Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

SKKN KINH NGHIỆM GIÁO dục học SINH CHẬM TIẾN HIỆU QUẢ TRONG CÔNG tác CHỦ NHIỆM 10 năm tại TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 30 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC

ĐỀ TÀI:

KINH NGHIỆM GIÁO DỤC HỌC SINH CHẬM TIẾN
HIỆU QUẢ TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
10 NĂM TẠI TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG 1

Giáo viên: Hoàng Thị Diệp
Chức vụ:
Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Công tác chủ nhiệm

THANH HÓA, NĂM 2017
1


MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU…… …………………………………...………………………… 3
1.1. Lí do chọn đề tài………………………………………..………………….3
1.2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………….………..4
1.3. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………..4
1.4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………4
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận………………………………………………………………...4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng……………………………………6
2.3. Kinh nghiệm giáo dục học sinh chậm tiến thành công của bản thân…..7


a.Xác định đặc điểm từng đối tượng học sinh………………………………...8
b. Tìm hiểu học sinh, thiết lập mối quan hệ tình cảm ……………………….8
c. Sử dụng biên pháp viết thư góp ý…………………………………………..9
d. GVCN luôn tìm cách gắn bó HS chậm tiến với tập thể…………………...9.
Những nguyên tắc riêng dành cho HS chậm tiến……………………………10
g. Kinh nghiệm trong xử lí HS vi phạm…………………………………………..11
h. Sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ lớp…………………………………….……13
k. Thăm gia đình học sinh…………………………………………………….…..15
l. Chú trọng giáo dục kỹ năng sống…………………………………………….…15
3. KẾT LUẬN
3.1. Kết quả đạt được…………..……………………………………………...... 18
3. 2. Kiến nghị, đề xuất….. ……………………………………………………….19

2


1. M U
1.1. Lớ do chn ti:
Giỏo dc l v khớ mnh nht m con ngi ta cú th dựng thay i th
gii. (N.Mandela). Tht hnh phỳc vỡ v khớ y c xó hi tin tng giao cho
nhng nh giỏo. Bác Hồ cng đã từng nói:
"Hiền dữ phải đâu là
tính sẵn .
Phần nhiều do giỏo
dc m nên".
Bác cũng khẳng định "có tài mà không có đức cũng là vô
dụng". Nh vậy có thể thấy vai trò vô cùng quan trọng của công tác
giỏo dc trong việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ. Tht vy,
ngh giỏo thc s l mt ngh cao quý trong tt c nhng ngh cao quý. Trong
cuc i ca mi giỏo viờn, cú l ớt ai khụng lm cụng tỏc ch nhim, cụng vic

mang li cho ta nhiu nim vui ni bun v nhng k nim khú quờn. Vỡ th m
ngi ta vn bo rng lm giỏo viờn ch nhim ging nh nuụi con mn. Trong
thc tin giỏo dc hin nay, i tng hc sinh ó cú nhiu thay i phc tp so vi
trc õy. Vic hp th cỏi mi trn lan vi nhiu cỏm d ngoi xó hi thc s l
mt thỏch thc i vi mi nh giỏo trong cụng tỏc ch nhim. Hin tng hc
sinh: s dng ma tỳy, thuc lỏ, cỏ , vay nng lói, no phỏ thai, sng o, ỏnh
nhau, ngy cng tng vi mc ỏng bỏo ng. Tuy nhiờn, do nhn thc v
cha lm ch c hnh vi, hu ht cỏc em u rt cn n bn tay bao dung ca
cha m, s hng dn y tõm lớ ca thy cụ. khớa cnh ny, i vi hc sinh,
chỳng ta cú l l nhng ngi ỏng tin cy nht vi cỏc em. Vỡ th, bn thõn tụi v
nhiu ng nghip nhn ra vai trũ quan trng ca mỡnh i vi hc sinh, giỳp cho
cỏc em cú bc i vng vng trong nhng nm thỏng chun b trng thnh, to
tin cho cỏc em tr thnh cụng dõn tt ca xó hi.
Vi mc tiờu giỏo dc HS phỏt trin ton din, tp th BGH-cỏn b GV
trng QX 1 ó to nờn mt thng hiu y t ho. Ngy nay khi nhc ti
trng THPT Qung Xng 1, ngoi v trớ vng chc ó c khng nh qua b
dy thnh tớch dy v hc thỡ trng cũn cú du n sõu m trong cụng tỏc giỏo
dc, rốn luyn n np, ý thc k lut cho HS. Cú c kt qu ny chớnh l nh s
trn tr, chm chỳt ca i ng GV lm cụng tỏc ch nhim. Cỏch õy 5 nm
trng Qung Xng 1 ó t chc hi ngh bỏo cỏo cụng tỏc ch nhim rt thnh
cụng v li n tng sõu m. Chỳng tụi ó hc hi c t ng nghip ca
mỡnh nhng kinh nghim quý giỏ v thit thc vn dng trong vic qun lớ lp
ch nhim ca mỡnh.
Trong quỏ trỡnh ch nhim hn 10 nm, i tng hc sinh chm tin l i
tng tụi thng xuyờn c tip cn v cú nhng thnh cụng trong vic giỏo dc
cỏc em ny. Vỡ vy, bng kinh nghim v tm lũng ca mt ngi cụ, tụi ỳc kt
3


kinh nghiệm viết nên đề tài: " Kinh nghiệm giáo dục học sinh chậm tiến hiệu quả

trong công tác chủ nhiệm 10 năm tại Trường THPT Quảng Xương 1". hầu mong sẽ
là một tài liệu có ích cho đồng nghiệp tham khảo và áp dụng để giúp đỡ học sinh.
1.2 Mục đích nghiên cứu:
Trong sự nghiệp "trồng người" của mỗi nhà giáo, không thể thiếu hoạt động
chủ nhiệm. Không những thế, hoạt động này mỗi ngày một khó khăn và phức tạp
hơn do đối tượng học sinh hiện nay có quá nhiều cám dỗ bên ngoài khiến các em
không "tâm phục, khẩu phục" những điều thầy cô dạy dỗ.
Vì nhiệm vụ khó khăn này, tôi xác định phải tìm ra con đường giáo dục phù
hợp, hiệu quả để giúp học sinh hoàn thiện nhân cách, bước ra thế giới với lòng tin
đầy đủ về bản thân và con người.
Mặt khác, tôi mong muốn được nhân rộng những kinh nghiệm của bản thân đã
thành công cho đồng nghiệp của mình bớt khó khăn hơn trong quá trình chủ nhiệm.
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài "Kinh nghiệm giáo dục học sinh chậm tiến hiệu quả trong công tác chủ
nhiệm" nhằm nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm hoạt động làm giáo viên chủ nhiệm
trong 10 năm của bản thân, mong muốn góp thêm kinh nghiệm thực sự hiệu quả
cho đồng nghiệp để thực hiện tốt vai trò của thầy cô trong công tác chủ nhiệm.
Đối tượng là học sinh chậm tiến về mặt học tập và rèn luyện cũng như nhiều
mặt khác trong các khóa học bản thân tôi chủ nhiệm. Đặc biệt là học sinh lớp 10C2
(khóa học 2016-2019) tại Trường THPT Quảng Xương 1.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Khi triển khai đề tài này, tôi sử dụng những phương pháp sau:
+ Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: áp dụng lý thuyết tâm lí học sư phạm, lý
thuyết mới kỹ năng sống cho học sinh THPT, biện pháp kỷ luật không nước mắt…
+ Phương pháp khảo sát, thống kê: Ứng dụng trong học sinh khóa học mình phụ
trách, thống kê kết quả làm được, chưa làm được.
+ Phương pháp thực nghiệm: Những biện pháp cụ thể tiến hành trong hoạt động
chủ nhiệm.
+ Phương pháp giáo dục tích hợp: Sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường-gia đình và
xã hội , kết hợp giữa học sinh chậm tiến đối với học sinh khác trong tập thể, trong

