Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

BT trắc nghiệm chương IV. Sinh sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.27 KB, 9 trang )

Câu 1 Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản:
A) Có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái
B) Cần có 2 cá thể trở lên
C) Chỉ cần có một cá thể có thể sinh ra các cá thể mới
D) Không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống cây mẹ
Đáp án D
Câu2 Hình thức sinh sản vô tính được thực hiện ở cây
A) lạc.
B) mía.
C) đỗ.
D) ngô.
Đáp án B
Câu 3 Trong hình thức sinh sản bào tử, cơ thể mới được hình thành từ
A) hợp tử.
B) thể giao tử.
C) thể bào tử.
D) bào tử.
Đáp án D
Câu 4 Cây nào sau đây có khả năng tạo ra những cơ thể mới từ một bộ phận của thân củ?
A) Khoai tây.
B) Cỏ tranh, tre.
C) Thuốc bỏng.
D) Rau má.
Đáp án A
Câu 5 Sinh sản gồm các hình thức:
A) Sinh sản phân đôi - sinh sản nẩy chồi
B) Sinh sản vô tính - sinh sản tái sinh
C) Sinh sản vô tính - sinh sản hữu tính
D) Sinh sản sinh dưỡng - sinh sản phân đôi
Đáp án C
Câu 6 Sinh sản vô tính ở thực vật gồm các hình thức:


A) Sinh sản tái sinh và hữu tính
B) Sinh sản bằng bào tử và sinh sản sinh dưỡng
C) Sinh sản sinh dưỡng và nhân giống vô tính
D) Sinh sản sinh dưỡng
Đáp án B
Câu 7 Ngoài tự nhiên, cây tre sinh sản bằng:
A) thân rễ.
B) rễ phụ.
C) lóng.
D) Đỉnh sinh trưởng.
Đáp án A
Câu 8 Hình thức nào sau đây là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên?
A) Cây mới được tạo ra từ chồi của cây này ghép lên thân của một cây khác.
B) Cây mới được mọc lên từ thân củ có sẵn trong đất.
C) Cây mới được tạo ra từ một đoạn thân củ có sẵn trong đất.
D) Cây mới được mọc lên từ những chồi mới trên gốc cây đã bị chặt.
Đáp án B
Câu 9 Chọn một cành khỏe, tốt, gọt lớp vỏ, bọc đất mùn quanh lớp vỏ bọc, sau 1 thời gian ra rễ cắt rời
đem trồng. Đây là hình thức sinh sản sinh dưỡng gì?
A) Ghép
B) Nuôi cấy mô.
C) Giâm
D) Chiết.
Đáp án D
Câu 10 Trong phương pháp nhân giống sinh dưỡng bằng ghép cành, mục đích quan trọng nhất của việc
buộc chặt cành ghép với gốc ghép là để:
A) nước di chuyển từ gốc ghép lên cành ghép không bị chảy ra ngoài.
B) cành ghép không bị rơi, dòng mạch gỗ dễ dàng di chuyển từ gốc ghép lên cành ghép, và nước di
chuyển từ gốc ghép lên cành ghép không bị chảy ra ngoài.
C) dòng mạch gỗ dễ dàng di chuyển từ gốc ghép lên cành ghép.

D) cành ghép không bị rơi.
Đáp án C
Câu 11 Thế nào là thụ phấn chéo?
A) Là sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng của hai hoa khác nhau một cách ngẫu nhiên.
B) Là hiện tượng hạt phấn của một hóa được chuyển tới đầu nhụy của một hoa khác cùng loài.
C) Là hiện tượng hạt phấn của một loài hoa được chuyển tới đầu nhụy của một hoa khác loài
D) Là sự thụ phấn do con người tiến hành trên cây trồng.
Đáp án B
Câu 12 Quá trình hình thành quả:
A) Noãn được thụ tinh phát triển thành quả chứa các hạt.
B) Noãn đã thụ tinh chứa hợp tử và tế bào tam bội phát triển thành quả.
C) Sau khi thụ tinh, đế hoa phát triển thành quả chứa bầu và noãn.
D) Bầu nhụy dày lên tạo thành các túi chứa hạt, bảo vệ hạt và giúp phát tán hạt.
Đáp án D
Câu 13 Mỗi tiểu bào tử đơn bội tiến hành nguyên phân để hình thành
A) giao tử đực.
B) các tiểu bào tử đơn bội.
C) hạt phấn.
D) tế bào sinh sản.
Đáp án C
Câu 14 Thế nào là tự thụ phấn?
A) Có sự kết hợp giữa giao tử đực với giao tử cái hình thành hợp tử.
B) Là hiện tượng hạt phấn của một hoa được chuyển đến đầu nhụy của chính hoa đó.
C) Là hiện tượng thụ phấn không có sự can thiệp của ngoại cảnh (ong, bướm, gió..)
D) Là hiện tượng hạt phấn của một hoa được chuyển tới đầu nhụy của hoa khác cùng loài.
Đáp án B
Câu 15 Thụ phấn là gì?
A) Là hiện tượng nhờ gió mà hạt phấn bay từ cây này sang cây khác.
B) Là hiện tượng con người thu hạt phấn rắc lên đầu nhụy của hoa.
C) Là quá trình vận chuyển hạt phấn từ bao phấn (nhị) đến núm nhụy.

