Tải bản đầy đủ (.doc) (197 trang)

Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản ở thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (808.3 KB, 197 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tác giả, các số liệu, kết quả nêu trong luận án là
trung thực, các tài liệu được trích dẫn đúng quy định và
được ghi đầy đủ trong danh mục tài liệu tham khảo,
không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Thanh Xuân


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
MỞ ĐẦU
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ
Chương 1
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.
Công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài
1.2.
Công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài


1.3.
Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã
công bố và những vấn đề đặt ra luận án tập trung giải quyết
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở THÀNH PHỐ HÀ
NỘI VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
2.1.
Một số vấn đề chung về đầu tư xây dựng cơ bản và quản
lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản
2.2.
Quan niệm, nội dung và các nhân tố tác động đến quản lý
nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản ở thành phố Hà Nội
2.3.
Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ
bản ở các thành phố trực thuộc Trung ương và bài học rút
ra cho thành phố Hà Nội
Chương 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1.
Khái quát kết quả đầu tư xây dựng cơ bản ở thành phố Hà
Nội trong thời gian qua
3.2.
Ưu điểm, hạn chế trong quản lý nhà nước về đầu tư xây
dựng cơ bản ở thành phố Hà Nội
3.3.
Nguyên nhân ưu điểm, hạn chế và những vấn đề đặt ra
cần giải quyết từ thực trạng quản lý nhà nước về đầu tư
xây dựng cơ bản ở thành phố Hà Nội
Chương 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY

DỰNG CƠ BẢN Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI
THỜI GIAN TỚI
4.1.
Quan điểm tăng cường quản lý nhà nước về đầu tư xây
dựng cơ bản ở thành phố Hà Nội thời gian tới
4.2.
Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đầu tư xây
dựng cơ bản ở thành phố Hà Nội thời gian tới
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC
GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

5
11
11
18
25
31
31
38
59
77
77
85
114

133
133
145

170
172
173


PHỤ LỤC

187

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Chữ viết đầy đu
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Đối tác công tư
Hội đồng nhân dân
Kinh tế - xã hội
Ngân sách nhà nước
Xây dựng cơ bản
Xây dựng - kinh doanh - chuyển giao

Xây dựng - chuyển giao - kinh doanh
Xây dựng chuyển giao
Ủy ban nhân dân

Chữ viết tắt
CNH, HĐH
PPP
HĐND
KT - XH
NSNN
XDCB
BOT
BTO
BT
UBND


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
1
2

Tên bảng
Trang
Bảng 3.1: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản của thành phố Hà
78
Nội giai đoạn 2010 - 2014
Bảng 3.2: Kết quả phát triển nhà ở của Thành phố Hà Nội
84
từ năm 2015 - 2018



5
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Xây dựng cơ bản, nhất là xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng KT XH, là ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế nước ta hiện nay. Để thúc
đẩy phát triển KT - XH đòi hỏi XDCB phải đi trước một bước. Chiến lược
phát triển KT - XH 2011 - 2020 (được Đại hội lần thứ XI của Đảng thông
qua) xác định: “Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công
trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn” là một
trong 3 đột phá chiến lược” [31, tr. 106]. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII
tiếp tục khẳng định: “xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ” là một
trong những nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ của Đại hội [32, tr. 218].
Do đặc thù về kết cấu, quy mô của các công trình XDCB và nhu cầu
rất lớn về XDCB, nên lĩnh vực đầu tư XDCB đỏi hỏi chi phí lớn về các
nguồn lực... Đồng thời, do đặc điểm của các công trình XDCB cố định tại
nơi xây dựng nên khâu quy hoạch phải chặt chẽ, bảo đảm sự hợp lý về vị trí
của các công trình XDCB. Đặc biệt, lĩnh vực XDCB khá nhạy cảm, dễ phát
sinh tiêu cực, nhất là lãng phí, thất thoát vốn, chậm tiến độ, chất lượng công
trình không bảo đảm,... Do vậy, để tiết kiệm, sử dụng hợp lý các nguồn lực,
nâng cao chất lượng, hiệu quả đầu tư và phòng, chống tiêu cực trong lĩnh
vực XDCB, đòi hỏi chính quyền, cơ quan chức năng các cấp phải thực hiện
tốt công tác quản lý nhà nước về đầu tư XDCB theo quy định của pháp luật.
Thành phố Hà Nội, với vị thế là Thủ Đô, trung tâm chính trị, đầu tàu
kinh tế của cả nước và diện tích rộng, dân số đông, nên so với nhiều tỉnh,
thành phố trong cả nước, thành phố Hà Nội có nhu cầu cao về đầu tư XDCB,
có nhiều dự án quy mô lớn, triển khai trên địa bàn rộng và nhiều lực lượng,
thành phần kinh tế tham gia,... Do vậy, đòi hỏi chính quyền thành phố Hà Nội
phải tăng cường công tác quản lý nhà nước về đầu tư XDCB. Nhận thức sâu



