Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

skkn một vài kinh nghiệm về phương pháp dạy lí luận văn học bậc THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.4 KB, 25 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
Nhiều thập kỉ qua, về phương diện chỉ đạo chuyên môn của cơ quan giáo dục,
việc dạy học lí luận văn học ở THPT hầu như bị bỏ quên. Ở nhà trường, việc giảng
dạy lí luận văn học của giáo viên có thể nói là rất tùy tiện, chắp vá, thiếu sự thống nhất
về mục đích, nội dung, phương pháp. Các kì thi tốt nghiệp THPT trước đây thường
vắng bóng các đề bài lí luận văn học cho nên vai trò của bộ môn lí luận văn học lại
càng bị coi nhẹ một cách nghiêm trọng. Giáo viên giảng dạy lí luận văn học (đúng
như chương trình đã quy định) thì hầu như công việc này vẫn còn mang tính hình
thức. Tính mục đích không được xác định thì hiệu suất nhất định là rất thấp.
I. Lí do chọn đề tài:
Cùng với dịch vụ phim ảnh , video , là nạn phát hành sách đen và làn sóng sách
báo phim ảnh nước ngoài tràn vào. Để cho học sinh, nhất là học sinh sắp ra trường
phổ thông có khả năng tự đề kháng , ta không thể tự bằng lòng với lối giảng văn
chương thiên về thưởng thức rung cảm. Muốn vậy phải vũ trang cho học sinh một vốn
liếng lí luận cần thiết. Dĩ nhiên có những vấn đề dạy những gì và dạy như thế nào cho
có hiệu quả nhưng không thể không giảng dạy lí luận văn học cho học sinh một cách
cẩn thận đến nơi đến chốn.
Việc giảng dạy lí luận văn học trong nhà trường phổ thông đang đặt ra nhiều
vấn đề phải suy nghĩ, trong đó có việc đòi hỏi một sự đổi mới về phương pháp, về
chương trình, về sách giáo khoa Ngữ văn và một sự bổ túc kiến thức lý luận văn học
cho giáo viên để có thể khắc phục được những khuynh hướng không đúng còn phổ
biến trong nhà trường.
II. Mục tiêu nghiên cứu:
Ngày nay một nhận thức chính xác về vai trò của kiến thức lí luận văn học
trong vốn văn hóa học sinh và một quan điểm thực tiễn cần có của việc dạy văn ngay
trong đời sống văn hóa xã hội là thật sự cần thiết.
Bài viết này mong muốn đóng góp ý kiến nhỏ trong việc giảng dạy lí luận văn học
ở bộ môn Ngữ văn trong nhà trường THPT.
III. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh trường THPT Long Khánh- Thị xã Long Khánh- Tỉnh Đồng Nai.
IV. Phương pháp nghiên cứu:


- Sưu tầm, tổng hợp tài liệu, nghiên cứu sách giáo khoa Ngữ văn THPT.
- Áp dụng kinh nghiệm vào thực tế giảng dạy.
- Điều tra kiến thức học sinh.
V. Phạm vi nghiên cứu và ứng dụng:
- Chương trình Ngữ văn 10, 11, 12.
- Ứng dụng vào phạm vi dạy học lí luận văn học.
- Sáng kiến chỉ mang tính khái quát, không đi sâu vào từng bài cụ thể. Ở đây chỉ
minh họa một bài trong chương trình Ngữ văn 10, bài “Nội dung và hình thức của
văn bản văn học” (Theo phân phối chương trình chuẩn tiết 91).

1


VI. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
Lựa chọn phương pháp thích hợp cho môn học Ngữ văn ở phân môn lí luận văn
học.
VII. Cấu trúc của đề tài: gồm 3 phần
- Phần mở đầu.
- Phần nội dung.
- Kết luận

B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận:
Lại Nguyên Ân nói : “Lí luận bao giờ cũng có vai trò quan trọng đối với một
nền văn học nói chung trong cả cái bề rộng và bề dày của nó, và nói riêng, trong
mỗi giai đoạn phát triển văn học, khi có lắm vấn đề thực tiễn đặt ra”
Như vậy, lí luận văn học có tầm quan trọng nhất định đối với việc dạy, học văn.
Điều này gắn liền với việc cần thiết phải trang bị chu đáo cho học sinh một vốn
hiểu biết đầy đủ về lí luận văn học.
“Sự thật, nền văn học nào cũng có lí luận của nó. Lí luận chính là tiền đề, là

nguyên liệu của nền văn học” (Lại Nguyên Ân)
Kiến thức lí luận văn học mang tính chất tổng kết, khám phá những vấn đề cốt
lõi, bản chất của văn học. Chính vì thế nắm kiến thức cơ bản của lí luận văn học
giúp người học tập, nghiên cứu văn học tự trang bị cho mình một bảo bối, cẩm
nang để chủ động, tự tin trong mọi tình huống, có thể giải mã, cắt nghĩa hàng trăm,
hàng ngàn hiện tượng tác giả, tác phẩm văn học từ cổ chí kim, từ đông sang tây.
Bước đi nhanh hay chậm,mạnh hay yếu, hay hay dở trong việc tiếp nhận kiến
thức lí luận văn học của học sinh đều tùy thuộc vào phương pháp dạy của giáo
viên. Giáo viên cần nắm vững nội dung cơ bản, định hướng đó để không choáng
ngợp và sa lầy trong giảng dạy.
II . Cơ sở thực tiễn:
Trong nhiều năm trước đây, phân môn lí luận văn học tuy có được nhắc đến
trong chương trình môn Văn nhưng sách giáo khoa chỉ có một vài giờ tổng kết cuối
chương trình. Nhiều giáo viên vẫn gọi môn lí luận văn học là bộ phận “chìm” của
chương trình văn học THPT. Dù chương trình có nêu một vài điều quy định thì trong
thực tế giáo viên vẫn coi nhẹ hoặc bỏ qua. Và phân môn lí luận văn học thực sự không
có một vị trí đáng kể trong chương trình cũ.
Trong lần cải cách sau này, lí luận văn học tuy chỉ mới được dành một tỉ lệ quá
nhỏ (1/10-1/12) trong quỹ thời gian, nhưng dù sao bước đầu đã được chú ý hơn và
được dành một vị trí nhất định. Theo quy định của chương trình thì khối lượng khái
niệm lí luận văn học cung cấp cho học sinh không phải là ít:
 Ở lớp 10: Cần hình thành khái niệm của nội dung và hình thức trong văn bản văn
học; ý nghĩa quan trọng của nội dung và hình thức trong văn bản văn học.
2


- Các khái niệm của nội dung trong văn bản văn học: đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm
hứng nghệ thuật.
- Các khái niệm của hình thức trong văn bản văn học: ngôn từ, kết cấu, thể loại
 Ở lớp 11 với nội dung: Một số thể loại văn học: thơ, truyện, kịch, văn nghị luận:

- Khái lược về thơ, yêu cầu về đọc thơ.
- Khái lược về truyện, yêu cầu về đọc truyện.
- Khái lược về kịch, yêu cầu về đọc kịch bản văn học.
- Khái lược về văn nghị luận, yêu cầu về đọc văn nghị luận.
 Ở lớp 12:
- Quá trình văn học và phong cách văn học (khái niệm quá trình văn học, trào lưu văn
học, phong cách văn học)
- Giá trị văn học và tiếp nhận văn học (gía trị nhận thức, giá trị giáo dục, giá trị thẩm
mĩ).
Thống kê các đơn vị kiến thức rộng và hẹp, chúng ta cũng thấy nhiều đơn vị
khái niệm lớn nhỏ. Đọc sách giáo khoa lớp 10 phần lí luận văn học, giáo viên càng
nhìn thấy số lượng lớn khái niệm lí luận văn học đặt ra cho học sinh đầu cấp, vậy mà
chỉ được dành số thời gian chính thức là 4 tiết hàng năm cho mỗi lớp. Có thể nói đây
là một nghịch lí đầu tiên mà người giáo viên phổ thông phải xử lí. Giáo viên phải biết
tự hạn định trong mức độ rất vừa phải, rất khiêm tốn việc cung cấp kiến thức lí luận
văn học cho học sinh phổ thông. Chương trình chỉ yêu cầu và chỉ tạo điều kiện cho
giáo viên đạt được những nội dung đơn giản nhất về lí luận văn học. Hơn nữa, chương
trình cũng đã có một sự lựa chọn và định hướng khá chặt chẽ. Những khái niệm về
nguyên lý chung, về thuộc tính của văn học, về các trào lưu phương pháp sáng tác văn
học,… đã được bỏ. Chương trình nhằm chủ yếu vào việc cung cấp cho học sinh những
hiểu biết cơ bản, sơ giản nhất về văn học, về tác phẩm văn học với các loại thể khác
nhau. Có nói về nhà văn cũng cốt để học sinh hiểu tác phẩm, từ đó biết cách tiếp cận
và phân tích tác phẩm văn chương. Không nắm vững yêu cầu cơ bản trên của chương
trình, giáo viên dễ sa vào tình trạng cũ là đi lạc vào nhiều khái niệm, cung cấp nhiều
kiến thức lí luận văn học mà thực tế lại không được là bao, nếu không nói là phù
phiếm, hỗn độn. Chương trình cũng muốn tránh xa hướng giảng dạy lí thuyết suông
vì ít có điều kiện bám sát vào tác phẩm văn chương cụ thể.
Ngoài phần nội dung dành riêng 4 tiết học hằng năm cho mỗi lớp, chương trình
qui định việc cung cấp lí luận văn học cho mỗi lớp thông qua các bài khái quát về lịch
sử văn học, các bài về tác giả, tác phẩm, hiện tượng văn học…Do vậy một đặc điểm

nữa của chương trình lí luận văn học THPT là sự kết cấu song song với chương trình
văn học sử các khối lớp. Như vậy, dung lượng kiến thức lí luận được xây dựng, hình
thành từ hai nguồn:
+ Một là qua những tiết dạy ổn định cho mỗi lớp (4 tiết/năm)
+ Hai là qua lối giảng giải, cắt nghĩa của giáo viên thông qua những bài học đọc văn,
lịch sử văn học.
Cấu tạo chương trình theo tinh thần trên sẽ qui định nội dung và phương pháp giảng
dạy lí luận văn học ở THPT một cách linh hoạt.

3


III. Thực trạng :
Khó khăn trong việc giảng dạy lí luận văn học như nhiều giáo viên THPT
thường quen suy nghĩ là: ở học sinh vốn kiến thức văn học chưa đủ cơ sở , dữ kiện
cho việc hình thành khái niệm . Nhận định này lâu nay vẫn được coi là một sự thật ,
một chân lí hiển nhiên . Nhưng khi cần trao đổi lại thì nhận định trên có lẽ không có lí
lẽ vững vàng. Ta cứ hình dung cho đến khi bước vào lớp 10 , một học sinh đã được
học văn học 9 năm ở THCS .Các em học về văn học dân gian , văn học cổ điển , văn
học cận hiện đại Việt Nam, chương trình văn học nước ngoài chiếm tỉ lệ không phải
quá nhỏ . Đó là chưa kể trong hoàn cảnh thông tin văn hóa ngày nay , vốn hiểu biết
văn học của học sinh được tích lũy không phải là quá ít ỏi . Tuổi thơ là tuổi say mê
tiểu thuyết , truyện, nhất là truyện cổ dân gian . Cho nên chúng ta có thể khẳng định
một cách chắc chắn rằng với một học sinh lớp 10, vốn liếng văn học có thể là nguồn
trữ liệu đầy đủ cho việc hình thành những khái niệm : Văn học là gì? Tác phẩm văn
học là gì? Đặc điểm các loại thể văn văn ?... Vấn đề là giáo viên THPT trước khi bắt
tay vào dạy học sinh , cần có một cái nhìn mở rộng về chương trình những năm học
trước. Mặt khác giáo viên biết khơi dậy , đánh thức vốn kiến thức tiềm ẩn ở các em.
Một cách suy nghĩ như vậy sẽ làm cho chúng ta yên tâm vào bài lí luận văn học đầu
tiên ở lớp 10 THPT . Thực tế trình độ văn hóa của học sinh không quá thấp như nhiều

người ngộ nhận .Đó là chưa kể ở cấp THCS tiếp tục bổ sung và nâng cao thêm.
Trong giảng dạy văn học không phải không còn những khuynh hướng lệch lạc:
- Xu hướng minh họa trong giảng dạy văn chương đồng nhất tư liệu đời sống với nội
dung tư tưởng của tác phẩm.
Bình giá một sáng tác văn chương không phải là chuyện liệt kê những sự kiện
đời sống trong tác phẩm để đi đến những kết luận về giá trị hiện thực và tư tưởng như
một số người vẫn quen làm. Thật ra bản thân chất liệu đời sống chưa tạo ra nội dung
của tác phẩm. Từ chất liệu đời sống ấy đến nội dung đích thực của một tác phẩm văn
học còn là một khoảng cách quá rộng, một chặng đường khá dài của sáng tác nghệ
thuật qua công lao của nhà văn. Tất cả phải được thể hiện và nhào nặn thông qua sự
sáng tạo của bản thân chủ thể nhà văn.
- Coi nhẹ cá tính sáng tạo của nhà văn và chỉ chú trọng phương diện phản ánh hình
tượng. Điều này dẫn đến hiện tượng coi nhẹ phong cách sáng tạo. Trong nhà trường,
hiện tượng này vẫn chưa được đặt ra và có phương hướng khắc phục, nhất là khi giảng
dạy các tác giả, các tác phẩm tiêu biểu. Cái riêng, cái độc đáo về phong cách ít được
phát hiện. Thật ra, nếu chỉ tìm phong cách trong những thủ pháp ngôn từ hay cả những
phương thức của nhà văn, chúng ta vẫn chưa thể nhận diện được phong cách.
- Thoát li hình tượng nội dung khách quan của tác phẩm hoặc gán ghép cho tác
phẩm những tư tưởng , những vấn đề xa lạ với nội dung tác phẩm , chỉ nhằm vào
truyền đạt cho học sinh những bài học chính trị tư tưởng, luân lí xã hội theo ý muốn
chủ quan.
- Khai thác tác phẩm một cách biệt lập các phương diện chức năng nhận thức, giáo
dục và thẩm mĩ . Nội dung thông tin thẩm mĩ của tác phẩm bị đẩy xuống hàng thứ
yếu hay bị gạt bỏ hoàn toàn . Tác phẩm trở thành cái cớ để minh họa cho những
nhận định xã hội học, lịch sử văn học , lí luận văn học hay ngôn ngữ học.
4


