hơn
nữa. Tổng hợp lại kết quả thi học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện và cấp tỉnh môn Địa lí
mà học sinh trường THCS Vân Du đạt được trong 3 năm tôi ôn luyện là:
Số học sinh đạt giải cấp huyện: 12 em (1 giải nhì, 8 giải ba, 3 giải khuyến
khích).

Số học sinh đạt giải cấp tỉnh: 02 em (2 giải khuyến khích).
Cùng với việc áp dụng các giải pháp trên trong việc ôn thi đội tuyển học sinh
giỏi môn Địa lí lớp 9 cho phòng giáo dục Thạch Thành tham gia dự thi tỉnh, năm
học 2017 – 2018 tôi cùng với đồng nghiệp phụ trách đội tuyển đã có 7 học sinh đạt
giải cấp tỉnh, trong đó có 1 giải nhất, 6 giải khuyến khích.
Tuy kết quả còn khiếm tốn so với một số môn học khác hay với các địa bàn ở
các huyện miền xuôi, song với đặc thù điều kiện kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn
của một trường đóng trên địa bàn huyện miền núi thì kết quả này cũng đóng góp
một phần không nhỏ vào thành tích chung của nhà trường. Đây là những kết quả
ban đầu, là động lực để bản thân tôi cố gắng hơn nữa trong công tác bồi dượng học
sinh giỏi.
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm
luôn được các nhà trường và các cấp quản lí giáo dục hết sức quan tâm đầu tư. Đây
cũng chính là nhiệm vụ nặng nề nhưng cũng rất vinh quang đối với mỗi giáo viên
đứng lớp. Muốn đạt được kết quả tốt trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi thì bản
thân giáo viên phải thường xuyên học hỏi, tự trau dồi kiến thức nâng cao trình độ,
liên tục cập nhật nâng cao kiến thức để theo kịp những đổi mới về nội dung,
phương pháp giảng dạy cũng như các yêu cầu của các kỳ thi học sinh giỏi mỗi năm.
Từ đó, giúp cho giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn, tự tin hơn trong công tác
giảng dạy.
Trong thực tiễn công tác, mỗi giáo viên có những giải pháp riêng phù hợp
với điều kiện thực tiễn của nhà trường và địa phương để áp dụng cho nhiệm vụ bồi
dưỡng đội tuyển học sinh giỏi bộ môn của mình. Ngoài ra cũng cần phải phát hiện
những em có tố chất, có năng lực, yêu thích bộ môn để lựa chọn đúng đối tượng
học sinh để bồi dưỡng. Tập cho các em có phương pháp tự học, tự nghiên cứu tài
liệu; Khơi gợi ở các em niềm say mê đối với môn học và đặc biệt phải tạo cho các
em có ý chí, có quyết tâm cao, biết đặt ra mục tiêu của mình cần vươn tới, đạt được
cái đích mà mình đã đặt ra.

Trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi trong môn Địa lí 9 giáo viên cần
phải gắn chặt những kiến thức lí thuyết với việc rèn luyện các kĩ năng Địa lí cho
học sinh, cần đan xen các chủ đề lí thuyết với các chủ đề rèn luyện kĩ năng cho học
sinh, nhằm giúp các em có thời gian để nắm bắt đầy đủ cả kiến thức và kĩ năng,
đồng thời hạn chế học sinh bị nhàm chán trong quá trình ôn luyện. Trong khuôn
khổ sáng kiến này, tôi chỉ đề cập đến một số giải pháp ôn luyện các kiến thức phần
17


lí thuyết, còn nội dung hướng dẫn kĩ năng cũng được tôi xây dựng thành các
chuyên đề và tiến hành hướng dẫn theo các bước cụ thể cho học sinh nhưng không
được trình bày trong sáng kiến này.
Sau một thời gian nghiên cứu sáng kiến này, đã giúp tôi có những hiểu biết
sâu sắc hơn trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Có thể bản thân chưa kiểm
nghiệm đầy đủ về các giải pháp trên, tuy nhiên khi áp dụng trong giảng dạy, tôi
nhận thấy đã có những hiệu quả nhất định, do vậy tôi mạnh dạn được chia sẻ cùng
đồng nghiệp. Hi vọng sáng kiến của mình sẽ góp một phần nhỏ nâng cao hiệu quả
trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Rất mong được sự trao đổi, đóng góp ý kiến
của các thầy, cô đồng nghiệp để sáng kiến của mình có thể phát huy được tính ứng
dụng phổ biến và đạt hiệu quả cao hơn nữa.
II. KIẾN NGHỊ:
Các cấp ngành nên tổ chức các chuyên đề về bồi dưỡng học sinh giỏi hàng
năm để các đồng chí giáo viên được học hỏi, trao đổi kinh nghiệm. Quan tâm đồng
bộ, sâu sắc hơn nữa và có giải pháp tài chính thích đáng hỗ trợ công tác bồi dưỡng
học sinh giỏi.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
Thạch Thành, ngày 20 tháng 4 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép nội
dung của người khác

