Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN kinh nghiệm rèn kĩ năng tự học cho học sinh môn lịch sử lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 21 trang )

Mục lục

Trang

1.Mở đầu.

2

1.1. Lí do chọn đề tài.

2

1.2.Mục đích nghiên cứu

2

1.3. Đối tượng nghiên cứu.

3

1.4. Phương pháp nghiên cứu.

3

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.

3

2.1. Cơ sở lí luận.

3



2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

3

2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.

6

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệmđối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.

17

3. Kết luận, kiến nghị.

18

1


1. MỞ ĐẦU
1.1.Lí do chọn đề tài:
Hiện nay, các tiết học Lịch sử nói chung và Lịch sử Việt Nam nói riêng
được tiến hành một cách sinh động nhờ có sự quan tâm đầu tư cho soạn giảng,
đa dạng hóa hình thức tổ chức hoạt động cho học sinh trên lớp, đặc biệt là những
bài giảng điện tử có nhiều kênh hình phong phú.
Tuy nhiên, các tiết học này đa số là tư sự chuẩn bị tư các thầy cô mà chưa
có sự chuẩn bị của học sinh. Vì vậy đa số học sinh tiếp thu kiến thức một cách
thụ động, điều này không những không phát triển được tư duy của học sinh, mà

ngược lại còn đẩy học sinh vào thế ỷ lại, mau quên dẫn đến thờ ơ với lịch sử, kể
cả lịch sử dân tộc.
Đặc biệt trong thời gian gần đây, các cơ quan truyền thông đang nêu lên
một thực trạng mà cả xã hội quan tâm, đó là sự xuống cấp của bộ môn lịch sử
trong ngành giáo dục: Thái độ thờ ơ của học sinh đối với môn lịch sử và kết quả
trong các kì tuyển sinh quá thấp, hàng ngàn bài thi môn lịch sử của học sinh
không có điểm (điểm 0), những bài thi “cười ra nước mắt”... Thực trạng đó,
khiến tôi suy nghĩ nhiều, làm sao để khắc phục tình trạng đó và nâng cao nhận
thức, kết quả học tập cho học sinh trong học tập lịch sử. Một thực tế đã mở ra
một cơ hội thành công rất lớn cho cả người dạy và người học lịch sử. Đó là phải
để cho người học chủ động tiếp thu kiến thức thông qua các nguồn tư liệu khác
nhau. Tư đó dẫn đến yêu cầu phát triển kĩ năng tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức
của người học là rất lớn. Vì vậy người dạy phải có phương pháp để phát triển kĩ
năng tự học trong học tập lịch sử cho HS.
Qua kinh nghiệm công tác giảng dạy môn lịch sử và tìm hiểu thực tế, tôi
mạnh dạn quyết định viết đề tài: “ Kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng Tự học cho
học sinh môn lịch sử 7”, nhằm tạo cảm hứng học tập cho học sinh, có biện pháp
giúp đỡ các em phát triển kĩ năng tự học và ghi nhớ kiến thức lịch sử một cách
hiệu quả, tư đó nâng cao chất lượng giáo dục và vị trí của môn lịch sử trong xã
hội.
1.2.Mục đích nghiên cứu:
Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh các kĩ năng:
+ Quan sát sự vật, hiện tượng; thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử tư
các nguồn khác nhau.
+ Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin
để giải đáp
+ Phân tích, so sánh, đánh giá các sự vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử.
+ Báo báo những kết quả học tập bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ
đồ,..
+ Có trách nghiệm với bản thân, gia đình và đất nước.

Với các kĩ năng trên nhằm tránh lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy
học theo phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp HS phát huy tính tích cực, tự
giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện khả năng và thói quen tự học, tinh thần hợp
tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tạo hứng thú trong học tập cho
2


HS. Qua đây HS chủ động tìm tòi, khám phá, phát hiện, rèn luyện và xử lí thông
tin, tự hình thành hiểu biết, năng lực, phẩm chất. Học để đáp ứng những yêu cầu
cuộc sống hiện tại và tương lai.[3]
1.3.Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối 7 trường THCS Quảng Long.
1.4.Phương pháp nghiên cứu:
Trong việc thực hiện nghiên cứu một vấn đề - đề tài, một sự vật hiện
tượng chúng ta cần thực hiện nhiều phương pháp, trong đề tài này tôi cũng sử
dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: Tìm hiểu, điều tra thực tế, thống kê,
phân tích, đánh giá…Những phương pháp này đã góp phần rất lớn cho tôi hoàn
thành đề tài này.[4]
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lí luận
Khái niệm
a. Khái niệm kỹ năng:
Kỹ năng là khả năng ứng dụng tri thức khoa học vào thực tiễn (Tư điển
tiếng Việt). Có nhiều định nghĩa khác nhau về kỹ năng. Các định nghĩa thường
bắt nguồn tư góc nhìn chuyên môn và quan niệm của mỗi cá nhân . Tuy nhiên
hầu hết chúng ta đều thưa nhận rằng kỹ năng được hình thành khi chúng ta áp
dụng tri thức khoa học vào thực tiễn. Kỹ năng học được do quá trình lặp đi lặp
lại một hoặc một nhóm hành động nhất định nào đó. Kỹ năng luôn có chủ đích
và định hướng rõ ràng.
Vậy, Kỹ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục
một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh

nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi.[3]
b.. Khái niệm tự học:
Người ta cũng có nhiều quan niệm về tự học, có người cho rằng: Tự học
là học riêng một mình ? ... Trong quá trình học tập bao giờ cũng có tự học, nghĩa
là tự mình học tập hoặc hợp tác với bạn (nhóm) học, không có sự giảng dạy một
cách trực tiếp của giáo viên...tự bản thân tìm tòi, lao động bằng tri óc để nắm
bắt, hiểu một vấn đề, một sự vật hiện tượng...
Vậy, Tự học là quá trình tự mình lao động trí óc để chiếm lĩnh tri thức.[3]
c. Khái niệm kỹ năng tự học:
Tư hai khái niệm trên, chúng ta thấy rằng kỹ năng tự học là khả năng làm
chủ các hoạt động học tập của bản thân người học một cách đúng đắn khoa
học để đạt hiệu quả mong đợi, như kỹ năng lập được kế hoạch tự học- thời
gian địa điểm học hợp lý, kỹ năng đọc sách, nghe giảng, ghi chép bài... người
học xác định được mục tiêu, mục đích, phương pháp học tập một cách hợp lý và
đạt hiệu quả cao.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
a. Thuận lợi:
Hiện nay, cùng với sự phát triển chung của xã hội, người giáo viên cũng như
học sinh có điều kiện tiếp thu nhiều nguồn thông tin: truyền hình, báo chí,
3


