Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Giáo án minh họa môn TNXH, khoa học, LSĐL, đạo đức theo CTGDPT năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 25 trang )

LỚP 3: MÔN TNXH
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KẾT NỐI VỚI XÃ HỘI CỦA TRƯỜNG HỌC.
( 2 tiết )
1. Mục tiêu:
* Qua bài này, học sinh:
* Hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất:
- Ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng.
- Phát triển ở HS tình yêu con người, thiên nhiên.
– Tinh thần trách nhiệm: có ý thức bảo vệ môi trường, thực hiện tốt
luật giao thông, biết chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn.
* Bài học bước đầu góp phần hình thành ở học sinh các năng lực:
– Năng lực chung:
+) Giải quyết vấn đề (ứng phó, xử lí tình huống về bảo vệ môi
trường, an toàn giao thông, …).
+) Năng lực giao tiếp (nói với các bạn trong lớp, trong trường, người
lớn trong gia đình về những gì các em đã học về các hoạt động bảo vệ
môi trường, luật an toàn giao thông, tuyên truyền về việc ủng hộ, giúp
đỡ những người gặp khó khăn trong xã hội,..).
- Năng lực cốt lõi:
+) Nhận thức khoa học: HS hiểu được ý nghĩa của những việc làm về
bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, hoạt động nhân đạo,.. và tác
hại khi không thực hiện những việc làm đó
+) HS quan sát, thực hành mô tả được các bức tranh về bảo vệ môi
trường, an toàn giao thông, hoạt động nhân đạo,..
+) HS vận dụng những kiến thức được học để thực hiện tốt những việc
về bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, hoạt động nhân đạo,.. tại
trường học, địa phương.
2. Thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng
- GV chuẩn bị một số hình ảnh về: Bảo vệ môi trường, an toàn giao
thông, các hoạt động nhân đạo,…


- HS sưu tầm một tranh, ảnh về: Bảo vệ môi trường, an toàn giao
thông, các hoạt động nhân đạo,…
– Các tình huống cho hoạt động đóng vai
3. Tiến trình tổ chức hoạt động học tập
* Tiết thứ nhất
A. Khởi động ( Thời gian: 3 phút )
- Mục đích:
+) Tạo hứng thú học tập cho HS để chuẩn bị vào tiết học


+) Giúp HS thêm yêu trường, lớp, thầy cô, bạn bè.
- Phương thức tiến hành: Cho HS hát bài: Em yêu trường em. ( Lời 1 )

Em yêu trường em
Với bao bạn thân
Và cô giáo hiền
Như yêu quê hương
Cắp sách đến trường
Trong muôn vàn yêu thương
Nào bàn, nào ghế
Nào sách, nào vở

Nào mực, nào bút
Nào phấn, nào bảng
Cả tiếng chim vui
Trên cành cây cao
Cả lá cờ sao
Trong nắng thu vàng
Yêu sao yêu thế
Trường của chúng em


- Dự kiến sản phẩm: Hs hát được bài hát, thêm yêu trường, lớp, bạn
bè.
B. Khám phá bài học
.* Giới thiệu bài học mới: Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về
một số hoạt động kết nối với xã hội của trường học như: Bảo vệ môi
trường, an toàn giao thông, các hoạt động nhân đạo,…
1. Hoạt động 1: Giới thiệu vê một số hoạt động kết nối với xã hội của
trường học. ( 10 phút )
- Mục đích:
+) HS nêu được tên của một số hoạt động kết nối với xã hội của
trường học.
+) HS hiểu được ý nghĩa của các hoạt động kết nối với xã hội của
trường học.
+) Giúp HS hình thành được các năng lực: HS quan sát, thực hành mô
tả được các bức tranh về bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, hoạt
động nhân đạo,
+) Giúp HS hình thành được các phẩm chất: chăm chỉ ( quan sát, lắng
nghe )
- Phương tiện: Một số hình ảnh về: Bảo vệ môi trường, an toàn giao
thông, các hoạt động nhân đạo,…
- Dự kiến sản phẩm: HS nêu được tên và ý nghĩa của các hoạt động
kết nối với xã hội của trường học
- Cách tiến hành: HS làm việc các nhân
+) Giáo viên yêu cầu học sinh xung phong giới thiệu một số hoạt
động mà em biết,đã làm để bảo vệ môi trường, những việc làm em đã
làm để thực hiện đúng luật an toàn giao thông,…
+) HS nêu các hoạt động mình biết, đã làm.
+) GV cho HS quan sát tranh về một số hoạt động.
+) HS quan sát.



