Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

SKKN nâng cao hiệu quả dạy học và phát triển năng lực học sinh trường THPT thường xuân 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 36 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT THƯỜNG XUÂN 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC VÀ PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT
THƯỜNG XUÂN 2, THÔNG QUAN VIỆC SỬ DỤNG
ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH VÀ MỘT SỐ PHẦN MỀM
TIỆN ÍCH TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN

Người thực hiện: Nguyễn Văn Sơn
Chức vụ:
Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Toán

THANH HOÁ NĂM 2019


MỤC LỤC

2


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Thực hiện chủ trương của Đảng nhằm “nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin
học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức và thực tiễn. Phát triển khả
năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời.”[1].
Hiện nay mục tiêu của giáo dục đang hướng đến việc hình thành và phát triển


các năng lực và phẩm chất (chung và chuyên biệt) của học sinh (HS), giúp các em
chuẩn bị tốt nhất những năng lực cần thiết cho cuộc sống và công việc. Nhiệm vụ
giáo dục Trung học năm học 2018 – 2019 xác định tập trung xây dựng và thực hiện
kế hoạch giáo dục nhà trường theo định hướng phát triển năng lực HS.
Hệ thống phần mềm trên điện thoại và các thiết bị di động hiện nay ngày càng
phong phú đa dạng như Classbook, ZipGrade, TNMaker, AR Geometry, HP Reveal,
… hỗ trợ rất lớn cho quá trình dạy học của giáo viên cũng như quá trình tự tìm tòi
kiến thức của học sinh.
Ngoài ra trong xu hướng phát triển của thế giới hiện nay hiện nay, khi “cuộc
cách mạng 4.0” đã được bắt đầu, xung hướng IoT (Internet of Things) là một tất yếu,
các tư duy và năng lực có liên quan đến khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học
(STEM) sẽ được ưu tiên phát triển thì việc bồi dưỡng, rèn luyện cho mỗi HS qua từng
bài học là hết sức cần thiết. Đặc biệt với sự phát triển của công nghệ thức tế ảo và
thực tế ảo tăng cường, giúp cho sự tương tác với các đối tượng trong bài học dễ dàng
hơn, trực quan hơn và “thật” hơn.
Từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Nâng cao
hiệu quả dạy học và phát triển năng lực cho học sinh trường THPT Thường Xuân
2, thông qua việc sử dụng điện thoại thông minh và một số phần mềm tiện ích
trong dạy học môn Toán”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu hệ ứng dụng trên Google Play phục vụ công tác dạy học cho giáo
viên và phục vụ hoạt động tương tác của học sinh, giúp các em được trải nghiệm
những bài học một cách trực quan và sinh động hơn, rèn luyện nhiều kỹ năng và khơi
dậy, phát huy những năng lực chuyên biệt của học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Các ứng dụng cho điện thoại thông minh, phục vụ tích cực cho công tác giảng
dạy môn Toán chạy hệ điều hành Android. Đề tài được tôi tiến hành đối với học sinh
các lớp 10C1 và 12A1 trường THPT Thường Xuân 2.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là xây dựng hệ thống các ứng dụng có

mối liên quan thành một hệ các ứng dụng cùng với việc tổ chức các hoạt động kiểm
3


