Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN một số kinh nghiệm khi vận dụng phương pháp giáo dục kỉ kỉ luật tích cực trong công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả g

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 18 trang )

Một số kinh nghiệm khi vận dụng phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực trong công tác chủ nhiệm
nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 10A6 – Trường THPT Cẩm Thủy 1

A. MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Có lẽ chưa bao giờ giáo dục lại bị đặt lên bàn cân để dư luận tranh cãi nảy
lửa như năm học này: dư luận đang phẫn nộ với nạn chạy điểm, gian lận thi cử
từ kì thi THPT Quốc gia vẫn chưa có hồi kết, lại bàng hoàng với vụ clip nhóm
học sinh nữ tại THCS Phù Ủng- Hưng Yên đánh hội đồng bạn học sinh, Ban
giám hiệu và giáo viên chủ nhiệm đã phải chịu kỉ luật bởi sự thiếu trách nhiệm
trong việc quản lý học sinh. Tiếp đến vụ việc cô giáo Lê Thị Quy phạt nam học
sinh lớp 9 quỳ gối trong lớp học tại Thường Tín – Hà Nội dù đó là theo đề nghị
của phụ huynh nhưng hành động đó cũng gây ra những hệ lụy khôn lường, trước
búa rìu của dư luận cô giáo đã bất lực. Những vấn nạn trong học đường đâu đã
dừng lại ở đó, vào những ngày cuối năm học dư luận lại dậy sóng với clip được
chia sẻ về vụ việc cô giáo Phan Thị Thu Trang ( Hải Phòng ) đánh liên tiếp vào
học sinh tiểu học trong giờ kiểm tra. Sự việc đã gây những bức xúc cho dư luận
và cả những người trong nghề. Có thể nói nghề giáo- đặc biệt những giáo viên
chủ nhiệm đang đứng giữa tâm bão của dư luận, tất nhiên đây cũng chỉ là những
hiện tượng cá biệt của nghề ( mà nghề nào cũng có). Đã đành công việc chịu
nhiều áp lực nhưng tôi nghĩ rằng nếu thực sự mỗi giáo viên chủ nhiệm làm việc
bằng cái tâm của nghề, tìm ra những phương pháp giáo dục phù hợp sẽ giảm
thiểu những vấn nạn học đường và giảm áp lực cho chính mình. Xã hội hiện đại,
những quan niệm giáo dục cũ như “ thương cho roi cho vọt” “ miếng ngon nhớ
lâu đòn đau nhớ mãi” trong giáo dục con trẻ không thực sự mang lại hiệu quả,
phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực đang là giải pháp hữu hiệu giúp giáo viên
quản lý nề nếp học sinh tốt hơn. Từ những nội dung đã học tập tại đợt tập huấn
năm học 2018-2019 tôi đã mạnh dạn đề xuất “ Một số kinh nghiệm khi vận
dụng phương pháp giáo dục kỉ kỉ luật tích cực trong công tác chủ nhiệm
nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 10A6- Trường
THPT Cẩm Thủy 1


II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề xuất một số giải pháp cụ thể hóa phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực vào
thực tiễn chủ nhiệm lớp đầu cấp
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Học sinh lớp 10A6 trường THPT Cẩm Thủy 1
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
-Nghiên cứu lí thuyết về phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực
-Khảo sát tình tình hình thực tế học sinh khối 10 và lớp 10a6
- Đề xuất các giải pháp phù hợp
V. ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
-Không ôm đồm tất cả các giải pháp của phương pháp giáo dục kỉ luật
tích cực mà chỉ từ lí thuyết trên để định hướng một số giải pháp thiết thực phù
hợp với đối tượng học sinh

Đào Thị Huệ- Giáo viên trường THPT Cẩm Thuỷ 1- Thanh Hoá

1


Một số kinh nghiệm khi vận dụng phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực trong công tác chủ nhiệm
nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 10A6 – Trường THPT Cẩm Thủy 1

B. NỘI DUNG
I.CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm
- Có thể nói trong nhà trường phổ thông giáo viên chủ nhiệm có vai trò
quan trọng vừa là thầy cô trực tiếp giảng dạy- người quản lý- là cầu nối giữa học
sinh với nhau và giữa học sinh với thầy cô khác – là người bạn khi các em cần
chia sẻ tâm sự- là chuyên gia tư vấn định hướng mỗi khi các em có những vướng
mắc trong học tập, cuộc sống..Lớp chủ nhiệm là một tập thể thu nhỏ, là ngôi nhà

thứ hai của các em, vì vậy rất cần ở người giáo viên chủ nhiệm những phương
pháp tổ chức quản lý lớp thực sự hiệu quả nhằm tạo ra một không gian học tập
thoải mái, một môi trường lành mạnh cho sự phát triển nhân cách học sinh
Đối với một giáo viên chủ nhiệm ngoài năng lực quản lý như một “ hiệu
trưởng con” giáo viên chủ nhiệm không thể áp dụng lề lối quản lý “quyền uy”,
theo kế hoạch, theo mệnh lệnh mà phải biết “hội tụ” và “lan tỏa”, chủ động sáng
tạo
Đồng thời còn có Năng lực tác động để phát triển nhân cách người học
Mỗi giáo viên chủ nhiệm phải nhận thức sâu sắc công việc quan trọng của mỗi
người là làm sao tạo được những điều kiện thuận lợi nhất để mỗi học sinh mình
chủ nhiệm có thể “phát triển hết khả năng vốn có của bản thân, hình thành được
những tính cách thói quen” như mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông đã đề
ra.
Để làm được việc đó họ phải tự nhận thức vai trò của người giáo viên chủ
nhiệm, có đủ kiến thức cơ bản về tâm lý học, về giáo dục học phù hợp lứa tuổi
học sinh họ đang làm chủ nhiệm. Họ không chỉ biết thương yêu, tôn trọng, quý
mến học sinh của mình mà căn cứ vào hoàn cảnh, cá tính từng học sinh mà giáo
viên chủ nhiệm có cách lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ, gợi mở, dẫn dắt học sinh
để mỗi trò có đủ những giá trị làm người như: Yêu thương, khoa dung, tôn trọng
để chúng luôn biết sống tự chủ, tự tin, tự chịu trách nhiệm về các hành vi của
mình.
Điều quan trọng của mỗi nhà sư phạm, mỗi giáo viên chủ nhiệm phải biết
tạo cho học sinh của mình phát triển nhân cách trong một tập thể học sinh lành
mạnh đồng thời mỗi học sinh lại có đủ khả năng thực hiện các yêu cầu giáo dục
theo tinh thần biết “tự giáo dục”
2. Đặc điểm của phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực
Là giáo dục dựa trên nguyên tắc và lợi ích tốt nhất của học sinh không
nên làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của học sinh, có sự thỏa thuận giữa
giáo viên và học sinh và phù hợp với tâm lí của học sinh. Mục tiêu là dạy học
sinh tự hiểu hành vi của mình, có trách nhiệm với sự lựa chọn của mình, biết tôn

trọng mình và tôn trọng người khác. Nói cách khác giúp học sinh phát triển tư
duy và có hành vi tích cực có thể ảnh hưởng lâu dài đến cuộc đời sau này.
Đào Thị Huệ- Giáo viên trường THPT Cẩm Thuỷ 1- Thanh Hoá

2


Một số kinh nghiệm khi vận dụng phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực trong công tác chủ nhiệm
nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 10A6 – Trường THPT Cẩm Thủy 1