môi trường sống của học sinh.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Cần hiểu đúng về học sinh chậm tiến. Không thể cho rằng học sinh chậm tiến
là những học sinh luôn hư hỏng, cá biệt vì xét lứa tuổi, các em chưa hoàn thiện về
mặt nhân cách, rất cần được giáo dục, yêu thương. Cách biểu hiện của HS chậm
tiến không giống nhau hoàn toàn ở mỗi em, song có những điểm chung cơ bản:
Học sinh thường xuyên vi phạm các quy định trường lớp, không tuân theo những
4


lời khuyên của thầy cô, bạn bè, gia đình. Hầu hết, đây là những em có cá tính, thích
sự công bằng, không chấp nhận sự kì thị, phân biệt. Tiếp xúc với các em ban đầu
rất khó bởi bởi tính khí đứa trẻ mới lớn rất ương ngạnh nên phải dành nhiều thời
gian tâm tình, động viên các em. Thế rồi mưa dầm thấm lâu, dần dà em biết lắng
nghe, tiến bộ hẳn. Những biện pháp răn đe, quát nạt sẽ thất bại ngay. Các em thích
khuyên bảo nhẹ nhàng , bản thân thầy cô mẫu mực làm gương, làm việc tốt sẽ là
tấm gương cảm hóa các em. Không có đứa trẻ nào khi được yêu thương và quan
tâm chân thành một cách có nguyên tắc, có "luật" lại không chuyển biến. Đằng sau
cái vẻ ngổ ngáo, gan góc đến xù xì của các em, vẫn còn chút hồn nhiên, ngây thơ,
trong sáng của những đứa trẻ một thời bị nhuộm đen bởi những lệch lạc do nhầm
đường. Thế rồi, trong không khí gần gũi, cởi mở của tình thầy - trò, nhiều em đã
chân thành nhận và hứa sửa chữa, khắc phục những khuyết điểm, thiếu sót đã qua.
Đối với thầy cô làm công tác chủ nhiệm trước hết phải hiểu biết về tâm lý lứa
tuổi của các em để có các giải pháp xử lý tình huống cho thích hợp. Trong lớp học
có rất nhiều đối tượng học sinh: học sinh giỏi, học sinh khá, học sinh yếu kém. Đối
với học sinh khá, giỏi thường các em rất có ý thức, nghe lời thầy cô, các em sẽ thấy
hối hận khi mình lỡ vi phạm và các em sửa đổi những khuyết điểm của mình một
cách tự giác rất nhanh. Những đối với học sinh yếu, kém (học sinh chậm tiến) khi
vi phạm các em sửa đổi rất chậm, thậm chí không hề sửa đổi mà vi phạm ngày càng

tăng lên dẫn đến học lực ngày càng sa sút và kết quả phải lưu ban hoặc bỏ học giữa
chừng. Do đó giáo viên khi làm công tác chủ nhiệm phải nắm rõ các đối tượng của
lớp mình để có hướng giáo dục cho phù hợp. Làm thay đổi thái độ học tập của học
sinh từ “chậm tiến” chuyển sang “tiến bộ” góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
của nhà trường và giảm tỷ lệ bỏ học, vi phạm hàng năm.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Từ thực tiễn của nhà trường THPT Quảng Xương 1, hiện nay học sinh chậm
tiến, chưa ngoan không phải là phổ biến nhưng ở trường nào cũng chịu ảnh hưởng
bởi đối tượng học sinh này đối với phong trào chung của lớp, chúng gây ảnh hưởng
thường xuyên đến kết quả thi đua của bạn bè toàn lớp. Nhìn chung những biểu hiện
của các em là chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình – nhà trường – xã hội.
Xét ở thực trạng của học sinh nhiều năm giáo dục và tại lớp 10C2 (2016-2019).
Tôi rút ra được những thực trạng và nguyên nhân như sau:
*Nguyên nhân dẫn đến học sinh cá biệt :
- Các em đi học do gia đình ép buộc.

5


- Do tác động của xã hội, bị bè bạn không tốt lôi kéo.
- Sự kích động của phim ảnh, các trò trơi bạo lực từ game.
- Chưa có sự quan tâm của cha mẹ đến việc học của con cái.
- Do gia đình khá giả, chỉ biết cung cấp tiền cho con mà không quan tâm đến kết
quả học tập của con mình, dẫn đến tính ỷ lại.
- Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, phải làm thêm giúp gia đình nên thường xuyên
bỏ học, học lực sa sút.
- Do cho mẹ ly hôn, dẫn đến buồn chán.
- Do lớp học có quá nhiều học sinh yếu, kém…
Bên cạnh cũng có thể một số nguyên nhân xuất phát từ giáo viên như:
*Đối với giáo viên bộ môn:

- Do học yếu kém nên giáo viên bộ môn phân biệt trong cư xử.
- Thường xuyên gọi trả bài.
- Cho nhiều điểm kém.
- So sánh giữa học sinh này với học sinh khác.
- Hăm dọa sẽ ở lại lớp … làm cho học sinh mất đi niềm tin dẫn đến bi oan, chán
chường, không muốn học những môn đó…
*Đối với giáo viên chủ nhiệm:
-Trong quá trình giáo dục học sinh cá biệt còn sử dụng tùy tiện các phương pháp
không phù hợp và chưa khoa học.
- Xử lý học sinh trong lớp không công bằng
- Không xây dựng được quy định riêng cho lớp.
- Xử lý không đến nơi, đến chốn.

6


- Chỉ nhắc nhở mà không có biện pháp cưỡng chế.
- Học sinh vi phạm lỗi nhẹ cũng mời phụ huynh.
- Chưa kết hợp với phụ huynh, chưa thông báo kịp thời với phụ huynh.
- Có thái độ kỳ thị đối với học sinh yếu, kém (chậm tiến).
- Không thường xuyên theo dõi lớp mà chỉ giao cho lớp trưởng quản lý.
- Bầu Ban cán sự lớp không đủ năng lực.
- Phạt học sinh vi phạm quá nặng.
- Chỉ nói mà không thực hiện…
*Đối với học sinh chậm tiến thường có các biểu hiện sau:
- Bỏ học, bo tiết, thường đi học trễ.
- Không đồng phục, phù hiệu.
- Đầu tóc, tác phong.
- Mất trật tự trong giờ học.
- Không chú ý nghe thầy cô giảng dạy.

