1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt ra những yêu
cầu mới cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo là đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới đang đặt
ra ngày càng cấp thiết. Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới
giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực
tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực và phẩm chất của
người học, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Vì vậy, trong quá trình
vận dụng và tổ chức có hiệu quả quá trình dạy học trong nhà trường phổ thông
thì các phương pháp giảng dạy là một thành tố vô cùng quan trọng, vì việc vận
dụng hợp lý các phương pháp dạy học nhằm là phát huy tính tích cực, tự lực và
sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người
học. Đó cũng là những xu hướng quốc tế trong cải cách phương pháp dạy học ở
nhà trường phổ thông.
Những định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được xác định trong
Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII của Đảng (1/1993), Nghị quyết Trung ương
2 khóa VIII (12/1996) được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (2005), được cụ thể
hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đảng ta từng nhận định: Giáo
dục là tương lai của con người, hạnh phúc của mỗi gia đình và hưng thịnh của
mỗi quốc gia. Nền giáo dục của thế kỷ XXI phải dựa trên bốn trụ cột của
UNESCO: “Học để biết, học để làm việc, học để làm người và học để chung
sống”. Đó là sự nghiệp phát triển con người toàn diện. Hiện nay, dạy học tích
hợp các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống, đặc biệt là tích hợp liên môn là một
trong những quan điểm giáo dục đang được quan tâm. Điều đó sẽ góp phần hình
thành và phát triển các năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề cho học
sinh.
Cùng với các môn khoa học khác, môn giáo dục công dân (GDCD) góp
phần hình thành cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp của người công dân
trong thời đại mới. Với đặc thù tri thức môn giáo dục công dân trực tiếp hình
thành cho học sinh thế giới quan khoa học, nhân sinh quan tiến bộ và đạo đức
trong sáng, trực tiếp hình thành niềm tin, lí tưởng, ý thức pháp luật cho các thế
hệ công dân của đất nước Việt Nam. Điều đó cho thấy môn học giữ vai trò chủ
chốt trong việc giáo dục cho HS ý thức và hành vi, góp phần phát triển tâm lực
và năng lực cần thiết của công dân trong một xã hội dân chủ, công bằng, văn
minh.
Với vị trí, vai trò và ý nghĩa to lớn như vậy, tôi nhận thấy việc dạy học
theo hướng tích hợp kiến thức liên môn cho học sinh trong những giờ dạy môn
giáo dục công dân là một trong những việc làm cần thiết. Đây là vấn đề mà
1
Giáo viên cần trăn trở và có những định hướng đổi mới phương pháp dạy và
học, phải thiết kế được nội dung kiến thức phù hợp với học sinh thì tiết học mới
đạt kết quả cao. Với sự quan tâm, tìm tòi và đổi mới phương pháp dạy học của
giáo viên tôi tin rằng học sinh sẽ có cái nhìn tổng quát, đa chiều hơn về cuộc
sống thông qua bài học.
Qua thực tế giảng dạy, thao giảng góp ý, bổ sung và qua nhiều lần rút kinh
nghiệm giảng dạy tôi quyết định chọn đề tài “Tích hợp kiến thức liên môn
trong giảng dạy bài 9 “Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát
triển của xã hội”- GDCD 10 ở trường THPT để nói lên một số ý tưởng mà cá
nhân tôi đã thực hiện.
1.2. Mục đích nghiên cứu
* Đối với giáo viên:
Qua dạy học thực tế nhiều năm tôi thấy rằng việc tích hợp kiến thức giữa
các môn học vào giải quyết một vấn đề nào đó đòi hỏi người dạy không ngừng
học hỏi, trau dồi kiến thức của những bộ môn học khác. Vì vậy, qua mỗi bài
nghiên cứu, giáo viên vừa bồi dưỡng thường xuyên kiến thức của mình, thông
qua đó góp phần nhỏ vào công cuộc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng
tích cực.
* Đối với học sinh:
Thông qua quá trình nghiên cứu, đề tài này góp phần phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động sáng tạo và rèn luyện thói quen và khả năng tự học của
học sinh. Học sinh nâng cao tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào
những tình huống khác nhau trong thực tiễn, tránh sự ỷ lại và phụ thuộc vào giáo
viên, đem lại niềm vui, sự yêu thích cho học sinh qua từng tiết học
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh khối 10 , cụ thể là các lớp 10A2,10A4, 10A5
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng nhiều phương pháp trong đó chủ yếu là:
+ Phương pháp trình bày để hiểu hơn về cơ sở và bản chất của đề tài
+ Phương pháp logic kết hợp với lịch sử, phân tích gắn liền với tổng hợp lí giải
cho nội dung đề tài.
+ Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp đối chiếu so sánh để thấy được kết
quả của đề tài trong thực tiễn
1.5. Những điểm mới của SKKN
HS vận dụng kiến thức của nhiều môn học như: ngữ văn, địa lí, lịch sử,
sinh học và kiến thức thực tiễn xã hội vào giải quyết chủ đề: “Con người là chủ
thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội”. Từ đó, giúp các em có hiểu
biết tổng quát, đa chiều và thiết thực về vai trò, vị trí của con người trong đời
sống. Nâng cao ý thức, rèn luyện kỹ năng sống tốt cho học sinh, biết bảo vệ,
2
chăm sóc sức khỏe bản thân, ý thức cao vấn đề nhân tố “con người “trong chiến
lược phát triển đất nước.- đó là điểm mới mà đề tài của tôi hướng đến.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Quan niệm về dạy học liên môn:
Dạy học tích hợp, liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học
phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng
kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Khi giải quyết các vấn đề thực
tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh cần phải vận dụng kiến
thức tổng hợp của nhiều môn học. Vì vậy dạy học cần phải tăng cường theo
hướng tích hợp liên môn.
Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung có liên quan vào quá
trình dạy học các môn như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống giáo dục pháp
luật, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, môi trường, an toàn giao thông…
Dạy học liên môn là phải xác định những nội dung có liên quan đến hai
hay nhiều môn học để dạy học. Tích hợp liên môn được coi là một quan niệm
dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao
chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Đây là hình thức tìm tòi những nội
dung giao thoa giữa các môn học với nhau, những khái niệm, tư tưởng chung
giữa các môn học, tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học
có liên hệ với nhau. Từ những năm 60 của thế kỉ XX, người ta đã đưa vào giáo
dục ý tưởng tích hợp trong việc xây dựng chương trình dạy học.
Tùy theo khoa học cụ thể mà có thể tích hợp các môn khoa học khác lại
với nhau như: Lí - Hóa - Sinh, Văn - Sử - Địa. Hoặc có thể tích hợp được cả các
môn tự nhiên với các môn xã hội như: văn, toán, hóa, sinh, giáo dục công dân…
Ở mức độ cao, sự tích hợp này sẽ hình thành những môn học mới, chứ không
phải là một sự lắp ghép thông thường các môn riêng rẽ lại với nhau. Tuy nhiên,
các môn vẫn giữ vị trí độc lập với nhau, chỉ tích hợp những phần gần nhau. Ở
mức độ thấp thì việc tích hợp được thực hiện trong mối quan hệ liên môn.
Những môn được học riêng rẽ nhưng cần chú ý đến những nội dung có liên quan
đến các bộ môn khác, trong quá trình dạy học chỉ cần khai thác, vận dụng các
kiến thức có liên quan đến bài giảng mình đang thực hiện.
Trong những năm gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các cuộc
thi: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành
cho học sinh và cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung
học với mục đích:
- Khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức tổng hợp của các môn học khác
nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn; tăng cường khả năng vận dụng tổng
hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh.
3
- Thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực
tiễn đời sống; đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm "học đi đôi với
hành".
- Góp phần đổi mới hình thức, phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh
giá kết quả học tập; thúc đẩy sự tham gia của gia đình, cộng đồng vào công tác
giáo dục.
- Khuyến khích giáo viên sáng tạo, thực hiện dạy học theo chủ đề, chủ điểm có
nội dung liên quan đến nhiều môn học và gắn liền với thực tiễn.
- Góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy học,
đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập; tăng cường ứng dụng
hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1 Thuận lợi
Trước khi tôi có ý tưởng với đề tài này, thật may mắn tôi đã được tiếp cận
với một số thuận lợi cơ bản sau:
- Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp của Đảng, chính quyền, các ban
ngành đoàn thể, Sở Giáo Dục - Đào Tạo Tỉnh Thanh Hoá, đặc biệt là đối với sự
đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp liên môn.
- Tập thể sư phạm nhà trường đều có ý thức và tinh thần trách nhiệm cao đối với
công tác giáo dục toàn diện học sinh, có rất nhiều thầy cô giáo luôn trăn trở tìm
mọi biện pháp để giáo dục học sinh có cái nhìn tổng quát, đa chiều, logic, tin
tưởng và vận dụng linh hoạt những kiến thức được học ở lớp với thực tiễn cuộc
sống.
- Các thầy cô giáo trong trường đều có ý thức nâng cao nhận thức tự học, tự
nâng cao trình độ chuyên môn, yêu nghề, mến trẻ, thường xuyên tổ chức các
buổi trao đổi kiến thức liên môn giữa các tổ chuyên môn.
2.2.2 Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi như đã nêu trên thì cũng có một số khó khăn:
- Hiện tại việc tích hợp kiến thức liên môn chưa đồng bộ nên cả thầy và trò chưa
hình thành thói quen trong cách suy nghĩ, cách dạy và cách học.
. - Giáo viên trong các nhà trường chưa thực sự hiểu hết ý nghĩa, tầm quan
trọng của việc dạy học liên môn, đặc biệt là việc dạy học liên môn trong môn
GDCD. Quá trình vân dụng tích hợp liên môn vào trong bài dạy còn gặp nhiều
lúng túng nên trong quá trình giảng dạy thường chỉ tập trung vào kiến thức đặc
thù của bộ môn mà thiếu sự quan tâm, liên hệ với các bộ môn khác.
- Thực trạng việc dạy bộ môn xã hội nói chung và môn GDCD nói riêng không
phải học sinh nào cũng có hứng thú, niềm đam mê và sự chú ý đầu tư vào các
4
môn học đó. Vì vậy nên khi được hỏi, khai thác sâu vào vấn đề các em thường
tỏ ra lúng túng hoặc không thể trả lời câu hỏi. Do đó phần lớn học sinh hiện nay
có thái độ bình thường, chưa phát huy được tính tích cực trong học tập.
