Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

SKKN một số hình thức tổ chức hoạt động học cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học tích hợp liên môn ở môn toán 9 trường THCS nga thạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 37 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO
HỌC SINH NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
TÍCH HỢP LIÊN MÔN Ở MÔN TOÁN 9 TRƯỜNG THCS
NGA THẠCH.

Người thực hiện: Mai Thị Thúy
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Nga Thạch
SKKN thuộc môn: Toán

THANH HÓA NĂM 2018


MỤC LỤC

Phần

Nội dung
1.1. Lí do chọn đề tài

1. Mở đầu

1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2.1.Cơ sở lí luận


2.2.Thực trạng của vấn đề

2. Nội dung

3. Kết luận,
đề xuất

2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện:
2.3.1. Trò chơi toán học.
2.3.2. Lồng ghép tình huống, bài toán có nội
dung thực tế.
2.3.3. Thực hành, trải nghiệm.
2.3.4. Chủ đề dạy học thử nghiệm.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến
3.1. Kết luận
3.2. Đề xuất

Trang
1
2
2
2
2
3
4
4
13
15
17
17

18
18


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục Việt Nam trong những năm gần đây đang tập trung đổi mới,
hướng tới một nền giáo dục tiến bộ, hiện đại, bắt kịp xu hướng của các nước
trong khu vực và trên thế giới. Một trong những mục tiêu lớn của giáo dục nước
ta hiện nay là hoạt động giáo dục phải gắn liền với thực tiễn và phương pháp đổi
mới là dạy học tích hợp liên môn.
Toán học là môn học có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Những kiến
thức và kĩ năng toán học cơ bản đã góp phần hình thành và phát triển phẩm chất
nhân cách học sinh. Phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để học
sinh được trải nghiệm, áp dụng toán học vào đời sống thực tế. Tạo dựng sự kết
nối giữa các ý tưởng toán học với thực tiễn, với các môn học khác. Từ đó giúp
các em giải quyết các vấn đề trong cuộc sống một cách có hệ thống và chính
xác, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.
Với định hướng xây chương trình mới thì môn toán cần cân đối giữa “học”
kiến thức và áp dụng “kiến thức”. Đặc biệt chú trọng tính ứng dụng thiết thực,
gắn kết với thực tế và các môn học khác, gắn với xu thế phát trển hiện đại của
kinh tế, khoa học, đời sống xã hội và những vấn đề cấp thiết có tính toàn cầu
như biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, giáo dục, tài chính ….và một trong
các phương pháp được chú trọng là dạy học theo hướng “Tích hợp liên môn”.
Trong những năm gần đây cách dạy này đã và đang được triển khai sâu rộng
trong chương trình dạy học và mang lại được những kết quả đáng ghi nhận như:
Tạo hứng thú trong học tập, tiết học, buổi học ít khô cứng, căng thẳng, hình
thành và nâng cao năng lực làm việc theo nhóm đặc biệt là kỹ năng sống. Học
sinh thấy rõ được mối liên quan giữa các khoa học, hình dung được một cách
chân thực, sinh động về môi trường xã hội, các quy luật tự nhiên. Học sinh ít

phải ghi nhớ kiên thức một cách máy móc, tiếp thu kiến thức sâu, tránh trùng lập
mất thời gian. Từ đó giúp học sinh lĩnh hội kiến thức nhẹ nhàng vững chắc.
Chính vì vậy bản thân tôi đã luôn cố gắng xây dựng tiết hoc, chuyên đề học tập
theo hướng “ Tích hợp liên môn” bằng nhiều hình thức khác nhau và đã mang
lại hiệu quả tốt nên tôi lựa chọn đề tài “ Một số hình thức tổ chức hoạt động
học cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả dạy học tích hợp liên môn ở môn
toán 9 trường trung học cơ sở Nga Thạch”. Với mong muốn được chia sẽ
kinh nghiệm mà bản thân tôi đã áp dụng để đồng nghiệp góp ý cho tôi hoàn
thiện hơn.
1


1.2. Mục đích nghiên cứu
Là một giáo viên dạy môn toán tôi rất mong muốn lựa chọn được phương
pháp dạy học mới nhất phù hợp với tình hình thực tế, phù hợp với nội dung tiết
dạy và đặc biệt là với đối tượng học sinh. Tôi nhận thấy nếu giáo viên đầu tư
nghiên cứu nhiều môn học cũng như các vấn đề cấp thiết toàn cầu, tâm lí của
học sinh…một cách nghiêm túc từ đó lựa chọn nội dung dạy học theo hướng
“Tích hợp liên môn” sẽ bước đầu đổi mới được phương pháp dạy học, giúp học
sinh có thêm động cơ học tập, có hứng thú hơn với môn học. Từ đó nâng cao
chất lượng học tập môn toán nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
SKKN này tôi tập trung nghiên cứu về một số hình thức tổ chức hoạt động
học của học sinh trong tiết dạy nhằm thuận lợi để tích hợp liên môn. Từ đó nâng
cao hiệu quả dạy và học môn toán 9 ở trường trung học cơ sở Nga Thạch.
Đối tượng khảo sát, thử nghiệm là học sinh khối 9 trường THCS Nga
Thạch.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu tài liệu liên quan, phân tích, tổng hợp để xây dựng cơ sở lí
thuyết.

- Phối hợp nhiều phương pháp dạy học tích cực.
- Nghiên cứu nội dung từng bài dạy trong chương trình môn toán 9 từ đó
lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động học cho học sinh sao cho phù hợp với dạy
tích hợp liên môn.
- Phương pháp điều tra thực tiễn, đối chiếu, so sánh.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
Theo phó vụ trưởng vụ giáo dục trung học (Bộ GD - ĐT) Nguyễn Xuân
Thành, “ Dạy học tích hợp” là đưa các nội dung giáo dục có liên quan vào quá
trình dạy học các môn như: Tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục pháp
luật, giáo dục chủ quyền Quốc Gia về biên giới biển đảo, bảo vệ môi trường, an
toàn giao thông….Còn “ Dạy liên môn” là phải xác định kiến thức liên quan đến
hai hay nhiều môn học tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội
dung kiến thức ở nhiều môn học khác nhau. Đối với những kiến thức liên môn
nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy trong chương trình của
môn đó và không dạy lại ở môn khác.

2


Để xây dựng được một tiết dạy học, hay một chủ đề dạy học theo hướng
tích hợp liên môn giáo viên không chỉ phải nghiên cứu, hiểu biết sâu sắc về
chương trình và đặt các môn học cạnh nhau để so sánh. Trên cơ sở ba nguyên tắc
“ Tích hợp - Hợp tác - Tổng hợp” với hai mức độ liên môn ở mức độ thấp hoặc
mức độ cao. Trong đó cần chú trọng đến việc tổ chức các hoạt động học tập cho
học sinh, phải đảm bảo tính sinh động, hấp dẫn của phương pháp và hình thức
chuyển giao nhiệm vụ học tập. Khuyến khích được học sinh sẵn sàng tiếp nhận,
tích cực, chủ động sáng tạo, hợp tác, giúp đỡ nhau để thực hiện nhiệm vụ học
tập. Từ đó mang lại hiệu quả rõ rệt trong từng tiết dạy học nói chung cũng như
dạy học tích hợp liên môn nói riêng.

