Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua văn bản thầy bói xem voi và chân, tay, tai, mắt, miệngtrong chương trình ngữ văn 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.63 MB, 22 trang )

1. MỞ ĐẦU
Môn Ngữ văn là khoa học của nghệ thuật ngôn ngữ và tâm hồn con người.
Không hề nói quá chút nào khi tôi đang còn ngồi trên ghế nhà trường , cô giáo
dạy văn của tôi đã từng nói “ Các em học văn trước hết là để học cách làm
người, học văn là để hiểu mình và hiểu người từ đó sống tốt hơn”. Câu nói ấy
của cô đã đi theo tôi không chỉ những năm tháng học trò mà đến cả hôm nay, khi
đứng trên bục giảng, mỗi ngày, mỗi tiết học trôi qua tôi luôn tâm niệm và cố
gắng làm được một phần nào đó lời cô dạy trong mỗi bài giảng cho học sinh
thân yêu.
Với mỗi chúng ta tất cả đều đi qua tuổi học trò. Mỗi bài giảng hấp dẫn
của thầy cô chính là mỗi bài học đáng nhớ nhất. Qua mỗi giờ học , chúng ta tìm
thấy chính mình và rồi biết trả lời cho những câu hỏi: “Tại sao lại thế? ” “Tại
sao chị Dậu phải bán con để cứu chồng?” “Tại sao Lão Hạc phải ăn bả chó để
chết?”… Và rồi chúng ta biết trân trọng cuộc sống, biết yêu thương, biết thông
cảm với những người xung quanh hơn. Văn học là như thế. Bây giờ người ta gọi
là môn Ngữ văn nhưng bản chất nó không có gì thay đổi. Môn ngữ văn làm
được những điều mà môn học khác không thể làm được.
Với những giáo viên trường Nội Trú , chúng tôi vừa là thầy là cô nhưng
đồng thời cũng là những người cha người mẹ thứ hai của các em học sinh, bởi vì
các em ở trường nhiều hơn ở nhà. Các em học thầy học bạn, học cách tự vươn
lên tự lậpđể trưởng thành. Vì vậy, mỗi bài giảng của thầy cô vô cùng quan trọng
đối với các học trò, đăc biệt là đối với học sinh lớp 6. Các em mới rời xa gia
đình, mới làm quen với bậc học mới bao nhiêu điều bỡ ngỡ lạ lẫm, các em rất
cần được hỗ trợ và giáo dục kĩ năng sống. Trong những năm gần đâyviệc dạy
học tích hợp những kiến thức liên môn vào giảng dạy được áp dụng rộng rãi
trong các nhà trường. Đặc biệt là giáo dục kĩ năng sống nhằm phát huy năng lực
cho học sinh được quan tâm trong việc đổi mới phương pháp dạy học.
Trên cương vị công tác của bản thân , tối đã có những nghiên cứu, thực
nghiệm những phương pháp dạy học phù hợp nhất, tối ưu nhất để áp dụng vào
giảng dạy nhằm phát huy hiệu quả dạy học, đáp ứng yêu cầu của bộ môn “ Văn
học là nhân học” với mục tiêu làm sao để học sinh yêu thích môn ngữ văn giữa


thời kì công nghệ số nhưng cũng hình thành được kĩ năng sống cho các em. Tôi
đã nghiên cứu làm đề tài SKKN sau đây: Tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh qua văn bản:Thầy bói xem voi và Chân,Tay,Tai,Mắt ,Miệng trong
chương trình Ngữ văn lớp 6
Với tâm nguyện chia sẻ cùng đồng nghiệp để làm sao cho tất cả chúng ta
cùng đem lại hứng thú học tập cho học sinh đối với môn Ngữ văn trong thời kì
công nghệ 4.0 này.
1.1.L ý do chọn đề tài
Trong giảng dạy hiện nay vấn đề dạy học tích hợp liên môn đang gây nhiều
tranh cãi và có nhiều giáo viên chưa biết dạy tích hợp ra sao đặc biệt là tích hợp
trong môn Ngữ văn, nếu tích hợp không khéo léo sẽ làm mất chất văn của tiết
1


dạy. Đặc biệt là việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong giai đoạn hiện
nay là vấn đề của xã hội quan tâm. Với những học sinh ở môi trường Nội Trú
các em xa gia đình việc giáo dục cho các em những kĩ năng sống cơ bản là vô
cùng cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn đó mà tôi chọn đề tài này.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tôi nghiên cứu đề tài SKKN này với mục đích là nâng cao chất lượng giờ
dạy môn Ngữ văn ở trường PTC2 DTNT- Ngọc Lặc và qua môn học tôi muốn
tích hợp giáo dục kĩ năng tổng cho học sinh phù hợp với lứa tuổi , với hoàn cảnh
sống và sinh hoạt của học sinh nội trú. Qua đó các em biết vượt khó khăn vươn
lên sống tự lập khi sống xa gia đình. Giúp các em hoàn thiện nhân cách để trở
thành những công dân tốt. Cái quan trọng nhất là học sinh thấy yêu môn Ngữ
văn chất lượng môn học được nâng cao và các em biết yêu thương, chia sẻ đoàn
kết và sống tốt ở môi trường nội trú.
Lí do nữa tôi cũng mong muốn chia sẻ kinh nghiệm, tiếp thu và học hỏi từ
các đồng nghiệp để nâng cao hơn nữa chất lượng chuyên môn của bản thân.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

*. Đối tượng:
- chương trình Ngữ văn 6 tập 1
- Phần văn học dân gian- thể loại truyện ngụ ngôn.
- Học sinh lớp 6A, 6B trường PTC2 DTNT huyện Ngọc Lặc
*. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu trong phạm vi giảng dạy văn bản. Tiết 42 và tiết 47 theo
phân phối chương trình Ngữ văn 6 hiện hành.
- Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 6 qua dạy học tích hợp.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
*. Tiếp cận nội dung nghiên cứu: Tham khảo tài liệu dạy học tích hợp.
- Tiếp cận với lí luận về kĩ năng sống;
- Tiếp cận với bài giảng Ngữ văn 6.
- Đối tượng tiếp cận con người là học sinh lớp 6
- Tiếp cận đổi mới phương pháp dạy học.
*. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu lí luận
- Nghiên cứu tâm lí học sinh.
- Điều tra khảo sát chất lượng học sinh.
- Nghiên cứu thực tiễn và tổng hợp kinh nghiệm.
1.5. Những điểm mới của Sáng Kiến Kinh Nghiệm
-Sáng Kiến Kinh Nghiệm mới không phát triển từ Sáng Kiến Kinh
Nghiệm cùng chủ đề từ những năm trước mà làm mới dựa trên những
nghiên cứu mới.
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