Người viết

Hà Huy Trung

18


PHỤ LỤC I
MỊNH HỌA TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CỦA MỘT CHỦ ĐỀ
B. ĐỊA LÍ LỚP 8
CHỦ ĐỀ I. ĐỊA HÌNH VIỆT NAM
I. Kiến thức cơ bản:
1. Trình bày đặc điểm chung của địa hình nước ta?
- Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam
+ Đồi núi chiếm ¾ diện tích, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình thấp
chiếm tới 85% diện tích, địa hình núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1%.
+ Đồi núi tạo thành một cánh cung lớn hướng ra Biển Đông chạy dài 1400
km, từ miền Tây Bắc tới miền Đông Nam Bộ.
+ Nhiều vùng núi lan ra sát biển hoặc bị biển nhấn chìm thành các quần đảo.
+ Địa hình đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.
- Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp
nhau:
+ Địa hình phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau, thấp dần từ nội địa ra biển,
trùng với hướng Tây Bắc- Đông Nam.
+ Cấu trúc địa hình gồm hai hướng chính: TB-ĐN và vòng cung ( dẫn
chứng).
- Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và chịu tác động
mạnh mẽ của con người.
+ Môi trường nóng ẩm đất đá bị phong hóa mạnh. Lượng mưa lớn, tập trung
theo mùa gây ra xói mòn, xâm thực…đặc biệt hình thành nên địa hình Cacxtơ.

+ Các dạng địa hình nhân tạo xuất hiện nhiều.
2. Chứng minh rằng đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa
hình Việt Nam.
- Địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp: Gồm
Khu vực đồi núi ĐB, Vùng núi Tây Bắc, Vùng núi Trường Sơn Bắc, vùng núi và
cao nguyên Trường Sơn Nam.
- Địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85%. Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1%
- Đồi núi tạo thành một cánh cung lớn hướng ra Biển Đông chạy dài 1400
km, từ miền Tây Bắc tới miền Đông Nam Bộ.
- Nhiều vùng núi lan ra sát biển hoặc bị biển nhấn chìm thành các quần đảo.
- Địa hình đồng bằng chiếm 1/4 lãnh thổ đất liền và bị đồi núi ngăn cách
thành nhiều khu vực.
19


3. Chứng minh địa hình nước ta mang tính nhiệt đới gió mùa ẩm và chịu
tác động mạnh mẽ của con người.
- Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa: Bồi đắp nhanh chóng các châu thổ, xói
mòn mãnh liệt ở địa hình dốc, trượt lở đất đá ở vùng đồi núi, tạo hang động
cacxtơ...
- Chịu tác động mạnh mẽ của con người: Làm ruộng bậc thang, đắp đê,
xây hồ chứa thủy lợi, xây dựng thủy điện , mở tuyến giao thông...làm tăng tốc độ,
cường độ bóc mòn và trượt lở đất.
4. Chứng minh cấu trúc địa hình Việt Nam là cấu trúc cổ được Tân Kiến
Tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau?
- Lãnh thổ Việt Nam đã được củng cố vững chắc từ sau gia đoạn Cổ kiến
Tạo. Trải qua hàng chục triệu năm không được nâng lên, các vùng núi bị ngoại lực
bào mòn, phá hủy tạo nên những bề mặt san bằng cổ, thấp và thỏai.
- Đến Tân Kiến Tạo, vận động tạo núi Hymalaya đã làm cho địa hình nước ta
nâng cao và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau và thấp dần từ nội địa ra biển gồm đồi

