Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN biện pháp nâng cao chất lượng dạy học ngữ văn ở trường THCS DTNT thường xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THƯỜNG XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY – HỌC MÔN
NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ DÂN TỘC
NỘI TRÚ THƯỜNG XUÂN

Người thực hiện: Cầm Thị Dự
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Dân tộc nội trú
SKKN thuộc môn: Ngữ văn

THANH HÓA, NĂM 2019

1


MỤC LỤC

TT

Nội dung

Trang

1

1.Mở đầu


1

2

1.1. Lí do chọn đề tài

1

3

1.2. Mục đích nghiên cứu

1

4

1.3. Đối tượng nghiên cứu

1

5

1.4. Phương pháp nghiên cứu

2

6

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm


2

7

2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

2

8

2.2. Thực trạng dạy và học môn Ngữ văn ở trường trung học cơ sở
Dân tộc nội trú

2

9

2.3. Các biện pháp nâng cao chất lượng dạy - học môn Ngữ văn ở
trường trung học cơ sở Dân tộc nội trú

5

10

2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động dạy học

11

11


2.4.1. Hiệu quả của sáng kiến

11

12

2.4.2. Bài học kinh nghiệm

12

13

3. Kết luận, kiến nghị

13

14

3.1. Kết luận

13

15

3.2. Kiến nghị

14

1. Mở đầu
2



1.1. Lí do chọn đề tài
Dưới sự lãng đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chế độ xã hội chủ nghĩa
mà nhân dân ta đã lựa chọn và kiên trì xây dựng đang trên con đường phát triển
vững mạnh. Trong đó sự nghiệp giáo dục có nhiệm vụ đào tạo ra thế hệ công
dân có đầy đủ tài năng, phẩm chất và bản lĩnh để đưa đất nước ngày càng phát
triển phát triển. Đối với đồng bào dân tộc miền núi nơi mà còn chiếm tỉ lệ đói
nghèo và lạc hậu tương đối nhiêu thì Đảng và nhà nước ta đã khẳng định:
“Trường trung học cơ sở Dân tộc nội trú là vườn ươm tốt nhất những hạt giống
của đồng bào dân tộc thiểu số là nơi đào tạo những con người quản lí xã hội,
thầy giáo, cô giáo, những cán bộ có chuyên môn của các ngành kinh tế, văn
hóa, góp phần xây dựng quê hương đất nước”.
Để có được những con người như vậy, thì đội ngũ cán bộ giáo viên trong
trường trung học cơ sở Dân tộc nội trú Thường Xuân có vai trò và nhiệm vụ
không nhỏ. Trong đó, các thầy cô giáo giảng dạy bộ môn Ngữ văn là một yếu tố
cực kì quan trọng. Bởi đây là bộ môn giúp học sinh hoàn thiện và phát triển
nhân cách.
Vậy làm thế nào để trường trung học cơ sở Dân tộc nội trú nói chung và
trường trung học cơ sở Dân tộc nội trú Thường Xuân nói riêng trở thành vườn
ươm hạt giống tốt? Làm thế nào để học sinh trường trung học cơ sở Dân tộc nội
trú Thường Xuân có chất lượng tương đồng với học sinh các trường lân cận như:
Thị Trấn, Xuân Dương, Ngọc Phụng…? Đó là vấn đề được nhiều người quan
tâm. Trong những năm qua đội ngũ cán bộ giáo viên của trường trung học cơ sở
Dân tộc nội trú Thường Xuân đã tập trung sức lực để từng bước nâng cao chất
lượng học sinh. Song vẫn còn nhiều hạn chế, chất lượng dạy học vẫn chưa được
như mong muốn.
Là một giáo viên đang công tác giảng dạy tại hệ thống trường trung học
cơ sở Dân tộc nội trú nói chung và trường trung học cơ sở Dân tộc nội trú
Thường Xuân nói riêng, hơn nữa lại là một giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn, nhận

thức được vai trò trách nhiệm của mình trong công tác nâng cao chất lượng
giảng dạy bộ môn Ngữ văn nói riêng và góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy
của nhà trường của ngành giáo dục nói chung. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài
“Biện pháp nâng cao chất lượng dạy - học môn Ngữ văn ở trường trung học
cơ sở Dân tộc nội trú Thường Xuân”. Để giúp cho bản thân có thêm kinh
nghiệm trong quá trình giảng dạy có chất lượng hơn trong thời gian tới. Đồng
thời góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giáo dục của trường trung học cơ
sở Dân tộc nội trú Thường Xuân nói riêng và hệ thồng trường trung học cơ sở
trên cả nước nói chung.
1. 2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài đưa ra một số biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng dạy học, làm cho giờ học diễn ra sôi nổi, học sinh ham học. Từ đó giúp cho giờ học
đạt hiệu quả cao hơn, đáp ứng được yêu cầu của phương pháp dạy học đổi mới
hiện nay.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Vì thời gian và khả năng có hạn tôi chỉ tập trung nghiên cứu và đưa ra
một số kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy học sinh ở trường trung học cơ sở
3


Dân tộc nội trú Thường Xuân.
Sách giáo khoa, sách giáo viên môn Ngữ văn 6, 7, 8, 9, một số sách tham
khảo và tư liệu trên báo chí có liên quan đến đề tài.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp tổng kết đúc rút kinh nghiêm
Vận dụng một số phương pháp chung của bộ môn, từ đó đưa ra một số
biện pháp cụ thể đã áp dụng được trong thực tế giảng dạy và đạt hiệu quả.
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm

