Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ÔTÔ, TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ GTVT, CƠ SỞ ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (860.4 KB, 46 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập em đã tìm hiểu được rõ hơn một số vấn đề thực tế về cách thức
làm việc của công ty, quy trình bảo dưỡng sửa chữa những dòng xe ô tô trên thị trường
.Điều đó làm cho kiến thức của em dần được củng cố hơn.Trong khi thời gian học ở
trường là tương đối ít .Nhưng những kiến thức lý thuyết cũng là nền tảng phục vụ lâu dài
cho quá trình học tập ,nghiên cứu và làmviệc sau này.em xin chân thành cảm ơn ban
giám đốc CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÂN ĐẠO đã tạo điều kiện cho em được
làm việc và học hỏi trong thời gian qua. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận
tình của thầy Vũ Thế Truyền người đã dạy nền tảng cho em suốt những năm tháng
qua.Cuốn báo cáo thực tập tốt nghiệp là một số kiến thức nhỏ em học hỏi trong quá trình
làm việc .
Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy giáo.

1


LỜI NÓI ĐẦU
Đất nước ta đang trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá,với sự phát triển
không ngừng của nền kinh tế.Các ngành công nghiệp mũi nhọn được quan tâm và đầu tư
phát triển.Trong đó công nghiệp ô tô luôn có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân.Kỹ thuật ô tô ở nước ta ngày càng được chú trọng và phát triển.Với các nhà máy ô tô
trong nước và các liên doanh lắp ráp với nước ngoài ngày càng được mở rộng.Vấn đề đặt
ra đó là sự hội nhập,tiếp thu những công nghệ kỹ thuật tiên tiến của các nước có nền công
nghiệp phát triển vào việc lắp ráp sản xuất cũng như sử dụng bảo dưỡng xe ô tô
Qua thời gian thực tập hơn hai tháng tại CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÂN
ĐẠO ,em đã rút ra được nhiều kinh nghiệm thực tế mà khi ngồi trên ghế nhà trường em
chưa biết được.
Để có kiến thức thực tế ngày hôm nay ,trước hết em xin chân thành cảm ơn thầy cô trong
trường Đại học Công nghệ Giao Thông Vận Tải cho em những kiến thức cơ bản ,đồng
thời tận tình hướng dẫn em trong quá trình học tập.Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn
chân thành đến Giám đốc đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt quá trình


thực tập.
Tuy nhiên do là lần đầu tiên chúng em vận dụng lý thuyết đã học vào đợt thực tập này
nên gặp rất nhiều khó khăn và không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy chúng em rất mong
sự quan tâm, sự giúp đỡ chỉ bảo của thầy để bản thân chúng em ngày càng được hoàn
thiện hơn nữa về kiến thức chuyên môn và khả năng tự nghiên cứu của mình. và qua đó
em cũng rút ra được những kinh nghiệm qúy giá cho bản thân nhằm phục vụ tốt cho quá
trình học tập và công tác sau này.

Em xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày 11 tháng 11 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Thành
Lê Đình Thành

2


NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................

.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
Thái nguyên ,ngày 11 tháng 11 năm 2018
Trưởng phòng dịch vụ
(ký tên,đóng dấu )

3


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................

.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................

4


LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................1
LỜI NÓI ĐẦU...................................................................................................................2
PHẦN 1 : CÔNG TÁC CHUẨN BỊ...................................................................................6
1.1.Phổ biến đề cương thực tập :....................................................................................6
1.2. Phổ biến nội quy nơi thực tập :...............................................................................6
1.3.Giới thiệu phương pháp tổ chức sản xuất ,bố trí thiết bị ,nhà xưởng :.....................8
Phần 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC SẢN XUẤT, KẾT CẤU NHÀ XƯỞNG, BỐ
TRÍ THIẾT BỊ TRONG CÁC GIAN SẢN XUẤT.............................................................8
2.1. Các phương pháp tổ chức chẩn đoán, BDKT &SC ô tô..........................................8
2.2. Kết cấu nhà xưởng, bố trí thiết bị trong các gian sản xuất :..................................10
Phần 3 :CÁC DẠNG HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP CỦA XE - MÁY; TÍNH
NĂNG,CÁCH SỬ DỤNG, BẢO QUẢN CÁC THIẾT BỊ CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG
VÀ SỬA CHỮA XE - MÁY............................................................................................11
3.1. Các dạng hư hỏng thường gặp, nguyên nhân, biện pháp khắc phục của động cơ,
gầm, điện xe - máy :.....................................................................................................11
3.2.Các thiết bị chẩn đoán kỹ thuật, bảo dưỡng và sửa chữa xe – máy :......................33
Phần 4 :QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO CÁC CHI TIẾT CỦA Ô TÔ................37
4.1.Chuẩn bị vật tư, máy móc, thiết bị :.......................................................................37
4.2. Quá trình công nghệ chế tạo chi tiết :....................................................................41
PHẦN IV :KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................45

5



PHẦN 1 : CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
1.1.Phổ biến đề cương thực tập :
* Kiến thức:
- Vận dụng được sâu hơn những kiến thức của các môn học, mô-đun trong chương trình
đã học để tổ chức, thực hiện nhiệm vụ thực tập tốt nghiệp đạt kết quả và hiệu quả theo đề
cương thực tập đã được duyệt.
* Kỹ năng:
- Tập sự làm được những công việc của người thợ khi có sự hướng dẫn, góp ý của thầy
giáo tại nơi thực tập. Thực hiện đúng quy trình, quy phạm vận hành, bảo trì, bảo dưỡng
và vệ sinh công nghiệp tại nơi thực tập.
- Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ nghề tại nơi thực tập.
- Có thể góp ý được với tổ trưởng sản xuất về quy trình công nghệ, phương pháp tổ chức
sản xuất và kỹ thuật an toàn trong phân xưởng thực tập.
- Tổ chức được hoạt động sản xuất theo nhóm, tổ - đội trong quá trình thực tập.
- Đánh giá được kết quả sản xuất và rút ra những bài học kinh nghiệm thực tế.
- Hợp tác chặt chẽ giữa các cá nhân trong tổ, nhóm với nhau để hoàn thành nhiệm vụ
thực tập tốt nghiệp đạt chất lượng và hiệu quả.
* Thái độ:
- Rèn luyện tác phong làm việc, thích nghi với môi trường và văn hóa tại xưởng thực tập
- Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử.
1.2. Phổ biến nội quy nơi thực tập Công ty TNHH THƯƠNG MẠI VÂN ĐẠO :
+ Sinh viên phải có mặt tại công ty đúng giờ. Sinh viên có mặt trễ sau 15 phút sẽ không
được thực tập buổi đó, vắng một buổi học trở lên sẽ không có điểm thực tập.

