Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN kinh nghiệm dạy học tích hợp trong bài đấu tranh cho một thế giới hòa bình (ngữ văn 9, tập 1) đật hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (643.03 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu

1

1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2

2.1. Cơ sở lý luận
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

3
19

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghi

20


1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Nhà lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc từng viết: “Vũ trụ vốn là một
thể hữu cơ, các quy luật bên trong vốn liên quan mật thiết với nhau, động vào
bất cứ chỗ nào đều tất liên quan đến cái khác, do đó các loại học vấn nghiên
cứu quy luật , tuy bên ngoài có phân biệt mà trên thực tế thì không thể tách rời.
Trên đời không có học vấn nào là cô lập, tách rời học vấn khác…”. Văn học
cũng vậy, nó cũng là thể “hữu cơ”, không hề “cô lập”, không hề “tách rời”, nó
có mối liên hệ chặt chẽ với các học vấn khác. Chính vì vậy mà “ không biết
rộng thì không thể chuyên sâu, không thông thái thì không thể nắm gọn”, cần
hiểu rộng, cần nắm vững kiến thức chuyên môn, từ đó vận dụng các kiến thức
liên môn khác.
Tích hợp chính là mở rộng kiến thức trong bài học với các kiến thức bộ môn
khác cũng như các ngành khoa học, nghệ thuật, kiến thức đời sống …qua đó làm
giàu thêm, phong phú thêm sự hiểu biết về thế giới tự nhiên. Đồng thời phát
hiện, khám khá những điều mới mẻ trong kho tàng tri thức nhân loại và cũng từ
đó phát triển năng lực, nhân cách của mỗi con người.
Tuy nhiên một thực tế cho thấy, đa phần giáo viên khi thực hiện hoạt động
dạy học đều chỉ chú trọng đến nội dung kiến thức bài học, loay hoay tìm cách
truyền thụ hết kiến thức mà không quan tâm đến niềm hứng thú, sự khám phá ,
phát hiện của học sinh , có lẽ vì vậy mà bài giảng đơn điệu, một chiều. Hơn thế
học Văn đâu chỉ dạy chữ, dạy kiến thức mà gửi gắm trong đó bao tư tưởng, tình
cảm, giáo dục bao kĩ năng, rèn luyện bao năng lực, hình thành nhân cách của
bao thế hệ học trò.
Bên cạnh đó cũng thông qua những bài học tích hợp giáo viên sẽ đinh hướng,
chỉ đường để chính bản thân mỗi học sinh tìm ra những cách để tiếp thu và lĩnh
hội kiến thức giữa môn học này với môn học khác, giữa kiến thức từ sách vở

đến cuộc sống, thực tiễn bên ngoài. Đó chính là những lí do để bản thân nhận
thấy tích hợp liên môn là vấn đề quan trọng , cần thiết cần phải được tiếp tục tìm
tòi, nghiên cứu và mở rộng trong quá trình dạy học.
Với lí do trên tôi mạnh dạn trình bày sáng kiến kinh nghiệm:
“Kinh nghiệm dạy học tích hợp trong bài “Đấu tranh cho một thế giới hòa
bình”( Ngữ văn 9- tập 1) đạt hiệu quả”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Trên cơ sở nắm được nguyên tắc tích hợp (không quá lạm dụng, không làm
loãng kiến thức cơ bản…), tích hợp giúp học sinh hiểu bài, hiểu sâu hơn nội
dung bài học, nâng cao chất lượng môn học
- Nhằm phát triển thêm năng lực vận dụng kiến thức liên môn khác nhau để giải
quyết những vấn đề trong thực tiễn.
- Giúp tâm hồn các em trở nên rộng mở, phong phú hơn, nhân cách con người
cũng từ đó mà hình thành.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
2


Tích hợp trong văn bản: “ Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”- Ngữ Văn 9
(Tập 1)
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài trên tôi đã vận dụng các phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
- Phương pháp trắc nghiệm.
- Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng câu hỏi.
Ngoài ra có sử dụng một số phương pháp hỗ trợ khác: Phương pháp nghiên cứu
tài liệu, phương pháp phỏng vấn…
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1. Cơ sở lí luận.
Từ điển giáo dục học cho biết: “Tích hợp là một hoạt động liên kết các đối
tượng nghiên cứu, giảng dạy trong cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác
nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”. Trong dạy học các môn học tích hợp
được hiểu là sự kết hợp tổ hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập
khác nhau.
Trong thực tiễn ở nhiều nước trên thế giới đã vận dụng quan điểm tích hợp
vào giảng dạy trong các nhà trường và đã chứng tỏ được rằng: việc thực hiện
quan điểm tích hợp trong giáo dục và dạy học sẽ giúp phát triển những năng lực
giải quyết những vấn đề phức tạp, làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối
với học sinh so với việc các môn học, các mặt giáo được thực hiện riêng rẽ. Tích
hợp giúp nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo những người có đầy đủ
phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại.
Ở Việt Nam, cũng xuất phát từ việc đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng phát triển năng lực của học sinh, luốn lấy học sinh làm trung tâm. Chính
vì vậy mà theo quan điểm của Bộ giáo dục và đào tạo “ Lấy quan điểm tích hợp
làm nguyên tắc chủ đạo để tổ chức nội dung chương trình , biên soạn sách giáo
khoa và lựa chon phương pháp dạy học”. Đây chính là một trong những vấn đề
quan trọng, mới mẻ của lộ trình phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn hiện nay.
Trong nhiều năm trở lại đây Bộ, Sở và phòng giáo dục các tỉnh, huyện đã và
đang thường xuyên tổ chức các cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên môn” (dành
cho học sinh) hay “Dạy học theo chủ đề tích hợp” (dành cho giáo viên) trong
các nhà trường cũng là một trong những bước tạo đà cho việc tìm tòi nghiên
cứu “thể hữu cơ” ấy. Nhìn vào danh sách thí sinh tham gia các cuộc thi ấy, người
đạt giải tăng lên mỗi năm, đề tài được mở rộng và đặc biệt với mỗi tiết hoặc chủ
đề tích hợp học sinh hào hứng và thích thú. Đó cũng chính là động lực, niềm
đam mê của mỗi giáo viên khi khi nghiên cứu bài giảng, khi quyết đinh gắn bó
với sự nghiệp trồng người.
Trong thực tế, tích hợp thường được chỉ được vận dụng với các môn học như:
Hoá, Sinh hay Sử, Đia…, với các môn học này giáo viên thường vận dụng khá

