Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN một vài kinh nghiệm tạo tâm thế giờ học đọc văn trung học phổ thông từ hoạt động “ khởi động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.78 MB, 19 trang )

MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong chương trình Ngữ văn ở cấp Trung học phổ thông, đọc văn là phân môn khó
bởi mang đặc trưng riêng. Đọc - hiểu văn bản là một kiểu bài học mới được đưa vào
chương trình. Chính vì vậy hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản chính là giáo viên
cung cấp cho các em phương pháp tự học, tự tìm hiểu chiếm lĩnh tri thức văn bản
trong nhà trường và tri thức xã hội loài người.Từ đó nâng cao hiểu quả giáo dục nhằm
đáp ứng yêu cầu nền giáo dục của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Chúng ta
có thể đào tạo những con người có đủ đức, đủ tài để xây dựng và phát triển xã hội. Do
vậy tôi chọn đề tài: “ Một vài kinh nghiệm tạo tâm thế giờ học Đọc- văn trung học phổ
thông từ hoạt động “ khởi động” này để giúp các em có tâm thế, hứng thú khi học tiết
Ngữ văn. Đặc biệt trong tiết đọc văn. Đây là một bước hiện thực hóa quan điểm đổi mới
chương trình giáo dục phổ thông, đổi mới chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương
pháp kiểm tra đánh giá,....
Thêm nữa, nghị quyết Hội nghị trung ương 8 khóa XI có nêu rõ về đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo như sau: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp
dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận
dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều,
ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở
để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”. Theo
quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục trung học trên thì phát triển năng lực của người
học được coi là mục tiêu quan trọng và được cần được coi trọng.Mặt khác, khái niệm
năng lực ở đây được hiểu là sự kết nối tri thức, hiểu biết, khả năng và mong muốn của
người học. Như vậy, việc tạo tâm thế giờ học ngữ văn trung học phổ thông từ hoạt
động khởi động vào việc đọc hiểu tác phẩm văn học cũng là biện pháp cần thiết, đáp
ứng yêu cầu của quá trình đổi mới giáo dục, đặc biệt đối với bộ môn Ngữ văn. Bên
cạnh đó, đặt trong giai đoạn đất nước như hiện nay, khi mà những giá trị sống của con
người đều bị “lung lay” trong “cơn bão” của quá trình hội nhập, công nghệ thông tin,
nhiệm vụ giáo dục tính độc lập suy nghĩ, tự tin, dám thể hiện, dám khẳng định qua
môn Ngữ văn lại càng được quan tâm hơn bao giờ hết.
Mặt khác, “Rèn kỹ năng nói, viết, trình bày một vấn đề trước tập thể” có ý


nghĩa thiết thực nâng cao chất lượng dạy - học phân môn làm văn, góp phần đào tạo
đội ngũ cán bộ phát triển toàn diện cho quê hương và đất nước sau này.
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn cấp THPT, tôi đã thực nghiệm đề
tài: “ Một vài kinh nghiệm tạo tâm thế giờ học Đọc- văn trung học phổ thông từ hoạt
động “ khởi động” và thấy hiệu quả, rất có ý nghĩa.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Đề tài này hướng tới mục đích sau đây:
Về kiến thức:
Qua các tiết học đọc văn Ngữ văn 10,11chinh khóa giáo viên phát hiện, đổi
mới, phương pháp dạy học và thấy có hiệu quả.
Về kỹ năng:
Học sinh qua các tiết học có cải tiến thì học tập tích cực, sôi nổi, tích cực, yêu
môn học hơn, nắm phương pháp học theo đề tài, chủ đề, thông điệp cuộc sống được
1


rút ra từ tác phẩm văn học (một ý thơ, một câu chuyện, một châm ngôn cuộc sống, lời
bái hát,...).
Về thái độ:
- Đối với học sinh: Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động “ khởi
động” để dẫn các em vào bài học nhẹ nhàng hơn, phấn chấn hơn. Tâm thế để học tiết
đọc văn, lĩnh hội kiến thức, kỹ năng thẩm định, tổng hợp kiến thức tốt nhất trong giờ
học môn Ngữ văn.
- Đối với giáo viên: Đổi mới quan niệm đánh giá, bàn luận, học tập của học
sinh, tăng cường rèn luyện kỹ năng tự học theo chuẩn kiến thức kĩ năng.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Học sinh cấp THPT và đặc biệt đối với học sinh lớp 10, 11, học sinh đầu cấp,
chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ, thi THPT Quốc gia.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Làm đề tài này, tôi đã vận dụng nhiều phương pháp. Dưới đây là những phương

pháp chủ yếu:
*Phương pháp tích hợp kiến thức.
*Phương pháp bổ trợ kiến thức.
* Phương pháp học tập, rút kinh nghiệm qua giờ dạy của đồng nghiệp.
*Phương pháp thực nghiệm qua tiết dạy - học chính khóa.
*Phương pháp so sánh.
5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Kinh nghiệm này rút ra từ thực tế giảng dạy, từ vận dụng các kỹ thuật dạy học,
những lần dạy tiết đọc văn nên những điểm mới.
Kinh nghiệm vận dụng các phương án vào các giờ học chính khóa để học sinh có
hứng thú, tạo tâm thế cho bài học từ hoạt độn “khởi động”.
Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh tự học, tự tích lũy, bổ trợ, tự thẩm định những
kiến thức về văn học.
Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh chử động tổ chức giờ học trên tinh thần có hướng
dẫn.

NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Xuất phát từ yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông được thể hiện trong
Văn kiện đại hội XII, kế thừa quan điểm chỉ đạo của nhiệm kỳ trước, Đảng ta đưa ra
đường lối “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực,
xác định đây là một kế sách, quốc sách hàng đầu, tiêu điểm của sự phát triển, mang
tính đột phá, khai mở con đường phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong thế kỷ
XXI, khẳng định triết lý nhân sinh mới của nền giáo dục nước nhà “dạyngười, dạy
chữ, dạy nghề”. Giáo dục toàn diện theo tinh thần đổi mới hiện nay là: “Phát triển
toàn diện năng lực và phẩm chất của người học; chú trọng cả dạy chữ, dạy người và
dạy nghề. Giáo dục và Đào tạo phải làm sao để tạo ra được những con người có
phẩm chất, năng lực cần thiết để phục vụ đất nước, xây dựng xã hội; có đủ hiểu biết
và kỹ năng cơ bản để sống tốt và làm việc hiệu quả…” [1]
[1]


Trích “Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần VII của Đảng: Thông qua "Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế
- xã hội đến năm 2000, ngày 27-6-1991” - Trang 17.

2


Trong những điểm mới của chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh việc học tập và làm
theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh có điểm mới thứ năm: Bộ Chính trị đặc biệt yêu
cầu gắn việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với
thực hiện Nghị quyết Trung ương số 29-NQ/TW về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo”. Bộ Chính trị không chỉ dành riêng một nội dung để yêu cầu về công
tác giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong hệ thống giáo dục
quốc dân và các học viện, trường chính trị, trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp,
mà còn chỉ rõ từng nội dung cần đưa vào chương trình để, bảo đảm phù hợp với từng
cấp học, bậc học và với yêu cầu giáo dục, đào tạo.
Trong chỉ thị số 05-CT/TW cũng nêu rõ: “Đó là: phong cách tư duy độc lập, tự chủ,
sáng tạo, luôn gắn chặt lý luận với thực tiễn; phong cách làm việc dân chủ, khoa học,
kỹ lưỡng, cụ thể, tới nơi, tới chốn; phong cách ứng xử văn hóa, tinh tế, đầy tính nhân
văn, thấm đậm tinh thần yêu dân, trọng dân, vì dân; phong cách nói đi đôi với làm, đi
vào lòng người; nói và viết ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm; phong cách sống thanh
cao, trong sạch, giản dị; phong cách quần chúng, dân chủ, tự mình nêu gương,...”
Vì sao phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực? Các văn kiện của Đảng đã chỉ rõ “Chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn
thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống giáo
dục và đào tạo thiếu liên thông giữa các trình độ và các phương thức giáo dục, đào
tạo; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành... Thiếu chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo
đức, lối sống và kỹ năng làm việc”[2] nên dành thời lượng đáng kể cho các tiết làm
văn Nghị luận vấn đề xã hội. Về thực chất, là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực này,
hiệu ứng của nó sẽ làm biển đổi tích cực nhiều mặt của đời sống xã hội Việt Nam, là

sự vun trồng “nguyên khí Quốc gia”, làm cho nền văn học hưng thịnh, đất nước phát
triển bền vững. Giáo dục và Đào tạo phải làm sao để tạo ra được những con người có
phẩm chất, năng lực cần thiết để phục vụ đất nước, xây dựng xã hội; có đủ hiểu biết
và kỹ năng cơ bản để sống tốt và làm việc hiệu quả
Về phía giáo viên: Tạo tâm thế, gây hứng thú trong giờ đọc văn là điều rất khó
vì lượng thời gian cho tiết học chỉ có 45 phút, nội dung kiến thức trong chương trình
lại rộng, có giới hạn. Tư liệu về tiết học thường phong phú thuận lợi trong việc soạn
giảng, cho người học.
Từ những thực tế trên, tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm cá nhân khi dạy tiết
đọc văn vận dụng kinh nghiêm này để đồng nghiệp tham khảo.
Về phía học sinh:
Khả năng tự học, tự đọc, tự thu thập kiến thức, tự thẩm định, khái quát, tổng
hợp kiến thức của học sinh rất hạn chề. Còn nữa, khả năng trình bày, giao lưu học hỏi
lại không tự tin thì sau mỗi bài học đọc văn thông qua phần khởi động này các em sẽ
nâng cao năng lực lĩnh hội, trình bày kiến thức. Vậy người thầy là người có đủ điều
kiện, kinh nghiệm truyền thụ để giúp các em vượt qua khó khăn ấy.
Ngày nay, với các phương tiện hiện đại thì việc truy cập thông tin là điều đơn
giản, nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại học sinh rất “nghèo” kỹ năng tự học, tự
lĩnh hội, tự thẩm định kiến thức. Vì vậy, học sinh cần phải được trang bị kỹ năng sống
từ phần học này.
[2]

Trích “Văn kiện trình đại hội Đảng VII”- Ngày 24/6/1991 -Trang 2. GD hiện nay và yêu cầu đổi mới- Trang nhất.

3


2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾM KINH
NGHIỆM:
Xuất phát từ thực trạng:

2.1. Học sinh học sinh chán học bộ môn Ngữ văn, không có hứng thú, không có
tâm thế vào lĩnh hội kiến thức trong giờ đọc văn.
Thực tế hiện nay chúng ta thấy rằng tình yêu Văn học trong học sinh đã giảm sút rất
nhiều. Một phần, do học Ngữ văn Văn là môn học khó chiếm lĩnh, dù các em thích Văn
nhưng không phải em nào cũng có khả năng tiếp thu dễ dàng. Học sinh có năng khiếu học
văn không nhiều. Phần khác, do xu hướng phát triển của thời đại khoa học, nhu cầu của xã
hội, yêu cầu của nghề nghiệp, sự định hướng của gia đình... ảnh hưởng không nhỏ đến việc
lựa chọn môn học của các em. Những ngành nghề các em thích, sau này có thu nhập cao,
khối dự thi thường là các ban Khoa học tự nhiên. Chính vì vậy, việc xem thường, coi nhẹ, xa
lánh môn Ngữ văn là điều dễ hiểu.