- Mặt trái của sự phát triển nền kinh tế thị trường, khoa học công nghệ dẫn đến
học sinh đam mê những trò chơi mới lạ hoặc áp lực thi cử làm cho học sinh
không quan tâm, nhạy bén đến những vấn đề xung quanh. Lứa tuổi học sinh
THPT là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham
hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội.
- Trong quá trình thực hiện giáo dục, có lúc sự phối hợp chưa đồng bộ giữa các
tổ chức, cá nhân trong cũng như ngoài nhà trường là trở ngại hạn chế chất lượng
giáo dục toàn diện học sinh.
2.2.3 Tiến hành khảo sát thực tiễn.
Trong năm học 2016- 2017, 2017- 2018 tôi đã bắt đầu nghiên cứu về việc
giải quyết vấn đề đặt ra theo hướng sử dụng tổng hợp kiến thức của nhiều môn
học. Tức là với chủ đề của một bài học, HS sẽ vận dụng kiến thức của nhiều
môn học để giải quyết. Nhưng ban đầu HS thật sự lúng túng trong cách xử lí tình
huống, thậm chí còn ngơ ngác nhìn nhau. Minh chứng trong một đợt khảo sát
với câu hỏi mở cho bài 9- giáo dục công dân 10 ở một số lớp như 10A2, 10A4,
10A5 như sau:
- Bằng những kiến thức của nhiều môn học như: Lịch sử, sinh học, địa lí, ngữ
văn, nghệ thuật và thực tiễn xã hội em hãy chứng minh con người là chủ thể của
lịch sử?
- Bằng những kiến thức từ môn Lịch sử, ngữ văn, khoa học công nghệ và thực
tiễn xã hội em hãy chứng minh con người là mục tiêu phát triển của xã hội ?
* Tiêu chí đánh giá: + HS trả lời đúng 80 - 100% đáp án: Các em đã hiểu bài
và vận dụng ở mức độ tốt (Giỏi)
+ HS trả lời đúng 50 - 79 %: HS hiểu bài và vận dụng ở mức độ khá
+ HS trả lời đúng dưới 50 %: HS chưa hiểu bài và vận dụng ở mức độ kém
Kết quả mà tôi thu được như sau:
Lớp
Sĩ số
(HS)
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Giỏi(HS)
%
Khá(HS)
%
TB(HS)
%
Yếu(HS) %
10A2 41
13
31,7 15
36,5 13
31,8 0
0
10A4 41
9
22
42
36
0
18
5
14
0
10A5 42
11
26,2 18
42,9 13
30,9 0
0
Tổng 124
33
26,6 51
41,1 40
32,3 0
0
Kết quả trên cũng là điều tôi luôn trăn trở về kiến thức, nhưng quan trọng
hơn là thái độ và kỹ năng của HS trước vấn đề đặt ra. HS tỏ ra lúng túng, thụ
động trong cách giải quyết vấn đề. Học sinh lúc đầu còn không hiểu, không giải
quyết được câu hỏi đặt ra nên dần tỏ ra chán nản, thiếu tập trung, thậm chí là
không hợp tác. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến kết quả trên:
Thứ nhất: Nguyên nhân khách quan
- Do điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học ở trường còn chưa
đầy đủ, thiếu đồng bộ. Nhà trường chưa có nhiều sách tham khảo tích hợp liên
môn theo từng chủ đề.
- Do cấu trúc, nội dung, thời lượng của chương trình, SGK còn nặng và nhiều
bất cập. Bản thân bộ môn GDCD đối với học sinh là môn khó, khô, cứng nhắc,
hàn lâm, nặng về lí luận nên dễ tạo tâm lý nhàm chán, mơ hồ. Để có cách nhìn
bao quát, đa chiều và đúng về nhân sinh quan và thế giới quan không phải dễ
dàng gì.
Thứ hai: Nguyên nhân chủ quan
- Do ý thức tự giác học tập ở nhiều học sinh chưa cao. Nhiều học sinh còn quá
quen với cách học cũ: thụ động ngồi nghe, ghi chép, học thuộc lòng, học lệch...
- Do quá quen với cách dạy cũ, sự thiếu đầu tư, ngại đổi mới của giáo viên.
Hoặc việc tích hợp liên môn còn mới mẻ, chưa thành thói quen trong cách nghĩ,
cách làm và học tập của cả thầy và trò.
- Trong Nhà trường môn học này lại ít được coi trọng như các môn học khác nên
cả thầy và trò ít có sự đầu tư, tâm huyết vào môn học này. Chẳng hạn như: giáo
viên dạy bộ môn còn truyền thụ kiến thức theo một chiều mà không đặt học sinh
vào đối tượng trung tâm, không phát huy được tinh thần tự học của học sinh.Mặt
khác việc kiểm tra đánh giá của giáo viên chưa thực sự chặt chẽ, nhiều câu hỏi
mới mang tính nhận biết, thông hiểu, vân dụng ở mức độ thấp mà chưa có câu
hỏi liên hệ với các bộ môn để giải quyết vấn đề đặt ra. Về phía học sinh khi học
tập chưa xác định được tầm quan trọng của bộ môn GDCD. Khi kiểm tra đánh
giá thường chỉ tự xếp mình vào dạng "Trung bình chủ nghĩa" là an toàn.