3


linh hoạt, bài học hấp dẫn và hay. Tuy nhiên với môn Ngữ văn là tương đối khó,
bởi lẽ vận dụng không khéo léo sẽ phá vỡ mạch cảm xúc của bài, vận dụng
không linh hoạt gây cảm giác nhàm chán, bài học rời rạc, học sinh tiếp thu bài
học khiên cưỡng.
Với kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm, sự tâm huyết với nghề, với trò,bản
thân từng vận dụng tích hợp liên môn vào nhiều tiết dạy, có sáng kiến kinh
nghiệm về tích hợp xếp loại cập huyện, bài tích hợp đạt giải cấp huyện, cấp
tỉnh…Vì vậy mà bản thân đã luôn suy nghĩ, trăn trở với mỗi tiết dạy, mỗi bài
học trên lớp, làm thế nào để học sinh không chỉ hiểu bài mà còn thích thú, chờ
đợi tiết dạy; sau mỗi bài học tâm hồn các em thêm phong phú, yêu cuộc sống,
yêu con người, yêu quê hương đất nước hơn.
Trên cơ sở đó bản thân nhận thấy tích hợp là một trong những phương pháp
dạy học tích cực, có hiệu quả cần được mở rộng, vận dụng vào thực tiễn giảng
dạy.
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Xã hội mỗi ngày một phát triển, nhu cầu được tìm hiểu, được khám phá
những điều mới mẻ, những chân trời kiến thức rộng lớn là điều hết sức bình
thường của mỗi con người. Tích hợp là một trong những cách đáp ứng nhu cầu
ấy. Tuy nhiên đa phần giáo viên ngại đổi mới, chưa vận dụng nó thường xuyên,
thường chỉ dùng trong các tiết thao giảng, dự giờ hoặc trong các cuộc thi dạy
học theo chủ đề tích hợp…Chính vì vậy mà gần như các kĩ năng, phương pháp
vận dụng của giáo viên chưa thành thạo.
Bên cạnh đó với học sinh ngoài việc nắm kiến thức môn học còn biết vận
dụng, biết liên hệ thực tiễn là điều không dễ (đặc biệt với học sinh trung bình
hay yếu, kém). Hơn nữa trong nhiều năm gần đây tỉ lệ học sinh ngại học, chán
học các môn xã hội (trong đó có Ngữ văn) khá nhiều. Làm thế nào để các em
yêu thích môn học, làm thế nào để nâng cao được chất lượng học tập của các

em là điều tôi luôn trăn trở.
Trước khi áp dụng phương pháp nghiên cứu này tôi đã cho khảo sát cùng đối
tượng học sinh lớp 9 thông qua bài kiểm tra, kết quả cụ thể là:
Điểm 7-8
Điểm 5 - 6
Điểm dưới 5
Tổng số Điểm 9 - 10
Lớp
học sinh SL
%
SL
%
SL
% SL
%
9A
36
0
0,0
07
19,4
19
52,8 10
27,8
9B
35
0
0,0
05
14,4

17
48,5 13
37,1
Từ thực trạng trên, tôi mạnh dạn đề xuất sáng kiến kinh nghiệm của mình với
mong muốn nâng cao chất lượng giảng dạy cải thiện phần nào thực trạng trên.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học theo mục tiêu và nội dung chương trình
SGK Ngữ văn đã đổi mới, theo đúng chuẩn kiến thức, kĩ năng, theo phương
pháp dạy học tích cực, phát triển năng lực của học sinh... giáo viên phải dày
công nghiên cứu, phải tìm tòi, phải tập trung suy nghĩ, trăn trở đặc biệt là trước
những vấn đề được coi là mới và khó, cần kiến thức sâu rộng. Chính vì để
thực hiện sáng kiến trên tôi xin đưa ra một số giải pháp như sau:
4


Thứ nhất: Xác định nội dung bài học:
Đây là một trong những bước qua trọng đầu tiên đối với mỗi tiết dạy, giáo viên
cần nắm bắt khái quát toàn bộ nội dung bài học, hiểu được vấn đề trọng tâm, cơ
bản của bài học. Với văn bản “ Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” cần nắm
những nội dung sau:
- Bối cảnh của thế giới những năm1986 dẫn đến bản tuyên bố kêu gọi chấm dứt
chạy đua vũ trang, thủ tiêu vũ khí hạt nhân để đảm bảo an ninh và hòa bình thế
giới.
- Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đè nặng lên toàn trái đất.
- Những tốn kém cho cuộc chạy đua vũ trang.
- Chiến tranh vũ khí hạt nhân là hành động phi lí của con người
- Nhiệm vụ của chúng ta và lời đề nghi của tác giả.
Thứ hai: Xác định các đơn vị kiến thức cần tích hợp:
- Trên cơ sở hiểu, nắm chắc nguyên tắc và phương pháp tích hợp:
+ Đảm bảo nội dung chính của môn học.

+ Không quá lạm dụng tích hợp, làm bài học rườm rà, loãng kiến thức.
+ Vận dụng linh hoạt, lồng ghép trong bài học
+ Sử dụng các môn tích hợp có nét tương đồng về nội dung, phương pháp: Sử,
GDCD, Mĩ thuật, Âm nhạc… để học sinh thuận tiện trong quá trình tích hợp.
- Mục đích tích hợp:
+ Giúp học sinh khắc sâu hơn các đơn vi kiến thức của bài học
+ Tạo cho học sinh tư duy lôgíc, đa chiều
+ Biết vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn
+ Tạo giờ học vui vẻ, thoải mái
Với văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”, đây là văn bản nhật dụng
đề cập đến vấn đề có tính “thời sự” hàng ngày. Tuy nhiên điều đó không có
nghĩa giáo viên chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức thời sự ấy mà quên
giá tri văn chương, quên đi chức năng cơ bản của bài nghi luận: cách lập luận,
cách nêu lí lẽ, dẫn chứng, cách dùng từ ngữ, hình ảnh …trong bài. Với những
nguyên tắc và mục đích ấy bản thân đã vận dụng tích hợp lồng ghép một số
môn học sau trong bài giảng của mình:
a. Tích hợp môn Âm nhạc:
Ai cũng biết Âm nhạc tác động đến tâm hồn, đến trái tim mỗi người . Bất cứ
khi nào vui, buồn một bản đàn, một nốt nhạc ngân nga cũng làm cuộc sống của
chúng ta trở nên thực sự có ý nghĩa. Với văn bản này giáo viên chuẩn bi một
đoạn video cùng bài hát “ Chúng em cần hoà bình” ( lớp 7) để khởi động, kết
nối và tạo tâm thế cho các em chuẩn bi cho nội dung bài học
b. Tích hợp với môn Lịch sử:
Chúng ta đều biết con người luôn gắn liền với sự phát triển của lich sử, của xã
hội. Bất cứ những thay đổi, những chuyển biến dù là tích cực hay tiêu cực lich
sử của chúng ta điều ghi chép lại. Với văn bản “ Đấu tranh cho một thế giới hòa
bình” là một trong những vấn đề có ý nghĩa “ thời sự” , nó không chỉ diễn ra ở
thời điểm ra đời của văn bản mà nó tác động và ảnh một cách sâu rộng trên toàn
5