núi, đồng bằng, thềm lục địa . . .
- Hướng nghiêng chung của địa hình nước ta là thấp dần từ nội địa ra biển,
trùng với hướng tây bắc – đông nam vad được thể hiện rõ qua hướng chảy của các
dòng sông lớn.
- Hướng núi chính là hướng Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung.
Hướng Tây Bắc – Đông Nam thể hiện rõ rệt trong khu vực từ hữu ngạn sông Hồng
đến đèo Hải Vân. Hướng vòng cung là hướng sơn văn chính của khu vực tả ngạn
sông Hồng và khu vực Nam Trung Bộ. Các núi Việt bắc và Đông Bắc là những
cánh cung ngắn mở rộng về phía bắc và qui tụ tại vùng núi Tam Đảo. Còn ở Nam
Trung Bộ là cả một cánh cung lớn ôm lấy các Cao Nguyên Ba dan phía tây. Các
hướng núi chính của hệ núi Việt nam đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến các luồng gió
mùa khiến cho sự phân hóa bắc nam và đông tây của khí hậu Việt Nam rất rõ ràng.
5. Địa hình đồi núi nước ta được chia thành mấy vùng? Đó là những
vùng nào?
Địa hình đồi núi nước ta được chia thành 4 vùng là: Đông Bắc, Tây Bắc,
Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam.
6. Trình bày đặc điểm các khu vực địa hình nước ta?
a. Khu vực đồi núi.
- Đồi núi nước ta có độ cao, độ dốc và hình dạng khác nhau tùy thuộc theo
tính chất nham thạch cũng như cường độ hoạt động địa chất và csự tác động của
các yếu tố ngoại lực và được chia thành các vùng núi sau:
- Vùng núi Đông Bắc: là một vùng đồi núi thấp nằm ở tả ngạn sông Hồng đi
từ dãy con Voi đến bờ biển Quảng Ninh. Vùng núi này nổi bật với các cánh cung
lớn và vùng đồi phát triển rộng. Các cánh cung mở rộng về phía bắc, đầu chụm lại
ở Tam Đảo. Địa hình caxtơ khá phổ biến tạo nên những cảnh quan đẹp và hùng vĩ
như Ba Bể, Vịnh Hạ Long.
20


- Vùng núi Tây Bắc nằm giữa sông Hồng và sông Cả là những dãy núi cao

hùng vĩ, những sơn nguyên đã vôi hiểm trở nằm song song và kéo dài theo hướng
Tây băc – Đông nam, điển hình là dãy Hoàng Liên Sơn. Tây bắc còn có những
cánh đồng nhỏ trù phú nằm giữa vùng núi cao như Than Uyên, Nghĩa Lộ, Mường
Thanh...
- Vùng núi Trường Sơn bắc nằm từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã dài
khoảng 600km chạy theo hướng Tây bắc – Đông Nam đây là một vùng đồi núi thấp
có hai sườn không cân xứng. Sườn đông hẹp và dốc, có nhiều nhánh núi lan ra sát
biển chia cắt vùng đồng bằng duyên hải Trung Bộ.
- Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam là vùng đồi núi và cao nguyên
ba dan hùng vĩ nằm dưới dạng xếp tầng trên các độ cao khác nhau: 400m, 800m,
1000m điển hình là cao nguyên Kon Tum, Playku, Đăklak, Di Linh. Ngoài ra còn
có địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ và vùng đồi trung du Bắc Bộ.
b. Khu vực đồng bằng.
- Đồng bằng châu thổ hạ lưu các sông lớn gồm:
+ Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích gần 40000km 2 do phù sa sông Mê
Kông bồi đắp, có nhiều vùng trũng rộng lớn như Đồng Tháp Mười, khu Tứ giác
Long Xuyên. Diện tích đất mặn, đất phèn lớn. Đây là vùng trọng điểm lúa lớn nhất
nước ta.
+ Đồng bằng sông Hồng với diện tích gần do phù sa sông Hồng và sông
Thái Bình bồi đắp, có các ô trũng thấp hơn mực nước sông ngoài đê từ 3 đến 7m,
đất trong đê không còn bồi đắp tự nhiên nữa. Đây là vùng trọng điểm lúa lớn thứ
hai nước ta.
- Dải đồng bằng ven biển miền Trung.
+ Dải đồng bằng ven biển có tổng diện tích khoảng 15 000 km 2. Biển đóng
vai trò chủ yếu trong sự hình thành dải đồng bằng này.
+ Đồng bằng phần lớn hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng
nhỏ: Thanh  Nghệ  Tỉnh, Bình  Trị  Thiên, Nam  Ngãi  Định và các đồng
bằng ven biển cực Nam Trung Bộ (Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình
Thuận).
+ Chỉ ở các cửa sông lớn mới có một số đồng bằng được mở rộng. Ở nhiều