Internet, các tư liệu lịch sử phong phú, đa dạng và các phương tiện bổ trợ cho
công tác dạy và học.
Trong quá trình dạy học ở nhà trường phổ thông, được sự quan tâm của các
cấp lãnh đạo, đặc biệt là phía nhà trường đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho
người giáo viên hướng dẫn, truyền đạt kiến thức cho học sinh.
Đa số học sinh, phụ huynh cũng thấy được tầm quan trọng của việc học tập
để phục vụ cho tương lai, cho nên 1 số học sinh cũng có ý thức cao trong việc
học tập và phụ huynh cũng lo lắng quan tâm đến việc học của con cái nhiều hơn.

b. Khó khăn
Cùng với những thuận lợi như đã nói ở trên, thì trong công tác giảng dạy tôi
cũng nhận thấy được nhiều khó khăn,bất cập, đó là nguyên nhân dẫn đến chất
lượng của bộ môn lịch sử ngày càng sa sút.
Tuy nhiên, trong đề tài này tôi chỉ trình bày một cách ngắn gọn một số nguyên
nhân cơ bản nhất dẫn đến tình trạng đó.
Thứ nhất, trong nhận thức chung, chúng ta còn xem nhẹ môn học lịch sử, coi
môn lịch sử là “môn phụ”- cho nên học sinh chưa thật sự ý thức trong việc học
tập môn học này.
Thứ hai, chương trình học và việc giảng dạy bộ môn Lịch sử còn nhiều vấn
đề tồn tại: chúng ta thấy rằng tư sau đổi mới chương trình và sách giáo khoa
được áp dụng tư năm học 2006-2007 của Bộ Giáo dục và đào tạo thì “dung
lượng” kiến thức nhiều mà “thời lượng” thì quá ít... dẫn đến phương pháp
giảng dạy của giáo viên còn ít chú ý đến rèn luyện phát triển khả năng tư duy
độc lập của học sinh.
Thứ ba, nhiều giáo viên bộ môn lịch chưa thật sự tâm huyết với nghề.
Thứ tư, tư những nguyên nhân dẫn đến học sinh “chán” - không hứng thú
với môn lịch sử, học lịch sử chỉ là để đối phó trong thi cử, nên đa số học sinh,
học lịch sử theo phương pháp “thuộc lòng”, “máy móc”... và còn nhiều nguyên
nhân khác nữa.
Chính những vấn đề đó mà có những bài thi của học sinh “cười ra nước
mắt”, những bài thi điểm 0... còn nhiều, đặc biệt trong kì thi THPT Quốc gia
năm 2015 có cụm thi chỉ có một hoặc hai thí sinh dự thi môn Lịch sử. Chứng tỏ
học sinh phần lớn chưa thực sự đam mê tìm hiểu môn Lịch sử.
Ở trường THCS Quảng Long cũng không nằm ngoài thực trạng đó. Năm học
2016-2017 tôi thử nghiệm không áp dụng đề tài này trong giảng dạy thì tôi thấy
học sinh chưa hứng thú trong học tập, khó nhớ nội dung các kiến thức, hoặc có
những học sinh do chăm chỉ mà nhớ thì các em cũng không nhớ lâu. Kết quả
thực nghiệm như sau:
Giái

Kh¸
TB
YÕu
KÐm

Lớp
S
số SL %
Sl
% SL % SL %
%
L
6 17, 10 28, 15 43, 4 11, 0
0
7A
35
1
6
2
4
4


55, 6 16, 0
0
6
6
c. Sự cần thiết phải phát triển kỹ năng tự học của học sinh trong nhà
trường phổ thông.
Trong xu thế phát triển của thời đại và công cuộc cải cách giáo dục của Bộ

Giáo dục và đào tạo, ngành giáo dục hiện nay xác định học sinh là trung tâm,
là người chủ động tích cực và sáng tạo, người giáo viên chỉ đóng vai trò là
người điều khiển hướng dẫn học sinh học tập.
Cùng với những bất cập mà tôi đã trình bày ở phần thực trạng về chương
trình trình học lịch sử hiện nay (“dung lượng” kiến thức nhiều mà “thời lượng”
thì quá ít)...
Chính vì thế mà người giáo viên dạy học môn lịch sử không thể truyền đạt
cho học sinh một lượng kiến thức “khổng lồ” được... mà chỉ có một trong hai
cách:
-Một là, giáo viên đọc cho học sinh ghi chép toàn bộ kiến thức cho học
sinh- theo chuẩn kiến thức kỹ năng của Bộ Giáo dục ban hành.
-Hai là, giáo viên giữ vai trò là người hướng dẫn học sinh tự học-tự tìm
hiểu là chính; chỉ giảng giải phân tích một số nội dung trọng tâm cần thiết.
Tuy nhiên cách thứ nhất là đi ngược lại với xu thế phát triển của khoa học
giáo dục hiện đại và hướng dẫn chỉ đạo của Bộ Giáo dục, vậy nên người giáo
viên phải luôn xác định học sinh là trung tâm còn mình là người hướng dẫn học
sinh tự tìm hiểu chiếm lĩnh tri thức. Nhà giáo dục học Usinxki nói rằng: “nhiệm
vụ chủ yếu của thầy giáo không phải là truyền đạt kiến thức mà dạy cho học
sinh biết suy nghĩ ”.[4]
Như vậy, vấn đề tự học của học sinh là rất quan trọng vì đó là một khâu
trong một quá trình thống nhất của việc dạy học, nhằm phát huy năng lực độc
lập tư duy của các em trên lớp cũng như ở nhà. Điều này xuất phát tư nguyên lý
giáo dục gắn nhà trường với đời sống.
Với việc xác định học sinh là trung tâm, giáo viên là người điều khiển,
hướng dẫn học sinh thì người giáo viên đóng vai trò hết sức quan trọng, đó là
người giáo viên phải nắm vững kiến thức của toàn bộ chương trình và phải lập
được kế hoạch giảng dạy khoa học mang tính bao quát và cụ thể- đặc biệt là giáo
án trong tưng tiết dạy...
d. Một số lưu ý khi học sinh tự học
Việc tự học của học sinh là rất quan trọng và đóng vai thành bại kết quả

