Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở trường trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (599.42 KB, 20 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
I- Lý do chọn đề tài
Thực trạng hiện nay chất lượng giáo dục đang là vấn đề bức xúc cho toàn
xã hội, chất lượng thực chất giáo dục thấp là nguyên nhân cho các nhà trường
cần phải đổi mới. Trong đổi mới giáo dục Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên
cứu bài học đã được Sở giáo dục triển khai tập huấn cho các Phòng giáo dục và
các Phòng giáo dục đã triển khai đến từng cán bộ quản lý, giáo viên trong các
nhà trường từ năm 2013 song để tiến hành thực hiện đồng bộ và hiệu quả cụ thể
như thế nào thì chưa rõ ràng và là vấn đề cần phải bàn thêm. Bởi vì, khi đưa ra
chuyên đề này để thực thi thì gặp không ít khó khăn, rào cản nhất là sự hoài
nghi thiếu tin tưởng từ cấp lãnh đạo, quản lý đến giáo viên. Cho nên, theo tôi
đây là điều chúng ta phải dám nhìn thẳng, cần phải thay đổi quan niệm góc nhìn
theo kiểu sinh hoạt truyền thống để sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài
học trên diện rộng, đồng bộ trong các nhà trường, có như vậy mới phát huy khả
năng tư duy của học sinh, chất lượng giáo dục mới được nâng lên. Đây là vấn
đề quan trong trong đổi mới giáo dục . Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu
bài học điều mà chúng ta băn khoăn nhất chính là chu trình thực hiện đổi mới là
như thế nào?
Là người quản lý giáo dục trong các nhà trường yêu cầu quan trọng nhất
là phải coi trọng công tác chuyên môn. Kết quả công tác này là tiếng nói riêng,
là danh dự của nhà trường. Người quản lý không chú trọng công tác này khác
nào “Gà không tiếng gáy”. Là người quản lý (Phó Hiệu trưởng) phụ trách
chuyên môn nhiều năm ở trường THCS - Trường đã có bề dày thành tích tôi rất
trăn trở về sự biến động, có những quan niệm sai lệch duy ý chí về chuyên
môn, ngại đổi mới, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài “Chỉ đạo đổi mới sinh hoạt
chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở trường Trung học cơ sở” chia sẻ
đồng nghiệp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
II. Mục đích nghiên cứu:
Trong phạm vi của đề tài tôi muốn trao đổi một số kinh nghiệm trong
công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện “Đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa trên
nghiên cứu bài học” nâng cao chất lượng công tác quản lý nhằm đáp ứng yêu


cầu ngày càng cao của giáo dục.
III Đối tượng nghiên cứu:
Áp dụng đề tài Chỉ đạo công tác đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa
trên nghiên cứu bài học tại trường THCS .
IV. Phương pháp nghiên cứu:
1- Phương pháp nghiên cứu lý luận:
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp phân loại hệ thống hóa.
1


- Phương pháp đối chiếu so sánh .
2- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp quan sát thực tiễn quá trình tổ chức thực hiện công tác đổi
mới sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn, trao đổi thảo luận, gặp gỡ, xin ý kiến
của đồng nghiệp về lĩnh vực nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra và thường xuyên thanh kiểm tra giáo viên, học
sinh, phụ huynh về công tác ngành để rút ra kinh nghiệm trong quản lý.
- Phương pháp chuyên gia.
- Hệ thống hóa nội dung công tác chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn
dựa trên nghiên cứu bài học (kết hợp giữa phương pháp phân tích thông tin với
tổng hợp báo cáo).
3- Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Dùng phương pháp đối chiếu so sánh, phân tích dữ liệu nhằm kiểm tra
tính đúng đắn và khả thi của đề tài.
Từ thực tế tình hình của nhà trường, về Giáo viên và học sinh, kể cả phụ
huynh đê giúp người quản lý đánh giá kết quả công tác đổi mới sinh hoạt
chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học . Đó là cơ sở để tích lũy rút đúc kinh
nghiệm chọn lọc thành bài học về cách quản lý trong nhà trường trong công tác

quản lý nói chung và công tác đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên
cứu bài học nói riêng.
PHẦN 2: NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC
CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN
THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC.
I- CƠ SỞ LÝ LUẬN:

Công tác đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học là
một nội dung quan trọng trong công tác quản lý. Nó thể hiện ngưởi quản lý có
tâm, có tầm nhìn hiểu biết về sự phát triển của nhà trường, của các thế hệ. Từ đó,
công tác này giúp giáo viên và học sinh phát huy năng lực cá nhân đóng góp vào
sự thành công của giáo dục.
Giúp người học, người dạy luôn luôn có những thay đổi thái độ trong việc
rèn luyện học tập và phấn đấu để trở thành những con người có hành động đúng,
thái độ tốt trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo hướng tới mục tiêu “tất cả vì
tương lai con em chúng ta”.
Đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học là quá trình
biến đổi nhận thức từ không đến biết trong quá trình dạy học. Sự chuyển đổi đó
làm thế nào phù hợp với tình hình của từng nhà trường, từng đơn vị, từng cá
2


nhân là vấn đề luôn được đặt ra đối với mọi nhà trường, tất cả các nhà quản lý
giáo dục. Bởi vì, điều đó sẽ giải quyết được những vướng mắc trong thực tiễn
của xã hội, tạo điểm nhấn nổi bật nhất trong hoạt động chính trị của nhà trường.
II- THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG:

