Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN phát triển năng lực của học sinh THPT qua cuộc thi khám phá vũ trụ và bầu trời khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (587.07 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
Nội dung
1. Mở đầu. ……………………………………………………………
1.1. Lí do chọn đề tài …………………………………………………
1.2. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………
1.3. Phạm vi nghiên cứu……………………………………………
1.4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………
2. Nội dung của đề tài………………………………………………
2.1. Cơ sở lí luận……………………………………………………
2.1.1. Các phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông………..
2.1.2. Các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ
thông..................................................................................................
2.2. Thực trạng của đề tài…………………………………………...
2.2.1. Đặc điểm tình hình của nhà trường ……………………………
2.2.2. Thực trạng vấn đề tiếp thu kiến thức bài "Cấu tạo vũ trụ" - Vật
lý 12 THPT
2.3. Các giải pháp giải quyết vấn đề...................................................
2.3.1. Các kiến thức cơ bản về thiên văn học và vũ trụ. ……………
2.3.2. Cuộc thi “Khám phá vũ trụ và bầu trời khoa học”……………
2.4. Hiệu quả của SKKN……………………………………………
3. Kết luận, kiến nghị…………………………………………………
3.1. Kết luận…………………………………………………………
3.2. Kiến nghị…………………………………………………………
Tài liệu tham khảo…………………………………………………….

Trang
1
1
2
2
2


3
3
3
3
5
5
5
6
6
13
18
19
19
20
21


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
1.1.1. Lý do khách quan
Vũ trụ bao la vô tận. Những hiện tượng muôn hình muôn vẻ hàng ngày
diễn ra trên bầu trời “kích thích” óc tò mò và “thách thức” trí tuệ của con
người.
“Vũ trụ như thế nào” đã là câu hỏi được nêu ra từ buổi bình minh của
nhân loại.
Xưa kia khi trí tuệ con người còn nông cạn, khoa học kĩ thuật chưa phát
triển, mọi hiện tượng trong trời đất được thần thánh hóa, nhận thức mơ hồ về
vũ trụ, con người dễ sa vào tệ nạn mê tín dị đoan.
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học, người ta đã mở rộng tầm nhìn
và khám phá vũ trụ. Con người ngày nay có thể tính toán và dự báo trước một

cách chính xác những gì trước đây được coi là bí ẩn của bầu trời, tạo ra các
loại kính thiên văn, những phương tiện, thiết bị hiện đại săn tìm những thiên
hà xa xôi, những nền văn minh ngoài Trái Đất.
Thiên văn học giúp trả lời những vấn đề hết sức cơ bản trong cuộc
sống. Tất cả mọi người đều có những câu hỏi rất tự nhiên như “chúng ta sinh
ra từ đâu?”, tất nhiên là cha mẹ sinh ra chúng ta, rồi ông bà tổ tiên sinh ra cha
mẹ ta,… nhưng từ khởi thuỷ thì sao? Khi lần lại lịch sử, chúng ta sẽ nhìn thấy
vai trò của ngành vật lý thiên văn trong việc trả lời những câu hỏi hết sức cơ
bản về nguồn gốc con người như vừa nêu ra. Mọi người sẽ thấy rất thú vị khi
biết về mối liên hệ giữa con người, giữa đời sống của chúng ta với vũ trụ.
Trong dạy học vật lí, có thể nâng cao chất lượng học tập và phát triển
năng lực giải quyết vấn đề của học sinh bằng nhiều phương pháp khác nhau.
Việc tổ chức một buổi sinh hoạt khoa hoc, hoạt động trải nghiệm sáng tạo là
một trong những phương pháp dạy học có ý nghĩa hết sức quan trọng trong
việc thực hiện nhiệm vụ dạy học vật lý ở nhà trường phổ thông. Thông qua
các buổi thảo luận khoa học vật lí, học sinh sẽ có được những kỹ năng so
sánh, phân tích, tổng hợp. Đặc biệt, tạo sự hứng thú cho học sinh về việc tìm
tòi nghiên cứu khoa học, làm cho môn học trở nên lôi cuốn, hấp dẫn hơn.
1.1.2. Lý do chủ quan
Trong chương trình vật lí 12, chương VIII “Từ vi mô đến vĩ mô” là
phần kiến thức rất khó, vì đây là nội dung đề cập đến các vấn đề từ kích thước
vô cùng bé của các hạt cơ bản đến kích thước vô cùng rộng lớn của vũ tụ mà
trí tưởng tượng của chúng ta khó có thể hình dung nổi. Tuy nhiên đây là phần
kiến thức vô cùng bổ ích vì nó có thể lí giải được mọi khởi nguyên về cuộc
sống.
Trong bài “Cấu tạo của vũ trụ” vật lí 12 THPT, toàn bộ kiến thức là mô
tả các hiện tượng, các khái niệm rất mơ hồ và trừu tượng. Tôi nhận thấy, nếu

2



giáo viên chỉ dạy theo các phương pháp truyền thống như giảng giải – minh
họa thì học sinh sẽ thấy nhàm chán và rất khó tiếp cận kiến thức.
Nhận thức được điều này, tôi mạnh dạn trình bày sáng kiến kinh
nghiệm với đề tài:“Phát triển năng lực của học sinh THPT qua cuộc thi:
Khám phá vũ trụ và bầu trời khoa học” .
Tạo một sân chơi sinh hoạt khoa học (cuộc thi tìm hiểu) về thiên văn
học. Nhằm xây dựng một kiến thức cơ bản về thiên văn, vũ trụ và bầu trời cho
học sinh lớp 12 mà không làm các em nhàm chán, không bắt các em phải nhớ
kiến thức một cách máy móc. Đồng thời thu hút tài năng và sự sáng tạo của
học sinh; phát triển khả năng hoạt động tích cực và tương tác của học sinh,
góp phần bồi dưỡng cho các em động cơ học tập tích cực, kích thích hứng thú
trong quá trình nhận thức.
Đặc biệt giúp học sinh có thêm tình yêu và niềm tin về khoa học, có sự
tôn trọng và biết ơn những người đã cống hiến trí tuệ và cuộc đời mình vì
khoa học, đồng thời tạo ra cho các em tinh thần say mê, nghiên cứu khoa học
một cách nghiêm túc .
1.2. Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống kiến thức bài “Cấu tạo vũ trụ” vật lí 12 THPT.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Học sinh các lớp: 12C2; 12C3; 12C9 năm học 2017-2018 và học sinh các
lớp 12A2; 12A3; 12A9 năm học 2018 - 2019 trường THTP Quảng Xương IIHuyện Quảng Xương – Thanh Hóa
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là phân tích lí luận,
thực nghiệm sư phạm kết hợp các phương pháp khác, như điều tra cơ bản
bằng kiểm tra viết, quan sát, vấn đáp.
Mặt khác, dựa vào hoạt động tư duy của học sinh trong quá trình tiếp
thu kiến thức. Đề tài đã nghiên cứu những cơ sở lí luận về phương pháp dạy
học vật lí, nghiên cứu cách tạo ra các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong
nhà trường phổ thông. Đồng thời so sánh với phương pháp dạy học truyền

thống đã sử dụng ở năm học trước, bước đầu đã thấy sự khác biệt rõ nét cả về
kết quả tiếp nhận kiến thức lẫn sự hứng thú học tập mà bài học đã tạo ra.