2.2. Học sinh chưa biết chủ động tìm trọng tâm kiến thức khi trình bày vấn đề.
Học sinh thường sa vào tiếp thu thụ động kiến thức, chứng kiến, nghe thấy...
Văn học là món ăn tinh thần của con người, không chỉ dùng lí trí để “nhận” mà còn phải
“cảm” bằng trái tim, tâm hồn. Vì thế người dạy không thể xem học sinh là “chiếc bình” cần
được đổ đầy kiến thức mà phải thấy được rằng các em là những “ngọn đuốc” cần được thắp
sáng. Vậy làm thế nào để đánh thức khát vọng học Văn vốn đang dần tắt nguội, để thắp sáng
những niềm sai mê văn chương trong học sinh, để các em chủ động đến với Văn và yêu
Văn? Đánh thức khát vọng văn chương không phải là điều dễ dàng, giáo viên phải có sự
chuẩn bị rất chu đáo, hoàn hảo về giáo án, về các bước lên lớp và đặc biệt là tâm trạng cởi
mở, tâm hồn tràn ngập niềm yêu Văn và quý mến học trò. Cũng từ đó mà tôi phát hiện ra
rằng, để học sinh chủ động đến với giờ đọc - hiểu Ngữ văn ngoài sở thích, năng khiếu phải
có “tâm thế trong giờ văn”. Nghĩa là cần phải có một tâm lí thoải mái, một sự tự tin, một
cảm hứng, một tâm hồn văn chương thì mới có thể đi vào tìm hiểu, khám phá được cái hay,
cái đẹp của tác phẩm văn học nhất là ngay từ phần “ khởi động” mà lâu nay ta vẫn quen gọi
là giới thiệu bài, vào bài...
2.3. “Tạo tâm thế, hứng thứ giờ đọc văn từ phần khởi động” cũng là cách đa dạng hoá
các phương pháp dạy và học tích cực, tạo thêm sức hấp dẫn cho môn học và thu hút học sinh
đến với bộ môn. Trong quá trình dạy học, tôi cũng đã phần nào khắc phục những khó khăn
(đặc trưng bộ môn, đối tượng HS, môi trường học tập), đồng thời phần nào đáp ứng kịp thời

yêu cầu của môn học bằng cách làm “mới” không khí lớp học, làm mới bài giảng, làm mới
những phương pháp lên lớp bằng các biện pháp “sáng tạo phần khởi động” cho HS trong
giờ đọc - văn. Với biện pháp này, tôi hy vọng có thế đánh thức khát vọng học Văn vốn đang
dần tắt nguội trong lòng HS, tìm lại vị trí môn Văn trong suy nghĩ và học tập của các em.
2.5. Trong các năm trở lại đây, trong xu thế cải cách, đổi mới chương trình sách giáo
khoa, ngành giáo dục cũng đã tổ chức rất nhiều hội thảo, nhiều đợt tập huấn, học chuyên đề
cho giáo viên nhằm triển khai và thống nhất kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học mà
trọng tâm là lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong
học tập. Vì vậy, ngay trong các tài liệu tập huấn cho giáo viên (từ năm 2007, 2018 ) Bộ Giáo
dục và Đào tạo cũng đã đề cập rất nhiều đến vấn đề thay đổi tiếp nhận cho học sinh trong
giờ Ngữ văn, như: tài liệu Hướng dẫn học tập theo băng hình về đổi mới phương pháp dạy
học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh (theo Dự án phát triển giáo dục
THPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo), Dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ
năng trong chương trình giáo dục phổ thông cho chúng tôi có ý thức tự tin, trách nhiệm

trứơc vấn đề cải cách, sáng tạo.
4


Tổng hợp kết quả bài kiểm tra thường xuyên( kiểm tra miệng) ở các lớp 10
tôi dạy qua 2 năm học: 2016 - 2017, 2017 - 2018 như sau:
Năm học 2016 - 2017:
TS
HS
Giỏi
10 A3 41 0 = 0%
10A5 43 0 = 0%
Năm học 2017 - 2018:
Lớp


Khá
04 = 9,8%
8 = 44,4%

Điểm
TB
Yếu
Kém
26 = 63,4% 10 = 24,4% 01 = 2,4%
22 = 31.1% 9 = 20%
01 = 2,5%

Điểm
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
10A6
42
0
6= 12,2% 24= 49%
14= 30,6% 2= 6,2%
10A7
44
0
5= 6,7%
18= 40%
22= 48,9%
2=4,4%

Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy kĩ năng phát hiện, thẩm định, tổng hợp kiến thức,
kỹ năng giao tiếp, trao đổi thông tin rất hạn chế các em không định hướng, xác định
dung lượng kiến thức trước khi viết bài, nên khi viết rất lúng túng, trình bày không
đúng yêu cầu của vấn đề, không tự tin. Thực tế cho thấy chất lượng học sinh giỏi
không có (năm học 2016- 2017 điểm kiểm tra thường xuyên chỉ đạt từ điểm khá,
không có điểm giỏi.Từ cơ sở lí luận và thực trạng học tập, khả năng nói, viết của học sinh tôi
đã vạch kế hoạch: “ Một vài kinh nghiệm tạo tâm thế giờ học Đọc văn trung học phổ
thông từ hoạt động “ khởi động” có hiệu quả và rút ra bài học kinh nghiệm.
3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ TẠO TÂM THẾ, HỨNG THÚ TRONG
TIẾT ĐỌC VĂN TỪ HOẠT ĐỘNG “KHỞI ĐỘNG”.
Lớp

