Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

SKKN một số KINH NGHIỆM vận DỤNG GIÁO dục tư TƯỞNG đạo đức, PHONG CÁCH hồ CHÍ MINH GIÚP NÂNG CAO HIỆU QUẢ dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.66 KB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KINH NGHIỆM VẬN DỤNG GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG
ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH GIÚP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ DẠY HỌC BÀI: “CÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY
DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC – GDCD 10”

Người thực hiện: Đoàn Thị Hồng Thắm
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): GDCD

THANH HOÁ NĂM 2018
0


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Xuất phát từ việc thực hiện chỉ thị số 05 – CT/TW, ngày 15/05/2016 của
Bộ chính trị (Khóa XII) về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh”; công văn số 4634/BGDĐT – CT HSSV ngày
21/09/2016 của Bộ GD&ĐT về việc sử dụng bộ tài liệu “Bác Hồ và những bài
học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh trong nhà trường”; công văn số
10946/UBND – VX ngày 12/09/2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc triển
khai học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Việc triển
khai sâu rộng, thực hiện tốt các chỉ thị trên nhằm mục đích giáo dục đạo đức, lí
tưởng sống, lòng yêu nước, tác phong làm việc...tới tất cả người dân. Đối với
riêng học sinh THPT, một bộ phận không nhỏ học sinh hiện nay sống thiếu lý


tưởng, đạo đức xuống cấp, thờ ơ với vận mệnh của đất nước nên việc đẩy mạnh
giáo dục họ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là rất quan
trọng.
Trong tình hình hiện nay, việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc đang đặt chúng
ta trước những yêu cầu và thách thức mới vì thế giáo dục cho thế hệ trẻ tình yêu
quê hương đất nước, giáo dục lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm của bản
thân mỗi học sinh trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc theo như mong muốn
của Bác Hồ là một việc làm rất cần thiết, rất bức thiết.
Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện nay, môn GDCD giữ vai trò
quan trọng và trực tiếp trong việc giáo dục ý thức và hành vi của công dân,
hướng công dân trở thành những người có ích trong xã hội. Đây là môn học có
nội dung phù hợp để giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh qua
đó góp phần đào tạo nên những thế hệ học sinh có đủ đức, đủ tài đứng lên làm
chủ tương lai đất nước.
Từ những lí do nêu trên chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Một số kinh
nghiệm vận dụng giáo dục tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giúp
nâng cao hiệu quả dạy học bài 14 “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ tổ quốc - GDCD 10”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu giúp giáo viên có thêm một kinh nghiệm, một cách tiếp
cận mới trong việc dạy học hiệu quả bài “Công dân với sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ tổ quốc”.
Đề tài nghiên cứu là một tài liệu khoa học trả lời cho câu hỏi: Vận dụng tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh như thế nào để nâng cao hiệu quả bài
học “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” ?
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về vai trò của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh trong nhiệm vụ giáo dục cho học sinh ý thức trách nhiệm của mình trong
việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc
1.4. Phương pháp nghiên cứu

1


+ Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu về tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Nghiên cứu về nhiệm vụ xây dựng và
bảo vệ tổ quốc trong tình hình hiện nay.
+ Phương pháp điều tra – quan sát: Quan sát, thăm dò thực trạng để nắm
bắt được suy nghĩ của học sinh trong học tập bài “Công dân với sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ tổ quốc” với những phương pháp, cách thức dạy học khác nhau.
+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức dạy thực nghiệm và đối
chứng tại một số lớp học cụ thể để xem xét tính khả thi và hiệu quả của các biện
pháp. Kết quả thực nghiệm sư phạm được xử lý bằng phương pháp thống kê
toán học trong khoa học giáo dục.
+ Phương pháp thống kê toán học: Xử lí số liệu thu được sau quá trình
thực nghiệm sư phạm.

2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Dựng nước và giữ nước cũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc luôn đi đôi
với nhau đã trở thành quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam. Sinh
thời, trong quá trình lãnh đạo quân và dân ta chống xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã nêu lên một hình mẫu cho việc giải quyết hài hòa quan hệ giữa hai lĩnh
vực trên.
Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm rằng: Bảo vệ Tổ quốc không phải chỉ
khi chiến tranh xảy ra mà cần phải chuẩn bị nghiêm túc trong thời bình, sẵn sàng
giành thế chủ động. Sự nghiệp xây dựng đất nước, tăng cường khả năng quốc
phòng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa phải được kết hợp chặt chẽ với nhau,
và là yêu cầu tất yếu. V.I.Lê-nin nhấn mạnh rằng "Một cuộc cách mạng chỉ có
giá trị khi nó biết tự bảo vệ". Thấu triệt quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lê-nin về
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, sau khi nhân dân ta giành được chính quyền, trong

Tuyên ngôn độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố:
"Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng tính mạng
và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy". Khi kẻ thù trở lại xâm lược
nước ta một lần nữa, Người kêu gọi: "Tất cả quốc dân Việt Nam phải đứng dậy
bảo vệ Tổ quốc".
Hai tháng sau khi đồng bào miền Nam bước vào kháng chiến, ngày 25
tháng 11 năm 1945, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh ra chỉ thị "Kháng chiến,
kiến quốc”. Thực dân Pháp và các thế lực phản động đang âm mưu thôn tính
nước ta, "cuộc cách mạng Đông Dương lúc này vẫn còn là cuộc cách mạng dân
tộc giải phóng... Giai cấp vô sản vẫn phải hăng hái, kiên quyết hoàn thành nhiệm
vụ thiêng liêng ấy. Khẩu hiệu vẫn là "Dân tộc trên hết", "Tổ quốc trên hết", “Kẻ
thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lăng, phải tập trung ngọn lửa đấu
tranh vào chúng".
Những tư tưởng kiên định cùng với niềm mong muốn tột cùng của Người
đó là “Nước ta được hoàn toàn độc lập, dân tộc ta được hòa bình, đồng bào ta ai
cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” chính là kim chỉ nam, là động
lực, là niềm tin mãnh liệt để toàn quân và dân ta đứng lên đánh đuổi được kẻ thù
xâm lược, dù cho đó là thực dân Pháp hay đế quốc Mỹ. Tư tưởng của Người
2


chính là kết tinh của truyền thống đấu tranh giữ nước đáng tự hào của dân tộc ta
với truyền thống nhân đạo, yêu tự do, yêu hòa bình mà cha ông đã truyền lại cho
chúng ta. Nếu không có tư tưởng của Người làm sao chúng ta có thể vượt qua
được những đau thương, mất mát lớn lao như vậy, làm sao chúng ta có thể đánh
bại kẻ thù với sức mạnh và sự bạo tàn khủng khiếp đó.
Hồ Chí Minh, Người đã hy sinh cả tuổi xuân của mình, cả hạnh phúc dù
đơn giản nhất của mình, Người đã dành cả cuộc đời mình vì dân vì nước. Tư
tưởng, đạo đức của Người vẫn mãi soi đường chỉ lối cho chúng ta. Ngày nay
việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam ta đang đứng trước những thách thức

