Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

THỰC TRẠNG NHÀ TIÊU HỢP VỆ SINH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA HỘ GIA ĐÌNH TẠI XÃ DŨNG PHONG, HUYỆN CAO PHONG, TỈNH HÒA BÌNH NĂM 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

ĐẶNG VĂN NAM - C00684

THỰC TRẠNG NHÀ TIÊU HỢP VỆ SINH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN CỦA HỘ GIA ĐÌNH TẠI XÃ DŨNG PHONG,
HUYỆN CAO PHONG, TỈNH HÒA BÌNH NĂM 2018

Chuyên ngành
Mã số

: Y tế công cộng
: 8720701

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LÊ KHẮC ĐỨC

HÀ NỘI - 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập, phấn đấu và rèn luyện tại Trường Đại học Thăng
Long, đến nay tôi đã hoàn thành các môn học và Luận văn Thạc sĩ. Có được
các kết quả tốt đẹp như ngày hôm nay, đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
chân thành tới PGS.TS. Lê Khắc Đức – người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ
bảo và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình thực
hiện luận văn, xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Đào Xuân Vinh – người thầy


đầu tiên đã định hướng và giúp đỡ, chỉ bảo tôi trong thời gian đầu làm đề tài
nghiên cứu này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo, các bộ môn
và các phòng ban Trường Đại học Thăng Long đã trang bị kiến thức và giúp
đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi vô cùng biết ơn các thầy cô giáo trong hội đồng và các bạn đồng
nghiệp đã đóng góp nhiều ý kiến giá trị cho luận văn được hoàn thiện.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn tới Sở Y tế tỉnh Hòa Bình, Trung tâm Y tế huyện
Cao Phong, Trạm Y tế xã và nhân dân xã Dũng phong đã giúp đỡ, cộng tác
và tạo điều kiện cho tôi trong thời gian nghiên cứu tại thực địa.
Tôi chân thành cảm ơn Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, các đồng
nghiệp, bạn bè và gia đình đã luôn ủng hộ tôi trong quá trình học tập và hoàn
thành luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng
Tác giả

Đặng Văn Nam

năm 2018


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn có tên: “Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh và
một số yếu tố liên quan của hộ gia đình tại xã Dũng Phong, huyện Cao Phong,
tỉnh Hòa Bình năm 2018” là thành quả nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các
số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố

theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu,
phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt
Nam. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Tác giả

Đặng Văn Nam


iii

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................... 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................................................3
1.1. Tầm quan trọng của việc xử lý phân và nhà tiêu hợp vệ sinh......................................3
1.2. Thế nào là nhà tiêu hợp vệ sinh..............................................................................8
1.3. Tiêu chuẩn vệ sinh đối với các loại nhà tiêu..............................................................9
1.3.1. Nhà tiêu khô............................................................................................
1.3.2. Nhà tiêu dội nước..................................................................................
1.4. Các loại nhà tiêu hợp vệ sinh hiện đang sử dụng tại Việt Nam..................................13
1.5. Các chỉ số để đánh giá hiện trạng về nhà tiêu hợp vệ sinh ở các vùng nông thôn..........15
1.6. Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh hiện nay..............................................................17
1.6.1. Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh trên thế giới.......................................
1.6.2. Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh tại Việt Nam.......................................
1.6.3. Thực trạng nhà tiêu tại tỉnh Hòa Bình..................................................
1.6.4. Thực trạng nhà tiêu tại huyện Cao Phong............................................
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................21
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................21
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu........................................................................21
2.3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................21

2.4. Cỡ mẫu...........................................................................................................22
2.5. Phương pháp chọn mẫu.....................................................................................22
2.6. Phương pháp thu thập số liệu..............................................................................23
2.7. Các biến số, chỉ số cần thu thập............................................................................23
2.8. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu.................................................................25
2.9. Các tiêu chuẩn đánh giá.....................................................................................26
2.10. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu.........................................................................26


iv

2.11. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số.................................27
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................................27
3.1. Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình tại xã Dũng Phong, huyện Cao Phong, tỉnh
Hòa Bình năm 2018........................................................................................27
3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...........................................
3.1.2. Thực trạng sử dụng các loại nhà tiêu HVS tại các HGĐ......................
3.1.2.1. Cơ cấu các loại nhà tiêu HVS đang sử dụng của hộ gia đình...........
3.1.2.2. Thực trạng quy cách sử dụng từng loại nhà tiêu HVS tại Hộ
gia đình................................................................................................
3.1.2.2.2. Quy cách sử dụng nhà tiêu khô nổi HVS tại Hộ gia đình...............
3.1.2.2.3. Quy cách sử dụng nhà tiêu thấm dội nước HVS tại Hộ gia
đình......................................................................................................
3.1.2.2.4. Quy cách sử dụng nhà tiêu khô chìm HVS tại Hộ gia đình............
3.1.3. Thực trạng kiến thức sử dụng nhà tiêu HVS.........................................
3.1.3.1. Kiến thức về nhà tiêu HVS................................................................
3.1.4. Tiếp nhận thông tin sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh của các đối
tượng....................................................................................................
3.1.5. Hoạt động của y tế địa phương về vệ sinh nhà tiêu HGĐ.....................
3.2. Một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng nhà tiêu HVS tại HGĐ..............................40

