Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro để đảm bảo an ninh doanh nghiệp cho Công ty cổ phần tập đoàn Videc VIDEC GROUP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH
*** *** ***

TRẦN ĐỨC HUẾ

XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC QUẢN TRỊ RỦI RO
ĐỂ ĐẢM BẢO AN NINH DOANH NGHIỆP
CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VIDEC– VIDEC GROUP

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (MNS)

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH
*** *** ***

TRẦN ĐỨC HUẾ

XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC QUẢN TRỊ RỦI RO
ĐỂ ĐẢM BẢO AN NINH DOANH NGHIỆP
CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VIDEC– VIDEC GROUP
Chuyên ngành: Quản trị An ninh phi truyền thống
Mã số: Chƣơng trình thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (MNS)


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. PHẠM THỊ THANH HÕA

Hà Nội - 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng bản
thân tôi, không sao chép của người khác; các nguồn tài liệu trích dẫn, số liệu
sử dụng và nội dung luận văn trung thực. Đồng thời cam kết rằng kết quả quá
trình nghiên cứu của luận văn này chưa từng công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu nào.
Hà Nội, ngày…..tháng…..năm…….
Tác giả luận văn

Trần Đức Huế

i


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hòa, Bộ môn Tài
chính doanh nghiệp, Khoa Tài chính doanh nghiệp, Học viện Tài chính, đã nhiệt
tình hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Tiếp theo, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo, anh/chị em cán bộ và
nhân viên đang làm việc tại Công ty cổ phần tập đoàn Videc - VIDEC
GROUP đã chia sẻ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do thời gian, phương pháp luận
nghiên cứu và kinh nghiệm của bản thân tôi còn hạn chế nên luận văn không

tránh khỏi những khiếm khuyết, tôi rất mong nhận được những ý kiến nhận xét,
góp ý của các Thầy, Cô giáo và các bạn đồng nghiệp để vận dụng kết quả
nghiên cứu vào thực tiễn công tác của tôi trong lĩnh vực kinh doanh sách.
Xin trân trọng cảm ơn!

ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ........................................................ vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ............................................................... viii
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu .......................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................. 3
2.1.

Nghiên cứu về xây dựng chiến lược và quản trị rủi ro ............... 3

2.2.

Nghiên cứu về rủi ro trong xây dựng .......................................... 4

3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................. 7
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................... 8
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 8
6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 9

6.1.

Phương pháp thu thập dữ liệu ..................................................... 9

6.1.1.

Thu thập dữ liệu thứ cấp .......................................................... 9

6.1.2.

Thu thập dữ liệu sơ cấp ............................................................ 9

6.2.

Phương pháp phân tích dữ liệu ................................................. 11

7. Kết cấu luận văn.................................................................................... 12
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC QUẢN
TRỊ RỦI RO NHẰM ĐẢM BẢO AN NINH DOANH NGHIỆP ĐẦU TƢ
XÂY DỰNG ................................................................................................... 13
1.1.

Một số khái niệm cơ bản ........................................................... 13

1.1.1.

Quản trị rủi ro ............................................................................ 13

1.1.1.1. Rủi ro ..................................................................................... 13
iii



1.1.1.2. Rủi ro trong doanh nghiệp đầu tư xây dựng .......................... 16
1.1.1.3. Quản trị rủi ro ........................................................................ 18
1.1.2.

An ninh doanh nghiệp ............................................................... 19

1.1.2.1. An ninh doanh nghiệp............................................................ 19
1.1.2.2. Quản trị an ninh doanh nghiệp .............................................. 21
1.1.3.

Chiến lược quản trị rủi ro nhằm đảm bảo an ninh doanh nghiệp

đầu tư xây dựng ........................................................................................ 22
1.1.3.1. Chiến lược.............................................................................. 22
1.1.3.2. Chiến lược quản trị rủi ro ...................................................... 23
1.2.

Quy trình và công cụ xây dựng chiến lược quản trị rủi ro nhằm

đảm bảo an ninh doanh nghiệp đầu tư xây dựng ..................................... 27
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC
QUẢN TRỊ RỦI RO NHẰM ĐẢM BẢO AN NINH DOANH NGHIỆP
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VIDEC - VIDEC GROUP ....... 31
2.1.

Giới thiệu công ty VIDEC GROUP .......................................... 31

2.1.1.


Thông tin về công ty VIDEC GROUP ..................................... 31

2.1.2.

Cơ cấu tổ chức........................................................................... 37

2.2.

Thực trạng công tác xây dựng chiến lược quản trị rủi ro nhằm

đảm bảo an ninh doanh nghiệp tại công ty VIDEC GROUP ................... 38
2.2.1.

Công tác đặt mục tiêu cho việc xây dựng chiến lược quản trị rủi

ro nhằm đảm bảo an ninh doanh nghiệp tại công ty VIDEC GROUP .... 38
2.2.2.

