MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ……………………………………………………………..1
A. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN…..2
I.
Khái niệm về công dịch vụ công trực tuyến…………………………..2
1. Dịch vụ công ……………………………………………………………...2
2. Dịch vụ công điện tử ……………………………………………………..2
3. Dịch vụ công hành chính ………………………………………………...2
II.
Các mức độ cung ứng dịch vụ ………………………………………...3
1. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 ……………………………………….3
2. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 …………………………………………...4
3. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 …………………………………………...4
4. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 …………………………………………...4
III. Phân loại dịch vụ công điện tử ……………………………………………7
1. Dịch vụ công điện tử đối với công dân (G2C) ………………………………..7
2. Dịch vụ công điện tử đối với doanh nghiệp (G2B) …………………………...9
B. THỰC TRẠNG CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN TẠI Hà NỘI
....................................................................................................................10
I.
Giới thiệu chung về tình trạng dịch vụ công trực tuyến tại Hà Nội …10
1. Tăng cường đối ngoại ……………………………………………………10
2. Đẩy mạnh dịch vụ trực tuyến ……………………………………………11
II.
Các dịch vụ công trực tuyến tại Hà Nội và mức độ quan tâm của người dân và doanh
nghiệp ………………………………………………………………….12
1. Các dịch vụ công trực tuyến tại Hà Nội …………………………………12
2. Cách đăng kí dịch vụ công trực tuyến ( mức 3,4) ……………………….18
III. Các dịch vụ công phục vụ cho một số công việc đặc thù đối tượng cụ thể
………………………………………………………………………………….19
1. Dịch vụ công điện tử đối với công dân (G2C)…………………………….20
2. Dịch vụ công điện tử đối với doanh nghiệp (G2B) ……………………………20
IV. Đánh giá về việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại Hà Nội ……………..
C. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TRONG VIỆC CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN
TẠI HÀ NỘI ………………………………………………………
I.
Cơ sở đề xuất ………………………………………………………….
II.
Giải pháp ………………………………………………………………
KẾT LUẬN
1
LỜI MỞ ĐẦU
Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan nhà nước là một xu hướng
đổi mới được nhiều nước trên thế giới thực hiện. Xây dựng một Chính phủ hiện đại là yêu cầu
tất yếu nhằm mục đích tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Chính phủ, đồng thời tăng
tính công khai, minh bạch, từ đó tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp thực hiện quyền
dân chủ trong việc tham gia quản lý nhà nước.
Trong giai đoạn hiện nay, công cuộc cải cách hành chính tại Việt Nam đã được Nhà nước
quan tâm và tập trung nhiều nguồn lực thực hiện. Trong đó, nột dung hiện đại hóa hành chính là
một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Với bối cảnh hội nhập quốc tế và trình độ khoa
học kĩ thuật ngày càng tiến bộ, việc phát triển ứng dụng công nghẹ thông tin trong quy trình xử
lí công việc của từng cơ quan hành chính nhà nước, giữa các cơ quan hành chính nhà nước với
nhau và trong giao dịch với tổ chức, cá nhân, đặc biệt là trong hoạt động cung cấp dịch vụ hành
chính công, dịch vụ công của đơn vị sự nghiệp công lập cần phải được nâng cao chất lượng phù
hợp với xu hướng phát triển của thời đại, hương đến một nền hành chính chuyên nghiệp, hiện
đại đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đổi mới đất nước.
Nhằm góp phần hoàn thành một trong những mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm của Nghị
quyết 30c/NQ-CP, ngày 08/11/2011 của chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách
hành chính giai đoạn 2011-2020 thì việc hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động của mạng thông tin
điện tử hành chính của Chính phủ, xây dựng Cổng thông tin dịch vụ công quốc gia là nội dung
đầu tiên cần được chú trọng.
Hệ thống dịch vụ công trực tuyến thành phố Hà Nội là hệ thống giao dịch điện tử đối với
các thủ tục hành chính giữa tổ chức, công dân, doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước. Hệ
thống được thiết lập và hoạt động nhằm thực hiện cải cách hành chính, tạo điều kiện cho các tổ
chức, công dân, doanh nghiệp thực hiện các yêu cầu giải quyết thủ tục, hồ sơ hành chính một
cách thuận lợi, đơn giản, không phụ thuộc vào thời gian, địa điểm.
1
PHẦN A. TỔNG QUAN LÍ THUYẾT VỀ DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN
I. Khái niệm về dịch vụ công trực tuyến
1. Dịch vụ công là dịch vụ có tính chất công cộng phục vụ các nhu cầu cơ bản, thiết yếu
của người dân vì lợi ích chung của xã hội, do nhà nước chịu trách nhiệm trước xã hội (trực tiếp
đảm nhận hay ủy quyền và tạo điều kiện cho khu vực tư thực hiện) nhằm bảo đảm ổn định và
công bằng xã hội. Dịch vụ công bao gồm:
Dịch vụ sự nghiệp công (hoặc phúc lợi công cộng): y tế, giáo dục, văn hóa, trợ cấp, hưu
trí,…
Dịch vụ công ích: vệ sinh môi trường, nước sạch, giao thông công cộng, bưu điện, quốc
phòng, an ninh,..
Dịch vụ hành chính công: cấp giấy phép, đăng kí, giấy xác nhận, thu ngân sách, giải
quyết khiếu nại, tố cáo,…
Dịch vụ công phần lớn được các cơ quan nhà nước thực hiện, tuy nhiên có thể do các tổ
chức ngoài nhà nước đuuợc chính phủ tài trợ, ủy quyền thực hiện và kiểm soát chặt chẽ.
2.Dịch vụ công trực tuyến hay dịch vụ công điện tử là dịch vụ hành chính công và các dịch
vụ công khác được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng. Dịch vụ công trực
tuyến được cung cấp chủ yếu qua cổng thông tin điện tử, chú trọng tới tính thuận tiện và hiệu
quả xử lí công việc với sự hỗ trợ của các công cụ và hệ thống công nghệ thông tin.
Dịch vụ công có các đặc trưng:
+ Thứ nhất, đó là các hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho lợi ích chung, thiết yếu, các quyền và
nghĩa vụ cơ bản của các tổ chức và công dân.
+ Thứ hai, do nhà nước chịu trách nhiệm trước xã hội (trực tiếp cung cấp hoặc ủy nhiệm
việc cung cấp). Ngay cả khi nhà nước chuyển giao dịch vụ này cho tư nhân cung cấp thì nhà
nước vẫn có vai trò điều tiết đặc biệt nhằm bảo đảm sự công bằng trong phân phối các dịch vụ
này và khắc phục các khiếm khuyết của thị trường.
+ Thứ ba, là các hoạt động có tính chất phục vụ trực tiếp, đáp ứng các nhu cầu, quyền lợi
hay nghĩa vụ cụ thể và trực tiếp của các tổ chức và công dân.