Do mục đích thiển cận, thực dụng và nhận thức nội dung một cách phiến diện
như trên , việc phân tích tác phẩm biến thành công việc liệt kê một cách sơ lược , máy

móc các chi tiết, các sự kiện trong tác phẩm và thống kê theo lối sơ đồ đặc điểm của
nhân vật văn học. Linh hồn của tác phẩm , chi tiết máu thịt của các nhân vật bị tước
bỏ để rút ra những tư tưởng trần trụi, khô khan. Phong cách tác phẩm, tác giả không
được chú ý, mọi phong cách đều bị cào bằng .
1) Về phía học sinh :
Trong quá trìng giảng dạy, khi điều tra kiến thức học sinh, bản thân tôi nhận
thấy:
- Nhiều học sinh để giấy trắng trước một số câu hỏi về khái niệm thông thường như :
Trữ tình , kết cấu , truyện , thơ ca.
- Có nhiều em hiểu sai một số khái niệm như : “Phú là loại thơ trình bày có tính chất
vui và lí thú, “ Hình tượng là nói lên ước mơ của nhân dân” và nhiều khi các em suy
diễn một cách phiến diện về một từ ngữ như “ Trữ tình” là nói “tình yêu nam nữ”, “Tự
sự” là nói lên “sự kiện của mình”, “ Tình tiết là chuyện kể một cách rôm rả về các tình
tiết từ đáy lòng mọi người” .
- Có khi các em bám vào một bài cụ thể để trả lời cho nên càng sai lạc hơn . Ví dụ :
“Tứ tuyệt là loại thơ nói cỏ cây hoa lá trên rừng và đồng bằng” .
Trên đây chỉ là điều tra ban đầu , nếu khảo sát nhiều đối tượng học sinh THPT
ở nhiều địa phương , chắc hẳn chúng ta không thể không suy nghĩ hơn về thực trạng
giảng dạy lí luận văn học ở nhà trường phổ thông nhiều năm qua và không thể đặt lại
từ đầu những câu hỏi rất cơ bản : Liệu có thể dạy lí luận văn học cho học sinh THPT
được không ? Lí luận văn học có ý nghĩa gì với việc giảng dạy văn học ở THPT ?
2) Về việc giảng dạy của giáo viên:
Đã có nhiều tiếng than phiền, chê trách từ các cơ quan chỉ đạo giáo dục. Một
vài nhà nghiên cứu, giáo sư và nhà văn cũng đã tỏ ý lo ngại cho việc dạy văn: “Dạy
văn mà như dạy chính trị”, “Dạy thơ mà không gây được “chấn động” gì trong lòng
học sinh”, “Cần trả lại bản chất thẩm mĩ cho văn học”….
Xuân Diệu đã có lần chê lối phân tích văn chương làm cho “chim không bay, cá
không lượn”, tác phẩm chỉ còn là cái xác chết. Nhà văn Tvacđốpki tại Đại hội lần thứ
III của các nhà giáo Liên Xô đã phàn nàn rằng tác phẩm của nhà văn vào tay nhà giáo
trở thành “thứ canh nhạt nhẽo” .

 Ngoài những nguyên nhân đã nêu ở trên, ở đây phải kể thêm một nguyên nhân
quan trọng nữa:
- Học sinh học văn theo lối học thuộc lòng bài soạn sẵn của thầy, sách mẫu.
- Thầy dạy văn theo văn mẫu, để học tốt.
Vì vậy, tính lí luận nói riêng, tính nghệ thuật của văn chương bị triệt tiêu. Văn
có thể hay nhưng người cảm thụ thực ra không hiểu gì .
 Hậu quả :
Với lối phân tích văn chương như trên dẫn tới hậu quả ngoài mong muốn của
người giảng dạy :
- Học sinh chưa nhận thức được sự đắc dụng của lí luận văn học .
- Học văn trở thành công việc nặng nề , ít hấp dẫn .
5


- Điều quan trọng hơn là vô tình đã gây ra một lối học thụ động , áp đặt.
+ Phương pháp học môn ngữ văn, nắm bắt giá trị của văn học bị qui về hai chữ học
thuộc. Chính điều đó làm giảm sút hứng thú của người học văn, hạ thấp vai trò phát
triển tư duy cũng như định hướng thẩm mỹ của môn ngữ văn.
+ Học tác phẩm văn chương chỉ là một công việc tác động từ bên ngoài theo chủ quan
của người giảng dạy hơn là do nhu cầu thẩm mĩ bên trong của bản thân chủ thể tiếp
nhận là học sinh.
Một sự điều chỉnh lại cho cân cách nhìn nhận một tác phẩm văn chương trên
mọi bình diện đang là yêu cầu đối với lý luận văn học trong nhà trường. Từ những vấn
đề về nguyên lý chung cho đến những vấn đề cụ thể như thuật ngữ văn học, văn
chương, nhìn qua tưởng đâu đó là những vấn đề lý luận trừu tượng, xa vời và xa lạ với
nhà trường THPT. Thực ra đó là những chìa khóa lý luận hằng ngày học sinh và giáo
viên phải sử dụng. Cảm thụ, phân tích, đánh giá cho đúng một tác phẩm văn chương,
một tác giả hay một hiện tượng văn học nằm ngay trong chương trình sách giáo khoa
hay hiện diện trong đời sống văn học của xã hội mà các em phải tiếp xúc.
Việc giảng dạy lí luận văn học một cách đúng đắn về đặc trưng văn học sẽ góp

phần khắc phục được khuynh hướng giảng dạy nói trên, làm cho việc giảng dạy và
học văn được trả lại bản chất thẩm mĩ vốn có của nó:
Không thể coi nhẹ những tình cảm thẩm mĩ - đó là con đường để một học sinh
cũng như mọi người tự hoàn thiện, tự biến đổi con người bộ phận thành con người
hoàn thiện. Đã lâu lắm trong chương trình phổ thông thường quá thiên về phương diện
xã hội của văn học. Bản chất thẩm mĩ của văn học thường bị coi nhẹ.
Ngược lại, đã có một số không ít giáo viên chỉ chú ý rung cảm mà coi nhẹ
cung cấp những hiểu biết cho học sinh. Nhiều người không thấy văn học cũng là một
khoa học. Văn học trong nhà trường lại là một môn học nữa. Mọi thiên lệch nào cũng
làm cho cách nhìn nhận văn học bị méo mó và phiến diện.
IV. Các biện pháp giải quyết vấn đề:
1) Căn cứ vào nguyên tắc dạy học lý luận văn học ở THPT.
Bản dự thảo chương trình môn Ngữ văn đã lưu ý giáo viên về việc giảng dạy lý
luận văn học ở THPT : “Phương pháp dạy lý thuyết văn học vẫn là chủ yếu thông
qua tác giả, tác phẩm, thông qua lịch sử văn học mà cung cấp những khái niệm cơ
bản”. Phương pháp này đã được thực hiện ở cấp THCS, vẫn tiếp tục thực hiện ở
THPT với yêu cầu cao hơn và hệ thống hóa… Cần làm sao cho học sinh có thể vận
dụng những tri thức ấy vào sự phân tích, đánh giá tác phẩm, tác giả, vào sự tìm hiểu
các trào lưu, các trường phái, các quy luật phát triển trong tiến trình lịch sử văn học
Việt Nam.
Việc giảng dạy lý luận văn học không thể chỉ quy vào một số lý luận có tính
chất lý thuyết thuần túy. Cách giảng dạy đó đã vô tình cướp mất nội dung cụ thể, sinh
động của các khái niệm và học sinh sẽ khó mà tiếp thu được. Gắn liền việc học tập các
khái niệm lý luận văn học với việc nghiên cứu các sáng tác và sự kiện văn học là một
nguyên tắc quan trọng ở bất cứ một cấp học sinh nào, vì học sinh không thể nắm được
6


đặc trưng của văn học ngoài những dẫn chứng cụ thể về các bài văn, tác phẩm,
khuynh hướng…