+) Gv yêu cầu HS nêu tên, nội dung của từng bức tranh.
Tranh 1:

Tranh 2

Tranh 3:

Tranh 4:

+) Gv yêu cầu HS nêu ý nghĩa của các hoạt động trong tranh
+) Hs nêu nội dung các bức tranh:
. Tranh 1: HS nhặt rác giữ sạch bồn hoa.
. Tranh 2: HS trồng, chăm sóc cay xanh.
. Tranh 3: HS đội mũ xe máy.
. Tranh 4: Trao quà cho HS vùng cao, hó khăn.
+) GV nhận xét, kết luận: Đây là các hoạt động thiết thực các em nên
làm để bảo vệ môi trường và làm cho xã hội tốt đẹp hơn. Đó cũng
chính là các hoạt động kết nối với xã hội của trường học.
2. Hoạt động 2: HS mô tả dược một số hoạt động kết nối với xã hội
của trường học. ( 20 phút )
- Mục đích: HS mô tả được một số hoạt động kết nối với xã hội của
trường học.
+) Giúp HS hình thành được các năng lực: Tìm hiểu môi trường tự
nhiên và xã hội xung quanh về: bảo vệ môi trường, an toàn giao thông,
hoạt động nhân đạo.; Hợp tác được với các bạn trong nhóm.
+) Giúp HS hình thành được các phẩm chất: chăm chỉ ( quan sát, lắng
nghe ), có ý thức bảo vệ môi trường, giúp đỡ người khó khăn.
- Phương tiện: Một số hình ảnh về: Bảo vệ môi trường, an toàn giao

thông, các hoạt động nhân đạo,… mà HS sưu tầm được.
- Dự kiến sản phẩm: HS mô tả được các hoạt động kết nối với xã hội
của trường học
- Cách tiến hành: HS làm việc nhóm ( 8 nhóm )


- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 để mô tả về các hoạt động trong
tranh mà mình đã chuẩn bị.
- HS thảo luận nhóm ( 5 phút )
+) Nhóm 1, 2, 3: Tranh bảo vệ môi trường
+) Nhóm 4, 5: Tranh an toàn giao thông
+) Nhóm 6, 7, 8: Hoạt động nhân đạo
- Các nhóm trình bày 3 – 4 nhóm.
- Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, kết luận: Các bạn đã biết trình bày, mô tả về các bức
ảnh mà mình mang đến. Qua đó chúng ta biết được những lợi ích của
việc bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, hoạt động nhân đạo. Từ
đó các em sẽ có những hành vi đúng trong cuộc sống của mình.
3. Hoạt động tiếp nối: ( 2 phút )
- Nhắc HS chuẩn bị giấy, bút màu chuẩn bị giờ sau.
* Tiết thứ hai:
A. Khởi động ( Thời gian: 3 phút )
- Mục đích:
+) Tạo hứng thú học tập cho HS để chuẩn bị vào tiết học
+) Giúp HS thêm yêu trường, lớp, thầy cô, bạn bè, biết chấp hành giao
thông khi đi bộ.
- Phương thức tiến hành: Cho HS hát bài: Đường em đi.
Đường em đi là đường bên phải
Đường ngược lại là đường bên trái
Đường bên trái thì em không đi

Đường bên trái thì em không đi
Đường bên phải là đường em đi.
- Dự kiến sản phẩm: Hs hát được bài hát, thêm yêu trường, lớp, bạn
bè, biết chấp hành giao thông khi đi bộ.
B. Khám phá bài học
.* Giới thiệu bài học mới: Bài học hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm
hiểu về một số hoạt động kết nối với xã hội của trường học như: Bảo
vệ môi trường, an toàn giao thông, các hoạt động nhân đạo,… thông
qua cách xử lí tình huống của các em.
1. Hoạt động 3: Đóng vai tình huống về một số hoạt động kết nối với
xã hội của trường học. ( 15 phút )
- Mục đích: HS đóng vai tình huống về một số hoạt động: bảo vệ môi
trường, an toàn giao thông, hoạt động nhân đạo.


