Tải bản đầy đủ (.pdf) (259 trang)

Kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở sách chuyên khảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.89 MB, 259 trang )

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
PGS.TS. Nguyễn Văn Dần
PGS.TS. Trần Xuân Hải

KINH TÊ v ỉ MÔ

TT TT-TV * ĐHQGHN

i NHA xu A T BÁN TÀI CHÍNH


HỌC VIỆN TAI CHINH
PGS. TS. NGUYỄN VĂN DAN
PGS. TS. TRẦN XUÂN HẢI
(Đồng chủ biên)

KINH TÊ VĨ MÔ
CỦA NỀN KINH TỂ MỞ
(Sách chuyên khảo)

NHÀ XUẤT BẢN TÀI CHÍNH
HÀ NỘI - 2009


Lỏi nói đầu

LỜI NÓI ĐẦU
Những năm gần đây, nền kinh t ế nước ta luôn vận
động, đổi mới và phát triển nhất là từ khi Việt Nam ra
nhập WTO đã xuất hiện những nhân tô" mới tham gia
vào sự vận động của nền kinh tế. Từ đó đòi hỏi từ nhận


thức đến vận dụng những nội dung kinh tê học vĩ mô
trong quản lý nền kinh t ế cũng phải thay đổi cho phù
hợp với điều kiện hiện nay. Chính vì vậy, tập thể giảng
viên của Học viện Tài chính tổ chức biên soạn cuốn sách

“K in h tê v ĩ m ô c ủ a n ê n k i n h t ế m ở ” nhằm góp phần
phục vụ công tác đào tạo đại học, sau đại học khối kinh
tế. Đồng thòi cũng đóng góp những nội dung cơ bản cho
quá trình quản lý, điều hành vĩ mô nền kinh t ế của Nhà
nước.
Cuốn sách do PG S.T S.

Nguyễn Văn

Dần và

PGS.TS. Trần Xuân Hải đồng chủ biên và cùng tham
gia chỉnh sửa lần này có các giảng viên đã nhiều năm
giảng dạy kinh t ế học vĩ mô của Học viện Tài chính,
gồm: PGS.TS. Nguyễn Văn Dần; PG S.T S. Trần Xuân
Hải; TS. ĐỖ Thị Thục; ThS. Nguyễn Thu Nga; ThS.
3


KINH TẾ V ỉ M Õ CỦA NỀN KINH TẾ M ỏ

Phạm Quỳnh Mai; ThS. Nguyễn Thị Việt Nga; ThS. Hồ
Thị Hoài Thu; ThS. Hoàng Thuỷ Yến.
Trong quá trình biên soạn, tập thể tác giả đã lao
động khoa học nghiêm túc để lựa chọn và cập nhật

những kiến thức mới, hiện đại để hoàn thành cuốn sách
với chất lượng cao nhất và phù hợp với nền kinh tế Việt
Nam. Song cuốn sách được xuất bản trong tình hình
nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc
tế, hơn nữa kinh t ế học vĩ mô lại bao gồm nhiều tri thức
bao trùm nền kinh tế và luôn thay đổi không ngừng
cùng với sự vận động và thay đổi của các nền kinh t ế
khác cũng như kinh t ế thê giới. Vì vậy, cuốn sách này
chắc chắn không tránh khỏi những nội dung chưa thật
hoàn chỉnh cần được bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp
hơn. Tập thể tác giả chân thành cầu thị các ý kiến đóng
góp của các nhà khoa học và bạn đọc để cuốn sách được
hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau.

H à nội, tháng 06 năm 2009
TẬP TH Ể TÁC GIẢ

4


Chương 1: Hoạt động kinh tế quốc tế

Chương 1

HOẠT ĐỘNG KINH TẾ QUÔC t e
1. THƯƠNG MẠI QUỐC T Ế VÀ THỊ TRƯỜNG
T H Ế GIỚI

1.1. Thương mại quốc tế
1.1.1. Khái niệm

Trong điều kiện của nền kinh tế mở, các nước đều
tham gia vào quá trình trao đổi và phân công lao động
quốc t ế nhằm khai thác những lợi th ế từ bên ngoài,
phát huy tốì đa tiềm năng, lợi th ế bên trong để thực
hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Thương m ại quốc t ế là chỉ hoạt động trao đổi hàng
hóa, d ịch vụ uà kỹ thuật giữ a các nước (các khu vực) trên
t h ế giới. Nó bao gồm toàn bộ quan hệ trao đổi hàng hóa,
dịch vụ và kỹ thuật giữa các chủ thể cư trú tại các quốc
gia khác nhau. Xét từ góc độ một quốc gia, hoạt động trao
đổi quốc tế này được gọi là kinh tế đối ngoại của nước
này. Nhưng nếu xem xét từ phạm vi quốc tế, sự tổng hoà
kinh tế đối ngoại của các nước (các khu vực) trên thế giới
5


KINH TẾ V ĩ M Ô CỦA NÊN KINH TẾ M Ỏ

đã Cấu thành nên thương mại quốc tê hay còn gọi là
thương mại thế giới. Phạm vi của thương mại thê giới rất
rộng, phương thức giao dịch đa dạng, quan hệ thưdng
mại đan xen phức tạp.