thế giới cho đến tận ngày nay và cả tương lai. Chính vì vậy khi học văn bản nhất
thiết giáo viên phải có những kiến thức nhất đinh về lich sử, phải hiểu được tình
hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ của các cường quốc kể từ
sau đại chiến, hiểu được hậu quả ghê gớm mà chiến tranh để lại cho nhân loại.
Cụ thể giáo viên tích hợp với Lịch sử lớp 9: Bài 11: Quan hệ quốc tế từ năm
1945 đến nay.
c. Tích hợp với môn Giáo dục công dân:
Văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” giáo viên tích hợp với :
Lớp 6, bài 12: Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em.,Lớp 9, bài 4: Bảo
vệ hòa bình.Giáo viên chỉ gợi lại kiến thức GDCD để nhắc lại : Theo công ước
Liên hiệp quốc trẻ em có nhiều quyền và nghĩa vụ riêng, vậy tại sao một số
quốc gia trên thế giới có thể phá vỡ công ước đã được kí kết? Từ đó nêu vấn đề:
vậy liên hiệp quốc cũng cần có những quy đinh nghiêm ngặt với những quốc gia
vi phạm gây chết chóc, đau thương cho trẻ em, hạn chế sự phát triển của trẻ em.
Ngoài ra ở phần kết bài giảng giáo viên cho học sinh hiểu được hòa bình là
mong muốn của không chỉ một cá nhân, một quốc gia mà là của toàn nhân loại.
Chúng ta cần làm gì để chung tay ngăn chăn chiến tranh , bảo vệ hòa bình.
d. Tích hợp môn Sinh học:
Đây là môn học không có nhiều nét tương đồng về nội dung với Ngữ văn
nói riêng và các môn khoa học xã hội nói chung. Tuy nhiên với văn bản này giáo
viên cần vận dụng kiến thức về Sinh học để học sinh hiểu được tác hại ghê gớm
của chiến tranh vũ khí hạt nhân để lại cho con người, làm cho con người di
dạng, sinh ra tật nguyền…. Cụ thể vân dụng kiến thức bài 29: Bệnh và tật di
truyền ở người ( Sinh học 9)
e. Tích hợp với môn Mĩ thuật:
Trong quá trình dạy các văn bản nói chung và văn bản nhật dụng “Đấu tranh
cho một thế giới hòa bình” nói riêng, việc lựa chọn những bức tranh, bức hình
đẹp, có ý nghĩa để thuyết trình, giảng dạy là vô cùng cần thiết và quan trọng.
Việc lựa chọn và giảng dạy nó phải thực sự hiệu quả mà không cảm giác rườm

rà, chiếu lệ, gượng gạo, các em hướng thú, bất ngờ với bài học .
Ở đây giáo viên nên chọn một vài bức ảnh thật sự có ý nghĩa, cho học sinh
quan sát và cùng suy ngẫm, từ đó thuyết minh về sức hủy diệt ghê gớm chiến
tranh, của vũ khí hạt nhân…Ngoài ra GV sưu tầm một số hình ảnh các nhà lãnh
đạo Việt Nam trong quan hệ hữu nghi, hợp tác với các nước trên thế giới.
Thứ ba: Đọc, nghiên cứu một số tài liệu tham khảo, tranh ảnh, video... có
liên quan:
- Để thực hiện được sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã tiến hành tham khảo sgk,
sgv, sách thiết kế bài giảng, một số bài tích hợp có trên internet, sưu tầm tranh,
ảnh, video… có liên quan
- Tham khảo các văn bản hướng dẫn của Bộ giáo dục có liên quan đến vấn đề
tích hợp.
Thứ tư. Xây dựng kế hoạch dạy học (soạn giáo án)
6


Sau khi xác đinh mục tiêu, nội dung và kiến thức, nghiên cứu tài liệu tham
khảo cho bài học tôi tiến hành soạn giáo án. Đây là bước vô cùng quan trọng
quyết đinh đến sự thành công hay không của tiết dạy. Để soạn được giáo án
hoàn chỉnh ở tiết học này cần trải qua một số bước sau:
Bước 1:
- Xác đinh mục tiêu bài học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ:
* Kiến thức :
+ Một số hiểu biết về tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến văn bản
+ Hệ thống luận điểm, luận cứ, cách lập luận của văn bản
* Kỹ năng :
Kĩ năng bài học: : Đọc – hiểu văn bản nhật dụng bàn luận về 1 vấn đề có liên
quan đến nhiệm vụ đấu tranh cho hoà bình của nhân loại
Kĩ năng sống : kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xác đinh giá tri bản thân, kỹ năng ra
quyết đinh, kỹ năng hợp tác, kỹ năng giải quyết vấn đề....

* Thái độ :
+ Giáo dục cho học sinh thái độ nghiêm túc trong học tập
+ Có thái độ tôn trọng, bảo vệ, giữ gìn hòa bình, có những việc làm cụ thể để
giữ gìn, bảo vệ hòa bình.
* Năng lực cần hướng tới: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp,
năng lực hợp tác, năng lực tự nhận thức, năng lực tự học…
- Lựa chọn các môn học cần vận dụng tích hợp trong bài: Âm nhạc, Lich sử,
GDCD, Mỹ thuật, Sinh học.
Bước 2: Chuẩn bi bài giảng, đồ dùng, phương tiện dạy học.
+ GV: Soạn bài, máy chiếu, bút dạ, giấy A4, nam châm, sưu tầm tranh ảnh về
chiến tranh, các cuộc khủng bố trên toàn thế giới….
+ HS : soạn bài ở nhà, đọc và tìm hiểu các nội dung về lich sử (lớp 9),
GDCD(lớp 6, 9), Sinh học ( lớp 9)…có liên quan đến bài học.
Bước 3: Dự kiến phương pháp, kĩ thuật dạy học.
- Phương pháp:Thuyết trình, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, đàm thoại, vấn đáp,
thảo luận nhóm…
- Kĩ thuật : động não, chia nhóm, trình bày một phút, xác đinh giá tri bản thân…
Bước 4: Tổ chức các hoạt động dạy học:
* Ổn định lớp:
* giới thiệu bài mới:
GV cho HS nghe một đoạn trong bài hát “ Chúng em cần hoà bình” kèm theo
một số hình ảnh trẻ em đang vui chơi....và hỏi học sinh: Bài hát nói về khát vọng
và mong muốn gì của con người nói chung và trẻ em nói riêng?
- HS có thể trình bày
- GV kết nối với HS, dẫn dắt và giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
Ở hoạt động này cần cho học sinh tìm hiểu các nội dung sau:
- Hoàn cảnh ra đời của văn bản.
7



