Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

SKKN giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản qua một số bài dạy môn GDCD ở trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (602.2 KB, 26 trang )

MỤC LỤC
Trang
I.PHẦN MỞ ĐẦU ……………………………………………………………...2
1.1. Lí do chọn đề tài…………………………………………………………….2
1.2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………………..2
1.3. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………….2
1.4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………3
II.PHẦN NỘI DUNG……………………………………………………………3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm……………………………………3
2.2. Tính tất yếu khách quan và thực trạng vấn đề giáo dục giới tính, sức khỏe
sinh sản cho học sinh THPT…………………………………………………….4
2.3. Thực trạng giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho học sinh trong
trường THPT thông qua một số bài dạy môn giáo dục công dân……………….9
2.3.1. Mục tiêu giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản qua môn giáo dục công
dân………………………………………………………………………………9
2.3.2. Hệ thống những bài giáo dục công dân có thể lồng ghép……………….10
2.3.3. Thiết kế một tiết dạy, có lồng ghép nội dung giáo dục giới tính và sức
khỏe sinh sản………………………………………………………………… 14
III.KẾT LUẬN…………………………………………………………………21
3.1. Kết luận……………………………………………………………………21
3.2. Kiến nghị………………………………………………………………...21


I.PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Cuộc sống xã hội ngày càng phát triển, càng có nhiều điều kiện thuận lợi
để thỏa mãn nhu cầu, cũng như chăm sóc đời sống của mỗi cá nhân trong xã hội.
Đặc biệt với lứa tuổi học sinh trung học phổ thông các em đã có thêm nhiều
điều kiện thuận lợi để phát triển cơ thể, hoàn thiện nhân cách của mình.
Ngày nay, cùng với sự bùng nổ thông tin, với phương tiện nghe nhìn hiện
đại, thông tin hàng ngày, hàng giờ tác động đến trẻ em nhất là học sinh trung học


phổ thông- lứa tuổi nhạy cảm. Những phim ảnh về cuộc sống gia đình, về tình
yêu ảnh hưởng rất nhanh đến các em. Việc thiếu kiến thức và thiếu các hoạt
động giải trí lành mạnh. Đặc biệt là những ngày tháng gần đây trên các kênh
thông tin các trẻ em gái bị xâm hại tình dục ở mọi nơi ảnh hưởng lớn đến hành
vi lệch lạc ở trẻ em về giới tính và tình dục đã xảy ra nhiều điều đáng tiếc cần
phải được uốn nắn kịp thời.
Tuy nhiên đây cũng là thời kỳ mà các em có sự hoàn thiện về tâm sinh lí, các
em đã biết chú ý đến làm đẹp bản thân trước người khác giới, có nhiều mối quan hệ
với người khác giới, nhất là lúc này các em đã xuất hiện những rung cảm đầu đời...
Để chuẩn bị cho lứa tuổi này bước vào đời sống gia đình, tình dục một cách lành
mạnh, an toàn, ngăn ngừa hậu quả xấu có thể xảy ra, gây nhiều khó khăn, phức tạp
cho xã hội, gia đình và bản thân thì giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản lành
mạnh, an toàn trở thành một nhu cầu thiết yếu hơn bao giờ hết.
Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản có hiệu quả sẽ tác động đến sự hiểu
biết, thái độ, hành động của các em học sinh. Nâng cao ý thức, trách nhiệm của
các em trong việc bảo toàn và nâng cao chất lượng nòi giống, nâng cao chất lượng
cuộc sống, góp phần ổn định và phát triển gia đình, xã hội.
Nội dung giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản đã được đưa vào lồng
ghép ở một số môn học ở trường trung học phổ thông như môn: sinh học, địa
lý,... trong đó có môn giáo dục công dân. Môn giáo dục công dân có nhiều lợi
thế trong việc giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho học sinh, bởi vì đây là
môn học cung cấp cho các em những giá trị chuẩn mực về đạo đức, văn hóa,
pháp luật... để từ đó giúp học sinh có những hiểu biết, có những hành vi ứng xử
đúng đắn trong mối quan hệ với bạn bè khác giới, với sức khỏe sinh sản bản
thân, với gia đình và xã hội.
Để hiểu về tầm quan trọng của giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản đối
với học sinh trung học phổ thông qua môn giáo dục công dân, tôi chọn đề tài
“giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho học sinh qua một số bài dạy môn
giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông”.làm đề tài nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu

Nhằm xác định một cách cụ thể các nội dung và phương pháp giáo dục
giới tính và sức khỏe sinh sản cho học sinh qua môn giáo dục công dân.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Chủ yếu là học sinh trung học phổ thông

2


1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phân tích, tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp phỏng vấn giáo viên và học sinh.
- Phương pháp quan sát (thông qua các tiết giảng dạy và các hoạt động).
:
II.PHẦN NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Quan niệm về giáo dục giới tính
Vào đầu thế kỷ XX nhu cầu về giáo dục giới tính cho trẻ em đã xuất hiện
ở một số nước phương Tây như Mỹ, Đông Âu... Xuất phát từ quan điểm tính dục
là quyền tự do của con người, là quyền bình đẳng giữa nam và nữ, là trách
nhiệm đạo đức của công dân với xã hội. Giáo dục giới tính đã trở thành môn học
ở nhiều nước trên thế giới, được đưa vào giảng dạy ở nhà trường phổ thông với
các tên gọi khác nhau: ví dụ như Thái Lan gọi là Giáo dục đời sống gia đình.
Thụy điển gọi là Vệ sinh tình dục. Tại Malaysia, Bộ giáo dục cũng đã đưa vấn
đề này vào trường học từ năm 1967-1968 và hiện nay nó có cả bề dày về việc
đào tạo cán bộ giáo viên chuyên sâu để giảng dạy về vấn đề này…
Ở Việt Nam từ những năm 1988 thì giáo dục giới tính cũng đã được đưa
vào giáo dục thí điểm ở một số trường phổ thông. Được sự đồng ý của Bộ Giáo
dục và Đào tạo, sự ủng hộ của dư luận xã hội, sự mong chờ của thế hệ trẻ, với sự
tài trợ của Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNEPA) và sự giúp đỡ kỹ thuật của
UNESCO khu vực, đề án “giáo dục đời sống gia đình và giới tính” ký hiệu là

VIE/88/P09, đã biên soạn nội dung chương trình và tài liệu giảng dạy về “giáo
dục đời sống gia đình” cho giai đoạn thực nghiệm (1988 - 1991). Về sau đã có
thêm nhiều tài liệu liên quan đến nội dung giáo dục giới tính, cũng như giáo dục
sức khỏe sinh sản trong nhà trường phổ thông như dựa án VIE/94/P01,
VIE/97P13...
Trong sự phát triển mạnh mẽ của xã hội hiện nay thì sự hiểu biết cơ bản
về giới tính của mỗi người có ý nghĩa rất quan trọng. Đây là kiến thức không thể
thiếu để mỗi người tự bảo vệ sức khỏe của mình và của cộng đồng; biết quan hệ,
ứng xử với người khác phù hợp với chuẩn mực giới tính và đạo đức xã hội, đồng
thời biết bảo vệ hạnh phúc gia đình, duy trì nòi giống, phòng chống các bệnh xã
hội…
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), tuổi vị thành niên là giai đoạn từ 10 –
19 tuổi, nằm trong khoảng thời gian từ lúc dậy thì đến lúc trưởng thành. Ở nước
ta có 50% dân số dưới 20 tuổi, trong đó 20% có độ tuổi từ 10-19, tức là khoảng
15 triệu người thuộc lứa tuổi vị thành niên. (Giáo dục dân số – sức khỏe sinh sản
vị thành niên – Bộ giáo dục và đào tạo – ủy ban dân số, gia đình và trẻ em – Hà
Nội – 2005, tr.37)
Theo bộ y tế, tình hình nạo phá thai ở lứa tuổi vị thành niên trong những
năm gần đây có chiều hướng gia tăng. Mỗi năm có khoảng 1,2-,1,4 triệu trường
hợp nạo phá thai, chiếm 20-25%. (Giáo dục dân số – sức khỏe sinh sản vị thành

3


niên – Bộ giáo dục và đào tạo – ủy ban dân số, gia đình và trẻ em – Hà Nội –
2005, tr.34).
Tại Trung tâm Kế hoạch hóa gia đình TPHCM, mỗi ngày có hàng chục ca
đến làm thủ tục khám và xin bỏ thai. Theo thống kê, số lượng thai phụ dưới 18
tuổi đến phá thai trung bình một năm khoảng 911 ca. So với những năm 1990, từ
năm 2001 trở đi số trẻ vị thành niên đến phá thai ở đây đã tăng gấp 3 lần. (Báo