học tập của người học. Tuy nhiên, khi mới áp dụng cách học này học sinh còn
gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ và nhiều khi cảm thấy không hiệu quả bằng cách
học truyền thống . Cho nên, trong quá trình tự học, học sinh cần lưu ý một số
vấn đề.
- Trước hết, học sinh cần nắm rõ thế nào là tự học; tự học là một chu trình
3 giai đoạn: Tự nghiên cứu, tìm tòi- Tự thể hiện- Tự kiểm tra và điều chỉnh. Chu
trình này thực chất là con đường phát hiện vấn đề, định hướng cách giải quyết
và giải quyết vấn đề học tập.
7B

36

1

2,8

9

25

20

5


- Thứ hai, học sinh cần xác định mục tiêu, nội dung học tập. Mục tiêu là
cái đích chúng ta muốn đạt được, tư đó chúng ta mới xác định được nội dung
cần học và xây dựng phương pháp học tập. Chỉ khi nào xác định được mục tiêumục đích thì học mới hiệu quả.
- Thứ ba, học sinh cần xây dựng được kế hoạch học tập một cách khoa
học rõ ràng và cố gắng thực hiện đúng kế hoạch.

- Thứ tư, học sinh phải có phương pháp, cách học hiệu quả. Phương pháp
đúng đắn là chìa khóa đi tới thành công trong học tập.
2.3.Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Trong đề tài này tôi xin đưa ra một số biện pháp để rèn kĩ năng tự học và ghi
nhớ kiến thức lịch sử cho học sinh.
a. Tìm ý cơ bản và tập diễn đạt các ý bằng ngôn ngữ của mình.
Khi học bài học sinh không nên học nguyên văn trong sách giáo khoa,
hoặc nội dung bài học mà giáo viên truyền thụ ở lớp... Cách học như vậy mang
tính “máy móc” còn gọi là học “thuộc lòng”, dẫn đến nặng nề, khó hiểu và khó
nhớ. Để nhớ được kiến thức cơ bản, các em nên kết hợp sách giáo khoa, bài
giảng của giáo viên, vở ghi... Trước hết, học sinh cần phải nhớ các phần, mục
chính rồi sau tìm xem mỗi phần, mục ... gồm mấy ý chính rồi diễn đạt bằng
ngôn ngữ của mình để học. Học sinh chỉ cần nhớ “ý” chứ không cần thiết nhớ
“văn” (có nghĩa học sinh không nhất thiết phải diễn đạt nói và viết) giống hệt
như sách giáo khoa hoặc như lời giảng của thầy cô, miễn sao đúng là được). [5]
Ví dụ 1: Bài 11( Lớp 7): Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống( 10751077). Đây là bài học có nhiều mốc thời gian và sự kiện. Vì vậy sẽ rất khó khăn
cho học sinh để nhớ và học bài học. Cho nên giáo viên chia học sinh thành các
cặp đôi và yêu cầu các cặp lập bảng thống kê, chia thành 2 cột: cột thời giancột sự kiện. Sau khi hiệu lệnh thời gian kết thúc cặp nào xong trước sẽ được
trình bày( GV chấm điểm và ưu tiên được công 1 điểm thưởng xong trước); còn
lại các cặp khác đối chiếu với kết quả của bạn để chấm điểm cho cặp của mình.
Ví dụ 2: Đối với các bài học về tình hình kinh tế các triều đại: Bài 9: Nước Đại
Cồ Việt thời Đinh Tiền Lê( Tiết 2); bài 12: Đời sống kinh tế, văn hóa ; bài bài 13
Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII( Tiết 2) v.v...
- Những bài này đều có đặc điểm chung là nêu tình hình kinh tế: Nông nghiêp,
thủ công nghiêp, thương nghiệp.
- Để học tốt những bài học này học sinh chỉ cần nắm được các qui luật sau:
+ Kinh tế nông nghiệp: Biện pháp của nhà nước( Thủy lợi, khai hoang.....); kết
quả đạt được.
+ Thủ công nghiệp: Thủ công nhà nước, thủ công truyền thống trong nhân dân.
+ Thương nghiệp: Nội thương( buôn bán trong nước), Ngoại thương( buôn bán

với nước ngoài).
Trên cơ sơ các ý cơ bản đã chọn, học sinh tập diễn đạt theo ngôn ngữ của
mình. Khi mới học theo phương pháp này học sinh sẽ gặp nhiều khó khăn như
trình bày dài dòng, vấp váp và có khi thiếu chính xác, có thể diễn đạt sai kiến
thức... Tuy nhiên, khi đã tập học theo cách này nhiều, thuần thục trở thành kỹ
6


năng thì rất dễ học, dễ nhớ và nhớ lâu. Khi học tập bằng phương pháp này học
sinh cũng cần tự tổ chức các buổi học nhóm- chỉ cần hai học sinh truy bài cho
nhau để kiểm tra nhau và tự điều chỉnh.
b. Sơ đồ:
Trong phương pháp học Tìm ý cơ bản và tập diễn đạt theo ngôn ngữ của
mình, học sinh tìm ý cơ bản sau đó có thể sơ đồ hóa, công thức hóa ... đơn vị
kiến thức cho ngắn gọn, đơn giản... tránh gây nhiễu giữa những đơn vị nội dung
kiến thức gần giống nhau. Khi sử dụng học bài bằng phương pháp này người
giáo viên đóng vai trò hết sức quan trọng, cần hướng dẫn cụ thể cho học sinh lập
sơ đồ... Những nội dung phức tạp hoặc các giai đoạn lịch sử thì giáo viên có thể
cung cấp sẵn cho học sinh rồi hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu và phát biểu...
Ví dụ: Bài 12 Đời sống kinh tế văn hóa( Tiết 2); Bài 15 Sự phát triển kinh tế và
văn hóa nhà Trần( Tiết 1); Nước Đại Việt thời Lê sơ(Tiết 2)v.v... Khi dạy về các
giai cấp, tầng lớp trong xã hội giáo viên có thể yêu cầu học sinh lập sơ đồ, sau
đó phát triển các ý.
Vua
Quý tộc

