Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN hướng dẫn học sinh trường THPT quảng xương 1 chế tạo bộ thí nghiệm chất khí bằng những vật liệu phế thải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.55 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
1. Mở đầu
2
1.1. Lí do chọn đề tài
2
1.2. Mục đích của đề tài
3
1.3. Đối tượng nghiên cứu
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu
4
1.5. Những điểm mới của đề tài
4
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
4
2.1. Cơ sở lý luận
4
2.2.Thực trạng của việc chế tạo thí nghiệm tự tạo ở trường THPT Quảng 4
Xương 1
2.2.1. Đặc điểm tình hình
4
2.2.2. Thực trạng của việc chế tạo thí nghiệm tự tạo ở trường THPT Quảng 5
Xương 1
2.3. Các giải pháp thực hiện
5
2.3.1. Cần đảm bảo được các yếu tố
5
2.3.2. Cách thực hiện.
6
2.4. Những công việc cần thực hiện
6


2.4.1 Chia tổ nhóm.
6
2.4.2. Chuẩn bị chế tạo thí nghiệm.
6
2.4.3. Tiến hành chế tạo thí nghiệm.
7
7
2.5. Cách sử dụng vào từng bài
2.5.1. Bài quá trình đẳng nhiệt. Định luật Bôi-lơ –Ma-ri-ốt.
7
2.5.2. Bài quá trình đẳng tích. Định luật Sác - Lơ.
9
2.5.3. Bài quá trình đẳng áp. Định luật Gayluy-xác
10
2.5.4. Bài phương trình trạng thái của khí lý tưởng.
12
2.6. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
13
3. Kết luận và kiến nghị
14
3.1. Đối với giáo viên
14
3.2. Đối với học sinh
14
3.3. Một số kiến nghị
14
Tài liệu tham khảo
1
5
Danh mục các chữ viết tắt

16


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Vật lý học là một môn khoa học thực nghiệm. Việc giảng dạy vật lý có dùng
thí nghiệm ở trường phổ thông là một điều hết sức cần thiết. Ở các nước tiên tiến,
mỗi trường trung học có một hệ thống thí nghiệm riêng cho các môn do các giáo
viên trung học tự soạn thảo, thông qua duyệt của hội đồng khoa học và ban giám
hiệu nhà trường và áp dụng vào giảng dạy.
Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành
phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng
nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo
dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ
năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự
học là điều hết sức quan trọng.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại,
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của
người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc, rèn luyện
thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng những phương pháp
tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời
gian tự học, tự nghiên cứu, tự thực nghiệm của học sinh.
Để nâng cao hiệu quả cho công tác dạy và học, tạo điều kiện cho giáo viên
và học sinh phát huy tính sáng tạo trong nghiên cứu, cải tiến các đồ dùng, thiết bị
dạy học hiện có hoặc tự làm thêm các đồ dùng, thiết bị dạy học cần thiết cho cá
nhân trong công tác giảng dạy.
Với các lý do trên trường THPT Quảng Xương 1 quyết nghị:
- Tiếp tục đầu tư xây dựng, mở rộng và hoàn thiện phòng thiết bị trường học
trên cơ sở quy chế, tiêu chuẩn và các công văn hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào
tạo.

- Xây dựng kế hoạch về công tác thiết bị dạy học của đơn vị đảm bảo khai
thác tối đa tính năng sử dụng của các TBDH được trang bị phục vụ cho hoạt động
dạy học và các hoạt động giáo dục khác.
- Lập kế hoạch mua sắm TBDH dựa vào danh mục của Bộ Giáo dục và Đào
tạo.
- Tổ chức và vận động cán bộ giáo viên và học sinh tự làm thiết bị dạy bổ
sung vào danh mục tối thiểu.
- Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm
thiết bị và tổ chức các hoạt động giáo dục. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
trong công tác quản lý, tổ chức hội nghị, hội thảo của các cơ quan quản lý giáo dục,
các cơ sở giáo dục.
2