- Thiếu văn hóa (nói tục, chửi thề).
- Đùa giỡn, chọc gẹo người khác quá mức.
- Sách vở không đầy đủ, thường xuyên không chép bài, không làm bài tập.
- Mê chơi game, lôi kéo, rủ rê bè bạn.
- Đi học về nhà không đúng giờ.
- Thường nói dối.
- Không giữ vệ sinh trường lớp …

7


2.3.KINH NGHIỆM GIÁO DỤC HỌC SINH CHẬM TIẾN THÀNH CÔNG
CỦA BẢN THÂN.
a. Kinh nghiệm đầu tiên là phải xác định được đặc điểm của từng đối tượng HS
để có phương pháp quản lí phù hợp.
- Giaó dục học sinh chậm tiến không thể tách rời việc tạo ra một môi trường học
tập và rèn luyện tốt nhất cho tất cả học sinh. Đó là tạo nên một tập thể tốt. Tôi có
may mắn là trong 10 năm công tác tôi đã được giao chủ nhiệm nhiều đối tượng HS
khác nhau : có HS đại trà ( 12K), HS chuyên khối C ( 2 khóa C7 ) – đây là một
thuận lợi vì tôi dạy Ngữ văn. Còn có khóa tôi chủ nhiệm HS chuyên khối A
( 12T5), HS chuyên khối D ( 11C3). Bên cạnh đó có lớp tôi chủ nhiệm từ đầu , còn
có lớp tôi nhận giữa chừng như 11T5, 11 C3. Chính vì vậy trước mỗi khóa chủ
nhiệm tôi đều phải quan tâm tìm hiểu đặc điểm tình hình lớp để tìm ra những thuận
lợi và khó khăn trong nhiệm vụ của mình .
- Với các lớp chủ nhiệm ngay từ đầu năm lớp 10 tuy có khó khăn là các em mới
vào trường, chưa quen với môi trường học tập mới cùng những nội quy mới nên
thường xuyên vi phạm, GVCN rất vất vả và dày công để giúp các em làm quen từ
những việc rất nhỏ như công tác vệ sinh trực nhật, trang phục, khóa xe đến việc tìm
ra phương pháp học thế nào cho hiệu quả. Nhưng đối tượng này GVCN có thuận
lợi là xây dựng được mô hình lớp theo ý đồ của mình ngay từ ban đầu.

- Tôi có 2 khóa CN nhận giữa chừng là 11T5 và 11C3. Đây là đối tượng HS tôi có
khó khăn vì tôi không dạy môn các em ôn thi đại học nên sự gắn kết về học tập ít
hơn, và các em đã trải qua 1 năm lớp 10 mọi thứ đã đi vào khuôn khổ nên GV CN
hơi vất vả nếu muốn tiến hành “chương trình cải cách” để điều chỉnh lớp theo ý đồ
của mình.
Như vậy việc xác định đúng đối tượng HS rất quan trọng vì đó là cơ sở ban đầu
để xây dựng phương pháp quản lí và CN lớp phù hợp.
b. Kinh nghiệm mà tôi tâm đắc nhất và cũng làm tôi tốn công nhiều nhất là tìm
hiểu HS, thiết lập mối liên kết và tình cảm giữa GVCN và tập thể lớp.
Bởi vì chỉ khi GV và HS có tình cảm với nhau thì mọi yêu cầu GV đưa ra không
còn mang tính mệnh lệnh bắt buộc mà HS thấy việc thực hiện những yêu cầu đó là
vì GVCN, vì chính tập thể lớp và cá nhân HS.
Người xưa từng nói “ biết người biết ta, trăm trận trăm thắng.”. Việc tìm hiểu
HS vừa khó vừa dễ. Dễ vì chỉ cần qua vài dòng tự kể GV có thể nắm được hoàn
cảnh gia đình, lực học, thành tích HS nhưng tôi quan niệm đó chỉ là phần nổi của
tảng băng chìm vì có rất nhiều HS vì có hoàn cảnh hoặc tính cách đặc biệt các em
không hề sẵn sàng chia sẻ những uẩn khúc của mình.
Tôi xác định muốn được HS tin tưởng thì trước hết phải làm cho HS thấy
GVCN thật gần gũi, mà nói theo ngôn ngữ HS là phải “tâm lí”, “ xì tin” từ đó các
em không mang tâm lí đề phòng đối phó với GV. Tôi tìm hiểu xem các em hiện
8


đang quan tâm đến vấn đề gì, fan cuồng thần tượng (idol) nào vì các em đang tuổi
mới lớn rất đam mê thần tượng , có xu hướng bắt chước thần tượng xứ Hàn, Trung,
Nhật…Trên Facebook, cặp sách, điện thoại của các em tràn ngập hình ảnh thần
tượng. Bố mẹ các em ở nhà vốn không quen , không thích việc con mình cứ suốt
ngày mơ tưởng tới thần tượng nên hay quát mắng, chỉ trích các em , nếu tới lớp
GVCN cũng như vậy thì các em càng thu mình lại trong thế giới của riêng mình.
Do vậy tôi áp dụng chiến thuật lấy độc trị độc, tìm đọc những loại sách báo các em

hay đọc như Hoa Học trò, Trà sữa cho tâm hồn, Tủ sách kỉ vật, Tiểu thuyết ngôn
tình, lên mạng đọc các trang chuyên về thông tin giải trí… để có thể nói chuyện
bàn luận về thần tượng của các em. Tôi thấy thực ra cũng không cần mình biết
nhiều mà chỉ cần đưa ra một vài thông tin liên quan là các em hào hứng và tự chia
sẻ dễ dàng. Các cuộc nói chuyện ấy giúp tôi thu hẹp được rất nhiều khoảng cách cô
trò mà quan trọng nhất HS thấy GV “đồng cảm” từ đó các em gần gũi tự nhiên hơn
rất nhiều.
c. Một biện pháp khác tôi thường xuyên sử dụng đó là đề nghị các em viết thư
góp ý ( đây là mẹo tôi học được từ BGH trường Quảng Xương 1), trong thư tôi yêu
cầu các em kể về gia đình, về bản thân , về bạn bè trong lớp ( có em không muốn
kể về gia đình mình nhất là những em có hoàn cảnh đặc biệt thì việc lấy thông tin
từ bạn bè các em rất cần thiết cho GVCN ), nhận xét về ưu nhược điểm của lớp và
giải pháp của em ……. Nhờ những lá thư này mà tôi biết được những hoàn cảnh
đặc biệt như em Trịnh Hồng Lý ( 2007- 2010) bố tự tử giữa nhà, anh nghiện nặng,
em Tiến ( 2012-2015) bố đẻ bỏ rơi 2 mẹ con khi em đang là bào thai 2 tháng tuổi,
bố dượng đi tù, em Hoài Thu (2016-2019) bố mẹ li hôn, em phải ở nhà thuê với mẹ
cùng 2 đứa em nhỏ, Em Phạm Hiệp (2007-2010) bố lấy vợ hai, mẹ bỏ rơi, mẹ kế
thường hắt hủi, em có lúc định tự tử. ..Qua những lá thư đó tôi biết được điểm
mạnh yếu của lớp, của cá nhân, mong muốn nguyện vọng của các em …Đặc biệt là
hoàn cảnh riêng của những học sinh chậm tiến.
d.Một biện pháp nữa là tôi luôn tìm cách gắn bó bản thân với hs chậm tiến với
tập thể lớp từ những việc nhỏ nhất là những lúc các em gặp khó khăn cần sự
giúp đỡ. Chính điều đó sẽ tạo ấn tượng sâu đậm cho các em về khái niệm “ cô tau”,
“ lớp tau”. Tôi luôn nhớ mãi câu chuyện của cô Nguyệt (Nguyên Phó hiệu trưởng)
với chi tiết trong cặp cô luôn có một cái khăn dự trữ để cấp cứu cho lớp nếu lỡ
không mang khăn lau bảng. Chính việc làm đó của cô khiến HS sẽ không thể quên
được và càng nể phục cô. Cô còn có một cái túi thần kì mà đã cứu nguy cho GV
không biết bao lần với các sự cố nguy hiểm. Do vậy tôi cũng đã vận dụng câu
chuyện của cô với phiên bản mới . Trong lớp tôi cho lập một cái hộp đựng kim chỉ
và những thứ của riêng phụ nữ để dành những lúc nguy cấp, từ đầu năm đến nay

chiếc hộp đó đã cứu nguy cho HS nữ lớp tôi 3 lần thoát khỏi sự cố. HS được an
toàn còn khen cô tâm lí - có biết đâu chính cô mà không nhờ cái túi của cô giáo
mình thì cũng chưa biết điều gì xảy ra !
9


