Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

hồ sơ dạy học chủ đề tích hợp liên môn đấu tranh cho một thế giới hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.35 KB, 8 trang )

Phụ lục I
Phiếu thông tin về giáo viên (hoặc nhóm giáo viên) dự thi
- Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội
- Phòng Giáo dục và Đào tạo Thanh Oai
- Trường:THCS Thanh Thùy
- Địa chỉ: Xã Thanh Thùy, huyện Thanh Oai, tp Hà Nội
Điện thoại: 33973149
- Thông tin về giáo viên (hoặc nhóm không quá 02 giáo viên):
Họ và tên: Nguyễn Thị Quyến
Ngày sinh: 01/05/1971
Điện thoại:.0984538859
Email:

1

1


Phụ lục II
1. Phiếu mô tả hồ sơ dạy học dự thi của giáo viên
Tênhồ sơ dạy học: Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn
Văn bản: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
2. Mục tiêu dạy học
a. Kiến thức:
* Sau khi học xong tiết học này học sinh:
- Nhận thức được mối nguy hại khủng khiếp của việc chạy đua vũ trang, chiến tranh
hạt nhân.
- Thấy được ý nghĩa to lớn của việc bảo vệ hòa bình thế giới. Từ đó có nhận thức,
hành động đúng để góp phần bảo vệ hòa bình.
- Thấy được tính thuyết phục trong cách thuyết minh và những kiến nghị mà tác giả đề
xuất trong văn bản.


* Thông qua tiết học các em:
- Tính được số tiền chi phí cho sản xuất vũ khí hạt nhân (Kiến thức Toán 6: Bàì 15
chương III: Tìm một số biết giá trị phân số).
- Thấy được tác hại của việc chạy đua vũ trang và chiến tranh hạt nhân với tiến trình
phát triển của lịch sử nhân loại. Tích hợp với kiến thức lịch sử lớp 8 Bài 21.Chiến
tranh thế giới thứ hai (1939 -1945), lớp 9 bài 11: Quan hệ quốc tế sau chiến tranh
thế giới lần thứ II.
- Thấy được tác hại của việc sản xuất và sử dụng vũ khí hạt nhân ảnh hưởng lớn đến
sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật, đến việc giải quyết những vấn đề xã hội bởi
sự tốn kém , bởi đặc tính hủy diệt của vũ khí hạt nhân. Tích hợp với kiến thức lịch
sử lớp 9 bài 12: Sự phát triển của khoa học kĩ thuật. Liên hệ các nạn nhân chất
độc màu da cam ở Việt Nam.
- Học sinh mở rộng kiến thức về lịch sử: Hiện nay, nguy cơ chiến tranh thế giới lần
thứ 3 không còn, nhưng xung đột dân tộc, sắc tộc vẫn diễn ra nhiều nơi. Tích hợp với
kiến thức lịch sử lớp 9 bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ năm 1945 đến nay.
- Thấy được trách nhiệm của việc bảo vệ hòa bình. Tích hợp với kiến thứcmôn Giáo
dục công dân 9: Bài 4: Bảo vệ hòa bình).
- Các biện pháp hạn chế việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Tích hợp với kiến thức lịch sử
lớp 9 bài 12: Sự phát triển của khoa học kĩ thuật.
- Các em tìm và hát hoặc sáng tác những bài hát về bảo vệ hòa bình (Kiến thức Âm
nhạc 6 bài Tiếng chuông và ngọn cờ, âm nhạc 8 Bài 7: Ngôi nhà chung của chúng
ta).
- Các em vẽ tranh về bảo vệ hòa bình.
- Các em có kiến thức viết bài văn thuyết minh.
- Đọc – Hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết.
- Các em tìm và hát hoặc sáng tác những bài hát về hòa bình (Kiến thức Âm nhạc 6,
8).
b. Kỹ năng:
- Kỹ năng thu thập thông tin SGK, quan sát và trình bày một vấn đề.
- Kỹ năng ra quyết định khi vận dụng kiến thức vào thực tế.


2

2


- Kỹ năng lắng nghe và hoạt động nhóm.
- Rèn kỹ năng khai thác tranh, khai thác thông tin.
- Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề về bảo vệ hòa
bình. Đặc biệt là vũ khí hạt nhân và chạy đua vũ trang.
- Kỹ năng liên kết các kiến thức giữa các phân môn.
c. Thái độ:
* Qua tiết học:
- Giáo dục học sinh lòng yêu hòa bình, ý thức bảo vệ hòa binh.
- Rèn ý thức, tinh thần tham gia môn học.
- Yêu thích môn Ngữ văn cũng như các môn khoa học khác như: Giáo dục công dân,
Toán học, Địa lý, Sinh học, Âm nhac, Mỹ thuật.
4. Hình thành và phát triển năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng
việt, cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác, vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết một vấn đề
thực tiễn...
3. Đối tượng dạy học của bài học:
- Đối tượng học sinh: Lớp 9c
- Số lượng: 38 em.
- Đặc điểm: Học sinh thích học Ngữ văn, nhưng lực học không đồng đều.
4. Ý nghĩa của bài học:
Bài học giúp các em thấy được ý nghĩa to lớn của việc bảo vệ hòa bình.Từ đó có
những suy nghĩ và hành động tích cực về vấn đề đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
5. Thiết bị dạy học, học liệu:
Giáo án, bài giảng, thiết bị dạy học, tư liệu dạy học (Hình ảnh, tài liệu....)
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:

a. Ổn định tổ chức.
b. Kiểm tra bài cũ.
c. Bài mới.

