Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

Đề kiểm tra ngữ văn 7 học kì 2 có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.03 KB, 57 trang )

Đề kiểm tra Ngữ văn 7 Học kì 2
Đề kiểm tra 15 phút Ngữ Văn lớp 7 Học kì 2
Đề kiểm tra 15 phút Ngữ Văn lớp 7 Học kì 2 (có đáp án - Đề 1)
Đề kiểm tra 15 phút Ngữ Văn lớp 7 Học kì 2 (có đáp án - Đề 2)
Đề kiểm tra 15 phút Ngữ Văn lớp 7 Học kì 2 (có đáp án - Đề 3)
Đề kiểm tra 15 phút Ngữ Văn lớp 7 Học kì 2 (có đáp án - Đề 4)
Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 7 Học kì 2
Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 7 Học kì 2 (có đáp án - Đề 1)
Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 7 Học kì 2 (có đáp án - Đề 2)
Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 7 Học kì 2 (có đáp án - Đề 3)
Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 7 Học kì 2 (có đáp án - Đề 4)
Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 7 Học kì 2
Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 7 Học kì 2 (có đáp án - Đề 1)
Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 7 Học kì 2 (có đáp án - Đề 2)
Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 7 Học kì 2 (có đáp án - Đề 3)
Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 7 Học kì 2 (có đáp án - Đề 4)
Đề kiểm tra Tập làm văn số 5 lớp 7 Học kì 2
Đề kiểm tra tập làm văn số 5 lớp 7 Học kì 2 (có đáp án - Đề 1)
Đề kiểm tra tập làm văn số 5 lớp 7 Học kì 2 (có đáp án - Đề 2)
Đề kiểm tra tập làm văn số 5 lớp 7 Học kì 2 (có đáp án - Đề 3)
Đề kiểm tra tập làm văn số 5 lớp 7 Học kì 2 (có đáp án - Đề 4)
Đề kiểm tra Tập làm văn số 6 lớp 7 Học kì 2
Đề kiểm tra tập làm văn số 6 lớp 7 Học kì 2 (có đáp án - Đề 1)
Đề kiểm tra tập làm văn số 6 lớp 7 Học kì 2 (có đáp án - Đề 2)
Đề kiểm tra tập làm văn số 6 lớp 7 Học kì 2 (có đáp án - Đề 3)
Đề kiểm tra tập làm văn số 6 lớp 7 Học kì 2 (có đáp án - Đề 4)
Đề thi Học kì 2 Ngữ Văn lớp 7


Đề thi Ngữ văn lớp 7 Học kì 2 (có đáp án - Đề 1)
Đề thi Ngữ văn lớp 7 Học kì 2 (có đáp án - Đề 2)


Đề thi Ngữ văn lớp 7 Học kì 2 (có đáp án - Đề 3)
Đề thi Ngữ văn lớp 7 Học kì 2 (có đáp án - Đề 4)
Đề kiểm tra 15 phút Ngữ Văn lớp 7 Học kì 2 (có đáp án - Đề 1)
Đề kiểm tra Ngữ Văn 7 - Học kì 1
Thời gian làm bài: 15 phút
Đề bài: Thế nào là câu đặc biệt? Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8- 10 dòng) tả
cảnh quê hương em, trong đó có sử dụng câu đặc biệt.
Đáp án
- Câu đặc biệt là loại câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
- Câu đặc biệt dùng để:
+ Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn.
+ Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
+ Bộc lộ cảm xúc.
+ Gọi đáp.
- Đoạn văn mẫu:
Mỗi lần về quê, cảm giác khiến tôi thoải mái nhất là ra thăm cánh đồng vào buổi
sáng. Ôi! Cánh đồng mới rộng làm sao. Nắng sớm trải đầy khắp không gian.
Những bông lúa non nghiêng nghiêng theo chiều gió. Mùi lúa non quyện với mùi
đất, mùi nước tạo nên một thứ cảm giác thật tuyệt vời sảng khoái. Xa xa, từng đàn
cò trắng bay lên trời rồi lại đậu xuống, cứ dập dình dập dình như những chiếc bập
bênh. Loáng thoáng, mấy người nông dân đang ra đồng thăm lúa, trên mặt ai cũng
rạng rỡ, tràn đầy năng lượng. Khung cảnh đồng lúa buổi sớm bình dị là thế, đến
mãi sau này khi đã đi xa nơi này tôi vẫn mãi không thể nào quên. Tôi yêu quê tôi!


