Tải bản đầy đủ (.docx) (70 trang)

Trắc nghiệm giải phẫu aslat y hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.2 KB, 70 trang )

Trắc nghiệm giải phẫu aslat y Hà Nội
Câu 1: Nếu ổ cối bị gãy ở bờ sau trên là do gãy xương:
A, Xương cánh chậu và xương mu
B, Xương ngồi và xương cùng
C, Xương cánh chậu và xương ngồi
D, Xương ngồi và xương đùi
E, Xương ngồi và xương mu
Câu 2: Mô tả nào sau đây về dây chằng chéo trước của khớp gối là
đúng:
A, Trở lên căng trong lúc gấp cẳng chân
B, Cản sự di lệc ra sau của xương đùi trên xương chày
C, Bám vào lồi cầu trong xương đùi
D, Cản lại sự gấp quá mức của cẳng chân
E, Trùng khi gối gấp
Câu 3: Dây chằng nào trong các dây chằng sau quan trọng trong ngăn
cản sự trượt ra trước của xương đùi trên xương chày khi gối đang chịu
trọng lực ở tư thế gấp:
A, Dây chằng chêm đùi trước
B, Dây chằng bên mác
C, Dây chằng khoeo chéo
D, Dây chằng chéo sau
E, Dây chằng chéo trước
Câu 4: Những mô tả sau về xương đùi là đúng TRỪ:
A, Trục cổ xương đùi thường tạo với trục thân xương đùi một góc lớn
hơn 145°


B, Chỏm xương đùi có 1 hõm ở gần đỉnh chỏm
C, Mấu chuyển lớn có 1 hố ở mặt trong
D, Hai mấu chuyển nối với nhau bằng đường gian mấu
E, Hai mấu chuyển nối với nhau bằng mào gian mấu


Câu 5: Những mô tả về xương chày là đúng, TRỪ:
A, Tiếp khớp với xương mác bằng 1 khớp sợi và 1 khớp hoạt dịch
B, Có 2 mặt khớp trên tiếp khớp với 2 lồi cầu xương đùi
C, Có 1 lồi củ ở mặt trong của lồi cầu trong của nó cho gân cơ tứ đầu
bám
D, Có một đường gờ chếch ở mặt sau thân xương cho cơ dép bám
E, Mặt trước trong của nó kéo dài xuống dưới thành mắt cá trong
Câu 6: Phần dày lên ở mặt trong bao khớp cổ chân là:
A, Dây chằng gót mác
B, Dây chằng gan chân dài
C, Dây chằng gót thuyền gan chân
D, Dây chằng gan chân ngắn
E, Dây chằng delta
Câu 7: Thành phần cấu tạo lên 1 ống để cho gân cơ mác dài đi qua
là:
A, Dây chằng gót mác
B, Dây chằng gan chân dài
C, Dây chằng gót thuyền gan chân
D, Dây chằng gan chân ngắn
E, Dây chằng delta


Câu 8: Cấu trúc trông như một thừng tăng cường cho mặt ngoài
khớp cổ chân là:
A, Dây chằng gót mác
B, Dây chằng gan chân dài
C, Dây chằng gót thuyền gan chân
D, Dây chằng gan chân ngắn
E, Dây chằng delta
Câu 9: Cấu trúc đi từ phần trước của mặt dưới xương gót tới mặt gan

chân của xương gót tới mặt gan chân của xương hộp, chống đỡ cho
vòm dọc bàn chân là :
A, Dây chằng gót mác
B, Dây chằng gan chân dài
C, Dây chằng gót thuyền gan chân
D, Dây chằng gan chân ngắn
E, Dây chằng delta
Câu 10: Cấu trúc chống đỡ cho chỏm xương sên trong giữ vững vòm
dọc bàn chân trong là:
A, Dây chằng gót mác
B, Dây chằng gan chân dài
C, Dây chằng gót thuyền gan chân
D, Dây chằng gan chân ngắn
E, Dây chằng delta
Câu 11: Cơ tham gia gấp dùi và duỗi cẳng chân là:
A, Cơ bán màng
B, Cơ may
C, Cơ thẳng đùi