Gv có thể hỏi học sinh: Dựa vào phần chú thích sgk hãy cho biết văn bản ra
đời trong bối cảnh như thế nào? Hs có thể dựa vào kiến thức Lich sử đã học ở
bài 11: Quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai( lich sử 9) để trả lời:
- GV yêu cầu HS đọc văn bản và tìm hiểu từ khó
- GV yêu cầu HS chia bố cục và khái quát bố cục bài, nêu luận điểm, luận cứ,
nhận xét cách lập luận của văn bản.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết văn bản
Ở hoạt động này giáo viên cần cho học sinh hiểu được những nội dung sau:
1. GV hướng dẫn HS tìm hiểu nguy cơ ghê gớm của chiến tranh vũ khí hạt nhân.
+ Ở phần này giáo viên cho học sinh đọc lại văn bản và khái quát ngắn gọn
những dẫn chứng chứng minh nguy cơ ghê gớm của chiến tranh vũ khí hạt nhân
+ Gv tích hợp môn Mĩ thuật, Sinh học: chọn và chiếu một số bức tranh, ảnh
về bom nguyên tử, đầu đạn hạt nhân, …từ đó thuyết minh về sức công phá ghê
gớm của nó, có thể để lại di chứng nặng nề cho con người.
2. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu những tốn kém do chạy đua vũ trang.
+ Ở nội dung này giáo viên hướng dẫn học sinh đọc thầm văn bản và thảo luận
nhóm thông qua bài tập để đối chiếu so sánh những tốn kém ghê gớm của cuộc
chạy đua vũ trang.
+ Gv tích hợp môn Giáo dục công dân : Chiến tranh xảy ra, đối tượng chiu
hậu quả nặng nề nhất, thương tâm nhất là trẻ em, đặc biệt trẻ em nghèo ở một số
nước chậm phát triển, cuộc sống của chúng đáng ra phải được vui chơi, được
sống trong hòa bình hợp tác. Vậy mà thực tế họ trở thành nạn nhân của chiến
tranh, đói nghèo…
3. GV hướng dẫn HS tìm hiểu chiến tranh hạt nhân là hành động phi lí.
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách tác giả lập luận dùng từ ngữ, cách
soa sánh trong bài.
+ Đặc biệt cho học sinh tìm hiểu lời bình luận của Mác- két ở phần cuối đoạn
văn. Từ đó cho thấy tác dung của kiểu bài nghi luận không chỉ lập luận, đưa lí lẽ
, chứng cớ mà đan những câu bình luận vô cùng sâu sắc và ý nghĩa.

4. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nhiệm vụ của chúng ta trong việc ngăn
chặn chiến tranh vũ khí hạt nhân:
+ GVyêu cầu HS đọc phần thứ 4 của văn bản và nêu nhiệm vụ cụ thể và sáng
kiến của tác giả đưa ra trong bài.
+ Giáo viên Tích hợp GDCD (bài 4 – lớp 9) liên hệ thực tế hiện nay cộng đồng
quốc tế đã và đang làm gì để ngăn chặn chiến tranh vũ khí hạt nhân?Với Đảng
và nhà nước ta đã có những giải pháp gì trong việc ngăn chặn chiến tranh, xây
dựng đất nước hòa bình? GV tích hợp môn Mỹ thuật : Chiếu một số ảnh các
nhà lãnh đạo Việt Nam trong quan hệ hợp tác hữu nghi với các nước trên thế
giới.
+ GV đặt câu hỏi cho học sinh liên hệ : Muốn xây dựng cuộc sống tốt đẹp, văn
minh trong nhà trường, gia đình chúng ta cần phải làm gì? ( học sinh dựa vào
kiến thức Môn GDCD và kiến thức xã hội để trả lời)
Hoạt động 3: Tổng kết:
8


- Để tổng kết nội dung bài học giáo viên yêu cầu học sinh khái quát những vấn
đề cơ bản của bài, nêu giá tri nghệ thuật của văn bản.
- Sau đó cho học sinh đọc lại phần tổng kết trong sgk
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà:
Ở hoạt động này giáo viên yêu cầu học về nhà học bài, hiểu được nội dung bài
và biết vận dụng nội dung bài học với thực tiễn. Trên cơ sở đó giao bài tập về
nhà cho học sinh.
Thứ năm: Thực hiện tiết dạy:
Sau khi thực hiện hoàn chỉnh các bước trên giáo viên tiến hành lựa chọn lớp
(lớp 9A - Trường THCS Xuân Du) và thực hiện tiết dạy trên lớp.
Thứ sáu: Đánh giá kết quả học tập của học sinh:
Ở phần này tôi sẽ tiến hành kiểm tra khả năng tiếp thu và vận dụng của học
sinh thông qua một bài kiểm tra dưới hình thức tự luận, giáo viên chấm điểm và

báo cáo kết quả.
* Đề bài cụ thể như sau:
Câu 1: Bằng hiểu biết của em về văn bản“ Đấu tranh cho một thế giới hòa
bình” em hãy cho biết nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa loài người như thế
nào?
Câu 2:Từ việc hiểu văn bản “ Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” em hãy cho
biết hiện nay nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng đã và đang có những
giải pháp nào để ngăn chặn vũ khí hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hòa
bình?
* Đáp án:
Câu 1( 4 điểm): Hs có thể trình bày các ý sau:
- Có khoảng 50.000 đầu đạn hạt nhân đang được bố trí trên khắp hành tinh
- Tất cả mọi người không trừ trẻ con, mỗi người đang ngồi trên một thùng bốn
tấn thuốc nổ.
- Tất cả chỗ đó nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy không phải một lần mà là 12 lần
mọi dấu vết của sự sống trên trái đất.
- Tiêu diệt các hành tinh xung quanh mặt trời cộng thêm bốn hành tinh khác, phá
huỷ thế thăng bằng của hệ mặt trời trên khắp hành tinh.
-> Tác giả đưa lí lẽ và nêu các dẫn chứng cụ thể cho thấy chiến tranh hạt nhân
đang đe dọa toàn thể loài người trên trái đất, có thể đẩy con người vào thảm họa
diệt vong.
Câu 2( 6 điểm): Học sinh có thể trình bày một số ý sau:
- Các quốc gia cần tôn trọng độc lập,chủ quyền, biên giới lãnh thổ của nhau .
- Liên hợp quốc triệu tập các nước tư bản đưa ra các hiệp ước cấm thử vũ khí
hạt nhân, hạn chế sản xuất đầu đạn hạt nhân, cấm những hành động khiêu
khích…
- Liên hiệp quốc cần đoàn kết và đưa ra pháp lệnh trừng phạt nặng với những
quốc gia vi phạm, không tôn trọng các bản cam kết.
- Chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác, hữu nghi sâu rộng với các cường
quốc trên thế giới qua các tổ chức: APEC, WHO, EU,…