2.2. Thực trạng của vấn đề.
Thực tế cho thấy nhiều vấn đề trong cuộc sống không thể giải quyết được
bằng kiến thức của một môn học và bản thân mỗi môn học cũng đã có sự tích
hợp với các môn học khác. Trong những năm gần đây việc dạy học theo hướng
tích hợp liên môn đã và đang được triển khai sâu rộng nhưng chưa đồng bộ mà
chỉ dừng lại ở các cuộc thi. Nhiều giáo viên còn lúng túng cả về nhận thức và
thực hành do đó kết quả thu được còn hạn chế. Đa số học sinh chưa được tiếp
cận thường xuyên, liên tục. Nội dung chương trình sách giáo khoa đã giảm tải
nhưng vẫn còn nặng về kiến thức ít nội dung thực tế, chưa chú trọng đến thực
hành trải nghiệm. Do đó mà trong phạm vi một tiết học mới đủ để truyền thụ hết
kiến thức trọng tâm cho học sinh. Việc xây dựng một tiết học hay một chủ đề
học tập theo hướng tích hợp liên môn còn nhiều hạn chế, đôi lúc gặp khó khăn.
Trước thực trạng đó tôi cho học sinh làm bài khảo sát với 31 học sinh lớp 9A kết
quả thu được như sau:
Tổng số HS
(Lớp 9A)
31

Chỉ biết sử dụng kiến thức
một môn học (Toán)
SL
%
25
81

Vận dụng tổng hợp kiến
thức nhiều môn học
SL
%
6

19

Kết quả trên cho thấy số học sinh biết vận dung kiến thức liên môn vào bài
học còn rất ít. Để thay đổi được chất lượng cũng như ý thức học tập của học
sinh, bản thân giáo viên cần có cách tổ chức tiết học hợp lí, xây dụng được nội
dung dạy học phù hợp. Với mục tiêu vừa đảm bảo được lượng kiến thức trọng
tâm của bài học mà vừa có thể hướng dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp

3


kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều môn học khác nhau, các lĩnh vực khác nhau vào
giải quyết các nhiệm vụ học tập.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Trong thực tế việc dạy học tích hợp liên môn ở mỗi môn học là khác nhau.
Trên cơ sở các bước soạn bài mỗi giáo viên có cách soạn, giảng khác nhau sao
cho phù hợp với nội dung bài học. Riêng môn Toán, mặc dù là môn học quan
trọng được tích hợp vào hầu hết các môn học. Tuy nhiên việc tích hợp các môn
học khác vào dạy môn toán không phải bài nào cũng thực hiện được. Đối với
nhưng tiết học mà nội dung đã có sự liên quan đến nhiều môn học thì đòi hỏi
giáo viên cần khéo léo khai thác để phát huy được hết dụng ý của bài học. Đối
với những tiết học chưa có nội dung tích hợp thì bản thân giáo viên cần có cách
tổ chức phù hợp, để có thể lồng ghép được nội dung tích hợp liên môn một cách
hiệu quả nhất. Mà cụ thể là xây dựng các hoạt động học tập cho học sinh một
cách đa dạng, vừa tạo được hứng thú vừa thu hút được học sinh. Trên cơ sở đó
bản thân tôi đã có một số cách tổ chức như sau:
2.3.1. Tổ chức “ Trò chơi toán học”.
Trong một tiết dạy việc tổ chức các trò chơi toán học và lồng ghép vào bài
dạy là rất cần thiết. Tuy nhiên việc lựa chọn trò chơi cần phải đa dạng phù hợp
với mục tiêu bài học, luật chơi đơn giản, dễ hiểu, có thưởng rõ ràng mới có tác

dụng khích lệ tinh thần học tập của tất cả các học sinh trong lớp, kể cả học sinh
yếu. Ngoài việc ôn tập được kiến thức trọng tâm của bài học thông qua trò chơi
sẽ giúp giáo viên lồng ghép được các nội dung tích hợp liên môn một cách lôgic
và hiệu quả.
2.3.1.1. Trò chơi “Mở miếng ghép đoán hình”.
Hình thức tổ chức: Giáo viên chia lớp thành các nhóm (Mỗi nhóm từ 5-6
học sinh). Ở mỗi nhóm cử nhóm trưởng, thư kí. Sau đó giáo viên phổ biến luật
chơi cụ thể.
Luật chơi: Đằng sau các miếng ghép là một bức tranh có nội dung liên
quan đến kiến thức mà giáo viên đang cần tích hợp. Để tìm ra được bức tranh đó
các nhóm sẽ lần lượt mở các miếng ghép (số lượng miếng ghép là tùy thuộc vào
nội dung bài dạy) mỗi miếng ghép là một bài tập hoặc câu hỏi củng cố kiến thức
bài học với thời gian suy nghĩ là 30 giây. Các nhóm trưởng sẽ bốc thăm để dành
quyền mở miếng ghép trước (mỗi miếng ghép được đánh số cụ thể). Với mỗi
câu trả lời đúng miếng ghép sẽ được mở ra, khi đó một phần bức tranh được hé
mở, các nhóm có thể trả lời ngay bức tranh là gì (nếu có thể) và sẽ được thưởng
4


điểm. Nếu không trả lời được các miếng ghép sẽ tiếp tục được mở ra. Đến khi
mở hết các miếng ghép và trả lời được nội dung bức tranh sau miếng ghép trò
chơi sẽ kết thúc. Nhóm nào có điểm cao nhất sẽ chiến thắng.
Ví dụ 1: Khi dạy bài “Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác
vuông” tôi tổ chức trò chơi trong phần củng cố bài với nội dung 4 miếng ghép.
Mỗi miếng ghép tương ứng là một bài tập trong 4 bài tập. Cách bố trí các miếng
ghép và đáp án được trình bày cụ thể như sau:

Câu 1: Giải tam giác ABC vuông tại A biết: b = 10cm C 300
Câu 2 (Bài tập 29tr89 (sgk):
Một khúc sông rộng khoảng 250m,

một chiếc đò bị nước đẩy xiên nên
phải chèo mất 320m mới sang được
bờ bên kia. Hỏi dòng nước đã đẩy
chiếc đò lệch đi một góc bằng bao
nhiêu độ?
Câu 3:( Bài 32tr89 sgk). Một con thuyền với vận tôc 2km/h vượt qua một
khúc sông nước chảy mạnh mất 5 phút. Biết rằng đường đi của con thuyền tạo
với bờ một góc 700 . Từ đó đã tính được chiều rộng khúc sông chưa? Nếu có hãy
tính kết quả (làm tròn đến mét).
Câu 4: Tính chiều cao của cây ở
hình vẽ sau (làm tròn đến đềximet).