Người lao động 2003).
Bên cạnh đó, việc mắc các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục tăng lên
nhanh chóng ở thanh thiếu niên. Theo ủy ban quốc gia phòng chống AIDS, tỉ lệ
người nhiễm HIV ở lứa tuổi 20-29 đã tăng từ 15% năm 1993 lên 62% vào cuối
năm 2002 và số nhiễm HIV ở lứa tuổi vi thành niên chiếm 8,3% các trường hợp
nhiễm. (Giáo dục dân số – sức khỏe sinh sản vị thành niên – Bộ giáo dục và đào
tạo – ủy ban dân số, gia đình và trẻ em – Hà Nội – 2005, tr.34).
Như vậy, việc giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho vị thành niên,
trong đó có một bộ phận lớn là học sinh đang học tập ở trường THPT là vấn đề
cần thiết và cấp bách. Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản nhằm cung cấp
cho các em những kiến thức, kỹ năng sống đầy đủ về giới tính, sức khỏe sinh
sản, về tình bạn, tình yêu… Đây là việc làm cần thiết bên cạnh việc giảng dạy
văn hóa để góp phần tạo ra một tương lai thật tươi sáng cho học sinh nhất là học
sinh THPT.
Quan niện về giáo dục sức khỏe sinh sản.
Giáo dục sức khỏe sinh sản có nội dung, yêu cầu gần như tương đồng với
giáo dục giới tính. Giáo dục sức khỏe sinh sản đã được tiến thành cùng với quá
trình giáo dục giới tính, giáo dục dân số ở nước ta.
Giáo dục sức khỏe sinh sản là quá trình trang bị cho các em những kiến
thức về sức khỏe sinh sản. Những kiến thức về sự thay đổi về thể chất cũng như
tinh thần, cảm xúc của tuổi dậy thì cho cả nam và nữ. Những kiến thức về biện
pháp tránh thai; những nguyên nhân và hậu quả khi mắc bệnh lây truyền qua
đường tình dục. Bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, cách phòng ngừa xử trí nếu
không may bị mắc. Thông qua nhận thức đúng đắn về các vấn đề trên giúp học
sinh nhận thức đúng đắn và có thái độ đúng mực đối với những vấn đề liên quan
đến sức khỏe sinh sản, từ đó hình thành cho học sinh có được những hành vi
đúng đắn về đạo đức lối sống, giúp các em xử lý các vấn đề tình bạn, tình yêu,
hôn nhân chủ động, có trách nhiệm quan hệ lành mạnh an toàn với bạn khác
giới.
Giáo dục là quá trình tác động có định hướng, cho nên giáo dục sức khỏe

sinh sản sẽ có ý nghĩa quan trọng quyết định sự phát triển đúng hướng, tránh
được các sai lệch và hạn chế được những bất lợi; tạo ra các tác động cùng chiều
đối với sự phát triển cơ thể và hình thành nhân cách tích cực cho học sinh.
2.2. Tính tất yếu khách quan và thưc trạng vấn đề giáo dục giới tính, sức
khỏe sinh sản cho học sinh THPT.
. Đặc điểm của học sinh THPT hiện nay
* Sự phát triển nhanh về mặt cơ thể:

4


Chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, càng tạo nhiều điều kiện
thuận lợi cho con người phát triển cơ thể bản thân tốt hơn. Với lứa tuổi học sinh
THPT đây chính là giai đoạn mà các em đạt đến sự phát triển hoàn thiện về mặt
thể chất. Phần lớn học sinh THPT đã phát triển nhanh về chiều cao và cân nặng
đạt đến mức cao nhất, có những em trai cao tới trên 1m75, em gái cao trên 1m65,
có cân nặng phù hợp với vóc dáng của mình. Các em đã trở thành những chàng
trai to cao, khỏe mạnh, những cô gái xinh xắn, duyên dáng hơn trong mắt mọi
người. Nhiều em có sự thay đổi về giọng nói, thường thì em gái có giọng nói
trong, nhẹ thanh hơn, các em trai có giọng nói ấm hơn, trầm hơn; xuất hiện mụn
trứng cá, hệ thống lông, tuyến bã, tuyến mồ hôi cũng phát triển nhanh…
Đặc biệt đây là lúc mà các em có sự phát triển hoàn thiện về cơ quan sinh
dục và phát dục. Các em gái đã phát triển mạnh tuyến vú, xuất hiện “kinh
nguyệt”, rụng trứng; các em trai đã có hiện tượng “mộng tinh” hay xuất tinh...
Đây là những điều kiện đảm bảo khả năng làm cha, làm mẹ của lứa tuổi này. Do
sự phát triển hoàn thiện về mặt cơ thể này nên nhiều học sinh nữ khi có quan hệ
tình dục sớm, không an toàn đã dẫn đến hậu quả mang thai ngoài ý muốn gây
nguy hại cho sức khỏe bản thân.
* Những thay đổi về mặt tâm lý:
Cùng với những biến đổi cơ thể ở tuổi học sinh THPT, đời sống tâm lý

cũng có những thay đổi sâu sắc.
- Ý thức “muốn làm người lớn”
Ở tuổi này các em có xu hướng tách ra, ít phụ thuộc vào cha mẹ, có tâm
lý muốn làm người lớn, coi mình là người lớn. Lứa tuổi này không còn muốn đi
chơi cùng ba mẹ, muốn tự chọn bạn, được thức khuya, được ăn mặc theo ý
thích, không muốn tâm sự cùng cha mẹ dù bất cứ chuyện gì xảy ra như hồi bé.
Các em muốn độc lập trong suy nghĩ và hành động nên nhiều khi chống đối lại
gia đình, chuyển từ sinh hoạt gia đình sang sinh hoạt bạn bè, ngưỡng mộ thần
tượng. Nhiều em do có tâm lý muốn khẳng định mình là người lớn nên đã bắt
đầu yêu đương, tán tỉnh đã hẹn hò với bạn khác giới, đã tò mò tìm hiểu những
câu chuyện, đoạn phim về quan hệ tình dục, đã bắt chước những hành vi tình
dục của người lớn khi có điều kiện thuận lợi, tự quyết định hướng đi cho riêng
mình. Có em khi gặp rắc rối trong chuyện tình cảm với bạn bè thường chủ động
để tự mình giải quyết mà không tham khảo ý kiến của người lớn trong gia đình.
Do lối suy nghĩ này nên nhiều em đã có những hành động mù quáng gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản bản thân.
- Những cảm xúc giới tính
Ở tuổi học sinh THPT sự phát dục đã kích thích các em bắt đầu quan tâm
đến người khác giới, làm xuất hiện những cảm giác, cảm xúc giới tính mới lạ.
Những rung cảm mới lạ này đôi khi lướt qua một cách nhanh chóng, nhưng cũng
có khi kéo dài. Các em thường che dấu cảm xúc của mình bằng các biểu hiện khác
nhau như: Bông đùa, ngượng ngùng, suồng sã, ồn ào... Những rung cảm được giữ
kín này chứa đựng biết bao tâm trạng: thiện cảm, buồn rầu, nhớ nhung, muốn được
nghe một lời dịu dàng âu yếm, một cử chỉ quan tâm, một nụ cười trìu mến. Trong

5


mọi trường hợp đó là những cảm xúc trong sáng. Mọi sự can thiệp thô bạo, thiếu tế
nhị sẽ làm cho các em cảm thấy bị chế giễu và hổ thẹn.

Nhưng không phải ở lứa tuổi này các em đều có những rung cảm như vậy,
cũng có một số em sớm bị cuốn hút vào con đường yêu đương tính ái. Tâm trạng
của những em này thay đổi rất nhanh và biến động mạnh. Lý trí chưa đủ giúp
các em làm chủ được những rung cảm mãnh liệt của sự yêu đương quá sớm.
Đầu óc bị phân tán, thời gian và tâm trí bị cuốn hút vào đó nên kết quả học tập,
lao động và sức khỏe bị giảm sút rõ rệt.
- Tự ý thức và đánh giá về bản thân
Do muốn được làm người lớn, muốn được đối xử như người lớn, nên các
em có những hành vi bắt chước người lớn, dễ tự ái, dễ bị kích động. Các em
muốn đi sâu vào bản thân mình, đồng thời lại cũng muốn tỏa ra xã hội. Các em
thường đặt cho mình câu hỏi: ta là ai? Ta có thể làm được gì? Lứa tuổi này đã
chú ý nhiều tới hình thức bên ngoài, có những lúc ngắm ngía mình hồi lâu qua
gương… Chú ý đến nội tâm của mình như ghi nhật kí, tự phê phán mình, hoặc
có lúc ngồi thừ ra để lục soát tâm hồn, lòng tự ái được biểu hiện không chỉ giới
hạn ở sự tôn sùng bản thân mà còn biểu hiện ở tính ganh đua, hiếu thắng trong
giao tiếp với người khác. Các em thường bận tâm đến chuyện làm thế nào để
mọi người chú ý đến mình nhất là bạn khác giới, vì vậy nếu là thiếu nữ sẽ có
biểu hiện thích làm dáng, trang điểm; là con trai thích tỏ ra dáng mày râu, hay
khoe khoang, ăn nói kiểu cách khác đời.
Lứa tuổihọc sinh THPT đang đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời, những
dấu hiệu về tâm lý và cơ thể trên đã báo hiệu một thời kì phát triển mới của các
em. Vì vậy cần có sự tác động kịp thời và phù hợp để hướng các em đến sự phát
triển hoàn thiện về nhân cách.
Những yếu tố tác động tới sự phát triển tâm sinh lý của học sinh
* Sự thay đổi về lối sống và các chuẩn mực xã hội
Với những biến đổi mạnh mẽ từ nền kinh tế - xã hộiViệt Nam trong những
năm vừa qua một mặt đã mang đến những điều kiện thuận lợi hơn về cơ sở vật
chất trong sự chăm sóc và nâng cao sức khỏe vị thành niên, trong đó có không ít
các em ở độ tuổi THPT. Mặt khác do một số thay đổi về lối sống và các chuẩn
mực xã hội lại đang tác động theo hướng tiêu cực đến hành vi sức khỏe sinh sản

