Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SKKN HƯỚNG dẫn học SINH ôn THI tốt NGHIỆP THPTQG đạt kết QUẢ CAO TRONG môn địa lí ở TRƯỜNG THPT HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.72 KB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT MAI ANH TUẤN - NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN THI TỐT NGHIỆP
THPTQG ĐẠT KẾT QUẢ CAO TRONG MÔN ĐỊA LÍ Ở
TRƯỜNG THPT HIỆN NAY

Họ và tên: Hàn Thanh Hạnh
Chức vụ: Tổ trưởng
SKKN thuộc lĩnh vực: Địa lí

THANH HÓA, NĂM 2018

1


Mục lục
Trang
1. Mở đầu……………………………………………………………………… …..3
1.1. Lí do chọn đề tài………………………………………………………… 3 - 4
1.2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………… ……….4
1.3. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………….4
1.4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………4 -5
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm………………………………….5
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm………………………………………...............5
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm ……………………………............5-6
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm……………..6-7-8
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn


đề…………………………………………………………………..8,9,10,11,12 - 13
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân,
đồng nghiệp và nhà trường……………………………………………………14 -15
3. Kết luận, kiến nghị……………………………………………………………..16
- kết luận…………………………………………………………………………..17
-Kiến nghị………………………………………………………………….18,19,20
Tài liệu tham khảo………………………………………………………………..21

2


1. Mở đầu:
Chúng ta đã biết học gì thi ấy, thi gì học ấy, đây chỉ là quan niệm của một số
người, hiểu như thế nào thì tùy ở mỗi người. Đối với môn Địa lí là một môn khoa học
xã hội và khoa học thực nghiệm, nhiều khái niệm ta tưởng dễ dàng và đơn giản với
giáo viên và học sinh.
Nhưng thực tế thì học sinh lại rất lúng túng, nhiều học sinh không thể nắm chắc
được các khái niệm cơ bản dẫn đến không vận dụng được kiến thức vào học tập, nhất
là với việc thi tự luận thay vào bởi thi trắc nghiệm như hiện nay. Vì vậy tôi nhận thấy
để học sinh học được bộ môn Địa lí hiệu quả, thi hiệu quả và có hứng thú tìm tòi
khám phá chủ động trong học tập, vấn đề bài giảng như thế nào ? nhất là Giáo
viên phải nghiên cứu soạn bài học (Giáo án) một cách khoa học phù hợp với đối
tượng học thì điểm số mới cao trong kì thi TNTHPTQG hiện nay. Rõ ràng vấn đề
này là của giáo viên, đó là cách đổi mới phương pháp trong giảng dạy, phải thiết kế
nội dung phù hợp để đánh giá được năng lực của từng đối tượng học sinh trước khi
triển khai nội dung bài học mới có hiệu quả cao. Làm được như vậy chắc rằng khả
năng tiếp thu của học sinh sẽ tốt hơn. Làm cho học sinh ngày càng thêm chăm chỉ,
say sưa học tập, khát khao hiểu biết và rèn luyện tu dưỡng học tập tốt hơn. Vậy nội
dung đánh giá, phân loại học sinh phải dựa trên cơ sở quan niệm về tính tích cực hoá
hoạt động của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm của quá trình thực hiện thông qua:

“ Hướng dẫn học sinh ôn thi Tốt nghiệp THPTQG đạt kết quả cao trong môn Địa
Lí ở trường THPT hiện nay” giáo viên triển khai những cuộc thăm dò, trắc nghiệm
(Tets)và đàm thoại (Xêmina) giữa thầy và trò, giữa trò với nhau rất sinh động, hấp
dẫn và bổ ích, cũng như dạt kết quả mong đợi.
Trước tình hình đó bộ môn cũng đã tổ chức cải cách, đổi mới giảng dạy, cải
tiến và đổi mới phương pháp, tổ chức cho giáo viên dạy Địa lí - học tập nghiên cứu
các chuyên đề, tổ chức họp Soạn bài theo nghiên cứu bài học, thao giảng dự giờ, góp
ý xây dựng để có hiệu quả trong giảng dạy cao hơn.
Qua giảng dạy thực tế, tôi đã có những kết quả nhất định trong bộ môn. Vậy tôi
chọn nội dung sau đây để nói lên một phần kinh nghiệm mà bản thân đã thực hiện, cụ
thể nội dung cơ bản sau: “ Hướng dẫn học sinh ôn thi Tốt nghiệp THPTQG đạt kết
quả cao trong môn Địa Lí ở trường THPT hiện nay ”.
1.1. Lí do chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết trong toàn bộ hệ thống nền giáo dục Việt Nam nói
chung, tổ chức của các trường học nói riêng trong đó có hệ thống trường Trung học
phổ thông, về cơ bản là để tổ chức giảng dạy và giáo dục học sinh phát triển năng lực
một cách toàn diện. Vậy để giảng dạy học sinh học một cách tốt nhất, thi đạt điểm số
cao, nhà trường phân công những giáo viên có kinh nghiệm đang giảng dạy bộ môn
ngánh trách nhiệm trọng trách cao hơn đứng mũi chịu sào làm công tác chuyên môn
để cùng với đồng nghiệp dạy cùng bộ môn trao đổi, góp ý học tập kinh nghiệm. Như
vậy khi nói đến giáo viên có kinh nghiệm là đề cập đến vị trí, vai trò, chức năng của
người làm công tác chuyên môn, đề cập đến những nhiệm vụ, nội dung công việc mà
người giáo viên phải làm, cần làm và nên làm cho thật tốt. Để một tập thể bộ môn
vững mạnh là yêu cầu giáo dục bắt buộc của tất cả các trường nói chung trong hệ
thống giáo dục trong đó ở trong trường Trung học phổ thông nói riêng, đó cũng là
nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên . Một tập thể bộ môn vững mạnh sẽ là động
3


lực thúc đẩy mọi hoạt động phát triển một cách toàn diện, nhất là hoạt động học tập ở

trường. Bên cạnh đó khi giáo viên làm tốt công tác chuyên môn và có phương pháp,
kĩ năng tốt thì sẽ tạo nhiều điều kiện, có thời gian để bồi dưỡng và hoàn thành tốt
chuyên môn của mình. Vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “ Hướng dẫn học sinh
ôn thi Tốt nghiệp THPTQG đạt kết quả cao trong môn Địa Lí ở trường THPT hiện
nay ”.
Đây là đề tài mà tôi đã thực nghiệm ở năm học 2016 - 2017, nhưng kết quả chưa
đạt như mong đợi bởi vì:
- Thứ nhất: Cấu trúc, xây dựng và soạn bài dạy và học chưa đúng cách, chưa đúng
phom...
- Thứ hai: nội dung giảng dạy mới ở mức áp dụng cho học sinh học và thiên về làm
bài ở dạng lí thuyết tự luận. Còn bộ môn hiện nay đã chuyển sang 100% thi trắc
nghiệm khách quan ở kỳ thi Tốt nghiệp THPTQG.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Để làm tốt công tác giảng dạy và học bộ môn học Địa lí ở trường THPT hiện nay
phù hợp với đổi mới trong cách dạy, cách học và thi cử cũng như phổ biến kinh
nghiệm hay vào thực tiễn để đồng nghiệp giảng dạy bộ môn Địa lí ở trong trường nói
riêng, trong Huyện, trong Tỉnh Thanh Hóa và cả nước nói chung trao đổi góp ý và
cùng thực hiện trong dạy học đạt kết quả cao nhất như mong đợi.
- Về nội dung: “ Hướng dẫn học sinh ôn thi Tốt nghiệp THPTQG đạt kết quả cao
trong môn Địa Lí ở trường THPT hiện nay ”.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 10, 11 và nhất là học sinh lớp 12 ở Trường trung học phổ thông Mai
Anh Tuấn - Huyện Nga Sơn - Tỉnh Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Kinh nghiệm giáo dục của bản thân trong quá trình làm công tác dạy và học môn
Địa lí thực nghiệm qua nhiều năm ở trường THPT.
- Trao đổi với các đồng nghiệp, các tiền bối trong và ngoài nhà trường, nhất là giáo
viên giảng dạy môn Địa lí trên toàn Tỉnh Thanh Hóa có năng lực bộ môn và có nhiều
kinh nghiệm.
- Trao đổi với các cựu học sinh cũ đã ra trường về cảm tưởng của các em, cảm

nhận của các em qua các quá trình học tập ôn thi và thi TNTHPTQG môn Địa lí ở các
lớp tôi đã từng giảng dạy và các học sinh ở các lớp hiện nay tôi đang trực tiếp giảng
dạy và các lớp tôi dạy thay đồng nghiệp.
- Nghiên cứu thông qua các tài liệu, các chuyên đề đã được Sở ngành triển khai
tích cực nhiều năm qua liên quan cũ và mới mà Sở GD và ĐT Thanh Hóa, Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
- Sáng kiến kinh nghiệm được trình bày và thực hiện đúng mẫu và đúng với các bước
tiến hành theo quy định.