6
sắc vấn đề này, trong thời gian qua thành phố Hà Nội đã chú trọng công tác
quản lý nhà nước về đầu tư XDCB và thu được nhiều thành tựu. Thành phố
Hà Nội thực hiện tương đối tốt việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
liên quan đến đầu tư XDCB theo thẩm quyền; thực hiện khá tốt công tác lập
quy hoạch, kế hoạch đầu tư XDCB; quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện
được về cơ bản quy hoạch, kế hoạch đầu tư XDCB đã xác định; tích cực triển
khai công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động đầu tư XDCB,.. Tuy
nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, công tác quản lý nhà nước về đầu tư
XDCB của thành phố Hà Nội còn có những hạn chế nhất định, trong đó nổi
lên là: Thực hiện ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến
đầu tư xây dựng cơ bản thuộc thẩm thành phố Hà Nội chưa đồng bộ, sát thực
tiễn, chậm thời gian. Công tác lập quy hoạch, kế hoạch đối với một số dự án
đầu tư xây dựng cơ bản của thành phố Hà Nội còn tồn tại bất cập. Tổ chức
triển khai một số dự án đầu tư xây dựng cơ bản của thành phố Hà Nội còn chậm
tiến độ, chất lượng không bảo đảm. Công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra đối
với một số dự án đầu tư xây dựng cơ bản của thành phố Hà Nội còn những
bất cập, xử lý vi phạm còn chậm. Tình hình đó dẫn đến tình trạng quy hoạch
“treo”, đầu tư XDCB dàn trải, dự án XDCB chậm tiến độ, chất lượng không
bảo đảm, thất thoát, lãng phí trong XDCB vẫn diễn ra nhiều năm,...
Thực hiện Kế hoạch tổng thể phát triển KT - XH thành phố Hà Nội
đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt, Hà Nội sẽ triển khai số lượng lớn các dự án đầu tư về XDCB,
như hệ thống giao thông, truyền tải và cung cấp điện, thông tin - truyền
thông; cấp nước; thủy lợi, thoát nước và xử lý nước thải, chất thải; phát
triển nhà ở và đô thị; cải tạo các chung cư cũ; phát triển các đô thị vệ tinh;
phát triển nhà ở, nhà tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng ,.. Để thực
hiện các dự án đầu tư XDCB trên, thành phố Hà Nội phải giải quyết nhiều



7
vấn đề, trong đó đặc biệt là quản lý nhà nước về đầu tư XDCB. Nghị quyết
Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 2020, xác định: Làm tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch; xây
dựng, quản lý phát triển đô thị và xây dựng nông thôn mới, gắn với quản lý
tốt tài nguyên, cải thiện chất lượng môi trường, là một trong 5 nhiệm vụ
chủ yếu của Thành phố giai đoạn 2015 - 2020. Để thực hiện vấn đề này, rất
cần những công trình nghiên cứu dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị
nhằm luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn, góp phần cung cấp cơ sở khoa học
cho thành phố Hà Nội xác định chủ trương, biện pháp tăng cường quản lý
nhà nước về đầu tư XDCB. Trong thời gian qua, còn thiếu vắng các công
trình nghiên cứu luận giải vấn đề trên. Do vậy, đề tài: “Quản lý nhà nước
về đầu tư xây dựng cơ bản ở thành phố Hà Nội” thực sự có tính cấp thiết
về lý luận và thực tiễn, được nghiên cứu sinh chọn làm đề tài luận án tiến sĩ
kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng
cơ bản ở thành phố Hà Nội; trên cơ sở đó đề xuất quan điểm, giải pháp tăng
cường quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản ở thành phố Hà Nội trong
thời gian tới.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
Luận giải những vấn đề chung về đầu tư XDCB, quản lý nhà nước về
đầu tư XDCB; quan niệm, nội dung và những nhân tố tác động đến quản lý
nhà nước về đầu tư XDCB ở thành phố Hà Nội; phân tích kinh nghiệm quản
lý nhà nước về đầu tư XDCB ở các thành phố trực thuộc Trung ương, rút ra
bài học cho thành phố Hà Nội.



8
Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đầu tư XDCB ở thành phố Hà
Nội; xác định nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần giải quyết.
Đề xuất quan điểm, giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đầu tư
XDCB ở thành phố Hà Nội thời gian tới.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Quản lý nhà nước về đầu tư XDCB.
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu quản lý nhà nước về đầu tư XDCB
trên các nội dung: Ban hành các văn bản, quy định; lập quy hoạch, kế hoạch
đầu tư XDCB; chỉ đạo tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch đầu tư XDCB;
giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong đầu tư XDCB.
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu quản lý nhà nước về đầu tư
XDCB cấp thành phố Hà Nội.
- Phạm vi về thời gian: Số liệu khảo sát thực tế quản lý nhà nước về
đầu tư XDCB ở thành phố Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2018.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Đề tài được thực hiện dựa trên quan điểm chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương, đường lối của Đảng Cộng
sản Việt Nam về quản lý, quản lý nhà nước.
Cơ sở thực tiễn: Đề tài dựa trên những tư liệu, số liệu do các cơ quan
chức năng của Trung ương và thành phố Hà Nội công bố; đồng thời kế thừa
kết quả nghiên cứu của những công trình khoa học có liên quan đã công bố.
Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu đặc thù của kinh tế
chính trị Mác - Lênin là phương pháp trừu tượng hóa khoa học; đồng thời sử
dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành, như: Kết hợp lôgic và lịch sử,
phân tích - tổng hợp; thống kê - so sánh, chuyên gia,... Cụ thể là:



9
Chương 1, sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp để tổng quan
tình hình nghiên cứu ở ngoài nước, trong nước, khái quát kết quả nghiên cứu
của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án tập
trung giải quyết.
Chương 2, sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương
pháp phân tích - tổng hợp để luận giải những vấn đề chung về đầu tư XDCB,
quản lý nhà nước về đầu tư XDCB; phân tích quan niệm, nội dung và những
nhân tố tác động đến quản lý nhà nước về đầu tư XDCB ở thành phố Hà Nội;
khái quát kinh nghiệm quản lý nhà nước về đầu tư XDCB ở các thành phố
trực thuộc Trung ương và rút ra bài học cho thành phố Hà Nội.
Chương 3, sử dụng phương pháp kết hợp logic và lịch sử, phương pháp
phân tích - tổng hợp, trong đó đặc biệt là phương pháp thống kê để so sánh
kết quả hoạt động quản lý giữa các năm trong phạm vi thời gian nghiên cứu,
khảo sát, rút ra những nhận định, đánh giá đúng thành tựu, hạn chế quản lý
nhà nước về đầu tư XDCB ở thành phố Hà Nội, đồng thời xác định nguyên
nhân và những vấn đề đặt ra cần giải quyết từ thực trạng.
Chương 4, sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp
chuyên gia để phân tích cơ sở, yêu cầu các quan điểm; vị trí, vai trò và các
biện pháp thực hiện giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đầu tư XDCB
ở thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
5. Những đóng góp mới cua luận án
Đưa ra quan niệm, nội dung và tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước về
đầu tư XDCB ở thành phố Hà Nội dưới góc độ kinh tế chính trị.
Rút ra một số bài học quản lý nhà nước về đầu tư XDCB cho thành phố
Hà Nội trên cơ sở khảo cứu kinh nghiệm ở các thành phố trực thuộc Trung ương.
Khái quát những vấn đề đặt ra cần giải quyết từ thực trạng quản lý nhà
nước về đầu tư XDCB ở thành phố Hà Nội thời gian qua.



10
Đề xuất quan điểm và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đầu tư
XDCB ở thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn cua luận án
Luận án nghiên cứu thành công sẽ góp phần làm sâu sắc thêm những vấn
đề lý luận, thực tiễn quản lý nhà nước về đầu tư XDCB ở thành phố Hà Nội.
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo
trong nghiên cứu khoa học, giảng dạy môn Kinh tế chính trị học Mác - Lênin
ở các học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội.
7. Kết cấu cua luận án
Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (11 tiết), kết luận, công trình khoa học
đã công bố của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.


11
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI

1.1. Công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan
đến đề tài
1.1.1. Công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến quản lý
nhà nước, quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng
Đã có nhiều công trình nghiên cứu ngoài nước liên quan đến quản lý
nhà nước, quản lý nhà nước về đầu tư, trong đó tiêu biểu là:
Jieming Zhu (1999), The Transition of China's Urban Development: From
Plan-Controlled to Market-Led (Thời kỳ quá độ của phát triển đô thị ở Trung
Quốc: Từ kế hoạch hoá tập trung sang định hướng thị trường) [117]. Cuốn sách
phân tích những thay đổi về cơ chế quản lý kinh tế ở Trung Quốc qua hai giai
đoạn có sự khác biệt rõ ràng: Giai đoạn 1, từ 1949 đến 1978 là giai đoạn mang đặc

trưng của quản lý kế hoạch hoá tập trung; giai đoạn 2 từ sau năm 1978, thực hiện
các cải cách kinh tế mở đường cho thị trường, trong đó có thị trường bất động sản
phát triển. Đồng thời, cuốn sách khẳng định việc cải cách phương thức quản lý ở
Trung Quốc nhằm hướng tới một nền kinh tế thị trường là không thể đảo ngược.
Peter Fraser (2000), Management systems: Purpose and benefits (Các
hệ thống quản trị: Mục đích và ích lợi) [127]. Công trình nghiên cứu về mục
đích và lợi ích hệ thống quản lý. Tác giả đưa ra định nghĩa về hệ thống quản
lý, nhấn mạnh yếu tố “kết nối” trong hệ thống quản lý; khẳng định mục đích
của quản lý sẽ không thể đạt được nếu không có sự “kết nối”.
Estache, A. and De Rus, G. (2000), Privatization and regulation of
transport infrustructure: Guidelines for policy makers and regulators (Tư
nhân hóa và quản lý cơ sở hạ tầng giao thông: Các định hướng cho các nhà
hoạch định chính sách và các nhà quản lý) [109]. Công trình nghiên cứu cho
rằng, nhà nước - người đề ra chính sách, phải hiểu được kỳ vọng của nhà đầu
tư tư nhân cũng như những rào cản đối với thu hút đầu tư để có thể xây dựng


12
và hoàn thiện khung chính sách, hỗ trợ khu vực tư nhân đồng thời đảm bảo
hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư.
Hardcastle, C., Akintoye, A., Edwards, P.J. and Li, B. (2005),
“Critical Success Factors for PPP/PFI projects in the UK construction
industry: a factor analysis approach”, construction management and
economic (Các yếu tố thành công thiết yếu của các dự án PPP/PFI trong
ngành xây dựng Anh quốc: cách thức tiếp cận phân tích yếu tố quản trị và
kinh tế xâydựng) [114]. Công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng
đến đầu tư cũng chỉ ra vai trò của quản lý nhà nước đối với thành công trên
lĩnh vực này ở cả các nước phát triển và đang phát triển. Đồng thời, công
trình nghiên cứu đề cập đến môi trường vĩ mô và bảo lãnh của chính phủ;
chính sách hỗ trợ, khuyến khích của nhà nước.

Koch, C. and Buser, M. (2006), “Emerging Metagovernance as an
Institutional Framework for PPP Networks in Denmark” (Siêu quản lý đang nổi
lên như là một khung thể chế cho các mạng lưới PPP ở ĐanMạch) [119]. Bài viết
phân tích thực trạng quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo hình thức
đối tác công tư (PPP), trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị đối với Chính phủ.
Nyagwachi, J.N. and Smallwood, J.J. (2006), “South Africa PPP projects: a
systematic model for planning and implementation” (Các dự án PPP Nam Phi: một
mô hình hệ thống để lập kế hoạch và triển khai) [125]. Các tác giả công trình
nghiên cứu khẳng định trong quản lý nhà nước, ngoài việc hoàn thiện khung pháp
lý là cần thiết, nhưng để đảm bảo cho thành công của các dự án đầu tư còn cần các
cơ quan nhà nước phải có năng lực quản lý dự án và có chính sách hỗ trợ thỏa đáng.
Yescombe, E.R. (2007), PPP: Principles of Policy and Finance (PPP:
các nguyên tắc về chính sách và tài chính) [136]. Tác giả khẳng định rằng vai
trò của nhà nước được coi là một trong những trụ cột của thành công trong
lĩnh vực đầu tư. Nhà nước giữ vai trò rất quan trọng trong việc phát triển và
quản lý dự án đầu tư. Nhiệm vụ của nhà nước là phải tạo lập những điều kiện
thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư.