- Về phía phụ huynh học sinh, họ chưa thực sự nhận thức đúng đắn vai trò, ý
nghĩa của bộ môn GDCD. Mục đích chính của họ là làm sao con em mình học
tốt được các môn như Toán, Lí, Hóa còn môn GDCD chỉ cần biết là đủ, không
cần giỏi.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1 Các giải pháp chung để việc tích hợp kiến thức liên môn có hiệu quả
6
Từ những nguyên nhân và thực trạng trên cùng với sự quan tâm chỉ đạo,
phối hợp của Sở Giáo Dục - Đào Tạo Tỉnh Thanh Hoá, Nhà trường, tôi đã cố
gắng trau dồi chuyên môn cũng như kiến thức liên môn, soạn giáo án và giảng
dạy theo hướng tích hợp liên môn. Đặc biệt, tôi được tiếp thu từ những lần tập
huấn gần đây về sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học,
lấy người học làm trung tâm, cùng xây dựng chương trình, giáo án và các
phương pháp dạy học tích cực để học sinh được hoạt động nhiều hơn, kết quả
đạt được cũng là sản phẩm của cả tổ, nhóm.
Để việc tích hợp kiến thức liên môn trong một bài học cụ thể có hiệu quả
cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Tính mục tiêu: Việc lựa chọn và liên kết các kiến thức, kĩ năng không chỉ nhằm
tới mục tiêu giáo dục của bài học mà mục tiêu trên hết đó là tạo nên con người
có khả năng hành động trên một nền tảng kiến thức, kĩ năng vững chắc, đa
chiều, linh hoạt.
- Tính khoa học: Các kiến thức phải khách quan, phản ánh đúng bản chất của sự
vật, hiện tượng
- Có những nét tương đồng về nội dung, phương pháp của những môn học được
tích hợp để các kiến thức và kĩ năng hỗ trợ cho nhau, giúp người học có thuận
lợi trong học tập và vận dụng vào cuộc sống.
- Tính khả thi: Người học có thể tiếp thu và vận dụng được kiến thức, kĩ năng
liên môn, người dạy có các điều kiện tổ chức, hướng dẫn việc học tập.
- Tránh gò ép, ôm đồm, dàn trải: Phải chấp nhận việc coi các kiến thức của các
môn học có liên quan chỉ đóng vai trò công cụ cho nội dung chính. Nội dung và
các hoạt động phải được cấu trúc sao cho đáp ứng mục tiêu phát triển các năng
lực của người học.
2.3.2. Phương pháp tích hợp kiến thức liên môn trong một bài học cụ thể bài 9 lớp 10 “Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã
hội”
Trong năm học 2016- 2017, 2017- 2018 tôi đã bắt đầu nghiên cứu về việc
giải quyết vấn đề đặt ra theo hướng sử dụng tổng hợp kiến thức của nhiều môn
học. tiến hành khảo sát vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết một số chủ
đề khác nhau ở một số lớp khối 10 khác như bài 3- lớp 10 “sự vận động và phát
triển của thế giới vật chất”, bài 14 lớp 10: “Công dân với sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ Quốc”, tôi thấy kết quả có tính khả thi, tôi bắt đầu nhen nhóm và
nhân rộng ở nhiều bài học nữa , và trong phạm vi của sáng kiến kinh nghiệm này
tôi xin được trình bày ý tưởng của mình qua bài 9: “Con người là chủ thể của
lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội”. Cụ thể Bài 9 gồm 2 tiết:
Tiết 1: Phần 1: Con người là chủ thể của lịch sử
7
Tiết 2: Phần 2: Con người là mục tiêu phát triển của xã hội
Mục tiêu kiến thức, kỹ năng và thái độ mà toàn bài hướng đến là:
Về kiến thức:
- HS biết được cơ sở hình thành và phát triển của xã hội loài người.
- HS hiểu được con người là chủ nhân của các giá trị vật chất, tinh thần và
sự biến đổi của xã hội.
- HS nắm được con người là mục tiêu phát triển của xã hội và con người giữ
vị trí trung tâm, mọi sự phát triển của xã hội phải vì con người
Về kỹ năng
- Quan sát, phân tích các hiện tượng xung quanh thấy được thành quả của
con người tạo ra
- Lấy được ví dụ, phân tích, vận dụng được vấn đề con người là mục tiêu
phát triển của xã hội.
- Chứng minh được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với sự phát triển
toàn diện của con người.
Về thái độ:
- Tích cực sáng tạo công cụ lao động, tạo ra nhiều giá trị vật chất và giá trị
tinh thần
- Thấy được ý nghĩa của cuộc sống, vị trí, vai trò của con người trong đời
sống xã hội. Từ đó biết quý trọng cuộc sống của mình, tôn trọng mọi người
- Có niềm tin vào chế độ mới, tích cực xây dựng xã hội chủ nghĩa.
