Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SKKN nhà vệ sinh trường học nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh chung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.99 KB, 13 trang )

1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Bản thân là giáo viên miền xuôi, tôi được UBND tỉnh Thanh Hóa điều
động lên công tác tại một xã miền núi của huyện Ngọc Lặc, đến nay đã bước
sang năm thứ 11. Từ đó đến nay, ngôi trường tôi đang công tác đã có nhiều sự
đổi thay, ngoài việc dạy và học ra, một trong những điều làm tôi quan tâm nhiều
hơn cả đó là nhà vệ sinh học sinh.
Những tưởng nhà vệ sinh là chuyện nhỏ, là "công trình phụ" nhưng lại rất
quan trọng trong mỗi nhà trường. Nhà vệ sinh không sạch sẽ ảnh hưởng đến sức
khỏe của các em, ngoài ra còn vấn đề tâm lý, nếu nhà vệ sinh dơ bẩn, bốc mùi…
các con sẽ có tâm lý “nhịn” đi, sợ hãi, ám ảnh khi vào nhà vệ sinh, ảnh hưởng
lớn đến việc học tập, sức khỏe, sợ tới trường…
Bên cạnh việc đầu tư cơ sở vật chất cho các phòng học, phòng chức năng,
chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục trong mỗi nhà trường, thì "công trình
phụ" này cũng là mối quan tâm hàng đầu của tập thể các thầy cô giáo trường
THCS Phúc Thịnh.
Vệ sinh môi trường rất cần thiết trong cuộc sống của chúng ta và có ý
nghĩa vô cùng quan trọng. Có một môi trường sống lành mạnh cùng với sức
khỏe tốt là điều ai cũng muốn. Đây là một trong những vấn đề quan trọng góp
phần nâng cao chất lượng cuộc sống không chỉ riêng trong nhà trường mà còn cả
ở cộng đồng dân cư.
Môi trường của chúng ta được bảo vệ, luôn xanh sạch đẹp thì sức sống
của mỗi người cũng được nâng cao lên rất nhiều. Bởi vậy, bảo vệ môi trường,
chính là trách nhiệm của mỗi chúng ta.
Và để hưởng ứng tích cực công văn số 194/GD&ĐT huyện Ngọc Lặc về
việc tổ chức hưởng ứng "Tuần lễ quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường"
năm 2018. CV số 4771 của Bộ TNMT ngày 5/9/2018 với chủ đề làm cho thế
giới sạch hơn là "Quản lí rác thải vì môi trường nông thôn bền vững" và đặc biệt
là tích cực hưởng ứng chỉ thị số 15/CT-UBND tỉnh Thanh Hóa ngày 27/8/2018
"VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC ĐẦU TƯ, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG
CÁC CÔNG TRÌNH VỆ SINH, CẤP NƯỚC SẠCH TRONG CÁC TRƯỜNG


HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA" càng thôi thúc tôi chọn đề tài
“Nhà vệ sinh trường học: Nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh chung "
để góp phần làm cho ngôi trường ngày càng XANH - SẠCH - ĐẸP hơn.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm là nhằm giải quyết các vấn đề sau:
- Thứ nhất: Thông qua các các buổi hoạt động ngoại khóa (các tiết chào
cờ đầu tuần) giúp các em học sinh hiểu được tầm quan trọng đặc biệt của môi
trường đến cuộc sống của con người.
- Thứ hai: Từ việc thông hiểu về vai trò và tầm quan trọng của môi trường
sẽ giúp các bạn sống gần gũi, yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên, biết bảo vệ
thiên nhiên bằng những việc làm thiết thực đó là giữ gìn vệ sinh chung, sử dụng
tiết kiệm nước, giấy vệ sinh, dọn nhà vệ sinh vào mỗi buổi sáng; biết trồng,
chăm sóc và bảo vệ cây xanh, dọn vệ sinh môi trường...
1