TSHS

Trong giờ đọc - hiểu văn bản văn học người thầy phải tạo cho học sinh một tư thế
vững vàng, một tâm lý thoải mái, một xúc cảm, hứng thú và một tâm hồn đam mê khi tiếp
cận một tác phẩm văn học cụ thể. Vì tác phẩm văn học là sản phẩm của tư duy nghệ thuật.
Học Ngữ văn là học cách khám phá cái đẹp của tự nhiên, cái đẹp của xã hội và của con
người, cái đẹp của sự sáng tạo nên không chỉ dùng lí trí mà quan trọng hơn là phải giúp các
em cảm nhận được vẻ đẹp ấy bằng cả tâm hồn và sự rung động của trái tim.
Khi đến với bài học, để tạo được hứng thú cho trò thì trước hết người thầy phải có
những động thài tốt ngay từ phần “ khởi động” phải biết tạo học sinh tự tin trong lĩnh hội
kiến thức. Để thực hiện được vấn đề này, yếu tố đầu tiên mà tôi quan tâm đó là dạy

học sinh học “cách học”, học cách trình bày vấn đề mình hiểu, học cách tổng quan
kiến thức, thẩm định kiến thức.
Học sinh vùng nông thôn, miền trung du, kinh tế xã hội còn khó khăn, năng lực cảm
thụ văn học còn nhiều hạn chế. Tâm lí chung của các em là lười suy nghĩ, ít hiểu biết
các vấn đề xã hội. Chưa có ý thức lần mò, đam mê tìm hiểu nội dung kiến thức bài
học, chưa tự tìm tòi, chưa chủ động lĩnh hội kiến thức. Chính vì vậy các em rất thiếu

hiểu biết sâu về các vấn đề cuộc sống, lại nhút nhát, ngại bày tỏ những nhận xét đánh
giá trước mọi người. Muốn học sinh học tốt các các giờ đọc văn văn học, tự tin, chủ
động trong lĩnh hội tri thức, đòi hỏi người thầy phải tìm tòi, sáng tạo trong mỗi giờ
học, phải có kiến thức về vấn đề xã hội từ văn học, từ cuộc sống, sử dụng thành thạo
5


các phương pháp dạy học tích cực. Từ đó mới sáng tạo được ở từng hoạt động dạy và
học. Sau đây là một số giải pháp cụ thể:
3.1 Giải pháp thực nghiệm 1: Người thầy tạo cho học sinh “ sân chơi” dò tìm
thông tin kiến thức - bổ trợ chuẩn bị cho bài học. Đây còn gọi là hoạt động chuẩn
bị bài, soạn bài trước khi vào tiết đọc văn.
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài bằng khung hệ thống
câu hỏi để ngày mai lên lớp các em chủ động đặt câu hỏi gợi tìm, trả lời câu hỏi
của bạn khi là thành viên chơi, tự thẩm định kiến thức...
Khung câu hỏi như sau:
T
Về tác giả
Về tác phẩm
Về nghệ thuật,
T
( nội dung chính, chủ đề,
(phong cách, thể
đề tài...)
loại...)
1 Tên,tự, hiệu....
Tóm tắt nội dung chính
Thể loại tác
bằng 1 câu ngắn...
phẩm?

2 Năm sinh, mất..
Mục tiêu bài học cần đạt... Số lượng câu, độ
dài, cốt truyện...
3 Quê quán, xuất
Chủ đề, đề tài của tác
Hình tượng
thân...
phẩm...
nhân vật điển
hình...
4 Thời đại sống...
Nhân vật chính, tuyến
Kết câu, bố cục
nhân vật...
TP...
5 Con người...
Thông điệp cuộc sống...
Phong cách nhà
văn....
* Bước 2: Hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động “ khởi động”
- Phần này học sinh tự điều hành - Cách chơi:
+ Thành viên đội chơi:
- > có 3 bạn tham gia trò chơi dò tìm thông tin kiến thức, đứng lên trên
-> Có 1 người điều hành - lớp phó phụ trách học tập.
-> 1 thư ký ghi điểm
-> Các thành viên trong lớp ( các bạn) là người hỏi) - tự do có ý kiến hỏi
+ Thể lệ trò chơi:
-> Gói câu hỏi có 30 câu.
-> Thời gian chơi từ 7- 9 phút nên yêu cầu người hỏi và người trả lời phải
ngắn gọn ( Không quá 3 giây/ 1 câu hỏi - đáp).Nếu quá là vi phạm bị tước

quyền hỏi - đáp.
-> Người đưa ra câu hỏi và cũng là giám khảo, người thẩm định kiến thức.
-> Bạn chơi có đáp án nhanh nhất, đúng nhất sẽ được 1.0 điểm/1 lượt câu hỏi.
Điểm của mỗi người chơi sẽ tính điểm kiểm tra thường xuyên.
Tóm lại: Giáo viên là người hướng dẫn và là trọng tài thẩm định kiến thức, điểm cho
mỗi thành viên khi tham gia trò chơi dò tìm thông tin kiến thức này.
Hiệu quả: Sau 7 phút chơi trò chơi sẽ tạo được không khí, tâm thế cho giờ học. Các
em đều tự mình thẩm định kiến thức đã chuẩn bị ở nhà là đúng hay sai.Tạo cho các
em tính tự tin, tinh thần giao lưu, học hỏi, tổng quan kiến thức giúp cho hoạt động học
tiếp theo có hiệu quả hơn. Đặc biệt giảm tải phần đọc hiểu tiếu dẫn của phần bài học.
6