NDCX
Nô lệ

Quan sát sơ đồ học sinh kết hợp sách giáo khoa và lời giảng của giáo viên...

học sinh có thể biết được xã hội phong kiến nước ta chia thành các giai cấp, tầng
lớp nào:
- Nông dân: là tầng lớp đông đảo nhất và có vai trò to lớn; nhận đất canh
tác và nộp tô thuế.
- Quý tộc: vua, quan, địa chủ là tầng lớp bóc lột có nhiều của cải và quyền
thế.
- Nô lệ: Số lượng không nhiều, chủ yếu phục vụ, hầu hạ tầng lớp quý tộc.
Bên cạnh việc lập sơ đồ, công thức chúng ta còn có thể lập dàn ý theo
dạng cành cây, lập niên biểu, biểu đồ ....Có thể nói rằng, áp dụng phương pháp
dạy học này giúp học sinh có thể độc lập tư duy và tưng bước rèn luyện kỹ năng
tự học ngày càng hiệu quả hơn.
c. So sánh :
So sánh cũng là cách học hiệu quả để ghi nhớ kiến thức, trong lịch sử có
những đơn vị nội dung kiến thức tương đồng hoặc tương phản... Học sinh có thể
7


so sánh về đơn vị nội dung kiến thức, về sự kiện, số liệu, các nhân vật lịch sử, so
sánh về thuật ngữ gần giống nhau nhưng nội dung hoàn toàn khác nhau... so
sánh theo cặp phạm trù hoặc lập bảng... và điều đó giúp học sinh tránh tình trạng
nhầm lẫn kiến thức trong quá trình học tập. Với cách học này, chúng ta đưa các
nội dung kiến thức lại gần với nhau tư đó nhận rõ hai nội dung đơn vị kiến thức
đó có điểm gì chung nhất và điểm khác biệt nào cần nhớ rõ, tư đó học sinh có
thể học một mà biết được hai và đạt hiệu quả cao hơn.
Ví dụ 1: Bài 5: Ấn Độ thời phong kiến, mục 2.
Giáo viên chia học sinh theo nhóm: Yêu cầu các nhóm lập bảng so sánh 3
vương triều khác nhau ở Ấn Độ thời kì phong kiến.
Nội dung so sánh
Vương triều
Vương triều

Vương triều
Gup-ta
Đê-li
Mô-gôn
Thời gian hình thành,
kết thúc.
Quốc gia lập nên
Chính sách kinh tế
Chính sách văn hóa
Ví dụ 2: Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước; bài: Nước Đại
Việt ở thế kỉ XIII. Sau khi học xong quân đội nhà Trần giáo viên cho học sinh so
sánh quân đội thời Lí với quân đội thời Trần.
Triều đại
Giống nhau
Khác nhau
Quân đội Triều Lí
Quân đội triều Trần
Học lịch sử có rất nhiều sự kiện khó nhớ, nhưng chúng ta nếu biết vận
dụng tìm những điểm chung tương đối và đưa ra so sánh thì một số sự kiện ghi
nhớ rất đơn giản. Trong thực tế có rất nhiều đơn vị kiến thức nội dung có mà
chúng ta có thể áp dụng đưa vào so sánh để học một cách hiệu quả cao.
d. Kênh hình ( Tranh ảnh, lược đồ, bản đồ......)
Kênh hình bao gồm bản đồ, lược đồ, tranh ảnh lịch sử, là những phương tiện
dạy học rất đặc trưng của bộ môn Lịch sử, nó giúp cho học sinh tái hiện những
sự kiện, nhân vật trong quá khứ. Theo xu hướng hiện nay là giảm bớt thuyết
trình của giáo viên, tạo điều kiện để học sinh học tập tích cực nên chúng được sử
dụng như là một nguồn cung cấp kiến thức giúp học sinh tự tìm tòi, phát hiện
những kiến thức và rèn luyện kĩ năng bộ môn chứ không chỉ để minh hoạ cho lời
giảng của giáo viên. Như vậy kênh hình là đối tượng để học sinh chủ động, tự
lực khai thác kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Do đó việc rèn luyện

cho học sinh kĩ năng khai thác tốt kênh hình trong học tập bộ môn Lịch sử là
một yêu cầu cấp thiết và mang tính quyết định đến sự thành công trong dạy - học
của thầy và trò. [2]
Qua khai thác kênh hình, GV cần chú ý rèn luyện cho học sinh những kĩ
năng:
8


- Kĩ năng quan sát, nhận xét
- Kĩ năng mô tả, tường thuật
- Kĩ năng phân tích, nhận định đánh giá
Để rèn luyện được các kĩ năng đó, trong việc tổ chức khai thác kênh hình,
giáo viên tiến hành các bước sau:
Bước 1: Hướng dẫn học sinh tham gia một “chuyến du lịch” bằng cách
giới thiệu sơ lược và hấp dẫn những hình ảnh trong sách giáo khoa
Bước 2: Nêu mục đích làm việc với tranh ảnh
Bước 3: Đưa ra những câu hỏi gợi ý để học sinh có cơ sở khai thác kiến
thức tư tranh ảnh.
Bước 4: Tổ chức cho học sinh trả lời câu, hỏi trên cơ sở các em tự phát
hiện kiến thức mới.
Bước 5: Cho HS nhận xét, bổ sung và GV đi đến kết luận.
Cụ thể:
Hình ảnh này có
chủ đề là gì?