13
Asian Development Bank (2008), PPP handbook (Sổ tay PPP) [103].
Công trình nghiên cứu của Ngân hàng phát triển châu Á khuyến cáo các nhà
nước - chủ thể quyết định tạo môi trường đầu tư cần thực hiện các vấn đề:
khung chính sách, khung pháp lý, thống nhất các quy định pháp luật, thủ tục
đấu thầu, nguồn vốn và các công cụ tài chính, trọng tài, giải quyết tranh chấp,
giám sát và đánh giá hiệu quả đầu tư.
International Accreditation Forum/IAF (2014), Management system
standards (Các tiêu chuẩn của hệ thống quản trị) [116]. Công trình nghiên cứu
của IAF về tiêu chuẩn hệ thống quản lý ISO dùng cho nhà nước để thiết lập
và vận hành hệ thống quản lý. Khẳng định các tiêu chuẩn, hệ thống quản lý

ISO có thể được áp dụng cho bất kỳ tổ chức, lớn hay nhỏ, bất kỳ sản phẩm
hoặc dịch vụ và không phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động. Đồng thời, công
trình chỉ ra những lợi ích khi sử dụng hệ thống quản lý này bao gồm: Sử dụng
hiệu quả hơn các nguồn lực, cải thiện quản lý rủi ro,...
Esther Wangari Kuria, Gladys Kimutai (2018), “Internal organization
environment and project performance in construction firms within nairobi
county, Kenya” (Môi trường tổ chức nội bộ và hiệu suất dự án trong các công
ty xây dựng ở nairobi, kenya) [110]. Bài viết đã đánh giá ảnh hưởng của môi
trường tổ chức nội bộ đến hiệu suất dự án tại các công ty xây dựng hạt
Nairobi, Kenya. Những phát hiện của nghiên cứu chỉ ra rằng môi trường tổ
chức nội bộ đóng góp có mối liên hệ tích cực và có ý nghĩa thống kê. Trên cơ
sở đó, các tác giả bài viết khuyến nghị các công ty xây dựng nên tăng cường
hệ thống truyền thông và phản hồi, đào tạo và phát triển nhân viên, hệ thống
khen thưởng và công nhận cũng như các giá trị chung trong tổ chức.
1.1.2. Công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến quản lý
nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản
Chris Hendrickson (1998), Project management for construction (Quản
lý dự án cho xây dựng) [108]. Cuốn sách đề cập xung quan vấn đề quản lý dự
án xây dựng, như: các khái niệm cơ bản cho chủ sở hữu, kỹ sư, kiến trúc sư


14
và các nhà xây dựng; bàn về các quy trình và các kỹ thuật quản lý dự án xây
dựng; mục tiêu và phương pháp quản lý dự án.
Kumaraswamy, M.M. and Zhang, X.Q. (2001),“Governmental Role in
BOT led infrastructure development” (Vai trò chính phủ trong phát triển cơ sở
hạ tầng theo hình thức BOT) [120]. Bài viết phân tích vai trò quan trọng của
chính phủ của các quốc gia trong việc phát triển cơ sở sở hạ tầng, trong đó có
vai trò quản lý, vai trò chủ đầu tư,…
Charler J.Corrado and Bradford D.Jordan (2002), Fundamentals of

Investments - Valuation and management (Nguyên tắc cơ bản của đầu tư Định giá và quản lý) [107]. Công trình nghiên cứu về nguyên tắc cơ bản của
hoạt động đầu tư, trong đó quản lý là một trong những nguyên tắc cơ bản; để
hoạt động đầu tư có hiệu quả, phải tăng cường công tác quản lý.
XiangChao, Yao Bing (2002), The Public works construction manages
the new mentality (Quản lý xây dựng công trình công cộng theo tinh thần
mới) [135]. Bài viết phân tích thực trạng quản lý các công trình xây dựng
trong xây dựng thành phố và nông thôn ở Trung Quốc.
Lin ZhiYan (2003), Enterprise knowledge management system in
knowledge economy condition (Hệ thống quản lý tri thức doanh nghiệp trong
điều kiện kinh tế tri thức) [122]. Bài viết đề cập kiến thức về hệ thống quản lý
doanh nghiệp xây dựng trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức.
Yilin, Chen HuiKe, Wang ZhenQiang (2004), Strengthens the
government investment project management the ponder (Tăng cường quản lý
dự án đầu tư của chính phủ là điều cần phải suy ngẫm) [137]. Bài viết bình
luận, đánh giá (suy ngẫm) những giải pháp tăng cường công tác quản lý dự án
đầu tư xây dựng cơ bản của Chính phủ ở Trung Quốc.
Michael Anson, Y.H. Chiang, John Raftery (2004), The Construction
sector in the Asian economies (Ngành xây dựng ở các nền kinh tế châu Á) [124].