Công tác nhận diện rủi ro tại VIDEC GROUP ......................... 40

2.2.3.

Công tác đánh giá rủi ro tại VIDEC GROUP ........................... 57

2.2.4.

Công tác phân loại rủi ro tại VIDEC GROUP .......................... 59

2.2.5.


Công tác xử lý rủi ro tại VIDEC GROUP ................................ 62

2.2.6.

Công tác theo dõi – báo cáo rủi ro tại VIDEC GROUP ........... 62

iv


2.3.

Đánh giá công tác xây dựng chiến lược quản trị rủi ro nhằm

đảm bảo an ninh doanh nghiệp tại công ty VIDEC GROUP ................... 62
2.3.1.

Những kết quả đã đạt được ....................................................... 62

2.3.2.

Những hạn chế còn tồn tại ........................................................ 63

2.3.3.

Nguyên nhân của những hạn chế .............................................. 63

CHƢƠNG 3. CĂN CỨ XÂY DỰNG VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƢỢC
QUẢN TRỊ RỦI RO NHẰM ĐẢM BẢO AN NINH DOANH NGHIỆP
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VIDEC - VIDEC GROUP ....... 65

3.1. Căn cứ xây dựng chiến lược quản trị rủi ro nhằm đảm bảo an ninh
doanh nghiệp cho công ty VIDEC GROUP ................................................ 65
3.1.1.

Định hướng, mục tiêu của VIDEC GROUP trong thời gian tới65

3.1.2.

Yêu cầu của ban lãnh đạo với quản trị rủi ro nhằm đảm bảo an

ninh doanh nghiệp .................................................................................... 66
3.1.3.

Phân tích SWOT của VIDEC GROUP ..................................... 67

3.2. Đề xuất những chiến lược quản trị rủi ro nhằm đảm bảo an ninh doanh
nghiệp tại công ty VIDEC GROUP ............................................................. 68
3.2.1.

Xác định chiến lược quản trị rủi ro đối với từng rủi ro trong

VIDEC GROUP nhằm đảm bảo an ninh cho doanh nghiệp .................... 68
3.2.2.

Đề xuất quy trình và kế hoạch thực hiện chiến lược quản trị rủi

ro nhằm đảm bảo an ninh doanh nghiệp tại công ty VIDEC GROUP .... 72
PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................ 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 81
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 84

PHỤ LỤC 1. PHIẾU KHẢO SÁT ............................................................... 84

v


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Đầy đủ

DN

Doanh nghiệp

NXB

Nhà xuất bản

TMCP

Thương mại cổ phần

VIDEC GROUP

Công ty cổ phần tập đoàn Videc

vi



DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.2. Chiến lược quản trị rủi ro dựa trên ma trận của Goossens & Cooke........24
Bảng 1.3. Ma trận đánh giá rủi ro .............................................................................25
Bảng 1.4. Cách thức phân hạng rủi ro theo Đại học Sydney ....................................26
Bảng 1.5. Công cụ và căn cứ xây dựng chiến lược quản trị rủi ro nhằm đảm bảo an
ninh doanh nghiệp đầu tư xây dựng ..........................................................................28
Bảng 1.6. Ma trận SWOT .........................................................................................30

vii


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1. Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro theo quy trình quản trị rủi ro liên tục
...................................................................................................................................27

viii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Quản trị rủi ro ngày càng trở nên cấp thiết và đang trở thành một công
cụ quan trọng nhằm đảm bảo an ninh cho doanh nghiệp để quản trị doanh
nghiệp hiệu quả và phát triển bền vững trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc
tế hiện nay. Nhưng hiện tại ở Việt Nam, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài đang có hệ thống quản trị rủi ro tốt hơn so với khu vực doanh nghiệp
Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Theo đánh giá dựa trên sơ đồ về mức độ
trưởng thành trong công tác quản trị rủi ro của Deloitte (2016) thì nhìn chung
các doanh nghiệp Việt Nam đang ở mức độ rời rạc, tương đương với mức độ

2 trong thang bảng 5 cấp độ. Theo đó, việc xây dựng chiến lược và tổ chức
công tác quản trị nhìn chung vẫn đang được thực hiện một cách rời rạc ở các
bộ phận, phòng ban trong doanh nghiệp chứ chưa có được một lộ trình dài
hạn và các phương thức hoạt động cụ thể hay một bộ phận chuyên trách quản
trị rủi ro. Điều này xuất phát từ nhận thức chưa thực sự đầy đủ của các nhà
lãnh đạo công ty về quản trị rủi ro và vai trò của quản trị rủi ro trong phát
triển kinh doanh và đảm bảo an ninh doanh nghiệp. Quản trị rủi ro cung cấp
một cách nhìn toàn diện, nhất quán về rủi ro, các mối đe doạ tới an ninh của
doanh nghiệp; từ đó tạo ra giá trị thông qua việc góp phần nâng cao hiệu quả
kinh doanh bằng việc giảm thiểu những rủi ro đe dọa này để đạt mục tiêu
chiến lược đã đặt ra. Bên cạnh đó, quản trị rủi ro trợ gi p công ty xác định và
xếp thứ tự ưu tiên trong việc quản lý, xử lý các rủi ro đe dọa chính gi p tối
ưu hóa nguồn lực, tối ưu hóa mối quan hệ rủi ro và lợi nhuận, đồng thời giám
sát hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua ch số rủi ro chính.
VIDEC GROUP là một tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây
dựng và kinh doanh các dự án bất động sản có quy mô lớn như các khu đô thị,