D, Cơ rộng trong
E, Cơ bụng chân
Câu 12: Cơ có gân nằm trong một rãnh ở mặt dưới xương hộp là:
A, Cơ mác ba
B, Cơ mác ngắn
C, Cơ mác dài
D, Cơ chày trước
E, Cơ chày sau
Câu 13: Cơ có gân nằm trong rãnh ở mặt dưới của mỏm đỡ xương
sên của xương gót là:

A, Cơ gấp các ngón ngắn
B, Cơ gấp các ngón dài
C, Cơ gấp ngón cái ngắn
D, Cơ gấp ngón cái dài
E, Cơ chày sau
Câu 14: Mất khả năng duỗi cẳng chân tại khớp gối là dấu hiệu của
liệt:
A, Cơ bán gân
B, Cơ may
C, Cơ thon
D, Cơ tứ đầu đùi
E, Cơ nhị đầu đùi
Câu 15: Cơ tham gia gấp mu chân và nghiêng bàn chân vào trong là:
A, Cơ mác dài
B, Cơ duỗi dài ngón cái


C, Cơ duỗi các ngón dài
D, Cơ mác ba
E, Cơ mác ngắn
Câu 16: Mô tả nào sau đây về lỗ gân khép là đúng?
A, Là một khe xẻ giữa cơ khép dài và cơ khép lớn
B, Là nơi mà động mạch đùi và 2 tĩnh mạch tùy hành động mạch đi
qua
C, Là nơi đi qua của TK bịt
D, Là đầu dưới của ống cơ khớp
E, Nằm ngang mức đường khe khớp gối
Câu 17: Mô tả nào sau đây về cơ tứ đầu đùi là đúng?
A, Có 4 đầu nguyên ủy bám vào 4 vị trí khác nhau của xương đùi
B, Chỉ có tác dụng duỗi cẳng chân tại khớp gối

C, Có tác dụng đối kháng với các cơ vùng đùi sau
D, Do TK đùi vaf TK bịt chi phối vận động
E, Bám tận vào xương bánh chè và chỏm xương mác
Câu 18: Mô tả nào sau đây về các cơ vùng cẳng chân sau là đúng
A, Chúng chỉ do nhánh của động mạch chày sau cấp máu
B, Chúng đều có đầu nguyên ủy bám vào xương chày và xương mác
C, Chúng đều do nhánh của thần kinh chày vận động
D, Chúng phủ kín mặt trong xương chày
E, Chúng đều không bám tận vào xương gót
Câu 19: Những mô tả nào sau đây về cơ mông to đều đúng TRỪ
A, Có nguyên ủy bám vào mào chậu và xương cùng
B, Trùm lên mặt sau TK ngồi


C, Bám tận vào hố mấu chuyển
D, Chỉ do TK mông dưới vận động
E, Chỉ chùm lên 1 phần cơ mông nhỡ
Câu 20: Những mô tả nào sau đây về cơ thắt lưng chậu đều đúng
TRỪ
A, Có nguyên ủy bám vào các đốt sống thắt lưng và bám tận vào
xương chậu
B, Có tác dụng gấp đùi vào thân
C, Do các nhánh của đám rối thắt lưng và một nhánh từ TK đùi vận
động
D, Có liên quan mật thiết với TK đùi ( Mạc bọc cơ bọc cả TK đùi)
E, Là gân gấp đùi mạnh nhất
Câu 21: Các cơ sau đây đều trực tiếp góp phần giữ vững khớp gối ,
TRỪ
A, Cơ dép
B, Cơ bán màng

C, Cơ may
D, Cơ tứ đầu đùi
E, Cơ nhị đầu đùi
Câu 22: Các cơ sau đây trực tiếp tạo nên thành của ống cơ khép TRỪ
A, Cơ may
B, Cơ rộng trong
C, Cơ khép dài
D, Cơ thon
E, Cơ khép lớn
Câu 23: Ống cơ khép chứa tất cả các cấu trúc sau TRỪ