Từ thực tế nhà trường qua những năm công tác cho thấy rằng: trường là
đơn vị vùng nông thôn, khó khăn trong việc đầu tư phát triển kinh tế và xã hội.
Song những năm gần đây được Đảng và Nhà nước đầu tư xây dựng vùng nông

thôn mới nên đã hạn chế và khắc phục được phần nào những khó khăn đó.
Trường đạt chuẩn Quốc Gia chất lượng đại trà đi lên. Song công tác hiện tại
Đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học vẫn còn gặp rất
nhiều khó khăn.
- Về tình hình giáo viên hiện nay do ảnh hưởng kinh tế thị trường nên có
một số đồng chí ngại nghiên cứu bài soạn, khâu chuẩn bị bài chủ yếu cóp giáo
án trên mạng, hoặc lấy năm này qua năm khác ít chỉnh sửa để lên lớp, có một số
còn nhờ in hộ giáo án cho quản lý kiểm tra, tình trạng giáo viên có tư tưởng ngại
đổi mới cũng không ít, thích thói quen cũ, sợ bài dài dạy không hết bài trong
tiết học 45 phút. Dạy theo yêu cầu đánh giá giờ học theo nghiên cứu bài học
không phù hợp cho HS đánh giá thấp HS tiếp thu chậm nên chưa thực hiện
sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học được.
Thực trạng còn có một số giáo viên cho rằng nếu sinh hoạt chuyên môn
theo nghiên cứu bài học là người dự giờ phải thay đổi cách đánh giá, quan sát
và suy ngẫm lấy học sinh làm trung tâm đi ngược lại với cách đánh giá truyền
thống như vậy thì rất cồng kềnh, khó khăn ví dụ như ngại ngồi trên hoặc ngồi
hai bên lớp học, quay video, chụp ảnh làm cho học sinh chú ý, các em không tập
trung học tập, mất thời gian lôi thôi, lằng nhằng ….ai mà làm được?
- Về phía nhà trường chưa coi trong đổi mới sinh hoạt chuyên môn, chưa
nhận thức rõ mục tiêu, cách thức, hiệu quả của Sinh hoạt chuyên môn theo
nghiên cứu bài học. Và chưa đưa ra giải pháp quyết liệt chỉ đạo và thực hiện.
- Một phần do sắp xếp nhân sự, lực lượng giáo viên mấy năm nay giáo
viên dạy tối đa số tiết theo tỷ lệ 1,85 đã xuất hiện những tư tưởng Cơm vua
ngày trời tính toán so hơn quản thiệt đòi hỏi “giảm việc làm” của giáo viên.
Ngại đổi mới, Sợ sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học làm mất nhiều
thời gian. Đó là vấn đề cần phải chỉnh đốn ngay trong nhà trường.
- Do nhu cầu người học ngày càng cao - ảnh hưởng của thời đại tri thức
bùng nổ, trái lại một số em học sinh lại bị ảnh hưởng của các tệ nạn xã hội chen
lấn xâm nhập vào học đường, dẫn đến các em ngại học, lười học.
- Đặc biệt một số em có năng lực cá nhân, có tư chất lại nhạy cảm thích

ứng với mặt trái của xã hội, mà các em lại đang ở độ tuổi thích “làm người lớn”.
Điều đó cũng ảnh hưởng rất lớn đến tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.

3


- Về phía phụ huynh HS vẫn còn một số gia đình ít thông tin hai chiều, bỏ
con cho ông bà lo làm ăn.. quan niệm học cho hết lớp đến tuổi đi công ty…
- Chất lượng một số học sinh trong nhà trường không ổn định, có xu hướng
chững lại và đi xuống do một số nguyên nhân khác
Tất cả những thực trạng trên đòi hỏi người cán bộ quản lý, giáo viên phải có
phương pháp chỉ đạo tổ chức chặt chẽ công tác này là rất cần thiết để đạt được
mục tiêu giáo dục. Nhà trường, tổ chuyên môn chưa quyết liệt để đổi mới sinh
hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở tất cả các thể loại, bài học, tiết học.
- Một phần Phòng Giáo dục đã triển khai nội dung đổi mới sinh hoạt
chuyên môn theo nghiên cứu bài học từ mấy năm nhưng còn đang thực hiện ở
mức trải nghiệm, học tập trong những tiết thao giảng, chưa đưa vào qui chế
thực hiện thành nề nếp sinh hoạt bình thường.
Khảo sát ban đầu về chất lượng thực chất giáo dục của nhà trường chúng tôi khi
chưa thực hiện sinh hoạt chuyên môn đồng bộ cho thấy:
Chất lượng Học lực
Năm học

Ghi chú

Giỏi

Khá

Trung

bình

Yếu

2015-2016

7,5%

37, 5%

49,5%

5,5%

HSG Huyện xếp thứ 7,
HSG tỉnh 0 có giải

2016-2017

8,5

40%

46,5%

5%

HSG Huyện xếp thứ 6,
HSG tỉnh 2 giải


2017-2018

9

40,5%

45,5%

5%

HSG Huyện xếp thứ 9,
HSG tỉnh 2 giải

Từ thực tiễn đó chúng ta cần phải thường xuyên liên tục, và đồng bộ
nhanh chóng đổi mới công tác quản lý chỉ đạo Snh hoạt chuyên môn dựa trên
nghiên cứu bài học với thái đội chỉ đạo quyết liệt khẩn trương trong thời đại
bùng nổ tri thức thì giáo dục của chúng ta mới đâò tạo được những thế hệ tương
l;ai tạo cơ hội thế hệ tre phát huy tài năng theo kịp các nước trong khu vực và
thế giới .
.
III- NHIỆM VỤ CẦN THIẾT TRONG CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI SINH HOẠT
CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC:
1. MỤC TIÊU ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI
HỌCLÀ GÌ?

- Nhằm nâng cao năng lực quản lý và năng lực hoạt động chuyên môn cho cán
bộ quản lý và giáo viên trong các nhà trường phổ thông.