1.1.2. P h ân loại thương m ại quôc tế
Theo h ìn h thái củ a đôi tượng trao đôi, thươ ng
mai quốc tê được ch ia thành:
- Thương mại hữu hình. Thương mại hàng hoá là

hình thức thương mại truyền thông trong thương mại

quốc tế, do xuất nhập khẩu hàng hoá cấu thành nên.
Đồng thời, hàng hoá có hình thái vật chất hữu hình nên
trao đổi hàng hoá còn gọi là thương mại hữu hình.
- Thương mại vô hình, là chỉ xuất nhập khẩu dịch
vụ và kỹ thuật ở hình thái phi vật chất. Thương mại vô
hình chủ yếu bao gồm vận tải, bảo hiểm, tài chính tiền
tệ, du lịch, bưu chính viễn thông... Thương mại kỹ
thuật trong thương mại quốc tê bao gồm buôn bán các
kiến thức kỹ thuật đơn thuần và buôn bán máy móc kỹ
thuật có liên quan đến chuyển giao kỹ thuật. Đây là
thành quả của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần
thứ nhất trên phạm vi toàn th ế giới. Ban đầu nó là
thương mại vô hình, nhưng do quy mô và địa vị của lĩnh
vực buôn bán này ngày càng phát triển nên nó được
tách ra thành một bộ phận độc lập.
6


Chương 1: Hoạt động kinh tế quốc tế

Theo h ư ớ n g chảy củ a th ư ơ n g m ại có t h ể chia
t ìư ơ n g m ai quốc t ế thành:
- Thương mại xuất khẩu. Đây là những hàng hoá,
dch vụ và kỹ thuật được một nước đưa ra nước ngoài.
- Thương mại nhập khẩu. Những hàng hoá, dịch
VI và kỹ thuật của nước ngoài đưa vào trong nước.
- Quá cảnh. Mua bán quá cảnh là việc hàng hoá
níớc A đi qua nước B để vận chuyển vào nước c . Đối với
rước B mà nói, đây chính là buôn bán quá cảnh.


Theo b iên giới quốc g ia hay c ử a k h ẩ u biên
gới, th ư ơ n g m a i quốc t ế đ ược ch ia th à n h :
- Thương mại tổng hợp. Là hoạt động thương mại
Xiất nhập k h ẩu lấy biên giới quốc gia làm tiêu chuẩn

piân chia. Tất cả các hàng hoá nhập cảnh đều liệt vào
hàng nhập, tất cả các hàng hoá xuất cảnh đều liệt vào
hàng xuất khẩu. Tổng kim ngạch xuất cộng tổng kim
rgạch nhập được gọi là tổng kim ngạch mậu dịch của
nột nưóc.
- Thương mại chuyên ngành. Hoạt động thương
nại dùng để chỉ buôn bán xuất nhập khẩu lấy cửa khẩu
Hên giới làm tiêu chuẩn phân chia. Sau khi hàng hoá
IƯỚC ngoài nhập cảnh, nếu tạm thời cất trữ trong kho
Ìgoại quan hoặc để ở các khu đặc biệt khác để sử dụng
7


KINH TẾ V ĩ M Ô CÙA NÊN KINH TẾ M Ỏ

mà chưa nhập cảnh thì đều không được liệt vào nhập
khẩu. Chỉ có các hàng hoá nhập cảnh từ nước ngoài vào
và những hàng hoá lấy từ các kho bảo lưu thuế để nhập
cảnh vào thì mới được liệt vào nhập khẩu chuyên
ngành. Những hàng hoá của nước mình được vận
chuyển từ trong nước xuất cảnh ra nước ngoài và những
hàng hoá sau khi nhập khẩu, đã được gia công chế biến
và vận chuyển ra khỏi cửa khẩu biên giới thì mới liệt
vào xuất khẩu chuyên ngành. Kim ngạch xuất khẩu
chuyên ngành và kim ngạch nhập khẩu chuyên ngành

được gọi là tổng kim ngạch thương mại chuyên ngành.

Căn c ứ vào việc có nước t h ứ ba làm môi giới
hay không, th ư ơ n g m ại quốc t ế đ ư ợ c ch ia th à n h :
- Mua bán trực tiếp. Việc trao đổi hàng hoá được
tiến hành trực tiếp giữa các nước sản xuất ra hàng hoá
với nước tiêu dùng hàng hoá.
- Mua bán gián tiếp. Nước sản xuất hàng hoá tiến
hành mua bán hàng hoá với nước tiêu dùng hàng hoá
thông qua nước thứ ba.
- Mua bán chuyển khẩu. Nước sản xuất hàng hoá
tiến hành mua bán hàng hoá với nước tiêu dùng hàng
hoá thông qua nước thứ ba, thì nước thứ ba này được gọi
là mua bán chuyển khẩu.