2


A. Những cơ sở để vận dụng phương pháp dạy học lồng ghép tích

hợp nhằm rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ
thông:
a.Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại hiện đang
được quan tâm nghiên cứu và áp dụng vào nhà trường ở nhiều nước trên thế
giới. Ở nước ta, từ thập niên 90 của thế kỷ XX trở lại đây, vấn đề xây dựng môn
học tích hợp với những mức độ khác nhau mới thực sự được tập trung nghiên
cứu, thử nghiệm và áp dụng vào nhà trường phổ thông, chủ yếu ở bậc Tiểu học
và cấp THCS.
Theo GS Đinh Quang Báo - Ủy viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục và
Phát triển nhân lực: “Dạy học tích hợp là định hướng dạy học trong đó giáo viên
tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc
nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, đời sống; thông
qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới; phát triển được những năng lực
cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc
sống.
b.Thuật ngữ kỹ năng sống là một thuật ngữ tương đối mới trong dạy học,
nó bắt đầu xuất hiện trong các trường THPT ở Việt Nam vào những năm 19951996 thông qua dự án “Giáo dục kỹ năng sống để bảo vệ sức khỏe và phòng chống
HIV/ AIDS cho thanh thiếu nhi trong và ngoài nhà trường ”do UNICEF phối hợp
với bộ GD&ĐT cùng Hội chữ thập đỏ Việt Nam thực hiện. Từ đó đến nay có
nhiều cơ quan tổ chức trong và ngoài nước tiến hành giáo dục kĩ năng sống gắn với
giáo dục các vấn đề xã hội như: phòng chống ma túy,phòng chống mại dâm, phòng
chống buôn bán phụ nữ và trẻ em, bảo vệ môi trường,…Giáo dục phổ thông nước
ta những qua đã có những đổi mới về mục tiêu, nội dung, phương pháp gắn với bốn
trụ cột giáo dục thế kỉ XXI là: Học để biết, học để làm và học để tự khẳng định
mình và học để cùng chung sống, mà thực chất là một cách để tiếp cận kỹ năng
sống. Đặc biệt rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh đã được Bộ GD&ĐT xác định
là một trong năm nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông.
a1. Kỹ năng:
Kỹ năng là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một

hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc
nào đó phát sinh trong cuộc sống
a.2. Kỹ năng sống ( KNS):
Kỹ năng sống là khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân
có đầy đủ khả năng đối phó có hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống
hằng ngày.
Nói một cách dễ hiểu, đó là khả năng nhận thức của bản thân (giúp mỗi
người biết mình là ai, sinh ra để làm gì, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, mình
có thể làm được làm gì?)
(Theo tồ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hiệp Quốc định nghĩa)
a.3. Khái niệm giáo dục kỹ năng sống (GDKNS):
3


GDKNS là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học sinh
nhằm giúp học sinh có những kiến thức về cuộc sống, có những thao tác, hành vi
ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ xã hội như quan hệ của cá nhân với xã
hội, của cá nhân với lao động, của cá nhân với mọi người và của cá nhân với
chính mình, giúp cho nhân cách mỗi học sinh được phát triển đúng đắn đồng
thời thích ứng tốt nhất với môi trường sống.
a.4. Nguyên tắc giáo dục Kỹ năng sống:
Giáo dục kỹ năng sống thông qua các nguyên tắc :
- Tương tác: KNS không thể được hình thành qua việc nghe giảng & tự đọc
tài liệu. Cần tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động, tương tác với giáo viên
và với nhau trong quá trình giáo dục.
- Trải nghiệm: Người học cần được đặt vào các tình huống để trải nghiệm
và thực hành.
- Tiến trình: Giáo dục KNS không thể hình thành trong “ngày một, ngày
hai” mà đòi hỏi phải có cả quá trình:
Nhận thức  hình thành thái độ  thay đổi hành vi

- Thay đổi hành vi: Mục đích cao nhất của giáo dục KNS là giúp người học
thay đổi hành vi theo hướng tích cực.
- Thời gian: Giáo dục KNS cần thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc và thực hiện
càng sớm càng tốt đối với trẻ em.
B. Một số kỹ năng sống cơ bản:
a. Kỹ năng giao tiếp
- Là kỹ năng làm việc có hiệu quả với một tập thể, cá nhân; ứng xử của mỗi
người khi tiếp xúc với người khác; thái độ cảm thông và ý thức hợp tác của mỗi
người; khả năng bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc đối với người khác.
b. Kỹ năng tự nhận thức bản thân
- Là khả năng hiểu về chính bản thân mình: khả năng, sở thích, sở
trường, điểm yếu.. ý thức được mình đang làm gì.
Tác dụng : Giao tiếp , ứng xử phù hợp, hiệu quả với người khác, cảm thông
với mọi người, có quyết định đúng đắn phù hợp với bản thân.
c. Kỹ năng xác định giá trị
Giá trị là những gì con người cho là quan trọng (Về vật chất, tinh thần) KN
xác định giá trị là khả năng con người hiểu rõ những giá trị của bản thân mình.
Tác dụng : Tôn trọng giá trị của mọi người; có quyết định đúng đắn phù hợp
với bản thân.
d. Kỹ năng ra quyết định: Bao gồm 3 bước:
+ Thu thập thông tin càng đầy đủ càng tốt.
+ Đưa ra hệ thống các giải pháp.
+ Chọn giải pháp tối ưu hoặc phù hợp nhất với điều kiện của bản thân.
e. Kỹ năng làm chủ bản thân
- Tuân theo những quy luật chung, cơ bản để tìm ra chỗ dựa vững chắc
cho bản thân. Từ đó có được sự kiên định để làm chủ bản thân.
g. Kỹ năng ứng phó với tình huống căng thẳng
4



Là khả năng con người bình tĩnh, sẵn sàng đón nhận những tình huống
căng thẳng như là sự tất yếu của cuộc sống, hiểu nguyên nhân và ứng phó tích cực
khi bị căng thẳng.
i. Kỹ năng hợp tác
- Kỹ năng hợp tác là kỹ năng cần thiết của mỗi cá nhân, được hình thành
trong quá trình tham gia hoạt động trong một nhóm (có thể từ 2 người trở lên) để
cùng nhau hoàn thành một công việc.
- Mỗi cá nhân đều có mặt mạnh riêng. Sự hợp tác trong nhóm giúp mỗi cá
nhân đóng góp năng lực, sở trường riêng cho lợi ích chung của nhóm, đồng thời
học tập và chia sẻ kinh nghiệm được từ các thành viên khác.
k. Kĩ năng từ chối
- Là nghệ thuật nói không với những điều người khác đề nghị nhưng bản
thân mình không thích, không muốn và không có khả năng thực hiện nhưng lại
không làm tổn thương lớn đến mối quan hệ vốn có.
C. Phương thức tổ chức GDKNS:
- Phương thức tổ chức GDKNS trong trường THCS hiện nay không thể
bố trí thành một môn học riêng mà KNS phải được GD ở mọi lúc, mọi nơi khi
có điều kiện, cơ hội phù hợp, do đó GDKNS phải thực hiện phong phú, đa dạng
thông qua từng môn học và trong các hoạt động giáo dục.Cụ thể:
3.1. Thông qua dạy học các môn học;
3.2. Thông qua chủ đề tự chọn;
3.3. Thông qua hoạt động GD ngoài giờ lên lớp;
3.4. Thông qua hoạt động câu lạc bộ.
D. Cách dạy học tích hợp bài: Thầy bói xem voi và Chân, tay, tai,
mắt, miệng: (căn cứ theo hướng dẫn chuẩn kiến thức.)
d.1.Kiến thức:
- Đặc điểm của nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tp ngụ ngôn.
- Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn.
- Nghệ thuật đặc sắc của truyện: mượn truyện loài vật để nói chuyện con
người, ẩn bài học triết lí; tình huống bất ngờ, hài hước, độc đáo.