chứng; phương pháp thống kê và xử lý số liệu được sử dụng cho việc đánh giá hiệu
quả của đề tài đến kết quả học tập của học sinh.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Trong xu thế phát triển của nền công nghiệp 4.0, giáo viên cần có những thay
đổi để thích ứng cho công tác giảng dạy của mình trong thời kỳ đổi mới. Hiện nay,
trong nhà trường phổ thông cũng đã được trang bị nhiều công cụ phục vụ cho công
tác giảng dạy như : smart ti vi, bảng tương tác, máy chiếu đa phương tiện…. Để sử
dụng những công cụ này một cách hiệu quả, giáo viên cần trang bị cho mình những
kiến thức cơ bản nhất về công nghệ.
Trên thực tế, giáo viên lên lớp phải mang theo nhiều vật dụng để phục vụ công
tác dạy học của mình như : sách giáo khoa, máy tính cầm tay, sách tham khảo, sách
bài tập, bảng phụ, đồ dùng dạy học… trong thời đại hiện nay những vật dụng này trở
nên nặng nề, cồng kềnh, không thu hút học sinh. Trong quá trình công tác của mình
tôi phát hiện ra tiềm năng của smart phone (hầu như giáo viên nào cũng có) cho công
việc cá nhân của tôi. Toàn bộ sách giáo khoa từ lớp 1 đến 12 tôi có thể lưu trữ và mở
ra trình chiếu sử dụng ngay trên lớp học như sách giáo khoa truyền thống, đồng thời
có nhiều ứng dụng khác khá là hữu ích. Chính vì sự tiện lợi này, tôi muốn được phổ
biến chúng đến từng giáo viên với mục đích gỡ bỏ bớt một phần gánh nặng công việc
giúp giáo viên dành nhiều thời gian hơn để đầu tư chuyên môn của cá nhân.
Với các phương pháp dạy học tích cực hiện nay, các hoạt động đã chú trọng
đến việc xây dựng tình huống có vấn đề từ những thực nghiệm, vấn đề có thực trong
cuộc sống hoặc đưa những vật liệu quen thuộc trong đời sống hang ngày của học sinh
để tác động đến ý thức của người học. Tạo điều kiện để học sinh dễ tưởng tượng sau
đó kết nối với nội dung bài học mang tính khoa học để hiểu rõ vấn đề và phát sinh ý
tưởng.

Hoạt động học tập sáng tạo là một quá trình học tập nó cũng tuân thủ theo quy
trình nhận thức của con người khi học: “quá trình học tập là một quá trình nhận thức
mà trung tâm của quá trình nhận thức là các thao tác trí tuệ và có quy luật. Thao tác
trí tuệ được lặp đi lặp lại nhưng không trùng lên nhau mà theo đường xoáy ốc, được
chia làm 4 giai đoạn: Trải nghiệm, quan sát đối chiếu, trừu tượng hóa khái niệm, hoạt
động thử nghiệm. Từng giai đoạn của quá trình nhận thức đều có cơ sở để phát sinh
sự sáng tạo”(* **).
2.2. Thực trạng của của vấn đề trước khi nghiên cứu
Khối lượng công việc của giáo viên là quá nhiều, hình thức kiểm tra đánh giá
được thay đổi từ kiểm tra tự luận sang hình thức trắc nghiệm cũng khiến quỹ thời
gian của giáo viên dành cho việc xây dựng kế hoạch bài giảng và đề thi tăng lên; hoạt
(***)

Learning StyleInventory, version 3. Tác giả David Kolb. Người dịch Ths. Nguyễn Thị Hằng – Viện nghiên cứu sư
phạm, Đại học Sư phạm Hà Nội (1999).

4


động chấm thi cũng lâu hơn và không phân tích được kết quả bài làm của học sinh,
hoặc nếu có thì công tác thống kê, báo cáo cũng là một công việc quá nặng nề.
Với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc dạy – học đã được hỗ trợ nhiều
trong việc xây dựng những mô hình trực quan với ứng dụng đồ họa đa dạng, đẹp như
các phần mềm: Cabri, GSP, MS PowerPoint,… Nhưng các phần mềm này vẫn còn
hạn chế ở việc chỉ giúp học sinh tiếp cận được các hình ảnh thực tế, mà không được
chạm vào những vật đó. Hạn chế này vẫn là rào cản khiến các em không giải quyết
được các bài toán trong thực tế, nhất là những bài toán mang tính chất cực trị.
Quá trình học thụ động đã dần khiến nhiều học sinh không có nhiều năng lực
sáng tạo, năng lực hợp tác và những năng lực cần thiết khác. Điều này khiến học sinh
gặp không ít khó khăn trong cuộc sống của các em.

