Tải bản đầy đủ (.docx) (114 trang)

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH PORTEVER SHIPPING VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2019-2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (700.91 KB, 114 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MAKETING
KHOA THƯƠNG MẠI

NGUYỄN THỊ BÍCH
TRÂM
MSSV: 1521002199 - LỚP: CLC_15DTM1

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH DỊCH VỤ GIAO NHẬN
HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
TẠI CÔNG TY TNHH PORTEVER SHIPPING
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2019-2025
Chuyên ngành: Kinh doanh quốc tế
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MAKETING
KHOA THƯƠNG MẠI

NGUYỄN THỊ BÍCH TRÂM
MSSV: 1521002199 - LỚP: CLC_15DTM1

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH DỊCH VỤ GIAO NHẬN
HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
TẠI CÔNG TY TNHH PORTEVER SHIPPING
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2019-2025
Chuyên ngành: Kinh doanh quốc tế
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP



GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

TS. NGUYỄN XUÂN HIỆP

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019


NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1. Xác nhận thời gian sinh viên: ………………………………...................... thực tập
tại doanh nghiệp: ………………………………………………………...
………………………………………........................................... ………
2. Nhận xét về ý thức thái độ chấp hành nội qui, kỷ luật của sinh viên tại doanh
nghiệp:…………………………………………….……………………………
..……………………………………………………………….. …………………..
…………………………………………………………………….. ……………….
3. Xác nhận số liệu, nội dung sinh viên trình bày trong khóa luận phù hợp với thực tế
của doanh nghiệp: ………………………………………………………
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………… …………….
:

4. Nhận xét về khả năng ứng dụng vào thực tiễn của khóa luận:…………………
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………
…, ngày … tháng … năm
(Người nhận xét của doanh nghiệp ký tên đóng dấu)



 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
1. Mức độ phù hợp tên đề tài khóa luận: ……………………………………..
…..…………………………………………………………………………….
…..…………………………………………………………………………….
2. Mức độ phù hợp về kết cấu nội dung và tính logic giữa các nội dung khóa luận:
……………………………………………………………………………………
. …………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………
3. Mức độ chuyên sâu, sáng tạo của các nội dung khóa luận: ………………….
…..……………………………………………………………………………….
.…..……………………………………………………………………………..
….……………………………………………………………………………….
4. Khả năng ứng dụng vào thực tiễn của khóa luận: ……………………………..
…………………………………………………………………………………..
.………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
5. Mức độ phù hợp về mặt hình thức của khóa luận …………………………….
……………………………………………………………………………………
. ………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
Điểm đánh giá khóa luận (ghi rõ bằng số và chữ):
TP. Hồ Chí minh, ngày … tháng … năm …..
Giảng viên hướng dẫn
(ký và ghi rõ họ, tên)



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, được
thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Xuân Hiệp đảm bảo tính trung

thực về các nội dung của khóa luận và tuân thủ các quy định về trích dẫn, tài liệu
tham khảo. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.


LỜI CẢM ƠN
Đề tài Giải pháp đẩy mạnh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường
biển tại công ty TNHH Portever Shipping Việt Nam giai đoạn 2019-2025 là nội
dung tôi chọn để nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp sau 4 năm theo học chương
trình đại học Tài chính –Marketing chuyên ngành Kinh doanh quốc tế
Để hoàn thành quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này, lời đầu tiên tôi
xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Xuân Hiệp – khoa Thương mại.
Thầy đã trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn tận tâm để tôi hoàn thiện luận văn này.
Ngoài ra tôi xin chân thành cảm ơn các anh/chị, đặc biệt là chị Mẫn tại công ty
Portever Shipping Việt Nam đã hỗ trợ nhiệt tình và tạo mọi điều kiện thuật lợi cho
tôi được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, thân thiện trong suốt quá
trình nghiên cứu.
Do thời gian thực tập khá ngắn nên kiến thức thực tế còn hạn chế, vì vậy nội
dung đề tài không tránh khỏi thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp từ Thầy Cô và Quý công ty.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân, bạn bè đã luôn bên tôi, động viên
tôi hoàn thành khóa học và bài luận văn này.
Trân trọng cảm ơn!