-

Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Giáo viên thuyết trình để tạo tâm thế cho học sinh bước vào bài mới.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu chung về văn bản.
+ Bước 1: Hướng dẫn học sinh đọc.
+ Bước 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chú thích.
+ Bước 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thể loại văn bản.
+ Bước 4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chủ đề.
+ Bước 5: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bố cục văn bản.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu chi tiết văn bản.
+ Bước 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần 1:Hệ thống luận điểm và luận cứ của
văn bản.
Dựa vào kiến thức SGK.
Kiến thức văn nghị luận.
+ Bước 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần 2: Hiểm họa của chiến tranh hạt nhân.
- Dựa vào kiến thức sách giáo khoa.
- Tích hợp:Kiến thức Toán 6 Bài 19 chương III. Tìm một số biết giá trị phân
số của nó.
3

3


- Tích hợp: Kiến thức văn thuyết minh.
- GV tích hợp với môn Lịch sử Bài 21. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 -1945):

Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật bản năm 1945 đã gây hậu quả nghiêm
trọng… lớp 9 bài 11: Quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới lần thứ II.
- Nhận xét cách trình bày các sự kiện ở phần đầu đoạn văn bản này.
+ Bước 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần 3: Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho
chiến tranh hạt nhân đã làm mất đi khả năng để con người được sống tốt đẹp hơn.
Giáo viên tổ chức cho học sinh khai thác kiến thức trong sách giáo khoa kết hợp với
trình chiếu những hình ảnh minh họa trong thưc tế cuộc sống về việc chạy đua vũ trang
chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân đã làm mất đi khả năng để con người được sống tốt
đẹp hơn.
- Tích hợp với kiến thức lịch sử lớp 9 bài 12: Sự phát triển của khoa học kĩ thuật,
môn Giáo dục công dân lớp 6 bài 12: Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em : Trẻ
em có quyền học tập, vui chơi… nhưng nếu chiến tranh nổ ra thì …
+ Bước 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần 3: chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí
của tự nhiên
Giáo viên tổ chức cho học sinh khai thác kiến thức trong sách giáo khoa kết hợp với
trình chiếu những hình ảnh minh họa trong thưc tế chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí
trí của tự nhiên
Tích hợp với kiến thức lịch sử lớp 9 bài 12: Sự phát triển của khoa học kĩ thuật.
+ Bước 4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần 4: nhiệm vụ của chúng ta
Cho HS thảo luận nhóm: Chủ trương chính sách của đảng và nhà nước ta về vấn đề
bảo vệ hòa bình
- Tích hợp:Kiến thức môn Giáo dục công dân 9 bài 4: Bảo vệ hòa bình.
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh khái quát nội dung chính của bài học.
Giáo viên tổ chức cho học sinh hệ thống hóa những kiến thức về nội dung và nghệ
thuật của văn bản.
Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh luyện tập những nội dung được học.
Giáo viên tổ chức cho học sinh luyện tập kiến thức đã học.
Cho học sinh làm một số bài tập trắc nghiệm.
d. Củng cố bài:
Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em sau khi học xong văn bản “Đấu tranh

cho một thế giới hòa bình”.

4

4


Tích hợp: Kiến thức môn Âm nhạc lớp 6:Cho học sinh hát bài hát: “Tiếng chuông
và ngọn cờ” .
e. Hướng dẫn học sinh học ở nhà.
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh học nội dung bài cũ và chuẩn bị bài mới.
- Học thuộc phần ghi nhớ, nắm vững nội dung đã học, thực hành các biện pháp để
bảo vệ môi trường.
Tích hợp (Kiến thức môn Mỹ thuật 6 :chủ đề: “ Tranh phong cảnh, Cuộc sống quanh
em” giờ sau 3 tổ nộp, cô giáo chấm điểm.
- Giao kế hoach nhỏ cho 4 nhóm: sưu tầm các tài liệu về tác hại của chiến tranh và
nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
- Chuẩn bị bài cấc phương châm hội thoại (Tiếp).
* Phương pháp dạy học: gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, bình giảng, kĩ thuật động
não, thảo luận nhóm, kiểm tra đánh giá (bằng bài viết của học sinh).
7. Kiểm tra đánh giá các kết quả học tập.
- Kiểm tra việc tiếp thu kiến thức vê văn bản, và kiến thức thực tế của học sinh.
- Kiểm tra kĩ năng: Đọc – hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội
bức thiết.
- Điểm số đạt được: Điểm giỏi: 20%.
+ Điểm khá: 25%.
+ Điểm TB: 30%

5


5


+ Điểm yếu: 25%

Các sản phẩm của học sinh.
Nhóm 1

6

Nhóm 2

6


Nhóm 3

7

Nhóm 4

7


Phụ lục III
Trang bìa của hồ sơ dạy học
HỒ SƠ DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
1. Tên chủ đề dạy học:Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn
Văn bản: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
2. Môn học chính của chủ đề:Ngữ văn

3. Các môn được tích hợp:Lịch sử, Địa lí, Sinh học, Giáo dục công dân, Mỹ thuật,
Âm nhạc.

8

8



×