- Bồi dưỡng giáo viên, viên chức TBDH về công tác quản lí, sử dụng, bảo
quản, bảo dưỡng TBDH phục vụ hoạt động dạy học.
Cũng như hầu hết các thầy cô giáo khác, trong những năm học vừa qua bản
thân tôi cũng đã trăn trở tìm tòi, từng bước thực hiện, việc đổi mới phương pháp
giảng dạy theo yêu cầu của ngành giáo dục, đề ra bởi chúng ta đều biết phương
pháp giảng dạy là một trong những yếu tố cơ bản và quan trọng nhằm truyền đạt
kiến thức tới học sinh đạt hiệu quả tốt nhất. Phương pháp giảng dạy phù hợp, khoa
học sẽ là con đường giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả, phát huy trí
lực của người học. Mỗi cấp học, mỗi bộ môn đều phải có một phương pháp giảng
dạy phù hợp và không ngừng đổi mới, hoàn thiện là một trong những yếu tố, động
lực nhằm không ngừng nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh hiện nay.
Từ những suy nghĩ trên tôi thấy rằng một trong những nội dung đổi mới
phương pháp dạy học môn vật lý để kích thích gây hứng thú cho học sinh học tập là
việc nghiên cứu khai thác các thí nghiệm trong các giờ học bằng những vật liệu phế
thải trong cuộc sống hàng ngày, đó là điều kiện rất thuận lợi để có thể nâng cao hơn
nữa hiệu quả trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh và giáo dục học sinh có ý

thức và quan điểm đúng về môi trường, gần gũi với thiên nhiên. Từ các chuyên đề
về đổi mới phương pháp dạy học và sự tìm tòi, đổi mới trong sử dụng các dụng cụ
thí nghiệm thực hành và thiết kế, chế tạo thêm những đồ dùng dạy học để làm
phong phú hơn, hiệu quả hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Từ những
thực trạng trên tôi đưa ra đề tài “Hướng dẫn học sinh trường THPT Quảng
Xương 1 chế tạo bộ thí nghiệm chất khí bằng những vật liệu phế thải” trong
giảng dạy vật lý, chương chất khí vật lý 10.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
* Nhằm đào tạo những con người sáng tạo, tích cực, tự giác năng động, có
năng lực giải quyết vấn đề, biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
* Việc nghiên cứu đề tài nhằm tạo hứng thú tích cực, trong quá trình học tập
của bộ môn vật lý cũng như đem lại hiệu quả tốt, cho công tác giáo dục của nhà
trường.
* Nhằm nâng cao khả năng tự làm thiết bị thí nghiệm, phục vụ hiệu quả hơn
cho công tác dạy và học, tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh phát huy tính sáng
tạo trong nghiên cứu khoa học.
* Rèn luyện năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực
tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập thường xuyên, liên
tục.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Định luật Bôi Lơ – Mariốt (Vật lý 10 )
- Định luật Sác – Lơ (Vật lý 10 )
- Định Luật Gayluy-xác (Vật lý 10 )
3


- Phương trình trạng thái của khí lý tưởng (Vật lý 10 )
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Học sinh lớp: 10T3, 10C5, 10C6, 10C7 Trường THPT Quảng Xương 1.

1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp quan sát sư phạm.
- Phương pháp biểu diễn, mô tả.
- Phương pháp thực hiện các bước thí nghiệm vật lý.
1.5. Những điểm mới và tính sáng tạo của đề tài
- Khác với những thiết bị sẵn có trong phòng thí nghiệm
- Học sinh tự chế tạo các đồ dùng thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của giáo
viên
- Học sinh tận dụng các vật liệu phế thải để chế tạo dụng cụ thí nghiệm
- Số lượng học sinh tham gia làm thí nghiêm nhiều học sinh
- Dễ làm, kết quả thí nghiêm có độ chính xác cao
- Học sinh tự lĩnh hội và phát triển tư duy nghiên cứu khoa học đây cũng là
tiền đề cho sự phát triển sau này của các em.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận
Chúng ta biết rằng Vật lý là một môn khoa học thực nghiệm, áp dụng nhiều
trong khoa học và đời sống hàng ngày.Trong chương trình Vật lí THPT hầu như bài
học nào cũng có thí nghiệm. Từ các thí nghiệm học sinh hình thành khái niệm, định
luật. Trong chương trình, chủ yếu là các thí nghiệm biểu diễn hình thành tri thức
mới và một số thí nghiệm chứng minh. Thí nghiệm kiểm tra đóng vai trò khai thác
sâu kiến thức biến kiến thức thành kỹ năng kỹ xảo vận dụng vào giải bài tập... Do
đó tôi thấy rằng một trong những giải pháp đổi mới phương pháp dạy học Vật lý ở
trường THPT thì giải pháp đổi mới trong việc thực hiện các thí nghiệm của từng bài
học, làm đầy đủ, có chất lượng các thí nghiệm trên lớp là giải pháp được đặt lên
hàng đầu. Giáo viên không những chú trọng việc sử dụng đồ dùng dạy học và dụng
cụ thí nghiệm ở tất cả các tiết học mà còn cần tạo điều kiện để các em học sinh
được tự tay làm đồ dùng thí nghiệm, làm thí nghiệm, tự mình quan sát đo đạc và rút
ra nhận xét, kết luận (tức là được trải nghiệm trong thực tế) các em học sinh học tập
sẽ hứng thú hơn, phát huy được tính năng động sáng tạo của các em, kết quả học