MỤC LỤ

MỞ ĐẦU....................................................................................................................... i
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................i
2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................ii
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................ii

4. Phương pháp nghiên cứu:....................................................................................iii
5. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp của đề tài nghiên cứu................................iii
6. Kết cấu của báo cáo..............................................................................................iv
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN....................1
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN.................................1
1.1.1

Khái niệm về hoạt động giao nhận.............................................................1

1.1.2

Đặc điểm của hoạt động giao nhận............................................................2

1.1.3

Vai trò của hoạt động giao nhận.................................................................3

1.2 Giao nhận hàng hóa bằng đường biển................................................................5
1.2.1

Đặc điểm của giao nhận hàng hóa bằng đường biển..................................5

1.2.2

Vai trò của giao nhận hàng hóa bằng đường biển.......................................7

1.2.3

Phân loại giao nhận hàng hóa bằng đường biển.........................................7


1.3 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá về hoạt động giao nhận tại công ty....................9
1.3.1

Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động giao nhận....................................9

1.3.1.1 Sản lượng hàng hóa giao nhận............................................................9
1.3.1.2 Sản lượng hàng hóa luân chuyển......................................................10
1.3.1.3 Doanh thu.........................................................................................11
1.3.1.4 Lợi nhuận..........................................................................................12
1.3.1.5 Thị trường, thị phần xuất khẩu..........................................................13


1.3.2

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động giao nhận................................13

1.3.2.1 Suất sinh lợi của doanh thu (ROS)....................................................13
1.3.2.2 Suất sinh lợi của chi phí (ROC)........................................................14
1.3.2.3 Suất sinh lợi của tài sản (ROA)........................................................15
1.3.2.4 Suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE)...........................................15
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình giao nhận hàng hóa xuất khẩu của doanh
nghiệp...................................................................................................................... 16
1.4.1

Nhóm các nhân tố môi trường vĩ mô........................................................16

1.4.1.1 Môi trường kinh tế............................................................................16
1.4.1.2 Môi trường chính trị, luật pháp và chính phủ....................................17
1.4.1.3 Đặc điểm hàng hóa...........................................................................18
1.4.1.4 Môi trường khoa học công nghệ.......................................................19

1.4.1.5 Môi trường tự nhiên..........................................................................19
1.4.2

Nhóm các nhân tố môi trường vi mô........................................................20

1.4.2.1 Nhà cung cấp....................................................................................20
1.4.2.2 Khách hàng.......................................................................................20
1.4.2.3 Đối thủ cạnh tranh............................................................................21
1.4.2.4 Sản phẩm thay thế.............................................................................22
1.4.2.5 Các ngành công nghiệp phụ trợ........................................................22
1.4.3

Nhóm các nhân tố bên trong doanh nghiệp..............................................23

1.4.3.1 Nguồn nhân lực và năng lực quản trị................................................23
1.4.3.2 Tiềm lực tài chính.............................................................................23
1.4.3.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ...............................................24
1.4.3.4 Chiến lược Marketing.......................................................................24
1.4.3.5 Hệ thống thông tin nội bộ.................................................................25


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA
XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH PORTEVER
SHIPPING VIỆT NAM.............................................................................................26
2.1 Tổng quan về công Ty TNHH Portever Shipping Việt Nam............................26
2.1.1

Quá trình hình thành và phát triển............................................................26

2.1.2


Chức năng và nhiệm vụ...........................................................................28

2.1.3

Cơ cấu tổ chức quản lý.............................................................................29

2.1.3.1 Bộ máy tổ chức quản lý....................................................................29
2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận..............................................30
2.1.4

Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2016 – 2018...........................34

2.1.5

Định hướng phát triển đến năm 2025.......................................................37

2.2 Phân tích thực trạng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển
tại công ty TNHH Portever Shipping Việt Nam.......................................................39
2.2.1

Phân tích chung về thực trạng giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường

biển của PEV.......................................................................................................39
2.2.2

Phân tích thực trạng giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển của

PEV theo loại hình giao nhận...............................................................................42
2.2.3


Phân tích thực trạng giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển của

PEV theo loại hàng..............................................................................................44
2.2.4

Phân tích thực trạng giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển của

PEV theo thị trường.............................................................................................43
2.2.5

Đánh giá chung về thực trạng giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường

biển tại công ty PEV............................................................................................44
2.2.5.1 Phương pháp đánh giá......................................................................45
2.2.5.2 Kết quả đánh giá...............................................................................46
2.3 Phân tích dự báo các nhân tố có ảnh hưởng chủ yếu đến dịch vụ giao nhận
hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển của PEV giai đoạn 2019 – 2025....................48