3


2. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Các phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông
Các phương pháp dạy học hiểu theo nghĩa rộng là chung cho các môn
học trong nhà trường phổ thông, chúng là đối tượng nghiên cứu của lí luận
dạy học. Nhiệm vụ của lí luận dạy học hộ môn, trong số đó có lí luận dạy học
vật lí là nghiên cứu áp dụng các phương pháp dạy học chung đã dược nghiên
cứu trong lí luận dạy học vào thực tiễn của môn học, có tính đến các đặc điểm
nội dung và phương pháp khoa học đặc trưng cho khoa học tương ứng.
Hiện nay đã hình thành nhiều phương pháp dạy học khác nhau. Trong
đa số các trường hợp các phương pháp này có thể được nhóm lại theo ba dấu
hiệu chung nhất: 1. Nguồn kiến thức. 2. Đặc trưng hoạt động của giáo viên.
3. Đặc trưng hoạt động của học sinh.
a) Các phương pháp dạy học Vật Lí truyền thống
Phương pháp dạy học truyền thống: Gồm các phương pháp tư duy
logic: phương pháp quy nạp và diễn dịch; trừu tượng hóa và khái quát hóa;
phân tích và tổng hợp; tương tự và mô hình hoá, các phương pháp logic trên
được ứng dụng rộng rãi trong dạy học Vật Lí, đặc biệt trong việc phát triển tư
duy, năng lực sáng tạo của học sinh. [ 8]
b) Các phương pháp dạy học tích cực
Trong dạy học Vật Lí thường sử sụng các phương pháp: Dạy học hợp
tác; dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề. Các phương pháp dạy học này
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng
phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho

học sinh là yêu cầu bắt buộc đối với các nhà trường Việt Nam hiện nay, nó
cũng là xu thế chung của các nhà trường trên thế giới. Để vận dụng thành
công các phương pháp dạy học chúng ta cần nắm vững các mối quan hệ sau:
1. Quan hệ giữa dạy và học ; 2. Quan hệ giữa mặt bên ngoài và mặt bên
trong của phương pháp dạy học ; 3. Quan hệ giữa phương pháp dạy học và
các thành tố khác của quá trình dạy học. [ 8]
2.1.2. Các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST) được tổ chức dưới nhiều
hình thức khác nhau như hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân
khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt
động nhân đạo, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, sinh hoạt tập
thể, lao động công ích, sân khấu hóa, thể dục thể thao, tổ chức các ngày hội,...
Mỗi hình thức hoạt động trên đều mang ý nghĩa giáo dục nhất định. Dưới đây
là một số hình thức tổ chức của HĐTNST trong nhà trường phổ thông:
a) Hoạt động câu lạc bộ
Câu lạc bộ là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm học sinh
cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu,... dưới sự định hướng của những nhà giáo
4


dục nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các học sinh với
nhau và giữa học sinh với thầy cô giáo, với những người lớn khác.
b) Tổ chức trò chơi
Trò chơi là một loại hình hoạt động giải trí, thư giãn; là món ăn tinh
thần nhiều bổ ích và không thể thiếu được trong cuộc sống con người nói
chung, đối với học sinh nói riêng. Trò chơi là hình thức tổ chức các hoạt động
vui chơi với nội dung kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có tác dụng
giáo dục "chơi mà học, học mà chơi".
c) Tổ chức diễn đàn
Diễn đàn là một hình thức tổ chức hoạt động được sử dụng để thúc đẩy

sự tham gia của học sinh thông qua việc các em trực tiếp, chủ động bày tỏ ý
kiến của mình với đông đảo bạn bè, nhà trường, thầy cô giáo, cha mẹ và
những người lớn khác có liên quan.
d) Sân khấu tương tác
Sân khấu tương tác là một hình thức nghệ thuật tương tác dựa trên hoạt
động diễn kịch, trong đó vở kịch chỉ có phần mở đầu đưa ra tình huống, phần
còn lại được sáng tạo bởi những người tham gia. Phần trình diễn chính là một
cuộc chia sẻ, thảo luận giữa những người thực hiện và khán giả.
e) Tham quan, dã ngoại
Tham quan, dã ngoại là một hình thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫn
đối với học sinh. Mục đích của tham quan, dã ngoại là để các em học sinh
được đi thăm, tìm hiểu và học hỏi kiến thức..., giúp các em có được những
kinh nghiệm thực tế, từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống của chính các em.
f) Tổ chức sự kiện
Tổ chức sự kiện trong nhà trường phổ thông là một hoạt động tạo cơ
hội cho học sinh được thể hiện những ý tưởng, khả năng sáng tạo của mình,
thể hiện năng lực tổ chức hoạt động, thực hiện và kiểm tra giám sát hoạt
động.
g) Hoạt động giao lưu
Giao lưu là một hình thức tổ chức giáo dục nhằm tạo ra các điều kiện
cần thiết để cho học sinh được tiếp xúc, trò chuyện và trao đổi thông tin với
những nhân vật điển hình trong các lĩnh vực hoạt động nào đó.
h) Hoạt động chiến dịch
Hoạt động chiến dịch là hình thức tổ chức không chỉ tác động đến học
sinh mà tới cả các thành viên cộng đồng. Nhờ các hoạt động này, học sinh có
cơ hội khẳng định mình trong cộng đồng, qua đó hình thành và phát triển ý
thức "mình vì mọi người, mọi người vì mình".
i) Hội thi, cuộc thi
Hội thi, cuộc thi là một trong những hình thức tổ chức hoạt động hấp
dẫn, lôi cuốn học sinh và đạt hiệu quả cao trong việc tập hợp, giáo dục, rèn

luyện và định hướng giá trị cho tuổi trẻ. Hội thi mang tính chất thi đua giữa
các cá nhân, nhóm hoặc tập thể luôn hoạt động tích cực để vươn lên đạt được
mục tiêu mong muốn thông qua việc tìm ra người (đội) thắng cuộc. Chính vì
5


vậy, tổ chức hội thi cho học sinh là một yêu cầu quan trọng, cần thiết của nhà
trường, của giáo viên trong quá trình tổ chức HĐTNST.
Mục đích tổ chức hội thi, cuộc thi nhằm lôi cuốn học sinh tham gia một
cách chủ động, tích cực vào các hoạt động giáo dục của nhà trường; đáp ứng
nhu cầu về vui chơi giải trí cho học sinh; thu hút tài năng và sự sáng tạo của
học sinh; phát triển khả năng hoạt động tích cực và tương tác của học sinh,
góp phần bồi dưỡng cho các em động cơ học tập tích cực, kích thích hứng thú
trong quá trình nhận thức.
Hội thi, cuộc thi có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau
như: Thi vẽ, thi viết, thi tìm hiểu,... có nội dung giáo dục về một chủ đề hay
về một kiến thức nào đó.
2.2. Thực trạng của vấn đề
2.2.1. Đặc điểm tình hình của nhà trường
Trường THPT Quảng Xương II đã trải qua 51 năm xây dựng và trưởng
thành. Nhà trường đóng trên địa bàn xã Quảng Ngọc, Quảng Xương, Thanh
Hóa. Vùng tuyển sinh của nhà trường là vùng đồng bằng, với học sinh chủ
yếu là con em thuần nông. Trường có đội ngũ giáo viên vững vàng tay nghề,
nhiệt tình, tâm huyết với công tác giáo dục và giảng dạy, các em học sinh đa
phần là ngoan, chịu khó, với khả năng tư duy ở mức khá.
2.2.2. Thực trạng của vấn đề tiếp thu kiến thức bài “Cấu tạo vũ trụ” - vật lí 12
THPT
- Về kiến thức: Đây là phần kiến thức về thiên văn vô cùng rộng và mơ
hồ. Mặt khác, trong chương trình 12 năm học phổ thông, mãi tới cuối chương
trình lớp 12 mới đưa kiến thức vũ trụ vĩ mô vào chương trình học. Hơn nữa

