Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

SKKN vận dụng phương pháp dạy học ngữ văn theo hướng tích hợp vào giảng dạy tác phẩm chí phèo của nam cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.63 KB, 27 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP VÀO DẠY TÁC
PHẨM “CHÍ PHÈO” CỦA NHÀ VĂN NAM CAO
(CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11 CƠ BẢN)

Người thực hiện:
Chức vụ
:
SKKN thuộc môn:

Hoàng Thị Uyên
Giáo viên
Ngữ văn

THANH HÓA 2019


MỤC LỤC
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM..............................................................2
2.3. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP VÀO DẠY HỌC TÁC PHẨM CHÍ
PHÈO CỦA NAM CAO TRONG CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA NGỮ
VĂN 11 – TẬP 1 – BAN CƠ BẢN................................................................................4


1. MỞ ĐẦU
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:


Dạy học theo hướng tích hợp đang là một phương pháp dạy học hiện đại được
quan tâm, nghiên cứu và áp dụng ở nhiều nước trên thế giới và Việt Nam. Với quan
điểm lấy hoạt động học tập của học sinh làm trung tâm, người thầy đóng vai trò tổ
chức còn học sinh chủ động chiếm lĩnh kiến thức. Do đó, vấn đề đặt ra là cần
nghiên cứu, áp dụng phương pháp dạy học tích hợp để nhằm tích cực hóa hoạt
động và vai trò của học sinh, phát huy đầy đủ năng lực của học sinh, từ đó hoàn
thành mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục một cách hiệu quả nhất.
Hơn nữa, hiện nay, sách giáo khoa ngữ văn bậc học THPT đã có nhiều thay
đổi. Các phân môn Văn học – Tiếng việt – Làm văn được hợp nhất thành môn học
Ngữ văn với một quyển sách Ngữ văn duy nhất ( Trước đó gồm 3 quyển khác
nhau). Sự họp nhất như vậy đánh dấu sự tích hợp kiến thức của các phân môn lại
trong một chỉnh thể thống nhất. Mặt khác, Ngữ văn là một môn học có sự tích hợp
nhiều nhất, không chỉ là sự hợp lực của ba phân môn mà còn vận dụng kiến thức
của các môn học khác, kiến thức trong đời sống xã hội, các tri thức kỹ năng,
phương pháp giảng dạy, từ kinh nghiệm của thực tiễn. Do đó, vấn đề tích hợp là
nội dung không thể thiếu trong việc đổi mới thay sách, đổi mới phương pháp giảng
dạy Ngữ văn trong nhà trường hiện nay.
Ngoài ra, phương pháp dạy học tích hợp đòi hỏi người dạy phải trang bị những
kĩ năng cần thiết, vận dụng linh hoạt nhiều biện pháp, thao tác để quá trình tổ chức,
điều khiển hoạt động của học sinh tốt hơn. Song, vấn đề tích hợp còn quá mới mẻ,
nhiều bất cập, gây ra những khó khăn cho đội ngũ cán bộ giáo viên.
Chương trình Ngữ Văn 11 – tập 1 – ban cơ bản là chương trình với nhiều nội
dung hay và khó đối với giáo viên và học sinh. Việc tổ chức cho học sinh nắm bắt
các văn bản một cách chủ động, tích cực, hiệu quả và toàn diện vô cùng khó khăn.
Bộ phận văn xuôi giai đoạn 1900 – 1945 gồm những tác phẩm có dung lượng khá
dài, chia làm hai xu hướng văn học chính là xu hướng văn học lãng mạn và xu
hướng văn học hiện thực. Qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy, nếu dạy theo
phương pháp tích hợp ở những văn bản này, học sinh sẽ có cách tiếp cận tác phẩm
toàn diện và hiệu quả hơn việc dạy theo kiểu truyền thống. Chính vì thế, tôi chọn
đề tài “ Vận dụng phương pháp dạy học ngữ văn theo hướng tích hợp vào giảng

dạy tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao trong chương trình Ngữ văn 11, ban cơ bản,
tập 1” với hi vọng đem đến những trải nghiệm bước đầu khi ứng dụng phương
pháp dạy học mới mẻ này.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
1


Việc đưa phương pháp tích hợp vào dạy học tác phẩm văn chương nói chung
và tác phẩm văn xuôi hiện thực nói riêng là từng bước cải tiến chất lượng dạy và
học môn Ngữ Văn ở nhà trường phổ thông hiện nay, là hứa hẹn những triển vọng
đưa nền giáo dục Việt Nam hội nhập với khu vực và quốc tế. Cụ thể là:
- Xác định nội hàm của tích hợp trong dạy học môn Ngữ Văn.
- Khẳng định những khả năng thực hiện tích hợp trong dạy học Văn ở nhà trường

THPT.
- Đề ra một số biện pháp thực hiện tích hợp trong dạy học những tác phẩm hiện

thực, đặc biệt là tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Do thời gian và năng lực của người thực hiện có hạn, chúng tôi xin phép giới
hạn đề tài trong phạm vi vận dụng những lí luận của quan điểm tích hợp để xây
dựng một mô hình thiết kế bài soạn chung nhất cho giờ dạy học tác phẩm Chí Phèo
của Nam Cao trong chương trình sách giáo khoa 11, ban Cơ bản ở nhà trường
THPT.
Phần khảo sát, chúng tôi đã tiến hành giảng dạy, tổng hợp, đánh giá, thiết kế
bài soạn tác phẩm Chí Phèo trong năm học 2018 – 2019 cho học sinh lớp 11A9 và
các lớp khối 11 của trường THPT Chu Văn An - thành phố Sầm Sơn.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Cùng với việc nghiên cứu liên quan đến vấn đề đổi mới phương pháp dạy
học tác phẩm văn chương, chương trình sách giáo khoa, sách giáo viên Văn học ở

THPT, các tài liệu hướng dẫn biên soạn giảng dạy môn Ngữ văn THPT, chúng tôi
đã tiến hành khảo sát thực tế ở nhà trường THPT Chu Văn An để tìm ra những ưu
điểm và hạn chế của phương pháp dạy học tách bạch các bộ phận của môn Ngữ
văn. Trên cơ sở đó, chúng tôi đã đưa ra những nguyên tăc và biện pháp thiết kế
một bài soạn tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC ĐỔI MỚI BÀI SOẠN THEO PHƯƠNG
PHÁP TÍCH HỢP VÀO TÁC PHẨM CHÍ PHÈO CỦA NAM CAO TRONG
CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA 1 – TẬP 1 – CƠ BẢN.
Những thập kỷ gần đây, thế giới đang chịu sự tác động của những thành tựu
khoa học kỹ thuật, đặc biệt là sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin.
Công nghệ thông tin ngày nay đã len lỏi vào mọi khía cạnh của cuộc sống con
người. Nó không những mang lại cho chúng ta những thuận lợi trong sinh hoạt,
công việc mà nó còn làm đảo lộn mọi quan điểm tưởng chừng như không thể thay
đổi. Đúng như các nhà khoa học đã từng nhận định: “Cuộc cách mạng khoa học kỹ
2


thuật lần trước nhằm giải phóng đôi bàn tay, còn cuộc cách mạng khoa học kỹ
thuật lần này nhằm giải phóng cho bộ não con người” (1). (Phan Trọng Luận – cb –
Thiết kế bài học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông , tập 1, NXB GD
1996). Đó là mục tiêu đào tạo con người cho thời đại mà nền giáo dục của mỗi
quốc gia, mỗi dân tộc đặt làm nhiệm vụ.
Xuất phát từ những biến đổi đó, những năm gần đây chúng ta đã làm quen
với những khuynh hướng, tư tưởng như: tích hợp, liên ngành, liên môn, xuyên
môn… với chung một mục đích là chấm dứt tình trạng “chia ô các bộ môn”.
Phương pháp tích hợp hiện nay được xem là sự lựa chọn của các nước trong khu
vực và trên thế giới: Mĩ, Úc, Pháp, Đức, Nhật Bản, Thái Lan, Indonexia, nhưng ở
Việt Nam quan điểm này xem ra vẫn còn mới mẻ. Gần đây chúng ta đã thực hiện
biên soạn lại chương trình từ cấp tiểu học, THCS, THPT. Chương trình “lấy quan

điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo tổ chức chương trình, biên soạn sách giáo
khoa và lựa chọn các phương pháp giảng dạy” (2), (Phan Trọng Luận “Phương pháp
dạy học Văn” tập 1, NXB GD 2001).
Việc áp dụng rộng rãi phương pháp tích hợp vào giáo dục ở hầu hết các
nước và đang từng bước được đưa vào nền giáo dục Việt Nam càng khẳng định
thêm những bước đi vững chắc trong quá trình hội nhập..
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM
2.2.1. Dạy học theo quan điểm tích hợp phù hợp với mục tiêu giáo dục của nhà
trường phổ thông hiện đại.
Trước kia, mỗi môn học tồn tại biệt lập, có mục tiêu riêng nhằm trang bị cho
học sinh kiến thức cơ bản để hiểu biết thế giới xung quanh thì ngày nay chúng ta
phải đặt ra mục tiêu thống nhất. Không những sau khi ra trường các em thích nghi
với cuộc sống mà ngay khi còn ở trường, ở lớp các em phải hòa nhập được ngay
với cuộc sống hiện tại. huống chi môn Ngữ văn (bao gồm các bộ phận: Văn học,
Tiếng Việt, Làm Văn) là một môn học nền tảng, có tác dụng quan trọng tạo nên
trình độ văn hóa của con người. Như vậy, dạy và học tốt môn Ngữ Văn còn là điều
kiện để phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, tiếp thu văn hóa nhân loại, giáo dục
tư tưởng, tình cảm cao đẹp cho người công dân tương lai.
Phan Trọng Luận – cb – Thiết kế bài học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ
thông , tập 1, NXB GD 1996)
(1)

(2)

Phan Trọng Luận “Phương pháp dạy học Văn” tập 1, NXB GD 2001).

3



Chương trình phân ban THPT vừa qua, đã khách quan nhìn nhận: “Nguyên
tắc tích hợp cần được hiểu toàn diện và phải quán triệt trong toàn bộ môn học, Từ
Văn học đến Làm văn, Tiếng Việt; quán triệt trong mọi khâu của quá trình dạy
học; quán triệt mọi yếu tố của hoạt động học tập, tích hợp trong chương trình, tích
hợp trong SGK, tích hợp trong phương pháp dạy học của giáo viên và tích hợp
trong hoạt động học tập của HS, tích hợp trong các sách đọc thêm, tham khảo”.
Trong phạm vi của một sáng kiến kinh nghiệm, chúng tôi chỉ chú trọng vào
việc áp dụng nó (phương pháp tích hợp) vào trong dạy học. Đặc biệt ở phạm vi hẹp
hơn là chỉ tích hợp các bộ phận (Văn học, Tiếng Việt, Làm văn) vốn có của môn
Ngữ Văn vào đề tài của mình, hi vọng sẽ đem lại những hiệu quả sau:
-

Tiết kiệm được thời gian đào tạo; khắc phục tình trạng quá tải về kiến thức.

-

Tránh trùng lặp, dư thừa kiến thức trong đào tạo.

-

Rèn luyện tư duy tổng hợp cho học sinh.

-

Thiết kế mới theo quan điểm tích hợp phù hợp với yêu cầu đổi mới phương
pháp dạy học tác phẩm văn chương.
2.2.2. Những hạn chế của hướng dạy học tách biệt các bộ phận của môn Ngữ Văn.
- Tách biệt các phân môn sẽ dẫn đến giáo viên và học sinh thiếu ý thức gắn kết các
phần khác của chương trình.
- Tiếp cận tác phẩm văn xuôi hiện thực một cách phiến diện, không có cái nhìn

tổng thể. Qua thực tế, chúng tôi kiểm tra học sinh thấy: (những bài viết của các em
có chung một cách diễn giải là kể lể rất nhiều, chưa biết phân tích nhân vật trong
tác phẩm tự sự; nhiều bài làm diễn đạt khá hay nhưng theo nếp cũ không có sự tư
duy, sáng tạo nêu suy nghĩ riêng của mỗi cá nhân), vận dụng quan điểm tích hợp có
thể khắc phục được tình trạng này.
Tác phẩm văn chương là một chỉnh thể nghệ thuật hoàn chỉnh thì một tiết
dạy văn trên lớp cũng là một chỉnh thể nghệ thuật dạy, thể hiện tài năng sư phạm
của người thầy. Chỉnh thể nghệ thuật dạy sẽ ngày càng hoàn chỉnh nếu giáo viên
chúng ta biết trau dồi, học hỏi và phát hiện những phương pháp mới tiến bộ.
Phương pháp tích hợp trong giáo dục hiện nay là phù hợp trong dạy học, đặc biệt là
môn Ngữ văn.
2.3. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP VÀO DẠY HỌC TÁC PHẨM
CHÍ PHÈO CỦA NAM CAO TRONG CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO
KHOA NGỮ VĂN 11 – TẬP 1 – BAN CƠ BẢN
2.3.1. Một số yêu cầu khi vận dụng biện pháp tích hợp vào dạy học:Dạy học theo
hướng tích hợp phải đảm bảo những yêu cầu chung của dạy học
2.3.1.1. Bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt ở mỗi bài học cụ thể
4


Chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về
kiến thức, kĩ năng của môn học mà HS cần phải và có thể đạt được sau mỗi đơn vị
kiến thức (mỗi bài, chủ đề, chủ điểm, mô đun). Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học
sẽ được cụ thể hoá trong mục tiêu của từng bài học, giờ học. Một trong những cơ
sở quan trọng của quá trình dạy học là bám sát mục tiêu của môn học, từ đó xác
định năng lực cần được hình thành và phát triển ở người học.
2.3.1.2. Phải tuân theo một tiến trình dạy học hợp lý
Nội dung phần Văn xuôi hiện thực 11 chính là cung cấp kiến thức, hình
thành thái độ và trau dồi kĩ năng sống cho học sinh. Do đó, giáo viên cần tổ chức,
hướng dẫn học sinh khám phá, giải mã các đơn vị kiến thức; đồng thời, nâng thêm