2.3.1

Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp.......................................................48

2.3.1.1 Bối cảnh thế giới...............................................................................48
2.3.1.2 Tình hình xuất nhập khẩu trong nước...............................................49
2.3.1.3 Cơ chế quản lý vĩ mô của nhà nước..................................................50
2.3.1.4 Yếu tố thời tiết..................................................................................51
2.3.1.5 Áp lực cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt............................51
2.3.1.6 Đặc điểm của hàng hóa.....................................................................53

2.3.2

Các nhân tố bên trong doanh nghiệp........................................................53

2.3.2.1 Bộ máy tổ chức quản lý....................................................................53
2.3.2.2 Tài chính doanh nghiệp....................................................................54
2.3.2.3 Hoạt động Marketing........................................................................55
2.3.2.4 Cơ sở vật chất kĩ thuật......................................................................55
2.3.2.5 Biến động và số lượng và chất lượng nguồn nhân lực......................55
2.3.3

Đánh giá chung về sự ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình giao nhận

hàng hóa XK bằng đường biển của PEV giai đoạn 2019 - 2025..........................57
2.3.3.1 Phương pháp đánh giá......................................................................57
2.3.3.2 Kết quả đánh giá...............................................................................57
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA
XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH PORTEVER
SHIPPING VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2019-2025....................................................67
3.1 Định hướng và mục tiêu đẩy mạnh dịch vụ giao nhận hàng hóa XK bằng
đường biển của PEV giai đoạn 2019 - 2025.............................................................67
3.1.1

Định hướng đẩy mạnh đẩy mạnh dịch vụ giao nhận hàng hóa XK bằng

đường biển của PEV giai đoạn 2019 - 2025.........................................................67
3.1.2

Mục tiêu đẩy mạnh dịch vụ giao nhận hàng hóa XK bằng đường biển của


PEV giai đoạn 2019 - 2025..................................................................................68


3.2 Giải pháp đẩy mạnh dịch vụ giao nhận hàng hóa XK bằng đường biển của
PEV giai đoạn 2019 – 2025......................................................................................68
3.2.1

Xây dựng chiến lược Marketing..............................................................68

3.2.2

Giải pháp nâng cao trình độ dịch vụ khách hàng.....................................70

3.2.3

Xây dựng chính sách giá phù hợp............................................................70

3.2.4

Phát triển thị trường và quy mô kinh doanh.............................................71

3.2.5

Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.......................................72

3.2.6

Giải pháp đầu tư cơ sở hạ tầng.................................................................73

3.3 Một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh dịch vụ giao nhận hàng hóa XK bằng đường

biển của PEV giai đoạn 2019 - 2025........................................................................75
3.3.1

Đối với nhà nước.....................................................................................75

3.3.2

Đối với công ty........................................................................................78

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC VIẾT TẮT
ASEAN

Association of Southeast Asian Nations - Hiệp hội các Quốc gia Đông
Nam Á

Cont
CIF
TNHH
CK
FCL

Container
Cost, Insurance and Freight - Tiền hàng, Bảo hiểm và Cước phí
Trách nhiệm hữu hạn
Cửa khẩu

Full Container Load - hàng nguyên container

HQ

Hải quan

ICD

Inland Container Depot - Điểm thông quan nội địa

KV

Khu vực

LCL

Less than Container Load - hàng lẻ

NXB

Nhà xuất bản

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TEUs

Twenty Foot Equivalent Unit - Đơn vị dùng trong vận tải container


VND

Việt Nam đồng

FIATA

International Federation of Freight Forwarders Associations - Liên
đoàn Các hiệp hội Giao nhận Vận tải Quốc tế