sách tham khảo thiên văn và vũ trụ học dành cho học sinh phổ thông rất ít. Do
vậy, việc tiếp nhận kiến thức hoàn toàn mới này, Nếu chỉ sử dụng các phương
pháp dạy học truyền thống như diễn giải hay thuyết trình bài học thì học sinh
sẽ chỉ tiếp thu kiến thức một cách thụ động và máy móc, sẽ không tạo được
một niềm đam mê đối với bài học. Vậy cải tiến giờ học bình thường thành
một cuộc thi tìm hiểu chắc chắn sẽ gây được ấn tượng mạnh với học sinh, sẽ
kích thích trí tò mò và óc sáng tạo cho các em, từ đó hình thành một một lối
mòn trong não về kiến thức thiên văn học liên quan.
- Về kỹ năng: Thông qua cuộc thi, học sinh sẽ vận dụng tối đa khả
năng phối hợp nhóm, khả năng tự tìm hiểu thông tin bài học không chỉ từ sách
giáo khoa mà cón nhiều từ nhiều nguồn tư liệu khác; giáo viên sẽ cung cấp
ngồn tài liệu hoặc hướng dẫn các em tìm thông tin cần thiết. Qua đó rèn luyện
được tính độc lập, tự tin, khả năng tổng hợp kiến thức và khả năng trình bày
một vấn đề khoa học.
- Mặt khác, trong một đơn vị lớp có nhiều đối tượng học sinh với các
khả năng nhận thức, tư duy khác nhau. Nếu bài giảng tạo thành một cuộc thi
tìm hiểu thì gần như học sinh nào cũng sẽ được giao nhiệm vụ. Không có em
nào được lười biếng, tức là học sinh nào cũng phải tiếp nhận thông tin và bắt
buộc phải có kiến thức.
6


- Bước đầu tạo cho học sinh một sân chơi tìm hiểu khoa học, khơi dậy
niềm đam mê nghiên cứu tri thức khoa học của các em.
- Thực tế, kết quả khảo sát chất lượng vật lí 12 của 3 lớp 12C2, 12C3,
12C9 của trường THPT Quảng Xương II, năm học 2017-2018 về chương VIII
“Từ vi mô đến vĩ mô” khi dùng phương pháp dạy học truyền thống:
Số
Trung
Giỏi

Khá
Yếu
Kém
bài
bình
Lớp
kiểm
SL %
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
tra
12C2 45
4 8,9 25 55,5
13 28,8
3 6,8
0
0
12C3 44
0
0 18 40,9
15 34,1
8 18,2
3 6,8
12C9 45

0
0 10 22,2
20 44,4
10 22,2
5 11,2
2.3. Các giải pháp giải quyết vấn đề
2.3.1. Các kiến thức cơ bản về thiên văn học và vũ trụ.
a) Khái niệm về thiên văn học [ 4] ; [ 6]
Thiên văn học là việc nghiên cứu khoa học các thiên thể (như các ngôi
sao, hành tinh, sao chổi, tinh vân, quần tinh, thiên hà) và các hiện tượng có
nguồn gốc bên ngoài vũ trụ (như bức xạ nền vũ trụ). Nó nghiên cứu sự phát
triển, tính chất vật lý, hoá học, khí tượng học, và chuyển động của các vật thể
vũ trụ, cũng như sự hình thành và phát triển của vũ trụ.
Thiên văn học là một trong những ngành khoa học cổ nhất. Từ buổi
bình minh của nhân loại, thiên văn học từng gồm cả các ngành đo sao, hoa
tiêu thiên văn, quan sát thiên văn, làm lịch, và thậm chí cả chiêm tinh học. Từ
thế kỷ XX, lĩnh vực thiên văn học chuyên nghiệp được chia thành hai
nhánh là quan sát và và lí thuyết. Thiên văn học quan sát chú trọng tới việc
thu thập và phân tích dữ liệu, sử dụng các nguyên tắc cơ bản của vật lý. Thiên
văn học lí thuyết định hướng theo sự phát triển các mô hình máy tính hay mô
hình phân tích để miêu tả các vật thể và hiện tượng thiên văn. Hai lĩnh vực bổ
sung cho nhau, thiên văn học lý thuyết tìm cách giải thích các kết quả quan
sát, và việc quan sát lại thường được dùng để xác nhận các kết quả lý thuyết
b) Lược sử tiến hóa từ khởi nguyên của vũ trụ đến Con Người. [ 3] ; [ 7]
Mô hình Big Bang được chấp nhận rộng rãi cho rằng Vũ Trụ đã trải qua
13,77 tỉ năm tuổi kể từ sau “Vụ nổ lớn”.
Lúc khởi nguyên toàn bộ không gian, toàn bộ vật chất và toàn bộ năng
lượng trong vũ trụ đã biết được chứa trong một thể tích cỡ nhỏ hơn cả cái đầu
kim khâu. Tình trạng nhiệt độ vô cùng nóng, mật độ vật chất vô cùng đậm
đặc. Sau đó vũ trụ nhỏ hơn cái đầu kim này dãn ra rất nhanh, ngày nay chúng

ta gọi là Vụ nổ lớn.
+ “Thời kì Planck” của vũ trụ xa xưa. Đó là khoảng thời gian từ t = 0
đến t = 10 –43 giây (một phần mười triệu tỉ tỉ tỉ tỉ của một giây) sau khởi
nguyên, và trước khi vũ trụ tăng trưởng đến kích cỡ 10 ‒35 mét (một phần trăm
triệu tỉ tỉ tỉ của một mét). Lúc này chưa có định luật vật lí nào (đã biết) mô tả
được chắc chắn trạng thái của vũ trụ trong khoảng thời gian đó.
7


+ Khi vũ trụ quá 10‒35 giây tuổi, nó tiếp tục dãn ra, khuếch tán đồng đều
toàn bộ năng lượng, lực thống nhất bị phân tách thành bốn lực: Lực hạt nhân
yếu, lực hạt nhân mạnh, lực điện từ, và lực hấp dẫn.
+ Một phần nghìn tỉ của một giây đã trôi qua kể từ lúc khởi nguyên: Vũ
trụ là một món súp sôi sùng sục đun nấu gồm quark và các lepton. Ngay sau
đó, vũ trụ tiếp tục dãn nở và nhiệt độ giảm nhanh xuống dưới một nghìn tỉ
Kelvin.
+ Một phần triệu của một giây đã trôi qua kể từ vụ nổ lớn: Các proton
và neutron cùng với những hạt nặng khác được tạo ra từ các quark-lepton.
+ Lúc này, một giây thời gian đã trôi qua: Vũ trụ lớn lên đến kích cỡ
vài năm ánh sáng. nhiệt độ khoảng một tỉ độ, hạt nhân nguyên tử được hình
thành, trong đó chín mươi phần trăm các hạt nhân này là hydro và còn lại là
heli,
+ Hai phút trôi qua kể từ lúc khởi nguyên: Nhiệt độ của vũ trụ giảm
xuống dưới 3000 K, toàn bộ electron tự do kết hợp hết với hạt nhân, hoàn tất
việc hình thành các hạt và nguyên tử trong vũ trụ nguyên thủy.
+ Trong những tỉ năm đầu tiên, vũ trụ tiếp tục dãn ra và nguội đi khi vật
chất bị hút hấp dẫn thành những đám đồ sộ gọi là các thiên hà. Gần một trăm
tỉ thiên hà đã ra đời, mỗi thiên hà chứa hàng trăm tỉ sao chịu phản ứng nhiệt
hạch trong lõi của chúng. Các sao với hơn mười lần khối lượng Mặt Trời đạt
tới áp suất và nhiệt độ đủ mức trong lõi của chúng để sản xuất nguyên tố nặng

