Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua bài dạy hoá học lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (737.02 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC………… ………………………………………...1
1. Mở đầu……………………………………………………...2
1.1. Lí do chọn đề tài.......................................................... .......2
1.2 Mục đích nghiên cứu............................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu..........................................................3
1.4.Phương pháp nghiên cứu......................................................3
2. Nội dung.................................................................................3
2.1. Cơ sở lí luận.........................................................................3
2.2.Thực trạng ...........................................................................4
2.2.1Thuận lợi.............................................................................4
2.2.2. Khó khăn...........................................................................4
2.3 .Các giải pháp và tổ chức thực hiện.....................................5
2.3.1.Các giải pháp......................................................................5
2.3.2Các biện pháp để tổ chức thực hiện.....................................6
2.4. Hiệu quả của SKKN...........................................................18
3. Kết luận...................................................................................19
3.1 Kết luận.................................................................................19
3.2. Kiến nghị..............................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................21
DANH MỤC SÁNG KIẾN.........................................................22

1


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, giáo dục môi trường được xem là nhiệm vụ vô cùng
quan trọng của Nhà nước ta và các nước trên thế giới, bởi lẽ đó là việc làm để bảo tồn
và phát triển bền vững “cái nôi của nhân loại”.


Giáo dục môi trường trong nhà trường lại càng có ý nghĩa quan trọng, được xem
là một trong những biện pháp hàng đầu để bảo vệ môi trường có hiệu quả. Giáo dục
môi trường sẽ giúp con người có nhận thức đúng đắn về môi trường, về việc khai thác
sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và có ý thức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi
trường. Nhà trường là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những người chủ tương lai của đất nước,
những người sẽ làm nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục sau này. Nếu họ có đầy đủ những
nhận thức về bảo vệ môi trường, thì từ khi đang học trên ghế nhà trường và cho đến
khi ra đời, dù họ làm việc gì, ở bất cứ nơi đâu, bất kì cương vị hoạt động nào, cũng đều
có thể thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả. Được dự đoán là
một trong những vấn đề có khả năng cao sẽ xuất hiện trong đề thi THPT Quốc gia
2019, nội dung giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ được đề cập đến trong các đề thi
môn xã hội mà học sinh còn phải vận dụng kiến thức xã hội để làm đề tự nhiên.
Hóa học là một khoa học thực nghiệm, một trong những mục tiêu của dạy học hóa
học ở nhà trường là ngoài việc cung cấp kiến thức lí thuyết bộ môn còn phải tạo điều
kiện cho học sinh phát triển tư duy và kĩ năng thực hành hóa học, từ đó có khả năng
vận dụng những kiến thức khoa học vào cuộc sống. Thực tế dạy học hóa học ở nhiều
trường phổ thông hiện nay vẫn đang ở tình trạng “lí thuyết chưa gắn liền thực nghiệm,
thực tiễn cuộc sống”. Có nhiều nguyên nhân: do kết cấu nội dung chương trình sách
giáo khoa đang có nhiều bất cập giữa lí thuyết và thực hành, cơ sở vật chất phương
tiện thí nghiệm không được đầu tư đúng mức, việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập
của học sinh cũng chưa có hoặc rất ít nội dung thực hành. Ngoài ra, về phía giáo viên
phần nhiều có tâm lí “ngại” biểu diễn thí nghiệm trong các giờ dạy và có xu hướng
phổ biến “dạy chay”. Vì vậy hầu như rất ít giáo viên thực hiện được các thí nghiệm
cần thiết trong toàn bộ chương trình hóa học ở tất cả các lớp. Hậu quả của thực tế dạy
học trên dẫn đến hạn chế sự phát triển tư duy và kĩ năng thục hành hóa học của học
sinh, dần dần làm mất đi những hiểu biết sáng tạo vốn rất lí thú của bộ môn khoa học
thực nghiệm. Để khắc phục tình trạng trên, nhằm từng bước nâng cao chất lượng dạy
và học hóa học ở trường phổ thông, bên cạnh việc tăng cường sử dụng thí nghiệm
trong các giờ dạy lí thuyết hoặc giờ thực hành còn đòi hỏi giáo viên phải thường xuyên
sử dụng và thiết kế câu hỏi liên quan đến các tình huống thực tiễn, bảo vệ môi trường

trong dạy học hóa học để học sinh có điều kiện phát triển tư duy và làm cho môn Hóa
học ngày càng gần gũi, thiết thực với đời sống và tạo hứng thú cho học sinh khi học.
Từ những lí do trên tôi chọn đề tài “Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường
cho học sinh thông qua bài dạy hoá học lớp 10”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu để phục vụ cho việc giảng dạy tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi
trường của môn hóa học lớp 10 trung học phổ thông. Nghiên cứu để phục vụ cho các
thế hệ học sinh mai sau khi rời ghế nhà trường, là những công dân mới sẽ và đã giữ
gìn bảo vệ môi trường. Góp phần cùng giáo dục mọi người xung quanh thấy được bảo
vệ môi trường là yêu cầu cấp thiết nhất hiện nay.

2


Nghiên cứu để phân tích, đánh giá các yếu tố, các chỉ số có liên quan tác động.
Trên có sở đó rút ra các kết luận cần thiết nhất.
Nghiên cứu để làm rõ nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt là gắn giáo dục với bảo
vệ môi trường khi còn trong lứa tuổi học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Hệ thống các hiện tượng, bài tập thực tiễn về nội dung giáo dục bảo vệ môi trường
trong chương trình môn hóa học lớp 10.
1.4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Phân tích và hệ thống hóa các tài liệu
có liên quan đến đề tài trên báo chí và nhiều tài liệu khác.
- Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành thí nghiệm ở các giờ dạy trên lớp
từ bản thân và các đồng nghiệp.
- Phương pháp điều tra học sinh.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Tổng quan về giáo dục bảo vệ môi trường