Với phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực đòi hỏi giáo viên phải nắm
vững tâm lí học sinh. Tiến sĩ tâm lý Lê Văn Hảo cho rằng “ Học sinh ngoài nhu
cầu ăn, uống, thở.. cần thiết để sống, cần có nhu cầu tâm lí xã hội cần thiết để
phát triển:đó là khao khát được yêu thương,chia sẻ, được chấp nhận, được độc
lập tự chủ sáng tạo, khẳng định mình. Tâm lí chung của chúng ta đều muốn các
em năng động tự chủ nhưng lại gò ép các em làm theo những khuôn mẫu đã
định trước, theo ý người lớn. Mâu thuãn trong cách giáo dục đó phần nhiều kìm
hãm sự phát triển năng lực của các em. Không những vậy khi các em mắc lỗi
nhiều người chăm chăm đi tìm biện pháp xử lí kỉ luật nào nghiêm khắc nhất để
ngăn chặn triệt để sự tái phạm, những biện pháp giáo dục hà khắc đã làm tổn
thương đến tâm lí, thậm chí thể xác học sinh dẫn đến những kết quả ngược lại
mong đợi của chúng ta. Giáo dục kỉ luật tích cực không có nghĩa là dung túng,
dĩ hòa vi quý, thỏa hiệp, nhún nhường trước sai phạm của học trò, nhưng giáo
viên cần hiểu rằng việc mắc lỗi của học sinh là thường tình, con người không ai
hoàn hảo, mặt khác tâm sinh lí các em tuổi mới lớn còn nhiều bất ổn, đổi thay vì
vậy cần có cái nhìn bao dung, cách ứng xử vị tha hợp lí sẽ giúp các em nhận ra
và trưởng thành từ những vấp ngã.
II.THỰC TRẠNG
1. “Báo động đỏ” về bạo lực học đường và kết hôn sớm của học sinh hiện
nay

Sự phát triển của xã hội hiện đại, mạng xã hội trở thành kênh truyền
thông với sức lan tỏa nhanh nhất, theo đó cái tiêu cực cũng được chia sẻ với tốc
độ chóng mặt. Hàng loạt những vụ bạo lực học đường đã được đăng tải, chia sẻ
và bình luận bằng những ngôn từ cay nghiệt dù chưa chắc bạn đọc đã hiểu rõ sự
tình. Bạo lực học đường biến hóa đa dạng, trước đây ta chỉ nghĩ phạm vi thu hẹp
là những mâu thuẫn giữa học trò, nay ranh giới Thầy- trò, phụ huynh và giáo
viên cũng thấy mong manh, chỉ cần một chút mâu thuẫn nhỏ cả nhóm nữ học
sinh lớp 7 có thể dùng cả chồng ghế nhựa đánh vào đầu bạn,học sinh lớp 5 có
thể cầm dao đâm bạn ngay tại lớp , hoặc vì thầy giáo nhắc nhở học sinh có hình
xăm, nam sinh N.V.C chặn ở cổng trường đâm thầy giáo chủ nhiệm trọng
thương
( THPT Trần Hưng Đạo– lệ Thủy- Quảng Bình), bạo lực học đường còn diễn ra
ngay từ chính thầy cô đối với học sinh, những vụ bạo hành thể xác tình thần đối
với trẻ màm non, học sinh tiểu học, rồi giáo viên lên lớp nhưng ba tháng không
giao tiếp với học sinh... Đau lòng hơn chỉ vì giáo viên phạt học sinh tiểu học
quỳ gối trong giờ học, nhóm phụ huynh tại Bình Chánh- thành phố Hồ Chí Minh
đã đến trường bắt cô giáo phải quỳ gối 40 phút xin lỗi phụ huynh thì mới được
tha. Những báo động đỏ cho thấy sự bất lực trong phương pháp quản lý giáo dục
học sinh của một bộ phận giáo viên , điều này khiến dư luận hoang mang và mất
niềm tin vào giáo dục, thực trang trên cho thấy phải chăng phương pháp giáo
dục học sinh mang tính truyền thống nặng về xử phạt đã không còn đem lại hiệu
quả thật sự, nhiều trường hợp đã phản tác dụng (Phạt học sinh quỳ gối, cô giáo
Đào Thị Huệ- Giáo viên trường THPT Cẩm Thuỷ 1- Thanh Hoá

3


Một số kinh nghiệm khi vận dụng phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực trong công tác chủ nhiệm
nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 10A6 – Trường THPT Cẩm Thủy 1


lại phải quỳ gối trước phụ huynh??), đánh học sinh rồi lại xin lỗi học sinh và
chịu kỉ luật của ngành?
Cùng với bạo lực học đường, vấn nạn tảo hôn dường như đang có dấu
hiệu gia tăng trong học đường hiện nay. ở vùng nông thôn, miền núi một bộ
phận học sinh nữ ham chơi, yêu sớm,quan hệ trước hôn nhân dẫn đến mang thai
nên đã bỏ học. Ngay các lớp chọn những khóa trước tôi chủ nhiệm ít nhất mỗi
khóa có một đến hai em bỏ học giữa chừng kết hôn, các lớp đại trà tỉ lệ này còn
nhiều hơn, còn một bộ phận khác chỉ chờ thi xong tốt nghiệp lớp 12 là lập gia
đình. Lớp 12a5 tôi chủ nhiệm tốt nghiệp 2017 ngay trong năm đó một em bỏ học
đầu năm lấy chồng, sau khi thi xong THPT Quốc gia một tháng có năm em lập
gia đình, Lớp A8 khi tôi vào tiếp nhận chủ nhiệm thay thì ngay từ hè 2018 khi
vừa kết thúc lớp 11 có một em nghỉ học lấy chồng, cuối năm chưa thi THPT
Quốc gia một em đã có gia đình đến chơi nhà dạm ngõ....Điều đáng nói là các
em học sinh đó không phải tất cả đều thuộc thành phần ham chơi, hư hỏng ,
thậm chí nhiều em rất nhút nhát rụt rè.. Tôi nghĩ các em một phần thiếu kĩ năng
sống, sự uốn nắn của gia đình , thầy cô chưa thật sát sao, tác động của xã hội lại
lớn , bản thân là giáo viên chủ nhiệm dù cả hai khóa tôi đều tiếp nhận dang dở
vào đầu lớp 12 nên chưa sát sao kịp thời vẫn để hiện tượng đáng tiếc xảy ra, đây
cũng là điều tôi lo lắng trăn trở bởi năm nay lớp 10a6 có đến 38/43 học sinh là
nữ, nếu quản lý không chặt chẽ rất dễ tái diễn hiện tượng trên.
2 .Thực trạng lớp 10a6
Lớp có 43 học sinh từ 11 xã thị trấn khác nhau trong huyện, 99% học sinh
là con nhà nông, các em rụt rè nhút nhát, khá tự ti trong giao tiếp với thầy cô,
bạn bè, hơn nữa do lớp đầu cấp nên chưa hiểu hết về nhau nên thường tụ tập
chơi theo nhóm nhỏ từ THCS, không hòa nhập
- 30% trong số học sinh sống với ông bà do bố mẹ đi làm ăn xa, có 10HS bố mẹ
li hôn và có gia đình mới . 10 học sinh nhà xa phải ở trọ lại thị trấn để theo học.
Đặc biệt có hơn 90% số học sinh đã có điện thoại và tham gia mạng xã hội
facebook, zalo, 70% hóc sinh trong lớp đã từng nảy sinh tình cảm học trò từ
THCS. Với đối tượng học sinh này cần sự quan tâm sát sao của giáo viên chủ

nhiệm để các em được hòa nhập, chia sẻ và tự tin vươn lên trong cuộc sống, học
tập, đặc biệt tránh được những cám dỗ từ môi trường xã hội bên ngoài vì vậy
việc băn khoăn đi tìm giải pháp hiệu quả nhằm quản lí giáo dục các em có một
môi trường học tập tốt, khắc phục được những hạn chế từ những lớp chủ nhiệm
trước ngay từ đầu lớp 10 là điều tôi thực sự quan tâm
III. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ ĐÃ THỰC HIỆN
1 . Giáo dục kỉ luật tích cực thể hiện qua những việc làm cụ thể của giáo
viên chủ nhiệm
Đào Thị Huệ- Giáo viên trường THPT Cẩm Thuỷ 1- Thanh Hoá