d.2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu văn bản truyện ngụ ngôn.
- Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế.
- Kể lại được truyện.
d.3. Thái độ:
- Giáo dục rèn luyện cho học sinh ý thức thận trọng, tính khiêm tốn, ý thức
cầu tiến,
- Đối với học sinh nội trú, đặc biết là đối với học sinh lớp 6, lần đầu tiên các
em sống xa nhà , xa bố mẹ , xa gia đình, việc dạy học lồng ghép kĩ năng sống cho các
em thích nghi với cuộc sống tập thể là vô cùng cần thiết
2.2. Thực trạng của vấn đề dạy học tích hợp ở trường PTC2 DTNội Trú
huyện Ngọc Lặc.
a. Cơ sở thực tiễn:
5


a.1 Thuận lợi:
- Đối với đội ngũ trong nhà trường: Vấn đề dạy học tích hợp kĩ năng
sống vào bộ môn cho học sinh ở trường phổ thông đã được triển khai khá rộng
rãi và khá quen thuộc đối với giáo viên nhất là đối với giáo viên thuộc các bộ
môn Văn, Sử, Địa GDCD,...
- Trong chương trình giáo dục môn học của nhà trường phần lớn việc giáo
dục kĩ năng sống đã được triển khai và phổ biến sâu rộng nhất là trong các buổi
hoạt động ngoại khoá theo chủ đề của nhà trường, trong các buổi hoạt động ngoài
giờ lên lớp, các buổi sinh hoạt đầu giờ, sinh hoạt cuối tuần và đặc biệt là trong các
giờ học bộ môn nên đại đa số giáo viên và học sinh đã khá quen thuộc. Vì vậy khi
tổ chức triển khai thực hiện bản thân thân tôi và đồng nghiệp luôn nhận được sự
ủng hộ nhiệt tình của Ban Giám Hiệu, Phụ huynh và nhất là học sinh.
- Đối với phụ huynh: Một vài năm gần đây, tầm quan trọng của bộ môn
Ngữ văn, đặc biệt việc lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống vào bộ môn được

đại đa số phụ huynh và học sinh nhận thức đúng đắn và ủng hộ nhiệt tình nên đã có
sự quan tâm sâu sắc hơn cả về vật chất và tinh thần trong quá trình học tập và rèn
luyện bộ môn.
Trên đây là những thuận lợi cơ bản góp phần thắng lợi trong việc thực hiện
mục tiêu mà trong đề tài tôi đã lựa chọn.
- Đối với học sinh:
Học sinh nội trú các em ở lại trong tập thể mọi sinh hoạt đều gắn bó với tập
thể, ngôi trường chính là ngôi nhà thứ hai của các em, mỗi thầy cô giáo giống như
người thân các em ở trong gia đình nên việc dạy dỗ các em sẽ dễ dàng hơn
a.2 Khó khăn:
- Do đặc thù bộ môn, môn Ngữ văn là một bộ môn thuộc nhóm môn khoa
học xã hội - phần lớn học sinh và phụ huynh còn coi nhẹ bộ môn mà hướng các con
thiên về các bộ môn KHTN để định hướng ngành nghề sau này. Chính vì vậy đa số
học sinh ít có hứng thú học tập, khi học còn mang tính chất đối phó và gượng ép.
Mặt khác, khi dạy học bộ môn thời lượng để cung cấp đầy đủ dung lượng
kiến thức theo phân phối chương trình đã quy định còn hạn chế vì vậy người giáo
viên còn nặng về việc cung cấp kiến thức, coi nhẹ việc giáo dục tích hợp lồng ghép
và rèn luyện KNS cho học sinh; Hoặc ngược lại khi chuẩn bị tranh ảnh, tình huống,
…phục vụ cho nội dung tích hợp kỹ năng sống trong bài giảng thì thời gian lại quá
ít không đủ để giáo viên truyền tải hết đơn vị kiến thức cần đạt. Và như sẽ ảnh
hưởng không nhỏ đến tiến độ chương trình đặt ra. Do đó việc tích hợp lồng ghép
rèn luyện kỹ năng sống ít hoặc không được giáo viên sủ dụng thường xuyên. Hoặc
đôi lúc một số giáo viên còn chưa thực sự đầu tư, chưa dành tâm huyết với bộ môn
nên chất lượng dạy học chưa cao nhất là nội dung tích hợp kỹ năng sống cho học
sinh chưa hiệu quả.
- Tài liệu hướng dẫn, tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu dạy
học tích hợp và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh còn nhiều hạn chế nên khi
giảng dạy GV còn gặp nhiều khó khăn.

6



- Các hoạt động tập thể của nhà trường phong phú, đa dạng nhưng thời
gian vẫn còn quá ít dẫn đến việc RLKNS cho học sinh ở bộ môn Ngữ văn nói
riếng và ở các môn học nói chung chưa thực sự đạt hiệu quả cao để đáp ứng với
nhu cầu thực tế.
- Trong giai đoạn hiện nay, sự bùng nổ thông tin, với nhiều thông tin
thiếu lành mạnh đang tác động mạnh đến đời sống làm cho thế hệ trẻ có nhiều
biểu hiện nhận thức lệch lạc và sống xa rời các giá trị đạo đức truyền thống, tình
trạng bạo lực học đường có tổ chức ngày một gia tăng. Mặt khác, do ảnh hưởng
của nền kinh tế thị trường các gia đình không có nền tảng vững chắc như tình
trạng: Cha mẹ ly hôn, gia đình phá sản, một bộ phận gia đình còn mãi mê buôn
ba làm ăn phó thác con cái cho nhà trường cho nên một số không ít các em đã bị
lôi cuốn vào lối sống ảo, thực dụng, đua đòi, không đủ bản lĩnh nói “không” với
cái xấu. Hoặc một số gia đình có điều kiện còn quá nuông chiều con em
mình,thường xuyên bao bọc kỹ càng trong môi trường khá nhỏ hẹp của gia đình.
Vì vậy các em không được dạy thậm chí cha mẹ không thích giáo viên dạy cho
con em mình để hiểu về giá trị của cuộc sống cũng như những KNS cần có trong
hiện tại và tương lai.
- Học sinh trường PTC2 DTNT Huyện Ngọc Lặc được tuyển từ 23 xã
huyện Ngọc Lặc, cho nên đối tượng học sinh có nhiều thành phần dân tộc khác
nhau. Mỗi em được sinh ra ở một vùng quê khác nhau nên điều kiện sống khác
nhau. Có một số học sinh ở các xã vùng sâu, chưa va chạm, chưa có kĩ năng
sống tập thể cho nên việc dạy học của GV cũng gặp nhiều khó khăn.
b. Thực trạng của việc chưa lồng ghép dạy học tích hợp và rèn luyện
kỹ năng sống cho học sinh ở trường PTC2 DTNội Trú huyện Ngọc Lặc.
Từ những thực trạng trên, cuối năm học 2017-2018 tôi đã tiến hành khảo
sát chất lượng học sinh khối lớp 6 (6A, 6B) và đạt kết quả đạt được cụ thể qua
bảng tổng hợp như sau:
- Về chất lượng giáo dục kĩ năng sống:

Vận dụng
Nhận biết
Hiểu các
có hiệu quả
Tổng Chưa biết KNS
được KNS
KNS
Lớp
KNS
HS
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ
6A1
30
5
25
18
37,5
10
31,3
2
6,2
6A2
30
10
20
19