5


Đáp án:

Câu 1: c  5.8 cm; a 11,5cm; B 600
Câu 2:  390
Câu 3: Chiều rộng khúc sông gần bằng
564m.
Câu 4: Chiều cao của cây gần bằng
227dm.
Bức tranh sau 4 miếng ghép là “KHU
DI TÍCH CHIẾN KHU BA ĐÌNH NGA

Từ đó giáo viên có thể tích hợp nội SƠN”
dung liên môn Lịch sử, GDCD bằng
các câu hỏi sau:
? Khu di tích chiến khu Ba Đình

thuộc xã nào?
? Ai là người chỉ huy cuộc khởi
nghĩa này?
? Là một người con của quê hương
Nga Sơn em cần phải làm gì để xây
dựng quê hương ngày càng giàu
đẹp?
Di tích lịch sử khu căn cứ khởi nghĩa Ba Đình thuộc xã Ba Đình (huyện Nga
Sơn tỉnh Thanh Hóa). Có xuất xứ tên gọi từ Đình Mỹ Khê (là ngôi đình
chung của cả ba làng Mỹ Khê, Thượng Thọ và Mậu Thịnh), còn gọi là Tam
Đình- một làng quê có truyền thống anh hùng và lòng yêu nước nồng nàn
như bao người dân Việt Nam.
Ba Đình đi vào lịch sử trở thành căn cứ chống Pháp của phong trào Cần
Vương cuối thế kỉ XIX do Phạm Bành và Đinh Công Tráng lãnh đạo.
Cuộc khởi nghĩa Ba Đình đã trở thành niềm tự hào, nguồn cổ vũ động viên
lớn lao với các thế hệ người dân Nga Sơn, người dân Thanh Hóa nói riêng và
người dân Việt Nam nói chung đi qua hai cuộc vệ Quốc vĩ đại cũng như phát
triển kinh tế trong thời đại mới.

2.3.1.2. Trò chơi “ Chạy tiếp sức”.
Hình thức tổ chức: Giáo viên chia lớp thành các đội chơi (số lượng đội
chơi tùy ý sao cho phù hợp với nội dung bài học và tình hình thực tế), mỗi đội sẽ
cử ra đội trưởng để điều hành các thành viên trong đội. Giáo viên chuẩn bị nội
6


dung cho các đội là các gói câu hỏi hoặc bài tập có mức độ như nhau (bài tập
phải hoàn thành trong nhiều bước) và các yêu cầu tương đương nhau. Sau đó
phổ biến luật chơi và yêu cầu các đội trưởng lên bắt thăm gói câu hỏi cho đội
mình.

Luật chơi: Mỗi thành viên trong đội được lên bảng một lần để trả lời một
câu hỏi trong gói câu hỏi hoặc để làm một bước trong tiến trình giải bài tập của
đội hoặc cũng có thể lên sửa nội dung của bạn lên trước (nếu thấy cần thiết).
Trong khoảng thời gian quy định đội nào hoàn thành trước sẽ chiến thắng về mặt
thời gian, sau đó giáo viên kiểm tra mức độ đúng, hợp lí để lựa chọn ra đội chiến
thắng.
Ví dụ 2: Khi dạy chủ đề “Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình”
tôi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi với ba đội chơi cụ thể là ba bài tập
sau:
Bài 1 (Bài tập 30tr22sgk toán 9 tập 2 - Bài toán có nội dung Vật Lý)
Một ô tô đi từ A và dự định đến B lúc 12 giờ trưa, nếu xe chạy với vận
tôc 35km/h thì sẽ đến B chậm hơn 2 giờ so với dự định. Nếu xe chạy với vận
tốc 50 km/h thì sẽ đến B sớm hơn 1giờ so với dự định. Tính độ dài quãng
đường AB và thời điểm xuất phát của ô tô tại A.
Bài 2: ( Bài toán có nội dung Sinh học)
Phân tử ADN có chiều dài là 5100 A0 , có hiệu số giữa nuclêôtít loại
Timin với nu không bổ sung với nó là 300(N). Xác định số nu từng loại trên
phân tử AND.
Bài 3: (Bài toán có nội dung Hóa học).
Có hai loại dung dịch cùng chứa một loại axit, loại I chứa 30% dung
dich axit, loại II chứa 5% dung dịch axit. Muốn có 5% lít dung dịch chứa
10% axit thì cần trộn lẫn bao nhiêu lít dung dịch mỗi loại.
Giáo viên trình chiếu cả ba bài tập cho các đội chơi suy nghĩ, thảo luận
trong vòng 10 phút, để cùng nhau ôn lại kiến thức liên môn cần thiết và định
hướng cách giải cho từng bài tập (giáo viên theo giỏi để hỗ trợ thêm nếu các đội
chơi gặp khó khăn). Sau 10 phút đội trưởng sẽ lên bắt thăm bài tập cho đội của
mình. Trò chơi bắt đầu bằng việc các đội chơi lên giải bài tập (bắt được ở thăm)
theo 4 bước vào phần bảng được chia cụ thể trong vòng 5 phút. Tiến trình thực
hiên mỗi bài tập như sau:


7


Bài 1
Gọi x (km) là độ dài quãng
đường AB, y(giờ) là thời gian
dự định để đi đến B lúc 12
giờ trưa ( x>0, y>1).
Thời gian ô tô đi với vận tốc
35 km/h là:

x
ta có phương
35

x
= y+2(1)
35
Thời gian ô tô đi với vận tốc
trình

50km/h là

x
, ta có phương
50

x
= y -1(2).
50

Từ (1) và (2) ta có hệ.
trình

 x
 35  y  2


 x y  1
 50

Bài 2
Áp dụng công thức
N

L
5100
.2  N 
.2 3000( N )
3,4
3,4

Theo nguyên tắc bổ sung ta
3000
2
 T  G 1500 (1)
Theo bài ra ta có:
T - G =300(2).

có T+G =


Từ (1) và (2) ta có hệ:
 T  G 1500

 T  G 300

 x  35 y 70 Giải hệ ta được.

 x  50 y  50 T = 900 và G = 600.
Vậy số nu từng loại trên phân
tử ADN là T= 900 và
Giải hệ phương trình được
G = 600.
x = 350, y= 8
Vậy quãng đường AB dài
350km, thời điểm xuất phát
của ô tô tại A là lúc 4 giờ.

Bài 3
Gọi số lít dung dịch chứa
30% axit , 5% axit cần trộn
lần lượt là x, y ( 0Theo định luật bảo toàn khối
lượng ta có phương trình:
x+y =0.5(1)
Khối lượng axit của dung
dịch I và II lần lượt là 30%x,
5%y.
Ta có phương trình:
30%x +5%y = 10%.0.5.(2)
Từ (1) và (2) ta có hệ:

 x  y 0,5

 30% x  5% y 10%.0.5
 x  y 0,5

 30 x  5 y 5
Giải hệ ta được
x=0,1 và y= 0,4.
Vậy số dung dịch loại 30%
axit cần trộn là 0,1 lít
Số dung dịch loại 5% axit cần
trộn là 0,4 lít.