6


+ Sinh viên phải ăn mặc đúng quy định : mặc áo bảo hộ màu xanh dương đậm ngắn tay,

mang giày, tóc phải gọn gàng, nữ không để tóc xoã phải cột tóc gọn gàng. Sinh viên phải
đeo thẻ sinh viên trước ngực áo.
+ Sinh viên phải ở đúng vị trí thực tập theo thời khoá biểu. Sinh viên không được tự tiện
đi lại ở những nơi khác trong xưởng, không được hút thuốc lá và không dùng điện thoại
di động trong khu vực thực tập.
+ Tập vở, sách, cặp phải để ngăn nắp trên kệ.
+ Sinh viên không được tiếp xúc, vận hành thiết bị khi chưa được hướng dẫn hoặc cho
phép của giáo viên phụ trách.
+ Sinh viên phải chấp hành nội quy an toàn – PCCC của xưởng thực tập và nội quy an
toàn của từng môn học.
+ Sinh viên không làm mất trật tự, đùa giỡn, không chữi thề, nói tục và làm việc khác
trong giờ thực tập.
+ Khi sinh viên có nhu cầu làm gì phải xin phép và phải được sự đồng ý của giáo viên
phụ trách.
+ Khu vực thực tập phải được giữ gìn ngăn nắp, sạch sẽ. Sinh viên phải vệ sinh máy, trả
dụng cụ sau mỗi buổi thực tập và tổng vệ sinh sau mỗi đợt thực tập.
+ Sinh viên phải làm báo cáo thực tập đúng nội dung của đề cương và nộp báo cáo đúng
thời hạn.

7


1.3.Giới thiệu phương pháp tổ chức sản xuất ,bố trí thiết bị ,nhà xưởng :
+ Các máy móc, thiết bị phải được xếp đặt một cách liên tục theo đúng qui trình công nghệ
+ Đảm bảo khoảng cách giữa các thiết bị với thiết bị, giữa thiết bị với tường, để dễ thao
tác, dễ sửa chữa và thay thế.
+ Các thiết bị có cùng chức năng thường đặt thành một cụm (rây, sàng, …)
+ Tất cả các thiết bị phải có hệ thống nối đất để tránh tình trạng tích điện trên thiết bị.
+ Các bộ phận chuyển động của các máy, thiết bị phải có tấm che.
+ Những máy, thiết bị có trọng lượng lớn, rung động mạnh ở tầng dưới, máy nhẹ đặt ở tầng

trên, máy cao cần đặt ở giữa, thấp đặt gần cửa → Lợi dụng thông gió và ánh sáng tự nhiên.
8


+ Những thiết bị nóng, thoát nhiều bụi, chất độc hại phải có tường ngăn cách hoặc thông
thoáng tốt.
+ Hệ thống điều khiển, cần gạt, tay gạt phải bố trí ngang tầm tay thực tập viên (0.8 – 1.2m).

Phần 2
CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC SẢN XUẤT, KẾT CẤU NHÀ
XƯỞNG, BỐ TRÍ THIẾT BỊ TRONG CÁC GIAN SẢN XUẤT
2.1. Các phương pháp tổ chức chẩn đoán, BDKT &SC ô tô
2.1.1. Phương pháp tổ chức chuyên môn hóa :
-Tất cả các công nhân của xưởng được phân thành tổ chuyên môn hóa, ví dụ:
+Tổ 1: bảo dưỡng thường xuyên, (chỉ có trong xí nghiệp vận tải)
+ Tổ 2: bảo dưỡng gầm
+ Tổ 3: bảo dưỡng động cơ...
- Các công nhân có tay nghề khác nhau
- Năng suất cao, định mức thời gian lao động dễ.
- Thiếu trách nhiệm với hoạt động của xe trên tuyến.
- Kết quả lao động chỉ được đánh giá bằng số lượng xe qua bảo dưỡng. Chỉ
thực hiện phần việc của mình, không có sự liên hệ với phần việc của tổ khác. Không
phân tích đánh giá được nguyên nhân các tổng thành bị loại.
- Không thực hiện khi giải quyết công việc với nhiều loại xe khác nhau (kiểm
tra công việc khó).
2.1.2.Phương pháp tổ chức tổ chức riêng :
+Công nhân trong xưởng thuộc các tổ tổng hợp, thành phần gồm công nhân có
tay nghề trong nhiều công việc. Thực chất công việc là: bảo dưỡng kỹ thuật và sửa
chữa vặt ghép lại:
+Ưu điểm: đã qui định được mức độ trách nhiệm.