vị thành niên, tạo nên những nguy cơ về sức khỏe cho lứa tuổi này.
Lối sống đề cao hưởng thụ và dục vọng của cá nhân được xem như là
những mặt trái của hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đang có xu hướng xuất hiện
ngày càng gia tăng ở Việt Nam. Một bộ phận lứa tuổi học sinh THPT đặc biệt
các em sống ở các thành phố, khu đô thị, các trung tâm, do chưa có sự giáo dục
tốt từ phía nhà trường và gia đình hoặc do nhận thức quá kém đã bị ảnh hưởng
rất nhiều từ lối sống thực dụng này. Lối sống này đã tác động đến các hiện tượng
như gia tăng sử dụng các chất kích thích, chất gây nghiện, sự buông thả trong
sinh hoạt tình dục, hiện tượng nạo phá thai… diễn ra với con số đáng kinh ngạc.
Một số chuẩn mực xã hội dường như không được chấp nhận trong quá
khứ như sinh hoạt tình dục trước hôn nhân, sống thử… đang có xu hướng được

6


giới trẻ chấp nhận. Điều này đã tạo ra sự tự do hơn trong lĩnh vực giao lưu tình
cảm và thỏa mãn nhu cầu sinh lý tình dục, nhưng mặt khác nó là yếu tố làm tăng
nguy cơ bị lây các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục và có thai ngoài ý
muốn ở tuổi học sinh trong khi các em chưa có kinh nghiệm và hạn chế về kiến
thức trong việc áp dụng các biện pháp phòng tránh các nguy cơ đối với sức khỏe
sinh sản bản thân.
Ngoài ra do một số mặt trái của quá trình phát triển ở nước ta như tệ tham
nhũng, tệ nạn xã hội, tội phạm gia tăng, trật tự xã hội còn kém cùng với nhịp
sống nhanh trong xã hội hiện đại cũng là những yếu tố tác động tới lối sống
buông thả, coi thường đạo đức xã hội của bộ phận nhỏ lứa tuổi học sinh THPT
gây ảnh hưởng tới sức khỏe của các em.
* Sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện thông tin đại chúng
Trong những năm trở lại đây, do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ
thuật, các phương tiện truyền thông đại chúng ngày càng phát triển đa dạng về
loại hình hướng đến mục tiêu phục vụ tất cả các tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên

điều này cũng gây ra những tác động ngược chiều nhau. Một mặt do sự khai thác
tốt, tiếp cận thuận lợi từ các phương tiện thông tin đại chúng này đã đem đến cho
lứa tuổi học sinh một lượng thông tin, kiến thức khổng lồ về tự nhiên cũng như xã
hội, là dịp để các em tìm tòi thêm những nguồn tri thức mới phục vụ đắc lực cho
công việc học tập tốt hơn, các em được hưởng thụ những giá trị tinh thần từ các
tác phẩm tiểu thuyết, phim ảnh, ca nhạc... Nhưng ngược lại, cũng do sự phát triển
mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông này đã mang đến những tác động tiêu
cực với học sinh như: các em dễ dàng tìm thấy những loại hình phim ảnh, sách
báo bạo lực, khiêu dâm, dễ gây cho các em tính tò mò, ham muốn làm thử, sống
thử. Chính điều này đã góp phần hình thành lối sống không lành mạnh, lối sống
tình dục buông thả của một bộ phận vị thành niên.
Một trong những phương tiện truyền thông đặc biệt có tác động tới học
sinh đó là mạng Internet. Có thể nói mạng internet đã đem đến sức mạnh kì diệu
cho con người trong việc khai thác và trao đổi thông tin. Và hơn ai hết nhóm học
sinh THPT với đặc điểm nhanh nhạy, dễ tiếp thu những cái mới trong xã hội,
nhu cầu thu nạp thông tin kiến thức cao trong quá trình học tập và phát triển nên
các em rất có khả năng học và sử dụng các tiện ích từ mạng Internet. Mạng
internet còn thỏa mãn được nhu cầu giao tiếp, tâm sự với bạn bè khắp nơi ở tuổi
học sinh. Tuy nhiên bên cạnh mặt tích cực này, gần đây xã hội đã đặt ra nhiều
vấn đề về mặt trái của công nghệ này, chẳng hạn nhiều học sinh đã lạm dụng
internet để chát, chơi điện tử ảnh hưởng đến sức khỏe và sự hình thành nhân
cách của các em. Nguy hiểm hơn là không ít học sinh THPT đã truy cập vào các
trang web hoặc xem các phim ảnh đồi trụy liên quan đến lối sống buông thả,
tình dục không an toàn, sự dễ dãi, cả tin trong quan hệ với người quen biết qua
mạng dẫn đến bị lừa gạt bị xâm hại tình dục. Bên cạnh việc truy cập vào các
trang web khiêu dâm, không ít các học còn tham gia vào các diễn đàn thảo luận
về vấn đề tình dục trên mạng. Tất cả những điều này trở thành mối nguy hại với
sức khỏe của .

7



Theo nhận định của một giáo viên tin học của một trường THPT, mạng
Internet phát triển như hiện nay, nhà nào cũng có máy tính thì học sinh nào cũng
có thể tiếp cận được với phim ảnh, truyện có nội dung không lành mạnh. Ở lứa
tuổi mới lớn bắt đầu tò mò chuyện người lớn, chúng rất dễ bị thu hút bởi những
bộ phim đen và sẽ dễ bị kích thích. Không ít trẻ đã tập yêu đương, thử làm
chuyện của người lớn, mà gia đình không hề hay biết.
* Những tác động từ phía gia đình học sinh
Gia đình là môi trường giáo dục nhân cách đầu tiên cho mỗi con người,
đó là nơi gần gũi nhất với mỗi hoc sinh, có vai trò quan trọng trong quá trình
hình thành và phát triển toàn diện của các em. Gia đình không chỉ đảm bảo cho
các em có đời sống no đủ, được học hành tử tế mà đó còn là nơi giáo dục những
phẩm chất nhân cách cần thiết để các em bước vào đời.
Trong những năm gần đây với việc thực hiện tốt công tác dân số - kế
hoạch hóa gia đình, tỷ lệ giảm sinh đã có kết quả đáng mừng. Nhiều gia đình
Việt Nam chỉ sinh từ một đến hai con, số lượng gia đình sinh con thứ 3 đã giảm
rõ rệt qua các năm. Việc có con ít đã góp phần tích cực vào việc chăm sóc và
đầu tư tốt hơn cho con cái trong nhiều lĩnh vực, con cái trong những gia đình ít
con mà có điều kiện kinh tế khá giả càng được chăm sóc tốt hơn, chúng được ăn
ngon, mặc đẹp, được vui chơi giải trí, được học hành ở những trường lớp chất
lượng cao, được chăm sóc sức khỏe tốt... Đây chính là động lực để các em phát
triển toàn diện hơn. Tuy nhiên, ở một bộ phận gia đình, do có ít con nên tình
cảm của gia đình dồn hết cho người con, đến mức quá nuông chiều, đáp ứng mọi
đòi hỏi của con và sự nuông chiều này có thể là nguyên nhân dẫn đến lối sống
không lành mạnh, buông thả, ăn chơi, trốn học, ảnh hưởng tới sức khỏe tình dục
của các em.
Trong giai đoạn hiện nay mỗi gia đình đã trở thành một đơn vị kinh tế nhỏ
của xã hội, nhờ thực hiện tốt chức năng kinh tế này mà nhiều hộ gia đình đã trở
nên giàu có, đáp ứng được nhu cầu của mỗi cá nhân. Nhưng điều đáng lo ngại là

không ít gia đình chỉ lo làm ăn kinh tế, lo kiếm tiền mà quên đi chức năng giáo
dục con cái của mình. Điều này để lại hậu quả đó là nhiều em do không có bố
mẹ nhắc nhở, thiếu sự giáo dục nên bỏ học, trốn học, bị bạn bè xấu rủ rê tham
gia các tệ nạn xã hội như cờ bạc, mại dâm... Bên cạnh đó một số gia đình có
hoàn cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn nên những ông bố bà mẹ trong gia đình
này cũng không có nhiều thời gian, kinh nghiệm để giáo dục giới tính và sức
khỏe sinh sản cho con em trong gia đình.
Lứa tuổi học sinh THPT đang ở vào thời kì có những sự thay đổi về tâm
sinh lý, các em đã có nhiều mối quan hệ với bạn bè, với người khác giới, nhưng
do hiểu biết còn hạn chế nên các em chưa thể có những hành động đúng đắn
trong mối quan hệ với bạn bè khác giới này. Đây là lúc các em cần được sự tư
vấn, sự khuyên bảo của gia đình nhưng không ít gia đình lại không chú tâm đến
việc giáo dục cho các em những kiến thức bổ ích này.
Nhiều gia đình cho rằng việc giáo dục về các vấn đề về giới tính, sức khỏe
sinh sản cho con cái mình là vẽ đường cho hươu chạy, là nối giáo cho giặc, họ