a. Ô nhiễm môi trường là gì ?[4]
Ô nhiễm môi trường là làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu
chuẩn môi trường, làm thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp tới các đặc tính vật lí, hóa
học, sinh học… của bất kì thành phần nào trong môi trường. Chất gây ô nhiễm
chính là nhân tố làm cho môi trường trở nên độc hại hoặc có tiềm ẩn nguy cơ gây
độc hại, nguy hiểm đến sức khỏe con người và sinh vật trong môi trường đó.
b. Giáo dục môi trường là gì ?[4]
Là một quá trình nhằm phát triển ở người học sự hiểu biết và quan tâm trước những
vấn đề của môi trường: kiến thức, thái độ, hành vi, trách nhiệm và ký năng để tự mình
và cùng tập thể đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề môi trường trước mắt
cũng như lâu dài.
c. Tại sao cần tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào trong giảng dạy Hóa học ở
trường THPT ?[9]
Môi trường hiện tại đang có những thay đổi bất lợi cho con người, đặc biệt là
những yếu tố mang tính chất tự nhiên như là đất, nước, không khí, hệ động thực vật.
Tình trạng môi trường thay đổi và bị ô nhiễm đang diễn ra trên phạm vi mỗi quốc gia
cũng như trên toàn cầu. Chưa bao giờ môi trường bị ô nhiễm nặng như bây giờ, ô
nhiễm môi trường đang là vấn đề nóng hổi trên toàn cầu. Chính vì vậy việc giáo dục
bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ thiên nhiên, tài nguyên đa dạng sinh học nói
riêng, là vấn đề cần thiết, cấp bách và bắt buộc khi giảng dạy trong trường phổ thông,
đặc biệt với bộ môn Hóa học thì đây là vấn đề hết sức cần thiết. Vì nó cung cấp cho
học sinh những kiến thức cơ bản về môi trường, sự ô nhiễm môi trường… tăng cường
sự hiểu biết về mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với tự nhiên trong sinh
hoạt và lao động sản xuất, góp phần hình thành ở học sinh ý thức và đạo đức mới đối
với môi trường, có thái độ và hành động đúng đắn để bảo vệ môi trường. Vì vậy giáo

3


dục bảo vệ môi trường cho học sinh là việc làm có tác dụng rộng lớn nhất, sâu sắc và

bền vững nhất.
2.1.2. Quan niệm về dạy học tích hợp [6 ]
Đó là việc giáo viên sử dụng phương pháp dạy học để thực hiện nội dung dạy học
được tích hợp trong chương trình theo mức độ liên hệ, lồng ghép (tích hợp bộ phận),
hoặc tích hợp toàn phần. Trong quá trình xây dựng sách giáo khoa các môn học, các
tác giả có thể đã thực hiện tích hợp kiến thức để thực hiện mục tiêu giáo dục, nhưng
không thể đầy đủ và luôn phù hợp với mọi đối tượng học sinh. Vì vậy trong quá trình
dạy học đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu để tích hợp các nội dung này cho phù hợp
và phong phú hơn.
2.2. Thực trạng Dạy và Học Hóa học ở trường THPT
2.2.1.Thuận lợi
- Năm học 2018- 2019 là năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng
giáo dục với điểm nhấn là đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, chủ
động của học sinh, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn
- Bản thân giáo viên thường xuyên học hỏi qua rút kinh nghiệm các tiết dự giờ,
thanh tra, các lớp chuyên đề nên việc tiếp cận với phương pháp dạy học mới được ứng
dụng có hiệu quả.
- Hiện nay, chủ đề GDMT đã và đang được phổ biến rộng rãi trong nhà trường nên
việc kết hợp giáo dục sẽ được đồng bộ, hiệu quả giáo dục cao hơn.
- Gây được sự hứng thú, ngạc nhiên, với các kiến thức mới lạ , vì vậy dễ dàng lôi
kéo sự tham gia của học sinh vào tiết học, tạo cho học sinh sự hào hứng làm cho tiết
học sinh động hơn.
2.2.2. Khó khăn
- Nhiều giáo viên chưa quan tâm đúng mức đối tượng giáo dục: Chưa đặt ra cho
mình nhiệm vụ và trách nhiệm nghiên cứu, hiện tượng dùng đồng loạt cùng một cách
dạy, một bài giảng cho nhiều lớp, nhiều thế hệ học trò là không ít. Việc sử dụng kiến
thức Hoá học có nội dung liên quan đến giáo dục vệ bảo vệ môi trường còn hạn chế.
Nếu có sử dụng cũng chỉ ở mức độ khiêm tốn.
- Một số học sinh còn rất mơ hồ trong việc nắm bắt các kiến thức, việc nắm bắt
kiến thức bộ môn hóa học của các em chỉ ở mức độ thấp đó là nắm các khái niệm, định

luật… một cách máy móc. Học sinh chưa biết và vận dụng những kiến thức vào đời
sống hàng ngày nên các em thấy khô khan, nhàm chán.
- Môn hoá học trong trường phổ thông là một trong môn học khó, nếu không có
những bài giảng và phương pháp hợp lý phù hợp với thế hệ học trò dễ làm cho học
sinh thụ động trong việc tiếp thu, cảm nhận. Đã có hiện tượng một số bộ phận học sinh
không muốn học hoá học, ngày càng lạnh nhạt với giá trị thực tiễn của hoá học .
- Mặt khác, ý thức của đại bộ phận dân Việt Nam về môi trường sống và về việc
bảo vệ môi trường còn rất thấp, chỉ thấy được những lợi ích trước mắt, chưa thấy
được những nguy cơ mà thế hệ sau phải gánh chịu.
Khảo sát về thái độ và kết quả học tập của 2 lớp khối 10 như sau

4


SL

Lớp

Học sinh

Rất thích học

Bình thường

Không
học

thích

SL


%

SL

%

SL

%

10A1

40

4

10,0

20

50,0

16

40,0

10A2

38


5

13,2

15

39,5

18

47,3

Lớp

SL
học
sinh

Điểm
TB

dưới

Điểm TB

Điểm khá

Điểm
giỏi


SL

%

SL

%

S
L

%

SL

%

10A1

40

15

37,5

20

50,0


5

12,5

0

0

10A2

38

12

31,6

17

44,7

9

23,7

0

0

2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện
Trong dạy và học Hoá học, việc đưa các kiến thức về môi trường vào trong giờ