4


Một số kinh nghiệm khi vận dụng phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực trong công tác chủ nhiệm
nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 10A6 – Trường THPT Cẩm Thủy 1

a. Dùng phiếu điều tra thông tin cá nhân để nắm bắt tình hình học sinh
đầu năm
Ngay sau khi nhận lớp chủ nhiệm, ngay trong tuần đầu lao động tập thể tôi đã
soạn sẵn mẫu phiếu khai thông tin cá nhân phát cho học sinh để các em điền vào
. trong phiếu điều tra tôi tập trung vào một số nội dung: liên quan đến cá nhân và
gia đình
* Cá nhân học sinh
- Họ tên- ngày tháng năm sinh- địa chỉ- số điện thoại cá nhân nếu có- tên
tài khoản facebook nếu có
-Thành tích nổi bật ở THCS (đã từng tham gia đội tuyển HSG môn gì, có
giải gì..)
- Đã tham gia làm cán bộ lớp, chức gì?
- Ước mơ sau này của em
*Về phần gia đình:

- Họ tên bố, mẹ - nghề nghiệp, số điện thoại cụ thể- Hiện tại bố mẹ ở nhà hay đi làm xa...
- Hoàn cảnh gia đình cụ thể ( Ghi rõ nếu có khó khăn trở ngại gì..)
Mẫu
BẢN KHAI THÔNG TIN HỌC SINH LỚP 10A6 NĂM HỌC 2018-2019
1/ Lý Lịch
( Hs căn cứ vào giấy khai sinh để ghi chính xác thông tin- nộp bản khai kèm
theo giấy khai sinh)
Họ và tên.............................................
Ngày tháng năm sinh…………………………………………………
Quê quán……………………………………………………………………
Nơi sinh…………………………………………………………………………
Dân tộc………………………………………………………………………
Diện chính sách: (Hộ nghèo, cận nghèo, con TB….)..................................
Nơi ở hiện nay: làng( Đội )
………… thôn ( xóm, tổ)…………………xã/
thị trấn………… Số điện thoại cá nhân……tài khoản face book ( nếu
có)......................
Họ tên Bố……………………sinh năm……… Nghề nghiệp……………
Số điện thoại của bố: .....
Họ tên mẹ ……………………sinh năm………….Nghề nghiệp………
Số điện thoại của mẹ ………………
Hiện tại bố mẹ ở gần hay đi làm xa( ở đâu).....................................
2/ Thành tích học tập
- Đã từng làm Cán bộ lớp hoặc cán bộ Đoàn ở trường THCS chưa? ( Ghi
rõ làm chức vụ gì ....................
- Có tham gia đội tuyển học sinh giỏi các môn văn hóa nào không?.......
Môn.................Lớp……… cấp……………….. giải……
Đào Thị Huệ- Giáo viên trường THPT Cẩm Thuỷ 1- Thanh Hoá

5



Một số kinh nghiệm khi vận dụng phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực trong công tác chủ nhiệm
nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 10A6 – Trường THPT Cẩm Thủy 1

Môn………………….Lớp........cấp..........……giải..........Giải………………
Môn…………………..Lớp……………..cấp………………Giải……………
Ước mơ sau này của em...........................................................
GVCN : Đào Thị Huệ
Như vậy thông qua phiếu điều tra này sơ bộ tôi đã thu thập được những thông
tin cần thiết liên quan đến từng em, đặc biệt năm bắt được năng lực sở trường,
thành tích, và hoàn cảnh gia đình qua đó có kế hoạch dạy dỗ uốn nắn, việc năm
bắt sớm số liên lạc phụ huynh sẽ thuận tiện cho việc trao đổi khi có việc cần
thiết, đặc biệt việc thăm dò tên tài khoản face book giúp tôi biết có bao nhiêu
em hiện đang sử dụng mạng xã hội để có những định hướng cho các em khi sử
dụng mạng xã hội
b. Ổn định sắp xếp cơ cấu tổ chức lớp
*Sắp xếp chỗ ngồi
- Tôi không áp đặt phân chia chỗ ngồi đầu năm mà để cho các em có
quyền tự do lựa chọn chỗ ngồi với bạn mà mình thấy hợp nhằm tạo tâm lý thoải
mái cho các em, đảm bảo yêu cầu : các bạn cao hơn nên chọn ngồi bàn phía dưới
các bạn thấp chọn bàn phía trên, bạn nào có vẫn đề về mắt thì ưu tiên chọn chỗ
ngồi phù hợp, chỗ ngồi chỉ mang tính tạm thời nếu bàn nào không chấp hành nội
quy, nói chuyện riêng sẽ bị điều chuyển. Hầu hết các em cảm thấy rất thoải mái
vui vẻ khi được ngồi với những người bạn mình quen biết, thân thiết và đều tự
giác thực hiện theo những yêu cầu cô giáo đưa ra, sẵn sàng nhường bạn ngồi
những vị trí thuận lợi khi bạn có lí do riêng.. sau khi ổn định tôi tiến hành chia tổ
theo nhóm bàn và cho các em trong tổ tự bầu chọn tổ trưởng của mình
* Bầu ban cán sự
- Qua phiếu điều tra thông tin tôi đã có danh sách các em từng làm cán sự

lớp ở THCS, tuy nhiên vẫn muốn phát huy tinh thần trách nhiệm, dám làm nên
vẫn để cho các em có quyền xung phong ứng cử vào các vị trí : lớp trưởng, lớp
phó, Phụ trách hội liên hiệp thanh niên. Tuy nhiên hầu hết các em còn nhút nhát
chưa dám tự ứng cử , tôi chuyển sang đề cử giới thiệu : qua quan sát từ những
buổi tập trung lao động đầu năm, qua kênh thăm dò một số giáo viên THCS
quen biết chủ nhiệm các em,và qua tìm hiểu các em học cùng lớp với những em
đã từng làm cán sự lớp tôi đề xuất mỗi vị trí hai bạn, sau đó cho cả lớp bỏ
phiếu kín thăm dò từ đó chọn ra ban cán sự lớp lâm thời, giao việc cụ thể cho
các em quản lý chung
c. Lập sổ theo dõi thi đua giữa các tổ
*.Trước hết tiến hành xây dựng nội quy, tiêu chí thi đua riêng của lớp
Ngay từ đầu năm căn cứ nội quy, tiêu chí thi đua của trường tôi xây dựng
bản dự thảo sơ lược nội quy thi đua của lớp. Sau đó tôi tiến hành họp với các em
trong ban cán sự, 4 tổ trưởng để trao đổi thảo luận thống nhất đảm bảo sự khách
quan công bằng, phù hợp với nguyện vọng và thực tiễn của lớp. Sau khi thống
nhất thì trong buổi sinh hoạt cuối tuần đầu năm tôi triển khai đến tất cả học sinh
Đào Thị Huệ- Giáo viên trường THPT Cẩm Thuỷ 1- Thanh Hoá