4



- Đổi mới trong tư duy và sinh hoạt chuyên môn theo hướng tiếp cận phương
pháp dạy học tích cực.
- Làm thay đổi căn bản về phương pháp thiết kế giờ dạy, tổ chức hành động
trong giờ dạy học và nội dung và hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn
trong nhà trường.
- Phát huy rõ nét tính tích cực của HS và vai trò của người học.
2.

NỘI DUNG ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN
CỨU BÀI HỌC:

2.1 Thế nào là sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học:
- Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là hoạt động chuyên môn
nhưng ở đó giáo viên tập trung phân tích các vấn đề lien quan đến người học
( Học sinh).
- Không tập trung vào việc đánh giá giờ học để xếp loại giáo viên mà khuyến
khích giáo viên tìm ra nguyên nhân tại sao HS chưa đạt kết quả như mong
muốn và có biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học tạo cơ hội cho HS
được tham gia vào quá trình học tập giúp giáo viên có khả năng chủ động
điều chỉnh nội dung phương pháp dạy sao cho phù hợp với từng đối tượng
HS.
Vậy, vấn đề đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học
thực tế là việc dự giờ và đánh giá tiết dạy của giáo viên thông qua quan sát
HS. Cho nên, để đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học
trước hết người giáo viên phải đổi mới cách tổ chức giờ học thông qua cách
chuẩn bị bài, cách tổ chức giờ học trên lớp lấy HS làm trung tâm phát triển
năng lực tư duy của HS, và đổi mới cách dự giờ, đánh giá giờ dạy.
2.2 Nội dung đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học:
- Đảm bảo cơ hội học tập, phát huy tính sang tạo của HS cho tất cả mọi HS

trong lớp học.
- Đảm bảo cơ hội phát triển năng lực hoạt động chuyên môn cho mỗi giáo
viên.
- Luôn tạo ra sự kết nối giữa thầy và trò trong quá trình dạy học.
- Đảm bảo cơ hội nhiều phụ huynh HS tham gia.
- Tạo ra sự thân thiện giữa giáo viên với giáo viên, giáo viên với cán bộ quản
lý, giáo viên với học sinh, giáo viên với gia đình học sinh.
2.3. Tổ chức thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học:
- Hình thành cách dự giờ suy ngẫm xây dựng quan hệ đồng nghiệp mới .
+Mục tiêu của hoạt động này:

5


Luyện cách quan sát, suy ngẫm về việc học của HS trong giờ học, có
khả năng phán đoán nhanh nhạy, chính xác để điều chỉnh việc dạy phù hợp
với việc học của HS.
Làm thay đổi cách nhìn, cách nghĩ và cảm nhận của giáo viên về HS
trong từng hoàn cảnh khác nhau.
Hình thành thói quen lắng nghe lẫn nhau, rèn luyện cách chia sẻ ý
kiến từ đó hình thành mối quan hệ đồng nghiệp thân thiện công tác va học
tập lẫn nhau.
- Tập trung phân tích các nguyên nhân các mối quan hệ trong giờ học và tìm
biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng các bài học .
Đi sâu nghiên cứu, phân tích các phương án dạy học đáp ứng tối thiểu
việc học của HS, các mối quan hệ trong lớp học, các kỹ năng càn thiết để
nâng cao chất lượng việc học của HS.
Tăng cường vận dụng thử nghiệm những ý tưởng sáng tạo khi dạy minh
họa, lấy HS làm trung tâm đều được vận dụng trải nghiệm trong sinh hoạt
chuyên môn.

IV- CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN TRONG CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO
ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC.
Giải pháp 1: Chu trình sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học - theo tôi
chúng ta cần xác định thực hiện chu trình như sau:

Bước1: Chuẩn bị bài nghiên cứu::
*Thảo luận xây dựng kế hoạch: .
+ Chọn một địa chỉ cụ thể ( bài khó trong chương trình)
+ Dựa vào chuẩn kiến thức kỹ năng
+ Bằng cách đặt câu hỏi để tập trung thảo luận và xác định nội dung sau:
. Mục tiêu bài học;
. Thể loại gi?
. Nội dung bài học như thể nào?
. Sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học gì?: Phân tích hóa theo
năng lực của học sinh. .
. Cách rèn luyện kỹ năng ?
. Tích hợp với nội dung nào?
. Hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống thực tiễn
như thế nào?

6


. Thuận lợi, khó khăn của HS khi tham gia các hoạt động học tập, các tình
huông xảy ra và cách xử lý.
Thống nhất cách xây dựng kế hoạch bài dạy theo cách dựa trên nghiên cứu
bài học .
*Giao giáo viên lập kế hoạch bài học .
-


Xác định lớp, chuẩn bị trang thiết bị, phòng học, cơ sở vật chất, ghế ngồi
giáo viên, máy quay …..( có thể chọn 1 giáo viên lập kế hoạch) .