Đợt trường tổ chức hội trại kỉ niệm 50 năm thành lập trường lớp tôi có cử mấy
em ở lại trông trại , vừa mệt vừa đói .Tôi đã bàn với hội phụ huynh tổ chức nấu ăn
cho các em thậm chí có nấu cháo gà cho những em thức trông trại, đem chăn cho
mấy em nữ đắp …Đến bây giờ khi đến nhà tôi các em vẫn tranh nhau kể lại thậm
chí nhiều em ngồi tiếc vì không được tham gia.
Trong lớp T5 vừa ra trường tôi cũng có một kỉ niệm. Trung thu hồi lớp 11 HS
nam hì hục tự làm một ngôi sao cao tới tầng 2 phòng học. Sau khi tổ chức rồi chụp
ảnh chán chê cả lớp đi về , mấy chàng mới vờ đầu bứt tai tìm cách đem về nhưng
nó quá to và nặng. Tôi đã về nhà đi chợ nhưng đi qua trường vẫn thấy mấy học sinh
của mình ở đó dù trời đã tối. Tôi mới dùng cách mượn xe ba gác để HS đặt ngôi
sao lên và ngồi sau xe máy để tôi đưa về. Em Phương lớp trưởng ngồi sau xe tôi 2
tay phải nắm càng xe ba gác, còn 2 em khác ngồi trên xe để giữ ông sao. Đoàn xe
cứ rồng rắn đi ngoài đường khiến mọi người chỉ trỏ , có lúc tôi phanh xe mất đà em
Phương cứ đập đầu vào đầu tôi đau điếng nhưng cô trò rất vui.Khi về đến nhà các
em nhắn tin cho tôi nói các em không bao giờ quên ngày hôm nay . Những việc làm
của GV lúc các em cần giúp đỡ , cần hỗ trợ chính là những điểm nhấn giúp mình
ghi điểm với các em và từ đó dễ dàng cho việc quản lí giáo dục HS.
e. Những nguyên tắc riêng dành cho học sinh chậm tiến
* Đối với bản thân, tôi đặt ra cho mình những nguyên tắc trong quá trình giáo dục
học sinh chậm tiến như sau:
- Không áp dụng cùng một phương pháp cho tất cả các học sinh chậm tiến.Bởi mỗi
cá thể này là một cá tính riêng không hề giống nhau trên nhiều góc độ. Do vậy, tôi
không hoàn toàn dập khuôn theo một cách thức mà linh hoạt thay đổi, thậm chí
thay đổi cả cách ứng xử của mình để phù hợp với học sinh.Theo các chuyên gia

tâm lý giáo dục thì phần lớn tính cách nghịch ngợm và mọi hành vi chống đối trong
học tập của học sinh hầu hết đều bắt nguồn từ hoàn cảnh gia đình như bố hoặc mẹ
ly dị, gia đình khó khăn, bị người lớn bạo hành thể xác hay tinh thần… Nên
phương pháp sư phạm tốt nhất đó là người thầy phải thật sự nhẫn nại, thông cảm
với hoàn cảnh của học sinh để có thể cảm hóa được các em.
- Không lạm dụng hình thức thông báo với gia đình học sinh về những việc làm vi
phạm kỉ luật trường, lớp của các em hay xử phạt quá khắt khe, nhắc đi nhắc lại
nhiều lần lỗi vi phạm. Như vậy sẽ làm chai lì cảm xúc của học sinh và học sinh sẽ
thể hiện sự chống đối quyết liệt hơn.
- Chú ý phát hiện ra những điểm mạnh ở học trò của mình, thường xuyên khen
ngợi, động viên [1] như năng khiếu thể thao, năng khiếu văn nghệ và tạo cơ hội để
học sinh được thể hiện năng khiếu đó của mình.Từ đó làm các em tự tin hơn trong
việc hòa đồng với thầy cô và tập thể lớp, dần dần có sự hợp tác đối với các phương
pháp dạy học tích cực của thầy cô.

10


- Khi học sinh vi phạm, Gv không chỉ trích, tách riêng học sinh ra khỏi tập thể để
phân tích và lắng nghe.Nhẹ nhàng phân tích những ưu khuyết điểm những đúng sai
trong nhận thức và hành động của học sinh vào lúc thích hợp, thầy cô phải thể hiện
niềm tin tưởng vào học sinh, khích lệ được sự phấn đấu của các em.
- Sử dụng linh hoạt bản kiểm điểm , tôi thường dùng tên gọi GIẤY GHI NHỚ,
trong đó, tôi để học sinh tự viết sự việc, tự phân tích lí do, cam kết thời gian sửa
đổi, hoàn thành. Thầy cô hãy đứng sau theo dõi và kịp thời điều chỉnh sự thay đổi
đó.
- Vận dụng linh hoạt “lạt mềm buộc chặt”, “mềm nắn rắn buông”. Dù rất gần gũi
với các em nhưng luôn phải giữ một khoảng cách nhất định của thầy trò.
* Đối với học sinh chậm tiến: Tôi thường áp dụng luật "5 không": Không nói tục,
không đánh bạn; không chậm, bỏ giờ; không sai trang phục, không thiếu bài ghi.

Sở dĩ tôi chỉ áp dụng 5 không vì đó là những nguyên tắc căn bản tối thiểu buộc học
sinh luôn nhớ khi hành động. Áp dụng phức tạp sẽ khiến các em mệt mỏi khó chịu
và không thực hiện đều đặn.
Em Phạm Văn Anh 10C2 (2016-2019) không muốn đi học, lên lớp là ngủ gục,
khi tham gia ngoại khóa, tôi biết em có khả năng bóng đá và nhảy giỏi, vậy là em
đạo diễn cho tổ mình tiết mục đầy sôi động, các bạn vô cùng thích thú. Bản thân
em Anh sau đó tự tin, chăm chỉ hơn để bảo vệ hình ảnh của mình. Em Vũ Ngọc
Văn lớp T5, thường xuyên bỏ học, nhuộm tóc, chơi Game. Tôi cùng học sinh lần
tìm, biết em bỏ giờ ra chơi tại quán Game Cao Hải , tôi đến, đứng sau nhẫn nại đợi
em chơi cho đến khi phát hiện ra cô đang đứng cạnh mình. Tôi khen em thông
minh trong các trận đấu Game, cô thỏa thuận: Nếu mỗi tuần em không bỏ học, làm
bài và tiếp thu đầy đủ, cô sẽ nói bố mẹ cho em 2 h chơi Game thỏa thích. Đây là
chiến thuật "cai từ từ" của tôi. Kết quả em bỏ được Game, chú tâm vào học ở lớp
12, đậu ĐH Công nghiệp, hiện nay em Văn là quản lí lao động của Công ty nhiệt
điện Nghi Sơn 1, với mức thu nhập 25 triệu đồng/tháng.
g- Kinh nghiệm trong xử lí HS vi phạm
- Tôi thường chia lỗi của HS thành 2 loại: lỗi thông thường và lỗi cá biệt để có cách
xử lí phù hợp.
+ Đối với lỗi thông thường tôi chủ yếu để các em tự nhận ra lỗi của mình ( quên
mang đồ dùng học tập, nói chuyện riêng, sai trang phục, quên khóa cửa lớp….) và
cho các em tự chọn hình thức xử phạt. Tuy nhiên tôi lại mở cho các em con đường
đó là chưa thi hành “án” ngay ( án treo ) nếu có việc tốt bù lại các em sẽ được xóa
án cũ. Nhưng quy chế này chỉ được áp dụng một lần duy nhất. [1]. Nếu tái phạm sẽ
bị xử phạt nặng .Thực ra lỗi thì đã vi phạm rồi dù phạt thế nào thì cũng không thay
đổi được lịch sử, cái hướng đến là phải làm sao để các em có ý thức giữ gìn để
không vi phạm nữa.
Đôi khi GVCN cũng cần dùng mẹo. Lớp tôi trước đây HS hay dùng son môi,
nếu hỏi các em hay nói đó là màu tự nhiên, son dưỡng không màu… tôi hay đem
11