9


- Tổ chức các cuộc mít tinh, biểu tình phản đối chiến tranh.
- Thành lập các tổ chức vì hòa bình, tổ chức nhân đạo…
Để thực hiện được các giải pháp trên tôi xin áp dụng với Tiết 6,7 “Đấu tranh
cho một thế giới hòa bình ” , tiến trình cụ thể như sau:
TIẾT 6,7 :

ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH
(Gac-xi-a Mác-ket)
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Một số hiểu biết về tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến văn bản
- Hệ thống luận điểm, luận cứ, cách lập luận của văn bản.
2. Kỹ năng:
* Kĩ năng bài học: Đọc - hiểu văn bản nhật dụng bàn luận về 1 vấn đề có liên
quan đến nhiệm vụ đấu tranh cho hoà bình của nhân loại
* Kĩ năng sống: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xác đinh giá tri bản thân, kỹ năng ra
quyết đinh, kỹ năng hợp tác, kỹ năng giải quyết vấn đề....
3. Thái độ:
+ Giáo dục cho học sinh thái độ nghiêm túc trong học tập
+ Có thái độ tôn trọng, bảo vệ, giữ gìn hòa bình, có những việc làm cụ thể để
giữ gìn, bảo vệ hòa bình.
+ Biết phê phán đối với những thái độ và việc làm thiếu hòa bình trong cuộc
sống, có ý thức xây dựng môi trường sống lành mạnh, đoàn kết.
4. Năng lực cần hướng tới: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp,
năng lực hợp tác, năng lực tự nhận thức, năng lực tự học…
5. Môn học vận dụng tích hợp: Âm nhạc, Lich sử, GDCD, Mỹ thuật, Sinh học.
B. Chuẩn bị đồ dùng, phương tiện dạy học:

- GV: soạn bài, máy chiếu, giấy A4, bút dạ, nam châm, sưu tầm tranh ảnh về
chiến tranh, các cuộc khủng bố trên toàn thế giới….;
- HS : Soạn bài ở nhà, tìm hiểu văn bản.
C. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp:Thuyết trình, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, đàm thoại, vấn đáp,
thảo luận nhóm…
- Kĩ thuật : động não, trình bày một phút, xác đinh giá tri bản thân.
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động học tập:
- Ổn định tổ chức:
-Kiểm tra bài cũ: GV có thể đan lồng trong tiết học
- Bài mới:
+ GV cho HS nghe đoạn nhạc trong bài “Chúng em cần hòa bình”, tác giả
Hoàng Long.
+ Gv hỏi: ? Bài hát nói về khát vọng và mong muốn gì của con người nói chung
và trẻ em nói riêng?
+ HS trả lời: Mong muốn hòa bình.
10


+ GV kết nối: Chúng em cần bầu trời hòa bình, Trên trái đất không còn chiến
tranh, không còn tiếng súng tiếng bom trên hành tinh. Đúng vậy, những ca từ
trong bài hát thật hay và ý nghĩa. Cuộc đời mỗi người chỉ sinh ra một lần, chỉ
sống một cuộc đời và khi chết đi trở về với cát bụi . Vậy tại sao chúng ta không
sống thật vui vẻ, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau? Tại sao chúng ta phải gây thù oán,
gây xung đột, gây ra những cuộc chiến tranh thảm khốc cho nhân loại?… Vấn
đề ấy bấy lâu trở thành tâm điểm, có tính chất thời sự trên toàn cầu. Vậy chúng
phải làm gì để có thể ngăn chăn chiến tranh, bảo vệ hòa bình thế giới, đem lại
cuộc sống an vui cho nhân loại? Đó cũng là nội dung của bài học hôm nay mà
cô trò chúng ta cùng nhau nghiên cứu.
Hoạt động của giáo thầy và trò

Yêu cầu cần đạt
HĐ1: Tìm hiểu chung :
I. Tìm hiểu chung:
? Dựa vào sgk hãy giới thiệu vài nét về 1. Tác giả:
tác giả ? -> GV giới thiệu chân dung tác
giả và tác phẩm tiêu biểu của ông.
- G.G.Mác-két (1928-2014) là nhà
văn Cô-lôm- bi-a.
- Ông là tác giả của nhiều cuốn tiểu
thuyết và tập truyện theo khuynh
hướng hiện thực huyền ảo, từng được
nhận giải Noben về văn học năm 1982
với tác phẩm “ Trăm năm cô đơn”.

?Dưa vào chú thích * sgk hãy nêu hoàn
cảnh ra đời của tác phẩm?
HS trả lời

2. Tác phẩm:
a. Xuất xứ: Văn bản được trích từ
cuộc tham luận của nguyên thủ 6
nước trên thế giới: Tuyên bố chấm dứt
11


Gv tích hợp môn Lịch sử, Mỹ thuật:
Chúng ta đều biết chiến tranh đã có từ
thời cổ đại nhưng khoảng từ sau đại
chiến thứ nhất và thứ 2 nhân loại càng
ngày càng trải qua những cuộc chiến

đẫm máu, đặc biệt khi con người phát
minh ra vũ khí hạt nhân – vũ khí giết
người hàng loạt thì vận mệnh của con
người càng ngày càng bi đe dọa hơn hơn
bao giờ hết. Trước thách thức ấy vấn đề
đấu tranh cho một thế giới hòa bình là
yêu cầu đặt ra cho mỗi công dân, mỗi
quốc gia.Vào tháng 8.1986 nguyên thủ
sáu nước Ấn Độ, Mê- hi-cô, Thụy Điển,
Ác-hen-ti-na, Hi Lạp, Tan- da- ni- a họp
lần thứ hai tại Mê-hi-cô đã ra bản tuyên
bố : chấm dứt chạy đua vũ trang, thủ
tiêu vũ khí hạt nhân để đảm bảo an ninh
và hoà bình thế giới. Mác-két được mời
tham dự và văn bản được trích từ tham
luận của ông
- GV hướng dẫn HS đọc : rõ ràng, dứt
khoát, đanh thép.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu một số từ
khó sgk, ngoài ra giải nghĩa thêm các
từ : hạt nhân, vũ khí hạt nhân, dich hạch
hạt nhân, lí trí của tự nhiên…
GV chuyển y: vậy nội dung của văn bản
là gì?( chuyển ý )
GV : Đây là 1 trong 3 văn bản đã và
đang học trong chương trình NV9. Nếu
“ Phong cách Hồ Chí Minh” nói về vấn
đề hội nhập với thế giới và giữ gìn bản
sắc văn hóa dân tộc thì này đề cập đến
vấn đề gì?