bao gồm các nguyên tố cấu thành nên các hành tinh và bất kì dạng sống nào
có thể nảy sinh trên chúng. Thế nhưng các sao khối lượng cao ngẫu nhiên
phát nổ, bồi tụ hóa chất và năng lượng của chúng trên khắp thiên hà.
+ Sau chín tỉ năm làm giàu như thế trong một thiên hà (Ngân Hà), trong
một vùng tầm thường như bao vùng khác (Cánh tay Orion), một ngôi sao tầm
thường (Mặt Trời) ra đời.
+ Đám mây khí xung quanh Mặt Trời ra đời có chứa một lượng lớn
nguyên tố nặng để kết tụ và sinh ra một kho phức hợp các vật thể quỹ đạo bao
gồm một vài hành tinh đất đá và hành tinh khí, hàng trăm nghìn tiểu hành
tinh, và hàng tỉ sao chổi. Trong vài trăm triệu năm đầu tiên, những lượng lớn
mảnh vỡ còn sót lại trong các quỹ đạo phía trong sẽ kết tụ lên những vật thể
lớn hơn .
+ Sau này, lượng vật chất có thể bồi tụ trong hệ Mặt Trời cứ ít dần đi,
các bề mặt hành tinh bắt đầu nguội. Một hành tinh chúng ta gọi là Trái Đất đã
ra đời, nơi này các đại dương chủ yếu ở dạng lỏng.
+ Bên trong các đại dương lỏng rất giàu hóa chất, bằng một cơ chế cho
đến nay chưa được khám phá, các phân tử hữu cơ đã chuyển hóa thành sự
sống tự sao chép. Những sinh vật đơn bào, xa xưa này đã vô tình làm chuyển
hóa bầu khí quyển giàu khí CO2 của Trái Đất thành một bầu khí quyển với đủ
oxy cho phép các sinh vật háu khí xuất hiện và chiếm lĩnh các đại dương và
đất liền. Những nguyên tử oxy giống nhau này, thường kết hợp thành cặp
(O2), ngoài ra còn kết hợp bộ ba tạo thành ozone (O3) trên thượng tầng khí
8


quyển, nó có tác dụng như một lá chắn bảo vệ bề mặt Trái Đất trước phần lớn
các photon tử ngoại từ Mặt Trời đến.
+ Trái Đất sở hữu đa dạng về sự sống. Thế nhưng sự sống thật mong
manh. Thỉnh thoảng Trái Đất chạm trán các sao chổi và tiểu hành tinh lớn.
Mới sáu mươi lăm triệu năm trước đây, một tiểu hành tinh mười nghìn tỉ tấn

đã lao xuống cái ngày nay gọi là bán đảo Yucatan và đã quét sạch hơn bảy
mươi phần trăm hệ thực vật và động vật của Trái Đất – bao gồm mọi họ
khủng long. Sau thảm họa sinh thái này, đã cho phép tổ tiên loài thú của
chúng ta chiếm lĩnh những hang động trống trải tươi đẹp. Một nhánh não to
trong những loài thú này, chúng ta gọi tên là Linh Trưởng, đã tiến hóa một
giống và loài với đủ trí thông minh để phát minh ra các phương pháp và công
cụ khoa học – Loài Người, và để suy luận ra nguồn gốc và sự tiến hóa của vũ
trụ.
Từ các học thuyết, phương trình lượng tử không – thời gian, thuyết
tương đối rộng, chúng ta đã chắc chắn rằng: Vũ Trụ có một khởi đầu. Vũ Trụ
tiếp tục tiến hóa và đang giãn nở. Và mỗi một nguyên tử trong cơ thể chúng ta
có thể truy nguyên đến vụ nổ lớn và đến các lò luyện nhiệt hạch bên trong các
sao khối lượng lớn đã phát nổ hơn nhiều tỉ năm về trước.
c) Thiên hà
Vũ trụ có hàng tỉ tỉ thiên hà [ 7] :
+ Thiên hà là một hệ thống lớn các thiên thể và vật chất liên kết với
nhau bằng lực hấp dẫn, bao gồm sao, tàn dư sao, môi trường liên sao chứa
khí, bụi vũ trụ và vật chất tối. [1]
+ Các thiên hà có nhiều đặc điểm đa dạng từ các thiên hà lùn chứa vài
triệu (107) sao đến những thiên hà khổng lồ chứa hàng nghìn tỷ (10 14) sao, mỗi
ngôi sao đều quay quanh khối tâm của thiên hà chứa nó. [1]
+ Thiên hà chứa rất nhiều hành tinh, hệ sao, quần tinh và các loại đám
mây liên sao. Ở giữa những thiên thể này là môi trường liên sao bao gồm khí,
bụi và tia vũ trụ. Các lỗ đen siêu khối lượng nằm tại trung tâm của hầu hết các
thiên hà.
+ Thiên hà được phân loại theo hình dáng bề ngoài của chúng, thường
được nhắc tới như là hình thái học biểu kiến của chúng. Các hình dạng thường
gặp là thiên hà elip. Thiên hà xoắn ốc và thiên hà vô định hình.

9



Thiên hà Chong chóng, một thiên hà xoắn ốc trong chòm Đại Hùng tinh, đường kính
khoảng 170 000 (ly) và cách Trái Đất xấp xỉ 21 triệu (ly)

+ Đa số thiên hà có đường kính từ 1.000 đến 100.000 parsec và hai
thiên hà lân cận thường nằm cách nhau vài triệu parsec.
+ Không gian liên thiên hà (không gian giữa các thiên hà) chứa khí rất
loãng với mật độ trung bình ít hơn 1 nguyên tử trên 1 m3. Phần lớn các thiên
hà hoặc là phân bố ngẫu nhiên hoặc nằm trong những tập hợp không hoàn
toàn tất định gọi là nhóm thiên hà và đám thiên hà, ở cấu trúc lớn hơn nữa là
các siêu đám thiên hà.
+ Thiên hà của chúng ta (Ngân Hà) có cấu trúc dạng đĩa lớn với các
nhánh xoắn ốc, đường kính của nó vào khoảng 30 nghìn parsec với bề dày của
đĩa xấp xỉ 1 nghìn parsec. Nó chứa khoảng 200 tỷ ngôi sao và tổng khối
lượng của Ngân Hà xấp xỉ 600 tỷ lần khối lượng Mặt Trời. [ 2]
d) Các sao và lỗ đen
+ Sao, định tinh, hay hằng tinh là một quả cầu plasma sáng, khối lượng
lớn được giữ bởi lực hấp dẫn. Có nhiều loại sao và phân loại theo nhiều cách:
Theo nhiệt độ; màu sắc; khối lượng…Nhiệt độ bề mặt của các sao từ 3000 K
(sao lùn đỏ) đến 50 000 K (sao lùn xanh). Khối lượng từ 0,01 đến vài chục lần
khối lượng Mặt Trời. Mặt trời là một ngôi sao màu vàng có khối lượng cỡ
trung bình [ 7]

Sao lùn đỏ; Sao lùn vàng (Mặt Trời), sao lùn xanh [ 7]

+ Lỗ đen là một vùng không - thời gian có một trường hấp dẫn mạnh
đến nỗi không có vật chất nói chung chiếm khối lượng và không gian nhất
định hoặc bức xạ và ánh sáng nào có thể thoát ra ngoài. Theo lý thuyết, lỗ đen
khối lượng sao hình thành từ sự suy sụp hấp dẫn của những sao có khối lượng

rất lớn trong giai đoạn cuối của quá trình tiến hóa. Sau khi hình thành, chúng
tiếp tục thu hút vật chất từ môi trường xung quanh, và khối lượng tăng dần lên
theo thời gian. Cùng với quá trình hòa trộn và sáp nhập hai hay nhiều lỗ đen
mà tồn tại những lỗ đen khổng lồ với khối lượng từ vài triệu cho đến hàng
chục tỷ lần khối lượng Mặt Trời. [ 7]