6


Một số kinh nghiệm khi vận dụng phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực trong công tác chủ nhiệm
nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 10A6 – Trường THPT Cẩm Thủy 1

và dán công khai tại lớp học để các em theo dõi. Quan điểm khi xây dựng tiêu
chí là có khen thưởng- xử phạt nhưng vẫn để cho học sinh có cơ hội khắc phục,
mọi học sinh có quyền lợi và trách nhiệm như nhau
* Sau đó tiến hành lập sổ theo dõi thi đua các tổ ( Xem phụ lục)
Giao cho tổ trưởng theo dõi hàng ngày, và tổng hợp nhận xét xếp loại cuối tuần
cuối tháng

Quan điểm của tôi là việc học sinh mắc các loại lỗi trong quá trình thực
hiện nội quy là điều sẽ xảy ra, tùy theo mức độ nặng , nhẹ có cách phạt phù hợp,
không phạt tiền, không báo cho phụ huynh khi học sinh mắc lỗi nhẹ , lần đầu ,
có khen thưởng cộng điểm khi học sinh thực hiện tốt các tiêu chí khác, vì vậy
nếu học sinh lỡ mắc một lỗi nhỏ bị trừ điểm, không có nghĩa các em mất đi hoàn
toàn cơ hội xếp loại tốt, khá, miễn là các em nỗ lực khắc phục và vươn lên ở các
tiêu chí khác tổng điểm các em đạt được ở ngưỡng quy định của lớp thì cơ hội
vẫn mở ra cho các em. Cuối tuần sau khi tổng hợp những bạn nào bị xếp loại B
nếu lần đầu phạt trực nhật, 2 buổi , loại C phạt 3 buổi nếu tuần sau tiếp tục tái
phạm , mức phạt gấp đôi. Nếu lỗi vi phạm lớn ( bỏ học, trốn giờ , vô lễ giáo
viên, GVCN sẽ mời phụ huynh trao đổi trực tiếp...
Quy định các tiêu chí như sau:
- Chuyên cần : không vắng học trong tuần : +10điểm, vắng không phép
mỗi buổi -5 điểm , vắng có lí do, mỗi buổi trừ 0,5 điểm
- Đồng phục : đầy đủ nghiêm túc +10đ, thiếu một lỗi -2 điểm
- Phát biểu xây dựng bài : sôi nổi +10, ít +7đ, không phát biểu lần nào + 0
điểm
- Nội quy trong giờ học : Nghiêm túc +10 điểm, mắc lỗi bị nhắc tên :-2
điểm, bị ghi sổ đầu bài, bỏ giờ, vô lễ... -5 điểm
- Điểm thưởng: ( không giới hạn) điểm 9,10 mỗi con điểm +2, điểm 7,8
mỗi con +1, điểm dưới 5 mỗi con -2
Khi xây dựng tiêu chí này tôi cũng băn khoăn ở mục vắng học có lí do vẫn bị
trừ điểm, theo tôi học sinh đi đầy đủ đạt tối đa là 10 điểm , học sinh đã vắng dù
có hay không có lí do cũng không thể đạt điểm chuyên cần trên, có nhiều trường
hợp lí do không thực chính đáng, vì vậy đã vắng buộc phải trừ , tuy nhiên mức
điểm trừ chỉ 0,5 điểm / buổi nhằm giảm thiểu hiện tượng học sinh nghỉ học vì
những lí do không chính đáng. Ở mục điểm thưởng sẽ không giới hạn tối đa,
nhằm khuyến khích các em phát biểu xây dựng bài, giành nhiều điểm tốt, các em
sẽ chăm chỉ học bài cũ hơn
Xếp loại chung: loại Tốt : mức điểm cho 5 tiêu chí phải đạt từ 36 điểm trở lên

Loại khá: đạt từ 25 đến dưới 36 điểm
Loại TB : từ 18 điểm đến dưới 25 điểm
Loại yếu : dưới 18 điểm
Như vậy nếu một bạn học sinh thực hiện tốt các tiêu chí, không vắng buổi nào
chưa tính điểm thưởng thì điểm tối đa là 40 điểm,các học sinh mắc lỗi nghiêm
trọng như vắng không phép, bị ghi sổ đầu bài, bỏ giờ, vô lễ sẽ bị trừ rất nặng,
( Không được cộng điểm mà còn bị trừ ) VD Học sinh vắng không phép 1 buổi,
Đào Thị Huệ- Giáo viên trường THPT Cẩm Thuỷ 1- Thanh Hoá

7


Một số kinh nghiệm khi vận dụng phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực trong công tác chủ nhiệm
nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 10A6 – Trường THPT Cẩm Thủy 1

3 tiêu chí khác làm tốt chỉ còn 35 + điểm thưởng>, như vậy chỉ dừng lại ở mức
khá, nếu vươn lên loại tốt phải cố gắng giành nhiều điểm tốt...
Nhờ cuốn sổ theo dõi mà mọi thông tin tình hình nề nếp học tập của lớp
dược cập nhật liên tục, chính xác, bất cứ khi nào GVCN cần các em đều có thể
cung cấp số liệu chính xác, các em thi đua đạt kết quả để không bị trừ điểm xếp
loại hàng tuần, hiện tượng vắng học không lí do chấm dứt hoàn toàn, vắng có lí
do cũng rất hạn chế
c. Tổ chức tốt các tiết sinh hoạt cuối tuần
Có thể nói tiết sinh hoạt cuối tuần có ý nghĩa quan trọng, để đánh giá tổng
kết hoạt động học tập nề nếp của lớp trong suốt tuần học, GVCN dù sát sao cũng
không thể nắm bắt hết mọi sự việc diễn ra trong lớp như các tổ trưởng, lớp
trưởng, vì vậy tiết sinh hoạt này tôi dành thời gian nhiều hơn để lắng nghe đánh
giá của các em thông qua theo dõi hàng ngày . Để tránh sự nhàm chán lặp đi lặp
lại kịch bản nhận xét xếp loại tôi lên kế hoạch thay đổi nội dung sinh hoạt đa
dạng dưới các hình thức tổ chức sau:

* Sinh hoạt thường xuyên
Mỗi tiết sinh hoạt cuối tuần tôi dành 15-25 phút tùy theo nội dung sinh hoạt có
vẫn đề gì nổi cộm hay không, lần lượt các tổ trưởng tổng hợp theo dõi sẽ lên
đánh giá nhận xét và xếp loại công khai cho từng thành viên, sau đó tôi yêu cầu
lớp trưởng bao quát và nhận xét tổng thể, các tổ viên tổ khác cũng có quyền phát
biểu nhận xét góp ý nếu như tổ trưởng tổ bạn xếp loại chưa chính xác, Mọi
thành viên đều có thể giám sát lẫn nhau. Phần sinh hoạt này GVCN ít phải
tham gia trực tiếp, tôi giao cho lớp tự quản, kể cả có hôm GVCN có việc đột
xuất nghỉ lớp vẫn sinh hoạt bình thường, thời gian còn lại các em tự chọn sinh
hoạt tập thể như giao lưu văn nghệ giữa các tổ...hoặc tổ chức trò chơi
Các tổ trưởng nhận xét xếp loại cuối tuần

Tổ 1

Tổ 2

Đào Thị Huệ- Giáo viên trường THPT Cẩm Thuỷ 1- Thanh Hoá

8


Một số kinh nghiệm khi vận dụng phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực trong công tác chủ nhiệm
nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 10A6 – Trường THPT Cẩm Thủy 1