15
Cuốn sách tập hợp các dữ liệu cơ bản về 11 nền kinh tế châu Á, phác họa những
xu hướng mới và làm rõ những khác biệt giữa các quốc gia phát triển và đang
phát triển; phân tích chi tiết thực trạng của ngành xây dựng và tác động kinh tế
của ngành ở Australia, Trung Quốc lục địa, Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Philippines, Singapore, Sri Lanka và Việt Nam.
Kong Keo Xay Song Kham (2004), Đổi mới quản lý nhà nước nhằm
phát triển hệ thống giao thông đường bộ ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào
hiện nay [45]. Luận án luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn về đổi mới quản lý
nhà nước về phát triển hệ thống giao thông đường bộ, trên cơ sở đề xuất

phương hướng, giải pháp đổi mới quản lý nhà nước về phát triển hệ thống
giao thông đường bộ ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào hiện nay.
Marcelo J.minc and Gregory R.Garewski (2007), Road sector
Invesment planning in Pacific - An example of goodpractices: Timor - Leste
(Hoạch định đầu tư vào đường giao thông ở Thái Bình Dương - Một ví dụ về
thực hiện tốt: Timor - Leste) [123]. Công trình nghiên cứu về quy hoạch đầu
tư ngành đường bộ ở các nước chậm phát triển ở khu vực châu Á và Thái
Bình Dương thông qua khảo sát thực tiễn ở Timor - Leste; khẳng định hệ
thống cơ sở hạ tầng đóng vai trò trung tâm trong việc phát triển bền vững mô
hình kinh tế ở các nước chậm phát triển khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Chan, Wing tung Patrick (2007), Construction industry development
and government policy (Phát triển ngành xây dựng và chính sách của chính
phủ) [105]. Các tác giả cho rằng các hoạt động xây dựng khác nhau có các
mối quan hệ nguyên nhân - kết quả khác nhau với tăng trưởng kinh tế. Một số
hoạt động có tính chất “thúc đẩy tăng trưởng”, trong khi các hoạt động khác
lại “phụ thuộc vào tăng trưởng”.
Chack-fan Lee, Andrew N. Baldwin (2008), Reinventing the Hong
Kong construction industry for its sustainable development (Cải tạo lại ngành
xây dựng của Hồng Kông để phát triển bền vững) [106]. Công trình nghiên


16
cứu chỉ ra rằng, ngành xây dựng là một động lực quan trọng của tăng trưởng
kinh tế ở Hồng Kông.
Lendlease Corporation (2011), Project management & construction
(Quản lý và xâydựng dự án) [121]. Công trình nghiên cứu về quản lý và xây
dựng dự án; chương trình quản lý, thiết kế và xây dựng, quản lý xây dựng,
quản lý thiết kế, giải pháp tư vấn quản lý và xây dựng dự án.
George Ofori (2012), Developing the construction industry in Ghana:
the case for a central agency (Phát triển ngành xây dựng ở Ghana: trường hợp

của một cơ quan trung ương) [113]. Công trình thảo luận về tầm quan trọng
của ngành xây dựng, của việc phát triển ngành xây dựng và công tác quản lý
ngành xây dựng; làm rõ khái niệm về phát triển ngành xây dựng; nghiên cứu
về các cơ quan phát triển ngành xây dựng ở một số quốc gia, thảo luận về các
hình thức mà các quốc gia khác nhau ở các mức độ phát triển kinh tế khác
nhau đã áp dụng để quản lý sự phát triển liên tục của ngành xây dựng.
Oxford University, UK (2015), Project Management in the built
environment (Quản lý dự án trong môi trường xây dựng) [126]. Công trình do
Trường đại học Oxford, Vương Quốc Anh nghiên cứu và biên soạn thành tài
liệu sử dụng cho đào tạo thạc sĩ quản lý môi trường xây dựng và được công
nhận bởi viện nghiên cứu: Royal Institution of Chartered Surveyors (RICS).
Công trình nghiên cứu về sự tác động của hoạt động đầu tư xây dựng đến môi
trường, trên cơ sở đó đề xuất, nội dung, yêu cầu và giải pháp tăng cường công
tác quản lý của chính quyền về môi trường trong hoạt động đầu tư xây dựng.
The previous URL of this page was (2015), Policy paper, 2010 to 2015
government policy: major project management (Tài liệu về Chính sách, Chính
sách chính phủ 2010 đến 2015: Quản lý dự án lớn) [134]. Công trình nghiên cứu
các dự án lớn của Chính phủ Anh có tổng mức chi phí cho toàn bộ vòng đời của các
dự án lên đến 350 tỷ bảng Anh. Công trình nghiên cứu chỉ ra rằng, các dự án lớn
của Chính phủ có độ rủi ro cao và đòi hỏi phải quản lý tốt mới triển khai có hiệu


17
quả. Đồng thời, công trình nghiên cứu cũng chỉ ra các sai sót trong việc quản lý các
dự án lớn nhưng chưa được công bố. Công trình đưa ra kiến nghị quan trọng là,
Chính phủ Anh cần phải công bố một đánh giá trung thực và minh bạch về các dự
án lớn và có giải pháp hỗ trợ có hiệu quả các cơ quan đang thực hiện các dự án đó.
Booz Allen Hamilton Inc (2016), Improving government management of
key services (Cải thiện quản lý của chính phủ đối với các dịch vụ thiết yếu)
[104]. Công trình do Tổ chức Booz Allen Hamilton Inc (Hoa Kỳ) công bố vào