+ Thứ tư, bảo đảm tính công bằng và tính hiệu quả trong cung cấp dịch vụ.
3.Dịch vụ hành chính công: là những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp
luật, không nhằm mục tiêu lợi nhuận, gắn với thẩm quyền mang tính quyền lực pháp lí,
2
mang tính công bằng, bình đẳng đối với người thụ hưởng, do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cấp cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức các loại giấy tờ có giá trị pháp lý trong các
lĩnh vực mà cơ quan nhà nước đó quản lý.
Mỗi dịch vụ hành chính công gắn liền với một thủ tục hành chính để giải quyết hoàn
chỉnh một công việc cụ thể liên quan đến tổ chức, cá nhân. Dịch vụ hành chính công truc
tuyến là một bộ phận của dịch vụ công trực truyến.
Dịch vụ công
Dịch vụ công
điện tử
Dịch vụ hành chính
công
Phần giao thoa giữa dịch vụ hành chính công và dịch vụ công điện tử chính là dịch vụ
hành chính công điện tử. Phần giao thoa này ngày càng được mở rộng.
II. Các mức độ cung ứng dịch vụ
Theo mô hình tiến hóa 4 mức của chính phủ điện tử, tương ứng có 4 mức cung ứng
dịch vụ hành chính công trực tuyến trên cổng thông tin điện tử:
1. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1: là dịch vụ đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin
về quy trình, thủ tục và các văn bản có liên quan quy định về thủ tục hành chính; hồ
sơ; thời hạn; phí và lệ phí thực hiện dịch vụ.
Tiêu chí xác định dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 cụ thể: là dịch vụ hành chính công
cung cấp đầy đủ hoặc phần lớn các thông tin về:
- Quy trình thực hiện dịch vụ hành chính công đó (ví dụ như sở cứ, cơ quan thực hiện,
địa chỉ,…)
3
- Thủ tục thực hiện dịch vụ;
- Các giấy tờ cần thiết
- Các bước tiến hành
-Thời gian thực hiện
- Chi phí thực hiện dịch vụ.
2. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2: là dịch vụ công trực tuyến mức 1 và cho phép
người sử dụng tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu.
Hồ sơ sau khi hoàn thiện được gửi trực tuyến hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan
tổ chức cung cấp dịch vụ
Tiêu chí xác định cụ thể: là dịch vụ hành chính công cung cấp đáp ứng tất cả các tiêu chí
sau:
- Đạt được các tiêu chí mức độ 1
- Cho phép người sử dụng tại về các mẫu đơn hồ sơ để người sử dụng có thể in ra giấy,
hoặc điền vào các mẫu đơn. Việc nộp lại hồ sơ sau khi hoàn thành được thực hiện qua
đường bưu điện hoặc người sử dụng trực tiếp mang đến cơ quan thụ lý hồ sơ.
3. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và cho phép
người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan tổ chức cung cấp
dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lí hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện
trwn môi trường mạng. việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực
hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.
Tiêu chí xác định cụ thể: là dịch hành chính cung cấp ứng dụng được tất cả các tiêu chí
sau:
- Đạt được các tiêu chí mức độ 2
- Cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ
chức cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ
được thực hiện trên môi trường mạng. Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả
được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.
4. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và cho phép
người sử dụng thanh toán lệ phí( nếu có) được thực hiện trực tuyến. Việc trả kết quả
4
có thể được thực hiện trực tuyến , gửi trực tuyến hoặc qua đường bưu điện đến người
sử dụng.
Tiêu chí xác định cụ thể:là dịch vụ hành chính công cung cấp đáp ứng được tất cả các
tiêu chí sau:
- Đạt được các tiêu chí mức độ 3
- Và cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến. Việc
trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến
người sử dụng.
Thực trạng sử dụng dịch vụ công của thành phố Hà Nội
Thành phố Hà Nội hiện đang đứng thứ hai toàn quốc trong bảng xếp hạng Chỉ số
cải cách hành chính. Không bằng lòng với kết quả này, thành phố đang tiếp tục phấn
đấu đưa các chỉ tiêu của thành phố về cải cách hành chính phải bằng hoặc cao hơn
yêu cầu của Chính phủ đề ra.
• Tăng cường đối ngoại
-Cải cách hành chính (CCHC) được Hà Nội xác định là “chìa khóa” quan trọng,
quyết định thành công các chương trình, mục tiêu của địa phương, cũng như thu hút
mạnh mẽ nguồn lực đầu tư từ bên ngoài. Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của thành phố,
công tác CCHC đã được triển khai bài bản, thu được nhiều kết quả tích cực, xuất hiện
nhiều cách làm hay, mô hình tốt giúp tiết kiệm thời gian, công sức của các tổ chức và
cá nhân khi có nhu cầu giao dịch hành chính. Qua đó, góp phần cải thiện môi trường
đầu tư, bước đầu đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, người dân.
-Từ đầu năm đến nay, UBND quận Hà Đông và các phường trên địa bàn đã tổ
chức nhiều hội nghị đối thoại với các tổ chức, cá nhân về thủ tục hành chính và giải
quyết thủ tục hành chính. Các cuộc đối thoại đều có sự tham dự của lãnh đạo quận và
phường, cho nên đã thu hút sự tham gia của đông đảo người dân. Đây là dịp để người
dân, tổ chức trao đổi, phản ánh về các nội dung liên quan thủ tục hành chính, như vậy
đã có rất nhiều ý kiến được đưa ra. Nhiều thắc mắc của người dân như xác nhận hộ
khẩu thì đến bộ phận nào giải quyết; trình tự, thủ tục như thế nào, thời gian giải quyết
bao lâu; bản sao sổ hộ khẩu đã chứng thực có được dùng để xác nhận tình trạng hôn
5
nhân để vay vốn ngân hàng được không; thủ tục cấp giấy phép kinh doanh, đã được
các cán bộ của quận, phường giải thích, hướng dẫn cụ thể. Những ý kiến góp ý như
việc làm đăng ký khai sinh theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 còn chậm so với
quy định; đề nghị chọn cán bộ tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính tại công an
quận có ứng xử nhẹ nhàng để hướng dẫn những người già làm thủ tục hành chính
được tốt hơn, đã được tiếp thu, ghi nhận để có hướng khắc phục. Đáng chú ý, quận đã
vận hành hệ thống wifi phủ sóng toàn bộ trụ sở quận để phục vụ cán bộ, công chức,
viên chức và công dân khi đến làm việc.
-Nhờ thái độ nghiêm túc trong làm việc, cầu thị trong tiếp thu ý kiến nhân dân,
sáu tháng đầu năm nay, quận Hà Đông đã tiếp nhận 6.333 hồ sơ, trong đó, có 3.387
hồ sơ tiếp nhận qua hình thức trực tuyến. Quận đã trả trước hạn bốn hồ sơ, đúng hạn
5.750 hồ sơ, đạt tỷ lệ 99,95%. Hiện quận đang triển khai 34 thủ tục hành chính theo
dịch vụ công mức độ 3, tại cấp phường là tám thủ tục.