A, ĐM đùi
B, TM đùi
C, TK hiển
D, TM hiển lớn
E, TK tới cơ rộng trong
Câu 24: Cơ nào thực hiện động tác xoay cẳng chân ra ngoài khi thực
hiện gấp nối
A, Cơ nhị đầu đùi
B, Cơ mông nhỡ
C, Cơ thắt lưng chậu
D, Cơ thẳng đùi
E, Cơ căng mạc đùi
Câu 25: Cơ nào là cơ gấp chính của đùi
A, Cơ nhị đầu đùi
B, Cơ mông nhỡ
C, Cơ thắt lưng chậu
D, Cơ thẳng đùi
E, Cơ căng mạc đùi

Câu 26: Cơ nào thực hiện động tác gấp đùi và duỗi cẳng chân
A, Cơ nhị đầu đùi
B, Cơ mông nhỡ
C, Cơ thắt lưng chậu
D, Cơ thẳng đùi
E, Cơ căng mạc đùi


Câu 27: Cơ nào có thể gấp và xoay trong đùi trong lúc chạy và leo
chèo
A, Cơ nhị đầu đùi
B, Cơ mông nhỡ
C, Cơ thắt lưng chậu
D, Cơ thẳng đùi
E, Cơ căng mạc đùi
Câu 28: Cơ nào giúp chống đỡ cho chậu hông
A, Cơ nhị đầu đùi
B, Cơ mông nhỡ
C, Cơ thắt lưng chậu
D, Cơ thẳng đùi
E, Cơ căng mạc đùi
Câu 29: Cấu trúc nào là chỗ bám tận của cơ mông lớn
A, Bao đùi
B, Mạc đùi
C, Dải chậu - chày
D, Dây chằng chày - thuyền
E, Dây chằng gót – mác
Câu 30: Cấu trúc nào có thể bị rách khi bong gân cổ chân ( do bàn
chân nghiêng mạnh vào trong)
A, Bao đùi

B, Mạc đùi
C, Dải chậu - chày
D, Dây chằng chày - thuyền


E, Dây chằng gót – mác
Câu 31: Cấu trúc nào được tạo nên bởi phần kéo dài của mạc ngang
và mạc chậu vào đùi
A, Bao đùi
B, Mạc đùi
C, Dải chậu - chày
D, Dây chằng chày - thuyền
E, Dây chằng gót – mác
Câu 32: Cấu trúc chứa ống đùi nhưng không chứa TK đùi
A, Bao đùi
B, Mạc đùi
C, Dải chậu - chày
D, Dây chằng chày - thuyền
E, Dây chằng gót – mác
Câu 33: Cấu trúc nào có lỗ TM hiển để TM hiển lớn đi qua
A, Bao đùi
B, Mạc đùi
C, Dải chậu - chày
D, Dây chằng chày - thuyền
E, Dây chằng gót – mác
Câu 34: Nếu mất cảm giác da và liệt cơ ở phía trong của gan chân,
TK bị tổn thương là
A, TK mác chung
B, TK chày



C, TK mác nông
D, TK mác sâu
E, TK chày trước
Câu 35: Liệt TK mác sâu gây ảnh hưởng trầm trọng đến cử động :
A, Gấp gan chân
B, Gấp mu chân
C, Dạng các ngón chân
D, Nghiêng ngoài bàn chân
E, Khép các ngón chân
Câu 36: Tổn thương TK đùi dẫn đến
A, Liệt cơ thắt lưng lớn
B, Mất cảm giác da ở bờ ngoài bàn chân
C, Mất cảm giác vùng da phủ trên mấu chuyển lớn
D, Liệt cơ may
E, Liệt cơ căng mạc đùi
Câu 37: Bệnh nhân không thể nghiêng bàn chân vào trong là biểu
hiện tổn thương của
A, Các TK mác nông và sâu
B, Các TK mác sâu và chày
C, Các TK mác nông và chày
D, Các TK gan chân trong và ngoài
E, Các TK bịt và chày
Câu 38: Một BN bị mất cảm giác bờ ngoài ngón chân cái, bờ trong
ngón chân 2 và không thể gấp bàn chân về phía mu chân, là dấu hiệu
tổn thương của:
A, TK mác nông