- Thứ ba: Giúp các bạn học sinh hưởng ứng tích cực các phong trào thi
đua trong nhà trường như: Phong trào: "Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực"; "Vệ sinh môi trường và cải tạo vườn tạp"; hưởng ứng tích cực
"Giờ Trái Đất"....
- Thứ tư: Để nâng cao hơn nữa ý thức tự giác bảo vệ môi trường, tuyên
truyền các bạn học sinh thực hiện tốt trách nhiệm của mình đối với môi trường
xung quanh thông qua các khẩu hiệu như: "Nước là máu của sự sống"; "Ăn đúng
nơi, rác rơi đúng chỗ"; "Môi trường hôm nay, cuộc sống ngày mai"; "Bảo vệ môi
trường là bảo vệ cuộc sống của chính bản thân chúng ta", "Bảo vệ môi trường là
nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi công dân"....
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường nói chung và giữ gìn nhà vệ sinh học
sinh trường THCS Phúc Thịnh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận.
Bảo vệ môi trường sống là vấn đề được quan tâm hàng đầu của xã hội
hiện nay. Tuy nhiên, ở nhiều nơi vấn đề giữ gìn vệ sinh chung đang còn bị nhiều
người dân thờ ơ. Chúng ta đừng nghĩ rằng bảo vệ môi trường là việc của cán bộ
nhà nước, của các nhà khoa học... mà nó trở thành vấn đề nóng hổi, thuộc về
trách nhiệm của tất cả mọi người. Bằng những hành động nhỏ nhặt và cụ thể
hằng ngày, chúng ta cũng góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường. Theo
tôi, việc đầu tiên góp phần bảo vệ môi trường đó là nâng cao nhận thức để mọi
người cùng hiểu, biết và hành động vì môi trường. Chỉ có nhận thức đúng, suy
nghĩ đúng mới đi đến hành động đúng. Mỗi hành động nhỏ sẽ góp phần lớn vào
việc hình thành nếp sống văn minh, có trách nhiệm hơn với môi trường.
Bất kì ở nơi đâu, cơ quan, trường học, công viên, bệnh viện hay ở gia đình
thì nhà vệ sinh là điều không thể thiếu. Ở gia đình, nhà vệ sinh thường được gọi
là công trình phụ. Là công trình phụ, nhưng không hề phụ trong việc nâng cao
chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, nhà vệ sinh chưa được đầu tư, quan tâm đúng
mức. Chưa nói đến sự kém ý thức, coi thường việc bảo vệ môi trường sống của
một bộ phận học sinh trong nhà trường.
Với mục tiêu chăm lo cho sức khỏe, sự phát triển toàn diện của thế hệ
tương lai, chúng tôi - những người làm giáo dục trong nhà trường kêu gọi sự
chung tay đồng hành của tất cả mọi người đặc biệt là ý thức của phụ huynh, học
sinh để cho môi trường học đường an toàn, thân thiện và sạch sẽ, có đủ các hạng
mục quy định phục vụ cho việc học tập, sinh hoạt của học sinh. Đặc biệt là huy
động nguồn xã hội hóa để xây dựng các công trình phụ, trong đó có nhà vệ sinh
2