Nhược điểm: do phải phân chia dụng cụ thiết bị, vì vậy sử dụng không hiệu quả
và không áp dụng dây chuyền được, khó khăn trong việc sử dụng các phụ tùng thay
thế.
2.1.3.Phương pháp tổ chức đoạn tổng thành :
Đây là phương pháp tiên tiến. Khi chuẩn bị kế hoạch người ta tách đoạn sản
xuất chuyên môn hóa. Mỗi đoạn sản xuất thực hiện các công việc bảo dưỡng, sửa chữa.
9


các cụm tổng thành, cơ cấu đã định cho đoạn ấy. Số lượng đoạn sản xuất tùy thuộc
vàoqui mô của của xí nghiệp, chủng loại xe và tình trạng đối tượng đưa vào.
Sáu đoạn chính:
1. Bảo dưỡng và sửa chữa động cơ.
2. Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực.
3. Bảo dưỡng và sửa chữa cầu trước, cầu sau, phanh, lái, treo.
4. Bảo dưỡng và sửa chữa điện, nhiên liệu.
5. Bảo dưỡng và sửa chữa khung bệ, cabin, sat xi, vỏ xe.
6. Bảo dưỡng và sửa chữa lốp.
Hai đoạn phụ:
7. Sửa chữa cơ nguội.
8. Rửa, lau chùi, sơn.
Khi tổ chức theo phương pháp này phải thống kê toàn bộ các chi tiết
trong tổng
thành, xét khối lượng công việc, sắp xếp công nhân cho mỗi công đoạn
(cũng có thể
ghép các công đoạn 1-2, 3-4, 5-6 để giảm bớt cơ cấu tổ chức). Sử dụng
các phương
pháp tổ chức này cho phép chuyên môn hóa tự động hóa.
2.2. Kết cấu nhà xưởng, bố trí thiết bị trong các gian sản xuất :
-Kết cấu nhà xưởng :

+ Các máy móc, thiết bị phải được xếp đặt một cách liên tục theo đúng qui trình công
nghệ
+ Đảm bảo khoảng cách giữa các thiết bị với thiết bị, giữa thiết bị với tường, để dễ thao
tác, dễ sửa chữa và thay thế.
+ Các thiết bị có cùng chức năng thường đặt thành một cụm (rây, sàng, …)
+ Tất cả các thiết bị phải có hệ thống nối đất để tránh tình trạng tích điện trên thiết bị.
+ Các bộ phận chuyển động của các máy, thiết bị phải có tấm che.
10


+ Những máy, thiết bị có trọng lượng lớn, rung động mạnh ở tầng dưới, máy nhẹ đặt ở
tầng trên, máy cao cần đặt ở giữa, thấp đặt gần cửa → Lợi dụng thông gió và ánh sáng tự
nhiên.
+ Những thiết bị nóng, thoát nhiều bụi, chất độc hại phải có tường ngăn cách hoặc thông
thoáng tốt.
+ Hệ thống điều khiển, cần gạt, tay gạt phải bố trí ngang tầm tay thực tập viên (0.8 –
1.2m).
-Trang thiết bị cho bảo dưỡng ,kĩ thuật và sửa chữa :
- Trang bị công nghệ:
+ Thiết bị trực tiếp tham gia vào quá trình công nghệ: bơm, hệ thống rửa, các
trang bị kiểm tra, trang bị bơm dầu mỡ, trang bị siết chặt.
- Trang bị cơ bản trên trạm:
+ Trang bị phụ gián tiếp tham gia vào qui trình công nghệ: hầm bảo dưỡng, thiết
bị nâng (kích, tời, cầu trục lăn...) cầu rửa, cầu cạn, cầu lật.
+Yêu cầu chung:
Kết cấu đơn giản, dễ chế tạo và sử dụng, an toàn, cho phép cải thiện điều kiện
làm việc của công nhân, diện tích chiếm chỗ nhỏ, sử dụng thuận lợi mọi phía. Có tính
vạn năng dễ sử dụng cho nhiều mác xe.
-Thiết bị nâng :
- Di động: cầu lăn, cầu trục.

- Cố định: kích thuỷ lực, kích hơi...
- Cầu lật: nghiêng xe đến 450 dùng cho các xe du lịch.

Phần 3
CÁC DẠNG HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP CỦA XE - MÁY;
TÍNH NĂNG, CÁCH SỬ DỤNG, BẢO QUẢN CÁC THIẾT BỊ
CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA XE - MÁY

11


3.1. Các dạng hư hỏng thường gặp, nguyên nhân, biện pháp khắc phục của động cơ,
gầm, điện xe - máy :
3.1.1.Động cơ :
Nhiêu liệu xăng :
+ Động cơ khó hoặc không khởi động được
Nguyên nhân:
- Thao tác không đúng: lúc khởi động đóng bướm gió lâu quá, gây sặc xăng.
- Không có hòa khí vào xi lanh.
- Thùng chứa hết xăng.
- Van không khí ở nắp xăng bị kẹt.
- Tắc bình lọc xăng.
- Có nước hoặc chất bẩn trong cốc lọc lắng.
- Van kim trong buồng phao bị kẹt.
- Bầu lọc không khí bị tắc.
+Tiêu thụ nhiều xăng:
Nguyên nhân:
- Mức xăng trong buồng phao quá cao do: van kim đóng không kín, mòn
khuyết hay kẹt bẩn, phao bị thủng.
- Gíc lơ chính mòn lớn.

- Van làm đậm đóng không kín.
- Tốc độ không tải quá cao.
- Lọc không khí bị tắc.
+ Động cơ mất công suất ở tốc độ cao, xe không vọt (gia tốc kém)
Nguyên nhân:
- Bơm tăng tốc bị mòn, hỏng.
- Mạch xăng chính bị nghẽn.
- Van làm đậm không mở khi nhấn hết chân ga.
- Mức xăng trong buồng phao quá thấp.
- Lõi lọc bầu lọc không khí bị tắc.
- Đường ống nạp phần sau BCHK hở.
12


+ Chạy không tải không ổn định
Nguyên nhân:
Hiệu chỉnh các vít xăng, vít gió của mạch không đạt yêu cầu hoặc do mạch
xăng không tải bị tắc nghẽn.
+Bơm xăng :
- Màng bơm chùng, rách làm giảm áp suất đẩy, giảm lưu lượng Qbx.
- Lò xo bơm xăng yếu làm giảm áp suất đẩy.
- Van hút, van đẩy không kín làm giảm Qbx và pđ.
- Trục cần đẩy bơm xăng bị mòn làm cho trục bị tỳ vào ổ trên thân bơm
dẫn đến giảm hành trình của bơm.
- Mặt lắp ghép nắp và thân bơm bị hở.
- Lọt khí trên đường xăng cấp.
+ Bộ chế hoà khí
- Hư hỏng gíc lơ.
- Các mặt lắp ghép không kín.
- Mòn trục bướm ga và lỗ trên thân bộ chế hoà khí.