mới, những thách mới, điển hình như: Biển đông, một phần máu thịt của đất Việt
Nam ta đang bị dòm ngó, bọ đe dọa chiếm đoạt bởi chính kẻ mà chúng ta đang
xem là anh em. Để sống sao cho xứng đáng với cha ông, xứng đáng với niềm tin
tưởng của Người chúng ta phải đấu tranh, lúc cần mềm dẻo ta mềm dẻo khi cần
phải cứng rắn ta cứng rắn thì mới giữ được toàn vẹn lãnh thổ. Làm được điều
này thì chúng ta phải luôn cần một ngọn đuốc soi đường chỉ lối, luôn cần một
niềm tin để sống và chiến đấu đó chính là tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh.
Vì những lẽ đó nên việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh là việc làm vô cùng cần thiết. Làm tốt việc này chúng ta sẽ giúp thế hệ trẻ
có động lực, có niềm tin, ý thức được trách nhiệm của mình trong công cuộc xây
dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay.
Một điều quan trọng nữa đó là: tình cảm của toàn thể người dân Việt Nam
dành cho chủ tịch Hồ Chí Minh rất lớn lao, rất mãnh liệt. Từ nhỏ các em học
sinh đã được nghe kể truyện về Bác, được xem những hình ảnh vô cùng gần gũi
thân thương của Bác với nhân dân, đặc biệt là tình yêu vô bờ mà Bác dành cho
thanh thiếu nhi Việt Nam. Chính vì vậy khi dạy học nói chung, dạy học bộ môn
GDCD nói riêng việc kết hợp giữa giáo dục tư tưởng đạo đức, phong cách của
Bác Hồ với việc dạy học kiến thức bộ môn sẽ gây hứng thú, tác động vào chính
tâm tư tình cảm của học sinh. Đó chính là cơ sở tâm lý học giúp học học tập chủ
động và đạt hiệu quả cao.
2.2. Thực trạng của đề tài
Từ thực tiễn quá trình dạy học đồng thời thông qua việc tìm hiểu, điều tra
từ giáo viên và học sinh ở các trường THPT trên địa bàn; tổng hợp các thông tin
có được khi tìm hiểu trên các phương tiện thông tin tôi nhận thấy trong việc vận
dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào dạy học nội dung “Công dân với sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ tổ quốc” tồn tại những thực trạng sau:
+ Đối với giáo viên:
- Hầu hết giáo viên đều quan tâm đến việc vận dụng kiến thức liên môn, về
tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc dạy học kiến thức bộ môn.
- Đa số giáo viên gặp khó khăn trong việc lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo

đức, tác phong Hồ Chí Minh kết hợp với dạy học kiến thức bộ môn GDCD nói
chung, nội dung “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc nói riêng”
3


- Nhiều giáo viên còn ngại tìm hiểu, nghiên cứu để bổ sung nội dung mới
về tư tưởng đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh vào các bài dạy. Đa số vận dụng
các kiến thức bắt buộc theo như yêu cầu của các công văn, chỉ thị của các cấp
quản lí giáo dục
+ Đối với học sinh:
- Đa số học sinh có hứng thú khi được nghe những câu chuyện, những hình
ảnh, video về Bác Hồ. Các em dễ xúc động và dễ tiếp cận, tiếp thu kiến thức
chuyên môn.
- Một bộ phận các em học sinh còn thờ ơ với môn học, một bộ phận chưa
có ý thức cao trong việc học tập các kiến thức quan trọng của môn học.
- Nhiều học sinh không những thiếu hứng thú với việc học tập nội dung
“Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” mà thực tế họ khá thờ ơ
với hiện thực đất nước, với sứ mệnh “bảo vệ tổ quốc” trong tình hình hiện nay
2.3. Các giải pháp giải quyết vấn đề
Ý thức được tầm quan trọng của việc vận dụng tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh trong việc dạy học và giáo dục học sinh. Tôi đã áp dụng hiệu
quả vào dạy học đối tượng học sinh lớp 10 trong bài dạy “Công dân với sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” bằng các giải pháp được trình bày sau đây.
2.3.1. Vận dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giúp học sinh
hiểu sâu sắc về lòng yêu nước.
Để giúp học sinh hiểu rõ được khái niệm lòng yêu nước giáo viên có thể
kể những câu chuyện, chiếu những hình ảnh hoặc video về Bác Hồ. Chẳng hạn
GV có thể kể câu chuyện về Bác Hồ với một người bạn trước khi Người lên
đường cứu nước, câu chuyện Bác làm phụ bếp trên chuyến tàu giúp Bác rời quê
hương lên đường cứu nước….

Ví dụ 1: Hoạt động dạy và học nội dung: Lòng yêu nước là gì?
Hoạt động của GV và HS
Nội dung trình chiếu, ghi bảng
- GV: Giáo viên trình chiếu
...Một vị trí thức ở Sài Gòn kể lại cho tôi:
video, hình ảnh về những
"Trong khi còn học ở trường Chasseloup–
người con đất Việt sẵn sàng Laubat, tôi gặp một người thanh niên ở Trung bộ
hy sinh cả mạng sống của vào Sài Gòn ở nhà một người bạn. Vì cùng một
mình để bảo vệ tổ quốc
lứa tuổi, cho nên chúng tôi lập tức trở nên đôi bạn
thân. Tôi đưa anh đến trước tiệm cà phê của Pháp
- GV: Kể câu chuyện về xem đèn điện, xem chiếu bóng và máy nước.
Bác Hồ trước khi Người lên Những cái đó trước kia anh chưa hề thấy.
đường đi cứu nước
Một hôm tôi mời anh ăn kem. Anh rất lạ. Lần
- Học sinh theo dõi
đầu tiên anh mới nếm mùi kem.
Sau ít hôm, anh đột nhiên hỏi tôi: "Anh Lê,
anh có yêu nước không?"
Tôi ngạc nhiên và đáp: "Tất nhiên là có
chứ!"
"Anh có thể giữ bí mật không?"
"Có".
4


- GV: Đọc cho học sinh
nghe đoạn thơ trích trong
bài thơ “Sao chiến thắng”

của Chế Lan Viên
- GV: Đặt vấn đề: Những
chiến sĩ Việt Nam mà các
em thấy trong video và Bác
Hồ kính yêu của chúng ta
có đặc điểm gì chung?
- HS: trả lời
- GV: Chốt lại vấn đề: Các
chiến sĩ và Bác đều có điểm
chung là lòng yêu nước
cháy bỏng, sẵn sàng hy sinh
hạnh phúc của mình, tính
mạng của mình để bảo vệ tổ
quốc.