Qua ba bài tập trên học sinh được củng cố các bước gải toán bằng cách lập hệ
phương trình, cũng từ đó các em được ôn lại kiến thức các môn Lý, Hóa, Sinh.
Hiểu sâu hơn vận dụng kiến thức liên môn vào giải toán là thế nào? Từ đó càng
thấy được sự cần thiết phải học đều tất cả các môn học để phát triển toàn diện.
2.3.1.3: Trò chơi “ Ô chữ”.
Hình thức tổ chức: Trên màn chiếu giáo viên đưa ra một ô chữ gồm các
hàng ngang (số lượng tùy nội dung bài học), mỗi hàng ngang là đáp án của một
câu hỏi hoặc một bài tập và một hàng dọc là một từ khóa được sử dụng từ các
chữ cái ở hàng ngang. Giáo viên cũng chia lớp thành các đội chơi, mỗi đội cử ra
đội trưởng và thư kí để điều hành đội của mình. Sau đó giáo viên phổ biến luật
chơi:

8


Luật chơi: Các đội trưởng sẽ bốc thăm để dành quyền trả lời (mỗi thăm
được đánh số thứ tự theo số hàng ngang). Các đội lần lượt trả lời câu hỏi như

trong thăm (tương ứng với ô chữ hàng ngang). Nếu trả lời đúng các chữ cái ở
hàng ngang tương ứng sẽ được mở ra, nếu trả lời sai thì nhường quyền cho các
đội còn lại. Mỗi câu trả lời đúng sẽ được điểm cụ thể (tùy theo giáo viên quy
định). Các đội chơi có thể đoán từ khóa ở hàng dọc bất cứ lúc nào, nếu đoán
đúng sẽ được thưởng điểm (số điểm tùy theo quy định). Tuy nhiên trò chơi chưa
dừng lại mà vẫn tiếp tục cho đến khi các câu hỏi được trả lời hết và đội chiến
thắng sẽ là đội có số điểm cao nhất.
Ví dụ 3: Trong tiết dạy ôn tập chương I Hình học tôi đã tổ chức trò
chơi “Ô chữ” với 14 dòng chữ hàng ngang tương ứng với 14 câu hỏi sau:
Yêu cầu: Hãy điền cụm từ còn thiếu vào chỗ chấm để được phát biểu đúng.
Câu 1: Trong một tam giác vuông, cho góc nhon α, tỉ số giữa …của góc
nhọn α gọi là sin của góc α.
Câu 2: Trong một tam giác vuông, cho góc nhon α, tỉ số giữa …của góc
nhọn α gọi là cot của góc α.
Câu 3: Trong một tam giác vuông…bình phương cạnh huyền và bình
phương một cạnh góc vuông bằng bình phương cạnh góc vuông còn lại.
Câu 4: Trong một tam giác vuông, bình phương mỗi cạnh góc vuông bằng
tích của…của cạnh góc vuông đó trên cạnh huyền.
Câu 5: Trong một tam giác vuông, nghịch đảo của bình phương đường cao
…bằng tổng các nghịch đảo của bình phương hai cạnh góc vuông.
Câu 6: Trong một tam giác vuông,...ứng với cạnh huyền bằng một nửa
cạnh huyền.
Câu 7: Trong một tam giác nếu có đường trung tuyến …bằng nửa cạnh đó
thì tham giác đó là tam giác vuông.
Câu 8: Trong một tam giác vuông, cho góc nhọn α tỉ số giữa … của góc
nhọn α gọi là tan của góc nhọn α .
Câu 9: Trong một tam giác vuông, mỗi cạnh góc vuông bằng ….nhân với
sin góc đối hoặc cosin góc kề.
Câu 10: Trong một tam giác vuông, tích của hai cạnh góc vuông bằng tích
của …tương ứng.

Câu 11: Trong một tam giác vuông, cho góc nhọn α tỉ số giữa …của góc
nhọn α được gọi là cosin của góc nhọn α.

9


Câu 12: Trong một tam giác vuông, bình phương độ dài đường cao ứng với
cạnh huyền bằng … các hình chiếu của hai cạnh góc vuông trên cạnh huyền.
Câu 13: Trong một tam giác vuông, mỗi cạnh góc vuông bằng cạnh góc
vuông kia…..hoặc nhân với cot góc kề.
Câu 14: Nếu hai góc ….thì sin góc này bằng cosin góc kia, tan góc này
bằng cot góc kia và ngược lại.
Đáp án:
C Ạ N
C Ạ N H K Ề V À C Ạ N H Đ Ố
H I
C Ạ N H H
Đ Ư Ờ N G T R

C Ạ N H Đ Ố I V À C
C Ạ N
C Ạ N H H U Y Ề N
C Ạ N

U
N

H
V
H

T
N H Â
P

H
I

U

N
G
N
H
À
K
Í
N
H

Đ Ố I V À C Ạ N H H U Y Ề N
U
Y
N
G
V
H
U
Đ

C

V



G
T

K
Y
Ư
V
H

N

N
V
U
I



À

V

Y
M

À

I



H Ì N H C H I Ế U
C Ạ N H H U Y Ề N
N
T C Ạ N H

N
N G C A O
C Ạ N H H U Y Ề N

I T A N G Ó C Đ Ố I
H A U

Từ khóa hàng dọc là: HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH.
Sau khi học sinh trả lời hết 14 câu hỏi và tìm được từ khóa hàng dọc giáo
viên có thể tích hợp các nội dung liên môn (Hóa học, Địa lí, Sinh học, GDCD,
Công nghệ…) xoay quanh từ khóa đó, tùy thời gian và nội dung bài học. Ví dụ
như đặt ra các câu hỏi sau:
? Hiệu ứng nhà kính là gì?
? Nguyên nhân và hậu quả do hiệu ứng nhà kính?
? Là học sinh em cần làm gì để bảo vệ môi trường?
2.3.1.4. Trò chơi “ ĐỐ VUI”
Hình thức tổ chức: Giáo viên lựa chọn tên của một nhân vật lich sử, một
sự kiện lịch sử, hoặc một nhà toán học …có liên quan đến nội dung cần tích
hợp. Sau đó đưa ra một dòng chữ là các ô trống, mỗi chữ cái tương ứng với một
ô, mỗi ô tương ứng với một kết quả của một bài toán. Để điền đúng được các
chữ cái vào các ô học sinh sẽ phải giải một bài tập tương ứng cho đến khi có

được đáp số cụ thể đúng trùng với kết quả trong ô. Mỗi học sinh sẽ lên bảng giải
một bài tập, và điền chữ cái tương ứng. Sau khi hoàn thành hết các bài tập các
em sẽ tìm ra câu trả lời cho mình.

10


Ví dụ 4: Khi dạy chuyên đề ôn tập về các phép biến đổi biểu thức chứa
căn bậc hai tôi yêu cầu học sinh thực hiện trò chơi với nội dung sau:
Tại làng Thạch Giản, Nga Thạch, Nga sơn (nay là làng Hậu Trạch, Nga
Thạch) của quê hương Nga Thạch chúng ta có một người được vua Triệu Tri
phong là danh nhân Tam Khôi. Em hãy cho biết ông là ai?
Để trả lời câu hỏi trên hãy tính giá trị của các biểu thức sau rồi viết các chữ
tương ứng với các số tìm được vào ô trống dưới đây.
T. 2.5. 30. 48

Ấ. 1,44.1,21  1.44.0.4

2
2
H. 165  124

M.

164

A.

2
2

x  y2

4 2 3  3

3( x  y ) 2
với x≥0, y≥0 và x≠y. Á.
2

O. 1 48  2 75  33  5 1 1
2

11

I.

3

U. 5 4a 6  3a 3 với a<0.

N.