- Giáo viên lập kế hoạch báo cáo kế hoạch bài học, các thành viên nghe quan
sát kế hoạch .
- Trao dõi giữa các thành viên trong tổ để bổ sung chỉnh sửa hoàn chỉnh kế
hoạch . Nó mang tính hợp tác cùng đổi mới và phát triển.
- Các thành viên trong tổ lập kế hoạch chi tiết cho việc quan sát và thảo luận
sau khi tiến hành nghiên cứu và hoàn chỉnh thống nhất giáo án mẫu.
Bước 2. Dạy minh họa, dự giờ:
Chọn 1 giáo viên dạy minh họa bài học nghiên cứu ở 1 lớp cụ thể. Dạy như
dạy bình thường không cần chọn lớp. Phát giáo án cho giáo viên dự
- Các giáo viên trong nhóm dự giờ ( người dự không quá đông tối thiểu 3
người, người dự ghi chép thu thập dữ liệu bài học).
Giáo viên dự giờ phải cần – đảm bảo cá nguyên tắc : không làm ảnh
hưởng đến việc học tập của HS, không gây khó khăn cho giáo viên dạy, dự
giờ phải phải tập trung quan sát việc học của HS, hành vi thái độ, phản ứng
của HS trong giờ học, cách làm việc của HS, nhóm HS, những khó khăn
vướng mắc của HS. Quan sát tất cả các hoạt động của HS, không bỏ rơi một
HS nào.
Người dự phải cần học tập, tìm hiểu và thông cảm với khó khăn của
người dạy để phát hiện những khó khăn vướng mắc trong việc học tập của
HS để tìm cách giải quyết. Đặt mình vào vị trí khó khăn của HS.
Trong quá trình dự giờ, cần luyện tập cách quan sát và suy nghĩ về việc
học của HS, phán đoán nhanh nhạy chính xác để điều chỉnh kế hoạch.
Bước 3: Suy ngẫm thảo luận:
Tất cả giáo viên tham gia sinh hoạt chuyên môn ý kiến Tổ trưởng chuyên
môn cần hiểu rõ triết lý sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, mục
đích yêu cầu đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng lấy HS làm trung tâm đề
cuộc thảo luận không xếp loại giờ dạy cần chỉ ra những ưu điểm phát huy,

khuyết điểm để khắc phục vì bài dạy là sản phẩm chung. Hiện nay thực hiện
theo công văn 555/BGD&ĐT- GDTrH của Bộ giáo dục và đào tạo ngày
8/10/2014 và công văn 572/ HD-SGD&ĐT của Sở Giáo dục và đào tạo Thanh
Hóa ngày 29/5/2017 về hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn, đổi mới phương pháp
7


dạy học và kiểm tra đánh giá tổ chức hướng dẫn, phân tích rút kinh nghiệm giờ
dạy của các trường học các cấp quản lý giáo dục tổ chuyên môn, giáo viên phải
dựa vào 12 tiieu chí phân tích hoạt động học của HS để phân tích rút kinh
nghiệm giờ dạy, mối người tiếp tục suy ngẫm nghiên cứu phương pháp đổi mới
cho bản thân để dạy các tiết sau, lớp sau, khóa sau.
* Suy ngẫm thảo luận về tiến trình bài dạy:
- Giáo viên dạy chia sẻ ý kiến cảm nhận bài học theo tiến trình như sau:
+Trước khi tiến trình tiết học xác định: mục tiêu bài học ( nội dung,
phương pháp, tiến trình), giải thích tại sao lên lớp theo ý đồ đó.
+ Sau khi tiến trình tiết học: Những điểm tiến hành thành công, những
khó khăn còn gặp phải, những boăn khoăn còn vướng mắc.
- Những ý kiễn chia sẻ của giáo viên dự:
+ Những điều học tập được qua suy ngẫm bài học này.
+ Mô tả những quan sát từ thực tế kết quả học tập của HS.
+ Tập trung chú ý vào các nhóm HS ( từng em), quan sát thái độ và hành
vi của HS.
+ Suy ngẫm xem HS đang cảm thấy như thế nào? Đang suy nghĩ gì?
+ Tìm những biện pháp giải quyết cho các em.
*Những điểm cần chú ý định hướng cho những chia sẻ, suy ngẫm:
+ Về tiến trình bài dạy;
Bài học có những hoạt động nào chính?
Bài học có gì mới sáng tạo?
Số lượng, thứ tự các hoạt động có phù hợp với thực tế với việc học của

HS không?
Tiên trình kết cấu bài học có phù hợp với thực tế không?
Việc học của HS có phù hợp với ý định xây dựng định hướng kết cấu của
giáo viên không?
Hoc sinh cóa theo kịp với tiến độ bài học không?
+ Về kết quả học tập của HS:
Cần xem xét HS trong từng nội dung hoạt động cụ thể.
- Sự tham gia của từng HS trong từng thời điểm và nội dung bài học như thế
nào? Vì sao?
- Hoạt động cá nhân của HS được thể hiện như thế nào? Vì sao?

8


- Lời nói, cách diễn dạt trình bày và sản phẩm học tập của HS được thể hiện
như thế nào? Điều đó nói lên điêì gì? Tại sao?
- Khi nào HS gặp khó khăn? Tại sao? Như vậy, Làm thể nào để HS giải quyết
được những khó khăn đó?
- HS thành công hay thất bại trong học tập ( Hành động, lời nói, thái độ, cử
chỉ, nét mặt….)
+ Về các mối quan hệ của giáo viên:
- Mối quan hệ giữa giáo viên với Học sinh, giáo viên với Sách giáo khoa, giáo
viên với đồ dùng dạy học như thế nào?
- Mối quan hệ giữa học sinh với học sinh, học sinh với Sách giáo khoa, HS với
thiết bị dạy học như thế nào?
- Mối quan hệ giữa HS với các câu hỏi bài tập mà giáo viên đưa ra như thế
nào?
- HS có thái độ đáp ứng như thế nào trước giáo viên, trước bạn bè, với đồ
dùng, Sách giáo khoa và nội dung bài họ?.
- Giáo viên cảm nhận hoặc biết gì về tình hình của HS,Tại sao? Giáo viên có

nhanh chóng đưa ra các quyết định đáp lại hành động ncuar HS không?Vì sao?
Giáo viên đã làm gì để giúp HS vượt qua những khó khăn đó?
- Giáo viên đã xử lý các tình huống xảy ra với HS trong giờ học như thế nào?
Bước 4. Áp dụng cho thực tế giảng dạy:
- Sau khi thảo luận tiết dạy tất cả giáo viên cùng suy nghĩ xem có cần nghiên
cứu bài học nữa không?
- Nếu nghiên cứu đã hoàn thiện giáo viên viết báo cáo – những vấn đề có liên
quan đến chủ đề nghiên cứu và mục tiêu đặt ra trong giảng dạy nạp cho tổ
trưởng chuyên môn.
- Tổ trưởng chuyên môn lập kế hoạch sinh hoạt chuyên môn nghiên cứu bài
học dựa trên nghiên cứu bài học cho dạy bài khác theo qui trình không
thay đổi.
Giải pháp 2: Lập kế hoạch về việc tổ chức thực hiện đổi mới sinh hoạt
chuyên môn theo nghiên cứu bài học:
Thực hiện kế hoạch tổ chức sinh hoạt chuyên môn nghiên cứu bài học của
Phòng giáo dục theo công văn số……,
Thực hiện kế hoạch của nhà trường theo công văn số……,
Tổ ……….. tổ chức thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên
cứu bài học như sau:
1. Mục đích yêu cầu:
9