3.2 Giải pháp thực nghiệm 2: GV cho HS quan sát hình ảnh minh họa và đặt
câu hỏi đây là hình ảnh nào? Em hãy quan sát và so sánh hai hình ảnh này về mức
độ quy mô? Sở dĩ GV đặt câu hỏi này là bởi hai hình ảnh này được lấy trong SGK
lịch sử lớp 10 các em mới được tìm hiểu không lâu. Từ đó HS dễ dàng so sánh
được và giáo viên dẫn dắt vào bài từ đó:
* Đối với bài: Tiết 80 ( PPCT Ngữ văn 10- CT chuẩn) thực hiện phần khởi
động như sau:
TRUYỆN KIỀU
PHẦN I TÁC GIẢ NGUYỄN DU
Giáo viên đưa ra hình ảnh của Nguyễn Du nhưng chỉ chú thích:
Hình ảnh 1:

Đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới

Hỏi: Đây là ai?
Hình ảnh 2:


Hỏi: Hãy cho biết mối quan hệ của 2 văn bản này?
7


Hình ảnh 3:

Hỏi: - Tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du có bố cục mấy phần?
- Đoạn trích Trao duyên nằm ở phần mấy?
- Đoạn trích có bao nhiêu câu?
- Thể thơ? Chữ viết của đoạn trích?
Hình ảnh 4:

Truyện Kiều - tiếng Pháp

Truyện Kiều - tiếng Anh

Truyện Kiều - tiếng Trung

Hỏi: Từ các thông tin này em có nhận xét gì về giá trị và sức sống của Truyện Kiều?
Hoặc Tiết 22,23 - Ngữ văn 11 ( chương trình chuẩn)
Chiếu cầu hiền cũng có cách làm tương tự:
* Ở bài Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm (1746-1803)
8


Tượng đài Quang Trung

Lược đồ chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút

Lược đồ diễn biến trận đánh

Ngọc Hồi – Đống Đa (Tết Kỷ Dậu -1789)

Hình ảnh Quang Trung

9


Phối cảnh Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế

Chiếu dời đô - Lý Công Uẩn ( Chữ Hán)

Chiếu ........
GV hỏi: Từ những thông tin trên gợi nhắc cho các em về nhân vật lịch sử nào? Thể
loại văn bản nào? Tác phẩm nào tương tự về thể loại? Tác giả là ai? Từ đó giáo tóm
tắt thuyết minh và tạo tâm thế vào bài mới: Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm?
10


Hiệu quả: Tạo sự chú ý cho học sinh, kích thích tư duy, gợi tìm thông tin kiến thức bổ
trợ cho bài học.
3.3 Giải pháp thực nghiệm3:
Tích hợp kiến thức lịch sử, địa lý... trong và ngoài chương trình SGK lịch
sử, địa lý đã học để tạo sự liên kết kiến thức với nội dung bài học đang tìm hiểu
Việc liên hệ kiến thức là một biện pháp hiệu quả trong việc đọc hiểu tác phẩm
văn học và đồng thời khắc sâu, mở rộng thêm kiến thức cho HS. Trong phạm vi đề
tài này, người thực hiện sẽ gợi ý những địa chỉ tích hợp và nội dung tích hợp. Ở
mỗi bài học thì lượng kiến thức liên hệ có thể ít hoặc nhiều. Song cần chú ý rằng,
đối với những bài dài cần tiết chế và chọn lọc những kiến thức lịch sử tiểu biểu để
phục vụ cho bài học để tránh biến giờ dạy văn học thành một bài dạy lịch sử hoặc
phô diễn kiến thức, sự uyên bác của GV.

Cũng trong bài đọc văn Chiếu cầu hiền GV có thể lựa chon một cách “khởi
động” khác là:
+ Vận dụng kiến thức lịch sử bài lịch sử lớp 10, bài 23: Phong trào Tây Sơn
và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII có ghi:
“Vào giữa thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến Đàng Ngoài khủng hoảng sâu sắc.
Phong trào nông dân bùng lên rầm rộ, kéo dài trong hơn 10 năm và bị đàn
áp…..Năm 1771, một cuộc khởi nghĩa nông dân bùng lên ở ấp Tây Sơn (Bình
Định) do 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo. Sau nhiều
năm chiến đấu kiên cường, cuộc khởi nghĩa phát triển, tiến lên đánh đổ chính
quyền chúa Nguyễn , làm chủ phần đất từ Quảng Nam trở vào. Một nhiệm vụ mới
được đặt ra: tiến quân ra Bắc đánh đổ chính quyền Lê-Trịnh…..Trong những năm
1786-1788, phong trào Tây Sơn lần lượt đánh đổ hai tập đoàn phong kiến Trịnh,
Lê và làm chủ toàn bộ đất nước. Sự nghiệp thống nhất đất nước bước đầu được
hoàn thành.”.
Chiếu cầu hiền là một tác phẩm nghị luận chính trị - xã hội độc đáo, có ý nghĩa
chính trị, có sức lay động chí, chuyển tâm ý của hiền tài trong thiên hạ; có đóng
góp đáng kể trong quá trình thuyết phục, sử dụng người hiền tài góp sức lực, trí tuệ
để bảo vệ và xây dựng đất nước thời vua Quang Trung. Đối với bài học này, GV
càng nên chú ý đến hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm để hiểu hơn tại sao Quang
Trung lại ra chiếu cầu hiền? Tại sao những sĩ phu Bắc Hà lại có tâm lí kiêng dè
không ra gánh vác việc nước? Liệu có phải Quang Trung kém tài, ít đức nên chưa
có người phò tá chăng? Vì sao Quang Trung lại cho rằng “dân còn nhọc mệt chưa
lại sức, mà đức hóa của trẫm chưa kịp thấm nhuần khắp nơi”? Nếu hiểu được bối
cảnh lịch sử đất nước đang nguy cấp, triều đình mới còn non trẻ, biên cương vẫn
chưa yên đang bị quân Thanh lăm le xâm lược. Đặt trong tình cảnh nguy cấp đó
mới thấy được nhưng trăn trở, lo lắng và niềm thiết tha mong mỏi chân thành và ân
cần những người hiền tài dốc sức phò vua, giúp nước.
Để liên hệ kiến thức lịch sử tốt khi dạy tác phẩm Chiếu cầu hiền, GV nhắc HS
nhớ lại kiến thức cũ ở lớp 10 về vương triều Tây Sơn và công lao to lớn của người
anh hùng Nguyễn Huệ. Trong bài 23, Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất

đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII, trang 116-120, có ghi “trong những
năm 1786-1788, phong trào Tây Sơn lần lượt đánh đổ hai tập đoàn phong kiến
Trịnh, Lê và làm chủ toàn bộ đất nước”, “Được sự ủng hộ của nhân dân, đầu năm
11


1785, Nguyễn Huệ đã tổ chức trận Rạch Gầm- Xoài Mút đánh tan tành quân Xiêm
(Thái Lan) xâm lược”, “Sau 5 ngày (bắt đầu từ đêm 30 cho đến trưa mồng 5 Tết
Kỉ Dậu) tiến quân thần tốc, chiến đấu quyết liệt và với chiến thắng vang dội Ngọc
Hồi- Đống Đa, quân ta đã đánh bại hoàn toàn quân (Thanh) xâm lược, tiến vào
Thăng Long……Những chiến công hiển hách của sự nghiệp thống nhất lại đất
nước và bảo vệ nền độc lập dân tộc trong hoàn cảnh đất nước rơi vào tình trạng
khủng hoảng đã nói lên công lao to lớn của phong trào Tây Sơn và người “anh
hùng áo vải” Nguyễn Huệ.”. Thông tin trên giúp HS hiểu hơn về tài năng quân sự
tuyệt vời của nhà vua Quang Trung.
Cũng bài 23, sách lịch sử có ghi nhận: “Nhân dân Đàng Ngoài vừa trải qua những
năm loạn lạc, đói khổ, cuối năm 1788 lại phải chứng kiến hàng chục vạn quân
xâm lược tràn vào Thăng Long...Trở lại ngôi vua, Lê Chiêu Thống tìm mọi cách
bắt nhân dân đóng góp để phục vụ quân xâm lược.Cảnh cướp bóc, tàn phá, hoành
hành lại xảy ra ở khắp nơi có quân Thanh đóng giữ, khiến nhân dân càng căm thù
quan cướp nước và bán nước.” Kiến thức lịch sử này cho HS thấy vì sao Quang
Trung lại khẳng định “dân còn mệt nhọc chưa lại sức” đồng thời cũng thấy được
cái nhìn đầy tâm lí, biết khoan thư sức dân của vị vua đức độ.
Ngay khi lên ngôi Hoàng đế, Quang Trung đã bắt tay ngay vào việc khôi phục
vương triều cũ nát, khôi phục sản xuất…điều này cũng được thấy trong SGK lịch
sử 10: Cuối năm 1788, trước khi xuất quân lên đường ra Bắc chiến đấu chống
quân xâm lược Thanh, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế (Quang Trung) và sau ngày
chiến thắng, chính thức xây dựng vương triều mới theo chế độ quân chủ chuyên
chế, thống trị trên vùng đất từ Thuận Hóa trở ra Bắc. Chính quyền các trấn được
thành lập. Vua Quang Trung ban chiếu kêu gọi nhân dân khôi phục sản xuất, lập

lại sổ hộ, tổ chức lại giáo dục thi cử. Đất nước dần dần được ổn định. Quân đội
được tổ chức quy củ và trang bị vũ khí đầy đủ.”. GV có thể liên hệ kiến thức trên
để HS cảm nhận được tài năng, đức độ, tầm nhìn chiến lược và tâm huyết của
Quang Trung. Và việc xuống chiếu cầu hiền, chiêu hiền đãi sĩ lại càng thể hiện đầy
đủ hơn những phẩm chất đáng quý đó của nhà vua.
=> Sau khi lên ngôi Hoàng đế người muốn cầu hiền tài để xây dựng, lập lại kỷ
cương nhà nước pháp quyền và yêu cầu Ngô Thì Nhậm viết Chiếu cầu hiền. Đó là
lí do, mục đích viết văn bản này. Vậy nội dung văn bản này như thế nào, sức thuyết
phục của văn bản ở đâu chúng ta vào bài đọc văn hôm nay...
Giáo án thực nghiệm:
Ngày soạn: 23/1/2018
TIẾT: 80 Đọc văn:
TRUYỆN KIỀU
PHẦN 1: TÁC GIẢ NGUYỄN DU
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Những yếu tố về thời đại, gia đình và cuộc đời làm nên thiên tài Nguyễn Du
cùng sự nghiệp văn học vĩ đại ông.
- Những Nội dung và nghệ thuật chủ yếu của Truyện Kiều.
2. Kĩ năng: Nhìn nhận sự tiếp nhận với mức độ phổ thông một đỉnh cao văn học.
3. Về thái độ: Hiểu thêm về tác giả ND(KNS: nhận thức, giao tiếp)
12