"Tôi muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và
các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế
nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng
nếu đi một mình, thật ra cũng có điều mạo hiểm,
ví như khi đau ốm… Anh muốn đi với tôi không?"
"Nhưng bạn ơi, chúng ta lấy đâu ra tiền mà
đi?"
"Đây, tiền đây" – Anh bạn của tôi vừa nói
vừa giơ hai bàn tay – "Chúng ta sẽ làm việc.
Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi.
Thế thì anh cùng đi với tôi chứ?"
Bị lôi cuốn vì lòng hăng hái của anh, tôi đồng
ý. Nhưng sau khi suy nghĩ kỹ về cuộc phiêu lưu,
tôi không có đủ can đảm để giữ lời hứa.
Vài ngày sau, tôi không gặp lại anh bạn nữa. Tôi

đoán là anh ta đã đi ngoại quốc. Anh ta đi bằng
cách nào? Tôi không biết. Về sau, tôi chỉ biết
người thanh niên yêu nước đầy nhiệt huyết ấy là
Nguyễn Ái Quốc, là Hồ Chủ tịch của chúng ta
ngày nay".
+ “Ôi tổ quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng
Ôi tổ quốc! nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi con sông…”

- HS: Tiếp thu
- GV: Vậy lòng yêu nước là
gì? Các em hiểu thế nào về
lòng yêu nước?
- HS: Trả lời

Lòng yêu nước là tình yêu quê hương đất nước
và tinh thân sẵn sàng đem hết khả năng của
mình phục vụ lợi ích của tổ quốc

GV: Chốt lại vấn đề
2.3.2. Vận dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giúp học sinh
hiểu, nắm vững được truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.
Yêu nước là một truyền thống đạo đức thiêng liêng và cao quý của dân tộc
Việt Nam. Vì thế việc giáo dục cho học sinh hiểu biết, nắm vững, khắc sâu và tự
hào về truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam là việc làm rất cần thiết và
quan trọng. Đối với nội dung kiến thức này giáo viên có thể tích hợp giáo dục tư
tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với việc dạy học kiến thức, nội dung bộ môn. Cụ
thể giáo viên có thể dẫn dắt: Sinh thời Bác Hồ đã từng nói: “Dân ta có một lòng
5



nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến
nay mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn
sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn
chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước”
+ Đối với biểu hiện của lòng yêu nước: Tình cảm gắn bó với quê hương đất
nước.
GV dẫn dắt: Năm 1941, sau hơn 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, Bác
Hồ mới về lại quê hương, Bác đặt bước chân đầu tiên lên đất Cao Bằng, Bác vô
cùng xúc động khi sau bao năm mới được trở về quê hương, Người đã cầm trên
tay nắm đất và hôn nó trên môi. Qua hình ảnh đó chúng ta mới thấy tình yêu quê
hương đất nước của Bác Hồ mới lớn lao và mãnh liệt dường nào.
+ Đối với biểu hiện của lòng yêu nước: Tình yêu thương đối với đồng bào,
giống nòi, dân tộc có thể thực hiện theo hướng sau:
Giáo viên: Tổ chức chia nhóm cho học sinh thi kể chuyện về Bác Hồ
trong hành trình Người đi tìm đường cứu nước. Các câu chuyện có
thể do học sinh tự tìm hiểu từ trước hoặc giáo viên cung cấp cho các
em đọc trước.
Sau khi học sinh kể các câu chuyện giáo viên phân tích, đánh giá và
kết luận: Con đường cứu nước Bác đã đi không bằng phẳng mà ngược
lại vô cùng gian nan, khổ cực. Chỉ có những con người có trái tim
thương yêu đồng bào bao la, có lòng yêu nước lớn lao, có đức hy sinh
cao cả cho dân tộc mới đủ sức vượt qua. Trên hành trình ấy Bác Hồ
đã nhiều lần phải bật khóc, năm 1909 tại Bình Thuận Bác đã khóc khi
thấy rất nhiều người ngư dân lặn hụp trong sóng biển để kéo con tàu
Pháp vào bờ; Bác đã khóc tại Bờ Biển Ngà (Châu Phi) khi thấy nhiều
em nhỏ da đen lặn tìm những đồng xu do bọn thực dân ném xuống
qua các mạn tàu… Bác đã khóc, giọt nước mắt của Người không khóc
cho sự vất vả, khó khăn của mình mà khóc cho những người bị đàn

áp, bị áp bức dù đó là người dân Việt Nam hay một người da đen ở
một quốc gia bất kì nào. Như vậy chúng ta có thể hiểu rằng tình yêu
thương của bác là vĩ đại, là lớn lao, nó vượt xa rất nhiều những mong
muốn và suy nghĩ của bất kì ai, tình thương ấy, sự hi sinh cao thượng
ấy đã giúp Bác vượt qua rất nhiều khó khăn trên còn đường cứu nước
của mình.
Giáo viên có thể dẫn thêm rằng: Bác Hồ kính yêu trong cuộc đời cùa
mình đã có một ham muốn, ham muốn đến tột bậc đó là “Đất nước được độc
lập, dân ta hoàn toàn được tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng
được học hành”.
Thông qua những câu chuyện, những vấn đề được dẫn dắt như trên học
sinh sẽ hiểu sâu sắc rằng: Bác Hồ của chúng ta lúc Người vui nhất là lúc dân ta
tự do, đất nước độc lập, khi Người buồn nhất là người dân còn bị áp bức, bị đàn
áp bóc lột.
+ Đối với biểu hiện của lòng yêu nước: Đoàn kết kiên cường bất khuất
chống giặc ngoại xâm.
6


Với nội dung này giáo viên có thể dẫn dắt: Đoàn kết là sức mạnh nội sinh
của dân tộc ta, là một truyền thống đạo đức thiêng liêng và cao quý. Bác Hồ đã
luôn quan tâm và nhấn mạnh để chúng ta hiểu rẳng chỉ có đoàn kết chúng ta mới
có được sức mạnh để đánh tan mọi kẻ thù xâm lược dù cho chúng hùng mạnh ra
sao, tàn ác thế nào.
Người đã dạy: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công”
Người đã sáng tác bài thơ rất hay, ý nghĩa để giáo dục chúng ta:
Con cáo và tổ ong
Tổ ong lủng lẳng trên cành
Trông đầy mật nhọng ngon lành lắm thay