Tranh ảnh

Em thu nhận được
những thông tin gì
qua hình ảnh đó?


Em có cảm nhận và
bày tỏ gì?

Em có liên hệ so sánh
gì với quá khứ? Dự
đoán gì trong tương
lai?

Ví dụ: Bài 15: Sự phát triển kinh tế văn hóa thời Trần - Học sinh quan sát hình
35 SGK [1], để khai thác hình này học sinh cần phải:
- Xác định chủ đề của hình: 35,36: Sản phẩm thủ công trong nền kinh tế
thủ công nghiệp thời Trần.

9


- Cảm nhận tư hình 35: Đây là những sản phẩm thủ công hết sức tinh xảo,
độc đáo, hoa văn sắc nét, tinh tế.
- Bày tỏ thái độ: Cảm phục tài năng những người thợ thủ công trong thời
kì phong kiến nhà Trần: con người lúc đó chưa có sự hỗ trợ của máy móc nhưng
với bàn tay khéo léo, khối óc sáng tạo họ đã làm được những sản phẩm thủ công
hết sức tuyệt vời đó.
Việc rèn luyện kĩ năng khai thác tranh ảnh cho học sinh cần phải được
giáo viên thường xuyên hướng dẫn.
Cần phải gợi ý và đưa ra những câu hỏi giúp học sinh tập trung suy nghĩ
về hình ảnh đó theo những cách khác nhau. Để thúc đẩy sự quan sát sâu của học
sinh, bản thân đưa ra một một số gợi ý: hình ảnh này mang chủ đề gì? Thu
nhận, phân tích, đánh giá được những thông tin gì tư hình ảnh đó? Em có so
sánh và liên hệ gì với quá khứ? Thông qua hình ảnh đó dự đoán gì trong tương

lai? Bày tỏ thái độ gì trước mỗi hình ảnh ? Miêu tả và nhận xét bằng ngôn ngữ
riêng của mình?
Để giúp HS khai thác tốt tranh ảnh nhân vật lịch sử, tư đó tạo được biểu
tượng về nhân vật lịch sử, góp phần thực hiện tốt việc giáo dục nhân cách , đạo
đức cách mạng cho HS , bản thân thường xuyên hướng dẫn và hình thành cho
HS kĩ năng khai thác tranh ảnh lịch sử. Để thúc đẩy sự quan sát sâu của HS , bản
thân đã ra một số câu hỏi gợi ý: Nhân vật này là ai? Ở đâu? Sống ở thời đại nào?
Những nét đặc trưng về lịch sử nhân vật? Những đóng góp của nhân vật cho lịch
sử dân tộc, lịch sử thế giới? Qua nhân vật này em rút ra được điều gì cho bản
thân?
Ví dụ: Khi dạy bài 26: Quang Trung xây dựng đất nước. thì HS phải khai
thác hình 60 trong SGK: Tượng đài Quang Trung tại Gò Đống Đa- Hà Nội. [1]

10


Để khai thác hình ảnh này , HS cần phải:
- Xác định chủ đề của hình: Đây là ảnh vua Quang Trung được nhâ dân ta
đúc tượng và đặt tại gò Đống Đa- Hà Nội.
- Thu nhận các thông tin: Ông là một trong những người lãnh đạo xuất sắc
nhất phong trào Tây Sơn
- Đóng góp của Quang Trung: Lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn,
Trịnh, Lê thống nhất đất nước. Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh bảo vệ
toàn vẹn lãnh thổ.
Như vậy, qua khai thác hình HS đã tiếp nhận được phần cơ bản của nội
dung bài học, qua đó giúp giáo viên chuyển tải được lượng kiến thức cơ bản của
bài học đến học sinh trên cơ sở phát triển kĩ năng khai thác kênh hình của học
sinh, tư đó tạo được biểu tượng về nhân vật lịch sử, góp phần thực hiện tốt việc
giáo dục nhân cách , đạo đức cách mạng cho học sinh.
đ. Tự học ở nhà:

Thời gian tự học ở nhà cũng rất quan trọng, đây là lúc học sinh có nhiều
thời giờ suy ngẫm, đào sâu vấn đề, tiếp tục đề xuất những thắc mắc để thầy giải
đáp, suy nghĩ liên hệ hoặc vận dụng vào thực tế. Đây cũng là cách để tri thức
khắc sâu trong bộ óc, khó bị quên lãng và trở thành hữu ích, là cách học kết hợp
với hành mà Bác Hồ luôn luôn nhắc nhở. Việc học ở nhà còn phải làm tốt việc
chuẩn bị trước theo yêu cầu của tưng bài giảng. Những học sinh xuất sắc thường
phải học theo hướng này. Những em nhà nghèo học giỏi phải tranh thủ thời gian
và cách học này đã giúp các em thành công.
e. Thực hành luyện tập:
Thực hành luyện tập được ví như chiếc cầu “đưa tri thức chuyển tới năng
lực” vì nó không chỉ giúp học sinh hiểu sâu mà còn nhớ lâu kiến thức. Bác Hồ
kính yêu của chúng ta tưng nói “Học đi đôi với hành” “lý luận gắn liền với thực
11