B, TK gan chân ngoài

C, TK mác sâu
D, TK chày
E, TK cơ bụng chân
Câu 39: Khi TK mác chung bị đứt ở hố khoeo nhưng TK chày còn
nguyên vẹn, bàn chân sẽ có dấu hiệu
A, Gấp gan chan và nghiêng trong
B, Gấp mu chân và nghiêng ngoài
C, Gấp mu chân và nghiêng trong
D, Gấp gan chân và nghiêng ngoài
E, Chỉ gấp mu chân
Câu 40: Mất khả năng gấp cẳng chân có thể dẫn đến tổn thương của
tất cả các TK sau đây, TRỪ
A, Phần chày của TK gối
B, Phần mác chung của TK ngồi
C, TK mác sâu
D, TK đùi
E, TK bịt
Câu 41: Những mô tả sau đây về TK ngồi đều đúng, TRỪ
A, TK lớn nhất cơ thể
B, Chỉ vận động các cơ ở cẳng chân và bàn chân
C, TK hỗn hợp ( vừa vận động, vừa cảm giác)
D, Chạy sau cơ khép lớn và trước các cơ ụ ngồi – cẳng chân
E, Thường tận cùng ở đỉnh hố khoeo
Câu 42: Các cấu trúc sau đều đi dưới hãm gân duỗi trên hoặc dưới
cảu cổ chân, TRỪ


A, TK mác sâu
B, Cơ duỗi các ngón chân dài
C, ĐM mu chân

D, TK mác nông
E, Cơ mác ba
Câu 43: TK nào chi phối cho một cơ mà cơ đó cũng đã được TK ngồi
chi phối?
A, TK đùi
B, TK bịt
C, TK thẹn
D, TK mông trên
E, TK ngồi
Câu 44: TK đi vào vùng mông qua khuyết ngồi lớn và rời khỏi vùng
này ở bờ dưới của cơ mông lớn là:
A, TK đùi
B, TK bịt
C, TK thẹn
D, TK mông trên
E, TK ngồi
Câu 45: TK đi vào vùng mông qua khuyết ngồi lớn và ra khỏi vùng
này qua khuyết ngồi bé là:
A, TK đùi
B, TK bịt
C, TK thẹn
D, TK mông trên
E, TK ngồi


Câu 46: TK chi phối cho cơ căng mạc đùi là:
A, TK đùi
B, TK bịt
C, TK thẹn
D, TK mông trên

E, TK ngồi
Câu 47: TK chi phối cho cơ thon là
A, TK đùi
B, TK bịt
C, TK thẹn
D, TK mông trên
E, TK ngồi
Câu 48: Mô tả nào sau đây về TK hiển là đúng
A, Đi lên sau mắt cá trong
B, Đổ vào tĩnh mạch khoeo
C, Đi trước các lồi cầu trong của xương chày và xương đùi
D, Đi nông hơn mạc đùi
E, Chạy dọc theo các mạch đùi
Câu 49: Đứt dây chằng chỏm đùi dẫn đến tổn thương 1 nhánh của :
A, ĐM mũ đùi trong
B, ĐM mũ đùi ngoài
C, ĐM bịt
D, ĐM mông trên
E, ĐM mông dưới


Câu 50: Gãy cổ xương đùi ở người lớn dẫn tới hoại tử vô mạch chỏm
xương đùi do thiếu sự cấp máu từ:
A, Các ĐM bịt và mông dưới
B, Các ĐM mông trên và đùi
C, Các ĐM mông dưới và mông trên
D, Các ĐM mũ đùi ngoài và trong
E, Các ĐM mũ đùi trong và sâu
Câu 51: Mô tả sau đây là ĐM khoeo là đúng
A, Thành phần nằm trước nhất ( sâu nhất) và ngoài cùng trong số 3

thành phần đi qua hố khoeo
B, Có thể thắt được mà cẳng chân không bao giờ bị hoại tử nhờ có
vòng nối quanh khớp gối
C, Chạy theo đường nối góc trên với góc dưới trám khoeo trên suốt
đường đi
D, Chạy sát mặt sau cơ khoeo và tận cùng tại bờ dưới cơ này
E, Có 1 đoạn dài đi ở vùng đùi
Câu 52: Những mô tả sau đây về ĐM đùi đều đúng, TRỪ
A, ĐM mũ đùi ngoài
B, ĐM đùi
C, ĐM mũ đùi trong
D, Đm Chày trước
E, ĐM chày sau
Câu 53: Những mô tả sau đây về Đm đùi đều đúng, TRỪ
A, Có thể sờ thấy mạch đập ở tam giác đùi
B, Nằm ở giữa TK đùi và TM đùi khi đi qua tam giác đùi