đồng bằng thường có sự phân chia làm ba dải: giáp biển là cồn cát, đầm phá;
giữa là vùng thấp trũng; dải trong cùng đã được bồi tụ thành đồng bằng. Đất ở
các đồng bằng này có đặc tính nghèo chất dinh dưỡng, nhiều cát, ít phù sa sông.
c. Địa hình bờ biển:
- Dài 3260km từ Móng Cái đến Hà Tiên được shia thành nhiều đoạn khác
nhau.
- Bờ biển ở các đồng bằng châu thổ có nhiều bãi bùn, bãi triều, rừng ngập
mặn thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản và khai thác muối.
- Bờ biển ở các vùng chân núi, hải đảo, khúc khuỷu có nhiều vũng vịnh sâu
kín gió thuận lợi cho việc xây dựng các cảng biển, nhiều bãi cát đẹp thích hợp cho
du lịch tắm biển.
21


II. Kiến thức năng cao:
1. Trình bày những thuận lợi và khó khăn của đặc điểm tự nhiên nhiều
đồi núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta.
* Thuận lợi:
 Vùng đồi núi có nhiều cao nguyên rộng lớn, khá bằng phẳng là điều kiện
thuận lợi để hình thành và phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp và cây
ăn quả; có nhiều đồng cỏ rộng lớn để phát triển chăn nuôi đại gia súc. Ngoài các
cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, ở các vùng cao có thể trồng các loại cây và nuôi
các loài vật cận nhiệt và ôn đới.
 Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du thích hợp để trồng các loại
cây công nghiệp, cây ăn quả và cả cây lương thực. Phần lớn diện tích rừng ở
nước ta tập trung ở vùng đồi núi vì thế phát triển ngành lâm nghiệp là một thế
mạnh lớn của vùng đồi núi.
 Là nơi tập trung nhiều mỏ khoáng sản, đặc biệt các mỏ khoáng sản nội
sinh, đó là nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.
 Một thế mạnh kinh tế hết sức quan trọng của vùng đồi núi nước ta là

phát triển thuỷ điện, vì đây là vùng tập trung nhiều sông lớn, dốc, lắm thác
ghềnh nên tiềm năng thuỷ điện rất lớn.
 Với khí hậu mát mẻ, có nhiều phong cảnh đẹp, miền núi có nhiều điều
kiện để phát triển các loại hình du lịch như tham quan, nghỉ dưỡng,... nhất là du
lịch sinh thái.
* Khó khăn:
 Địa hình đồi núi nước ta tuy chủ yếu là đồi núi thấp nhưng bị chia cắt
mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, cho việc
khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng.
 Do mưa nhiều, sườn dốc mạnh nên miền núi là nơi xảy ra nhiều thiên tai
như lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất. Tại các đứt gãy sâu còn có nguy cơ
phát sinh động đất. Nơi khô nóng thường xảy ra nạn cháy rừng.
 Miền núi đá vôi thiếu đất trồng trọt và thường khan hiếm nước vào
mùa khô. Các thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối, rét hại,... thường xảy
ra, gây ảnh hưởng lớn tới sản xuất và đời sống dân cư.
- Biên giới giữa nước ta với các nước chủ yếu là địa hình đồi núi hiểm trở
nên việc bảo đảm an ninh quốc phòng cũng gặp nhiều khó khăn và tốn kém.
2. Phân tích các thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của khu vực đồng bằng
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
a. Thế mạnh:
 Đồng bằng là nơi có đất phù sa màu mỡ, địa hình bằng phẳng, nguồn
nước dồi dào, là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các
loại nông sản.