15  5
1 3
1
1

2 3 2 3

9a 2 (b 2  4  4b) tại b = -2, b= 3


.
60

8.5



5 1 8.5

 17 3
3

3
x y

1

3
x y

4

3
x y

12 3 17 6
2 0

 13a 3 27 12 3
25


Sau khi học sinh vận dụng kiến thức môn toán để thực hiện rút gọn các
biểu thức và điền đầy đủ các chữ cái, các em sẽ tìm được câu trả lời đó là:
THÁM HOA MAI ANH TUẤN.
Đây là một nhân vật lịch sử gần gũi mà đa số các học sinh đều biết tới.
Giáo viên tích hợp liên môn lịch sử, GDCD…nhằm khơi dậy niềm tự hào, tinh
thần hiếu học của con em xã Nga Thạch nói riêng và của các học sinh nói chung
bằng câu hỏi: ? Hãy nêu hiểu biết của em về “ Thám hoa Mai Anh Tuấn”?
Danh nhân Tam khôi - Thám hoa Mai Anh Tuấn tên thật là Mai Thế
Tuấn sinh năm 1815, quê quán: làng Thạch Giản, Nga Thạch, Nga Sơn (nay
là làng Hậu Trạch, Nga Thạch). Năm 1843, ông thi đỗ Đình nguyên Thám
hoa (khi ông 28 tuổi); Ông được vua Thiệu Trị phong danh hiệu “Tam khôi”
(Ba lần đỗ thủ khoa) và còn cho ông đổi tên Thế Tuấn thành Anh Tuấn để
ghi nhận tài năng, đức độ của ông. Khi làm quan trong triều, ông luôn khảng
khái, thanh liêm, giàu lòng nhân ái. Năm 1851, khi ông cầm quân chống giặc
Thanh xâm lược, do gặp địa hình hiểm trở ông đã hy sinh anh dũng. Để ghi
11


nhớ công ơn của ông và tiếp bước truyền thống hiếu học, năm 1999-2000,
trường cấp 3 Nga Sơn 2 được đổi tên thành trường PTTH Mai Anh Tuấn.
2.3.1.5. Trò chơi “ Ai về đích nhanh hơn”.
Hình thức tổ chức: Giáo viên chia lớp thành các đội chơi (số lượng tùy
nội dung bài dạy, nội dung cần tích hợp và thời gian). Mỗi đội chơi cử ra đội
trưởng, thư kí để điều hành đội của mình. Giáo viên chuẩn bị nội dung là các gói
câu hỏi hoặc gói bài tập bài tập có mức độ tương đương nhau (số lượng bài tập
phù hợp). Trong mỗi gói các bài tập, câu hỏi được xếp thứ tự theo nguyên tắc
học sinh muốn giải được bài tập sau phải có được kết quả của bài trước. Trò chơi
kết thúc khi các đội tìm ra được đáp số ở bài tập cuối cùng. Sau đó giáo viên phổ
biến luật chơi cụ thể.

Luật chơi: Các đội trưởng sẽ lên bắt thăm gói câu hỏi (bài tập) cho đội
của mình và các thành viên trong đội cần thảo luận, làm việc tích cực để tìm ra
đáp số cho từng bài tập trong gói bài tập bắt được cho đến khi tìm được đáp số
của bài tập cuối cùng. Trong vòng 5 phút đội nào lên điền được kết quả trước
đội đó sẽ chiến thắng về mặt thời gian, sau đó giáo viên kiểm tra đáp số và chọn
ra đội chiến thắng là đội nhanh nhất và có kết quả đúng.
Ví dụ 5: Khi dạy tiết luyện tập về giải phương trình bậc hai, tôi tổ chức
trò chơi với 4 đội chơi mỗi đội chơi là các gói bài tập có nội dung và đáp án như
sau:
Yêu cầu: Hãy giải các phương trình sau để tìm y, x, a (y>0).
Gói bài tập 1
Gói bài tập 2
Gói bài tập 3
Gói bài tập 4
y 2  6 y  16 0(1)

y 2  26 y  56 0(1)

y 2  22 y  23 0(1)

x 2  2 yx  64 0(2)

2 x 2  yx  98 0(2)

x2 

(a  1967)(a 2  ax  17) 0(3)

(a  1995)(a 2  2ax  50) 0(3)


Đáp án:
y = 28; x=7
a = 1995

14
yx  49 0(2)
23

y 2  27 y  81 0(1)
x2 

4
xy  16 0(2)
15

( a 2  2ax  51)(1997  a ) 0(3) (a  1999)( a 2  ax  20) 0(3)

Đáp án:
Đáp án:
Đáp án:
y = 23; x= 7
y = 30; x =4
y = 8; x= 8
a = 1997
a = 1999
a = 1967
Kết quả của các bài tập trên tôi thiết kế là các số liên quan đến một số mốc thời
gian trong quá trình thành lập Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á. Qua đó học
sinh được ôn lại và củng cố cách giải phương trình bậc 2 (bao gồm cả ba trường
hợp có 2 nghiệm phân biệt, có nghiệm kép, vô nghiệm) đồng thời giúp các em

nhớ lại và khắc sâu thêm kiến thức lịch sử.

12


Cụ thể giáo viên tổng hợp kết quả và có thể tích hợp liên môn Lịch sử lớp 9, Địa
lí 8, hiểu biết xã hội và việc cập nhật thông tin của học sinh về Hiệp hội các
Quốc gia Đông Nam Á viết tắt là ASEAN bằng các câu hỏi ví dụ như sau:
? Từ các kết quả tìm được em hãy cho biết những sự kiện liên quan đến
ngày “ y/x/a” trong quá trình thành lập hiệp hội ASEAN?
? Hãy kể tên các Quốc gia thành viên của ASEAN?
? Hiệp hội ASEAN thành lập mang lại ý nghĩa gì cho các Quốc gia thành
viên?
Từ các câu trả lời của học sinh giáo viên tổng hợp lại một số kiến thức cơ bản
sau:
Sau khi dành được độc lập, nhiều nước Đông Nam Á ngày càng nhận thức rõ
sự cần thiết phải cùng nhau hợp tác để phát triển, hạn chế sự ảnh hưởng của
các cường quốc bên ngoài. Ngày 8/8/1967 Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam
Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc ( Thái Lan) với sự tham gia của 5
nước In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Thái lan và Xin-ga-po. Ngày
28/7/1995 Việt Nam tham gia và trở thành nước thứ 7. Ngày 23/7/1997 Lào và
Mi-an-ma tham gia đến ngày 30/4/1999 Cam-pu-chia tham gia và trở thành
nước thứ 10. Hiệp hội ASEAN thành lập với mục đích “ Hợp tác kinh tế, văn
hóa, duy trì hòa bình, ổn định khu vực”.
2.3.2. Lồng ghép các tình huống, bài toán có nội dung thực tế.
Những năm gần đây học sinh cũng đã được tham gia cuộc thi “Vận dụng
kiến thức liên môn vào giải quyết các tình huống thực tiễn”. Tuy nhiên số học
sinh tham gia chưa nhiều, mới chỉ tập trung ở học sinh khá giỏi. Để bước đầu
các em được tiếp cận, làm quen và thấy được ý nghĩa thật sự của việc vận dụng
kiến thức liên môn vào giải quyết các tình huống thực tế thì trong quá trình dạy

học, tôi luôn cố gắng nghiên cứu để đưa ra các tình huống gắn liền với thực tế
cũng như các môn học khác thay thế cho các ví dụ và các bài tập tương tự như
được trình bày trong SGK và vẫn đảm bảo được nội dung lời giải và truyền thụ
kiến thức cho học sinh một cách đầy đủ, chính xác, khoa học.
2.3.2.1. Tình huống thực tế để dẫn vào bài mới.
Một tiết học sẽ mang lại hiệu quả cao khi tất cả học sinh trong lớp chủ động
tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ học tập một cách tích cưc, sáng
tạo, hợp tác. Chính vì vậy khi soạn bài tôi luôn chú trọng đưa ra những tình
huống có nội dung thực tế để học sinh thấy được sự gần gũi giữa toán học với
cuộc sống xung quanh, việc tiếp thu kiến thức trong nhà trường không phải chỉ
13