theo khăn giấy yêu cầu các em ngậm môi vào khăn là biết ngay có dùng son hay
không. Nhờ mẹo này mà nay HS nữ lớp tôi đã quay lại với “ vẻ đẹp tự nhiên”
+ Đối với lỗi cá biệt : phải tìm hiểu thông tin nhiều chiều, tìm ra điểm yếu của HS
để khai thác nhằm thức tỉnh HS, phối hợp với phụ huynh và nhà trường để giải
quyết .
Tôi đã gặp 3 trường hợp HS mắc lỗi cá biệt, có trường hợp tôi thành công nhưng
cũng có trường hợp tôi nghĩ đó là thất bại trong công tác chủ nhiệm:
Em Lý ( 2007-2010) yêu sớm với những đối tượng phức tạp, thậm chí còn lập
cả một đội quân chuyên đánh nhau thuê .Tôi điều tra và phải dùng tới công an dọa
đưa em ra pháp luật thì em mới thú nhận và cam kết chấm dứt việc làm của mình,
quay lại học tập bình thường để tốt nghiệp THPT .
Em Thịnh ( 2010- 2012) đánh bài, cá độ , vay nợ lãi không trả được nên bỏ học
trốn gia đình vào miền Nam. Gia đình tìm khắp nơi không được, tìm hiểu qua bạn
bè của em tôi biết em ấy chỉ còn liên lạc với người yêu đang học lớp 9 trường
quảng tân. Tôi cùng bố mẹ em đi gặp em nữ đó động viên em thuyết phục em
Thịnh quay về để sửa chữa lỗi lầm. Nhờ sự cố gắng của bản thân, gia đình và sự
giúp đỡ của nhà trường em Thịnh cũng đã tốt nghiệp THPT và đậu cao đẳng công
nghiệp.
Em Minh ( C7 khoá 2012- 2013) thường xuyên vi phạm nội quy, tham gia đánh
nhau nhiều lần, vô lễ với GV tôi đã cho rất nhiều cơ hội nhưng không thay đổi , tôi
làm việc với gia đình yêu cầu em chuyển trường xuống Đặng Thai Mai để làm
gương cho những em khác. Đây là trường hợp tôi xem đó là thất bại vì không thể
giúp HS chuyển biến.
Một thực trạng hiện nay là các em xuất hiện tình cảm cao hơn tình bạn “ yêu”
sớm, thậm chí do tác động của môi trường các em rất dễ đi quá giới hạn, nếu không
phát hiện và có biện pháp kịp thời thì hậu quả cũng rất khó lường. Tuy nhiên đây
lại là vấn đề hết sức nhạy cảm và cũng đòi hỏi GV CN phải dày công. Quan điểm
của tôi là không cấm ( vì cấm cũng không được) nhưng cũng không khuyến khích
nhưng tôi âm thầm đưa ra những chướng ngại vật ( kiểm tra bài cũ , bài tập với mật

độ dày đặc, tất cả GV dạy lớp tôi đều có sự chăm sóc đặc biệt tới cặp đó, trong các
đợt ngoại khóa , sinh hoạt đều đưa ví dụ về việc yêu hay không yêu khi đang là HS
cho lớp thảo luận, cử HS ngầm theo dõi về sinh hoạt bên ngoài nhà trường của các
cặp đôi..) nếu đôi nào vượt qua được và vẫn học tốt thì các em tiếp tục duy trì tình
cảm nhưng phải tuân thủ những nội quy của tôi để không làm ảnh hưởng tới bạn bè
trong lớp, tôi gặp riêng em nữ trao đổi thẳng thắn về những ranh giới cần phải giữ
gìn và nói rõ những nguy cơ nếu các em dám vượt rào. Khóa T5 ( 2011- 2013) có
em Hùng và em Hà yêu nhau từ lớp 10, hiện nay sắp tốt nghiệp ĐH nhưng đến giờ
các em vẫn giữ được tình cảm.Như vậy có thể khẳng định rằng có thể không ngăn
cản được việc các em có tình cảm sớm với nhau nhưng bằng sự quan tâm sát sao,

12


tư vấn và định hướng thì chúng ta vẫn có thể giúp các em tránh được những sai lầm
đáng tiếc.
* Một số vấn đề cần lưu ý:
+ GVCN phải có sự nhạy cảm phát hiện ra những dấu hiệu bất thường của các em
càng sớm, càng tốt để có kế hoạch phân loại giáo dục học sinh (quan sát cách các
em chi tiêu, giao tiếp, ăn mặc…)
+ Ngoài ra, GVCN phải đi sâu vào tìm hiểu những cá nhân Hs có biểu hiện đặc biệt
bằng nhiều cách: Từ việc thăm gia đình học sinh, từ bạn bè cùng lớp, từ sự tăng
cường nói chuyện trực tiếp với bản thân học sinh để tìm nguyên nhân thực sự. Nói
cách khác là phải chẩn đoán bệnh chính xác để tìm ra thuốc chữa.
+ GVCN "không cô lập các em với tập thể bởi tuổi trẻ sống bằng tình bạn, giữa các
em có sự chuyển hóa lẫn nhau rất mạnh mẽ".[2]
+ Dù HS có lỗi nặng cũng không được xúc phạm và làm tổn thương danh dự HS
trước tập thể. GVCN càng thận trọng, tinh tế trong việc này thì khả năng giải quyết
vấn đề sẽ càng nhanh chóng và hiệu quả.[3]
+ Đặc biệt, GVCN không được bỏ mặc và phủ nhận những chuyển biến của các