4


- Sáng kiến kinh nghiệm có phương pháp và kĩ thuật dạy và học tích cực hơn, tốt hơn
đáp ứng được và phù hợp với đổi mới giáo dục hiện nay, nhất là đối tượng học sinh
lớp 12.
- Sáng kiến kinh nghiệm đánh giá được năng lực học sinh một cách chính xác hơn
thông qua kết quả thi Tốt nghiệp THPTQG của năm học vừa qua.
- Sáng kiến kinh nghiệm được giáo viên giảng dạy và học sinh học tập say mê, hứng
thú, thu hút được nhiều học sinh yêu quý môn học Địa lí.
- Sáng kiến kinh nghiệm đảm bảo trong việc dạy học và kiểm tra, thi cử qua các cuộc
thi, hội thi, kỳ thi đáng giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh THPT hiện
nay.
- Sáng kiến kinh nghiệm trình bày và cấu trúc, rõ ràng, đẹp, khoa học và chính xác.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Về cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Đối với hệ thống giáo dục nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng, người giáo
viên trực tiếp giảng dạy trên lớp có vai trò quan trọng trong việc giáo dục học sinh
toàn diện. Ngoài việc trực tiếp giảng dạy ở lớp học, giáo viên trước hết phải là nhà
giáo dục, là người tổ chức các hoạt động giáo dục, quan tâm tới từng học sinh, chăm

lo đến việc rèn luyện đạo đức, hành vi, kĩ năng, những biến động về tâm sinh lí, tư
tưởng, nhu cầu, nguyện vọng của các em. Giáo viên bằng chính nhân cách của mình,
là tấm gương sáng tác động tích cực đến việc hình thành phẩm chất đạo đức, nhân
cách của học sinh. Mặt khác, giáo viên còn là cầu nối giữa tập thể học sinh với các tổ
chức xã hội trong và ngoài nhà trường, là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo
dục... [4].
Giáo viên là người thay mặt hiệu trưởng, hội đồng nhà trường và cha mẹ học sinh
quản lý toàn diện học sinh trong quá trình học tập trên lớp mình phụ trách giảng dạy
bộ môn. Điều này đòi hỏi giáo viên vừa quản lý tập thể học sinh, vừa quan tâm đến
từng cá nhân, đối tượng trong lớp về mọi phương diện: học tập, tu dưỡng, lao động và
kĩ năng sống …thông qua bộ môn.
Giáo viên là người lãnh đạo, tổ chức, điều hành, kiểm tra mọi hoạt động và các
mối quan hệ ứng xử, cách học, cách tiếp cận môn học trên lớp mình phụ trách theo
đúng chương trình và kế hoạch của nhà trường, của ngành đề ra và yêu cầu.
Giáo viên là nhân vật chủ đạo để hình thành nhân cách cho từng học sinh trong
tập thể lớp mà mình phụ trách môn học.
Giáo viên là cầu nối, là nhân vật trung gian thiết lập các mối quan hệ hai chiều:
Nhà trường - tập thể học sinh; tập thể học sinh - xã hội. Như vậy, một mặt giáo viên
vừa là đại diện cho nhà trường để giáo dục học sinh, vừa là đại diện cho tập thể học
sinh để liên lạc với nhà trường. Mặt khác, giáo viên phải làm cho quan hệ giữa tập thể
học sinh với xã hội trở nên gắn bó hơn. Giáo viên xây dựng, tổ chức tập thể lớp học
thành đơn vị vững mạnh, tổ chức điều khiển, lãnh đạo các hoạt động giáo dục của cá
nhân, tập thể lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục một cách toàn diện thông qua
môn học.
Giáo viên luôn luôn thiết lập và phát triển các mối quan hệ với các tổ chức, lực
lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục học sinh thông qua bộ môn
mình phụ trách giảng dạy.

5



Giáo viên tổ chức tình huống, giao nhiệm vụ cho học sinh. Học sinh hăng hái đảm
nhận nhiệm vụ, gặp khó khăn, nảy sinh vấn đề cần tìm tòi giải quyết. Dưới sự chỉ đạo
của giáo viên, vấn đề được diễn đạt chính xác hóa, phù hợp với mục tiêu dạy và học
và các nội dung cụ thể đã xác định. [ 1 ]
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Có thể nói trong những năm qua, sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói
chung, địa phương nói riêng đã và đang mang lại không ít những thuận lợi cho công
tác giáo dục trong các nhà trường. Sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, các cấp
chính quyền, đoàn thể cùng với sự hỗ trợ tích cực từ phía xã hội. Cơ sở vật chất, trang
thiết bị giáo dục của các nhà trường được xây dựng, trang bị ngày một khang trang,
đầy đủ, đảm bảo cho việc dạy và học. Mô hình và chính sách đối với gia đình trẻ hiện
nay ít con, kinh tế ngày càng được cải thiện đã tạo thuận lợi cho trẻ em được quan
tâm, nuôi dưỡng và chăm sóc ngày càng tốt hơn.
Bên cạnh đó, sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là công
nghệ thông tin đã hỗ trợ nhà trường, hỗ trợ cho giáo viên và phụ huynh trong việc liên
lạc, trao đổi, nắm bắt nhanh, kịp thời những thông tin, tin tức cần thiết, thiết thực
trong phối hợp giáo dục; Đồng thời hỗ trợ tích cực cho hoạt động dạy và học của giáo
viên trong những giờ lên lớp, trong những hoạt động tập thể làm cho học sinh thấy
hứng thú, tâm đắc hơn. Sự phối kết hợp giữa các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà
trường ngày càng trở nên chặt chẽ hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi kể trên, công tác giáo dục còn gặp không ít
những khó khăn, thách thức lớn. Trong thời đại khoa học công nghệ và kinh tế thị
trường hiện nay, ngoài những tiện ích to lớn mà nó mang đến cho nhân loại thì kèm
theo đó là hàng loạt các tác động tiêu cực đến đối tượng học sinh: Xu hướng sống
hưởng thụ, đua đòi ăn diện, chưng diện theo trang phục, mái tóc, bấm lỗ tai, mũi, xăm
hình… của các diễn viên, ca sĩ, MC… trong phim ảnh, trên điện thoại, trong một số
chương trình truyền hình… và đặc biệt là game online, pheebucs... Chính những vấn
đề này ảnh hưởng không ít đến việc học tập, việc hình thành nhân cách, đạo đức của
học sinh và gây ra rất nhiều khó khăn cho giáo viên các môn học trong công tác giáo

dục đạo đức, học tập, nối sống, kĩ năng sống toàn diện cho học sinh.
Nguyên nhân chủ yếu đó là: Do nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh chỉ chú ý đến
lợi nhuận trước mắt. Hầu hết các điểm truy cập Internet đều trang bị những trò chơi
bạo lực, trò chơi ăn tiền… rất thu hút và hấp dẫn học sinh cả hai giới ( Nam - Nữ ). Vì
thế, hiện tượng trốn tiết, bỏ học, đi học muộn, đến lớp ngủ gà ngủ gật, giấu tiền, trộm
cắp, diết người cướp của, tống tiền… để chơi game là điều không tránh khỏi.
Không những vậy, hậu quả do những tác động của những trò chơi nguy hiểm này
dẫn đến các hành vi bạo lực, các tệ nạn xã hội khôn lường gây tổn thương đến gia
đình, nhà trường, thầy cô, bạn bè, người thân và tổn hại tới xã hội.
Mặt khác, nhiều gia đình do cuộc sống, do quá bận rộn với công việc nên thời
gian quan tâm, gần gũi và dành cho việc giáo dục con cái không nhiều, gần như phó
mặc cho thầy cô giáo, nhà trường và xã hội, thậm chí cung cấp tiền bạc dư thừa cho
con cái không nghĩ đến hậu quả. Nhiều phụ huynh chỉ gặp gỡ trao đổi với giáo viên
bộ môn một lần, thậm chí không có lần nào trong một năm học, còn chủ yếu là trao
đổi qua điện thoại trong những trường hợp cần thiết. Con trẻ thiếu thốn tình cảm,
thiếu sự quan tâm của gia đình, dễ bị kẻ xấu lôi cuốn rơi vào sa ngã rất nhanh và rất
6