10


(Lỗ đen siêu khối lượng ở trung tâm của thiên hà elip khổng lồn Messier 87 trong chòm
Xử Nữ) [ 7]

e) Hệ Mặt Trời và các thành viên của hệ Mặt Trời [1] [ 2] [ 7]
+ Hệ Mặt Trời là một hệ hành tinh có Mặt Trời ở trung tâm và các thiên
thể nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt Trời, tất cả chúng được hình
thành từ sự suy sụp của một đám mây phân tử khổng lồ cách đây gần 4,6 tỷ
năm. [ 7]
+ Mặt Trời là một ngôi sao kích thước trung bình, màu vàng, có nhiệt
độ bề mặt khoảng 6000 K. Trong lòng Mặt Trời luôn xảy ra các phản ứng
nhiệt hạch, nhiệt độ khoảng 12 triệu độ. Khối lượng nó chiếm 99,7 % khối
lượng của hệ Mặt Trời. [1]
+ Các thiên thể quay quanh Mặt Trời gồm 8 hành tinh có quỹ đạo hình
elip và mặt phẳng quỹ đạo gần trùng khít với nhau gọi là mặt phẳng hoàng
đạo. Bốn hành tinh nhỏ vòng trong gồm: Thủy tinh, Kim tinh, Trái
Đất và Hỏa tinh - người ta cũng còn gọi chúng là các hành tinh đá do chúng
có thành phần chủ yếu từ đá và kim loại. Bốn hành tinh khí khổng lồ vòng
ngoài gồm Mộc tinh, Thổ tinh, thiên vương tinh và Hải Vương tinh, có thành
phần chính từ băng, như nước, amoniac và mêtan. Có sáu hành tinh có các vệ
tinh tự nhiên quay quanh. Các vệ tinh này được gọi là "Mặt Trăng" theo tên
gọi của Mặt Trăng của Trái Đất. Mỗi hành tinh vòng ngoài còn có các vành

đai hành tinh chứa bụi, hạt và vật thể nhỏ quay xung quanh. [ 2]
+ Hệ Mặt Trời cũng chứa hai vùng tập trung các thiên thể nhỏ
hơn. Vành đai tiểu hành tinh nằm giữa Sao Hỏa và Sao Mộc, có thành phần
tương tự như các hành tinh đá với đa phần là đá và kim loại. Bên ngoài quỹ
đạo của Sao Hải Vương là các vật thể có thành phần chủ yếu từ băng như
nước, amoniac, mêtan. Đó là hàng nghìn thiên thể nhỏ có kích thước thay đổi,
như sao chổi, centaurs và bụi liên hành tinh gọi là Vành đai Kuiper [ 7]

11


Lực hấp dẫn làm các hành tinh quay quanh Mặt Trời [ 7]
f) Các mốc lịch sử ngành thiên văn học [ 5]

Trước CN:
+ 430 tCN. Philolalus xứ Craton đề xuất rằng có một ngọn lửa khổng lồ
tại trung tâm của vũ trụ; Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất, năm hành tinh, và các
sao quay xung quanh ngọn lửa ấy.
+ 350 tCN. Aristotle trình bày rằng Trái Đất nằm tại trung tâm của vũ
trụ và vạn vật khác chuyển động xung quanh nó. Aristotle tin rằng nếu Trái
Đất quay quanh trục của nó thì không khí và các vật thể trên Trái Đất (như
chim hay mây) sẽ bị bỏ lại đằng sau.
Sau CN:
+ Năm 150. Ptolemy công bố tác phẩm Almagest, mô tả một mô hình
Trái Đất là trung tâm (địa tâm) về vũ trụ. Ptolemy cũng liệt kê 48 chòm sao,
tên của các chòm sao còn tồn tại đến ngày nay. Tuy nhiên nghiên cứu của ông
về thuyết Địa tâm có nhiều hiện tượng vật lí không thể giải thích
+ Năm 1453. Nicolaus Copernicus đề xuất một vũ trụ nhật tâm (Mặt
Trời là trung tâm của vũ trụ, Trái Đất và các hành tinh quay xung quanh theo
quỹ đạo hình tròn).

+ Johannes Kepler (1571 - 1630) bảo vệ và bổ sung quan điểm của
Copernic về hệ Mặt Trời. Kepler chứng minh các hành tinh chuyển động trên
quỹ đạo hình elip với Mặt Trời là tiêu điểm. Ngoài ra, các hành tinh không
chuyển động với cùng tốc độ. Đường nối một hành tinh với Mặt Trời quét qua
những diện tích bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau. [ 2]
+ Galileo Galilei (1564 - 1642) là trung tâm của cuộc cách mạng khoa
học vào thế kỷ 17 với những nghiên cứu về vật lý, thiên văn học và phương
pháp luận khoa học. Galileo làm thí nghiệm với kính viễn vọng và cải tiến
thành kính thiên văn, nhờ đó khám phá ra 4 vệ tinh lớn của sao Mộc.
+ Isaac Newton (1642 - 1727) thường được xem là người có ảnh hưởng
nhiều nhất trong tất cả các ngành khoa học. Ba định luật về chuyển động và
thuyết vạn vật hấp dẫn của Newton làm thay đổi hoàn toàn nền khoa học

12


đương thời. Chính lực hấp dẫn tác động lên các hành tinh đã giữ hành tinh
chuyển động quanh Mặt Trời. Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất.
+ Christiaan Huygens (1629 - 1695), nhà thiên văn học người Hà Lan,
có nhiều đóng góp trong lĩnh vực thiên văn học, toán học, vật lý. Năm 1655,
Huygens phát hiện một vành đai mỏng và phẳng xung quanh sao Thổ.
+ Giovanni Cassini (1625 - 1712) ở Italia Năm 1672, Cassini và người
đồng nghiệp Jean Richer sử dụng phương pháp thị sai để xác định khoảng
cách từ sao Hỏa đến Trái Đất.
+ Albert Einstein (1879 - 1955) người Đức. Ông được mệnh danh là
cha đẻ của ngành vật lý học hiện đại khi xây dựng thành công thuyết tương
đối tổng quát và công thức nổi tiếng E = mc 2 , trong đó E là năng lượng, m là
khối lượng và c là hằng số tốc độ ánh sáng, có nhiều ảnh hưởng tới lý thuyết
vật lý thiên văn.
+ Stephen Hawking sinh ngày 8/1/1942 tại Oxford và lớn lên ở St

Albans, Anh. Hawking có nhiều đóng góp lớn trong lĩnh vực khám phá vũ trụ,
hố đen, thuyết tương đối và hấp dẫn lượng tử. Cùng với nhà vật lý người Anh
Roger Penrose, Hawking cho rằng thuyết tương đối rộng của Albert Einstein
mô tả thời gian và không gian bắt đầu từ vụ nổ Big Bang và kết thúc trong lỗ
đen.
g) Các đơn vị đo chiều dài dùng trong thiên văn [ 4] [ 7]
+ Bán kính Trái Đất (R⊕) là đơn vị đo độ dài là khoảng cách trung
bình từ các điểm trên bề mặt Trái Đất đến điểm trung tâm lõi Trái Đất; R =
6371 km. Sử dụng đơn vị này để so sánh bán kính của Trái Đất với các thiên
thể như hành tinh, vệ tinh, sao…
+ Đơn vị thiên văn (ký hiệu: au) là một đơn vị đo chiều dài, xấp xỉ
bằng khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời. 1 Au= 150 triệu kilômét. Đơn vị
thiên văn được sử dụng do nó là đơn vị đo thuận tiện sử dụng chủ yếu trong
phạm vi hệ Mặt Trời hoặc xung quanh các ngôi sao khác.
+ Năm ánh sáng (kí liệu là ly) là đơn vị đo chiều dài: Một năm ánh
sáng là khoảng cách ánh sáng truyền trong chân không trong khoảng thời gian
365,25 ngày. Năm ánh sáng thường hay được sử dụng nhất khi biểu diễn
khoảng cách đến các sao hoặc đến những khoảng cách lớn hơn trong phạm
vi thiên hà,
+ Parsec (viết tắt pc) là đơn vị dài dùng trong thiên văn học: 1pc là
khoảng cách mà khi nhìn một đơn vị thiên văn dưới góc mở bằng một giây
cung. thường dùng nhất để xác định khoảng cách các sao.