3.2.1. Mối liên quan giữa đặc điểm đối tượng và hộ gia đình với việc sử
dụng nhà tiêu HVS...............................................................................
3.2.2. Mối liên quan giữa chất lượng sử dụng nhà tiêu tự hoại HVS với
các loại nhà tiêu khác..........................................................................
3.2.3. Mối liên quan giữa kiến thức, tiếp cận thông tin và hoạt động đia
phương với việc sử dụng nhà tiêu HVS................................................
BÀN LUẬN...........................................................................................................44
4.1. Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình tại xã Dũng Phong, huyện Cao Phong, tỉnh
Hòa Bình năm 2018........................................................................................45


v

4.1.1. Đặc điểm thông tin chung về đối tượng nghiên cứu..............................
4.1.2. Cơ cấu các loại nhà tiêu hợp vệ sinh mà hộ gia đình đang sử
dụng.....................................................................................................
4.1.3. Về thực trạng chất lượng sử dụng các loại nhà tiêu HVS tại các
hộ gia đình theo QCVN 01:2011/BYT..................................................
4.1.4. Kiến thức sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh và xử lý phân người tại
các hộ gia đình.....................................................................................
4.1.5. Tiếp cận thông tin về sử dụng nhà tiêu và xử lý phân hợp vệ sinh
.............................................................................................................
4.1.6. Nguyện vọng của người dân và hoạt động của địa phương về
việc xây dựng, sử dụng nhà tiêu HVS...................................................
4.2. Một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng nhà tiêu HVS tại HGĐ..............................59
4.2.1. Về mối liên quan giữa đặc điểm đối tượng và hộ gia đình với việc
sử dụng nhà tiêu HVS...........................................................................
4.2.2. Mối liên quan giữa chất lượng sử dụng nhà tiêu HVS tự hoại với
các loại nhà tiêu khác..........................................................................
KẾT LUẬN...........................................................................................................63

KHUYẾN NGHỊ...................................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................65
PHỤ LỤC 1...........................................................................................................65
PHỤ LỤC 2...........................................................................................................73
PHỤ LỤC 3...........................................................................................................77
................................................................................................................................. 78
................................................................................................................................. 78
................................................................................................................................. 78
................................................................................................................................. 79
................................................................................................................................. 79
................................................................................................................................. 79


vi

................................................................................................................................. 79


vii

DANH MỤC VIẾT TẮT
BQ
BYT
CS
HGĐ
HVS

QCVN
SD
XD

TC, CĐ, ĐH
WHO

Bảo quản
Bộ y tế
Cộng sự
Hộ gia đình
Hợp vệ sinh
Quyết định
Quy chuẩn Việt Nam
Sử dụng
Xây dựng
Trung cấp, cao đẳng, đại học
Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)


viii

DANH MỤC BẢNG
BẢNG 0.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CHỦ HỘ VÀ GIA ĐÌNH (N=481).......27
BẢNG 0.2. THỰC TRẠNG TỪNG LOẠI NHÀ TIÊU HVS SỬ DỤNG ĐẠT
TIÊU CHUẨN VỆ SINH THEO QUY CHUẨN CỦA BYT TẠI HỘ GIA ĐÌNH
(N=459)................................................................................................................... 31
BẢNG 3.3. QUY CÁCH SỬ DỤNG NHÀ TIÊU TỰ HOẠI HVS CỦA HGĐ
(N=242)................................................................................................................... 32
BẢNG 3.4. QUY CÁCH SỬ DỤNG NHÀ TIÊU NHÀ TIÊU KHÔ NỔI HVS
CỦA HGĐ (N=194)................................................................................................33
BẢNG 3.5. QUY CÁCH SỬ DỤNG NHÀ TIÊU THẤM DỘI NƯỚC HVS TẠI
HGĐ (N=21)...........................................................................................................34
BẢNG 3.6. QUY CÁCH SỬ DỤNG NHÀ TIÊU KHÔ CHÌM HVS TẠI HGĐ

(N=24)..................................................................................................................... 34
BẢNG 3.7. KIẾN THỨC VỀ VIỆC Ủ PHÂN LÀM PHÂN BÓN ĐỐI VỚI
CÁC HGĐ (N=215)................................................................................................36
BẢNG 3.8. HOẠT ĐỘNG CỦA Y TẾ ĐỊA PHƯƠNG VỀ VỆ SINH NHÀ TIÊU
HGĐ........................................................................................................................ 39
BẢNG 3.9. MỐI LIÊN QUAN GIỮA MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG
NGHIÊN CỨU VỚI VIỆC SỬ DỤNG NHÀ TIÊU HVS...................................40
BẢNG 3.10. MỐI LIÊN QUAN GIỮA MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA HỘ GIA
ĐÌNH VỚI VIỆC SỬ DỤNG NHÀ TIÊU HVS...................................................41
BẢNG 3.11. MỐI LIÊN QUAN GIỮA CHẤT LƯỢNG SỬ DỤNG NHÀ TIÊU
HVS TỰ HOẠI VỚI CÁC LOẠI NHÀ TIÊU HVS KHÁC...............................42
BẢNG 3.12. MỐI LIÊN QUAN GIỮA KIẾN THỨC VÀ TIẾP CẬN THÔNG
TIN VỚI VIỆC SỬ DỤNG NHÀ TIÊU HVS......................................................43


ix

BẢNG 3.13. MỐI LIÊN QUAN GIỮA MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TẠI ĐỊA
PHƯƠNG VỚI VIỆC SỬ DỤNG NHÀ TIÊU HVS............................................44


x

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ 3.1. TỶ LỆ CÁC LOẠI NHÀ TIÊU HVS ĐANG SỬ DỤNG CỦA
HGĐ (N= 481)........................................................................................................30
BIỂU ĐỒ 3.2. TỈ LỆ CÁC LOẠI NHÀ TIÊU HVS TẠI HGĐ SỬ DỤNG ĐẠT
CHẤT LƯỢNG TIÊU CHUẨN VỆ SINH THEO QUY CHUẨN CỦA BYT
(N=459)................................................................................................................... 31
BIỂU ĐỒ 3.3. KIẾN THỨC VỀ NHÀ TIÊU HVS (N=481)...............................35