dễ. Một số em do điều kiện, hoàn cảnh gia đình ở với ông bà, cô gì, chú bác.. và do
được chiều chuộng và chăm sóc quá chu đáo nên nảy sinh tính ích kỉ, ương bướng,
khó bảo. Hơn nữa ở lứa tuổi này, tâm sinh lí của các em đang phát triển, các em ngày
càng có nhiều nhu cầu hiểu biết, tìm tòi, tò mò, bắt chước, thích giao lưu, đua đòi,
thích sự khẳng định mình..., trong khi kiến thức về xã hội, gia đình, về kĩ năng sống,
sự hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, nên chiều hướng học sinh cá biệt, hư, lười học,
hiện tượng bỏ giờ, trốn tiết, vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức ngày càng nhiều, gia
tăng và phổ biến trong xã hội.
Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận những thiếu sót về phía đội ngũ giáo viên. Một
bộ phận giáo viên chưa thật nhiệt tình, một phần do công việc giảng dạy chiếm nhiều
thời gian, hiệu quả công tác ít nhiều bị ảnh hưởng. Một thiếu sót khác là nhiều giáo

viên tiến hành công việc khá cảm tính, chưa có phương pháp thích hợp, sáng tạo thích
hợp. Có người quá nghiêm khắc, có người quá dễ dãi. Người nghiêm khắc gò ép học
sinh theo khuôn khổ một cách máy móc. Và như thế, về mặt tâm lí, cả giáo viên và
học sinh đều như bị áp lực. Người dễ dãi thì lại buông lỏng công tác quản lí, thiếu
quan tâm sâu sát. Thực tế, nhiều khi giữa thầy cô và học sinh không phải bao giờ
cũng tìm được tiếng nói chung.
* Giới hạn của đề tài:
Nghiên cứu về thực trạng và biện pháp trong công tác giảng dạy môn Địa lí tại
Trường THPT Mai Anh Tuấn - Nga Sơn - Thanh Hóa trong năm học 2017 - 2018 và
những năm tiếp theo.
* Thực trạng:
Như lời mở đầu, bản thân chúng ta đã biết Địa lí được gọi là bộ môn khoa học xã
hội và khoa học tự nhiên thực nghiệm có nhiều khái niệm tưởng chừng dễ dàng và
đơn giản với học sinh và giáo viên. Nhưng trong thực tế thì học sinh lại rất lúng túng,
khó hiểu, cho là rất trìu tượng. Rất nhiều học sinh không thể nắm chắc được, hoặc
hiểu một cách mơ màng các khái niệm cơ bản dẫn đến không vận dụng được kiến
thức vào học tập nhất là kỹ năng làm bài kiểm tra, bài thi trắc nghiệm khách quan hay
tự luận và bài thực hành, cũng như không có hứng thú, say sưa trong học tập môn Địa
lí.
Giáo viên vẫn chủ yếu lệ thuộc vào tiến trình các bài học được trình bày trong sách
giáo khoa, chưa “ dám” chủ động trong việc thiết kế tiến trình xây dựng kiến thức
phù hợp với các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. [ 1 ]
* Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên: Vào năm học 2015 - 2016 bản thân đã
giảng dạy và kiểm tra, đánh giá, khảo sát chất lượng của khối lớp 12, trong đó có 3
lớp đại diện của khối đạt kết quả như sau:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình Yếu, kém

12H
43
3%
37%
56%
4%
12I
45
4%
26%
64%
6%
12K
46
7%
35%
65%
3%
Qua kết quả trên tôi nhận thấy để học sinh học được bộ môn Địa lí và có hứng
thú tìm tòi, khám phá, chủ động trong học tập, vấn đề học như thế nào, làm bài thi ra
sao? rõ ràng vấn đề này là của giáo viên, đó cũng là cách đổi mới phương pháp trong
cách dạy và cách học. Người giáo viên phải linh hoạt, phải biết cách thiết kế nội dung
7


phù hợp để tổ chức cho học sinh học tập, đặc biệt phân loại được học sinh theo năng
lực, có như vậy học sinh học tập mới có hiệu quả cao. Tôi mạnh dạn cải tiến nội
dung và phương pháp.
Làm được như vậy chắc chắn rằng khả năng tiếp thu của học sinh sẽ tốt hơn.
Học sinh sẽ chăm học, say sưa, khát khao hiểu biết và nhất là thi TNTHPTQG đạt kết

quả cao như mong đợi. Vậy phân loại được năng lực học sinh phải dựa trên cơ sở
quan niệm về tính tích cực hoá các hoạt động của học sinh, lấy học sinh làm trung
tâm của quá trình thực hiện từ thực trạng cụ thể theo phạm vi nghiên cứu sau:
“ Hướng dẫn học sinh ôn thi Tốt nghiệp THPTQG đạt kết quả cao trong môn Địa
Lí ở trường THPT hiện nay ”.
2.3. Các các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề, vai trò, tác dụng, hiệu
quả:
* Vấn đề nội dung và hình thức:
- Có thể nói đây chính là một bài toán rất khó và phức tạp, nó bao hàm tất cả của
các vấn đề trong quá trình triển khai và thực hiện có thể tổ chức hoạt động học tập
thành hai loại chính khác nhau:
- Một loại nghiên cứu, sưu tầm những sự vật và hiện tượng, những quy luật chính
làm cơ sở cho phần nội dung, hình thức thực hiện triển khai có hiệu quả trực tiếp đối
với một khoảng thời gian ngắn kiểm tra kiến thức và hiểu biết, hứng thú, yêu thích về
môn Địa lí.
- Một loại xét đến cách phối hợp các hình thức tổ chức suy nghĩ phản xạ nhanh cho
toàn lớp như: suy nghĩ, nghiên cứu theo cá nhân, hay tổ nhóm, cặp trong thời gian
ngắn.
- Sử dụng ATLAT Địa Lí Việt Nam và cách sử dụng.
- Để thực hiện tốt các yêu cầu trên, thực tế giáo viên phải có nhiều kinh nghiệm, có
xét đến tính quy luật, phải sưu tầm, nghiên cứu nhiều tài liệu, mất nhiều thời gian và
công sức đọc và phân loại các câu hỏi và đưa ra đáp án chính xác. Và hình dung được
mục đích sau khi thực hiện để thiết kế nội dung, hình thức phù hợp như đã định ra và
đảm bảo với các dấu hiệu sau:
- Có mối liên hệ với nội dung giảng dạy với cuộc sống, sản xuất thực tiễn xây dựng
XHCN và phương hướng chính trị, tư tưởng.
- Có sự tham gia tích cực của học sinh, tạo điều kiện phát triển tư duy lôgic cho học
sinh và sáng tạo độc lập.
- Trong dạy học cá nhân, GV tổ chức cho mỗi HS được làm việc thực sự với các
đối tượng học tập ( tranh ảnh, ATLAT, sơ đồ, lược đồ, bản đồ, bảng thống kê, bài viết,

sách giáo khoa..) để thu thập kiến thức, hoặc trả lời các câu hỏi, thực hiện bài tập do
GV đề ra. [ 2 ]
- Học sinh khi ra ngoài lớp, trường, ngoài đường về nhà tiếp tục động não tìm đáp án
đúng. Nhờ đó mà học sinh tình trạng lười học, nói tục, xích mích, va chạm, vi phạm
nội quy kỷ luật trong trường, ngoài đường đã chấm dứt không còn nhiều. Các em
chăm chỉ, say sưu học tập, khát khao hiểu biết yêu mến, thích môn học Địa lí hơn.
Đánh giá kết quả của học sinh ngay sau các kỳ thi .