1


khu chung cư cao tầng, văn phòng thương mại và dịch vụ; khu ngh dưỡng;
khu công nghiệp; hạ tầng giao thông; thủy điện; khai thác khoáng sản… Cùng
với xu thế hội nhập và nắm bắt được những cơ hội, VIDEC GROUP đã và
đang tập trung mọi nguồn lực để phát triển các lĩnh vực được coi là thế mạnh
và chủ chốt của mình. VIDEC GROUP đã từng bước khẳng định được vị thế
của mình trong các lĩnh vực tham gia đầu tư, trong đó lĩnh vực đầu tư kinh
doanh bất động sản là lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu. Trải qua quá trình phát
triển, với định hướng đ ng đắn cũng như công tác quản lý, điều hành chuyên
nghiệp của ban lãnh đạo và sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ nhân
viên đầy nhiệt huyết có trình độ chuyên môn cao, VIDEC GROUP dần khẳng

định được thương hiệu và vị trí của mình trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất
động sản.
Khủng hoảng kinh tế 2008 và 2012 đã chứng kiến làn sóng bong bóng
nhà đất tan vỡ, bộc lộ quá nhiều rủi ro trong lĩnh vực này. Bản thân VIDEC
GROUP với nhiều năm hoạt động cũng đã bị ảnh hưởng sâu sắc từ đó. Phục
hồi trở lại trong những năm gần đây, nhưng ngay cả những dự án mới như
Riverside Garden, VIDEC GROUP cũng vấp phải những tranh chấp với chính
những cổ đông nội bộ của đối tác và đơn vị chủ quản đất, làm ảnh hưởng
nhiều tới uy tín và tài chính của VIDEC GROUP. Hay một số dự án khác
cũng gặp phải sự tranh chấp của các hộ dân thu hồi đất, dẫn đén dự án bị
chậm tiến độ, kéo theo nhiều hệ lụy. Đứng trước những vấn đề này, bản thân
là một người lãnh đạo của VIDEC GROUP, học viên nhận thấy việc đầu tiên
là phải xây dựng được chiến lược quản trị rủi ro để làm tiền đề cho các hoạt
động tác nghiệp quản trị những rủi ro có thể xảy ra, từ đó đảm bảo an ninh và
phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Xuất phát từ các phân tích trên, tác giả
đã lựa chọn nội dung “Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro để đảm bảo an

2


ninh doanh nghiệp cho Công ty cổ phần tập đoàn Videc - VIDEC GROUP”
làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu về xây dựng chiến lƣợc và quản trị rủi ro
Năm 2003, Young và cộng sự đã nghiên cứu những kiến thức về lập kế
hoạch chiến lược. Nghiên cứu nhằm mục đích đề xuất một phương pháp luận
tổng hợp để lập kế hoạch các sáng kiến quản trị tri thức. Thứ nhất, bốn giả
định cơ bản chính cần được giải quyết trong quản trị tri thức được xác định
thông qua việc đánh giá tài liệu về lập kế hoạch hệ thống thông tin chiến lược
và quản trị tri thức. Dựa trên những giả định này, các tác giả giới thiệu

phương pháp luận về kế hoạch chiến lược tri thức, được gọi là phương pháp
luận P2-KSP. Phương pháp luận P2-KSP ch trọng vào việc cải thiện hiệu suất
của tổ chức bằng cách xác định và tận dụng kiến thức liên quan trực tiếp đến
quy trình kinh doanh và hiệu quả hoạt động. Phương pháp bao gồm 5 giai
đoạn: phân tích môi trường kinh doanh, phân tích các yêu cầu kiến thức, thiết
lập chiến lược quản trị tri thức, thiết kế kiến tr c quản trị tri thức, và kế hoạch
thực hiện quản trị tri thức. Sau khi giải thích các thủ tục chi tiết và các tính
năng liên quan, các kết quả áp dụng cho dự án quản trị tri thức của nhà sản
xuất bán dẫn lớn.
Mỗi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đều phải xây dựng các chiến
lược cho mình; và phải có các hoạt động tác nghiệp giao dịch với khách hàng,
với nhà cung cấp, với chính phủ và với các tổ chức khác. Bên cạnh đó, yếu tố
môi trường, gồm tất cả những gì nằm ngoài và có liên quan tới tổ chức như
những thay đổi về pháp luật, thay đổi trong hành vi xã hội, thay đổi về kinh
tế, đều gây ảnh hưởng tới doanh nghiệp dù nhiều hay ít (Fábio, 2016). Tất cả
những yếu tố bên trong hay bên ngoài này đều có thể là là nguồn gốc nảy sinh
rủi ro. Việc nghiên cứu về quản trị rủi ro (Enterprise Risk Management –
3