Cáo già nhè nhẹ lên cây
Định rằng lấy được ăn ngay cho giòn
Ong thấy cáo muốn cướp con
Kéo nhau sum lại vây tròn cáo ta
Châm đầu, châm mắt cáo già
Cáo già đau quá phải sa xuống rồi
Ong kia yêu giống, yêu nòi
Đồng tâm hiệp lực đuổi loài cáo đi
Bây giờ ta thử so bì
Ong còn đoàn kết huống chi là người!
Nhật, tây áp bức giống nòi
Ta cần đoàn kết để đòi tự do.
+ Đối với biểu hiện của lòng yêu nước: Cần cù sáng tạo trong lao động
Giáo viên có thể kể câu chuyện Bác Hồ học ngoại ngữ. Bác của chúng ta
làm phụ bếp trên con tàu của Pháp, phục vụ hơn 1000 người. Bác dạy từ tờ mờ
sáng, làm quần quất đến nửa đêm. Vậy mà Bác vẫn dành thời gian cho việc học
ngoại ngữ, Bác lao động vất vả để lấy tiền nuôi sống bản thân, để làm cách mạng
còn học ngoại ngữ để hiểu, để giao tiếp với người khác, để viết báo tuyên truyền
cách mạng.
Giáo viên nêu bật lên tinh thần hăng say lao động bất chấp mọi khó khăn,
gian khổ: Khi ỏ Pháp, đêm lạnh Bác dùng viên gạch nung đỏ để ở dưới gầm
giường sưởi ấm. Ở thủ đô Luân Đôn tráng lệ nhưng Bác của chúng ta vẫn làm
nghề quét tuyết, đêm về trời rất lạnh dưới độ âm.
“Người nhớ chăng gió rét thành Ba – Lê (Pari)
Một viên gạch hồng Bác chống lại cả mùa băng giá
Và sương mù thành Luân Đôn ngươi có nhớ
Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya… (Chế Lan Viên)”
Là một người yêu lao động, không quản ngại gian nan trong lao động,
Người đã dạy chúng ta: “Thi đua là yêu nước, yêu nước là phải thi đua…”
7



Thông qua những câu chuyện và vấn đề dẫn dắt trên giáo viên sẽ giúp học
sinh hiểu sâu sắc về tấm gương lao động cần cù, không quản khó nhọc của Bác.
Học sinh sẽ ý thức được lao động không chỉ để nuôi sống bản thân, giúp ích cho
gia đình mà lao động còn giúp chúng ta xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
2.3.3. Vận dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giúp học sinh
hiểu, nắm vững được trách nhiệm của công dân trong xây dựng tổ quốc.
Với nội dung này giáo viên nên nhấn mạnh đến lời dạy của Người đối với
thanh niên:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
Hay là “Đâu cần thanh niên có – Đâu khó có thanh niên”….
Thông qua đó giáo viên sẽ giúp học sinh hiểu rằng Bác rất tin tưởng,
mong muốn và kì vọng thế hệ thanh niên ngày nay sẽ luôn cố gắng học tập, rèn
đức, luyện tài để xây dựng tổ quốc ta vững mạnh sánh vai với các cường quốc
năm châu. Để học sinh ý thức sâu sắc trách nhiệm của mình trong việc học tập,
rèn đức luyện tài để xây dựng tổ quốc giáo viên có thể đọc lại lời căn dặn thiết
tha của Bác Hồ trong thư Bác gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của
nước Việt Nam: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay ko, dân tộc Việt
Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu
được hay không, chính là nhờ một phần vào công học tập của các cháu"
Nhằm giúp học sinh ý thức được rằng việc làm tốt dù là rất nhỏ của mình
cũng góp phần xây dựng đất nước tươi đẹp, giàu mạnh giáo viên nên dẫn dắt và
kể cho học sinh nghe câu truyện về Bác: Biển cả do cái gì tạo nên?
Ví dụ 2: Hoạt động dạy và học nội dung: Trách nhiệm xây dựng tổ quốc
Hoạt động của GV và HS
Nội dung trình chiếu, ghi bảng

- GV: Dẫn dắt vấn đề:
Câu chuyện: Biển cả do cái gì tạo nên?
Ngày nay chúng ta được
Năm 1968, các ông Hà Huy Giáp, Lê Xuân
sống trong một đất nước Đồng, Phan Hiền được Bác Hồ mời đến trao đổi
hòa bình. Các em được cắp về việc biên soạn lại sách “Người tốt - Việc tốt”.
sách đến trường để học tập
Bác chỉ chồng tài liệu cao gần nửa mét trên
rồi vui chơi với bạn bè. bàn và cho biết đó là những bài báo và báo cáo
Thế theo các em để có viết về hơn bốn nghìn người được Bác thưởng huy
được điều đó thì mình có hiệu trong mấy năm qua. Bác đã sắp xếp lại thành
cần phải biết ơn ai không? 18 tập. Nếu kể cả tập thứ 19 đang làm dở dang thì
- HS: Suy nghĩ, trả lời
số người được Bác khen đã lên tới năm nghìn.
Những tập tài liệu đều đóng bìa vở học
Sau khi học sinh trả lời, sinh, giấy nền bên trong là giấy báo cũ. Những bài
giáo viên chốt lại vấn đề:
báo và báo cáo về Người tốt - Việc tốt được cắt
Để có được đất nước Việt dán cẩn thận trên giấy báo. Bài nào cũng mang
Nam toàn vẹn lãnh thổ như bút tích của Bác bằng mực đỏ hoặc bút chì đỏ, ghi
ngày hôm nay, để các em rõ tặng một hay mấy huy hiệu.
được học hành, được vui
Bác nói đùa:
8


đùa cùng các bạn trong
những giờ ra chơi thì
chúng ta phải luôn biết ơn
những anh hùng liệt sĩ,

những người đã hy sinh
tuổi trẻ, mất đi xương máu,
nhiều người đã hy sinh cả
tính mạng của mình để bảo
vệ đất nước. Chúng ta còn
phải biết ơn Bác Hồ,
Người cha gia dân tộc, đã
dành cả cuộc đời mình vì
nước vì dân. …
- HS: Lắng nghe và suy
nghĩ
- GV: Vậy thì chúng ta phải
làm gì để sống cho xứng
đáng với các anh hùng liệt
sĩ, với Bác Hồ kính yêu?
- HS: Trả lời
- GV: Chúng ta phải cùng
nhau xây dựng đất nước ta
ngày càng “Đàng hoàng
hơn, tươi đẹp hơn” theo
đúng như mong muốn của
Bác Hồ
- HS: Lắng nghe, hiểu vấn
đề
- GV: Vậy chúng ta cần
phải làm gì?
Trước khi các em trả lời câu
hỏi GV kể cho các em nghe
câu chuyện về Bác Hồ:
Biển cả do cái gì tạo nên?