BIỂU ĐỒ 3.4. TỶ LỆ HỘ GIA ĐÌNH SỬ DỤNG PHÂN NHÀ TIÊU HVS
LÀM PHÂN BÓN..................................................................................................35
BIỂU ĐỒ 3.5. TIẾP CẬN VỚI NGUỒN THÔNG TIN VỀ SỬ DỤNG NHÀ
TIÊU HỢP VỆ SINH (N= 481).............................................................................37
BIỂU ĐỒ 3.6. NGUỒN THÔNG TIN VỀ SỬ DỤNG NHÀ TIÊU HỢP VỆ
SINH VÀ Ủ PHÂN LÀM PHÂN BÓN (N = 481)................................................38
BIỂU ĐỒ 0.7. NGUYỆN VỌNG CỦA CÁC GIA ĐÌNH VỀ LOẠI NT MUỐN
SỬ DỤNG (N = 481)..............................................................................................39


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Vệ sinh môi trường là những yếu tố liên quan tới cuộc sống của con
người và vệ sinh môi trường yếu kém cũng là một trong những nguyên nhân
gây nên nhiều bệnh tật như: bệnh tiêu chảy; tả; thương hàn; mắt hột; bệnh phụ
khoa, da liễu... ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cộng đồng nhất là ở các
vùng nông thôn. Vì vậy các yếu tố môi trường ngày càng cần được quan tâm
để bảo vệ và cải thiện sức khỏe cũng như điều kiện sống của con người. Vệ
sinh môi trường cũng được coi như là một trong những tiêu chí quan trọng
của quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa và là một trong những chỉ tiêu
kinh tế xã hội của Việt Nam.
Tại Việt Nam, việc xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh là biện
pháp quản lý phân người tốt nhất góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường,
phòng chống dịch bệnh, cải thiện điều kiện sống và mang lại cuộc sống văn
minh cho người dân trong cộng đồng. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ người dân ở
vùng nông thôn được sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh còn rất thấp. Theo số liệu
của Tổng cục Thống kê và Liên hợp quốc, Việt Nam vẫn còn có 4% dân số
phóng uế trực tiếp ra môi trường bên ngoài và 16% dân số cả nước đang sử
dụng loại nhà tiêu không cách ly được nguồn phân với môi trường xung

quanh. Theo báo cáo của Chương trình Mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ
sinh môi trường nông thôn năm 2015, tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ
sinh ở khu vực nông thôn nước ta chỉ mới đạt 65% [27]. Chính vì vậy, hàng
năm người dân phải chi ra một khoản tiền lớn cho công tác khám chữa bệnh.
Điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển kinh tế-xã hội của đất tnước.
Hòa Bình là một tỉnh miền núi ở phía Tây Bắc của tổ quốc, gồm có thành
phố Hòa Bình và 10 huyện với mật độ dân số 178 người/km². Theo báo cáo


2

của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hòa Bình, ước tính tỷ lệ hộ gia đình có nhà
tiêu hợp vệ sinh năm 2017 đạt 67,8% [36] nhưng thực tế con số này có thể
còn thấp hơn nhiều nếu được đánh giá theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
nhà tiêu - Điều kiện bảo đảm vệ sinh do Bộ Y tế ban hành. Ngoài ra, tập quán
sử dụng phân người chưa ủ đúng cách để bón ruộng vẫn tồn tại ở nhiều xã, do
vậy tình trạng ô nhiễm môi trường do phân người đang diễn ra trên hầu hết
các huyện.
Với mục đích nhằm nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho
người dân nông thôn thông qua cải thiện điều kiện vệ sinh, nâng cao nhận thức
thay đổi hành vi vệ sinh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Huyện Cao Phong
đã triển khai chương trình Hợp phần vệ sinh thuộc chương trình Mục tiêu quốc
gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn từ năm 2011 - 2015, với sự hỗ
trợ kinh phí từ Chương trình Mục Tiêu Quốc gia để triển khai các hoạt động
truyền thông, hỗ trợ kinh phí cho hộ gia đình xây nhà tiêu hợp vệ sinh. Tuy
nhiên, thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh của hộ gia đình trên địa bàn xã Dũng
Phong, huyện Cao Phong năm 2018 chưa được nghiên cứu đánh giá về việc sử
dụng nhà tiêu hợp vệ sinh của hộ gia đình như thế nào? Các yếu tố nào ảnh
hưởng liên quan đến việc sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh của hộ gia đình?
Vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu về “Thực trạng nhà tiêu hợp vệ

sinh và một số yếu tố liên quan của hộ gia đình tại xã Dũng Phong, huyện
Cao Phong, tỉnh Hòa Bình năm 2018” với 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình tại xã Dũng Phong,
huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình năm 2018.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia
đình tại xã Dũng Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình năm 2018.