để thi cử mà nó còn là công cụ đắc lực để giúp các em giải quyết các vấn đề,
tình huống đơn giản trong thực tiễn.
Ví dụ 6: Khi dạy bài “Giải toán bằng cách lập phương trình”. Trước khi
vào bài tôi chiếu một vài hình ảnh về “ Đảo trường Sa”, hình ảnh “ Trường Sa
Lớn” để học sinh quan sát nhận xét về hình dạng và vẻ đẹp của đảo. Sau đó tôi
đặt ra bài toán.
Bài toán: Đảo Trường Sa có hình dạng là một tam giác vuông, biết độ dài
hai cạnh góc vuông hơn kém nhau 100m. Nếu tăng chiều dài cạnh góc vuông
nhỏ hơn thêm 50m thì diện tích của đảo Trường Sa sẽ tăng thêm 15000 m 2 . Tính
diện tích của đảo Trường Sa?.
Từ hình ảnh thực tế mà học sinh quan sát được sẽ thu hút các em tìm lời
giải cho bài toán để biết được diện tích của Đảo Trường Sa. Từ đó giáo viên
cũng có thể lồng ghép thêm các câu hỏi tích hợp liên môn (Địa lí, GDCD,…)
giúp các em hiểu hơn về Đảo Trường Sa. Khơi dậy tinh thần yêu nước, tích cực
học tập tốt để bảo vệ chủ quyền dân tộc.
2.3.2.2. Tình huống thực tế trong phần chuyển tiếp.
Để tiết học tránh khô khan, căng thẳng thì giáo viên luôn phải phối hợp

linh hoạt các phương pháp tích cực. Hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập
cũng cần đa dạng, sinh động và hấp dẫn được học sinh.
Ví dụ 7: Khi dạy bài “Sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của
đường tròn”. Ở phần 1 học sinh đã được ôn lại về khái niệm đường tròn, các
điểm nằm trên đường tròn, trong đường tròn, ngoài đường tròn, tâm, bán kính
của đường tròn. Trước khi chuyển sang phần 2 “ Cách xác định đường tròn” tôi
đưa ra tình huống sau:
Ba gia đình muốn đào chung một cái giếng (Hình vẽ). Hỏi phải chọn vị trí
của giếng ở đâu để các khoảng cách từ cái giếng đến các gia đình bằng nhau?

Học sinh sẽ tìm được vị trí đặt cái giếng là giao điểm của ba đường trung
trực của tam giác có đỉnh lần lượt là ba khu dân cư. Từ đó giáo viên đặt ra vấn
đề: Ta có thể tìm được mấy vị trí đặt giếng như thế? Coi vị trí đặt giếng là tâm
14


thì ba khu dân cư có nằm trên một đường tròn không? Qua 3 điểm không thẳng
hàng xác định được mấy đường tròn? Ta cùng tìm hiểu ở phần 2.
2.3.2.3.Tình huống thực tế trong phần củng cố bài
Trong tiến trình dạy học ngoài việc tổ chức các hoạt động một cách hợp lí,
sử dụng các biện pháp bổ trợ khuyến khích được sự hợp tác, giúp đỡ nhau của
học sinh. Mỗi giáo viên luôn phải quan sát phát hiện kịp thời những khó khăn để
hỗ trợ, rồi tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động, quá trình thảo luận
và kết quả học tập của học sinh. Tuy nhiên để tiêt học được trọn vẹn tôi đặc biệt
chú trọng hoạt động củng cố bài học. Tôi thấy việc lựa chọn bài tập có tính thực
tiễn để củng cố bài cũng là một trong các cách mang lại hiệu quả cao.
Ví dụ: Được trình bày như ví dụ 1.
2.3.3. Thực hành và trải nghiệm
Thực hành và trải nghiệm là một trong các hoạt động thiết thực tích hợp
được rất nhiều kiến thức, kĩ năng sống cho học sinh cũng như tích hợp các môn

học khác. Nội dung chương trình sách giáo khoa môn toán nói chung và môn
toán 9 nói riêng cũng đã có những tiết thực hành tuy nhiên so với thực tế thì số
tiết còn ít. Các hoạt động trải nghiệm cũng chưa có điều kiện tổ chức đa dạng
thường xuyên. Chính vì vậy trong mỗi tiết thực hành tôi luôn chuẩn bị chu đáo
và có phương pháp tổ chức hợp lí để tất cả các học sinh đều tham gia tích cực.
Ngoài ra tôi luôn lựa chọn các bài có nội dung thực hành (hình thức trải nghiệm
trong phạm vi hẹp) để lồng ghép vào trong các tiết dạy cũng có thể phân nhóm
giao nhiệm vụ về nhà đối với các bài tập thực hành phức tạp.
Ví dụ 8: Khi dạy về hàm số bậc nhất ngoài các bài tập trong SGK tôi
đã soạn thêm một số bài tập sau:
Bài 1: Từ ngày 13/10/2014 đến ngày 23/11/2014. Hiệp hội xăng dầu Việt
Nam đã thống kê và đi đến kết luận sau: Trung bình giá xăng Rol 92 trên thế
giới giảm đều mỗi ngày 90 đồng. Biết rằng giá xăng Rol 92 ngày 13/10/2014 là
22.800 đồng/lit.
a, Hỏi giá xăng Rol 92 ở ngày 13/11/2014 là bao nhiêu?
b, Tìm hàm số biểu diễn giá xăng Rol 92 trong khoảng thời gian trên?
Bài tập trên vừa giúp học sinh củng cố kiến thức toán học vừa là nội dung
thiết thực để giáo viên tích hợp được nhiều kiến thức bổ ích cho các em như:
Nguyên nhân dẫn đến giá xăng tăng, giảm biến động liên tục (liên môn Địa lí,
Hóa học), ý nghĩa cho cuộc sống sinh hoạt khi giá xăng giảm, một số cách tiết
kiệm xăng…Qua đó giáo viên có thể giao nhiệm vụ về nhà để các em tự tìm
15


hiểu xem trong tháng đầu năm 2018 trung bình giá xăng tăng mỗi ngày bao
nhiêu? Viết công thức biểu diễn sự tăng gia đó.
Lời giải: a, Giá xăng Rol 92 ở ngày 13/11/2014 là:
22800-90.30 = 20100 đồng/lít.
b, Gọi x là số ngày kể từ ngày 13/10/2014, y là giá xăng tương ứng ta có
công thức: y = 22800 - 90x.