8


Chương 1: Hoạt dộng kinh tế quốc tế

1.1.3. Đặc điểm củ a thương m ại quốc tê
Hoạt động thương mại quốc tế diễn ra trên thị
trường th ế giới. Có thể là thị trường toàn thế giới, thị
trường th ế giới khu vực hoặc một nhóm các nước trong
một tổ chức kinh tê quốc tế. ở đó diễn ra các hoạt động
mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các bên tham gia trao
đổi.
Chủ thể tham gia thương mại quốc tế là những chủ
thể thuộc các quốc gia khác nhau. Những chủ thể này có
thể là các doanh nghiệp (doanh nghiệp nhà nước, doanh

nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm
hữu hạn...), các tổ chức (tổ chức chính trị, chính trị - xã
hội, đơn vị hành chính - sự nghiệp) và cá nhân.
Sau cuộc đại chiến thế giới lần thứ II, trên cơ sở
của cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ ba và sức sản
xuất th ế giới được nâng cao, dưới ảnh hưởng của sự
phát triển của quan hệ sản xuất quốc tế, dưới sự thúc
đẩy của việc xuất khẩu tư bản và chính sách tự do hoá
thương mại. T h ư ơ n g mai quốc tê có một sô đ ă c điểm

sau:
Môt là, th ư ơ n g mai quốc t ế p h á t triển n h a n h .
Biểu hiện ở sự tăng trưởng tuyệt đối của tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu, tốc độ tăng trưởng thương mại
nhanh hơn tốc độ tăng trưởng sản xuất. Phạm vi và sô"
9


KINH TẾ V ĩ M Ô CỦA NÊN KINH TẾ M Ỏ

lượng các hàng hoá tham gia thương mại ngày càng
được mở rộng. Sự xuất hiện và phát triển của các cộng
đồng và các tổ chức hợp tác kinh tế mang tính khu vực
đã làm cho thương mại quốc tế trong khu vực đã có sự
phát triển mạnh mẽ. Sau chiến tranh th ế giới thứ II, tỷ
trọng các công ty đa quốic gia trong- sản xuất thế giới
ngày càng lớn, kim ngạch tiêu thụ đã chiếm hơn 70%
tổng kim ngạch xuất khẩu của th ế giới tư bản, buôn bán
trong nội bộ công ty xuyên quốc gia đã trở thành hình
thức thương mại khiến cho người ta thán phục trong

lĩnh vực thương mại thê giới.

H ai là, địa vị các nước k h á c n h a u p h á t triển
k h ô n g că n bằng. Khoảng cách giữa các nước phát
triển và đang phát triển càng ngày càng rõ. Các nước
phát triển thì tỷ trọng thương mại ngày càng tăng,
trong khi các nước đang phát triển lại đang có nguy cơ
giảm sút nghiêm trọng.

B a là, cơ câ u h à n g hoá trong th ư ơ n g m a i
quốc tê có biến đổi to lớn. Tỷ trọng thành phẩm trong
thương mại quốc t ế được mở rộng, tỷ trọng sản phẩm sơ
chế giảm. Trong buôn bán trao đổi hàng chế phẩm công
nghiệp thì tỷ trọng hàng hoá tư bản và hàng hoá tiêu
dùng lâu bền được mở rộng, tỷ trọng sản phẩm công
nghiệp nhẹ và may mặc giảm. Trong buôn bán hàng scf
chế, tỷ trọng nhiên liệu được mở rộng, tỷ trọng của
10


Chương 1: Hoạt dộng kinh tế quốc tế

nguyên vật liệu và thực phẩm giảm. Nguyên nhân chủ
yêu là nhu cầu của thị trường th ế giới đối với hàng hoá
sơ chê giảm đi trong khi đối với hàng hoá chế phẩm
công nghiệp lại tăng lên. Ngoài ra. Thay đổi của hệ
thông giá cả của thị trường thế giới bất lợi cho các nước
sản xuất các sản phẩm sơ chế, đã làm cho điều kiện
buôn bán sản phẩm của những nước này xấu đi.


B ố n là , xu t h ế t á p đ o à n h o á k h u vự c m ậ u
d ị c h đ ư ợ c t ă n g cư ờ n g . Sự phầt triển không cân bằng
của nền kinh tê thế giới, đã sản sinh xu th ế đa cực hoá,
cạnh tranh thị trường ngày càng khốc liệt. Chủ nghĩa
mậu dịch lại trỗi dậy. Một nước đơn độc khó mà đứng
vững và phát triển, hàng loạt-các tập đoàn thương mại
mang tính khu vực liên tiếp được thành lập. Giữa các
nưóc thành viên trong nội bộ tập đoàn giảm thuế cho
nhau, phá bỏ hoặc giảm bớt hàng rào thuế quan, giành
cho nhau nhưng ưu đãi, tăng cường kiểu hợp tác kinh
t ế đa phương, làm cho thương mại trong nội bộ tập
đoàn tăng trưởng nhanh chóng, thúc đẩy sự phát triển
của thương mại quốc tế.
Thương mại quốic tế có tác dụng rất quan trọng đối
với việc điều chỉnh cân bằng cung và cầu thị trường
trong nước, điều hoà sự mất cân đối xuất hiện trong nền
kinh tế quốc dân. Từ khi mở cửa đến nay, chúng ta đã
đưa ra chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế đối
11