học sẽ giúp hoá học gần gũi với học sinh, tạo hứng thú đồng thời giúp các em hiểu
biết hơn về cuộc sống. Để thực hiện được, người giáo viên cần nghiên cứu kỹ bài
giảng, xác định được kiến thức trọng tâm, tìm hiểu, tham khảo các vấn đề về giáo
dục vệ sinh môi trường liên quan phù hợp với từng giờ học. Đôi lúc cần quan tâm
đến tính cách sở thích của đối tượng tiếp thu, hình thành giáo án theo hướng phát
huy tính tích cực chủ động của học sinh, phải mang tính hợp lý và hài hoà; đôi lúc
có khôi hài nhưng sâu sắc, vẫn đảm nhiệm được mục đích học môn hoá học.
2.3.1. Các giải pháp
- Phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường qua giờ học trên lớp và trong phòng thí
nghiệm.
Kiến thức về giáo dục môi trường được tích hợp và lồng ghép vào nội dung bài học
theo 3 mức độ: toàn phần, bộ phận, hoặc liên hệ.
- Phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động ngoài giờ, ngoại
khóa.
Trong nhà trường phổ thông, hoạt động ngoại khóa để giáo dục môi trường là hình
thức rất có hiệu quả, phù hợp với tâm lí học sinh, sự giáo dục của giáo viên và sự tiếp
nhận của học sinh rất nhẹ nhàng và sâu sắc.
- Phương pháp thí nghiệm:
Ở nơi có điều kiện, người ta tiến hành nhiều thí nghiệm ảo bằng cách mô hình hóa qua
chương trình phần mềm vi tính. Ví dụ: mô hình chu trình nước, mô hình sản xuất nước
sạch, mô hình về khí nhà kính…
- Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục
Môi trường có những vấn đề toàn cầu như tầng ozon, Trái đất nóng lên… nhưng cũng
là vấn đề rất gần gũi với học sinh như: không khí dễ thở, sân vườn sạch đẹp, nguồn
nước đã qua sử lý… các em có thể nhìn thấy, nhận biết kinh nghiệm thực tế. Giáo viên
cần tận dụng đặc điểm này để giáo dục các em.

5



- Phương pháp nêu gương
Hành vi của người lớn là tấm gương có ý nghĩa giáo dục trực tiếp đối với học sinh.
Muốn giáo dục học sinh có nếp sống văn minh, lịch sự đối với môi trường, trước hết
các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh cần phải thực hiện đúng các quy định bảo vệ
môi trường.
- Phương pháp tiếp cận kĩ năng sống bảo vệ môi trường.
Kĩ năng sống bảo vệ môi trường là khả năng ứng xử một cách tích cực đối với các vấn
đề môi trường.
Trong quá trình giáo dục, cần rèn luyện kĩ năng sống bảo vệ môi trường thông qua
việc luyện tập, xử lí các tình huống môi trường cụ thể
2. 3.2.Các biện pháp để tổ chức thực hiện
Một số nội dung giáo dục môi trường trong chương trình hoá học lớp 10 ( Ban cơ bản)
[3]
Chương/Bài
Chương 1.
Bài 2: Hạt
nhân nguyên
tử. Nguyên tố
hóa học.
Đồng vị

Địa chỉ tích Nội dung giáo dục môi trường
hợp
Kiến thức
Thái độ
Phần III.
Đồng vị

-Bảo vệ phóng xạ:
Tia phóng xạ gây

đột biến gen nên
gây bệnh ung thư
cho người, ảnh
hưởng nghiêm
trọng đến sức khỏe
người và động vật,
thực vật.

Ý thức được
lợi ích và
ảnh hưởng
xấu của tia
phóng xạ đối
với môi
trường sống.

- Nhận biết phóng
xạ là tác nhân gây
ô nhiễm môi
trường không khí,
đất, nước.

Ý thức được
ích lợi và
ảnh hưởng
xấu của quá
trình
sản
xuất hóa học,
đối với môi

trường sống.

- Nhận biết được
nguồn gây ô
nhiễm, chất thải
gây ô nhiễm.

- Có ý thức
bảo vệ môi
trường trong
cuộc sống và
trong việc

- Nhận biết được
chất gây ô nhiễm.

- Đề phòng hiểm
họa do rò rỉ hạt
nhân của các nhà
máy điện nguyên
tử.
Chương 4.
Phần I. Phản
Bài 17: Phản ứng oxi hoá
ứng oxi hóa – khử
khử.

Chương 5.
Bài 22: Clo


Phản ứng oxi hóakhử xảy ra trong
quá trình đốt cháy
nhiên liệu, sản xuất
hóa học gây sự ô
nhiễm môi trường
không khí, môi
trường đất, nước.

Phần I. tính - Khí clo với con
chất vật lí
người, động vât,
thực vật.
Phần V.
Điều chế

- điều chế khí clo

Tình cảm

- Biện pháp xử lí
chất thải nhà máy
điện nguyên tử là
cần đào sâu, chôn
chặt trong lòng
đất, khối bê tông.

- Đề xuất biện
pháp xử lí chất
thải trên cơ sở tính
chất lí, hóa học

của chúng.

- Khử chất thải
độc hại là khí clo,

6


trong phòng thí
nghiệm và biện
pháp bảo vệ môi
trường trong lớp
học.

học tập hóa
học.

hợp chất của clo
bằng nước vôi.

- Vận dộng
mọi người
thực hiện.

- Sản xuất clo
trong công nghiệp
và vấn đề ô nhiễm
môi trường không
khí.
Chương 5.

Bài 23:
Hiđroclorua.
Axit clohiđric
và muối
clorua.

Phần I.
Hiđroclorua

Vận dụng
tính chất của
HCl và muối
- Tính chất
clorua để đề
Phần II
xuất biện
1. Tính chất Cách nhận biết pháp bảo vệ
môi trường.
2. Sản xuất được chất ô nhiễm:
trong công dung dịch axit HCl
và muối clorua tan
nghiệp
trong nước bằng
thuốc thử AgNO3.

- Nhận biết nguồn
và tác nhân gây ô
nhiễm môi trường
của HCl.


Chương 5.
Bài 24: Sơ
lược về hợp
chất chứa oxi
của clo

I. Nước
Giaven

Chương 5.

Phần I,II,
III.

Bài 25 : Flobrom – iot.
Tư liệu: Hợp
chất CFC.
Bài đọc
thêm: ô
nhiễm đất do
phân bón hóa
học và thuốc
bảo vệ thực
vật.

II. Clorua
vôi

Mục tính
chất vật lí.


Biết được sản xuất
HCl và
axitclohiđric sẽ có
chất thải gây ô
nhiễm môi trường.

- Đề xuất giải
pháp khử chất thải
độc hại là HCl và
các chất khác có
liên quan.

Hiểu được nước
Giaven và clorua
vôi có tác dụng
khử trùng, diêt
khuẩn, nấm mốc,
khử chất thải độc
hại để bảo vệ môi
trường trong sạch.

Có ý thức sử
dụng chất
khử trùng có
hiệu quả.

- Nhận biết được
chất dùng để khử
trùng, diệt khuẩn.


Biết được flo,
brom có độc tính
gây hại cho sức
khỏe của con
người, động, thực
vật.

- Có ý thức
làm thí
nghiệm
thành công,
an toàn với
brom, iot.

- Tiến hành làm
việc an toàn với
hóa chất.