WTO

World Trade Organization - Tổ chức Thương mại Thế giới

GPĐKKD Giấy phép đăng ký kinh doanh
VTĐPT

Vận tải đa phương thức



Nghị định



Quyết định

XK

Xuất khẩu


PEV

Portever Shipping Việt Nam


DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BẢNG


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công ty TNHH Portever Shipping – 1à một công ty Logistics và Freight
forwarding – được thành lập vào năm 1996 với khẩu hiệu “You trust. We do best”,
đã từng bước khẳng định được vị trí của mình trên thị trường. Thông qua việc tham
gia vào mạng lưới đại lý của WCA, PFI, COOP và JCtrans, công ty đã thiết lập
được một mạng lưới hệ thống đại lý trên toàn thế giới, có khả năng đáp ứng được
nhu cầu vận chuyển hàng hóa của khách hàng đến bất kỳ nơi nào trên thế giới. Đồng
thời, công ty cũng đẩy mạnh thiết lập quan hệ với nhiều hãng tàu và hãng hàng
không thông qua việc ký các hợp đồng vận chuyển. Tuy nhiện ngành logistics hiện
nay đang phải đối diện với không ít thách thức. Hầu hết các doanh nghiệp logistics
nội địa chiếm hơn 80% tổng số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics tại Việt
Nam, song hầu hết họ chỉ cung cấp dịch vụ các chuỗi cung ứng nhỏ trong lãnh thổ
Việt Nam. Trong khi đó, các hoạt động lớn hơn, mang tính liên vận quốc tế đều do
thiểu số các công ty, tập đoàn đa quốc gia đảm nhận. Hơn nữa, từ năm 2014, theo
cam kết khi gia xuất Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hầu hết rào cản đều
được dỡ bỏ cho các doanh nghiệp nước ngoài gia xuất vào thị trường Việt Nam với
100% vốn đầu tư. Điều này cũng gây ra không ít khó khăn cho công ty trong quá
trình kinh doanh và cung cấp dịch vụ cho khách hàng trong và ngoài nước.
Mục tiêu lớn nhất trong kinh doanh của doanh nghiệp là tối thiểu hóa chi phí,
tối đa hóa lợi nhuận, song để đặt được điều đó thực sự không phải là dễ dàng vì nó

còn chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài đòi hỏi các doanh
nghiệp phải luôn nỗ lực phấn đấu tự khẳng định mình, nhất là trong thời buổi thị
trường giao nhận cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì mới có thể tồn tại và phát triển
được. Chính vì vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh giao nhận là một vấn đề đặt ra
hết sức cần thiết đối với mọi doanh nghiệp nói chung và công ty TNHH Portever
Shipping Việt Nam nói riêng.

1


Xuất phát từ những vấn đề trên, qua thời gian tìm hiểu tìm hiểu thực tế tại công
ty Portever Shipping Việt Nam nên tôi đã chọn đề tài “GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH
DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI
CÔNG TY TNHH PORTEVER SHIPPING VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2019-2025”
để làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Một là, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận
hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển của công ty những năm gần đây 2016 – 2018,
từ đó xác định những kết quả đạt được, bên cạnh những tồn tại hạn chế và nguyên
nhân.
- Hai là, dự báo các yếu tố có ảnh hưởng chủ yếu đến hoạt động giao nhận của
công ty Portever Shipping giai đoạn 2019 – 2025, từ đó đánh giá những cơ hội và
thách thức; điểm mạnh và điểm yếu đối về hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận
hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển của công ty trong giai đoạn này.
- Ba là, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh
doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển của công ty trong
thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu:
- Là hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường

biển – Áp dụng cho trường hợp hàng hóa của Tổng Công ty Portever Shipping Việt
Nam trong giai đoạn 2019 – 2025.
 Phạm vi nghiên cứu:
- Lý thuyết về tình hình giao nhận của doanh nghiệp, trong đó trọng tâm vào chỉ
tiêu đánh giá tình hình giao nhận hàng hóa XK của doanh nghiệp và các nhân tố ảnh
hưởng đến tình hình giao nhận của doanh nghiêp;
2