Đề kiểm tra 15 phút Ngữ Văn lớp 7 Học kì 2 (có đáp án - Đề 2)
Đề kiểm tra Ngữ Văn 7 - Học kì 1
Thời gian làm bài: 15 phút
Đề bài: a. Thế nào là liệt kê?
b. Đặt câu có sử dụng phép liệt kê để:

- Tả một số hoạt động trên sân trường em trong giờ ra chơi.
- Trình bày nội dung truyện ngắn “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu”
mà em vừa học.
Đáp án
a. Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy
đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng tình
cảm.
b. Đặt câu:
- Sân trường của chúng em trong giờ ra chơi thật thú vị: nào nhảy dây, đá cầu, kéo
co, nào bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền vui biết mấy.
- “Những trò lố hay Va-ren và Phan Bội Châu” đã khắc hoạ được hai nhân vật có
tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau ở nước ta dưới
thời Pháp thuộc. Va-ren gian trá, lố bịch, đại diện cho thực dân Pháp ở Đông
Dương. Phan Bội Châu kiên cường, bất khuất, xứng đáng là “bậc anh hùng,vị
thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập”, tiêu biểu cho khí phách dân tộc VN.
Đề kiểm tra 15 phút Ngữ Văn lớp 7 Học kì 2 (có đáp án - Đề 3)
Đề kiểm tra Ngữ Văn 7 - Học kì 1
Thời gian làm bài: 15 phút
Đề bài: Viết một đoạn văn nghị luận giải thích để giải thích nội dung ý nghĩa câu
tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.


Đáp án
HS viết đoạn văn theo nhiều cách tuy nhiên cần đảm bảo hai yêu cầu sau:
- Giải thích:
+ nghĩa đen: khi ta được ăn quả thì phải biết nhớ đến người đã trồng ra cây cho
ta ăn quả.
+ Nghĩa bóng: hưởng thành quả thì phải biết nhớ tới công lao của người đã làm
ra thành quả ấy. Câu tục ngữ khuyên ta một cách sống luôn biết nhớ ơn người
khác.

- Đảm bảo vận dụng đúng lý lẽ khi giải thích; trình bày mạch lạc, rõ ràng, không
sai quá nhiều lỗi chính tả, đúng hình thức của một đoạn văn.
Đề kiểm tra 15 phút Ngữ Văn lớp 7 Học kì 2 (có đáp án - Đề 4)
Đề kiểm tra Ngữ Văn 7 - Học kì 1
Thời gian làm bài: 15 phút
Đề bài: Phân tích biện pháp nghệ thuật tương phản trong tuyện “Sống chết mặc
bay”, thể hiện ở hai cảnh: cảnh người dân hộ đê và cảnh quan phủ chơi bài. Nêu ý
nghĩa của việc sử dụng phép tương phản đó.
Đáp án
Cảnh người dân hộ đê
Kẻ thì thuổng

Uy nghi chễm chệ ngồi

Người thì cuốc

Tay trái dựa gối xếp, châ

Kẻ đội đất

Bát yến hấp đường phèn

Kẻ vác tre

Nhàn nhã, đường bệ, ng

Bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân

Quan ngồi trên, nha ngồ



Ướt như chuột lột

Lính lệ khoanh tay sắp h

Tiếng người xao xác gọi nhau

Ngài xơi bát yến vừa xo

Ai ai cũng mệt lử cả rồi

Điềm nhiên, chỉ lăm le c

Ý nghĩa của phép tương phản trong truyện
- Vạch trần thói làm việc tắc trách, ích kỉ của tên quan phụ mẫu.
- Lên án sự lạnh lùng đến đáng sợ, thờ ơ trước sinh mệnh của hàng trăm ngàn con
người.
- Thương cảm, đau xót cho số phận những người nông dân nghèo khó, bé nhỏ
trong xã hội phong kiến xưa.
Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 7 Học kì 2 (có đáp án - Đề 1)
Đề kiểm tra Ngữ Văn 7 - Phần Văn
Thời gian làm bài: 45 phút
I. Trắc nghiệm (3 điểm)
1. Nối tên các tác phẩm ở cột A với tên tác giả ở cột B sao cho phù hợp (1 điểm)
A
(1) Cổng trường mở ra
(2) Cuộc chia tay của những con búp bê
(3) Phò giá về kinh
(4) Bánh trôi nước
2. Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” được viết theo thể thơ nào? (0.5 điểm)