- Tác dụng của flo
với các chất rất
mãnh liệt, dễ gây
nổ mạnh ngay cả
trong bóng tối gây
nguy hiểm đến tính
mạng con người.

- Sử dụng phân
bón, thuốc trừ sâu
đúng liều lượng,

đúng phương
pháp.

- Có ý thức
sử dụng an
toàn, có hiệu - Xác định tác
quả thuốc
nhân gây ô nhiễm
bảo vệ thực
môi trường
vật, phân
bón hóa học
giảm ô
- hợp chất CFC
gây nên sự phá hủy nhiễm không
khí, đất,
tầng ozon.

7


Sử dụng phân bón nước.
hóa học, thuốc bảo
vệ thực vật dễ gây
nên sự ô nhiễm đất,
nước, không khí.
Chương 6
Bài 29: Oxiozon

II. Ozon

trong tự
nhiên

Hiểu được:
- Vai trò của oxiozon với môi
trường sống.
- Vai trò của tầng
ozon là ngăn
không cho tia cực
tím chiếu xuống
Trái đất gây hại
cho người, động
vật, thực vật.

Giữ gìn môi -Xác định tác nhân
trương trong phá hủy tầng ozon.
sạch
-Xác định giải
pháp giữ gìn tầng
ozon.

- Sự phá hủy tầng
ozon và hậu quả
đối với môi trường.
Chương 6.

Phần A, B

Bài 32:
Hiđrosunfua

H2S. Lưu
huỳnh đioxit
SO2. Lưu
huỳnh trioxit
SO3

I. Tính chất - H2S, SO2, SO3 có
vật lí
gây độc hại cho
con người. Là một
trong những
nguyên nhân gây
mưa axit.

Chương 6.

I. Axit
sunfuric

Bài 33: Axit
sunfuric và
muối sunfat

Biết được:

Có ý thức
khử chất độc
hại sau thí
nghiệm để
chống ô

nhiễm

- xác định tác nhân
độc hại, gây ô
nhiễm.

Có ý thức
giữ gìn an
toàn khi làm
việc với
H2SO4 đặc

- Xác định được
nguồn gây ô
nhiễm và chất thải
gây ô nhiễm.

- khử chất thải,
độc hại sau thí
nghiệm.

- Cách xử lí chất
thải là H2S, SO2,
SO3 bằng nước vôi.

1. Tính chất
vật lí

Hiểu được:
H2SO4 nhất là

H2SO4 đặc gây
bỏng nặng, làm
hỏng các giác quan
khi tiếp xúc với nó.
- Chất thải gây ô
nhiễm môi trường
do sản xuất H2SO4
và phân
supephotphat.

- Biết giải pháp
chống ô nhiễm ở
phòng thí nghiệm,
nơi sản xuất.
- Nhận biết chất
thải trong thực
tiễn.

- Nhận biết axit
H2SO4 và ion
sunfat trong dung

8


dịch hoặc trong
chất thải.
Chương 6.
Bài 35: Bài
thực hành số

5: Tính chất
các hợp chất
của lưu
huỳnh

Toàn bàichú ý trong
quá trình
thao tác thí
nghiệm phải
quan tâm
đến việc xử
lí chất.Tránh
thoát khí, hít
phải khí
độc.

Củng cố những
hiểu biết về tính
chất của H2S, SO2,
H2SO4 là những
chất thải gây ô
nhiễm.

- Khử chất thải
H2S, SO2, H2SO4
độc hại sau khi
làm thí nghiệm.

Trên cơ sở những nội dung này tôi lồng ghép vào bài dạy và thiết kế các bài tập
hoá học liên quan đến thực tế về giáo dục bảo vệ môi trường nhưng không quá xa rời

nội dung chương trình hoá học.
a.Lồng ghép vào bài dạy vấn đề bảo vệ môi trường
“Trăm nghe không bằng một thấy”. Thật vậy, lời nói của giáo viên dù có thu hút,
thuyết phục đến bao nhiêu cũng không bằng những hình ảnh thật, sinh động mà học
sinh thấy được. Giáo viên có thể sưu tầm và đưa vào những hiện tượng thực tế để minh
hoạ cho nội dung giáo dục môi trường, đó là biện pháp tốt vừa bổ sung tài liệu cho
sách giáo khoa, vừa gây hứng thú học tập cho học sinh.
Vấn đề 1: Ô nhiễm phóng xạ

Nhà máy điện hạt nhân Phòng Thành của Trung Quốc chỉ cách
chúng ta điểm gần nhất là khoảng 50km.
Phóng xạ là sự biến hóa tự phát đồng vị không bền của một nguyên tố hóa học
thành đồng vị của những nguyên tố khác. Các chất phóng xạ xâm nhập vào môi
trường bằng nhiều con đường khác nhau: từ các quá trình khai thác quặng tự nhiên,

9


các khí dung phóng xạ rơi xuống mặt đất từ các lớp trên của khí quyển, do các vụ nổ
hạt nhân, sử dụng đồng vị phóng xạ trong điều trị bệnh và nghiên cứu khoa học, làm
nguyên tử đánh dấu trong công nghiệp và nông nghiệp, từ các lò phản ứng hạt nhân.
Con người mắc nhiễm phóng xạ khi cơ thể bị chiếu phóng xạ hoặc sống trong
môi trường có chứa chất phóng xạ. Hậu quả của sự ô nhiễm phóng xạ đối với loài
người là tăng xác suất mắc bệnh ung thư, những bệnh liên quan đến di truyền, thể
hiện qua hiện tượng quái thai.
Ứng dụng: Vấn đề trên lồng ghép vào bài 2: Hạt nhân nguyên tử. Nguyên tố hóa
học, đồng vị. Qua đó học sinh biết được các tác hại của tia phóng xạ đối với con người
và môi trường.
Vấn đề 2: Khí Cl2, HCl gây ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm Cl2 và HCl , sinh ra nhiều ở các nhà máy đốt nhiên liệu hóa chất, đốt