* Mục đích:
- Tạo cơ hội cho các giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn kỹ năng sư
phạm và khả năng sáng tạo trong dạy học.
- Nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.
Đảm bảo cho HS có cơ hội học tập, giáo viên quan tâm đến HS hơn, đặc biệt
là đối với HS cá biệt, HS có hoàn cảnh khó khăn về học tập.
- HS tập trung tham gia tích cực vào các hoạt động học, không có HS bị bỏ

quên.
- Góp phần vào thay đổi văn hóa cách ứng xử trong nhà trường.
- Tạo môi trường dạy, học dân chủ, thân thiện cho cán bộ, giáo viên và học
sinh.
 Yêu cầu:
- Giáo viên dạy cần nghiên cứu, phân tích Các phương án dạy đáp ứng tối
thiểu việc học của HS, các kỹ năng cần thiết để nâng cao chất lượng cho HS.
- Tăng cường vận dụng thực nghiệm, những ý tưởng sáng tạo trong dạy học
lấy HS làm trung tâm đều được vận dụng trải nghiệm trong sinh hoạt chuyên
môn.
2 . Thời gian qui trình tổ chức thực hiện:
* Thời gian: Chọn, sắp xếp lịch thời gian ( ít nhất tổ chức 2 tuần/lần/tháng).
Thời gian trong1 buổi ngoài triển khai công văn của Phòng, của ngành, các
công việc của lớp, trường còn lại dành cho sinh hoạt chuyên môn này .
* Qui trình:
- Lập kế hoạch:
Triển khai kế hoạch sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học.
Lập kế hoạch: Tổ chuyên môn.
Sinh hoạt chuyên môn: Triển khai kế hoạch.
- Giáo viên chuẩn bị: chọn bài khó ( bài/ tuần)
-

Sinh hoạt chuyên môn: Từng giáo viên trình bày bài đã chọn ( thảo luận tính
cần thiết trong các bài đã chọn theo thời gian phân phối chương trình.
+ Giáo viên đã chọn bài trình bày mục tiêu bài.
+ Giáo viên khác góp ý. hoàn thiện phần mục tiêu.
+ Giáo viên tiếp tục thảo luận chi tiết, cụ thể bài học, tiến hành nghiên cứu
đặt câu hỏi: Loại bài học gì? Cách giới thiệu bài như thế nào? Sử dụng
phương pháp , phương tiện dạy học như thế nào cho hiệu quả? Nội dung bài
học đưa ra những đơn vị kiến thức nào? Dự kiến tổ chức hoạt động dạy học

10


như thế nào? Giải pháp khắc phục sự chênh lệch về trình độ của các học sinh
trong học tập. Đánh giá kết quả học tập của HS qua tiết học? Các bằng chứng
định giá kết quả học tập của HS là gì?
- Tổ trưởng chuyên môn tổ chức cho giáo viên:
+ Chọn giáo viên( nhóm) xây dựng đề cương giáo án.
+ Thống nhất tổ chuyên môn, giáo viên / hoàn thành giáo án - dạy ( Giáo
viên phát triển giáo án)/
3.Tổ trưởng chuyên môn lập kế hoạch minh họa:
- Đối với HS:
+ Xem xét từng em/ từng thời điểm. Việc tham gia của từng HS trong từng
bai học .
+ Hoạt động cá nhân của HS được thể hiện như thế nào? Vì sao? Nhóm nào
hoạt động hiệu quả? Vì sao? Học sinh nào chưa chú ý? Vì sao? Lời nói, cử
chỉ diễn đạt của HS được thể hiện như thế nào? Điều đó cho ta biết điều gì/
Tại sao? Khi nào HS gặp khó khăn? Tại sao vậy? Cách giải quyết.
+ Học sinh thành công hay thất bại? Cử chỉ, hành động, lời nói, nét mặt..
- Đối với giáo viên: Theo dõi tiến trình bài học:
+ Sự đổi mới sáng tạo? Mối quan hệ giữa giáo viên với HS-SGK- thiết bị dạy
học như thế nào? Mối quan hệ giữa HS với các câu hỏi, bài tập giáo viên đưa
ra như thế nào?
+ Học sinh có phản ứng như thê nào trước giáo viên, bạn bè, đồ dùng,
sách giáo khoa, nội dung bài học, câu hỏi, bài tập giáo viên đưa ra…
+ Giáo viên cảm nhận gì về HS không? Tại sao? Giáo viên có nhanh
chóng đưa ra quyết định để đáp lại hành động mà HS đưa ra không? Giáo
viên đã làm làm gì để giúp đỡ khó khăn cho HS? Giáo viên xử lý tình huống
như thế nào?
4. ÁP dụng cho dạy thực tiễn :

Sau khi thực hiện tiết dạy trên, GV cùng suy ngẫm nghiên cứu dạy học này
nữa không?
Hoàn thành báo cáo mục tiêu bài, tổ trưởng chuyên môn lập kế hoạch sinh
hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học để dạy bài khác.
Tổ chức thực hiện:
4.1.Tổ trưởng chuyên môn:
Lập kế hoạch tổ chức thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn.
Triển khai kế hoạch trong tổ.
Tổ chức thực hiện đúng qui trình kế hoạch.
11