+) Giúp HS hình thành được các năng lực: Nhận thức khoa học ( Hiểu
được các hành vi đúng, sai để biết cách giải quyết ), Vận dụng kiến
thức, kĩ năng đã học để xử lí tình huống.
+) Giúp HS hình thành được các phẩm chất: chăm chỉ ( quan sát, lắng
nghe ), có ý thức bảo vệ môi trường, giúp đỡ người khó khăn.
- Phương tiện: Các tình huống để học sinh đóng vai.
- Dự kiến sản phẩm: HS xử lí được các tình huống mà GV đưa ra.
- Cách tiến hành: HS làm việc nhóm ( 8 nhóm)
- GV đưa ra các tình huống:
. Tình huống 1: Giờ ra chơi, Long và Mai đang ngồi xem các bạn chơi
trò chơi, nhìn thấy bạn Lan ăn bánh rồi vứt vỏ ra sân trường. Là Long
và Mai em sẽ làm gì?
. Tình huống 2: Bố chở Huy đi học nhưng khi ngồi trên xe Huy không
đội mũ xe máy. Khi đến trường Hà nhìn thấy và Hà sẽ làm gì?
. Tình huống 3: Cô giáo phát động phong trào ủng hộ: sách, vở, quần

áo cũ,… cho các bạn HS vùng cao gặp khó khăn. Thấy vậy Tùng bảo:
“Việc gì phải ủng hộ, bọn nó không có thì thôi.” Minh ngồi cạnh nghe
thấy thế sẽ xử lí như thế nào?
+) GV chia tình huống cho các nhóm: Các nhóm lên bốc thăm tinh
huống của mình.
+) HS lên bốc thăm.
+)GV yêu cầu HS thảo luận nhóm
+) Các nhóm thảo luận ( 3 phút )
+) HS lên đóng vai xử lí tình huống.
+) Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
+) GV nhận xét, kết luận: Vừa rồi các nhóm đã đóng vai xử lí tình
huống. Qua đó các em sẽ biết được các hànhvi đúng , sai để áp dụng
vào cuộc sống.
2. Hoạt động 4: Vẽ tranh với chủ đề: Bảo vệ môi trường, an toàn giao
thông, hoạt động nhân đạo.
( 15 phút )
- Mục đích: HS vẽ tranh: bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, hoạt
động nhân đạo.
+) Giúp HS hình thành được các năng lực: Vận dụng kiến thức, kĩ
năng đã học để vẽ được các bức tranh theo chủ đề.
+) Giúp HS hình thành được các phẩm chất: chăm chỉ ( quan sát, lắng
nghe ), có ý thức bảo vệ môi trường, giúp đỡ người khó khăn.
- Phương tiện: giấy, bút màu.
- Dự kiến sản phẩm: HS vẽ được các bức tranh theo chủ đề GV đưa ra.


- Cách tiến hành: HS làm việc cá nhân.
+) GV yêu cầu HS vẽ tranh theo các chủ đề: Bảo vệ môi trường, an
toàn giao thông, hoạt động nhân đạo.
+) HS vẽ tranh

+) GV quan sát, giúp đỡ HS
+) HS trưng bày sản phẩm.
+) GV nhận xét, kết luận: Qua các bức tranh, cô thấy các em đã nhận
thức rất rõ được về các hoạt động kết nối với xã hội của trường học.
Hy vọng sau tiết học này, tất cả các em sẽ biết làm những việc bảo vệ
môi trường, khi tham gia giao thông cần đúng luật và biết yêu thương
những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.
3. Hoạt động tiếp nối: ( 2 phút )
- GV hỏi:
+) Em đã biết làm gì để bảovệ môi trường?
+) Em đã làm gì để tham gia giao thông an toàn?
+) Em đã biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình
chưa?
- HS trả lời
- GV nhận xét giờ học.


KẾ HOẠCH DẠY HỌC MINH HỌA MÔN KHOA HỌC
CHỦ ĐỀ CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE (LỚP 4)
Mục tiêu chủ đề
Sau khi học xong chủ đề con người và sức khỏe, HS:
- Kể được tên các nhóm chất dinh dưỡng có trong thức ăn và nêu được vai trò
của chúng đối với cơ thể.
- Nêu được ví dụ về các thức ăn khác nhau cung cấp cho cơ thể các chất dinh
dưỡng và năng lượng ở mức độ khác nhau.
- Trình bày được sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn, ăn nhiều rau,
hoa quả và uống đủ nước mỗi ngày.
- Nêu được mức độ đơn giản về chế độ ăn uống cân bằng.
- Nhận xét được bữa ăn có cân bằng, lành mạnh không dựa vào sơ đồ tháp dinh
dưỡng của trẻ em và đối chiếu với thực tế bữa ăn trong ngày ở nhà hoặc ở

trường.
- Nêu được tóm tắt thế nào là thực phẩm an toàn và lý do cần phải sử dụng thực
phẩm an toàn.
- Nhận biết được một số dấu hiệu nhận biết thực phẩm an toàn thông qua vật
thật hoặc tranh ảnh, vi deo clip.