- Hư hỏng bơm tăng tốc.
- Van làm đậm bị điều chỉnh sai hoặc kim van bị mòn. Làm cho cung cấp
hỗm hợp đậm không đúng thời điểm cần thiết (>80% độ mở bướm ga).
- Mức xăng trong buồng phao không đúng
Nhiên liệu diesel :
+ Động cơ không khởi động được
a. Không có nhiên liệu vào xi lanh
Không có nhiên liệu trong thùng chứa.
Khoá nhiên liệu không mở, đường ống tắc.
Tay ga chưa để ở vị trí cung cấp nhiên liệu, hoặc bị kẹt.
Lọc dầu bị tắc.
Trong đường ống có không khí.
Van của bơm chuyển đóng không kín.
Van cao áp đóng không kín, bị kẹt.
13


Piston bị kẹt.
Lò xo piston bị gãy.
Cặp piston xi lanh bơm bị mòn nghiêm trọng.
Vành răng bị lỏng không kẹp được ống xoay.
Kim phun bị kẹt hoặc lỗ phun tắc.
b. Có nhiên liệu vào nhiều trong buồng cháy
Vòi phun bị kẹt, mòn mặt côn đóng không kín.
Lò xo vòi phun yếu, gãy.
c. Có không khí trong đường ống cao áp
d. Rò rỉ nhiên liệu ở đường cao áp
e. Trong nhiên liệu có nước, hoặc bị biến chất
f. Điều chỉnh thời điểm phun không đúng
+ Động cơ khi nổ có khói đen hoặc xám

Do nhiên liệu cháy không hết.
Thừa nhiên liệu: Lượng nhiên liệu không đồng đều trong các nhánh bơm, nhiên
liệu phun muộn quá, động cơ bị quá tải.
Thiếu không khí: Sức cản đường thải lớn, bị tắc ống thải, gây ra khí sót nhiều.
Sức cản đường ống hút lớn do lọc không khí tắc, khe hở xupáp lớn làm xupáp mở
không hết.
Chất lượng phun tồi: do vòi phun, do nhiêu liệu sai loại hoặc không đúng phẩm
chất.
+ Động cơ khi nổ có khói xanh
Do lọt dầu bôi trơn vào buồng cháy.
+ Động cơ khi nổ có khói trắng
Có thể có xi lanh không nổ.
Có nước trong nhiên liệu
+ Động cơ không phát huy được công suất
Cung cấp nhiên liệu vào động cơ không đủ: Lọc, đường ống thấp áp tắc, có không khí lọt
vào đường thấp áp, bơm chuyển bị yếu, van khống chế áp suất trong bơm cao áp chỉnh
14


thấp quá, piston xi lanh bơm cao áp mòn, không đồng đều lượng nhiên liệu giữa các
nhánh bơm, góc lệch cung cấp giữa các nhánh bơm không đúng,điều chỉnh số vòng quay
làm việc của điều tốc thấp hơn qui định, có rò rỉ nhiên liệu trên đường cao áp, đường ống
cao áp bị bẹp, thân kim phun mòn nghiêm trọng.Chất lượng phun nhiên liệu không đúng
yêu cầu: Không đảm bảo độ phun tơi,phân bố hạt nhiên liệu không đúng trong không
gian buồng cháy.
Thời điểm phun không đúng: Cặp piston xilanh mòn, đặt bơm không đúng dấu,
lắp không đúng dấu cặp bánh răng truyền động. Chỉnh góc lệch giữa các nhánh không
đúng.Qui luật phun nhiên liệu sai: Cặp piston xi lanh mòn nhiều, chiều cao con đội
chỉnh sai, cam mòn, lỗ phun bị tắc, độ nâng kim phun không đúng, dùng sai loại vòi
phun.

+ Động cơ làm việc không ổn định
Có hiện tượng bỏ máy hoặc nổ không đều: Có xi lanh không được cấp nhiên liệu. Có
không khí trong đường ống nhiên liệu. Điều kiện cháy không đảm bảo.Hiện tượng máy
rú liên hồi: Piston bơm cao áp bị kẹt, vít kẹp vành răng bị lỏng,lò xo quả văng điều tốc
không đều.Tốc độ máy tăng cao quá: Ốc hạn chế tốc độ chỉnh sai, thanh răng bị kẹt, mức
dầu trong điều tốc cao.Có tiếng gõ: Do chỉnh sớm góc phun sớm..
+ Biện pháp khắc phục :
1. Kiểm tra, chẩn đoán trạng thái kỹ thuật của động cơ và các hệ thống liên quan.
2. Tháo bầu lọc dầu thô, xả cặn, rửa sạch. Tháo và kiểm tra rửa bầu lọc dầu
li tâm. Thay dầu bôi trơn cho động cơ, máy nén khí theo chu kỳ, bơm mỡ vào ổ bi
của bơm nước. Kiểm tra áp suất dầu bôi trơn.
3. Kiểm tra, súc rửa thùng chứa nhiên liệu. Rửa sạch bầu lọc thô, thay lõi
lọc tinh.
4. Kiểm tra, xiết chặt các bulông, gudông nắp máy, bơm hơi, chân máy, vỏ
ly hợp, ống hút, ống xả và các mối ghép khác.
5. Tháo, kiểm tra bầu lọc không khí. Rửa bầu lọc không khí của máy nén
khí và bộ trợ lực chân không. Kiểm tra hệ thống thông gió cacte.
6. Thay dầu bôi trơn cụm bơm cao áp và bộ điều tốc của động cơ Diesel.
15