2.3. Những sáng kiến và kinh nghiệm đề xuất để giải quyết các vấn đề trên
2.3.1. Sử dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường AR vào dạy học
Chúng ta đã không còn xa lạ với công nghệ thực tế ảo, nhưng “thực tế ảo tăng
cường” thì còn đôi chút mới mẻ. Thực ảo tăng cường (AR là chữ viết tắt của
Augmented Reality) là sự kết hợp của thế giới thật với thông tin ảo, chứ không hề
tách riêng biệt giữa thế giới ảo và thực như (VR - Virtual Reality). Công nghệ AR sẽ
bổ sung những chi tiết ảo được tạo bởi máy tính, smartphone vào thế giới thực để
tăng cường sự trải nghiệm. Người dùng có thể thoải mái tương tác với những nội
dung ảo ngay trong đời thực, như chạm vào, tóm lấy,...
Bởi vậy, khi được đưa vào các tiết học, học sinh không còn phải tưởng tượng
các hình được biểu diễn hay mô tả trên trang giấy nữa, cũng không dừng lại ở việc
quan sát các mô hình đồ họa 2D, 3D được trình chiếu bằng máy tính. Mà học sinh sẽ
được tương tác trực tiếp, được “sờ” vào các vật thể, các khối hình, được điều khiển
chúng, như thực sự chúng đã tồn tại trước mặt các em. Tất cả điều đó sẽ giúp tiết học
thú vị hơn rất nhiều và cũng giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức tốt hơn, bởi kiến
thức đã được đưa vào thực tế gần hơn bao giờ hết.
Đây là công nghệ mới và có tính mở, trong phạm vi đề tài này tôi xin trình bày
2 ứng dụng có liên quan và áp dụng trong việc dạy các khối đa diện. Giáo viên có
đam mê và có khả năng có thể tự lập trình và tạo ra các mô hình đồ họa theo ý muốn,
cũng như phù hợp với từng bài và từng mục đích tương tác.
3.3.1.1. Ứng dụng thực tế ảo tăng cường AR Geometry dạy hình học không
gian
Bằng hình thức sử dụng các Card hình ảnh hoặc hình ảnh được có sẵn trên một
thiết bị khác (điện thoại, máy tính bảng, máy tính …), học sinh sử dụng điện thoại
thông minh, có thể xem hình ảnh 3D hiện lên ngay trước mắt.

5


Ở đó các em có thể xoay tấm card để nhìn thấy nhiều góc cạnh của một hình

ảnh. Từ đó, giúp cho quá trình tìm hiểu của học sinh dễ dàng hơn và ghi nhớ lâu hơn.

Ảnh chụp màn hình điện thoại khi học sinh thao tác
Cách thực hiện
Bước 1. Cài đặt ứng dụng AR Geometry the link dưới đây
/>
Bước 2. Tải các card có sẵn hoặc tự thiết kế các card
Link tải các Card do tôi đã thiết kế, hoặc sử dụng các Card trong phần phụ lục
/>
Bước 3. Chạy ứng dụng và xem các Card, hình ảnh đồ họa sẽ hiện lên và học
sinh có thể tương tác

3.3.1.2. Ứng dụng thực tế ảo tăng cường CleverBooks Geometry
Tương tự như AR Grmetry, nhưng CleverBooks Geometry giúp học sinh có thể
tìm hiểu được nhiều hơn về một hình đa diện, hình tròn xoay như: phân biệt hình,
khối, các mặt, mặt xung quanh khi trải ra trên một mặt phẳng, mặt cắt ….

6


Cách thực hiện
Bước 1. Cài đặt ứng dụng AR Geometry the link dưới đây
/>
Bước 2. Tải các card có sẵn hoặc tự thiết kế các card
Link tải các Card do tôi đã thiết kế dưới đây, hoặc sử dụng các Card trong phần
phụ lục
/>
Bước 3. Lựa chọn hình ảnh và trải nghiệm

Những hình ảnh trải nghiệm CleverBooks Geometry khi card là hình ảnh trên máy tính


Còn một số ứng dụng nữa có sử dụng công nghệ AR, để khai thác các mảng
khác, cách thực hiện là tương tự, các bạn đồng nghiệp có thể tự tìm kiếm trên CH
Play.
2.3.2. Cài đặt và sử dụng ClassBook (Sách giáo khoa điện tử)

Hiện nay trên cả nước đã có một số trường cho phép học sinh sử dụng bộ sách
giáo khoa điện tử do bộ giáo dục phát hành. Phần mềm Classbook cho phép chúng ta
sử dụng bộ sách giáo khoa hiện hành trên các thiết bị điện tử chạy hệ điều hành
Android, iOS và Windows. Website chính thức .