ERM) của các tổ chức, doanh nghiệp được thực hiện bởi rất nhiều tác giả trên
thế giới cũng như ở Việt Nam. Có thể kể tới một số công trình tiêu biểu:
o ―QTRR DN thực tế: một cách tiếp cận quá trình kinh doanh‖ của
tác giả Duckert, Gregory H., năm 2011.
o

―Những mô hình QTRR DN‖ của David L. Olson·Desheng Wu

(2010).
o ―QTRR DN trong hoạt động xây dựng quốc tế‖ của Xianbo

Zhao, Bon-Gang Hwang, Sui Pheng Low (2015).
o

―Quản trị rủi ro và khủng hoảng‖ của Đoàn Thị Hồng Vân (2002).

o Fábio (2016), ―Mô hình đầy đủ về đánh giá QTRR DN‖.
o John và cộng sự (2016), ―Những thách thức và giải pháp thực hiện
QTRR DN‖.
o Philip và cộng sự (2014), ―Quản lý doanh nghiệp rủi ro: Tổng hợp,
phản biện và những định hướng nghiên cứu‖.
o Soltanizadeh và cộng sự (2014), ―Các biện pháp QTRR của các DN
Malaysia‖.
o Cican Simona-Iulia (2014), ―Nghiên cứu so sánh giữa QTRR DN
và QTRR truyền thống - Một cách tiếp cận lý thuyết‖.
2.2. Nghiên cứu về rủi ro trong xây dựng
Jamal và cộng sự (1990) trong nghiên cứu về quản trị rủi ro theo hệ
thống đối với các dự án xây dựng đã khẳng định ―Rủi ro vốn có trong tất cả
các dự án xây dựng‖. Thông thường, các dự án xây dựng thường không đạt
được thời gian, chất lượng và mục tiêu ngân sách. Nên một mô hình hệ thống
quản lý rủi ro xây dựng (construction risk management system - CRMS) được
giới thiệu nhằm gi p các nhà thầu xác định rủi ro của dự án để phân tích và
quản lý ch ng một cách có hệ thống. Mô hình CRMS là một sự thay thế hợp
lý cho phương pháp truyền thống không theo hệ thống hiện đang được các
4


nhà thầu sử dụng. Kỹ thuật lập sơ đồ ảnh hưởng và mô phỏng Monte Carlo
được sử dụng làm công cụ để phân tích và đánh giá rủi ro dự án. Các chiến
lược quản lý rủi ro thay thế được đề xuất. Các chiến lược này bao gồm: tránh
rủi ro, chuyển giao rủi ro, duy trì rủi ro, giảm tổn thất và phòng ngừa rủi ro và

bảo hiểm.
Edwards và Bowen (1998) đã nghiên cứu các tài liệu nghiên cứu về xây
dựng và quản lý rủi ro dự án xuất bản trong giai đoạn 1960-1997 để xem xét,
phân tích và xác định các xu hướng, mối quan tâm trong nghiên cứu và thực
hành. Phân tích này được sử dụng để xác định khoảng cách và sự không nhất
quán trong việc hiểu và xử lý rủi ro trong xây dựng và dự án. Các phát hiện
cho thấy các loại rủi ro xây dựng mang tính chính trị, kinh tế, tài chính và văn
hoá đáng được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn, cũng như những vấn đề liên
quan đến đảm bảo chất lượng, sức khoẻ nghề nghiệp và an toàn. Các khía
cạnh thời gian của rủi ro và truyền thông rủi ro cũng là những lĩnh vực quan
trọng để điều tra.
Cooke and Williams (2004) đã xác định các loại rủi ro trong xây dựng
gồm: rủi ro khách hàng, rủi ro nhà thầu, rủi ro an toàn và sức khỏe, rủi ro hỏa
hoạn trong các dự án xây dựng. Những rủi ro trong xây dựng thường lớn nhất
ở giai đoạn đầu khi dự án bắt đầu với những sự lựa chọn trong những khoản
mục mua sắm. Có rất nhiều khoản mục mua sắm mà các dự án xây dựng phải
cân đối giữa khách hàng hoặc nhà thầu. Ví dụ như việc thiết kế và xây dựng
theo khách hàng sẽ đặt áp lực rủi ro lên phía khách hàng và vào giai đoạn
thiết kế trong khi tài chính của nhà thầu hoặc PFI thì đặt áp lực rủi ro lên nhà
thầu thông qua các giai đoạn thiết kế và xây dựng.
Ở Trung Quốc, năm 2007, Wenzhe và cộng sự đã nghiên cứu về quản
trị rủi ro trong ngành công nghiệp xây dựng. Đã có sự gia tăng nghiên cứu về
5