35,3
8
23,5
4
11,7
Từ kết quả trên, năm học 2018-2019 tôi đã mạnh dạn áp dụng phương pháp
dạy học tích hợp, lồng ghép RLKNS cho học sinh khối 6 qua mỗi tiết học Ngữ
Văn. Đặc biệt trong dạy văn bản truyện Ngụ ngôn Thầy bói xem voi và Chân ,
tay,tai, mắt , miệng (Chương trình Ngữ văn lớp 6 Tập 1) bản thân tôi đã xác định rõ
mục tiêu bài học: Ngoài việc cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về
hình thức, nội dung, mục đích của truyện Ngụ ngôn ra. Việc quan trọng tiếp sau
chính là việc các em rút ra bài học sâu sắc cho mình đồng thời qua câu chuyện còn
rút ra những kinh nghiệm sống bổ ích cho bản thân và những người xung quanh.
7


Cũng từ đây, giáo viên có điều kiện củng cố thêm cho mỗi học sinh thái độ nhận
thức đúng đắn, sự tự tin hơn trong suy nghĩ và hành động của mình, giúp các em đễ
dàng vươn tới cái "chân , thiện, mỹ " của cuộc sống hiện tại và tương lai.
- Đối với học sinh trường nội trú các em ở tập thể nghĩa là các em phải có
sống cuộc sống tự lập, phải tự lo cho đời sống của cá nhân mình. Qua câu chuyện,
các em sẽ hiểu rõ hơn về các kĩ năng sống cần thiết trong xã hội như tinh thần đoàn
kết , đùm bọc sẻ chia, hay cách đánh giá nhìn nhận một sự vật sự việc phải đánh giá
một cách tổng thể, từ đó các em vận dụng vào tổ chức các hoạt động tập thể một
cách có hiệu quả. Các em biết yêu thương biết sẻ chia, đoàn kết giúp đỡ nhau khi
không có gia đình bên cạnh,biết nhận lỗi và sửa lội khi mình mắc lỗi, cái quan
trọng hơn là các em biết đánh giá đúng sai các hành vi của mình để có các kĩ năng
sống tốt hơn.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện:
a. Những yêu cầu đặt ra:

a.1. Đối với đội ngũ cốt cán chuyên môn:
- Tham mưu với BGH nhà trường động viên khích lệ giáo viên bộ môn
nhất là giáo viên Ngữ văn tự tin hơn vào vai trò bộ môn của mình, không ngừng
học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp nhằm nâng
cao chât lượng giảng dạy bộ môn.
a.2. Đối với giáo viên bộ môn trong tổ:
- Không ngừng nâng cao nhận thức sâu sắc về vai trò tầm quan trọng của
bộ môn và nhất là tầm quan trọng của nội dung tích hợp lồng ghép kỹ năng sống
vào mỗi tiết học cho học sinh.
a.3. Đối với phụ huynh, học sinh:
- Giáo viên bộ môn cần dành nhiều thời gian gặp gỡ phụ huynh để trao đổi,
động viên, quan tâm tìm hiểu hoàn cảnh gia đình tạo sự gắn bó thân mật để phụ
huynh thực sự dành nhiều sự quan tâm chăm sóc tới con em mình góp phần phối
kết hợp với nhà trường nâng cao hiệu quả giáo dục.
- Giáo viên thường xuyên gần gũi quan tâm tới các đối tượng học sinh để
nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của các em từng bước cùng các em tháo gỡ
những vướng mắc, những khó khăn. Thậm chí giúp các em vượt qua những cám dỗ
của cuộc sống, thoát khỏi lối sống ảo, tự tin nói “không” với những cái xấu.
- Giáo viên thường xuyên tuyên truyền tới đông đảo phụ huynh học sinh về
vai trò và tầm quan trọng của kỹ năng sống đối với lứa tuổi học sinh nhất là học
sinh THCS trong giai đoạn hiện nay nhằm mở rộng nâng cao tầm nhận thức của
các tầng lớp phụ huynh học sinh.
b. Công tác giảng dạy chính khóa:
Giáo viên cần:
- Bám sát những mục tiêu giáo dục chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học
về : Thái độ, kĩ năng bộ môn, thái độ. Từ đó xác định vấn đề cơ bản để lồng
ghép giáo dục Kỹ năng sống cho phù hợp với nội dung bài học và phù hợp với
đối tượng học sinh.
8



- Giáo dục KNS trong môn học Ngữ văn, theo đặc trưng của môn học, là
giáo dục theo con đường “ Mưa dầm thấm lâu” nhẹ nhàng, tự nhiên, không gượng
ép. Từ đó Tạo niềm tin, sự hứng thú học tập bộ môn và cao hơn là giúp các em có
những kỹ năng sống cơ bản trong cuộc sống hiện tại và tương lai.
c. Vận dụng phương pháp lồng ghép, tích hợp rèn luyện KNS qua tiết
học văn bản “Thầy bói xem voi và Chân, tay, tai, mắt, miệng”
c.1. Phương pháp chung:
c.2..Xác định từng kĩ năng sống sẽ áp dụng trong bài:
A. Đối với tiết 42, văn bản :“ Thầy bói xem voi”
- Kĩ năng tự nhận thức bản thân: Đối với các thầy bói xem voi, các thầy
mỗi người chỉ sờ được một phần của con voi vì bị mù cho nên các thầy tưởng đó
chính là đặc điểm của con voi. Các thầy không biết rằng đó chỉ là một bộ phận của
con voi cho nên khi ngồi lại các thầy cãi nhau dẫn đến không ai chịu ai và đánh
nhau toác đầu chảy máu. Kĩ năng sống rút ra là: Khi đánh giá nận xét về một sự vật
hiện tượng gì đó, phải có cái nhìn đầy đủ toàn diện.
Kĩ năng giao tiếp: Năm ông thầy bói vì không biết lắng nghe nhau, ai
cũng cho là mình đúng và người khác sai nên cuối cùng đánh nhau toác đầu
chảy máu mà hình thù con voi vẫn chưa tường tận.
Bài học Kĩ năng sống rút ra đó là khi giao tiếp cần biết lắng nghe, chia
sẻ,bày tỏ quan điểm của mình nhưng khi trao đổi, tranh luận cần tránh xung đột
mới đạt được kết quả giao tiếp tốt.
Kĩ năng làm chủ bản thân: Trong cuộc tranh luận và miêu tả con voi, thầy
bói nào cũng cho là “con voi” của mình là đúng, vì không kiềm chế được bản
thân nên cuộc xô xát đã diễn ra.
Bài học Kĩ năng đó là cần kiềm chế bản thân, tích cực học hỏi để nâng
cao tri thức cho tương xứng với công việc, biết giữ mình để tạo ra sự đoàn kết và
đồng thuận từ mọi người.
Kĩ năng hợp tác: truyện Thày bói xem voi là một trong những bài học về
sự hợp tác. Rõ ràng, mỗi thầy chỉ xem có một bộ phận của con voi, nếu biết “

ghép” lại với nhau thì sẽ ra một con voi hoàn chỉnh, nhưng vì thiếu sự hợp tác
nên không đạt được mục tiêu là biết con voi, lại còn dẫn đến mất đoàn kết.
Bài học Kĩ năng sống là cần bắt tay nhau trong công việc, vì một mục
đích chung, biết đưa ra ý tưởng của bản thân nhưng cũng cần lắng nghe ý kiến
của người khác, tôn trọng lẫn nhau, không ích kỉ, cố chấp.
Kĩ năng ứng phó với tình huống căng thẳng: Sự căng thẳng sẽ làm người
ta mất tập trung vào công việc hoặc hủy diệt một phần cuộc sống.
Trong truyện năm ông thầy bói cố chấp, tranh cãi nhau dẫn tới căng thẳng
và cuối cùng là xô xát, đánh nhau.
Bài học Kĩ năng sống rút ra được đó là cần có cái nhìn tích cực hơn, biết
kiềm chế bản thân, suy nghĩ tích cực để giảm bớt căng thẳng, thậm chí có thể
lựa chọn cách rút lui, chuyển hướng suy nghĩ, thương lượng, tâm sự với người
khác …để giải tỏa.