tập sẽ đạt cao hơn rất nhiều.
2.2. Thực trạng của học sinh khi chế tạo đồ dùng thí nghiệm, thực hiện thí
nghiệm vật lý ở trường THPT Quảng Xương 1.
2.2.1. Đặc điểm tình hình
Trước đây trong khi giảng dạy giáo viên chỉ chú trọng đến khối lượng kiến
thức cần truyền đạt mà coi nhẹ phương pháp học tập và nghiên cứu mang tính đặc
4


thù của bộ môn. Vật lý là môn khoa học thực nghiệm thế nhưng tình trạng phổ biến
hiện nay vẫn là :
* Dụng cụ thí nghiệm thiếu, một phần bị hư hỏng không chính xác, có năm
được bổ sung thêm thì không đồng bộ với dụng cụ cũ. Nhìn chung chưa có đầy đủ
dụng cụ thí nghiệm cần thiết cho các giờ học.
* Số lượng các bộ thí nghiệm quá ít nên số lượng học sinh trong một nhóm quá
đông, một bộ phận học sinh yếu và trung bình ít có cơ hội làm việc trong nhóm .
* Kỹ năng làm thí nghiệm của học sinh vẫn còn hạn chế .
* Một số bài thực hành thí nghiệm không thành công vì thế không thể đánh giá
kỹ năng thực hành của học sinh, làm giảm tính thuyết phục của nội dung bài học.
* Đặc biệt bộ thí nghiệm chất khí của nhà trường số lượng rất ít, không chính
xác, chỉ làm được với định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ốt, còn các định luật Sác-lơ, Gayluyxác, phương trình trạng thái không làm được.
* Nhà trường chỉ có một cán bộ phụ trách phòng thí nghiệm cho tất cả các môn
học, được đào tạo chưa sâu cho từng bộ môn nên rất khó khăn trong việc giúp giáo
viên chuẩn bị và hướng dẫn học sinh thực hành.
Về cơ bản việc sử dụng thí nghiệm vật lý ở trường THPT vẫn còn hạn chế,
chưa phát huy hết tính độc lập sáng tạo của học sinh. Trong khi đó lượng kiến thức
trong sách giáo khoa luôn luôn được bổ sung chỉnh lý cho kịp với sự phát triển của
thời đại. Từ thực trạng trên dẫn đến chất lượng của môn học chưa tốt do đó cần đổi
mới trong việc tự làm và sử dụng thí nghiệm dạy học một cách có hiệu quả.
2.2.2. Thực trạng của học sinh khi chế tạo đồ dùng thí nghiệm, thực hiện thí

nghiệm vật lý ở trường THPT Quảng Xương 1.
Thí nghiệm tự tạo đòi hỏi sự chuẩn bị và các thao tác thí nghiệm phức tạp
hơn so với các loại thí nghiệm khác. Khó là làm sao thông qua thí nghiệm hình
thành được trong học sinh sự mâu thuẫn giữa kiến thức cũ và vấn đề mới nảy sinh,
khơi dậy lòng ham muốn tìm hiểu vấn đề, từ đó tạo động lực thúc đẩy quá trình học
tập của học sinh phát huy năng lực tư duy, khả năng sáng tạo của các em, như vậy
mới có thể giúp học sinh tiếp thu và khắc sâu kiến thức một cách tốt nhất .
Trước khi đưa vào vận dụng thì tôi đã vận dụng vào năm học 2017-2018 thì
thấy có hiệu quả vì vậy để kiểm chứng, năm học 2018-2019 tôi tiến hành khảo sát
ở bốn lớp đang giảng dạy:
- Đối với lớp 10C7, 10C6 thì tôi sử dụng phương pháp thảo luân nhóm,
vấnđáp.
- Đối với lớp 10T3, 10C5 thì tôi hướng dẫn cho học sinh làm theo nhóm, tự
chế tạo và tự tiến hành thí nghiệm.
2. 3. Các giải pháp tổ chức thực hiện.
2.3.1. Cần đảm bảo được các yếu tố.
- Lý do và ý tưởng của đồ dùng
- Cấu tạo và lắp đặt khả thi
5