than…thành phố là nơi tập trung nhiều các nhà máy đốt nhiên liệu là rất phổ biến nên
thải vào môi trường một lượng lớn Cl 2 và HCl gây bỏng đường hô hấp, gây bệnh về
phổi, làm cây chậm phát triển, sinh trưởng.
Giáo viên có thể giáo dục môi trường và tác hại của khí clo qua việc kể mẩu
chuyện quân Đức sử dụng clo trong chiến tranh .
Tháng 4 năm 1915, ở phòng tuyến phía Tây, quân Anh - Pháp đang giao chiến với
quân Đức. Quân Anh - Pháp đang bày trận chờ quân Đức, chuẩn bị tổng tiến công,
bỗng nhiên một đám khói màu lục bay đến bao trùm quân Anh - Pháp. Cái gì vậy? có
người ưỡn ngực hướng về làn khí lạ. Khi làn khí đã bao trùm, có người cố hít vài hơi
xem cái gì. Nhưng đột nhiên họ thấy mờ mắt, cổ họng nóng rát và đau. Toàn bộ trận
tuyến dài mấy chục cây số bỗng náo động kinh hoàng, nhiều người cứ tưởng trúng
pháp thuật của địch, ôm đầu bỏ chạy. Đến lúc này họ mới thấy làn khí màu vàng lục
này thật đáng sợ. Lần đánh khí độc này, quân Đức đứng ở trên cao, đầu chiều gió, bố
trí mấy ngàn thùng khí độc, phóng về phía liên quân Anh - Pháp 160 tấn khí Clo trong
thời gian 5 phút. Kết quả, 1,5 vạn người trúng độc; 5000 người chết, khiến trận
tuyến quân Anh - Pháp vỡ ra một khoảng trông dài 6km, quân Đức không tốn bao
công mà đạt được chiến thắng.
Ứng dụng: Vấn đề trên lồng ghép vào bài 22 clo và bài 23 Hiđroclorua, Axit
clohiđric qua đó học sinh biết tránh sự nhiễm độc Clo và hidroclorua và có những đề
xuất biện pháp bảo vệ môi trường.
Vấn đề 3: Ô nhiễm không khí, sự suy giảm tầng ozon
Khí quyển của chúng ta được chia thành nhiều tầng, trong đó có tầng ozon (cách
mặt đất khoảng 25 km. Tầng ozon có tác dụng quan trọng trong việc ngăn cản các tia
cực tím nguy hiểm từ mặt trời chiếu xuống trái đất.
Chính vì thế nên khi mà tầng ozon bị thủng thì sẽ gây ra hiện tượng một lượng lớn
tia cực tím sẽ chiếu xuống trái đất. Con người sống trên trái đất sẽ bị mắc nhiều chứng
bệnh như ung thư da, thực vật thì sẽ bị mất dần đi khả năng miễn dịch, các sinh vật ở
dưới biển cũng sẽ bị tổn thương và chết dần. Hiện nay, tầng ozon đã bị báo động là
đang “thủng” nghiêm trọng. Hiện tượng này được giải thích có nhiều nguyên nhân,
trong đó có một nguyên nhân là do các khí thải công nghiệp như CFC, NO2… Cơ chế

của sự phá hủy tầng ozon:

10


Lỗ thủng tầng ozone đang thu hẹp dần
Hợp chất CFC trước đây thường được sử dụng trong các bình xịt, tủ lạnh, máy điều
hòa không khí. Khi các phân tử CFC bay đến tầng bình lưu, bức xạ tia cực tím Mặt
Trời sẽ phân tách chúng thành những nguyên tử clo. Sau đó, nguyên tử clo tham gia
vào quá trình phá hủy phân tử ozon. "Chúng tôi biết rất rõ nguyên tử clo trong hợp
chất CFC là tác nhân làm thủng tầng ozon. Hiện tượng lỗ thủng tầng ozon hiện nay
đang bị thu hẹp là do hàm lượng clo trong khí quyển giảm xuống" - Susan Strahan nhà khoa học khí quyển tại Trung tâm không gian Goddard của NASA ở Greenbelt,
Maryland (Mỹ) - cho biết.
Tuy rằng chất CFC đã bị cấm sử dụng. Nhưng không phải vì thế mà tầng ozon
không tiếp tục bị thủng, lượng tàn dư của nó trong khí quyển vẫn còn, thêm vào đó các
oxit của nitơ và lưu huỳnh cũng có tác hại tàn phá tương tự.
Ứng dụng: Vấn đề trên lồng ghép vào bài Bài 25 : Flo-brom – iot. Qua đó học sinh
biết được sự nguy hiểm của việc suy giảm tầng ozon và có ý thức bảo vệ môi trường
như hạn chế sử dụng năng lượng hạt nhân, trồng cây xanh, bảo vệ rừng…Bảo vệ sức
khỏe như hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời từ 10 giờ đến 16 giờ.

11


Vấn đề 4: H 2 S – thủ phạm chính gây mùi hôi bãi rác.

Các hoạt động gây ô nhiềm của khí hidrosunfua

Các hoạt động làm giảm thiểu ô nhiễm của khí hydrosunfua
Mùi hôi bãi rác gây khó chịu cho người dân xung quanh chủ yếu bởi khí H2S. Đặc

trưng của loại khí này là có mùi trứng thối. Nồng độ H2S thông thường là khoảng 35

12


ppm. Nay khi ở nồng độ rất thấp (0,1 – 1 ppm), chúng đã gây mùi khó chịu. Bãi rác
chôn lấp thường thoát ra nhiều khí. Ở Việt Nam hầu hết đều là các bãi chôn lấp hở,
phát sinh một lượng khí lớn và gây mùi hôi cho không khí.
Khí H2S là khí rất độc hại, thường không có màu nhưng mùi rất khó chịu (mùi
trứng thối) gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Khí được
đưa vào khí quyển với 1 lượng rất lớn từ khí thải công nghiệp, sự thối rữa xác động vật
Vấn đề 5: Hiện tượng mưa axit.
Mưa axit là hiện tượng mưa mà trong nước mưa có độ pH dưới 5,6, được tạo ra bởi
lượng khí thải CO2, SO2 và NOx từ các quá trình phát triển sản xuất con người tiêu thụ
nhiều than đá, dầu mỏ và các nhiên liệu tự nhiên khác.
Mưa axit ảnh hưởng đến gần như mọi thứ. Từ thực vật, đất, cây cối đến các tòa nhà
và thậm chí nó có thể làm bức tượng bị biến dạng. Mưa axit tác động cực kì xấu đến
cây cối. Nó làm suy yếu chúng bằng cách bào mòn màng bảo vệ trên lá và làm chậm
quá trình phát triển của cây.
Theo EPA, có một số giải pháp để ngăn chặn mưa axit nhân tạo. Chúng ta cần hạn
chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch và tập trung vào các nguồn năng lượng bền vững hơn
như năng lượng mặt trời và gió.
Hơn nữa, bản thân mỗi người nên tự giác hạn chế sử dụng xe của mình. Hãy dùng
phương tiện giao thông công cộng, đi bộ, đi xe đạp hoặc đi chung xe. Mọi người cũng
có thể giảm việc sử dụng điện bởi nó được tạo ra chủ yếu từ nhiên liệu hóa thạch.
Hoặc chuyển sang phương án dùng năng lượng mặt trời.