9


Kĩ năng thương lượng: Sự cố chấp, ai cũng cho là mình đúng còn các thầy
khác đều không đúng, không phải nên năm ông thầy bói cuối cùng vẫn chả biết
được con voi.
Kĩ năng thương lượng rút ra qua truyện đó là cần biết lắng nghe, đặt mình
vào vị trí của người đối diện, cần có thái độ mềm mỏng, sáng suốt và trong từng
trường hợp cụ thể cũng cần có tính quyết đoán.
B. Tiết 47 Văn bản: “Chân , Tay ,Tai, Mắt, Miệng”
Đối với tiết này, giáo viên tích hợp lồng ghép giáo dục cho học sinh kĩ
năng sống biết hợp tác, đoàn kết, thương yê và chia sẻ khó khăn trong cuộc sống
biết làm chủ bản thân không sống ích kỉ nhỏ nhen, biết nhường nhịn nhau trong
họat động tập thể, sống hòa mình với tập thể, không ích kỉ cá nhân.
Như vậy để một tiết dạy học Ngữ văn nói chung, tiết dạy truyện ngụ ngôn
lồng ghép nội dung giáo dục Kĩ năng sống nói riêng thành công đòi hỏi người giáo

viên phải có sự vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp mới vào từng bài
soạn, từng tiết dạy cụ thể.
. Cách áp dụng:
- Áp dụng lồng ghép tích hợp trong quá trình khai thác nội dung nghệ thuật
của văn bản.
Nghĩa là khi giáo viên dạy đến nội dung nào, có khả năng liên hệ để giáo
dục kĩ năng sống, giáo viên có thể rút ra kết luận hoặc gợi mở để học sinh nhận
thấy kĩ năng sống đó.
Hoặc: Khi kết thúc nội dung này rồi GV có thể cho HS liên hệ bản thân:
Nếu là em khi sống trong môi trường đó em sẽ có cách xử sự như thế nào?
(Sống gần gũi, đoàn kết cùng tìm hiểu thêm về cuộc sống xung quanh)
Như vậy qua đây giáo viên đã giáo dục cho các em kĩ năng giao tiếp, kĩ
năng tự nhận thức.
Hoặc khi dạy đến nội dung : Thầy bói xem voi
GV hỏi: nếu em đang sống ở vùng thôn bản xa xôi, khi được ra thành phố
tham gia giao thông em có thái độ như thế nào?
* Tích hợp trong phần Luyện tập, củng cố cuối bài:
Sau khi đã giảng xong nội dung chính của bài, giáo viên có thể nêu vài câu
hỏi như:
Hệ thống câu hỏi đó có thể là: Em rút ra được bài học gì cho bản thân qua
kết thúc của câu chuyện Chân Tay, Tai,Mắt Miệng
Qua việc trả lời các câu hỏi trên để học sinh từ đó rút ra các kĩ năng sống có
liên quan như: Kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm chủ bản thân, kĩ
năng ứng phó với tình huống căng thẳng.
d.Phương pháp dạy:
- Phương pháp đi từ lí thuyết đến thực tế:
+ Bước 1: GV dặt câu hỏi
+ Bước 2: HS trả lời
+ Bước 3: GV liên hệ thực tế.
- Phương pháp đi từ thực tế đến lí thuyết :

10


+ Bước 1: GV đưa ra tình huống
+ Bước 2: HS trả lời
+ Bước 3: GV rút ra nội dung bài học
Cách dạy học tích hợp bài: Thầy bói xem voi và Chân, tay, tai, mắt, miệng:
(căn cứ theo hướng dẫn chuẩn kiến thức.)
Kiến thức:
- Đặc điểm của nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tp ngụ ngôn.
- Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn.
- Nghệ thuật đặc sắc của truyện: mượn truyện loài vật để nói chuyện con
người, ẩn bài học triết lí; tình huống bất ngờ, hài hước, độc đáo.
e.Phương pháp cụ thể qua thiết kế giáo án mẫu
Tất cả những mong muốn và kinh nghiệm của bản thân được thể hiện qua
giáo án cụ thể sau:
Tiết 42
Văn bản
THẦY BÓI XEM VOI
(Truyện ngụ ngôn)
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Đặc điểm nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn.
- Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn.
- Cách kể chuyện ý vị, tự nhiên, độc đáo.
2. Kỹ năng
- Đọc - hiểu văn bản truyện ngụ ngôn.
- Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực
tế.
- Kể diễn cảm truyện Thầy bói xem voi.

* GD kĩ năng sống:
- Kĩ năng nhận thức : Bài học về tính kiêu ngạo, liên hệ thành bài học ứng
xử.
- Kĩ năng giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ
những ý kiến cá nhân về ý nghĩa giáo huấn sâu sắc, nghệ thuật đặc sắc của
truyện.
3. Thái độ :
- Có thái độ đánh giá ,nhìn nhận sự vật , sự việc một cách toàn diện ,
không chủ quan, phiến diện
B. Phương pháp, kĩ thuật và phương tiện dạy học.
- Phân tích gợi tìm, nêu vấn đề, bình giảng, phát vấn đàm thoại.
- Động não, đặt câu hỏi.
C. Tæ chøc c¸c ho¹t ®éng d¹y- häc
* Hoạt động 1: Khởi động
* Hoạt động 2: Bài mới
GV giới thiệu bài.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
11


I. Tìm hiểu chung:
1. Đọc và kể:
GV nêu yêu cầu đọc: chậm, rõ ràng a. Đọc
giọng từng thầy khác nhau nhưng thầy
nào cũng quả quyết, tự tin. GV tổ chức
cho HS đọc phân vai. HS đọc lớp nhận
xét , GV nhận xét
b. Kể
HS kể tóm tắt: Truyện kể về 5 ông thầy

bói mù. Nhân buổi ế hàng, 5 ông ngồi
chuyện gẫu với nhau. Thầy nào cũng
phàn nàn không biết hình thù con voi như
thế nào. Chợt có voi đi qua , cả 5 thầy
chung tiền biếu quản voi để dược xem
voi. Mỗi thầy dùng tay để sờ vào một bộ
phận của voi và phán về voi theo cảm
nhận riêng của họ. Năm thầy , thầy nào
cũng cho là mình đúng, không ai chịu ai,
thành ra xô xát, đánh nhau toác đầu, chảy
máu.
2. Chú thích : Giải nghĩa các từ
Giải nghĩa: thầy bói, sun sun, quạt thóc,
đòn càn Chổi sể cùn
Gv lưu ý thêm 1 số chú thích:
- Phàn nàn: thái độ không vui vì không
hài lòng, biểu thị bằng lời nói.
- Hình thù: hình dáng.
- Quản voi: người trông nom diều khiển
voi( còn gọi là quản tượng)
3. Thể loại
? Văn bản thuộc thể loại gì?
- Truyện ngụ ngôn
4. Bố cục : 3 phần
? Truyện có thể chia làm mấy phần? Nội - Phần 1: từ đầu...sờ đuôi: Các
dung chính từng phần ?
thầy bói xem voi.
- Phần 2: tiếp...chổi xể cùn: Các
thầy phán về voi.
- Phần 3: còn lại: Hậu quả của việc