a. Thất ngôn tứ tuyệt
b. Thất ngôn bát cú
c. Thất ngôn xen lục ngôn
d. Song thất lục bát
3. Đứng trước Đèo Ngang, tác giả có tâm trạng như thế nào? (0.5 điểm)
a. Say sưa ngắm nhìn cảnh đẹp
b. Sợ hãi trước cảnh thiên nhiên hoang vắng
c. Lẻ loi trước thực tại và nhớ nước thương nhà
d. Lưu luyến không muốn dời chân đi
4. Câu ca dao “Ngó lên nuộc lạt mái nhà/ Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy
nhiêu” thuộc chủ đề nào? (0.5 điểm)
a. Tình cảm gia đình
b. Tình yêu quê hương, đất nước
c. Than thân
d. Châm biếm
5. Bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước
và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền trước mọi kẻ thù xâm lược là nội
dung của văn bản nào? (0.5 điểm)
a. Phò giá về kinh
b. Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra
c. Sông núi nước Nam
d. Bài ca Côn Sơn


II. Tự luận (7 điểm)
1. Chép lạị bản dịch thơ “ Xa ngắm thác núi Lư” của Lí Bạch (1 điểm)
2. Em có cảm nghĩ gì về thân phận người phụ nữ được phản ánh qua bài ca dao
sau:

“ Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu” (6 điểm)
Đáp án và thang điểm
I. Trắc nghiệm
1
1 – c; 2 – a; 3 – d; 4 – b

II. Tự luận
1. Bản dịch thơ Xa ngắm thác núi Lư:
Nắng rọi Hương Lô khói tía bay
Xa trông dòng thác trước sông này
Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước
Tưởng dải ngân hà tuột khỏi mây.
2. Viết bài văn nêu cảm nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa. Yêu cầu
biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát, thể hiện được cảm xúc chân thành. Về cơ
bản phải nêu được các nội dung sau:
a. Phần mở bài (0.5 điểm)
- Giới thiệu bài ca dao


- Nêu chủ đề bài xa dao: ca dao than thân về thân phận người phụ nữ trong xã hội
xưa: nhỏ bé, đắng cay, nhiều thiệt thòi, phụ thuộc vào hoàn cảnh.
b. Thân bài (5 điểm)
- Bài ca dao mở đầu bằng “thân em” để nói lên thân phận, nỗi khổ đau của người
phụ nữ trong xã hội cũ. Mở đầu như vậy cho ta thấy thân phận nhỏ bé, tội nghiệp,
cay đắng của người phụ nữ xưa, gợi nên sự đồng cảm sâu sắc. (1 điểm)
- Tác giả dân gian sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh “ Thân em như trái bần
trôi”.(0.5 điểm)
+ Cây bần là loại cây quen thuộc với người dân vùng Nam Bộ. Cây mọc tự
nhiên hoặc được trồng để chống sạt lở ven sông, đầu ghềnh cuối bãi. (0.25 điểm)

+ Tên gọi của trái bần dễ gợi sự liên tưởng đến thân phận nghèo khó, đau khổ.
Đồng thời hình ảnh cũng phản ánh tính địa phương trong ca dao. (0.25 điểm)
- Cô gái ví mình thứ quả lạc giữa dòng nước mênh mông. Trái bần bé nhỏ bị “gió
dập sóng dồi” xô đẩy không “biết tấp vào đâu”. Nó gợi số phận chìm nổi, lênh
đênh vô định của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. (1 điểm)
- Bài ca dao diễn tả chân thực cuộc đời, thân phận của người phụ nữ trong xã hội
xưa. ở đó, người phụ nữ chịu nhiều đau khổ. Họ hoàn toàn lệ thuộc vào hoàn
cành, không có quyền tự quyết cuôc đời mình. (1.0 điểm)
- Bài ca dao có thế ví như tiếng nói than thân, phản kháng của những người phụ
nữ bình dân. HS có thể mở rộng một vài bài ca dao cùng chủ đề để liên hệ. (0.5
điểm)
- Thể thơ lục bát, âm điệu thân thương, hình ảnh so sánh độc đáo, có hình thức của
câu hỏi tu từ. (0.5 điểm)
c. Kết bài (0.5 điểm)
Khẳng định lại giá trị bài ca dao. Nghĩ về cuộc sống của người phụ nữ hiện đại.


Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 7 Học kì 2 (có đáp án - Đề 2)
Đề kiểm tra Ngữ Văn 7 - Phần Văn
Thời gian làm bài: 45 phút
I. Trắc nghiệm (3 điểm)
1. Nối tên tác phẩm ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp (1 điểm)
A

B

(1)Tinh thần yêu nước của nhân dân (a) Thể hiện quan niệm sâu sắc của nhà văn về văn chươn
ta
(2)Sự giàu đẹp của Tiếng Việt


(b) Ngợi ca phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của Hồ C
gương Bác.

(3)Đức tính giản dị của Bác Hồ

(c) Tiếng Việt giàu và đẹp. Sự phát triển của nó chứng mi

(4)Ý nghĩa văn chương

(d) Nét đẹp truyền thống yêu nước của nhân dân ta. Nét đ
nước.

2. Tục ngữ là thể loại của bộ phận văn học nào? (0.5đ)
a. Văn học trung đại.
b. Văn học dân gian.
c. Văn học thời kì chống Pháp.
d. Văn học thời kì chống Mĩ.
3. Nội dung của những câu tục ngữ về con người và xã hội là: (0.5đ)
a. Thể hiện truyền thống, tôn vinh giá trị con người.


b. Bài học đối nhân xử thế cho con người ở nhiều lĩnh vực.
c. Cả 2 đáp án trên.
4. Các văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, “Đức tính giản dị của Bác
Hồ”, “Ý nghĩa văn chương”, “ Sự giàu đẹp của Tiếng Việt” đều thuộc thể loại
nào? (0.5đ).
a. Văn bản nghị luận.
b. Văn bản nhật dụng.
c. Văn bản tùy bút.
5. Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương”, tác giả đã bàn tới ý nghĩa của văn

chương trên những phương diện nào? (0.5đ)
a. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương.
b. Nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ của văn chương.
c. Nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ, công cụng của văn chương.
d. Nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ, công dụng và giá trị của văn chương.
6. Trong những câu sau đây, câu nào không phải tục ngữ về thiên nhiên và lao
động sản xuất? (0.5đ)
a. Đêm tháng năm chưa nằm đã sang/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
b. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
c. Cái răng, cái tóc là góc con người.
d. Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.
7. Câu nêu luận điểm chính của văn bản “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt” là: (0.5đ)
a. Tiếng Việt có những nét đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.


b. Tiếng Việt trong cấu tạo của nó, thật sự có những đặc sắc của một thứ tiếng khá
đẹp.
c. Tiếng Việt gồm có một hệ thống nguyên âm và phụ âm khá phong phú.
d. Về phương diện này, tiếng Việt có những khả năng dồi dào về phần cấu tạo từ
ngữ cũng như hình thức diễn đạt.
II. Tự luận (7 điểm)
1. Em hiểu thế nào về câu tục ngữ “Đêm tháng năm chưa năm đã sáng/ Ngày
tháng mười chưa cười đã tối”? (1đ)
2. Viết một bài văn ngắn (10 – 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em sau khi học
xong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”. (5đ)
Đáp án và thang điểm
I. Trắc nghiệm
1

2


1- d; 2 – c; 3 – b; 4 – a

b

II. Tự luận
1. Lí giải câu tục ngữ:
- Câu tục ngữ cung cấp cho ta kinh nghiệm trong cách đo thời gian, thể hiện kinh
nghiệm quý báu của nhân dân về thiên nhiên thông qua việc quan sát các hiện
tượng tự nhiên lâu dài, ổn định. (0.5đ)
- Thời gian ngày đêm được nhận biết qua một số tín hiệu cụ thể. Khi quan sát thấy
ngày dài đêm ngắn đoán biết được vào tháng 5 âm lịch; thấy ngày ngắn đêm dài
thì khẳng định vào tháng 10 âm lịch. (0.5đ)
2. Viết văn
a. Yêu cầu chung (0.5đ):