KINH TẾ V Ĩ M Ô CỦA NÊN KINH TẾ M Ỏ

ngoại theo yêu cầu của quy phạm thương mại quốc tê,
cải cách hơn nữa thể chế ngoại thương, đẩy nhanh
chuyển đổi cơ chê kinh doanh của các doanh nghiệp
ngoại thương, đẩy nhanh sự hội nhập kinh tế trong
nước vởi nền kinh tế thế giới.

1.2. Thị trường thế giói

1.2.1. Khái niêm
Hoạt động thương mại quốc tế diễn ra trên thị
trường thế giới, đó là nơi diễn ra các hoạt động mua
bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các nước. Trong
điều kiện hội nhập kinh tê quốc t ế ngày nay, có những
giao dịch quốc tế diễn ra trên phạm vi lãnh thổ quốc gia
nhưng không bị chi phôi bởi pháp luật của quốc gia đó,
nhưng cũng có những giao dịch quốc tế diễn ra ngoài
phạm vi lãnh thổ nhưng lại bị chi phôi bởi pháp luật
của quốc gia đó. Đứng trên góc độ của quốc gia, thị
trường thế giới bao gồm toàn bộ các giao dịch quốc tế
diễn ra ngoài phạm vi lãnh thổ hải quan của quốc gia
đó.

Thị trường thê giới là lĩn h vực trao đ ổi h àn g hoá
giữ a các nước trên t h ế giới, là tổng h oà củ a lưu thông
h àn g h oá giữ a các nước có liên qu an đến p h â n công
quốc tế. Thị trường thế giới và phân công quốíc t ế có
quan hệ mật thiết với nhau, là điều kiện của nhau. Sự
12


Chương 1: Hoạt dộng kinh tế quốc tế

phát triển đến một trình độ nhất định của phân công
quốc tê là cơ sở để hình thành nên thị trường thê giới.
Cùng với sự phát triển của phân công quốc tế và thương
mại quốc tế, thị trường thế giới đã được hình thành và
phát triển. Thị trường trong nước là một bộ phận không
thể tách rời và là cấu thành hữu cơ để hình thành nên

thị trường thế giới, tuy nhiên thị trường th ế giới không
phải là tổ hợp và tổng hợp cơ học của thị trường các
nước. Nó là một hệ thống hữu cơ và giao thoa lẫn nhau
mang tính th ế giới được hình thành khi thị trường các
nước và khu vực đột phá vượt ra khỏi phạm vi một nước
để mở rộng ra ngoài.

1.2.2. Đ ặc trứ n g củ a thị trư ờn g thê giới
Thị trường thế giới phát triển và mở rộng cùng với
sự ra đòi và phát triển của phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa. Các nước tư bản phát triển giữ vị trí thống
trị, có tác dụng chủ đạo trên thị trường th ế giới, các quy
luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản đã thống trị và quy
định sự phát triển của thị trường th ế giới. Vì vậy, thị
trường th ế giới có những đặc trưng cơ bản sau đây:

T h ứ nhất, tính bất bình đ ẳ n g c ủ a thị trư ờ n g
t h ế giới.
Với mục tiêu là tối đa hoá lợi nhuận, thị trường th ế
giới phát triển mạnh mẽ với trung tâm là các nước tư
13


KINH TẾ V ĩ M Ô CỦA NÊN KINH TẾ M Ỏ

bản phát triển. Các nước đang và kém phát triển bị lôi
cuốn vào vòng xoáy lưu thông hàng hoá quổc tế, nhưng
hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu sản xuất của các nước
phát triển. Các nước tư bản chủ nghĩa phát triển đã
biến rất nhiều nưốc đang và kém phát triển thành thị

trường tiêu thụ hàng hoá, nơi cung cấp nguyên vật liệu,
nơi đầu tư, tiến hành trao đổi bất bình đẳng, tiến hành
bóc lột và cướp đoạt đối với tài nguyên của những nưốc
nghèo. Vì vậy, sự giầu mạnh của những nước phát triển
với điều kiện là sự nghèo khó yếu kém của các nước kém
phát triển.