13


Các nhà thiên văn học thường dùng đơn vị parsec thay cho đơn vị năm
ánh sáng (ly) ngoài ý nghĩa lịch sử còn để tránh dùng các tham số chuyển đổi
khác (như đơn vị thiên văn AU) có thể gây thêm phức tạp cho tính toán.
+ Đổi đơn vị:

1 Au = 1,5.108 m ; 1 ly = 9,4607 x 1015 m ; 1 pc = 3,26 ly
2.3.2. Cuộc thi “Khám phá vũ trụ và bầu trời khoa học”
a) Mục tiêu:
+ Về kiến thức: Trang bị cho học sinh kiến thức cơ bản về thiên văn,
vũ trụ và Trái Đất; học sinh sẽ tự nguyện và tự lực nghiên cứu tiếp thu lĩnh
hội kiến thức từ sách giáo khoa hay từ những tư liệu mà giáo viên cung cấp.
Lí do đơn giản là trong bất cứ cuộc thi nào thì ai cũng muốn mình (đội) mình
chiến thắng. Chính những kiến thức các em tự tìm tòi nghiên cứu mới trở
thành tri thức thực sự, là vốn liếng sau này của các em.
+ Về kĩ năng: Phối hợp làm việc nhóm; kĩ năng thuyết trình; phong
cách tự tin khi làm việc.
+ Về thái độ và tình cảm: Cuộc thi sẽ mang lại nhiều điều thú vị và bổ
ích cho các em; đem lại tình yêu khoa học và cuộc sống
+ Địa điểm : Phòng học
+ Công tác chuẩn bị : Máy chiếu, tranh ảnh, chuông báo hiệu (hoặc cờ
báo hệu)
+ Thời gian: Khoảng 2 tiết học (100 phút)
b) Chuẩn bị:
- Giáo viên:
+ Cung cấp các tài liệu và hướng dẫn học sinh tự tìm nguồn tài liệu về
sự tiến hóa của vũ trụ; về thiên hà; hệ mặt trời và Trái Đất
+ Chuẩn bị các tư liệu, số liệu, tranh vẽ, hình ảnh minh họa… liên quan
+ Chuẩn bị các câu hỏi về thiên văn; Vũ trụ; Thiên hà và Trái đất.
- Học sinh
+ Cả lớp chia thành 4 đội: tham gia 3 phần thi:
+ Mỗi đội chia thành các ban và phân công nhiệm vụ cụ thể:
+ Cử các thành viên cụ thể làm việc: Tìm tài liệu; đánh máy; tạo hiệu
ứng; viết bài thuyết trình và thuyết trình.
+ Cử 3 bạn cán bộ lớp làm nhiệm vụ tổng kết điểm (ban thư kí) và các
nhiệm vụ khác.

c) Nội dung
Phần 0: Giới thiệu :
+ Giáo viên giới thiệu tên cuộc thi; thành phần tham gia (4 đội)
+ Đội trưởng các đội lần lượt giới thiệu thành viên (yêu cầu ngắn gọn,
dí dỏm).
+ Giáo viên giới thiệu về ý nghĩa cuộc thi và thể lệ cuộc thi.
Phần 1: Khám phá không – thới gian của vũ trụ
1) Mục tiêu: Giúp học sinh có cái nhìn tổng quan về cấu tạo vũ trụ; quá trình
tiến hóa của vũ trụ, Thiên hà là gì và hệ Mặt Trời.
14


2) Thời gian dự kiến: 40 phút: Dự kiến thời gian cho mỗi đội tối đa 10 phút
(Từ khâu chuẩn bị đến trả lời xong các câu hỏi).
3) Thang điểm: + Thang điểm 50 cho bài thuyết trình: (nội dung và phong
cách thực hiện) - Điểm này do giáo viên đánh giá.
+ Thang điểm 10 cho câu hỏi phụ. Đội nào đưa câu hỏi thì chịu trách nhiệm
cho điểm.
+ Yêu cầu cho điểm phải thực sự khách quan (Giáo viên giám sát các đội).
4) Công tác chuẩn bị:
- Giáo viên:
+ Chuẩn bị và thông báo trước về nội dung câu hỏi về các chủ đề thiên
văn để các đội chuẩn bị.
+ Cung cấp các tài liệu và hướng dẫn học sinh tự tìm nguồn tài liệu về
sự tiến hóa của vũ trụ; về thiên hà; hệ Mặt Trời và Trái Đất.
+ Chuẩn bị các tư liệu, số liệu, tranh vẽ, hình ảnh minh họa… liên quan
- Học sinh
+ Mỗi đội chia thành các ban và phân công nhiệm vụ cụ thể:
+ Đội trưởng sẽ bao quát công việc của toàn đội: Phân công người lấy
tư liệu; người lo nội dung; tạo bài (power point) người lo truyết trình…

5) Công bố luật chơi
+ Mỗi đội sẽ thuyết trình về một trong bốn chủ đề về thiên văn đã được
giáo viên cho biết trước.
+ 4 đội cử đại diện lên bốc thăm câu hỏi;
+ Chuẩn bị nội dung trình chiếu và bài thuyết trình. Thời gian chuẩn bị
cho mỗi đội tối đa 1 phút; Thuyết trình bài thi tối đa 4 phút.
+ Sau khi thuyết trình, cả đội phải trả lới 3 câu hỏi phản biện ngắn gọn
liên quan đến bài thi do 3 đội bạn đưa ra; Thời gian cho mỗi câu là 1 phút.
6) Tổng kết phần thi
+ Kết thúc phần thi là sự đánh giá và cho điểm của giáo viên về bài
thuyết trình và cho điểm phần trả lời các câu hỏi phụ do giám khảo của các
đội phụ trách .
+ Thư kí tổng hợp điểm các đội, báo cáo trước cuộc thi.
Phần 2: Vượt qua các dải Thiên hà
1) Mục tiêu: Kiểm tra củng cố kiến thức của học sinh về thiên hà, các loại
sao, hay hố đen vũ trụ… qua hệ thống câu hỏi trong phần thi này.
2) Thời gian dự kiến: 15 phút
3) Thang điểm
+ Thang điểm 20 cho câu trả lời đúng và nhanh nhất cho từ hàng ngang
+ Thang điểm 60 cho câu trả lời đúng và nhanh nhất cho từ khóa hàng
dọc
4) Công tác chuẩn bị:
- Giáo viên:
+ Chuẩn bị ô chữ liên quan dến kiến thức về các thiên hà và hệ thống
câu hỏi tương đương.
15


+ Chuẩn bị các tư liệu, số liệu, tranh vẽ, hình ảnh minh họa… liên quan
- Học sinh