- Thực trạng giao nhận hàng hóa của Công ty Portever; các nhân tố ảnh hưởng đến
giao nhận hàng hóa XK của Công ty Portever trong giai đoạn 2019-2025 và các giải
pháp đẩy mạnh hoạt động giao nhận hàng hóa của Công ty Portever trong giai đoạn
này.
- Thời gian thực hiện nghiên cứu từ tháng 02/2019 đến tháng 05/2019.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu sau
đây:
- Phương pháp nghiên cứu mô tả sử dụng các kỹ thuật: thống kê, phân tích, tổng
hợp, tham chiếu, đối chứng để tổng kết lý thuyết về đánh giá tình hình XK của doanh
nghiệp; phân tích thực trạng giao nhận hàng XK của Công ty Portever và dự báo các
nhân tố có ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận của Công ty Portever trong giai đoạn
2019 – 2025.
- Phương pháp chuyên gia (gồm 02 nhóm, mỗi nhóm 5 chuyên gia được chọn ra từ
phòng kinh doanh thị trường; Phòng Sale&Marketing; Phòng Kế toán; Phòng hành
chính nhân sự và của Công ty Portever). Mục đích nhằm thẩm định các nhân tố ảnh
hưởng đến hoạt động giao nhận hàng của PEV trong giai đoạn 2019 – 2025 được tác
giả xác định dựa theo kết quả phân tích môi trường kinh doanh của Công ty Portever
trong giai đoạn này; đồng thời đánh giá các cơ hội và thách thức; các điểm mạnh và
điểm yếu đối với hoạt động giao nhận của Công ty Portever giai đoạn 2019 – 2025 và
lựa chọn các phương án đẩy mạnh hoạt động giao nhận của PEV trong giai đoạn này.

- Kỹ thuật phân tích SWOT để hình thành các phương án đẩy mạnh hoạt động giao
nhận hàng hóa XK của Công ty Portever Shipping Việt Nam giai đoạn 2019 – 2025.
5. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp của đề tài nghiên cứu
Một là, nghiên cứu vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu từ phương pháp mô tả
với các kỹ thuật: thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chứng đến phương pháp
chuyên gia. Vì vậy, hy vọng nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên
3


về phương pháp luận thực hiện một đề tài khoa học theo hướng tiếp cận nghiên cứu
ứng dụng.
Hai là, nghiên cứu là bức tranh phản ánh tình hình giao nhận hàng hóa XK bằng
đường biển của Tổng Công ty Portever Shipping. Vì vậy, hy vọng sẽ giúp cho các nhà
quản trị có được cách nhìn đầy đủ hơn về tình hình XK hàng hóa bằng đường biển của
Tổng Công ty, đồng thời cung cấp cơ sở khoa học để các nhà quản trị của PEV hoạch
định các giải pháp đẩy mạnh hoạt động giao nhận hàng hóa XK bằng đường biển của
PEV trong giai đoạn 2019- 2025.
6. Kết cấu của báo cáo
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, kết cấu báo cáo thực
hành bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về hoạt động giao nhận
Chương này tập trung hệ thống hóa các lý thuyết về hoạt động giao nhận của doanh
nghiệp, mà trọng tâm là các chỉ tiêu đánh giá tình hình giao nhận và các nhân tố ảnh
hưởng đến hoạt động giao nhận của doanh nghiệp.
Chương 2: Phân tích tình hình dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng
đường biển tại công ty TNHH Portever Shipping Việt Nam
Chương này, sau khi giới thiệu khái quát về PEV, là trọng tâm vào phân tích thực
trạng giao nhận hàng hóa XK của PEV giai đoạn 2015 – 2018 nhằm đánh giá những kết
quả đạt được, cùng những hạn chế và nguyên nhân; đồng thời phân tích dự báo các
nhân tố có ảnh hưởng đến hoạt động XK của PEV giai đoạn 2019-2025, từ đó nhận

diện và đánh giá các cơ hội và thách thức; các điểm mạnh và điểm yếu của PEV trong
giai đoạn này.
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng
đường biển tại công ty TNHH Portever Shipping Việt Nam giai đoạn 2019-2025.

4


Căn cứ vào kết quả phân tích tình hình XK hàng hóa của PEV ở chương 2, chương
này thực hành phân tích SWOT để hình thành các phương án đẩy mạnh giao nhận hàng
hóa XK và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh giao nhận hàng hóa XK của PEV giai đoạn
2019-2025.