7. Làm sạch bề mặt két nước, quạt gió, cánh tản nhiệt, bề mặt ngoài của
động cơ, vỏ ly hợp, hộp số, xúc rửa két nước.
8. Kiểm tra tấm chắn quạt gió két nước làm mát, tình trạng của hệ thống
làm mát, sự rò rỉ của két nước, các đầu nối trong hệ thống, van hằng nhiệt, cửa
chắn song két nước.
9. Kiểm tra, điều chỉnh khe hở nhiệt supáp; Độ căng dây đai dẫn động quạt gió, bơm
nước, bơm hơi.
10. Kiểm tra độ rơ trục bơm nước, puli dẫn động...
11. Kiểm tra áp suất xi lanh động cơ. Nếu cần phải kiểm tra độ kín khít của

supáp, nhóm pittông và xi lanh.
12. Kiểm tra độ rơ của bạc lót thanh truyền, trục khủyu nếu cần.
13. Kiểm tra hệ thống cung cấp nhiên liệu; Kiểm tra các đường ống dẫn;
thùng chứa nhiên liệu; xiết chặt các đầu nối, giá đỡ; kiểm tra sự rò rỉ của toàn hệ
thống; kiểm tra sự liên kết và tình trạng hoạt động của các cơ cấu điều khiển hệ
thống cung cấp nhiên liệu; kiểm tra áp suất làm việc của bơm cung cấp nhiên
liệu...
Động cơ xăng:
a. Kiểm tra bơm xăng, bộ chế hòa khí. Tháo, súc rửa và điều chỉnh nếu cần.
b. Điều chỉnh chế độ chạy không tải của động cơ.
c. Đối với động cơ xăng sử dụng hệ thống cấp nhiên liệu kiểu phun cần kiểm
tra sự làm việc của toàn hệ thống.
Động cơ Diesel:
a. Kiểm tra, xiết chặt giá đỡ bơm cao áp, vòi phun, bầu lọc nhiên liệu, các
đường ống cấp dẫn nhiên liệu, giá đỡ bàn đạp ga.
b. Kiểm tra vòi phun, bơm cao áp nếu cần thiết đưa lên thiết bị chuyên dùng để
hiệu chỉnh.
c. Kiểm tra sự hoạt động của cơ cấu điều khiển thanh răng bơm cao áp, bộ điều
tốc, nếu cần hiệu chỉnh điểm bắt đầu cấp nhiên liệu của bơm cao áp.

16


d. Cho động cơ nổ máy, kiểm tra khí thải của động cơ, hiệu chỉnh tốc độ chạy
không tải theo tiêu chuẩn cho phép, chống ô nhiễm môi trường.
3.1.2.Gầm :
3.1.2.1. Ly hợp :
+Những hư hỏng nguyên nhân :
1. Li hợp bị trượt
* Hiện tượng:

- Có mùi khét
- Khi chạy tăng ga nhưng xe vẫn chạy chậm
* Nguyên nhân:
- Tấm ma sát mòn, bề mặt bị chai cứng
- Bề mặt ma sát bị dính dầu mỡ
- Đĩa chủ động mòn làm giảm lực ép
- Hành trình tự do của bàn đạp nhỏ hoặc không có
- Lò so ép hình trụ hoặc lò xo lá bị yếu, gãy
- Điều chỉnh chiều cao đầu đòn mở không đúng và không bằng nhau
* Tác hại:
- Làm đĩa ép, đĩa ma sát và bánh đà mòn nhanh
- Phát sinh ra nhiệt độ cao làm cháy các bề mặt ma sát, các đĩa bị rạn nứt, cong vênh, các
lò xo bị giảm đàn tính.
- Không truyền hết mômen ra phía sau
2. Ly hợp ngắt không hoàn toàn ( dính côn)
* Hiện tượng:
- Khi đạp bàn đạp hết hành trình, trục ly hợp vẫn quay theo bánh đà làm cho quá trình
vào số khó khăn và gây va đập.
Nguyên nhân:
- Hành trình tự do quá lớn
- Đĩa ma sát bị cong vênh
- Đĩa ép bị vênh
- Chiều cao các đòn mở không bằng nhau
17


- Khi ngắt li hợp có vật cớng rơi vào
- Moay ở đĩa ma sát bị kẹt trên trục ly hợp
- Điều chỉnh không đúng đối với ly hợp kép
* Tác hại: Gây ra các va đập ở bánh trăng hộp số và vào số khó khăn.

3. Ly hợp bị rung giật khi nối động lực ( khi nhả ly hợp từ từ )
* Nguyên nhân:
- Rãnh then hoa trục ly hợp và moay ơ đĩa ma sát bị mòn
- Đinh tán giữa tấm ma sát và đĩa thép bị rơ lỏng
- Lò xo giảm chấn đĩa ma sát bị yếu, gẫy.
- Đĩa ép bị vênh, đảo.
* Tác hại: Làm tăng tốc độ mòn của các chi tiết và người lái xe mệt mỏi.
4. Ly hợp làm việc có tiếng kêu
Tiếng kêu thường thấy ở hai trường hợp:
a. Khi ly hợp ở trạng thái đóng
* Nguyên nhân:
- Lò xo ép gị gẫy
- Lò xo giảm chấn bị gẫy
- Đòn mở ly hợp bị gẫy
- Các bulông bắt không chặt.
b. Khi ly hợp ở trạng thái mở
* Nguyên nhân:
- Vòng bi đỡ trục bị mòn, vỡ.
- Vòng bi tỳ mòn, dơ, lỏng, khô dầu mỡ.
- Trục ly hợp không trùng tâm với trục khuỷu.
- Đối với ly hợp kép còn có tiếng kêu do va đập giữa chốt với đĩa ép trung gian
* Tác hại: Làm hư hỏng các chi tiết do va đập.
Bộ ly hợp không làm việc - kiểm tra và sửa chữa
Khi dừng xe hoặc khi xe chuẩn bị dừng lại thì động cơ cần được ngắt kết nối khỏi hộp số
hoặc là xe sẽ bị chết máy.
18