- Cách sử dụng vào bài dạy và học
- Tính mới và tính sáng tạo
- Tính phổ dụng của đồ dùng thiết kế
2.3.2. Cách thực hiện.
- Thực hiện chia nhóm cho học sinh học tập
- Chuẩn bị các vật liệu cần thiết phù hợp với thiết kế thí nghiệm
- Thực hiện làm đồ dùng dạy học cho mỗi tiết học trước ngày dạy hai đến ba
ngày, thực hiện làm thử chu đáo, tìm cách thay thế các đồ dùng chưa hợp lý có
trong phòng thí nghiệm.

- Thực hiện tự học hỏi thông qua tiếp thu các chuyên đề, qua tổ nhóm chuyên môn
và qua các phương tiện thông tin đại chúng .
2.4. Những công việc cần thực hiện
2.4.1.Chia tổ nhóm.
Trước đây việc thực hiện các thí nghiệm trong các tiết học là do giáo viên
làm dụng cụ và biểu diễn hoàn toàn nên các em tiếp thu kiến thức một cách thụ
động, kỹ năng thực hành của học sinh rất yếu các em nắm không sâu được kiến
thức và nội dung bài học. Các em rất lúng túng khi tự tay thực hiện các bài thực
hành.Tư duy không phát hiện phát triển. Vì vậy cần đổi mới phương pháp dạy học
tích cực, các em chủ đông làm thiết bị và thực hành trong bài học.
Ngay từ giờ học đầu tiên của năm học giáo viên cần cho học sinh mắn được
đặc thù của bộ môn là môn khoa học thực nghiệm, giáo viên chia học sinh của lớp
thành các nhóm học tập, mỗi nhóm gồm cả các đối tượng khá, giỏi, trung bình và
yếu khoảng 4-5 em. Cử nhóm trưởng, nhóm phó, thư ký của nhóm.
Nhóm trưởng chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của nhóm theo sự hướng
dẫn của giáo viên sao cho, mọi thành viên trong nhóm đều được tham gia các công
việc của nhóm, những thành viên yếu thường được giao công việc dễ hơn như tìm
những vật liệu dễ tìm, làm những công việc đơn giản quan sát ghi số liệu. Tạo điều
kiện cho các em chủ động tích cực sáng tạo, hứng thú trong quá trình làm thiết bị
,thực hành trong và ngoài giờ học.
2.4.2 Chuẩn bị chế tạo thí nghiệm.
Nói chung thí nghiệm phải kích thích được hứng thú óc sáng tạo của học
sinh. Muốn đạt được điều đó giáo viên phải tìm hiểu thật kỹ nội dung bài dạy, xác
định rõ nội dung kiến thức mục đích thí nghiệm. Giáo viên cần có óc sáng tạo, chịu
khó để lựa chọn các vật liệu sẵn có ,dễ tìm để thiết kế dụng cụ thí nghiệm cần thiết
cho phù hợp. Các dụng cụ thí nghiệm phải đơn giản dễ làm và chất lượng tốt đảm
bảo độ chính xác cao. Không độc hại nguy hiểm, nhiều khi giáo viên phải tự tạo ra
các dụng cụ thí nghiệm trước và giới thiệu hướng dẫn cho các em nhóm trưởng và
phó, trước ba bốn ngày.
Để kích thích thị giác giáo viên cũng cần phải hướng dẫn chọn các vật liệu