- HS viết được một bài văn ngắn (10 – 15 dòng), bố cục mạch lạc, đủ 3 phần chặt
chẽ, không mắc lỗi diễn đạt.
- Hành văn mạch lạc, trong sáng, lưu loát; nêu được cảm nhận sâu sắc về lòng yêu
nước.
b. Yêu cầu cụ thể (4.5đ).
- Tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc, được biểu hiện đa dạng,
rõ nét trong lịch sử (1.5đ)
- Ngày nay, đứng trước bối cảnh lịch sử mới, lòng yêu nước có nhiều biểu hiện
khác nhau (1.5đ).
- Nhiệm vụ của thế hệ trẻ trong bồi dưỡng, phát huy giá trị của lòng yêu
nước(1.5đ).
Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 7 Học kì 2 (có đáp án - Đề 3)
Đề kiểm tra Ngữ Văn 7 - Phần Văn

Thời gian làm bài: 45 phút
I. Trắc nghiệm (3 điểm)
1. Nội dung của những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất là:
a. Mô tả các hiện tượng tự nhiên.
b. Nói lên sự vất vả trong lao động sản xuất của nhân dân khi đứng trước tự nhiên.
c. Bàn về mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người.
d. Đúc kết kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong quan sát các hiện tượng tự
nhiên và trong lao động sản xuất.
2. Trong các câu sau đây, câu nào không phải tục ngữ?
a. Một nắng hai sương.
b. Khoai đất lạ, mạ đất quen.


c. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.
d. Thứ nhất cày ải, thứ nhì phân vãi.
3.Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” được viết trong bối cảnh lịch sử
nào?
a. Thời kì trước Cách mạng tháng 8 năm 1945.
b. Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954).
c. Thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ(1954 -1975).
d. Thời kì thống nhất đất nước sau năm 1975.
4. Chứng cứ nào không được dùng để chứng minh sự giản dị trong bữa ăn của Bác
?
a. Chỉ vài ba món giản đơn.
b. Những món ăn được nấu công phu .
c. Lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm.
d. Đồ ăn còn lại được sắp xếp tươm tất.
5. Theo tác giả Đặng Thai Mai, vì sao tiếng Việt của chúng ta hay?
a. Tiếng Việt tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu.
b. Tiếng Việt có đầy đủ khả năng diễn đạt tình cảm, tư tưởng của con người.

c. Tiếng Việt thỏa mãn các yêu cầu phát triển của đời sống văn hóa, xã hội.
d. Cả 3 đáp án trên.
6. Trong văn bản “ Ý nghĩa văn chương”, tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt
nào?
a. Chứng minh kết hợp với giải thích và bình luận.


b. Chứng minh kết hợp với tự sự.
c. Chứng minh kết hợp với bình luận.
d. Chứng minh kết hợp với miêu tả.
II. Tự luận (7 điểm)
1. Chép 3 câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất em được học trong
chương trình Ngữ văn 7. Nêu cảm nhận của em về một trong 3 câu tục ngữ đó. (2
điểm)
2. Nêu nội dung chính và nét nghệ thuật tiêu biểu của văn bản “Ý nghĩa văn
chương” – Hoài Thanh. (4 điểm)
3. Em hiểu thế nào về câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”? (1đ)
Đáp án và thang điểm
I. Trắc nghiệm
1

2

3

4

d

a


b

b

II. Tự luận
1.
- HS chép đúng, đủ 3 câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. (1đ)
- HS nêu cảm nhận về câu tục ngữ:
+ Chỉ ra nội dung của câu tục ngữ (đúc rút kinh nghiệm trên phương diện nào,
phân tích). (0.5đ)
+ Chỉ ra nghệ thuật của câu tục ngữ (từ ngữ, hình ảnh, kết cấu…)(0.5đ).
2.


- Nội dung (3đ):
+ Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, lòng vị tha, lòng thương
người, thương muôn vật, muôn loài.
+ Văn chương là hình ảnh của sự sống và sáng tạo ra sự sống, gây cho ta những
tình cảm mới, luyện những tình cảm vốn có, làm cho đời sống con người phong
phú, sâu rộng hơn.
+ Đời sống của nhân loại sẽ nghèo nàn nếu không có văn chương.
- Nghệ thuật (1đ)
+ Luận điểm rõ ràng, luận chứng minh bạch, giàu sức thuyết phục.
+ Cách nêu dẫn chứng đa dạng, lời văn giản dị, giàu hình ảnh và cảm xúc.
3.
- Câu tục ngữ đưa ra những nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống
mà con người cần phải có. (0.25đ)
- “sạch”, “thơm”: tiêu chí đánh giá phẩm chất đạo đức của con người, nhân cách
và năng lực của người đó. Một con người dù trong bất kì hoàn cảnh khó khăn nào