T h ứ hai, tính tự p h á t của thị trư ờ n g thê giới.
Thị trường th ế giới phát triển một cách tự phát
trong khi chủ nghĩa tư bản mở rộng trên phạm vi toàn
thế giới. Các quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản phát
huy tác dụng trên thị trường một cách tự phát, Xét
trong nội bộ một nước, tác dụng tự phát của quy luật giá
trị thặng dư đã làm cho sản xuất và trao đổi tư bản chủ
nghĩa một cách mù quáng và mỏ rộng, dẫn đến tích luỹ
của cải của giai cấp tư sản và sự bần cùng hoá của giai
cấp vô sản. Nhưng trên thị trường thế giới, tác dụng tự
phát của quy luật này lại dẫn đến sự phân hoá giữa các
nước, tạo khoảng cách ngày càng lớn giữa các nước phát
triển và kém phát triển. Tính tự phát của quy luật cạnh

14


Chương 1: Hoạt dộng kinh tế quốc tế

tranh vậ sản xuất vô chính phủ tất yếu sẽ khiến cho sức
lao động và tư liệu sản xuất được phân phôi một cách tự
phát giữa các ngành, giữa các nước.


T h ứ ba, tính k h ô n g Ổn d in h c ủ a thỉ trư ờ n g
t h ể giới.
Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển theo chu
kỳ. Điểu này là kết quả của nền kinh tê phát triển
không cân bằng và tác động của các quy luật kinh tế.
Khủng hoảng thừa mang tính cố hữu của chủ nghĩa tư
bản ngày càng có tính quốc tế. Nó làm nghiêm trọng
thêm những biến động của thị trường th ế giới, thông
qua cạnh tranh khốc liệt của các tập đoàn nhằm giành
giật những điều kiện thuận lợi của thị trường và tối đa
hoá lợi nhuận. Tính không ổn định của thị trường biểu
hiện như: tăng trưởng kim ngạch thương mại quốc tế
không Ổn định, giá cả hàng hoá, địa vị của các nước trên
thị trường thẹ giới...

T h ứ tư, tính l ủ n g đoan củ a thị trư ờ n g t h ế
giới.
Chủ nghla tư bản phát triển lên đến giai đoạn của
chủ nghĩa đê quốc, lũng đoạn đã thay th ế cạnh tranh và
chiếm vị trí thống trị. Thị trường thế giới trở thành nơi
để các nước tư bản chủ nghĩa chủ yếu tổ chức lũng đoạn
thông trị và cạnh tranh. Sau khi đã không chế thị
15


KINH TẾ V ĩ M Ổ CỦA NÊN KINH TẾ M Ỏ

trường nội địa, tư bản các nước đã thực hiện rộng rã i
cấu kết với nhau lũng đoạn thị trường, thành lập nhữnig
các-ten xuất khẩu đế thực hiện độc quyền bán, thành

lập các các-ten nhập khẩu để thực hiện độc quyền mua
đổi với toàn bộ thị trường thế giới.

T h ứ năm, tính c a n h tra n h củ a thi trư ờ n g t h ê
giới.
Lũng đoạn và cạnh tranh song song tồn tại là đặc
điểm quan trọng của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa hiện
nay, cũng là đặc trưng cơ bản của thị trường th ế giới tư
bản chủ nghĩa. Chê độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu s ả n
xuất là nguyên nhân cơ bản của lũng đoạn không t h ể
xoá bỏ cạnh tranh, lũng đoạn giá, đẩy lợi nhuận lên cao
đã cung cấp điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Đa sô' các nước đã áp dụng chính sách khuyến khích
xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu để chiếm lĩnh t h ị
trường thê giới. Cùng với sự phát triển của thị trường
th ế giới, phương thức cạnh tranh trên thị trường th ê
giới ngày càng phức tạp. Ngoài phương thức cạnh tranhi
về giá, các tổ chức lũng đoạn còn rất chú trọng đến các
hình thức cạnh tranh phi giá cả. sử dụng nhiều hìnhi
thức thương mại quốc t ế như: đấu thầu, trao đổi hàng;
lấy hàng... để chiếm đoạt thị trường nước ngoài. Tất cả.

16


Chương I: Hoạt dộng kinh tê quốc tê

các điều này đã càng khiến cho thị trường thế giới cạnh
tranh ngày càng khốc liệt.


1.2.3. Xu hướng phát triể n củ a thị trư ờn g th ế
giới
T h ứ nhất, h ìn h th àn h thi trư ờ n g t h ế giới
thống nhất: Toàn cầu hóa kinh tế là sự phát triển tất
yếu của thời đại, là xu th ế phát triển của xã hội loài
người. Đó là tiến trình biến các nền kinh t ế quôc gia
thành một bộ phận của thị trường thế giới, trong đó mọi
hoạt động đều diễn ra trong mối liên hệ và phụ thuộc
lẫn nhau. Các hoạt động này chủ yếu bao gồm hoạt
động sản xuất, xuất nhập khẩu, đầu tư quốc tế, chuyển
giao công nghệ, dịch vụ tài chính, ngân hàng và giao lưu
văn hóa v.v. trên cơ sở một thể chế thông nhất.
Tổ chức Thương mại th ế giới - WTO ra đời thay thê
cho Hiệp định chung về thuế quan và thương mại
GATT, tiếp tục thực hiện tự do hóa thương mại, đồng
thời đặt ra các luật lệ và quy tắc buôn bán giữa các nước
thành viên. Hiệp định của WTO bao trùm bốn nội dung:
(1) Hiệp định về thương mại hàng hóa; (2) Hiệp định về
thương mại dịch vụ; (3) Hiệp định về quyền sở hữu trí
tuệ và (4) Hiệp định về giải quyết tranh chấp. Hiệp định
được xây dựng trên nguyên tắc không phân biệt đối xử,
tất cả các nước thành viên đều được hưởng đãi ngộ tối
ĐAI h o c Q í i ô c q ia h à NÔ|