HS: Bảo vệ hòa bình, chống chiến
tranh.
Gv giảng: Đây có thể xem như là luận
điểm, là vấn đề cơ bản, mấu chốt của
toàn văn bản
? Vậy để cụ thể vấn đề nghi luận ấy theo
em văn bản đã được triển khai hệ thống
luận cứ như thế nào? (HS chia bố cục và

chạy đua vũ trang, thủ tiêu vũ khí hạt
nhân để đảm bảo an ninh và hoà bình
thế giới ( 8.1986).

b. Đọc, từ khó:
- Đọc:

- Từ khó: 1, 2,...
c. Bố cục:

- P1: Từ đâu đến “vận mệnh thế giới”:
Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đề
nặng lên toàn trái đất.
- P2:Tiếp đến “cho toàn thế giới”
12


nội dung)

Nhữngtốn kém của cuộc chạy đua vũ
trang

- P3: Tiếp theo đến “xuất phát của
nó”:Chiến tranh hạt nhân là một hành
động phi lí
- P4: Còn lại: Nhiệm vụ của chúng ta
là ngăn chặn vũ khí hạt nhân vì 1 thế
? Em có nhận xét như thế nào về bố cục, giới hoà bình
cách lập luận của tác giả?
-> cách lập luận chặt chẽ, sâu sắc.
GV chuyển y: Vậy nguy cơ ghê gớm
của chiến tranh hạt nhân ra sao, chạy
đua vũ trang tốn kém và đem lại hậu
quả như thế nào? Chúng ta phải làm gì
để ngăn chặn lại hiểm họa ấy? (chuyển II. Tìm hiểu chi tiết văn bản:
mục II)
1. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân:
HĐ 2: Tìm hiểu chi tiết:
- Tác giả mở đầu bằng câu hỏi tu từ
? HS đọc thầm phần 1 và cho biết: Nguy và trả lời bằng thời điểm cụ thể ở hiện
cơ chiến tranh vũ khí hạt nhân đe doạ tại: Hôm nay là 8.8.1986
loài người và sự sống trên trái đất được - Có hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân
tác giả chỉ ra như thế nào?
đang được bố trí trên khắp hành tinh
-> HS trả lời
- Mỗi người, không trừ trẻ con đang
ngồi trên 1 thùng 4 tấn thuốc nổ
GV giảng: Bằng những con số rất cụ - Tất cả chỗ đó nổ tung lên sẽ làm
thể, cách tính toán, giải thích “nôm na” biến hết thảy không phải một lần mà
rất dễ hiểu, cách so sánh nguy cơ chiến là 12 lần mọi dấu vết của sự sống trên
tranh giống thanh gươm Đa-mô- clét trái đất.
cho thấy sức hủy diệt ghê gớm của -Tiêu diệt các hành tinh xung quanh

chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn mặt trời cộng thêm bốn hành tinh
thể loài người.
khác, phá huỷ thế thăng bằng của hệ
Gv : Chiếu một số bức tranh:
mặt trời.
-> so sánh nguy cơ ấy như thanh
gươm Đa-mô-clét.

Bom nguyên tử Little Boy, sức công phá
gần 16000 tấn thuốc nổ
13


Tên lửa mang đầu đạn hạt nhân

Tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân
của Mĩ

Máy bay, tầu ngầm đưa hạt nhân
khắp thế giới
Gv: Tích hợp Lịch sử, Mỹ thuật, Sinh
học, thuyết minh: Đây chính là những
tên lửa, những đầu đạn hạt nhân…hiện
đang được bố trí khắp hành tinh. Bạn
bạn hãy hình dung nếu các kho vũ khí
hạt nhân, đầu đạn hạt nhân ấy nổ tung
thì cuộc sống chúng ta sẽ như thế nào!
14



Tất cả đều trở về điểm xuất phát, tất cả
đều san phẳng. Đó sẽ là thảm họa của
nhân loại. Lật lại những trang sử đau
thương của dân tộc và thế giới có lẽ
chúng ta chưa bao giờ có thể quên thảm
họa của 2 quả bom nguyên tử Mỹ xuống
thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki ở
Nhật Bản, hay cuộc kháng chiến chống
đế quốc Mỹ của Việt Nam….đó là thảm
họa kinh hoàng, để lại nhiều đau thương
và di chứng nặng nề cho nhân loại.

Di chứng trẻ em nhiễm chất chất độc
trong chiến tranh.
? Bằng những quan sát và phân tích ở
trên em có nhận xét như thế nào về cách
lập luận, nêu chứng cứ của tác giả?
Gv mở rộng: Ngày nay nguy cơ ấy vẫn
là một thách thức với nhân loại. Quan hệ
quốc tế ở một số khu vực (đặc biệt khu
vực Trung Đông, bán đảo Triều Tiên hay
gần đây nhất vụ nghi ngờ tấn công bằng

=> Vào đề trực tiếp, chứng cứ rõ ràng,
cụ thể gây ấn tượng mạnh về nguy cơ
ghê gớm của vũ khí hạt nhân đối với
nhân loại.

15



vũ khí hóa học ở Syria vào ngày 7.
4.2018. Ngay sau vụ việc này Mĩ đã lên
tiếng kêu gọi đồng minh (Anh, Pháp)
tiến hành không kích Syria, gần 100 tên
lửa đã được Mĩ sử dụng. Những lời đe
dọa và thách thức của hai nhà lãnh đạo
lớn nhất thế giới Mỹ - Nga đã và đang
đẩy cuộc chiến ở Syria và các nước
trong khu vực vào chiến sự ngày càng
căng thẳng.
Gv chuyển y: Như vậy có thể nói chiến
tranh vũ khí hạt nhân là vô cùng nguy
hiểm, vô cùng tốn kém, nó đang dần dần
làm mất đi của con người khả năng sống
tốt đẹp hơn. Cụ thể của những tốn kém
ấy là gì -> chuyển ý 2
2. Những tốn kém do cuộc chạy đua
(Tiết 2)
vũ trang:
HS đọc P2
? Em hiểu thế nào là “dịch hạch”? Thế
Chi phí chuẩn bị
nào là dich hạch hạt nhân?
S Chi phí cho đời
sống xã hội
cho chiến tranh
Gv: Đây là một cách nói ẩn dụ: vũ khí T
hạt nhân
hạt nhân đe dọa loài người như nguy cơ T