3

CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tầm quan trọng của việc xử lý phân và nhà tiêu hợp vệ sinh
Như chúng ta đã biết, ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành
phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng
xấu đến con người, sinh vật. Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là
việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả
năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy
giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở
dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác
nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ [5].
Ô nhiễm môi trường do phân người nói riêng và chất thải trong quá
trình sống của con người nói chung đang là vấn đề được cả cộng đồng thế
giới quan tâm. PGS.TS Nguyễn Huy Nga, Nguyên Cục trưởng Cục quản lý
môi trường Bộ Y tế nhận định: “Vấn đề không đảm bảo nước sạch, vệ sinh cá
nhân, vệ sinh môi trường yếu kém có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của
người dân, đặc biệt là sự phát triển và tương lai của trẻ em. Ảnh hưởng sức
khỏe do thiếu điều kiện vệ sinh dẫn đến một loạt chi phí, bao gồm chi phí y tế
trực tiếp của người dân, giảm thu nhập cá nhân và những tốn kém của nhà
nước chi cho các dịch vụ y tế” [33]. Tình trạng quản lý phân người không tốt

với việc sử dụng các loại nhà tiêu không hợp vệ sinh đã dẫn đến ô nhiễm môi
trường đất, nước, không khí và làm phát sinh, lây lan nhiều loại bệnh tật trong
cộng đồng. Đứng hàng đầu là các bệnh đường tiêu hóa: tiêu chảy, kiết lỵ,
nặng nhất là tả và thương hàn có thể gây chết người do mất nước, do nhiễm
độc tố vi khuẩn; 80-90% trẻ em mắc các bệnh giun sán, gây thiếu máu, suy
dinh dưỡng, tắc ruột do giun, giun chui ống mật...; các bệnh ngoài da như ghẻ,


4

chốc lở, mụn nhọt; các bệnh về mắt như đau mắt đỏ, mắt hột vẫn có nguy cơ
bùng phát thành dịch hàng năm; 60 - 70% phụ nữ nông thôn mắc các bệnh
phụ khoa liên quan đến vệ sinh cá nhân và môi trường [39]. Bệnh tật liên
quan đến phân người đã tạo một gánh nặng không nhỏ cho kinh tế cũng như
sự phát triển bền vững của cộng đồng. Từ năm 1990, Tổ chức Y tế thế giới
thông báo 80% bệnh tật của con người có liên quan đến vệ sinh môi trường,
trong đó 50% số bệnh nhân trên thế giới phải nhập viện và 25.000 người chết
hàng ngày do các bệnh này [42].
Phân người chứa trên 50 loại vi sinh vật gây bệnh, phân cung cấp thức
ăn và là nơi sinh sản của ruồi nhặng - vectơ truyền bệnh đường tiêu hóa. Phân
không được xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường, phát sinh bệnh tật, nhưng
ngược lại phân cũng mang lại nguồn lợi lớn cho trồng trọt và chăn nuôi. Theo
thống kê năm 2004, 30% số hộ gia đình nông thôn Việt Nam sử dụng phân
người trong nông nghiệp trong đó chỉ có 20,6% ủ phân đủ 6 tháng theo quy
định [33]. Phân khi được xử lý đúng kỹ thuật, không còn gây ô nhiễm môi
trường, tiêu diệt được hết các mầm bệnh, côn trùng không thể sinh sôi phát
triển. Phân được ủ đúng cách sẽ tạo nguồn phân bắc dồi dào cho trồng trọt, là
nguyên liệu cho sản xuất khí sinh học - Biogas, nguồn năng lượng sạch, tiết
kiệm kinh phí, bảo vệ môi trường cho nông thôn ngày nay.
Theo một nghiên cứu tại hai xã Hoàng Tây và Nhật Tân năm 2011 thì

tỷ lệ mắc một trong các bệnh: nhiễm giun sán, tiêu chảy, bệnh phụ khoa, bệnh
ngoài da, ngộ độc thực phẩm và bệnh đau mắt của các hộ gia đình là 19%.
Nguy cơ mắc một trong các bệnh này tại các hộ gia đình sử dụng nguồn nước
ăn và nhà tiêu không HVS cao hơn tương ứng 5 lần (OR=5,0; 95%CI: 1,417,6) và 1,7 lần (OR=1,7; CI: 1,1-2,7) so với các HGĐ sử dụng nguồn nước
ăn và nhà tiêu HVS [34]. Nước sạch và nhà tiêu HVS làm cho gia tăng tỷ lệ
bệnh tật của người dân không được tiếp cận với điều kiện vệ sinh môi trường
đảm bảo khi mà hầu hết họ lại là những HGĐ kinh tế khó khăn hơn nhưng


5

HGĐ khác trong xã.
Tình trạng quản lý phân người không tốt trong đó có việc sử dụng các
nhà tiêu không hợp vệ sinh và không sử dụng nhà tiêu ở một số hộ gia đình đó
gây ô nhiễm đất, nước, không khí làm cho ruồi nhặng phát triển, phát tán các
loại vi sinh vật gây bệnh và ký sinh trùng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến
sức khỏe cộng đồng. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy hầu hết nước bề mặt
của Việt Nam, trừ những nơi vùng sâu, vùng xa không thuận lợi cho con
người sinh sống còn lại đều bị ô nhiễm vi sinh vật với các mức độ ô nhiễm
khác nhau tùy từng khu vực. Trong hầu hết các bệnh con người mắc phải thì
tỷ lệ mắc cao nhất vẫn là các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa như: tiêu chảy,
tả, lỵ, và đặc biệt là các bệnh ký sinh trùng đường ruột [4]. Nước bị nhiễm
phân được phát hiện qua việc xét nghiệm nước tìm thấy sự có mặt của các vi
khuẩn đường ruột, đặc biệt là Escherichia Coli.
Một trong những yếu tố quan trọng của môi trường sống là đất. Các
thành phần vật lý, hóa học của đất liên quan trực tiếp đến sức khỏe của con
người. Đất là nơi trồng trọt, cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm hàng ngày
của con người. Môi trường đất bị ô nhiễm do quản lý phân người không tốt có
thể thông qua nguồn cung cấp thực phẩm hàng ngày của con người, bụi bặm
hoặc qua tay của người nhiễm bẩn không rửa để gây bệnh cho cộng đồng.