TRUNG TÂM THÕ NG TIN THƯ VIÊN
V

.

rJ


/

(148P9A

17


KINH TẾ V ĩ M Ô CỦA NÊN KINH TẾ M Ỏ

huệ quốc và đãi ngộ quõíc gia; cắt giảm thuế quan và mở
cửa thị trường; xóa bỏ các biện pháp phi thuê quan;
minh bạch và công khai chính sách thương mại. Theo
quy định của WTO, các nước thành viên phải tham gia
toàn bộ bốn Hiệp định mà không có lựa chọn nào khác.
Tuy nhiên, trong đàm phán, các nước thành viên có thể
lựa chọn mức độ và thời gian thực hiện cam kết.
Với hầu hết các quốc gia trên thế giới là thành viên
của Tổ chức Thương mại th ế giới (WTO) phải tuân theo
những nguyên tắc của hiệp định, tuân thủ luật chơi
chung mà WTO đã đề ra, từ đó hình thành một thị
trường th ế giới thông nhất. Mỗi quốc gia, thành viên
của thị trường th ế giới đều có quyền và nghĩa vụ ngang
nhau trong quan hệ kinh t ế quốc tế, cùng chịu sự ràng
buộc của các luật lệ, quy tắc chung, đồng thòi phải thực
hiện chính sách thương mại hướng vào mục tiêu chung
của tất cả các nước thành viên.

T h ứ hai, chuyển từ c a n h tra n h g i ữ a c á c quốc
g ia s a n g c a n h tra n h g i ữ a các c ô n g ty x u y ên quốc

g ia trong một n g à n h : Cùng vối sự phát triển của các
công ty xuyên quốic gia, tính chất cạnh tranh sẽ thay đổi
từ cạnh tranh về sản phẩm giữa các quốc gia trên thế
giới sang cạnh tranh về sản phẩm giữa các công ty
xuyên quốíc gia. Các công ty này căn cứ vào lợi thế so
sánh ở từng khu vực khác nhau để xây dựng các nhà
18


Chương ì: Hoạt dộng kinh tế quốc tế

máy sản xuất từng chi tiết, bộ phận của một sản phẩm.
Nói cách khác, mỗi công đoạn sản xuất được đặt tại
quôc gia có lợi thê so sánh để sản xuất các chi tiết của
một sản phẩm hoàn chỉnh, đảm bảo sản phẩm cuối cùng
có được chất lượng tốt nhất, giá thành rẻ nhất, có năng
lực cạnh tranh quốc tê cao nhất.
Hiện nay có khoảng hơn 40 nghìn công ty xuyên
quốc gia trên th ế giới. Năng lực sản xuất chiếm hơn
40% giá trị sản xuất thế giới, giá trị thương mại chiếm
từ 50% - 60%, 80% bản quyền kỹ thuật và 90% đầu tư
trực tiếp. Các công ty này không những bành trướng
quy mô ra khắp các quốc gia trên th ế giới, mà còn thúc
đẩy toàn cầu hóa trong việc phân phối tài nguyên, sức
lao động, thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế. Họ muôn nhất
thể hóa và hợp lý hóa các hoạt động kinh tế của họ ở tất
cả các nước mà họ có mặt. Điều đó góp phần thay đổi
tính chất cạnh tranh trên thị trường thế giới, chuyển từ
cạnh tranh giữa các quốc gia sang cạnh tranh giữa các
công ty xuyên quốc gia trong một ngành.

2. GIÁ T R Ị QUỐC T Ế VÀ GIÁ CẢ QUỐC T Ế

2.1. Giá trị quốc tế
Trên thị trường thê giới, trao đổi hàng hoá giữa các
nước được tiến hành trên cơ sở giá trị quốc tế. Giá trị
quốc t ế là giá cả thị trường của hàng hoá trong trao đổi
19


KINH TẾ V ĩ M Ô CỦA NÊN KINH TẾ M Ỏ

buôn bán trên thị trường thế giới. Giá trị quốc t ế không
quyết định bởi giá trị cá biệt của trong nước, mà do hao
phí lao động bình quân thế giới quyết định. Giá trị quốc
tế của hàng hoá được hình thành và phát triển trên cơ
sở giá trị cá biệt của hàng hoá trong nước và là hình
thức biểu hiện giá trị cá biệt trong nước ở giai đoạn phát
triển tương đốì cao của kinh tê hàng hoá.