Trên cơ sở mục tiêu cơ bản của bài học, việc tích hợp kiến thức liên môn
được triển khai như sau:
Nội dung Môn học Phương pháp tích hợp kiến thức liên môn
Ghi chú
bài học
tích hợp
*Hoạt
- Gv cho HS liệt kê những những câu chuyện về sự Tiết 1
động 1:
- Truyện
xuất hiện của loài người như: Nữ Oa, con rồng,
Khởi
cổ tích,
cháu tiên, adam và eva...Từ đó khẳng định đó là sự
động
thần thoại lí giải về sự xuất hiện loài người của những người
đứng trên lập trường chủ nghĩa duy tâm, con người
do thần tạo ra.
- Tuy nhiên cùng với sự phát triển của KHCN,
chúng ta có cách lí giải về lịch sử phát triển của xã
hội loài người là do chính con người tạo ra. Con
*Hoạt
người là chủ thể của lịch sử
động 2:
- Gv: ? Bằng những kiến thức từ môn sinh học và
1. Con
lịch sử em hãy giải thích quá trình tiến hoá của con
người là
người?
chủ thể
- HS: Sử dụng kiến thức liên môn để trả lời
của lịch
- GV: Sử dụng hình ảnh, kiến thức liên môn để
sử
chốt kiến thức của mục này
8
a. Con
người tự
sáng tạo
ra lịch sử
của chính
mình
- Lịch sử
Có máy
chiếu hỗ
trợ
projector
- Sinh học
Nhờ có lao động và phát hiện ra lửa con người
đã tách mình ra khỏi thế giới loài vật, không phụ
thuộc vào tự nhiên -> Lịch sử Xã hội loài người
bắt đầu từ đó.
b. Con
người là
chủ thể
sáng tạo
nên các
giá trị vật
chất và
-Thực tiễn
tinh thần
xã hội
của xã hội
- Địa lí
GV: ( Chuyển ý) Toàn bộ những giá trị trong xã
hội loài người là những giá trị vật chất và tinh
thần. Tất cả những giá trị này đều do con người
sáng tạo nên
- GV: Cho HS thảo luận lớp, sau đó nghiên cứu
theo cặp đôi để hoàn thiện bảng biểu sau: ( Phát
phiếu học tập cho HS)
- Bằng những kiến thức đã học môn địa lí, lịch sử,
văn học, nghệ thuật và thực tiễn cuộc sống mỗi 1
HS hãy liệt kê 5 ví dụ về giá trị vật chất và 5 ví dụ
- Lịch sử về giá trị tinh thần:
giá trị vật chất
giá trị tinh thần
- Văn học nghệ thuật -
- Có máy
chiếu hắt
hỗ trợ
overhead
Projector
- GV: Dùng hình ảnh và kiến thức liên môn để chốt vấn đề (Sử dụng máy chiếu)
+ Giá trị vật chất: đối với chúng ta trước hết là giá trị sử dụng, đó là toàn bộ
những gì do công nghệ sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất như ăn, mặc,
ở, đi lại, công cụ sản xuất, phương tiện sản xuất…nói lên trình độ phát triển
9
của con người trong lĩnh vực sản xuất, thể hiện trình độ chiếm lĩnh, khai thác
những vật thể trong tự nhiên như: quần áo, ô tô, máy móc, điều hòa, máy
tính…
+ Giá trị tinh thần: là toàn bộ sản phẩm do hoạt động sản xuất tinh thần của con
người tạo ra như: tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội, phong tục tập quán,
ngôn ngữ, âm nhạc, tác phẩm văn chương…( liên hệ: nhã nhạc cung đình Huế,
chèo, quan họ Bắc Ninh, lễ hội đêm tình mùa xuân ở sapa, thánh địa Mỹ Sơn,
giỗ tổ Hùng Vương Phú Thọ, Tây Thiên, Thiền viện Vĩnh Phúc….)
Nội dung
bài học
c. Con
người là
động lực
của các
cuộc cách
Môn học
tích hợp
Phương pháp tích hợp kiến thức liên môn
- GV: Sử dụng sơ đồ tư duy từ kiến thức môn lịch
sử để nhắc lại cho HS quá trình phát triển của lịch
sử loài người qua 5 chế độ:
10
Ghi chú
mạng xã
hội
- Lịch sử
- Thực
tiễn xã hội
Projector
-? GV yêu cầu HS bằng kiến thức lịch sử em hãy
cho biết muốn thay đổi chế độ thì con người phải
Chế độCSCN
làm gì? Và tại sao phải thay đổi chế độ?
- HS: Sử dụng kiến thức liên môn để trả lời
- GV: Lịch sử phát triểnChế
củađộxãTBCN
hội loài người
trảiqua 5 chế độ, chế độ sau bao giờ cũng tiến bộ
hơn chế độ trước
Chế
- Muốn thay đổi chế độ
thìđộ
conPK
người đã làm các
cuộc cách mạng xã hội (GV sử dụng kiến thức
lịch sử để nóiChế
rõ hơn
phần này)
độ CHNL
-> Chính con người
đã thúc đẩy cho lịch sử loài
nô lệ
người ngày càng tiến bộ hơn, văn minhCM
hơn
Chế độ CSNT
Chế độ sau bao giờ cũng tiến bộ hơn
XH chế độ
nô lệ
trước, giải quyết được những áp bức, bất công của
chế độ trước, xây dựng cuộc sống mới, bảo vệ
quyền và lợi ích của giai cấp làm cuộc cách mạng
* Hoạt
động 3:
2. Con
người là
mục tiêu
của sự
phát
triển xã
hội.