em. Những chuyển biến tích cực dù nhỏ cũng rất cần được động viên , khích lệ kịp
thời, khen ngợi để em có động lực vươn lên.
+ GVCN nên xây dựng một khung hình thức kỉ luật từ thấp đến cao, nói rõ cho học
sinh mức vi phạm và biện pháp. Từ việc ý thức được khung phạt, Hs có thể điều
chỉnh được hành vi và nhắc nhở nhau cùng thực hiện.
+ GVCN cần duy trì kiên nhẫn các kỷ luật đề ra, luôn kiểm tra , không nên nói rồi
bỏ đó.
h- Kinh nghiệm tiếp theo là phải sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ lớp.
Những HS làm cán bộ lớp thường đứng trước sự khó xử , đó là nếu làm hết
trách nhiệm thì mất lòng bạn bè vì tội “ cái gi cũng mách cô”, được thầy cô thiên
vị. Nhiều em bị lớp cô lập, tẩy chay nên chuyển sang làm đối phó với GV để được
an toàn. Do vậy để sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ lớp cũng là một vấn đề cần
quan tâm. Tôi xác định chọn đội ngũ cán bộ lớp phải là những em gương mẫu, có
bản lĩnh và phải trao quyền thưc sự cho các em, đồng thời phải ủng hộ và sát cánh
cùng các em trong công việc, thưởng phạt công minh. Nhất là cán bộ lớp mà vi
phạm thì còn bị phạt nặng hơn. Nhờ đó giúp các em tự tin và có tiếng nói trong
quản lí lớp. Lớp11C3 có em Hương Bí thư là nòng cốt của đội văn nghệ nhà trường
nhưng ở lớp em không gương mẫu bạn bè không phục tôi đã cắt chức Bí thư
chuyển cho em khác, từ đó lớp tôi không còn hiện tượng xì xào hay chống đối
ngầm trong lớp.
i- Kinh nghiệm trong việc phối hợp cùng GV bộ môn , cha mẹ.
"Giáo dục học sinh là một hoạt động cần có sự phối hợp đều đặn, thống nhất thì
mới đạt hiệu quả thuyết phục" [4]. GVCN không thể đủ khả năng để nhìn nhận mọi
13


mặt của học sinh, đặc biết thời gian trên lớp , ở nhà. Vì vậy, GV cần có mối liên hệ
phối hợp đều tay với phụ huynh và thầy cô bộ môn. VD: em Đức Việt 10C2 ( khóa
2016-2019) ỷ lại mình có tiền do đi chuyển hàng, thích thể hiện nên đã mua thuốc
lá điện tử VAPE(một loại thuốc cai thuốc lá của Trung Quốc, có độc tính gây ung

thư gấp 15 lần so với thuốc lá, giá từ 1,5-4 triệu 1 tẩu) để khoe với bạn bè, sau 2
tháng Việt gầy đen vì thuốc. Mặt khác Việt lôi kéo thêm các bạn vào cuộc. Sau khi
nhận được "mật báo" của các bạn, tôi tức tốc điều tra. Kết hợp với bố mẹ, chúng tôi
đã lần tìm được con đường đi đến việc sử dụng thuốc này. Việc phân tích và dùng
tình thương đưa Việt trở lại là một cậu học sinh vui vẻ, nhiệt tình trong công việc,
có nhiều tiềm năng trong học tập. GVCN cũng kết hợp với ban điều tra của Trường
để làm rõ sự việc, khiến học sinh tâm phục, khẩu phục. Để chứng thực sự tiến bộ
của Việt, tôi phối hợp đặc biệt với 3 thầy cô ôn khối, có biện pháp theo dõi, kèm
cặp mềm mỏng. Kết quả là Việt tiến bộ trông thấy. Thi khảo sát khối C đạt 22
điểm/3 môn. Trong khi trước đó chỉ đạt 16 điểm.
k- Kinh nghiệm trong công tác động viên khích lệ HS : Tầm quan trọng của việc
đến thăm gia đình học sinh.
Một trong những thành công có tính thuyết phục cao của công tác chủ nhiệm
là thăm gia đình học sinh. Trước hết, đây là một chủ trương được nhà trường đề
nghị. Song bản thân tôi đã tiến hành trước đó. Xuất phát từ một lần bị điểm kém,
tôi được cô giáo đến thăm, tưởng rằng cô đến để vạch tội. Không ngờ những lời
khen ngợi, sự ân cần và lời khuyên của cô đã khiến tôi chuyển biến mạnh mẽ. Tôi
luôn biết ơn cô giáo chủ nhiệm vì điều đó. Vì vậy, khi chủ nhiệm, tôi đặt mục tiêu
cho bản thân, mỗi năm phải thăm được ít nhất 15 lượt học sinh. Những học sinh
được ưu tiên thăm trước là: Học sinh chậm tiến, học sinh mồ côi, học sinh khó
khăn, học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt. Những học sinh này rất
cần đươc quan tâm, chia sẻ. Nhờ thăm học sinh, tôi biết được hoàn cảnh em
Nguyễn Trọng Cường lớp T5(2008-2011) mồ côi cả cha lẫn mẹ, hai chị em sống
nuôi nhau. Em Cường sức khỏe yếu nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc học. Vậy
là, có một cuộc ủng hộ âm thầm trong lớp và các thầy cô. Có một đội các bạn học
tốt luôn chủ động kèm cặp giúp đỡ. Kết quả, Cường đậu Tốt nghiệp, học nghề cắt
tóc và trở thành một thợ chuyên nghiệp có thu nhập cao. Hàng năm, nhận được bó
hoa em tặng nhân ngày nhà giáo, đó là nguồn cỗ vũ lớn lao cho tôi tiếp tục công
việc ý nghĩa của mình. Thăm gia đình em Dung 10C2 (2016-2019) để biết thêm bố
em bị bệnh về thần kinh, mẹ cao tuổi nuôi chồng và con bằng việc đồng áng vất vảdo đã quá tuổi lao động. Từ đó, GV quan tâm nhiều hơn, động viên em nỗ lực hơn,

cuối năm Dung đạt học sinh tiên tiến, đã trở nên tự tin hơn hẳn khi tiếp xúc với bạn
bè.
l. Chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh…

14


"Đã đến lúc xã hội cần nhìn nhận vấn đề đạo đức học sinh trong nhà trường
hiện nay với một tinh thần trách nhiệm và nghiêm túc. Cần phải đổi mới hoàn toàn
cách thức mà lâu nay chúng ta đã dùng để giáo dục đạo đức học sinh. Bản thân
giáo dục đã mang tính xã hội hóa, nhà nước cần tạo điều kiện để toàn dân tham
gia vào công tác giáo dục học sinh. Điều quan trọng là cần có một môi trường xã
hội lành mạnh, mọi người sống tuân thủ pháp luật và tôn trọng những giá trị đạo
đức xã hội. Một môi trường xã hội tốt sẽ tác động vào nhận thức của học sinh phải
tuân thủ những nguyên tắc ứng xử đã được học trong nhà trường mà cả xã hội
đang áp dụng" [ 5]. Biện pháp của tôi là thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại
khóa cho học sinh , tổ chức hoạt động từ thiện. VD : Quyên góp quần áo, sách vở
cho chương trình "Đông ấm xứ Thanh" , hỗ trợ trẻ em mồ côi tại Trung tâm cứu trợ
xã hội tại Quảng Hợp...dù chỉ là những giá trị vật chất nhỏ, song góp phần nuôi
dưỡng lòng nhân ái, giáo dục sự chia sẻ quan tâm, yêu thương con người của mỗi
học sinh.
- Một kinh nghiệm khác của tôi trong giáo dục kỹ năng sống cho hs lớp chủ nhiệm
là tôi tăng cường sự gắn kết các em với tập thể lớp bằng việc tôi thường tổ chức
ngoại khóa cho HS, ít nhất mỗi khóa một lần. Tất nhiên tổ chức ngoại khóa sẽ rất
vất vả cho GVCN nhưng vô cùng hiệu quả. Nhưng vấn đề đặt ra là GVCN phải
khéo léo gắn ngoại khóa vào mục tiêu giáo dục HS. Tôi nhận thấy HS bây giờ bị
áp lực học tập đè nặng , các em cần có một sân chơi để giải tỏa áp lực, giải phóng
năng lượng bản thân và tự tin thể hiện cá tính do vậy khi tôi đặt vấn đề ngoại khóa
các em rất hào hứng nhưng tôi kèm theo điều kiện là sau ngoại khóa phải đặt chỉ
tiêu phấn đấu về học tập và nề nếp như thế nào – giống như một bản hợp đồng cô