-Không chỉ có Hà Đông, nhiều quận như Thanh Xuân, Cầu Giấy, Long Biên,
Tây Hồ thường xuyên tổ chức đối thoại về thủ tục hành chính với các tổ chức, doanh
nghiệp, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính trên địa bàn.
• Đẩy mạnh dịch vụ trực tuyến
-Trong quá trình thực hiện CCHC, thành phố xác định rõ CCHC cần dựa trên
nền tảng công nghệ hiện đại, cho nên đã và đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin trên mọi lĩnh vực, nhất là công tác quản lý nhà nước. Theo thống kê của Sở
Thông tin và Truyền thông Hà Nội, đến hết quý II năm nay, hệ thống phần mềm một
cửa điện tử dùng chung ba cấp của thành phố đã ứng dụng tại 22 sở, ban, ngành; 30
quận, huyện, thị xã và 584 xã, phường, thị trấn. Đến nay, đã có 1.321 thủ tục hành
chính được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 (đạt 75%), trong
đó mức độ 4 là 15,5%, mức độ 3 là 84,5%... Các lĩnh vực kê khai thuế điện tử và bảo
hiểm xã hội đạt hơn 98%; đăng ký tuyển sinh đầu cấp trực tuyến đạt 86,5%.
- Dù đã có nhiều nỗ lực, song so với mục tiêu, yêu cầu ngày càng cao của quá
trình hội nhập quốc tế, việc tiếp cận, sử dụng dịch vụ công trực tuyến hiện nay chưa
đạt yêu cầu. Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy Bùi Tuấn Anh cho biết: Việc triển khai
6
dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 còn gặp khó khăn do một bộ phận người dân không
am hiểu về mạng in-tơ-nét. Để khắc phục, quận sẽ tiếp tục chỉ đạo UBND các
phường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công
trực tuyến mức độ 3 các thủ tục liên quan công tác tư pháp, hộ tịch…
-Để khắc phục tình trạng này, mới đây, TP Hà Nội đã tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu
dịch vụ công trực tuyến”. Với các nội dung liên quan trực tiếp đến dịch vụ công trực
tuyến trong lĩnh vực tư pháp, giáo dục và đào tạo, lao động, thương binh và xã hội,
Ban Tổ chức mong muốn qua cuộc thi, người dân sẽ hiểu và tiếp cận nhiều hơn với
các dịch vụ công trực tuyến. UBND thành phố Hà Nội cũng yêu cầu Sở Giáo dục và
Đào tạo nghiên cứu đưa vào chương trình giảng dạy các kiến thức về dịch vụ công
trực tuyến để mỗi học sinh sẽ trở thành một tuyên truyền viên cho gia đình. Bên cạnh
đó, thành phố sẽ có nhiều hình thức tuyên truyền khác như xây dựng các đoạn quảng
cáo ngắn giới thiệu dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 dùng chung của
thành phố bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh; phát tờ rơi giới thiệu và cổ động sử dụng
dịch vụ công trực tuyến.
-Hà Nội luôn xác định CCHC là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, là nhiệm vụ của cả
hệ thống chính trị. Với quyết tâm và lộ trình, mục tiêu cụ thể, hy vọng đến năm 2020, thành
phố sẽ hoàn thành mục tiêu 100% số các cơ quan, đơn vị của địa phương sẽ sử dụng dịch vụ
công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4. Từng bước cải thiện mức độ hài lòng của người dân
và doanh nghiệp trong các giao dịch hành chính, dịch vụ hành chính công.
III. Phân loại công điện tử
1.Dịch vụ công điện tử đối với công dân (G2C)
Mô hình dịch vụ chính phủ điện tử ICTI
7
Cung cấp dịch vụ chính phủ điện tử liên quan đến thông tin có thể được chia thành
Mô hình
về
cung
cấp
thông
bắtcông
buộc.
Mô hình
công
về tin bắt buộc và cung cấp thông tin không
truyền
thông
- tinThông tin bắt buộc có quan hệ với các dịch vụ
phải
được cung cấp theo quy
thông
định của pháp luật hoặc theo quy định: Thông tin quản lí trực tuyến; Thông tin
nhận dạng công dân trực tuyến; Thông tin trực tuyến về thay đổi địa chỉ;
Thông tin trực tuyến về luật và thống kê; Thông tin trực tuyến về lợi ích công
cộng; ĐăngCung
kí điện
vụ quản trị…
cấp tử tiện ích và dịch
Cung cấp
Cung cấp truyền
Cung cấp truyền
vụ mà pháp luật
thông tinbắt buộc được cung
thông tin bắt - Thông tin không
thôngcấp
năngliên
độngquan tới dịch
thông tự động hóa
bắt không bắt buộc: Tài nguyên giáo dục; Đào tạo; Các dịch
không yêu không
cầu hoặc
buộc
buộc
vụ xã hội trẻ em; Thông tin nông nghiệp trực tuyến; Thông tin địa điểm kinh
doanh trực tuyến; Chương trình văn hóa trực tuyến; Thông tin trực tuyến về
Môdịch
hình công
về trí và khách sạn;
văn hóa và phúc lợi; Thông tin trực tuyến về các
vụ giải
Mô hình công về
tich hợp
Thông tin trực tuyến về giao thông; Thông tin thị
trường lao động trực tuyến…
giao dịch
Cung cấp dịch vụ chính phủ điện tử liên quan đến giao dịch có thể được chia thành
cung cấp trực tuyến một phần và cung cấp trực tuyến hoàn toàn.
- Trực tuyến một phần: Dịch vụ biểu mẫu và giấy tờ; Đơn trực tuyến xin phép
xây dựng; Đơn trực tuyến xin
phép xuất cảnh; Đơn trực tuyến xin hưởng
quyền
Tham gia
của
Sáng tạo của
Cung cấp một phần
Cung cấp hoàn
Cộng tác cùng sản
lợi
về
sức
khỏe
từ
chính
phủ;
Đơn
trực
tuyến
xin
tài
liệu
cá
nhân;
Đơn
trực
công
chúng
công chúng
trực tuyến
toàn trực tuyến
xuất
tuyến xin trợ cấp thất nghiệp và phúc lợi;…
- Trực tuyến hoàn toàn: Thanh toán điện tử cho các dịch vụ công ích; Thanh toán
điện tử về nộp phạt; Thông tin trực tuyến về giao thông; Chấp nhận giấy phép
tự động trực tuyến; Đăng kí khai sinh trực tuyến; Khai-nộp thuế thu-nhận trực
tuyến; Dịch vụ thư viện công cộng trực tuyến; Tiếp cận trực tuyến với các giấy
chứng nhận; …..