một bước về nhận thức, thái độ sống và các kĩ năng cần thiết.
Bước 1: GV gợi dẫn để HS tự chiếm lĩnh những tri thức văn học sử: tác giả, tác
phẩm.
Bước 2: Dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV, HS lần lượt khám phá các đơn vị
kiến thức về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Bước 3: Trên cơ sở kết quả của bước 2, GV đánh giá, tổng kết. Từ đó nâng cao
thêm một bước về nhận thức, năng lực cũng như kĩ năng sử dụng.
2.3.1.3. Dạy học tích hợp phải đáp ứng được yêu cầu dạy học thực tiễn
Đối với bậc THPT, trên cơ sở nhận thức khoa học và văn học, những kiến
thức về Đọc Văn mà HS có được, hình thành cho các em những thái độ sống đúng
đắn cũng như những kĩ năng sống thiết thực trong đời sống thực tiễn.\
Đây chính là vốn liếng đầu tiên mà nhà trường phải tạo cho các em để các
em tự tin bước vào cuộc sống tương lai sau khi tốt nghiệp phổ thông. Do vậy, việc
vận dụng biện pháp tích hợp cần bám sát mục tiêu dạy học và đáp ứng được với
yêu cầu của thực tiễn đối với môn học Ngữ văn.
2.3.2. Lựa chọn nội dung tích hợp phải hợp lý, tự nhiên, tránh gượng ép
Nội dung tích hợp của ba phần trong môn Ngữ văn (Văn học, Tiếng Việt,
Làm văn) là rất phong phú, có thể tích hợp trong từng thời điểm (một tiết học, một
bài học). Bên cạnh tích hợp theo từng thời điểm, giáo viên còn có thể tích hợp theo
từng vấn đề. Tích hợp theo hướng này, giáo viên có thể vận dụng những kiến thức
đã học hoặc sẽ học trong chương trình để dạy một kiến thức thuộc về chính phân
môn này, cũng có thể thuộc về các phân môn khác. Đối với các đơn vị kiến thức
cũ (đã dạy), giáo viên dùng để tích hợp nhằm củng cố, ôn tập, so sánh, đối chiếu,
đồng thời rèn cho HS ý thức và kĩ năng vận dụng “cái đã biết” để xử lý các vấn đề
trước mắt, hình thành “cái chưa biết”. Đối với các đơn vị kiến thức sẽ hình thành
trong tương lai (sẽ dạy), giáo viên đưa ra để gợi mở, giúp HS hình dung được mối
quan hệ giữa các đơn vị kiến thức trong chương trình. Qua đó, khơi gợi được tinh
5



thần ham hiểu biết, muốn được khám phá trong HS, có nghĩa là tăng hứng thú cho
người học. Không những vậy, việc dạy phần đọc hiểu tác phẩm văn xuôi hiện thực
trong nhà trường cần tích hợp với đời sống xã hội. Trong quá trình tích hợp cần có
các biện pháp tích hợp trong chính phân môn đọc văn, tích hợp ngang với các phân
môn Tiếng Việt, Làm văn, ngoài ra gắn nội dung bài học với đời sống thực tế để
phát triển kĩ năng sống cho học sinh.
Sau khi xác định được các đơn vị kiến thức có thể tích hợp trong từng tiết
dạy, bài học cụ thể, giáo viên cần lựa chọn mức độ và phạm vi tích hợp. Vấn đề
chọn nội dung nào để tích hợp và tích hợp đến đâu là vấn đề không đơn giản. Mặc
dù ý đồ tích hợp được người biên soạn SGK thể hiện trong từng bài cũng như trong
toàn bộ chương trình Ngữ văn 11.
2.3.3. Đảm bảo giảm tải được kiến thức, rút ngắn được thời gian học tập cho HS
Khi tổ chức dạy học theo hướng tích hợp giáo viên cần lựa chọn phương
pháp phù hợp, nội dung thích hợp, cách thức hợp lý sao cho giảm tải được kiến
thức và rút ngắn được thời gian học tập mà vẫn đạt được mục tiêu dạy học. Muốn
vậy, đối với mỗi bài học, bên cạnh việc xác định nội dung tích hợp một cách hợp lý
thì GV còn cần lựa chọn kiến thức và kĩ năng trọng tâm của bài học. Một bài học
có thể hướng tới việc cung cấp nhiều kiến thức, hình thành các kĩ năng khác nhau
nhưng với thời lượng có hạn của các giờ học trên lớp thì việc lựa chọn và nhấn
mạnh tới kiến thức, kỹ năng trọng tâm là điều rất cần thiết. Dạy học tích hợp không
nằm ngoài định hướng đó. Mặt khác, như đã nói ở trên, bản chất của dạy học tích
hợp là phải đảm bảo rút ngắn thời gian học tập cho HS. Tức là với lượng thời gian
ít nhất mà HS có thể có được nhiều nhiều kiến thức và kĩ năng nhất. Vì vậy cần
tích hợp tối đa những kiến, kĩ năng mà HS đã có để tránh sự chồng chéo, dư thừa
không cần thiết.
2.3.4. Quy trình tích hợp
Bước 1: Nghiên cứu và phân tích mục đích và nội dung dạy học.
Bước 2: Chọn lọc những nội dung HS đã được học ở những năm trước hoặc
tiết học trước (cả ở môn học khác).
Bước 3: Lựa chọn nội dung, vấn đề tích hợp Tiếng Việt với phần Văn và

phần Làm văn, các kiến thức có liên quan ở các môn học khác và từ thực tiễn cuộc
sống (trang bị thêm kiến thức có tính chất giáo dục).
Bước 4: Lựa chọn cách thức tích hợp, phương pháp và hình thức tổ chức dạy
học tích hợp.
Bước 5: Kiểm tra, điều chỉnh cho phù hợp.

6


2.3.5. Một số phương pháp tích hợp
2.3.5.1. Tích hợp trong nội dung dạy học
2.3.5.1.1. Tích hợp trong môn học
Tích hợp trong môn học trước hết là tích hợp giữa phần Đọc văn và Tiếng
Việt, Làm văn. Như vậy trong quá trình tích hợp phải giúp học sinh nhận thấy
những đặc điểm về ngôn ngữ, quy tắc tiếng Việt, những thủ pháp nghệ thuật đặc
sắc được sử dụng. Ngoài ra, quá trình đọc văn là quá trình định hướng cho học sinh
những luận điểm, luận cứ cơ bản cho quá trình làm văn của học sinh.Tiếng Việt với
phần Văn. Bởi vậy trong dạy học Ngữ văn tích hợp giữa Tiếng Việt – Đọc văn –
Làm văn vừa tiết kiệm thời gian vừa giúp HS hiểu sâu hơn nội dung kiến thức của
từng phần. Đối với phần đọc - hiểu văn bản, những hiểu biết về ngữ âm, từ vựng,
ngữ pháp, phong cách học Tiếng Việt sẽ góp phần tạo nên tiềm lực phân tích và
cảm thụ các tác phẩm văn chương. Có khi phân tích một từ một câu có thể giúp HS
hiểu thêm nghệ thuật và các giá trị khác của tác phẩm.
Tích hợp trong nội bộ môn học còn đồng nghĩa với việc thực hiện tích hợp
giữa đọc văn với làm văn, tích hợp giữa hai tác phẩm thuộc cùng xu hướng văn
học hiện thực với nhau. Do đó, giáo viên cần nghiên cứu, tìm hiểu những nội dung
kiến thức các em đã biết để chỉ nhắc lại những nội dung cần thiết. Khi tích hợp với
các kiến thức HS đã được biết tức là chạm tới vùng phát triển gần sẽ gây được
hứng thú học tập cho HS. Từ kiến thức HS đã có liên hệ, mở rộng, dẫn dắt, định
hướng để HS tự chiếm lĩnh những kiến thức mới.