thực tiễn quản lý rủi ro trong ngành xây dựng. Tuy nhiên, ít nghiên cứu đã
được tiến hành để điều tra một cách có hệ thống các khía cạnh tổng thể của
quản lý rủi ro theo quan điểm của những người tham gia dự án khác nhau.
Nghiên cứu này báo cáo kết quả của một cuộc điều tra ngành công nghiệp của
Trung Quốc về tầm quan trọng của rủi ro dự án, áp dụng các kỹ thuật quản lý

rủi ro, tình trạng của hệ thống quản lý rủi ro, và các rào cản đối với quản lý
rủi ro, được các bên tham gia dự án nhận thấy. Các chiến lược quản lý rủi ro
được thông qua trong Dự án Tam Hiệp cũng đã được nghiên cứu. Nghiên cứu
cho thấy: Hầu hết các rủi ro của dự án thường là mối quan tâm của người
tham gia dự án; Ngành công nghiệp đã chuyển từ chuyển giao rủi ro sang
giảm rủi ro; Hệ thống quản lý rủi ro hiện tại là không đủ để quản lý rủi ro dự
án; Và thiếu cơ chế quản lý rủi ro chung là rào cản chính để quản lý rủi ro đầy
đủ. Các nghiên cứu trong tương lai cần được tiến hành để cải tiến một cách có
hệ thống việc quản lý rủi ro trong xây dựng bằng các cách tiếp cận khác nhau
tạo điều kiện chia sẻ công bằng các phần thưởng thông qua quản lý rủi ro hiệu
quả giữa các bên tham gia. Các nghiên cứu này cũng nên xem xét việc thiết
lập một quy trình quản lý rủi ro truyền thông mở để cho phép kinh nghiệm
của tất cả các bên tham gia cũng như kiến thức và phán đoán cá nhân của họ
được sử dụng hiệu quả.
Shou và cộng sự (2010) khi nghiên cứu về khung quản trị rủi ro cho các
dự án xây dựng trong các quốc gia đang phát triển đã cho rằng, điều quan
trọng là phải quản lý các rủi ro nhiều mặt liên quan đến các dự án xây dựng
quốc tế, đặc biệt ở các nước đang phát triển, không ch để đảm bảo công việc
mà còn để tạo ra lợi nhuận. Nghiên cứu này nhằm xác định và đánh giá những
rủi ro này và các biện pháp giảm nhẹ hiệu quả và xây dựng một khung quản
lý rủi ro mà các nhà đầu tư nhà khai thác nhà thầu quốc tế có thể áp dụng
khi ký hợp đồng xây dựng tại các nước đang phát triển. Một cuộc khảo sát đã
6


được tiến hành và đã xác định 28 rủi ro quan trọng, được phân loại thành ba
cấp độ (quốc gia, thị trường và dự án) được đánh giá mức độ và xếp hạng.
Đối với mỗi rủi ro được xác định, các biện pháp giảm thiểu thực tế cũng đã
được đề xuất và đánh giá. Hầu như tất cả các biện pháp giảm nhẹ đã được
người trả lời khảo sát nhận thấy có hiệu quả. Một mô hình rủi ro, được gọi là

―Alien Eyes‖ cho thấy mức độ rủi ro và mối quan hệ ảnh hưởng giữa các rủi
ro cũng được đề xuất. Dựa trên các phát hiện, một khung định tính về giảm
nhẹ rủi ro được đề xuất, điều này sẽ có lợi cho việc quản lý rủi ro của dự án
xây dựng ở các nước đang phát triển.
Tổng quan tình hình nghiên cứu có thể dẫn tới một số kết luận:
- Những nghiên cứu về quản trị rủi ro đã có rất nhiều trên thế giới và ở
Việt Nam, nhưng chủ yếu là nghiên cứu về rủi ro tài chính trong các ngân
hàng. Việc nghiên cứu về quản trị rủi ro trong ngành xây dựng chủ yếu mới là
những nghiên cứu nước ngoài, nghiên cứu Việt Nam về vấn đề này còn rất ít.
- Những nghiên cứu về quản trị rủi ro đa số được thực hiện ở cấp độ
tác nghiệp chứ ít thấy những nghiên cứu ở cấp độ chiến lược.
Việc nghiên cứu rủi ro và quản trị rủi ro dưới góc độ đảm bảo an ninh
doanh nghiệp còn chưa thấy được đề cập trong các nghiên cứu trước đây.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Với nội dung nghiên cứu như trên, tác giả đặt ra các câu hỏi nghiên cứu
như sau:
- Trong đầu tư xây dựng và kinh doanh các dự án bất động sản, doanh
nghiệp thường gặp phải những rủi ro gì?
- Giá trị của rủi ro được đo lường như thế nào?