năm 2016. Công trình nghiên cứu các giải pháp nhằm cải thiện quản lý của
chính quyền liên bang đối với các dịch vụ cốt lõi (key services) và giải pháp
bảo đảm cho người dân tiếp cận tốt hơn với các thông tin về các dịch vụ cốt lõi.
Jones Lang LaSalle, IP, Inc (2016), Investment management (Quản lý
đầu tư) [118], Bài viết đề cập việc xây dựng chiến lược quản lý đầu tư bất động
sản để phù hợp và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư bất động sản.
S. Keoki Sears, Glenn A. Sears, Richard H. Clough (2018), Construction
Project Management: A Practical Guide to Field Construction Management 5th
Edition (Quản lý dự án xây dựng: Hướng dẫn thực hành quản lý xây dựng hiện
trường) [131]. Cuốn sách giới thiệu phương pháp quản lý dự án xây dựng hiện
trường bởi Clough và Sears là một tronng những phương pháp quản lý ưu việt
cho lập kế hoạch dự án xây dựng. Phương pháp quản lý này nhấn mạnh đặc biệt
vào kế hoạch dự án, nhất là việc tính toán toán chi phó dựa trên sự cập nhật giá
nhân công, vật liệu và thiết bị. Trên cơ sở đó, giúp chủ thể quản lý dự toán chính
xác chi phí hoàn chỉnh các dự án xây dựng cơ bản.
Peter Fewings, Peter Fewings, Christian Henjewele (2019), Construction
Project Management An Integrated Approach (Một phương pháp tích hợp quản
lý dự án xây dựng [128]. Cuốn sách kết hợp thực tiễn trong xây dựng với các lý
thuyết làm nền tảng cho quản lý dự án và trình bày nhiều nghiên cứu trường hợp
thực tế. các tác giả nghiên cứu các ngành xây dựng có thể quản lý dự án. Cuốn
sách đưa ra những kết quả nghiên cứu có giá trị làm tài liệu tham khảo cho đào


18
tạo đại học, sau đại học chuyên ngành về quản lý dự án xây dung và cho các nhà
quản lý các dự án xây dựng, nhất là xây dựng cơ bản.
Shubham Balip, Harshwardhan Patil, Amol Jadhav, Sumit Bedre, Prasad
Patil, Dr. N.K.Patil (2019), “Cost control methods used in construction projects”
(Phương pháp kiểm soát chi phí được sử dụng trong các dự án xây dựng) [132].
Trong bài viết tác giả cho rằng, kiểm soát chi phí là một quá trình nên được tiếp

tục trong suốt thời gian xây dựng để đảm bảo rằng chi phí của dự án được giữ
trong giới hạn chi phí đã thỏa thuận. Kiểm soát chi phí có thể chia thành các lĩnh
vực chính; kiểm soát chi phí trong các giai đoạn thiết kế và kiểm soát chi phí của
các nhà thầu một khi các công trình của dự án đã bắt đầu. Trên cơ sở đó, bài viết
đề xuất một số phương pháp kiểm soát chi phí trong các dự án xây dựng.
1.2. Công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài
Vấn đề quản lý nhà nước, quản lý nhà nước về đầu tư XDCB ở
nước ta là đối tượng nghiên cứu của nhiều khoa học và được nhiều tổ
chức, cá nhân quan tâm nghiên cứu. Cho đến nay, đã có nhiều đề tài, sách,
luận án, luận văn, bài báo khoa học liên quan đến đề tài luận án được công
bố, trong đó tiêu biểu là:
1.2.1. Công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến xây dựng
cơ bản, quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng trên phạm vi cả nước và một
số địa phương
Trần Văn Hồng (2002), Đổi mới cơ chế quản lý sử dụng vốn đầu tư xây
dựng cơ bản của Nhà nước [37]. Luận án luận giải quan niệm, đặc điểm, vai trò
vốn đầu tư xây dựng cơ bản; sự cần thiết phải đổi mới cơ chế quản lý sử dụng
vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước; đánh giá thực trạng cơ chế quản lý
sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước; đề xuất phương hướng, giải
pháp đổi mới cơ chế quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước.
Phan Thanh Mão (2003), Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả
vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An”


19
[52]. Luận án tiếp cận nâng cao hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân
sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ góc độ tài chính; đánh giá ưu điểm,
hạn chế về giải pháp tài chính, trên cơ sở đó đề xuất phương hướng đổi mới các
giải pháp về tài chính nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ
ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.

Võ Hồng Phúc (2004), “Tập trung chỉ đạo tạo sự chuyển biến rõ rệt
trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản” [58]. Bài báo chỉ ra hạn chế, yếu kém
trong lĩnh vực đầu tư XDCB, trên cơ sở đó chỉ ra yêu cầu, giải pháp nhằm
khắc phục những hạn chế, yếu kém trong lĩnh vực đầu tư XDCB ở nước ta.
Lê Hùng Sơn (2005), “Giải pháp đẩy mạnh quyết toán vốn đầu tư xây
dựng cơ bản” [73]. Bài báo chỉ ra những hạn chế trong thực hiện quy định
pháp luật về quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở nước ta và đề xuất giải
pháp đẩy mạnh quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Bùi Thanh Thuỷ, Bùi Sĩ Hiển (2005), “Thực trạng các văn bản pháp luật
về đầu tư xây dựng ở nước ta hiện nay - kiến nghị và giải pháp” [82]. Bài báo
chỉ ra tình trạng không đồng bộ, thiếu và bất cập trong hệ thống các văn bản
pháp luật về đầu tư xây dựng ở nước ta, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp và kiến
nghị nhằm bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật về đầu tư xây dựng ở nước
ta.
Bộ Xây dựng (2005), Điều tra, khảo sát thực trạng hệ thống và hiệu quả
các văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động xây dựng [6]. Tiếp cận dưới
góc độ là công cụ quản lý nhà nước, đề tài luận giải vai trò các văn bản quy
phạm pháp luật trong hoạt động xây dựng; đánh giá thực trạng hệ thống và hiệu
quả các văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động xây dựng ở nước ta, trên cơ
sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong hoạt động
xây dựng đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.
Lê Thanh Hương (2005), Nghiên cứu một số vấn đề về quản lý dự án đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở Việt Nam [39]. Luận án nghiên