Tiếp nhận và xử lý thông tin.
Hoàn thành hồ sơ tổ chức thực hiện đổi mới SHCM.
Báo cáo của giáo viên về những gì họ được học liên quan đến chủ đề nghiên
cứu và mục tiêu của họ trong giảng dạy.
4.2.Giáo viên trong tổ
Nghiên cứu tài liệu kế hoạch, lựa chon bài khó, môn, lớp. đăng ký, xây dựng
mục tiêu, lập đề cương giáo án.
Soạn giáo án, chuẩn bị dạy minh họa, chủ động trong việc xây dựng thiết kế
giáo án. , khi dự giờ cần ghi nhận những nội dung theo yêu cầu. Chia sẻ ý
kiến giữa các giáo viên dự giờ. Hoàn thành giáo án sau khi dự tiết minh họa.
4.3.

Áp dụng vào việc dạy học của giáo viên:

+ Phụ thuộc vào năng lực dạy học, sự phát triển bản thân, chất lượng sinh hoạt
chuyên môn theo nghiên cứu bài học kết quả của những bước trên, mỗi giáo
viên sau khi dự giờ, suy ngẫm thảo luận tự rút ra cho mình kinh nghiệm áp dụng
vào việc giảng dạy cho phù hợp. Đây là bước quyết định đến việc đổi mới sinh

hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học. Nó là kết quả của một quá trình tổng
hợp các hoạt động dạy và học trong nhà trường.
Giải pháp 3: Rút kinh nghiệm trong sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu
bài học.
Trong thời gian của năm học 2018-2019, ngay từ đầu năm chúng tôi đã chỉ đạo
thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học một cách đồng bộ
quyết liệt ở tất cả các môn, bài trong nhà trường. Kết quả suy ngẫm chúng tôi rút
ra như sau:
1 So sánh SHCM theo nghiên cứu bài học và SHCM truyền thống :
SHCM truyền thống
Thảo
luận

SHCM theo nghiên cứu bài học

- Không đánh giá giờ dạy theo
tiêu chí qui định
- Đánh giá dựa trên các tiêu chí
của cấp trên.
- Người dự phân tích các hoạt
động của HS để rút kinh
- Người dự quan sát hoạt động của
nghiệm.
giáo viên.
- Thống nhất cách dạy để dạy - Tạo cơ hội cho giáo viên phát
triển năng lực chuyên môn.
theo.

Thiết
kế

minh
họa

- Bài dạy minh họa phân công cho - Bài dạy được các giáo viên
một giáo viên thiết kế chuẩn bị
thiết kế chủ động linh hoạt
theo mẫu qui định.
không phụ thuộc máy móc
vào qui trình các bước dạy
- Nội dung bài học được thiết kế
trong sách giáo khoa, sách
theo sát nội dung sách giáo khoa,
12


sách giáo viên, không linh hoạt
giáo viên.
xem có phù hợp với từng đối - Các hoạt động trong thiết kế
tượng HS không.
bài học cần được đảm bảo
- Thiếu sự sáng tạo trong việc sử
mục tiêu là tạo cơ hội cho tất
dụng các phương pháp kỹ thuật
cả HS được tham gia.
dạy học.
Người - Ngồi cuối lớp, quan sát người day, -Vị trí thuận lợi như ngồi 2 bên
dự
ít chú ý đến những biểu hiện linh hoăc chếch phía trên để quan sát,
hoạt, thái độ hoạt động của HS.
ghi chép, sử dụng các kỷ thuật

như chụp ảnh, quay video những
hành vi thái độ của HS
Để có dữ liệu phân tích việc hoạt
động học tập của HS.
Thảo
luận
giờ
dạy
minh
họa

- Mục đích sau dự giờ đánh giá - Người dạy chia sẻ mục tiêu
xếp loại giáo viên.
bài học, những ý kiến mới
những cảm nhận của mình
- Các ý kiến đưa ra để cải tiến giờ
qua bài học.
dạy cho giáo viên. Chủ yếu ý
kiến đưa ra giải pháp, mục tiêu, - Người dự đưa ra các ý kiến
phân tích những thiếu sót.
nhận xét giờ dạy học theo tinh
thần trao đổi, chia sẻ, lắng
- Không khí sinh hoạt chuyên môn
nghe mang tính xây dựng tập
nặng nề, căng thẳng, quan hệ
trung vào phân tích các hoạt
giáo viên thiếu thân thiện.
động của HS và tìm ra nguyên
nhân.
- Không đánh giá xếp loại, mỗi

giáo viên tự rút kinh nghiệm.
- Người chủ trì lắng nghe tất cả
ý kiến của giáo viên không áp
- Người chủ trì thảo luận tổng kết
đặt, tóm tắt các vấn đề thảo
thống nhất cách dạy chung.
luận hướng tới các biện pháp
hỗ trơn HS.

Kết
quả
HS

- Học tập của HS ít được cải thiện. - HS được cải thiện, tự tin tham
gia tích cực vào các hoạt động
- Quan hệ giữa các HS trong giờ
học, không có HS nào bị bỏ
học thiếu thân thiện, cóa sự phân
quên.
hiệt giữa HS giỏi
- Quan hệ giữa các HS trở nên
thân thiện gân gũi về khoảng

13


cách kiến thức.
Kết
quả
GV


-Thường sử dụng phương pháp - GV chủ động sang tạo, tìm ra
mang tính hình thức, hiệu quả thấp, các biện pháp để nâng cao chất
GV dạy học một chiều nên ít quan lượng dạy và học.
tâm đến HS.
- GV nhận ra hạn chế của bản
- Quan hệ giữa GV với HS thiếu thân để điều chỉnh kịp thời.
thân thiện gần gũi, khoảng cách - -Quan hệ đồng nghiệp gần gũi,
GV luôn phụ họa lẫn nhau.
cảm thông, chia sẻ gần gũi, giúp
đỡ lẫn nhau.