C, Có nhánh nối với những nhánh của các ĐM chậu ngoài và chậu
trong
D, Chạy dọc theo đường kẻ nối điểm giữa nếp bẹn với xương bánh
chè
E, Bắt chéo trước TM đùi tại ống cơ khép
Câu 54: Những mô tả sau về ĐM mông trên và dưới đều đúng, TRỪ
A, Đều là nhánh của ĐM Chậu trong
B, Đều cấp máu cho cơ mông lớn
C, Đều đi qua khuyết ngồi lớn ở trên cơ hình quả lê
D, Đều đi cùng với 1 TK cùng tên
E, Tiếp nối với nhau qua các nhánh cơ
Câu 55: Những mô tả sau về ĐM chày trước đều đúng, TRỪ

A, Có toàn bộ chiều dài nằm ở vùng cẳng chân trước
B, Chạy theo một đường kẻ nối hõm trước chỏm xương mác với điểm
nằm giữa hai mắt cá
C, Chạy trong khe giữa các cơ vùng cẳng chân trước
D, Tiếp nối với các động mạch mu chân , chày sau và mác ở quanh
hai mắt cá
E, Tận cùng bằng cách liên tiếp với ĐM mu chân
Câu 56: Những mô tả sau đây về ĐM chày sau đều đúng, TRỪ
A, Đi cùng TK chày sau
B, Đi giữa cơ dép ( ở sâu) và cơ bụng chân ( ở nông )
C, Có thể sờ thấy mạch đập lúc đi giữa mắt cá trong và bờ trong gân
gót
D, Tận cùng bằng các ĐM gan chân trong và ngoài
E, Có nhánh bên lớn nhất là ĐM mác


Câu 57: Các mô tả sau đây về ĐM mu chân đều đúng, TRỪ
A, Bắt đầu ở trước khớp cổ chân
B, Là sự tiếp tục của ĐM Chày trước
C, Tách ra Đm mắt cá trước ngoài
D, Tận cùng bằng ĐM gan chân sâu
E, Tách ra ĐM cung
Câu 58: Tất cả các ĐM sau đây tham gia vào vòng nối chữ thập của
đùi, TRỪ
A, ĐM mũ đùi trong
B, ĐM mũ đùi ngoài
C, ĐM mông trên
D, ĐM mông dưới
E, ĐM xuyên thứ nhất
Câu 59: Những mô tả sau đây về TM hiển lớn đều đúng, TRỪ

A, TM nông dài nhất cơ thể
B, Chạy qua mạc sàng và lỗ TM hiển trước khi đổ vào TM đùi
C, Luôn đi trước mắt cá trong
D, Có thể sử dụng để tiêm hoặc truyền TM
E, Không tiếp nối với TM hiển bé và các TM sâu
Câu 60: Mô tả nào về xương vai là đúng
A, Thuộc loại xương ngắn
B, Tiếp khớp với xương cánh tay và cột sống
C, Tiếp khớp với xương đòn và mỏm cùng vai
D, Có một khuyết tại bờ trên ( Khuyết trên vai) ở ngay ngoài mỏm
quạ


E, Có 2 bờ và 3 góc
Câu 61: Mô tả nào sau đây về đầu gần xương cánh tay là đúng
A, Có một chỏm ngăn cách với phần còn lại của đầu gần bằng cổ
phẫu thuật
B, Nối với thân xương tại cổ giải phẫu
C, Các củ lớn và bé ngăn cách với nhau bằng rãnh gian củ
D, Khớp với xương vai bằng 1 khớp bản lề
E, Có chỗ bám tận cho cơ delta
Câu 62: Mô tả nào sau đây về đầu xa xương cánh tay là đúng
A, Có 1 hố duy nhất là hố vẹt
B, Có hai mỏm có thể sờ được ở dưới da là các mỏm trên lồi cầu
trong và ngoài
C, Tiếp khớp với xương quay tại ròng rọc và với xương trụ tại chỏm
con
D, Là nơi bám tận của các cơ vùng cánh tay trước
E, Không có chỗ bám cho đầu gân của các cơ cẳng tay
Câu 63: Mô tả nào sau đây về xương quay là đúng