đạt chuẩn nhằm bảo đảm sức khỏe cho học sinh trên địa bàn xã Phúc Thịnh nói
riêng, huyện Ngọc Lặc nói chung để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Nhà vệ sinh học sinh là vấn đề muôn thuở trong trường học, trường THCS
Phúc Thịnh đến nay (năm học 2018 - 2019) đang có duy nhất một nhà vệ sinh
cho 230 học sinh. Qua công tác giảng dạy và theo dõi nề nếp của nhà trường, tôi
thấy vấn đề này đang còn nhiều bất cập. Xã Phúc Thịnh là xã đang còn gặp rất
nhiều khó khăn, không phải gia đình em học sinh nào cũng có nhà vệ sinh tự
hoại, nên khi đến trường sử dụng nhà vệ sinh tự hoại nhiều em còn lúng túng,
thậm chí không biết cách sử dụng như thế nào cho đúng? Nhà vệ sinh học sinh
mặc dù đã có giấy mềm và có giỏ đựng rác để mỗi lần đi vệ sinh xong các em bỏ
giấy vào giỏ rác, dội nước, vặn vòi nước vừa đủ dùng... Nhưng trên thực tế, số
học sinh thực hiện tốt vấn đề này còn rất hạn chế. Nhà vệ sinh thường xuyên bị
tắc do các em hay bỏ giấy học sinh, bỏ que...vào bồn cầu, đất cát mỗi lần bước
vào nhà vệ sinh còn rất bẩn...
Không những vậy, nhiều buổi học, một bộ phận học sinh vẫn ngang nhiên
vứt rác bừa bãi ra sân trường, ngay trong lớp học hay ở ngoài đường, hoặc có hố
rác nhưng học sinh lại đổ rác ngay bên cạnh, nhà vệ sinh thì bốc mùi hôi thối,
vừa chật chội lại không có điện thắp sáng...tất cả những hình ảnh này đã làm
giảm đi rất nhiều cái gọi là mĩ quan trường học. Bản thân là giáo viên trực tiếp
giảng dạy trên lớp, ngoài việc trang bị kiến thức văn hóa cho học sinh, thì việc
rèn luyện kĩ năng, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học là cực kì quan
trọng. Sau nhiều buổi học, tôi đã ghi lại được những hình ảnh sau tại trường
THCS Phúc Thịnh - Ngọc Lặc - Thanh Hóa - nơi mà tôi đang công tác. (hình
ảnh nhà vệ sinh nữ duy nhất của trường tôi tính đến thời điểm tháng 12/2018).

Hố rác - nhưng học sinh lại đổ rác
Hình ảnh nhà vệ sinh nữ duy nhât
phía bên ngoài như thế này.
của trường THCS Phúc Thịnh.

Nhiều bạn cho rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm
hại môi trường. Một số học sinh khác lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là
3


trách nhiệm của nhà nước, của các thầy cô giáo, của đội cờ đỏ, của các cấp
chính quyền...trong khi số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì
có làm gì cũng "chẳng ăn thua", và ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng
đến mình nhiều. Theo quan sát, tại cổng trường học, chúng tôi nhiều lần chứng
kiến phụ huynh đưa con đi học đến cổng trường dừng lại ăn sáng và sau khi ăn
xong, thay vì bỏ hộp xôi, hộp bánh vào thùng rác thì họ lại vứt ngay tại chỗ.
Mặc dù, các trường học có treo rất nhiều tấm biến, khẩu hiệu cấm xả rác bừa bãi
nhưng phụ huynh vẫn thản nhiên xả rác nơi công cộng thì rất khó hình thành ý
thức tốt cho thế hệ trẻ.
Việc phá hoại môi trường của một người chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng nếu
gộp nhiều người lại thì rất lớn. Một tờ giấy, vỏ hộp sữa, túi ni-lông,... tuy nhỏ
nhưng tích tụ lại lâu ngày sẽ gây ô nhiễm, mất mỹ quan. Chính vì vậy, bên cạnh
việc học tập, thì việc giáo dục ý thức, rèn luyện kĩ năng cho học sinh có ý thức
bảo vệ môi trường không chỉ trong nhà trường mà còn ở nhà và ngoài xã hội trở
nên vô cùng quan trọng và cấp thiết. Để góp phần xây dựng "Trường học thân
thiện, học sinh tích cực" thì những vấn đề này cần phải được khắc phục một
cách triệt để.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Giải pháp thứ nhất: Phối hợp với tổ chức Đoàn Đội, đề ra kế hoạch
cho lớp trực vệ sinh vào mỗi buổi sáng sớm các ngày trong tuần và thành
lập đội "Văn minh, lịch sự" để kiểm tra công tác vệ sinh của các lớp.
Việc cho học sinh trực nhật hằng ngày, ngoài mục đích xây dựng "Trường
học thân thiện, học sinh tích cực"; trường học "Xanh - sạch - đẹp" còn mang lại
nhiều giá trị khác như: giúp các em nâng cao tinh thần trách nhiệm cá nhân, có
kĩ năng lao động, có ý thức giữ gìn của công, xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp

đỡ, chia sẻ công việc với bạn, hình thành kĩ năng làm việc theo nhóm, có thái độ
làm việc độc lập, tự chủ.
Vệ sinh trường lớp - vấn đề tưởng chừng như rất đơn giản và chúng ta cứ
nghĩ rằng chia khu vực trực thì các lớp cứ tự nguyện, tự giác để làm. Nhưng
không, ở trường tôi, trừ một bộ phận học sinh có ý thức tự giác, tích cực thì vẫn
còn một phận không nhỏ ý thức của các em đang còn rất kém trong vấn đề giữ
gìn vệ sinh chung và làm sạch cho ngôi trường như ỷ lại, làm cầm chừng... Nhất
là công tác làm trực nhật nhà vệ sinh học sinh. Nếu không có sự giám sát trực
tiếp của các thầy cô giáo, của đội cờ đỏ thì các em sẽ không làm hoặc làm qua
loa đại khái.
Những năm học trước, nhà vệ sinh chỉ làm 1 đến 2 lần/tuần, chính vì vậy,
nhà vệ sinh thường xuyên không sạch sẽ, hôi hám, bốc mùi khó chịu... Có lẽ đây
cũng là lí do khiến cho nhiều bạn học sinh ngại đi vệ sinh mỗi khi cần. Nhận
thấy cần phải có giải pháp cấp thiết để khắc phục tình trạng này. Nên ngay từ
đầu năm học, tôi đã mạnh dạn đưa ra ý kiến trước hội đồng nhà trường, song
song với việc làm sạch sẽ vệ sinh trường lớp thì nhà vệ sinh học sinh cũng cần
4


được quan tâm đúng mức. Cho lớp trực hằng ngày vào các buổi sáng các ngày
trong tuần. Vấn đề này ngay lập tức được các thầy cô đồng ý, cô giáo Lê Thị
Oanh - GV Tổng phụ trách đội đã lên kế hoạch và phổ biến vào mỗi sáng thứ 2
đầu tuần, nhắc nhở các lớp nghiêm túc thực hiện.
Các bạn HS lớp 7A đang làm sạch nhà vệ sinh.
Giải pháp thứ hai: Phát động phong trào trồng hoa ngay trước nhà
vệ sinh và tăng cường công tác vệ sinh trường lớp.
Trồng hoa hay trồng cây xanh trong nhà trường là rất cần thiết, bên cạnh
việc làm đẹp cảnh quan, nó còn giúp môi trường thêm trong lành và tốt cho sức
khỏe con người, tạo cho các em có một môi trường học tập vui vẻ và đạt kết quả
cao. Tuy nhiên, không chỉ trồng trong khuôn viên nhà trường mà việc trang trí

và tạo cảnh đẹp cho nhà vệ sinh cũng vô cùng quan trọng. Một nhà vệ sinh sạch
sẽ ở bên trong và được tạo nên vẻ đẹp của hoa bên ngoài cũng tô điểm thêm cho
nhà vệ sinh nhiều ấn tượng. Giúp các em không còn ngại, không còn ám ảnh,
không còn phải "nhịn"... mỗi lần muốn đi vệ sinh nữa. Khi các em có ý thức giữ
gìn vệ sinh chung thì cũng chứng tỏ các em đã hiểu được môi trường và cảnh
quan sạch đẹp có tác động như thế nào đến cuộc sống của con người, đồng thời
cho thấy các em là những người biết cư xử văn minh, lịch sự.

5


Trồng hoa trước nhà vệ sinh mới.

Một thời gian sau đã được phủ xanh
bởi hoa cỏ lạc.