Tổ 3

Tổ 4

* Tổ chức sinh nhật tập thể cho học sinh:
- Đây là lần đầu tiên từ khi làm chủ nhiệm tôi tổ chức sinh nhật tập thể

cho học sinh cả lớp theo từng tháng hoặc vào dịp đặc biệt. Các em rất thích thú
với hình thức sinh hoạt tập thể này. Ngay từ đầu năm tôi đã thống kê sinh nhật
của các em theo từng tháng, có thể hàng tháng vào sinh hoạt tuần 3 hoặc vào các
dịp lễ như 20.10, 20/11, tết dương lịch, 8/3.. GVCN cũng ban cán sự lên kế
hoạch tổ chức sinh nhật cho các bạn, những món quà nhỏ nhưng ý nghĩa thể
hiện sự quan tâm của GVCN và các bạn trong lớp đến ngày sinh của mình. Mục
đích của tôi là muốn các em gắn kết. hòa nhập biết quan tâm chia sẻ lẫn nhau
trong cuộc sống hơn, các em cảm thấy mình được quan tâm, nên cũng có tinh
thần tập thể sôi nổi hơn. Tổ chức sinh nhật vào tiết sinh hoạt cuối tuần của tháng
hoặc vào dịp lễ trong tháng...

Tổ chức Sinh nhật cho các bạn tháng 5, 6
* Sinh hoạt theo chủ đề
Trong năm học tôi chọn 2 đến 3 chủ đề trọng tâm để sinh hoạt nhằm nắm
bắt tâm tư chia sẻ của các em, đồng thời rèn luyện kĩ năng sống cho học
Đào Thị Huệ- Giáo viên trường THPT Cẩm Thuỷ 1- Thanh Hoá

9


Một số kinh nghiệm khi vận dụng phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực trong công tác chủ nhiệm
nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 10A6 – Trường THPT Cẩm Thủy 1

sinh( chủ đề có thể thay đổi theo từng năm học .). Ví dụ tham khảo một số chủ
đề sau
Chủ đề 1: Lời nhắn gửi của em
Chủ đề 2: văn hóa sử dụng mạng xã hội
Chủ đề 3: Tình yêu tuổi học trò: nên hay không?
Chủ đề : An toàn giao thông..
Chủ đề : Giữ gìn về sinh trong học đường...

Các chủ đề này tôi chia ra trong năm học 3 tháng một chủ đề , có thể một chủ
đề sẽ triển khai trong hai tiết sinh hoạt có thể dưới hình thức thảo luận, hoặc sân
khấu hóa qua các tiểu phẩm, có chủ đề tôi cho học sinh xem các phóng sự, clip
tư liệu để các em tranh luận...
Ví dụ ở chủ đề 1 : Lời nhắn gửi của em:
Các em có thể chia sẻ những tâm tư suy nghĩ về bạn bè trong lớp , nhưng
vướng mắc, những đề xuất, góp ý, cả những kỉ niệm thân thương cho từng người
bạn, nhưng tâm tư chia sẻ về thầy cô giáo , những điều cần nhắn nhủ đến cha
mẹ.. mà các em không thể nói trực tiếp, các em có thể viết dưới dạng bức thư,
bỏ vào phong bì , GVCN sẽ thu lại và tổng hợp, đây là những chia sẻ tế nhị nên
các em được quyền bí mật , chỉ GVCN biết người viết, đối với những điều nhắn
nhủ với cha mẹ và thầy cô, tôi sẽ lựa thời gian trao đổi với phụ huynh và đề
xuất với GV bộ môn, còn những nhắn gửi với bạn bè, những góp ý về bạn tôi sẽ
thông tin riêng cho học sinh biết để khắc phục, những kỉ niệm vui, những tâm sự
có ý nghĩa sẽ đọc công khai tại lớp trong buổi sinh hoạt..
Ở chủ đề 2: Văn hóa sử dụng mạng xã hội
Đầu tiên là phần trả lời nhanh:
- Hỏi: bạn đã tham gia mạng xã hội từ năm lớp mấy?
- Bạn có bao nhiêu tài khoản mạng xã hội
- Bạn bè trên mạng xã hội của bạn có bao nhiêu người?
- Tiêu chí kết bạn và xác nhận lời mời kết bạn của bạn là gì?
- Hằng ngày bạn dành bao nhiêu thời gian cho mạng xã hội?
- Bạn thường làm gì khi vào facebook?
- Bạn đã từng xao động trước một bạn khác giới quen trên MXH chưa?
- Bạn đã bị người bạn trên mạng tỏ tình chưa...
- Bạn thường like, chia sẻ, bình luận cho những bài viết nào? Thường
xuyên không?...
Bằng một số câu hỏi gợi mở học sinh thoải mái trả lời , tranh luận sôi nổi tôi
biết được thói quen khi vào mạng xã hội của các em như thế nào
Tiếp theo là trả lời các tình huống

Phần này tôi có thể cho các em xem một vài tình huống cắt từ các clip trên
mạng ( sử dụng máy chiếu):
Tình huống 1: Nhóm học sinh nữ tại THCS Phù Ủng -Hưng yên đánh
nhau, một số bạn quay clip tung lên mạng. Học sinh hãy cho lỗi sai của các
học sinh trên( cả các bạn đánh, cả bạn quay phát tán clip)
Đào Thị Huệ- Giáo viên trường THPT Cẩm Thuỷ 1- Thanh Hoá

10


Một số kinh nghiệm khi vận dụng phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực trong công tác chủ nhiệm
nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 10A6 – Trường THPT Cẩm Thủy 1

Tình huống 2: Khi một bạn trong trường có hành động không chuẩn
mực bị phát tán clip hoặc bị bêu giếu trên mạng, có nhiều bạn khác đã chia
sẻ, bình luận khiếm nhã, thậm chí tag tên bạn bè vào cùng xem và đọc nếu
em tình cờ lướt mạng nhìn thấy vậy em sẽ làm gì?....
Tình huống 3: Khi một người nào đó là nạn nhân của nhưng bạo hành,
cưỡng bức, bị ghẻ lạnh mà cộng động mạng chia sẻ nhiều người, điều đó là
giúp cho nạn nhân hay tiếp tục gây thêm tổn thương tinh thần cho họ?...
Các em được tự do bày tỏ quan điểm của mình. Từ cách lựa chọn của các em
GVCN sẽ định hướng cách sử dụng mạng xã hội phù hợp
d. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Đây là hoạt động không dễ dàng tổ chức bởi tâm lí phụ huynh ngại cho
con em mình đi xa nhà, nhưng với tinh thần học đi đôi với hành ngay trong
phiên họp phụ huynh tôi đã triển khai kế hoạch học tập trải nghiệm sáng tạo cho
lớp vàxin ý kiến phụ huynh: Địa điểm: nhà tưởng niệm Bác Hồ, Bảo tàng tổng
hợp Thanh Hóa, Thành nhà Hồ, GVCN mời đại diện Hội phụ huynh cùng tham
gia. Các em đều háo hức với chuyến đi xa cùng lớp đầu tiên, chuyến đi giúp các
em hiểu thêm về lịch sử thanh hóa, hiểu rõ văn hóa các dân tộc đặc biệt văn hóa

dân tộc Mường. Tại bảo tàng hướng dẫn viên còn tổ chức nhiều trò chơi dân
gian cho các em trải nghiệm như nhảy sạp, kéo co, bắt trạch trong chum, nhảy
dây.. đi cà khoeo....lớp toàn nữ nhưng các em rất nhiệt tình sôi nổi hòa nhập và
có tinh thần tập thể cao,buổi chiều trên đường về cả lớp vào thăm quan thành
nhà Hồ, nghe hướng dẫn viên thuyết minh lịch sử, chụp ảnh lưu niệm...Chuyến
đi ngắn chỉ trong một ngày nhưng thực ý nghĩa giúp các em có thêm tư liệu về
lịch sử xứ Thanh,sau chuyến đi tôi giao bài thu hoạch học sinh lựa chọn: hoặc là
viết cảm nhận của em về chuyến đi? Hoặc em học được gì từ chuyến đi trải
nghiệm thực tế?