Biện pháp khắc phục sửa chữa :
+Đĩa ép ,đĩa ma sát :

Để kiểm tra đĩa ma sát ta kiểm tra bề mặt đĩa có dính dầu hay không, cần phải lau chùi
sạch các vết dầu trước khi lắp ráp hay thay tấm mới, một lượng mỡ quá dư ở bạc đạn đỡ
hay bạc đạn chà sẽ làm dính lên mặt đĩa ma sát. Sự bôi trơn quá nhiều trong hộp số sẽ
làm cho đầu trục sơ cấp hộp số dính dầu và sẽ làm dính dầu trên trên tấm ma sát, sự hở
của tấm đệm kín phía sau động cơ hoặc lỏng hay không kín những bulông lắp chặt bánh
đà cũng làm cho dầu động cơ rơi vào bề mặt đĩa ma sát. Tấm ma sát bị dính dầu phải
được rửa sạch bằng xăng, dùng cọ hay bàn chải sắt hoặc dũa đánh sạch bề mặt ma sát.
+Lò xo :
- Trước khi ráp vào ly hợp chúng ta phải kiểm tra lò xo ép từ sự rạng nứt, gãy hay bị rỗ
mặt ngoài của các lò xo.
-Kiểm tra sự đàn hồi của các lò xo bằng dụng cụ kiểm tra lực nén lò xo, nếu không đủ sự
đàn hồi thì phải thay mới.
- Mặt đầu của lò xo phải vuông góc với đường tâm lò xo. Lò xo bị mòn hay bị gãy khi
kiểm tra nếu phát hiện thì thay mới.
+Đòn mở ly hợp :
+ Đòn mở ly hợp không cho phép có các vết nứt, hay các cạnh hình viên phân, lò xo lá
không được nứt hoặc bị gãy.
+ Độ mòn các đầu đòn mở phải đều nhau, nếu không đều cần phải sửa chữa lại.
Các đòn mở khi bị cong hay bị xoắn cần phải thay mới hoặc sửa chữa.
+Muốn tháo đòn mở ta tháo các chốt ở đầu trong đòn mở để lấy các chốt ra, sau đó cần
kiểm tra các chốt định vị xem có bị khuyết hay hư hỏng không, nếu cần thì thay mới.
3.1.2.2.Hộp số :
a. Sang số khó, vào số nặng: thanh trượt cong, mòn, khớp cầu mòn, bộ đồng tốc mòn
nhiều (rãnh côn ma sát bị mòn khuyết, hốc hãm bị mòn nhiều). Răng đồng tốc mòn,
càng cua mòn, ổ bi trục sơ cấp mòn gây sà trục. Các khớp dẫn động trung gian cần số
bị rơ, cong.
b. Tự động nhảy số: bi, hốc hãm mất tác dụng (do mòn nhiều), lò xo bị yếu hoặc gãy.
Rơ dọc trục thứ cấp.
c. Có tiếng va đập mạnh: bánh răng bị mòn, ổ bị mòn, dầu bôi trơn thiếu, không đúng
loại. Khi vào số có tiếng va đập do hốc hãm đồng tốc mòn quá giới hạn làm mất tác

19


dụng của đồng tốc. Bạc bánh răng lồng không bị mòn gây tiếng rít.
d. Dầu bị rò rỉ: gioăng đệm các te hộp số bị liệt hỏng, các phớt chắn dầu bị mòn, hở
Biện pháp khắc phục :
- Ta có thể dùng ống nghe (nghe tiếng gõ) để kiểm tra mòn bánh răng, ổ bi,
dùng tay lắc để kiểm tra mòn then hoa hay lỏng các bu lông mối ghép lắp mặt bích các
đăng.
- Kiểm tra mức dầu và thay dầu: mức dầu phải đảm bảo ngang lỗ đổ dầu, nếu ít
sẽ không đảm bảo bôi trơn, làm tăng hao mòn chi tiết, nóng các chi tiết, nóng dầu, nếu
nhiều quá dễ chảy dầu và sức cản thuỷ lực tăng.
Khi chạy xe đến số km qui định hoặc kiểm tra đột xuất thấy chất lượng dầu
không đảm bảo ta phải tiến thay dầu bôi trơn:
3.1.2.3.Các đăng :
Những hư hỏng,nguyên nhân :
+Truyền động các đăng bị dơ
+Truyền động các đăng có tiếng kêu,rung ở ổ bi do khô mỡ
+Trục các đăng bị vặn,xoắn do tải trọng quá nặng
Biện phác khắc phục :
+ Bảo dưỡng cấp I: kiểm tra truyền động các đăng và xiết chặt lại các bulông nếu cần
thiết, kiểm tra mức dầu, nếu cần thiết châm thêm dầu tới mức quy định, kiểm tra sự làm
việc của truyền động các đăng sau khi bảo dưỡng xong.
+ Bảo dưỡng cấp II: xem kỹ truyền động các đăng, kiểm tra nếu cần thiết thì xiết chặt
truyền động các đăng với hộp số và truyền lực chính, kiểm tra xiết chặt nắp vòng bi kim.
3.1.2.4.Bộ truyền lực chính :
+ Dầu chảy ra vỏ cầu và bánh xe :
* Nguyên nhân:
- Các phớt cao su đầu trục quả dứa bị rách, mòn và chai cứng;
- Các gioăng đệm của cầu bị rách;