Giá trị cá biệt củ a h à n g hoá ở trong nước là
giá trị hàng hoá hoặc giá trị xã hội của hàng hoá do thòi
gian lao động hao phí cần thiết để một nước sản xuất ra
hàng hoá đó quyết định. Đơn vị tính toán giá trị hàng
hoá là đơn vị hao phí lao động bình quân của lao động.
Trong phạm vi một nước nó được đo bằng đơn vị hao phí
lao động bình quân của lao động xã hội với cường độ lao
động trung bình, chất lượng trung bình của một nước.
Nói cách khác, nó được tính bằng bình quân gia quyền
của lao động cá biệt với cường độ và chất lượng khác
nhau. Nó phản ánh quan hệ xã hội cạnh tranh lẫn nhau

và trao đổi lao động giữa người sản xuất hàng hoá trong
một nước.
Cùng với sự phát triển không ngừng của phân công
quốc tế và thương mại quốc tế, hàng hoá trao đổi được
mở rộng từ trong phạm vi một nước ra phạm vi quốic tế.
Trao đổi hàng hoá không còn tiến hành theo giá trị khác
biệt của từng nước mà đòi hỏi giá trị khác biệt của từng
20


Chương 1: Hoạt dộng kinh tế quốc tế

nước chuyển hoá thành giá trị quốc tế. Như vậy, g iá trị

qu ốc tê được quyết định bởi đơn vị hao phí lao động
bình quân thế giới. Nói cách khác, nó được quyết định
bởi thời gian lao động xã hội cần thiết tiêu hao mà quốc
gia tham gia vào sản xuất hàng hoá đó trên thị trường
th ế giới. Nó được hình thành thông qua cạnh tranh quốc
tê trên cơ sở giá trị cá biệt của từng nước và quan hệ
cung cầu.
Giá trị cá biệt từng nước và giá trị quốíc t ế về bản
chất hoàn toàn giống nhau đều là sự kết tinh của lao
động. Nhưng do điều kiện chủ quan và khách quan sản
xuất hàng hoá ở mỗi nước không giông nhau mà giá trị
cá biệt ở từng nước có sự khác biệt rất lớn, làm cho mức
chênh lệch giữa giá trị cá biệt ở từng nước với giá trị
quốc tế cũng không giông nhau.

Các n h ân tô ảnh hưởng đến giá trị quốc tế

Thứ nhất, độ rộng ưà độ sâu của p h â n công lao
độn g quốc tế. Thời kỳ phong kiến và thời kỳ đầu của chủ
nghĩa tư bản, cùng với phát triển thương mại mang tính
khu vực, đã xuất hiện giá trị quốic tế mang tính khu
vực. Cùng với sự hình thành rộng lớn của thị trưòng thế
giới và sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế,
đã hình thành giá trị quốc t ế mang tính th ế giói. Cùng
với sự phát triển về chiều rộng và chiều sâu của phân
21


KINH TẾ V ỉ M Ô CỦA NÊN KINH TẾ M ỏ

công quốc tế, quá trình quốc tê hoá tư bản, quôc tê hoá
sản xuất và sự xuất hiện hàng loạt các công ty xuvên
quốc gia, giá trị quốc tế càng có thể trực tiếp phản ánh
hao phí lao động cần thiết bình quân của lao động thê
giới.

Thứ hai, năng suất lao động và cường độ lao động.
Giá trị quốc tế do hao phí thời gian lao động xã hội cần
thiết quốc tế để sản xuất một loại hàng hoá. Thời gian
này lại thay đổi theo sự thay đổi thòi gian lao động cần
thiết ở các nước trên th ế giới, cho nên nó tác động đến
„sự thay đổi của hao phí thòi gian lao động quốc tê cần
thiết để sản xuất ra hàng hoá. Thời gian lao động cần
thiết quốc tế thay đổi thì lượng giá trị quổc tế của hàng
hoá cũng thay đổi. Thòi gian lao động cần thiết này lại
do sự thay đổi của năng suất quyết định. Như vậy, sự
thay đổi năng suất lao động xã hội trong sản xuất hàng

hoá, dẫn đến thời gian hao phí lao động xã hội cần thiết
để sản xuất hàng hoá ở các nước tham gia thị trường
th ế giới thay đổi, làm thay đổi thòi gian lao động xã hội
quốc tế cần thiết, cuối cùng làm cho giá trị quốc t ế thay
đổi.
Quyết định giá trị quốc tế là đơn vị bình quân về
cường độ lao động thế giới. Nếu cường độ lao động bình
quân của một nước vượt quá đơn vị cưòng độ lao động
bình quân th ế giới, thì sẽ tạo ra lợi nhuận siêu ngạch.
22


Chương I: Hoạt động kinh tế quốc tế

Như vậy, cường độ lao động của một nước ảnh hưởng
đến độ lớn nhỏ về giá trị quốíc t ế của hàng hoá do nước
đó sản xuất ra.