Các hoạt động tham quan trải nghiệm tại bảo tàng và thành nhà Hồ

Đào Thị Huệ- Giáo viên trường THPT Cẩm Thuỷ 1- Thanh Hoá

11


Một số kinh nghiệm khi vận dụng phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực trong công tác chủ nhiệm
nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 10A6 – Trường THPT Cẩm Thủy 1

2. Giáo dục kỉ luật cực thể hiện qua ứng xử của giáo viên chủ nhiệm
a. Ứng xử đối với phụ huynh
- Cập nhật tình hình học tập của học sinh thông qua vnedu, hoặc liên lạc trực
tiếp, nếu học sinh có lí do đặc biệt phải nghỉ học phụ huynh phải trực tiếp báo
cáo, đặc biệt đầu mỗi buổi học điểm danh học sinh vắng không lí do tôi thường
thông báo trực tiếp để phụ huynh biết
Hạn chế việc mời phụ huynh đến trường gặp GVCN vì những lí do mắc lỗi
nhỏ của học sinh, những vi phạm nào có thể giải quyết trực tiếp với học sinh tôi
thường xử lí ngay tại lớp, nếu tái phạm nhiều lần tôi sẽ thông báo cho phụ
huynh biết để nhắc nhở. Phần lớn các em có tâm lí sợ cô giáo thông báo lỗi lầm

cho phụ huynh nên tôi thường xem đó như “lá chắn” để răn đe học sinh, việc
thường xuyên gọi điện nhắc nhở vi phạm của học sinh, hoặc mời phụ huynh lên
trường gặp sẽ gây tâm lí không thoải mái ảnh hưởng thời gian công việc của cả
giáo viên và phụ huynh, nhiều lần học sinh sẽ không còn cảm thấy sợ, đối với
những học sinh cá biệt hoặc lực học yếu hơn việc liên lạc với phụ huynh sẽ
Đào Thị Huệ- Giáo viên trường THPT Cẩm Thuỷ 1- Thanh Hoá

12


Một số kinh nghiệm khi vận dụng phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực trong công tác chủ nhiệm
nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 10A6 – Trường THPT Cẩm Thủy 1

thường xuyên nhưng không phải chỉ để thông báo tội lỗi của các em mà có thể
liên lạc hỏi thăm tình hình các em ở nhà, nắm bắt những khó khăn vướng mắc
của phụ huynh để tìm cách tháo gỡ, đặc biệt khi các em có những tiến bộ dù nhỏ
tôi thường trao đổi với phụ huynh để khích lệ động viên các em cố gắng
- Đối với các em có những khuyết điểm bị nhắc nhở nhiều lần , hoặc năng lực
học tập yếu tâm lí đều sợ mỗi khi họp phụ huynh. Việc nhận xét mỗi lần họp
phụ huynh tôi tránh phê bình gay gắt, chỉ đích danh học sinh trước cuộc họp,
khiến phụ huynh thấy xấu hổ trước các bậc cha mẹ khác, thay vào đó tôi thường
nêu hiện tượng, cách giải quyết và đề nghị các phụ huynh lưu tâm. Còn các
trường hợp cá biệt tôi thường nhắc phụ huynh cuối buổi họp nán lại một chút để
tôi trao đổi riêng với tinh thần nhắc nhở phối hợp, chỉ ra hạn chế trong trách
nhiệm của cha mẹ và nhà trường để hiểu và giáo dục các em, phụ huynh không
nên vì thế để rồi chửi mắng , bạo hành khiến các con sợ hãi.. Với cách tổ chức
cuộc họp phụ huynh như vậy kì họp nào lớp tôi cũng có mặt 100 %, phụ huynh
thảo luận rất sôi nổi, sẵn sàng chia sẻ những khó khăn trong cách quản lý con
cái, đề nghị giáo viên chủ nhiệm phối hợp.
b. ứng xử Đối với học sinh

Giáo viên chủ nhiệm vừa là người quản lý, vừa là người bạn, vừa là thám tử
vừa là chuyên gia : sẵn sàng chia sẻ, vui chơi, tư vấn, nhanh nhạy nắm bắt thông
tin kịp thời...thể hiện sự khách quan công bằng, có lí có tình
* Khen phải kịp thời, đúng người
- Tôi đặc biệt chú ý điểm mạnh, nổi trội của học sinh để biểu dương
không chỉ trong học tập mà cả ở ý thức đạo đức, tinh thần tập thể tham gia các
hoạt động phong trào, các kì thi..Tôi vẫn dành một khoản tiền nhỏ để thưởng
cho các em đạt giải cao trong các kì thi học sinh giỏi bộ môn cấp trường, cấp
tỉnh, riêng học sinh các lớp 12 các lớp tôi dạy thi THPT quốc gia nếu đạt điểm
môn Văn từ 8,5 trở lên đều có phần thưởng riêng, điều này tôi duy trì từ rất
nhiều năm nay. Còn với lớp chủ nhiệm cũng vậy: cuối kì tôi đều dành những
phần quà cho những học sinh chăm chỉ chuyên cần ( không vắng buổi học nào
cả sáng và chiều). Học sinh lớp 10a6 chỉ có 5 em ở khu vực thị trấn lân cận
trường còn lại 80% đều ở xa, nhiều em ở vùng sâu cách trường 15, 16 km đường
đi lại khó khăn, rồi thời tiết khắc nghiệt, tuy vậy nhiều em vẫn chuyên cần
không nghỉ dù bất cứ lí do nào. Học kì 1 có 7 em , kì 2 có 10 em, trong thi đua ở
các tổ cuối kì đều có bình chọn tổ xuất sắc nhất, cá nhân xuất sắc nhất của mỗi
tổ, phần thưởng không nhiều nhưng các em thấy vui vì sự cố gắng của mình đã
dược ghi nhận, biểu dương, các em khác thấy đó làm tấm gương noi theo
* Giáo dục học sinh cá biệt
- Tôi đặc biệt quan tâm sát sao: Không nên ác cảm chỉ nhìn vào khuyết
điểm của các em mà đặc biệt theo dõi sự tiến bộ, để khích lệ động viên dù đó là
Đào Thị Huệ- Giáo viên trường THPT Cẩm Thuỷ 1- Thanh Hoá