cũng không được buông thả, lệch lạc. phải giữ cho bản thân và tinh thần được
trong sạch, khẳng định một nhân cách cao đẹp, đáng quý. (0.75đ)
Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 7 Học kì 2 (có đáp án - Đề 4)
Đề kiểm tra Ngữ Văn 7 - Phần Văn
Thời gian làm bài: 45 phút
I. Trắc nghiệm (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.
Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết


thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó
khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”
(SGK Văn 7, tập 2)
1. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Của tác giả nào?
a. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh.
b. Ý nghĩa văn chương – Hoài Thanh.
c. Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng.
d. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt – Đặng Thai Mai.
2. Câu văn nào nêu rõ nhất luận điểm của đoạn văn trên?
a. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
b. Đó là một truyền thống quý báu của ta.
c. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết
thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó
khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
3. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
a. Miêu tả.
b. Biểu cảm.
c. Nghị luận.
d. Tự sự.

4. Trong những câu sau đây, câu nào không phải tục ngữ về con người và xã hội?
a. Đói cho sạch, rách cho thơm.
b. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.


c. Học ăn, học nói, học gói, học mở.
d. Không thầy đố mày làm nên.
5. Nối tên tác phẩm ở cột A với nội dung ở cột B sao cho hợp lí.
A

B

(1) Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

(a) Tiếng Việt – một biểu hiện hùng hồn c

(2) Sự giàu đẹp của Tiếng Việt

(b) Bình luận văn chương.

(3) Đức tính giản dị của Bác Hồ

(c) Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa khí ph

(4) Ý nghĩa văn chương

(d) Báo cáo chính trị - Đại hội Đảng lần I

II. Tự luận (7 điểm)
1. Chép 3 câu tục ngữ về con người và xã hội em được học trong chương trình

Ngữ văn 7. Nêu cảm nhận của em về một trong 3 câu tục ngữ đó. (2 điểm).
2. Trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, tác giả Phạm Văn Đồng đã dùng
những dẫn chứng nào để chứng minh đức tính giản dị của Bác trong đời sống và
quan hệ với mọi người, trong lời ăn tiếng nói, bài viết? (5 điểm)
Đáp án và thang điểm
I. Trắc nhgiệm
1

2

3

4

5

a

a

c

b

1 – d; 2 – a; 3 – c; 4 - b

II. Tự luận


1.

- HS chép đúng, đủ 3 câu tục ngữ về con người và xã hội. (1đ)
- HS nêu cảm nhận về câu tục ngữ:
+ Chỉ ra nội dung của câu tục ngữ (đúc rút kinh nghiệm trên phương diện nào,
phân tích). (0.5đ)
+ Chỉ ra nghệ thuật của câu tục ngữ (từ ngữ, hình ảnh, kết cấu…)(0.5đ).
2.
- Trong đời sống hàng ngày: bữa ăn, căn nhà (1.5đ):
+ Bữa cơm chỉ có vài ba món đơn giản.
+ Lúc ăn Bác không để vãi một hạt cơm.
+ Ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm
tất.
+ Căn nhà sàn chỉ có vẻn vẹn vài ba phòng.
- Trong lối sống (1.5đ):
+ Bác suốt đời làm việc, suốt đời làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước cứu
dân đến việc rất nhỏ…
+ Việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp.
+ Bác đặt tên cho số đồng chí phục vụ cái tên gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến
thắng.
- Trong lời nói và bài viết (1đ):
+ Vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.
=> Tác giả lựa chọn những luận cứ xác thực, phong phú, có sức thuyết phục.
Những điều nói ra được đúc rút từ thực tiễn gắn bó gần gũi, lâu dài của tác giả với
Bác càng làm nổi bật được đức tính giản dị của Bác (1đ)


- Liên hệ đức tính giản dị trong đời sống.
Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 7 Học kì 2 (có đáp án - Đề 1)
Đề kiểm tra Ngữ Văn 7 - Phần Văn
Thời gian làm bài: 45 phút
I. Trắc nghiệm (3 điểm)