100 tỷ USD cho - 100 máy bay
bệnh dich hạch, nó lây lan, truyền nhiễm
500 triệu trẻ em ném bom chiến
đến mức kinh hoàng, có thể làm chết
người hàng loạt chỉ trong một thời gian 1 nghèo khổ nhất lược B.1B và 700
trên tác giả
tên lửa vượt đại
rất ngắn. Tình hình thế giới càng căng
dương (có chứa
thẳng thì nạn “ dich hạch” càng trở nên
đầu đạn hạt nhân).
nguy hiểm hơn.
Bảo vệ đc 1 tỷ - Bằng giá 10 tàu
người khỏi bệnh sân bay Ni-mit
? Dựa vào p2 và cho biết cuộc chạy đua
sốt rét, cứu 14 mang vũ khí hạt
vũ trang đã tốn kém như thế nào ?
2 triệu trẻ em Châu nhân của Mĩ dự
Gv phát phiếu học tập, tính thời gian và
Phi
đinh sx từ 1986giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm,
2000
Nhóm 1: So sánh chi phí chuẩn bi chiến
- Cứu 575 triệu
- Bằng 149 tên lửa
tranh hạt nhân với lĩnh vực xã hội;
trẻ em suy dinh
MX
Nhóm 2: So sánh chi phí chuẩn bi chiến
dưỡng

- Đủ trả tền nông - Tiền của 27 tên
tranh hạt nhân với lĩnh vực y tế;
3 cụ cho các nước lửa MX
Nhóm 3: So sánh cho phí chuẩn bi
nghèo để họ có
chiến tranh hạt nhân với lĩnh vực tiếp tế
thực phẩm trong 4
thực phẩm;
năm
Nhóm 4: So sánh cho phí chuẩn bi
Xóa nạn mù chữ Tiền đóng 2 tàu
chiến tranh hạt nhân với lĩnh vực giáo 4 trên toàn thế giới ngầm mang vũ
khí hạt nhân
dục.
->Hs thảo luận và báo cáo kết quả
16


->GV chiếu đáp án
? Em có nhận xét như thế nào về bảng
so sánh trên? Những con số 500 triệu,
575 triệu…gợi cho em suy nghĩ gì?
GV: Lồng tích hợp Giáo dục công dân
giảng, bình: Thông qua bảng so sánh,
những con số 500 triệu….không phải là
những con số chết, nó là những con số
biết nói. Con số ấy gợi cho chúng ta
thấy nỗi bất hạnh của nhân loại, đặc biệt
là trẻ em và những nước nghèo. Theo
công ước Liên hiệp quốc trẻ em có

quyền được sống trong 1 môi trường
hòa bình, được phát triển. Nhưng vì
những ích kỉ cá nhân, vì muốn bá chủ
thế giới bằng hành động phi quân sự họ
sẵn sàng “ phát minh”,“sáng chế”, chạy
đua vũ trang….để đẩy nhân loại vào
thảm họa diệt vong.
GV chuyển y:Vậy trái đất của chúng ta
sẽ như thế nào nếu chiến tranh vũ khí
hạt nhân xảy ra ?( chuyển ý 3)
GV đọc phần 3 từ “Một nhà tiểu
thuyết….lí trí”
? Em có suy nghì gì về lời văn mà tác
giả dùng? Cụm từ tác giả nhắc đến
nhiều nhất là gì?
Hs trả lời
GV giảng: Lời văn giàu hình ảnh, cách
ví von so sánh gợi người đọc hình dung
ra trái đất là nơi độc nhất có phép màu
của sự sống trong hệ mặt thời, là “cái
làng nho” mà thánh thần “ bo quên” ở
ngoại vi vũ trụ. Để có sự sống, có được
như ngày nay con người ta đã trái qua
bao công sức, gây dựng bao triệu năm.
? Vậy chiến tranh vũ khí hạt nhân đem
lại hậu quả như thế nào với nhân loại ?
Cách đưa dẫn chứng và cách so sánh
của tác giả có gì đặc biệt ?
GV: Tác giả so sánh: 380 triệu năm con bướm biết bay; 180 triệu năm- bông
hồng nở; hàng triệu triệu năm - con


=> Tác giả lập luận bằng cách đưa ra
các con số, ví dụ rất cụ thể để so sánh,
từ đó khẳng đinh chi phí rất tốn kém
cho chiến tranh vũ khí hạt nhân, tước
đi khả năng sống tốt đẹp hơn của con
người nhất là với trẻ em và những
nước nghèo.

3. Chiến tranh vũ khí hạt nhân là
hành động phi lí:

- Chiến tranh vũ khí hạt nhân là việc
làm đi ngược lại lý trí của con người,
tiêu diệt nhân loại.
- Chiến tranh vũ khí hạt nhân là việc
làm đi ngược lại lý trí của của tự
17


người hình thành.
GV cho HS đọc “Trong thời đại hoàng
kim…của nó”
? Em hiểu gì về lời bình của tác giả cuối
đoạn văn?
GV: Đó là lời bình vô cùng sâu sắc, ý
nghĩa, con người ta chẳng có gì hãnh
diện và tự hào khi phát minh ra ra biện
pháp chỉ cần bấm nút một cái là đưa cả
quá trình vĩ đại tốn kém trở lại điểm

xuất phát. Đó có lẽ là phát minh dã man
nhất, tàn bạo nhất mà nhân loại từng
chứng kiến.
GV chuyển y: Trước nguy cơ ghê gớm
của chiến tranh vũ khí hạt nhân, những
tốn kém và tính chất phi lí của nó, phần
cuối bản tuyên bố tác giả đã nêu nhiệm
vụ cụ thể như thế nào? (chuyển ý 4)
GV yêu cầu HS đọc phần 4 của văn bản.
? Trên cơ sở hiểu được những nguy cơ
của chiến tranh hạt nhân, những tốn kém
của cuộc chạy đua vũ trang và hậu quả
của nó, tác giả đã đề ra nhiệm vụ của
chúng ta là gì ?
HS trả lời
? Đoạn cuối cùng của bài văn tác giả
đưa ra sáng kiến, sáng kiến ấy là gì?
? Thông điệp được gửi gắm qua sáng
kiến của tác giả là gì?
HS trình bày
? Từ những điều chúng ta phân tích ở
trên, đặc biệt lời kêu gọi phần cuối văn
bản, em hãy cho biết G. Mác-két là
người như thế nào?
GV đưa bài tập thảo luận: Qua các
phương tiện thông tin đại chúng (đài,
báo…) em hãy cho biết nhân loại nói
chung và Việt Nam nói riêng đã tìm
cách nào để hạn chế và ngăn chặn chiến
tranh hạt nhân cho 1 thế giới hòa bình?

HS có thể dựa vào môn GDCD (bài 4:
Bảo vệ hòa bình) và kiến thức xã hội để
trả lời

nhiên:
+ 380 triệu năm - con bướm biết bay
+180 triệu năm - bông hồng nở
+ 4 kỉ đia chất - con người mới hát
hay hơn chim và chết vì yêu...
=> Cách ví von, so sánh, lập luận, nêu
dẫn chứng cho thấy chiến tranh vũ khí
hạt nhân xảy ra sẽ đẩy lùi tất cả về
điểm xuất phát, phản lại sự tiến hoá
của tự nhiên.