7


Trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm tôi muốn giới thiệu đến mọi người
cách cài đặt và sử dụng phần mềm Classbook trên các dòng máy chạy hệ điều hành
Android.
Link tải phần mềm:
 Android: /> iOS : /> Windows : />
Ngoài ra bạn có thế dùng CH Play đối với Android, App Store đối với iOS để
tìm kiếm và cài đặt dễ dàng.
Đăng ký tài khoản sự dụng Classbook
Để đăng ký tài khoản sử dụng Classbook bạn cần truy cập vào link sau
/>
Điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu và nhấn nút “Đăng ký tài khoản”
Sau khi đăng ký xong bạn có thể đnng nhập vào tài khoản của mình bằng ứng
dụng đã cài trên smart phone.
Tải sách từ kho sách của Classbook

8



Sau khi đăng nhập vào Classbook bằng tài khoản bạn đã đăng ký, chúng ta có
thể xem và lựa chọn những cuốn sách giáo khoa, sách tham khảo trên kho của ứng
dụng phù hợp với nhu cầu của cá nhân.
2.3.3. Cài đặt và sử dụng phần mềm ZipGrade (Chấm bài thi trắc nghiệm)

Với yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình giáo dục phổ thông
hiện nay chuyển dần từ hình thức kiểm tra đánh giá năng lực học sinh dưới dạng bài
kiểm tra tự luận sang dạng bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan. Mỗi bài thi của các
em có số lượng câu hỏi từ 40 đến 50 câu dẫn đến việc tổ chức kiểm tra, chấm bài và
vô điểm tốn khá nhiều thời gian của quý thầy cô. Với mong muốn trợ giúp quý thầy

9


cô nhẹ nhàng hơn cho công việc này tôi xin được giới thiệu phần mềm ZipGrade sử
dụng để tổ chức kiểm tra và chấm bài trắc nghiệm
Trong khuôn khổ bài viết này tôi muốn giới thiệu đến mọi người cách cài đặt
và sử dụng phần mềm ZipGrade trên các dòng máy chạy hệ điều hành Android.
Link tải phần mềm:
 Android:

/>
id=com.zipgradellc.android.zipgrade
 iOS : />
Ngoài ra bạn có thế dùng CH Play đối với Android, App Store đối với iOS để
tìm kiếm và cài đặt dễ dàng. Có cả phiên bản Tiếng Việt và Tiếng Anh. Tôi sẽ hướng
dẫn bằng phiên bản Tiếng Việt.
2.3.3.1. Cài đặt ZipGrade tiếng Việt và đăng ký sử dụng

Sau khi tải về và cài đặt xong các quý thầy cô tiến hành đăng ký một tài khoản
sử dụng cho ZipGrade.

 Tài khoản ZipGrade/Email: Điền email của thầy cô sử dụng.
 Mật khẩu: Điền mật khẩu đăng ký sử dụng ZipGrade.
 Xác nhận mật khẩu: Điền lại mật khẩu giống như trên.
Sau khi điền xong nhấn “Đăng ký tài khoản ZipGrade”. Và từ giờ thầy cô đã
có thể sử dụng phần mềm này rồi.
2.3.3.2. Sử dụng Zipgrade trong kiểm tra trắc nghiệm khách quan
10


a) Quy trình sử dụng Zipgrade
+ Quy trình cơ bản

+ Quy trình nâng cao

b) Chi tiết cách sử dụng ZipGrade
Chuẩn bị phiếu trả lời trắc nghiệm
Zipgrade hỗ trợ 3 mẫu phiếu trả lời trắc nghiệm chuẩn: Mẫu 20 câu, mẫu 50
câu, mẫu 100 câu với đáp án là 5 lựa chọn A, B, C, D ,E. Mỗi mẫu hỗ trợ 5 mã đề,
mặc định đánh dấu là A, B, C, D, E. Người sử dụng cũng có thể tạo ra các mẫu riêng
cho cá nhân để phục vụ nhu cầu đa dạng với số lượng câu linh hoạt, số đáp án lựa
chọn là A, B, C, D thay cho mẫu chuẩn là 5 lựa chọn….
Người sử dụng cũng có thể tạo mẫu tùy chọn để kết hợp trắc nghiệm và tự luận
trên cùng một tờ giấy thi. Tôi có vẽ sẵn một mẫu tùy chọn trong phần phụ lục.