5


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN
1.1.1 Khái niệm về hoạt động giao nhận
Theo tác giả Nguyễn Thanh Hùng (2013)1 dịch vụ giao nhận được định nghĩa là:
Dịch vụ giao nhận là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng,
lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn hay
có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo
hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hoá (trang 39).
Theo tác giả Phạm Mạnh Hiền (2012)2 có nhiều khái niệm về giao nhận:
-

Giao nhận là một hoạt động kinh tế có liên quan đến hoạt động về vận

tải nhằm đưa hàng hóa đến đích an toàn

Giao nhận là dịch vụ hải quan
Giao nhận là dịch vụ có liên quan đến vận tải, nhưng không phải là vận tải
Giao nhận là một tập hợp các nghiệp vụ có liên quan đến quá trình vận
tải, nhằm mục đích chuyên chở hàng hóa từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng”
(trang 220).
Theo Điều 163 Luật Thương mại Việt Nam 1997
7F

Dịch vụ giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ
giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi,
làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người
nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận
khác (gọi chung là khách hàng).
Theo Mục 4 Điều 233 Luật Thương mại Việt Nam 2005

8F

1 ThS. Nguyễn Thanh Hùng. (2013). Giáo trình Vận tải và Giao nhận hàng hóa xuất nhập
khẩu. Hồ Chí Minh: NXB Kinh tế TP. HCM
2 Phạm Mạnh Hiển. (2012). Nghiệp vụ Giao nhận và Bảo hiểm trong Ngoại thương. Hồ Chí Minh

NXB Lao động – Xã hội

1


Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực
hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi,
làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì,
ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo

thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo
tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc”.
1.1.2 Đặc điểm của hoạt động giao nhận
Vì dịch vụ giao nhận cũng là một loại hình dịch vụ nên nó cũng mang những
đặc điểm, đặc trưng chung của một loại hình dịch vụ như sau, đó là dịch vụ là một
loại hàng hóa đặc biệt, chúng ta không thể cầm nắm, cân đo, đong đếm được, vì sản
phẩm của nó là vô hình nên không thể cất trữ được, không có tiêu chuẩn đánh giá
chất lượng đồng nhất, sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời, chất lượng của dịch
vụ thì phụ thuộc vào cảm nhận chủ quan của người tiêu dùng.
Nhưng bên cạnh đó thì dịch vụ giao nhận cũng có những đặc điểm đặc thù như:
-

Không tạo ra sản phẩm vật chất vì nó chỉ làm cho đối tượng thay đổi vị trí

về mặt không gian chứ không tác động về mặt kỹ thuật làm thay đổi đối tượng đó
-

Mang tính thụ động vì dịch vụ này phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của

khách hàng, các quy định của người vận chuyển, các ràng buột về luật pháp, thể chế
của Chính phủ.
-

Mang tính thời vụ vì hoạt động giao nhận chủ yếu phục vụ cho hoạt động

xuất nhập khẩu mà hoạt động này chỉ mang tính thời vụ nên hoạt động giao nhận
cũng chịu ảnh hưởng bởi tính thời vụ này.
Ngoài làm những công việc như thủ tục, lưu cước, thì người làm dịch vụ giao
nhận còn tiến hành nhiều công việc khác như: gom hàng, chia hàng, bốc xếp, mà để
có thể hoàn thành tốt công việc đó hay không thì còn phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở

vật chất và kinh nghiệm của người giao nhận.

2


1.1.3 Vai trò của hoạt động giao nhận
Theo tác giả Nguyễn Thanh Hùng (2013) 3 giao nhận vận tải quốc có các vai trò
sau:
Giao nhận vận tải quốc tế đảm bảo chuyên chở sản lượng hàng hóa ngày một tăng
trong buôn bán quốc tế, đặc biệt là chuyên chở các loại hàng rời có sản lượng lớn
nhưng giá trị thấp như than đá, quặng, ngũ cốc, dầu mỏ,… Khoảng cách chuyên chở
càng xa thì chi phí vận tải càng lớn, đẫn đến giá cả hàng hóa sẽ cao và quan hệ mua bán
giữa các nước bị hạn chế và ngược lại.
Giao nhận vận tải quốc tế phát triển tạo điều kiện cho việc mở rộng giao lưu buôn
bán giữa các nước và đa dạng hóa mặt hàng cũng như thay đổi cơ cấu từng nhóm hàng.
Giá thành vận tải trên cự ly dài giảm đã tạo điều kiện cho các quốc gia mở rộng thị
trường cung cấp và tiêu thụ.
Giao nhận vận tải quốc tế có thể bảo vệ tích cực hoặc làm xấu đi cán cân mậu dịch
và cán cân thanh toán của một quốc gia. Thu chi ngoại tệ trong lĩnh vực XNK sản phẩm
vận tải và các dịch vụ có liên quan đến vận tải quốc tế là một bộ phận quan trọng trong
cán cân thanh toán quốc tế. Xuất siêu sản phẩm vận tải quốc tế sẽ có tác dụng tốt đối
với cán cân thanh toán quốc tế và ngược lại (trang 41).
Theo Đoàn Thị Hồng Vân và Kim Ngọc Đạt (2010), logistics có các vai trò sau:
 Đối với nền kinh tế4
Logistic hỗ trợ cho luồng chu chuyển các giao dịch kinh tế. Nền kinh tế có thể phát
triển nhịp nhàng, đồng bộ một khi chuỗi logistic hoạt động liên tục, nhịp nhàng. Hàng
loạt các hoạt động kinh tế liên quan diễn ra trong chuỗi logistic, theo đó các nguồn tài