2.1. Cơ sở lí luận
Như chúng ta đã biết bộ môn Ngữ văn không chỉ yêu cầu học sinh đọc
viết thông thạo, mà còn phải có các kĩ năng cơ bản về: Tự sự, miêu tả, biểu cảm,
giải thích, chứng minh, phân tích bình luận về một vấn đề… Đây là những kĩ
năng cơ bản để học sinh có thể làm bài tốt.
Môn Ngữ văn yêu cầu học sinh cần nắm chắc khối lượng lớn kiến thức về
Văn bản - Tiếng Việt - Tập làm văn. Những tác phẩm đưa vào sách giáo khoa là
những tác phẩm tiêu biểu, có giá trị nghệ thuật có khả năng đại diện cho một
giai đoạn văn học hoặc một tác giả văn học. Đó là khối lượng kiến thức lớn mà
học sinh không những phải học mà còn phải cảm thụ được cái hay, cái đẹp của
mỗi tác phẩm văn chương đó.
Môn Ngữ văn giúp học sinh hiểu một cách tường tận trong mỗi tác phẩm
văn chương tác giả muốn nói vấn đề gì (nội dung)? Và nói như thế nào (nghệ
thuật)? Nhưng yêu cầu học sinh không chỉ dừng lại đó. Mà bộ môn Ngữ văn còn
đòi hỏi học sinh phải khám phá, sáng tạo, phải thể hiện sự tinh tế trong cảm thụ
văn học.
“Văn học là nhân học” văn học giúp học sinh hoàn thiện nhân cách của
mình. Vì vậy để hiểu sâu sắc tác phẩm, học sinh phải sống đẹp, có lòng nhân ái,
yêu quí cái đẹp, cái chân, cái thiện, cái mĩ. Có như thế mới có thể hiểu cẩm thụ
cái đẹp của những áng văn chương xuất sắc của dân tộc qua các thời đại được
đưa vào chương trình.
Như vậy, môn Ngữ văn không chỉ rèn luyện cho học sinh kĩ năng: nghe,
nói, đọc, viết, các kĩ năng cảm thụ tác phẩm văn học và làm bài tốt mà còn giúp
cho học sinh hình thành nhân cách .
2.2. Thực trạng dạy và học môn Ngữ văn ở trường trung học cơ sở
Dân tộc nội trú Thường Xuân.
2.2.1. Về học sinh.
2.2.1.1 Trình độ hiểu biết và vận dụng kiến thức không được đồng đều.
Học sinh của trường trung học cơ sở Dân tộc nội trú được tuyển chọn từ
các xã vùng cao, vùng sâu, vùng khó khăn, hẻo lánh của huyện. Do đó địa bàn

sống cũng khác nhau nên dẫn đến trình độ hiểu biết và vận dụng kiến thức của
các em không đồng đều.
Sự chênh lệch về trình độ hiểu biết, vận dụng kiến thức không đồng đều
ảnh hưởng không ít cho thầy cô giáo giảng dạy.
4


2.2.1.2. Học sinh bị hổng kiến thức nặng.
Các em học sinh dân tộc thiểu số ít người rất yếu, thiếu kiến thức về vốn
từ, nhất là từ Hán Việt, về câu, về làm văn và các khả năng hiểu và cảm thụ các
tác phẩm văn chương. Vì vậy vấn đề nâng cao chất lượng của trường phải gắn
liền với việc nâng cao chất lượng dạy.
2.2.1.3. Tâm lí học sinh.
Học sinh dân tộc ít người thường có tâm lí tự ti, thụ động, lười suy nghĩ
trong học tập nói chung và học tập môn Ngữ văn nói riêng. Cuộc sống của đồng
bào dân tộc miền núi với những sinh hoạt tập quán riêng đã hình thành ở các em
những thói quen, những suy nghĩ sống khép kín ưa hướng nội, ngại giao lưu tiếp
xúc, ít có thói quen lao động trí óc.
Những đặc điểm này sẽ ảnh hưởng đến vấn đề tìm hiểu, hòa nhập, giao
thoa ngôn ngữ giữa giáo viên với học sinh và xã hội, đồng thời làm mất cơ hội
phát triển, rèn luyện, thử thách của các em.
2.2.1.4. Việc tiếp thu bài của học sinh.
Các em học sinh dân tộc thiểu số phần đa tiếp thu bài giảng rất chậm, mức
độ nhớ nhanh, nhạy và tinh tế trong cảm thụ văn chương rất hạn chế. Vì thế việc
tiếp thu kiến thức môn Ngữ văn rất hạn chế. Các thao tác tổng hợp, phân tích,
khái quát còn yếu. Vì thế việc tiếp thu kiến thức môn Ngữ văn với một hệ thống
lý thuyết trừu tượng không phải dễ dàng mà vô cùng khó khăn cho các em.
Ngoài việc chậm hiểu, các em còn có đặc điểm học bài rất lâu thuộc và mau
quên các kiến thức đã học. Từ đặc điểm này một yêu cầu đặt ra cho giáo viên bộ
môn Ngữ văn nói riêng và các giáo viên bộ môn khác nói chung, là phải có một

cách dạy riêng cho phù hợp đối với đối tượng học sinh có những đặc thù riêng.
2.2.1.5. Học sinh dân tộc thiểu số yếu kĩ năng thực hành tiếng Việt.
Vốn từ của em rất nghèo nàn, đặc biệt là từ Hán Việt. Không hiểu nghĩa
của các từ trừu tượng, từ Hán Việt. Đây chính là một trong những nguyên nhân
của học sinh không hiểu bài.
Những từ “tư duy”, “cá thể” nếu giáo viên không ngừng lại giải thích thì
nhất định học sinh không hiểu được.
Khi đặt câu, dựng đoạn văn các em thường mắc lỗi về quy tắc cấu tạo câu,
thiếu chủ ngữ hoặc vị ngữ. Các em nói ngược tạo nên một trật tự từ không có
trong tiếng Việt. Do đó câu các em đặt ra thường rườm rà, cộc lốc, tối nghĩa.
2.2.1.6. Động cơ học tập.
Một số học sinh còn mơ hồ trong động cơ học tập, chưa hiểu vì sao phải học?
Giá trị của việc học? Vì vậy dẫn đến có một thái độ lơ là, đối phó trong học tập.
Cá biệt có một số ít học sinh đến trường để hưởng thụ chế độ ưu đãi của
nhà nước về kinh tế, mà ít quan tâm đến việc học.
Kinh nghiệm bản thân cho thấy học sinh cá biệt thường là học sinh yếu
kém, chưa xác định được động cơ học tập hoặc động cơ học tập chưa đúng.
2.2.1.7. Học sinh dân tộc thiểu số ít có điều kiện, môi trường thực
hành tiếng Việt, tiếp xúc với văn học.
Mỗi năm sau chín tháng học tại trường các em lại về với làng bản, đồng
ruộng, với nương rẫy, lại hòa mình với thiên nhiên, vất vả lao động. Về ngôn
ngữ các em sử dụng bản ngữ. Chứ không sử dụng tiếng phổ thông. Vì vậy, kĩ
5


năng sử dụng tiếng phổ thông bị mai một.
Cuộc sống của các em với những người ở buôn làng nơi xa trung tâm văn
hóa, không có phương tiện thông tin đại chúng, hoặc có thì cũng chỉ là số ít, làm
cho vốn kiến thức văn học trống rỗng. Không hề cảm thụ hoặc đọc những tác
phẩm văn học của nước ngoài và dân tộc, làm tâm hồn của các em vô tình với

cái đẹp. Điều đó gây cản trở việc hiểu và cảm thụ những hình tượng văn học
trong tác phẩm văn chương.
2.2.1.8. Qua khảo sát đầu năm của các năm học cho thấy cụ thể về
thực trạng trên như sau:
- Năm học 2015 – 2016
Dưới TB