làm đồ dùng thí nghiệm có màu sắc tương phản “bặt mắt” giúp học sinh quan sát
6


tốt hơn. Cần chú ý vật liệu làm đồ dùng phải đảm bảo an toàn không độc hại, không
cháy nổ.
Thí nghiệm thành công tức là phải được chuẩn bị kỹ, làm đi, làm lại nhiều
lần nếu thất bại sẽ phá vỡ tiến trình bài học gây tâm lí hoang mang thất vọng đối
với học sinh. Điều không thể thiếu được là giáo viên phải chuẩn bị hệ thống câu hỏi
hướng dẫn học sinh quan sát hiện tượng, phân tích kết quả thí nghiệm vận dụng các
kiến thức có liên quan để đi đến tri thức mới một cách logíc.
2.4.3. Tiến hành chế tạo thí nghiệm.
*Bước 1: Chế tạo dụng cụ thí nghiệm
Giáo viên nghiên cứu bài dạy,hướng dẫn học sinh nghiên cứu bài học và đưa
ra ý tưởng thiết kế dụng cụ thí nghiệm
Tập cho học sinh lập kế hoạch khám phá thiết kế thí nghiệm, lựa chọn
phương án thí nghiệm, chỉ ra đại lượng cần đo, những điều cần xác định trong thí
nghiệm, chỉ ra những yếu tố cần giữ nguyên, không thay đổi khi làm thí nghiệm.
(Giáo viên hướng học sinh lựa chọn phương án mà giáo viên đã lựa chọn, đã thiết
kế)
*Bước 2: Tiến hành làm dụng cụ thí nghiệm
Tìm và lựa chọn các vật liệu phù hợp an toàn dễ kiếm trong đời sống hàng
ngày
Hướng dẫn học sinh thiết kế bố trí lắp đặt dụng cụ thiết bị thí nghiệm;theo
nội dung “các định luật chất khí” thực hiện thí nghiệm theo phương án đề ra, cần
làm thử trước ở nhà cần thiết thay đổi phương án thí nghiệm nếu kết quả không phù
hợp với vấn đề đặt ra.
*Bước 3: Tiến hành làm thí nghiệm
Trong giờ học các nhóm sử dung thiết bị của nhóm mình làm hoặc của tổ
chuyên môn trưc tiếp làm thí nghiệm

Đọc số chỉ của các dụng cụ thí nghiệm ở mức độ cẩn thận và chính xác cần
thiết, lập bảng kết quả, biểu diễn kết quả bằng đồ thị , sơ đồ ......
*Bước 4: Kết luận rút ra nội dung biểu thức định luật
Cho đại diện nhóm mô tả lại những thí nghiệm đã làm, trình bày, giải thích
những việc đã làm bằng lời, bằng hình vẽ hoặc bằng đồ thị...nêu kết luận đã tìm
thấy được.
Từ báo cáo của từng nhóm giáo viên cho lớp thảo luận để đi đến kết luận
chung, tổng quát cho vấn đề đang nghiên cứu.
2.5. Cách sử dụng vào từng bài
2.5.1. Bài quá trình đẳng nhiệt. Định luật Bôi-lơ –Ma-ri-ốt.
1. Mục đích
Thí nghiệm được tiến hành để kiểm nghiệm lại định luật Bôi-lơ –Ma-ri-ốt
2. Dụng cụ thí nghiệm
+ 1 Đế gỗ làm chân giá đỡ
7


+ 1 áp kế ( dụng cụ đo áp huyết hoăc đồng hồ đo áp suất hơi )
+ 1 xilanh tiêm 5ml trở lên
+ 80cm ống dây nhựa (ống chuyền dịch)
+ 1 Bình thủy tinh hoặc kim loại (100ml- 200ml) có nắp làm kín bình chứa
không khí với bên ngoài
+ 2 Van xe đạp còn sử dụng tốt
+ 1 Thanh sắt hoặc gỗ làm cọc giá đỡ
3. Các bước tiến hành của học sinh
* Phương án 1: Thí nghiệm được lắp đặt như hình vẽ 1

Áp kế

Xilanh

Hình vẽ 1

- Bước 1: Cho pit tông nằm yên tại một vị trí bất kỳ
Nối ống dây từ áp kế với đầu xilanh đảm bảo không khí không thông với bên
ngoài
- Bước 2: Đọc các giá trị áp suất trên áp kế , đọc thể tích chất khí bằng tổng thể
tích của thể tích không khí chứa trong xilanh VXLvà thể tích không khí trong ống
nối VÔ= Sl
- Bước 3: Thay đổi thể tích xilanh và đọc lại các kết quả như trên và ghi vào bảng
(chú ý khi làm thay đổi thể tích khí trong xilanh cần chậm để nhiệt độ khôngđổi)
Lần TN
Thể tích V= VÔ+ VXL
Áp suất P
Tích P*V
Lần 1
8


Lần 2
Lần 3
*Kết luận : Từ kết quả thí nghiệm rút ra kết quả P.V = hằng số và đưa ra nội
dung, biểu thức định luật.
* Phương án 2: Thí nghiệm được lắp đặt như hình vẽ 2
T
A V