7


- Công ty cổ phần tập đoàn Videc – VIDEC GROUP nên sử dụng
những chiến lược quản trị rủi ro nào để đảm bảo an ninh cho doanh nghiệp.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: xây dựng chiến lược quản trị rủi ro nhằm đảm
bảo an ninh doanh nghiệp cho Công ty cổ phần tập đoàn Videc – VIDEC
GROUP.
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ nghiên cứu:

- Tổng quan nghiên cứu về xây dựng chiến lược, quản trị rủi ro, quản
trị rủi ro trong đầu tư xây dựng và kinh doanh các dự án bất động sản.
- Xác lập cơ cở lý luận về xây dựng chiến lược quản trị rủi ro nhằm
đảm bảo an ninh doanh nghiệp đầu tư xây dựng và kinh doanh các dự án bất
động sản.
- Xác định các căn cứ xây dựng chiến lược quản trị rủi ro nhằm đảm
bảo an ninh DN cho Công ty cổ phần tập đoàn Videc – VIDEC GROUP.
- Đề xuất và lựa chọn chiến lược quản trị rủi ro nhằm đảm bảo an ninh
doanh nghiệp cho Công ty cổ phần tập đoàn Videc – VIDEC GROUP.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: là các căn cứ xây dựng chiến lược quản trị rủi ro
nhằm đảm bảo an ninh doanh nghiệp cho Công ty cổ phần tập đoàn Videc –
VIDEC GROUP.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: nghiên cứu xây dựng chiến lược quản trị rủi ro ở cấp
độ doanh nghiệp, ko nghiên cứu ở cấp độ ngành hay quốc gia. Mục đích của
8


xây dựng chiến lược quản trị rủi ro là nhằm đảm bảo an ninh doanh nghiệp,
các mục tiêu khác như lợi nhuận, thị phần, sự hài lòng của nhân viên khách
hàng được coi là mục tiêu tham chiếu cho mục tiêu chính là đảm bảo an ninh
doanh nghiệp.
Phạm vi không gian: tại công ty xây dựng VIDEC GROUP
Phạm vi thời gian: nghiên cứu thực trạng của VIDEC GROUP trong
giai đoạn 2014-2016, dữ liệu khảo sát vào năm 2017, giải pháp tới năm 2020
và định hướng tới năm 2030.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu

6.1.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu bằng phương pháp desk data
(thu thập dữ liệu tại bàn). Các nguồn dữ liệu này bao gồm:
(1) Các lý thuyết nền tảng liên quan đến chủ đề nghiên cứu như xây
dựng chiến lược, QTRR, rủi ro trong xây dựng…;
(2) Các nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế về chủ đề này
(3) Các bài báo, tài liệu hội thảo trong và ngoài nước.
Việc nghiên cứu dữ liệu thứ cấp sẽ gi p học viên xây dựng được mô
hình nghiên cứu và phát triển được các giả thuyết nghiên cứu về xây dựng
chiến lược, quản trị rủi ro, rủi ro trong doanh nghiệp đầu tư xây dựng, làm căn
cứ cho việc kiểm định tại chương thực trạng và đề xuất các giải pháp.
6.1.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp
a Bằng phiếu khảo sát
Để kiểm định các giả thuyết nêu ra từ mô hình nghiên cứu, tác giả sẽ
thiết kế và phát một phiếu hỏi định lượng tới các đối tượng khảo sát. Phiếu
9


khảo sát sẽ bao gồm các thông tin chung về nghiên cứu, các câu hỏi xoay
quanh vấn đề xây dựng chiến lược quản trị rủi ro nhằm đảm bảo an ninh
doanh nghiệp theo những căn cứ nghiên cứu đã đề xuất, và những nội dung
thu thập thêm từ người trả lời.
Thang đo: Thang Likert từ 1 đến 5 sẽ được sử dụng cho đa số các câu
hỏi trong phiếu hỏi định lượng với 5 tương ứng với mức ―cao nhất‖ và 1
tương ứng với mức ―thấp nhất”.
Đối tượng khảo sát: sẽ là ban lãnh, cán bộ nhân viên của VIDEC
GROUP. Số lượng phiếu dự kiến sẽ phát ra tầm 150 phiếu và thu về từ 70100 phiếu với tỷ lệ phiếu hợp lệ tầm 50-80 phiếu.
Thiết kế phiếu điều tra: Phiếu điều tra được thiết kế cho phù hợp với
các mục tiêu của luận văn và khung lý thuyết một cách ngắn gọn, rõ ràng. Qui
trình thiết kế như sau:

- Dựa vào mục tiêu và khung lý thuyết nghiên cứu để xác định các
thông tin cần: các nhân tố, biến số và các thước đo;
- Xác định loại câu hỏi;
- Xác định nội dung của từng câu hỏi;
- Xác định từ ngữ sử dụng cho từng câu hỏi;
- Xác định tính logic cho các câu hỏi;
- Dự thảo phiếu điều tra;
- Tổ chức seminar tại bộ môn về bảng hỏi để ch nh sửa;
- Nộp phiếu điều tra cho giảng viên hướng dẫn;
- Giảng viên hướng dẫn kiểm tra, chuẩn ch nh lại và đồng ý cho triển
khai điều tra;

10


Nội dung cơ bản của phiếu điều tra:
- Giới thiệu về đề tài: tên tác giả, tên đề tài, nội dung chính cần khảo
sát.
- Giải thích từ ngữ cần thiết cho điều tra: khái niệm chiến lược, xây
dựng chiến lược; rủi ro, quản trị rủi ro, quản trị rủi ro xây dựng; an ninh, an
ninh DN.
- Đánh giá giá trị của từng loại rủi ro đang tồn tại trong VIDEC
GROUP theo 02 tiêu chí là tần suất xảy ra và mức độ ảnh hưởng
- Thông tin cá nhân của khách hàng: giới tính, tuổi, nghề nghiệp, thu
nhập bình quân tháng, tần suất sử dụng IB nói chung và IB của BIDV Thăng
Long nói riêng.
b Khảo sát thử và tư vấn chuyên gia
Trước khi được phát rộng rãi tới mẫu khảo sát, tác giả sẽ phát phiếu tới
05 người trả lời phiếu, để đánh giá sơ bộ xem các câu hỏi đặt ra có dễ hiểu
không, cần bổ sung hoặc loại bổ những câu hỏi nào. Đồng thời tác giả cũng sẽ

gửi phiếu hỏi cho các chuyên gia, giảng viên về quản trị để tham vấn và hoàn
thiện phiếu khảo sát.
6.2. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu
Phương pháp định lượng: Tác giả sẽ sử dụng phần mềm excel để phân
tích các dữ liệu đã thu thập được. Mục đích của phân tích định lượng là xác
định được giá trị của từng rủi ro hiện có trong công ty VIDEC GROUP. Từ
đó, căn cứ vào mô hình lựa chọn chiến lược quản trị rủi ro để tác giả đưa ra đề
xuất phù hợp cho công tác quản trị rủi ro của VIDEC GROUP.
Phương pháp định tính: song song với phương pháp định lượng, luận
văn cũng sử dụng những phương pháp định tính như so sánh, phân tích, đánh
giá nhằm làm rõ vấn đề nghiên cứu.
11


7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục; phần nội
dung của luận văn được chia thành 03 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng chiến lược quản trị rủi ro nhằm
đảm bảo an ninh doanh nghiệp
- Chương 2: Thực trạng công tác xây dựng chiến lược quản trị rủi ro
nhằm đảm bảo an ninh doanh nghiệp tại Công ty cổ phần tập đoàn Videc VIDEC GROUP.
- Chương 3: Căn cứ xây dựng và đề xuất chiến lược quản trị rủi ro
nhằm đảm bảo an ninh cho Công ty cổ phần tập đoàn Videc - VIDEC
GROUP

12


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC QUẢN
TRỊ RỦI RO NHẰM ĐẢM BẢO AN NINH DOANH NGHIỆP ĐẦU TƢ

XÂY DỰNG

1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Quản trị rủi ro
1.1.1.1. Rủi ro
Đối với một tổ chức hay doanh nghiệp thì rủi ro được hiểu là bất kỳ sự
kiện hay hành động nào có thể tác động hoặc ngăn cản doanh nghiệp trong
việc đạt được các mục tiêu đã đề ra (Hoàng Đình Phi, 2015). Trong nghiên
cứu về rủi ro trong doanh nghiệp, các tác giả thường chia thành 02 trường
phái. Có những người coi rủi ro là tổn thất như Pyle (1997) ―Rủi ro gây tổn
thất tài chính do sai sót trong quá trình thực hiện giao dịch như sai lầm trong
giải quyết các vấn đề phát sinh, không đáp ứng được các yêu cầu của hợp
đồng và không chuẩn bị hàng đ ng thời gian‖; RMA (2000) cho rằng ―Rủi ro
có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp do thiếu hoặc sai sót trong quá trình thực
hiện, nhân sự hoặc do các tác động từ bên ngoài‖ hoặc Doerig (2000) ―Rủi ro
có tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh do hậu quả của việc quản lý
không phù hợp hoặc không đầy đủ hoặc do tác động của các yếu tố bên
ngoài‖. King (2001) định nghĩa ―rủi ro là thước đo mối liên hệ giữa hoạt động
kinh doanh và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp‖. Medova Kyriocou
(2001) đưa ra khái niệm ―Rủi ro là hậu quả của một hành động ngẫu nhiên
xảy ra‖. McDonnell (2002) viết ―Rủi ro xuất phát từ hệ thống, quá trình và
con người bao gồm việc lên kế hoạch, nhân sự, công nghệ thông tin, kế toán,
kiểm toán và hệ thống quản lý và quy định‖. Hay như Karow (2002) ch ra
―Rủi ro xuất hiện là do sai lầm trong hệ thống thông tin, quá trình kinh doanh
hoặc kiểm soát kém các nhân tố trong và ngoài doanh nghiệp‖. Ở Việt Nam,
13