Trung bình

Khá

Giỏi

Lớp

Sĩ số

Tổng
số

Tỉ lệ
(%)

Tổng
số

Tỉ lệ
(%)

Tổng

số

Tỉ lệ
(%)

Tổng
số

6A

30 h/s

12

40

16

53.3

2

6,7

0

6B

30 h/s


14

46.7

15

50

1

3.3

0

Tỉ lệ
(%)

- Năm học 2016 – 2017
Dưới TB

Trung bình

Khá

Giỏi

Lớp

Sĩ số


Tổng
số

Tỉ lệ
(%)

Tổng
số

Tỉ lệ
(%)

Tổng
số

Tỉ lệ
(%)

Tổng
số

7A

30 h/s

10

33,3

17


56,7

3

10

0

7B

30 h/s

11

36.7

18

60

1

3,3

0

Tỉ lệ
(%)


- Năm học 2017- 2018
Dưới TB
Lớp

Sĩ số

Trung bình

Khá

Giỏi

Tổng

Tỉ lệ

Tổng

Tỉ lệ

Tổng

Tỉ lệ

Tổng

Tỉ lệ

số


(%)

số

(%)

số

(%)

số

(%)

8A

30 h/s

3

10

18

60

7

23.3


2

6.7

8B

30 h/s

6

20

19

63.3

3

10

2

6,7

2.2.2. Về giáo viên.
Nhìn chung đội ngũ giáo viên được phân công giảng dạy môn Ngữ văn
của trường trung học cơ sở dân trú nội trú Thường Xuân đều nhiệt tình, có tâm
huyết với nghề nghiệp, có năng lực, luôn quan tâm tới học sinh như con em của
mình, chăm sóc dạy dỗ các em không chỉ với tâm huyết của người thầy mà còn
với tấm lòng của người mẹ. Luôn mong muốn mang đến cho các em những gì

6


tốt đẹp nhất, giúp các em nâng cao hiểu biết và học vấn. Nhưng đôi khi cũng dễ
nản trước sự thụ động, tiếp thu chậm của học sinh.
Việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học
sinh còn gặp khó khăn: Dạy đúng yêu cầu thì học sinh khó tiếp nhận đủ nội
dung chương trình cũng như chuẩn kiến thức đã đề ra.
Trên đây là những đặc điểm và thực trạng của việc dạy và học môn Ngữ
văn ở trường trung học cơ sở Dân tộc nội trú Thường Xuân. Những thực trạng
trên đã ảnh hưởng không ít cho việc dạy và học môn Ngữ văn nói riêng và việc
dạy và học nói chung của trường trung học cơ sở Dân tộc nội trú Thường Xuân.
Những đặc điểm này có nguyên nhân khách quan, chủ quan, đặc điểm dân tộc,
điều kiện địa bàn sống, thực trạng cá nhân từng giáo viên và học sinh… Để khắc
phục những vấn đề trên để theo kịp với nền giáo dục ngày nay giáo viên phải
thực sự nỗ lực cố gắng. Điều thực tế thừa nhận là: Học sinh yếu các môn học nói
chung và môn Ngữ văn nói riêng, là hệ quả của hoàn cảnh khách quan. Các em
dân tộc đều có đủ những khả năng, những phẩm chất trí tuệ để trở thành học
sinh khá, giỏi.
2.3. Các biện pháp nâng cao chất lượng dạy - học môn Ngữ văn ở
trường trung học cơ sở Dân tộc nội trú Thường Xuân.
2.3.1. Phân loại học sinh.
Sau khi khảo sát chất lượng đầu năm, dựa vào kết quả bài kiểm tra của
học sinh. Tôi đã tiến hành phân loại đối tượng học sinh. Việc phân loại học sinh
khá, giỏi, trung bình, yếu, kém sẽ giúp cho tôi có kế hoạch bồi dưỡng, có hệ
thống phương pháp dạy, chuẩn bị nội dung kiến thức phù hợp với từng đối tượng
học sinh. Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp, Đặc biệt lại là giáo viên dạy môn
Ngữ văn, tôi thấy việc này thật sự đem lại hiệu quả.
2.3.2. Biện pháp đối với học sinh bị rỗng mất căn bản về kiến thức
môn Ngữ văn.

Đối với học sinh bị rỗng mất căn bản về kiến thức thì trong tiết dạy bài
mới, tôi thường kết hợp ôn kiến thức cũ có tính chất cơ bản, liên quan và xuyên
suốt chương trình, kết hợp luyện tập để củng cố kiến thức. Có như thế thì học
sinh sẽ từng bước lấp đầy lỗ hổng về kiến thức
Sử dụng hiểu quả các tiết dạy bằng cách:
+ Thường xuyên sử dụng phương pháp đàm thoại để tìm hiểu những kiến
thức về bộ môn Ngữ văn mà học sinh chưa hiểu trong tiết học của mình để bổ
sung. Qua đó khoanh vùng những mảng kiến thức mà học sinh mất căn bản để
có kế hoạch bồi dưỡng.
+ Tăng cường bồi dưỡng kiến thức bị rỗng bằng cách ôn tập, bằng hệ
thống bài tập, bằng thảo luận (tôi đưa một vấn đề, học sinh chuẩn bị, đến lớp tôi
hướng dẫn thảo luận).
+ Đặc biệt tôi phối kết hợp với các tổ chức của nhà trường, với tổ chuyên
môn, thường tổ chức hoạt động ngoại khóa để bổ sung, củng cố vốn từ tiếng
Việt. Các hình thức có thể là: Thi sáng tác thơ văn, thi kể chuyện, viết thư, tổ
chức câu lạc bộ văn học… có thể tổ chức ở lớp hoặc ở trường nhưng điều quan
trọng là tôi hướng cho học sinh phải chuẩn bị kỹ (đây là quá trình ôn và tích lũy
từ ngữ, kiến thức văn).
7


( Trường THCS DTNT Thường Xuân tổ chức ngoại khóa đêm thơ)
+ Sau cuộc thi, tôi thường khen thưởng động viên nhưng cũng phải sửa
chữa những lỗi dùng từ, đặt câu, tập cách nói diễn cảm.
+ Bên cạnh đó nhà trường cũng tạo điều kiện cho các em có cơ hội giao lưu
với học sinh các trường khác, hoạc đi đến những điểm tham quan du lịch. Qua đó
các em có điều kiện tăng thêm sự hiểu biết và khả năng sử dụng tiếng Việt.