11



Với 3 mẫu mặc định không phù hợp
với nhu cầu sử dụng với hình thức
kiểm tra thi cử của chúng ta nên tôi đã
chỉnh sửa lại cho phù hợp hơn. Với
mỗi mẫu, có thể sử dụng để làm các
bài thi có số câu hỏi nhỏ hơn hoặc
bằng số lượng câu hỏi của mẫu.

 Một mẫu đã chỉnh sửa sử dụng
trong bài kiểm tra định kỳ với yêu cầu
kết hợp trắc nghiệm và tự luận.

Nhập danh sách học sinh
Để nhập danh sách học sinh, trước tiên ta tạo lớp học bằng cách chọn “Lớp
học” trên giao diện chính.





Chức năng tạo lớp học mở ra, nhấn nút “Lớp mới” để tạo ra một lớp học mới.
Nhấn vào tên lớp học nếu muốn sửa lại tên.
Sau khi đã tạo ra các lớp học theo nhu cầu cá nhân, ta tiến hành chọn “Học
sinh” trên giao diện chính.
Chức năng tạo danh sách học sinh mở ra, nhấn nút “Học sinh mới” để tạo ra
một học sinh mới. Nhấn vào tên học sinh nếu muốn sửa lại tên.

12



Thông tin một học sinh gồm : Họ, Tên, ZipGrade ID, ID Mở rộng, Lớp. Ta
phải vào đủ thông tin cần thiết cho một học sinh. ZipGrade hỗ trợ lưu trữ danh sách
lớp,

danh

sách

học

sinh

trên

site

chủ

của

zipgrade

tại

địa

chỉ :

. Chúng ta có thể truy xuất và sao lưu nếu cần thiết. Mặc
định khi tạo một học sinh mới Zipgrade cấp sẵn số ID (số định danh hay còn gọi là số

báo danh), ta có thể sửa lại số ID này nếu cần.
Chấm bài bằng ZipGrade
Để chấm phiếu trắc nghiệm của học sinh ta cần làm theo các bước sau :
Bước 1. Tạo tên bài kiểm tra
Tạo bài kiểm tra mới bằng cách chọn ‘‘Bài kiểm tra’’ trên giao diện chính của
ứng dụng.
Chức năng này hiện ra cho phép ta vào thông tin cho một bài kiểm tra : mẫu
câu hỏi, đáp án.

Nhấn vào nút ‘‘Bài thi mới’’ để tạo ra một bài kiểm tra mới.

13


Cung cấp đầy đủ thông tin cho bài kiểm tra :
Tên bài thi, Phiếu trả lời (Mẫu 20 câu hỏi, mẫu
50 câu hỏi hay mẫu 100 câu hỏi hoặc mẫu tự
tạo), Ngày kiểm tra, … sau đó nhấn OK để tạo
bài kiểm tra.

Bước 2. Nhập bảng đáp án
Sau khi xong thông tin cho bài kiểm tra,
ta tiến hành vào bảng đáp án. Để vào đáp
án, ta nhấn nút ‘‘Sửa đáp án’’ ngay trong
giao diện của bài kiểm tra.
Ta có thể nhập tay đáp án hoặc scan đáp
án cho nhanh hơn, nếu chưa thành thục
ta nên nhập ta cho chuẩn (nội dung này
tôi sẽ trình bày thêm ở phần sau cùng
phụ lục).