2). Đề xuất một vài phương pháp dạy lí luận văn học bậc THPT :
Việc lựa chọn phương pháp thích hợp , tối ưu cho một môn học nào cũng phải
căn cứ vào tính chất của tài liệu giảng dạy , đặc điểm và khả năng nhận thức của bản
thân học sinh.
Từ những nguyên tắc trên, bản thân tôi xin nêu một vài kinh nghiệm về phương
pháp dạy lí luận văn học ở bậc THPT:
a) Phương pháp thông tin trực tiếp các khái niệm lí luận văn học :
Ở nhà trường, khi giảng dạy văn học, nhất là lý luận văn học, giáo viên phải coi
trọng việc hình thành, khắc họa cho học sinh hiểu rõ các khái niệm, nắm chuẩn xác
các thuật ngữ. Có những bài tập yêu cầu học sinh trả lời khái niệm hoặc tự đọc từ điển
văn học ở nhà để làm bài. Những giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao và kinh
nghiệm lâu năm đã cho học sinh tập hợp trong sổ tay văn học những thuật ngữ cơ bản
về lý luận văn học có quy định trong sách giáo khoa. Một việc làm như vậy với hoàn
cảnh hiện nay tưởng chừng quá xa vời , có tính chất lí tưởng, nhưng vẫn là chuyện
làm thường gặp trong nhà trường chúng ta trước đây. Trong dạy học nói chung cũng
như trong giảng dạy văn học cần đặc biệt tăng cường hoạt động ứng dụng , ngoài
những câu hỏi ứng dụng trực tiếp qua các giờ đọc văn , lịch sử văn học .
Ví dụ : Khi giảng về phong cách văn học (tiết 43, 44 – lớp 12 chương trình chuẩn),
giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu :
- Thế nào là phong cách văn học ?
 Là sự thể hiện tài năng , dấu ấn riêng của nhà văn trong tác phẩm mang dấu ấn của
dân tộc và thời đại .
- Biểu hiện của phong cách văn học ?
+ Cách nhìn, cách cảm thụ đời sống .
+ Lựa chọn đề tài, xác định chủ đề , xây dựng cốt truyện, nhân vật
+ Sử dụng các phương thức biểu hiện : Các thủ pháp nghệ thuật, ngôn từ, kết cấu,
giọng điệu.
Với học sinh lớp 12, chắc hẳn giáo viên có thể hình thành khái niệm này một
cách không khó khăn trong thời gian một tiết học,trên cơ sở tận dụng vốn cũ về văn
học của các em. Và tất nhiên khi thông tin trực tiếp các khái niệm, giáo viên cần kết

hợp minh họa bằng dẫn chứng . Giáo viên minh họa và tự học sinh minh họa để khái
niệm được củng cố vững chắc hơn , có máu thịt hơn.
Chẳng hạn : Với câu hỏi : Nhận diện phong cách của những tác giả lớn được
học trong chương trình (Hồ Chí Minh, Tố Hữu …) giáo viên có thể minh họa và
hướng dẫn học sinh minh họa:
 Phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh : độc đáo, đa dạng, mỗi thể loại văn học đều
có phong cách riêng, hấp dẫn.
- Văn chính luận: thường ngắn gọn, tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép,
bằng chứng đầy sức thuyết phục, giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp.

7


- Truyện và kí: rất hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào
phúng, có sự sắc bén, thâm thúy của phương Đông, vừa có cái hài hước, hóm hỉnh của
phương Tây.
- Thơ ca:
+ Những bài thơ tuyên truyền lời lẽ giản dị, mộc mạc mang màu sắc dân gian hiện đại,
dễ thuộc, dễ nhớ, có sức tác động lớn.
+Thơ NT hàm súc, có sự kết hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và hiện đại, chất trữ
tình và tính chiến đấu.
 Phong cách thơ Tố Hữu:
 Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình – chính trị :
- Tố Hữu là một thi sĩ – chiến sĩ. Ông làm thơ với mục đích phục vụ cách mạng,
khai thác cảm hứng đời sống chính trị.
- Thơ Tố Hữu là thơ của lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của một tâm hồn
cách mạng.
 Thơ Tố Hữu thiên về khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn:
- Khuynh hướng sử thi:
+ Cái tôi: Cái tôi chiến sĩ, về sau trở thành cái tôi nhân danh cộng đồng, nhân danh

Đảng và dân tộc.
+ Nhân vật trữ tình: Con người đại diện cho giai cấp, cho dân tộc với những phẩm
chất cao đẹp, có khi mang tầm vóc lịch sử , thời đại.
- Cảm hứng lãng mạn : Hướng tới tương lai, khơi dậy niềm tin và niềm vui, niềm
say mê cách mạng.
 Thơ Tố Hữu có giọng điệu tâm tình, ngọt ngào, tha thiết:
- Cách xưng hô gần gũi, thân mật với đối tượng trò chuyện.
- Giọng tâm tình ngọt ngào chính là chất Huế trong hồn thơ Tố Hữu.
 Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc:
- Nội dung : Thơ Tố Hữu phản ánh những vấn đề Tổ quốc, dân tộc và thời đại; có sự
hòa nhập và tiếp nối đạo lí dân tộc với tình cảm cách mạng .
- Nghệ thuật :
+ Thể thơ : Sử dụng thành công các thể thơ thuần dân tộc (thơ lục bát, thơ bảy chữ ).
+ Ngôn ngữ : Ngôn ngữ thơ gần với lối nói quen thuộc của dân tộc, sử dụng nhiều từ
láy, phối âm nhịp nhàng, tạo nên một nhạc điệu phong phú.
Phương pháp thông tin trực tiếp khái niệm cần được coi như là một phương
pháp quan trọng trong giảng dạy lí luận văn học .Như đã nói trên , nó phù hợp với bản
thân bộ môn lí luận, đáp ứng vừa được yêu cầu phát triển khả năng tư duy trừu tượng
khái quát cho học sinh THPT.
Tuy nhiên, điều cần lưu ý khi sử dụng phương pháp này là giáo viên nên tránh khuynh
hướng thiên về lối giảng dạy lý thuyết suông mà chúng ta đã nhiều lần phê phán trong
việc giảng dạy lí luận văn học . Khái niệm chỉ thực sự được hình thành trên cơ sở
phân tích tổng hợp các tài liệu văn học cụ thể về tác phẩm , tác giả , về các hiện tượng
văn học…Vì vậy, để có hiệu quả, giáo viên phải lựa chọn các ví dụ minh họa, hơn thế
buộc học sinh phải chuẩn bị bài kĩ ở nhà, theo nhóm, lên thuyết trình minh họa làm rõ
khái niệm.
8


b) Phương pháp phân tích mẫu để hình thành khái niệm :

Từ một bài văn, bài thơ cụ thể , từ những hiện tượng văn học cụ thể , giáo viên
giúp học sinh đi đến một kết luận có tính khái quát về văn học .
- Ở lớp 10 : Khái niệm sử thi , nhân vật anh hùng ca chỉ được học sinh lĩnh hội thông
qua các bài giảng về sử thi Đăm San , về Iliat , Ôđixê …Thông qua việc giảng dạy văn
học dân gian và văn học cổ điển Việt Nam , giáo viên sẽ kết hợp giảng lí thuyết về thể
loại văn học dân gian và văn học cổ điển , các thủ pháp thường được sử dụng trong
sáng tác văn học dân gian và cổ điển(so sánh,ẩn dụ,hoán dụ,ước lệ, tượng trưng, điển
cố…)
- Ở lớp 11 : Thông qua việc giảng dạy văn học từ đầu thế kỷ XX – 1945, giáo viên sẽ
giảng về thơ cách luật và thơ tự do , thơ mới (1937-1945) ,tiểu thuyết cổ điển và tiểu
thuyết hiện đại , phân biệt tiểu thuyết, truyện vừa , truyện ngắn…
- Ở lớp 12 : cùng với việc dạy học văn học hiện đại Việt Nam và thế giới, giáo viên sẽ
giảng sâu hơn về các thể loại Việt Nam hiện đại (thơ, tiểu thuyết , kịch , các thế kí)
khái niệm phong cách và các kiểu sáng tác hiện thực, lãng mạn và những khái niệm
liên quan đến những vấn đề lịch sử văn học gần đây…
Ví dụ:
 Từ việc phân tích “ Hồi trống Cổ Thành”, giáo viên giúp học sinh hiểu được phần
nào đặc điểm của tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc.
- Vì sao tiểu thuyết Minh – Thanh được gọi là tiểu thuyết chương hồi?
+ Câu chuyện dài không thể kể hết một lần nên phải chia thành từng “quyển”, có dung
lượng vừa đủ kể một số lần.
+ Trước mỗi lần kể, nghệ nhân phải đặt tên đề mục để giới thiệu nội dung chính với
thính giả .
- Một số đặc điểm khác về nội dung cũng như hình thức của tiểu thuyết cổ Trung
Quốc :
+ Cốt truyện phải li kì, hấp dẫn , chứa đựng nhiều tình huống khẩn trương , gây hồi
hộp , chờ đợi .
+ Nhân vật được khắc họa bằng những ngôn ngữ và hành động có tính đặc trưng.
+ Khuynh hướng tư tưởng trong tác phẩm không phải chỉ là quan điểm riêng của tác
giả mà còn là sản phẩm có tính chất lịch sử , tập thể … (Ví dụ: Khuynh hướng “ca