(Giáo viên và học hinh khối 7 trường THCSDTNT Thường Xuân trong chuyến
tham quan, du lịch, học tập ngoại khóa tại lăng Bác)

2.3.3. Khắc phục tâm lí tự ti, thụ động, lười suy nghĩ trong học tập
của học sinh dân tộc.
8


Tôi luôn luôn phải khéo léo và linh hoạt sử dụng phương pháp giảng dạy
tích cực, lấy học sinh làm trọng tâm. Trong giờ Ngữ văn, phương pháp này dễ sử
dụng và phát huy hiệu quả hơn. Qua các câu trả lời và cách tiếp cận vấn đề của
học sinh, tôi uốn nắn những sai lầm về kiến thức giúp các em rèn luyện nói, suy
nghĩ và nhất là khắc phục tâm lý tự ti, thụ động, lười suy nghĩ trong học tập của
các em.
Đặc điểm nổi bật nhất của các em học sinh trường trung học cơ sở Dân
tộc nội trú Thường Xuân là: điều kiện “nội trú”. Vì vậy tôi có thể sử dụng được
quỹ thời gian tương đối nhiều so với giáo viên các trường khác để tiếp cân và
giúp cho các em học tốt hơn.
Để thực hiện điều đó, tôi phải thường xuyên ra bài tập về nhà cho học
sinh làm. Hệ thống bài tập có thể là dạng ôn tập, củng cố hoặc nâng cao. Bên
cạnh đó, tôi có thể yêu cầu học sinh đọc và tóm tắt tác phẩm văn học, lập bảng
hệ thống từ đồng nghĩa, trái nghĩa, hoặc mô hình câu.
Điều quan trọng là tôi phải kiểm tra nghiêm khắc việc hoàn thành bài tập
và việc học bài, soạn bài ở nhà của học sinh, nếu lơ là trong khâu này sẽ làm cho
học sinh có thói quen thích thì làm, không thích thì thôi rất khó quản lí.
Ngoài ra tôi thường cho các em làm bài tập, sưu tầm văn học theo chủ đề
hoặc theo kết cấu truyện…Có thể viết một đoạn văn về cảm nghĩ của bản thân
đối với một nhân vật văn học mà học sinh yêu thích, để rèn luyện kỹ năng cảm
thụ tác phẩm cho các em, đó cũng là nền tảng cho việc thực hành bài Tập làm
văn có chất lượng cao.
Những biện pháp trên sẽ khắc phục tính thụ động, lười suy nghĩ của học
sinh. Đối với học sinh dân tộc, việc giáo dục để các em hình thành những thói
quen tốt là rất cần thiết. Bên cạnh đó sự ân cần “cầm tay chỉ bảo’’ của giáo viên

cũng là điều không thể thiếu.
2.3.4. Khắc phục nhược điểm hiểu bài rất chậm lại khó nhớ bài và rất
nhanh quên của học sinh dân tộc.
Chương trình Ngữ văn hơi quá tải với học sinh dân tộc. Vì vậy trong tiết
dạy để học sinh dễ hiểu, không có con đường nào khác là tôi phải tinh giản kiến
thức (tinh giản nhưng căn cứ vào chuẩn kiến thức).
Bên cạnh đó tôi thường cấu tạo bài giảng thành những đơn vị kiến thức cơ
bản để giảng sâu và thật tỉ mỉ để học sinh hiểu kĩ và sâu hơn.
Tôi cũng áp dụng những phương pháp thích hợp sau đây để học sinh dễ
hiểu nhớ lâu bài giảng:
+ Tăng cường phương pháp vấn đáp: Phương pháp này sẽ lôi cuốn học
sinh tham gia vào bài học, kích thích hứng thú học tập và lòng tự tin của học
sinh, rèn luyện cho học sinh năng lực diễn đạt. Bằng cách này học sinh sẽ hiểu
bài, nhớ bài lâu hơn.
+ Tăng cường phương pháp quy nạp: Quy luật của nhận thức là từ “trực
quan sinh động đến tư duy trừu tượng”. Vì vậy trong khi giảng bài tôi thường đi
từ cái riêng đến cái chung, cái cụ thể đến cái khái quát; từ dễ đến khó; từ quan
sát trực quan đến hình thành khái niệm, hình thành kiến thức cho học sinh. Tôi
phải lấy ví dụ thật cụ thể và gần gũi, quen thuộc với các em để các em tiếp thu
một cách dẽ dàng hơn.
9


+ Tăng cường phương pháp trực quan, giảng dạy có đồ dùng dạy học.
Phương pháp này đặc biệt quan trọng đối với học sinh dân tộc, một đối tượng
mạnh về tư duy cụ thể.
+ Tăng cường phương pháp dạy tư duy đối chiếu, so sánh. So sánh bao
giờ cũng làm nổi bật bản chất của đối tượng.
Trong giờ Ngữ văn, tôi thường so sánh tiếng không có thanh của người
dân tộc thiểu số với tiếng có thanh của tiếng phổ thông, so sánh từ ngữ Phổ