Tích hợp các dịch vụ chính phủ điện tử nhắm tích hợp người sử dụng vào các chuỗi
giá trị của các tổ chức công thông qua hành động có sự tham gia, cộng tác và hợp tác.
Các dịch vụ CPĐT G2C tích hợp có thể được chia thành cac phân nhóm: công chúng
đổi mới, công chúng tham gia, và công chúng cộng tác và cùng sản xuất:
- Dịch vụ CPĐT công chúng đổi mới cho phép người sử dụng trở thành một
phần của quá trình đổi mới của chính phủ hoặc công cộng. Ở đây, các nhóm và
các cá nhân bên ngoài có thể tham gia vào quá trình đổi mới, bổ sung cho khu
vực công cộng các kiến thức và kinh nghiệm của mình.
8
- Các dịch vụ CPĐT công chúng tham gia cho phép người sử dụng gián tiếp
hình thành các quyết định công cộng và hoạch định chính sách bằng cách thu
hút sự chú ý của công chúng thong qua thông tin phản hồi của người dung, các
cuộc thăm dò ý kiến, kiến nghị trực tuyến,..
- Các dịch vụ CPĐT cộng tác và cùng sản xuất lôi cuốn người sử dụng vào các
quyết định chính sách bằng cách tạo cho người sử dụng một vai trò chủ động
trong quá trình tương ứng.
2. Dịch vụ công điện tử với doanh nghiệp (G2B)
Những khác biệt giữa dịch vụ CPĐT G2B và G2C có thể được chia thành: khác biệt rõ ràng
và khác biệt ẩn.
Khác biệt rõ ràng thể hiện qua các dịch vụ CPĐT mà trên thực tế chỉ được sử dụng
hoặc bởi công dân, hoăc bởi doanh nghiệp. Ví dụ: đăng kí khai sinh trực tuyến, đăng
kí kết hôn trực tuyến, hoặc các dịch vụ bầu cử chỉ áp dụng cho cá nhân.
Các khác biệt ẩn: Sự khác biệt trong nội dung và đặc điểm của các dịch vụ CPĐT
cung cấp cũng như các đặc điểm riêng biệt của người nhận dịch vụ.
- G2C hướng tới phục vụ một khối lượng lớn công dân, đối tượng chịu sự tác
động văn hóa-xã hội đa dạng, luôn tìm kiếm các dịch vụ công cộng thuận tiện
và chủ yếu được thúc đẩy bởi sự lựa chọn, sở thích, và quyết định cá nhân.
- G2B hướng tới số lượng người nhận dịch vụ ít hơn đáng kể và tuân theo
phương pháp tiếp cận chi phí-lợi ích hợp lí.
- Các nhà cung cấp CPĐT luôn luôn phải đảm bảo cả hai góc độ.
Trong chính phủ điện tử G2B cũng áp dụng mô hình ICTI để phân loại và phân nhóm dịch
vụ.
Dịch vụ CPĐT G2B cung cấp thông tin chia thành cung cấp các thông tin bắt buộc và
thông tin không bắt buộc. Tên gọi, hiển thị các chức năng dịch vụ G2B tương tự
G2C, nhưng cách trình bày và nội dung các thông tin được xác định phù hợp với các
yêu cầu và nhu cầu của doanh nghiệp.
- Thông tin bắt buộc: Thông tin quản lí trực tuyến; Thông tin trực tuyến về các
địa chỉ thay đổi; …
- Thông tin không bắt buộc: Thông tin doanh nghiệp trực tuyến; Thông tin chính
sách trực tuyến; Thông tin nông nghiệp trực tuyến; Thông tin địa điểm kinh
doanh trực tuyến; Thông tin văn hóa trực tuyến;…
9
Các dịch vụ truyền thông chính phủ điện tử G2B cũng được chia thành dịch vụ truyền
thông tương tác(năng động) và dịch vụ truyền thông tự động hóa. Các dịch vụ truyền
thông CPĐT G2B khác biệt khác nhiều so với G2C.
- Dịch vụ truyền thông năng động: Hỗ trợ về tuân thủ các quy định pháp luật địa
phương và quốc gia; Dịch vụ Call Center; Dịch vụ ghi thu; Dịch vụ trợ giúp
báo; Tương tác kinh doanh trực tuyến; Online kinh doanh tư vấn huấn luyện;
Tư vấn trực tuyến; Các chương trình hỗ trợ công nghệ và đào tạo;…
- Cung cấp truyền thông tự động hóa: Thông báo email tự động; Thông báo
SMS dựa trên điện thoại di động; Cổng thông tin tìm kiếm việc làm trực tuyến;
…
Các giao dịch CPĐT G2B tích hợp được, tương tự G2C, được chia thành giao dịch
trực tuyến một phần và giao dịch trực tuyến hoàn toàn.
- Giao dịch trực tuyến một phần: Quản lí nhân sự; Quản lí xây dựng;…
- Giao dịch trực tuyến hoàn toàn: Thanh toán điện tử; Quản lí công việc điện tử;
…
Các dịch vụ CPĐT G2B tích hợp, tương tự G2C tích hợp, được chia thành các phân
nhóm: công chúng đổi mới, công chúng tham gia, cũng như công chúng hợp tác và
cộng tác sản xuất.
- Công chúng đổi mới: Nộp hồ sơ khiếu nại trức tuyến; Lập kế hoạch;..
- Công chúng tham gia: Đề xuất trực tuyến; Chính phủ đấu giá; Đánh giá trực
tuyến;…
- Công chúng cộng tác cùng sản xuất: chưa có tài liệu tồng hợp.
PHẦN B. THỰC TRẠNG CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN TẠI HÀ
NỘI
I.Giới thiệu chung về tình trạng dịch vụ công trực tuyến tại Hà Nội
Thành phố Hà Nội hiện đang đứng thứ hai toàn quốc trong bảng xếp hạng Chỉ số cải cách
hành chính. Không bằng lòng với kết quả này, thành phố đang tiếp tục phấn đấu đưa các chỉ
tiêu của thành phố về cải cách hành chính phải bằng hoặc cao hơn yêu cầu của Chính phủ
đề ra.
10
1. Tăng cường đối ngoại
-Cải cách hành chính (CCHC) được Hà Nội xác định là “chìa khóa” quan trọng, quyết
định thành công các chương trình, mục tiêu của địa phương, cũng như thu hút mạnh mẽ
nguồn lực đầu tư từ bên ngoài. Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của thành phố, công tác CCHC đã
được triển khai bài bản, thu được nhiều kết quả tích cực, xuất hiện nhiều cách làm hay, mô
hình tốt giúp tiết kiệm thời gian, công sức của các tổ chức và cá nhân khi có nhu cầu giao
dịch hành chính. Qua đó, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, bước đầu đáp ứng yêu cầu
của doanh nghiệp, người dân.