- GV: Tổ chức cho học sinh
phát biểu về các nhiệm vụ,
trách nhiệm của mình để
góp phần xây dựng tổ quốc.
- HS: Thực hiện theo yêu
cầu của GV

- Như thế là đã thành Bách khoa toàn thư
rồi đấy. Từ đó, các chú chọn ra những tấm gương
nào cần viết lại trước và viết cho thật tốt, để mọi
người có ý thức làm theo, và làm hơn thế.
Bác trao cho ông Giáp mấy tờ giấy đánh
máy ghi rõ mỗi ngành, mỗi giới, mỗi địa phương
có bao nhiêu người được khen thưởng. Bác phê
bình một số cán bộ lãnh đạo mải làm công tác sự
vụ hơn là để tâm sức xây dựng con người mới…,
cho nên không chịu theo dõi việc làm hàng ngày
của quần chúng nhân dân… và hỏi:
- Hình như các chú cũng chưa coi trọng
những việc nhỏ như thế?
Không đợi trả lời, Bác nói tiếp:
- Các chú có biết biển cả do cái gì tạo nên
không? Từng giọt nước nhỏ thấm vào lòng đất,
chảy về một hướng mới thành suối, thành sông,
rồi thành biển. Một pho tượng hay một lâu đài
cũng phải có cái nền mới đứng vững được. Nhưng
người ta dễ nhìn thấy pho tượng và lâu đài mà
không chú ý đến cái nền. Như thế thì chỉ thấy ngọn
mà quên mất cái gốc.
Ngừng một lúc, Bác nói tiếp:

- Bác chỉ muốn nhắc nhở các chú một
điều: Chớ bỏ qua những việc mà các chú tưởng là
tầm thường. Nếu cứ ngồi kể lại những gương
Người tốt - Việc tốt thì kể mãi cũng chẳng hết
được. Tất cả những việc làm như vậy đều nói lên
tinh thần yêu nước, đạo đức trong sáng, thuần
phong mỹ tục của nhân dân ta. Chúng ta đánh
giặc và xây dựng mỹ tục của nhân dân ta. Chúng
ta đánh giặc và xây dựng xã hội mới bằng những
việc làm muôn hình muôn vẻ của hàng chục triệu
con người như thế, chứ không phải chỉ bằng thành
tích nổi bật của một số cá nhân anh hùng…

Những việc thanh niên cần phải làm cho thật tốt:
+ Chăm chỉ, sáng tạo trong học tập, lao động; có
mục đích, động cơ học tập đúng đắn: Học để
ngày mai xây dựng đất nước.
+ Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; sống
trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội;
9


- GV: Nhận xét, đánh giá.
Nhấn mạnh những việc học
sinh, thanh niên cần làm.
Giáo viên lưu ý học sinh
khắc sâu bài học trong câu
chuyện đã kể trên về Bác
Hồ: Các em hãy cứ làm
những việc tốt dù là nhỏ

nhất, đừng nghĩ rằng sức
mình nhỏ bé không làm
được những việc lớn lao là
xây dựng đất nước giàu
mạnh. Mỗi một việc tốt của
các em như những giọt
nước rơi xuống lòng biển
sâu, muôn triệu giọt nước
biển sẽ đầy, muôn triệu việc
tốt thì nước ta sẽ giàu lên,
mạnh lên….

biết đấu tranh với các biểu hiện của lối sống lai
căng, thực dụng, xa rời các giá trị văn hóa – đạo
đức truyền thống của dân tộc.
+ Quan tâm đến đời sống chính trị của địa
phương, của đất nước. Thực hiện tốt mọi chủ
trương, chính sách của Đảng và pháp luật của
Nhà nước; đồng thời vận động mọi người xung
quanh cùng thực hiện.
+ Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê
hương bằng những việc làm thiết thực, phù hợp
với khả năng như: Bảo vệ môi trường, phòng
chống tện nạn xã hội, xóa đói nghèo, chống tiêu
cực, tham nhũng….
+ Biết phê phán, đấu tranh với hành vi ngược lại
lợi ích quốc gia, dân tộc…

2.3.4. Vận dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giúp học sinh
hiểu, nắm vững được trách nhiệm của công dân trong sự nghiệp bảo vệ tổ

quốc.
Để giúp học sinh ý thức sâu sắc trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ tổ quốc giáo viên có thể nêu lên chính tấm gương hy sinh của
Bác Hồ với một mục đích lớn lao, một mong muốn tột cùng của Người đó là:
“Nước ta được hoàn toàn độc lập, dân tộc ta được hòa bình, đồng bào ta ai cũng
có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” Chính tình thương con người bao la
như thế, chính khát vọng nhân văn cao đẹp như vậy đã giúp Bác Hồ hy sinh tất
thảy hạnh phúc, niềm vui của cá nhân để sống, lao động, chiến đấu quên hết khó
khăn, gian khổ để phấn đấu đạt được mục tiêu cao cả, vĩ đại đó của Người. Giáo
viên có thể cho học sinh nghe một số bài hát về Người, chẳng hạn như: Bác Hồ
một tình yêu bao la (Thuận Yến); miền trung nhớ Bác (Thuận Yến); Tiếng hát
giữa rừng Pác Pó (Nguyễn Tài Tuệ); Bến Nhà Rồng (Trần Hoàn)….để học sinh
hiểu rõ hơn về Bác với tình yêu nước bình dị nhưng lại rất lớn lao, vĩ đại.
Giáo viên nên dẫn dắt để học sinh hiểu tư tưởng, lập trường kiên định của
Bác trong công cuộc bảo vệ tổ quốc, chẳng hạn: Trong cuộc đời hoạt động cách
mạng của mình, Bác luôn quan tâm về cội nguồn dân tộc, luôn biết ơn và dành
sự ngưỡng mộ, thành kính đến các những người đã có công dựng nước, giữ
nước. Năm 1954, trong cuộc nói chuyện với các chiến sĩ bộ đội tại đền Hùng
(Phú Thọ), Bác đã căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước bác cháu ta
phải cùng nhau giữ lấy nước”. Lời căn dặn này là một động lực là điểm tựa tinh
10


thần rất quan trọng cho đồng bào, chiến sĩ ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ tổ quốc cả xưa và nay.
Ví dụ 3: Hoạt động dạy và học nội dung: Trách nhiệm bảo vệ tổ quốc
Hoạt động của GV và HS
Nội dung trình chiếu, ghi bảng
GV: Cho học sinh nghe bài hát
“Miền Trung nhớ Bác” để nói lên