Bước 3. Chấm bài
Sau khi vào xong đáp án, ta tiến
hành chấm bài kiểm tra bằng cách chọn
chức năng ‘‘Scan Bài thi’’ và đưa điện
thoại lên trên phiếu làm bài canh bốn ô
vuông ở bốn góc trên phiếu làm bài vào
trong vùng nhìn của phần mềm để phần
mềm tự nhận dạng và chấm điểm.

14


Xem lại kết quả bài làm của học sinh
Muốn xem lại bài làm của học sinh đã được chấm như thế nào ta sử dụng nút
‘‘Xem lại bài thi’’ trong giao diện của bài thi.
Nhấn nút ‘‘Xem lại bài thi’’ phần mềm sẽ hiện toàn bộ bài thi đã chấm cho ta
có thể tra cứu lại. Muốn xem cụ thể bài nào thì ta nhấn vào bài đó.

Xuất dữ liệu kết quả bài kiểm tra về email hoặc lưu trên Driver.
Để xuất kết quả bài kiểm tra về email ta nhấn vào nút có ba dấu chấm
trên giao diện của bài thi.

ZipGrade cho phép chúng ta xuất ở hai dạng : PDF – Papers with Image (File
PDF có kèm theo file ảnh phiếu chấm trắc nghiệm), CSV – Full Data Format (File
CSV chứa dữ liệu về tên học sinh, số báo danh, tên bài thi, điểm bài thi, …)

15


Sau khi chọn một đinh dạng để xuất dữ liệu, ZipGrade cho phép xuất về nhiều

ngồn lưu như sau: qua Bluetooth, Email, Gmail, Lưu vào Driver, qua Wifi.
2.3.4. Ứng dụng N-CAL thay thế cho máy tính cầm tay
/>
Địa chỉ cài đặt và giao diện của ứng dụng

2.3.5. Ứng dụng GeoGebra 3D Graphing Calculator
/>
16


2.3.6. Ứng dụng GeoGebra Geometry
/>
2.4. Nhận xét
Học sinh hứng thú và rất chú ý đến hoạt động thiết kế sản phẩm học tập của
mình. Không một học sinh nào trong lớp làm việc riêng. Có sự trao đổi thì thầm giữa
các học sinh trong nhóm về cách làm để hiển thị được nhiều nội dung nhất của các
khối hình lên sản phẩm.
Khả năng ghi nhớ và tái hiện kiến thức về phần kiến thức có liên quan, khi
được học với tương tác thực tế ảo của học sinh là rất tốt. Việc đánh giá khả năng học
tập sáng tạo của học sinh được tôi xác định thông qua các tiêu chí:
- Học sinh tạo ra được nhiều sản phẩm khác nhau của cùng một nội dung và
mỗi sản phẩm có nét độc đáo riêng chứa đựng thao tác trí tuệ và hoạt động chân tay
của mỗi nhóm học sinh;
- Qua hoạt động học sinh phát hiện ra được mô hình đúng làm cơ sở cho quá
trình khám phá tri thức tiếp theo (lẽ dĩ nhiên cái mới này chỉ là mới với học sinh).
- Trong một giờ tất cả học sinh trong lớp đều chú ý, chăm chỉ, hứng thú trong
hoạt động học tâp.
Hiệu quả từ việc áp dụng các ứng dụng tiện ích sẽ giúp giáo viên tạo ra những
bài học có tính tương tác cao hơn, cuốn hút học sinh hơn. Thời gian dành cho việc
kiểm tra, đánh giá ít hơn mà hiệu quả mang lại của việc thống kê báo cáo tích cực. Từ

đó giúp quá trình tác động trở lại trong hoạt động giáo dục nhanh hơn và hiệu quả
hơn.
2.5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm cho bản thân tôi nhận thấy việc chuẩn
bị bài giảng cần công phu hơn, cần phải hiểu rõ năng lực của học sinh trong lớp để
chuẩn bị những “liều” kiến thức phù hợp, giúp hoàn thành mục tiêu bài dạy cũng như
hình thành và phát huy được nhiều năng lực của học sinh.
17