13


Một số kinh nghiệm khi vận dụng phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực trong công tác chủ nhiệm
nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 10A6 – Trường THPT Cẩm Thủy 1


một sự tiến bộ nhỏ.Tôi giao nhiệm vụ cho các bạn giúp đỡ các em chậm tiến để
các em kịp hòa nhập
- Trước lỗi lầm của các em bao giờ tôi cũng tìm hiểu lí do, để cho các em
được nói, tôi thường chỉ cho học sinh thấy được cách xử sự đó là sai, chứ không
nhận xét về nhân cách, về bản chất con người các em
VD Khi học sinh đánh bạn tôi chỉ rõ hành động đó là sai là gây tổn
thương đến bạn chứ không nói em là học sinh hư hỏng, côn đồ, như vậy sẽ
khiến các em thấy mình vô dụng
- Không xử phạt học sinh theo kiểu bột phát, tức thì để thõa mãn cơn giận
vội vàng đưa ra hình thức kỉ luật cao nhất , khắt khe nhất mà cần bình tĩnh xử lí
từng bước một theo đúng quy định, tránh tình trạng lúc tức giận dư ra cách xử lí
một đằng, nhưng lại làm cách khác học sinh sẽ không sợ uy lực của GVCN
-Không xử lý theo kiểu bạo lực: như quát mắng, đánh, sỉ nhục học sinh
xúc phạm đến danh dự, mà nênxem xét tội đến đâu xử lí đến đó và dù xử lí thế
nào thì học sinh đã đến lớp phải trong tầm kiểm soát của chúng ta
Ví dụ :+ Học sinh không học bài cũ không vội vàng cho điểm 0, tôi
thường yêu cầu học sinh đứng tại bục giảng cầm sách hoặc vở đọc phần nội
dung trả lời trên sau đó khi nào thuộc thì về chỗ ngồi, bắt buộc học sinh phải
học và vẫn có điểm kiểm tra bài cũ
+ Học sinh vứt rác bừa bãi, thì yêu cầu học sinh dọn ngay rác đó,
chứ không yêu cầu viết nhiều bản kiểm điểm ảnh hưởng thời gian học
Nói chung hình phạt nên mang tính răn đe, mở cơ hội cho các em sửa chữa,
khắc phục không nên dập tắt hi vọng của các em
- Tránh đối đầu căng thẳng tay đôi với học sinh, không thiên vị khi xử
phạt học sinh mắc lỗi, sự ưu ái nên để vào thời điểm khác làm như vậy học sinh
mới tin và tôn trọng
c. Đối với bản thân mình
Làm giáo viên chủ nhiệm được học sinh tin tưởng , tôn trọng, nể phục sẽ
giúp ta điều hành lớp tốt hơn là khi các em sợ hãi ép buộc tuân theo. Hình ảnh
thầy cô trên lớp tác động trực tiếp đến tâm lí của học sinh.Học sinh có tin tưởng

yêu quý cô, nể trọng thầy cô thì mới dễ dàng tự giác nghe theo lời dạy dỗ của
thầy cô, sự áp đặt chỉ tạo hiệu quả tức thì , các em sẽ tuân theo trong sợ hãi bất
mãn, hiệu quả sẽ khó lâu bền
Vậy để tạo được thiện cảm với học sinh thiết nghĩ mỗi người thầy, người cô tạo
ra một hình ảnh riêng thật gần gũi và thân thiện với học sinh. Nghĩa là làm tất cả
những gì mình có thể, phù hợp với tâm lí các em, phù hợp với chuẩn mực đạo
đức xã hội của một nhà giáo.
- Trước hết là tác phong lên lớp thể hiện sự chuẩn mực thân thiện, gần gũi
Học trò nào cũng thích thầy cô ăn mặc đẹp, lịch sự, kín đáo, trẻ trung. Tôi
thấy các em quan sát rất kĩ, rất tỉ mỉ về cách ăn mặc của thầy cô, đặc biệt của cô
giáo. Có em còn khá thần tượng với gu thẩm mĩ tinh tế và đa dạng của cô giáo.
Sự tươi tắn trẻ trung, vui vẻ của GVCN mỗi khi xuất hiện trước các em cũng tạo
Đào Thị Huệ- Giáo viên trường THPT Cẩm Thuỷ 1- Thanh Hoá

14


Một số kinh nghiệm khi vận dụng phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực trong công tác chủ nhiệm
nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 10A6 – Trường THPT Cẩm Thủy 1

tâm lí thoải mái, các em sẽ không thích khi thầy cô đến lớp với vẻ mặt cau có
giận dữ, những bộ trang phục lòe loẹt...hoặc trang điểm quá đậm, tóc nhuộm quá
vàng...Tác phong đi lại của thầy cô cũng là một hình ảnh trực quan của học sinh.
Với các cô giáo, sự duyên dáng, nhẹ nhàng, trong từng bước đi, thế đứng cũng
tác động không nhỏ đến tâm lí học sinh.Thầy cô bước đi dề dà, chậm chạp, điệu
đà, cũng khiến các em để ý.
Lời nói là phương tiện giao tiếp trực tiếp hàng ngày của thầy trò. Nên
chúng ta cũng thận trọng hơn khi giao tiếp với học sinh “lựa lời mà nói cho vừa
lòng nhau”.Giáo viên không nên có thói quen xưng hô Tôi- và các anh/chị tạo
khoảng cách với học sinh, tránh xúc phạm hay miệt thị hoc sinh, tránh thứ ngôn

ngữ “chợ búa”, hay nói cộc cằn làm các em tổn thương, hoặc không nể phục.
Nếu trong lúc nóng nảy, giáo viên có nặng lời với các em thì đừng ngại nói lời
xin lỗi.
Song cần thấy rằng, không phải lúc nào chúng ta cũng đem ngôn ngữ mĩ
lệ, hào nhoáng, lãng mạn ra giao tiếp với các em. Lúc ấy, chúng ta cũng giống
như đang diễn kịch. Vậy là từng lời nói của người thầy, người cô cần rõ ràng,
mạch lạc, thân thiện, gần gũi. Tránh nói ngọng, nói nhịu, nói sai. Có khiếu hài
hước, dí dỏm mới lạ trong các câu chuyện cũng là thế mạnh giúp giáo viên hoà
đồng, gần gũi với học sinh hơn, vừa giúp cho giờ dạy bớt căng thẳng, tạo được
không khí lớp học thoải mái hơn. Những giáo viên có khiếu hài hước, hoặc có
khiếu văn nghệ nữa bao giờ cũng tạo được thiện cảm và để lại ấn tượng đối với
học sinh, được học sinh yêu mến.
Hành động của giáo viên là những việc làm diễn ra trước mắt học sinh.
Giáo viên phải tế nhị, kín đáo, ý tứ. Có những tình huống giáo viên mặc áo
ngắn, váy ngắn, nghe điện thoại nói oang oang, ném phấn vào học sinh… đều là
những hành động thiếu tế nhị không nên làm trước mặt các em.
Phải có Phẩm chất, nhân cách chuẩn mực
Đây là yếu tố vô cùng quan trọng giúp chúng ta tự tin để dạy học trò. Tôi biết
không ai là người hoàn hảo, nhưng những gì thuộc về đạo đức, nhân cách một
nhà giáo chúng ta phải gìn giữ, phải hoàn thiện.
Phải biết bình tĩnh , kiềm chế, mềm mỏng trong ứng xử tránh nóng vội hồ đồ.
Nếu chúng ta dạy các em phải biết tha thứ mà bản thân chúng ta lại không biết
tha thứ cho ai, dạy các em phải biết cảm thông mà bản thân chúng ta lại hay miệt
thị người khác, dạy các em phải biết bỏ đi thói ghen tị mà chúng ta lại ghen tị
hẹp hòi, hoặc nói với các em là phải biết đối xử công bằng mà bản thân chúng ta
đối xử với các em không công bằng… thì chúng ta không thể thuyết phục được
học sinh. Một giáo viên chủ nhiệm thường xuyên vắng sinh hoạt đầu giờ, hoặc
lên lớp muộn sẽ khó ngăn hiện tượng học sinh đi chậm, giáo viên la mắng sỉ
nhục học sinh bằng lời lẽ thô bạo làm sao có thể nhắc nhở các em phải sống yêu
thương ?Nhân cách, phẩm chất không phải là cái gì cao siêu mà là thái độ sống,