A, Là một xương dài mà đầu gần to hơn đầu xa
B, Tiếp khớp với xương trụ bằng hõm khớp của mặt trên chỏm xương
quay
C, Có một cổ là nơi thắt hẹp giữa đầu xa và thân xương
D, Có 1 lồi củ ( Lồi củ xương quay) cho cơ nhị đầu bám
E, Tiếp khớp ở đầu xa với xương thang và xương thê
Câu 64: Mô tả nào sau đây về khuyết trụ của xương quay là đúng
A, Nằm ở đầu gần xương quay
B, Nằm ở mặt ngoài của đầu xa xương quay


C, Nằm ở mặt trong của đầu xa xương quay
D, Cùng với chỏm xương trụ tạo nên khớp quay trụ gần
E, Khớp với mỏm vẹt của xương trụ
Câu 65: Mô tả nào sau đây về xương trụ là đúng
A, Gồm 2 đầu và 1 thân xương hình trụ
B, Có 2 khuyết ở đầu trên là khuyết ròng rọc và khuyết quay
C, Có một mỏm trâm ( mỏm trâm trụ) ở thấp hơn mỏm trâm quay
D, Tiếp khớp với đầu xa xương quay tại mỏm vẹt
E, Có đầu gần nhỏ hơn đầu xa
Câu 66: Khi bàn tay ở tư thế ngửa, Xương quay tiếp khớp ở khớp
quay - cổ tay với xương nào trong các xương sau đây
A, Xương tháp và xương thang
B, Xương nguyệt và xương thang
C, Xương nguyệt và xương thuyền
D, Xương thuyền và xương móc
E, Xương cả và xương thuyền
Câu 67: Mô tả nào sau đây về các cơ ở bàn tay là đúng
A, Cơ khép ngón cái được chi phối bởi TK giữa
B, Các cơ mô cái được chi phối bởi 1 TK đến từ bó sau của đám rối

cánh tay
C, Các cơ giun có nguyên ủy bám vào các gân của cơ gấp các ngón
nông
D, Cơ cơ gian cốt mu tay giúp gấp các khớp đốt bàn tay – đốt ngón
tay và duỗi các khớp gian đốt ngón
E, Các cơ gian cốt gan tay dạng các ngón tay
Câu 68: Mô tả nào sau đây về cơ ngực nhỏ là đúng


A, Chia TK nách thành 3 phần
B, Tạo nên thành sau nách
C, Được bọc bởi cân mạc đòn - ngực
D, Có tác dụng nâng vai
E, Có đầu nguyên ủy của nó bám vào mỏm quạ
Câu 69: Một BN không thể gấp các khớp gian đốt ngón gần là do liệt
A, Các cơ gian cốt gan tay
B, Cơ gấp các ngón tay sâu
C, Cơ cơ gian cốt mu tay
D, Cơ gấp các ngón nông
E, Cơ cơ giun
Câu 70: Một BN không thể khép cánh tay chủ yếu là do liệt cơ
A, Cơ tròn nhỏ
B, Cơ trên gai
C, Cơ lưng rộng
D, Cơ đưới gái
E, Cơ dưới vai
Câu 71: Mô tả nào sau đây về các cơ của chi trên là đúng
A, Tất cả các cơ nội tại của mô cái bám tận vào nền đốt ngón gần
B, Tất cả các đầu của cơ nhị đầu cánh tay và cơ tam đầu cánh tay bám
vào xương vai

C, Ngón tay út không có cơ nào mang tên là cơ khép
D, Các gân cơ gấp các ngón sâu bám vào đốt giữa của các ngón tay
E, Các gân cơ gấp các ngón nông bám tận vào đốt xa của các ngón tay
Câu 72: Gãy xương đốt bàn tay thứ nhất có thể làm tổn thương