Bên cạnh đó sáng kiến kinh nghiệm đã mang lại hiệu quả đáng kể trong việc
dạy học. Đối với bản thân và đồng nghiệp khi vận dụng sáng kiến này trong hoạt
động chuyên môn đã tích cực tìm tòi hơn từ các phần mềm máy tính, việc chuẩn bị đồ
dụng và dụng cụ hỗ trợ bài dạy được quan tâm hơn.
Việc học sinh được tổ chức các hoạt động khám phá kiến thức theo phương
pháp trên khiến các em chủ động hơn khi chuẩn bị bài học trước khi đến lớp. Những
năng lực cơ bản của học sinh được thường xuyên rèn luyện, năng lực hợp tác, thuyết
trình được rèn luyện nhiều
Chất lượng bài kiểm tra của học sinh ở lớp thực nghiệm phương pháp này tốt
hơn lớp đối chứng.
Công tác kiểm tra đánh giá đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho giáo viên.
Thời gian để kiểm tra, chấm bài, phân tích chất lượng chỉ còn khoảng 20% so với các
hình thức chấm bài khác, mà chi phí xem như bằng 0, do các tiện ích đều miễn phí.
3. KẾT LUẬN
3.1. Kết luận
Với sự phát triển của xã hội cũng như yêu cầu của thực tiễn về những con
người mới, việc hình thành và phát triển các năng lực, phẩm chất cho học sinh là cần
thiết và là một tất yếu. Qua thực nghiệm đề tài tôi nhận thấy, hiệu quả của đề tài là
tích cực. Học sinh chủ động, sáng tạo trong việc tìm hiểu kiến thức. Việc áp dụng đề
tài theo giúp quá trình nhận thức của học sinh đúng với quy luật nhận thức của loại

người, đó là: “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tương, từ tư duy trừu tượng đến
thực tiễn”.
Đồng thời giúp cho công việc của giáo viên trở nên nhẹ nhàng hơn, có nhiều
thời gian hơn để trau dồi chuyên môn, rèn luyện các kỹ năng. Với một smartphone
hoặc máy tính bảng, giáo viên biết sử dụng kết hợp các phần mền, ứng dụng với nhau
tao ra một công cụ phục vụ đắc lực cho công tác giảng dạy của mình. Phần mềm
ZipGrade Việt hóa đã giúp cho hoạt động chấm bài kiểm tra trắc nghiệm có kết quả
chính xác, nhanh chóng. Việc tổ chức kiểm tra không còn vất vả cho thầy cô giáo
nữa. Phần mềm Classbook giúp giáo viên không cần bận tâm đến việc tra cứu kiến
thức truyền đạt cho học sinh xuyên suốt từ lớp 1 đến 12. Phần mềm NCALC giúp
giáo viên có thể hướng dẫn trực quan cho học sinh trong sử dụng máy tính điện tử
cầm tay thông qua kết nối không dây từ smartphone đến tivi, máy chiếu. Trong thời
gian đến, với mong muốn của bản thân phổ biến rộng rãi hơn nữa đến tất cả giáo viên
toàn tỉnh và toàn ngành công năng của tất cả các phần mềm này, đồng thời phổ biến
hiệu quả và sự tiện lợi của ZipGrade, Classbook, NCACL để ai ai cũng sử dụng
3.1. Kiến nghị
Nội dung của đề tài đã được tôi cùng đồng nghiệp thực nghiệm tại đơn vị và
hiệu quả đã được tập thể đánh giá tốt, những học sinh được học theo phương pháp
này có kết quả học tập tốt hơn, khả năng thao tác với các khối hình không gian linh
hoạt hơn, chính xác hơn. Vì vậy tôi đề xuất công bố đề tài này để nhiều đồng nghiệp
có thể nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn. Để thực hiện tốt việc dạy học theo đề tài
này, các bạn đồng nghiệp cũng như các nhà quản lý nhà trường cần tạo điều kiện về
18


thời gian cũng như tổ chức tốt hơn việc làm mới, cải tiến nhưng dụng cụ dạy học, tổ
chức cemina để xác định các “chất liệu” phù hợp có trong thực tế để đưa vào bài học,
lớp học
Nội dung của đề tài được thực hiện với bộ môn Toán, tuy nhiên các ứng dụng
thức tế ảo tăng cường AR và các tiện ích đã trình bày, có thể sử dụng để dạy học

nhiều môn học khác, vì mỗi ngành đều có những ứng dụng được phát triển phù hợp.
Vì vậy, các thầy cô và các anh chị đồng nghiệp có thể tự tìm kiếm ứng dụng tương tự,
cách thực hiện cũng tương tự như các ứng dụng đã trình bày ở trên./.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 4 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.