D) Là hiện tượng côn trùng ăn mật hao mang từ cây này sang cây khác.
Đáp án C
Câu 16 Cây có hạt không nội nhũ là cây
A) Hai lá mầm.
B) Một lá mầm, Hai lá mầm hoặc Ba lá mầm, tùy từng loài.
C) Một lá mầm.
D) Một lá mầm và Hai lá mầm, tùy từng loài.
Đáp án A
Câu 17 Quá trình hình thành hạt:
A) Hợp tử phát triển thành lá mầm và nội nhũ bao quanh tạo thành hạt.
B) Noãn đã thụ tinh phát triển thành quả, còn tế bào tam bội phát triển thành hạt.
C) Noãn đã thụ tinh chứa hợp tử và tế bào tam bội phát triển thành hạt.
D) Hợp tử phát triển thành quả, quả phân chia thành các hạt.
Đáp án C
Câu 18 Cơ quan sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa là:
A) nhị.
B) hoa.
C) nhụy.
D) đài hoa.
Đáp án B
Câu 19 Ý nào sau đây không phải là vai trò của quả đối với sự phát triển của thực vật và đời sống con
người?
A) Tăng khả năng thích nghi của các thế hệ con cháu trong môi trường sống thay đổi.
B) Quả nhiều loài cây chứa các chất dinh dưỡng quý giá là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng quan
trọng cho con người.
C) Quả chứa hạt, bảo vệ hạt và giúp hạt phát tán.
D) Quả chín biến đổi màu sắc, xuất hiện mùi vị, hương thơm hấp dẫn động vật ăn quả giúp cho sự
phát tán nòi giống.
Đáp án A
Câu 20 Thụ phấn gồm có các hình thức

A) Tự thụ phấn - thụ tinh
B) Thụ phấn chéo - thụ tinh kép
C) Thụ tinh kép - tự thụ phấn
D) Tự thụ phấn - thụ phấn chéo
Đáp án D
Câu 21 Từ một tế bào mẹ (2n) trong bao phấn của nhị hoa qua giảm phân hình thành
A) 1 tế bào con.
B) 4 tế bào con.
C) 3 tế bào con.
D) 2 tế bào con.
Đáp án D
Câu 22 Ở thực vật, giao tử đực thụ tinh với trứng thực hiện bên trong của
A) đầu nhụy.
B) túi phôi.
C) bao phấn.
D) ống phấn.
Đáp án B
Câu 23 Sinh sản là gì?
A) Quá trình phân chia tế bào
B) Quá trình tạo ra những cây - con mới
C) Quá trình tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự phát triển liên tục của loài
D) Quá trình cơ thể lớn lên và sinh sản
Đáp án C
Câu 24 Giao tử cái có thể phát triển thành 1 cơ thể mà không qua thụ tinh, không có sự tham gia của giao
tử đực, được gọi là sinh sản:
A) Nảy chồi.
B) Phân mảnh.
C) Trinh sinh.
D) Phân đôi.
Đáp án C