A, Cơ dạng ngón cái ngắn
B, Cơ gấp ngón cái ngắn ( đầu sâu)
C, Cơ đối chiếu ngón cái
D, Cơ khép ngón cái
E, Cơ gấp ngón cái ngắn ( đầu nông)
Câu 73: Mô tả nào sau đây về vị trí của hãm gân gấp cổ tay là đúng
A, Nằm nông hơn các TK trụ và giữa
B, Nằm sâu hơn các TK trụ và giữa
C, Nằm sâu hơn TK trụ và nông hơn TK giữa
D, Nằm sâu hơn TK trụ và nông hơn ĐM trụ
E, Nằm nông hơn TK trụ và sâu hơn TK giữa
Câu 74: Nếu thắt thân ĐM ngực- cùng vai không làm ảnh hưởng đến
A, Các nhánh cùng vai
B, Nhanh ngực
C, Nhánh đòn
D, Nhánh ngực trên
E, Nhánh Delta
Câu 75: Mô tả nào sau đây về Đm quay là đúng
A, Đi qua ống cổ tay
B, Đi cùng TK gian cốt ở sau cẳng tay
C, Là nguồn đưa máu chính đến cung gan tay nông
D, Tách ra ĐM chính ngón cái
E, Chạy về phía xa ở giữa cơ gấp các ngón nông và cơ gấp các ngón
sâu

Câu 76: ĐM nào sau đây là nhánh của ĐM cánh tay:


A, ĐM quắt ngược quay
B, ĐM quặt ngược trụ
C, ĐM bên trụ trên
D, ĐM mũ cánh tay sau
E, ĐM mũ cánh tay trước
Câu 77: ĐM nào sau đây không là nhánh của ĐM dưới đòn
A, Đm ngực trong
B, ĐM trên vai
C, ĐM sườn cổ
D, ĐM dưới vai
E, ĐM lưng vai
Câu 78: Mô tả nào sau đây về ĐM nách là đúng
A, Đi giữa cơ ngực lớn và cơ ngực bé
B, Được hai TM nách đi kèm
C, Nối ĐM dưới đòn với ĐM cánh tay
D, Chạy dọc bờ ngoài cơ quạ- cánh tay
E, Tận cùng tại bờ dưới cơ ngực bé
Câu 79: Mạch máu đầu tiên có khả năng bị tắc bởi cục máu đông từ
các TM sâu của chi dưới là:
A, Các nhánh của TM thận
B, Các nhánh của ĐM vành
C, Các mao mạch dạng xoang của gan
D, Các nhánh của các TM phổi
E, Các nhánh của các ĐM phổi
Câu 80: Mô tả nào sau đây về đám rối cánh tay là đúng



A, Chỉ chứa các sợi TK có nguồn gốc từ rẽ trước các TK sống
B, Chỉ chứa các sợi TK bắt nguồn từ các nhánh ( ngành ) trước của
TK sống
C, Mỗi thân được tạo nên bởi các sợi bắt nguồn từ trên một nhánh
trước TK sống
D, Tất cả các thân trực tiếp tách ra các nhánh cơ
E, Mỗi rễ của đám rối được tạo nên bởi các sợi bắt nguồn từ trên một
ngành trước TK sống
Câu 81: Mô tả nào sau đây về TK trụ là đúng
A, Chạy dọc bên trong ( liên quan với) 3 ĐM lớn của chi trên
B, Vận động cơ gấp cổ tay trụ và cơ duỗi của tay trụ
C, Vận động 1 nửa số cơ nội tại của bàn tay
D, Chạy sát dọc ĐM trụ từ nguyên ủy tới nơi tận cùng của ĐM này
E, Chỉ chứa các sợi vận động
Câu 82: Mô tả nào sau đây về TK quay là đúng
A, Đi qua tam giác cánh tay tam đầu cùng động mạch bên trụ trên
B, Vận động toàn bộ các cơ ở nặt sau cánh tay và cẳng tay
C, Đi qua rãnh giữa mỏm trên lồi cầu ngoài và mỏm khuỷu
D, Đi qua rãnh nhị đầu ngoài cùng ĐM quay
E, Không nằm sát xương cánh tay
Câu 83: Mô tả nào sau đây về TK cơ bì là đúng
A, Phát sinh từ thân trên ĐRCT
B, Đi vào da cánh tay ngay sau khi xuyên qua cơ quạ - cánh tay
C, Vận động cho các cơ gấp cẳng tay
D, Cảm giác cho vùng da ở giữa mặt trước cẳng tay
E, Tận cùng bằng một nhánh cảm giác cho gan tay