BI: CC CHT DINH DNG Cể TRONG THC N
1. Mc tiờu:
* Phm cht: Tỡnh cm yờu quý trõn trng con ngi, ý thc v sinh n ung,
chm súc sc khe, gi an ton cho bn thõn.
*Nng lc:
- Nng lc nhn thc: Kể tên các chất dinh dỡng có trong thức ăn:
chất bột đờng, chất đạm, chất béo, vi-ta-min, chất khoáng.
- Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất bột đờng: gạo, bánh
mì, khoai, ngô, sắn,..
- Nng lc tỡm hiu: Nêu đợc vai trò của chất bột đờng đối với cơ
thể: cung cấp năng lợng cần thiết cho mọi hoạt độngvà duy trì
nhiệt độ cơ thể.
- Nng lc vn dng: Vn dng c kin thc v vai trũ ca cht dinh dng
la chn thc n trong cuc sng hng ngy.
Bi hc gúp phn phỏt trin HS:
- Sắp xếp đợc các thức ăn hằng ngày vào nhóm thức ăn có
nguồn gốc động vật hoặc thực vật - Phân loại thức ăn dựa vào
những chất dinh dỡng có nhiều trong thức ăn đó.
2. Thit b dy hc v hc liu c s dng
- HS chun b theo nhúm: Tranh nh v cỏc loi thc n.
- GV chun b cỏc phiu hc tp phỏt cho HS (xem ph lc).
3. Khi ng: (3p)
- C lp hỏt bi: Qu

Mc tiờu: To hng thỳ trong hc tp cho hc sinh.
Cỏch tin hnh: HS hỏt bi Qu
4. Tin trỡnh t chc bi hc
Hot ng 1.(5p) Kt ni/Nờu vn vo bi hc:(Cỏc cht dinh dng cú
trong thc n)/t cõu hi
Mc tiờu: Hs xỏc nh c ni dung ch yu ca bi hc.
Cỏch tin hnh:
Tỡnh hung: Theo em trong thc n cú gỡ m khi con ngi n vo cú th
sng v ln lờn?
GV khuyn khớch HS a ra cỏc ý tng. Vớ d: Cú nc, cht dinh dng ,
cht bộo, cht khoỏng....
Da trờn cỏc phỏt biu ca HS, GV nờu vn : Cỏc cht dinh dng cú
trong thc n.
Hot ng 2.(6P) Quan sỏt, tho lun phõn loi nhúm thc n
*Mc tiờu:


- HS biết sắp xếp các thức ăn hàng ngày vào nhóm thức ăn có
nguồn gốc động vật hoặc thực vật.
- Phân loại thức ăn dụa vào những chất dinh dỡng có nhiều
trong thức ăn đó.
*Phng tin: Tranh nh, tho lun:
* D kin sn phm: Phõn loi c thc n theo cỏc nhúm dinh dng.
* Cỏch tin hnh:
Bc 1: Chia nhúm
Bc 2: Giao nhim v
Bc 3: Tin hnh tho lun nhúm
HS quan sỏt tranh tho lun theo nhúm 4:
Phõn loi thc n theo cỏc nhúm sau:
+ Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đờng

+ Nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm.
+ Nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo.
+ Nhóm thức ăn chứa nhiều vi-ta-min và chất khoáng .
Bc 4: Bỏo cỏo kt qu
Kt qu mong i ca tho lun nhúm l:
+ Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đờng : Cm, bỏnh mỡ,
khoai tõy.....
+ Nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm: tht, cỏ, tụm....
+ Nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo: lc, vng, u....
+ Nhóm thức ăn chứa nhiều vi-ta-min và chất khoáng : hoa
qu chớn
Lu ý: Cú nhng loi thc n cú th xp vo nhiu nhúm khỏc nhau.
Hot ng 3.(7p) Tìm hiểu vai trò của chất bột đờng.
*Mc tiờu:
- Nói tên và vai trò của những thức ăn có chứa nhiều chất bột
đờng
* Phng tin: Tranh, nh
*D kin sn phm: Hs hiu c vai trũ ca cht bt ng.
*Cỏch tin hnh:
Bc 1: GV chia cặp (2 hs), giao nhiệm vụ.
Kể tên các thức ăn có chứa nhiều chất bột đờng
Bớc 2 : Làm việc cả lớp
GV nêu câu hỏi
- Nói tên những thức ăn có nhiều chất bột đờng.
- Kể tên những thức ăn có nhiều chất bột đờng mà em ăn hàng
ngày


- Kể tên những thức ăn có nhiều chất bột đờng mà em thích.
- Nêu vai trò của nhóm thức ăn có nhiều chất bột đờng.