Ngoài giờ học trên lớp, vào chiều thứ 6 hằng tuần không những học sinh
mà tất cả các thầy cô giáo cùng chung tay để làm vệ sinh trường lớp. Mọi sự
thay đổi lớn đều bắt nguồn từ những việc nhỏ nhặt. Thế nên, chỉ cần mỗi cá
nhân xây dựng ý thức, thay đổi tư duy về môi trường cũng sẽ góp phần tạo nên
sự đổi thay lớn lao hơn. Và dưới đây là một vài hình ảnh nói lên điều đó của tập
thể thầy cô và học sinh trường THCS Phúc Thịnh.
Thầy và trò đang tô thêm vẻ đẹp cho ngôi trường bằng những việc làm thiết thực
để góp phần xây dựng nông thôn mới.
Giải pháp thứ ba: Tổ chức buổi hoạt động ngoại khóa với chủ đề:
“Bảo vệ môi trường và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh góp phần phòng, chống
dịch bệnh”. (thông qua tiết chào cờ đầu tuần)
Tích cực hưởng ứng chỉ thị số 15/CT-UBND tỉnh Thanh Hóa ngày
27/8/2018 "VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC ĐẦU TƯ, QUẢN LÝ VÀ
SỬ DỤNG CÁC CÔNG TRÌNH VỆ SINH, CẤP NƯỚC SẠCH TRONG CÁC

TRƯỜNG HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA". Được sự đồng ý của
nhà trường, tổ chức Đoàn Đội kết hợp với toàn thể các thầy cô giáo và các bạn
học sinh trong trường, chúng tôi đã tổ chức buổi tuyên truyền bảo vệ môi trường
với chủ đề: “Bảo vệ môi trường và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh góp phần
phòng, chống dịch bệnh”. (thời gian tiến hành vào ngày 23 tháng 10 năm 2018).
Hoạt động này gồm 2 phần.
Phần thứ nhất: Giới thiệu thành phần tham gia buổi hoạt động
Ban Giám hiệu: + Cô Quách Thị Quyển - Hiệu trưởng nhà trường
6


+ Thầy Phạm Quang Tình - Phó hiệu trưởng
Công Đoàn:

Cô Hà Thị Hiền - Thay mặt Công đoàn

Đoàn Đội:

Cô Lê Thị Oanh - Tổng phụ trách Đội

Giáo viên hướng dẫn: Cô Lê Thị Thanh - GVCN lớp 9B, Cô Lê Thị Oanh
- Tổng phụ trách Đội cùng các thầy cô giáo trong trường và các bạn học sinh.
Phần thứ 2: Trao đổi trực tiếp với các bạn học sinh thông qua các câu
hỏi.
Cô Lê Thị Thanh - GVCN lớp 9B trao đổi với học sinh các câu hỏi như
sau:
Câu hỏi 1: Qua các bài học ở chương trình môn Giáo dục công dân, em
đã được học bài: Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên (GDCD 6);
Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (Giáo dục công dân lớp 7), em
hãy cho cô biết môi trường bao gồm những gì? Môi trường có tác động như

thế nào đến cuộc sống của con người?
Bạn Nguyễn Thị Mai Linh - HS lớp 7A trả lời như sau:
- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh
con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con
người và thiên nhiên.
Các yếu tố của môi trường như: động thực vật, nước, không khí, khoáng
sản, các tài nguyên trong lòng đất, nhà máy, đường sá...
- Môi trường có vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống của con
người: Cung cấp cho cho con người phương tiện sống, phát triển mọi mặt. Nếu
không có MT con người không thể tồn tại được. Tạo nên cơ sở vật chất để phát
triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.

Một số hình ảnh hoạt động ngoại khóa.
Câu hỏi 2: Môi trường bị ô nhiễm có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc
sống của con người và thiên nhiên? Em hãy lấy ví dụ?
Bạn Bùi Thị Hằng - HS lớp 7B trả lời như sau:
- Môi trường dù tốt hay xấu đều có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của
chúng ta.
- Ví dụ: Những cánh rừng bạt ngàn như những lá phổi xanh khổng lồ đem
lại bầu không khí trong lành cho con người. Không những thế rừng còn che chắn
bão lũ, là nơi trú ngụ của những loài động vật quý hiếm. Vậy mà giờ đây rừng
đang bị chính bàn tay con người tàn phá một cách không thương tiếc dẫn đến
thiên tai, lũ lụt xảy ra ngày càng nghiêm trọng dẫn đến bao cảnh đau lòng. Cảnh
7


tượng này đã xảy ra ở một số huyện miền núi như Mường Lát, Quan Sơn, Quan
Hóa...của tỉnh ta hồi đầu tháng 9 là một ví dụ điển hình, như trường học, nhà
cửa, thậm chí cả người bị cuốn trôi, sạt lở đất làm ách tắc giao thông nhiều ngày
liên tục...