+ Tìm hiểu kĩ kiến thức về thiên hà, các loại sao, hố đen, tinh vân…
+ Mỗi đội phân chia công việc cụ thể;
+ Công tác bấm còi tín hiệu, công tác thảo luận về câu hỏi; trả lời câu
hỏi.
5) Công bố luật chơi
+ Trò chơi ô chữ có tên gọi “ Vượt qua các dải Thiên Hà”
+ Ô chữ hàng dọc là từ có 6 chữ cái; Tương ứng 6 từ hàng ngang;
+ Cả 4 đội đều đồng thời trải qua 6 câu hỏi hàng ngang;
+ Mở ô chữ nếu trả lời đúng và nhanh nhất: Được 20 điểm; sai nhường
quyền cho đội khác bấm chuông sau.
+ Thời gian suy nghĩ là 30s.
+ Nếu trả lời từ khóa hàng dọc đúng và nhanh nhất: Được 40 điểm;
Nêu được ý nghĩa khoa học của từ hàng dọc được thêm 20 điểm
6) Tổng kết phần thi
Thư kí tổng hợp điểm các đội, báo cáo trước cuộc thi.
Phần 3: Cuộc hành trình trở về mặt đất
1) Mục tiêu: Kiểm tra củng cố kiến thức cơ bản về hệ Mặt trời, về các thành
viên trong hệ Mặt Trời và đặc biệt là Trái Đất – ngôi nhà chung của chúng ta
2) Thời gian dự kiến: 20 phút:
3) Thang điểm
Thang điểm 10; 20; 30 cho câu trả lời đúng 3 chùm câu hỏi gắn liền với
hệ Mặt Trời và Trái Đất của chúng ta. Mỗi chùm câu hỏi ứng với các mức độ
khó khác nhau
4) Công tác chuẩn bị:
- Giáo viên:
+ Chuẩn bị các bộ câu hỏi quan dến kiến thức về hệ Mặt Trời và Trái
Đất.
+ Chuẩn bị các tư liệu, số liệu, tranh vẽ, hình ảnh minh họa… liên quan
- Học sinh
+ Tìm hiểu kĩ kiến thức về hệ Mặt Trời;

+ Mỗi đội phân chia công việc cụ thể.
5) Công bố luật chơi
+ Phần thi có tên gọi “Cuộc hành trình trở về mặt đất”
+ Cả 4 đội lần lượt trả lời 3 câu hỏi trong chùm câu hỏi 10; 20 và 30
điểm sau khi đã bốc thăm;
+ Nếu trả lời sai, đội đó phải nhường quyền trả lới cho đội nào bấm
chuông nhanh nhất mà không phạm quy.
+ Thời gian suy nghĩ trả lời mỗi câu là 30s
6) Tống kết phần thi
Thư kí tổng hợp điểm các đội, báo cáo trước cuộc thi
Phần 4: Tổng kết cuộc thi: ( 5 phút)
16


+ Thư kí tổng hợp điểm của 3 phần thi của các đội
+ Giáo viên công bố kết quả chung cuộc: Một giải nhất; 1 nhì và 2 giải
ba
+ Giáo viên nhận xét nội dung cuộc thi; nhận xét thái độ; phong cách
thi; mặt mạnh, yếu của từng đội.
+ Trao giải thưởng cho đội thắng cuộc.
d) Câu hỏi và đáp án các phần thi
1) Nội dung câu hỏi phần thi 1:
Chủ đề 1: Trình bày lược sử về sự ra đời và sự tiến hóa của vũ trụ (Học
thuyết Big bang).
Đáp án: (mục 2.3.1.2. Lược sử tiến hóa từ khởi nguyên của Vũ trụ đến Con
người)
Chủ đề 2: Trình bày hiểu biết của em về Thiên hà: Cấu tạo, kích thước
chung, hình dạng biểu kiến của các thiên hà.
Đáp án: (mục 2.3.1.3. Thiên hà)
Chủ đề 3: Nêu hiểu biết của các em về các ngôi sao và lỗ đen.

Đáp án: (mục 2.3.1.4. Các sao và lỗ đen)
Chủ đề 4: Trình bày hiểu biết của em về Hệ Mặt Trời.
Đáp án: (mục 2.3.1.5. Hệ Mặt Trời và các thành viên của hệ Mặt Trời)
2) Nội dung câu hỏi phần thi 2:
Thứ tự
Câu hỏi
Đáp án
Hàng ngang 1: Từ có 7 chữ cái: Theo thuyết Big Vụ nổ lớn
N
bang, vũ trụ của chúng ta bắt đầu hình
thành từ hiện tượng nào?
Hàng ngang 2: Từ có 9 chữ cái: Sự tiến hóa của các KHỐI LƯỢNG G
sao phụ thuộc vào yếu tố nào của
chúng?
Hàng ngang 3: Từ có 7 chữ cái: Là hỗn hợp của bụi,TINH VÂN
Â
khí hydro, khí helium và plasma tồn
tại dưới dạng các “đám” trong vũ trụ?
Hàng ngang 4: Từ có 5 chữ cái: vùng không - thời LỖ ĐEN
N
gian có một trường hấp dẫn mạnh đến
nỗi không có vật chất hoặc bức
xạ và ánh sáng nào có thể thoát ra
ngoài được.
Hàng ngang 5: Từ có 10 chữ cái: Những vật như THIÊN
H
những tảng đá chuyển động quanh THẠCH
Mặt Trời.
Hàng ngang 6: Từ có 3 chữ cái: Thiên thể là một quả SAO
A

cầu plasma nóng, tự phát sáng.
ĐÁP ÁN Ô CHỮ:

K

H



I

L

Ư

V



N



N

G



L




N

17


T

T

H

I

N

H

V

Â

N

L




Đ

E

N

I

Ê

N

T

H



S

A

O

C

H

ĐÁP ÁN HÀNG DỌC: NGÂN HÀ
( Giáo viên yêu cầu học sinh giới thiệu về ý nghĩa từ hàng dọc)

3) Nội dung câu hỏi phần thi 3:
Câu hỏi nội dung 10 điểm (Nội dung hiểu biết về các nhà thiên văn học)
Thứ tự
Nội dung
Đáp án
Câu 1
Ai là người đầu tiên công khai đưa ra Nicolaus Copernicus
mô hình Nhật tâm?
Câu 2
Ai là người đầu tiên làm thí nghiệm Galileo Galilei
với kính thiên văn để quan sát bầu
trời?
Câu 3
Ai là người đưa ra luận điểm các Isaac Newton
hành tinh quay quanh Mặt Trời nhờ
lực hấp dẫn?
Câu 4
Nhà bác học nào đưa ra thuyết tương Albert Einstein
đối rộng, phương trình về không –
thời gian trong thiên văn học?
Câu hỏi nội dung 20 điểm
Thứ tự Nội dung
Đáp án
Câu 1
Kể tên các hành tinh từ trong Thủy; Kim; Trái Đấe; Hỏa;
ra ngoài của hệ Mặt Trời ?
Mộc; Thổ; Thiên Vương; Hải
Vương
Câu 2
Thiên thạch; sao băng là gì?

+ Là những tảng đá chuyển
động quanh mặt trời
+ Là thiên thạch bay vào khí
quyển Trái đất, bị ion hóa và
phát sáng
Câu 3
Vệ tinh là gì? Nêu ví dụ
Là những thiên thể chuyển động
quanh các hành tinh
Câu 4
Mặt Trời là gì? Đặc điểm về Là một ngôi sao: Quả cầu
nhiệt độ?
plasma nóng sáng; nhiệt độ bề
mặt khoảng 6000 K
Câu hỏi nội dung 30 điểm
Thứ tự Nội dung
Đáp án
Câu 1
Tại sao mặt Trời lại có thể tự Do phản ứng nhiệt hạch tổng hợp
18


nóng sáng? Nêu cơ chế
Câu 2

Câu 3

Câu 4

Phân biệt màu sắc các sao

quan sát được từ Trái Đất?
Màu sắc của các ngôi sao phụ
thuộc vào yếu tố nào?
Nêu đặc điểm của hai nhóm
hành tinh trong hệ Mặt Trời
Nêu các thành viên trong hệ
mặt Trời

các hidro thành khí heli và giải
phóng năng lượng trong lòng của
mặt trời.
+ Phụ thuộc nhiệt độ bề mặt:
+ Xanh lam: t =50000k
+ Vàng: t = 6000 k
+ Đỏ; t = 3000 k
+ Nhóm trái đất: Nhỏ, rắn, khối
lượng riêng lớn
+ Nhóm Mộc tinh: Lớn, là khối khí
hoặc lỏng; D nhỏ
+Mặt trời; 8 hành tinh; tiểu hành
tinh; thiên thạch; sao chổi

2.4. Hiệu quả của đề tài
Thông qua tiến hành sử dụng đề tài “Phát triển năng của học sinh
THPT qua cuộc thi: Khám phá vũ trụ và bầu trời khoa học” nghiên cứu ở
các lớp 12 của nhà trường trong năm học (2018 – 2019) với trọng tâm của
kiến thức chương VIII - Vật lí 12, tôi đã thu được một số kết quả đó là: Đa số
các em hào hứng tham gia, qua đó đã nắm vững kiến thức, vận dụng linh hoạt
kiến thức vào việc giải bài tập, giải thích các hiện tượng liên quan và phát
triển được tư duy sáng tạo.