a. Vì sao
nói con
-GV: Chia lớp thành 4 nhóm với 4 yêu cầu:
Tiết 2
Nhóm 1:
? Thông qua các hình tượng: Thần trụ trời, Sơn
Tinh, Đăm San hay Prômêtê trong thần thoại Hy
Lạp đã thể hiện khát vọng gì của con người ngay
- Văn học
từ buổi đầu lịch sử ?
nghệ thuật
Nhóm 2:
? Qua thực tiễn xã hội, em hãy cho biết, em ước
- Thực
mong được sống trong một xã hội như thế nào ?
tiễn xã hội Vì sao?
- Có máy
chiếu hắt
Nhóm 3:
hỗ trợ
11
người là
mục tiêu
của sự
phát triển
xã hội
? Bằng sự hiểu biết của mình, em hãy nêu những (overhead
thành tựu và mặt trái của KHCN ?
Projector)
Nhóm 4:
? Theo em vấn đề lớn mà nhân loại đang quan
tâm hiện nay là gì? chúng ta cần làm gì để khắc
phục các tình trạng đó ?
- HS: Thảo luận, trình bày ý kiến chung của
nhóm.
- GV: Cho HS góp ý, nhận xét và rút ra kết luận.
-GV:Có thể cho Hs thể hiện bài hát: “Khát vọng
tuổi trẻ” của Nhạc sĩ Vũ Hoàng, “một đời người,
một rừng cây,” của Nhạc sĩ Trần Long Ẩn để HS
b.
Chủ
nhận ra khát vọng cuộc sống mà con người hướng
nghĩa xã
đến?
hội với sự
phát triển - Âm nhạc - Con người có lí tưởng sống, có mục đích cao cả,
hướng đến để phục vụ cuộc sống của chính mình
toàn diện
nhưng mặt trái của nền kinh tế thị trường, KHCN
của con
người
-Tư tưởng cũng để lại hệ luỵ cho con người
Hồ
Chí - Bằng kiến thức thực tế em hãy chứng minh điều
này?
Minh
- HS: lấy ví dụ chứng minh bản chất ưu việt, nhân
đạo của xã hội xã hội chủ nghĩa?
- Thực
- GV: Bằng kiến thức liên môn ( Lịch sử, thực
tiễn
tiễn XH) để chốt kiến thức
xã hội
+ Loài người trải qua 5 chế độ XH nhưng chỉ có
(Quan
điểm của XH XHCN mới thực sự coi trọng con người, con
người mới là động lực, mục tiêu phát triển của xã
Đảng và
hội
Nhà
+ Mục tiêu cao cả của XHCN là “dân giàu, nước
Nước)
mạnh, XH dân chủ, công bằng, văn minh” mọi
người có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, có điều
kiện phát triển toàn diện cá nhân.
* Hoạt động 4: Củng cố, luyện tập
- GV: Sử dụng kiến thức liên môn của nhiều môn học để ra câu hỏi trắc nghiệm
(Có máy chiếu hắt hỗ trợ - overhead Projector)
Bài tập 1: Em hãy cho biết trong những ví dụ sau đâu là giá trị vật chất và đâu
là giá trị tinh thần:
a. Truyện kiều của Nguyễn Du, Nhã nhạc cung đình Huế
12
b. Các phương tiện đi lại: xe đạp, xe máy, ô tô, máy bay
c. Ca trù, dân ca , hát quan họ Bắc Ninh
d. Máy gặt liên hợp
e. Máy tính, máy in, điện thoại, điều hoà, máy giặt
g. Tranh Đông Hồ, Tranh thêu chữ thập, Tranh tứ quý
giá trị vật chất
giá trị tinh thần
Bài tập 2: Em hãy cho biết những câu nào sau đây nói đến con người là mục
tiêu phát triển của xã hội:
a. “ Chưa bao giờ con đường từ dạ dày đến nghĩa địa lại gần thế”
b. Nhà máy Vêdan xả rác thải trên sông Thị Vải
c. Máy gặt liên hợp ra đời hỗ trợ sức lao động cho người nông dân
d. Đảng, Nhà nước ta tạo môi trường và điều kiện để cá nhân được phát triển
toàn diện
g. Để thu được nhiều lợi nhuận nhiều thương gia đã sử dụng hàng giả, hàng
lậu, hàng kém chất lượng.
Bài tập 3: Trong tác phẩm “Đời thừa” của Nam Cao có đề cập đến quan niệm
văn học “ nghệ thuật vị nghệ thuật” và “nghệ thuật vị nhân sinh”. Bằng kiến
thức đã học em hãy cho biết đâu là trào lưu đã lấy con người là mục tiêu phát
triển của xã hội? Chứng minh?