Hot ng 4:(5p) Xác định nguồn gốc của các thức ăn chứa
nhiều chất bột đờng
* Mục tiêu: Nhận ra các thức ăn chứa nhiều chất bột đờng
đều có nguồn gốc từ thực vật
* Phng tin: Phiu hc tp
* D kin sn phm: Hs cú k nng phõn loi c thc n cha cht bt
ng.
* Cỏc bc tin hnh:
- Bớc 1 :GV phát phiếu học tập cho hs
- Bc 2: Hs lm bi trờn phiu
- Bớc 3: Chữa bài tập
Hot ng 5. (6P) Vn dng (Chi trũ chi: Nh ni ch tớ hon)
* Mc tiờu:
- To hng thỳ hc tp cho hc sinh, t ú rốn cho hs k nng phõn loi cỏc
nhúm cht dinh dng.
* Phng tin: Mụ hỡnh v vt tht
* D kin sn phm: HS bit phõn bit v la chn cỏc loi thc n theo tng
nhúm cht dinh dng
* Cỏc bc tin hnh:
Bc 1: Giỏo viờn nờu tờn trũ chi, ph bin cỏch chi v lut chi.
Bc 2: Cỏc nhúm c i din lờn tham gia chi trũ chi.
Bc 3: Thuyt trỡnh v cỏc mụ hỡnh v vt tht m hs ó la chn Cỏc nhúm
khỏc nhn xột b sung.
Bc 4: Giỏo viờn tng kt chũ chi, khen ngi v ng viờn hs.
Hot ng 6:(1p) Hot ng tip ni.
- Vn dng cỏc kin thc ó hc c trong bi ỏp dng vo trong cuc sng
hng ngy.
PHIU HC TP
STT Loi thc n
1

2
3
4
5

Tht

Cht bt ng

Cht m
X

Cht bộo

Vi ta - min v
cht khoỏng


Giáo án môn Đạo đức lớp 3 (CTGDPT 2018)
Chủ đề: TÍCH CỰC HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ (4 TIẾT)
BÀI : TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH ( 2 TIẾT )
A. Mục tiêu:
Sau bài học : HS biết:
- Nêu được một số biểu hiện của tích cực hoàn thành nhiệm vụ.
- Biết vì sao phải tích cực hoàn thành nhiệm vụ.
* Về phẩm chất :
- Trách nhiệm: Học sinh biết cần phải hoàn thành được công việc của mình đúng
kế hoạch và có chất lượng.
- Chăm chỉ : Học sinh chăm chỉ làm việc, Thường xuyên tham gia các công việc
của gia đình và ở lớp của sức với bản thân.

* Về năng lực:
- Năng lực điều chỉnh hành vi : Thực hiện đúng kế hoạch học tập, lao động;
không mải chơi làm ảnh hưởng đến việc học và việc khác.
B. Thiết bị, tài liệu dạy và học:
- Tài liệu tham khảo về trẻ tích cực hoàn thành nhiệm vụ của mình
- Tranh, ảnh, video clip minh họa cho một số việc trẻ tích cực hoàn thành nhiệm
vụ của mình
- Tranh, ảnh, video clip minh họa cho các bước tiến hành một số việc trẻ có thể
tự làm (đánh răng, rửa mặt, gấp quần áo,…)
C. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
Tiết 1:
I. Khởi động (5 phút)
- Mục đích: Tạo tâm thế tích cực cho HS và dẫn dắt HS vào bài học
- Phương tiện: Hát tập thể
- Sản phẩm: HS trả l ời được câu hỏi về tích cực hoàn thành nhiệm vụ
của mình.
- Cách thức thực hiện: Hát bài “ Chị Ong nâu và em bé”
Lời bài hát: Chị ong nâu nâu nâu nâu
Chị bay đi đâu đi đâu
Chú gà trống mới gáy
Ông mặt trời mới dậy
Mà trên những cành hoa em đã thấy chị bay