8


cho rằng con cái họ đang còn nhỏ, chúng đang còn rất trong trắng, ngây thơ,
chưa đủ tuổi để biết vấn đề này, việc dạy những kiến thức này sẽ là mối nguy hại
với chúng vì vậy nhất quyết không chấp nhận việc phải giáo dục kiến thức liên
quan đến sức khỏe sinh sản cho con em mình. Nhiều gia đình tỏ ra tức giận khi
nói đến vấn đề giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho con cái mình. Bên
cạnh đó có một số gia đình đã chú ý tới việc giáo dục cho con, nhưng đa phần
đều hời hợt dạy một cách qua loa, đại khái, mà không xác định đúng được mục
đích giáo dục, nội dung, phương pháp. Nguy hại hơn nhiều gia đình lại cho rằng
việc giáo dục là việc của nhà trường, cha mẹ chỉ có trách nhiệm lo cho con em
được đủ ăn đủ học, ngoài ra không nói đến vấn đề này. Chẳng hạn tại những
buổi tâm sự với một số học sinh , nhiều em tâm sự thật thà đến tội nghiệp: Em

thấy sợ mỗi khi có đèn đỏ (kinh nguyệt), em không dám hỏi mẹ mà chỉ lẳng lặng
học theo mẹ thôi. Hay Khi em hỏi bố mẹ về vấn đề bạn trai, bố mẹ không nghe
hết câu mà mắng em xối xả. Em cảm thấy buồn, từ đó trở đi em không hỏi gì về
vấn đề đó nữa.
Vì vậy đòi hỏi mỗi gia đình cần có sự nhận thức lại vai trò của mình trong
công tác giáo dục con cái.
* Tác động từ các mối quan hệ bên ngoài khác như nhóm bạn, hội…
Mối quan hệ với bạn bè đồng trang lứa và nhóm bạn là mối quan hệ phổ
biến của lứa tuổi học sinh THPT. Sự giao tiếp với bạn bè sẽ đáp ứng nhu cầu
tình cảm của các em, là nơi các em có thể giải bầy tâm sự, chia sẻ buồn vui,
cùng nhau học hành, cùng nhau tiến bộ… Tuy nhiên không phải người bạn nào
cũng tốt, cũng giúp đỡ nhau trong học tập, cuộc sống. Hiện nay không ít các bạn
học sinh có hành vi tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, mại dâm... không ít học
sinh do quá tin bạn đã bị những bạn bè này lôi kéo, rủ rê hoặc kích động thực
hiện những hành vi có hại cho sức khỏe như hút thuốc, uống rượu, xem phim
khiêu dâm, sinh hoạt tình dục… Điều này đã hình thành ở không ít học sinh thói
quen xấu như quan hệ tình dục sớm, không an toàn gây ảnh hưởng nghiêm trọng
tới vấn đề học tập, sưc khỏe sinh sản của học sinh.
Một số học sinh do quan hệ tình dục sớm không an toàn, không sử dụng
biện pháp phòng tránh thai nào nên hậu quả để lại lớn nhất đó là các em gái đã
mang thai ngoài ý muốn. Có em may mắn được gia đình hai bên chấp nhận nên
được lấy nhau, rồi sống trong cảnh vừa đi học vừa nuôi con, cả cha và mẹ của
đứa trẻ mới sinh ra do nhận thức còn thấp, không có nguồn kinh tế nào, phụ
thuộc vào gia đình... nên cuộc sống đã khó khăn, càng vất vả hơn trong việc bảo
đảm nuôi dưỡng, chăm sóc những đứa con này thành người.
Còn phần đông những em mang thai do sợ bị mọi người phát hiện, bị thầy
cô bạn bè biết, sợ bị đuổi học, dư luận xã hội lên án... nên đã tìm cách nạo phá
thai ở những cơ sở không an toàn, hậu quả để lại là không ít em bị nguy hiểm
đến tính mạng mình, gây ảnh hưởng nặng nề cho tương lai về sau. Đặc biệt nạo
phá thai không chỉ gây nguy hiểm cho sức khỏe sinh sản, học tập giảm sút... mà

tâm lý của các em cũng bị kích động rất nặng. Có em trở nên hoảng loạn, sợ hãi,

9


sống trong tâm lý tội lỗi, mặc cảm với đứa con đã bỏ đi của mình, trở nên lãnh
cảm với mọi người, thờ ơ với tất cả…
Để thế hệ tài năng của đất nước không bị những ham muốn tình dục tầm
thường làm nguy hại đến sức khỏe và tinh thần thì mỗi chúng ta phải giúp đỡ các
em có những kiến thức cần thiết về tình bạn, tình yêu, tình dục… Những kiến
thức này sẽ là người bạn đồng hành với các em trong những mối quan hệ xã hội
đó.
Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản tốt sẽ hình thành ở học sinh THPT
thái độ có trách nhiệm với cuộc sống của mình, không còn tình trạng sống
buông thả, vô trách nhiệm, coi thường đạo đức, thuần phong mĩ tục của gia đình,
xã hội và hạn chế những hậu quả đáng tiếc đang xảy ra hiện nay.
2.3. Thực trạng giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho học sinh trong
trường THPT thông qua một số bài dạy môn giáo dục công dân
2.3.1. Mục tiêu giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản qua môn giáo dục
công dân
Sau khi học xong các bài giáo dục công dân có lồng ghép (tích hợp) nội
dung giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản học sinh có khả năng:
*. Về kiến thức
- Học sinh có những hiểu biết nhất định về giới tính, bình đẳng giới, phẩm
chất cần thiết đối với mỗi giới, các kiến thức về vấn đề sức khỏe sinh sản vị thành
niên.
- Hiểu được ý nghĩa của vấn đề giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị
thành niên đối với cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng, quốc gia và toàn
nhân loại.
- Biết được chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ta

đối với vấn đề giới tính và sức khỏe sinh sản.
- Hiểu được quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân, đặc biệt công
dân học sinh, có liên quan đến giới tính và sức khỏe sinh sản.
*. Về thái độ
- Quý trọng sức khỏe sinh sản bản thân đồng thời tôn trọng sức khỏe sinh
sản của người khác.
- Tôn trọng, bình đẳng giới giữa nam và nữ.
- Tin tưởng, đồng tình, ủng hộ các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước ta đối với vấn đề giới tính và sức khỏe sinh sản.
- Phê phán những thái độ, hành vi tiêu cực, coi thường, xâm phạm giới
tính và sức khỏe sinh sản.
*. Về kỹ năng
- Chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước ta đối với vấn đề giới tính và sức khỏe sinh sản .
- Thực hiện tốt các quyền và trách nhiệm nghĩa vụ có liên quan của bản thân.
- Biết vận động gia đình, bạn bè, mọi người chấp hành các chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ta đối với vấn đề giới tính và sức
khỏe sinh sản.

10


2.3.2. Hệ thống những bài GDCD có thể lồng ghép
Những nội
dung của
bài GDCD

Nội dung lồng ghép giáo dục
giới tính và sức khỏe sinh
sản

- Tình yêu chân chính.
- Yêu và không nên yêu khi nào.
- Phân biệt tình bạn khác giới
với tình yêu.
- Những hậu quả quan hệ tình
dục sớm, không an toàn. Tình
dục an toàn.
- Không nên kết hôn sớm.
- Bình đẳng giữa nam và nữ
trong tình yêu, hôn nhân, giữa
vợ và chồng, con trai và con
gái trong gia đình.
- Trách nhiệm của học sinh
trong việc rèn luyện sức khoẻ,
tham gia xây dựng và bảo vệ
tổ quốc(bằng việc tích cực
chống nạn mại dâm, xâm hại
tình dục trẻ em, phòng tránh
HIV/AIDS và chống kỳ thị
phân biệt đối xử với người
nhiễm HIV/AIDS).
- Phòng tránh tảo hôn, sống
lành mạnh an toàn, không
quan hệ tình dục sớm, không
an toàn.
- Hạn chế mang thai ngoài ý
muốn và kết hôn sớm ở tuổi vị
thành niên vì đây là một trong
những tác nhân gây gia tăng
dân số.