Để chứng minh tôi xin đưa ra minh chứng sau:
Kết quả khảo sát chất lượng vật lí 12 của ba lớp 12C2, 12C3, 12C9
trường THPT Quảng Xương 2, năm học 2017 - 2018 về phần bài “Cấu tạo vũ
trụ” ( sử dụng phương pháp dạy học truyền thống):
Trung
Khá
Yếu
Kém
Số bài Giỏi
bình
Lớp
KT
SL %
SL %
SL %
SL %
SL
%
12C2 45
4
8,9 25 55,5 13
28,8 3
6,8 0
0
12C3 44
0
0
18 40,9 15
34,1 8
18,2 3

6,8
12C9 45
0
0
10 22,2 20
44,4 10
22,2 5
11,2
Kết quả khảo sát chất lượng Vật lí 12 của ba lớp 12A2, 12A3, 12A9
trường THPT Quảng Xương 2, năm học 2018 - 2019 về bài “Cấu tạo vũ trụ”
Trung
Số
Giỏi
Khá
Yếu
Kém
bình
Lớp
bài
KT
SL %
SL %
SL %
SL %
SL
%
12A2 45
10 22,2 30 66,7 5
11,1 0
0

0
0
12A3 45
3
6,7 24 53,3 16
35,5 2
4,5 0
0
12A9 45
0
0
18 40
20
44,4 5
11,1 2
4,5
Đối chứng kết quả kiểm tra cùng kì của hai năm học liên tiếp với chất
lượng các lớp gần như tương đương nhưng thực hiện hai cách tiếp cận kiến
19


thức bài học khác nhau. Năm 2018 dạy theo phương pháp diễn giải và minh
họa, năm 2019 tổ chức một cuộc thi, tôi thấy có chiều hướng tốt thể hiện ở tỉ
lệ học sinh đạt điểm khá, giỏi tăng mạnh, tỉ lệ yếu kém giảm. Đồng thời thấy
rõ việc các em rất hào hứng tham gia cuộc thi trên. Hơn nữa, thời gian để tổ
chức cuộc thi như trên cũng chỉ bằng thời gian dạy 2 tiết trên lớp của bài theo
phân phối chương trình. Điều này khẳng định tính phù hợp của sáng kiến kinh
nghiệm này, vì vậy tôi mạnh dạn đề xuất đề tài có thể trở thành tài liệu tham
khảo cho các giáo viên và học sinh.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3.1. Kết luận
Thông qua tìm hiểu và phân tích kết quả của việc ứng dụng sáng kiến
kinh nghiệm“ Phát triển năng lực của học sinh THPT qua cuộc thi: Khám
phá vũ trụ và bầu trời khoa học”, trong năm học 2018-2019 vừa qua, tôi tự
nhận thấy:
- Đối với giáo viên, sáng kiến kinh nghiệm này là một tài liệu có giá trị
trong công tác giảng dạy bài “ Cấu tạo vũ trụ” – vật lí 12 THPT vì nó góp phần
kiến thức cơ bản và tạo một hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường
phổ thông thông qua một cuộc thi tìm hiểu.
- Việc lựa chọn hoạt động như trên giúp giáo viên, học sinh chủ động
nghiên cứu, phát huy được khả năng tư duy sáng tạo của học sinh, qua đó hiểu
sâu hơn, có hứng thú hơn đối với môn học. Lựa chọn theo đề tài này còn giúp
giáo viên chọn lọc những tinh hoa từ các nguồn tài liệu khác nhau, vận dụng
linh hoạt phù hợp với kế hoạch giảng dạy và đối tượng học sinh của mình.
- Với cách làm này, mỗi giáo viên có thể tự bồi dưỡng cho mình về khả
năng tổ chức một cuộc thi, hội thi không chỉ ở một lớp mà có thể mở rộng
toàn trường
Từ kết quả nghiên cứu, bản thân tôi cũng đã rút ra bài học kinh nghiệm sau:
- Đối với giáo viên phải không ngừng tìm tòi, sáng tạo để nâng cao
trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho bản thân, phải chú ý việc phát
triển tư duy cho học sinh thông qua các bài giảng lí thuyết, thông qua các hoạt
động trải nghiệm sáng tạo. Từ đó tập cho các em cách phân tích, tổng hợp, xử
lí thông tin để hiểu sâu hơn, ham mê hơn môn học và ứng dụng môn học vào
cuộc sống.
- Đối với học sinh, nếu muốn vận dụng linh hoạt kiến thức của bài học
và trở thành một học sinh giỏi, ngoài khả năng của bản thân cần phải rất chú ý
ngay cả các bài giảng tưởng như đơn giản của giáo viên. Bởi đó là một cách
giúp các em nghe để làm, để phát triển, để học cách phân tích, xử lí các tình
huống khác, nghĩa là học một để làm mười.
3.2. Kiến nghị

Nhằm giúp đỡ các giáo viên nâng cao kinh nghiệm, tay nghề trong việc
dạy học, giúp các em học sinh biết cách tư duy lôgíc, phân tích, tổng hợp, xử
lí các thông tin. Theo tôi, hàng năm phòng trung học phổ thông thuộc Sở giáo
dục đào tạo cần lựa chọn và cung cấp cho các trường phổ thông một số sáng
20


kiến kinh nghiệm, bài viết có chất lượng, có khả năng vận dụng cao để triển
khai tại các nhà trường. Qua đó, giáo viên có cơ hội học hỏi thêm ở các đồng
nghiệp, có cơ hội phát triển thêm các sáng kiến để rồi tự mỗi người có thể tìm
ra những phương pháp giảng dạy phù hợp nhất với mình, phù hợp nhất với
từng đối tượng học sinh. Đây cũng là cơ hội để các sáng kiến phát huy tính
khả thi theo đúng tên gọi của nó.
Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm và suy nghĩ của bản thân tôi, không
thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được hội đồng khoa học, các đồng
nghiệp nghiên cứu, bổ sung góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn, để những
kinh nghiệm của tôi thực sự có ý nghĩa và có tính khả thi.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hóa, ngày 25 tháng 05 năm 2019
XÁC NHẬN CỦA THỦ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
TRƯỞNG ĐƠN VỊ
viết, không sao chép nội dung của người
khác
Người viết

Đinh Thị Phương

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Vật lý 12 – NXB giáo dục - Năm 2013.

2. Sách giáo khoa Vật lý 12 nâng cao – NXB giáo dục - Năm 2013.
3. Sách giáo viên Vật lý 12 – NXB giáo dục - Năm 2013.
4. Sách Thiên văn phổ thông - NXB giáo dục - Năm 2001.
5. Tạp chí khoa học và công nghệ - số 1 năm 2017
6. Lịch sử vật lí – NXB Nghệ An – năm 2001.
21


7. Thư viện Vật lí (thuvienvatli.com) - Nguồn Internet
8. Lí luận dạy học Vật Lí ở trường THPT – NXB giáo dục
9. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh phổ thông – Nguồn Internet.

22



×