Câu 25 Hình thức sinh sản vô tính nào sau đây dựa vào nguyên phân nhiều lần để tạo thành một chồi
con. Chồi con tách khỏi mẹ tạo thành cá thể mới?
A) Trinh sinh.
B) Nảy chồi.
C) Phân mảnh.
D) Phân đôi.
Đáp án B
Câu 26 Sinh sản vô tính ở động vật đa bào bậc thấp giống với sinh sản vô tính ở động vật đa bào bậc cao
là:
A) Cơ thể mới được hình thành từ một giao tử cái nhờ nguyên phân.
B) Cơ thể mới được hình thành từ phôi nhờ nguyên phân.
C) Cơ thể mới được hình thành từ sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái.
D) Cơ thể mới được hình thành từ một tế bào gốc ban đầu nhờ nguyên phân.
Đáp án D
Câu 27 Hình thức sinh sản vô tính nào sau đây dựa trên phân chia đơn giản tế bào chất và nhân?
A) Nảy chồi.
B) Trinh sinh.
C) Phân mảnh.
D) Phân đôi.
Đáp án D
Câu 28 Sự khác nhau giữa sinh sản vô tính ở thực vật và động vật là:
A) Ở động vật không có sinh sản vô tính bằng bào tử, ở thực vật không có sinh sản vô tính bằng
trinh sản.
B) Ở động vật không có sinh sản vô tính bằng sinh sản sinh dưỡng nhân tạo, còn ở thực vật có.
C) Ở động vật sinh sản vô tính bằng nẩy chồi và phân đôi là chủ yếu còn ở thực vật sinh sản sinh
dưỡng tự nhiên là chủ yếu.
D) Ở động vật số lượng sinh sản vô tính bằng sinh sản sinh dưỡng rất ít còn ở thực vật có nhiều.
Đáp án A
Câu 29 Thế nào là sinh sản bằng cách phân đôi ở động vật?
A) Là những động vật đơn bào thực hiện nguyên phân cho ra 2 tế bào mới phát triển thành cơ thể.

B) Là hình thức sinh sản của động vật bậc thấp trong điều kiện môi trường thuận lợi.
C) Là sinh sản bằng cách phân chia cơ thể thành 2 cơ thể mới có kích thước xấp xỉ nhau.
D) Là hình thức sinh sản của động vật nhờ quá trình nguyên phân và giảm phân.
Đáp án C
Câu 30 Trùng roi có hình thức sinh sản:
A) Trinh sinh.
B) Phân đôi.
C) Nảy chồi.
D) Phân mảnh.
Đáp án B
Câu 31 Người ta đã nuôi cấy da người để chữa cho các bệnh nhân bị bỏng da. Đây là hình thức:
A) Sinh sản phân mảnh.
B) Sinh sản nảy chồi.
C) Nuôi mô sống.
D) Nhân bản vô tính.
Đáp án C
Câu 32 Sán lông thuộc ngành Giun dẹp có hình thức sinh sản:
A) Nảy mầm.
B) Phân đôi.
C) Trinh sinh.
D) Phân mảnh.
Đáp án D
Câu 33 Khi điều kiện sống thay đổi đột ngột có thể dẫn đến hàng loạt cá thể động vật sinh sản vô tính bị
chết vì:
A) Các động vật sinh sản vô tính đều là những cơ thể yếu đuối.
B) Trong cơ thể động vật sinh sản vô tính không có sức đề kháng.
C) Khả năng thích nghi với môi trường không có.
D) Sinh sản vô tính tạo ra các thế hệ con cháu giống nhau về mặt di truyền.
Đáp án D
Câu 34 Thủy tức có kình thức sinh sản:

A) Nảy chồi.
B) Phân đôi.
C) Trinh sinh.
D) Phân mảnh.
Đáp án A
Câu 35 Hình thức sinh sản vô tính nào sau dây dựa trên mảnh vụn vỡ của cơ thể, qua nguyên phân để tạo
ra cơ thể mới.
A) Nảy chồi.
B) Phân đôi.
C) Phân mảnh.
D) Trinh sinh.
Đáp án C
Câu 36 Sinh sản có ý nghĩa gì?
A) Làm cho thế hệ sau hình thành những đặc điểm tiến bộ hơn bố mẹ
B) Đảm bảo sự phát triển liên tục của loài
C) Làm tăng số lượng của loài
D) Làm tăng số lượng của loài, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài
Đáp án D
Câu 37 Ở thú đẻ con, phôi thai phát triển nhờ:
A) Quá trình trao đổi chất qua noãn hoàng.
B) Chất dự trữ có sẵn trong nhau thai.
C) Chất dự trữ có sẵn trong noãn hoàng.
D) Quá trình trao đổi chất qua nhau thai.
Đáp án D
Câu 38 Ở vùng nhiệt đới, chu kỳ chín và rụng trứng của lợn là:
A) 21 ngày.
B) 24 ngày.
C) 25 ngày.
D) 5 ngày.
Đáp án B

Câu 39 Những động vật nào sau đây có thụ tinh ngoài?
A) Cá kiêm, ếch đồng
B) ếch đồng, chim bồ câu
C) cá chép, ếch đồng
D) cá chép, chim bồ câu
Đáp án C
Câu 40 Hình thức sinh sản nào có sự tổ hợp chất di truyền?
A) Sinh sản phân đôi.
B) Sinh sản trinh sinh.
C) Sinh sản hữu tính.
D) Sinh sản vô tính.
Đáp án C

×