trò kí kết với nhau . Và đúng là sau ngoại khóa HS thấy công sức của GV đã bỏ ra
vì các em như thế nào nên các em đều tự giác thực hiện phần hợp đồng của mình
một cách vui vẻ và tự nguyện. Quan nhất là các em đã được đánh thức về tính đoàn
kết, ý thức khẳng định giá trị bản thân và tập thể lớp.
2.4. Hiệu quả của sáng kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân,
đồng nghiệp và nhà trường.
- Các lớp chủ nhiệm có học sinh chậm tiến mà tôi từng chủ nhiệm nêu trên đều để
lại rất nhiều cảm xúc trong tôi. Có một quy luật tình cảm mà tôi nhận ra đó là, trong
tâm hồn các em, tôi không xa lạ, mà là một người bạn, người cô đáng tin cậy để khi
cần hỏi ý kiến, các em mạnh dạn nói thật những điều khó nói. Và cô trò lại cùng
tìm cách tháo gỡ. Mặt khác, thời gian qua đi, nhưng những học sinh thường lui tới
thăm chúng tôi với tình cảm thân thương vẫn là những học sinh chậm tiến. Và tôi

15


nhận thấy, những va vấp đầu đời đã giúp các em trưởng thành hơn, chín chắn hơn
khi có sự giúp đỡ chân thành của tôi.
- Xét kết quả thực tế ở lớp 10C2 năm nay. Kết quả thi đua qua 4 đợt được cải thiện
dần . Từ một lớp có học sinh tham gia đánh nhau, học sinh chậm tiến 5 em, cuối
năm các em được xếp thi đua thứ 3/36 lớp. Được nhận khen thưởng của lớp tốp 1
trong trường. Đây là một nỗ lực lớn của tập thể và giáo viên.
- Kết quả: Bản thân GV được công nhận GVCN giỏi. Lớp được xếp tốp cao trong
thi đua. Mô hình thăm gia đình học sinh được nhân rộng ra các lớp khác rong
trường, các biện pháp áp dụng cho hs chậm tiến được nhân rộng.
Tên Học sinh Các biểu hiện
chậm tiến
chậm tiến
Yêu sớm, đi
Lê Thị Quỳnh

nhà nghỉ, khoe
hình ảnh trên
mạng,
phát
ngôn bừa bãi
gây mất đoàn
kết, học tập sa
sút.
- Đánh nhau,
tung video lên
mạng
Facebook

Vũ Thị Phương Quay
phim,
Anh
tha gia đánh
nhau. Thường
xuyên
bất
đồng với bạn
bè trong lớp.

Tìm
hiểu Cách giáo dục
nguyên nhân
- Thích thể - Gặp mẹ , trao đổi nhiều
hiện bản thân. lần, tư vấn cách tiếp cận.
Gặp và trao đổi thẳng
- Gia đình cho thắn với bạn trai của

vay nặng lãi, Quỳnh .
bố mẹ không
thực sự quan - Gặp riêng Quỳnh phân
tâm
tích lí lẽ, những nguy cơ
ảnh hưởng đến tương lai,

Kết
quả
cuối năm
-Hoàn thành
tốt nhiệm vụ
được giao.

- Có ý thức
sửa sai , tiến
bộ hẳn trong
học
tập.
VD : Môn
Văn, em đạt
- Quỳnh thông minh, từ 6,2 kì 1 hiểu bài nhanh nhưng 7,8 kì 2
lười học, GV phối hợp
với phụ huynh đôn đốc
nhắc nhở.

- Giao nhiệm vụ quản lý
vệ sinh trong lớp.
- GV thường xuyên quan Hạnh kiểm
- Em bị sốc tâm, hỏi han, động viên. kì 1: Yếu

tâm lý do bố
mới
mất, - Dùng chính hoàn cảnh Kì 2- cả
Phương bị mất của mình (mất bố) , cách năm: Tốt
phương hướng mình vượt qua để cảm
và không tin hóa và giúp em vững tin - Từ kì 2 em
trở lại vui
vào cuộc sống vào cuộc sống.
16


dẫn đến hành
động nông nổi
- Phát ngôn - Do bản tính - GV tách riêng phân tích
Trần Đức Việt
bừa bãi.
bộc
trực, mặt mạnh, yếu của em.
không
biết
- Sử dụng kiềm chế.
- Kết hợp giữa gia đình,
thuốc lá điện
nhà trường để giúp em
tử VAPE.
- Hiếu thắng, nhận ra tác hại của Vape
tự cho mình có và từ bỏ.- Khuyến khích
- Đập vỡ của điều kiện kinh học tập vì em thông
lớp, phá đồ tế hơn so với minh. Giao nhiệm vụ tìm
cùng của lớp các bạn.

tài liệu trên mạng cho cả
vì quá khích
lớp
- Phân tích bằng chính sự
Phạm
Công không
học, - Bố mới mất, vất vả của mẹ em Minh.
Minh
không ghi bài, bản thân là con Sự lo lắng của mẹ. Chỉ ra
thường xuyên một
thường kết quả tương lai nếu em
nói chuyện, vi xuyên
cãi không cố gắng
phạm
trang mẹ…
phục
GV dùng những trường
hợp các bạn mồ côi mà
nghị lực để phân tích.

Do gia đình có
Nguyễn Hoàng Không trung điều
kiện,
Linh Chi
thực,
ham cưng chiều.
chơi, sử dụng
tài liệu khi thi, - bản thân
son
phấn, thông minh, có

nhuộm tóc…
thể học tốt

vẻ, được bạn
bè yêu mến
- Học lực đạt
Khá.
- Thi 3 môn
khối C trên
20 điểm

Em
khóc,
hứa
quyết
tâm thay đổi.
Từ sau đó
em học đều
đặn, làm bài
tập đầy đủ
và cham chỉ
hơn
hẳn.
Hạnh kiểm :
Khá
- GV đọng viên, phân Kì 1: Học
tích, phối hợp với gia lực
Trung
đình.
bình - Hạnh

kiểm Yếu.
- Cử bạn theo dõi, động
viên.
Kì 2: Học
lực Khá, HK
Tốt - Đạt
Học
sinh
tiên tiến

