Tải bản đầy đủ (.pdf) (197 trang)

Vai trò nhà nước trong phát triển khu vực dịch vụ ở Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.1 MB, 197 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ HẢI HÀ

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN
KHU VỰC DỊCH VỤ Ở HẢI PHÒNG

CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ
MÃ SỐ: 9 31 01 02

Hà Nội, 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-----š›&š›-----

NGUYỄN THỊ HẢI HÀ

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN
KHU VỰC DỊCH VỤ Ở HẢI PHÒNG

CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ
MÃ SỐ: 9 31 01 02

Người hướng dẫn khoa học:


1. PGS.TS PHẠM VĂN DŨNG

Hà Nội, 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng
được bảo vệ ở bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được
cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 14 tháng 02 năm 2019
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Hải Hà


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng gửi lời cảm
ơn tới Ban Lãnh đạo Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội cùng các
thầy cô giáo tham gia giảng dạy đã cung cấp những kiến thức cơ bản, chuyên môn
sâu và đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập nghiên cứu.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Phạm Văn Dũng –
thầy giáo hướng dẫn khoa học đã tận tâm giúp đỡ và chỉ dẫn cho tôi những kiến thức
cũng như phương pháp luận trong suốt thời gian hướng dẫn nghiên cứu, hoàn thành
luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Sở, Ban, Ngành có liên quan đã cung cấp tài
liệu, các bạn đồng nghiệp, những người thân, bạn bè đã động viên, giúp đỡ, tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 14 tháng 02 năm 2019
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Hải Hà


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG........................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................. iii
PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ....................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................4
5. Kết quả nghiên cứu ............................................................................................10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................................. 11
1.1. Những nghiên cứu về phát triển các ngành dịch vụ .......................................11
1.2. Những nghiên cứu về vai trò nhà nước trong phát triển khu vực dịch vụ......18
1.3. Những nghiên cứu về vai trò nhà nước trong phát triển khu vực dịch vụ tại
Hải Phòng ..............................................................................................................22
1.4. Nhận xét về các kết quả nghiên cứu và các khoảng trống..............................23
1.4.1 Những kết quả đạt được ............................................................................24
1.4.2. Các khoảng trống.....................................................................................25
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................................26


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ NHÀ
NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN KHU VỰC DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN
CẤP TỈNH ..................................................................................................... 27
2.1. Phát triển khu vực dịch vụ cấp tỉnh trong cơ chế thị trường ..........................27
2.1.1. Khu vực dịch vụ .......................................................................................27
2.1.2. Phát triển khu vực dịch vụ cấp tỉnh .........................................................35
2.2. Vai trò nhà nước trong phát triển khu vực dịch vụ cấp tỉnh ...........................39
2.2.1. Khái niệm .................................................................................................40
2.2.2. Nội dung thực hiện vai trò nhà nước trong phát triển khu vực dịch vụ cấp
tỉnh .....................................................................................................................40


2.2.3. Tiêu chí đánh giá vai trò nhà nước trong phát triển khu vực dịch vụ cấp
tỉnh .....................................................................................................................44
2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò nhà nước trong phát triển khu vực
dịch vụ cấp tỉnh ..................................................................................................46
2.3. Kinh nghiệm phát huy vai trò nhà nước trong phát triển khu vực dịch vụ cấp
tỉnh .........................................................................................................................49
2.3.1. Vai trò của chính quyền thành phố Đà Nẵng trong phát triển khu vực dịch
vụ ........................................................................................................................49
2.3.2. Vai trò của chính quyền thành phố Hà Nội trong phát triển khu vực dịch
vụ ........................................................................................................................52
2.3.3. Bài học kinh nghiệm trong phát huy vai trò nhà nước nhằm phát triển khu
vực dịch vụ cho thành phố Hải Phòng...............................................................56
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................................57

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT
TRIỂN KHU VỰC DỊCH VỤ Ở HẢI PHÒNG ......................................... 58
3.1. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến vai trò nhà nước trong phát triển khu vực

dịch vụ ở Hải Phòng ..............................................................................................58
3.1.1. Nhân tố khách quan .................................................................................58
3.1.2. Nhân tố chủ quan .....................................................................................63
3.1.3. Những lợi thế, bất lợi thế trong phát triển khu vực dịch vụ Hải Phòng ..65
3.2. Tình hình thực hiện vai trò nhà nước trong phát triển khu vực dịch vụ ở Hải
Phòng .....................................................................................................................67
3.2.1. Xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển khu vực dịch vụ ...............67
3.2.2. Xây dựng và thực thi chính sách phát triển khu vực dịch vụ ...................69
3.2.3. Điều hành các hoạt động phát triển khu vực dịch vụ ..............................87
3.2.4. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm...........................................................92
3.3. Đánh giá vai trò nhà nước trong phát triển khu vực dịch vụ ở Hải Phòng.....94
3.3.1. Đánh giá các nội dung thực hiện vai trò nhà nước trong phát triển khu
vực dịch vụ ở Hải Phòng ...................................................................................94
3.3.2. Hạn chế của vai trò nhà nước trong phát triển khu vực dịch vụ ở thành
phố Hải Phòng ................................................................................................ 113
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................... 117


CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP VỀ THỰC HIỆN VAI TRÒ
NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN KHU VỰC DỊCH VỤ Ở HẢI
PHÒNG ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN 2035 ........................................... 118
4.1. Bối cảnh mới ảnh hưởng đến vai trò nhà nước trong phát triển khu vực dịch
vụ cấp tỉnh .......................................................................................................... 118
4.1.1. Bối cảnh quốc tế ................................................................................... 118
4.1.2. Bối cảnh trong nước ............................................................................. 119
4.1.3 Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển dịch vụ ở Hải Phòng .... 120
4.2. Quan điểm thực hiện vai trò nhà nước trong phát triển khu vực dịch vụ ở Hải
Phòng trong thời gian tới .................................................................................... 123
4.2.1. Thực hiện vai trò nhà nước trong giải quyết khuyết tật thị trường trên cơ
sở tôn trọng các quy luật thị trường ............................................................... 123

4.2.2. Phát huy vai trò nhà nước ở cấp tỉnh thống nhất với quy định, chủ trương,
chính sách của Chính phủ............................................................................... 123
4.2.3. Đảm bảo hài hòa các lợi ích ................................................................. 125
4.2.4. Phát triển khu vực dịch vụ dựa vào tiềm năng, lợi thế ......................... 125
4.2.5. Phát triển khu vực dịch vụ phải dựa trên liên kết với các địa phương
trong nước và quốc tế ..................................................................................... 126
4.3. Các giải pháp thực hiện vai trò nhà nước trong phát triển khu vực dịch vụ ở
Hải Phòng trong thời gian tới ............................................................................. 126
4.3.1. Hoàn thiện chiến lược, quy hoạch phát triển khu vực dịch vụ ............. 126
4.3.2. Hoàn thiện các chính sách phát triển dịch vụ ...................................... 128
4.3.3. Phát triển thị trường dịch vụ ................................................................ 139
4.3.4. Tăng cường hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế nhằm phát triển các
ngành dịch vụ .................................................................................................. 141
4.3.5. Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện vai trò nhà nước
trong phát triển khu vực dịch vụ ..................................................................... 144
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ................................................................................... 146

KẾT LUẬN .................................................................................................. 148
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 150
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 1


DANH MỤC HÌNH
STT

Hình

1.