20
cứu quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông
vận tải ở Việt Nam, trong đó tập trung luận giải đặc điểm dự án đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng giao thông (cầu, đường, bến, bãi…); quan niệm, đặc điểm, vai trò,
nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải; đánh

giá thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải,
trên cơ sở đó đề xuất phương hướng, giải pháp tăng cường quản lý dự án đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở Việt Nam trong thời gian tới.
Dương Văn Cận (2006), “Đổi mới cơ chế quản lý chi phí trong đầu tư
xây dựng công trình - một bước tất yếu trong quá trình hội nhập” [11]. Trên
cơ sở đề cập thực trạng cơ chế quản lý chi phí trong đầu tư XDCB, tác giả đề
xuất nội dung, yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý chi phí trong đầu tư xây dựng
công trình ở nước ta phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế.
Bộ Xây dựng (2006), Điều tra, khảo sát tình hình thực hiện pháp luật
xây dựng ở địa phương [7]. Trên cơ sở điều tra, khảo sát tình hình thực hiện
pháp luật xây dựng ở địa phương, đề tài đã đề xuất các giải pháp bổ sung,
hoàn thiện và phổ biển, tuyên truyền giáo dục pháp luật về xây dựng. Kết quả
nghiên cứu của đề tài được kế thừa trong đề xuất giải pháp bổ sung, hoàn
thiện pháp luật và phổ biển, tuyên truyền giáo dục pháp luật về đầu tư xây
dựng cơ bản ở thành phố Hà Nội.
Lê Đình Tri (2007), “Quy chế quản lý kiến trúc đô thị: Công cụ hữu
hiệu của chính quyền đô thị” [84]. Bài báo phân tích vai trò quy chế quản lý
kiến trúc đô thị trong quản lý nhà nước về xây dựng đô thị ở nước ta.
Bộ Xây dựng (2008), Khảo sát, đánh giá thực trạng, hệ thống hoá các
văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng và các văn
bản có liên quan [10]. Trên cơ sở khảo sát, đánh giá thực trạng, hệ thống hoá
các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng và các
văn bản có liên quan, đề tài phát hiện và đề xuất biện pháp xử lý những vấn
đề trùng lắp, mâu thuẫn và bất cập nhằm xây dựng hệ thống văn bản quy


21
phạm pháp luật về đầu tư xây dựng đồng bộ, phù hợp. Kết quả nghiên cứu của
đề tài là tài liệu tham khảo để bổ sung, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy
phạm pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản ở thành phố Hà Nội.

Bộ Tài chính (2009), Nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư từ NSNN ở
Việt Nam [4]. Đề tài đã phân tích quan niệm, nội dung và tiêu chí đánh giá
hiệu quả quản lý vốn đầu tư từ NSNN; đánh giá thực trạng hiệu quả quản lý
vốn đầu tư từ NSNN, xác định nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp chủ
yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư từ NSNN.
Bùi Mạnh Cường (2012), Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển từ
nguồn vốn ngân sách nhà nước của Việt Nam [30]. Luận án phân tích
quan niệm, nội dung và xác định tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư phát
triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ở nước ta; đánh giá thực trạng hiệu
quả đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. Trên cơ sở đó,
luận án xác định phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm nâng
cao hiệu quả đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ở nước ta
trong thời gian tới.
Trịnh Thị Thúy Hồng (2012), Quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu
tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bình Định [38]. Trên cơ sở khái quát về
đầu tư và đầu tư xây dựng cơ bản, luận án đã nhấn mạnh chi NSNN cho đầu tư
XDCB là cần thiết và luận giải được sự cần thiết quản lý chi NSNN trong đầu
tư XDCB. Đồng thời, luận án đưa ra các chỉ tiêu đánh giá quản lý chi NSNN
trong đầu tư XDCB, bên cạnh các chỉ tiêu truyền thống đánh giá quản lý chi
NSNN đó là: kết quả chi, hiệu quả chi NSNN trong đầu tư XDCB.
Nguyễn Thị Bình (2013), Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đầu tư
xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách trong ngành giao thông vận tải Việt Nam
[3]. Luận án đưa ra cách tiếp cận mới về quản lý nhà nước đối với đầu tư xây
dựng cơ bản từ vốn ngân sách nhà nước theo năm khâu của quá trình đầu tư


22
xây dựng cơ bản, bao gồm quản lý nhà nước trong xây dựng quy hoạch, kế
hoạch; lập, thẩm định, phê duyệt dự án; triển khai các dự án; nghiệm thu,
thẩm định chất lượng, bàn giao công trình và thanh quyết toán.

Nguyễn Văn Tuấn (2013), “Về quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà
nước” [86]. Bài báo đánh giá khái quát tình hình quản lý vốn đầu tư từ ngân
sách nhà nước, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trong thời gian tới.
Mai Công Quyền (2015), “Quản lý của nhà nước đối với vốn nhà nước
tại các tổng công ty xây dựng nhà nước” [61]. Luận án luận giải quan niệm,
đặc điểm, nội dung quản lý của nhà nước đối với vốn nhà nước tại các tổng
công ty xây dựng nhà nước; đánh giá thực trạng và đề xuất phương hướng,
giải pháp tăng cường quản lý của nhà nước đối với vốn nhà nước tại các tổng
công ty xây dựng nhà nước.
Nguyễn Thị Thúy Nga (2015), “Huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở
hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương” [55]. Luận án
nghiên cứu làm rõ lý luận, đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp huy động
vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn Hải
Dương giai đoạn 2015 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Nguyễn Thị Hồng Minh (2016), Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư
theo hình thức đối tác công tư trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ
Việt Nam [53]. Luận án luận giải cơ sở lý luận, phân tích thực trạng, đề xuất
giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư theo hình thức đối
tác công tư trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam.
Nguyễn Huy Chí (2016), Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản
bằng ngân sách nhà nước ở Việt Nam [12]. Luận án hệ thống hóa, bổ sung và
hoàn thiện khung lý thuyết; phân tích, đánh giá thực trạng đầu tư xây dựng cơ
bản bằng vốn NSNN ở Việt Nam; đề xuất các phương hướng và giải pháp