thông với từ ngữ dân tộc thiểu số để làm rõ nghĩa của từ. Để thực hiện đựơc điều
này thì giáo viên phải có vốn từ ngữ, vốn sống của người dân tộc thiểu số anh
em. Với tôi đây là một phương pháp dễ áp dụng và thực hiện vì bản thân tôi vốn
là người dân tộc thiểu số.
Để học sinh hiểu bài, tôi thường cấu tạo bài giảng có bố cục rõ ràng chặt
chẽ, đề mục phải thâu tóm nội dung kiến thức.
Tóm lại: Trong một bài giảng của mình tôi luôn luôn đặt câu hỏi cho bản thân:
+ Giảng cho học sinh nội dung gì?
+ Giảng cách nào? Cách nào học sinh dễ hiểu?
2.3.5. Khắc phục nhược điểm yếu về kĩ năng thực hành môn Tiếng
Việt.
Dạy học Ngữ văn cho học sinh dân tộc khác với học sinh dưới xuôi ở
điểm: Dạy Ngữ văn cho học sinh người dưới xuôi là quá trình chuẩn hóa và
phong phú hóa vốn từ tiếng Việt cho học sinh. Còn dạy tiếng Việt cho học sinh
dân tộc ít người là giúp học sinh có phương tiện để tiếp thu tri thức (Hình thành
ngôn ngữ thứ hai cho học sinh) .
Vì vậy tôi thường chú ý các tiết thực hành, luyện nói, trả bài.
Giờ thực hành luyện nói tôi để học sinh luyện nói, được tranh luận để rèn
luyện kĩ năng nói cho học sinh.
Trong tiết trả bài, tôi sữa chữa rất kĩ, không chỉ sữa ý mà sữa cả lỗi chính
tả, ngữ pháp để học sinh thấy được các lỗi của mình, từ đó các em từng bước
khắc phục sữa chữa. Ngoài ra tôi thường đọc bài làm tốt nhất của lớp, của khối
để học sinh hướng theo.
Bên cạnh đó tôi cũng thường tổ chức thi viết thư để học sinh rèn luyện
khả năng viết. Từ đó nhằm phát triển khả năng thực hành môn Tiếng Việt cho
học sinh.
2.3.6. Trong giờ học chính khóa.
Trong các giờ học trên lớp tôi luôn nghiêm khắc yêu cầu học sinh phải
chú ý nghe tôi giảng bài. Phải chú ý tính chính xác của các đơn vị kiến thức mà
tôi giảng và ghi trên bảng. Sau đó yêu cầu các em diễn đạt lại bằng lời văn của

mình. Có như thế trong giờ học Ngữ văn học sinh mới có thể rèn luyện kĩ năng
diễn đạt của mình.
Ngoài ra trong giờ hoc Ngữ văn tôi luôn hướng cho học sinh phải chủ
động, tích cực, sáng tạo, đóng góp ý kiến xây dựng bài. Phải tham gia vào việc
trả lời các câu hỏi tình huống do giáo viên nêu và chủ động đặt ra những câu hỏi
hay, để góp phần tạo không khí sôi động trong tiết học. Đặc biệt với học sinh
dân tộc Thiểu số, các em rất nhút nhát, chậm, khả năng về ngôn ngữ tư duy yếu.
Vì vậy tham gia phát biểu, giải bài tập là cần thiết. Điều đó giúp các em thoát
10


khỏi mặc cảm tự ti, nhút nhát, mạnh dạn trong học tập và nhiều lĩnh vực khác.
Đồng thời góp phần rèn luyện kĩ năng tư duy cho các em.
2.3.7. Trong giờ tự học.
Trong các giờ tự học tôi luôn luôn yêu cầu học sinh thực hiên ba khâu sau:
phải học kĩ, thuộc, hiểu bài cũ, sau đó làm bài tập về nhà và chuẩn bị bài mới.
Đây là ba khâu vô cùng quan trọng mà tôi bắt buộc các em luôn phải thực hiện
trong các giờ tự học. Bởi vì kiến thức văn học rất nhiều, nhưng sự tiếp thu của
học sinh lại rất chậm.Vì vậy nếu học sinh không thuộc bài cũ, làm bài tập và
soạn bài trước ở nhà thì học sinh sẽ không hiểu bài hoặc hiểu rất hạn chế. Việc
học bài cũ, làm bài tập và soạn bài trước ở nhà không chỉ giúp học sinh mau
hiểu bài mà còn giúp học sinh có điều kiện lặp lại kiến thức nhiều lần. Kiến thức
bài giảng đã được ghi vào bộ nhớ của học sinh qua việc soạn bài (mặc dù chưa
có hệ thống), đến lớp giáo viên phải giảng và khắc sâu kiến thức, hệ thống hóa
kiến thức sau đó trong giờ tự học học sinh học lại. Việc làm đó giúp học sinh
hiểu sâu và nhớ dai bài học hơn.
Việc giải bài tập cũng rất quan trọng. Có nhiều em học sinh tưởng như
hiểu lí thuyết nhưng khi giải bài tập ứng dụng thì lúng túng.
Giải bài tập giúp các em hiểu rõ, sâu lí thuyết hơn, đồng thời giúp các em
hiểu những vấn đề lí thuyết mà các em chưa hiểu. cho nên học bài mới ở lớp

song, về nhà học sinh không chỉ xem lại bài cũ, mà còn làm bài tập ứng dụng.
Có thế học sinh mới có tư duy kĩ hơn bài mới học và sẽ chóng thuộc bài và nhớ
bài hơn.

(Các em học sinh lớp 8A trường THCSDTNT T. Xuân đang trong giờ tự học)
2.3.8. Rèn luyện kĩ năng “nghe, nói, đọc, viết”.
Tôi thường xuyên rèn luyện các kĩ năng “nghe, nói, đọc, viết” cho các em.
11


Bởi đối với các em học sinh là người dân tộc ít người thì đây là một việc làm vô
cùng quan trọng và không thể thiếu được. Vì muốn học giỏi môn Ngữ văn phải
siêng đọc sách, đọc để nắm nội dung tác phẩm, để tham khảo người khác hiểu
tác phẩm. Muốn học giỏi môn Ngữ văn học sinh phải trau dồi các kĩ năng nghe,
nói, đọc, viết, tư duy. Với học sinh dân tộc thiểu số việc trau dồi các kĩ năng này
là rất cần thiết và quan trọng.
Đồng thời tôi cũng thường xuyên hướng dẫn các em học sinh đọc, thuộc
và hiểu các thành ngữ để tăng vốn hiểu biết và vốn sống cho bản thân, từ đó bồi
dưỡng tư duy cho học sinh ngày càng tiến bộ để khi tiếp cận các tác phẩm văn
chương sẽ dẽ dàng và hứng thú hơn.
Bản thân tôi cũng thường xuyên hướng dẫn các em viết thư, viết nhật kí,
tham gia các câu lạc bộ văn học. Đồng thời trong cuộc sống hàng ngày, tôi cũng
hướng cho các em giảm trao đổi với nhau bằng bản ngữ, mà ngược lại tăng
cường sử dụng tiếng Việt, nên giao lưu với người kinh để học tập sự phong phú
của tiếng Việt, từ vựng, chiều sâu của nghĩa, sự tinh tế trong diễn đạt. Để trau
dồi vốn ngôn ngữ.
2.3.9. Xây dựng phương pháp học tập sát với trình độ học sinh, giúp
các em tháo gỡ các vướng mắc tự ti trong học tập và tự học.
Việc xây dựng phương pháp học tập sát với khả năng tiếp thu của học
sinh, giúp các em tháo gỡ những vướng mắc tự ti trong học tập và tự học cũng là