Hình 3.1


2.

Hình 3.2

3.

Hình 3.3

4.

Hình 3.4

5.

Hình 3.5

6.
7.
8.
9.

Hình 3.6
Hình 3.7
Hình 3.8
Hình 3.9

10.

Hình 3.10


11.

Hình 3.11

12.

Hình 3.12

13.

Hình 3.13

14.

Hình 3.14

15.

Hình 3.15

16.

Hình 3.16

17.

Hình 3.17

18.


Hình 3.18

Nội dung
Chỉ số đánh giá về tính năng động, dịch vụ hỗ trợ
doanh nghiệp và thiết chế pháp lý của chính quyền
thành phố Hải Phòng
Khảo sát về việc xây dựng chiến lược và quy hoạch
phát triển khu vực dịch vụ ở thành phố Hải Phòng
Khảo sát đánh giá mức độ phù hợp của các chính sách
ở cơ quan quản lý
Khảo sát đánh giá tính thống nhất giữa các chính sách
của cơ quan quản lý
Khảo sát đánh giá tính công khai, minh bạch của các
chính sách
Khảo sát đánh giá tính hiệu lực của các chính sách
Khảo sát đánh giá tính hiệu quả của các chính sách
Khảo sát đánh giá tính công bằng của các chính sách
Khảo sát đánh giá tính khả thi của các chính sách
Khảo sát mức độ hiểu biết của doanh nghiệp đối với
các chính sách phát triển khu vực dịch vụ
Khảo sát mức độ ảnh hưởng của các chính sách phát
triển khu vực dịch vụ đối với doanh nghiệp
Khảo sát mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với
các chính sách phát triển khu vực dịch vụ
Khảo sát về điều hành các hoạt động phát triển khu
vực dịch vụ ở Hải Phòng
Tỷ trọng đóng góp của các ngành dịch vụ trong GRDP
thành phố Hải Phòng năm 2016
Cơ cấu kinh tế thành phố Hải Phòng giai đoạn 2002 –

2017
Tăng trưởng bình quân lao động trong các doanh
nghiệp ở thành phố Hải Phòng phân theo ngành kinh
tế giai đoạn 2011 – 2016
Sự thay đổi cơ cấu khu vực dịch vụ Hải Phòng giai
đoạn 2011 – 2016
Khảo sát đánh giá về công tác thanh tra, kiểm tra, xử
lý vi phạm

i

Trang
64
95
96
96
97
98
99
99
100
100
101
102
103
104
105
107
110
113



DANH MỤC BẢNG
STT

Bảng

Nội dung

Trang

Mô tả mẫu khảo sát dành cho các nhà quản
1

Bảng 1

lý, cán bộ làm việc tại cơ quan quản lý hành

8

chính của thành phố Hải Phòng
Mô tả mẫu khảo sát dành cho các doanh
2

Bảng 2

nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ ở thành phố

8


Hải Phòng
So sánh chỉ số năng động của chính quyền
3

Bảng 3.1

các thành phố trực thuộc Trung ương năm

64

2017
4

Bảng 3.2

5

Bảng 3.3

6

Bảng 3.4

7

Bảng 3.5

8

Bảng 3.6


9

Bảng 3.7

10

Bảng 3.8

11

Bảng 3.9

Tốc độ tăng trưởng vốn của các ngành dịch
vụ ở Hải Phòng
Tốc độ tăng trưởng GRDP theo ngành kinh
tế ở Hải Phòng giai đoạn 2011 - 2016
Giá trị đóng góp vào GRDP của khu vực
dich vụ Hải Phòng
Số lao động làm việc trong doanh nghiệp ở
thành phố Hải Phòng
Tỷ lệ đóng góp việc làm của các ngành kinh
tế Hải Phòng
Cơ cấu khu vực dịch vụ chia theo ngành ở
thành phố Hải Phòng
Doanh thu thuần của các doanh nghiệp trong
các khu vực ở thành phố Hải Phòng
Doanh thu thuần bình quân doanh nghiệp
khu vực dịch vụ


ii

74
105
106
106
108
109
111
112


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Danh mục chữ viết tắt Tiếng Anh
STT
1

Ký hiệu

Nguyên nghĩa tiếng Anh

GDP

Gross Domestic Product

GRDP

2

Gross


Regional

Nguyên nghĩa tiếng Việt
Tổng sản phẩm quốc dân

Domestic Tổng sản phẩm trên địa bàn

Product
ICOR

3

Incremental Capital - Output Hiệu quả sử dụng vốn đầu
Ratio

GATS

4
5

WTO



General Agreement on Trade in Hiệp định chung về thương
Services

mại dịch vụ


World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới

Danh mục chữ viết tắt tiếng Việt
STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

2

DN

Doanh nghiệp

3

KH&CN

Khoa học và công nghệ

4


LHQ

Liên hợp quốc

5

NXB

Nhà xuất bản

6

UBND

Ủy ban nhân dân

iii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khu vực dịch vụ ít phụ thuộc vào tự nhiên, năng suất và hiệu quả rất cao, khả
năng lan tỏa lớn. Do đó, khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn là điều kiện
khách quan để tăng trưởng kinh tế, là nội dung quan trọng của phát triển kinh tế. Vì vậy,
những quốc gia phát triển, phải có khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng trên 70% GDP.
Trong cơ chế thị trường, sự phát triển của khu vực dịch vụ chịu sự tác động
của các quy luật thị trường. Tuy nhiên, quá trình này diễn ra khá lâu dài. Ở các nước
phát triển, quá trình này đã trải qua hàng trăm năm nay. Để theo kịp các nước phát
triển, các nước đang phát triển không nên để khu vực dịch vụ phát triển một cách

tuần tự, tự phát, mà phải phát huy năng động chủ quan, đẩy nhanh quá trình phát
triển của khu vực này. Là nước đi sau, Việt Nam rất cần đẩy nhanh phát triển khu
vực này. Sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn về
kinh tế - xã hội. Cùng với công cuộc đổi mới của đất nước, khu vực dịch vụ đã trải
một quá trình đổi mới toàn diện, kể cả đổi mới nhận thức và phương thức hoạt động.
Khu vực dịch vụ của Việt Nam cũng đã trở thành khu vực quan trọng của nền kinh tế
và từng bước hội nhập quốc tế.
Phát triển khu vực dịch vụ là trách nhiệm của cả nước và của mỗi địa phương,
đặc biệt là những tỉnh, thành phố có nhiều tiềm năng. Hải Phòng là thành phố có vị trí
quan trọng về kinh tế, xã hội, công nghệ thông tin và an ninh, quốc phòng của vùng Bắc
Bộ và cả nước, trên hai hành lang - một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung
Quốc. Hải Phòng là thành phố cảng quan trọng, với lợi thế cảng nước sâu nên vận tải
biển rất phát triển, đồng thời Hải Phòng đang giữ vai trò là cực tăng trưởng của vùng
kinh tế trọng điểm phía Bắc, là trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ lớn và trọng
điểm kinh tế biển của miền Bắc và cả nuớc. Đây là thành phố lớn thứ 3 cả nước, lớn thứ
2 miền Bắc sau Hà Nội. Hải Phòng còn là 1 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương,
đô thị loại 1 trung tâm cấp quốc gia, cùng với Đà Nẵng và Cần Thơ. Trong bối cảnh hội
nhập quốc tế, Hải Phòng có đầy đủ điều kiện để có thể phát triển những ngành dịch vụ
quan trọng nhằm đưa thành phố tăng trưởng vượt bậc về mọi mặt.
Tuy nhiên, khu vực dịch vụ ở Hải Phòng chưa được phát triển tương xứng với
tiềm năng, chưa cân đối, nhiều tiềm năng phát triển chưa được khai thác. Từ đó, tác
động lan tỏa của khu vực dịch vụ đến khu vực I (nông, lâm, ngư nghiệp) và khu vực
II (công nghiệp và xây dựng) còn rất hạn chế; ảnh hưởng không tốt đến thực hiện các
1