13



Những tác hại của mưa axit
Ứng dụng : Vấn đề trên có thể lồng ghép vào bài 32: Hiđrosunfua H2S. Lưu huỳnh
đioxit SO2. Lưu huỳnh trioxit SO3 . Qua đó các em sẽ thấy được tác hại của sự ô
nhiễm môi trường, có ý thức bảo vệ môi trường và tuyên truyền với mọi người xung
quanh như không xả rác, xác động vật bừa bãi.
Vấn đề 6: Ô nhiễm đất nông nghiệp.
Đất có thể bị ô nhiễm tự nhiên do thành phần của nó. Từ quá trình hình thành vỏ trái
đất, đất đá đó chứa sẵn trong nó những kim loại nặng và á kim. Ở một liều lượng nhất
định trong khi khai thác sử dụng và qua các phản ứng hóa học tiếp theo, những kim
loại và những á kim đều độc hại với con người và động thực vật trên trái đất.

14


Một nguyên nhân gây ô nhiễm đất nông nghiệp hiện nay là do: sử dụng các loại thuốc
diệt cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng kích thích không đúng liều lượng và không
đúng quy định. Lượng tích tụ lâu dài của các nguồn này gây ô nhiễm nghiêm trọng tài
nguyên đất
Ứng dụng : Vấn đề trên có thể lồng ghép vào bài 33: Axit sunfuric và muối sunfat,
qua đó học sinh hiểu được cách sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hợp lý và
về áp dụng tại gia đình.
b. Một số bài tập liên quan đến nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.
Bài tập 1: [7] Những phát biểu nào sau đây về tính chất vật lí của clo là sai
A. là khí màu vàng lục, mùi xốc
B. khí clo rất độc, phá hoại niêm mạc đương hô hấp
C. nhẹ hơn không khí tan rất nhiều trong nước
D. tan nhiều trong dung môi hữư cơ
Đáp án: C
Bài tập 2: Khi mở vòi nước máy, nếu chú ý sẽ phát hiện mùi lạ. Đó là do nước máy
còn lưu giữ mùi chất sát trùng là clo và người ta giải thích khả năng diệt khuẩn của

nước clo là do
A. Clo độ nên có tính sát trùng.
B. Clo có tính oxi hóa mạnh.
C. Có HClO, chất này có tính oxi hóa mạnh.
D. Có oxi nguyên tử nên có tính oxi hóa mạnh.
Đáp án: C
Bài tập 3: Hiđro clorua là khí sinh ra trong quá trình nung đất sét để sản xuất gốm, tác
hại của khí HCl là.
A. gây ngột ngạt , khó thở, ,kích thích da, niêm mạc, phổi…
B. ngăn cản sự quang hợp , thụ phấn và tăng trưởng của cây trồng
C. A ,B đều đúng
D. A, B đều sai

15


Đáp án: A
Bài tập 4: Kinh nghiệm sử dụng nước javen là.
A. Đeo bao tay cao su, không pha javen với nước nóng, giữ trong bình kín, tránh
ánh nắng mặt trời và hơi nóng
B. Giữ trong bình kín, tránh ánh nắng mặt trời và hơi nóng, trộn chung với các thuốc
tẩy khác để tăng hoạt tính.
C. Pha javen với nước nóng , không nên ngâm quần áo trước để tránh mục vải.
D. Không pha javen với nước nóng, dùng càng nhiều càng tốt để tăng hiệu quả giặt
tẩy.
Đáp án: A
Bài tập 5: Chọn đáp án sai: ứng dụng của clorua vôi là để
A. tẩy trắng sợi, vải, giấy, tẩy uế các hố rác , cống rãnh
B. xử lí các chất độc
C. điều chế clo trong phòng thí nghiệm

D. tinh chế dầu mỏ
Đáp án: B
Bài tập 6: Sử dụng nước javen, clorua vôi để bảo vệ môi trường trong sạch nhờ tác
dụng
A. tẩy trắng
B. tẩy uế, diệt khuẩn
C. tính chế dầu mỏ
D. chế tạo diêm
Đáp án: B
Bài tập 7: Để hạn chế những ảnh hưởng xấu của nước javen, clorua vôi , chúng ta có
thể sử dụng những hoá chất thay thế không gây độc hại như.
A. NaOH
B. Chanh, giấm
C. Nước muối
D. Không có hoá chất thay thế
Đáp án: B
Bài tập 8: Nếu tiếp xúc với lâu dài, thường xuyên với nước javen có thể gây ra
A. vàng da, hơi thở có mùi clo, mệt mỏi, bất tỉnh, hôn mê.
B. chảy máu mũi , mù mắt, mất ngủ, mất khả năng tư duy
C. viêm da, rối loạn tiêu hoá, khuyết tật cho thai nhi khi người mẹ tiếp xúc nhiều
D. không ảnh hưởng tới sức khoẻ do nhà sản xuất đã tính toán nồng độ phù hợp
Đáp án: C
Bài tập 9: Người ta có thể sát trùng bằng dung dịch muối ăn NaCl, chẳng hạn như
hoa quả tươi, rau sống được ngâm trong dung dịch NaCl từ 10 – 15 phút. Khả năng
diệt khuẩn của dung dịch NaCl là do:
A. Dung dịch NaCl có thể tạo ra ion Cl- có tính khử
B. Dung dịch NaCl độc
C. Một lí do khác
D. Vi khuẩn bị mất nước do thẩm thấu
Đáp án: D

Bài tập 10: Bệnh fuorosis( bệnh chết răng) gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho dân cư
Ninh Hoà là do nguyên nhân nào sau đây.
A. Thực phẩm bị nhiễm độc thuốc trừ sâu
B. Nguồn nước bị ô nhiễm flo
C. Nước thải có hợp chất chứa oxi của clo vượt mức cho phép
D. Người dân không xử dụng kem đánh răng

16


Đáp án: B
Bài tập 11: Việc ngưng sử dụng freon trong tủ lạnh và máy lạnh là do nguyên nhân
nào sau đây.
A. freon phá huỷ tầng ozon gây hại cho môi trường
B. freon gây nhiễm độc nước sông, ao, hồ.
C. freon gây độc cho người sử dụng máy lạnh, tủ lạnh
D. freon đắt tiền nên giá thành sản phẩm cao
Đáp án: A
Bài tập 12: [3] Theo đánh giá của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Việt
Nam là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và
nước biển dâng. Chỉ tính riêng trong năm qua, chúng ta đã lần lượt trải qua các đợt
nắng nóng kỷ lục trong mùa hè ở miền Bắc và miền Trung, đợt rét kỷ lục trong mùa
đông ở miền Bắc, hạn hán và xâm nhập mặn kỷ lục ở Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và
Đồng bằng sông Cửu Long…
Nguyên nhân chính gây ra sự biến đổi này là các hoạt động kinh tế - xã hội của con
người làm phát thải các khí gây hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất nóng lên. Trong các
khí sau, khí nào không gây ra hiệu ứng nhà kính?
A. CO2