- HS : vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết bài tập
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Ban đầu việc áp dụng tích hợp kiến thức liên môn như trên cũng có
những khó khăn và kết quả chưa được cao. Song qua mỗi lần như vậy tôi rút ra
kinh nghiệm, bài học và tìm cách khắc phục. Và cuối cùng, kết quả gần nhất tôi
thu được cũng tương đối khả quan. Để kiểm tra kết quả học tập của học sinh sau
khi áp dụng việc dạy và học theo hướng tích hợp kiến thức liên môn, tôi có sử
dụng phiếu tham dò với nội dung và tiêu chí đánh giá như lần trước nhưng kết
quả có sự chuyển biến theo hướng tích cực:
Lớp
Sĩ số
(HS)
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Giỏi(HS)
%
Khá(HS)
%
TB(HS) % Yếu(HS) %
10A2
41
19
46,3 19
46,3 3
7,4 0
0
10A4
41
15
36,6 22
53,7 4
9,7 0
0
10A5
42
17
40,5 21
50
9,5 0
0
13
4
TỔNG 124
51
41,1 62
50,0 11
8,9 0
0
So với bảng số liệu khi chưa áp dụng việc tích hợp kiến thức liên môn trước:
Lớp
Sĩ số
(HS)
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Giỏi(HS)
%
Khá(HS)
%
TB(HS)
%
Yếu(HS) %
10A2 41
13
31,7 15
36,5 13
31,8 0
0
10A4 41
9
22
42
36
0
0
10A5 42
11
26,2 18
42,9 13
30,9 0
0
Tổng 124
33
26,6 51
41,1 40
32,3 0
0
18
14
Như vậy, HS đạt mức khá, giỏi trên 90 % số HS được khảo sát. Trong đó
mức giỏi đã tăng lên 14,5% từ 26,6% lên 41,1%và trung bình giảm xuống
23,4% từ 32,3% xuống 8,9%,so với trước khi áp dụng việc tích hợp liên môn.
Đặc biệt qua hai biểu đồ sau chúng ta sẽ thấy được sự chuyển biến tích cực của
việc tích hợp kiến thức liên môn trong bài học:
HÌNH 1: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TỶ LỆ HS CÁC LỚP ĐẠT ĐƯỢC TRƯỚC VÀ
SAU KHI ÁP DỤNG TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN
14
HÌNH
60 2: BIỂU ĐỒ SO SÁNH TỔNG HS CÁC LỚP TRƯỚC VÀ SAU KHI ÁP
DỤNG TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN
50
Ngoài kết quả bằng số liệu trên, tôi còn cảm thấy thật sự phấn khởi khi thấy
học sinh hào hứng học tập, giơ tay phát biểu nhiều, độ tư duy của trò được mở
rộng thông qua cách trả lời. Từ đó, có cách học, cách nhìn, xâu chuỗi, tổng quát,
logic30về một vấn đề. Đồng thời, khi được liên hệ với kiến thức thực tế nhiều các
em sẽ có niềm tin giữa những điều mình học được áp dụng trong thực tế.
40
20
3.Kết luận và Kiến nghị
3.1 Kết
10 luận
Dạy học liên môn là sự vận dụng nội dung, phương pháp của các lĩnh
vực, các
0 môn học có liên quan để nhằm tăng hiệu quả dạy học một chủ đề nào
đó và làm sáng tỏ những kiến thức mà học sinh được học trong mỗi bộ môn.
Trước khi Sau khi áp Trước khi Sau khi áp Trước khi Sau khi áp
Việc dạy học liên môn làm cho các em nhận thức sự phát triển của xã hội một
áp dụng
dụng
áp dụng
dụng
áp dụng
dụng
cách liên tục, thống nhất, mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã
hội, hiểu được tính
toàn diện của các vấnKhá
đề xã hội. Điều này
khắcbình
phục được
Giỏi
Trung
tính tản mạn trong kiến thức của học sinh. Qua việc áp dụng phương pháp dạy
10A2
10A5học sinh Tổng
học liên môn vào một
chủ đề nhất10A4
định, tôi nhận thấy
đã phát huy được
tính tích cực, chủ động, hiểu bài và hứng thú hơn với bộ môn GDCD. Nếu các
giờ dạy học môn GDCD đều áp dụng được phương pháp liên môn, tôi tin rằng
15
giờ học sẽ không còn khô khan và sẽ tạo được niềm yêu thích bộ môn đối với
học trò.
Nhìn lại chặng đường phát triển của giáo dục Việt Nam chúng ta thấy Hồ
Chí Minh là một biểu tượng anh hùng cách mạng trong sự nghiệp đấu tranh giải
phóng dân tộc và đấu tranh chống lại đói nghèo và lạc hậu. Khi đất nước đang
còn chìm trong khói lửa của chiến tranh Bác đã nói: “ Tôi chỉ có một ham muốn,
ham muốn đến tột bậc là làm sao cho đất nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta
được tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc ai cũng được học hành.”. Là
thế hệ đi sau tôi luôn mong muốn và cố gắng thực hiện theo tấm gương đạo đức
của Người để đóng góp một phần nhỏ công sức của mình để giáo dục đối với
học sinh trong phạm vi môn học của mình cũng như đối với đối tượng học sinh
mà mình giảng dạy.