- Nguồn nước sinh hoạt không được đảm bảo dẫn đến nhiều bệnh nguy
hiểm cho con người...
`
Chính vì vậy mỗi chúng ta hãy nâng cao ý thức bảo vệ giữ gìn vệ sinh
sạch sẽ từ những việc nhỏ nhất.
Câu hỏi 3: Để góp phần làm cho môi trường ngày càng sạch hơn, bản
thân em cần phải làm gì?
Bạn Trịnh Thị Hương - 8A trả lời như sau:
Bản thân em đã có việc làm để bảo vệ môi trường là:
- Tham gia phong trào dọn vệ sinh nơi mình sinh sống do huyện Đoàn
phát động vào ngày chủ nhật của cuối tháng.
- Em thường xuyên quét dọn vệ sinh khu vực quanh nhà.
- Phân loại rác thải
- Em tham gia vẽ tranh tuyên truyền về bảo vệ môi trường.
- Tích cực tham gia các buổi lao động do trường tổ chức, trồng rau, nhổ
cỏ, tưới nước chăm sóc cây cảnh khi lớp được phân công trực tuần.
- Là học sinh chúng ta hãy có ý thức trồng thêm cây xanh, giữ gìn vệ sinh
trường lớp. Làm được như vậy là chúng ta đã góp phần bảo vệ được cuộc sống
của chính mình.
Câu hỏi 4: Em có nhận xét như thế nào về vấn đề vệ sinh trong trường
ta?
Bạn Nguyễn Công Nguyên - HS lớp 6A trả lời như sau:
Vấn đề vệ sinh trong trường và trong lớp học ở trường ta nhiều hôm chưa
được sạch sẽ, nhất là nhà vệ sinh học sinh, một số bạn ý thức chưa được cao như
đang còn xả rác bừa bãi ra sân trường và trong lớp học, ngắt cây, tỉa cành; đi vệ
sinh xong không dội nước, nhiều hôm nhà vệ sinh rất bẩn...
? Vậy em có cách nào để góp phần nâng cao ý thức của các bạn.
Trả lời: Theo em, nhà trường phải có biện pháp xử lí thật nghiêm những
bạn vi phạm như cảnh cáo, nhắc nhở trước cờ hoặc báo cho cha mẹ biết về
những hành vi chưa tốt ở trường; cũng có thể phạt lao động, quét dọn vệ sinh

hoặc hạ hạnh kiểm nếu tái phạm nhiều lần...
Câu hỏi 5: Ở gia đình em sử dụng nhà tiêu tự hoại, dội thấm hay nhà
tiêu khô? Làm thế nào để nhà tiêu cũng như vấn đề vệ sinh môi trường ở gia
đình luôn sạch sẽ?
Bạn Phạm Trà My - HS lớp 6A hồn nhiên trả lời.

8


Gia đình em chưa có điều kiện để sử dụng nhà tiêu tự hoại, nên vẫn còn
phải dùng nhà tiêu khô. Để hạn chế mùi hôi thối gia đình em hay dùng tro để
phủ lên trên. Tuy nhiên những hôm trời mưa nhà tiêu thường rất bẩn, mỗi lần
như vậy em rất ngại.
? Vậy khi đến trường, sử dụng nhà tiêu tự hoại, em thấy như thế nào?
Trả lời: Lúc đầu chưa quen, em cũng không biết sử dụng như thế nào? Có
hôm đi xong em không biết phải vặn nước hay múc nước để dội vào bồn cầu,
không những thế em còn vứt cả giấy cứng vào bồn cầu nữa. Nhưng nhờ có các
thầy cô giáo chỉ bảo, hướng dẫn nên em đã biết cách sử dụng và giữ gìn vệ sinh
chung.
Câu hỏi 6: Là học sinh chúng ta cần phải làm gì để góp phần làm cho
ngôi trường ngày càng sạch đẹp hơn?
Bạn Nguyễn Thị Minh Nguyệt - lớp 9A trả lời như sau:
- Em rất mong tất cả các bạn học sinh đều nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh
chung, bằng những việc làm và hành động cụ thể như:
- Quét dọn vệ sinh quanh khu vực sân trường.
- Phân loại rác thải: rác có thể phân hủy thì đốt, rác có thể sử dụng lại vào
mục đích có lợi thì thu gom nộp lại để thực hiện kế hoạch nhỏ.
- Tích cực trồng và chăm sóc cây, hoa
- Phê phán những hành vi làm ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường.
Giải pháp thứ tư: Nhắc nhở việc giữ gìn vệ sinh chung qua tất cả các