ống dây

Xilanh


G

Hình vẽ 2
- Bước 1: Cho pit tông nằm yên tại một vị trí bất kỳ
Mở van. Nối ống dây từ van với đầu xilanh đảm bảo không khí không thông
với bên ngoài
- Bước 2: Đọc các giá trị áp suất trên áp kế , đọc thể tích chất khí bằng tổng thể tích
của bình chứa đã đoVB và ghi trên ngoài bình và thể tích không khí chứa trong
xilanh VXLvà thể tích không khí trong ống nối VÔ= Sl
- Bước 3: Thay đổi thể tích xilanh và đọc lại các kết quả như trên và ghi vào bảng
( chú ý khi làm thay đổi thể tích khí trong xilanh cần chậm để nhiệt độ trên nhiệt kế
không đổi)
Lần TN
Lần 1
Lần 2
Lần 3

Thể tích V= VB+VÔ+ VXL

Áp suất P

Tích P*V

Từ kết quả thí nghiệm rút ra kết quả P.V = hằng số và đưa ra nội dung, biểu thức
định luật
4. Đề xuất cách đưa vào bài
Thí nghiệm được tiến hành đưa vào cũng cố bài “Qúa trình đẳng nhiệt. Định luật
Bôi-lơ –Ma-ri-ốt” vật lý 10
9



2.5.2. Bài quá trình đẳng tích. Định luật Sác - Lơ.
1. Mục đích
Thí nghiệm được tiến hành để kiểm nghiệm lại định luật Sác - Lơ
2. Dụng cụ thí nghiệm
+ 1 Sấy tóc
+ 1 nhiệt kế đo nhiệt độ
+ 1 Đế gỗ làm chân giá đỡ
+ 1 Thanh sắt hoặc gỗ làm cọc giá đỡ
+ 2 Van xe đạp còn sử dụng tốt
+ 1 áp kế ( dụng cụ đo áp huyết hoăc đồng hồ đo áp suất hơi )
* Thí nghiệm được lắp đặt như hình vẽ 3
T
A

V

G

Hình vẽ 3
3. Các bước tiến hành của học sinh
- Bước 1: Khóa van thể tích và lượng không khí trong bình là không đổi
- Bước 2: Dùng sấy tóc sấy bình dựng khí
- Bước 3: Đọc các giá trị Áp suất trên áp kế, nhiệt độ trên nhiệt kế tại các thời điểm
và ghi vào bảng
to 0
∆to
po1
∆p= pn- po ∆P/∆to
To=to+273

P/T
t1
P1
T1=t1+273
t2
P2
T2=t2+273
t3
P3
T3=t3+273
o
Từ kết quả thí nghiệm rút ra kết quả ∆P/∆t = hằng số hay P/T= hằng số và đưa
ra nội dung, biểu thức định luật.
4. Đề xuất cách đưa vào bài
* Thí nghiệm được tiến hành đưa vào cũng cố bài “Qúa trình đẳng tích . Định luật
Sác - Lơ” vật lý 10
2.5.3. Bài Quá trình đẳng áp. Định luật Gayluy-xác
1. Mục đích
Thí nghiệm được tiến hành để kiểm nghiệm lại định luật luật Gayluy-xácQuá trình đẳng áp
10


2. Dụng cụ thí nghiệm
+ 1 Đế gỗ làm chân giá đỡ
+ 1 Thanh sắt hoặc gỗ làm cọc giá đỡ
+ 1 Bình thủy tinh hoặc kim loại (100ml- 200ml) có nắp làm kín bình chứa
không khí với bên ngoài
+ 2 Van xe đạp còn sử dụng tốt
+ 80cm ống dây nhựa (ống chuyền dịch)
+ 1 xilanh tiêm 5ml trở lên

+ 1 nhiệt kế đo nhiệt độ
+ 1 áp kế ( dụng cụ đo áp huyết hoăc đồng hồ đo áp suất hơi )
+ 1 Sấy tóc
+ Một số đinh 2 hoặc vít xoắn
* Thí nghiệm được lắp đặt như hình vẽ 4
T
A
V