Bài 2: ( Bài tập trải nghiệm- tích hợp kĩ năng sống) giao nhiệm vụ về nhà.
Một lớp học muốn thuê một hướng dẫn viên cho chuyến thăm quan, có hai
công ty đã được liên hệ để lấy thông tin về giá.
- Công ty A có phí dịch vụ ban đầu là 375.000 đồng cộng với 5000 đồng cho
mỗi km hướng dẫn.
- Công ty B có phí dịch vụ ban đầu là 250.000 đồng cộng với 7500 đồng cho
mỗi km hướng dẫn.
a, Lớp học nên chọn công ty nào để thuê hướng dẫn viên nếu biết rằng chuyến
đi sẽ đến một địa điểm nào đó với tổng khoảng cách đi lại là 400km, 600km..
b, Vậy nếu đi với khoảng cách bao nhiêu thì chọn công ty A có lợi hơn.
Gợi ý lời giải:
Gọi x là số km cần hướng dẫn viên, y là số tiền phải trả ta có công thức:
y = 375000 + 5000x hoặc y = 250000+ 7500x
Từ đó học sinh dễ dàng tính được số tiền cần phải trả trong mỗi trường hợp và
đưa ra quết định lựa chọn thuê công ty nào cho hợp lí.
Đây là một bài tập mang tính trải nghiệm, thực hành về tài chính cũng như kĩ
năng sống cần thiết khi tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh.
Bài 3: ( Tích hợp môn Địa lí, kĩ năng thực hành đọc bản đồ)
Biểu đồ sau (Hình vẽ) biểu thị sản lượng vịt, gà, ngan lai qua 5 năm của một
trang trại. Coi y = f(x), y = g(x), y = h(x). tương ứng là các hàm số biểu thị sự
phụ thuộc số vịt, gà, ngan lai vào thời gian x qua biểu đồ hãy.
a, Tính các giá trị f( 2017), g(2014), h(2015).
b, Tính hiệu h(2017) - h(2014).

16


2013

2014


2015 2016

2017

Lời giải:
a, f(2017) = 620000 (con); g(2014) = 38000(con); h(2015) = 100000(con).
b, h(2017) - h(2014) = 210000 - 30000 = 180000(con).
Sản lượng ngan lai của trang trại năm 2017 tăng so với năm 2014 là 180000 con.
Qua bài tập trên học sinh được rèn kĩ năng đọc, hiểu biểu đồ. Biết so sánh
và nhận xét được mức độ tăng trưởng nhanh hay chậm của các loại vật nuôi
trong trang trại. Cũng một phần hình dung được lợi nhuận so với đầu tư ban đầu
(bài toán về kinh tế). Giáo viên có thể giao nhiệm vụ để các em về nhà tự tìm
hiểu các trang trại ở địa phương (Trải nghiệm thực tế) thu thập số liệu cần thiết
và xây dựng biểu đồ tương tự.
2.3.4. Tiết dạy học thử nghiêm.
Tôi để tại phần phụ lục. Giáo án này đã được giải cấp tỉnh trong cuộc thi
“Liên môn - Tích hợp” cấp THCS năm học 2017-2018.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến.
Sau một năm (2017 - 2018) áp dụng các hình thức tố chức dạy học như
được trình bày ở trên vào các tiết dạy học như trên vào dạy học nói chung cũng
như các tiết dạy học tích hợp liên môn nói riêng. Tôi tiến hành khảo sát lại với
31 học sinh lớp 9A đề bài cụ thể như sau:
BÀI TẬP. Trong quá trình đốt vôi có xảy ra phản ứng hóa học:
CaCO 3 → CaO + CO 2 .
Biết y(tấn) CaCO 3 phân hủy tạo ra x (tấn) CaO và khối lượng khí CO 2 sinh ra
ít hơn CaO là 12 tấn.
a, Viết công thức biểu diễn y theo x, nhận xét công thức tìm được.
b, Khí CO 2 được thải ra bầu khí quển nhiều gây nên hậu quả gì? Nêu một số
biện pháp để có thể giảm thiểu lượng CO 2 ?

Kết quả đạt được như sau:
17


Kết quả trên cho thấy đa số học sinh đã biết tích hợp kiến thức liên môn
Chỉ biết sử dụng kiến thức Vận dụng tổng hợp kiến
Tổng số HS
một môn học (Toán)
thức nhiều môn học
(Lớp 9A)
SL
%
SL
%
31
7
22.6
24
77.4
vào giải toán một cách chủ động, linh hoạt và có hiệu quả.
3. KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT
3.1. Kết luận
Vấn đề dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn đang là chủ trương chính
trong đề án thay sách giáo khoa của Bộ GD và ĐT sau năm 2015. Trên cơ sở lý
luận và thực trạng của vấn đề dạy học theo phương pháp tích hợp liên môn ở
trường THCS Nga Thạch nói riêng. Trong SKKN này tôi đã thực hiện nhóm giải
pháp cơ bản, mang lại hiệu quả cao. Đó là:
Lựa chọn một số cách tổ chức hoạt động học cho học sinh để phù hợp với
việc áp dụng các biện pháp tích cực, thuận lợi cho việc tích hợp liên môn như:
- Tổ chức các trò chơi toán học.

- Lồng ghép các tình huống, bài tập có nội dung thực tiễn.
- Các bài tập thực hành trải nghiệm, bài tập tích hợp các môn học khác.
Dạy bài thử nghiệm một chủ đề “Hàm số bậc nhất”.
Các giải pháp trên đã góp một phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học
và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục. Thực hiện tốt hơn việc kết hợp dạy học
trong nhà trường với thực tiễn cuộc sống, tạo cho học sinh mối liên hệ giữa kiến
thức được học trong nhà trường với thế giới bên ngoài, giúp các em hiểu biết
hơn về tình hình biến động xã hội trên toàn cầu, biết cách nhìn nhận các vấn đề
sống còn của xã hội đang phải đối mặt từ đó hình thành các phẩm chất đạo đức,
ý thức trách nhiệm và năng lực giải quyết các vấn đề trong thực tế. Mặt khác,
các giải pháp trên còn mang lại một ý nghĩa thực tiễn trong đời sống xã hội góp
phần giúp học sinh thấy được vai trò và lợi ích của việc học tập đều các môn học
để có sự phát triển một cách toàn diện, tạo cơ hội cho các em thể hiện mình, giao
tiếp được nâng lên, có nhận thức đầy đủ để tích cực tham gia vào những công
việc có ích cho cộng đồng và xã hội.
3.2. Đề xuất
3.2.1. Đối với Sở GD và ĐT, Bộ GD và ĐT
- Trong đề án thay SGK, nên chọn và biên soạn SGK theo hướng giảm nội
dung lý thuyết ở bộ môn, tăng cường nội dung ứng dụng thực hành, bổ sung
18


thêm các câu hỏi mở rộng trong các bài tập thực tế để học sinh tự nhận ra cần
phải vận dụng kiến thức nhiều môn học để giải quyết được vấn đề bài tập đặt ra.
- Cần đưa nội dung chủ đề tích hợp liên môn là chủ đề tự chọn bắt buộc
trong chương trình các môn khoa học tự nhiên.
- Cần có nhiều văn bản hướng dẫn cụ thể hơn nữa trong dạy học tích hợp
liên môn. Cung cấp các tài liệu tham khảo, các báo cáo hội thảo, các giáo án
mẫu …; đồng thời tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, kinh phí… trong
việc triển khai và thực hiện các chủ đề tích hợp.