-Từ đầu năm đến nay, UBND quận Hà Đông và các phường trên địa bàn đã tổ chức nhiều
hội nghị đối thoại với các tổ chức, cá nhân về thủ tục hành chính và giải quyết thủ tục hành
chính. Các cuộc đối thoại đều có sự tham dự của lãnh đạo quận và phường, cho nên đã thu
hút sự tham gia của đông đảo người dân. Đây là dịp để người dân, tổ chức trao đổi, phản
ánh về các nội dung liên quan thủ tục hành chính, như vậy đã có rất nhiều ý kiến được đưa
ra. Nhiều thắc mắc của người dân như xác nhận hộ khẩu thì đến bộ phận nào giải quyết;
trình tự, thủ tục như thế nào, thời gian giải quyết bao lâu; bản sao sổ hộ khẩu đã chứng thực
có được dùng để xác nhận tình trạng hôn nhân để vay vốn ngân hàng được không; thủ tục
cấp giấy phép kinh doanh, đã được các cán bộ của quận, phường giải thích, hướng dẫn cụ
thể. Những ý kiến góp ý như việc làm đăng ký khai sinh theo dịch vụ công trực tuyến mức
độ 3 còn chậm so với quy định; đề nghị chọn cán bộ tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành
chính tại công an quận có ứng xử nhẹ nhàng để hướng dẫn những người già làm thủ tục
hành chính được tốt hơn, đã được tiếp thu, ghi nhận để có hướng khắc phục. Đáng chú ý,
quận đã vận hành hệ thống wifi phủ sóng toàn bộ trụ sở quận để phục vụ cán bộ, công chức,
viên chức và công dân khi đến làm việc.
-Nhờ thái độ nghiêm túc trong làm việc, cầu thị trong tiếp thu ý kiến nhân dân, sáu tháng
đầu năm nay, quận Hà Đông đã tiếp nhận 6.333 hồ sơ, trong đó, có 3.387 hồ sơ tiếp nhận
qua hình thức trực tuyến. Quận đã trả trước hạn bốn hồ sơ, đúng hạn 5.750 hồ sơ, đạt tỷ lệ
99,95%. Hiện quận đang triển khai 34 thủ tục hành chính theo dịch vụ công mức độ 3, tại
cấp phường là tám thủ tục.
-Không chỉ có Hà Đông, nhiều quận như Thanh Xuân, Cầu Giấy, Long Biên, Tây Hồ
thường xuyên tổ chức đối thoại về thủ tục hành chính với các tổ chức, doanh nghiệp, qua đó
góp phần nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính trên địa bàn.
11
2. Đẩy mạnh dịch vụ trực tuyến
-Trong quá trình thực hiện CCHC, thành phố xác định rõ CCHC cần dựa trên nền tảng
công nghệ hiện đại, cho nên đã và đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trên mọi
lĩnh vực, nhất là công tác quản lý nhà nước. Theo thống kê của Sở Thông tin và Truyền
thông Hà Nội, đến hết quý II năm nay, hệ thống phần mềm một cửa điện tử dùng chung ba
cấp của thành phố đã ứng dụng tại 22 sở, ban, ngành; 30 quận, huyện, thị xã và 584 xã,
phường, thị trấn. Đến nay, đã có 1.321 thủ tục hành chính được triển khai dịch vụ công trực
tuyến mức độ 3, mức độ 4 (đạt 75%), trong đó mức độ 4 là 15,5%, mức độ 3 là 84,5%...
Các lĩnh vực kê khai thuế điện tử và bảo hiểm xã hội đạt hơn 98%; đăng ký tuyển sinh đầu
cấp trực tuyến đạt 86,5%.
- Dù đã có nhiều nỗ lực, song so với mục tiêu, yêu cầu ngày càng cao của quá trình hội
nhập quốc tế, việc tiếp cận, sử dụng dịch vụ công trực tuyến hiện nay chưa đạt yêu cầu. Chủ
tịch UBND quận Cầu Giấy Bùi Tuấn Anh cho biết: Việc triển khai dịch vụ công trực tuyến
mức độ 3 còn gặp khó khăn do một bộ phận người dân không am hiểu về mạng in-tơ-nét.
Để khắc phục, quận sẽ tiếp tục chỉ đạo UBND các phường đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 các thủ tục liên quan công
tác tư pháp, hộ tịch…
-Để khắc phục tình trạng này, mới đây, TP Hà Nội đã tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu dịch vụ
công trực tuyến”. Với các nội dung liên quan trực tiếp đến dịch vụ công trực tuyến trong
lĩnh vực tư pháp, giáo dục và đào tạo, lao động, thương binh và xã hội, Ban Tổ chức mong
muốn qua cuộc thi, người dân sẽ hiểu và tiếp cận nhiều hơn với các dịch vụ công trực
tuyến. UBND thành phố Hà Nội cũng yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu đưa vào
chương trình giảng dạy các kiến thức về dịch vụ công trực tuyến để mỗi học sinh sẽ trở
thành một tuyên truyền viên cho gia đình. Bên cạnh đó, thành phố sẽ có nhiều hình thức
tuyên truyền khác như xây dựng các đoạn quảng cáo ngắn giới thiệu dịch vụ công trực
tuyến mức độ 3, mức độ 4 dùng chung của thành phố bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh; phát
tờ rơi giới thiệu và cổ động sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
-Hà Nội luôn xác định CCHC là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, là nhiệm vụ của cả hệ
thống chính trị. Với quyết tâm và lộ trình, mục tiêu cụ thể, hy vọng đến năm 2020, thành
phố sẽ hoàn thành mục tiêu 100% số các cơ quan, đơn vị của địa phương sẽ sử dụng dịch vụ
công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4. Từng bước cải thiện mức độ hài lòng của người dân
và doanh nghiệp trong các giao dịch hành chính, dịch vụ hành chính công.
12
II. Các dịch vụ công trực tuyến tại Hà Nội và mức độ quan tâm của người dân và
doanh nghiệp
1. Các dịch vụ công trực tuyến tại Hà Nội
a) Tổng quan
- Bắt đầu hoạt động từ ngày 24-10-2018 đến nay, hệ thống một cửa điện tử
dùng chung 3 cấp của Hà Nội đã đi vào vận hành, giúp công tác giải quyết các thủ tục
hành chính các cấp, các ngành trong Thành phố thuận lợi
- Tính đến hết tháng 8 năm 2019, Hà Nội đã triển khai 1.427 dịch vụ công
trực tuyến mức độ 3,4 (đạt 79%), phấn đấu đến cuối năm 2019 sẽ đạt 100%. Trong
ăm 2019, Hà Nội triển khai nâng cấp Hệ thống quản lý văn bản và điều hành thành
phố tập trung, hình thành cơ sở dữ liệu hành chính cốt lõi phục vụ chỉ đạo, điều hành
của UBND Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố đến các cấp, các ngành trong
Thành phố
b) Các dịch vụ công trực tuyến
* Thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp Thành phố:
- Bộ Công Thương (125 thủ tục):
+ An toàn thực phẩm: Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kiểm tra và cấp giấy chứng nhận kiến
thức về an toàn thực phẩm cho tổ chức và cá nhân kinh doanh thực phẩm...