Kết
quả
Cán
Bộ
quản


- Chỉ đạo cứng nhắc theo qui định - Đặt bài học lên hang đầu,
chung.
đánh giá sự linh hoạt sang tạo
của từng giáo viên.
- Không dám công nhận sáng tạo ý
tưởng mới của giáo viên.

- Có cơ hội bám sát chuyên
môn, hiểu được nguyên nhân
- Quan hệ quản lý với giáo viên xa
của những khó khăn trong quá

cách, hành chính.
trình dạy và học để có biện
phạp hỗ trợ kịp thời.
- Quan hệ giữa quản lý với giáo
viên gần gũi, gắn bó.

2 Những kết quả đạt được:
Sinh hoạt chuyên môn tổ chức càng nhiều càng tốt, vì có các lợi ích sau:
+ Học cách quan sát tinh tế nhạy cảm việc học của HS.
+ Hiểu sâu rộng hơn về HS và đồng nghiệp.
+Hình thành sự chấp nhậ lẫn nhau giữa giáo viên với giáo viên, giáo
viên với học sinh: cùng nhau xây dựng và tạo nên văn hóa nhà trường, tạo cơ
hội cho cán bộ quản lý, giáo viên hiểu về qui định chính sách của ngành và
công việc của mỗi giáo viên.
+ Tích lũy kinh nghiệ, nâng cao năng lực chuyên môn và đổi mới
phương pháp dạy học, kỹ thuật theo hướng dạy học tích cực lấy việc học của
HS làm trung tâm của giáo viên khi sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu
bài học.

14


Kết quả học lực cuối năm 2018-2019 khi tôi đã đưa sáng kiến vào áp dụng
thực tiễn trong năm học ở nhà trường như sau;
Chất lượng Học lực
Năm học

2018-2019

Ghi chú


Giỏi

Khá

Trung
bình

Yếu

13,3%

44,95%

40,89%

1.03%

HSG Huyện xếp thứ 3,
HSG tỉnh 3 giải

Giải pháp 4: Một số khó khăn cần khắc phục khi đổi mới sinh hoạt chuyên
môn theo nghiên cứu bài học:
1. Đối với tổ chuyên môn:
- Một số đông quan niệm của giáo viên cho rằng mất nhiều thời gian cho mỗi
lần sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học. Từ thời gian thảo luận
xây dựng bài đến khi rút kinh nghiệm đưa ra bài học ( Mỗi lần mất khoảng 34 tiết).
Nhiều giáo viên có thái độ không hòa đồng, không bình đẳng, chưa sẫn sàng
học hỏi và hợp tác mà lại phê phán đánh giá làm mất đi tính nhân văn của
sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.

-

Người dự giờ dùng các phương tiện gây sự chú ý của HS.
 Hướng khắc phục: Để thực hiện được mỗi lần sinh hoạt chuyên môn theo
nghiên cứu bài học thì cần cụ thể hóa thời gian như sau:
Bước 1:
+ Khoảng 45 phút trong buổi sinh hoạt chuyên môn. Coi đây là nội dung
chính trong sinh sinh hoạt chuyên môn.
+ Hoặc khoảng 1 buổi sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề sinh hoạt
chuyên môn theo nghiên cứu bài học
Bước 2:
+Thực hiện dạy 1 tiết theo thời khóa biểu hoặc bố trí 1 buổi sinh hoạt chuyên
môn sau đó tổ trưởng lập kế hoạch trước và đưa vào kế hoạch của tổ sinh
hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học 1 buổi / tháng .
+ Người dự không nên dung máy ảnh làm mất tập trung của HS mà nên dùng
Camera lắp đặt sẵn - để quay lại –nếu cần .
2. Đối với giáo viên:

- Khó khăn đó là mất nhiều thời gian cho mỗi lần sinh hoạt chuyên môn theo
nghiên cứu bài học nên không sẵn sang hợp tác.

15


- Trong tiết dạy giáo viên không thể quan sát hết thái độ, hành động sai sót của
từng HS nên giáo viên ngại dạy , giáo viên sau mỗi tiết day bị tham gia góp
ý, đánh giá sẽ hạ thấp uy tín bản thân.
- Nhiều giáo viên hoài nghi về tác dụng sinh hoạt chuyên môn mới này.
 Hướng khắc phục:
- Dạy vào tiết dạy theo đúng phân phối chương trình theo thời khóa biểu .