mục tiêu kinh tế vĩ mô của Hải Phòng và của vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng
sông Hồng. Đó cũng là biểu hiện của việc thực hiện chưa tốt vai trò nhà nước trong
phát triển khu vực dịch vụ ở Hải Phòng.
Để thực hiện tốt vai trò nhà nước trong phát triển khu vực dịch vụ ở Hải Phòng

phải tìm ra các nguyên nhân của những hạn chế, bất cập và khắc phục một cách triệt để.
Muốn vậy, cần phải nghiên cứu nghiêm túc vai trò nhà nước (trước hết là chính quyền
địa phương) trong phát triển khu vực dịch vụ, cả về lý luận và thực tiễn.
Về lý luận, trước hết cần phải phân định rõ vai trò của nhà nước và vai trò
của kinh tế thị trường. Có thể khẳng định ngay vai trò to lớn của kinh tế thị trường
trong phát triển khu vực dịch vụ của đất nước và của từng địa phương. Tuy nhiên,
chỉ kinh tế thị trường là không đủ. Trong cơ chế thị trường, sự phát triển của khu vực
dịch vụ chịu sự tác động của các quy luật thị trường và quá trình phát triển này diễn
ra khá lâu dài. Thêm vào đó, kinh tế thị trường cũng có không ít khuyết tật ảnh
hưởng xấu đến sự phát triển của khu vực này. Vì vậy, ở các nước phát triển, quá
trình này đã trải qua hàng trăm năm nay. Do đó, để phát triển khu vực dịch vụ, các
nước (trong đó có các địa phương) đi sau không nên để khu vực này phát triển một
cách tuần tự, tự phát, mà phải phát huy năng động chủ quan, đẩy nhanh quá trình
phát triển của khu vực này.
Thứ hai, nhà nước cần phải làm gì để vừa phát huy được các ưu việt của kinh
tế thị trường, đồng thời, khắc phục được các khuyết tật của chúng? Ở Việt Nam, nhà
nước còn phải định hướng nền kinh tế nói chung, khu vực dịch vụ nói riêng phát
triển theo con đường XHCN.
Thứ ba, cần phân định rõ vai trò của nhà nước trung ương và chính quyền cấp
tỉnh (nhà nước địa phương) trong phát triển khu vực dịch vụ cấp tỉnh. Dù chính
quyền cấp tỉnh năng động đến đâu nhưng nếu không có sự hỗ trợ của nhà nước trung
ương thì khu vực dịch vụ cấp tỉnh cũng không phát triển được. Ngược lại, nếu không
có sự kiểm soát của nhà nước trung ương, sự phát triển của khu vực dịch vụ cấp tỉnh
có thể phá vỡ quy hoạch phát triển của đất nước.
Những việc nhà nước cần làm không chỉ xuất phát từ mong muốn, nguyện
vọng chủ quan, mà quan trọng hơn là phải tính đến các điều kiện khách quan ảnh
hưởng đến sự phát triển của khu vực này trong từng giai đoạn; đến lợi ích quốc gia
và lợi ích của các địa phương…
Về thực tiễn, cần xem xét chính quyền thành phố Hải Phòng thực hiện vai trò
của mình trong phát triển khu vực dịch vụ trên địa bàn đã phù hợp đến mức độ nào

trong tương quan giữa nhà nước và thị trường; với điều kiện cụ thể của Thành phố,
2


của đất nước và quốc tế; quan hệ giữa chính quyền Thành phố với nhà nước trung
ương đã thực sự góp phần phát triển khu vực dịch vụ của Hải Phòng? Những hạn
chế, bất cập trong thực hiện vai trò nhà nước trong phát triển khu vực dịch vụ ở Hải
Phòng do những nguyên nhân nào? Trả lời được những câu hỏi đó là cơ sở khoa học
cho việc đề xuất các giải pháp để thực hiện tốt hơn vai trò nhà nước trong phát triển
khu vực dịch vụ ở Hải Phòng trong giai đoạn tới.
Để góp phần làm sáng rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên đây, nghiên
cứu sinh lựa chọn đề tài luận án là: Vai trò nhà nước trong phát triển khu vực dịch
vụ ở Hải Phòng.
Câu hỏi nghiên cứu của luận án:
Trong cơ chế thị trường, nhà nước có vai trò như thế nào trong phát triển khu
vực dịch vụ trên địa bàn tỉnh? Chính quyền thành phố Hải Phòng đã thực hiện vai trò
đó như thế nào và cần phải tiếp tục thực hiện vai trò đó ra sao để phát triển hơn nữa khu
vực dịch vụ?
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Từ việc làm rõ cơ sở khoa học về vai trò nhà nước trong phát triển khu vực dịch
vụ cấp tỉnh và chỉ rõ những hạn chế, bất cập và nguyên nhân trong thực hiện vai trò nhà
nước trong phát triển khu vực dịch vụ ở Hải Phòng, luận án đề xuất các giải pháp nhằm
thực hiện tốt hơn vai trò nhà nước trong phát triển khu vực này.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu về phát triển các ngành dịch vụ và vai trò
nhà nước trong phát triển các ngành dịch vụ để tìm ra những giá trị kế thừa và
“khoảng trống” mà luận án cần giải quyết.
- Hệ thống hóa, bổ sung và hoàn thiện lý luận về vai trò nhà nước trong phát
triển các ngành dịch vụ trên trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Phân tích thực trạng vai trò nhà nước trong phát triển khu vực dịch vụ ở thành
phố Hải Phòng; chỉ ra những thành tựu, hạn chế, chỉ rõ nguyên nhân của hạn chế.
- Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm thực hiện đúng vai trò nhà nước nhằm phát
triển khu vực dịch vụ ở thành phố Hải Phòng trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu vai trò của chính quyền thành phố Hải Phòng trong phát
triển khu vực dịch vụ.
3