một việc làm rất cần thiết đối với học sinh dân tộc ít người. Vì các em chưa biết
tìm ra phương pháp phù hợp để dễ ghi nhận, nhớ lâu và vận dụng ở mức độ vừa.
Do đó mà tôi đã xây dựng và hình thành phương pháp học tập cho học sinh
chẳng hạn như phương học tập theo cách lập đề cương, lập dàn bài. Việc làm
này cũng đem lại hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện bản thân
tôi thường xuyên nhắc nhở, giám sát, kiểm tra.
2.3.10. Thực hiện phương châm “lấy cần cù bù khả năng”.
Một trong những đức tính tốt của học sinh dân tộc ít người là cần cù, chịu
khó, chăm chỉ.Vì vậy phương châm “Cần cù bù khả năng” trong môn Ngữ văn
rất phù hợp đối với học sinh là người dân tộc ít người.
Vốn có của học sinh dân tộc thiểu số là chịu khó, chăm chỉ, do vậy
thường xuyên động viên, khích lệ các em chú tâm học bài, học kĩ kiến thức là
tạo ra niềm tin và cũng là động lực giúp các em từng bước khắc phục các nhược
điểm trong học tập mình.
Ở đây giáo viên phải giữ vai trò là một người thân trong gia đình, để nắm
vững tâm lí của học sinh. Từ đó thường xuyên động viên, khích lệ các em chú
tâm học bài, làm bài.
2.3.11. Giúp học sinh biết cách tích lũy tư liệu.
Tôi cũng yêu cầu mỗi học sinh cần phải có “Sổ tư liệu Ngữ văn” để ghi
các đoạn văn hay, các ý kiến về phê bình văn học, các sự kiện về văn học. Qua
đó học sinh có điều kiện học tập về cách diễn đạt, về những khám phá văn học,
về các bố cục của một bài văn.
Ngoài ra tôi còn hướng dẫn các em ghi vào “Sổ tư liệu Ngữ văn” những
từ mới, cách đặt câu với từ mới đó. Đặc biệt từ Hán Việt chiếm một khối lượng
trong từ tiếng Việt, vì vậy học sinh phải hiểu nghĩa các từ bằng cách hỏi thầy, cô
12


hoặc tra từ điển sau đó ghi vào sổ tích lũy. Vấn đề phát triển và hoàn thiện vốn
từ của các em là vấn đề hàng đầu trong việc dạy học Ngữ văn ở trường trung học

cơ sở Dân tộc nội trú. Vì thế “Sổ tư liệu Ngữ văn” của các em học sinh dân tộc
là một việc làm cần thiết không thể thiếu.
2.3.12. Hướng dẫn tổ chức các hình thức học tập, tự nghiên cứu cho
học sinh.
Trong quá trình giảng dạy bộ môn của mình, bản thân tôi phải thường
xuyên linh hoạt tùy theo từng tiết dạy, tùy theo từng hoạt động của học sinh để
tạo ra các hình thức hoạt động, học tập đa dạng phong phú như: Tự nghiên cứu,
thực hành, thảo luận… Qua các hoạt động này, học sinh sẽ chủ động tiếp nhận
các kiến thức cơ bản, đồng thời hình thành được kĩ năng học tập và có cơ hội
bộc lộ năng lực cá nhân.
Muốn học sinh tự học, tự nghiên cứu hay học tập cá nhân đạt kết quả tốt,
bản thân tôi phải nắm được trình độ học tập và năng lực của từng học sinh để
giao nhiệm vụ phù hợp cho từng học sinh, dự kiến những câu hỏi phụ, hoạt động
phụ, giúp học sinh kém có thể hoàn thành công việc. Mặt khác cũng dự kiến
hoạt động tiếp theo của học sinh khá (vì học sinh khá thường hoàn thành trước
công việc). Công việc này sẽ gây hứng thú học tập cho học sinh, do đó kết quả
học tập của các em khá hơn.
2.3.13. Bồi dưỡng học sinh khá giỏi phụ đạo học sinh yếu kém.
Công tác bồi dưỡng học sinh khá giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém cũng
cần được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục bằng nhiều biện pháp và
hình thức khác nhau, trong khoảng thời gian khác nhau.
Hơn nữa việc làm này cũng được tiến hành ngay từ đầu năm học. Sau khi
khảo sát chất lượng đầu năm, tôi thường sàng lọc ngay đối tượng học sinh của
bộ môn mình đảm nhiệm. Đặc biệt đối bộ môn Ngữ văn lại càng phải làm việc
đó càng sớm càng tốt, để từ đó có kế hoạch bồi dưỡng đối với những em có
năng khiếu môn Ngữ văn và phụ đạo học sinh yếu kém ngay từ buổi đầu.
Việc làm này có tác dụng phát huy mạnh mẽ năng lực của mỗi học sinh.
Học sinh khá giỏi được phát huy, học sinh yếu kém được giúp đỡ. Như vậy học
sinh sẽ phấn khởi, tự tin và vươn lên học tốt. Đồng thời khơi dạy ở mỗi học sinh
lòng quyết tâm chủ động vươn lên trong học tập. Cũng thông qua công tác này

giúp cho kỉ cương của mỗi học sinh được nâng cao, kỉ cương nhà trường luôn
được quan tâm và giữ vững.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến và bài học kinh nghiệm.
2.4.1. Hiệu quả của sáng kiến.
Đề tài này, tôi đã tiến hành thực hiện, áp dụng trong công tác giảng dạy
của mình trong nhiều năm qua kết quả cho thấy: Học sinh hứng thú học tập hơn,
chăm chỉ và cần cù hơn, biết diễn đạt trong nói viết, biết cách cảm thụ tác phẩm
văn học. Đặc biệt trước khi đến lớp các em đều học bài và chuẩn bị bài, chú ý
lắng nghe cô giáo giảng bài. Vì vậy các em tiếp thu bài nhanh hơn. Có sự tiến bộ
rõ rệt, cuối năm tiến bộ hơn đầu năm, năm sau cao hơn năm trước, tỉ lệ học sinh
trung bình, khá giỏi tăng lên còn tỉ lệ học sinh yếu kém giảm dần. Đối chiếu so
sánh trong ba năm học giữa đầu năm và cuối năm, giữa năm sau với năm trước,
cho thấy kết quả đáng mừng và khả quan cụ thể như sau:
13