2.3.5.1.2. Tích hợp liên môn
Thực tế cho thấy, phần đọc hiểu tác phẩm văn học có mối quan hệ chặt chẽ
với các phân môn khác, đặc biệt là Lịch sử, địa lí, Giáo dục công dân. Do đó, dạy
đọc hiểu tác phẩm văn học nói chung, tác phẩm văn xuôi hiện thực nói riêng cần
có sự tích hợp liên môn. Những kiến thức liên môn không chỉ làm cho bài học
phong phú, đa dạng mà còn góp phần khắc sâu kiến thức của phần đọc văn. Chẳng
hạn, khi dạy về tiểu sử của Nam Cao cần có kiến thức lịch sử về xã hội Việt Nam
dưới sự cai trị của thực dân Pháp trước năm 1945. Mặt khác khi khai thác hình ảnh
làng Vũ Đại nghèo trong tác phẩm cần có kiến thức địa lí về làng Vũ Đại trong
thực tế để học sinh nắm rõ hơn vấn đề. Ngoài ra cần liên hệ những bài học về đạo
đức trên các lĩnh vực như lòng yêu thương con người, cũng như cách ứng xử có
văn hóa trong cuộc sống. Quá trình tích hợp liên môn như vậy sẽ góp phần cho học
sinh những bài học về kĩ năng sống.
2.3.5.1.3. Tích hợp với kiến thức thực tế ngoài cuộc sống

7


Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ, HS đã dùng tiếng Việt để giao tiếp trong đời sống từ
thuở ấu thơ, trước khi được học về tiếng Việt trong nhà trường. Từ thực sử dụng,
HS có được những hiểu biết khá phong phú về tiếng Việt. Vì thế, dạy học loại bài
thực hành tiếng Việt nói riêng và phần Tiếng Việt trong nhà trường nói chung
không thể không tích hợp với vốn kiến thức mà HS đã có. Mặt khác, tiếng Việt
trong đời sống rất phong phú và sinh động. Do vậy tích hợp với kiến thức thực tế
ngoài đời sống, không chỉ giúp HS vận dụng được cái đã có vào bài học mà còn
giúp HS phát hiện và thấy được cái hay, cái đẹp của tiếng Việt. Thực tế cuộc sống
không chỉ cung cấp cho HS kiến thức về tiếng Việt mà còn rèn luyện cho các em
các kĩ năng sử dụng tiếng Việt. Cho nên việc tích hợp này sẽ góp phần làm cho các
giờ học Tiếng Việt bớt khô khan, trở nên hấp dẫn, tạo được hứng thú học tập cho
HS.

2.3.6. Tích hợp trong Đọc hiểu tác phẩm Chí Phèo
2.3.6.1. Dạy Đọc – hiểu văn bản văn học nói chung:
Theo phương pháp tích hợp, dạy đọc – hiểu là quá trình giúp học sinh qua
việc tiếp xúc với văn bản thông hiểu cả nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa hàm ẩn; thấy
được vai trò, hiệu quả biểu đạt của các hình thức, biện pháp ngôn từ, ý nghĩa hình
tượng nghệ thuật, những thông điệp, tư tưởng, tình cảm của người viết gửi gắm
trong những tác phẩm cụ thể. Đồng thời qua nhiều tác phẩm đọc – hiểu cùng thể
loại cần giúp học sinh nắm vững đặc trưng từng thể loại. Do vậy cần:
- Xem đọc – hiểu là quá trình hướng dẫn học sinh tiếp nhận, hiểu kĩ và sâu văn
bản.
- Trang bị cho người học kiến thức và phương pháp đọc văn thông qua tiếp cận tác
phẩm tiêu biểu trong cùng thể loại, từng giai đoạn lịch sử nhất định, hình thành
kiến thức một cách có hệ thống.
Các bước đọc – hiểu bao gồm:
- Tìm hiểu tác giả: cuộc đời, sự nghiệp, quan điểm sáng tác, phong cách nghệ
thuật
- Đời sống: lối sống, cách ứng xử của con người hiện nay, đặc biệt là thanh niên,
học sinh.
- Giáo dục công dân: Bài học về lòng nhân đạo.
- Xác định hoàn cảnh ra đời ( đặt trong bối cảnh chung của lịch sử - xã hội).
- Xác định thể loại và đặc trưng thể loại ( đặt trong mối quan hệ với các thể loại
khác).
- Định hướng kết cấu, chủ đề tác phẩm.
8


Giáo viên tiến hành đọc – hiểu trên cơ sở chú ý một số dạng câu hỏi sau:
-Câu hỏi phát hiện từ ngữ khó, điển tích, điển cố
-Câu hỏi phát hiện khía cạnh độc đáo của ngôn ngữ nghệ thuật: từ ngữ, chi tiết,
biện pháp tu từ.

- Câu hỏi về giá trị biểu đạt, hiệu quả tu từ của các thủ pháp nghệ thuật nhằm gợi
mở, kích thích trí tưởng tượng của học sinh.
- Câu hỏi về thông điệp, tư tưởng thẩm mĩ mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm.
- Câu hỏi liên hệ đời sống và bản thân cá nhân học sinh.
2.3.6.2. Dạy học tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao:
- Tích hợp theo đề tài: Trong sự nghiệp sáng tác của Nam Cao, một trong
những tác phẩm sáng ngời nhất,viết về đề tài nông dân thể hiện tài năng của mình,
đó là tác phẩm Chí Phèo. Xét những tác phẩm cùng đề tài: Nếu Chi Dậu (Tăt đènNgô Tất Tố) phải chạy vạy bán chó, bán con, một anh Pha (Bước đường cùngNguyễn Công Hoan) bị bóc lột, lừa gạt đến khốn cùng thì Chí Phèo của Nam Cao
là hiện thân đầy đủ những gì gọi là khốn khổ cơ cực nhất của người dân cùng ở
một nước thuộc địa. Họ không chỉ bị cướp đi miếng cơm manh áo, bị giày xéo, bị
cào xé, họ còn bị xã hội cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính. Chị Dậu bán con, bán
chó, bán sữa.. nhưng chị còn được gọi là Con người. Chí Phèo phải bán cả diện
mạo , linh hồn để thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.
- Tích hợp trong phạm vi đề tài rộng: Đó là xem xét mối quan hệ của các tác
phẩm văn xuôi hiện thực trong sự liên hệ, đối chiếu, so sánh với các nhà hiện thực
cùng thời trong chương trình và ngoài chương trình sách giáo khoa: Đoạn trích
Hạnh phúc của một tang gia của Vũ Trọng Phụng, Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài của
Nguyễn Huy Tưởng… để thấy được những mặt tiến bộ và hạn chế về tư tưởng,
phong cách nghệ thuật của các tác giả văn học hiện thực. Như vậy quá trình tích
hợp sẽ giúp học sinh có cách đánh giá đa chiều về thành tựu của các xu hướng văn
học cũng như mối liên hệ của các bộ phận văn học dân tộc.
- Tích hợp liên môn: Đó là có sự đối sánh hai tác phẩm trong mối liên hệ với
các phân môn có những đặc điểm chung như Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân,
văn hóa. Qua quá trình tích hợp, học sinh không chỉ nắm được những kiến thức cơ
bản của phân môn Ngữ văn mà còn có cái nhìn toàn diện tích cực về những vấn đề
khác trong quá trình học tập. Kĩ năng sống của học sinh nhờ vậy được nâng cao
hơn.
Chẳng hạn với hai tác phẩm Chí Phèo và Lão Hạc, có thể tích hợp với một
số đơn vị kiến thức liên môn sau:
- Kiến thức về lịch sử: Xã hội Việt Nam trước năm 1945 – những đêm đen

của những kiếp người nghèo khổ.
- Địa lí: Hiểu biết về Làng Vũ Đại trong thực tế xưa và nay.
9