Bé ngoan của chị ơi
Hôm nay trời nắng tươi, chị bay đi tìm nhụy
Làm mật ong nuôi đời
Chị vâng theo bố mẹ
Chăm làm không nên lười
+ Giáo viên nêu câu hỏi: Chị Ong đã làm những việc gì? Chị làm việc tích

cực không? Những việc làm của chị đã đem lại lợi ích gì cho mọi người?
- GV giới thiệu bài
2. Khám phá bài học:
2.1. Hoạt động 1: Khám phá bản thân (15 phút)
- Mục đích: HS nêu được một số biểu hiện của tích cực hoàn thành
nhiệm vụ.
- Phưong tiện: Tranh, ảnh những việc HS cần tích cực làm ở trường và ở
nhà.
- Sản phẩm: HS tích cực tham gia các hoạt động học tập; trả lời được các
câu hỏi nhận biết về những việc cần tích cực làm ở nhà, ở trường và sự cần thiết
phải tích cực hoàn thành nhiệm vụ
- Cách thức tiến hành:
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 để trả lời câu hỏi:
+ Những việc em cần tích cực làm ở trường là gì?
+ Những việc em cần tích cực làm ở nhà là gì?
+ Ích lợi của việc em tích cực làm những công việc đó?
- Theo dõi, hướng dẫn, khuyến khích nhóm HS nêu được càng nhiều việc
càng tốt .
- Từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình về các việc cần
tích cực làm ở nhà, ở trường và ích lợi của việc em tích cực làm những công
việc đó:
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* GV nhận xét, KL:
+ Một số việc cần tích cực làm ở trường: đọc bàviết bài, làm bài tập,
đọc và nghiên cứu tài liệu, sắp xếp đồ dùng học tập gọn gàng,
+ Một số việc cần tích cực làm ở nhà: đánh răng, rửa mặt, tắm rửa, chải
tóc, thay quần áo, sắp xếp sách vở, góc học tập, dọn phòng riêng, đi ngủ đúng
giờ, tập thể dục, …
- Khen những nhóm nêu được nhiều việc phù hợp và có cách trình bày rõ
ràng, thuyết phục.



- Giáo viên trình chiếu hình ảnh và bổ sung những việc HS cần tích cực
làm ở trường và ở nhà.


- Chỉ ra điều HS cần khắc phục để phần trình bày có thể tốt hơn.
2.2 Hoạt động2: Xử lí tình huống (15 phút)
- Mục đích: HS biết vì sao phải tích cực hoàn thành nhiệm vụ.
- Phương tiện:Phiếu bài tập các tình huống.
PHIẾU BÀI TẬP

Tình huống
Cách giải quyết
Tình huống 1: Đến phiên Hoàng trực .............................................................
nhật lớp. Hoàng biết em thích quyển .............................................................
.............................................................
truyện mới nên nói sẽ hứa cho em .............................................................
mượn nếu em chịu trực nhật thay .............................................................
.............................................................
Hoàng. Em sẽ làm gì trong hoàn
.............................................................
cảnh đó?
.............................................................
Tình huống 2: Bố đang bận .............................................................
việc nhưng Tuấn cứ nằn nì bố giúp .............................................................
.............................................................
mình giải toán. Nếu là bố Tuấn, bạn .............................................................
.............................................................
sẽ làm gì?

- Sản phẩm: học sinh tích cực tham gia hoạt động nhóm, để xử lý tốt các
tình huống và vận dụng trong thực tế.
- Cách tiến hành:
- Phát cho 4 nhóm các tình huống cần giải quyết.Yêu cầu sau 3 phút, mỗi
đội phải đưa ra được cách giải quyết của nhóm mình. Các tình huống:
+Tình huống 1: Đến phiên Hoàng trực nhật lớp. Hoàng biết em thích
quyển truyện mới nên nói sẽ hứa cho em mượn nếu em chịu trực nhật thay
Hoàng. Em sẽ làm gì trong hoàn cảnh đó?
+ Tình huống 2: Bố đang bận việc nhưng Tuấn cứ nằn nì bố giúp mình
giải toán. Nếu là bố Tuấn, bạn sẽ làm gì?
- Đại diện các nhóm đưa ra cách giải quyết tình huống của nhóm mình.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* GV nhận xét đưa ra KL:
+Tình huống 1: Mặc dù rất thích nhưng em sẽ từ chối lời đề nghị đó của
Hoàng. Hoàng làm thế không nên, sẽ tạo sự ỷ lại trong lao động. Hoàng nên tiếp
tục làm trực nhật cho đúng phiên của mình.


+ Tình huống 2: Nếu là bài toán dễ, yêu cầu Tuấn tự làm một mình để
củng cố kiến thức.Nếu là bài toán khó thì yêu cầu Tuấn phải suy nghĩ trước, sau
đó mới đồng ý hướng dẫn, giảng giải cho Tuấn.
- Hỏi:
1. Thế nào là tích cực làm việc của mình?
2. Tích cực làm việc của mình sẽ giúp em điều gì?
- Cả lớp nhận xét cách giải quyết của mỗi nhóm.
- 2 đến 3 HS trả lời.
- Gv nhận xét, KL: Tích cực làm việc ở lớp, ở trường sẽ giúp em tự tin
hơn và được mọi người yêu quý.
3. Hoạt động kết nối (3 phút):
- Ghi lại những việc em đã tích cực làm ở lớp, ở trường và ở nhà trong

tuần.


KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
Chủ đề: Đồng bằng Bắc Bộ ( Lịch sử & Địa lí lớp 4)
BÀI: DÂN CƯ, HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ MỘT SỐ NÉT VĂN HÓA

(Thời lượng 2 tiết)
A. Mục tiêu bài học:
1. Về phẩm chất:
- Yêu nước: Kính trọng và biết ơn người lao động.
- Chăm chỉ: Thường xuyên tham gia các công việc gia đình phù hợp với bản
thân.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với công việc của mình và có ý thức bảo vệ môi
trường; không đồng tình với những hành vi xâm hại đến nét văn hóa.
2. Năng lực:
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: Có ý thức học hỏi thầy cô, bạn bè và người khác để củng cố
và mở rộng hiểu biết;
+ Giao tiếp hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập;
+ Giải quyết vấn đề và sang tạo: Biết thu thập thông tin, nhận ra những vấn đề
đơn giản và đặt được câu hỏi thắc mắc.
- Năng lực đặc thù:
+ Nhận thức: Kể tên một số dân tộc ở Đồng bằng Bắc Bộ. Giải thích được mức
độ đơn giản của sự phân bố dân cư qua bản đồ hoặc lược đồ.
+ Tìm hiểu: Tìm hiểu được một số hoạt động sản xuất truyền thống, hệ thống đê
điều ở Đồng bằng Bắc Bộ.
+ Vận dụng: Mô tả được một số hoạt động sản xuất truyền thống, hệ thống đê
điều; một số nét văn hóa ở làng quê vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
B. Thiết bị, tài liệu dạy và học:

1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, bản đồ, lược đồ phân bố dân cư, tranh ảnh về
hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa.
- Tài liệu: Phiếu HT
C.Tiến trình tổ chức hoạt động học tập
Tiết 1
I. Khởi động:
- Thời gian: 5 phút
- Mục đích hoạt động: Dẫn dắt vào bài
- Phương thức tiến hành: Cả lớp hát bài Cò lả (dân ca Bắc Bộ)
Con cò cò bay lả (ơ) lả lả bay la
Bay từ từ cửa phủ bay ra ra cánh đồng.
Tình tính tang, tang tính tình
Duyên tình rằng (ơ) duyên tình ơi


Rằng có nhớ, nhớ hay không
Rằng có nhớ, nhớ hay không.
- Định hướng kết quả hoạt động: Học sinh hứng thú với bài học.
II. Khám phá bài học/ hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu một số hoạt động sản xuất của người dân ĐBBB
( 15 phút)
a) Mục đích hoạt động: Kể được tên một số dân tộc ở đồng bằng Bắc Bộ. Nhận
xét và giải thích được sự phân bố dân cư ở vùng đồng bằng Bắc Bộ trên lược đồ
phân bố dân cư.
b) Phương tiện: Lược đồ
c) Định hướng sản phẩm: Biết tên một số dân tộc ở đồng bằng Bắc Bộ. Chỉ được
sự phân bố dân cư ở vùng đồng bằng Bắc Bộ trên lược đồ.
d) Cách tiến hành:
- Gv: Giao nhiệm vụ
- Hs: Thảo luận nhóm 4, kể tên một số dân tộc và giải thích được sự phân bố