- Năm học 2015 – 2016
Dưới TB

Trung bình

Khá

Giỏi

Lớp

Sĩ số

Tổng

số

Tỉ lệ
(%)

Tổng
số

Tỉ lệ
(%)

Tổng
số

Tỉ lệ
(%)

Tổng
số

6A

30 h/s

10

33,3

15


50

5

16,7

0

6B

30 h/s

12

40

17

56,7

3

10

0

Tỉ lệ
(%)

- Năm học 2016 – 2017

Dưới TB

Trung bình

Khá

Giỏi

Lớp

Sĩ số

Tổng
số

Tỉ lệ
(%)

Tổng
số

Tỉ lệ
(%)

Tổng
số

Tỉ lệ
(%)


Tổng
số

Tỉ lệ
(%)

7A

30 h/s

4

13,3

17

56,7

7

23,3

2

6,7

7B

30 h/s


6

20

19

63,3

4

13,3

1

3,3

- Năm học 2017 – 2018
Dưới TB
Lớp

Sĩ số

8A
8B

Trung bình

Khá

Giỏi


Tổng
số

Tỉ lệ
(%)

Tổng
số

Tỉ lệ
(%)

Tổng
số

Tỉ lệ
(%)

Tổng
số

Tỉ lệ
(%)

30 h/s

0

0


19

63,3

8

24

3

10

30 h/s

0

0

21

70

7

23,3

2

6,7


2.4.2. Bài học kinh nghiệm.
Qua thời gian nghiên cứu và áp dụng đề tài này vào việc dạy - học Ngữ văn
ở trường trung học cơ sở Dân tộc nội trú Thường Xuân. Tôi thấy đây là biện
pháp áp dụng được và có hiệu quả đối với học sinh đối tượng là con em dân tộc
ít người .
Để có được kết quả cao khi thực hiện đề tài này bản thân tôi rút ra một số
bài học kinh nghiệm sau:
* Đối với giáo viên.
+ Phải yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm, kiên trì và có phương pháp dạy
học linh hoạt, có kiến thức sâu rộng về văn học, về tiếng Việt, về lịch sử, địa lý,
về đời sống xã hội và phong tục tập quán của học sinh.
+ Biết phối hợp linh hoạt các hình thức dạy học phù hợp với từng đối
tượng học sinh, tạo sự hứng thú học tập cho học sinh.
+ Trong mỗi tiết dạy, giáo viên nắm chắc yêu cầu cần đạt của bài học, để xây
dựng hệ thống câu hỏi phù hợp với đối tượng học sinh nhằm đạt hiệu quả cao.
* Đối với học sinh.
+ Các em phải thực sự say mê học môn Ngữ văn. Mỗi học sinh luôn có ý
14


thức tự giác trong hoc tập .
+ Học sinh thường xuyên đọc văn bản, các tác phẩm văn học, đọc tư liệu,
tài liệu tham khảo, tích luỹ kiến thức mọi mặt trong thực tế đời sống xã hội... và
thường xuyên ghi chép vào sổ tay văn học.
+ Trên lớp, học sinh tập trung nghe giảng và có suy nghĩ độc lập, hoạt động
tích cực khi giáo viên giao bài tập và hoàn thành bài tập.
Vận dụng tốt những bài học kinh nghiệm trên, giáo viên tổ chức các hình
thức dạy học phù hợp sẽ đạt hiệu quả cao.
3. Kết luận và kiến nghị.

3.1. Kết luận.
Vấn đề nâng cao chất lượng giảng dạy nói chung, nâng cao chất lượng
giảng dạy môn Ngữ văn nói riêng là một vấn đề trọng tâm cần thiết đặt ra trong
hoàn cảnh ngày nay của trường trung học cơ sở Dân tộc nội trú Thường Xuân
nói riêng và các trường trung học cơ sở nói chung. Bởi vì môn Ngữ văn không
chỉ cung cấp cho các em vốn kiến thức hiểu biết về các nhà thơ, nhà văn, các tác
phẩm văn học mà còn trau dồi vốn ngôn ngữ và bồi dưỡng tư tưởng tình tình
cảm, bồi dưỡng cái hay, cái đẹp, cái thẫm mĩ cho các em, đặc biệt là hình thành
nhân cách cho các em.
Hơn nữa tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai của học sinh người dân tộc thiểu
số, nên các em học sinh dân tộc ít người lại càng phải được trau dồi hơn nữa.
Vấn đề giúp học sinh dân tộc thiểu số học tốt môn Ngữ văn được quyết
định, không chỉ ở sự nỗ lực của học sinh, của giáo viên dạy môn Ngữ văn mà
còn nhờ vào sự chỉ đạo và tổ chức có kinh nghiệm của Ban lãnh đạo nhà trường.
Môn Ngữ văn không chỉ trang bị cho học sinh kiến thức mà còn là công
cụ để tiếp thu các môn khoa khác. Đồng thời môn Ngữ văn còn góp phần hình
thành nhân cách để các em sau này trở thành những cán bộ có tài, có đức cho xã
hội, cho quê hương và đất nước.
Song vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng dạy
học Ngữ văn nói riêng ở trường trung học cơ sở Dân tộc nội trú Thường Xuân là
một bài toán khó tìm ra giải pháp tối ưu, bởi ở các em học sinh dân tộc thiểu số
còn nhiều những nhược điểm, hạn chế lớn hơn ưu điểm trong lĩnh vực học tập.
Song với sự quan tâm sát sao cùng với bề dày kinh nghiệm của Ban giám hiệu
nhà trường trong công tác giáo dục và giảng dạy các em học sinh dân tộc ít
người và sự quan tâm đúng mức của các câp lãnh đạo, các ban ngành cùng với
sự thương yêu, trách nhiệm và tấm lòng độ lương bao dung của chúng ta, những
người làm công tác giáo dục chắc chắn sẽ giáo dục - giảng dạy các em, giúp các em
sau này có đủ đức, đủ tài xây dựng quê hương đất nước ngày một giàu đẹp hơn.
Trên đây với những kinh nghiệm tích lũy được tuy còn chưa nhiều của
bản thân. Song với ý thức trách nhiệm đầy đủ và quyết tâm của mình, sự cố