II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1.Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, Giaó án, thiết kế bài học.
- Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
+ Dạy học theo phương pháp học sinh tích hợp kiến thức có hướng dẫn của GV.
+ Kĩ thuật dạy học: câu hỏi vấn đáp, dẫn dắt
- Hình thức tổ chức hoạt động:

+ H/S đọc văn bản, tích hợp kiến thức theo phiếu học tập
2. Chuẩn bị của HS: Vở soạn, sgk, tài liệu tham khảo
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh và sự chuẩn bị bài của HS(
SGK, vở ghi, vở soạn..)
3.Tiến trình bài học:
Phương án lên lớp: Đọc - hiểu văn bản, tổng hợp kiến thức:
- Dự kiến thời gian: 1 tiết
Hoạt động 1 - Khởi động:
3.2 Giải pháp thực nghiệm 2: GV cho HS quan sát hình ảnh minh họa và đặt
câu hỏi đây là hình ảnh nào? Em hãy quan sát và so sánh hai hình ảnh này về mức
độ quy mô? Sở dĩ GV đặt câu hỏi này là bởi hai hình ảnh này được lấy trong SGK
lịch sử lớp 10 các em mới được tìm hiểu không lâu. Từ đó HS dễ dàng so sánh
được và giáo viên dẫn dắt vào bài từ đó:
* Đối với bài: Tiết 80 ( PPCT Ngữ văn 10- CT chuẩn) thực hiện phần khởi
động như sau:
TRUYỆN KIỀU
PHẦN I TÁC GIẢ NGUYỄN DU
Giáo viên đưa ra hình ảnh của Nguyễn Du nhưng chỉ chú thích:
Hình ảnh 1:

Đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới

13


Hỏi: Đây là ai?
Hình ảnh 2:


Hỏi: Hãy cho biết mối quan hệ của 2 văn bản này?
Hình ảnh 3:

Hỏi: - Tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du có bố cục mấy phần?
- Đoạn trích Trao duyên nằm ở phần mấy?
- Đoạn trích có bao nhiêu câu?
- Thể thơ? Chữ viết của đoạn trích?

14


Hình ảnh 4:

Truyện Kiều - tiếng Pháp

Truyện Kiều - tiếng Anh

Truyện Kiều - tiếng Trung

Hỏi: Từ các thông tin này em có nhận xét gì về giá trị và sức sống của Truyện Kiều?

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Hoạt động 2: đọc hiểu về cuộc
đời của ND

PHẦN 1: TÁC GIẢ NGUYỄN DU
I.Cuộc đời:

- ND sinh năm 1765 tại Thăng Long, tên chữ
Tố Như, hiệu Thanh Hiên.
-Tổ tiên vốn ở Hà Tây, sau di cư vào Hà
Tĩnh, quê mẹ ở Bắc Ninh; nên ông may mắn
tiếp nhận nhiều truyền thống văn hóa khác
nhau.
- Ông mồ côi sớm, về sống với anh là
Nguyễn Khản, có điều kiện học tập, có dịp
biết đến cuộc sống phong lưu, xa hoa của
giới quý tộc phong kiến.
- Từ năm 1789 – 1802, ND rơi vào cuộc sống
khó khăn gian khổ ở các vùng nông thôn
khác nhau, sống gần với quầnn chúng nhân
dân.
- Năm 1802, ông ra làm quan cho nhà
Nguyễn. Năm 1813, đi sứ Trung Quốc.
- 1820, ND mất.
II. Sự nghiệp văn học:
1. Các sáng tác chính:
a. Sáng tác bằng chữ Hán: (còn 249 bài
thơ).

? Những đặc điểm nào cuộc đời
của ND có ảnh hưởng đến sáng
tác của ông?

Hoạt động 3: Đọc hiểu về sự
nghiệp văn học của ND

15



? Giới thiệu vài nét về các sáng
tác bằng chữ Hán? ND?

? Giới thiệu vài nét về các sáng
tác bằng chữ Nôm? ND?

? Đặc điểm về Nội dung?
? Đặc điểm về nghệ thuật?

- Thanh Hiên thi tập: 78 bài.
- Nam trung tạp ngâm: 40 bài.
- Bắc hành tạp lục: 131 bài.
* Nội dung Bắc hành tạp lục:
- Ca ngợi, đồng cảm với các nhân cách cao
thượng
và phê phán những nhân vật phản diện.
- Phê phán XHPK chà đạp quyền sống con
người.
- Cảm thông với những thân phận bé nhỏ
dưới đáy XH, bị đọa đàyhắt hủi.
b. Sáng tác bằng chữ Nôm: (Truyện Kiều và
Văn chiêu hồn với nền tảng nhân đạo vững
chắc).
2. Một vài đặc điểm về Nội dung và nghệ
thuật của thơ văn ND:
a. Đặc điểm về Nội dung:
- Là tình cảm chân thành, là những cảm
thông sâu sắc đối với cuộc sống và con

người, đặc biệt là những con người nhỏ bé,
bất hạnh, người phụ nữ...
- Khái quát bản chất tàn bạo của XHPK.
- Đặt ra vấn đề phải trân trọng những giá trị
tinh thần và tác giả của nó.
- Đề cao hạnh phúc của con người tự nhiên,
trần thế.
b. Đặc điểm về nghệ thuật:
- Nắm vững nhiều thể thơ của TQ.
- Có tài trong sáng tác bằng chữ Nôm, sử
dụng tiếng Việt và các thể thơ dân tộc.

IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
1. Tổng kết
- Khái quát cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ND?
2.Hướng dẫn học tập
- Sưu tầm những tranh ảnh về Nguyễn Du và Truyện Kiều.
- Kể lại Truyện Kiều và sưu tầm những giai thoại về Nguyễn Du và Truyện
Kiều.
- Soạn bài Trao duyên
4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Qua việc áp dụng “ Một vài kinh nghiệm tạo tâm thế giờ học ngữ văn trung học
phổ thông từ hoạt động “ khởi động” này để giúp các em có tâm thế, hứng thú khi học
tiết Ngữ văn. Đặc biệt trong tiết đọc văn. Đây là một bước hiện thực hóa quan điểm đổi
mới chương trình giáo dục phổ thông, đổi mới chương trình sách giáo khoa, đổi mới
phương pháp kiểm tra đánh giá,....bước đầu đáp ứng được yêu cầu đổi mới dạy học.
16


Sau đây là bảng thống kê điểm kiểm tra thường xuyên học kỳ 2

Tổng hợp kết quả bài kiểm tra thường xuyên học kỳ 2 ở các lớp 10 tôi dạy qua
các năm học: 2016 - 2017 và đặc biệt vận dụng sáng kiến này trong năm học 2017
- 2018 như sau:
- Năm học 2016 - 2017
Điểm
TS
Lớp
HS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
10A1 43
03 = 6,6% 20 = 44,5% 18 =39,8% 01= 2,2%
0 = 0%
10A2 41
06 = 12,2% 23 = 46,9% 18 = 36,8% 0 = 0%
0 = 0%
- Năm học 2017 - 2018
Điểm
TS
Lớp
HS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
10A6 42

03 = 9,6%
25 = 48,5% 16 =41,8% 0 = 0 % 0 = 0%
10A7 43
06 = 12,2% 20 = 47,9% 17 = 32,8% 0 = 0%
0 = 0%
Bài học kinh nghiệm:
Từ thực tế giảng dạy tôi rút ra một số kinh nghiệm“ Một vài kinh nghiệm tạo
tâm thế giờ học Đọc văn trung học phổ thông từ hoạt động “ khởi động” cho tôi và
đồng nghiệp. Khi thực hiện thao tác này cần chú ý:
Một là: Giáo viên cần phải hiểu tâm lí, khả năng nhận thức, vốn hiểu biết, vốn sống,
kĩ năng của học sinh để vận dụng sáng tạo sáng kiến kinh nghiệm này phù hợp với
khả năng tự học của học sinh.
Hai là: Hướng dẫn học sinh tích lũy kiến thức trong các tác phẩm văn học và các
môn học khác như GDCD, Lịch sử, Sinh học, Địa lí.....qua các phương tiện thông tin
đại chúng, đời sống xã hội… để bổ trợ kiến thức cho mỗi bài học, có như thế các em
mới chủ động trong lĩnh hội kiến thức.
Ba là: Giáo viên cần rèn cho học sinh thói quen: Tự đặt câu hỏi gợi tìm , tự định hướng
trả lời, đáp án, chọn phương án trả lời nhanh, chính xác rèn luyện ký năng giao tiếp tốt.
Bốn là: Trong giờ dạy học Ngữ văn, giáo viên cần hướng dẫn học sinh à chú ý tích
hợp kiến thức xã hội, giáo dục môi trường, phát huy trí tưởng tượng phong phú của
các em. Học trò cần phải biết tìm ra thông điệp cuộc sống từ vấn đề tác phẩm thì vấn
đề đó mới trở nên có ý nghĩa.
Năm là: Việc ra đề kiểm tra đánh giá cần được coi trọng, giáo viên nên ra những đề
“mở” để phát huy năng lực sáng tạo của học sinh, đồng thời khơi gợi hứng thú cho
học sinh tìm hiểu các tác phẩm văn học.
-

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

Trên đây chỉ là “ Một vài kinh nghiệm tạo tâm thế giờ học Đọc văn trung học

phổ thông từ hoạt động “ khởi động” này để giúp các em có tâm thế, hứng thú khi học
tiết đọc văn Tuy nhiên cũng phải thấy rằng để khơi gợi hứng thú đối với phần hướng
dẫn học ở nhà - chuẩn bị bài phải chi tiết, gọn nhẹ, dễ hiểu, các kỹ năng, cùng bổ túc
kiến thức xã hội là rất cần thiết. Giáo viên cần tìm những đề tài hay đảm bảo tính vừa
sức, nhưng vẫn kích thích sự sáng tạo, tạo cơ hội cho học sinh được phát biểu những
suy nghĩ riêng, được nói bằng tiếng nói của riêng mình. Có thế thì việc học văn, làm
văn nghị luận xã hội trong nhà trường phổ thông mới có kết quả. Tôi tin tưởng rằng
với nhiệt tình, tâm huyết của giáo viên và sự cố gắng, khả năng sáng tạo của học
17


sinh thì chất lượng môn Ngữ văn sẽ ngày càng nâng lên. Trên đây là một số kinh
nghiệm của cá nhân tôi trong quá trình giảng dạy. Tôi thiết nghĩ, đề tài này có thể áp
dụng đối với các tiết đọc văn cho học sinh trung học phổ thông chúng tôi nói riêng
và tất cả các trường Trung học phổ thông trong toàn ngành học nói chung.
Rất mong quý độc giả khi đọc bản sáng kiến này sẽ có đồng thuận, đồng nhất
quan điểm đổi mới với tôi. Tuy nhiên, vẫn có thể vận dụng linh hoạt từng phần vào
đối tượng học sinh của mình.
Kính xin sự góp ý chân thành của các đồng chí, đồng nghiệp.
- Xin trân trọng cảm ơn!

18


XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hoá, ngày 23 tháng 5 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người

khác!
Người viết
Hà Thị Tình

19



×