8


- Để đánh giá được năng lực học sinh qua các kỳ thi TNTHPTQG trong môn Địa lí
trong thời gian nhất định, có hiệu quả cao, ta cũng cần có một số biện pháp và
phương pháp cụ thể sau:
* Bước vào buổi học::
- Điều cần thiết đầu tiên trước những vấn đề mới, trước sự ngơ ngác, sự im lặng, buồn
tẻ, sự không hiểu, khó hiểu, no lắng… của học sinh thi cuối cấp th TNTHPTQG.
Vậy giáo viên nên làm thế nào để trong thời gian ngắn, phải kiểm tra được kiến
thức tư duy lôgic và những mối liên quan về kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, để có được
sự phấn khởi, vui vẻ và sinh động trong học sinh, để cho việc vận dụng vào bài học
mới, vào kỳ thi Tốt nghiệp THPTQG sắp tới, bởi nội dung và hình thức học tập.
* Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
- Phần nội dung thực hiện:
+ Trước hết cần phải xác định rõ mục tiêu (yêu cầu kiến thức) của các câu hỏi nêu ra
là: 4 mức độ kiến thức ( Nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao) cơ bản
nào, kỹ năng đàm thoại gì? có những thái độ tích cực gì… tiếp theo là dự kiến sử
dụng bao nhiêu câu hỏi dễ, hay khó, ở trên đất nước ta hay trên thế giới chương trình
kiến thức lớp 11 (20%), lớp 12 (80%).v.v...
+ Bước tiếp theo là thiết kế các câu hỏi và hướng dẫn học sinh học ở lớp cũng như ở
nhà nhằm thực hiện cho một yêu cầu, mục tiêu cụ thể của phần việc triển khai buổi

học bám vào chuẩn kiến thức: Lựa chọn đáp án đúng là kiến thức các em phải sàng
lọc, học sinh gi lập đề cương đáp án đúng sau các câu hỏi ở tất cả các bài học cũng
như tham khảo các đề thi minh họa của Bộ, của các trường trên toàn quốc, còn lại là
đáp án không đúng ở các đề thi TNTHPTQG khi ra đề thi ở kỳ thi TNTHPTQG hang
năm. [4].
+ Đồng thời mỗi hoạt động có thể gồm các hoạt động cơ bản khác nhau để thực hiện
các mục tiêu đã đặt ra. Các hoạt động này cũng được sắp xếp theo trình tự lôgic hợp
lý theo 4 mức độ có dự kiến thời gian cụ thể.
+ Giáo viên có thể ra câu hỏi theo 4 mức độ, còn học sinh phát hiện ra vấn đề hoặc
nhiệm vụ mà giáo viên đưa ra.
+ Giáo viên đưa ra câu hỏi theo 4 mức độ đã làm sẵn có trước ở nhà trước khi triển
khai hoạt động dạy và học. Giáo viên sau đó tập hợp kết quả ngay hoặc tiếp tục cho
học sinh suy nghĩ để trả lời những lần sau nếu nhưng thời gian cho phép đã hết mà
học sinh chưa nghĩ ra được.
+ Tăng cường vận dụng phương pháp dạy học tích cực đề cao chủ thể nhận thức của
học sinh như: “ bàn tay nặn bột”, khảo sát, điều tra, thảo luận, đóng vai, viết báo cáo,
dự án…[ 2 ]
+ Cuối cùng giáo viên củng cố, dặn dò nhận xét đánh giá kết quả tổng hợp theo tỉ lệ
qua lần thăm dò vừa qua và ra tiếp câu hỏi theo 4 mức độ cho học sinh về nhà học và
nhắc học sinh về nhà suy nghĩ tiếp, nhưng cũng không được quên nhiệm vụ chính là
học bài cũ và đọc bài mới của chương trình học chính khoá môn học Địa lí.
Trên đây là những phần cần thiết cho một buổi dạy học và hướng dẫn học sinh cách
học tập để làm bài thi trắc nghiệ khách quan trong kỳ thi Tốt nghiệp THPTQG sắp tới
thông qua hình thức, cách học và làm bài trắc nghiệm, thăm dò mà trong giảng dạy,
học tập tôi đã phát hiện ra và hiện nay đang được áp dụng để giảng dạy, thực hiện và
sau khi triển khai học bài học Địa lí chính khoá với những phần thực hiện sau đây.
9


* Áp dụng:

Để đánh giá, phân loại được học sinh trước và sau giờ học Địa lí - trong trường
THPT hiện nay.
Qua giảng dạy các năm và nghiên cứu học hỏi tôi nhận thấy để tổ chức hoạt động
này được tốt cần phải đảm bảo các bước sau:
- Ngoài các bước lên lớp kiểm tra bài học cũ chính khoá thì bước chuẩn bị cho hoạt
động dạy và học, cần phải soạn giáo án lựa chọn, sang lọc các đáp án kiến thức đúng
ở các bài học, tiết học là rất quan trọng. Vì có liên quan đến kiến thức, đến quá trình
học tập, thi Tốt nghiệp THPTQG môn Địa lí của học sinh lớp 12, nhưng thời gian hạn
hẹp trước và sau các buổi học chính khoá, bồi dưỡng cần phải đảm bảo các bước lồng
ghép sau:
+ Bước chuẩn bị một hệ thống các câu hỏi theo 4 mức độ nhận thức: khó, dễ, trung
bình, khá, cao, rất cao là rất quan trọng. Vì nó liên quan đến kiến thức, liên quan gắn
liền cả quá trình học tập, sự yêu thích, khả năng, sở trường, sở đoản của học sinh
trong từng đối tượng học chương trình Địa lí trong trường THPT hiện nay. Vì vậy học
sinh nói chung, học sinh lớp 12 nói riêng cần được phân loại, để được trang bị khắc
sâu kiến thức hiểu biết kiến thức môn Địa lí trong trường THPT.
+ Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả năng
của HS, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà HS phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm
vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức
của HS; đảm bảo cho tất cả HS tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ. [ 2 ]
- Cần tiến hành các bước như sau:
+ Giới thiệu hệ thống bằng các câu hỏi theo 4 mức nhận thức: dễ, hay khó về Địa lí tự
nhiên và kinh tế - xã hội, văn hóa của Việt Nam và Thế giới em thích học phần tự
nhiên hay kinh tế - xã hội, văn hóa, thích hay không thích theo cảm nhận khách quan
và chủ quan, tại sao? vì sao? nguyên nhân, lí do? v.v. thực hiện các câu hỏi thăm dò
như sau:
Các câu hỏi giáo viên đưa ra
Kết quả tổng
hợp của giáo
viên ( % )

* Câu hỏi về lĩnh vực tự nhiên:
Học sinh trả lời
Câu
Em rất thích, thích, thích vừa vừa, lưỡng lự hay
1:
không thích chương này, bài này, phần này, tiết
học này hoặc vấn đề nào đó… trong lĩnh vực Địa
87%
lí tự nhiên?
Câu
Vấn đề Địa lí tự nhiên nào em khó hiểu, em không
40%
2:
thích. Vì sao?
Câu
Vì sao em lại thích Địa lí tự nhiên, thích phần này,
75%
3:
bài học này, vấn đề này?
Câu
Theo em để học tốt Địa lí tự nhiên cần phải làm
75%
4:
gì? học như thế nào? làm bài thi như thế nào để
đạt điểm cao? Em hãy chia xẻ?
Câu
Tại sao học Địa lí tự nhiên khó hiểu? Nguyên
76%
5:
nhân?


10


Câu
6:
Câu
7:

Vì sao làm bài kiểm tra làm những câu hỏi Địa lí
tự nhiên lại khó không đạt được điểm tối đa?
Nguyên nhân.
Thầy, cô cần phải dạy và truyền đạt như thế nào
thì các em dễ hiểu, có hứng thú trong học tập về
Địa lí tự nhiên? Em hãy chia xẻ.