3 ThS. Nguyễn Thanh Hùng. (2013). Giáo trình Vận tải và Giao nhận hàng hóa xuất nhập
khẩu. Hồ Chí Minh: NXB Kinh tế TP.HCM


4 GS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân và ThS. Kim Ngọc Đạt. (2010). Logistics Những vấn đề cơ bản.
Hồ Chí Minh: NXB Lao động – Xã hội

3


nguyên được biến đổi thành sản phẩm và điều quan trọng là giá trị được tăng lên cho cả
khách hàng lẫn người sản xuất, giúp thỏa mãn nhu cầu của mỗi người
- Hiệu quả hoạt động logistics tác động đến khả năng hội nhập của nền kinh tế.
Theo nhà kinh tế học người Anh Ullman: “Sản lượng hàng hóa lưu chuyển giữa hai
nước tỷ lệ thuận với tỷ số tiềm năng kinh tế của hai nước và tỷ lệ nghịch với khoảng
cách của hai nước đó”. Khoảng cách ở đây được hiểu là khoảng cách kinh tế. Khoảng
cách kinh tế ngày càng được rút ngắn thì lượng hàng hóa tiêu thụ trên thị trường càng
lớn. Do vậy giảm chi phí logistic có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế của mỗi quốc gia
- Hoạt động logistic hiệu quả làm tăng tính cạnh tranh của một quốc gia trên trường
quốc tế. Trình độ phát triển và chi phí logistic của một quốc gia còn được xem là một
căn cứ quan trọng trong chiến lược đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia. Quốc gia nào
có hệ thống cơ sở hạ tầng đảm bảo, hệ thống cảng biển tốt… sẽ thu hút được đầu tư từ
các công ty hay tập đoàn lớn trên thế giới. Sự phát triển vượt bật của Singapore, Hồng
Kông hay gần đây là Trung Quốc là một minh chứng sống động cho việc thu hút đầu tư
nước ngoài nhằm tăng trưởng xuất khẩu, tăng GDP thông qua sự phát triển cơ sở hạ
tầng và dịch vụ logistics (trang 42-45)


Đối với các doanh nghiệp5
11
F


- Logistic giúp giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu
quả. Nhờ có thể thay đồi các nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối ưu hóa quá trình chu
chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ… Logistics giúp giảm chi phí, tăng khả
năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Có nhiều doanh nghiệp thành công lớn nhớ có chiến
lược và hoạt động logistics đúng đắn, ngược lại không ít doanh nghiệp gặp khó khan,
thậm chí thất bại, phá sản do những quyết định sai lầm trong hoạt động logistics
Logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí nhằm nâng cao năng
5 GS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân và ThS. Kim Ngọc Đạt. (2010). Logistics Những vấn đề cơ bản.
Hồ Chí Minh: NXB Lao động – Xã hội