22


 Đồng bằng cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như khoáng sản,
thuỷ sản và lâm sản.
 Là điều kiện thuận lợi để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp,

các trung tâm thương mại.
b. Hạn chế:
 Khu vực đồng bằng ở nước ta thường xuyên chịu thiên tai (bão, lụt, hạn
hán,...), gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
 Đồng bằng sông Hồng do có đê ven sông ngăn lũ nên vùng trong đê
không được tiếp tục bồi đắp phù sa dẫn đến đất bạc màu và tạo thành các ô trũng
ngập nước. Còn đồng bằng sông Cửu Long, do địa hình quá thấp nên thường
xuyên ngập lụt, chịu tác động mạnh của sóng biển và thuỷ triều, dẫn tới diện tích
đất ngập mặn, nhiễm phèn lớn. Dải đồng bằng ven biển miền Trung thì quá nhỏ
hẹp, bị chia cắt, đất nghèo dinh dưỡng,...
3. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có những điểm
gì giống và khác nhau?
 Giống nhau:
+ Đều là hai đồng bằng được bồi đắp bởi phù sa sông, là hai đồng bằng có
diện tích lớn nhất nước.
+ Địa hình khá bằng phẳng, có đất phù sa màu mỡ thuận lợi cho phát triển
nông nghiệp.
+ Trên đồng bằng có các hệ thống sông lớn, quanh năm bồi đắp phù sa và
cung cấp nước cho sản xuất.
 Khác nhau:
+ Đồng bằng sông Hồng có đê ven sông ngăn lũ, còn đồng bằng sông Cửu
Long thì không có đê.
+ Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích lớn hơn, địa hình thấp hơn và
phẳng hơn. Do chịu tác động của sóng biển và thuỷ triều mạnh hơn nên diện tích
đất ngập mặn, nhiễm phèn lớn hơn.
+ Đồng bằng sông Cửu Long có hệ thông sông ngòi, kênh rạch chằng chịt
hơn.
4. Địa hình miền đồi núi có quan hệ như thế nào với địa hình đồng bằng ?
- Địa hình miền đồi núi có quan hệ chặt chẽ với địa hình đồng bằng.
- Những hệ thống sông lớn mang phù sa từ miền đồi núi bồi đắp, mở rộng

các đồng bằng châu thổ.
- Sự sắp xếp của các dãy núi cũng ảnh hưởng đến sự phân bố của các đồng
bằng, nhiều dãy núi đâm ngang ra biển làm thu hẹp, chia cắt dải đồng bằng ven
biển.
- Địa hình đồng bằng có quan hệ chặt chẽ với địa hình đồi núi về mặt phát
sinh và các quá trình tự nhiên hiện tại, vì thế việc khai thác tự nhiên ở miền đồi
núi không hợp lí sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái của đồng bằng.
23


5. Giải thích tại sao địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa
ẩm?
- Nằm ở vị trí nội chí tuyến và gần trung tâm khu vực Đông Nam Á là khu
vực nhiệt đới gió mùa điển hình của thế giới.
- Chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển Đông.
6. Cho biết địa hình ảnh hưởng đến nhiệt độ của khí hậu nước ta như
thế nào?
- Tác động trực tiếp: Thể hiện qua ảnh hưởng của yếu tố độ cao địa hình, cứ
lên cao khoảng 100m thì nhiệt độ giảm 0.6oC nên những vùng núi cao ở nước ta có
nhiệt độ thấp hơn so với nền nhiệt độ trung bình của cả nước.
- Tác động gián tiếp: Thông qua hướng của các dãy núi.
+ Hướng vùng cung của các cánh cung Đông Bắc tạo điều kiện cho gió mùa
Đông Bắc xâm nhập sâu vào lãnh thổ nước ta khiến niền nhiệt độ của các địa
phương ở phía Bắc xuống thấp.
+ Hướng Tây Bắc-Đông Nam của dãy Hoàng Liên Sơn đã ngăn cản ảnh
hưởng của gió mùa Đông Bắc đến khu Tây Bắc, làm cho vùng này có mùa đông
ngắn và ấm hơn so với khu vực Đông Bắc.
+ Hướng Tây Bắc-Đông Nam của dãy Trường Sơn vuông góc với gió Tây
Nam khiến cho sườn đông chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng vào mùa hạ nhiệt
độ lên cao ( Bắc Trung Bộ).