tiết chào cờ đầu tuần, các tiết sinh hoạt lớp, hoạt động ngoại khóa. Mỗi kỳ sinh
hoạt tập thể như tổ chức bày mâm ngũ quả vào dịp tết Trung thu, các hoạt động
ngoại khóa chào mừng kỷ niệm 26/3, công việc đầu tiên mà nhà trường phối
hợp với Đoàn thanh niên là làm sạch sân trường và giữ sạch sẽ nhà vệ sinh. Quá
trình sinh hoạt, lúc kết thúc, thầy trò nhắc nhở nhau cùng lượm rác bỏ vào nơi
quy định, lau chùi toilet, lâu dần học sinh có thói quen tốt. Và để giáo viên, học
sinh có trách nhiệm hơn, cuối tuần thầy trò lau chùi toilet, qua đó mọi người ý
thức hơn trong việc giữ gìn. Trò lao động, thầy cô cùng làm để nêu gương, các
em sẽ tích cực hơn. Bên cạnh đó, thấy học sinh sai phạm thì dù là giáo viên chủ
nhiệm hay bộ môn, có được giao trách nhiệm hay không, cần nhắc nhở kịp thời.
Cùng nhau giữ gìn trường lớp sạch đẹp, đặc biệt là nhà toilet có kết quả, không
chỉ tiếng lành đồn xa mà học sinh trong trường cũng tự hào trường mình có nhà
vệ sinh sạch nhất. Trường học thân thiện là đây.

9


Giải pháp thứ năm: Đề xuất, tham mưu UBND xã về kinh phí sửa chữa,
xây dựng mới nhà vệ sinh để năm học 2018 - 2019 các em có đủ công trình nhà
vệ sinh.
Ngay trong Hội nghị cán bộ công chức đầu năm của trường THCS Phúc
Thịnh (diễn ra ngày 20/9/2018), tôi đã mạnh dạn đề xuất với UBND xã Phúc
Thịnh (đại biểu mời của xã là bác Lê Bá Ngọc - Bí thư Đảng bộ xã Phúc Thịnh).
Mấy năm học qua, nhà trường chỉ duy nhất có một nhà vệ sinh dành cho học
sinh, nhưng thường xuyên bị tắc mỗi khi học sinh đi đại tiện, ứ đọng nhiều ngày,
bốc mùi làm học sinh không muốn bước chân vào. Ngay khi đề xuất tham mưu
với yêu cầu thật khẩn thiết, nhà trường đã được UBND xã phê duyệt xây dựng
thêm một nhà vệ sinh mới và tu sửa lại một nhà vệ sinh cũ. Và đến ngày
20/2/2019 các công trình vệ sinh cho học sinh đã được hoàn thiện và đi vào sử
dụng.

Nhà vệ sinh được xây dựng mới

Nhà vệ sinh được tu sửa lại

Phía bên ngoài nhà vệ sinh đều được
phủ xanh bởi màu xanh của hoa cỏ lạc.

Nhà vệ sinh học sinh luôn luôn sạch sẽ
như thế này.