+ Dầu khí: Thẩm định, phê duyệt bổ sung, điều chỉnh quy hoạch đối với dự
án đầu tư xây dựng công trình kho LPG có dung tích kho dưới 5.000m3...
+ Giám định thương mại: đăng ký dấu nghiệp vụ giám định thương mại,
đăng ký thay đổi, bổ sung dấu nghiệp vụ giám định thương mại...
+ Khoa học – công nghệ: cấp thông báo xác nhận công bố sản phẩm hàng
hoá nhóm 2 phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng
13
+ Công nghiệp tiêu dùng: cấp (cấp lại) giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc
lá, cấp (cấp lại) giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (quy mô dưới 3 triệu lít/năm)...
...
- Du lịch (27 thủ tục):
+ Khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch: công nhận khu du
lịch cấp thành phố, công nhận điểm du lịch...
+ Kinh doanh du lịch: công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ chăm sóc sức
khoẻ (mua sắm, thể thao, dịch vụ vui chơi, giải trí...) đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du
lịch...
+ Lưu trú du lịch: công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch (hạng 1 sao, 2 sao, 3
sao) đối với khách sạn (biệt thự, căn hộ, tàu thuỷ lưu trú) du lịch...
+ Lữ hành: cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch, cấp giấy chứng nhận khoá cập
nhật kiến thức cho hướng dân viên du lịch nội địa và hướng dẫn viên du lịch quốc tế,
cấp (cấp lại) giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa...
- Giao thông vận tải (111 thủ tục):
+ Xây dựng: thẩm định dự án/dự án điều chỉnh hoặc thẩm định thết kế cơ
sở/thiết kế cơ sở điều chỉnh, thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng công trình giao
thông/thiết kế, dự toán xây dựng công trình giao thông điều chỉnh
+ Đăng kiểm: cấp giấy chứng nhận thẩm định thiết kế xe cơ giới cải tạo
+ Đường bộ: cấp giấy chứng nhận đăng ký biển số xe máy chuyên dùng có
thời hạn, đỗ phương tiện giao thông, công bố lại đưa bến xe vào khai thác, cấp giấy
chứng nhận đăng ký tạm thời xe máy chuyên dùng, cấp giấy phép kinh doanh vận tải
bằng xe ô tô...
+ Đường thuỷ nội địa: cấp lại giấy phép hoạt động bến thuỷ nội địa, cấp giấy
phép hoạt động bến thuỷ nội địa hoặc bến khách ngang sông, cấp lại giấy chứng nhận
14
cơ sở đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện
thuỷ nội địa...
- Giáo dục đào tạo (80 thủ tục):
+ Giáo dục đào tạo: xin học lại tại trường khác đối với học sinh trung học
phổ thông, bổ sung (điều chỉnh) quyết định cho phép hoạt động đối với: cơ sở đào tạo
bồi dưỡng ngắn hạn; cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu
tư nước ngoài tại Việt Nam, cho phép trung tâm ngoại ngữ, tin học hoạt động giáo
dục, cho phép trường trung học phổ thông (chuyên) hoạt động giáo dục, công nhận
trường phổ thông (mầm non) đạt chuẩn quốc gia...
+ Cấp phép hoạt động: cấp quyết định hoạt động trở lại của cơ sở giáo dục
đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài, gia hạn hoặc điều chỉnh liên
kết giáo dục, thành lập trường Trung cấp sư phạm công lập (tư thục), thành lập (cho
phép thành lập) trường trung học phổ thông (chuyên, dân tộc nội trú...)...
+ Hệ thống văn bằng, chứng chỉ: công nhận văn bằng tốt nghiệp các cấp học
phổ thông do cơ sở nước ngoài cấp, cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc cấp
trung học phổ thông, chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ
- Bộ lao động – thương binh và xã hội (107) thủ tục:
+ An toàn lao động: giải quyết hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động, hỗ trợ kinh phí huấn
luyện an toàn, vệ sinh lao động cho doanh nghiệp, đề nghị tuyển người lao động Việt
Nam vào các vị trí công việc dự kiến tuyển người lao động nước ngoài...
+ Bảo hiểm thất nghiệp: chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, chấm dứt trợ
cấp thất nghiệp giải quyết hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm
+ Bảo trợ xã hội: cấp (cấp lại, điều chỉnh) giấy phép hoạt động đối với cơ sở
trợ giúp xã hội, công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao
động trở lên là người khuyết tật...
+ Phòng, chống tệ nạn xã hội: cấp giấy phép hoạt động cai nghiện ma tuý tự
nguyện, cấp (cấp lại) giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân...
15
- Tư pháp (176 thủ tục):
+ Bán đấu giá tài sản: cấp lại giấy đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu
giá tài sản, phê duyệt đủ điều kiện thực hiện hình thức đấu giá trực tuyến...
+ Hộ tịch: cấp bản sao trích lục hộ tịch đối với trường hợp đăng ký hộ tịch từ
1911 đến 311-7-1956 trên địa bàn 36 phố cổ Hà Nội và đăng ký hộ tịch có yếu tố
nước ngoài, đăng ký lại việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
+ Giám định tư pháp: chuyển đổi (chấm dứt) loại hình văn phòng dám định
tư pháp, cấp lại giấy đăng ký hoạt động của văn phòng giám định tư pháp trong
trường hợp thay đổi tên gọi, trụ sở hoặc giấy đăng ký hoạt động bị hư hỏng hoặc bị
mất...
...
- Xây dựng (41 thủ tục):
+ Cấp phép xây dựng: cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo (tôn
giáo, nhà ở) thuộc thẩm quyền của Sở Xây dựng
+ Hạ tầng đô thị: cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh
+ Kinh doanh bất động sản: cấp lại (cấp mới) chứng chỉ hành nghề môi giới
bất động sản...
- Y tế (170 thủ tục):
+ Dược, mỹ phẩm: cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thuộc
quyền của sở Y tế, cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm, mỹ phẩm sản xuất trong
nước thuộc thẩm quyền của sở Y tế Hà Nội...
+ Khám, chữa bệnh: cấp giấy chứng nhận là lương y cho các đối tượng được
quy định, cấp giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền, cấp giấy phép hoạt động khám,
chữa bệnh nhân đạo đối với Nhà hộ sinh thuộc thẩm quyền của sở Y tế,...
16
+ Vệ sinh an toàn thực phẩm và dinh dưỡng: cấp giấy xác nhận kiến thức về
an toàn thực phẩm cho cá nhân sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc thẩm
quyền giải quyết của Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội
...
* Thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp quận (huyện):
- Công thương (18 thủ tục):
+ Công thương: cấp (cấp sửa đổi, bổ sung) giấy phép bán lẻ rượu, cấp giấy
phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh...
+ An toàn thực phẩm: kiểm tra và cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn
thực phẩm cho tổ chức và cá nhân thuộc thẩm quyền cấp của UBND cấp huyện trên
địa bàn Thành phố Hà Nội
+ Công nghiệp tiêu dùng: cấp (cấp lại, cấp sửa đổi, bổ sung) giấy phép bán lẻ
sản phẩm thuốc lá
+ Công nghiệp địa phương: cấp giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông
thôn tiêu biểu cấp huyện
+ Kinh doanh khí: cấp (cấp lại, cấp điều chỉnh) giấy chứng nhận đủ điều kiện
cửa hàng bán lẻ LPG chai
+ Lưu thông hàng hoá trong nước: tiếp nhận, rà soát biểu mẫu kê khai giá
bán lẻ sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi
- Gia đình (6 thủ tục): cấp (cấp lại, đổi) giấy chứng nhận đăng ký hoạt động
của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình, cấp (cấp lại, đổi) giấy chứng nhận
đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình
- Giáo dục và đào tạo (32 thủ tục): cho phép trung tâm học tập cộng đồng
hoạt động trở lại, cho phép trường mẫu giáo (tiểu học, trung học cơ sở...) hoạt động
trở lại, công nhận xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xoá mù chữ...
- Lao động – thương binh và xã hội (43 thủ tục):
17
+ Lao động – thương binh và xã hội: chính sách miễn, giảm học phí cho học
sinh, sinh viên học chính quy tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học
công lập, cấp giấy phép hoạt động chăm sóc người khuyết tật...
+ Lao động việc làm: hỗ trợ chi phí huấn luyện trực tiếp cho người lao động
không có hợp đồng lao động, đăng ký sử dụng lao động đối với doanh nghiệp tư
nhân, hợp tác xã, hộ đăng ký kinh doanh cá nhân...
+ Phòng, chống tệ nạn xã hội: hoãn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp
quản lý sau cai tại trung tâm quản lý sau cai nghiện, hỗ trợ học văn hoá, học nghề, trợ
cấp khó khăn ban đầu cho nạn nhân...
- Tài nguyên và môi trường (19 thủ tục):
+ Tài nguyên và môi trường: ban hành thông báo thu hồi đất, gia hạn sử
dụng đất ngoài khu công nghệ cao, miễn, giảm tiền sử dụng đất đối với người có
công với cách mạng...
+ Môi trường: thẩm định và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của
cơ sở kinh doanh xăng dầu có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu ở mức nhỏ trên đất liền
(dưới 20 tấn), xác nhận (xác nhận lại) đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường
- Tư pháp (47 thủ tục):
+ Tư pháp: cấp bản sao trích lục hộ tịch, bổ sung hộ tịch có yếu tố nước
ngoài, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong
nước, đăng ký chấm dứt (thay đổi) giám hộ có yếu tố nước ngoài...
+ Chứng thực: chứng thự bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan,
tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận; chứng thực chữ ký người
dịch mà người dịch là cộng tác viên dịch thuật của phòng Tư pháp, cấp bản sao có
chứng thực từ bản chính hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực...
+ Hộ tịch: cấp bản sao trích lục hộ tịch, ghi vào sổ hộ tịch kết hôn của công
dân Việt Nam đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, đăng ký giám
hộ có yếu tố nước ngoài...
18
+ Phổ biến, giáo dục pháp luật: công nhận (miễn nhiệm) báo cáo viên pháp
luật
- Viễn thông và internet: cấp (sửa đổi, bổ sung) giấy chứng nhận đủ điều kiện
hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng
- Văn hoá cơ sở (11 thủ tục): công nhận lại phường, thị trấn đạt chuẩn văn
minh đô thị, thông báo tổ chức lễ hội, xét tặng giấy khen khu dân cư văn hoá...
...
* Thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp phường (xã):
- Giáo dục và đào tạo (5 thủ tục): cho phép cơ sở giáo dục khác thực hiện
chương trình giáo dục tiểu học; cho phép nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập hoạt động
giáo dục trở lại; giải thể nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập; sáp nhập, chi, tách nhóm trẻ,
lớp mẫu giáo độc lập; thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập
- Lao động – thương binh và xã hội (57 thủ tục):
+ Lao động – thương binh và xã hội: cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với người có
công với cách mạng, đề nghị giải quyết trợ cấp tiền tuất hàng tháng khi người có
công với cách mạng từ trần
+ Bảo trợ xã hội: công nhận hộ (thoát) nghèo, (thoát) cận nghèo phát sinh
trong năm; trợ giúp xã hội đột xuất về hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở; xác định
(xác định) lại mức độ khuyết tật và cấp giấy xác nhận khuyết tật...
+ Phòng, chống tệ nạn xã hội: hỗ trợ học văn hoá, học nghề, trợ cấp khó khăn
ban đầu cho nạn nhân; miễn chấp hành quyết định cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng;
quyết định cai nghiện ma tuý tự nguyện tại cộng đồng..
- Tài chính (2 thủ tục): thẩm tra quyết toán dự án công trình, hạng mục công
trình hoàn thành; thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình hoàn
thành thuộc Ngân sách cấp xã
- Thể dục thể thao (1 thủ tục): công nhận câu lạc bộ thể thao cơ sở
19
- Tư pháp (45 thủ tục):
+ Chứng thực: chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, chứng thực di chúc,
chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, quyền sử dụng đất
và nhà ở...
+ Hộ tịch: cấp bản sao trích lục hộ tịch, cấp giấy xác nhận tình trạng hôn
nhân, thay đổi (cải chính, bổ sung) hộ tịch, đăng ký khai sinh, đăng ký chấm dứt
giám hộ, đăng ký kết hôn...
- Văn hoá cơ sở (3 thủ tục): thông báo tổ chức lễ hội, xét tặng giấy khen gia
đình văn hoá, xét tặng danh hiệu gia đình văn hoá hàng năm
...