ngợi Lưu Bị, chê bai Tào Tháo” của tác giả “Tam quốc”)
 Hoặc từ bài đọc văn “ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng”, học
sinh sẽ nắm sơ bộ thế nào là thơ Đường , đặc điểm về số câu , số chữ và kết cấu. Nói
chung là hướng chủ yếu để “giải mã” thơ Đường :
+ Vốn từ được sử dụng trong thơ Đường không nhiều, thường là những từ quen thuộc,
phổ biến nhưng ngôn ngữ thơ Đường có khả năng diễn đạt vô cùng tinh tế và phong
phú.
+ Tứ thơ độc đáo: Trong lúc thể hiện các đề tài chẳng lấy gì làm phong phú cho lắm,
các nhà thơ có khả năng ở thời Đường đã không bao giờ chịu lặp lại người khác.
 Từ đắt, mắt chữ là những từ chìa khóa được tinh luyện cao độ , có sức khái quát cao,
làm nổi bật được cái thần sự vật.
 Tự nhãn, khởi và kết là ba yếu tố rất được các nhà thơ xưa coi trọng .
+ Thơ Đường có mối liên hệ rất mật thiết với thơ Việt Nam .
9


Với phương pháp này , việc hình thành khái niệm trừu tượng gắn liền chặt chẽ
với tư liệu cụ thể nên học sinh dễ hiểu hơn. Nhưng cũng cần phải thấy điều này :
Tính chặt chẽ, tính hệ thống của khái niệm nhất định không được đi sâu, nhiều khi
khái niệm trở thành quá đơn giản , bị sơ lược hóa .
Do vậy , ở THPT , giáo viên cần tập cho học sinh có khả năng và có thói quen tư duy
lí luận - một yêu cầu cực kỳ quan trọng cho hoạt động xã hội cũng như khoa học của
mỗi học sinh trong cuộc sống về sau .
Những bài tập làm văn định kỳ hàng tháng cũng là những cơ hội dù hiếm hoi
nhưng cũng bổ ích để khắc họa, củng cố , đào sâu lí luận văn học.
Những bài tập sáng tác về thơ văn theo thể loại trên báo tường, tập san của lớp,
của trường là sự ứng dụng thú vị, hữu hiệu cho lí thuyết văn học. Hoạt động văn học
càng đa dạng , càng sinh động phong phú thì việc học tập văn học không còn trừu
tượng , bó buộc . Kiến thức không còn là mớ hiểu biết “sách vở” khô cứng.
Trong xu thế giáo dục ngày nay, phương pháp này dần dần sẽ chiếm ưu thế trong

dạy học cũng như giảng dạy lí luận văn học . Dĩ nhiên sự thay đổi về phương pháp
cũng tùy thuộc vào sự thay đổi quan niệm về vị trí của lí luận văn học trong chương
trình môn văn ở nhà trường phổ thông hiện nay. Có điều dù sử dụng phương pháp nào
thì yêu cầu kết hợp chặt chẽ kiến thức cụ thể với kiến thức khái quát là điều có tính
nguyên tắc không thể thiếu trong giảng dạy lí luận văn học ở phổ thông.
c) Dạy lí luận văn học ở phổ thông qua những bài văn viết về văn:
Nên lấy những bài văn hay , có giá trị của các nhà văn nói về văn để phân tích và
từ đó hình thành những kiến thức về lí luận văn học. Cách dạy này sẽ bớt khô khan mà
hứng thú hấp dẫn hơn. Phải thừa nhận là những bài về văn do chính nhà văn lớn viết
ra thường vừa có giá trị lí luận , vừa có giá trị văn chương. Các nhà văn là những
người am hiểu văn chương bằng chính máu thịt của mình , lại có lối viết văn hay nên
những bài viết đó có nhiều ý nghĩa về lí luận và dễ gây hứng thú cho học sinh .
Ví dụ : Khi giảng về giá trị văn học (Tiết 98, 99-lớp 12 chương trình chuẩn)
 Giá trị hiện thực của văn chương: Giáo viên có thể dẫn dắt câu nói của Thạch
Lam : “Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố
cáo, vừa thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong
sạch và phong phú hơn”, qua đó cho thấy: tác phẩm văn chương có giá trị hiện thực
khi nó phản ánh được bản chất hiện thực, nó đặt ra và giải quyết những vấn đề của
hiện thực để góp phần cải tạo hiện thực. Sau đó, giáo viên liên hệ thực tế, Thạch Lam
viết tác phẩm với quan điểm như thế, nhờ đó tác phẩm của ông đến nay vẫn còn giá trị
hiện thực.
Giáo viên minh họa, bổ sung thêm: Trong một bức thư luận bàn về văn chương,
Nguyễn Văn Siêu có viết: “ Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ. Loại
không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú
ở con người”. Ý kiến của Nguyễn Văn Siêu là ý kiến tiến bộ, vì ông đề cao văn
chương góp phần cải tạo hiện thực, góp phần đấu tranh bảo vệ con người. Tuy nhiên,
ở đây giáo viên cần nhấn mạnh cho học sinh thấy không chỉ chú ý tác dụng xã hội của
văn chương mà cần chú ý đầy đủ đến đặc trưng và chức năng của văn chương (ví dụ
giá trị thẩm mĩ…)
10



 Về mối quan hệ của văn chương với hiện thực – Một mối quan hệ mật thiết và
phức tạp. Để giúp học sinh cảm nhận được :
- Nội dung của văn chương là những câu chuyện đời, nhân vật của văn chương là
những con người trong đời.
- Ngôn ngữ của văn chương là ngôn ngữ của đời sống, tác phẩm văn chương được
viết ra là để hướng về quần chúng. Không có cuộc đời sẽ không có văn chương.
Giáo viên liên hệ bằng chính câu nói của nhà cách mạng Phan Bội Châu : “ Văn
chương quan thế đạo thịnh suy” , hay theo như nhà thơ Tố Hữu: “ Văn học không chỉ
là văn chương mà thực chất là cuộc đời. Văn học sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc
đời mà có. Cuộc đời là nơi xuất phát và là nơi đi tới của văn học” . Vũ Trọng Phụng
trong một bài bút chiến với nhóm Tự Lực Văn Đoàn viết : “ Các ông muốn tiểu thuyết
cứ là tiểu thuyết. Tôi và các nhà văn cùng chí hướng như tôi muốn tiểu thuyết là sự
thực ở đời”. Và Vũ Trọng Phụng đã viết Giông tố, Vỡ đê, Số đỏ , Cạm bẫy người, Kỹ
nghệ lấy Tây … với ước muốn như thế.
Những bài viết về lí luận mà không lí luận lại chan chứa hình ảnh và cảm xúc
của người viết nên đọc rất thấm thía .Thấm thía về trí và về tình , vừa hiểu , vừa cảm
một cách sâu sắc . Đúng như Nguyễn Đăng Mạnh viết : “ Diễn đạt bằng hình tượng
vừa ngắn gọn, sinh động mà có khi lại nói được những điều rất sâu sắc và ý vị mà
ngôn ngữ lí luận nhiều khi bất lực . Chẳng hạn ngay như một câu nói rất đỗi giản dị
của Xuân Quỳnh sau đây ngẫm cho kỹ , chẳng phải cũng có những điều sâu sắc mà
ngôn ngữ lí thuyết chưa dễ đã diễn đạt được cho gọn gàng , trôi chảy sao : “ Thơ đối
với cuộc sống ví như một người con gái đối với gia đình, cái dễ cho người ta làm
quen là nhan sắc, nhưng cái để sống với nhau lâu dài là đức hạnh”
Đây cũng là một hướng suy nghĩ trong giảng dạy lí luận văn học ở THPT.
 Lưu ý : muốn đổi mới phương pháp hình thành khái niệm từ những bài văn viết về
văn còn tùy thuộc vào cấu tạo chương trình và sách giáo khoa . Cho nên chỉ có thể
chọn trích một vài đoạn để bổ sung cho bài giảng theo các phương pháp trên. Ngoài ra
cũng có thể tuyển chọn một số đoạn viết thích hợp để cho học sinh làm bài tập làm