4. Nhiệm vụ của chúng ta:

- Cùng nhau đấu tranh vì một thế giới
hoà bình, không có chiến tranh hạt
nhân “ đem tiếng nói của chúng ta
tham gia vào bản đồng ca....”
- Sáng kiến lập ngân hàng trí nhớ để
lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại sau thảm
hoạ hạt nhân:
+ Thông điệp về cuộc sống đã từng
tồn tại trên trái đất.
+ Thông điệp về những kẻ đã xóa bỏ
cuộc sống trên trái đất bằng vũ khí hạt
nhân.
=> Ông là người yêu chuộng hòa

bình, sẵn sàng đấu tranh, góp tiếng
nói của mình vì cộng đồng, vì sự phát
triển chung của toàn nhân loại.

18


GV Gợi y:
- Các quốc gia cần tôn độc lập, chủ
quyền biên giới lãnh thổ, tôn trọng công
ước Liên hiệp quốc…
- Liên hợp quốc triệu tập các nước tư
bản đưa ra các hiệp ước cấm thử vũ khí
hạt nhân, hạn chế sản xuất đầu đạn hạt
nhân…
- Các nước liên minh đoàn kết đưa ra
lệnh trừng phạt nặng với những quốc gia
vi phạm.
- Chuyển từ đối đầu sang đối thoại, kí
kết các bản cam kết không chiến tranh,
ngày quốc tế hòa bình…
- Hợp tác, hữu nghi một cách sâu rộng
với các tổ chức trên thế giới: APEC,
WHO…
- Tổ chức các cuộc mít tinh, biểu tình
phản đối chiến tranh, vv…
Gv tích hợp môn Mỹ thuật : Chiếu
một số tranh và thuyết minh:

Việt Nam kỉ niêm 40 năm ngày gia nhập

LHQ 20/7/1977- 20/7/2017

Việt Nam và hội nghị APEC
19


Tình hữu nghị Việt – Trung
?GV liên hệ: Với các em ở trường, ở
lớp, ở đia phương…bằng cách nào để
xây dựng cuộc sống tốt đẹp, không xảy
ra “ chiến tranh” ?
HS trao đổi và trả lời
GV: Mỗi bạn học sinh phải là người có
ý thức xây dưng môi trường sống trong
sáng, lành mạnh, đoàn kết, giúp đỡ lần
nhau. Ngoài ra chúng ta cần sống bao
dung và tha thứ… có như vậy nhưng
xích mích cá nhân được hóa giải, cộng
đồng sống văn minh, quốc gia phát
triển, tiến bộ.
III. Tổng kết:
HĐ3: Hướng dẫn tổng kết
? Qua phân tích ở trên em hãy khái quát 1. Nội dung: Kết luận 1 (SGK)
ngắn gọn nội dung và nghệ thuật của
văn bản?
2. Nghệ thuật: Kết luận 2 (SGK)
->HS trình bày
GV yêu cầu HS đọc lại tổng kết (ghi
nhớ - sgk)
D. Củng cố – dặn dò:

- GV hệ thống bài và yêu cầu học sinh về học bài
Bài tập: Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của tác hại của chiến tranh đối
với cuộc sống của con người.
- Chuẩn bi nội dung về các phương châm hội thoại.
E. Rút kinh nghiệm bài dạy:
................................................................................................................................
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Như vậy sau khi vận dụng sáng kiến kinh nghiệm như đã trình bày ở trên, tôi
thấy học sinh chủ động tiếp thu kiến thức, đặc biệt gây được cho học sinh sự

20


hứng thú học tập, yêu thích môn học hơn, phát triển được tư duy lôgic, sự sáng
tạo trong học tập của học sinh, đạt được mục tiêu đề ra của bài học.
Sau khi áp dụng một số kinh nghiệm trên vào dạy học ở lớp 9A, còn lớp 9B sử
dụng cách học thông thường chưa vận dựng kiến thức liên môn, tôi cho học sinh
hai lớp làm một bài kiểm tra (chung một đề - như đã nêu ở giải pháp thứ 6) để
đánh giá kết quả dạy học, cụ thể như sau:
Điểm 7 - 8
Điểm 5 - 6
Điểm dưới 5
Tổng số Điểm 9 - 10
Lớp
học sinh SL
%
SL
%
SL
%

SL
%
9A
36
04
11,1
15
41,7
17
47,2
00
0,0
9B
35
01
2,8
08
22,9
22
62,9
04
11,4
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHI
3.1. Kết luận
Như vậy có thể nói, học tập, nghiên cứu, tìm tòi và sáng tạo là nhiệm vụ, là
đòi hỏi suốt đời với mỗi con người chúng ta. Sự nghiệp trồng người, ươm mầm
những tài năng, những chủ nhân tương lai của đất nước càng đòi hỏi gắt gao và
nghiêm ngặt hơn. Tâm hồn của các em như những trang giấy trắng, hồn nhiên,
trong sáng, thơ ngây…hãy chỉ bảo, hãy uốn nắn để các em vẽ được những sắc
màu tươi sáng, hãy khuyến khích, động viên để các em chủ động trong việc

khám phá và chiếm lĩnh tri thức của nhân loại. Dạy học theo chủ đề tích hợp là
việc làm cần thiết và cần được nhân rộng. Nó không chỉ cho giáo viên mà còn
đem lại nhiều lợi ích cho học sinh, nó không chỉ phát huy hết khả năng của
người dạy , nó cũng đem lại hứng thú và đam mê cho người học - bởi bất cứ
công việc gì ( dù nhỏ hay lớn không đam mê, không hứng thú thì kết quả đem
lại sẽ không cao).
3.2. Kiến nghị
- Nhà trường, phòng, sở thường xuyên tổ chức các chuyên đề hay sinh hoạt
chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học, chuyên đề dạy học tích hợp.
- Thường xuyên tổ chức các cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp, vận dụng
kiến thức liên môn để cả giáo viên và học sinh có cơ hội khám phá, tìm hiểu
những kiến thức ngoài chuyên môn của mình từ đó vận dụng vào thực tiễn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Như Thanh, ngày 15 tháng 04 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người khác.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

NGƯỜI VIẾT

Nguyễn Thị Giang
21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoá Ngữ văn 9- tập 1
2. Sách giáo viên Ngữ văn 9 tập 1
3.Sách thiết kế bài giảng Ngữ văn 9 tập 1
3. Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn tập 2
4. Một số hướng dẫnhocj5 công tác dạy học tích hợp trên internet

5. Một số bài viết tích hợp trên intenet

22



×