- Trách nhiệm công dân phải
thực hiện tốt Luật hôn nhân và
gia đình năm 2014 và chính
sách dân số, kế hoạch hoá gia
đình cuả Nhà nước: không kết
hôn sớm, không sinh con ở
tuổi vị thành niên.

Lớp

Tên bài

Lớp
10

Bài 12:
Công dân
với tình
yêu, hôn
nhân và
gia đình

1. Tình yêu
2. Hôn nhân
3. Gia đình,
chức năng,
các
mối
quan hệ gia
đình…


Bài 14:
Công dân
với với
sự nghiệp
xây dựng
và bảo vệ
tổ quốc.

1. Lòng yêu
nước.
2.
Trách
nhiệm xây
dựng
tổ
quốc.
3.
Trách
nhiệm bảo
vệ tổ quốc.

Bài 15:
Công dân
với một
số vần đề
cấp thiết
của nhân
loại.


1. Ô nhiễm
môi trường

trách
nhiệm của
công dân…
2. Sự bùng
nổ dân số và
trách nhiệm
của
công
dân…
3. Các dịch
bệnh hiểm

Gợi ý về
phương thức
lồng ghép và
PPDH
- Lồng ghép
mục 1, 2, 3.
Phương
pháp:
thảo
luận nhóm;
nghiên cứu
tình huống,
động
não,
thuyết trình


- Lồng ghép
mục 2,3.
Phương
pháp:
tình
huống, đóng
vai

- Lồng ghép
mục 2,3.
Phương
pháp: thuyết
trình,
thảo
luận nhóm

11


Bài 16:
Tự hoàn
thiện bản
thân.

Lớp
11

Bài 10:
Nền dân

chủ

hội chủ
nghĩa.

Bài 11:
Chính
sách dân
số và giải
quyết
việc làm.

Lớp
12

Bài
3:
Công dân
bình
đẳng

nghèo

trách nhiệm
của
công
dân...
1. Thế nào là
tự nhận thức
về bản thân?

2. Tự hoàn
thiện về bản
thân.
3. Tự hoàn
thiện
bản
thân như thế
nào?
1. Bản chất
của nền dân
chủ xã hội
chủ nghĩa.
2. Xây dựng
nền dân chủ
XHCN

Việt Nam.
3.
Những
hình thức cơ
bản của dân
chủ.
1.
Chính
sách dân số.
2.
Chính
sách
giải
quyết việc

làm.
3.
Trách
nhiệm của
công dân đối
với
chính
sách dân số
và giải quyết
việc làm.
1.Công dân
bình đẳng về
quyền

nghĩa vụ.

- Nguyên nhân, tác hại và
cách phòng tránh dịch bệnh
hiểm nghèo: HIV/AIDS.
- Định hướng những phẩm
chất giới tính cần thiết cho giới
nam và giới nữ để các em “tự
hoàn thiện bản thân”.
- Sống an toàn, lành mạnh để
bảo vệ sức khỏe sinh sản bản
thân và tự hoàn thiện bản thân.

- Lồng ghép
mục 3.
Phương

pháp: thuyết
trình,
động
não, đóng vai.

- Tôn trọng quyền dân chủ của
phụ nữ trong mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội: dân chủ trong
trong lĩnh vực chính trị, kinh
tế, xã hội.
- Quyền tham gia bàn bạc,
quyết định các vấn đề của gia
đình và xã hội.

- Lồng ghép
vào mục 2,
3 a.
-Phương
pháp:
thảo
luận nhóm,
đàm thoại

- Quan hệ tình dục sớm, không
an toàn.
- Kết hôn sớm và mang thai
ngoài ý muốn ở tuổi vị thành
niên nguyên nhân dẫn đến tình
trạng gia tăng dân số và khó
khăn đối với vấn đề việc làm.

- Trách nhiệm công dân với
việc hạn chế gia tăng dân số,
giảm bớt gánh nặng vấn đề
việc làm (tình dục an toàn,
không kết hôn sớm).

- Lồng ghép
vào mục 1.a;
mục 2.a; mục
3.
Phương
pháp: Thảo
luận nhóm,
nêu vấn đề.

- Mọi công dân nam, nữ có - Lồng ghép
quyền và nghĩa vụ ngang nhau mục 1, 3.
trước pháp luật. Nhà nước đảm
bảo quyền bình đẳng của công Phương

12


trước
pháp
luật.

Bài
4:
Quyền

bình
đẳng của
công dân
trong
một số
lĩnh vực
của đời
sống xã
hội.

2. Công dân
bình đẳng về
trách nhiệm
pháp lí
3.
Trách
nhiệm của
Nhà nước...
1. Bình đẳng
trong
hôn
nhân và gia
đình.
2. Bình đẳng
trong
lao
động.
3. Bình đẳng
trong kinh
doanh.


Bài
6:
Công dân
với các
quyền tự
do

bản.

1. Các quyền
tự do cơ bản
của công dân
2.
Trách
nhiệm của
Nhà nước và
công
dân
trong
việc
bảo
đảm
thực
hiện
quyền tự do
cơ bản

Bài
7:

Công dân
với các
quyền
dân chủ.

1.
Quyền
bầu cử và
ứng cử vào
cơ quan đại
biểu
của
nhân dân.
2.
Quyền
tham
gia
quản lí nhà
nước và xã

dân.

pháp: thuyết
trình,
đàm
thoại.

- Tôn trọng và đối xử bình Lồng
ghép
đẳng với mọi thành viên trong vào mục 1,

gia đình.
mục 2: Bình
đẳng giữa lao
- Tôn trọng và biết giúp đỡ động nam và
phụ nữ, bạn gái những việc nữ.
phù hợp với bạn.
Phương
- Bình đẳng giới trong gia đình pháp:
thảo
là cơ sơ để xây dựng gia đình luận nhóm,
hạnh phúc.
thuyết trình,
đàm thoại gợi mở.
- Công dân có quyền tự do về - Lồng ghép
thân thể, tinh thần, không bị mục 1. a, b.
xâm hại, lạm dụng tình dục. mục: quyền
Những quyền đó được Nhà bất khả xâm
nước đảm bảo.
phạm về thân
- Những hành vi bạo lực và thể, sức khỏe.
xâm hại, lạm dụng tình dục là Mục 2. b:
vi phạm pháp luật và sẽ bị xử trách nhiệm
lí nghiêm minh.
của công dân
- Tố cáo hành vi xâm hại, lạm Phương
dụng tình dục với cơ quan Nhà pháp: Động
nước có thẩm quyền.
não,
thuyết
trình, xử lí

tình huống.
- Quyền bình đẳng trong bầu - Lồng ghép
cử, ứng cử, tham gia quản lí vào mục 1, 2,
nhà nước... của nữ giới so với 3.
nam giới.
Phương
pháp: nghiên
cứu
tình
- Khiếu nại, tố cáo về xâm hại, huống, thuyết
lạm dụng tình dục, bạo lực trình.
trong gia đình để bảo vệ sức
khỏe sinh sản của bản thân và

13


hội.
của người khác
3.
Quyền
khiếu nại, tố
cáo của công
dân
4.
Trách
nhiệm của
Nhà nước và
công dân…
Bài

8: 1.
Quyền - Bình đẳng giới trong học tập, - Lồng ghép
Pháp luật học tập, sáng sáng tạo và phát triển
mục 1.
với
sự tạo và phát - Pháp luật bảo vệ quyền bình Phương
phát triển triển
của đẳng giới trong học tập, sáng pháp;
tình
của công công dân.
tạo và phát triển
huống, thuyết
dân
2. Ý nghĩa
trình,
quyền học
tập,
sáng
của
công
dân.
3.
Trách
nhiệm của
Nhà nước và
công
dân
trong
việc
đảm

bảo
thực
hiện
quyền học
tập, sáng tạo
và phát triển
Giáo dục giới tinh và sức khỏe sinh sản nếu được thực hiện một cách
đúng đắn, có nội dung và phương pháp phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh
THPT sẽ hình thành ở các em thái độ tôn trọng đối với sự sinh đẻ, đối với bản
thân sự ra đời một con người, đối với người đàn bà mang thai, với sự vất vả của
người mẹ khi sinh đẻ và nuôi dạy con cái. Tất cả những điều đó có tác dụng nuôi
dưỡng những phẩm chất đạo đức tốt đẹp trong mỗi học sinh.
Những phẩm chất này hình thành cho các em sự “miễn dịch” những ảnh
hưởng độc hại từ quan hệ tình dục thiếu trách nhiệm và không an toàn.
Kết quả tốt đẹp của giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản là nền tảng để
nâng cao ý thức trách nhiệm của con người khi bước vào tuổi trưởng thành.
Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản dạy cho học sinh chỉ sinh con khi đủ tư
cách làm cha mẹ, có khả năng nuôi dạy con khôn lớn nên người, có những hiểu
biết cần thiết để tổ chức đời sống gia đình, chăm sóc tốt cho các thành viên trong
gia đình. Chỉ sinh con khi đôi nam nữ có đủ điều kiện “nuôi dưỡng, giáo dục,