Khu vực dịch vụ được nghiên cứu dưới góc độ ngành kinh tế, là một trong ba
khu vực của nền kinh tế. Sự phát triển của khu vực này trước hết phụ thuộc vào nhu
cầu của thị trường trong và ngoài nước, các nguồn lực... Đồng thời, sự phát triển của
khu vực dịch vụ còn chịu sự can thiệp, điều tiết của nhà nước. Điều đó có nghĩa là,
phát triển khu vực dịch vụ phải đặt trong quan hệ giữa nhà nước và thị trường.
Sự phát triển của khu vực dịch vụ còn tùy thuộc vào quan hệ giữa các lợi ích
kinh tế. Sự hài hòa trong quan hệ giữa các lợi ích kinh tế là điều kiện phát triển khu
vực dịch vụ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: giai đoạn 2007 – 2017. Đây là giai đoạn Việt Nam là
thành viên chính thức của WTO. Quan trọng hơn cả, đây là giai đoạn nền kinh tế có
nhiều biến động phức tạp. Những năm đầu, kinh tế Hải Phòng nói riêng và nền kinh tế
quốc gia nói chung chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Hải Phòng
buộc phải tìm những hướng đi riêng để có thể bứt phá và tăng trưởng bền vững. Điều
này làm nảy sinh rất nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu, trong đó có khu vực dịch vụ.
Các giải pháp đề xuất nhằm thực hiện đúng vai trò nhà nước đến năm 2025.
Không gian nghiên cứu: tại thành phố Hải Phòng, bao gồm tất cả các quận,
huyện, tập trung vào các ngành: dịch vụ logistic, dịch vụ tài chính, dịch vụ thương
mại và dịch vụ du lịch. Đây là những ngành dịch vụ mà Hải Phòng có nhiều tiềm

năng và điều kiện phát triển. Sự phát triển khu vực dịch vụ của Hải Phòng còn có
quan hệ với cả nước, trước hết là vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Hồng.
Nội dung nghiên cứu: luận án tập trung nghiên cứu vai trò của chính quyền
địa phương trong phát triển khu vực dịch vụ mà không đi sâu vào vai trò của Nhà
nước Trung ương. Do đó, chính quyền địa phương chủ yếu thực thi, triển khai những
quy định, chỉ đạo của Nhà nước Trung ương trong điều kiện phù hợp với bối cảnh
của địa phương bao gồm: xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển khu vực dịch
vụ; xây dựng và thực thi chính sách phát triển khu vực dịch vụ; điều hành các hoạt
động phát triển khu vực dịch vụ và thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và hoàn thiện
chiến lược, kế hoạch, chính sách phát triển khu vực dịch vụ.
Luận án không nghiên cứu phát triển dịch vụ công như hành chính công, quốc
phòng, an ninh, bảo vệ môi trường...
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận và cách tiếp cận nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để
nghiên cứu. Cách tiếp cận nghiên cứu được thực hiện dưới góc độ Kinh tế chính trị.
4


Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử yêu cầu việc nghiên
cứu về vai trò nhà nước trong phát triển dịch vụ ở thành phố Hải Phòng trước hết
phải kế thừa những kết quả nghiên cứu của những người đi trước. Do vậy, tác giả đã
tích cực trong việc tìm hiểu các tài liệu khoa học viết về phát triển các ngành dịch vụ
cấp tỉnh cũng như vai trò nhà nước trong phát triển dịch vụ quốc gia. Trên cơ sở kế
thừa các kết quả nghiên cứu, luận án tiếp tục hoàn thiện khung lý luận để phân tích
các vấn đề cơ bản ở các chương sau.
Sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tác giả luận
án đã bắt đầu từ việc nghiên cứu phạm trù cơ bản về phát triển các ngành dịch vụ tại
cấp tỉnh, các nhân tố ảnh hưởng tới việc phát triển các ngành dịch vụ để dẫn tới việc
các chính quyền quản lý xây dựng và triển khai chính sách phát triển dịch vụ ở cấp

tỉnh một cách hiệu quả. Không dừng lại đó, luận án còn tiếp cận biện chứng bằng
việc đánh giá về vai trò quản lý nhà nước trong phát triển dịch vụ và tác động tới
kinh tế - xã hội cấp tỉnh.
Phương pháp luận đòi hỏi vừa phải xây dựng khung lý thuyết để nghiên cứu,
đồng thời khung lý thuyết đó cần được kiểm chứng bằng thực tiễn. Do đó, luận án đã
nghiên cứu kinh nghiệm về vai trò nhà nước trong phát triển dịch vụ cấp tỉnh ở các
nước, đặc biệt là những nước châu Á có điều kiện kinh tế như Việt Nam và những
tỉnh thành tương đồng với thành phố Hải Phòng để kiểm nghiệm cho khung lý thuyết
đã được xây dựng. Các quan hệ đó luôn được xem xét trong sự vận động, biến đổi.
Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đòi hỏi việc nghiên
cứu về vai trò nhà nước trong phát triển dịch vụ tại Hải Phòng phải xuất phát từ
những điều kiện khách quan (sự vận động của thị trường, nhu cầu của các cá nhân, tổ
chức) và chủ quan (ý chí của các cấp lãnh đạo), do các quy luật khách quan chi phối.
Tác giả tập trung nghiên cứu một cách toàn diện trong đó chú trọng đến nhân tố bên
trong (các điều kiện đặc thù của thành phố Hải Phòng) vì nhân tố này giữ vai trò
quyết định.
4.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng
Luận án sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp, trong đó các phương pháp
được sử dụng chủ yếu như sau:
4.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp
Luận án sử dụng phương pháp phân tích trong cả 4 chương. Phân tích trước hết
là phân chia các vấn đề của luận án thành những phần nhỏ có mối quan hệ tương quan
từ lý luận đến thực tiễn, từ phát triển khu vực dịch vụ cấp tỉnh tới vai trò nhà nước
trong phát triển khu vực dịch vụ cấp tỉnh. Phân tích từng nội dung của vai trò nhà
5


nước trong phát triển khu vực dịch vụ cấp tỉnh và đánh giá hiệu quả ở các mặt khác
nhau. Từ đó, phát hiện ra thuộc tính và bản chất của từng khía cạnh, và từ đó giúp
chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung

phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Điều đó giúp cho việc hiểu các vấn đề một cách
thấu đáo, cặn kẽ. Nhiệm vụ của phân tích sử dụng trong luận án là thông qua cái riêng
để tìm cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để
tìm ra cái phổ biến.
Trong quá trình sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, đề tài có sử
dụng các số liệu thống kê đã qua xử lý, các công thức toán học và kinh tế lượng, các
biểu đồ để giúp thấy rõ hơn đặc trưng, xu hướng, quy mô, tỷ trọng... của hiện tượng,
nội dung, vấn đề nghiên cứu.
4.2.2. Phương pháp logic và lịch sử
Quan hệ logic là quan hệ tất yếu, nó nhất định xảy ra khi có những tiền đề cho
quan hệ đó. Lịch sử, đó là những hiện thực của logic ở một đối tượng cụ thể, trong
một không gian và thời gian xác định. Sử dụng phương pháp này đòi hỏi phải đảm
bảo tính liên tục về thời gian, làm rõ điều kiện, đặc điểm phát sinh, phát triển từ thấp
đến cao, làm rõ các mối quan hệ đa dạng trong phát triển khu vực dịch vụ với các
vấn đề khác liên quan đến nó. Đồng thời đặt quá trình phát triển khu vực dịch vụ ở
thành phố Hải Phòng trong mối quan hệ tương tác qua lại giữa các chính sách quản
lý của chính quyền cấp tỉnh.
4.2.3. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học
Phát triển khu vực dịch vụ vừa phải dựa trên những nguyên lý chung mà cấp
tỉnh nào cũng phải thực hiện, vừa phải tính đến đặc thù của từng cấp tỉnh. Phát triển
khu vực dịch vụ phải tuân thủ khuynh hướng vận động, biến đổi tương lai của nó,
đồng thời cần nhận thức rõ, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng. Do đó, phát triển khu
vực dịch vụ là công việc rất khó khăn, phức tạp.
Bằng phương pháp trừu tượng hóa khoa học, tác giả luận án đã bỏ qua nhiều
nhân tố không quan trọng; chỉ ra những định hướng và giải pháp quan trọng nhất cần
thực hiện để phát triển khu vực dịch vụ ở Hải Phòng trong những năm tới.
4.2.4. Phương pháp quy nạp và diễn giải
Từ những mô hình nghiên cứu về phát triển dịch vụ và vai trò nhà nước trong
phát triển khu vực dịch vụ cấp tỉnh mà các nhà nghiên cứu công bố, luận án tổng kết
quy nạp thành những nội dung thể hiện vai trò nhà nước trong phát triển khu vực

dịch vụ cấp tỉnh và xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả vai trò nhà nước trong
lĩnh vực này. Phương pháp quy nạp đi sâu vào mối quan hệ giữa bản chất và hiện
6


tượng. Một hiện tượng bộc lộ nhiều bản chất. Nhiệm vụ của khoa học là thông qua
hiện tượng để tìm ra bản chất, cuối cùng đưa ra giải pháp. Phương pháp quy nạp
đóng một vai trò quan trọng trong việc phát hiện ra các quy luật, rút ra từ những kết
luận tổng quát đưa ra các giả thuyết. Phương pháp quy nạp được luận án sử dụng ở
từng chương để giải quyết câu hỏi nghiên cứu. Ngoài ra, luận án còn xuất phát từ
những giả thuyết và số liệu khảo sát thực tế để đi sâu nghiên cứu những năng lực cụ
thể nhờ vậy mà có nhận thức sâu sắc hơn về đối tượng nghiên cứu bằng phương
pháp diễn giải. Phương pháp diễn giải cũng được luận án sử dụng trong việc phân
tích thực trạng vai trò của chính quyền thành phố Hải Phòng trong việc phát triển
khu vực dịch vụ trên nền tảng cơ sở lý luận được hệ thống hóa và đưa ra các giải
pháp phù hợp. Phương pháp diễn giải nhờ vậy có ý nghĩa rất quan trọng đối với
nghiên cứu của luận án. Với những tiền đề, giả thuyết đặt ra, luận án cố gắng tìm
hiểu, phân tích bằng những suy diễn lôgic để rút ra những kết luận.
4.2.5. Phương pháp thống kê mô tả
Luận án sử dụng phương pháp này cho phép thông qua tất cả các số liệu thống
kê mô tả về thực trạng vai trò của chính quyền thành phố Hải Phòng trong việc phát
triển các ngành dịch vụ, những số liệu biểu thị tác động của các chính sách quản lý
vĩ mô đối với sự phát triển khu vực dịch vụ của thành phố, vạch ra tính quy luật về
quản lý kinh tế vĩ mô và hiệu quả của các chính sách quản lý. Luận án sử dụng
phương pháp này chủ yếu tại chương 3 để thống kê về thực trạng và so sánh, phân
tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vai trò của chính quyền thành phố đối với phát
triển khu vực dịch vụ, từ đó tìm ra hướng cho những giải pháp phát huy vai trò quản
lý nhà nước phù hợp với bối cảnh mới.
4.2.6. Phương pháp điều tra khảo sát
Nghiên cứu sinh điều tra khảo sát ý kiến của các nhà quản lý, các doanh nghiệp

hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ ở Hải Phòng về vai trò nhà nước trong phát triển lĩnh
vực này ở cấp tỉnh. Kết quả khảo sát sẽ được nghiên cứu sinh tham khảo khi đánh giá
vai trò nhà nước trong phát triển khu vực dịch vụ ở Hải Phòng.
Bảng hỏi đưa ra các nhận định nhằm lấy ý kiến đánh giá của người tham gia
khảo sát về thực trạng vai trò nhà nước trong phát triển khu vực dịch vụ ở thành phố
Hải Phòng. Quan điểm của người trả lời sẽ biến động từ mức 1 đến mức 5. Trong đó
mức 1 là không đồng ý; 2: ít đồng ý; 3: trung lập/không trả lời, 4: khá đồng ý và 5:
hoàn toàn đồng ý. Ngoài ra, ở một số câu hỏi đặc thù, mức đánh giá cũng được chia
thành 5 cấp độ Likert tương tự.
7


Có hai cuộc khảo sát được thực hiện, trong đó, bảng hỏi khảo sát dành cho các
nhà quản lý, cán bộ làm việc tại cơ quan quản lý hành chính của thành phố Hải
Phòng sau khi thu thập, làm sạch là 255 mẫu.
Việc lấy mẫu khảo sát được thực hiện như sau:
Bảng 1: Mô tả mẫu khảo sát dành cho các nhà quản lý, cán bộ làm việc tại
cơ quan quản lý hành chính của thành phố Hải Phòng
Số lượng
đơn vị

Đơn vị

Sở, Ban, Ngành tỉnh
Đơn vị sự nghiệp
UBND huyện, thành phố
Tổng số

Nhà quản lý
cấp cao


22
6
11

Số lượng khảo sát
Quản lý cấp
trung

20
10
20
50

45
20
25
90

Cán bộ

50
21
44
115

Nguồn: Thống kê số bảng hỏi thực hiện khảo sát (2018)

Bảng hỏi khảo sát dành cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tại
thành phố Hải Phòng thu thập được 478 mẫu.