79%
89%

* Câu hỏi về các lĩnh vực kinh tế - xã hội, văn hóa
Học sinh trả lời
Câu
Em rất thích, thích, thích vừa vừa, lưỡng lự hay
75%
1:
không thích chương này, bài này, phần này, tiết
học này hoặc vấn đề nào đó… trong lĩnh vực Địa
lí Kinh tế, xã hội, văn hóa?
Câu2: Vấn đề Địa lí kinh tế, xã hội, văn hóa nào em khó
65%

hiểu, em không thích. Vì sao?
Câu
Vì sao em lại thích Địa lí kinh tế, xã hội, văn hóa,
55%
3:
thích phần này, bài học này, vấn đề này?
Câu
Theo em để học tốt Địa lí kinh tế, xã hội, văn hóa
85%
4:
cần phải làm gì? học như thế nào? làm bài thi như
thế nào để đạt điểm cao? Em hãy chia xẻ?
Câu
Tại sao học Địa lí kinh tế, xã hội… khó hiểu?
95%
5:
Nguyên nhân?
Câu
Vì sao làm bài kiểm tra làm những câu hỏi Địa lí
75%
6:
kinh tế, xã hội.. lại khó không đạt được điểm tối
đa? Nguyên nhân.
Câu
Thầy, cô cần phải dạy và truyền đạt như thế nào
95%
7:
thì các em dễ hiểu, có hứng thú trong học tập về
Địa lí kinh tế, xã hội, văn hóa? Em hãy chia xẻ.
Câu 8 Theo em học địa lí về kinh tế vùng khó hay dễ, em

65%
có thích hay không thích, thích ở mức độ nào,
không thích ở mức độ nào. Vì sao? Em hãy chia
xẻ.
Giáo viên kết luận đưa ra kết quả tính theo tỉ lệ % đối với những câu hỏi mà học
sinh đó trả lời, còn những câu hỏi học sinh chưa trả lời được, thì giáo viên tiếp tục
cho học sinh suy nghĩ trả lời sau và giáo viên tiếp tục tổng hợp để có kết luận cuối
cùng. Từ đó giáo viên sẽ điều chỉnh, thiết kế bài dạy phù hợp cũng như giáo viên
phân loại được đối tượng học sinh để dạy phù hợp, phát huy thế mạnh của từng học
sinh, tạo cảm hứng, thích thú và yêu thích môn Địa lí.
Giáo viên thiết kế toàn bộ hệ thống nội dung kiến thức để học sinh tiếp thu cũng như
giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà lập đề cương để học theo hướng dẫn của giáo
viên nhằm đạt hiệu quả trong học tập cũng như trong làm bài thi Tốt nghiệp
THPTQG, bản thân tôi đã soạn giáo án giảng dạy, đặc biệt là hướng dẫn học sinh học
bồi dưỡng, nhưng chưa đạt kết quả như mong đợi. Với thiết kế bài dạy bình thường
trước khi so với cải tiến như sau:

11


Soạn ngày: 5 tháng 9 năm 2017
Tiết dạy(PPCT): 2
PHẦN I: ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VIỆT NAM
CHƯƠNG I: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN LÃNH THỔ
BÀI 2: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, PHẠM VI LÃNH THỔ
I. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, NĂNG LỰC
1. Kiến thức:
- Xác định được vị trí địa lý và hiểu được tính toàn vẹn của phạm vi lãnh thổ nước ta.
- Đánh giá được ý nghĩa của vị trí địa lý đối với đặc điểm tự nhiên, sự phát triển kinh
tế - xã hội và vị thế của nước ta trên thế giới.

2. Kỹ năng: Xác định được trên bản đồ và Atlat địa lý Việt Nam vị trí và phạm vi lãnh
thổ của nước ta.
3. Thái độ: Củng cố thêm lòng yêu quê hương, đất nước, trách nhiệm bản thân sẵn
sàng xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
4. Định hướng hình thành phát triển năng lực: Năng lực giải quyết vấn dề, tư duy tổng
hợp. Năng lực sử dụng bản đồ, năng lực tự học và liên hệ thực tế.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
a. Chuẩn bị của giáo viên: Bản đồ hành chính Việt Nam; Bản đồ hành chính Đông
Nam Á. Sơ đồ phạm vi các vùng biển theo luật quốc tế(1982)
b. Chuẩn bị của học sinh: Atlat địa lý Việt Nam. Sách giáo khoa. Tư liệu về vị trí trên
đất liền và biển.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Đặt vấn đề tình huống xuất phát (Khởi động)
Hoạt động khởi động:
(Nội dung: Xác định và trình bày được đặc điểm vị trí địa lý nước ta)
1. Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm vị trí địa lý của nước ta. Xác định được hệ tọa
độ và vị trí tiếp giáp của nước ta trên bản đồ.
2. Phương pháp/Kỹ thuật: Nêu và giải quyết vấn đề và khai thác bản đồ.
3. Hình thức hoạt động: Cá nhân / nhóm / cả lớp.
4. Phương tiện dạy học: Bản đồ và Átlát địa lý.
Hoạt động khởi động
Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh : Dựa vào hiểu biết của bản thân và
bản đồ hành chính Việt Nam. Hãy cho biết một số đặc điểm nổi bật về vị trí địa lý
và lãnh thổ nước ta? Vị trí địa lý đó có ản hưởng như thế nào đến đặc điểm tự
nhiên của nước ta?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thực hiện nhiệm vụ các nhân và trao đổi
thảo luận với nhau. Giáo viên quan sát và trợ giúp học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả: Giáo viên gọi một học sinh lên bảng trình bày ý kiến và
xác định trên bản đồ. Một số học sinh khác bổ sung, trên cơ sở đó giáo viên dẫn
dắt vào nội dung của bài học mới.

Bước 4: Đánh giá quá trình học sinh thực hiện và kết quả cuối cùng của học sinh.
GV chốt kiến thức nêu bật trọng của bài học - Chuyển ý sang hoạt động cụ thể.
Nội dung chính của bài học
12


1. Vị trí địa lý
2. Phạm vi lãnh thổ
3. Ý nghĩa của vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ
a. Ý nghĩa về tự nhiên
b. Ý nghĩa về kinh tế - xã hội; an ninh quốc phòng
2. Bài mới.
Hoạt động 1:
(Nội dung 1. Tìm hiểu đặc điểm vị trí địa lý nước ta)
1. Mục tiêu:
- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lý của nước ta.
- Xác định được hệ tọa độ và vị trí lãnh thổ của nước ta trên bản đồ.
- Thái độ: Hình thành tình yêu và trách nhiệm trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia.
2. Phương pháp/ Hình thức : Nêu vấn đề và khai thác bản đồ - Cá nhân/nhóm.
Hoạt động của GV và HS
- Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV cho học sinh hoạt động theo cặp. Yêu cầu học sinh
đọc bản đồ, Atlats địa lý (Trang 4-5); kết hợp kiến thức sách giáo khoa và hiểu biết.
Hãy trả lời các câu hỏi sau:
+ Vị trí của Việt Nam trong khu vực nào trên bản đồ thế giới và Châu Á?
+ Về hệ tọa độ: Vị trí nước ta nằm trong khu vực nào. Nêu rõ giới hạn hệ toạ độ địa
lý các điểm cực trên đất liền của nước ta.
+ Cho biết nước ta tiếp giáp với các nước nào trên đất liền và trên biển.
+ Đại bộ phận lãnh thổ nước ta thuộc múi giờ số mấy.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân tìm hiểu nội dung. Sau đó nhóm trao đổi
thảo luận và thống nhất chốt kiến thức.

- Bước 3: Báo cáo kết quả: Đại diện học sinh lên bảng báo cáo kết quả kết hợp chỉ
bản đồ, các HS khác nhận xét, bổ sung kiến thức.
- Bước 4:
+ GV quan sát hỗ trợ cá nhân và các nhóm tìm hiểu kiến thức, giải quyết các thắc
mắc đưa ra.
+ Đánh giá quá trình hoạt động và kết quả của học sinh. GV bổ sung và chuẩn kiến
thức cho học sinh.
+ Định hướng học sinh tự học: tìm hiểu những kiến thức mới phát sinh và vận dụng
liên hệ thực tế địa phương. Chuyển ý sang hoạt động tiếp theo – Mục mới.
Hộp kiến thức trọng tâm
1. Vị trí địa lý:
- Nằm ở rìa đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
- Hệ toạ độ địa lý trên đất liền:
+ Điểm cực Bắc ở vĩ độ: 23023’B thuộc Lũng Cú, ĐV, Hà Giang
+ Điểm cực Nam ở vĩ độ: 8034’B Thuộc Đất mũi, Ngọc Hiễn, Cà Mau
+ Điểm cực Tây ở kinh độ: 102009’Đ thuộc Sín thầu, Mường nhé, Điện Biên
+ Điểm cực Đông ở kinh độ 109024’Đ thuộc Vạn thạnh, Vạn ninh, Khánh Hoà
- Hệ toạ độ trên biển kéo dài từ vĩ độ 21030’B(Móng Cái) xuống 6050’B và mở rộng
từ king độ 1010Đ đến 117020’Đ.
13


- Trên đất liền tiếp giáp với các nước: Trung Quốc; Lào; Căm Pu Chia.
- Trên biển tiếp giáp với các nước: Trung Quốc; Thái Lan; Cămpuchia; Xingapo;
Philippin; Malaixia; Brunây; Inđônêxia.
- Đại bộ phận lãnh thổ nước ta thuộc múi giờ số 7.
Hoạt động 2:
(Nội dung 2. Tìm hiểu đặc điểm phạm vi lãnh thổ nước ta)
1. Mục tiêu:
- Trình bày được đặc điểm phạm vi lãnh thổ của nước ta.