Theo Đào Ngọc Phong, Nguyễn Huy Nga, điều tra cơ bản của Trường
Đại học Y Hà Nội, tình hình nhiễm bẩn ở đất quanh hố xí như sau: nhiễm bẩn
đất quanh hố xí với trứng giun đũa: 68,1%; giun tóc: 9,8%; giun móc: 23%.
Tình hình nhiễm trứng giun trong đất ở những hộ có nhà tiêu HVS và những
hộ không có nhà tiêu HVS cũng khác nhau rõ rệt: ở những hộ chưa có hố xí
HVS thì bếp nhiễm 73%, vườn nhiễm 66%, sân 60%, ngõ 50%, thềm 43%,
nền nhà 40%. Trong khi ở những hộ có nhà tiêu HVS thì giảm xuống rõ rệt:
bếp: 60%, vườn: 60%, sân và ngõ 60%, thềm 30%, nền: 10% [32]. Ở Việt
Nam bất kỳ mùa nào cũng có khả năng làm cho mầm bệnh là trứng giun sán


6

có khả năng phát triển.
Theo một nghiên cứu năm 2006 ở ngoại thành Hà Nội, trứng giun đũa,
giun tóc, giun móc được tìm thấy ở nhiều nơi như đất là 63,2%, ở bụi là
46,2%, ở nước là 33,5%, ở rau là 30,0% và ở không khí là 1,4%. Tỷ lệ nhiễm
ở người với giun đũa là 37,8%, nhiễm giun tóc là 62%, nhiễm giun móc là
8,9% [35]. Như vậy ở đất, nước, không khí, thực phẩm đều có mặt của các
loại ký sinh trùng gây bệnh đường ruột cho người. Điều đó chứng tỏ quản lý
và xử lý phân cũng dễ gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến
sức khỏe của người dân.
Ở nông thôn Việt Nam, tập quán sử dụng phân người trong sản xuất
nông nghiệp có từ xa xưa và cho đến nay ở nhiều vùng vẫn còn sử dụng. Phân
người có đầy đủ các chất dinh dưỡng để cho cây trồng phát triển và có thể
thay thế được nhiều loại phân bón hóa học khác. Sử dụng phân người để làm
phân bón cho cây trồng vừa tiết kiệm được đầu tư sản xuất, vừa tránh được
thoái hóa đất nông nghiệp. Tuy nhiên, việc sử dụng phân người chưa qua xử
lý HVS lại là một trong những nguồn ô nhiễm nhất, là mối nguy hại trực tiếp
cho sức khỏe của người nông dân và lan truyền các mầm bệnh nguy hiểm cho

cộng đồng.
Theo ước tính của WHO, năm 2002 tình trạng nhiễm ký sinh trùng
đường ruột và tiêu chảy là hai nguyên nhân hàng đầu gây nên số năm sống
mất đi của người dân trong nhóm nguyên nhân liên quan tới nước và vệ sinh.
Tiêu chảy và tình trạng suy dinh dưỡng còn là nguyên nhân làm hơn 11.000
người tử vong/ năm, trong đó chủ yếu là trẻ em [43].
Theo nghiên cứu ở 3.000 phụ nữ độ tuổi từ 15 - 49 tại 6 tỉnh của ba
nước Lào, Campuchia và Việt Nam thì tỷ lệ nhiễm giun móc lần lượt là
19,2%; 8,1% và 54,3%. Việt Nam có tỷ lệ nhiễm giun móc cao nhất, nhưng tỷ
lệ nhiễm giun đũa và giun tóc thấp hơn ở Lào, cao hơn ở Campuchia. Kết quả


7

xét nghiệm máu cho thấy 32,3% phụ nữ trong đối tượng nghiên cứu thiếu
máu. Nhiễm giun móc chủ yếu do thói quen sử dụng phân tươi để bón ruộng.
Đối tượng bị nhiễm ở đây lại chủ yếu là phụ nữ, người lao động nông nghiệp
trực tiếp [31].
Theo một nghiên cứu tại ba trường tiểu học ở trẻ từ 6 - 14 tuổi thành
phố Lạng Sơn. Tỷ lệ nhiễm giun móc trên 323 trẻ là 21,4% và giun tóc là
35,2%. Xác định được nguy cơ thiếu máu khi nhiễm giun móc (R=3,4;
p<0,01) và giun tóc (OR=2,1; p<0,01) [41].
Trong hầu hết các bệnh truyền nhiễm gây ra bởi quản lý và xử lý phân
người chưa HVS thì người chính là vật chủ trung gian lây truyền. Mầm bệnh
từ phân người do không được quản lý và xử lý tốt trong quá trình thu gom,
vận chuyển và sử dụng đã phát tán và làm ô nhiễm ra môi trường đất và nước.
Khi gặp điều kiện thuận lợi vi sinh vật và các ký sinh trùng sinh sôi nảy nở và
gây thành dịch bệnh cho con người. Đặc biệt các tác nhân gây bệnh này có thể
sống rất lâu trong đất và nước phát tán theo các hoạt động sinh hoạt và sản
xuất của con người. Nếu nguồn nước sử dụng cho ăn uống, sinh hoạt của con

người không đảm bảo vệ sinh sẽ là nguyên nhân gây dịch bệnh. Trong thời
gian qua, Việt Nam đang gặp phải những thách thức rất lớn trong việc khống
chế các dịch bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa như tiêu chảy cấp, tả, lỵ trực
khuẩn… và đặc biệt trong thời điểm này là bệnh tay chân miệng đang bùng
phát và rất khó kiểm soát. Để hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường,
giảm tỷ lệ mắc các bệnh, dịch liên quan đến phân, nước, từng bước cải thiện
và nâng cao SKCĐ cần tập trung đẩy mạnh các hành vi vệ sinh cá nhân và đặc
biệt là quản lý tốt các nguồn phân người thông qua việc xây dựng và sử dụng các
nhà tiêu hợp vệ sinh cũng như sử dụng phân người đúng cách trong nông nghiệp.
Đã đến lúc chúng ta không thể né tránh nói về nhà vệ sinh như là một
nơi hôi thối, bẩn thỉu đáng kinh tởm. Jack Sim, người sáng lập ra Tổ chức