4


lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chủ động trong việc chọn nguồn cung
cấp nguyên liệu, công nghệ sản xuất, thiết kế mẫu mã, tìm kiếm thị trường tiêu thụ
thông qua nhiều kênh phân phối khác nhau… Chủ động trong việc lên kế hoạch sản
xuất, quản lý hàng tồn kho và giao hàng theo đúng thời gian với tổng chi phí thấp nhất
- Logistics còn góp phần giảm phí thông qua việc tiêu chuẩn hóa chứng từ. Theo
các chuyên gia ngoại thương, giấy tờ rườm rà chiếm một khoản chi phí không nhỏ
trong mậu dịch quốc tế và vận chuyển. Thông qua dịch vụ logistics, các công ty
logistics đứng ra đảm nhiệm việc ký một hợp đồng duy nhất sử dụng chung cho mọi
loại hình vận tải để đưa hàng từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng cuối cùng
- Sự phát triển của công nghệ thông tin đã làm tăng sự hài lòng và giá trị cung cấp
cho khách hàng của dịch vụ logistics. Đứng ở góc độ này, logistics được xem là công
cụ hiệu quả để đạt được lợi thế cạnh tranh lâu dài về sự khác biệt hóa và tập trung
- Ngoài ra, logistics còn hổ trợ đắc lực cho hoạt động marketing, đặc biệt là
marketing hổn hợp (4P- Right Product, Right Price, Proper Promotion, and Right
Place). Đẩy mạnh hoạt động này góp phần đưa sản phẩm đến nơi cần đến, đúng vào
thời điểm thích hợp. Sản phẩm/dịch vụ chỉ có thể thỏa mãn khách hàng và có giá trị khi
và chỉ khi nó đến được với khách hàng đúng thời hạn và địa điểm quy định (trang 4548)

1.2

Giao nhận hàng hóa bằng đường biển

1.2.1 Đặc điểm của giao nhận hàng hóa bằng đường biển
Nhìn chung, dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển cũng bao gồm các đặc
điểm của dịch vụ giao nhận hàng hóa nói chung. Bên cạnh đó, với phương thức vận tải
hàng hóa bằng đường biển do đó dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển cũng có
những đặc điểm riêng như sau6:

6 TS Triệu Hồng Cẩm (2006), Vận Tải Quốc tế và Bảo hiểm Vận tải Quốc tế, NXB Văn
Hóa Sài Gòn, tr70
5


Thứ nhất, các tuyến đường vận tải trên biển hầu hết là các tuyến đường giao thông
tự nhiên. Cho nên, trừ việc đầu tư xây dựng các hải cảng và một số kênh đào quốc tế,
đối với phương thức vận tải này người ta không phải tốn nhiều chi phí để xấy dựng và
bảo quản các tuyến đường.
Thứ hai, năng lực chuyên chở của vận tải đường biển lớn hơn nhiều so với các
phương thức vận tải khác nhở vào hai yếu tố. Yếu tố thứ nhất là trọng tải của tàu biển
rất lớn. Yếu tố thứ hai là việc tổ chức chuyên chở không bị hạn chế: trên cùng một
tuyến đường hàng hải, người ta có thể tổ chức chuyên chở nhiều chuyến trong cùng
một lúc cho cả lượt đi lẫn lượt về, chính nhờ ưu thế này mà trong sản xuất vận tải biển,
năng suất lao động cao đã góp phần làm cho giá thành vận tải thấp.
Thứ ba, ưu thế nổi bật nhất là giá cước vận tải thấp, giá cước vận tải bằng
đường biển thấp hơn nhiều so với các phương thức vận tải khác (bằng 1/6 so với giá
cước vận tải hàng không, 1/3 so với vận tải đường sắt, 1/2 so với vận tải ô tô). Đây
cũng chính là đặc điểm khiến cho phương thức vận tải đường biển được chú trọng nhất
trong thương mại giữa các quốc gia và trở thành phương thức vận tải chủ đạo trong hệ

thống vận tải quốc tế.
Thứ tư, một đặc điểm khác được bổ sung trong tài liệu đào tạo Nghiệp vụ Xuất
nhập khẩu7 đó là: Vận tải đường biển có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng
hóa trong buôn bán quốc tế. Đặc biệt thích hợp với các loại hàng rời có sản lượng lớn
và giá trị thấp như than đá, quặng, ngũ cốc, phốt phát và dầu mỏ.
Bên cạnh những đặc điểm về ưu điểm thì dịch vụ giao nhận với phương thức vận
tải bằng đường biển cũng còn tồn tại những nhược điểm sau:
Thứ nhất, tốc độ của tàu biển chậm, chậm hơn nhiều so với xe lửa và đương nhiên
không thể sánh được với máy bay. Vì vậy, trong nhiều trường hợp giao nhận bằng vận
tải đưởng biển không thể đáp ứng khi hàng hóa có nhu cầu vận chuyển nhanh.

Tổng cục Hải Quan (2015), Tài liệu đào tạo Nghiệp vụ Xuất nhập khẩu, NXB Tài
chính, tr47
7

6


×