T hứ ba, nước tham g ia thương m ại quốc t ế và kh ối
lượng m ậu dịch. Một nước sản xuất một loại hàng hoá
nào đó, nếu không tham gia thương mại th ế giới, thì hao
phí lao động bình quân của nó sẽ không hình thành giá
trị quổc tế của hàng hoá đó. Khôi lượng mậu dịch của
nước tham gia thương mại quốc tế sẽ ảnh hưởng đến tỷ
lệ cấu thành giá trị khác biệt của từng nước và trực tiếp
ảnh hưởng quyết địrih đến lượng giá trị quốc tế.
Giả định hàng hoá mậu dịch của tuyệt đại đa sô"
quốc gia được sản xuất với thòi gian lao động xã hội cần
thiết ở từng nước là gần như nhau, thì thời giao lao
động hao phí cần thiết sẽ là thời gian lao động xã hội

cần thiết của các nước sản xuất ra hàng hoá đó. Nếu
tổng lượng hàng hoá thương mại quốc tế không thay
đổi, nhưng khối lượng hàng hoá được sản xuất trong
điều kiện không thuận lợi chiếm phần lớn thì giá trị
quốc t ế không thể do hàng hoá được sản xuất trong điều
kiện thuận lợi quyết định mà phải do giá trị cá biệt
trong nước của hàng hoá sản xuất trong điều kiện xấu
không thuận lợi quyết định. Ngược lại nếu tổng lượng
hàng hoá xuất khẩu trong điều kiện sản xuất tốt và
23


KINH TẾ V ĩ M Ô CỦA NÊN KINH TẾ M ỏ

thuận lợi chiếm tỷ trọng lớn thì giá trị quốc tế sẽ do bộ
phận hàng hoá sản xuất trong điều kiện thuận lợi chi
phối.

2.2. Giá cả quốc tế
Giá cả quốc tế là biểu hiện bằng tiền giá trị quôc tế
của hàng hoá. Giá trị quốc tê là cơ sở và trung tâm biên
động giá cả quốc tế của hàng hoá. Giá trị quốíc tê được
thực hiện thông qua cạnh tranh quốc t ế và sự vận động
của giá cả quốc tế trên thị trường thế giới.
Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, giá cả thị
trường quốc tê của hàng hoá lấy giá trị quốc tê làm cơ
sở, nó chịu ảnh hưởng của cạnh tranh quốc t ế và quan
hệ cung cầu của thị trường th ế giới. Do tác dụng của
quan hệ cung cầu mà giá cả quổc tế của hàng hoá luôn
xoay quanh giá trị quốc tế.

Biến động của giá cả quốc t ế có tác động ngược lại
sự thay đổi về cung và cầu, làm cho cung cầu xích lại
gần nhau tiến tới cân bằng, làm cho giá cả quốc t ế tiếp
cận với giá trị quốc tế của nó. Sự vận động của giá cả
quốc tế lên xuống xoay quanh giá trị quốc tế. Trong thị
trường độc quyền sự xuất hiện của giá cả độc quyền
không và cũng không thể khiến cho giá cả quốc tế lệch

24


Chương 1: Hoạt dộng kinh tế quốc tế

khỏi giá trị quôc tế lâu dài. Vì độc quyền không hề làm
triệt tiêu cạnh tranh mà còn làm cho cạnh tranh tiến
hành trên cơ sở khốic liệt hơn.

3.

CẠNH TRANH

Qưốc

T Ế VÀ LƠI n h u ậ n

S IÊU NGẠCH QUỐC T Ể

3.1. Cạnh tranh quốc tế
Cạnh tranh theo quan điểm của kinh tế học là chỉ
quá trình đấu tranh tiến hành không ngừng giữa các

chủ thể kinh t ế trong thị trường nhằm thực hiện các lợi
ích kinh tế và mục tiêu đã đặt ra của bản thân chúng.
Động lực nội tại của cạnh tranh là lợi nhuận kinh tế của
các chủ thể kinh t ế thông qua các biểu hiện cụ thể như
chiếm giữ thị phần, gia tăng mức tiêu thụ hàng hoá,
nâng cao mức lợi nhuận... áp lực của cạnh tranh là cuộc
đọ sức khốc liệt giữa các đối thủ cạnh tranh.

Quá trìn h h ìn h th àn h và p h á t triển củ a c a n h
t r a n h quốc t ế
Từ cạnh tranh trong phạm vi quốc tế đến cạnh
tranh quốc tế đã trải qua một quá trình dài. Thòi kỳ
đầu của chủ nghĩa tư bản, cuộc chiến tranh thương mại
mà tư bản lấy toàn cầu làm chiến trường đế triển khai,
chủ yếu là kết hợp giữa tước đoạt với mua bán nô lệ,

25


×