Câu chuyện:
tình yêu quê hương đất nước vô bờ
Bác Hồ với bộ đội ở Đền Hùng
của Bác Hồ
HS: Lắng nghe, cảm nhận
Trước khi vào tiếp quản Thủ đô,
GV: Dẫn dắt bằng việc kể cho Đại đoàn 308 có vinh dự được Bác Hồ
các em nghe câu chuyện về Bác Hồ trực tiếp giao nhiệm vụ. Trong kháng
nói chuyện với các chiến sĩ ở Đền chiến chống Pháp, đã nhiều lần Bác đến
Hùng (Phú Thọ)
với Đại đoàn 308 - đơn vị chủ lực đầu
GV: Bác Hồ thường dạy chúng tiên của quân đội ta, nhưng lần này là
ta là: “Dân ta phải biết sử ta, Cho một cuộc gặp gỡ đặc biệt, vào một thời
tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. điểm đặc biệt: Cuộc kháng chiến chống
Các em hiểu như thế nào về câu thơ thực dân Pháp vừa thắng lợi; cách mạng
trên?
Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới; nơi
HS:…
gặp là một địa linh: Đó là Đền Hùng,
GV: Câu thơ muốn nhắc nhở biểu tượng của cội nguồn dân tộc.
chúng ta phải tìm hiểu về lịch sử anh
Chính tại nơi đây, trong cuộc gặp
hung của dân tộc ta, vì sử dạy cho ta gỡ, giao nhiệm vụ lịch sử với cán bộ Đại
những chuyện vẽ vang của tổ tiên ta. đoàn 308, Bác Hồ đã có câu nói bất hủ
Để chúng ta thấy công lao to lớn của để lại cho muôn đời con cháu mai sau:
cha ông đi trước, để chúng ta thấy ý “Các Vua Hùng đã có công dựng nước,
nghĩa được sống trong một đất nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy
Việt Nam hôm nay… Bác lại dạy nước”.
chúng ta:
Tháng 9/1954, các trung đoàn

“Các vua Hùng đã có công thuộc Đại đoàn 308 đang hành quân về
dựng nước,
tập kết gần Hà Nội. Bỗng có lệnh triệu
Bác cháu ta phải cùng nhau tập một số cán bộ từ đại đội trở lên đi
giữ lấy nước”
gặp cấp trên nhận chỉ thị.
Các em hiểu như thế nào về lời
Sáng 19/9/1954, cán bộ đại đoàn
dạy của Bác trong câu thơ trên?
đã đến Đền Giếng. Đồng chí Đại đoàn
HS: …
phó Vũ Yên tập hợp bộ đội. Cửa Đền
GV: Qua câu thơ trên, Bác Hồ Giếng mở, Bác Hồ từ trong nhà bước ra.
muốn nhắc nhở chúng ta về trách Mọi người reo lên: “Bác Hồ! Hồ Chủ
nhiệm bảo vệ giang sơn, đất nước mà tịch muôn năm!”. Bác vẫy tay ra hiệu cho
cha ông chúng ta đã đổ bao mồ hôi, mọi người tiến lên, ngồi quanh mình. Rồi
xương máu và phải trải qua thời gian Bác cũng ngồi ngay xuống bậc cửa đền.
lâu dài với những thử thách đầy gian Cũng như mọi lần, cuộc gặp gỡ của Bác
khổ mới gây dựng được.
với cán bộ Đại đoàn 308 vô cùng thân
11


Tuy nhiên, hiện nay, có người
cho rằng: Việt Nam đã hoà bình, nên
tập trung tiền của, công sức cho công
cuộc xây dựng đất nước, không nên
phân tán quá nhiều cho nội lực bảo
vệ Tổ quốc. Theo các em, nhận thức
ấy đúng hay sai?

HS: …
GV: Nhận thức ấy là không
đúng. Lịch sử hàng ngàn năm của
Việt Nam đã chứng minh quá trình
dựng nước luôn đi đôi với quá trình
dữ nước. Bảo vệ Tổ quốc cần được
coi là là nhiệm vụ trọng yếu, thường
xuyên của dân tộc.
Vì sao?
Vì thứ nhất, thực tiễn lịch sử
nước ta đã cho thấy quá trình dựng
nước - giữ nước luôn gắn liền với
nhau và việc dựng nước đã khó thì
việc đấu tranh giữ nước lại càng khó
hơn.
Thứ hai nữa là: Thời đại ngày
nay về tính chất là cuộc đấu tranh
giữa CNXH và chủ nghĩa TB, về nội
dung, đó là thời đại quá độ từ CNTB
lên CNXH trên phạm vi toàn thế
giới. Cùng với những kiến thức xã
hội và kiên thức lịch sử cũng như
trong các bài trước chúng ta đã được
học. Chúng ta thấy rằng, hiện nay
các nước XHCN đang phải đương
đầu với chiến lước “Diễn biến hoà
bình” với các chiêu bài như “Dân
chủ”. “tôn giáo”… để chống phá
nước ta nói riêng và các nước XHCN
nói chung mà đứng sau những âm

mưu, thủ đoạn đó là chủ nghĩa TB,
chủ nghĩa đế quốc (đứng đầu là Mỹ)
triển khai với mục tiêu là xoá bỏ chủ
nghĩa xã hội. Cuộc chiến tranh diễn
ra trên nhiều mặt và chi phối toàn bộ
sự vận động của thế giới hiện nay về
tất cả các mặt KT, CT, VH-XH…

mật, gần gũi và giản dị. Bác cháu quây
quần bên nhau. Bên phải Bác là Chính ủy
Song Hào, bên trái Bác là đồng chí
Thanh Quảng. Trong tiết thu, trời mát,
Bác mặc bộ quần áo nâu, áo khoác ngoài
màu sáng, chân đi dép cao su. Bác vừa
hỏi: “Các chú có mệt không?”, mọi
người đã đồng thanh đáp: “Thưa Bác,
không ạ!”.
Chỉ tay lên đền, Bác hỏi: “Các
chú có biết đây là nơi nào không? Đây
chính là Đền thờ Vua Hùng, tổ tiên chúng
ta, người sáng lập nước ta. Bác cháu ta
gặp nhau ở đây là rất có ý nghĩa. Ngày
xưa, các Vua Hùng dựng nước, nay Bác
cháu ta là những người giành lại đất
nước. Trải qua bao nhiêu thời đại đấu
tranh, ông cha ta mới giữ được Thủ đô.
Tám, chín năm nay, do quân và dân ta
kiên quyết kháng chiến nên mới có thắng
lợi trở về Hà Nội. Các chú được Trung
ương, Chính phủ giao nhiệm vụ tiếp quản