1. Thế nào là câu đặc biệt?
a. Câu không có thành phần chủ ngữ.
b. Câu không có thành phần vị ngữ.
c. Câu không có thành phần chủ ngữ và vị ngữ.
d. Câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
2. “Trời ơi!”, cô giáo tái mặt và nước mắt gịàn giụa. Lũ nhỏ cũng khóc mỗi lúc
một to hơn. (Khánh Hoài). Trong các câu trên, đâu là câu đặc biệt?
a. Trời ơi!
b. “Trời ơi!”, cô giáo tái mặt và nước mắt gịàn giụa.
c. Lũ nhỏ cũng khóc mỗi lúc một to hơn.
d. Không có câu nào.
3. Câu tục ngữ “Học ăn, học nói, học gói, học mở” rút gọn thành phần nào?
a. Vị ngữ.
b. Chủ ngữ.
c. Cả chủ ngữ và vị ngữ.
d. Trạng ngữ.
4. Chọn trạng ngữ thích hợp điền vào chỗ chấm trong câu sau:


/........./, hoa phượng nở báo hiệu mùa chia li đã đến.
a. Hè đến.
b. Xuân về.
c. Thu sang.
d. Đông tới.
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 5 – 6
(1)Trên đầu núi, các nương ngô, nương lúa đã gặt xong (…). (2)Trẻ con đi hái bí
đỏ, tinh nghịch, đã đốt những lều canh nương để sưởi lửa.(3) Ở Hồng Ngài người
ta thành lệ cứ ăn Tết thì gặt hái vừa xong. (4)Ăn Tết như thế cho kịp lúc mưa
xuân xuống thì đi vỡ nương mới.(…) (5)Nhưng trong các làng Mèo Đỏ, những
chiếc váy hoa đã đem ra phơi mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ (Tô Hoài, Vợ

chồng A Phủ).
5. Câu văn nào sau đây không có trạng ngữ?
a. Câu (1), (5).
b. Câu (2), (3).
c. Câu (4), (5).
d. Câu (2), (4).
6. Trong đoạn văn trên, câu nào là câu rút gọn?
a. Câu (1).
b. Câu (2).
c. Câu (3).
d. Câu (4).
II. Tự luận (7 điểm)


1. Tìm câu đặc biệt và chỉ ra tác dụng của nó trong các trường hợp sau (2đ):
a. Tám giờ. Chín giờ. Mười giờ. Mười một giờ. Sân công đường chưa lúc nào kém
tấp nập. (Nguyễn Thị Thu Huệ).
b. Làng quê đang thức dậy. Một tiếng gà gáy xa. Một ánh sao Mai chưa tắt. Một
chân trời ửng đỏ phía xa.
2. Viết một đoạn văn ngắn chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng ít nhất một trạng
ngữ và một câu rút gọn. (5 điểm)
Đáp án và thang điểm
I. Trắc nghiệm (3 điểm)
1

2

3

4


d

a

b

a

II. Phần tự luận (7 điểm)
1.
a. . Tám giờ. Chín giờ. Mười giờ. Mười một giờ. Sân công đường chưa lúc nào
kém tấp nập. (Nguyễn Thị Thu Huệ).
- Câu đặc biệt: Tám giờ. Chín giờ. Mười giờ. Mười một giờ. (0.5đ)
- Tác dụng: nêu thời gian diễn ra sự việc được nêu lên trong câu. (0.5đ)
b. Làng quê đang thức dậy. Một tiếng gà gáy xa. Một ánh sao Mai chưa tắt. Một
chân trời ửng đỏ phía xa.
- Câu đặc biệt: Một tiếng gà gáy xa. Một ánh sao Mai chưa tắt. Một chân trời ửng
đỏ phía xa. (0.5đ)
- Tác dụng: thông báo, liệt kê sự tồn tại của các sự vật trong câu. (0.5đ)
2.


HS viết được một đoạn văn ngắn có sử dụng trạng ngữ và câu rút gọn.
- Đoạn văn hoàn chỉnh, có bố cục đầy đủ 3 phần mở, thân, kết (1đ).
- Diễn đạt tốt, hành văn trong sáng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả (0.5đ)
- Nội dung mạch lạc, có ý nghĩa giáo dục, phù hợp với nhận thức và lứa tuổi.
(0.5đ)
- Có sử dụng ít nhất 1 trạng ngữ và 1 câu rút gọn. (2đ)
- Chỉ ra được câu có sử dụng trạng ngữ và câu rút gọn trong bài. (1đ)

Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 7 Học kì 2 (có đáp án - Đề 2)
Đề kiểm tra Ngữ Văn 7 - Phần Văn
Thời gian làm bài: 45 phút
I. Trắc nghiệm (3 điểm)
1. Thế nào là câu rút gọn?
a. Câu không có thành phần chủ ngữ.
b. Câu không có thành phần vị ngữ.
c. Câu lược bỏ đi một số thành phần.
d. Câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ
2. Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt
a. Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.
b. Mùa xuân!
c. Tôi lắng nghe hơi thở của mùa xuân.
d. Mùa xuân là mùa cây cối đâm chồi nảy lộc.
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 3 – 6


Tháng mười.
Trên những nương cao, mạch ba góc mùa thu chín đỏ sậm. Trong lũng nhỏ, lúa
vàng chói chang, bồng bồng như bọt nước. Bếp nhiều nhà thành lò rèn, chí chát
đêm ngày tiếng búa đập. Chè trên núi lại sắp vào vụ mới, búp tơ đã nhu nhú.
(Theo Ma Văn Kháng, Vùng biên ải)
3. Trong những câu sau, câu nào là câu đặc biệt?
a. Tháng mười.
b. Trên những nương cao, mạch ba góc mùa thu chín đỏ sậm.
c. Trong lũng nhỏ, lúa vàng chói chang, bồng bồng như bọt nước.
d. Bếp nhiều nhà thành lò rèn, chí chát đêm ngày tiếng búa đập.
4. Câu đặc biệt trên được dùng để làm gì?
a. Gọi đáp.
b. Xác định thời gian

c. Liệt kê, thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
d. Bộc lộ cảm xúc.
5. Trong câu: “Trong lũng nhỏ, lúa vàng chói chang, bồng bồng như bọt nước.” ,
đâu là bộ phận trạng ngữ?
a. Trong lũng nhỏ.
b. Trong lũng nhỏ, lúa vàng chói chang.
c. Lúa vàng chói chang
d. Bồng bồng như bọt nước.
6. Thành phần trạng ngữ trong câu trên dùng để chỉ:


a. Thời gian.
b. Nơi chốn.
c. Nguyên nhân, mục đích.
d. Phương tiện.
II. Tự luận (7 điểm)
1. Gạch chân dưới thành phần trạng ngữ của các câu trong đoạn văn sau (1đ):
Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa
cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì
cái chất quý trong sạch của Trời. (Thạch Lam)
2. Viết một bài văn ngắn (khoảng 10 – 15 dòng) phát biểu cảm nghĩ về một loài
cây em yêu, trong đó có sử dụng 1 câu rút gọn và một câu đặc biệt. Gạch chân
dưới những câu đó. (6đ)
Đáp án và thang điểm
I. Trắc nghiệm
1

2

3


4

c

b

a

b

II. Tự luận (7 điểm)
1.
Trong cái vỏ xanh kia/(TN), có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị
ngàn hoa cỏ. (1đ)
Dưới ánh nắng/(TN), giọt sữa dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống,
nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời. (1đ)
2.


Viết bài văn nêu cảm nhận về loài hoa em yêu quý. Yêu cầu biết dùng từ, đặt câu,
viết văn lưu loát, thể hiện được cảm xúc chân thành.
Bài văn có sử dụng 1 câu đặc biệt và 1 câu rút gọn (1đ)v
- Chỉ ra được câu đặc biệt và câu rút gọn (1đ)
Về cơ bản phải nêu được các nội dung sau:
a. Mở bài:
- Giới thiệu được loài cây em yêu, ấn tượng chung của en về loài cây đó. (0.5đ)
b. Thân bài:
- Cảm nghĩ của em về vẻ đẹp của cây: màu sắc, hình dáng…(1đ)
- Cảm nghĩ về công dụng, lợi ích của cây: làm bóng mát, lấy gỗ…(1đ)

- Ý nghĩa của loài cây đó (0.5đ)
c. Kết bài:
- Khẳng định tình cảm đặc biệt của em với loài cây đó, có ý thức giữ gìn, bảo vệ
cây cối và môi trường. (1đ)
Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 7 Học kì 2 (có đáp án - Đề 3)
Đề kiểm tra Ngữ Văn 7 - Phần Văn
Thời gian làm bài: 45 phút
I. Trắc nghiệm (3 điểm)
1. Câu rút gọn nhằm mục đích gì? (0.5đ)
a. Làm cho câu gọn hơn.
b. Thông tin nhanh, tránh lặp từ ngữ đã xuất hiện trong những câu trước.


×