- Xác định được phạm vi lãnh thổ của nước ta trên bản đồ.
- Thái độ: Hình thành tình yêu và trách nhiệm trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia.
2. Phương pháp/ Hình thức : Nêu vấn đề và khai thác bản đồ - Cá nhân/nhóm.
Hoạt động của GV và HS
- Bước 1: Giáo viên giới thiệu về các bộ phận tạo nên phạm vi lảnh thổ nước ta. GV
giao nhiệm vụ: Tiến hành chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm cho học sinh
hoạt động theo nhóm.
+ Nhóm 1;3: Cho biết phạm vi lãnh thổ vùng đất? Chỉ trên bản đồ 2 quần đảo lớn
nhất của Việt Nam?
+ Nhóm 2;4: Đọc SGK và quan sát sơ đồ phạm vi các vùng biển theo luật quốc tế,
xác định giới hạn của các vùng biển ở nước ta.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân tìm hiểu nội dung. Sau đó nhóm trao đổi
thảo luận và thống nhất chốt kiến thức chung cả nhóm.
- Bước 3: Báo cáo kết quả: Đại diện học sinh của mỗi nhóm lên bảng báo cáo kết
quả kết hợp chỉ bản đồ, các HS khác nhận xét, bổ sung kiến thức.
- Bước 4:
+ GV quan sát hỗ trợ cá nhân và các nhóm tìm hiểu kiến thức, giải quyết các thắc
mắc đưa ra.
+ Đánh giá quá trình hoạt động và kết quả của học sinh. GV bổ sung và chuẩn kiến
thức cho học sinh.
+ Định hướng học sinh tự học: tìm hiểu những kiến thức mới phát sinh và vận dụng
liên hệ thực tế địa phương. Chuyển ý sang hoạt động tiếp theo – Mục mới.
Hộp kiến thức trọng tâm
2. Phạm vi lãnh thổ:
a. Vùng đất:
- Diện tích đất liền và các đảo 331.212 km2.
- Đường biên giới dài hơn 4600km: Phía Bắc giáp Trung Quốc: 1400 km, Phía tây
giáp Lào 2100km, Campuchia hơn 1100km.
- Đường bờ biển dài 3260 km(Từ móng cái đến Hà Tiên qua 28 tỉnh thành)
- Nước ta có 4000 đảo lớn nhỏ, trong đó có 2 quần đảo Trường Sa (Khánh hoà),

Hoàng Sa (Đà nẵng).
b. Vùng biển: Diện tích khoảng 1 triệu km 2 gồm nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp
lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.(Vẽ sơ đồ)
c. Vùng trời: khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ. Trên đất liền được xác định
bằng đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lảnh hải và không gian
14


các đảo.
Hoạt động 3:
(Nội dung 2. Tìm hiểu ý nghĩa của vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ nước ta)
1. Mục tiêu:
- Trình bày và giải thích được ý nghĩa cảu vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ.
- Giải thích được ý nghĩa của vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ của nước ta.
- Thái độ: Hình thành tình yêu và trách nhiệm trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia.
2. Phương pháp/ Hình thức : Nêu vấn đề và khai thác bản đồ - Cá nhân/nhóm.
Hoạt động của GV và HS
- Bước 1: Giáo viên giới thiệu về các bộ phận tạo nên phạm vi lảnh thổ nước ta. GV
giao nhiệm vụ: Tiến hành chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm cho học sinh
hoạt động theo nhóm.
+ Nhóm 1,3: Đánh giá thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lý tới tự nhiên nước ta.
(Tới cảnh quan, khí hậu, sinh vật, khoáng sản, thiên tai)
+ Nhóm 2,4: Đánh giá ảnh hưởng của vị trí địa lý tới kinh tế, văn hoá - xã hội và
quốc phòng nước ta.
Ý nghĩa tự nhiên

Ý nghĩa KT-XH

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân tìm hiểu nội dung. Sau đó nhóm trao đổi
thảo luận và thống nhất chốt kiến thức cả nhóm.

- Bước 3: Báo cáo kết quả: Đại diện học sinh của mỗi nhóm lên bảng báo cáo kết
quả kết hợp chỉ bản đồ, các HS khác nhận xét, bổ sung kiến thức.
- Bước 4:
+ GV quan sát hỗ trợ cá nhân và các nhóm tìm hiểu kiến thức, giải quyết các thắc
mắc đưa ra.
+ Đánh giá quá trình hoạt động và kết quả của học sinh. GV bổ sung và chuẩn kiến
thức cho học sinh.
+ Định hướng học sinh tự học: tìm hiểu những kiến thức mới phát sinh và vận dụng
liên hệ thực tế địa phương. Chuyển ý sang hoạt động tiếp theo – Mục mới.
Hộp kiến thức trọng tâm
3. Ý nghĩa của vị trí địa lý
a. Ý nghĩa về tự nhiên
- Thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Đa dạng về động - thực vật, nông sản phong phú về tài nguyên khoáng sản.
- Thiên nhiên có sự phân hoá đa dạng theo: Bắc - Nam, Đông - Tây, thấp cao.
- Mang lại nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán.
b. Ý nghĩa về kinh tế, văn hoá - xã hội và quốc phòng.
- Về kinh tế:
+ Nằm trên ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc tế nên có nhiều thuận lợi để
phát triển cả về giao thông đường bộ, đường biển, đường không với các nước trên
thế giới.

15


+ Nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động tạo điều kiện chính sách
mở cửa, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.
+ Vùng biển rộng lớn, giàu có, phát triển các nghành kinh tế(khai thác, nuôi trồng
hải sản, giáo thông biển, du lịch)
+ Môi trường cạnh tranh khốc liệt trong khu vực.

- Về văn hóa- xã hội: Ngã tư của các nền văn minh, giao thoa văn hoá thuận lợi cho
nước ta chung số hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng
giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
- Về chính trị quốc phòng:
+ Vị trí quân sự đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam á (cửa ngõ ra vào các
nước Đông dương) .
+ Khó khăn trong bảo vệ an ninh quốc phòng. Nhiều vấn đề chung cần giải quyết
do tranh chấp(Biển đông, biên giới...)
3. Luyện tập (Hệ thống câu hỏi bài tập đánh giá)
a. Mục tiêu: Củng cố khắc sâu kiến thức của bài học:
+ Phần: Đặc điểm vị trí địa lý và lãnh thổ nước ta?
+ Phần: Ý nghĩa vị trí địa lý và lãnh thổ nước ta?
b. Phương thức : cá nhân.
c. Hoạt động:
- Bước 1: Giao nhiệm vụ: Yêu cầu học sinh dựa vào kiến thức đã học và bản đồ. Hãy
trả lời các câu hỏi sau:
+ Câu 1: Trình bày đặc điểm cơ bản của vị trí địa lý nước ta?
+ Câu 2: Trình bày đặc điểm cơ bản của phạm vi lãnh thổ vùng đất nước ta?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân tìm hiểu trả lời theo nội dung các câu hỏi.
- Bước 3: Báo cáo kết quả: Gọi 1 - 2 học sinh lên bảng báo cáo kết quả kết hợp chỉ
bản đồ, các HS khác nhận xét, bổ sung kiến thức.
- Bước 4: Đánh giá quá trình hoạt động và kết quả của học sinh. GV bổ sung và chuẩn
kiến thức cho học sinh.
4. Hướng dẫn ôn tập bài vận dụng, mở rộng
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học và hiểu biết thực tế để giải thích:
+ Tại sao nói: Vị trí địa lý có ý nghĩa quyết định đến đặc điểm khí hậu của nước ta?
+ Chứng minh nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú. Vì
sao?
b. Phương thức : Cá nhân/cả lớp.
c. Hoạt động:

- Bước 1: Giao nhiệm vụ: Yêu cầu học sinh dựa vào kiến thức đã học, bản đồ và kiến
thức hiểu biết. Hãy trả lời các câu hỏi sau:
+ Câu 1: Tại sao nói: Vị trí địa lý có ý nghĩa quyết định đến đặc điểm khí hậu của
nước ta?
+ Câu 2: Chứng minh nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú.
Vì sao?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân tìm hiểu trả lời theo nội dung các câu hỏi ở
nhà.
- Bước 3: Thảo luận cặp đôi/nhóm (Trao đổi ngoài giờ học)

16


- Bước 4: Đánh giá quá trình hoạt động và kết quả của học sinh. GV bổ sung và chuẩn
kiến thức cho học sinh.
5. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới
Tiết 3 - Bài 3:
Vẽ lược đồ và tìm hiểu Atlat địa lý Việt Nam
Bước 1: Giáo viên nêu khái quát mục tiêu của bài học mới.
Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị phương tiện và tài liệu học tập.
IV. ĐÁNH GIÁ RÚT KINH NGHIỆM BÀI HỌC
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Kiểm tra; ngày: ........ tháng 9 năm 2017
Tổ trưởng CM
* Đối chứng với thiết kế mới được cải tiến để hướng dẫn học sinh học ôn thi
với thời gian ngắn nhất và đạt kết quả cao nhất trong kỳ thi Tốt nghiệp
THPTQG như sau:
Soạn ngày: 5 tháng 9 năm 2017

Tiết dạy(PPCT): 2
PHẦN I: ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VIỆT NAM
CHƯƠNG I: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN LÃNH THỔ
Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Việt Nam
- Điểm cực Bắc phần đất liền nước ta ở vĩ độ 23° 22' B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng
Văn, thuộc tỉnh
+ Hà Giang
- Điểm cực Nam phần đất liền nước ta ở vĩ độ 8o30'N tại xã Đất Mũi, huyện, Ngọc
Hiển, tỉnh
+ Cà Mau
- Điểm cực Tây phần đất liền ở kinh độ 102° 09'Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường
Nhé, thuộc tỉnh
+ Điện Biên
- Điểm cực Đông phần đất liền ở kinh độ 102o24'Đ tại xã Vạn Thạch, huyện Vạn
Ninh, thuộc tỉnh
+ Khánh Hòa
- Nước ta có hơn 4600 km đường biên giới trên đất liền, giáp với các nước
+ Trung Quốc, Lào, Campuchia
- Đường biên giới dài nhất trên đất liền nước ta là với
17


+ Lào
- Đường bờ biển của nước ta dài 3260 km, chạy từ
+ Tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Kiên Giang
- Huyện đảo Hoàng Sa trực thuộc
+ Thành phố Đà Nẵng
- Huyện đảo Trường Xa trực thuộc
+ Tỉnh Khánh Hòa
- Các nước xếp theo thứ tự giảm dần về dộ dài đường biên giới trên đấ liền với nước

ta là
+ Lào, Trung Quốc, Campuchia
- Cho sơ đồ sau :

Các vùng biển đánh theo thứ tự I, II, III.IV lần lượt là .

[6].

+ Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế
- Vùng tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở là
+ Nội thủy
- Vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước
ven biển gọi là
+ Vùng tiếp giáp lãnh hải
- Vùng biển tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải một vùng biển rộng 200 hải lí
tính từ đường cơ sở là
+ Vùng đặc quyền về kinh tế
- Vùng biển mà ở đó nhà nước ta thực hiện chủ quyền như trên lãnh thổ đất liền, được
gọi là :
+ Nội thủy
- Vùng biển mà ranh giới ngoài của nó chính là biên giới trên biển của quốc gia,
được gọi là:
+ Lãnh
18


- Vị trí địa lí đã quy điịnh đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta
+ Mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
- Vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc đã mang lại cho khí hậu
nước ta đặc điểm nào dưới đây?

+ Có nền nhiệt độ cao
- Nước Việt nam nằm ở
+ Rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á
- Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất toàn vẹn, bao gồm:
+ Vùng đất, vùng trời, vùng
- Căn cứ vào bảng số liệu trang 4 – 5 của Atlat Địa lí Việt Nam, thành phố trực thuộc
trung ương có dân số lớn nhất nước ta là:
+ TP. Hồ Chí Minh
- Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5 tỉnh lị của tỉnh Quảng TRị là
+ Đông Hà
- Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5 các tỉnh ở vùng Đồng bằng Sông Cửu
Long không giáp biển là:
+ Hậu Giang, Vĩnh Long
- Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5 hai tỉnh ở vùng Đông Nam bộ giáp với
Campuchia là
+ Tây Ninh, Bình Phước
- Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5 tỉnh nào ở Tây Nguyên không giáp với
Lào hoặc Campuchia?
+ Lâm Đồng

[5].

Sau mỗi lần như vậy thì Giáo viên không quên dặn dò học sinh cả lớp về nhà
không được quên học bài cũ chính khoá, làm đề cương chọ ra đáp án đúng đó chính là
kiến thức cô đọng nhất mà các em cần tìm và đọc sang bài học mới để tiết sau tiếp tục
học, có như vậy điểm số các em tham gia chinh phục các kỳ thi sẽ đảm bảo đạt kết
quả cao nhất.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với các hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường:
- Kết quả nghiên cứu:

Qua quá trình giảng dạy bộ môn từ năm 1997 đến nay nhất là những năm gần đây
tôi đã chú trọng ngoài giảng dạy chính khoá, tôi còn suy nghĩ tìm tòi để giảng dạy có
hiệu quả cao thong qua bồi dưỡng và hướng dẫn học sinh học, học sinh ngày càng
19


yêu mến môn học Địa lí. Tôi đã mạnh dạn thực hiện hoạt động: “ Hướng dẫn học
sinh ôn thi Tốt nghiệp THPTQG đạt kết quả cao trong môn Địa Lí ở trường THPT
hiện nay ”. Với tinh thần (Học và vui, vui và học ). [3] đã đạt được kết quả nhất định
qua các kỳ thi và tổng kết cuối năm cụ thể với đối chứng sau:
Đối chứng:
* Năm học 2015 – 2016:
Tôi được phân công dạy khối 12. Lúc này đã cải cách giáo dục, bộ môn cũng
tiến hành đồng thời cải cách. Tôi cũng vận dụng theo chỉ đạo của chuyên môn và thu
được kết quả theo bảng số liệu sau:
( Đại diện 3 lớp học tôi trực tiếp giảng dạy)
Lớp
12H
12I
12K

Sĩ số
43
45
46

Giỏi
3%
4%
7%


Khá
37%
26%
35%

Trung bình
56%
64%
65%

Yếu, kém
4%
6%
3%

Với kết quả trên tôi nhận thấy kết quả giảng dạy chưa cao, học sinh đạt điểm
giỏi, khá còn quá thấp và yếu kém, trung bình còn nhiều, nhất là nhiều học sinh
không hứng thú, không yêu thích và không thích học môn Địa lí.
Vì vậy để dạy và học tốt bộ môn Địa lí, học sinh yêu thích ham học môn Địa lí
cần phải làm gì? Tôi tự đặt câu hỏi và tự tìm hướng giải quyết kể cả tham khảo ở các
đồng nghiệp giàu kinh nghiệm, nhằm thu hút học sinh ưa thích môn Địa lí và bản thân
nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn.
* Năm học 2016 – 2017:
Tôi tiếp tục giảng dạy bộ môn ở lớp 12, trong đó bản thân trực tiếp dạy 3 lớp
đại diện khối đó là: Lớp 12B, lớp 12M và lớp 12K. Với kiến thức sẵn có, với sự học
hỏi đúc kết kinh nghiệm qua cải tiến, ngoài phương pháp giảng dạy, tôi còn cải tiến
cách hoạt động. Tôi nhận thấy để đạt được kết quả cao trong công tác giảng dạy cần
phải đổi mới phương pháp, cách dạy học và cách đánh giá thăm dò tôn trọng ý kiến,
sở trường và sở đoản, nguyện vọng của học sinh như đã trình bày ở phần 2.3. Tôi đã

thử nghiệm dạy ở 3 lớp 12B, 12M và 12K có kết quả cao hơn so với cách làm cũ là:
Qua kiểm tra học tập tổng kết năm học như sau:
Lớp
12B
12M
12K