những tác giả theo trường phái này như Nguyễn Hữu Thân (1990) cho rằng
―rủi ro là sự bất trắc gây ra mất mát, thiệt hại‖; Nguyễn Anh Tuấn (2006) định

nghĩa ―rủi ro là những sự kiện bất lợi, bất ngờ đã xảy ra gây tổn thất cho con
người‖; hay như Đào Thị Bích Hòa, Doãn Kế Bôn và Nguyễn Quốc Thịnh
(2009) đã nêu ra 3 thuộc tính của rủi ro là: (1) sự kiện bất ngờ đã xảy ra, (2)
những sự cố gây ra tổn thất và (3) sự kiện ngoài mong đợi.
Một trường phái khác là trung hòa, coi rủi ro là yếu tố có thể được hoặc
mất và ch ng ta cũng có thể đo lường, đánh giá, kiểm soát được rủi ro. Học
giả người Mỹ Frank Knight (1921) cho rằng ―rủi ro là sự bất trắc có thể đo
lường được, đó là việc xuất hiện các biến cố không mong đợi. Khi xuất hiện
rủi ro, người ta sẽ không thể đo lường chính xác mức độ tổn hại của nó nhưng
họ cũng đánh giá được ở một mức độ tương đối‖. Marilu Hurt Mc Carty
(1982) thuộc Viện Khoa học kỹ thuật Georgia (Mỹ) cho rằng ―Rủi ro là một
tình trạng trong đó các biến cố xảy ra trong tương lai có thể xác định được‖.
Carl L. Pritchard (2001) cho rằng ―rủi ro là kết quả của sự không chắc chắn
xảy ra có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến mục tiêu đề ra‖. Một trong
những định nghĩa về rủi ro được sử dụng rộng rãi được tổ chức tiêu chuẩn thế
giới đưa ra trong bộ tiêu chuẩn ISO 310000 (2009), theo đó, ―rủi ro là tác
động của những điều không chắc chắn đến mục tiêu của tổ chức‖. Ở Việt
Nam, tác giả theo trường phái này có Lữ Bá Văn (2007) coi ―Rủi ro là sự bất
trắc có thể đo lường được. Rủi ro vừa mang tính tích cực vừa mang tính tiêu
cực. Rủi ro có thể mang tới tổn thất, mất mát, nguy hiểm... cho con người
nhưng cũng có thể mang đến những cơ hội‖. Hay Nguyễn Bích Thủy (2013)
với quan điểm ―Rủi ro xảy ra khách quan và gắn liền với tổn thất. Song, kết
quả tác động của rủi ro không phải l c nào cũng xấu, mà con người bằng nhận
thức của mình về thế giới khách quan, có thể biến rủi ro thành cơ may cho
doanh nghiệp‖.
14


Trong luận văn này, tác giả ủng hộ quan điểm của trường phái trung
hòa, coi “Rủi ro là những sự kiện ngoài mong đợi và gắn liền với tổn thất”.

Tuy nhiên, tác giả cũng đồng ý rằng, con người, bằng nhận thức của mình có
thể đo lường, đánh giá và kiểm soát để biến rủi ro thành cơ may cho doanh
nghiệp.
Cũng theo tác giả Hoàng Đình Phi (2015), rủi ro có thể phân thành
những loại như sau:
(1) Phân loại theo lĩnh vực:
- Chính trị, chính sách, luật pháp, kinh tế, văn hóa, kinh doanh, tài
chính, ngân hàng…
- Các rủi ro từ môi trường thiên nhiên…
(2) Phân loại theo cấp độ: Rủi ro mức độ từ thấp đến cao.
- Có thể phân loại và thể hiện theo màu sắc: từ màu vàng đến màu cam
và màu đỏ. Thang màu sử dụng: Trung bình (màu vàng); Cao (màu cam); Rất
cao (màu đỏ)
- Có thể đánh giá theo thang điểm từ thấp đến cao: 1-10
(3) Phân loại theo các chức năng quản trị của tổ chức hay doanh
nghiệp:
- Các rủi ro về chiến lược, nguồn nhân lực, tài chính, công nghệ, sản
xuất, marketing, bán hàng…
- Các rủi ro từ nội bộ, các rủi ro từ ngành công nghiệp, từ môi trường
bên ngoài…

15


×