gắng phấn đấu không ngừng nỗ lưc của bản thân về nâng cao chất lượng giảng
dạy nói chung và nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn nói riêng, nhằm
giúp các em học sinh trường trung học cơ sở Dân tộc nội trú Thường Xuân học
tốt môn Ngữ văn hơn. Đồng thời góp một phần nhỏ bé của mình trong việc giữ
vững và phát huy truyền thống tốt đẹp của trường, viết tiếp thêm vào trang sử
vàng của nhà trường. Đó là trường tiến tiến xuất sắc, trường đạt chuẩn quốc gia
15


xứng đáng với danh hiêu mà chủ tịch nước đã trao tặng “Huân chương Lao
động hạng Ba”.

(Các đồng chí trong BGH nhà trường và CBGV trong buổi lễ
đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba)
Chính vì những mục tiêu và lí do trên, là một giáo viên đang công tác
giảng dạy ở trường trung học cơ sở Dân tộc nội trú Thường Xuân. Bản thân tôi
không ngừng nâng cao chất lượng trong công tác giảng dạy nói chung và dạy
học bộ môn Ngữ văn nói riêng. Qua tham khảo học hỏi bạn bè đồng nghiệp,
những thế hệ đi trước, và bằng kinh nghiệm của bản thân trong những năm
giảng dạy ở trường trung học cơ sở Dân tộc nội trú Thường Xuân. Vì vậy mà tôi
đã chọn để tài này để nghiên cứu. Song thời gian nghiên cứu có hạn, chỉ là một
đề tài nhỏ, tập trung vào một bộ môn trong hệ thống trường trung học cơ sở Dân
tộc nội trú trong công tác giảng dạy của mình. Bởi vậy tôi rất mong sự đóng góp
ý kiến của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để đề tài này của tôi có hiệu
quả thiết thực hơn.
3.2. Kiến nghị, đề xuất.
- Trường trung học cơ sở Dân tộc nội trú từ khi thành lập đến nay, luôn
được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, các ban ngành cùng với sự nỗ lực của
Ban giám hiệu nhà trường. Vì vậy mà nhà trường có phòng học, nơi ở của học
sinh khang trang. Rất mong sự quan tâm hơn nữa của các cấp lãng đạo, các cấp

quản lí giáo dục, đầu tư thêm kinh phí mua sắm thêm đồ dùng tài liệu, sách tham
khảo, bổ sung cho thư viện nhà trường, để giáo viên và học sinh mượn đọc tham
khảo, học tập, tích luỹ kiến thức phục vụ tốt cho việc dạy - học.
16


- Trường trung học cơ sở Dân tộc trú cần có chế độ thi tuyển để chọn học
sinh khá giỏi, nếu bước đầu còn thiếu học sinh để lựa chọn thì kết hợp thi tuyển
với xét tuyển. Có như thế trình độ học vấn của học sinh mới đồng đều nhau, có
điểm xuất phát cao, nhà trường sẽ không có học sinh quá yếu về môn Ngữ văn.
- Đối với Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện tăng cường hơn nữa tổ chức các
chuyên đề, hội thảo khoa học và phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn để cho
anh chị em giáo viên được học tập nâng cao trình độ chuyên môn.
- Đối với nhà trường, Ban giám hiệu, tổ chuyên môn thường xuyên tổ chức
dự giờ rút kinh nghiệm để giáo viên trực tiếp dạy môn Ngữ văn được học tập
nâng cao bồi dưỡng chuyên môn và thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy
học phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo cho học sinh.
- Đối với giáo viên phải thường xuyên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với
các đồng nghiệp, phải đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng công nghệ thông
tin trong việc dạy học, thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn.
Trên đây là kinh nghiệm của tôi về “Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở Dân tộc nội trú Thường Xuân”. Vấn đề
tôi nêu ra không tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong được đồng chí, đồng
nghiệp trong Hội đồng khoa học nhà trường; Hội đồng khoa học Phòng Giáo dục
- Đào tạo huyện Thường Xuân; Hội đồng khoa học Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh
Thanh Hóa đóng góp ý kiến để đề tài này được hoàn thiện và được vận dụng
hiệu quả, thiết thực hơn vào giảng dạy.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ


Thường Xuân, ngày 05 tháng 03 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác
Người thực hiện

Cầm Thị Dự

4. Tài liệu tham khảo
4.1. Phương pháp dạy học tích cực.
17


4.2. Chăm sóc hỗ trợ học sinh người dân tộc thiểu số ở trường trung học
cơ sở.
4.3. Giáo dục kĩ năng sống và học tập cho học sinh là người dân tộc thiểu
số.
4.4. Văn kiện Đại hội Đảng CSVN lần thứ X, XI.
4.5. Sổ điểm cá nhân từ năm học 2015 - 2016, 2016 - 2017, 2017 - 2018.
4.6. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên: Viết sáng kiến kinh nghiệm.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP, VUI CHƠI GIẢI TRÍ
CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH TRƯỜNG THCS DÂN TỘC NỘI TRÚ
18


THƯỜNG XUÂN

Học sinh lớp 8A học sách, báo trong giờ ra chơi

Học sinh khối 8 tham quan tại khu di tích đền Hùng, tỉnh Phú Thọ


19


Học sinh lớp khối 9 tham quan tại Văn miếu - Quốc tử giám Hà Nội

Văn nghệ chào mừng Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba và kỷ niệm
30 năm ngày nhà giáo Việt Nam
20


Học sinh trường THCS DTNT trong buổi tập thể dục giữa giờ

Tập thể cán bộ GV trường THCS DTNT Thường Xuân trong ngày Hội cắm trại
21



×