Sĩ số
45
45
45

Giỏi
30%
31%
29%

Khá
50%
45%
35%

Trung bình
20%
24%
24,5%

Yếu, kém
0%
1%

1,5%

Qua kết quả trên tôi nhận thấy nếu chỉ có học sinh khá, trung bình không thôi thì
kết quả sẽ không cao, học sinh sẽ học uể oải. Còn nếu có cách đánh giá khách quan
về năng lực học sinh để phân loại và thăm dò sở thích, sở đoản đối với học sinh thì
hoạt động này đưa vào lồng ghép trước và sau giờ học chính khoá thì kết quả sẽ cao
hơn, có chất lượng hơn đối với giáo viên, để từ đó giáo viên có một tâm thế biết cách
tháo gỡ đối với cách dạy và học đối với các thế hệ học sinh thân yêu của mình, đó
cũng là liềm hạnh phúc vô bờ bến của những người đứng trên bục giảng nói chung và
người dạy bộ môn Địa lí nói riêng.

20


Tôi luôn chú trọng trong thực hiện mạnh dạn đưa hoạt động: Cách đánh giá năng
lực học sinh vào trong môn Địa lí ở trong trường THPT lồng ghép vào chương trình
học, nhưng vẫn đảm bảo thời gian, giờ giấc cho chương trình học, tiết học chính
khoá. Với những cố gắng hướng học sinh học theo kinh nghiệm của bản thân. Cuối
năm học, nhiều học sinh đã đạt kết quả cao trong tổng kết năm học tại trường và có
nhiều học sinh giỏi cấp trường, cấp tỉnh, đạt điểm cao trong kỳ thi Tốt nghiệp
THPTQG hầu hết từ 5 điểm đến 9,5 điểm và góp phần đỗ cao Đẳng, Đại học nhiều:
Tiêu biểu là các em:
1. Em : Nguyễn Thị Hương: Giải khuyết khích Tỉnh - Lớp 12B
2. Em : Trần Thị Tuyết: Giải ba cấp Tỉnh - Lớp 11M
3. Em: Nguyễn Thị Nga : Giải ba cấp Tinh - Lớp 11B
4. Em Nguyễn Thị Thùy Linh: Giải khuyến khích cấp Tỉnh - Lớp 11I
3. Kết luận, kiến nghị:
Vấn đề dạy và học là vấn đề cơ bản để đạt kết qủa trong giảng dạy, tổ chức học
tập tốt, phân loại được học sinh theo năng lực cũng như biết cách để dạy và hướng
dẫn, động viên học sinh ngày càng thêm yêu thích, đam mê học tập môn Địa lí và

đảm bảo cho các em có kết quả cao trong học tập và trong thi cử.
Qua thực tế tôi đã cố gắng trong việc chuẩn bị các hoạt động đánh giá học sinh
về năng lực, hướng dẫn học sinh cách ôn tập với từng đối tượng học sinh. Nên tôi đã
mạnh dạn trình bày trước các đồng nghiệp.
Tuy nhiên trong nội dung trình bày, sự sắp xếp cách trình bày có nhiều thiếu
sót, có những ý chưa nổi bật hoặc còn khó hiểu.
Vậy tôi rất mong sự góp ý - phê bình của đồng nghiệp và các bậc cha - anh
-chị, em, trong ngành và trong đồng môn Địa lí.
Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm này là của tôi, nếu không phải tôi xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
T«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n !
XÁC NHẬN CỦA THỦ
Nga Sơn, ngày 25 tháng 05 năm 2018
TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Tác giả
Hàn Thanh Hạnh

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Tài liệu tập huấn: xây dựng các chuyên đề dạy học và kiểm tra, đánh giá theo
định hướng phát triển năng lực học sinh môn Địa lí ( Dự án phát triển giáo dục trung
học 2)- Bộ giáo dục & Đào tạo/ Vụ giáo dục trung học - Hà Nội tháng 12/2014.
[2]. Tài liệu hội thảo tập huấn đổi mới tổ chức và quản lý hoạt động giáo dục ở trường
THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh ( Dự án THPT giai đoạn 2) – Bộ
giáo dục & Đào tạo/Vụ Giáo dụ trung học - Hà Nội /2016.

[3]. Chỉ thị phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực ” trong các trường phổ thông của Bộ giáo dục và Đào tạo ra ngày
22/07/2008.
[4]. Phương pháp quản trò – Tác giả Trần Phiêu – NXB Thanh Niên.
[5]. Bộ đề trắc nghiệm luyện thi THPT Quốc Gia năm 2017 ban khoa học xã hội tập 1
và 2 – NXB giáo dục Việt Nam. Tác giả: Lê Thông, Trần Văn Thắng, Nguyễn Xuân
Trường ( đồng Chủ biên)
[6]. Tham khảo một số tài liệu trên mạng internet: Nguồn: ;
Nguồn: ;

22


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI
CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ
LÊN

Họ và tên tác giả: Hàn Thanh Hạnh
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo Viên – Trường THPT Mai Anh Tuấn – Nga Sơn –
Thanh Hóa
Kết
Cấp
quả
đánh
đánh
Năm
giá xếp
giá
học

TT
Tên đề tài SKKN
loại
xếp
đánh giá
(Phòng loại
xếp loại
, Sở,
(A, B,
Tỉnh...) hoặc
C)
1. Sử dụng tập ATLAT Địa lí Việt Nam và
Sở
C
2003
tranh ảnh trong quá trình dạy học THPT
2004
2.

Để dạy tốt bài thực hành điền bản đồ trong
bài Hoa Kì chương trình Địa lí lớp 11THPT

Sở

3.

Để làm tốt bài tập thực hành trong trường
THPT hiện nay

Sở


C

4.

Sử dụng câu hỏi đố vui trong dạy học Địa lí
ở trường THPT hiện nay

Sở

C

2007
2008

5.

Hướng dẫn học sinh làm tốt câu hỏi tự luận
trong một bài kiểm tra Địa lí lớp 12 THPT

Sở

B

2009
2010

6

Để dạy và học tốt tiết học “ Hiệp hội các

nước Đông Nam Á ” Địa lí lớp 11THPT

Sở

C

2010
2011

7

Để dạy và học tốt tiết học “ Một số vấn đề
mang tính toàn cầu” Địa lí lớp 11THPT

Sở

C

2012
2013

8

Tích hợp giáo dục môi trường trong giảng
dạy Địa lí ở trường THPT hiện nay

Sở

C


2013
2014

9

Đánh giá năng lực học sinh

Sở

C

2016
2017

C

2005
2006
2006
2007

* Liệt kê tên đề tài theo thứ tự năm học, kể từ khi tác giả được tuyển dụng vào Ngành
cho đến thời điểm hiện tại.
23


SÁNG KIẾM KINH NGHIỆM
“ Hướng dẫn học sinh ôn thi Tốt nghiệp THPTQG đạt kết quả cao trong môn Địa
Lí ở trường THPT hiện nay ”.
Họ và tên tác giả: Hàn Thanh Hạnh

Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo Viên - Trường THPT Mai Anh Tuấn - Nga Sơn Thanh Hóa
PHỤ LỤC
Nội dung
Tr ang
1. Mở đầu
3
1.1. Lí do chọn đề tài
3
1.2. Mục đích nghiên cứu
4
1.3. Đối tượng nghiên cứu
4
1.4. Phương pháp nghiên cứu
4
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
5
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
5
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh
5
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
6
- Giới hạn của đề tài
7
- Thực trạng
7
- Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên
8
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề, vai trò, tác dụng, hiệu quả 8
- Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề

10
- Áp dụng
11
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với các hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và Nhà trường
14
- Kết quả nghiên cứu
14
- Đối chứng
14
3. Kết luận, kiến nghị
16
- Kết luận
17
Kiến nghị
18,19,20,21
Tài liệu tham khảo
22
Danh mục đề tài SKKN đã được cấp GD & ĐT đánh giá đạt từ loại C trở lên 23

24



×