Câu 84: Mô tả nào sau đây về TK nách là đúng
A, Là nhánh tận của bó ngoài ĐRCT

B, Đi qua lỗ tứ giác cùng ĐM dưới vai
C, TK vừa vận động vừa cảm giác
D, Chỉ vận động cho 1 cơ Delta
E, Vận động cho cơ delta và cơ trên gai
Câu 85: Mô tả nào sau đây về TK bì cẳng tay trong là đúng
A, Chỉ cảm giác cho da vùng mặt trong cẳng tay
B, Bắt chéo trước ĐM cánh tay trên đường đi xuống
C, Không liên quan đến Tm nền trên đường đi
D, Tách ra từ bó trong ĐRCT
E, Là nhánh bên của TK trụ
Câu 86: Mô tả nào sau đây về TK giữa là đúng
A, Luôn đi theo đường dọc giữa cánh tay, khuỷu và cẳng tay
B, Thường bắt chéo sau ĐM cánh tay
C, Vận động cho tất cả các cơ gấp cổ tay
D, Cảm giác cho hầu hết da gan bàn tay và gan các ngón tay
E, Là nhánh tận của bó sau ĐRCT
Câu 87: Có tác dụng gấp cẳng tay nhưng không do các TK cơ bì, giữa
và trụ chi phối là
A, Cơ gấp các ngón tay dài
B, Cơ cánh tay – quay
C, Cơ cánh tay
D, Cơ duỗi các ngón tay dài


E, Cơ nhị đầu cánh tay
Câu 88: Một BN bị tổn thương nặng TK quay cho gãy 1/3 dưới
xương cánh tay sẽ có triệu chứng
A, Mất duỗi cổ tay, dẫn đến bàn tay rơi
B, Cử động sấp cẳng tay yếu đi
C, Mất cảm giác mặt gan tay ngón cái

D, Không thể đối chiếu ngón cái
E, Không thể dạng các ngón tay dài ( 2 – 5 )
Câu 89: Tổn thương TK quay dẫn đến tình trạng
A, Bàn tay hình móng vuốt
B, Bàn tay rơi
C, Bàn tay khỉ
D, HC ống cổ tay
E, Dễ gấp các ngón tay
Câu 90: Nhóm TK sau liên quan mật thiết với xương cánh tay và có
thể bị tổn thương khi gãy xương này
A, Nách, cơ bì, quay
B, Nách, giữa, trụ
C, Nách, quay, trụ
D, Nách giữa, cơ bì
E, Giữa, quay, trụ
Câu 91: Tổn thương TK trụ gây liệt cơ nào trong các cơ sau đây
A, Các cơ gian cốt gan tay và cơ khép ngón cái
B, Các cơ gian cốt mu tay và 2 cơ giun bên ngoài
C, Hai cơ giun bên trong và cơ đối chiếu ngón cái


D, Cơ dạng ngón cái ngắn và các cơ gian cốt gan tay
E, Các cơ giun 1 và 4
Câu 92: Một vết thương do dao đâm làm đứt ĐM mũ cánh tay sau ở
lỗ tứ giác có thể gây ra tổn thương
A, TK quay
B, TK nách
C, TK ngực lưng
D, TK trên vai
E, TK phụ

Câu 93: Một người tai nạn ôtô bị liệt tất cả các cơ dạng cánh tay,
thành phần ĐRCT bị tổn thương là
A, Thân giữa và bó sau
B, Thân giữa và bó ngoài
C, Thân dưới và bó ngoài
D, Thân trên và bó sau
E, Thân dưới và bó trong
Câu 94: Một tổn thương TK quay khi nó đi trong rãnh ở mặt sau
xương cánh tay gây ra:
A, Tê ở mặt trong cẳng tay
B, Không thể đối chiếu ngón cái
C, Yếu trong sấp cẳng tay
D, Yếu trong dạng cánh tay
E, Không thể duỗi bàn tay
Câu 95: Một BN có gãy gian lồi cầu xương cánh tay không thể vận
động được cơ bám tận vào xương đậu, TK bị tổn thương nhất là
A, TK quay


×