xem và phán về voi.
II. Phân tích.
1. Các thầy bói xem voi:
?Các thầy bói có đặc điểm chung là gì?
- Hoàn cảnh: Ế hàng, ngồi tán gẫu
5 ông đều bị mù mà lại thích xem voi.
? Năm ông thầy bói xem voi trong hoàn chưa biết hình thù con voi. Voi đi
qua nảy ra ý định muốn xem voi.
cảnh nào?
- Cách xem: Dùng tay để xem voi,
GV treo bức tranh cho HS quan sát
? Cách xem voi của các thầy có gì đặc mỗi thầy sờ một bộ phận.
12


bit ?
? T xem v s cú ngha l gỡ?
-> Xem: nhỡn, quan sỏt mi vic bng
mt
- S: dựng tay cm nhn tớnh cht ca
vt
? Ti sao gi l xem m li k l s voi?
-> Vỡ cỏc thy u b mự nờn phi s
thoó món s tũ mũ.
- Cm t : Thy thỡ s c
? Nhn xột cỏch dựng cm t Thy thỡ lp li 5 ln nhm mc ớch :
s ca 5 ụng thy búi ?
- Nhn mnh cỏch xem voi ca cỏc
thy búi ( Ging nhau ) dựng tay
s vo tng b phn ca con

voi.
? Mn chuyn xem voi oỏi om ny, -> Giu ct, phờ phỏn cỏch xem
nhõn dõn mun t thỏi gỡ i vi thy voi ca cỏc thy búi.
búi?
? Em hóy hỡnh dung tõm trng ca cỏc 2. Cỏc thy búi nhn xột v voi:
thy sau khi xem voi ?
- Tõm trng : Phn khi h hi,tha món,
t tin vỡ ó xem c voi v c bit ai
cng c xem tn tay , s tng ni c
th, rừ rng nờn h rt t tin chun b
cho vic phn oỏn v hỡnh thự con voi.
? Vi tõm trng y thỡ cỏc thy búi ln - Nhn xột v voi :
lt nhn xột v voi nh th no?
+ Sun sun nh con a.
+ Chn chn nh cỏi ũn cn.
+ Bố bố nh cỏi qut thúc.
+ Sng sng nh cỏi ct ỡnh.
+ Tun tn nh cỏi chi x cựn.
? Cỏc thy phỏn v voi cú iu gỡ ging - Phỏn ỳng b phn nhng khụng
nhau?
ỳng v bn cht v ton th.
?Trong on truyn , tỏc gi ó s dng -> NT: so sỏnh, t lỏy=> Tụ m
bin phỏp ngh thut gỡ?
cỏch nhn nh v voi ca 5 thy
Qua các từ láy và phép so sánh búi.
để đặc tả hình thù con voi
làm cho câu chuyện thêm sinh
động.
? Cú ý kin cho rng : C 5 thy phỏn
oỏn v con voi u ỳng v c 5 thy

cng u sai , ý kin ca em ?
-> Nhn xột trờn hon ton ỳng bi vỡ :
- Cỏc thy ó nhn xột rt ỳng, rt c th
13


các bộ phận của con voi, hình ảnh được
miêu tả đầy ấn tượng..
- Cả năm thầy đều sai vì mới sờ vào một
bộ phận của con voi nhưng lại đánh giá
tổng thể -> do cách đánh giá phiến diện ,
chủ quan
? Tác dụng của những cụm từ phủ định
đặt trước những câu nhận xét về hình thù
con voi của các thầy bói ?
Giáo viên liên hệ đến cuộc sống ở nội trú
các em cần phải giao tiếp như thế nào,
cần phải hợp tác trong những lĩnh vực
nào?
Sau khi HS trả lời GV dùng máy chiếu
cho HS quan sát các hình ảnh hoạt
động.và rút ra nhận xét
( ảnh kèm theo phần phụ lục)
- Do mắt kém và do nhận thức: chỉ
biết bộ phận lại tưởng biết toàn diện.
?Từ thái độ của các thầy đã dẫn đến hậu
quả gì?
(Giáo viên tích hợp kĩ năng làm chủ bản
thân cho học sinh)
? Cách sử dụng nghệ thuật khi kết thúc

truyện và tác dụng

=>Dùng các cụm từ phủ định
trước những nhận xét về con voi
của các thầy nhằm:
- Tăng kịch tính câu chuyện
- Nhấn mạnh thái độ bảo thủ của
các thầy
+ Tin tuyệt đối những gì mình nhìn
thấy
+ Phản bác ý kiến của ngươì khác
để khẳng định ý kiến của mình.

3. Hậu quả:
- Không ai chịu ai ( Hại về tình
cảm)
- Đánh nhau toác đầu chảy
máu(hại về thể xác)
=> Nghệ thuật phóng đại , gây
? Hãy tìm những câu ca dao chế giễu cười tô đậm cái sai lầm về lý sự ,
nghề thầy bói và những người mê xem thái độ bảo thủ của các thầy bói,
Phê phán, chế giễu nghề thầy bói.
bói ?
Tích hợp kĩ năng sống :
? Mượn sự việc này, ND ta muốn khuyên
răn điều gì?
- Muốn hiểu đúng và đầy đủ bất cứ một
sự vật , sự việc gì chúng ta cũng cần phải
xem xét nhận định đánh giá mội cách
thận trọng, toàn diện bằng nhiều giác

quan biết lắng nghe , biết tổng hợp ý
kiến nhiều người để có nhận thức đânh
giá toàn diện, tổng quát.
?Ở trong môi trường nội trú, tinh thần
đoàn kết có quan trọng không ? Các em
bộc lộ tinh thần đoàn kết như thê nào ?
(giáo viên cho học sinh trả lời và tự liên
14


hệ, từ đó các em biết phân biệt đung sai
và rút ra bài học)
Không nên chủ quan trong nhận thức sự
vật sự việc tránh mắc phải sai lầm như
kiểu “ Thầy bói xem voi”.
? Tìm những thành ngữ quen thuộc nói về
sự việc này?
Thầy bói nói mò.
Thấy cây chẳng thấy rừng.
? NT chủ yếu của truyện này là gì ?