tiễn”... Thành ngữ Trung Quốc cũng có câu “Tôi nghe, thì tôi quên. Tôi thấy, thì
tôi nhớ. Tôi làm , thì tôi hiểu ”. Tư “học tập” là gồm hai động tư “học” và “tập” ;
“học” là quá trình ở lớp giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức mới,
“tập” là thực hành, luyện tập ở nhà của học sinh. Trong đó “tập” bao gồm nhiều
hoạt động khác nhau của học sinh: tập tìm các ý cơ bản, tập diễn đạt, làm bài
tập, vẽ lược đồ, sơ đồ, lập bảng so sánh, tìm tài liệu, đọc sách tham khảo, trao
đổi với ban... Trong các môn khoa học tự nhiên thì luyện tập là công việc thường
xuyên, nhưng trong các môn khoa học xã hội, đặc biệt là môn lịch sử thì rất
hiếm, mà có yêu cầu học sinh thì giáo viên cũng không có thời gian để kiểm tra
sữa chữa nên cũng chưa thật hiệu quả... Như vậy, học tập thì học sinh cần phải
tự thực hành luyện tập nhiều, đấy là điều tối quan trọng để học sinh nhớ lâu kiến
thức, nâng cao hiểu quả học tập.
Trong việc đẩy mạnh phương pháp tự học ,cũng cần chú ý đến sự tương
trợ, giúp đỡ nhau trong học tập tức là vấn đề “học thầy không tày học bạn” như
ông cha ta đã tưng đúc kết. Vấn đề này trước đây nhiều trường đã làm có kết quả

tốt. Học sinh kém học bạn, hỏi bạn cũng dễ dàng, thoải mái hơn do đó dễ tiến
bộ. Học sinh giỏi giúp đỡ bạn thì tự mình cũng giỏi thêm. Mặt khác tinh thần
đoàn kết trong lớp học cũng được tăng tiến. Ta không sợ sự tiêu cực, học thì ít,
đàm đúm, chơi bời thì nhiều hoặc tụ tập để chép bài của nhau, một khi có sự
theo dõi, chỉ đạo chặt chẽ của phụ huynh và giáo viên.
Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực đã khiến mối quan
hệ thầy - trò trong nhà trường bắt đầu có sự thay đổi. Vị trí trung tâm của người
thầy giáo không còn ở nghĩa truyền thống và đã bắt đầu dịch chuyển sang học
sinh. Giáo viên không chỉ đơn thuần truyền thụ kiến thức cho học sinh tiếp nhận
mà còn là sự phản ảnh trở lại của các em. Trong thời đại bùng nổ thông tin, khi
học sinh có nhiều kênh tiếp nhận thông tin thì trường học phải là kênh duy nhất
truyền đạt kiến thức một cách có hệ thống, trong đó, giáo viên đóng vai trò là
người hướng dẫn. Trên quan điểm như vậy, các trường cần khuyến khích mọi
học sinh phải chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp để có thể hình dung trước
những khái niệm, kiến thức sẽ phải tiếp thu và khắc sâu.
Để phát huy được tính tự học của học sinh giáo viên cần vận dụng một số kĩ
thuật dạy học vào trong bài dạy.
Giáo án minh họa:
Bài 11. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG
(1075-1076) (Lịch sử 7)
A. Mục tiêu
Học sinh cần nắm được:
- Âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống là nhằm bành trướng lãnh thổ,
đồng thời giải quyết những khó khăn trong nước.
- Cuộc tiến công tập kích sanh đất Tống của Lý Thường Kiệt là hành động
chính đáng.
- Diển biến sơ lược cuộc kháng chiến chống tống ở giai đoạn 2 và thắng lợi
to lớn của quân dân Đại Việt.
12



- Giáo dục học sinh lòng tự hào dân tộc và biết ơn người anh hùng dân tộc
Lý Thường Kiệt có công lớn với đất nước.
- Bồi dưỡng lòng dũng cảm, nhân ái và tình đoàn kết dân tộc.
- Sử dụng lược đồ để tường thuật cuộc tiến công vào đất Tống do Lý
Thường Kiệt chỉ huy.
- Phân tích, nhận xét, đánh giá các sự kiện, nhân vật lịch sử.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
GV: - Lược đồ về cuộc tiến công để phòng vệ của nhà Lý (1075-1076).
- Lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt.
- Chân dung Lý Thường Kiệt
- Bảng phụ lớn, hoặc giấy A0.
HS: - Học nội dung bài 10
- Đọc, nghiên cứu trước sách giáo khoa bài 11
- Nghiên cứu các câu hỏi giáo viên đã cho.
- Sưu tầm ảnh, chân dung Lý Thường Kiệt.
C. Các bước tiến hành
1.Ổn định (Giáo viên kiểm tra sỉ số lớp)
2. Kiểm tra bài cũ (2 học sinh mỗi lớp). Nhà Lý được thành lập trong hoàn
cảnh nào?
Trả lời: - Năm 1009, Lê Long Đĩnh chết. triều Tiền Lê chấm dứt.
- Lý Công Uẩn lên ngôi.
- Năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô về Đại La, lấy tên là Thăng
Long.
- Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt.
Để tạo sự chú ý của học sinh và sự hấp dẫn của bài học, ngay tư bước giới
thiệu bài, giáo viên nói: Sau cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn năm
981 mối quan hệ giao bang giữa hai nước Việt - Tống được củng cố một thời
gian. Nhưng đến thế kỉ XI mối quan hệ trên ngày càng xấu đi vì sao? Vậy để tìm
hiểu rõ vấn đề trên chúng ta cùng tìm hiểu bài 11.


CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG
(1075-1077)
I. GIAI ĐOẠN THỨ NHẤT (1075)

Mục 1. Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta
Tôi đã dùng phương pháp liên môn với địa Lý, kết hợp với sử dụng lược
đồ để chỉ ra ranh giới giữa 2 nước, nước Tống nằm ở phía Bắc của Đại Việt.
Sau đó, tôi sử dụng phương pháp đàm thoại đặt câu hỏi yêu cầu học sinh
trả lời, trong quá trình các em trả lời tôi luôn lắng nghe, nêu học sinh trả lời
không đúng hoặc còn thiếu sót, thì tôi đặt ra câu hỏi nhỏ để gợi ý. Sau cùng tôi
nhận xét và bổ sung.
Tại sao nhà Tống xâm lược Đại Việt?
(Thấy nước ta nhỏ nhưng giàu tài nguyên khoáng sản. Nếu chiếm được nước ta,
nhà Tống vưa có nhiều của cải, lương thực, vưa giải quyết được khó khăn trong
nước vưa có uy thế khiến các nước Liêu Hạ phải kiêng nể).
13