8

Nhà vệ sinh Thế giới có trụ sở tại Singapore đã nhận định. "Cái giá phải trả
cho việc không bàn về vấn đề này là ở nhiều nơi, người ta phải chịu đựng
những toilet hôi thối, bẩn thỉu, không đúng chức năng. Thậm chí rất nhiều
người không thể có được cái nơi tối thiểu đó".
1.2. Thế nào là nhà tiêu hợp vệ sinh
Nhà tiêu có vai trò quan trọng trong việc xử lý phân. Việc sử dụng nhà
tiêu hợp vệ sinh và xử lý phân đúng kỹ thuật sẽ làm thay đổi theo chiều hướng
tốt mô hình bệnh tật ở nông thôn cũng như cải thiện môi trường đang ngày
một ô nhiễm.
Yêu cầu của BYT đối với nhà tiêu HVS là nhà tiêu phải cô lập được
phân người, làm cho phân tươi hoặc phân chưa an toàn không thể tiếp xúc
được với người, động vật và côn trùng. Đồng thời nhà tiêu HVS phải tiêu diệt
được các tác nhân gây bệnh có trong phân người và không làm ô nhiễm ra
môi trường xung quanh [30]. Trong tiêu chuẩn vệ sinh, ngoài tiêu chuẩn về
xây dựng còn phải đảm bảo tiêu chuẩn về sử dụng, bảo quản. Một nhà tiêu

được đánh giá là HVS phải đạt được cả tiêu chuẩn về xây dựng và cả tiêu
chuẩn về sử dụng, bảo quản.
Một số nhà tiêu hợp vệ sinh như:
Nhà tiêu khô hợp vệ sinh: Là nhà tiêu có hai ngăn kín, ở một thời điểm
chỉ sử dụng một trong hai ngăn, có cả phân và tro trong ngăn sử dụng (nước
tiểu tách riêng). Khi một trong hai ngăn đầy sẽ được đậy kín để ủ, thường ủ ít
nhất 6 tháng trước khi được dùng làm phân bón ruộng.
Nhà tiêu tự hoại: Là loại nhà tiêu đảm bảo tốt nhất quá trình thu gom
phân, cô lập và tái sinh phân với các ngăn chứa, ngăn lắng và ngăn lọc. Loại
nhà tiêu này đảm bảo tốt nhất và không gây ô nhiễm môi trường. Các nhà ven
sông cần sử dụng loại nhà tiêu này để hạn chế ô nhiễm nguồn nước. Tuy nhiên,
loại này tương đối đắt tiền.


9

Nhà tiêu thấm dội nước: Là nhà tiêu đơn giản được sử dụng phổ biến ở
vùng nông thôn. Nhà tiêu gồm phần nhà xí có tường bao quanh, bệ có hố, ống
để tạo nút nước và ống dẫn phân. Bể chứa một ngăn, trên thành hố có lỗ thấm
để cho nước dư thừa từ hố chứa thấm lọc qua lớp đất xung quanh làm sạch chất
ô nhiễm. Sử dụng loại nhà tiêu này cần phải dội nước cho mỗi lần đi vệ sinh để
đưa phân xuống hố và tạo nút nước chống mùi hôi. Nhưng không nên dùng loại
hố xí này ở vùng trũng, dễ ngập nước hay vùng khan hiếm nước [31].
Tháng 6 năm 2011, Bộ Y tế đã ban hành thông tư số 27/2011/ TT-BYT
về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu.
1.3. Tiêu chuẩn vệ sinh đối với các loại nhà tiêu
1.3.1. Nhà tiêu khô
* Nhà tiêu khô chìm:
+ Yêu cầu về vệ sinh trong xây dựng:
- Không xây dựng ở nơi thường bị ngập, úng;

- Cách nguồn nước ăn uống, sinh hoạt từ 10m trở lên;
- Miệng hố phân cao hơn mặt đất xung quanh ít nhất 20cm;
- Không để nước mưa tràn vào hố phân;
- Mặt sàn nhà tiêu và rãnh thu dẫn nước tiểu nhẵn, không đọng nước,
không trơn, không bị nứt, vỡ, sụt lún; nước tiểu được dẫn ra dụng cụ chứa,
không chảy vào hố phân;
- Có nắp đậy kín các lỗ tiêu;
- Có mái lợp ngăn được nước mưa; cửa và xung quanh nhà tiêu được
che chắn kín đáo, bảo đảm mỹ quan;
- Ống thông hơi có đường kính trong ít nhất 90mm, cao hơn mái nhà
tiêu ít nhất 400mm và có lưới chắn côn trùng, chụp chắn nước mưa.
+ Yêu cầu về vệ sinh trong sử dụng và bảo quản:
- Sàn nhà tiêu khô, sạch;