dân cư ở đồng bằng Bắc Bộ
1) Người dân sống ở ĐBBB chủ yếu là dân tộc nào ?
2) Nhà ở và làng truyền thống của người dân ĐBBB như thế nào ?
3) Ngày nay, nhà ở và làng xóm của người dân ĐBBB có những thay đổi gì ?
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
- Các nhóm nhận xét, bổ sung
- GV kết luận: Đồng bằng Bắc Bộ là nơi dân cư sống từ lâu đời và sống đông
đúc nhất cả nước. Người ở đây chủ yếu là người Kinh. Họ sống thành từng làng
với nhiều ngôi nhà quây quần với nhau.
2. Hoạt động 2: Mô tả một số hoạt động sản xuất truyền thống ở đồng bằng
Bắc Bộ (15 phút)
a) Mục đích hoạt động: Mô tả được một số hoạt động sản xuất truyền thống
(trồng lúa nước, nghề thủ công,…) ở đồng bằng Bắc Bộ
b) Phương tiện: Tranh ảnh
c) Định hướng sản phẩm: Nêu được một số hoạt động sản xuất truyền thống ở
đồng bằng Bắc Bộ
d) Cách tiến hành:
- Gv: Giao nhiệm vụ
- Hs: Thảo luận cặp đôi
1) Bạn hãy cho biết cây trồng chính của ĐBBB ?
2) ĐBBB là vựa lúa lớn thứ mấy trong cả nước ?
3) Bạn có biết vì sao ĐBBB trở thành vựa lụa lớn thứ hai cả nước không ?
- Đại diện một số cặp đôi báo cáo kết quả
- Lớp nhận xét, bổ sung
- GV kết luận: Đồng bằng Bắc Bộ có nghề trồng lúa nước là chính, đây là vựa
lúa lớn thứ hai của cả nước. Nơi đây có nhiều nghề thủ công phát triển như chạm
bạc ( Thái Bình), làm gốm (Hà Nội), dệt lụa(Hà Nội), đồ gỗ ( Bắc Ninh)…
Tiết 2



3. Hoạt động 3: Tìm hiểu hệ thống đê điều và vai trò của đê điều trong trị
thủy (15 phút)
a) Mục đích hoạt động: Mô tả được hệ thống đê điều và nêu được vai trò của đê
điều trong trị thủy
b) Phương tiện: Tranh ảnh về đê điều, phiếu HT
c) Định hướng sản phẩm: Kể được hệ thống đê điều, vai trò đê điều vào PHT.
d) Cách tiến hành:
- Gv: Giao nhiệm vụ, phát phiếu HT
- Hs: Thảo luận nhóm đôi, hoàn thành phiếu HT

PHIẾU HỌC TẬP (01)
1. Đê điều được đắp từ thời nhà nào ?
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
2. Đê điều được đắp nhằm mục đích gì ?
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
3. Mô tả một hệ thống đê điều mà em biết ?
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
- Các nhóm nhận xét, bổ sung
- GV kết luận: Dưới thời nhà Trần đê điều hầu hết đã được đắp ở khắp các con
sông lớn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ để ngăn lũ lụt. Hiện nay hệ thống đê điều
ngày càng được củng cố, mở rộng và vững chắc.
- GV giới thiệu một số tranh ảnh đắp đê của người dân
4. Hoạt động 4: Tìm hiểu một số nét văn hóa ở làng quê vùng đồng bằng
Bắc Bộ (10 phút)
a) Mục đích hoạt động: Mô tả được một số nét văn hóa ở làng quê vùng đồng
bằng Bắc Bộ

b) Phương tiện: Tranh ảnh, phiếu HT
c) Định hướng sản phẩm: Biết được một số nét văn hóa ở làng quê vùng ĐBBB
d) Cách tiến hành:
- Gv: Giao nhiệm vụ, phát phiếu HT
- Hs: Thảo luận nhóm hoàn thành phiếu HT

PHIẾU HỌC TẬP (02)
1. Kể tên một số lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Bắc Bộ ?
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
2. Trong lễ hội thường có những hoạt động chính nào ?
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………


3. Trang phục truyền thống của người dân ở ĐBBB ?
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
- Các nhóm nhận xét, bổ sung
- GV kết luận: ĐBBB có nhiều lễ hội nổi tiếng như hội Chùa Hương, hội Lim,
hội Gióng, … Trong lễ hội thường có các hoạt động
III. HƯỚNG DẪN CÁC HOẠT ĐỘNG KẾT NỐI
1) Chơi trò chơi Ai nhanh, ai đúng (7 phút )
- Đại diện nhón lấy bộ thẻ chữ gồm 8 thẻ ghi 8 cụm từ: gieo mạ; làm đất; nhổ
mạ; cấy lúa; gặt lúa; phơi thóc; chăm sóc lúa; tuốt lúa.
- Các nhóm phải xếp thẻ vào đúng vị trí theo sơ đồ

- Nhóm nào xếp đúng và trong thời gian ngắn nhất là nhóm thắng cuộc.
2) Liên hệ: (3 phút)

- Ở địa phương em có những hoạt động sản xuất nào ?
- Quê em có hệ thống đê điều không ?
- Em thấy hệ thống đê điều đó có ích lợi gì cho quê hương em ?


Lược đồ phân bố dân cư Việt Nam (hoạt động 1)


Tranh hoạt động 2




Tranh hoạt động 3


Tranh hoạt động 4

Trang phục truyền thống

Lễ hội đền Gióng


×