- Các bulông bắt không hoặc xiết không đều;
- Vỏ cầu bị nứt vỡ, các ren bị hỏng;
- Các cổ trục bị mòn;
- Dầu đổ quá nhiều, lỗ thông hơi bị tắc.
+ Khi chạy có tiếng kêu :
* Nguyên nhân:
- Thiếu dầu bôi trơn;
20


- Các bánh răng bị mòn không đều, khe hở giữa các cặp bánh răng quá lớn;
- Trục và các then hoa mòn;
- Các ổ bi mòn, hỏng;
- Điều chỉnh độ rơ không đúng.
+ Khi làm việc cầu bị nóng.
* Nguyên nhân:
- Do thiếu dầu bôi trơn;
- Các chi tiết lắp ráp không có độ rơ;
- Khe hở ăn khớp giữa các cặp bánh răng quá nhỏ.
+ Vỏ cầu.
*Hư hỏng và nguyên nhân.
- Hư hỏng:
+ Vỏ cầu nứt, vỡ;
+ Các lỗ ren bị hỏng;
+ Lỗ lắp mặt bích bị mòn.
- Nguyên nhân:
Do va đập mạnh hoặc tháo lắp không đúng yêu cầu kỹ thuật.
* Phương pháp kiểm tra và sửa chữa:
- Dùng phương pháp quan sát để phát hiện những vết nứt, vỡ trờn hoặc cháy ren. Nếu
phát hiện thấy nứt vỡ ta hàn đắp rối gia công lại, hoặc dùng phương pháp cấy chốt, táp vá

. Nếu trờn, cháy ren ta tarô ren lại hoặc khoan rộng rồi tarô ren mới.
+ Bánh răng, trục, vòng bi, gioăng, phớt và bulông.
* Hư hỏng và nguyên nhân.
- Hư hỏng:
+ Các bánh răng bị mòn, rỗ hoặc vỡ;
+ Các vòng bi bị mòn, cháy hoặc hỏng.
+ Trục mòn;
+ Phớt mòn, chai cứng, rách;
+ Bu lông trờn ren hoặc cháy;
+ Căn đệm mòn, hỏng.
21


- Nguyên nhân:
Do sử dụng lâu ngày, thiếu dầu bôi trơn hoặc tháo lắp không đúng yêu cầu kỹ thuật.
Biện pháp khắc phục sửa chữa :
- Dùng phương pháp quan sát để phát hiện những hư hỏng như: Nứt, cháy, rỗ, trờn ren và
chai cứng. Nếu mòn còn nằm trong giới hạn tiêu chuẩn thì dùng lại, còn nếu mòn nhiều,
nứt, vỡ thì hàn đắp rồi gia công lại hoặc có thể thay thế mới.
- Dùng panme, thước cặp để kiểm tra độ mòn. Nếu các chi tiết mòn nhiều thì ta dùng
phương pháp phun, mạ sau đó gia công lại kích thước ban đầu.
- Dùng dưỡng để kiểm tra bánh răng và rãnh then hoa, nếu sứt mẻ thì hàn đắp rối gia
công lại. hoặc dùng phương pháp thêm một phần chi tiết.
- Dùng dây nhựa, chì hoặc căn lá để kiểm tra khe hở ăn khớp của các bánh răng, nếu
không đúng thì ta điều chỉnh lại.
3.1.2.5.Vi sai :
+Hiện tượng:
- Bộ vi sai phát ra tiếng kêu (xẩy ra khi quay vòng)
+ Nguyên nhân hư hỏng:
- Bánh răng hành tinh bị mòn phần lỗ và bề mặt;

- Bánh răng bán trục mòn phần then hoa;
- Đệm lưng mòn;
- Trục chữ thập mòn.
Biện pháp khắc phục sửa chữa :
- Dùng panme, kẹp chì để phát hiện độ mòn của bánh răng, trục, căn đệm….
+ Nếu lỗ của bánh răng hành tinh mòn ta doa rộng sau đó ép bạc mới, rồi gia công lại
kích thước ban đầu.
+ Đệm lưng của bánh răng hành tinh mòn thì thay mới.
+ Bánh răng và rãnh then hoa sửa chữa tương tự như các bánh răng khác.
+ Trục chữ thập mòn thì mạ Crôm sau đó gia công lại.
+ Lỗ bánh răng hành tinh bị mòn rộng thì doa rộng, ép bạc và doa lỗ bạc cho phù hợp với
cổ trục chữ thập.
+ Nếu đệm lưng mòn thì đo khe hở giữa bánh răng hành tinh và bánh răng bán trục sau
22


đó chọn bề dày đệm cho phù hợp. Đo khe hở của cặp bánh răng này bằng đồng hồ so.
Cách gá đồng hồ và kiểm tra tương tự như kiểm tra khe hở cặp bánh răng truyền lực
chính. Chú ý khi xoay bánh răng bán trục để kiểm tra cần ép chặt 1 bánh răng hành vào
vỏ hộp vi sai.
3.1.2.6.Bán trục :
Hư hỏng và nguyên nhân
+Hư hỏng:
- Bán trục bị cong, nứt, gẫy;
- Phần then hoa mòn, sứt mẻ;
- Mặt bích đảo.
+ Nguyên nhận:
Do làm việc lâu ngày, chịu tải lớn và đột ngột, va đập mạnh, bulông xiết không đều.
Biện pháp khắc phục sửa chữa :
Nếu quan sát thấy trục bị rạn nứt, ta có thể hàn lại hoặc thay mới.