Bảng 2: Mô tả mẫu khảo sát dành cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ
ở thành phố Hải Phòng
Logistic

48

Thương
mại

Du lịch

Tài chính

Thông tin

BĐS

Giáo dục
đào tạo

355

17

11

5

21


21

Nguồn: Thống kê số bảng hỏi thực hiện khảo sát (2018)

Nội dung khảo sát tìm hiểu:
- Mức độ hiểu biết về các chính sách phát triển khu vực dịch vụ của doanh
nghiệp
- Mức độ ảnh hưởng của các chính sách phát triển khu vực dịch vụ đến doanh
nghiệp
- Mức độ hài lòng của các doanh nghiệp về chính sách phát triển dịch vụ
- Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của các doanh nghiệp dịch vụ
- Những mong muốn nhận được sự hỗ trợ của chính quyền thành phố nhằm
phát triển doanh nghiệp.
4.2.7. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu
- Nguồn số liệu thực hiện luận án:
Nguồn số liệu thực hiện đề tài được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau nhằm
đạt mục tiêu nghiên cứu. Luận án sử dụng cả dữ liệu thứ cấp và sơ cấp.
Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn chủ yếu sau:
8


+ Cục Thống kê: các niên giám thống kê, các báo cáo có liên quan đến các
ngành dịch vụ tại Hải Phòng.
+ Các văn bản, quyết định liên quan đến phát triển dịch vụ tại thành phố Hải
Phòng
Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát các nhà quản lý trong chính
quyền của thành phố Hải Phòng, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ
ở đây. Trong đó, bảng hỏi khảo sát dành cho các nhà quản lý, cán bộ làm việc tại cơ
quan quản lý hành chính của thành phố Hải Phòng sau khi thu thập, làm sạch là 255
mẫu. Bảng hỏi khảo sát dành cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tại

thành phố Hải Phòng thu thập được 478 mẫu. Các mẫu khảo sát thu thập đều theo
phương pháp phi ngẫu nhiên để dễ dàng hơn cho việc phỏng vấn.
- Phương pháp xử lý số liệu:
Luận án có hai hướng xử lý thông tin: (1) Xử lý logic đối với thông tin định
tính. Đó là việc đưa ra những phán đoán về bản chất của sự kiện; và (2) Xử lý toán
học đối với các thông tin định lượng. Đó là việc sử dụng phương pháp thống kê toán
để xác định xu hướng, diễn biến của tập hợp số liệu thu thập được.
+ Xử lý thông tin định tính:
Xử lý thông tin định tính được dùng để nghiên cứu chủ yếu các vấn đề xã hội
như việc cải thiện và nâng cao đời sống người dân, giải quyết các vấn đề an sinh xã
hội; nghiên cứu các mối quan hệ kinh tế, hợp tác trong các hoạt động quản lý phát
triển dịch vụ tại Hải Phòng.
Việc xử lý thông tin được thực hiện từ việc thu thập thông tin qua các phương
pháp quan sát, phân tích, tổng hợp nghiên cứu tài liệu..; đưa ra các giả thiết và chứng
minh cho giả thiết đó từ những sự kiện đơn lẻ được thu thập. Sau đó là xử lý logic
đối với các thông tin định tính, đó là việc đưa ra những phán đoán về bản chất các sự
kiện đồng thời thể hiện những logic của các sự kiện, các phân hệ trong hệ thống các
sự kiện được xem xét.
+ Xử lý thông tin định lượng:
Thông qua các tài liệu thống kê và các số liệu khảo sát, thông tin định lượng
được sắp xếp và xử lý qua các phần mềm thống kê để làm rõ thực trạng phát triển các
ngành dịch vụ ở Hải Phòng cũng như những đánh giá về vai trò quản lý Nhà nước
trong phát triển dịch vụ tại thành phố. Các số liệu có thể được trình bày ở nhiều dạng
khác nhau, như: Bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị…
Bằng phương pháp này, luận án có thể phân tích để hệ thống hóa những vấn đề
lý luận và thực tiễn, đánh giá tài liệu, quan sát, kiểm chứng để nghiên cứu, tổng kết,
9


phân tích, đánh giá thực trạng các vấn đề cần nghiên cứu, xác định rõ những nguyên

nhân làm cơ sở đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện vai trò chính quyền
thành phố Hải Phòng trong phát triển dịch vụ của thành phố thời gian tới.
5. Kết quả nghiên cứu
- Về lý luận:
Luận án góp phần khái quát và bổ sung nghiên cứu về phát triển khu vực dịch vụ,
vai trò của nhà nước trong phát triển dịch vụ ở cấp tỉnh. Cụ thể:
+ Xây dựng hệ thống các nội dung thể hiện vai trò nhà nước trong phát triển dịch
vụ ở cấp tỉnh bao gồm: Xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển khu vực dịch vụ,
xây dựng và thực thi chính sách phát triển khu vực dịch vụ, điều hành các hoạt động
phát triển khu vực dịch vụ, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và hoàn thiện chiến lược,
kế hoạch, chính sách phát triển khu vực dịch vụ.
+ Xây dựng các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò Nhà nước tronng khu vực dịch vụ
cấp tỉnh với hệ thống các nhân tố khách quan và chủ quan.
+ Xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả vai trò nhà nước trong phát triển dịch
vụ ở cấp tỉnh theo nội dung thể hiện.
- Về thực tiễn:
+ Luận án nghiên cứu, tìm hiểu và tổng hợp các kinh nghiệm thực tiễn đáng tin
cậy trong nước liên quan đến phát huy vai trò nhà nước trong phát triển dịch vụ cấp tỉnh.
Đặc biệt, tìm hiểu thực tiễn tại hai thành phố trực thuộc trung ương tương đồng là Hà
Nội và Đà Nẵng để có những nhận định sát thực cho địa phương nghiên cứu
+ Phân tích thực trạng vai trò của chính quyền thành phố Hải Phòng trong phát
triển các ngành dịch vụ thời gian qua.
+ Chỉ ra những hạn chế, tìm hiểu nguyên nhân hạn chế trong các hoạt động
quản lý của chính quyền thành phố Hải Phòng liên quan đến việc phát triển dịch vụ ở
đây.
+ Kiến nghị, đề xuất những giải pháp thực hiện vai trò của chính quyền thành
phố nhằm phát triển hiệu quả các ngành dịch vụ trong thời gian tới.
Kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn tư liệu hữu ích đối với các nhà hoạch định chính
sách quản lý vĩ mô nói chung, giúp ích cho quá trình hoạch định và thực thi chính sách
nhằm phát triển các ngành dịch vụ ở thành phố Hải Phòng nói riêng hiện nay và trong

thời gian tới.

10


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. Những nghiên cứu về phát triển các ngành dịch vụ
Tầm quan trọng của phát triển dịch vụ đã được rất nhiều các nhà kinh tế học
đề cập đến trong các tài liệu nghiên cứu.
Wolfi. A (2005) đã đưa ra nghiên cứu về “Nền kinh tế dịch vụ tại các nước
OECD”. Ông phân tích ở những nước phát triển, lĩnh vực dịch vụ được coi là ngành
đóng góp nhiều nhất cho GDP trong bối cảnh hội nhập bởi sản xuất được những nước
này chuyển sang các nước thứ ba với các nguồn đầu vào giá rẻ và khu vực dịch vụ trở
thành hoạt động kinh tế xương sống và nền kinh tế quốc gia dựa trên “nền kinh tế dịch
vụ”. Bên cạnh đó, Wolfi còn phân tích cơ cấu các ngành dịch vụ và chỉ ra những định
hướng trong phát triển dịch vụ ở các nước phát triển của thế giới.
Cũng có cùng định hướng nghiên cứu, Bosworth, Barry (2009) đã nghiên cứu
về “Hoạt động của lĩnh vực dịch vụ tại các nước OECD” và phân tích về hoạt động
của các ngành dịch vụ tại những nước phát triển. Tại đây, họ chỉ ra vai trò của từng
ngành dịch vụ trong nền kinh tế, xu hướng phát triển và các nhân tố tác động tới hoạt
động của các ngành dịch vụ.
Nhấn mạnh hơn nữa tầm quan trọng của phát triển dịch vụ Bosworth, Barry,
and Annemie Maertens (2010) đã khẳng định trong “Economic Growth and Job
Generation: The Role of the Service Sector”: khu vực dịch vụ có nhiệm vụ thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế và việc làm. Hay D’Agostino, Antonello; Roberta Serafini and
Melanie Ward-Warmedinger (2006) cũng cho rằng chỉ có các ngành dịch vụ mới có
thể mở rộng việc làm ở Châu Âu.
Bên cạnh những nghiên cứu khẳng định sự cần thiết phát triển các ngành dịch
vụ ở những nước phát triển, các nhà kinh tế học đã chỉ ra rằng lĩnh vực dịch vụ cũng