10

- Không có mùi hôi, thối; không có ruồi, nhặng, gián trong nhà tiêu;
- Không để vật nuôi đào bới phân trong nhà tiêu;
- Không có bọ gậy trong dụng cụ chứa nước và dụng cụ chứa nước tiểu;
- Bãi phân phải được phủ kín chất độn sau mỗi lần đi tiêu;
- Giấy vệ sinh sau khi sử dụng bỏ vào lỗ tiêu (nếu là giấy tự tiêu) hoặc
bỏ vào dụng cụ chứa giấy bẩn có nắp đậy;
- Đối với nhà tiêu không thực hiện việc ủ phân tại chỗ thì phải bảo đảm
vệ sinh trong quá trình lấy, vận chuyển và ủ phân ở bên ngoài nhà tiêu [29].
* Nhà tiêu khô nổi:
+ Yêu cầu về vệ sinh trong xây dựng:
- Không xây dựng ở nơi thường bị ngập, úng;
- Cách nguồn nước ăn uống, sinh hoạt từ 10m trở lên;
- Không để nước mưa tràn vào bể chứa phân;

- Tường và đáy ngăn chứa phân kín, không bị rạn nứt, rò rỉ;
- Cửa lấy mùn phân luôn được trát kín;
- Mặt sàn nhà tiêu và rãnh thu dẫn nước tiểu nhẵn, không đọng nước,
không trơn trượt, không bị nứt, vỡ, sụt lún; nước tiểu được dẫn ra dụng cụ
chứa, không chảy vào bể chứa phân;
- Có nắp đậy kín các lỗ tiêu;
- Có mái lợp ngăn được nước mưa, cửa và xung quanh nhà tiêu được
che chắn kín đáo, bảo đảm mỹ quan;
- Ống thông hơi có đường kính trong ít nhất 90mm, cao hơn mái nhà
tiêu ít nhất 400mm và có lưới chắn côn trùng, chụp chắn nước mưa.
+ Yêu cầu về vệ sinh trong sử dụng và bảo quản:
- Sàn nhà tiêu khô, sạch;
- Không có mùi hôi, thối; không có ruồi, nhặng, gián trong nhà tiêu;
- Không để vật nuôi đào bới phân trong nhà tiêu;


11

- Không có bọ gậy trong dụng cụ chứa nước và dụng cụ chứa nước tiểu;
- Bãi phân phải được phủ kín chất độn sau mỗi lần đi tiêu;
- Giấy vệ sinh sau khi sử dụng bỏ vào lỗ tiêu (nếu là giấy tự tiêu) hoặc
bỏ vào dụng cụ chứa giấy bẩn có nắp đậy;
- Đối với nhà tiêu khô nổi có từ hai ngăn trở lên: Lỗ tiêu ngăn đang sử
dụng luôn được đậy kín, các ngăn ủ được trát kín;
- Đối với các loại nhà tiêu không thực hiện việc ủ phân tại chỗ thì phải
bảo đảm vệ sinh trong quá trình lấy, vận chuyển và ủ phân ở bên ngoài nhà
tiêu [29].
1.3.2. Nhà tiêu dội nước
* Nhà tiêu tự hoại:
+ Yêu cầu về vệ sinh trong xây dựng:

- Bể chứa và xử lý phân không bị lún, sụt, rạn nứt, rò rỉ;
- Nắp bể chứa và bể xử lý phân được trát kín, không bị rạn nứt;
- Mặt sàn nhà tiêu nhẵn, phẳng và không đọng nước, trơn trượt;
- Bệ xí có nút nước kín;
- Có mái lợp ngăn được nước mưa; cửa và xung quanh nhà tiêu được
che chắn kín đáo, bảo đảm mỹ quan;
- Ống thông hơi có đường kính trong ít nhất 20mm, cao hơn mái nhà
tiêu ít nhất 400mm;
- Nước thải từ bể xử lý của nhà tiêu tự hoại phải được chảy vào cống
hoặc hố thấm, không chảy tràn ra mặt đất.
+ Yêu cầu về vệ sinh trong sử dụng và bảo quản:
- Sàn nhà tiêu, bệ xí sạch, không dính đọng phân, nước tiểu;
- Không có mùi hôi, thối; không có ruồi, nhặng, gián trong nhà tiêu;
- Có đủ nước dội; dụng cụ chứa nước dội không có bọ gậy;


12

- Giấy vệ sinh sau khi sử dụng bỏ vào lỗ tiêu (nếu là giấy tự tiêu) hoặc
bỏ vào dụng cụ chứa giấy bẩn có nắp đậy;
- Nước sát trùng không được đổ vào lỗ tiêu;
- Phân bùn phải được lấy khi đầy; bảo đảm vệ sinh trong quá trình lấy,
vận chuyển phân bùn [29].
* Nhà tiêu thấm dội nước:
+ Yêu cầu về vệ sinh trong xây dựng:
- Không xây dựng ở nơi thường bị ngập, úng;
- Cách nguồn nước ăn uống, sinh hoạt từ 10m trở lên;
- Nắp bể, hố chứa phân được trát kín, không bị rạn nứt;
- Mặt sàn nhà tiêu nhẵn, phẳng, không đọng nước, trơn trượt;
- Bệ xí có nút nước kín;

- Có mái lợp ngăn được nước mưa; cửa và xung quanh nhà tiêu được
che chắn kín đáo, bảo đảm mỹ quan;
- Ống thông hơi có đường kính trong ít nhất 20mm, cao hơn mái nhà
tiêu ít nhất 400mm;
- Nước thải từ bể, hố chứa phân không chảy tràn ra mặt đất.
+ Yêu cầu về vệ sinh trong sử dụng và bảo quản:
- Sàn nhà tiêu, bệ xí sạch, không dính đọng phân, nước tiểu;
- Không có mùi hôi, thối; không có ruồi, nhặng, gián trong nhà tiêu;
- Có đủ nước dội; dụng cụ chứa nước dội không có bọ gậy;
- Giấy vệ sinh sau khi sử dụng bỏ vào lỗ tiêu (nếu là giấy tự tiêu) hoặc
bỏ vào dụng cụ chứa giấy bẩn có nắp đậy;
- Phân bùn phải được lấy khi đầy nếu tiếp tục sử dụng nhà tiêu, bảo đảm vệ
sinh trong quá trình lấy, vận chuyển phân bùn; nếu không sử dụng phải lấp kín [29].