- Kiểm tra độ cong của trục bằng cách đưa trục lên giá chữ V và dùng đồng hồ so để kiểm
tra. Nếu cong quá 0,1mm thì nắn lại trên máy thuỷ lực.
- Dùng dưỡng hoặc bánh răng bán trục để kiểm tra độ mòn của then hoa. Cho phép không
được quá 0,4mm. Nếu vượt quá thì đem mạ hoặc thay mới.
- Dùng đồng hồso kiểm tra độ đảo của mặt bích, cho phép không được quá
0,2 mm. Nếu vượt quá ta phải nắn lại.
- Kiểm tra điều chỉnh độ dịch dọc của bán trục thoát tải 1/2 , sau khi lắp xong bán trục,
mâm phanh vào cầu, ta dùng đồng hồ so tiếp xúc vào đầu bán trục, xe dịch bán trục nhìn
trị số trên đồng hồ, cho phép nằm trong tiêu chuẩn;
3.1.2.7.Cụm may ơ ,bánh xe, lốp :
+ Những hư hỏng,nguyên nhân :
-Mòn đều trên bề mặt tựa theo chu vi của lốp. Hiện tượng này thường gặp trên ô tô do
thời gian sử dụng nhiều, kèm theo đó là sự bong tróc các lớp xương mành của lốp. Đánh
giá sự hao mòn này bằng chiều sâu còn lại của các lớp hoa lốp bằng cao su trên mặt lốp.
Nếu có sự bong tróc các lớp xương mành sẽ dẫn tới thay đổi kích thước hình học của
bánh xe. Với lốp dùng cho xe tải có chiều sâu tối thiểu còn lại của lớp hoa lốp phải 2mm,
với ô tô con phải là 1mm.

23


-Dơ lỏng các chi tiết : Các liên kết của khu vực bánh xe gồm: liên kết bánh xe với moay
ơ, liên kết bánh xe với khung, hư hỏng các liên kết có thể chia thành hai dạng: do bị tự
nối lỏng, bị mòn các mối ghép.
Liên kết bánh xe với moay ơ thường do ốc bánh xe bị lỏng, ổ bi bánh xe bị mòn. Hậu quả
của nó là bánh xe khi chuyển động bị đảo, lắc, kèm theo tiếng ồn. Nếu bánh xe ở cầu dẫn
hướng thì làm tăng độ rơ vành lái, việc điều khiển bánh xe dẫn hướng không chính xác.
Ngoài ra tiếng ồn còn chịu ảnh hưởng của độ rơ của bạc và trục trụ đứng.
Liên kết cụm bánh xe với khung gồm các liên kết của: trụ đứng với trục bánh xe dẫn
hướng, các khớp cầu (rôtuyn) trong hệ thống treo động lập. Khi các liên kết bị hư hỏng sẽ

dẫn tới: sai lệch vị trí bố trí bánh xe, đặc biệt trên bánh xe dẫn hướng, gây nên mài mòn
lốp nhanh, đồng thời làm phát sinh tiếng ồn và rung ở khu vực gầm sàn xe, khi xe chuyển
động trên đường xấu.
Biện pháp khắc phục sửa chữa :
-Kiểm tra thường xuyên áp suất lốp,mỡ may ơ bảo dưỡng đủ điều kiện cho xe an toàn
- Các rạn nứt bên ngoài trong sử dụng do các nguyên nhân đột xuất gây nên như: va chạm
mạnh trên nền cứng, lão hóa vật liệu khi chịu áp lực gia tăng đột biến, lốp sử dụng trong
tình trạng thiếu áp suất…
Có thể nhận thấy các vết rạn nứt hình thành trên bề mặt khu vực có vân lốp và ở mặt bên
của bề mặt lốp. Các rạn nứt trong sử dụng không cho phép, do vậy cần thường xuyên
kiểm tra.
3.1.3.Điện :
3.1.3.1.Ắc quy :
Dạng sự cố
Nguyên nhân
Mức chất điện - Ắc-quy bị sạc quá

Cách khắc phục
Châm thêm nước cất và điều

dịch thấp hơn mức (over charged);

chỉnh mức điện dịch trong ắc

mức “lower

- Châm chất điện dịch

quy đều cho các ngăn, sau đó


level”

không đủ;

kiểm tra lại bộ sạc và sạc lại
24


Tỷ trọng chất
điện dịch thấp
hơn tiêu chuẩn
(đều ở các
ngăn)

- Ắc-quy bị ngã, đổ.
- Ắc-quy bị phóng quá
mức (over discharged);
- Bộ sạc nạp không đủ
cho ắc-quy;
- Hệ thống điện trên xe
bị rò điện.

hơn tiêu chuẩn
(đều ở các

chuẩn ở một
hay một số

cần), sau đó sạc lại cho ắc quy
với cường độ và thời gian phù

hợp.

Có thể chất điện dịch bị tiêu chuẩn quy định và canh
nhiễm tạp chất

chỉnh lại mức điện dịch, kiểm
tra lại điện áp ắc quy và sạc
lại nếu cần.

Tỷ trọng chất
thấp hơn tiêu

chỉnh mức điện dịch (nếu

sunphuaric) có tỷ trọng theo

ngăn)

điện dịch quá

Châm thêm nước cất và điều

Thay chất điện dịch khác (axit

Tỷ trọng chất
điện dịch cao

nếu ắc quy yếu điện.

Điều chỉnh lại mức điện dịch

Có thể ắc quy đã bị

và sạc lại, nếu điện áp và tỷ

chạm bên trong ở ngăn trọng vẩn thấp thì ắc quy này
có tỷ trọng quá thấp

đã bị chạm bên trong không
sử dụng được.

ngăn
- Nhiệt độ chất điện

dịch tăng cao do sạc quá Ngừng nạp ắc quy (nếu đang
Vỏ bình ắc

mức (over charged);

nạp), chờ cho nhiệt độ chất

quy bị biến

- Nhiệt độ môi trường

điện dịch giảm xuống sau đó

dạng (bị phù) xung quanh ắc quy cao nạp lại. Luôn giử nhiệt độ
do bức xạ nhiệt từ động chất điện dịch < 45oC.
cơ…
Cực ắc quy bị - Kẹp dây điện kết nối

ăn mòn

- Tháo kẹp, lau chùi cực ắc

với cực ắc quy xiết quá quy và xiết lại kẹp dây điện.
chặt;

- Điều chỉnh lại mức điện dịch
25


×