Để đánh chiếm Đại Việt nhà Tống đã làm gì?
(Xúi giục vua Champa, ngăn cản việc buôn bán, đi lại giữa hai nước Việt - Tống,
dụ dỗ các tù trưởng dân tộc ít người).
Mục 2. Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ.
Bước 1: Tôi dùng phương pháp vấp đáp đặt câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời, kết
hợp đồ dùng trực quan.
Trước âm mưu xâm lược của nhà Tống, Lý Thường Kiệt có sự chuẩn bị đối
phó như thế nào?
Để chống lại âm mưu của nhà Tống, Lý Thường Kiệt cho quân luyện tập,
canh phòng ngày đêm. Đối với Champa, tôi sử dụng lược đồ kháng chiến chống
quân xâm lược Tống (1075-1077) tường thuật lại nhà Lý đem 5 vạn quân đánh

Cham-pa, bắt được Vua Cham-pa là Chế Củ. Buộc Cham-pa cắt đất 3 châu: Bố
Chính, Đại Lí, Ma Linh chuộc vua về, lãnh thổ ta thời Lý trãi dài đến tỉnh
Quảng Trị ngày nay.(Giáo viên có thể sử dụng lược đồ tiến trình nam tiến của
dân tộc Việt Nam để thấy rõ lãnh nước ta thời Lý).

Em hãy cho biết vài nét về tiểu sử Lý Thường Kiệt?
(Ông sinh năm 1919 quê ở Thăng Long (Hà Nội) - là người có chí hướng
ham đọc binh thư và luyện tập võ nghệ, dưới thời vua Lý Thánh Tông ông được
phong làm Thái Úy).
Sau đó, tôi cho học sinh xem hình ảnh, chân dung Lý Thường Kiệt

14


Chân dung: Lý Thường Kiệt
Giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi
Đứng trườc âm mưu xâm lược trên Lý Thường Kiệt có chủ trương đánh
giặc như thế nào?
(Tiến công trước để tự vệ)
Em có nhận xét gì về chủ trương “tiến công trước để tự vệ” của nhà Lý?
(Chủ trương hết sức sáng suốt và táo bạo).
Câu nói: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước chặn thế
mạnh của giặc” của Lý Thường Kiệt nói lên điều gì?
(Thể hiện chủ trương táo bạo nhằm giành thế chủ động tiêu hao sinh lực
địch ngay tư lúc chúng chưa tiến hành xâm lược).
Bước 2: Tôi sử dụng lược đồ tiến công sang đất Tống để tường thuật diễn biến.
Tôi chuẩn bị một số biểu tượng như sau:

- Nơi tập kết của quân Tống
- Quân bộ nhà Lý tiến công


- Quân thủy nhà Lý tiến công
- Quân Tống bị tiêu diệt

- Nhà Lý rút quân
- Quân Lý bao vây
Tôi treo lược đồ câm lên bảng, gọi học sinh lên trình bày diễn biến.
Học sinh gắn biểu tượng đến đâu thì trình bày đến đó, nhằm khắc sâu kiến thức.

15


Học sinh trình bày
Sau đó, tôi sử dụng máy chiếu, tạo hiệu ứng nhiều lần ở các mũi tên chỉ
hướng tiến công của ta, để học sinh thấy rõ mục đích tiến công tự vệ của nhà Lý.

Tiếp đó, tôi đặt câu hỏi
Khi tiến công vào đất Tống, quân nhà Lý tấn công vào những nơi nào?
(Học sinh trả lời và khoanh tròn ba điểm Khâm Châu, Liêm Châu và Ung
Châu).

16


Tại sao quân ta tiến đánh Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu? ( Vì đây là ba
địa điểm chứa các kho lương thảo, vũ khí, căn cứ quân sự để đánh vào Đại Việt).
Vì sao nói đây là cuộc tấn công tự vệ mà không phải là cuộc tấn công xâm
lược? (Ta chỉ tấn công các căn cứ quân sự, kho lương thảo nơi quân Tống tập
trung lực lượng, lương thực, vũ khí để xâm lược Đại Việt. Sau khi hoàn thành
mục tiêu quân ta liền rút về nước).

Bước 3: Tôi hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm
Chuẩn bị:
- Giáo viên: chuẩn bị 4 bảng phụ lớn hoặc (4 tờ giấy A 0) và nội dung câu
hỏi thảo luận.
- Học sinh: nghiên cứu trước câu hỏi ở nhà.
Tiến hành:
- Tôi cho các em thảo luận nhóm với kĩ thuật khăn trải bàn nhằm mục
đích kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm để kích thích, thúc đẩy
sự tham gia tích cực, tăng cường tính độc lập giữa học sinh với học sinh.
- Tôi chia lớp làm 4 nhóm (mỗi nhóm gồm 8 học sinh) và phát 4 bảng phụ
lớn (hoặc giấy A0 ), chia bảng phụ thành phần chính giữa và 8 phần xung quanh,
mỗi thành viên trong nhóm ngồi vào các vị trí tương xứng xung quanh.
- Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, tập trung suy nghĩ
rồi viết vào phần của mình trên bảng phụ.
- Trên cơ sở ý kiến của mỗi cá nhân, học sinh thảo luận nhóm, thống nhất
ý kiến rồi viết vào phần chính giữa của bảng phụ lớn.
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận trong 5 phút với 2 câu hỏi sau:
Câu 1(nhóm 1, 2): Cuộc tấn công vào đất Tống của nhà Lý có phải là
hành động xâm lược không? Vì sao?
Câu 2 (nhóm 3,4): Việc nhà Lý chủ động tấn công vào đất Tống có ý
nghĩa như thế nào?
- Sau thời gian 5 phút, đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, các
nhóm khác theo dõi, nhận xét, đóng góp ý kiến. Cuối cùng tôi đưa ra đáp án
đúng và nhận xét kết quả của các nhóm.