+ Hướng Tây Bắc-Đông Nam của dãy núi Hoành Sơn, Bạch Mã ngăn chặn
ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc xuống phía nam, làm cho niền nhiệt độ phía
Nam cao hơn phía Bắc.
7. Địa hình đồi núi có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu nước ta?
Địa hình đồi núi đã góp phần tạo nên sự phân hoá khí hậu làm cho khí hậu
nước ta đa dạng hơn:
 Các dãy núi cao chính là ranh giới khí hậu giữa các vùng miền, tạo nên
các tiểu vùng khí hậu khác nhau. Ví dụ, dãy Bạch Mã chính là ranh giới khí hậu
giữa miền Bắc (từ Huế trở ra) và miền Nam (từ Đà Nẵng trở vào), dãy Bạch Mã
đã ngăn gió mùa Đông Bắc nên từ Đà Nẵng trở vào rất ít khi chịu sự tác động
của loại gió này; dãy Hoàng Liên Sơn là ranh giới khí hậu giữa vùng Đông Bắc
và vùng Tây Bắc; dãy Trường Sơn đã tạo nên gió phơn khô nóng cho một số tỉnh
Bắc Trung Bộ vào đầu mùa hạ…
 Độ cao của địa hình đã tạo nên sự phân hoá khí hậu theo đai cao, tại các
khối núi cao xuất hiện các vành đai khí hậu á nhiệt đới và vành đai khí hậu ôn
đới. Một số vùng lãnh thổ có địa hình cao ở nước ta có khí hậu quanh năm mát
mẻ như Sa Pa, Đà Lạt,…
8. Đặc điểm cấu trúc địa hình nước ta đã ảnh hưởng đến khí hậu và đất
như thế nào?
* Đặc điểm cấu trúc địa hình nước ta:

24


Địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại, có sự
phân bậc rõ rệt theo độ cao, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và có sự phân
hóa đa dạng.
- Cấu trúc địa hình gồm hai hướng chính:
+ Hướng Tây Bắc-Đông Nam: Khu vực hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch
Mã.

+ Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Nam Trung
Bộ ( Trường Sơn Nam).
* Ảnh hưởng đến khí hậu và đất:
- Địa hình là một trong những yếu tố quan trọng chi phối, ảnh hưởng đến đặc
điểm khí hậu, đất.
- Địa hình có sự phân hóa đa dạng làm cho khí hậu, đất có sự phân hóa đa
dạng:
+ Địa hình già trẻ lại, có sự phân bậc theo độ cao làm cho khí hậu, đất cũng
có sự phân hóa theo độ cao ( dẫn chứng).
- Địa hình thấp từ Tây Bắc xuống Đông Nam dẫn đến mức độ phân hóa theo
đai cao có sự khác nhau giữa các khu vực.
+ Hướng Tây Bắc-Đông Nam của địa hình đã chắn gió mùa Tây Nam, đây là
nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về khí hậu giữa sườn đông và sườn tây của
Trường Sơn. Từ đó cũng dẫn đến sự khác nhau về đất.
+ Hướng vòng cung ở vùng núi Đông Bắc tạo điều kiện cho các đợt không
khí lạnh xâm nhập sâu và mạnh hơn, làm cho vùng có mùa đông lạnh nhất nước ta,
ảnh hưởng đến sự phân hóa đai cao của vùng làm hạ thấp đai cao cận nhiệt.
9. Địa hình VN ảnh hưởng đến sông ngòi:
- Địa hình Việt Nam chạy theo hai hướng chính: Tây Bắc - Đông Nam và
hướng vòng cung nên sông ngòi ở Việt Nam chủ yếu có hướng Tây Bắc - Đông
Nam và hướng vòng cung...(dẫn chứng)
- Do địa hình núi lan ra sát biển nên sông ngòi ở đây ngắn và dốc; hướng
chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam
- Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi nên sông có độ dốc lớn.
III. Rèn luyện kĩ năng:
1. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, cho biết:
a. Vị trí và hướng của các dãy núi sau: Hoàng Liên Sơn, Con voi, Hoàng
Sơn, Bạch mã, Trường sơn Bắc.
b. Vị trí và hướng các cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông
Triều.

a. Vị trí và hướng của các dãy núi sau:

Tên dãy núi
Hoàng Liên Sơn
Con voi

Vị trí
Hướng núi
Phía bắc của miền Tây Bắc và Bắc Trung Tây Bắc - Đông Nam
Bộ, ngay sát Sông Hồng.
Phía Tây Bắc của miền Bắc và Đông Bắc Tây Bắc - Đông Nam
Bắc Bộ.
25


×