- Văn hóa: Làng xã Việt Nam
2.3.6.3: Giáo án thực nghiệm
Ngày soạn: 16.11.2018
Tiết 56
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức:
+ Hình tượng nhân vật Chí Phèo (những biến đổi về nhân hình, nhân tính sau khi
ra tù; nhất là tâm trạng và hành động của Chí sau khi gặp Thị Nở cho đến lúc tự
sát)
+ Giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm
+ Những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao như điển hình hoá
nhân vật, miêu tả tâm lí, nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ nghệ thuật, …
+ Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: Môi trường sống của con người (mối
quan hệ giữa người với người).
2.Về kĩ năng:
– Rèn kỹ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
– Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
3.Về thái độ: Cảm thông, trân trọng khát vọng sống của người dân nghèo khổ bị
đẩy vào bước đường cùng trước Cách mạng tháng Tám
4.Định hướng phát triển năng lực:
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả, tác phẩm của Nam Cao
– Năng lực đọc – hiểu truyện ngắn Chí Phèo.
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác giả, tác phẩm;
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành công, hạn chế, những đóng góp
nổi bật của nhà văn

– Năng lực phân tích, so sánh các đề tài trong sáng tác của Nam Cao
– Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.
B.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

10


SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 1); Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ
văn 11; Định hướng tìm hiểu nội dung bài học qua hệ thống câu hỏi bài tập; Tài
liệu tham khảo; Sưu tầm tranh, ảnh về Nam Cao, phim Làng Vũ Đại ngày ấy.
Chuẩn bị của HS:
– Tìm đọc toàn bộ tác phẩm Chí Phèo
– Trả lời các câu hỏi:
+ Tóm tắt những sự việc chính xảy ra đối với nhân vật Chí Phèo trong đoạn trích.
Theo em, sự việc nào là quan trọng nhất để đưa đến kết thúc của truyện?Vì sao?
+ Nêu những diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi gặp thị Nở. Tác giả đã sử
dụng những hình thức ngôn ngữ nào để diễn tả tâm trạng đó của nhân vật?
+ Liệt kê những chi tiết liên quan đến sự quan tâm, chăm sóc của thị Nở đối với
Chí Phèo. Sự quan tâm, chăm sóc ấy đã làm thay đổi con người Chí Phèo như thế
nào? Em đánh giá gì về nhân vật thị Nở?
C.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Phương pháp/kĩ thuật: Tích hợp.Trực quan, kĩ thuật đặt câu hỏi kết hợp các hình
thức trao đổi thảo luận nhóm, động não, thông tin – phản hồi, mảnh ghép.
D.TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ
HS

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Hoạt động 1 – Khởi động: 5p

Hình thức tổ chức hoạt động:
GV cho Hs xem video Chí Phèo
đốt quán:Theo em, CP có còn là
người nông dân hiền lành lương
thiện nữa không?
GV giới thiệu vào bài mới: Chí
đã thay đổi như thế nào? Điều gì
đã khiến CP thay đổi
Hoạt động 2 – Hình thành kiến 1.Chí Phèo sau khi ra tù (quá trình lưu manh
thức mới: 32p
hóa)
1. Hướng dẫn HS tìm hiểu về
hình ảnh CP sau khi ra tù
– Nhân hình
11


HS thảo luận theo bàn

+ Đầu trọc lốc

Cử đại diện trả lời

+ Răng cạo trắng hớn
+ Mặt đen mà rất cơng cơng

– Sau khi ở tù về, CP có sự thay + Hai con mắt gườm gườm trông gớm chết
đổi như thế nào? (Hình dáng,
cách ăn mặc, lời nói, cử chỉ, + Ngực phanh …chạm trổ rồng phượng
hành động)

+ Mặc quần nái đen, áo tây vàng ..
-> Thay đổi hoàn toàn về ngoại hình – Chân
Phá tan bao nhiêu cơ nghiệp, dung hoàn thiện của một kẻ giang hồ
đập nát bao nhiêu cảnh yên vui,
làm chảy máu và nước mắt bao – Nhân tính:
nhiêu người lương thiện
+ Không còn “hiền như đất” mà “liều lĩnh”,
H: Em có nhận xét gì về sự tha “hung hăng”
hoá của Chí Phèo ? Qua sự tha
hoá của Chí Phèo Nam Cao + Trạng thái: say triền miên
muốn nói điều gì?
+ Hành động: rạch mặt ăn vạ, dọa nạt, cướp
GV: Chí phèo không phải là giật…
trường hợp bi tha hóa duy nhất.
Trước hắn đã có Năm Thọ, Bình
Chức và biết đâu lại có một “Chí
phèo con” ra đời. Nam Cao cũng
có những nhânvật tương tự:
TrạchVăn Đoành (Đôi móng
giò), Cu Lộ (Tư cách mõ),Đức
(Nửa đêm)…

+ Ngôn ngữ giao tiếp: tiếng chửi
“Tha hóa về nhân tính

=> CP bị vùi dập cả thể xác lẫn tâm hồn. Nhà tù
thực dân tiếp tay cho tầng lớp cường hào ác bá
giết chết phần người trong con người Chí – CP
H: Theo các em, Chí trở thành là sản phẩm của chế độ xã hội tàn ác – TG tố
con quỷ của làng Vũ Đại là do cáo XH thực dân PK a Giá trị hiện thực của tác

đâu? Do xã hội hay do bản thân phẩm
Chí Phèo?
– Nguyên nhân chính là do xã
hội.
– Một phần còn do Chí Phèo
không làm chủ được những hành
động của mình: Biết Bá Kiến là
kẻ thù mà vẫn làm tay sai, làm
12


tất cả những gì người ta sai trong
lúc say, gây ra bao đau thương
cho bao người dân lương thiện…
không làm chủ được bản thân.
Là nhân vật vừa đáng thương,
vừa đáng trách .
Câu hỏi liên hệ tích hợp môi
trường sống.
H : Vậy thông qua nhân vật Chí
Phèo em rút ra đươc bài học gì
cho bản thân mình ?
Thông qua nhân vật Chí Phèo cô
muốn nhắn nhủ tới các em là học
sinh là những người trẻ tuổi là
chủ nhân tương lai của đất nước
phải biết làm chủ bản thân, làm
chủ hành động của mình. Dù có
thay đổi môi trường sống, hoàn
cảnh sống hãy gìn giữ những

phẩm chất tốt đẹp vốn có để
không sa vào các tệ nạn xã hội,
bị kẻ xấu lợi dụng đặc biệt trong
xã hội hiện nay.

2.Cuộc gặp gỡ của Chí Phèo với thị Nở (Quá
HĐ3. Hướng dẫn HS tìm hiểu trình thức tỉnh)
cuộc gặp gỡ của Chí Phèo với
– Thị Nở: một người cũng bị cả làng VĐ xa
thị Nở
lánh: đần vụng. dở hơi, xấu ma chê quỷ hờn
– Liệt kê những chi tiết liên dòng mả hủi –> bất hạnh
quan đến sự quan tâm, chăm sóc
của thị Nở đối với Chí Phèo. Sự – Chí Phèo đã thức tỉnh.
quan tâm, chăm sóc ấy đã làm
thay đổi con người Chí Phèo * Sinh lý: Tỉnh rượu, sợ rượu
như thế nào?
* Nhận thức:
– Nghe những âm thanh quen thuộc của cuộc
Em đánh giá gì về nhân vật thị sống: tiếng chim hót, tiếng cười nói, tiếng gõ
mái chèo…
Nở?
Thị Nở chính là thiên sứ dẫn
13


đường cho Chí đến với cuộc
sống con người, giúp Chí có sức
mạnh hoàn lương, đánh thức
phần sâu kín nhất tâm hồn Chí

cái bản chất đẹp đẽ của người
nông dân lao động bị che lấp,
vùi dập bấy lâu nay mà không
tắt.