13

1.4. Các loại nhà tiêu hợp vệ sinh hiện đang sử dụng tại Việt Nam
Theo Quyết định 08/2005 QĐ-BYT ngày 11/03/2005 của Bộ Y tế, các
loại nhà tiêu hiện đang được khuyến khích sử dụng ở Việt Nam là: nhà tiêu
hai ngăn ủ phân tại chỗ, nhà tiêu chìm có ống thông hơi, nhà tiêu thấm dội
nước, nhà tiêu tự hoại. Các loại nhà tiêu này là nhà tiêu HVS nếu đảm bảo các
yêu cầu về kỹ thuật xây dựng và sử dụng bảo quản [1]. Tuỳ từng địa bàn và
điều kiện kinh tế mà lựa chọn loại hình nhà tiêu phù hợp.
Nhà tiêu tự hoại: Là loại nhà tiêu tốt nhất hiện nay xuất phát từ châu Âu.
Phân được xử lý theo nguyên tắc ngâm ủ và lên men. Các mầm bệnh bị tiêu
diệt, mùn được giữ lại ở đáy bể, nước lắng qua bể và thấm vào đất hoặc vào
hệ thống cống thải. Loại nhà tiêu này có đặc điểm là không có mùi hôi, không
thu hút ruồi nhặng, không gây ô nhiễm môi trường xung quanh, tạo sự dễ chịu
cho người sử dụng. Nhà tiêu tự hoại này đã góp phần rất lớn trong phòng

dịch, bệnh lây truyền qua đường tiêu hoá.
Nhà tiêu Biogas (bể khí sinh học): Đây cũng là một loại nhà tiêu hợp vệ
sinh được áp dụng nhiều ở các nước châu Á, nhất là Trung Quốc và Ấn Độ.
Bể khí sinh học hoạt động theo chế độ nạp nguyên liệu bổ sung thường
xuyên. Từ những năm 60, loại nhà tiêu này được áp dụng thí điểm ở một số
tỉnh, thành phố của nước ta. Kết quả thí điểm cho thấy loại nhà tiêu bể khí
sinh học này áp dụng tốt cho những hộ gia đình thực hiện mô hình vườn, ao,
chuồng (VAC) với chăn nuôi có quy mô. Công nghệ này không những giải
quyết tốt vấn đề ô nhiễm môi trường mà còn cung cấp khí đốt cho sinh hoạt
gia đình. Bể khí sinh học hoạt động do quá trình phân hủy yếm khí các chất
hữu cơ có trong phân người, phân gia súc, rác thải hữu cơ để giải phóng ra khí
CO2 (cacbonic) và khí CH4 (mê tan).


14

Nhà tiêu thấm dội nước: Có nguồn gốc từ Ấn Độ, Thái Lan du nhập
vào Việt Nam từ những năm 1960, phù hợp với những nơi có nguồn nước dội
dồi dào, chất đất dễ thấm nước và không có nguy cơ gây ô nhiễm cho nước
ngầm. Sử dụng ở nơi không có cống nước thải. Ưu điểm của loại nhà tiêu này
là vệ sinh sạch sẽ, không có mùi hôi, không có ruồi nhặng, đơn giản, rẻ tiền,
dễ sử dụng và bảo quản. Tiêu chuẩn kín, có nút nước và thấm tốt rất quan
trọng, nếu không đủ nước dội sẽ làm rối loạn quy trình sử dụng và gây mất vệ
sinh cho nguồn nước và cộng đồng xung quanh.
Nhà tiêu hai ngăn ủ phân tại chỗ: Đây là loại nhà tiêu phù hợp cho
những vùng sản xuất nông nghiệp và có tập quán dùng phân nhà tiêu để bón
ruộng và nuôi trồng thủy sản. Có hai ngăn, một ngăn sử dụng, một ngăn ủ
phân, thay đổi nhau khi đầy, có máng dẫn nước tiểu ra ngoài, có nắp đậy hố
tiêu dể tránh ruồi muỗi, vật nuôi chui vào hố phân, có ống thông hơi để tránh
mùi hôi. Ưu điểm là dễ xây dựng, không làm ô nhiễm nguồn nước và môi

trường. Khi phân đã ủ đúng thời gian và đúng kỹ thuật có thể bón cho cây
trồng, làm tăng độ màu mỡ cho đất, như vậy chất thải được tái sử dụng lại
theo hướng sinh thái. Một ưu điểm nổi bật nữa của loại nhà tiêu này là không
phải dùng nước để dội, có thể sử dụng ở những vùng khan hiếm nước. Hiện
nay nhà tiêu hai ngăn ủ phân tại chỗ này được sử dụng phổ biến ở các vùng
nông thôn miền Bắc và miền Trung nước ta.
Nhà tiêu chìm có ống thông hơi: Là loại nhà tiêu áp dụng cho vùng
thiếu nước dội, đất rộng người thưa như miền trung du, miền núi và nhân dân
không có thói quen dùng phân để bón ruộng và nuôi trồng thuỷ sản. Loại này
cũng có máng dẫn nước tiểu, ống thông hơi, nắp đậy. Khi gần đầy (cách nắp
bệ tiêu 5cm) thì đào hố mới và chuyển nắp bệ tiêu sang hố mới, san lấp hố cũ
để tránh súc vật đào bới. Loại này dễ làm, đơn giản, rẻ tiền, dễ sử dụng.


×