văn .Từ đó củng cố thêm hiểu biết của học sinh về các khái niệm lí luận văn học , vừa
rèn lối viết văn lí luận giàu cảm xúc của hình ảnh .
Ví dụ : Một vài đề bài gắn với lí luận văn học :
 Vì sao có thể nói văn học chân chính có khả năng nhân đạo hóa con người ? Liên
hệ với thực tiễn văn học.
 Có nhận xét cho rằng : “ Nhân vật trong tác phẩm nhiều khi thật hơn cả con người
thật”
Hãy phân tích ý kiến trên.
 Buy – phông , nhà văn Pháp nổi tiếng có viết : “ Phong cách chính là người”
Anh(chị) hiều ý kiến trên như thế nào ?
 Lê Quí Đôn cho rằng : “ Thơ phát khởi từ trong lòng người ta” , còn Ngô Thì
Nhậm thì nhấn mạnh : “ Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần” .
Từ những ý kiến trên, anh chị hãy nêu vai trò của tình cảm trong thơ

11


V.Thực nghiệm sư phạm :
- Trường thực nghiệm : THPT Long Khánh – Đồng Nai
- Bài thực hiện: Nội dung và hình thức của văn bản văn học (tiết 91- lớp 10 chương
trình chuẩn)
- Hình thức thực nghiệm : Học sinh làm bài tập 1,2 SGK trang 130
- Lớp thực nghiệm : 10A2, sĩ số 38 học sinh , hiện diện làm bài 38/38
- Lớp đối chứng :10A5, sĩ số 38 học sinh , hiện diện làm bài 38/38
Bảng kết quả thực nghiệm :
Lớp thực nghiệm (10A2)
Lớp đối chứng (10A5)
Tần số (f)
%
Tần số (f)

%
10
26,3
7
18,4
Giỏi (9 – 10 điểm)
25
65,8
23
60,5
Khá ( 7- 8 điểm)
3
7,9
8
21,1
Trung bình (5 – 6 điểm)
0
0
0
0
Yếu (3-4 điểm )
0
0
0
0
Kém (<3 điểm)
Nhìn chung , kết quả thu được từ hai lớp này khá cao, các em có hứng thú đối
với bài học , mức độ tiếp thu bài nhanh , có hiệu quả . Điểm học sinh đạt khá , giỏi
chiếm tỉ lệ lớn , đặc biệt không có học sinh có điểm yếu , kém. Lớp thực nghiệm có
kết quả cao hơn lớp đối chứng .

C. KẾT LUẬN
I.Bài học kinh nghiệm :
“ Dạy văn là dạy người” - câu châm ngôn cũ nhưng đã trở thành chân lí của mọi
thời . Đặt vấn đề dạy lí luận văn học cho học sinh, giáo viên không bao giờ có thể coi
nhẹ nhân tố chủ thể - đó là học sinh . Mối quan hệ giữa văn và người ấy sẽ định hướng
cho giáo viên phương thức giảng dạy lí luận văn học trong nhà trường. Đồng thời còn
giúp giáo viên ý thức được đầy đủ yêu cầu rèn luyện kỹ năng cho học sinh qua phân
môn này gắn liền với việc hình thành , phát triển nhân cách , trí tuệ , năng lực và cá
tinh con người học sinh.
Tài năng sư phạm của giáo viên là biết lựa chọn phương pháp tối ưu tùy theo đặc
điểm đối tượng , tài liệu giảng dạy và điều kiện dạy học cụ thể. Đặc điểm của chương
trình lí luận văn học của học sinh THPT đòi hỏi giáo viên phải biết phối hợp các
phương pháp trên một cách linh hoạt để tận dụng được mặt mạnh và mặt yếu của từng
phương pháp , để việc giảng dạy lí luận văn học khỏi trừu tượng , khô khan và phù
phiếm. Tuy nhiên có một yêu cầu rất quan trọng trước khi bắt tay vào giảng dạy là
giáo viên phải nắm vững hệ thống khái niệm lí luận văn học cần hình thành cho học
sinh qua mỗi lớp học để có thể liên kết một cách chặt chẽ , chủ động với các bài học
và bài tập văn trong cả năm học.
Nội dung lí luận văn học cần hình thành qua :
+ Những bài học về tác phẩm văn học (giảng văn về các loại thể).
+ Bài giảng khái quát về văn học dân gian , về các giai đoạn văn học.
+ Bài giảng về tác giả.
+ Bài giảng về khuynh hướng trào lưu văn học .
12


- Đề văn hàng tháng gắn với lí luận văn học cần hình thành trong năm học.
Nếu không chương trình hóa , kế hoạch hóa cụ thể thì mọi ý định tốt đẹp về mục đích
và phương pháp sẽ trở thành vô hiệu hóa và việc giảng dạy lí luận văn học lại trở về
lối tùy tiện , được chăng hay chớ .

II. Một vài kiến nghị :
Vài năm gần đây, Sở Giáo dục quan tâm nhiều đến chất lượng giảng dạy : Sở tổ
chức các lớp bồi dưỡng thường xuyên nhưng hầu như các chuyên đề bồi dưỡng chỉ tập
trung vào Đọc văn , chưa có chuyên đề về lí luận văn học. Vì vậy , tôi có một vài kiến
nghị nhỏ :
+ Nếu có thể , Sở Giáo dục nên tổ chức các chuyên đề về phân môn này để giúp
giáo viên dạy tốt hơn
+ Bộ Giáo dục và đào tạo quan tâm nhiều hơn trong việc bố trí tăng cường các giờ
lí luận văn học để việc dạy và học phân môn này đạt hiệu quả đúng với tầm quan
trọng của nó trong thực tế giáo dục và cuộc sống.
Trên đây là một vài phương pháp dạy lí luận văn học bậc THPT được rút ra trong
quá trình giảng dạy và học tập nâng cao trình độ chuyên môn phân môn lí luận văn
học trong nhà trường. Kính mong được sự góp ý của đồng nghiệp . Trân trọng cảm
ơn!
Long Khánh, ngày 24 tháng 5 năm 2013
Người trình bày
Châu Thị Hồng Hoa

13


Tài liệu tham khảo chính:
1. Sách ngữ văn 10,11,12 (NXB Giáo dục)
2. Phan Trọng Luận, Con đường nâng cao hiệu quả dạy văn , NXB Giáo dục Hà
Nội .
3. Phan Trọng Luận , Lí luận văn học với nghiên cứu và giảng dạy văn học
4. Nguyễn Đăng Mạnh , Các nhà văn nói về văn , Tác phẩm mới , Hà Nội
5. Bùi Văn Ba , Về việc dạy lí luận văn học ở cấp phổ thông
6. Bùi Văn Ba , Dạy lí luận văn học như dạy văn.