III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật :
- Cách nói bằng ngụ ngôn, cách
giáo huấn tự nhiên , sâu sắc:
- Dựng đối thoại , tạo tiếng cười
hài hước kín đáo.
- Lặp lại các sự việc
- Nghệ thuật phóng đại
2. Nội dung:

- Khuyên nhủ con người khi tìm
hiểu về một sự vật, sự việc nào đó
phải xem xét chúng một cách toàn
? Nêu nội dung của truyện ?
diện .
Giống nhau: Cả hai chuyện đều
nêu ra những bài học về nhận
? Hãy so sánh sự giống và khác nhau thức( tìm hiểu và đánh giá về sự
giữa 2 chuyện Ếch ngồi đáy giếng và vật, hiện tượng) nhắc người ta
Thầy bói xem voi ?
không được chủ quan trong việc
nhìn nhận sự vật và hiện tượng
xung quanh.
-Khác nhau: + Ếch ngồi đáy
giếng :nhắc nhở con người phải
biết mở rộng tầm hiểu biết, không
chủ quan, kiêu ngạo,
+ Thầy bói xem voi: là bài học về
phương pháp tìm hiểu sự vật, hiện
tượng.
-> Những đặc điểm riêng của hai
truyện bổ trợ cho nhau trong bài
học về nhận thức.
IV. Luyện tập:
1. Kể diễn cảm truyện?
2. Em có suy nghĩ và rút ra bài học
gì cho bản thân sau khi học xong
truyện?
Tiết 47


Hướng dẫn đọc thêm:

CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG
15


(Truyện ngụ ngôn)
A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức :
- Đặc điểm thể loại của ngụ ngôn trong văn bản Chân, tay, tai, mắt,
miệng.
- Nét đặc sắc của truyện: cách kể ý vị với ngụ ý sâu sắc khi đúc kết bài
học về sự đoàn kết.
2. Kỹ năng :
- Đọc - hiểu văn bản truyện ngụ ngôn theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích, hiểu ngụ ý của truyện.
- Kể lại được truyện.
* Kĩ năng sống
- Tự nhận thức giá trị của tinh thần trách nhiệm, sự đoàn kết tương thân
tương ái trong cuộc sống.
- Ứng xử có trách nhiệm và có tinh thần đoàn kết tương thân tương ái.
- Giao tiếp, phản hồi/ lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, cảm
nhận của bản thân về bài học trong truyện.
3. Thái độ :
- Có ý thức rút ra bài học cho bản thân từ các câu chuyện ngụ ngôn.
GV giới thiệu bài
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
I. Tìm hiểu chung:

- GV hướng dẫn đọc: giọng linh hoạt, 1. Đọc , kể tóm tắt:
có sự thay đổi thích hợp với từng nhân a. Đọc
vật.
GV đọc mẫu 1đoạn, HS đọc – Lớp b. Tóm tắt
nhận xét.
Chân, Tay, Tai, Mắt tị với lão Miệng là
? Hãy tóm tắt truyện từ 5 - 7 câu?
lão chẳng làm gì mà được ăn ngon. Cả
bọn quyết định không chịu làm gì để
cho lão miệng không có gì ăn. Qua đôi
ba ngày, Chân, Tay, Tai, Mắt thấy mệt
mỏi không buồn làm gì cả. Sau đó
chúng mới vỡ lẽ nếu Miệng không
được ăn thì chúng không có sức. Thế
rồi, chúng cho lão Miệng ăn và chúng
? Văn bản chia làm mấy phần? Nêu lại có sức khoẻ, tất cả lại hoà thuận như
xưa.
nội dung từng phần ?
2. Bố cục: 3 phần
- Từ đầu…kéo nhau về -> chân tay, tai,
mắt, quyết định không làm lụng, không
chung sống với lão miệng.
- Tiếp…họp nhau lại để bàn-> hậu quả
? Truyện có bao nhiêu nhân vật ? Có gì của quyết định này
16


độc đáo trong hệ thống các nhân vật?
? Theo em, cách ngụ ngôn trong truyện
này là gì?

giáo dục cho học sinh kĩ năng sống
biết hợp tác, đoàn kết, thương yê và
chia sẻ khó khăn trong cuộc sống biết
làm chủ bản thân không sống ích kỉ
nhỏ nhen, biết nhường nhịn nhau
trong họat động tập thể, sống hòa
mình với tập thể, không ích kỉ cá nhân
( Ví dụ các hoạt động của học sinh
như : Cùng nhau lao động, sinh
hoạt,gấp chăn, ngủ nghỉ, ăn uống rửa
bát )
? Trước khi sự việc xảy ra, các nhân
vật sống với nhau ntn ?
? Đang sống hoà thuận với nhau, có
chuyện gì xảy ra?
? Ai là người phát hiện ra vấn đề? Cô
Mắt đã nói gì với cậu Chân, cậu Tay?

? Thái độ của các nhân vật khi bàn
luận vấn đề mâu thuẫn với lão miệng ?

- Còn lại -> Cách sửa chữa hậu quả.
Nhân vật: 5 nhân vật. Các nhân vật
đều là những bộ phân cơ thể người
được nhân hoá
=>Mượn truyện các bộ phận cơ thể
người để nói chuỵên về người.
II. Phân tích:
1. Mâu thuẫn giữa các nhân vật
* Mâu thuẫn phát sinh

- Sống thân thiết, hoà thuận với nhau
trên cùng một cơ thể.
- Mâu thuẫn xảy ra giữa các nhân vật
+ Cô Mắt: than thở…hai anh và tôi làm
việc mệt nhọc, lão Miệng chỉ ngồi ăn
không…chúng ta đừng làm…có sống
được không.
Thái độ:
- Cô mắt ->khơi chuyện, tìm cách kích
động.
- Chân ,Tay, Tai đồng tình phản đối
lão miệng
=> Cho rằng l lão Miệng sung sướng,
chỉ ngồi ăn trong khi cả bọn phải làm.
* Hành động phản đối
…hăm hở kéo đến nhà lão Miệng.
…không chào hỏi…nói thẳng vào mặt.
- Thái độ thiếu lễ độ, không tôn trọng.
-> Cả bọn dứt khoát đồng tình phản đối
và đoạn tuyệt với lão Miệng
=> Cả bọn không làm gì nữa.

? Vì sao Chân, Tay, Tai Mắt lại đồng
lòng chống đối lão Miệng?
? Khi đó bàn bạc xong cả 4 nhân vật 2. Hậu quả của quyết định không
cùng chung sống:
đã có hành động g× ?
- Cậu Chân, cậu Tay không muốn cất
mình lên…Cô Mắt...lờ đờ. Bác Tai…ù
? Thái độ của các nhân vật ra sao?

ù như say lúa…-> Tất cả mệt mỏi, uể
? Lão Miệng đã khuyên ngăn nhưng
oải, chán chường gần như sắp chết.
mọi người vẫn NTN?
- Miêu tả chính xác các biểu hiện của
? Quyết định không cùng chung sống
bộ phận cơ thể con người khi đói
với lão Miệng được cả bọn thể hiện
-> Sự suy bì, tị nạnh, chia rẽ, không
bằng hình thức nào?
đoàn kết làm việc
=> Nếu không biết đoàn kết hợp tác thì
? Những chuyện gì đã xảy ra khi
một tập thể cũng sẽ bị suy yếu.
17


chúng có quyết định ấy?
? Em có nhận xét gì về NT miêu tả
này?
? Theo em, vì sao cả bọn phải chịu hậu
quả đó?
(giáo viên tích hợp giáo dục kĩ năng
cuộc sống phải biết nhường nhịn, hợp
tác )
? Em nhận ra ý nghĩa ngụ ngôn nào từ
sự việc này?
giáo dục cho học sinh kĩ năng sống
biết hợp tác, đoàn kết, thương yê và
chia sẻ khó khăn trong cuộc sống biết

làm chủ bản thân không sống ích kỉ
nhỏ nhen, biết nhường nhịn nhau
trong họat động tập thể, sống hòa
mình với tập thể, không ích kỉ cá nhân
? Ai là người nhận ra nguyên nhân của
tình trạng cả bọn bị tê liệt sức sống
đó ? Tìm chi tiết cụ thể ?
? Em hãy phân tích câu nói của bác
Tai?
? Sau khi nghe câu nói của bác Tai, cả
bọn đã có suy nghĩ gì?