B. O2


C. O3

D. CH4

Đáp án : B
Bài tập 13:[3] Trước những hậu quả nặng nề mà biến đổi khí hậu gây ra, trong những
năm qua, các quốc gia trên thế giới đã cùng nhau nỗ lực để ngăn chặn và giảm thiểu
các tác động của biến đổi khí hậu thông qua cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường.Một
trong những văn bản đầu tiên có tính ràng buộc pháp lý trên phạm vi toàn cầu trong
lĩnh vực này là Nghị định thư Kyoto được ký kết vào năm 1997, với mục tiêu cắt giảm
lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính – nguyên nhân chính gây ra hiện tượng Trái Đất
nóng lên và làm nước biển dâng.Trong số các khí sau: CO2, N2, O2, N2O, CH4, CFC,
có bao nhiêu khí nằm trong danh sách mục tiêu cắt giảm của Nghị định thư Kyoto?
A. 4

B. 2

C. 3

D. 1

Đáp án : A
Bài tập 14: [3] Trong quá khứ, chất độc hexacloran (tên đầy đủ là 1,2,3,4,5,6 –
hexacloxiclohexan) có hiệu lực trừ sâu mạnh, từng được sử dụng phổ biến trong nông
nghiệp và làm dược phẩm (trị ghẻ, diệt chấy...).
Tuy nhiên, do là chất độc phân hủy rất chậm trong tự nhiên nên vào năm 2009,
hexacloran đã bị đưa vào danh sách của Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu
cơ khó phân hủy và bị cấm sử dụng tại 169 quốc gia trên thế giới.
Phần trăm khối lượng của clo trong hexacloran là?

A. 73,2%

B. 71,72%

C. 36,6%.

D. 35,86%.

Đáp án : A
Bài tập 15:[3] Dự án “Biến chất thải thành nguồn năng lượng sạch thông qua sử dụng
công nghệ khí sinh học” (gọi tắt là dự án Biogas) của Việt Nam đã 3 lần vinh dự được
nhận các Giải thưởng quốc tế uy tín bao gồm: Giải thưởng “Năng lượng toàn cầu” tại
Brussels - Bỉ năm 2006; Giải thưởng Ashden về “Năng lượng bền vững” tại London –

17


Anh năm 2010; Giải thưởng “Vì con người” tại Diễn đàn năng lượng thế giới, Dubai
năm 2012 nhờ tính hiệu quả và quy mô lợi ích mà nó mang lại.
Dự án đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và cải thiện mạnh mẽ môi trường
sống của hàng trăm ngàn người dân ở nông thôn, trong đó khí biogas sản xuất từ chất
thải chăn nuôi trở thành nguồn nhiên liệu trong sinh hoạt. Tác dụng của việc sử dụng
khí biogas là:
A. Giảm giá thành sản xuất dầu, khí.
B. Phát triển chăn nuôi.
C. Đốt để lấy nhiệt, đun nấu và thắp sáng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
D. Giải quyết công ăn việc làm ở khu vực nông thôn.
Đáp án : C
Bài tập 16:[3] Hiện nay, các nguồn năng lượng, nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ,
than đá, khí thiên nhiên… đang ngày càng cạn kiệt do bị khai thác quá mức. Để thay

thế một phần nhiên liệu hóa thạch trong sinh hoạt của người dân ở nông thôn, người ta
đã có giải pháp sản xuất khí metan bằng cách nào dưới đây?
A. Lên men các chất thải hữu cơ như phân gia súc trong hầm biogas.
B. Thu khí metan từ bùn ao.
C. Lên men ngũ cốc.
D. Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ.
Đáp án : A
Bài tập 17: Một trong những thách thức trong tương lai của loài người là tình trạng
khan hiếm và cạn kiệt năng lượng. Để đảm bảo sự phát triển của nhân loại được bền
vững, cần phải tiến hành thay thế dần việc sử dụng các nguồn năng lượng hóa thạch
bằng các nguồn năng lượng tái tạo hay còn gọi là năng lượng sạch. Trong số các nguồn
năng lượng: (1) thủy điện, (2) gió, (3) mặt trời, (4) hoá thạch; những nguồn năng
lượng sạch là:
A. (1), (2), (4).

B. (2), (3), (4).

C. (1), (3), (4).

D. (1), (2), (3).

Đáp án : D
Bài tập 18: Môi trường không khí, đất, nước… xung quanh các nhà máy công nghiệp
thường bị ô nhiễm nặng bởi khí độc, ion kim loại nặng và các hóa chất. Biện pháp nào
dưới đây không thể được sử dụng để giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường?
A. Thực hiện chu trình khép kín để tận dụng chất thải một cách hiệu quả.
B. Thay đổi công nghệ sản xuất để hạn chế chất thải độc hại.
C. Xả thải trực tiếp ra không khí, sông, biển để pha loãng chất thải độc hại.
D. Đầu tư hệ thống xử lý chất thải trước khi xả ra ngoài môi trường.
Đáp án : C

Bài tập 19: Các khí thải công nghiệp và của các động cơ ôtô, xe máy... là nguyên nhân
chủ yếu gây ra mưa axit. Những thành phần hóa học chủ yếu trong các khí thải trực
tiếp gây ra mưa axit là:
A. SO2, CO, NO.