2. Cách thức đăng ký dịch vụ công trực tuyến (mức độ 3,4)
B1: Truy cập trang web:
- Từ trang chủ, công dân chọn đăng ký trực tuyến để bắt đầu và chọn cấp
thẩm quyền để tìm kiếm thủ tục theo: nộp hồ sơ tại phường (xã, thị trấn)/quận
(huyện, thị xã)/sở (ngành); chọn loại dịch vụ cần sử dụng, chọn cơ quan tiếp nhận hồ
sơ
- Điền thông tin theo mẫu tờ khai trực tuyến, nhấn nút tiếp tục để xem lại
thông tin đã điền. Sau khi kiểm tra thông tin và chính xác, tổ chức, công dân nhập Mã
xác nhận và nhấn nút tiếp tục
B2: Sau khi thực hiện thành công thủ tục hành chính bằng hình thức dịch vụ
công trực tuyến, tổ chức, công dân sẽ nhận được xác nhận về hồ sơ qua tin nhắn trên
điện thoại di động (thư điện tử) gồm:
- Thông tin xác nhận việc đăng ký hoàn tất
- Xác nhận hồ sơ đã được tiếp nhận, hẹn trả
- Trạng thái có kết quả hoặc các yêu cầu bổ sung hồ sơ hoặc phát sinh khác
(nếu có)
20
B3: Công dân muốn biết tình trạng giải quyết hồ sơ của mình thực hiện theo
cách:
- Truy cập đường link: và nhập đầy
đủ mã hồ sơ và mã xác nhận (mã captcha) để tra cứu hồ sơ
- Liên hệ trực tiếp tới cơ quan công dân đã đăng ký hồ sơ
B4: Sau khi có kết quả, công dân nhận kết quả theo cách
- Đối với dịch vụ công mức độ 3: mang giấy tờ bản chính, bản sao... (theo
yêu cầu) đến bộ phận một cửa (nơi đăng ký) để đối chiếu hoặc thu nộp
- Đối với dịch vụ công mức độ 4: chuẩn bị các giấy tờ thu nộp theo yêu cầu,
chuyển cho nhân viên bưu điện khi đến trả kết quả để nộp về cơ quan thụ lý theo quy
định
- Nộp phí/lệ phí (nếu có)
- Ký xác nhận
3. Mức độ tham gia các dịch vụ công trực tuyến của người dân và doanh
nghiệp
- Hà Nội tiếp tục khuyến khích, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tiến cận, sử
dụng hiệu quả các dịch vụ công trực tuyến của Thành phố. Đến nay, tỷ lệ người dân
tự hoàn chỉnh thủ tục dịch vụ công trực tuyến tại cấp xã, phường, thị trấn đạt 70%.
Tuy nhiên, tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ hành chính công trực tuyến còn rất thấp
do: cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém; có địa phương lập trang Thông tin điện tử chỉ
để giới thiệu thông tin chung và mang tính phong trào như các địa phương khác để
không mang tiếng là lạc hậu mà chưa lấy tiêu chí quan trọng là mang lại tiện ích về
dịch vụ công cho người sử dụng. Nói như ông Vũ Hoàng Liên – chủ tịch Hiệp hội
Internet Việt Nam “Điểm lại các dịch vụ công trực tuyến hiện nay vẫn chưa có nhiều
dịch vụ mang tính “an sinh” hàng ngày để thực sự phục vụ người dân”
- Cũng không thể phủ nhận những nỗ lực của Chính phủ cùng nhiều cơ quan
nhà nước trong việc triển khai các dịch vụ công trực tuyến, nhưng con người vẫn là
21
yếu tố tiên quyết. Một số cán bộ chưa được bổ túc trình độ công nghệ thông tin cho
nên khả năng xử lý còn hạn chế. Phần lớn dân cư là người cao tuổi, dân lao động,
nông dân trình độ sử dụng công nghệ thông tin còn kém, vẫn muốn đến trực tiếp các
cơ quan hành chính làm thủ tục cho yên tâm. Có người biết sử dụng thì tâm lý lo ngại
về sự không thuận tiện, mất an toàn thông tin. Rõ ràng là dịch vụ công trực tuyến
chưa thực sự phát huy hết hiệu quả là do có rất ít “công dân điện tử”
- Để có thêm nhiều người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến thì các cơ quan
chức năng có liên quan cần lựa chọn cài đặt phần mềm phục vụ cho chương trình này
tốt nhất, ít thao tác, có tính bảo mật cao và rút ngắn tới mức tối đa thời gian giải
quyết hồ sơ cho người dân khi sử dụng dịch vụ này so với thực hiện thủ công
III. Các dịch vụ công phục vụ cho một số công việc đặc thù đối tượng cụ thể.
1.Dịch vụ công điện tử với công dân(G2C)
• Cung cấp dịch vụ chính phủ điện tử liên quan đến thông tin có thể được chia
thành cung cấp thông tin bắt buộc và cung cấp thông tin không bắt buộc.
• Thông tin bắt buộc có quan hệ với các dịch vụ phải được cung cấp theo quy
định các pháp luật hoặc theo quy định: Thông tin quản lý trực tuyến; Thông tin nhận
dạng công dân trực tuyến; Thông tin trực tuyến và thay đổi địa chỉ; Thông tin trức
tuyến về luật và thống kê; Thông tin trực tuyến về tiện ích công cộng; Đăng ký điện
tử tiện ích và dịch vụ quản trị …
• Thông tin không bắt buộc được cung cấp liên quan tới các dịch vụ mà pháp
luật không yêu cầu hoặc không bắt buộc: Tài nguyên giáo dục; Đào tạo; Các dịch vụ
xã hội cho trẻ em; Thông tin nông nghiệp trực tuyến; Thông tin địa điểm kinh doanh
trực tuyến; Chương trình văn hóa trực tuyến; Thông tin giải trực tuyến về văn hóa và
phúc lợi; Thông tin trực tuyến về các dịch vụ giải trí và khách sạn; Thông tin trực
tuyến về giao thông; Thông tin thị trường lao động trực tuyến.
• Mô hình dịch vụ chính phủ điện tử ICTI (Information-CommunicationTransaction-Integration: Thông tin-Truyền thông-Giao dịch-Tích hợp) được sử dụng
để phân loại và phân nhóm dịch vụ
22
Mô hình công việc truyền thông
Mô hình công việc thông tin
Cung cấp thông
tin bắt buộc
Cung cấp thông
tin không bắt
buộc
Cung cấp truyền
thông năng động
Mô hình công việc thông tin
Mô hình công việc thông tin
Cung cấp một
phần trức tuyến
Cung cấp hoàn
toàn trực tuyến
Cung cấp truyền
thông tự động
hóa
Sáng tạo
của công
chúng
23
Tham gia
của công
chúng
Cộng tác/
Cung sản
xuất
Dịch vụ thông tin CPDT G2C
Thông tin quản lý trực tuyến
Tài nguyên giáo dục
Thông tin nhận dạng công dân trực tuyến
Đào tạo
Thông tin trực tuyến về thay đổi địa chỉ
Các dịch vụ xã hội cho trẻ em
Thông tin trực tuyến về luật và thống kê
Thông tin nông nghiệp trức tuyến
Thông tin trực tuyến về tiện ích công cộng
Thông tin địa điểm kinh doanh trực tuyến
Đăng ký tiện ích trực tuyến và dịch vụ quản
trị
Chương trình văn hóa trực tuyến
Thông tin trực tuyến về văn hóa và phúc lợi
24