3.2.2. Đối với Phòng GD và ĐT huyện Nga Sơn
Đào tạo và bồi dưỡng chuyên gia nhằm quán triệt quan điểm tích hợp và
có khả năng xây dựng được các chủ đề tích hợp liên môn.
3.2.3. Đối với nhà trường
Cần tăng cường đào tạo giáo viên cốt cán có khả năng xây dựng nội dung bài
học thành các chủ đề tích hợp liên môn và thực hiện giảng dạy tại trường.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân, tôi mạnh dạn trình bày
với mục tiêu nâng cao chất lượng học tập của học sinh, đồng thời cũng bồi
dưỡng, tích luỹ thêm cho mình về trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Do điều kiện
nghiên cứu vấn đề ở phạm vi hẹp, vốn tài liệu còn ít nên trong đề tài này chắc
hẳn vẫn còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến nhiệt tình của
các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp, hội đồng khoa học giáo dục các cấp và
bạn đọc để bài viết này được hoàn thiện hơn và đề tài này được sử dụng rộng rãi
hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
Nga Sơn, ngày 02 tháng 4 năm 2018
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người thực hiện

Mai Thị Thúy

19


Tài liệu tham khảo.
-Tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học chung; tài liệu về phương pháp dạy

học theo quan điểm tích hợp trên Internet.
- SGK, SGV các bộ môn: Toán 9, 7; Sinh 9; Địa lí 8,9; Vật lí 6, 9; GDCD 6, 7;
Hóa học 9; Lịch sử 9.
- Một số tư liệu về lịch sử, hiểu biết xã hội, thời sự tham khảo trên mạng
Internet.
-Quấn “ Những nhà khoa bảng xứ Thanh” PGS.TS Hà Đình Đức- Trần Hồng
Đức - Lê Đức Đạt. Nhà xuất bản Thanh Hóa - năm 2011.
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SKKN ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ
XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO
HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Mai Thị Thúy
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên - Trường THCS Nga Thạch
Cấp
Kết quả
Năm học
đánh
đánh
STT
Tên đề tài SKKN
đánh giá
giá xếp giá xếp
xếp loại
loại
loại
Kinh nghiệm tổ chức dạy hoc tiết
Phòng
1
luyện tập nhằm nâng cao chất lượng
B
2007 - 2008

GD&ĐT
môn toán 7.
2
Hướng dẫn học sinh học một số định Phòng
B
2009 -2010
lí toán học.
GD&ĐT
3

4

5

6

Giúp học sinh yếu học tốt hơn môn
toán 8 bằng việc sử kĩ thuật mảnh
ghép vào tiết dạy luyện tập, tiết ôn
tập.
Sử dụng câu hỏi mở, câu hỏi theo
cấp độ nhận thức điều khiển HS tìm
cách giải từ đó rèn kĩ năng giải bài
toán hình học cho học sinh lớp 9
trường THCS Nga Thạch.
Câu hỏi, bài tập bổ trợ tạo hứng thú
và khắc sâu kiến thức môn Toán cho
học sinh lớp 7 trường THCS Nga
Thạch.
Kinh nghiệm dạy học giúp củng cố

và khắc sâu kiến thức môn Toán cho
học sinh lớp 8 trường THCS Nga
Thạch.

Phòng
GD&ĐT

B

2011 - 2012

Phòng
GD&ĐT

A

2013 - 2014

Phòng
GD&ĐT

B

2014 - 2015

Phòng
GD&ĐT

B


2015 - 2016


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN

PHỤ LỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO
HỌC SINH NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
TÍCH HỢP LIÊN MÔN Ở MÔN TOÁN 9 TRƯỜNG THCS
NGA THẠCH.

Người thực hiện: Mai Thị Thúy
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Nga Thạch

THANH HÓA NĂM 2018


GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP.
Môn toán: Lớp 9.
Tiết 21: HÀM SỐ BẬC NHẤT.
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: Sau bài học này
- Nắm được thế nào là hàm số bậc nhất.
- Nắm được tính chất của hàm số bậc nhất.
2. Kĩ năng.
- Biết nhận dạng hàm số bậc nhất, lấy ví dụ về hàm bậc nhất, xác định các hệ số

a, b.
- Có kĩ năng nhận biết một hàm số đồng biến, hàm số nghịch biến.
- Rèn kĩ năng lập công thức hàm số từ sự tương quan giữa các đại lượng trong
những bài toán thực tế.
3. Thái độ.
- Học tập tích cực, tự giác, hứng thú trong việc vận dụng kiến thức liên môn dể
giải quyết các vấn đề của bài học.
- Biết được hậu quả khôn lường do tác động của con người đến môi trường, tích
cực tuyên truyền để mọi người cùng chung tay bảo vệ môi trường ứng phó vời
biến đổi khí hậu.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên.
- Máy tính, máy chiếu.
- Phiếu hoạt động nhóm của học sinh.
- Hình ảnh về tác động của con người đến môi trường, hậu quả của biến đổi khí
hậu và những việc làm thiết thực để ứng phó với biến đổi khí hậu.
SGK Vật lí 6, Địa 7, Địa lí 8, Sinh học 9, Hóa học 8, Hóa học 9, Công nghệ 7.
Học sinh:
- Ôn tập lại khái niệm hàm số, hàm số đồng biến, hàm số nghịch biến.
- Tìm hiểu về tình hình biến đổi khí hậu và các biện pháp ừng phó.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC

2


Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
?. Khi nào y được gọi là hàm số của x?
? Thế nào là hàm số đồng biến? hàm số

nghịch biến?
Hoạt động 2: Khái niệm hàm số bậc nhất – Liên môn vật lí
GV: Chiếu đề bài bài toán tr46(sgk).
Bài toán: Một ô tô chở khách từ bến
xe phía nam Hà Nội vào Huế với vận
tốc trung bình là 50km/h. Hỏi sau t
giờ ô tô đó cách trung tâm Hà Nội
bao nhiêu ki lô mét? Biết rằng bến xe
phía Nam cách trung tâm Hà Nội
8km.
GV: Yêu cầu học sinh đọc đề bài tóm
tắt bài toán và hoàn thành ?1.
HS: Quãng đường bằng vận tốc nhân
? Quãng đường, vận tốc và thời gian với thời gian.
liên hệ với nhau bằng công thức nào?
?1: Sau 1 giờ ôtô đi được 50km
? Với v = 50km/h, t = 1giờ thì quãng Sau t giờ ô tô đi được: 50t(km)
đường ô tô đi được là bao nhiêu?
Sau t giờ ô tô cách trung tâm Hà Nội
? Muốn tính khoảng cách từ ôtô đến là: s = 50t + 8 (km)
trung tâm Hà Nội ta làm thế nào?
?2:
Gv: Yêu cầu hs làm ?2 bằng cách hoàn
thành vào bảng.
Hs: s được gọi là hàm số của t vì s
? Em hãy cho biết s là hàm số của t phụ thuộc vào t thay đổi và mỗi giá
không?
trị của t cho một và chỉ 1 giá trị của
s.
Gv: Giới thiệu s = 50t +8 là hàm số bậc

nhất. S là hàm số, t là biến số.
? Nếu thay s là y, t là x, 50 là a và 8 là HS: Phát biểu định nghĩa hàm số bậc
b ta được công thức tổng quát của hàm nhất.
só bậc nhất là gì?
HS: Chú ý SGK.
Gv: Lưu ý a, b là các hệ số, a ≠ 0.
? Khi b = 0 hàm số có dạng gì? Đã học
ở lớp mấy?
HS: Lấy ví dụ về hàm số bậc nhất.
? Lấy ví dụ về hàm số bậc nhất?
GV: Qua bài toán trên các em đã vận
dụng kiến thức môn vật lí để thiết lập
công thức tính khoảng cách từ trung
tâm Hà Nội đến Huế. Công thức đó là
một hàm số bậc nhất, từ công thức đó
3


×