Nguyễn Văn Sơn

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị quyết số 29-NQ/TW (Khóa XI), ngày 4/11/2013 “về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
2. Tuyển tập Tâm lý học. Người dịch: Nguyễn Đức Hưởng, Dương Diệu Hoa,
Phan Trọng Ngọc. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội (1997).
3. Learning StyleInventory, version 3. Tác giả David Kolb. Người dịch Ths.
Nguyễn Thị Hằng – Viện nghiên cứu sư phạm, Đại học Sư phạm Hà Nội
(1999).
4. Tạp chí Dạy và học ngày nay.
5. .
6. .
7. .

20



DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH
GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO
HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả:
Chức vụ và đơn vị công tác:

NGUYỄN VĂN SƠN
Giáo viên trường THPT Thường Xuân 2

TT

Tên đề tài SKKN

1.

Sử dụng hiệu ứng Trigger
trong MicroSoft PowerPoint

2.

Năm học
đánh giá xếp
loại

Sở

C


2008 – 2009

Sở

C

2011 - 2012

Sở

C

2015 – 2016

Sở

C

2016 – 2017

nâng cao hiệu quả bài giảng
Phân loại và đề xuất giải các
bài toán giải tam giác bằng
phương pháp tọa độ trong

3.

Kết quả
Cấp đánh

đánh giá
giá xếp loại
xếp loại
(Phòng, Sở,
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)

mặt phẳng
Tổ chức hoạt

động trải

nghiệm sáng tạo góp phần
nâng cao hiệu quả dạy học
hình học không gian cho học
sinh lớp 12 trường THPT
4.

Thường Xuân 2
Đổi mới phương pháp dạy học
chủ đề hàm số bậc nhất, hàm
số bậc hai (Đại số 10 – Cơ
bản), góp phần phát huy tư duy
sáng tạo và năng lực tự học của
học sinh trường THPT Thường
Xuân 2

21



PHỤ LỤC
Phụ lục 1:

BẢNG PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

1. Thông tin học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
Đề tài được tôi thực hiện tại lớp 12A2 với 40 học sinh, lớp đối chứng là lớp
12A3 với 36 học sinh. Thông tin ban đầu về hai lớp khá tương đồng về tỉ lệ
nam nữ; về phần trăm xếp loại học lực môn Toán năm học 2014 – 2015.
Lớp

Sĩ số

Nữ

12A1

40

24

12A2

36

23

Xếp loại học lực môn Toán năm học 2014 - 2015
Giỏi

Khá
Trung bình
Yếu
Kém
12.5% 25.0%
35.0%
27.5%
0.0%
5
10
14
11
13.9% 21.1%
38.9%
25.0%
0.0%
5
8
14
9

2. Kết quả sau tác động.
Kết quả sau tác động, được đánh giá bằng kết quả bài kiểm tra chương I ở hai lớp.
2.1.Bảng phân bố tần số điểm của hai lớp.
Lớp

12A1
12A2
2.2.




Điểm

số

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
40 0 0 0 0 4 9 7 7 6 5 2
36 0 0 0 3 5 9 6 5 3 4 1
Bảng xếp loại học lực môn Toán qua bài kiểm tra

Lớp

Sĩ số

Nữ

12A2
12A3

40
36

24
23

Trung
bình
6.63
5.97


Độ
lệch
chuẩn
2.77
3.47

Xếp loại học lực môn Toán năm học 2014 - 2015
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
17.5% 32.5%
40.0%
10.0%
0.0%
16.6% 22.2%
41.7%
29.5%
0.0%

22


Phụ lục 2
Một số Card sử dụng cho Ứng dụng CleverBooks Geometry

Phụ lục 3
Một số Card sử dụng cho ứng dụng AR Geometry


23


24


25


×