tạo ra cuộc cách mạng lớn trong nền kinh tế của các nước châu Á nhất là những nước
đang phát triển. Trong chương trình nghiên cứu về cách mạng dịch vụ tại Nam Á, rất
nhiều báo cáo khẳng định quan điểm trên bằng việc phân tích từng ngành dịch vụ
trong nền kinh tế. Ví dụ nghiên cứu của Dossani, Rafiq (2010) về dịch vụ công nghệ
phần mềm hay Ghani, Ejaz (2010) trong “Is Service-Led Growth a Miracle for South
Asia?” với câu hỏi nghiên cứu “liệu phát triển dịch vụ tạo ra sự thần kỳ của Nam Á?”
Park, Donghyun, and Kwanho Shin (2012), cũng đưa ra quan điểm tương tự trong tác
phẩm “The Service Sector in Asia: Is it an Engine of Growth?”.
11


Khẳng định vai trò quan trọng của khu vực dịch vụ, nhiều nhà kinh tế học ở
các nước đã gọi tên nền kinh tế mới là “kinh tế dịch vụ”. Điều đó được đánh dấu bởi
nhiều nghiên cứu khác về nền kinh tế dịch vụ.
Delaunay, Jean - Claude (1992), “Services in economic thought: Three
centuries of debate” Kluwer Academic publisherc đã nghiên cứu và đánh giá những
đóng góp về mặt lý thuyết của các nhà kinh tế theo chủ nghĩa trọng thương Tây Âu thế
kỷ 17,18 đến các nhà kinh tế học hiện đại; Tác giả đã đi sâu phân tích và xác định đặc
điểm, quy mô và tầm quan trọng của kinh tế dịch vụ, nhất là nội dung và chiều hướng
phát triển hiện nay của kinh tế dịch vụ trong xã hội hậu công nghiệp.
James A. Fitzsimmon; Monaj Fitzsimmons (1998) trong tác phẩm “Service
Management: Operation, Strategy, and in Formation Technology” đã phân tích vai
trò của kinh tế dịch vụ trong nền kinh tế; nêu khái niệm dịch vụ và chiến lược cạnh
tranh thông qua hoạt động dịch vụ; việc cơ cấu các doanh nghiệp dịch vụ, quản lý
các hoạt động dịch vụ; trình bày một số mô hình dịch vụ chất lượng với các ứng
dụng dịch vụ nổi trội.
Giáo sư James Fitzsimmons (2000), trong “Role of Services in an Economy”University of Texas at Austin, đã mô tả vai trò trung tâm của dịch vụ trong nền kinh
tế, về sự phát triển của một nền kinh tế từ một xã hội nông nghiệp sang xã hội dịch
vụ; mô tả các tính năng của nền kinh tế dịch vụ mới và nêu lên một số khái niệm về
dịch vụ, cách phân chia các lĩnh vực dịch vụ, vai trò của dịch vụ trong giải quyết

việc làm trong xã hội hiện đại.
Jean Gadrey (1992), “L’ e’conomie des Services”, Ed.La D’ecauverte. Trong
tác phẩm này tác giả đã đưa ra những lý luận cơ bản về vai trò kinh tế và sự tăng
trưởng của các hoạt động kinh tế dịch vụ, phân tích một số hoạt động dịch vụ như:
dịch vụ trong công việc nội trợ, dịch vụ cho các hoạt động trong sản xuất của doanh
nghiệp, xí nghiệp và các dịch vụ hành chính, phân tích hệ thống dịch vụ và những
hạn chế của các hoạt động dịch vụ.
Jan Owen Jansson (2006), "The Economics of Services: Developmen and
policy” Cheltenham-Northampton, đã nghiên cứu sự phát triển và xác định mục đích
của kinh tế dịch vụ; đưa ra khái niệm, đặc điểm và cấu trúc của kinh tế dịch vụ. Phân
tích kinh tế vi mô lý thuyết chi phí của ngành công nghiệp dịch vụ. Đồng thời đưa ra
những dự báo về sự phát triển trong tương lai của kinh tế dịch vụ, đề xuất các chính
sách của Chính phủ cho sự phát triển ngành kinh tế này.
Riddle D, Nguyễn Hồng Sơn & C.Hernandez (2006), trong “General
Framework for a national straegy for the Services sector in Vietnam up to 2020”;
12


UNDP Report đã nghiên cứu một cách tổng thể về sự phát triển của khu vực kinh tế
dịch vụ trong 20 năm qua, nêu lên một số thành tựu và những hạn chế, yếu kém của
kinh tế dịch vụ; đồng thời đề xuất một số định hướng phát triển của khu vực này
trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
DonghyunPark and Kwanho Shin (2012) đã phân tích khu vực dịch vụ ở Châu
Á trong “The Service Sector in Asia: It an Engine of Growth?”. Theo các tác giả thì cơ
cấu kinh tế dịch vụ trong GDP của một số nước Châu Á và Đông Nam Á trong vài
chục năm lại đây đã tăng trưởng khá cao, các tác giả đã dẫn chứng năm 2010 dịch vụ ở
các nước như: Hồng Kông chiếm khoảng 85%, Trung Quốc khoảng 38%, Ấn Độ
khoảng 45%, Inđônêsia khoảng 40%; Hàn Quốc khoảng 60%; Malaysia khoảng 62%;
Singapore khoảng 75%; Thái Lan khoảng 50%... Tuy nhiên ở Việt Nam dịch vụ chiếm
khoảng trên 35%. Các tác giả cũng đặt ra những vấn đề về xu hướng phát triển của