G

Hình vẽ 4
3. Các bước tiến hành của học sinh
- Bước 1: Mở van nối ống dây từ van với một ống nhỏ trong ống có giọt nước màu
ngăn không khí trong ống với không khí bên ngoài ,đặt trên bàn nằm ngang
- Bước 2: Dùng sấy tóc sấy bình dựng khí
- Bước 3: Đọc các giá trị nhiệt độ trên nhiệt kế tại các thời điểm , độ dịch chuyển
của giọt nước và ghi vào bảng ( chú ý khi làm thay nhiệt độ cần chậm để áp suất
trên áp kế không đổi)
to0 ∆to
∆V=
S(hn- ∆V/∆to
To=to+273
V/T
ho)
t1
T1=t1+273
t2
T2=t2+273
11



t3

T3=t3+273

Từ kết quả thí nghiệm rút ra kết quả ∆V/∆t o = hằng số hay V/T= hằng số và đưa ra
nội dung, biểu thức định luật
4. Đề xuất cách đưa vào bài
Thí nghiệm được tiến hành đưa vào cũng cố bài “Qúa trình đẳng áp. Định luật
Gayluy-xác ” vật lý 10
2.5.4. Bài Phương trình trạng thái của khí lý tưởng.
1. Mục đích
Thí nghiệm được tiến hành để kiểm nghiệm lại phương trình trạng thái của
khí lý tưởng.
2. Dụng cụ thí nghiệm
+ 1 Đế gỗ làm chân giá đỡ
+ 1 Thanh sắt hoặc gỗ làm cọc giá đỡ
+ 1 Bình thủy tinh hoặc kim loại (100ml- 200ml) có nắp làm kín bình chứa
không khí với bên ngoài
+ 2 Van xe đạp còn sử dụng tốt
+ 80cm ống dây nhựa (ống chuyền dịch)
+ 1 xilanh tiêm 5ml trở lên
+ 1 nhiệt kế đo nhiệt độ
+ 1 áp kế ( dụng cụ đo áp huyết hoăc đồng hồ đo áp suất hơi )
+ 1 Sấy tóc
+ Một số đinh 2 hoặc vít xoắn
* Thí nghiệm được lắp đặt như hình vẽ 5
ống dây


T
A

V

Xilanh

G

12


Hình vẽ 5
3. Các bước tiến hành của học sinh
- Bước 1: Cho pit tông nằm yên tại một vị trí bất kỳ
Mở van Nối ống dây từ van với đầu xilanh đảm bảo không khí không thông với bên
ngoài
- Bước 2: Dùng sấy tóc sấy bình dựng khí
Thả cho cho pit tông tự do
- Bước 3: Đọc các giá trị nhiệt độ trên nhiệt kế tại các thời điểm , các giá trị áp suất
trên áp kế ,đọc thể tích chất khí bằng tổng thể tích của bình chứa đã đo và ghi trên
ngoài bình và thể tích không khí chứa trong xilanh và thể tích không khí trong ống
nối
T = to0+273=
V= VB+VÔ+ VXL
po1
p.V/T
T1= t1+273=
V1
P1

T2= t2+273=
V2
P2
T3= t3+273=
V3
P3
Từ kết quả thí nghiệm rút ra kết quả

P.V
 hằng số và đưa ra nội dung, biểu thức
T

của phương trình.
4. Đề xuất cách đưa vào bài
Thí nghiệm được tiến hành đưa vào cũng cố bài “Phương trình trạng thái của khí lý
tưởng” Vật lý 10.
2.6. Hiệu quả
Qua việc áp dụng đề tài trên vào giảng dạy, tôi đã thực hiện cho 4 lớp học sinh
10T3, 10C5, 10C6, 10C7 làm đồ dùng và thí nghiệm theo dõi và tiến hành khảo sát
chất lượng, học sinh học môn Vật lý và tự đánh giá bộ thí nghiệm này dễ làm, độ
chính xác cao , giá thành rẻ, tính phổ dụng của đồ dùng và phương pháp thực hành
thí nghiệm rộng rãi, các em gần gũi và có quan điểm đúng về môi trường và rút ra
kết luận.
+ Trước đây học sinh tiếp thu kiến thức một cách bị động, các em không
được tự tay làm thí nghiệm nên kỹ năng thực hành rất kém, các em không tự tìm tòi
kiến thức nên hiểu không sâu, không yêu thích môn học.
+ Học sinh thích thú tự làm và thí nghiệm thu được kết quả tương đối khả
quan trong quá trình học tập. Việc vận dụng kiến thức vào giải các bài tập và giải
thích các hiện tương tự nhiên của các em rất tốt. Đặc biệt việc vận dụng kiến thức
đã học vào thực tế cuộc sống. Kỹ năng thực hành tốt hơn, việc vận dụng kiến thức

vào thực tế cuộc sống của các em thông thạo hơn.
+ Các em mạnh dạn để tìm tòi sáng tạo và tự nghiên cứu, tự khám phá các
qui luật và hiện tượng khác trong tự nhiên....
13