* Ý thức
– Bâng khuâng, lòng mơ hồ buồn
– Suy nghĩ:
+ Quá khứ: ước mơ giản dị nhưng không thực
hiện được
+ Hiện tại: đã già nhưng cô độc
+ Tương lai: tuổi già, đói rét, ốm đau, sợ nhất
vẫn là cô độc
-> khát vọng mãnh liệt được làm người lương
thiện
* Ý nghĩa bát cháo hành

– Hình ảnh bát cháo hành có ý – Về nội dung:
+ Thể hiện sự chăm sóc ân cần, tình thương vô
nghĩa như thế nào?
tư, không vụ lợi của thị Nở khi Chí Phèo ốm
đau, trơ trọi.
+ Đối với Chí Phèo?
+ Là biểu hiện của tình người hiếm hoi mà Chí
+ Tình cảm của tác giả?
Phèo được nhận, là hương vị của hạnh phúc,
tình yêu muộn màng mà Chí Phèo được hưởng.
+ Là liều thuốc giải cảm và giải độc tâm hồn
Chí, gây ngạc nhiên, xúc động mạnh, khiến
nhân vật ăn năn, suy nghĩ về tình trạng thê thảm

hiện tại của mình. Nó khơi dậy niềm khao khát
được làm hoà với mọi người, hi vọng vào một
cơ hội được trở về với cuộc sống lương thiện.
Như vậy, bát cháo hành đã đánh thức nhân tính
bị vùi lấp lâu nay ở Chí Phèo.
– Về nghệ thuật:
– Thay lời Nam Cao trả lời câu
+ Là chi tiết rất quan trọng thúc đẩy sự phát
hỏi: Ai đẻ ra Chí Phèo?
triển của cốt truyện, khắc họa sâu sắc nét tính
? Tạo nên một Chí Phèo, con cách, tâm lí và bi kịch của nhân vật.
quỷ dữ của làng Vũ Đại, ai là
+ Góp phần thể hiện sinh động tư tưởng Nam
người phải chịu trách nhiệm?
Cao: tin tưởng vào sức mạnh cảm hoá của tình
* Ai đẻ ra Chí Phèo: không phải người.
người mẹ khốn khổ, không phải
dân làng mà chính là xã hội thực => Chí Phèo đã hoàn toàn thức tỉnh, Chí đang
14


dân nửa phong kiến bất công.
* Trách nhiệm:

đứng trước tình huống có lối thoát là con đường
trở về với cuộc sống của một con người. Cái
nhìn đầy chiều sâu nhân đạo của nhà văn.

– Người mẹ sinh ra Chí: người
mẹ nào phải bỏ con cũng đều

khốn khổ, bất hạnh nhưng người
mẹ cũng phải chịu trách nhiệm
một phần ….
– Chính Chí Phèo: phải chịu
trách nhiệm về cuộc đời mình và
những tội ác mà mình gây ra….
– Xã hội thực dân nửa phong
kiến: Nguyên nhân chính đẩy
Chí Phèo vào bi kịch….
Hoạt động IV – Hoạt động vận
dụng và mở rộng: 3p
Trình bày giải pháp khắc phục
tình trạng sử dụng bia rượu ở
địa phương và hậu quả của
thực trạng này?

Bi kịch bị cự tuyệt của Chí Phèo

Hướng dẫn HS tìm hiểu bi kịch
bị cự tuyệt của Chí Phèo
Tổ chức cho HS trả lời câu hỏi
nêu vấn đề:

– Nguyên nhân: do bà cô Thị Nở không cho Thị
– Nguyên nhân nào Chí bị cự lấy Chí Phèo → định kiến của xã hội .
tuyệt?
– Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo:
– Diễn biến tâm trạng của Chí
Phèo sau khi bị Thị Nở từ chối? + Lúc đầu: Chí ngạc nhiên, thích chí trước thái
độ của giận dữ của Thị Nở

Môi trường sống thiếu tình
thương của cái làng Vũ Đại đầy + hiểu rõ sự thật thì ngẩn ra – sửng sốt – không
thành kiến, mội xã hội phong nói lên lời – Thị bỏ đi thì đuổi theo – níu lại –
kiến nửa thực dân thu nhỏ, đã nắm lấy tay – bị đẩy ngã lăn xuống đất.
đẩy Chí Phèo dấn sâu vào con
+ uống rượu – càng uống càng tỉnh – đau khổ,
đường lưu manh hoá. Cánh cửa
tuyệt vọng – khóc rưng rức – xách dao ra đi –
tình người duy nhất- Thị Nở,
15


vừa hé mở đã đóng sập lại, Chí vừa đi vừa chửi.
Phèo bị cự tuyệt hoàn toàn và sự
bế tắc đã lên đến đỉnh điểm, để
dẫn tới sự bừng ngộ ngẫu nhiên
mà tất yếu dẫn tới kết cục bi
thảm. Môi trường sống có thể
cứu vớt con người song cũng
có thể vùi lấp con người.
Chí đến thẳng nhà Bá Kiến theo
sự thôi thúc âm ỉ của lòng căm
thù bấy lâu nay. Chí đã thấm thía
tội ác của kẻ thù, và nhận đúng
kẻ thù của đời mình.
3. Cuộc trả thù và tự sát ở nhà Bá Kiến
Hãy nêu ý nghĩa 3 câu nói của – Đứng trước Bá Chí dõng dạc chỉ thẳng tay
Chí phèo khi đứng trước Bá vào mặt Bá đòi quyền lương thiện. Chí nói 3
Kiến?
câu rất gọn và rõ:

– Tao muốn làm người lương + Một câu khẳng định quyết liệt: Tao muốn làm
thiện!
người lương thiện. Tiếng kêu tuyệt vọng của
người cùng đường, đó cũng là lời cầu cứu của
– Ai cho tao lương thiện?
con người bị cự tuyệt quyền làm người.
+ Một câu hỏi uất ức: Ai cho tao lương thiện?
Một sự thật phũ phàng và vô cùng đớn đau của
– Tao không thể là người lương
một Con Người mà lại không được làm người.
thiện
+ Một câu khẳng định xót xa: Tao không thể là
– Yêu cầu học sinh nghĩ ra tất
người lương thiện nữa. Lời xác nhận sự thật là
cả các khả năng có thể để giúp
Chí Phèo muốn, Chí Phèo hỏi và Chí phèo hiểu.
Chí Phèo không chết, sau đó ghi
Sự chuyển đổi cảm xúc ấy diễn ra đầy tự nhiên
lên giấy màu dán lên bảng.
không gò bó là nhờ ngòi bút nhân đạo tài tình
Sau đó, bởi vì tác phẩm thuộc của Nam Cao.
trào lưu hiện thực phê phán, phải
tôn trọng hiện thực, nên những
khả năng nào không khả thi,
không phù hợp thì đề nghị học
sinh đề xuất để tháo xuống.

– Giết Bá Kiến : sụ phản kháng lại kẻ đã đẩy
mình vào con đường bi thảm
+ Nhận ra và thấm thía tội ác của kẻ đã cướp đi

nhân hình và nhân tính của mình.