23
hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn NSNN
ở Việt Nam trong giai đoạn tới.
Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước liên quan

đến quản lý nhà nước về đầu tư XDCB trên phạm vi cả nước và ở một số địa
phương cho thấy, một số công trình đã đưa ra quan niệm quản lý nhà nước về
đầu tư XDCB; phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường quản lý
nhà nước đối với các dự án đầu tư XDCB bằng nguồn vốn ngân sách nhà
nước ở một số địa phương. Những kết quả nghiên cứu này sẽ được kế thừa
trong luận án khi xây dựng khái niệm trung tâm: Quản lý nhà nước về đầu tư
XDCB ở thành phố Hà Nội, kinh nghiệm quản lý nhà nước về đầu tư XDCB
ở một số tỉnh, thành phố; đề xuất quan điểm, giải pháp tăng cường quản lý
nhà nước về đầu tư XDCB ở thành phố Hà Nội.
1.2.2. Công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đấu tư xây dựng
cơ bản và quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản ở thành phố Hà Nội
Kho bạc nhà nước Hà Nội (2006), “Một số giải pháp hoàn thiện công
tác kiểm soát chi đầu tư tại Kho bạc nhà nước Hà Nội nhằm góp phần chống
thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản” [46]. Đề tài phân tích thực
trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản, xác định nguyên nhân,
trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư
tại Kho bạc nhà nước Hà Nội nhằm góp phần chống thất thoát, lãng phí trong
đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
Cấn Quang Tuấn (2009), Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung từ ngân sách nhà nước do thành phố
Hà Nội quản lý [85]. Luận án luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung từ ngân sách nhà nước do thành
phố Hà Nội quản lý, trong đó tập trung phân tích đặc điểm đầu tư xây dựng cơ
bản, vai trò vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước, sự cần thiết phải


24
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung từ ngân sách
nhà nước do thành phố Hà Nội quản lý; đánh giá thực trạng, đề xuất phương
hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập

trung từ ngân sách nhà nước do thành phố Hà Nội quản lý trong thời gian tới.
Nguyễn Thị Thanh (2017), Hoàn thiện phân cấp quản lý đầu tư xây dựng
cơ bản sử dụng nguồn vốn ngân sách của thành phố Hà Nội đến năm 2020
[74]. Luận án hệ thống hóa lý luận cơ bản, đánh giá thực trạng, chỉ ra những vấn
đề cần nghiên cứu giải quyết, đề xuất hệ thống giải pháp đẩy mạnh phân cấp
quản lý đầu tư XDCB sử dụng vốn ngân sách thành phố Hà Nội trong thời kỳ
mới và những điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện những giải pháp trên có hiệu
quả.
Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội (2019), “Hà Nội đẩy nhanh
tốc độ giải ngân vốn xây dựng cơ bản”[64]. Bài viết nêu kết quả giải ngân vốn
đầu tư XDCB trong 02 tháng đầu năm 2019 của thành phố Hà Nội. Đồng thời,
bàì viết đề cập những kiến nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội
đối với UBND Thành phố thực hiện các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ
giải ngân vốn đầu tư XDCB trong thời gian tới, trong đó nhấn mạnh các giải
pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ công tác giải phóng mặt bằng, công tác đấu
thầu, thiết kế và thi công xây dựng công trình đã được giao vốn, tập trung
triển khai các công trình trọng điểm, đảm bảo tiến độ đã được phê duyệt.
Trần Trung Kiên (2019), Nghiên cứu công tác quản lý khai thác và bảo
trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội [42].
Luận án đã bổ sung và phát triển cơ sở lý luận về quản lý khai thác và bảo trì
kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ nói chung và kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ tại các thành phố lớn nói riêng. Trên cơ sở đó, luận nán đề xuất 06
nhóm giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác


25
quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn
thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
Nguyễn Đức Chung (2019), “Xây dựng đô thị thông minh ở Thủ đô
Hà Nội trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” [21]. Bài viết

phân tích sự cần thiết xây dựng đô thị thông minh ở thành phố Hà Nội.
Đồng thời, tiếp cận dưới góc độ quản lý nhà nước đối với xây dựng đô thị
thông minh, bài viết cho rằng thành phố Hà Nội cần lập kế hoạch XDCB
để hình thành một số thành phần cơ bản của thành phố thông minh, như:
Xây dựng Trung tâm Điều hành thông minh thành phố Hà Nội, xây dựng
hệ thống giao thông thông minh, xây dựng trung tâm giám sát điều hành
giao thông thông minh,…
Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý
nhà nước về đầu tư XDCB ở thành phố Hà Nội cho thấy chưa có công trình
nghiên cứu về vấn đề quản lý nhà nước về đầu tư XDCB ở thành phố Hà Nội.
Tuy nhiên, các công trình này đã đề cập đến thực trạng, giải pháp nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước; chống thất thoát,
lãng phí trong đầu tư XDCB; phân cấp quản lý đầu tư XDCB sử dụng nguồn
vốn ngân sách của thành phố Hà Nội. Những kết quả nghiên cứu này sẽ được
kế thừa trong đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường quản lý nhà
nước về đầu tư XDCB ở thành phố Hà Nội.
1.3. Khái quát kết quả nghiên cứu cua các công trình khoa học đã
công bố và những vấn đề đặt ra luận án tập trung giải quyết
1.3.1. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố
Trên cơ sở tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước
liên quan đến đề tài luận án, đánh giá chung kết quả nghiên cứu của các công
trình tổng quan:
Một là, nhiều công trình đã đưa ra quan niệm XDCB, đầu tư XDCB.


×