Thủ đô là được nhận một vinh dự rất
lớn”.
Bác căn dặn cán bộ, chiến sĩ vào
tiếp quản Thủ đô phải giữ nghiêm kỷ luật,
giữ gìn trật tự an ninh, bảo vệ tính mạng
tài sản của nhân dân, chống mọi hành
động phá hoại của kẻ thù. Phải bảo vệ
công thương nghiệp, kể cả công thương
nghiệp của ngoại kiều. Bộ đội phải giúp
đỡ nhân dân, tuyên truyền giải thích cho
nhân dân, không được làm điều gì phiền
nhiễu nhân dân, sao cho từ cụ già đến em
bé đều quý mến, tin tưởng. Giữ gìn phẩm
chất bộ đội cách mạng. Không sa ngã,
bắt chước lối sống không tốt. Cán bộ
phải gương mẫu, gần gũi chiến sĩ, đoàn
kết thương yêu nhau.
Bác nói về tình hình nhiệm vụ
trong giai đoạn cách mạng mới. Bác nhắc
nhở quân đội không vì hòa bình mà lơi
lỏng tay súng. Còn đế quốc ở miền Nam
ta còn phải xây dựng miền Bắc, giải
12


Do đó, Đảng, Nhà nước và
nhân dân ta luôn phải đề cao cảnh
giác với những âm mưu thủ đoạn của
chủ nghĩa đế quốc. Thời gian qua,
chúng ta cũng đã đạt được một số

thành tựu như phá thế bao vây cấm
vận về kinh tế, chúng ta cũng đã đạt
được nhiều thành tích trong công
cuộc đổi mới làm tăng niềm tin của
nhân dân đối với Đảng và Nhà nước,
phá những xuyên tác của các thể lực
thù địch lợi dụng tôn giáo để chia rẽ
dân tộc…
Điển hình cho nó là một số vụ
việc như bạo loạn ở Tấy Nguyên,
hay tranh chấp về đất thành ở….
Tuy nhiên, vì yêu cầu của việc
tồn tại và phát triển của đất nước.
Một mặt chúng ta vừa phải giao lưu
thông thoáng với Hoa Kỳ và các
nước khác, một mặt chúng ta luôn
phải cảnh giác với âm mưu chiến
lược diễn biến hoà bình của kẻ thù.
Vì thế, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc
không được lơ là. Và bảo vệ Tổ quốc
là quyền và nghĩa vụ thiêng liêng,
cao quý của mỗi công dân Việt Nam.
Là công dân trẻ tuổi, thanh
niên, học sinh chúng ta phải làm gì
để góp phần bảo vệ Tổ quốc?
HS: …
GV: Các em có vị trí, vai trò
rất quan trọng đối với tương lai của
Tổ quốc, vì thế trước tiên, các em
cần phải nhận thức một cách đúng

đắn về quyền và nghĩa vụ, trách
nhiệm của bản thân đối với Tổ quốc,
và để bảo vệ Tổ quốc, thanh niên,
học sinh cần phải:
Trung thành với Tổ quốc, với
chế độ xã hội chủ nghĩa; phải căm
thù sâu sắc bè lũ phản động bán
nước và lũ giặc cướp nước.
- Phải cảnh giác trước mọi âm mưu

phóng miền Nam. Nhiệm vụ xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc còn rất nặng nề. Bác nói:
“Các Vua Hùng đã có công dựng nước,
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy
nước”.
Lời nói ấy Bác cất lên từ Đền
Hùng trở thành một lời hịch thiêng liêng
của non sông đất nước, âm vang trong
tâm hồn mỗi người con đất Việt ở khắp
mọi miền, với mọi thế hệ. Lời căn dặn
của Bác không chỉ nói với Đại đoàn 308
mà còn nói với toàn quân, toàn dân,
không chỉ nói với thế hệ ngày ấy, thế hệ
hôm nay mà còn nói với các thế hệ mai
sau. Một lời nói vang vọng thiên thu,
trường tồn với đời đời con cháu.
Không chỉ mang giá trị lịch sử,
văn hóa, truyền thống, lời nói ấy còn có
nội hàm là một quy luật. Chỉ vẻn vẹn hai
câu mà khái quát cả mấy nghìn năm lịch

sử, rút ra quy luật tồn tại và phát triển
muôn đời của đất nước và con người Việt
Nam: “Dựng nước phải đi đôi với giữ
nước”.
( Theo Trung tướng Phạm Hồng
Cư (nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục
Chính trị, nguyên Phó chính ủy Trung
đoàn
36,
Đại
đoàn
308Nguồn: )

13


-

-

-

chia rẽ, xuyên tạc của các thế lực
thù địch; phê phán đấu tranh với
những thái độ, việc làm gây tổn hại
tới an ninh quốc gia, xâm phạm chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ
quốc;
Tích cực học tập, rèn luyện
thân thể, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ

sức khoẻ;
Tham gia đăng ký nghĩa vụ
quân sự khi đến tuổi; sẵn sàng lên
đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ
quốc;
Tích cực tham gia các hoạt
động an ninh, quốc phòng ở địa
phương; tham gia các hoạt động
“Đền ơn đáp nghĩa” các gia đình
thương binh, liệt sỹ, các bà mẹ
Việt Nam anh hùng do nhà trường
và địa phương tổ chức.
Vận động bạn bè, người thân
thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ
quốc.

-

Trung thành với Tổ quốc, với chế
độ XHCN;

-

Tích cực học tập, rèn luyện thể
chất;

-

Tham gia đăng ký nghĩa vụ quân
sự;


-

Tích cực tham gia hoạt động bảo
vệ an ninh, quốc phòng ở địa
phương;

-

Vận động mọi người thực hiện tốt
nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

 Một số hình ảnh về chủ tịch Hồ Chí Minh giáo viên có thể sử dụng
trong bài dạy.