- Đề nghị ban giám hiệu tạo kinh phí chi bồi dưỡng.
- Tiết dạy này không đánh giá xếp loại giáo viên mà chỉ học hỏi trao đổi rút
đúc kinh nghiệm.tiết dạy theo kết quả hoạt động của HS.
- Hoạt động của giáo viên là sản phẩm của cả nhóm. Chuyên môn ( nếu không
đánh giá giáo viên) .
3 . Đối với học sinh:
- Khó khăn về khâu tổ chức lớp, số lượng HS đông nên không thuận lợi cho
việc học và dạy, theo dõi HS của giáo viên dạy và giáo viên dự.
- Chất lượng HS không đều, ý thức học tập của HS chưa tốt.
* Hướng khắc phục:
- Giáo viên cần thiết kế bài dạy về kiến thức, phương pháp sao cho phù hợp kích
thích thần kinh tự giacshocj tập tạo hứng thú học tập cho HS.
4. Đối với cơ sở vật chất:
- Khó khăn về không gian lớp học hẹp khó bố trí chỗ ngồi cho giáo viên dự.
- Đồ dùng dạy học cho tiết dạy còn thiếu không đồng bộ.
* Hướng khắc phục:
- Ban giám tạo điều kiện cho tiết dạy được thực hiện ở phòng bộ môn, phòng
rộng giáo viên dự có thể ngồi ở 2 bên để quan sát hoạt động của HS rõ hơn.
- Giáo viên dạy phải chuẩn bị trước các đồ dung dạy học, chủ động thay thế, bổ
sung đồ dùng thiếu.
Phần 3: KẾT LUẬN
Qua việc triển khai thực hiện Sinh hoạt chuyên môn áp dụng đề tài kinh
nghiệm chỉ đạo công tác Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở
trường THCS của người quản lý ở trường THCS chất lượng thực chất tỷ lệ HS
khá giỏi, học sinh giỏi Huyên, Tỉnh nâng lên rõ rệt, giữ vững được danh dự
của nhà trường. Có được kết quả đó là nhờ sự đồng lòng, hợp tác của tất cả cán
bộ giáo viên trong nhà trường. Song sáng suốt và lựa chọn đóng góp vào sự
thành công đó là những giáo viên ưu tú, giáo viên giỏi giàu kinh nghiệm, giáo
viên cốt cán các bộ môn trong các tổ nhóm môn nhà trương, nhờ vào sự đổi mới
của người quản lý “lái con thuyền” dìu dắt các thế hệ học sinh đưa phong trào

16


dạy học của nhà trường không ngừng phát triển. Công tác này đã tạo được tâm
lý hào hứng phấn khởi cho các thế hệ học sinh nhà trường và phụ huynh học
sinh tin tưởng, trân trọng công lao thành quả mà con em họ đang từng ngày
được mở ra những trang đời tri thức của nhân loại chuẩn bị hành trang cuộc
sống. Từ thực tế này học sinh đã có thêm những kỹ năng mới, tri thức mới phát
huy sức mạnh cá nhân để không ngừng phát triển hoàn thiện mình, hướng các
em tới chủ nhân tương lai của đất nước. Và cũng từ các nôi giáo dục nhỏ bé này,
các em học sinh đã được chắp thêm đôi cánh bay vào chân trời mơ ước. Vì vậy,
vai trò trách nhiệm của người quản lý giáo dục, người thầy thật cao cả. Người
chèo lái con thuyền đưa thế hệ trẻ bay vào chân trời mơ ước.
*** Kiến nghị:
- Đối với phòng giáo dục: nên chỉ đạo quyết liệt hơn về công tác đổi mới
sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
- Đối với nhà trường: Chỉ đạo chuyên môn tổ chức sinh hoạt chuyên đề
theo nhóm, môn, tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ theo hướng đổi mới sinh hoạt
chuyên môn theo nghiên cứu bài học ngay các buổi sinh hoạt trong tháng ( theo
qui định của, Bộ giáo dục, Sở giáo dục ít nhất 2 buổi/ tháng . Nếu cần tổ chức
thêm một số buổi cần thiết.
Tham mưu cho chính quyền địa phương đầu tư xây dựng phòng bộ môn
rộng , phòng học hợp lý để có chỗ cho giáo viên ngồi dự. Đầu tư cơ sở vật chất
thiết bị dạy học đáp ứng đổi mới giáo dục.
Tổ trưởng phải nghiêm túc gương mẫu trong quả trình thực hiện, đưa nội
dung thực hiện vào đánh giá thi đua trong nhà trường.
Đầu tư kinh phí cho chuyên môn hoạt động .
- Đối với giáo viên: Tích cực trao đổi rút kinh nghiệm, tương trợ lẫn nhau
trong giảng dạy, kê bàn học cho HS khắc phục phòng học hiện có đẻ giáo viên
dự có chỗ ngồi dự hợp lý theo đổi mới.

- Đối với học sinh, phụ huynh: Tích cực quan tâm, hợp tác phát huy năng
lực, khả năng tư duy của học sinh.
Trên đây là kết quả đúc rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo “ Đổi mới
sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học” của bản thân. Do thời gian có
hạn nên đề tài còn hạn chế, rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp,
bạn đọc.
Xin trân trọng cám ơn!
XÁC NHẬN CỦA

Yên Định, ngày 16 tháng 4 năm2019

THỦ TRƯỜNG ĐON VỊ

Tôi xin cam đoan trên đây là sáng
kiến kiến kinh nghiệm của mình viết
không sao chép của người khác

17


Người viết

Lê Thị Bích Hường

Hội thảo chuyên đề công tác Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu
bài học. tại trường THCS

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sỏ Giáo dục và Đào tạo
Thanh Hóa.

2.Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Phòng Giáo dục và Đào tạo
Huyện Yên Định
3.Giáo trình Bồi dưỡng Hiệu trưởng trường THCS tập 1,2,3,4 – NXB BGD.
4.Tài liệu tập huấn công tác quản lý trường phổ thông của Hiệu trưởng
trường THCS của Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa năm 2009.
5. Tài liệu tập huấn công tác Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên
cứu bài học trường THCS của Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa .
18


MỤC LỤC
Phần I: Phần mở đầu
I.
Lý do chọn đề tài
II.
Mục đích nghiên cứu
III. Đối tượng nghiên cứu
IV. phương pháp nghiên cứu
Phần 2: Nội dung của công tác chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên
môn theo nghiên cứu bài học. .
1. Cơ sở lý luận
II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
III . Nhiệm vụ cần thiết trong công tác chỉ đạo đổi mới sinh hoạt
chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
1. Mục tiêu đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là
gì?
2.Nội dung đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
IV.Các giải pháp tổ chức thực hiện trong công tác chỉ đạo đổi mới
sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
III. Kết luận

Tài liệu tham khảo

1
1
1
1
1
2
2
3
4
4
5
6
16
18

19


20



×