Đào Thị Huệ- Giáo viên trường THPT Cẩm Thuỷ 1- Thanh Hoá

15


Một số kinh nghiệm khi vận dụng phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực trong công tác chủ nhiệm
nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 10A6 – Trường THPT Cẩm Thủy 1

hành động, cách ứng xử hàng ngày của thầy cô ở trường, ở nhà, trong tập thể,
hay trong đời sống cá nhân của mỗi người.
Tôi nghĩ các em đều biết, đều hiểu. Cũng không phải chỉ với những thầy cô có
cuộc đời hạnh phúc mới đủ sức thuyết phục các em, mà chính những thầy cô có
cuộc sống nhiều sóng gió, trắc trở lại là câu chuyện xúc động, chân thực để
thuyết phục các em, quan trọng là thái độ ứng xử của chúng ta như thế nào,
chúng ta nói ra sao? Tôi tâm đắc với câu nói: Trái tim hoàn thiện nhất là trái tim
có nhiều mảnh vá. Với những hành động nhân ái, cử chỉ nhẹ nhàng, thân thiện,
chúng ta sẽ đưa học sinh gần chúng ta hơn.
Hiểu biết tinh tế, nhạy bén, thức thời về đời sống xã hội
Học sinh cầu toàn ở giáo viên, luôn nghĩ thầy cô là những người có hiểu biết sâu
rộng, các em đặt niềm tin rất lớn ở thầy cô. Nên ngoài chuyên môn, nếu giáo
viên có hiểu biết sâu rộng kiến thức ở nhưng lĩnh vực khác là rất tốt. Học sinh có
nhiều điều không chia sẻ với cha mẹ nhưng lại dễ dàng chia sẻ với thầy cô, vì
vậy GVCN hãy thể hiện vai trò của một chuyên gia tâm lý, sẵn sàng tư vấn chia
sẻ khi các em cần, hãy đặt mình vào vị trí các em để hiểu các em cần gì muốn gì,
và hãy cảm thông bởi lẽ khi ở độ tuổi các em chúng ta cũng có những sở thích
như vậy. Những câu chuyện về thời trẻ của thầy cô luôn là điều các em tò mò và
thích thú, đừng ngần ngại khi tâm sự kể cả những điểm yếu của mình thời còn đi
học.. học sinh sẽ tìm thấy sự gần gũi giữa cô và mình. Đặc biệt những câu
chuyện mang tính thời sự được cập nhật thường xuyên về mọi lĩnh vực luôn đem
đến sự thích thú cho học sinh

Ví dụ: Tranh luận về thời trang, sinh lí nam nữ, sức khoẻ, làm đẹp, thần tượng
của giới trẻ, vấn đề tệ nạn xã hội, nghề nghiệp, giải trí, facebook… có cập nhật
được những điều mới mẻ xung quanh cuộc sống, sẵn sàng tranh luận về một chủ
đề mà các em quan tâm, phải đặt mình vào cương vị của các em thì mới “đi” đến
được những “góc khuất” của tâm hồn để khơi dậy tình yêu và đam mê ở các em.
Phải biết lắng nghe học sinh nói
Nếu chúng ta lắng nghe các em nói, các em sẽ cho ta biết các em thích gì, không
thích gì, các em đã hiểu hay chưa hiểu điều chúng ta nói. Giáo viên phải vừa là
cha, mẹ, anh, chị, là bạn tâm giao với học trò, khơi gợi và truyền lửa cho sự đam
mê và sáng tạo của học trò, đó mới là thành công của người thầy.
Giáo viên phải biết giữ chữ “tín” với học sinh. Nếu thầy cô không giữ chữ “tín”
thì không thể có được niềm tin, ấn tượng đẹp trong lòng các em.
IV. KẾT QUẢ CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Bản thân tôi đã làm phép so sánh và kiểm nghiệm trước hết là so sánh
chất lượng giữa các lớp chủ nhiệm trước đây của tôi cũ và lớp 10a6 tôi thấy nề
nếp lớp năm nay tốt hơn rất nhiều dù rằng chất lượng đầu vào của các em khóa
Đào Thị Huệ- Giáo viên trường THPT Cẩm Thuỷ 1- Thanh Hoá

16


Một số kinh nghiệm khi vận dụng phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực trong công tác chủ nhiệm
nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 10A6 – Trường THPT Cẩm Thủy 1

này được đánh giá tương đối thấp, đa số học sinh ở vùng sâu vùng xa, điều kiện
khó khăn, nhiều em hoàn cảnh gia đình không trọn vẹn. Tuy nhiên qua một năm
học các em đã năng động, tự quản tốt, đoàn kết, biết chia sẻ khi bạn bè gặp khó
khăn trong cuộc sống, không có đối tượng ăn diện đua đòi hay yêu sớm, tập thể
lớp nhận được sự quan tâm và khen ngợi của hầu hết giáo viên bộ môn. Từ nề
nếp tốt chất lượng học tập đã được nâng lên: từ chất lượng đầu vào của lớp chỉ

có 4 học sinh đạt 8 điểm môn văn, cuối năm có học sinh đạt giải 3 cuộc thi viết
thư UPU cấp Tỉnh, tham gia thi HSG môn Văn cấp Tỉnh cùng khối 11 đạt 1giải
KK, thi học sinh giỏi cấp trường có 66 lượt học sinh đạt giải trong đó có 7 giải
Nhì, 14 ba, 45 kk ở nhiều bộ môn
Tham gia các hoạt động Đoàn các em cũng tích cực và đạt kết quả cao:
Giải Nhất cuộc thi Tìm hiểu lịch sử truyền thống nhà trường, giải ba văn nghệ
nhân dịp 20/11..Cuối năm tập thể lớp đạt danh hiệu Lớp tiên tiến và Chi đoàn
vững mạnh. Kết quả cho thấy phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực không chỉ
giúp tôi nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức mà còn nâng cao chất lượng dạy
và học, xây dựng một môi trường học tập tốt.

Kết quả của lớp 10a6 năm học 2018-2019
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân đúc rút được qua trình chủ
nhiệm lớp 10a6 năm học 2018-2019. Những kết quả trên chỉ là bước khởi đầu
Đào Thị Huệ- Giáo viên trường THPT Cẩm Thuỷ 1- Thanh Hoá

17


Một số kinh nghiệm khi vận dụng phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực trong công tác chủ nhiệm
nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 10A6 – Trường THPT Cẩm Thủy 1

nhưng cũng minh chứng cho những nỗ lực của cô và trò trong suốt năm học, đặc
biệt khiến tôi thêm tin tưởng vào phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực đã vận
dụng trong quá trình quản lý lớp, làm tiền đề cho những năm học tiếp theo đổi
mới sáng tạo hơn. Bản thân vẫn còn nhiều phần nhiều mục chưa nghiên cứu kĩ
và tìm hiểu sâu sắc. Tôi rất mong được sự trao đổi góp ý của bạn bè đồng nghiệp
để hoàn thiện và sáng tạo linh hoạt hơn trong việc quản lý nề nếp học sinh.
Tôi xin chân thành cảm ơn !

Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Thanh Hoá, ngày 1 tháng 5 năm 2019
CAM KẾT KHÔNG COPY
Tôi xin cam đoan SKKN trên là ý
tưởng của bản thân, không sao chép
của người khác
Người viết

Đào Thị Huệ

Đào Thị Huệ- Giáo viên trường THPT Cẩm Thuỷ 1- Thanh Hoá

18



×