14


GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM
Tiết 91: Lí luận văn học :
NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA VĂN BẢN VĂN HỌC
A. Mức độ cần đạt :
- Nắm vững các khái niệm về nội dung và hình thức văn bản văn học
- Biết vận dụng những tri thức đó để tìm hiểu văn bản văn học
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng :
1. Kiến thức :
- Các khái niệm về nội dung văn bản văn học : đề tài , chủ đề , tư tưởng của
văn bản, cảm hứng nghệ thuật
- Các khái niệm về hình thức của văn bản văn bản : ngôn từ , kết cấu , thể
loại.
2. Kĩ năng :
- Xác định được các khái niệm về nội dung và hình thức văn bản văn học khi
đọc một truyện ngắn hay một bài thơ ngắn.
- Cảm nhận có chiều sâu văn bản văn học.
C. Tiến trình dạy học :
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra :
a) Bài cũ :
- Tiêu chí để nhận diện một văn bản văn học ?
- Khi tiếp cận một văn bản văn học , cần chú ý đến các tầng , lớp nào ?
b) Chuẩn bị bài mới : Giáo viên kiểm tra vở soạn của học sinh.
3. Bài mới:

15



Hoạt động của giáo viên và học sinh
Trong 1 văn bản văn học, nội dung và hình thức
không thể tách rời . Nội dung được thể hiện
trong hình thức và hình thức là hình thức của
một nội dung.
Ví dụ : Tác phẩm “ Truyện Kiều” với thể thơ
lục bát đã chứa đựng tình cảm nhân đạo sâu sắc
của Nguyễn Du với số phận con người.
GV: Nêu các khái niệm của nội dung trong văn
bản văn học?
* Hình thức nhóm :
- Giáo viên: Giao nhiệm vụ cho học sinh:
+ Nhóm 1 : Tìm hiểu về đề tài
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về chủ đề
+ Nhóm 3 : Tìm hiểu về tư tưởng
+ Nhóm 4 : Tìm hiểu về cảm hứng nghệ thuật
- Học sinh trong nhóm trao đổi, đại diện các
nhóm trình bày, giáo viên chuẩn hóa kiến thức
cho học sinh .
* Phương pháp chủ yếu : Thông tin trực tiếp
các khái niệm lí luận văn học kết hợp phân tích
mẫu để hình thành khái niệm
GV: Thế nào là đề tài?

GV: Trong ca dao thường có những đề tài nào?
Nhận xét ?Cho ví dụ minh họa.
 Đề tài rất phong phú : quê hương , đất nước ,
tình yêu , tình bạn …
GV: Đề tài trong tác phẩm “ Truyện Kiều” của

Nguyễn Du ?
 Số phận người phụ nữ trong xã hội phong
kiến suy tàn thế kỷ XVIII.
GV: Nêu khái niệm chủ đề ?
(Chủ đề không phụ thuộc vào khuôn khổ văn
bản mà thể hiện ý định của tác giả)
GV: Đọc và nêu chủ đề của bài thơ “ Sông núi
nước Nam” ( Lý Thường Kiệt)
 Khẳng định chủ quyền của một quốc gia độc
lập
GV: Chủ đề của “ Truyện Kiều” ?
16

Nội dung bài học
I. Tìm hiểu chung

1. Các khái niệm của nội dung và
hình thức trong văn bản văn học:
a) Các khái niệm của nội dung
trong văn bản văn học.

a1. Đề tài : là lĩnh vực đời sống
được nhà văn nhận thức , lựa chọn ,
khái quát , bình giá và thể hiện
trong văn bản.

a2. Chủ đề : là vấn đề cơ bản được
nêu ra trong văn bản . Chủ đề thể
hiện điều quan tâm cũng như chiều
sâu nhận thức của nhà văn đối với

cuộc sống.


 Tố cáo hiện thực xã hội phong kiến đã chà
đạp lên nhân phẩm của con người , nhất là
người phụ nữ tài hoa .
GV: Em hiểi gì về khái niệm tư tưởng?
(Tư tưởng là linh hồn của văn bản)
GV: Tư tưởng nhân đạo trong “ Truyện Kiều”
được thể hiện như thế nào?
 Trân trọng , ca ngợi vẻ đẹp của của con
người ; tố cáo những thế lực tàn bạo đã hủy
hoại những vẻ đẹp đó.
GV: Cảm hứng nghệ thuật là gì ? Mối quan hệ
giữa cảm hứng và tư tưởng trong văn bản văn
học?
( Qua cảm hứng nghệ thuật , người đọc cảm
nhận được tư tưởng , tình cảm của tác giả )
Ví dụ : Nỗi thương xót, đau đớn của Nguyễn Du
trước sự bất hạnh của Kiều qua hai câu thơ :
“ Đau đớn thay phận đàn bà
Hỡi ơi thân ấy biết là mấy thân”.
* Hình thức cả lớp :
- Giáo viên đặt câu hỏi
GV: Nêu các khái niệm của hình thức trong văn
bản văn học?
GV: Em hiểu như thế nào là ngôn từ ? Kết cấu?
Thể loại ? Cho ví dụ minh họa mỗi khái niệm.
- Học sinh trả lời , giáo viên chuẩn hóa kiến
thức.

Ngôn từ là yếu tố đầu tiên của văn bản văn học .

a3. Tư tưởng : là sự lí giải đối với
chủ đề , là nhận thức của tác giả
muốn gửi đến người đọc.

a4 . Cảm hứng nghệ thuật : là tình
cảm chủ đạo của văn bản

b. Các khái niệm của hình thức
trong văn bản văn học:

b1. Ngôn từ :
Các chi tiết , sự việc , nhân vật…
tạo nên nhờ lớp ngôn từ . Ngôn từ
hiện diện trong câu , trong hình ảnh
, trong giọng điệu của văn bản .

GV: Nhận xét về cách sử dụng ngôn từ của
Nguyễn Du trong “Truyện Kiều” ?Cho ví dụ.
 Ngôn ngữ bình dân kết hợp với ngôn ngữ
bác học
GV: Hồ Xuân Hương được mệnh danh là gì? Lí
giải vì sao ?
 “Bà chúa thơ Nôm”, vì cách dùng từ Nôm tài
tình
b2. Kết cấu : là sự sắp xếp , tổ chức
17



Bất kỳ văn bản văn học nào cũng có một kết cấu các thành tố của văn bản thành một
nhất định ,phù hợp với nội dung .
đơn vị thống nhất , hoàn chỉnh , có
ý nghĩa
GV: Kết cấu của sử thi “Đăm Săn”?Nhận xét
về kết cấu đó?
 Hoành tráng , gồm 4 phần :
- Đăm Săn về làm chồng Hơ Nhị và Hơ Bhị
theo tục nối dây.
- Đăm Săn chiến đấu và chiến thắng các tù
trưởng thù địch dành lại vợ , đem lại uy danh
, sự giàu có cho bộ tộc.
- Đăm Săn chặt cây thần, cầu hôn Nữ Thần
Mặt Trời , cuối cùng chết trong rừng Sáp
Đen.
- Đăm Săn cháu ra đời , tiếp tục con đường
của cậu.
GV: “Truyện Kiều” có kết cấu mấy phần? Đó
là những phần nào?
 3 phần : Gặp gỡ và đính ước, Gia biến và lưu
lạc, Đoàn tụ
b3. Thể loại: là những qui tắc tổ
chức hình thức văn bản thích hợp
với nội dung .
GV: Sự sáng tạo của Nguyễn Du trong “ Truyện
Kiều” về mặt thể loại?
 “ Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài
Nhân : tiểu thuyết chương hồi cỡ nhỏ (20
hồi) . “ Truyện Kiều” – Nguyễn Du đã kế
thừa các truyền thống nghệ thuật của truyện

Nôm, ngâm khúc , thơ trữ tình và ca dao ,
dân ca để sáng tạo ra một truyện Nôm giàu
chất tiểu thuyết và trữ tình bậc nhất trong văn
học Việt Nam
GV: Trình bày ý nghĩa của nội dung và hình
thức văn bản văn học.
* Hình thức : Học sinh cùng bàn trao đổi để ttrả
lời và giáo viên chuẩn hóa lại kiến thức.
GV: Cho ví dụ về những văn bản văn học đạt
được sự thống nhất cao giữa nội dung và nghệ
thuật?
 Truyện Kiều , Chinh Phụ Ngâm , Cung oán
ngâm …
GV: Những chức năng chủ yếu của văn học ?
18

c. Ý nghĩa quan trọng của nội dung
và hình thức văn bản văn học
- Văn bản văn học phải có sự thống
nhất giữa nội dung và hình thức
thống nhất nội dung tư tưởng cao
đẹp và hình thức nghệ thuật hoàn
mĩ.
- Văn bản văn học có những chức
năng chủ yếu :


Tác dụng của những chức năng này?
 Chính những chức năng này : Nhận thức ,
giáo dục , thẩm mĩ , giao tiếp …đã tạo nên

một văn bản nghệ thuật hoàn chỉnh.
Giáo viên tổ chức kiểm tra, học sinh làm ra
giấy.
1/130: So sánh đề tài của hai văn bản văn học “
Tắt đèn của Ngô Tất Tố” và “ Bước đường
cùng” của Nguyễn Công Hoan .