+ Về tập thể, năm học 2016-2017, lớp 10C2 đạt tỉ lệ như sau:
HỌC LỰC

HẠNH KIỂM

17


GIỎI

KHÁ

TB

YẾU

TỐT

KHÁ


TB

0

13

26

0

24

12

3

Sau khi thực hiện các giải pháp nêu trên, GVCN có thể kiểm chứng kết quả
xem các giải pháp có thể làm thay đổi thái độ học tập của học sinh cá biệt hay
không. Có thể tổng hợp kết quả theo học kỳ, cả năm để đánh giá [6]. Mặt khác,
đánh giá, bình xét kết quả công bằng trước tập thể học sinh, cho các bạn bình xét
(cần thiết sẽ bỏ phiếu ) về các trường hợp học sinh chậm tiến. Do vậy, cách này
khiến các em hồi hộp, chờ đợi và có ý thức phấn đấu rõ nét hơn.
3. KẾT LUẬN
Nhà sư phạm vĩ đại A. Xukhomlinxki cho rằng: "Con người sinh ra không
phải để tan biến như một hạt cát vô danh, họ sinh ra là để in dấu chân mình trên
mặt đất và in dấu lại trong tim người khác" . Thực vậy, hành trình của đời người là
quá trình hoàn thiện, loại bỏ những cái xấu để sống bằng những giá trị tốt đẹp, để in
dấu chân mình trong cuộc đời này và khắc dấu ấn yêu thương trong trái tim mọi
người, bởi đời người vô cùng ngắn ngủi. Những khóa học sinh nhanh chóng trôi
qua trong hành trình đưa đò của mỗi nhà giáo chúng ta. Tuy ngắn ngủi, nhưng với

cuộc đời của mỗi con người, thời học trò là những tháng năm các em va vấp nhiều
nhưng học hỏi cũng rất nhiều. Những điều các em học được có vai trò nền tảng cho
cuộc đời sau này của mỗi em. Chính vì thế, vai trò của người thầy, người cô rất
quan trọng. Vì chúng ta nắm trong tay thứ "vũ khí" và kĩ thuật đào tạo con người.
Người thầy có trách nhiệm và yêu thương sẽ tạo nên một thế hệ công dân có ích và
ngược lại.
Bản thân là một nhà giáo, từng có kinh nghiệm trong giáo dục học sinh
chậm tiến, tôi cảm thấy hài lòng vì những điều đã làm được cho học sinh của mình,
đã yêu thương chân thành, lo lắng cho các em, tạo được cho các em không khí của
một "gia đình thứ 2" trên lớp học để các em yên tâm phấn đấu và rèn luyện. Và tôi
mong muốn được học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm hơn nữa từ đồng nghiệp của
mình để có thể làm tốt hơn nữa. Với những kinh nghiêm tích lũy được, qua đề tài
này tôi hy vọng sẽ đóng góp phần nào cho công tác chủ nhiệm của đồng nghiệp
trong những năm học tới.
*Đề xuất, kiến nghị
Đối với nhà trường:

18


- Nhà trường tăng cường vai trò hoạt động của các câu lạc bộ trong trường (Câu lạc
bộ sách, khiêu vũ, guitar, vẽ, võ thuật..), có chú ý sự khen thưởng cho các em, mở
rộng phạm vi hoạt động để các em có thêm hiểu biết và giảm tải, giảm căng thẳng
trong học tập. Các CLB này phải do học sinh làm chủ. [7]
- Sử dụng hộp thư cứu trợ để lắng nghe và giúp đỡ tế nhị những vấn đề mà các em
cần giúp đỡ.
- Sử dụng điện thoại đường dây nóng để xử lý kịp thời những sự việc đột xuất:
Đánh nhau trong và ngoài trường, cá độ, vay lãi, quay video xấu,…
- Cần tổ chức nhiều hơn các hoạt động vui chơi, giải trí cho học sinh để các em có
được sân chơi lành mạnh, bổ ích.

- Cần tăng cường công tác giáo dục kỹ năng sống cho các em, để các em hiểu thêm
về vai trò, trách nhiệm của lứa tuổi học đường.
- Chỉ đạo cho GVCN tăng cường công tác phối hợp với cha mẹ học sinh để kịp thời
giáo dục những học sinh chậm tiến có hiệu quả.
Đối với Sở GD&ĐT:
- Đề xuất Sở chú trọng công tác bồi dưỡng học sinh chậm tiến ngang bằng với bồi
dưỡng học sinh giỏi. Vì lực lượng học sinh chậm tiến chiếm số đông và có khả
năng ảnh hưởng đến xã hội và cộng đồng rất lớn. Cần đưa công tác này vào tiêu chí
đánh giá giáo viên. Có khen thưởng, khích lệ đối với những giáo viên có thành tích,
dày công trong huấn luyện học sinh chậm tiến.
- Cần mở những lớp tập huấn kỹ năng giáo dục học sinh cá biệt cho GVCN cấp
THPT.
- Tổ chức tập huấn cho cha mẹ trong các kỹ năng: học cùng con, cách làm bạn với
con, cách giúp con vượt qua tuổi dậy thì, qua những khó khăn đầu đời….
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi, trong quá trình thực hiện vẫn
còn nhiều thiếu sót và một số nội dung chưa phù hợp. Rất mong được sự đóng góp
của đồng nghiệp để nội dung đề tài hoàn thiện hơn.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Thanh Hóa, ngày 18/05/2017
Tôi xin cam đoan vấn đề nghiên cứu trên là
những kinh nghiệm tôi đúc rút từ chính quá

19


trình giáo dục học sinh của bản thân, không
copy của ai . Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn
trách nhiệm.
Người viết

Hoàng Thị Diệp

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Kỷ luật không nước mắt, Chikara Oyano, Nxb Lao động, 2015
[2] [3] [4] Chuyên đề : "Bồi dưỡng công tác chủ nhiệm lớp bậc THPT" , Sở GDĐT
Thanh Hóa năm 2010.
[5] Mô đun THPT 35 "Giáo dục kí năng sống cho học sinh THPT" của Bộ Giáo dục
và Đào tạo.
[6] Thông tư 58/TT-BGDĐT, ngày 12/12/2011 về việc ban hành quy chế đánh giá,
xếp loại học sinh THCS và THPT.
[7] Dẫn theo : Dạy con cách câu cá, đừng tặng cá cho con, Bunnie Runnyun
McCullugh- Susan Walke Monson , Nxb Lao Động, 2015

20


PHỤ LỤC

Học sinh chậm tiến thường ham chơi, sử dụng ĐT cho Game, Facebook
Sống "ảo"

Hs Lê Thị Quỳnh 10C2(2016-2017) trong giờ học thường xuyên gục bàn, không
học bài , ghi bài.

21


GVCN tổ chức các hoạt động vui chơi ngoại khóa (trong ảnh trò chơi: Bắt sâu , đội
của em Lê Thị Quỳnh-bên phải, em Nguyễn Hoàng Linh Chi- trái đồng giải nhất)


Tiết mục nhảy sôi động trong giờ ngoại khóa lớp 10c2- do em Phạm Văn Anh đạo
diễn

22


GVCN chứng minh sự gương mẫu thu phục học sinh
trước hết là sự chuẩn mực ở mỗi tiết học trên lớp

GVCN phối hợp tốt với phụ huynh, sẵn sàng đầu tư cho những tiết mục văn nghệ
có quy mô lớn (Ảnh : Hát múa DÒNG MÁU LẠC HỒNG- Tham gia cả lớp, giành
giải nhì hội diễn văn nghệ 20-11-2016)
23


Niềm vui của cô trò sau hội diễn (Hs chậm tiến : Trần Đức Việt đeo kính hàng 1hát chính, điểm thi khối C cuối năm: 22 đ/3 môn)

Kích thích sự ham học bằng các cuộc thi về kiến thức (Trong ảnh: Thi hiểu biết
bằng tiếng Anh do lớp 10C2 - chủ đạo khối D)
24


GVCN được học sinh cũ mệnh danh là cô giáo tâm lí, xì tin

Để có những giờ học chất lượng như vậy của 10C2 là công sức phối hợp đều tay
giữa GVCN, cha mẹ và thầy cô bộ môn. Cuối tháng luôn có phần thưởng cho các
hs giỏi và hs chậm tiến có nhiều tiến bộ.

25



×