17


* Đáp án:
Câu 1: Cuộc tấn công vào đất Tống của nhà Lý không phải là hành động

xâm lược vì: Nhà Lý chỉ tấn công các căn cứ quân sự, kho lương thảo, đó là
những nơi quân Tống tập trung lực lượng, vũ khí để chuẩn bị xâm lược Đại Việt.
Hơn nữa, khi hoàn thành được mục đích thì nhà Lý đã cho rút quân ngay.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
*Hiệu quả đối với hoạt động giáo dục:
Qua công tác giảng dạy tại trường THCS Quảng Long trong nhiều năm ở tất cả
các khối lớp tôi đã đúc rút kinh nghiệm thấy rằng việc tự giác học tập của học
sinh là rất quan trọng, đồng thời tự học cũng phải có phương pháp, khi tôi đưa
những phương pháp đã nêu trên hướng dẫn học sinh tự học thì học sinh rất hứng
thú, chịu khó tìm hiểu, nghiên cứu bài học , nhớ lâu, nhớ có hệ thống một vấn đề
và kết quả ngày càng đáng khích lệ.
Sau đây là những kết quả đạt được khi tôi áp dụng đề tài này trong giảng
dạy giữa học kì II năm học 2017-2018 ở trường THCS Quảng Long:
Lớp
7A
7B

Kh¸
TB
YÕu
S
S
S
SL %
%
%
%
L
L

L
8
33, 12 50 4 16,7 0 0
24
3
1
4,2 8 33, 1
58, 1 4,
24
3
4 3
2

số

Giái

KÐm
S
%
L
0 0
0

0

18


* Hiệu quả đối với bản thân: Khi tôi áp dụng đề tài trong giảng dạy thì tôi thấy

bản thân trong quá trình lên lớp được giảm bớt phần thuyết trình, cùng được làm
việc với học sinh, phát hiện được những học sinh có tư duy mạch lạc, diễn đạt
tốt, nhớ tốt, biết trình bày suy nghĩ của mình. Đây chính là nguồn để tôi lấy đội
tuyển học sinh giỏi lớp 8, 9.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
-Kết luận:
Chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm về đổi mới dạy - học môn Lịch sử ở
các trường. Những kinh nghiệm này cần tiếp tục được tập hợp, phổ biến và nhân
rộng như: Tiếp tục sử dụng hợp lí các phương pháp dạy học Lịch sử, đảm bảo
đặc trưng bộ môn và gây hứng thú cho học sinh; Gây xúc cảm và giáo dục tư
tưởng cho học sinh qua tưng tiết học Lịch sử; Đảm bảo sự cân đối giữa hoạt
động của giáo viên và học sinh trong giờ học. Trong đó đặc biệt coi trọng việc
thiết kế các hoạt động nhận thức độc lập của học sinh. Tiếp tục phấn đấu theo
hướng giảm phần thuyết trình của giáo viên để học sinh được hoạt động nhiều
hơn; Tiếp tục làm phong phú những kinh nghiệm rèn kĩ năng học tập bộ môn
cho học sinh, kinh nghiệm tổ chức những tiết ôn tập. Trong thực tế, còn có nhiều
giáo viên tỏ ra lúng túng khi dạy các tiết ôn tập và tổ chức kiểm tra, đánh giá;
Đồng thời cũng cần phổ biến rộng rãi những kinh nghiệm biên soạn và dạy giờ
học Lịch sử địa phương, dạy học qua ứng dụng công nghệ thông tin…
Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tự học đã khiến mối quan
hệ thầy - trò trong nhà trường bắt đầu có sự thay đổi. Vị trí trung tâm của người
thầy giáo không còn ở nghĩa truyền thống và đã bắt đầu dịch chuyển sang học
sinh. Giáo viên không chỉ đơn thuần truyền thụ kiến thức cho học sinh tiếp nhận
mà còn là sự phản ảnh trở lại của các em. Trong thời đại bùng nổ thông tin, khi
học sinh có nhiều kênh tiếp nhận thông tin thì trường học phải là kênh duy nhất
truyền đạt kiến thức một cách có hệ thống, trong đó, giáo viên đóng vai trò là
người hướng dẫn. Trên quan điểm như vậy, các trường cần khuyến khích mọi
học sinh phải chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp để có thể hình dung trước
những khái niệm, kiến thức sẽ phải tiếp thu và khắc sâu.
Trên đây là những nội dung và ý kiến của cá nhân tôi trong quá trình

giảng dạy của mình cũng xin mạnh dạn trình bày.Sáng kiến của tôi sẽ không
tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến các cấp
lãnh đạo và các đồng nghiệp.
- Kiến nghị:
Đề nghị với phòng giáo dục đào tạo cần phổ biến rộng rãi những
sáng kiến kinh nghiệm hay để giáo viên được học tập và ứng dụng trong giảng
dạy nhằm nâng cao hiệu quả bài học và chất lượng học tập của học sinh.
Đề nghị với nhà trường nên tạo mọi điều kiện về thời gian cũng như
về cơ sở vật chất để giúp giáo viên yên tâm nghiên cứu, soạn giảng trong quá

19


trình dạy học. Động viên về mặt tinh thần cũng như tạo không khí thân thiện để
giáo viên luôn cố gắng nỗ lực hết mình đạt hiệu quả giáo dục cao nhất.
XÁC NHẬN CỦA
Thanh Hóa, ngày 20 tháng 4 năm2018
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết,không sao chép nội dung của người khác.

Phùng Thị Hoa

PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Sách giáo khoa, sách giáo viên lịch sử 7.
[2]. Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS- Tác giả
Nguyễn Thị Côi( NXB Giáo dục).

20



[3]. “Một số kỹ năng cần thiết dành cho học sinh trung học phổ thông”.
NXB GD - Ths: Trần Minh Quốc và Ths: Bùi Ngọc Diệp.
[4]. “Đổi mới dạy học theo khoa học giáo dục hiện đại”. NXB ĐHSP Hồ
Chí Minh – Lê Vinh Quốc.
[5]. '' Góp phần định hướng nhận thức thực tiễn cho học sinh trong các giờ
học lịch sử trường phổ thông''- Tác giả Hoàng Thị Ngọc- Trường Bồi dưỡng cán
bộ giáo dục.

21



×