2/130: Phân tích tư tưởng bài thơ “Mẹ và quả”
của Nguyễn Khoa Điềm.

4. Củng cố - Dặn dò:
a. Củng cố :
- Các khái niệm của nội dung trong văn bản văn
học.
- Các khái niệm của hình thức trong văn bản văn
19

+ Chức năng nhận thức
+ Chức năng giáo dục
+ Chức năng thẩm mĩ
+ Chức năng giao tiếp…
II. Luyện tập :
1/130 :
- Giống nhau : Cả hai tác phẩm đều
viết về cuộc sống bị bóc lột , áp bức
, rất cơ cực của nông dân ở nông
thôn trước cách mạng tháng 8
-1945 và sự phản kháng tự phát
của họ.
- Khác nhau :

+ “ Tắt đèn” : Miêu tả cuộc sống
nông thôn trong những ngày sưu
thuế , nông dân bị bóc lột đủ đường
buộc phải vùng lên phản kháng .
+ “Bước đường cùng” miêu tả cuộc
sống hàng ngày lầm than cơ cực
của nông dân : Bị địa chủ áp bức
bóc lột, cho vay nặng lãi để cướp
đất, cướp lúa, bị đẩy vào bước
đường cùng phải đứng lên chống
lại
2/130:
- Công lao khó nhọc của người mẹ
khi chăm sóc cây trái trong
vườn(quả bí , bầu có dáng giọt mồ
hôi mặn- mồ hôi của người trồng:
tượng trưng cho công sức của mẹ)
- Nhà thơ ví mình như quả mẹ
trồng nên cố gắng để không phụ
lòng kỳ vọng của mẹ. Sự lo lắng
sâu sắc là biểu hiện của ý thức trách
nhiệm phải đền đáp công ơn dạy
dỗ.


học .
- Ý nghĩa quan trọng của nội dung và hình thức
văn bản văn học.
b. Dặn dò :
- Học bài .

- Chuẩn bị bài : “ Các thao tác nghị luận”.
5. Hướng dẫn tự học :
- Chọn một tác phẩm văn xuôi ( Lặng lẽ SapaNguyễn Thành Long , Những ngôi sao xa xôi –
Lê Minh Khuê) và thơ (Bài thơ về tiểu đội xe
không kính – Phạm Tiến Duật, Nói với con – Y
Phương) , tập phân tích đề tài , chủ đề , tư tưởng
, văn bản , cảm hứng nghệ thuật ; ngôn từ , kết
cấu , thể loại.

20


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT LONG KHÁNH
Mã số :…………….

Đề tài :
MỘT VÀI KINH NGHIỆM VỀ
PHƯƠNG PHÁP DẠY LÍ LUẬN VĂN HỌC BẬC THPT
Người thực hiện : CHÂU THỊ HỒNG HOA
Lĩnh vực nghiên cứu:
 Quản lý giáo dục :
 Phương pháp dạy học bộ môn : Lí luận văn học
 Phương pháp giáo dục:
 Lĩnh vực khác :

Mô hình




Phần mềm 

Phim ảnh 

Năm học 2012- 2013

21






Hiện vật khác 


SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
-----oOo----I. THÔNG TIN VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: CHÂU THỊ HỒNG HOA
2. Ngày tháng năm sinh: 28-9-1979
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: KP6 – P.Xuân An – TX Long Khánh – Đồng Nai
5. Điện thoại:
- Cơ quan : 0613877245
- Nhà riêng :0613783410
6. Chức vụ: không.
7. Đơn vị công tác: Trường THPT Long Khánh.
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân Ngữ Văn
- Năm nhận bằng: 2001

- Chuyên ngành đào tạo: Ngữ văn
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
− Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy Ngữ văn THPT
− Số năm kinh nghiệm: 12 năm
− Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây :
+ Một vài kinh nghiệm về qui trình ra đề , chấm, trả bài tập làm văn
+ Phương pháp dạy văn học sử theo quan điểm hiện đại

22


Sở Giáo Dục và Đào Tạo Đồng Nai

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Trường THPT Long Khánh

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO TÓM TẮT
THÀNH TÍCH BÀ CHÂU THỊ HỒNG HOA ĐỀ NGHỊ DANH HIỆU
CHIẾN SĨ THI ĐUA CẤP CƠ SỞ
I. Sơ yếu lý lịch bản thân và chức năng nhiệm vụ được giao
1. Sơ yếu lý lịch
- Họ và tên: Châu Thị Hồng Hoa
- Năm sinh : 1979
- Quê quán: An Giang
- Chức vụ: Giáo viên trường THPT Long Khánh.
2. Chức năng nhiệm vụ được giao
- Giảng dạy Ngữ văn các lớp: 12B2 ; 10D1

- Bồi dưỡng học sinh giỏi Khối 10 – Năm học 2012-2013
- Chủ nhiệm lớp 10D1
II. Thành tích đạt được trong các năm qua
- Nhiệm vụ được giao trong các năm học: 2007 – 2008, 2008 – 2009, 2009 - 2010, 2010 – 2011,
2001 – 2012 giảng dạy Ngữ văn THPT, đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá.
- Kết quả:
+ Đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh năm học 2007-2008
+ Đạt kết quả giảng dạy cao: Tỉ lệ 99,5% từ trung bình trở lên.
+ Bồi dưỡng học sinh giỏi Khối 10 năm học 2012-2013 đạt 4 giải ( 2 giải 3 , 2 giải khuyến khích )
- Tích cực học tập để nâng cao trình độ chuyên môn : Thi đậu Cao học ngành Văn học nước ngoài
của trường Đại học sư phạm Huế năm 2013.
III. Kết quả khen thưởng
- Đạt danh hiệu lao động tiên tiến năm 2007, 2008, 2009, 2010, 2011.
- Đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở năm 2008.
Thủ trưởng đơn vị cấp trên

Long Khánh ngày 24 tháng 5 năm 2013

nhận xét và xác nhận

Người viết thành tích
Châu Thị Hồng Hoa
23


SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Trường THPT Long Khánh

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Long Khánh, ngày 24 tháng 05 năm 2013

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2012 - 2013
–––––––––––––––––

Tên sáng kiến kinh nghiệm: “Một vài kinh nghiệm về phương pháp dạy lí luận văn
học bậc THPT ”.
Họ và tên tác giả: CHÂU THỊ HỒNG HOA

Đơn vị (Tổ): Văn

Lĩnh vực:



Quản lý giáo dục



Phương pháp dạy học bộ môn: Ngữ văn

Phương pháp giáo dục



Lĩnh vực khác: ......................................... 

1. Tính mới :
-


Có giải pháp hoàn toàn mới 

-

Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có



2. Hiệu quả:
-

Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu

quả cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn
ngành có hiệu quả cao 
-

Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 

- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có
hiệu quả 
3. Khả năng áp dụng :
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Tốt 
Khá 
Đạt 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào
cuộc sống:

Tốt
Khá 
Đạt 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong
phạm vi rộng:
Tốt 
Khá 
Đạt 
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

24


25


×