lĩnh vực dịch vụ trong những thập niên tới, đưa ra một số dự báo cũng như đề xuất các
giải pháp để phát triển kinh tế dịch vụ của các quốc gia này.
Từ đó, rất nhiều vấn đề về phát triển khu vực dịch vụ được đặt ra cho cả nền
kinh tế quốc gia lẫn nền kinh tế cấp tỉnh.
Eric Uwitonze, Almas Heshmati (2016) đã nghiên cứu sự phát triển khu vực
dịch vụ ở một cấp tỉnh cụ thể là Rwanda trong “Service Sector Development and its
Determinants in Rwanda” với các phân tích về thực trạng và đề xuất các giải pháp
cho phát triển khu vực dịch vụ ở đây.
Marcus Noland, Donghyun Park, and Gemma B. Estrada (2012) trong
“Developing the Service Sector as Engine of Growth for Asia: An Overview” lại đặt
vấn đề nghiên cứu về phát triển khu vực dịch vụ ở Châu Á, coi đó là “năng lượng”
cho sự tăng trưởng kinh tế của các quốc gia ở đây. Bài nghiên cứu chỉ ra những đặc
trưng trong phát triển khu vực dịch vụ ở các nước Châu Á và khẳng định phát triển
khu vực dịch vụ sẽ giúp các nước Châu Á đang phát triển nhanh chóng thu hẹp
khoảng cách với các nước phát triển khác trên thế giới.
Tương tự, Tandrayen-Ragoonbur Verena, Ragoobur Vishal and Poonoosamy
Ken (2009) cũng cho rằng phát triển khu vực dịch vụ là chìa khóa giải quyết đói
nghèo trong “Services Sector Development: A Key to Poverty Alleviation in
Mauritius”. Vì phát triển khu vực là tất yếu khách quan và những hiệu quả kinh tế
mà khu vực này mang lại nên ở những nước chậm phát triển, khu vực dịch vụ trở
thành “cứu cánh” để tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
M. A. Katouzian (1970) thì đưa ra một cách tiếp cận mới về sự phát triển của
khu vực dịch vụ trong “The Development of the Service Sector: A New Approach”.
13


Đó là trong khi khu vực nông nghiệp ngày càng sụt giảm về sự đóng góp vào GDP
thì dịch vụ sẽ là khu vực kinh tế có thể bù đắp lại. Phát triển khu vực dịch vụ chính
là xu hướng mới để tăng trưởng kinh tế.
Như vậy, các nhà nghiên cứu nước ngoài đã đặt khu vực dịch vụ trở thành trung

tâm trong nền kinh tế quốc gia và coi việc phát triển kinh tế là phát triển kinh tế dịch
vụ. Ở đây, các nhà kinh tế học đã phân tích kinh tế dịch vụ theo nhiều lát cắt khác
nhau, chủ yếu tập trung vào vai trò và xu hướng phát triển của khu vực dịch vụ.
Các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng quan tâm tới kinh tế dịch vụ và phát triển
khu vực dịch vụ làm nền tảng cho phát triển kinh tế nói chung.
Bộ Ngoại giao (2005) trong tác phẩm “Ngành dịch vụ Việt Nam và định
hướng phát triển trong thời gian tới” đã đề cập đến các ngành dịch vụ nước ta hiện
nay, phân tích những lợi thế và những hạn chế, yếu kém trong cạnh tranh dịch vụ
như dịch vụ cảng biển, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ du lịch và các lĩnh vực dịch vụ
mới như bảo hiểm, tài chính... từ đó đề xuất những định hướng phát triển các lĩnh
vực dịch vụ trong những năm tiếp theo.
Trần Hậu (2010), “Dịch vụ xã hội; một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp
chí Lý luận chính trị, số 10. Trong bài viết này tác giả đã nêu lên một số quan điểm
về dịch vụ, cách phân loại dịch vụ theo mục đích, theo chức năng, theo tính chất...
Tuy nhiên trong bài viết này tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về các hoạt động dịch
vụ công mà không đề cập đến những giải pháp để phát triển các dịch vụ như cảng
biển, dịch vụ du lịch.
Trương Quang Hoàn (2011), “Đánh giá quá trình thực hiện tự do hóa thương
mại đối với một số lĩnh vực dịch vụ ưu tiên hội nhập ASEAN”, Tạp chí Nghiên cứu
Đông Nam Á số 10 đã khái quát những nội dung cùng với phân tích, đánh giá quá
trình thực thi tự do hóa dịch vụ và những rào cản mà ASEAN gặp phải trong quá
trình hội nhập như: Dịch vụ vận tải hàng không; dịch vụ du lịch; dịch vụ thông tin thương mại điện tử; dịch vụ hậu cần logistics; dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe;
đồng thời tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm thực thi hiệu quả các lĩnh vực
dịch vụ ưu tiên khi hội nhập khu vực.
Phạm Thị Khanh (2008), “Phát triển nhanh và bền vững ngành dịch vụ ở Việt
Nam”, Tạp chí Lý luận Chính trị số 7. Tác giả nêu lên một số thành tựu đạt được về
kinh tế nước ta sau 20 năm đổi mới trong đó có lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt một lĩnh
vực dịch vụ có tốc độ tăng cao như: Dịch vụ khoa học - công nghệ, dịch vụ tài chính
- tín dụng, dịch vụ vận tải - kho bãi... Song tác giả cũng đã phân tích những h sách phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực
dịch vụ

Chính sách liên kết, hợp tác trong phát triển khu vực
dịch vụ
Chính sách hoàn thiện QLNN đối với khu vực dịch
vụ
3. Ông/bà cho biết mức độ hài lòng của mình đối với các chính sách sau:
1 = Không hài lòng, 2 = Ít hài lòng, 3 = không có ý kiến, 4 = Khá hài lòng, 5

= rất hài lòng

STT
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7

Nội dung

Điểm số đánh giá (1-5)
1
2
3
4
5

Chính sách thu hút đầu tư phát triển khu vực dịch vụ
Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng dịch vụ
Chính sách phát triển các loại hình dịch vụ

Chính sách phát triển thị trường dịch vụ
Chính sách phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực
dịch vụ
Chính sách liên kết, hợp tác trong phát triển khu vực
dịch vụ
Chính sách hoàn thiện QLNN đối với khu vực dịch
vụ

4. Ông/bà cho biết mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp mình vào các
nhân tố sau:
1 = Không phụ thuộc, 2 = Ít phụ thuộc, 3 = Không ý kiến, 4 = Khá phụ thuộc,
5 = Rất phụ thuộc


STT
4.1
4.2
4.3
4.4
4.5
4.6
4.7
4.8

Nội dung

Điểm số đánh giá (1-5)
1
2
3

4
5

Năng lực của chủ doanh nghiệp
Sự hài hòa quan hệ chủ - thợ
Điều kiện thị trường
Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Hải Phòng
Sự liên kết giữa các doanh nghiệp
Quan hệ quốc tế
Sự hỗ trợ của chính quyền Thành phố Hải Phòng
Sự hỗ trợ của chính quyền trung ương
5. Mong muốn của Ông/bà với Chính quyền thành phố Hải Phòng
1 = Không mong muốn, 2 = Ít mong muốn, 3 = Không có ý kiến, 4 = Khá

mong muốn, 5 = Rất mong muốn
STT
5.1
5.2
5.3
5.4
5.5
5.6
5.7
5.8
5.8
5.9
5.10
5.11

Nội dung

Đơn giản hóa các thủ tục hành chính
Sửa đổi chính sách
Công khai, minh bạch các chính sách
Hỗ trợ vốn
Hỗ trợ mặt bằng kinh doanh
Hỗ trợ nhân lực
Hỗ trợ đổi mới công nghệ
Hỗ trợ quản lý
Hỗ trợ thông tin về thị trường
Hỗ trợ giảm chi phí “bôi trơn”
Chính quyền hạn chế can thiệp, tạo điều kiện cho
doanh nghiệp tự do kinh doanh theo pháp luật
Các mong muốn khác:
Xin chân thành cảm ơn!

Điểm số đánh giá (1-5)
1
2
3
4
5


×