14


Bác Hồ với thanh niên

Bác Hồ với các chiến sĩ bộ đội

15


Bác Hồ đang bàn việc quân sự với các tướng lĩnh Quân đội
Như vậy thông qua các hoạt động dạy học của riêng bài học: “Công dân
với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” giáo viên đều có thể kết hợp giữa
việc vận dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào dạy học để giúp
cho các em học sinh có hứng thú, có động lực học tập từ đó các em hiểu được

sâu sắc trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Vấn đề đặt ra là để thực hiện tốt việc kết hợp hài hòa giữa vận dụng tư tưởng,
đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh với việc dạy học kiến thức bộ môn đòi hỏi GV
phải không ngừng tìm hiểu thông tin, chịu khó học hỏi, chuẩn bị thật tốt và rút
kinh nghiệm sau mỗi giờ dạy.
2.4. Hiệu quả của SKKN
+ Giúp bản thân dạy học có hiệu quả, có nhiều động lực để tiếp tục cố gắng
tìm tòi sáng tạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
+ Chia sẻ kinh nghiệm của bản thân với đồng nghiệp cũng như học hỏi từ
đồng nghiệp để tìm ra cách dạy học phù hợp với nhiều đối tượng học sinh.
+ Giúp học sinh có hứng thú, có động lực và niềm tin để học tập bộ môn
chuẩn bị cho các kì thì quan trọng.
+ Giúp học sinh không những nắm vững kiến thức bộ môn mà còn giáo dục
cho học sinh tình cảm, lòng biết ơn sâu sắc công lao to lớn của Bác Hồ. Thông
qua bài dạy truyền tải được nhiều bài học quý giá, bổ ích về tấm gương đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh cho học sinh.
Kết quả đánh giá
* Về phỏng vấn, thăm dò học sinh:
+ 100 % học sinh được hỏi trả lời rất hứng thú với việc vận dụng tư tưởng
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào dạy học bộ môn GDCD nói chung, chủ
đề “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc nói riêng”.
16


+ 100 % học sinh được hỏi đều trả lời đều xúc động trước những câu
chuyện, những hình ảnh, video hay bài hát về Bác Hồ, những điều đó giúp các
em thấy bài học dễ hiểu hơn.
* Kết quả bài kiểm tra sau khi vận dụng đề tài vào thực tiễn dạy học:
TT
2

1
3

Lớp

Sĩ số

10C2 45
10C4 44
10C7 44

9-10
26
21
18

54% 19
46% 20
45% 16

7-8
40% 3
43% 5
40% 6

5-6
6% 0
11% 0
15% 0


3- 4
0
0
0

TB trở lên
45
44
44

100%
100%
100%

3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
Trong quá trình nghiên cứu, áp dụng đề tài vào dạy học với kết quả học
tập tích cực của học sinh, chúng tôi nhận thấy việc vận dụng tư tưởng đạo đức,
tác phong Hồ Chí Minh vào dạy học chính là việc làm rất cần thiết trong việc
giáo dục tư tưởng, giáo dục đạo đức cho học sinh. Thông qua những tiết học như
vậy giúp học sinh có niềm tin vào bản thân, có hứng thú và động lực để học tập
bên cạnh đó học sinh còn củng cố thêm lòng tự hào, sự yêu mến kính trọng đối
với Bác Hồ kính yêu.
Kết quả thực nghiệm của đề tài là cơ sở đề khẳng định đề tài là thiết thực,
mang lại hiệu quả cho cả người dạy và người học, có thể là tư liệu hữu ích cho
các bạn đồng nghiệp tham khảo, vận dụng. Khả năng ứng dụng của đề tài vào
thực tiễn dạy học của nhà trường là khả thi và đề tài còn có thể phát triển mở
rộng phạm vi nghiên cứu hơn nữa để phù hợp hơn với nhiều đối tượng giáo viên
và học sinh.
17



3.2. Kiến nghị
Từ thực tế dạy học chúng tôi cũng mong muốn các cấp quản lý giáo dục
xuất bản nhiều tài liệu về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Mở thêm các
chuyên đề tập huấn để giáo viên có thêm cơ hội được nâng cao trình độ của
mình cũng như học hỏi thêm từ các đồng nghiệp để áp dụng vào thực tiễn dạy
học đạt hiệu quả tốt hơn
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong nghiên cứu, triển khai đề án vào dạy
học, song không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Chúng tôi mong muốn
nhận được những ý kiến góp ý của các đồng nghiệp để hoàn thiện hơn đề tài
của mình góp phần thực hiện nhiệm vụ tốt hơn.
Xin trân trọng cảm ơn
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 10/5/2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi
không sao chép nội dung của người khác.

Tác giả

Đoàn Thị Hồng Thắm

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Phạm Ngọc Anh (Chủ biên), Mạch
Quang Thắng, Nguyễn Ngọc Cơ, Vũ Quang Hiền – Nxb Chính trị


[2]

quốc gia – Sự thật, 2010
Tham khảo tài liệu trên mạng Internet,
- Nguồn: />
[3]

- Nguồn: />GDCD 10 – Mai Văn Bính (Tổng chủ biên), Lê Thanh Hà, Nguyễn Thị

[4]

Thanh Mai, Lưu Thu Thủy – Nxb Giáo dục, 2006
GDCD 10 SGV – Mai Văn Bính (Tổng chủ biên), Lê Thanh Hà,

[5]

Nguyễn Thị Thanh Mai, Lưu Thu Thủy – Nxb Giáo dục, 2006
Thiết kế bài giảng GDCD 10 - Hồ Thanh Diện – Nxb Hà Nội, 2006
18


[6]

Tình Huống GDCD 10 – Trần Văn Chương, Nguyễn Thị Thanh Mai,
Trần Văn Thắng, Lưu Thu Thủy – NXb Giáo dục, 2006

[7]

Giáo trình triết học Mác- Lênin - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Nxb
Chính trị Quốc gia, 2002


MỤC LỤC
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài
2.2. Thực trạng của đề tài
2.3. Các biện pháp tổ chức thực hiện
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3. Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo

Trang
1
1
1
1
1
2
2
3
4
16
17
18

19



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI
Viết tắt
GD & ĐT
GDCD
GV
HS
SGK
SKKN
THPT

Viết đầy đủ
Giáo dục và đào tạo
Giáo dục công dân
Giáo viên
Học sinh
Sách giáo khoa
Sáng kiến kinh nghiệm
Trung học phổ thông

20


DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC XẾP HẠNG
Tên đề tài
Sử dụng biểu đồ, hình
ảnh để nâng cao hiệu
quả giảng dạy bài “
Chính sách dân số và

giải quyết việc làm”
Sử dụng truyện kể
nhằm nâng cao hiệu quả
giảng dạy bài “ Một số
phạm trù cơ bản của đạo
đức học - Giáo dục công

Hội đồng khoa học Sở GD &
ĐT Thanh Hóa xếp loại
Xếp loại C

Xếp loại C

Năm học

2011- 2012

2013 – 2014

21


dân lớp 10”
Vận dụng kiến thức
liên môn nhằm nâng cao
hiệu quả dạy học bài
“Cách thức vận động và
phát triển của sự vật
hiện tượng – GDCD 10”


Xếp loại C

2016 – 2017

22


23


24


×