14


chăm lo việc học tập của con, đảm bảo sự phát triển lành mạnh của con về thể
chất trí tuệ, đạo đức”. Như vậy ý thức trách nhiệm đối với thế hệ tương lai cũng
là việc làm để nâng cao chất lượng của nòi giống, chất lượng dân số cho xã hội.
2.3.3.Thiết kế một tiết dạy, có lồng ghép nội dung giáo dục giới tính và
sức khỏe sinh sản
BÀI 12: CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

(TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong tiết 1, học sinh cần đạt được:
1. Về kiến thức
- Hiểu được tình yêu chân chính và những điều nên tránh trong tình yêu.
- Phân biệt tình bạn khác giới với tình yêu.
- Biết phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Biết một số
biện pháp phòng tránh thai.
2. Về kỹ năng
- Biết nhận xét, đánh giá những quan niệm sai lầm về tình yêu.
- Biết bảo vệ mình, tránh quan hệ tình dục không an toàn trước hôn nhân.
3. Về thái độ
- Đồng tình, ủng hộ các quan niệm đúng đắn về tình yêu.
- Phê phán những nhận thức và hành vi lệch lạc, sai trái trong tình yêu.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
- Tình yêu chân chính và những biểu hiện của nó.
- Những điều nên tránh trong tình yêu nam nữ thanh niên.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
Bài học này vừa mang tính lý luận vừa có tính thực tiễn, do đó sử dụng:
- Phương pháp thuyết trình, diễn giảng, tăng cường đàm thoại.
- Phương pháp nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
- Giải quyết tình huống.
2. Hình thức tổ chức dạy học
- Dạy học theo lớp.
- Làm việc cá nhân mỗi HS.
- Làm việc theo nhóm.
IV. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Truyện kể, tình huống, ca dao tục ngữ về tình yêu.

- Giấy rôki khổ lớn, bút dạ để viết các bảng biểu, số liệu.
- Các phiếu học tập để phát cho mỗi nhóm.
- Tham khảo SGK, SGV, giáo trình giáo dục dân số và sức khỏe sinh sản.

15


2. Học sinh
- Đọc SGK mục 1, a, b, c.
- Sưu tầm các câu tục ngữ và ca dao nói về tình bạn, tình yêu.
- Giấy A4 để tiến hành thảo luận nhóm.
V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (4p)
Câu hỏi: Thế nào là hạnh phúc? Mối quan hệ giữa hạnh phúc và bất
hạnh? Làm gì để hạn chế bất hạnh?
Tổ chức lĩnh hội kiến thức mới: (40p)
3.1. Lời vào bài:
GV kể cho HS nghe câu chuyện: “Tình yêu của Tổng Thống Pháp
Emmanuel Macrron.
Thông qua câu chuyện trên các em thấy tình yêu có sức mạnh thật kỳ diệu
và đã đưa ông lên thành công trong cuộc đời của mình. Tuy nhiên để biến tình
yêu trở thành sức mạnh thì đó không phải là một việc dễ dàng. Bài học hôm nay,
bài 12 (tiết 1): “Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình” sẽ giúp các em
hiểu được vì sao tình yêu trở thành động lực, sức mạnh trong cuộc sống và hơn
nữa là đem đến cho con người sự thành công trong cuộc sống.
3.2. Tiến trình tổ chức dạy học
Kiến thức cơ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

bản
Hoạt động 1: Thuyết trình, động não kết hợp với
Bài 12: Công
đàm thoại làm rõ khái niệm: Tình yêu
dân với tình
yêu, hôn nhân
và gia đình (tiết
1)
- Gv dẫn dắt: Trong đời sống tình cảm
1. Tình yêu:
của con người ai cũng có một tình yêu
a. Tình yêu là
thật đẹp nào đó (như tình yêu quê
gì?
hương, đất nước, gia đình, bạn bè tình
yêu nam nữ....). Trong tiết học hôm nay,
chúng ta chỉ tìm hiểu về tình yêu nam,
nữ. Xuân Diệu từng nói
“ Làm sao sống được mà không yêu
Không nhớ không thương một kẻ nào”
GV: Mời HS đọc bài thơ “Nhớ” và cảm
nhận tình yêu trong bài thơ?
- HS đọc và cảm
GVKL: Đây là tình yêu của người chiến nhận tình yêu

16


sĩ trong thời kì cách mạng. Tình yêu mà
anh giành cho người yêu lớn lao như

tình yêu đất nước. Tình yêu là sức mạnh
sưởi ấm tâm hồn anh những đêm dài
hành quân.
GV: Yêu cầu HS lấy một số câu ca dao,
tục ngữ... nói về tình yêu?
GV:
+ Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than.
+ Yêu nhau mấy núi cũng trèo
Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua
Hay:
Yêu là yêu – là nhạc lòng lên điệu
Là tâm hồn ghi khắc bóng hình ai
Là nhớ nhung mơ mộng suốt đêm dài
Là chờ đợi bước chân người thươngmến
Yêu là mắt nhìn nhau đắm đuối
Môi ngập ngừng chẳng thốt nên câu...
GV: Qua những câu thơ, ca dao trên
theo em tình yêu có những sắc thái cảm
xúc, biểu hiện nào?
- GV kết luận: Tình yêu có những biểu
hiện đó là sự nhớ nhung, gần gũi, gắn
bó, chân thành, quyến luyến, sự hi
sinh...
- GV: Vậy, em hiểu tình yêu là gì?
- GV kết luận: Ghi bảng khái niệm tình
yêu.
GV: Từ định nghĩa về tình yêu, em hãy
cho biết:
+ “Sự phù hợp về nhiều mặt”, đó là

những mặt nào?
Phù hợp về tâm lí, tính cách, sở thích...
GV: Em hiểu như thế nào về “tự nguyện
hiến dâng cho nhau cuộc sống của
mình”?
 “Tự nguyện hiến dâng”: không phải là
dục vọng tầm thường mà là sự hi sinh vì
người khác, là sẵn sàng đồng cam cộng

qua bài thơ

- HS đọc các câu
thơ, tục ngữ về
tình yêu.

- HS: (phát hiện
những biểu hiện)

- Hs trả lời
- Hs trả lời

- Hs trả lời

- Tình yêu là sự
rung cảm quyến
luyến sâu sắc
giữa hai người
khác giới. Ở họ
có sự phù hợp về
nhiều mặt, làm

cho họ có nhu
cầu gần gũi, gắn
bó nhau, nguyện
sống vì nhau và
sẵn sàng hiến

17


khổ, chia ngọt sẽ bùi, cùng nhau vượt
qua khó khăn gian khổ.
“ Chàng đi cho thiếp đi cùng
Đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam”
GV: Trên đây các em đã tìm hiểu khái
niệm về tình yêu. Vậy trong tình yêu có
cần sự chi phối của xã hội không? Hay
tình yêu là chuyện riêng tư thầm kín của
mỗi người?
GV kết luận:
- HS: trả lời
+ Tình yêu luôn mang tính xã hội.
+ Xã hội không can thiệp đến tình yêu
cá nhân nhưng có trách nhiệm hướng
dẫn mọi người có quan niệm đúng đắn
về tình yêu, đặc biệt là ở những người
bắt đầu bước sang tuổi thanh niên.
GV chuyển ý: Có được tình yêu đã khó,
có được tình yêu chân chính còn khó
gấp nhiều lần. Vậy tình yêu chân chính
là gì? Và những biểu hiện của nó như

thế nào? Cô và các em cùng tìm hiểu ở
mục b.
Hoạt động 2: Kể chuyện kết hợp với đàm thoại để tìm
hiểu khái niệm, biểu hiện của Tình yêu chân chính
GV: So sánh quan niệm tình yêu
trong xã hội phong kiến và trong XH HS trả lời:
hiện nay?
- PK: Môn đăng hộ
GV: - PK: Cha mẹ đặt đâu con ngồi đối. ...
đấy; Môn đăng hộ đối…
- Hiện nay: tự do
- Hiện nay: Nam nữ được tự do yêu yêu đương,
đương, tự do kết hôn trong khuôn
khổ pháp luật.
GV kể câu chuyện tình cảm động của
Tổng Thống Pháp Emmanuel
Macrron và người vợ hơn ông 24
tuổi
GV: Tình yêu của 2 người xuất phát
từ trái tim biết yêu thương, quan tâm
chăm sóc. Đó chính là tình yêu chân
chính, thứ tình yêu cao cả, mãnh liệt.
GV: Theo các em, tình yêu chân

dâng cho nhau
cuộc sống của
mình.

b. Tình yêu
chân chính:


* Tình yêu chân

18


chính là gì?
HS trả lời:
GV kết luận và ghi bảng khái niệm
tình yêu chân chính
GV: Qua tình yêu của 2 nhân vật
trong chuyện, em hãy chỉ ra những HS trả lời: 4 biểu
biểu hiện của một tình yêu chân hiện trong SGK.
chính?
GV tổng kết các ý kiến của các em
về biểu hiện của tình yêu chân chính
và treo bảng tóm tắt những ý chính
về biểu hiện tình yêu chân chính lên
bảng
GV giải thích thêm về tình yêu chân
chính và các biểu hiện của nó.
GV: Tình yêu chân chính làm cho
con người trưởng thành và hoàn
thiện hơn. Đó là động lực mạnh mẽ,
là sức mạnh để cá nhân vươn lên
hoàn thiện bản thân mình.
Hoạt động 3: Nêu vấn đề, Tình huống kết hợp với thảo
luận nhóm làm rõ nội dung: Một số điều nên tránh
trong tình yêu nam nữ thanh niên.


chính là tình yêu
trong sáng và
lành mạnh, phù
hợp với các quan
niệm đạo đức
tiến bộ của xã
hội.
* Những biểu
hiện của tình yêu
chân chính:
- Sự hòa hợp về
tính cách.
- Quan tâm, chia
sẻ, không vụ lợi
- Chân thành, tin
cậy, có lòng tôn
trọng.
- Có lòng vị tha.
Thông cảm.
c. Một số điều
nên tránh trong
tình yêu nam
nữ thanh niên:

Gv: Cho HS xem một số thông tin sau
( viết bảng biểu và treo lên bảng – phụ
lục 4)
GV? Qua những con số báo động về
tình trạng sức khỏe sinh sản của vị
thành niên Việt Nam hiện nay, em có

HS trả lời.
suy nghĩ gì?
GV: Với sự phát triển về thể chất giới
trẻ hiện nay, thì tình trạng sức khỏe
sinh sản đang là vấn đề báo động (nạo
phá thai, quan hệ tình dục sớm…). Vì
nó đã làm ảnh hưởng đến không chỉ cá
nhân bạn trẻ mà còn ảnh hưởng đến
gia đình, nhà trường và xã hội.
GV cho lớp thảo luận các tình huống.
GV Chia lớp thành 4 nhóm với 4 bài
tập chuẩn bị sẵn. GV phát câu hỏi cho
Các nhóm thảo
các nhóm. Thời gian thảo luận 3 phút.
luận, cử đại diện

19


GV: Gọi đại diện các nhóm trình bày
kết quả thảo luận.
Nhóm 1:
GV: Các em không nên yêu đương
quá sớm, vì lúc này các em chưa có sự
trưởng thành về thể chất, tinh thần
cũng như nhận thức.Yêu đương sớm
sẽ ảnh hưởng đến việc học, sức khỏe
của các em (GV lồng ghép giáo dục
nội dung: yêu và không nên yêu lúc
nào).

Nhóm 2:
GV: Sự nhầm lẫn tình bạn với tình yêu
rất dễ gây khó xử cho cả 2 người. Làm
cho tình bạn bị rạn nứt, ảnh hưởng đến
học tập, quan hệ. (GV lồng ghép nội
dung tình bạn khác giới để phân biệt
với tình yêu).
Nhóm 3:
GV: Bản chất của tình yêu là sự chung
thủy, tình yêu không thể bị san sẻ, bị
“mua, bán” như những thứ hàng hóa
khác.
Nhóm 4:
GV giới thiệu những hậu quả của quan
hệ tình dục trước hôn nhân cho HS
biết (treo bảng)
GV: Lồng ghép giới thiệu thêm cách
phòng tránh bệnh lây truyền qua
đường tình dục và HIV, một số biện
pháp phòng tránh thai (sử dụng bao
cao su, thuốc tránh thai khẩn cấp
Postinor...). Nếu có nghi ngờ mang
thai hãy tìm đến người lớn để có
hướng xử lý kịp thời.
GV: Qua kết quả thảo luận nhóm, em
nào có thể khái quát một số điều nên
tránh trong tình yêu nam nữ thanh
niên?
GV: Theo các em điều nên tránh nào là
quan trọng nhất?


nhóm trình bày kết
quả, các nhóm
khác bổ sung ý
kiến.

- HS lắng nghe và
ghi chép

- Yêu quá sớm.
- HS chú ý nghe
giảng

HS lắng nghe và
ghi chép những
thông tin mà GV
truyền đạt

- Sự nhầm lẫn
giữa tình bạn
khác giới với
tình yêu.

- Yêu một lúc
quá nhiều người,
yêu đương vì
mục đích vụ lợi.
- Có quan hệ tình
dục trước hôn
nhân.


HS:

không

nên

20


 Tránh được yêu quá sớm sẽ có tác yêu đương quá
dụng nhất vì yêu quá sớm sẽ dẫn đến sớm
nhầm lẫn tình bạn với tình yêu, sẽ yêu
nhiều người và dễ có quan hệ tình dục
trước hôn nhân.
Gv kết luận: Tình yêu thật đẹp và
không thể thiếu trong đời sống tình
cảm của mỗi con người khi trưởng
thành. Tình yêu chỉ đẹp và có sức
mạnh khi cả hai người khác giới đã có
sự trưởng thành, chín chắn về thể chất,
tinh thần, nghề nghiệp... Để có một
tình yêu chân chính, lành mạnh mỗi
em phải biết học tập và rèn luyện bản
thân thật tốt, phải luôn ghi nhớ những
điều nên tránh trong tình yêu nam nữ.
Chỉ có như vậy các em mới tìm được
tình yêu đích thực của mình.
4. Củng cố kiến thức
Có quan niệm cho rằng “tình yêu của giới trẻ hiện nay bên cạnh những

điều tốt đẹp, tiến bộ thì nó cũng có không ít những tiêu cực”. Dựa vào kiến thức
vừa học hãy làm rõ nhận định đó?
5. Hướng dẫn hoạt động nối tiếp
- Về nhà các em sưu tầm các câu chuyện, ca dao, tục ngữ nói về tình yêu,
hôn nhân và gia đình.
- Học bài cũ, đọc trước bài mới ở nhà.
6. Nhận xét, đánh giá tiết học
III.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Nước ta khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, đời sống nhân dân được nâng cao. Đó là thành công của công cuộc đổi
mới không thể phủ nhận được. Tuy vậy, mặt trái của cơ chế thị trường cũng đã
tác động tiêu cực đến nhân cách con người, trong đó có một bộ phận học sinh
THPT. Thực tế cho thấy vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân, nạo phá thai
không an toàn, mắc các bệnh qua đường tình dục... đối với học sinh THPT đang
gây lo ngại cho gia đình và xã hội. Vì vậy việc giáo dục cho học sinh về kiến
thức giới tính và sức khỏe sinh sản là một việc làm vô cùng cần thiết.
Những cách hành xử tự do về tình dục của một bộ phận học sinh đã phần
nào cho thấy một thực tế là các em đang thiếu những thông tin chính thống về
giới tính và sức khỏe sinh sản.Trong khi đó sự tò mò về giới tính luôn luôn hiện
hữu và phim ảnh, sách truyện "đen" đang đầy rẫy trên mạng đã gây ảnh hưởng

21


xấu đến các em. Điều đó đòi hỏi gia đình, nhà trường, xã hội cần có sự quan tâm
đặc biệt, đẩy mạnh hơn nữa công tác giáo dục, tuyên truyền kiến thức giới tính và
sức khỏe sinh sản cho các em.
Để công tác giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản có hiệu quả, để chúng
ta có những thế hệ trẻ khỏe mạnh, phát triển..cần có sự phối - kết hợp giữa các

lực lượng giáo dục trong xã hội, trong đó giáo dục ở nhà trường rất quan trọng .
3.2. Kiến nghị
Hiện nay, do nhiều nguyên nhân (về kinh phí, thời gian, đội ngũ giáo
viên...) giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản chỉ được thực hiện dưới dạng
lồng ghép- tích hợp vào một số môn học trong nhà trường phổ thông, trong đó
có môn Giáo dục công dân. Thực tế cho thấy công tác giáo dục này chưa đạt
được hiệu quả cao, còn nhiều hạn chế. Vì vậy để công tác giáo dục này trong
nhà trường phổ thông đạt hiệu quả thiết thực, theo ý chủ quan của tôi có các kiến
nghị sau:
1. Đối với nhà trường phổ thông: Cần quan tâm hơn nữa tới việc giáo dục
giới tính và sức khỏe sinh sản cho học sinh. Nhà trường cần tạo điều kiện cho số
giáo viên được giao nhiệm vụ dạy lồng ghép giáo dục giới tính và sức khỏe sinh
sản đi học thêm các chuyên đề về nội dung, phương pháp giảng dạy giới tính,
sức khỏe sinh sản vị thành niên... Ưu tiên cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các
tiết học được giáo viên lồng ghép giáo dục. Nhà trường nên tổ chức hội thảo, nói
chuyện, mời các chuyên gia tâm lý về tư vấn và giải đáp thắc mắc cho học sinh
học sinh. Cần xem công tác giáo dục này như là một nhiệm vụ, một kế hoạch
hoạt động của nhà trường, để từ đó xây dựng kế hoạch, chương trình, biện pháp
thực hiện cụ thể.
2. Đối với môn học được lồng ghép: Mỗi giáo viên giảng dạy những môn
học được lồng ghép như: sinh học, địa lý, giáo dục công dân... cần phải coi trọng
công việc này như là một nội dung trong bài dạy học của mình. Không nên xem
nhẹ, né tránh, giảng “hời hợt”,“qua loa”, thiếu trách nhiệm… Để lồng ghép đạt
hiệu quả, tất nhiên giáo viên phải tự mình tham khảo nhiều nguồn thông tin (từ
sách, báo, ti vi, mạng Internet...) để từ đó có những kiến thức mới, cập nhật.
Giáo viên cần xác định được đúng nội dung, phương pháp mà mình cần giáo dục
học sinh học sinh trong một tiết dạy. Tránh trường hợp vì thiếu thời gian mà bỏ
qua các kiến thức quan trọng này.
3. Đối với bộ môn giáo dục công dân: Đây là một môn học có khả năng
lồng ghép cao. Chúng ta biết rằng ưu thế của môn giáo dục công dân chính là