3. Cách sửa chữa hậu quả:
- Bác Tai : “Chúng ta lầm rồi…chúng
ta không làm cho lão Miệng ăn thì
chúng ta sẽ bị tê liệt…Lão Miệng có ăn
thì chúng ta mới khoẻ được…”
-> Bác Tai chuyên lắng nghe và bác đã
nhận ra sai lầm. Lời nói của bác Tai thể
hiện sự ăn năn hối lỗi. Câu nói...sự
thống nhất giữa các bộ phận trong cơ
thể con người suy rộng hơn là trong
cộng dồng, trong XH.
=> Cố gượng dậy…đến nhà lão Miệng
… vưc Miệng dậy, đi tìm thức ăn cho
Miệng
-> Họ đã nhận ra sai lầm của mình,
chăm sóc chu đáo cho lão miệng, ai
làm việc ấy, không suy bì tị nạnh nữa.
III. Tổng kết

1. Nghệ thuật
NT ẩn dụ( mượn các bộ bộ phận của cơ
thể người để nói chuyện con người).
2. Nội dung
Truyện nêu ra bài học: Trong một tập
thể, một cộng đồng XH, mỗi thành viên
không thể sống đơn độc, tách biệt mà
cần đoàn kết, gắn bó nương tựa vào
nhau. gắn bó với nhau dể cùng tồn tại
và phát triển.
* Ghi nhớ: sgk/T116:
IV. Luyện tập:
HS nhắc lại tên các truyện ngụ ngôn đã
học

? Truyện kết thúc như thế nào?
? Khái quát nghệ thuật tiêu biểu của
truyện?
? Bài học rút ra từ câu chuyện là gì?
( Giáo viên giáo dục cho học sinh kĩ
năng: Sống đoàn kết,chan hòa, hợp
tác với nhau, biết sẻ chia thương
lượng…)
GV: Hợp tác, tôn trọng lẫn nhau là con
đường sống, phát triển của XH ta hiện
18


nay. So bì, tị nạnh, kèn cựa nhỏ nhen
là những tính xấu cần tránh, cần phê

phán.
D. Củng cố, dặn dò :
- Đọc kĩ truyện, tập kể diễn cảm câu truyện theo đúng trình tự các sự việc.
- Khái niệm truyện ngụ ngôn ?
g. Đối với giờ hoạt động ngoại khóa:
- GV có thể lồng ghép vào trong một số buổi chiều, tiết sinh hoạt 15 phút,
sinh hoạt cuối tuần,…nhằm hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức và rèn luyện tôt
các kỹ năng sống áp dụng có hiệu quả trong cuộc sống.
-Sau đây là một số hoạt động kết hợp giáo dục kỹ năng sống ở trường
PTC2 DTNội trú Ngọc Lặc

H1.1 Làm thiệp chúc mừng 20-11

H1.2 Hội thi khéo tay bạn gái

H1.3 Mâm cỗ đêm trung thu
H1.4 Làm bánh chưng ngày tết
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, đối với bản thân,
đồng nghiệp và nhà trường
* Hiệu quả đối với hoạt động giáo dục:

19


- học sinh yêu thích môn học hơn, các hoạt động tập thể được các em tổ
chức, tốt hơn và hiêu quả hơn khi các em được trang bị và có hiểu biết hiểu biết
đầy đủ hơn về kĩ năng sống.
* Đối với bản thân:
Có nhiều kinh nghiệm hơn trong giảng dạy, hậu quả chất lượng chuyên
môn tốt hơn.

Mỗi giờ giảng dạy thấy có ý nghĩa hơn.
* Đối với đồng nghiệp và nhà trường:
SSKN được đồng nghiệp ủng hộ và ứng dụng trong phạm vi nhà trường.
* Đối với nhà trường:
Góp phần hoàn thiện được mục tiêu giáo dục chung của nhà trường
Kết quả khảo sát sau khi ứng dụng SKKN
Nâng cao được nhận thức của phụ huynh đối với môn học
Vận dụng
Nhận biết
Hiểu các
có hiệu quả
Tổng Chưa biết KNS
được KNS
KNS
Lớp
KNS
HS
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ
6A1
30
0
0
5
16,7
6
20

19
63,3
6A2
30
0
0
4
13,3
6
20
20
66,7
3. Kết luận, kiến nghị
3.1.Kết luận:
SKKN đề tài không mới nhưng cách tổ chức giảng dạy và ứng dụng hoàn
toàn mới.
Những giải pháp đưa ra thực sự có nhiều ý nghĩa đối với các hoạt động
giáo dục và giảng dạy của nhà trường.
Tôi nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt của các em học sinh. Khi mới vào trường
các em còn không muốn học, muốn bỏ về và có em khóc thường xuyên. Nhưng
đến cuối năm học các em đã gắn bó hơn với trường lớp.
Điều vui nhất sau mỗi giờ dạy học sinh mỉm cười và nói: Cô ơi con thấy
mình đã làm được việc này. Việc kia con chưa làm được và con sẽ cố gắng. Đó
là thành công của SKKN mà tôi muốn chia sẻ với đồng nghiệp.
SKKN này đã tổng kết được cả phần lí luận và thực tiễn. Có thể ứng dụng
không chỉ trong phạm vi các văn bản truyện ngụ ngôn. Mà có thể ứng dụng phần
lí luận vào các loại văn bản khác tiết giảng dạy kiểu bài khác của môn ngữ văn
không chỉ ứng dụng trong phạm vi trường PTC2DT Nội Trú mà còn có thể ứng
dụng với mọi đối tượng học sinh lớp 6. Chỉ cần giáo viên hiểu được bản chất
của dạy học tích hợp lồng ghép vào môn ngữ văn, không làm mất đi đặc trưng

văn học là khoa học của ngôn từ nghệ thuật thì giờ dạy của giáo viên sẽ thành
công. Tùy theo đối tượng và hoàn cảnh sống của học sinh để giáo viên chọn
cách tiếp cận với kĩ năng để tích hợp.

20


SKKN của tôi thực sự đã rất hiệu quả trong công tác của tôi đối với
côngviệc giảng dạy và giáo dục phát triển mọi năng lực cho học sinh ở trường
PTC2DT Nội Trú Ngọc Lặc
3.2.Kiến nghị:
Rất mong được sự góp ý của đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo để tôi rút kinh
nghiệm trong giảng dạy
Để nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn đặc biệt nâng cao chất lượng giáo dục kỹ
năng sống trong nhà trường nhất là ở các môn học, bản thân tôi có một số đề xuất
sau:
- Đối với nhà trường:
+ Đề nghị Ban Giám Hiệu, tổ chuyên môn tăng cường khuyến khích giáo
viên bộ môn tích hợp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào trong các môn học, các
hoạt động ngoại khoá, các giờ hoạt tập thể,…và coi đây là một nội dung quan
trọng trong chương trình giảng dạy.
Tôi xin trân trọng cảm ơn !

XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN tự
viết cam kết không cóp pi
Thanh Hoá, ngày 20 tháng 05 năm 2019
Người viết


Lê Thị Hằng

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Tài liệu nghiên cứu giáo dục kỹ năng sống qua mạng Intonets
2.Tài liệu nghiên cứu tâm lí học lứa tuổi –Nhà XBĐH Quốc gia
3.Tài liệu tập huấn hướng dẫn dạy học tích hợp
4.SGK Ngữ văn 6 –Tập 1
5.Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn

22



×