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Trước hết thấy được học sinh đã có sự thay đổi tích cực về ý thức giữ gìn
vệ sinh trường lớp, giúp các em có sự hiểu biết hơn về vai trò của môi trường và
tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống con người. Từ đó hình thành tư tưởng,
trân quý những giá trị mà tài nguyên thiên nhiên mang lại cho con người. Đồng
thời, học sinh có ý thức hơn về trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ môi
trường.
Từ việc tìm hiểu và giải quyết tình huống trong thực tiễn, cho ta thấy rõ ý
thức bảo vệ môi trường còn chưa cao ở một bộ phận học sinh và người dân. Bên
cạnh đó, bài viết này giúp mỗi học sinh nói riêng và mỗi người dân địa bàn xã
Phúc Thịnh nói chung thấy được vai trò của môi trường và tài nguyên thiên
nhiên, tác dụng của việc trồng cây xanh và những hậu quả của việc phá hoại môi
trường. Từ đó, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và cũng chính là bảo vệ sức
khỏe của mình bằng những hành động cụ thể, thiết thực, góp phần "Làm cho
thế giới sạch hơn".
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận.
10



Môi trường rất quan trọng với mọi sinh vật trên Trái Đất này. Môi trường
bị ô nhiễm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến con người mà còn cả các loài
động thực vật khác. Không bảo vệ môi trường, nguy cơ cuộc sống của chúng ta
bị hủy hoại càng lớn. Trái Đất bị hủy diệt kéo theo sự sống cũng lụi tàn. Khi
sống và làm việc trong môi trường tốt, bầu không khí trong lành thì ta cảm thấy
dễ chịu và phấn khởi hơn, giúp ta hiểu hơn, tiếp thu hơn về vấn đề học tập ở lớp,
ở trường. Hoặc sẽ cảm thấy thư giãn và thoải mái hơn sau những giờ làm việc,
học tập căng thằng… Vì tất cả chúng ta được sống và hít thở trong bầu không
khí trong lành.
Chính vì vậy hãy tự vấn bản thân mình để nâng cao ý thức bảo vệ môi
trường của chính bạn và lan tỏa bầu nhiệt huyết bảo vệ môi trường ấy cho mọi
người xung quanh. Hãy chung tay bảo vệ môi trường vì chính cuộc sống của bạn
và những người thân yêu.
3.2. Kiến nghị.
- Đối với nhà trường:
+ Ngay từ đầu năm học nhà trường cần phải có kế hoạch cụ thể, rõ ràng
về vấn đề bảo vệ môi trường ngay trong trường học, ở địa phương và phải được
phổ biến tới từng học sinh.
+ Cần tăng cường phát động phong trào trồng cây xanh, trồng rau sạch
trong nhà trường.
+ Phải có biện pháp xử lí đối với những cá nhân và tập thể vi phạm vấn đề
bảo vệ môi trường trong trường học.
+ Kết hợp với tổ chức Đoàn đội về tăng cường công tác hoạt động Giáo
dục ngoài giờ lên lớp với chủ đề : "Cùng chung tay bảo vệ môi trường".
- Đối với Phòng giáo dục:
+ Quan tâm chỉ đạo và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về BVMT
đối với các cơ sở giáo dục trong huyện.
+ Cần cung cấp tài liệu và tăng cường hơn nữa các lớp tập huấn cho giáo
viên về chủ đề Bảo vệ môi trường.
+ Đưa những bài viết về môi trường vào trong sách giáo khoa, giúp cho

học sinh có thái độ và có cái nhìn đúng đắn về môi trường và những hậu quả của
việc phá hoại môi trường, từ đó giúp các em biết yêu và bảo vệ môi trường đang
sống

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GD&ĐT NGỌC LẶC

11


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“NHÀ VỆ SINH TRƯỜNG HỌC: NÂNG CAO Ý THỨC
GIỮ GÌN VỆ SINH CHUNG"

Người thực hiện: Lê Thị Thanh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Phúc Thịnh
SKKN thuộc lĩnh vực môn: HĐNGLL

THANH HÓA, NĂM 2019
PHỤ LỤC
TT
1
2
3

DANH MỤC
Mở đầu

Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu

TRANG
1
1
1
12


4
5
6
7
8
9
10
11

Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung SKKN
Cơ sở lí luận của SKKN
Thực trạng vấn đề
Các giải pháp
Hiệu quả của SKKN
Kết luận, kiến nghị

2
2

2
2
3
3
12
12

13



×