việc cung cấp, truyền thụ cho học sinh những chuẩn mực đạo đức của xã hội xây
dựng và hình thành nhân cách mới của con người. Do đó khi lồng ghép giới tính
và sức khỏe sinh sản vào bộ môn này, nếu giáo viên quan tâm thực hiện đúng
nội dung, đổi mới phương pháp thì sẽ có tác dụng lớn về kết quả. Để làm được
điều này trong quá trình giảng dạy, giáo viên môn giáo dục công dân cần lưu ý
những điểm sau:
Thứ nhất, Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản là yêu cầu cần thiết
trong quá trình dạy học môn môn giáo dục công dân. Vì vậy mỗigiáo viên phải

22


luôn xác định đó là một trong những nội dung mà mình phải quan tâm để lồng
ghép – tích hợp vào các tiết dạy trên lớp (nếu có). Để tiết dạy lồng ghép đạt
được hiệu quả như mong muốn, đòi hỏi mỗi giáo viên phải chuẩn bị kỹ về nội
dung mà mình muốn trình bày cả về nội dung lẫn hình thức, phương pháp,
phương tiện. Giáo viên phải xác định được mục đích cần truyền đạt tới học sinh
để có những bước đi thích hợp. Những kiến thức về giới tính và sức khỏe sinh
sản luôn mang tính thực tiễn, sinh động, có tác động tới nhận thức và hành động
của học sinh học sinh; giáo viên phải dành thời gian để tìm hiểu các nguồn
thông tin về vấn đề này trên các sách báo, tạp chí, ti vi, mạng Internet... Từ đó
lựa chọn ra những thông tin phù hợp để lồng ghép vào các tiết dạy có hiệu quả
cao nhất.
Thứ hai, Nội dung về giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản rất nhiều,
nhưng giáo viên cần lựa chọn những nội dung thích hợp với bài dạy để đưa vào
lồng ghép, Biết lựa chọn những nội dung trọng tâm, có khả năng lồng ghép cao,
có tác động mạnh tới nhận thức của các em . Không nên đưa quá nhiều những
nội dung không phù hợp với bài dạy môn giáo dục công dân, vì như vậy sẽ vi
phạm các nguyên tắc lồng ghép.
Thứ ba, Để giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản , giáo viên bộ môn có

thể tiến hành với nhiều phương pháp dạy học khác nhau, nhưng để đạt được hiệu
quả lồng ghép, giáo viên nên căn cứ vào nội dung kiến thức lồng ghép, cũng như
nội dung của môn học để lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp. Để làm được
điều này giáo viên phải nắm vững cách thức tiến hành, ưu, nhược điểm của mỗi
phương pháp để chọn ra phương pháp có hiệu quả nhất. Không nên chỉ sử dụng
một phương pháp dạy học mà cần có sự kết hợp các phương pháp dạy học khác
nhau. Nên sử dụng các phương pháp phát huy được tính tích cực của học sinh
như thảo luận nhóm, tình huống...
Thứ tư, Phương tiện kỹ thuật ngày càng phát triển điều đó đã giúp ích
cho giáo viên trong quá trình dạy học. Hiệu quả dạy học tùy thuộc vào việc giáo
viên sử dụng những tư liệu, hình ảnh trực quan tác động tới quá trình nhận thức
của các em. Vì vậy trong lồng ghép giáo dục, giáo viên nên lựa chọn những
phương tiện phù hợp, có khả năng tiến hành, lưu ý những mặt mạnh, mặt hạn
chế của các phương tiện dạy học. Giáo viên nên biết sử dụng những phương tiện
dạy học mới như: ti vi, máy tính, máy chiếu... vì đây là những phương tiện dạy
học có khả năng truyền đạt những kiến thức thực tiễn một cách sinh động nhất,
dễ hiểu nhất, tác động mạnh tới quan điểm, thái độ sống của học sinh.
Thứ năm, Trong quá trình dạy học, giáo viên nên quan tâm, chú ý tới học
sinh hơn nữa, cần hỏi xem các em có thắc mắc gì không? Giáo viên nên tạo ra
không khí học tập thoải mái, thân thiện. Đồng thời cần có sự tôn trọng và thông
cảm với những sai lầm của một số học sinh về vấn đề tình yêu, tình dục. Không
nên tỏ ra coi thường, mỉa mai, có cách nhìn khác đối với những học sinh đang
yêu và đã yêu, đã có những sai lầm. Vì một lời nói vô tình của giáo viên có thể
gây hậu quả nặng nề đối với các em. Giáo viên nên gần gũi học sinh để kịp thời
phát hiện ra những vấn đề rắc rối mà các em đang gặp để giúp các em định

23


hướng cách giải quyết hợp lý. Hãy trở thành những “người bạn” thân tình với

học sinh.
4. Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản muốn đạt kết quả cao chúng ta
không chỉ thực hiện trong nhà trường mà cần có sự quan tâm của gia đình các
em,các bộ, các nghành và của toàn xã hội. Đồng thời cần có sự phối hợp, kết
hợp nhiệt tình của bản thân học sinh. Chỉ như vậy mục tiêu giáo dục mới hoàn
thành
Cuộc sống hoàn toàn không dễ dàng đối với lứa tuổi học sinh THPT, nhất
là trong hoàn cảnh kinh tế xã hội hiện nay, đặc biệt đối với những em không
được chuẩn bị đầy đủ để đối mặt với các vấn đề đặc thù của lứa tuổi. Thực trạng
hiện nay đã và đang cho thấy điều đó. Nếu chúng ta mong đợi các em có những
quyết định đúng đắn, có trách nhiệm trước những cạm bẫy và thách thức của xã
hội, thì chúng ta phải đảm bảo các em được cung cấp đầy đủ thông tin, kỹ năng
và phương tiện để quyết định về các giá trị chúng cần tôn trọng và thực hiện.
Chỉ có như vậy những thế hệ tương lai của đất nước mới thực sự khỏe mạnh, có
tri thức và đạo đức làm người.
Đây là đề tài nhạy cảm và mang tính chất xã hội lớn. Bản thân tôi chưa
có nhiều thời gian nghiên cứu cùng với quan niệm riêng của tôi nên chưa hoàn
thiện như mong muốn. Vì vậy mong các thầy, cô, mọi người có tham khảo đề tài
này đóng góp ý kiến thêm giúp tôi học hỏi, rút kinh nghiệm để trở thành bài học
quí báu cho công tác giảng dạy của tôi. Chân thành cảm ơn!
XÁC
NHẬN CỦA
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

THỦ

Thanh hóa, ngày 6 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép của
bất cứ ai.

Người viết
Trần Thị Quyên

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. SGK GDCD10, NXB Giáo dục 2006.
2. SGK GDCD11, NXB Giáo dục 2006.
3. SGK GDCD12, NXB Giáo dục 2006.

24


4. SGV GDCD10 NXB Giáo dục 2006.
5. SGV GDCD11 NXB Giáo dục 2006.
6. SGV GDCD12 NXB Giáo dục 2006.
7. Bài 16: Đặc điểm dân số nước ta: SGK Địa lí 12 NXB Giáo dục 2006.
8. Bài 23: Cơ cấu dân số: SGK Địa lí 10 NXB Giáo dục 2006.
9. Bài 46: Cơ chế điều hòa sinh sản: SGK Sinh học 11 NXB Giáo dục 2006.
10. Bài 47: Sinh đẻ có kế hoạch ở người: SGK Sinh học 11 NXB Giáo dục 2006.
11. Giáo trình giáo dục dân số và sức khỏe sinh sản ( dùng cho sinh viên khoa
giáo dục chính trị), Hà nội 2009.
12. Tích hợp giáo dục dân số vá sức khỏe sinh sản trong môn GDCD ở trường
THPT của Đặng Thùy Anh: Tạp chí giáo dục quý 2/2003
13. Giáo dục về giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh lớp
chủ nhiệm trong các giờ tập thể của Đặng Thị Thu Nhàn
14. Giáo dục dân số-sức khỏe vị thành niên- Bộ giáo dục và đào tạo - ủy ban dân
số, gia đình trẻ em- Hà Nội

25



×