Tiếp đến, bởi vì khi nhân tính + Hiểu ra nguồn gốc nỗi đau của mình, nguyên
thức tỉnh Chí Phèo cần phải sống nhân bị đẩy vào con đường tha hóa.
hạnh phúc, cần phải sống ý
nghĩa, sống lương thiện, nếu
16


không tất cả đều vô nghĩa, cho – Tự sát : Chí Phèo đã thức tỉnh hoàn toàn
nên yêu cầu học sinh những khả
năng nào không thể giúp Chí + Không thể trở về đường cũ : lưu manh, tha
Phèo tiếp tục sống lương thiện hóa, dập phá, chém giết.
thì tháo xuống.
+ Không thể sống bình yên lương thiện trong xã
hội ấy, không có con đường trở về với cuộc
sống lương thiện. Chí Phèo chết để giúp mình
Trong quá trình tháo luận, học thoát khỏi kiếp quỷ dữ. Trước đây, Chí Phèo
sinh có quyền tranh luận về từng sống như một con vật, nay thức tỉnh Chí Phèo
thẻ màu để làm rõ ràng các ý chết như một con người. Niềm khao khát lương
kiến.
thiện còn cao hơn cả tính mạng. Có ý nghĩa tố
cáo mãnh liệt cái xã hội thực dân phong kiến,
Cuối cùng, thường thì tất cả các không những đẩy người nông dân lương thiện
thẻ màu đều bị tháo xuống.
vào con đường lưu manh hóa mà còn đẩy họ
vào chỗ chết.
Từ đó học sinh có thể đi đến kết
luận cái chết của Chí Phèo là lựa => CP điển hình cho số phận bi thảm của người
chọn duy nhất và tốt nhất của nông dân trước Cách mạng tháng Tám

Nam Cao. Qua đó học sinh có
thể phát biểu được thông điệp
mà tác giả gửi gắm đằng sau cái
chết của Chí Phèo.
– Tại sao Chí Phèo lại tự giết
mình
CP coi khát khao trở về cuộc
sống lương thiện còn hơn cả
tính mạng
NC muốn gửi đến bạn đọc- Xh
đương thời một tiếng kêu thức
tỉnh; Sự cảm thông với nỗi cung
khổ cua ng dân; Phát hiện và
trân trọng vẻ đẹp của ng nông
dân ngay cả khi tưởng như họ đã
mất hết nhân tính…-> Giá trị
nhân đạo sâu sắc
`
Hướng dẫn HS tổng kết vài nét III. Tổng kết
về nghệ thuật, nội dung
Hoạt động V – Hoạt động 1. Đặc sắc nghệ thuật
thực hành: 5p
17


– Xây dựng nhân vật điển hình, sắc nét.
– Miêu tả diễn biến tâm lý tinh tế, chân thật cảm
động..
– Giọng văn biến hóa đa dạng, linh hoạt, giàu
triết lý..lôi cuốn và hấp dẫn

– Tình huống kịch tính, bất ngờ..
2. Giá trị nội dung
– Giá trị hiện thực: Xh thực dân pk tàn ác và sô
phận bi thảm của người nông dân- mâu thuẫn cơ
bản và gay gắt cần phải giải quyết
– Giá trị nhân đạo: phát hiện, khẳng định và
ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn ng nông dân..; cảm
thông và trân trọng..
– Đưa ra một cái nhìn mang tính quy luật trong
mối quan hệ biện chứng giữa con người và XH
Trăng nở nụ cười
Đâu Thị Nở, đâu Chí Phèo
Đâu làng Vũ Đại đói nghèo Nam Cao
Vẫn vườn chuối gió lao xao
Sông Châu vẫn chảy nôn nao mạn thuyền
Ả ngớ ngẩn
Gã khùng điên
Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành người
Vườn sông trăng nở nụ cười
Phút giây tan chảy vàng mười trong nhau
Giữa đời vàng lẫn với thau

18


Lòng tin còn chút về sau để dành
Tình yêu nên vị cháo hành
Đời chung bát vỡ thơm lành lứa đôi.
(Lê Đình Cánh)
Đọc bài thơ trên và thực hiện những yêu cầu

sau từ câu 1 đến câu 3:
1/ Xác định thể thơ? Chép lại 2 câu thơ sử dụng
nhịp lẻ trong bài thơ?
2/ Các từ ngữ: Thị Nở;Chí Phèo;làng Vũ Đại
đói nghèo;ngớ ngẩn; khùng điên;Vườn
sông;trăng;cháo hành;lứa đôi..đạt hiệu quả
nghệ thuật như thế nào khi người đọc liên tưởng
tới truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao?
3/ Nêu và phân tích hiệu quả nghệ thuật biện
pháp tu từ về từ trong hai câu thơ:Vườn sông
trăng nở nụ cười/Phút giây tan chảy vàng mười
trong nhau.
Định hướng trả lời:
1/ Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát. Hai
câu thơ sử dụng nhịp lẻ trong bài thơ:


Đâu Thị Nở, đâu Chí Phèo
– Ả ngớ ngẩn, gã khùng điên

2/ Các từ ngữ Thị Nở;Chí Phèo;làng Vũ Đại
đói nghèo;ngớ ngẩn;khùng điên;Vườn
sông;trăng;cháo hành;lứa đôi..đạt hiệu quả
nghệ thuật:
– Hàng loạt từ ngữ liên kết với nhau theo phép
liên tưởng, làm cho bài thơ của Lê Đình Cánh
trở nên chặt chẽ khi lấy cảm hứng từ truyện
ngắn Chí Phèo của Nam Cao để sáng tác.
– Qua đó, người đọc cảm nhân sâu sắc giá trị
hiện thực: phản ánh sự đói nghèo cùng cực của

19


người nông dân Việt Nam trước Cách mạng
tháng Tám, tố cáo bọn địa chủ cường hào đã
đẩy họ vào bước đường cùng, tha hoá; đồng
thời thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc: ca ngợi
khát vọng hoàn lương và sức mạnh tình yêu của
những con người dưới đáy xã hội.
3/ Nêu và phân tích hiệu quả nghệ thuật biện
pháp tu từ về từ trong hai câu thơ:Vườn sông
trăng nở nụ cười/Phút giây tan chảy vàng mười
trong nhau.
– Biện pháp tu từ nhân hoá: trăng nở nụ cười;
ẩn dụ: vàng mười ( vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp tình
yêu)
– Hiệu quả nghệ thuật: Thể hiện cái nhìn cảm
thông, trân trọng và ca ngợi mối tình Chí PhèoThị Nở của nhà thơ. Đồng thời, tác giả cảm
nhận được hương vị tình yêu sẽ làm nên sức
mạnh để Chí Phèo trở về làm người lương thiện
sau ngày tháng chìm đắm trong thế giới của quỷ
dữ

E. CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- Tóm tắt truyện và phân tích ý nghĩa nhan đề "Chí Phèo"
- Phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo
- Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG GIÁO DỤC , VỚI BẢN THÂN VÀ ĐỒNG NGHIỆP
2.4.1.Trước khi thực hiện:

- Học sinh tiếp nhận tác phẩm còn thiếu tính tích cực chủ động.
- Học sinh chưa mạnh dạn trình bày và phát biểu ý kiến cũng như những
cảm nhận của học sinh về nhân vật, nhà văn.
- Sức sống của tác phẩm thiếu bề rộng và chiều sâu trong tâm hồn các em.
- HS chưa nhận thức rõ những bài học nhân sinh quý giá
- Cụ thế năm 2016-2017, khi tôi chưa sử dụng phương pháp này:
20


Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Lớp

Số
lượng

SL

%

SL

%


SL

%

SL

%

11A6

40

0

%

10

25%

25

62,5%

5

12,5%

2.4.2. Sau khi thực hiện:
Sau 1 năm thực hiện ở khối lớp 11, kết quả đạt được: Bài giảng đã phát huy

và vận dụng có hiệu quả những kiến thức văn học, tiếng Việt và làm văn trong một
giờ giảng tự sự. Đó là thành công đáng ghi nhận qua việc thực hiện đề tài. Từ đó
học sinh được củng cố một hướng đi đúng khi tìm hiểu tác phẩm văn chương: phân
tích theo đặc trưng thể loại. Ngoài ra, giờ giảng văn bài “Chí Phèo "do chúng tôi
thực hiện cũng gợi hứng thú ở các em khi gợi lên chất văn tiềm ẩn, khả năng cảm
thụ, thẩm thấu trong mỗi em...Giờ học thực sự thú vị khi: học sinh hăng hái phát
biểu, ý kiến của mỗi em ít nhiều đã có nét riêng sáng tạo, có em đưa ra cách hiểu
mới lạ, táo bạo và có cơ sở. Học sinh đã có thể tự phát hiện, khám phá ra cách
nhìn, cách cảm nghĩ riêng độc đáo của nhà văn, thích hợp với chuẩn mực giá trị cá
nhân và chuẩn mực giá trị văn hóa xã hội. Nhờ đó chức năng giáo dục thẩm mĩ
của nhà văn được khơi sâu. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại cần khắc phục: Chẳn
hạn : học sinh phản ứng chậm trước câu hỏi, rụt rè trong phát biểu ý kiến còn nông
cạn do lười đọc tài liệu, xem nhẹ kiến thức chìa khóa trong Văn học, Làm văn,
tiếng Việt. Mặt khác giáo viên cũng ham nói, tham kiến thức, sợ thiếu thời gian
nên không để học trò phát biểu thỏa đáng... Để khắc phục những nhược điểm ấy,
cần có sự nỗ lực cả từ phía người học và người dạy trong một quá trình lâu dài.
Dạy văn thật khó, rất khó, nhất lại là dạy văn cho HS lớp 11, ở lứa tuổi
16,17 – ngưỡng cửa của tuổi trưởng thành với bao biến động tâm lí tinh tế, phức
tạp. Nếu chỉ thuyết giảng kiến thức văn chương theo kiểu “rót nước” thì chưa đủ
mà người thầy cần xây dựng lối dạy riêng, với những phương pháp thích hợp. Bài
học kinh nghiệm – theo thiết nghĩ của tôi và đồng nghiệp rút ra qua đề tài này là:
1.Kết hợp hài hòa kiến thức tiếng Việt, Làm văn với Đọc văn cho HS. Muốn
học tốt trước hết cần củng cố cho các em kĩ năng về phân tích nhân vật trong các
tác phẩm tự sự, đặc biệt là cách tìm hiểu các nhân vật thiên về đời sống nội tâm
21


chứ không phải các nét tính cách trọn vẹn, đầy đặn. Hơn thế trong bài học này giáo
viên có thể tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: Môi trường sống của con người
(mối quan hệ giữa người với người), từ đó các em rút ra cho bản thân những bài

học nhân sinh vô giá để tự hoàn thiện nhân cách.
2. Nhất thiết HS phải soạn bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Để kiểm tra
đôn đốc việc này có thể giao cho cán bộ lớp, cán sự bộ môn. Cuối mỗi kì, GV có
thể thu, chấm điểm của một số em nhằm nhắc nhở động viên.
3. Cần tính đến sự vừa sức với các đối tượng HS trong quá trình giảng dạy
để điều chỉnh dung lượng kiến thức và phương pháp lên lớp hợp lí. Chẳng hạn với
các lớp khối A,B, nên hạn chế những vấn đề khó, sử dụng vừa phải các câu hỏi
cảm thụ, phân tích…mà tăng lờn những câu hỏi gợi mở, phát hiện chi tiết…Ngay
trong một lớp học cũng cần có sự phân loại HS nhằm tạo ra những tiết học hấp
dẫn, tránh tình trạng thấy quá nhàm chán – “biết rồi khổ lắm nói mãi” hoặc lơ mơ
không hiểu kiểu “vịt nghe sấm”. Muốn vậy có thể đưa ra kiến thức hợp với trình độ
của đa số HS trong lớp, với các em khá, giỏi GV gợi ý để các em tự khám phá bộc
lộ mình (ngay trên lớp hoặc tiếp tục về nhà suy nghĩ) qua việc đặt giả thiết, tình
huống nào đó…
4. Tăng cường sử dụng câu hỏi tái tạo, câu hỏi nêu vấn đề, xoáy vào các
điểm sáng thẩm mĩ trong tác phẩm, ở nhân vật với hai mục đích:
- Giờ học phát huy vai trò tích cực, chủ động của HS trong hoạt động nhận
thức, cảm thụ tác phẩm văn học; trong việc ứng dụng các kiến thức, kĩ năng văn
học vào cuộc sống.
- Bài học phải rung lên những cảm xúc đích thực tự đáy lòng, các em cảm
nhận về nhân vật bằng những trải nghiệm tâm lí của chính mình đã từng trải qua,
đó từng nghe thấy, hay dự đoán linh cảm…Do đó, người thầy không chỉ đúng vai
trò truyền thụ mà phải biết cách tổ chức, hướng dẫn HS đi vào đời sống tinh thần
của nhân vật, tức là khám phá nhân vật, chiếm lĩnh tác phẩm. Đảm bảo cung cấp
những kiến thức tinh giản, vững chắc có trọng tâm theo yêu cầu của bài dạy, mục
tiêu của chương trình

22



Cụ thể :
Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Lớp

Số
lượng

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


11A9

40

5

12,5%

20

50,%

15

37,5%

0%

0%

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Dạy học thuộc vào những nghề giàu sáng tạo nhất. Một trong những nghệ
thuật sáng tạo của người giáo viên văn học – người kĩ sư thiết kế cây cầu vô hình
để HS bước vào tác phẩm, vào thế giới nội tâm vốn đầy bí mật của nhân vật – là
giúp HS hiểu, cảm, lĩnh hội, thẩm thấu được những điều phức tạp khó nắm bắt nhất
với tất cả sự tinh tế của nó. Từ đó rút ra cho bản thân mình những bài học nhân
sinh quý giá (Chứ không phải việc đơn giản hóa, sơ lược hóa).
Đề tài này không nằm ngoài mục đích ấy, Tất nhiên, không nên cho đây là
phương pháp tối ưu để vận dụng máy móc cho mọi trường hợp tức là đã “quy cái
lung linh sắc màu của văn học về một vài gam màu cơ bản” mà quên mất rằng

“mọi lí thuyết đều màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi (Gơt). Hơn nữa với
trình độ và thời gian còn nhiều hạn chế, đề tài ắt hẳn còn nhiều khiếm khuyết. Rất
mong nhận được sự góp ý tân tâm của các bạn đồng nghiệp ! Xin chân thành cảm
ơn
Xác nhân của thủ trương đơn vị

Sầm Sơn, ngày 15 thang 04 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm
của mình viết không sao chép.
Người thực hiện

Hoàng Thị Uyên
23


×