B. SO2, CO, NO2.

C. NO, NO2, SO2.

D. NO2, CO2, CO.

Đáp án : C

18


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Trong năm học 2018-2019, tôi được nhà trường giao giảng dạy 2 lớp khối 10 với mặt
bằng học sinh các lớp tương đối đồng đều. Sau khi áp dụng đề tài vào giảng dạy tôi
nhận thấy một số hiệu quả sau:
-. Các em đã có sự thay đổi nhận thức về môi trường một cách rõ ràng, các em đã có
những hiểu biết sâu hơn, có những ý tưởng tốt cho những giải pháp bảo vệ môi trường.
- Các em nhận ra được các hành động thường ngày của mình cũng có thể góp phần hạn
chế sự ô nhiễm môi trường.
- Ý thức được nâng cao hơn, nên các em cũng thể hiện những hành động tích cực đối
vời môi trường xung quanh các em như: giữ vệ sinh lớp học, không xả rác bừa bãi,
tích cực xây dựng khuôn viên trường học xanh, sạch, đẹp,....
- Với các tiết học có sử dụng bài tập về bảo vệ môi trường, học sinh học tập rất sôi nổi,
hào hứng, tích cực tham gia hoạt động tìm ra kiến thức, do đó học sinh nắm được vấn
đề, hiểu rõ bài học hơn, biết cách giải quyết vấn đề trong học tập, từ đó các em trở nên

yêu thích môn học vốn dĩ rất khô khan và trừu tượng này.Chất lượng bộ môn hóa học
nói chung được nâng lên rất nhiều, trên gương mặt của các em không còn căng thẳng
mà đầy sự tự tin và hứng thú học tập. Tôi tin rằng mỗi giờ học sẽ vô cùng bổ ích và
thiết thực đối với các em.
Kết quả cụ thể được thể hiện ở bảng số liệu sau:

SL

Lớp

Học sinh

Rất thích học

Bình thường

Không
học

thích

SL

%

SL

%

SL


%

10A1

40

15

37,5

20

50,0

5

12,5

10A2

38

18

47,4

16

42,1


4

10,5

Lớp

SL
học
sinh

Điểm dưới
TB

Điểm TB

Điểm khá

Điểm giỏi

SL

%

SL

%

SL


%

SL

%

10A1

40

5

12,5

15

37,5

12

30,0

8

20

10A2

38


7

18,4

14

36,8

9

23,8

8

21

3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Trong quá trình giảng dạy cho học sinh, bên cạnh những kiến thức khoa học cơ bản,
giáo viên còn cần phải trang bị cho các em những tri thức thực tiễn, mang tính thời đại.
Giáo dục môi trường là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng và khẩn cấp.
Việc giáo dục ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường cho học sinh không phải là một
sớm, một chiều, do đó giáo viên cần kiên trì phối hợp với các chương trình tuyên
truyền, giáo dục cộng đồng của nhà nước ta. Hơn nữa, đây không chỉ là công việc của
các giáo viên giảng dạy bộ môn Hoá học mà là công việc chung của toàn thể những

19


người làm công tác giảng dạy ở tất cả các bậc học, cấp học. Do đó, cần có sự phối hợp

đồng bộ để việc giáo dục môi trường có hiệu quả hơn, góp phần cải thiện môi trường
sống của nhân loại, “cái nôi của xã hội loài người”.
Đối với mỗi giáo viên muốn nâng cao được chất lượng giảng dạy và tạo được sự
say mê hứng thú cho học sinh thì ngoài việc cần phải kiên trì, tâm huyết, say mê, sáng
tạo, nghiên cứu tài liệu, tiếp cận công nghệ thông tin để tìm hiểu, vận dụng sáng tạo
các phương pháp dạy học để có những bài giảng thu hút thì cần phải thường xuyên liên
hệ các bài học với thực tiễn cuộc sống, để làm cho bài học thêm sinh động hơn, giúp
học sinh có những hiểu biết và có kiến thức toàn diện hơn, đặc biệt là những môn học
thực nghiệm có liên quan đến thực tiễn cuộc sống như môn hoá học, nhằm mang lại
hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy.
Hệ thống các vấn đề và bài tập đưa ra đã đáp ứng được mục đích nghiên cứu:
- Đã giúp học sinh nắm chắc kiến thức lý thuyết, phát triển tư duy sáng tạo.
- Đã góp phần nâng cao hứng thú học tập, chất lượng tiếp thu kiến thức của học sinh.
-Đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học hoá học ở trường trung học phổ thông.
3.2. Kiến nghị
- Các trường trung học phổ thông nên được cung cấp đầy đủ trang thiết bị dạy và
học tốt hơn nữa đặc biệt môn hoá cần có phòng thực hành thí nghiệm.
-Nhà trường cần quan tâm hơn nữa trong công tác giáo dục bảo vệ môi trường gắn
với phong trào “xanh sạch đẹp”, phong trào “Trường học thân thiện học sinh tích cực”
- Đối với giáo viên giảng dạy bộ môn Hóa học cần nêu ra cho học sinh biết những
sự kiện ảnh hưởng đến bảo vệ môi trường mang tính chất thời sự nóng bỏng.

XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người viết


Đỗ Thị Hân

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. sách giáo khoa Hoá học 10, Nhà xuất bản Giáo Dục.
2. sách giáo viên hoá học 10, Nhà xuất bản Giáo dục.
3. Trang thư viện trực tuyến violet.vn
4. Duy Trinh, Hồng Vân (2005) Tri thức và kỹ năng bảo vệ môi trường, xây dựng
hành tinh xanh. NXB văn hóa thông tin.
5. 10 vạn câu hỏi vì sao hóa học, NXB dân trí.
6. Dạy học tích hợp và khả năng áp dụng vào thực tiễn Việt Nam,Kỷ yếu hội thảo,Hà
Nội 2008.
7 .Nguyễn Khắc Nghĩa (chủ biên) - Nguyễn Hoa Du (2007).Chuyên đề Hoá học và đời
sống.
8. Cao Cự Giác (2008). Phương pháp giải bài tập hoá học 10 tự luận và trắc nghiệm,
Tập 1. NXB Đại học Quốc gia, TpHCM.
9. Hoàng Thị Thuỳ Dương (2009). Tích hợp giáo dục môi trường thông qua hệ thống
bài tập thực tiễn chương Nito-photpho, Cacbon-Silic. Luận văn Thạc sĩ, ĐH Đồng
Tháp.

21


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN


Họ và tên tác giả:.....................Đỗ Thị Hân .......................................
Chức vụ và đơn vị công tác:. Giáo viên trường THPT 4 Thọ Xuân

TT

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá xếp Kết quả
loại
đánh giá
xếp loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh;
Tỉnh...)

Năm học
đánh giá
(A, B, hoặc xếp loại
C)

1.

Lồng ghép các hiện tượng
thực tiễn vào một số bài dạy
Hoá học lớp 11 nhằm tạo
hứng thú học tập cho học
sinh

Sở GD và ĐT


C

2013- 2014

2.

Lồng ghép các thí nghiệm vui Sở GD và ĐT
vào bài dạy hóa học nhằm tạo
hứng thú học tập cho học sinh

C

2015- 2016

3.

Tích hợp giáo dục vệ sinh an Sở GD và ĐT
toàn thực phẩm cho học sinh
thông qua bài dạy hoá học lớp
11

C

2016- 2017

----------------------------------------------------

22




×