Thực ra để giảng dạy và đánh giá đạt hiệu quả vẫn phải phụ thuộc vào ý
thức của học sinh và sự nỗ lực của giáo viên cho nên Bác Hồ đã từng nói:
“Siêng học tập thì mau biết; Siêng nghĩ ngợi thì hay có sáng kiến”(T400- HCM
về giáo dục). Muốn dạy tốt mà người học, học không tốt thì cũng sẽ không có
kết quả. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng đặt ra câu hỏi và trả lời cho ta thấy được
tác dụng của cái mới trong trường học. Đối với cả giáo viên và học sinh, Bác
nói: “Các thầy nên thi nhau tìm cách dạy sao cho dễ hiểu, dễ nhớ, nhanh chóng
và thiết thực.”(T374-HCM về GD). Thế nên, sáng kiến kinh nghiệm là một
trong những cách để chúng ta cùng tìm tòi, suy nghĩ và vận dụng để mang lại
hiệu quả cao hơn trong chất lượng dạy và học
3.2 Kiến nghị
* Đối với Sở giáo dục - đào tạo:
- Cần tăng cường các buổi chuyên đề, ngoại khóa tổ chức theo quý để giáo viên
có cơ hội học hỏi, rút kinh nghiệm.
- Cần bổ sung thêm sách tham khảo và sách nâng cao cho giáo viên các môn.
- Tổ chức nhiều đợt thi đua không chỉ soạn giáo án với chủ đề tích hợp liên môn
mà thi dạy và học với chủ đề này để GV được đóng góp, rút kinh nghiệm.
* Đối với nhà trường:
- Các phương tiện kĩ thuật hỗ trợ việc dạy học như máy chiếu, máy tính, nối
mạng trực tuyến cần được sử dụng rộng rãi hơn nữa.
- Cần trang bị các phòng học bộ môn để giáo viên được thường xuyên sử dụng
ứng dụng trong dạy học.
- Tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giảng dạy của các giáo viên giữa các
Trường THPT trong cụm, trong Tỉnh.
* Đối với tổ Sử- Địa- GDCD:
- Thường xuyên dự giờ, góp ý kiến và cùng nhau xây dựng kế hoạch bài giảng
có liên quan đến nội dung tích hợp.
16
- Trao đổi, cung cấp tài liệu tham khảo có liên quan đến nội dung tích hợp.
Đây là những trăn trở, cố gắng và một ít kinh nghiệm của tôi có được qua
quá trình giảng dạy, thao giảng, góp ý của đồng nghiệp. Chắc chắn còn nhiều
khiếm khuyết kính mong các thầy cô, bạn bè, đồng ngiệp đóng góp ý kiến để tôi
sửa chữa và hoàn thiện hơn nữa để đem đến những điều mà giáo dục mong đợi
đó là : giáo dục thế hệ trẻ của chúng ta “Học để biết, học để làm việc, học để
làm người và học để chung sống”(UNESCO).
(Tôi xin cam đoan đề tài sáng kiến kinh nghiệm trên là của riêng tôi, nếu có bất
kì sao chép nào tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước hội đồng)
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Lê Thị Dung
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dạy và học tích cực, một số phương pháp và kỹ thuật dạy học (dự án ViệtBỉ). Nhà xuất bản Đại học sư phạm. Năm 2010
2. Hồ Chí Minh về giáo dục. Nhà xuất bản văn hóa thông tin. Năm 2007.
3. Hồ Chí Minh sự hội tụ tinh hoa tư tưởng đạo đức nhân loại. Nhà xuất bản văn
hóa thông tin. Năm 2007.
4. Phương pháp giảng dạy môn giáo dục công dân. Nhà xuất bản giáo dục. Năm
2006
5. Sách giáo khoa, sách giáo viên môn giáo dục công dân lớp 10. Nhà xuất bản
giáo dục. Năm 2007
17
6. Sách thiết kế bài giảng môn giáo dục công dân lớp 10. Nhà xuất bản Hà Nội.
Năm 2007.
7. Sách giáo khoa, môn Lịch sử 6. Nhà xuất bản giáo dục. Năm 2002
8. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn giáo dục công dân lớp 10. Nhà xuất bản
giáo dục. Năm 2007.
9. Từ điển Tiếng việt thuộc trung tâm từ điển học. Nhà xuất bản Đà Nẵng. Năm
2006
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
STT
1
2
TÊN ĐỀ TÀI
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
qua bài 13: “ Công dân với cộng
đồng” GDCD10 ở trường THPT
Tích hợp liên môn trong giảng dạy bài
14: “ Công dân với sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ Quốc” GDCD10 ở
trường THPT
18
XẾP LOẠI
Loại C
NĂM HỌC
2011- 2012
Loại C
2014-2015
MỤC LỤC
Trang
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Những điểm mới của SKKN
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Quan niệm về dạy học liên môn
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1 Thuận lợi
1
1
2
2
2
2
3
3
4
4
2.2.2 Khó khăn
4
19
2.2.3 Tiến hành khảo sát thực tiễn.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1 Các giải pháp chung để việc tích hợp kiến thức liên môn
5
6
có hiệu quả
6
2.3.2. Phương pháp tích hợp kiến thức liên môn trong một bài học cụ thể
- bài 9 lớp 10 “Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển
của xã hội”
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
3.Kết luận và Kiến nghị
3.1 Kết luận
3.2 Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
20
7
13
15
15
16
17