+ Qua bài dạy giáo dục các em hiểu thêm về môi trường và vận dụng kiến
thức có ý thức bảo vệ, giữ gìn môi trương trong sạch hơn.
Thông qua tiến hành nghiên cứu và thực hiện trên 4 lớp với đề tài trên tôi đã thu
được kết quả tương đối tốt.
* Đối với 2 lớp 10T3, 10C5 số học sinh khá, giỏi tăng lên rõ rệt.
* Đối với 2 lớp 10C6 và 10C7 không sử dụng thí nghiệm thì số học sinh
khá, giỏi giảm và số học sinh trung bình, yếu tăng.
Qua khảo sát trên tôi thấy sau khi đưa vào vận dụng đề tài “Hướng dẫn học
sinh trường THPT Quảng Xương 1 chế tạo bộ thí nghiệm chất khí bằng những
chất phế thải” thì kết quả khả quan, cụ thể là không những học sinh yếu, trung
bình sẽ giảm đi rõ rệt mà số học sinh khá, giỏi còn tăng lên rất nhiều, còn đối với
lớp không áp dụng thì số lượng học sinh khá, giỏi giảm, trung bình giảm, yếu và
kém thì lại tăng lên.
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Đối với giáo viên
Đề tài này giúp tôi khi nghiên cứu và thực hiện luôn đổi mới trong sử dụng
thiết kế làm các thí nghiệm vật lý, trong quá trình dạy học, kết quả thực hiện thấy
học sinh hiểu bài học sâu hơn, biết vận dụng bài học, giải thích tốt các hiện tượng
vật lý, yêu thích bộ môn hơn. Vì vậy tôi rất mong muốn kinh nghiệm tôi đã đưa ra
“Hướng dẫn học sinh trường THPT Quảng Xương 1 chế tạo bộ thí nghiệm chất
khí bằng những chất phế thải ” Xin được trình bày mong độc giả tham khảo với
mục đích không ngừng nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh.
3.2. Đối với học sinh
Trong quá trình thực hiện đa số các em đều say mê với những thí nghiệm mà

các em tự làm ra. Có những học sinh còn đề xuất những ý kiến của mình về phương
án thí nghiệm riêng của mình có giá trị. Từ đó giúp các em tiếp thu bài tốt, nhớ kỹ
bài và nhất là kích thích sự tò mò và ham học tập.
Từ việc nghiên cứu, chế tạo bộ thí nghiệm về chất khí giúp học sinh biết
cách suy luận lôgíc, tự tin vào bản thân khi đứng trước một hiện tượng vật lý, có
cách suy nghĩ để giải thích một cách đúng đắn nhất. Từ đó các em tự lĩnh hội, trao
dồi kiến thức để hoàn thiện bản thân mình.
3.3. Một số kiến nghị
Đối với bản thân tôi kinh nghiệm nghiên cứu khoa học còn chưa nhiều,
điều kiện nghiên cứu còn hạn chế nên trong đề tài này còn có nhiều khiếm
khuyết. Tôi xin chân thành được sự góp ý của của các thầy, cô giáo, của các
đồng nghiệp và học sinh THPT gần xa. Xin chấn thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 05 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi
viết, không sao chép nội dung của người
14


khác.
Người viết đề tài
Phạm Thị Hà
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách giáo khoa Vật lý 10 – Ban cơ bản
- Phương pháp giảng dạy của một số vấn đề cơ bản của chương trình vật lý phổ
thông ( Trịnh Đức Đạt “2003” – ĐHSP Vinh)
- Các phương tiện dạy học hiện đại trong dạy học vật lý (Hà Văn Hùng “1997”ĐHSP Vinh)
- Những bài tập hay về thí nghiệm vật lý (V. Langu’c “1998” - NXB giáo dục)

- Hình thành kiến thức, kỹ năng - phát triển trí tuệ, năng lực sáng tạo của học sinh
trong dạy học vật lý & Thiết kế dạy học vật lý (Phạm Hữu Tòng “1999”–NXB giáo
dục)

15


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- THPT : Trung học phổ thông
- TBDH: Thiết bị dạy học
- NXB : Nhà xuất bản
- ĐHSP: Đại học sư phạm
- SKKN: Sáng kiến kinh nghiệm

16



×